Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Saturday, September 18, 2010

DLHTN-VẠCH TRẦN MỘT ÂM MƯU TẠC TƯỢNG


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Ngày 1-9-2010, Tổng Giáo Phận Sài Gòn rầm rộ mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình. Buổi lễ tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ TGP do HY Phạm Minh Mẫn chủ tọa và giám mục phụ tá Nguyễn Văn Khảm giảng thuyết. Ngoài phía Giáo Hội, sự có mặt trong buổi lễ của tất cả các quan chức đầu ngành tại Saigon nói lên tính cách đặc biệt của biến cố. Hơn thế nữa, sự long trọng của buổi lễ còn được ghi nhận từ một khía cạnh khác, đó là những vòng hoa đẹp mắt dựng hai bên bàn thờ, tất cả đều do những tên đầu sỏ VGCS từ Hànội như Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng gởi vô chúc mừng Happy Birthday người chết.

Ngoài buổi lễ có tính cách tôn giáo, người ta còn tổ chức buổi tọa đàm có tên: Chân Dung Một Vị Mục Tử, với mục đích làm sống lại tên tuổi của TGM Nguyễn Văn Bình. Buổi tọa đàm do ngài giám mục tiến sĩ thần học giải phóng Nguyễn Thái Hợp lặn lội từ giáo phận Vinh vào để tổ chức. Thành phần tham dự cũng gồm đủ mặt bá quan văn võ đạo đời phe ta cả.

Sự việc TGP Saigon tưởng niệm một vị lãnh đạo đã quá cố là một việc làm rất bình thường, và đáng khen. Nhưng nhìn vào những sự việc diễn ra, người bàng quan và vô tư nhất cũng không thể không nẩy sinh thắc mắc trong đầu. Trước hết là về vấn đề nhân sự. Những thành phần đứng ra tổ chức và tham dự buổi lễ tưởng niệm cũng như hội thảo đều là “phe ta” cả. Một biến cố của cả tổng giáo phận, thế nhưng người ta chỉ thấy hiện diện ban lãnh đạo giáo phận Saigon là HY Phạm Minh Mẫn, GM phụ tá Nguyễn Văn Khảm, cùng với các Lm Huỳng công Minh, Thiện Cẩm, Phan Khắc Từ v.v. Còn có mặt cả giám mục thần học giải phóng Nguyễn Thái Hợp từ GP Vinh vô. Có phải biến cố này chỉ giới hạn trong nội bộ nhóm xưa nay được mệnh danh là phe quốc doanh không? Người ta thấy hoàn toàn vắng bóng đại diện của các giáo phận khác thuộc TGP Saigon như Xuân Lộc, Phú Cường, Mỹ Tho v.v. Không biết họ không được mời, hay được mời mà không đến? Tính cách quốc doanh của biến cố còn được chứng minh qua sự hiện hiện đông đủ của mọi cấp thẩm quyền của thành phố, và những bó hoa của bọn cầm quyền tại trung ương. Sự thể khác thường này làm người ta nhớ lại, TGM Nguyễn Văn Bình chết đã được đảng và nhà nước VGCS ưu ái làm lễ quốc táng. Sự ưu ái quá ư đặc biệt này nói lên điều gì nếu không phải là ngài TGM là người có công rất lớn đối với chế độ? Từ lý thuyết đến thực hành, Thiên Chúa Giáo và cộng sản vô thần là hai thực tại đối nghịch loại trừ nhau.

Thực tế và lịch sử đã chứng minh, Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức tôn giáo bị VGCS đàn áp thẳng tay và tàn bạo nhất tại VN. Một vị TGM có công với CS thì khó lòng có công với Giáo Hội được. Đó là lý lẽ của Phúc Âm. Chúa dậy: Không ai có thể làm tôi hai chủ được, bởi vì được lòng chủ này thì sẽ mất lòng chủ kia. Một vị lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội được CS coi là có công là một sự kiện rất khác thường.

Nếu có ai thắc mắc muốn biết cái công trạng của cố TGM Bình là công trạng gì, thì câu trả lời không cần tìm ở đâu xa, nó nằm ngay trong bài thuyết giảng trong thánh lễ của GM Nguyễn Văn Khảm: ý nghĩa của việc tưởng niệm, không chỉ là hoài niệm quá khứ nhưng còn là làm cho ký ức về cố TGM Nguyễn Văn Bình trở thành sống động trong hiện tại và để tinh thần của ngài tác động tới tương lai. Có thể diễn nghĩa lời của giám mục Khảm như thế này là ngài muốn đưa ra một học thuyết giáo dục gọi là “Tinh Thần Nguyễn Văn Bình” cho các tín hữu: để tinh thần của ngài (TGM Bình) tác động tới tương lai. Đạo Công Giáo tôn phong các vị thánh mục đích chính thường là để nêu gương đạo đức thánh thiện của các vị cho giáo dân noi theo và bắt chước. Ngụ ý rõ ràng của ĐC Nguyễn Văn Khảm là ngài có ý định đẽo gọt và sơn phết hình tượng cố TGM Nguyễn Văn Bình thành mô phạm cho giáo dân VN chiêm ngưỡng, học hỏi và noi theo. Cái đó gọi là Tinh Thần Nguyễn Văn Bình.

Đến đây thì câu hỏi phải đặt ra là “Tinh Thần Nguyễn Văn Bình” là tinh thần gì? Kẻ viết bài này xin được trả lời ngay, khỏi cần phải suy nghĩ. Đó là một tinh thần bạc nhược, rất bạc nhược.

Là một tin hữu, người viết vẫn còn biết sợ tội nên nói thật lòng: không dám khinh mạn hoặc phạm thượng đối với các đấng bề trên trong Giáo Hội. Ngay trong lễ tưởng niệm và trong cuộc tọa đàm, kể cả bài thuyết giảng của ĐC Nguyễn Văn Khảm, không một ai nêu lên được bất cứ một thành tích đáng kể nào của ĐC Bình lúc còn sinh thời, nhất là trong thời gian ngài giữ chức TGM Saigon, ngoài điểm chung nhất được nêu lên và đề cao, ngài là một con người có đức tính ôn nhu, hiền hòa. Ở đây chúng tôi xin bỏ ra ngoài chữ “Người Hiền” theo ý nghĩa Khổng Nho, bởi vì TGM Nguyễn Văn Bình không thể là một Người Hiền theo ý nghĩa đó. Chúng tôi không phủ nhận sự hiền hòa, một đức tính cao quí của người mục tử Nguyễn Văn Bình. Nhưng đức tính hiền hòa của ngài đã trở thành nhu nhược và thậm chí bạc nhược trong suốt thời kỳ đất nước và Giáo Hội phải trải qua bao cơn sóng gió từ 30-4-75 cho đến ngày ngài qua đời. Xin nêu ra một số dữ kiện quan trọng xẩy ra cho Giáo Hội liên quan đến trách nhiệm chủ chăn mà với tư cách lãnh đạo, ĐC Bình không thể im lặng làm ngơ để dĩ hòa vi quí được với bất cứ lý do gì. Xin chỉ nói những chuyện trong phạm vi Giáo Hội Công Giáo mà thôi.

- Sau 30-4-75, một số linh mục CS nằm vùng cùng với bọn “cách mạng giờ thứ 25” và đám trí thức công giáo cấp tiến xuống đường biểu tình đòi trục xuất đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại VN. Bọn này đồng thời không chấp nhận ĐC Nguyễn Văn Thuận làm TGM Phó với quyền kế vị tại TGP Saigon và còn yêu cầu VGCS xử tội Ngài nữa. Xét cho cặn kẽ, ĐC Nguyễn Văn Thuận chẳng có tội gì ngoài cái tội duy nhất ngài là cháu ngoại của cố TT Ngô Đình Diệm. VGCS vin vào cái tội đó để đòi nợ máu ngài. Sự thật là vậy, thế nhưng ĐC Bình ngoảnh mặt làm ngơ để cho ĐC Thuận bị các linh mục dưới quyền ĐC Bình nhục mạ và để VGCS cấm cố ngài.

- Trước các sự việc trên, với trách nhiệm của một bề trên, TGM Nguyễn Văn Bình im thin thít. Trong khi xẩy ra vụ nhà thờ Vinh Sơn trên đường Trần Quốc Toản thì ngài lại mau mắn lên đài phát thanh Saigon thay mặt cho Giáo Hội để nhận tội và hứa sẽ không để xẩy ra những vụ tương tự nữa. Chắc chắn ngày đó không có ai ngoài TGM Nguyễn Văn Bình tin rằng trong nhà thờ của cha Minh, chánh xứ nhà thờ Vinh Sơn có súng, có lựu đạn, và có cả đồ lót của phụ nữ? Những thứ này có đủ khả năng để chống lại CS lúc đó sao?

- Đức TGM Nguyễn Kim Điềm chết một cách rất mờ ám ngay tại Saigon trong địa hạt của TGP Saigon. ĐC Bình không thể không biết điều đó. Điều cần và có thể làm cho một người anh em của mình bị bức tử là ĐC Bình cần phải lên tiếng yêu cầu khám nghiệm để tìm ra nguyên nhân cái chết của ĐC Điền. Nhưng ĐC Bình giữ im lặng và nghe đâu ngài còn không dám công khai dâng thánh lễ cầu nguyện cho ĐC Điền.

- Bọn tứ nhân bang nằm vùng: Minh, Cần, Từ, Bích, chúng công khai tự nhận là đảng viên CS, được đảng CS rèn luyện và sử dụng làm nội tuyến để lũng đoạn Giáo Hội. Bọn này ngang nhiên vi phạm luật Giáo Hội cấm hoạt động chính trị đảng phái, mà lại là đảng CS vô thần. ĐC Bình biết rõ sự việc hơn ai hết. Thế mà tại sao ngài lại đưa Huỳnh Công Minh lên làm tổng đại diện với quyền sinh sát trong giáo phận, và Phan Khắc Từ làm cố vấn cho ngài?

- Các linh mục thuộc TGP Saigon làm tuyên úy trong QLVNCH sau 30-4 phải đi tù. Quí vị này đều do tòa TGM Saigon chỉ định chứ không phải tình nguyện. Đức cha Bình đã không dám đứng ra lãnh trách nhiệm của một người ra lệnh. Hơn thế nữa, trong suốt thời gian ở tù ,các tuyên úy cũng không hề được một lời hỏi thăm của TGM Nguyễn Văn Bình. Trong khi đó tòa TGM Hànội lại thỉnh thoảng gởi quà tiếp tế cho một số vị mà đức Hồng Y Trịnh Văn Căn biết đến. Khi các tuyên úy cải tạo trở về, các ngài sống lêu bêu, không giáo xứ nào dám chứa chấp các ngài, và dĩ nhiên các ngài không được thi hành sứ vụ linh mục của mình. TGM Nguyễn Văn Bình không lên tiếng can thiệp, cũng chẳng có biện pháp nào giúp đỡ các ngài.

- Tên Lm CS nằm vùng Phan Khắc Từ tự nhận sản xuất lựu đạn Molotov trong nhà thờ Vườn Xoài để chống Mỹ trên đường phố. Hắn có vợ, có con nhưng vẫn coi xứ và làm các phép bí tích thánh cho giáo dân. ĐC Bình có nghĩ đó là tội không? Trên cương vị của một giám mục bề trên, ngài có nghĩ rằng buông thả cho một linh mục phạm thánh công khai và trường kỳ như thế thì chính ngài cũng mang trách nhiệm không?

Còn rất nhiều nhưng xin miễn nêu hết sợ dài dòng quá. Như vậy thì nên hiểu thế nào về TGM Nguyễn Văn Bình qua những sự kiện nêu trên? Ngài là một vị chủ chăn hiền hòa hay một cái gì khác? Ai nói các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội VN như ĐC Nguyễn Kim Điền, ĐC Ngô Quang Kiệt không phải là những con người hiền hòa và đạo đức. ĐC Nguyễn Văn Bình là một con người hiền hòa nhưng không cương quyết như đức TGM Nguyễn Kim Điền, và thiếu cả can đảm như ĐC Ngô Quang Kiệt. Tính tình hiền hòa đi đôi với sự nhát sợ quá đáng (cái gì cũng sợ) nên TGM Nguyễn Văn Bình trở thành con người nhu nhược, và cuối cùng là bạc nhược. Tinh thần Nguyễn Văn Bình quả là một tinh thần bạc nhược, bạc nhược đến độ nhìn thấy Phan Khắc Từ phạm thánh công khai mà vì sợ CS nên không dám sửa phạt. Ngài sợ CS hơn sợ Thiên Chúa. Tính cả sợ này không phải người ta gán cho ngài nhưng là do chính ngài lúc sắp chết đã từ miệng thú nhận: Cho đến bây giờ tôi vẫn hãy còn sợ CS.

Nếu cần phải nêu lên làm mẫu mực cho giáo dân noi theo, hàng lãnh đạo cao cấp Giáo Hội VN không thiếu những tấm gương sáng chói: tài giỏi và nặng tình với văn học VN: đức cố GM Hồ Ngọc Cẩn, gương kiên cường bất khuất: đức TGM Nguyễn Kim Điền, gương nhẫn nhục chịu đựng: các đức HY Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng, gương can đảm và bao dung: đức TGM Ngô Quang Kiệt v.v. Thế nhưng đám quốc doanh lại đem cố TGM Nguyễn Văn Bình ra để làm gương soi cho giáo dân. Đây là một mưu đồ vô cùng thâm độc chứ chẳng phải hành vi lương thiện, nhất là việc này lại xẩy ra trước ngày Đại Hội Dân Chúa vào tháng 11 tới. Người công giáo cần phải nhận ra và đề phòng. Việc làm này dĩ nhiên rất vừa ý bọn VGCS. Nhìn vào sự tham dự tận tình của các chức sắc VGCS trong buổi lễ tưởng niệm là thấy ngay rồi. Nhân sự đứng ra tổ chức lại càng rõ rệt hơn, toàn là các bộ mặt quốc doanh cốt cán: HY Phạm Minh Mẫn, một thói đời bội bạc xưa nay, GM Nguyễn Văn Khảm, đứa con cưng của Lm đảng viên Huỳnh Công Minh, GM Nguyễn Thái Hợp, nhà thần học giải phóng với nhiều tham vọng. Nếu không có Lm đảng viên Huỳnh Công Minh thì GM Nguyễn Văn Khảm vẫn còn là một ông cha xứ quèn ở Xóm Mới. Nhờ có chút tài múa mép, Lm Khảm được Lm đảng viên tổng đại diện đưa về nhà thờ chính tòa Saigon một thời gian, cho đi du học, rồi cất nhắc lên làm giám mục phụ tá. Con đường công danh của GM Khảm chắc còn nhiều hứa hẹn. Người ta không hiểu sao ĐC Cao Đình Thuyên lại đề bạt Lm Nguyễn Thái Hợp lên làm giám mục giáo phận Vinh. ĐC Cao Đình Thuyên là vị mục tử vừa đạo đức lại vừa kiên cường bất khuất. Rõ ràng giữa ngài và vị tân giám mục được ngài đề cử, lập trường đối chọi nhau như nước với lửa. Khi còn du học và làm việc tại Nam Mỹ, Lm Nguyễn Thái Hợp chủ trương đấu tranh giai cấp theo lý thuyết thần học giải phóng để chống lại các chế độ độc tài tại đó hầu đem lại công bình và công lý cho xã hội. Bây giờ làm giám mục tại VN, ngài lại chủ trương đối thoại với VGCS. Có phải đấu tranh giai cấp là phương pháp cướp chính quyền của CS nên ngài không dám lấy gậy ông để đập lưng ông? Hay ngài cho rằng dưới chế độ CS hiện nay, VN đã có đầy đủ công bình và công lý rồi nên không cần phải đấu tranh nữa?

Phe quốc doanh trong Giáo Hội dựng dậy pho tượng thần hiền hòa, ra công sơn phết lại cho sắc sảo rồi đem ra trưng bầy, chẳng khác gì bọn VGCS dựng dậy cái xác thối Hồ Chí Minh, bắt người dân học tập đạo đức của nó. Đạo đức của Hồ là gì thì cả nước đều biết cả. Một con người lưu manh, phản phúc, dâm đãng khét tiếng, hơn nữa lại là tên bán nước số một thì làm gì còn có đạo đức, nói chi đến chuyện nêu gương cho người khác. Những người con gái trong động điếm thường nêu ra đủ mọi lý do rất cao cả để biện minh cho việc bán thân của mình. Với những lý do đó họ vẫn tự cho mình là có đạo đức. Hồ Chí Minh cũng như những cô gái điếm, lá bùa giải phóng dân tộc của hắn chỉ là thứ đạo đức nhà thổ. Có một điểm khác biệt là phần đông các cô gái điếm sa vào hoàn cảnh chỉ vì bắt buộc, còn việc làm của Hồ là do hắn tự nguyện.

Người giáo dân VN cũng như những công dân khác, phải học tập thứ đạo đức nhà thổ của Hồ tặc, lại còn phải học tập cái tinh thần bạc nhược mà bọn chủ chăn quốc doanh đang cố công tạc tượng. Đúng là một cổ đôi tròng. Dựng dậy cái tinh thần bạc nhược của cố TGM Nguyễn Văn Bình chẳng đem lại lợi ích gì cho Giáo Hội. Nó vừa thiếu thực tế, lại vừa vô ích, bởi vì bọn quốc doanh nói bây giờ chẳng ai nghe. Thế nhưng đối với VGCS, phần nào chúng vẫn tin tưởng vào mưu đồ của chúng. Thực ra cũng dễ hiểu thôi, người ta nói “chết đuối bám lấy bọt”. Chế độ VGCS đang chơi vơi giừa đại dương thì vớ được cái gì mà chúng không cố bám. Dù bám vào tên tuổi một vị giám mục công giáo để được sống còn chúng cũng vẫn bám. Có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng, nếu không có các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Lý Loan, Cồn Dầu v.v. thì bọn Việt gian bán nước đã không cần thiết phải dùng đến Tinh Thần Nguyễn Văn Bình làm bình phong. Tuy là hạ sách thật, nhưng chúng hy vọng sẽ làm hạ hỏa được sức chống đối của giáo dân khắp nơi trong và ngoài nước đang dâng cao.

Thế nhưng bè lũ VGCS đã lầm. Mưa phùn không dập tắt được cháy rừng, thì tinh thần bạc nhược cũng không bôi xóa được chính nghĩa. Và bọn quốc doanh lại càng sai lầm hơn. Cực đoan trong việc bảo vệ công bình không phải là tội lỗi, và trung dung theo đuổi công lý càng không phải là nhân đức. Đừng có ngụy biện để lừa gạt. Người công giáo VN ngày nay không còn như người công giáo ngày xưa nữa. Họ vâng lời cho công bình và lẽ phải, chứ không cúi đầu vâng phục trước cường quyền như những tên quốc doanh. Hãy để cho đức cố Tổng Giám Mục an nghỉ. Đừng bắt ngài phải làm bình phong cho các người núp nữa. Tội nghiệp ngài.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------