Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, October 23, 2009

Tàu-Vạn Lý Trường Thành-Tử Cấm Thành- (Sơ đồ kiến trúc của Việt Nam)

Vào thế kỷ 21 người ta phát giác ra những công trình xây cất vĩ đại của Trung Hoa dều do chất xám Việt Nam, IQ của Việt Nam đóng góp. Mấy chú Ba Hán tộc là giống dân luôn luôn ăn cắp, chôm chĩa tài sản của Việt Nam, từ vùng dất Lưỡng Quảng, đến Ải Nam Quan, Hoàng Sa, Trường Sa,... Chợ Lớn, nay dến Tử Cấm Thành do người Việt Nam Nguyễn An là một kiến trúc sư, rồi sơ đồ Vạn Lý Trường Thành, một kỳ quan thế giới cũng do kiến trúc sư người Việt Nam khác, Trần Tích phác họa ra phần quan trọng mà nhà Tần cho xây dựng theo bản vẽ kiểu từ người Việt. Tóm lại không có người Việt, Trung Hoa không có gì cả. VHLA.
oOo
Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ đông sang tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non, có nơi cao hơn 1.000 mét và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Hoa.
Vào thửơ ban đầu trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nước nhỏ đã độc lập xây dựng các tường thành ở phương bắc nhằm tránh giặc Hung nô tràn xuống. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì ông cũng đã liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn lý trường thành. Thực tế thì Vạn lý trường thành được hoàn thành là vào đời nhà Minh. Trong triều đại này, ngoài việc bảo quản 5.000 km tường đã xây trước đó, người ta đã xây thêm 1.000 km tường thành và nâng cấp Vạn lý trường thành 18 lần. Ngày nay phần lớn những gì du khách có thể thấy được là phần tường thành do nhà Minh xây dựng. Tường thành có độ cao trung bình là 8 mét, độ rộng trung bình ở phần đáy là 6,5 mét, còn phần thành lũy đi lại được là 5,7 mét. Do được xây dựng trong nhiều đời kéo dài trong suốt hơn 2.000 năm lại đi qua những vùng địa lý khác nhau nên vật liệu xây Vạn lý trường thành cũng thay đổi theo nhu cầu sẵn có. Thế nên con rồng 6.700 Km không đồng bộ.
Theo chuyện cổ sử thì Tần Thủy Hoàng nằm mơ thấy rợ Hung nô vượt biên giới qua xâm lăng đất Tần. Giật mình khi tỉnh dậy ông ra lệnh cho quân dân đắp Vạn lý trường thành để ngăn chặn sự xâm lấn của Quân Hung Nô. Thật ra, nhiều đọan trường thành đã được các nước Yên, Triệu, Ngụy xây cất từ thời trước, nhưng ông là người nối lại, kéo dài, củng cố thêm để thành một thành duy nhất dài mấy ngàn cây số.
Trong thời nhà Tần, khi vũ khí còn thô sơ, vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, sỏi và lúc này các pháo đài cũng chưa được bố trí. Đến thời Hán, đất và sỏi vẫn là vật liệu chính. Người ta sử dụng một khuôn gỗ hình viên gạch,lót lau liễu đỏ vào bên trong rồi cho vào hỗn hợp đất, sỏi nhuyễn. Khi hỗn hợp này khô, người ta lấy nó ra khỏi khuôn, tạo thành từng viên gạch. Gạch, ngói và vôi chỉ xuất hiện vào giữa đời Minh, nhưng cũng hạn chế. Với lợi thế lý tính cộng với việc vũ khí sức công phá mạnh ra đời, gạch dần dần trở thành thành phần chính của Vạn lý trường thành. Vào thời này người ta đã nung ra những viên gạch có kích thước và hình dáng khác nhau để cho ăn khớp vào các vị trí, hình thể đặc biệt. Những đài canh được đặt dọc theo Vạn lý trường thành Các trạm để trữ thực phẩm và là doanh trại dọc theo Vạn lý trường thành. Các công trình này chủ yếu được xây dựng trong thời nhà Minh. Ngoài ra ở những nơi hiểm yếu người ta còn dùng đá cắt hình tam giác để xây phần móng và các lối ra vào xuyên qua thành. Dọc theo Vạn lý trường thành là những đồn canh với nhiệm vụ thông báo khi thấy có quân địch. Theo quy định, một cột khói có nghĩa là quân địch ít hơn 500 lính, 2 cụm khói là quân địch ít hơn 3.000 lính. Cứ thế đồn này truyền đồn kia báo về trung tâm. Để hoàn thành được một công trình vĩ đại như vậy, đã tiêu hao hàng trăm ngàn người bỏ mạng nơi đây. Trong thời Tần, để nối liền các bức tường riêng rẽ, 300.000 lính đã phải lao động cật lực trong vòng 10 năm. Kế tiếp công trình để xây cất thêm 450 km tường thành, công tác huy động đến 1,8 triệu nhân công đã được sử dụng.
Vạn Lý Trường Thành nằm trong không gian hùng vĩ như một Đại Long khúc khuỷu xẻ ngang núi rừng Trung Quốc để tạo thành một kỳ quan của thế giớị Điều ngạc nhiên cho những học giả, những sử gia thế giới thì người giúp vua Tần xây dựng dự án độ sộ, vĩ đại này là nhà xây cất Trần Tích, gốc người Việt sinh sống tại Quảng Tây. Thời bấy giờ, theo nhà biên khảo Nguyễn Quý Định, Trần Tích là chuyên viên phác họa nhiều đồ án xây lăng miếu, đền đài tại Vân Nam và Quảng Tâỵ Ông bị đưa vào đội quân xây dựng Đại Long Trường Thành này.
Chuyện còn kể rằng, có nàng Lưu Thanh vượt mười ngàn dặm thăm chồng Trần Tích đang bị bắt xây trường thành. Truy tìm tông tích nàng được biết chồng đã chết vì thời tiết khắc nghiệt giá rét, mặc dù chiến lủy Vạn Lý đã xong sừng sửng giữa thiên nhiên bao la. Thơ để lại rằng:
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
Bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường mang ẩn ý người ra đi vì chiến quốc hay kiến quốc đều có mộtlần ra di miên viễn. Trường phái Biên tái rất nổi tiếng thời Thịnh Đường qua các tác giả Lý Bạch, Đỗ Phủ, Đỗ Mục,... chuyên viết về chinh chiến, quan ải, hay chia ly. Hồi đó, trường thành được coi là biên giới ngăn chận giữa người Hán và rợ Hung Nô . Đi chinh chiến tức là vượt trường thành đi đánh giặc. Đại Long Trường thành đã chứng kiến bao nhiêu người đã ra đi mà chẳng trở về ? Người ta phỏng định 10 năm đầu của công tác xây công trình vĩ đại như ước muốn của vua Tần đã khiến 300.000 nhân mạng gục ngã vì lao động và đói rét. Trong số nhân lực đó nhiều người thuộc Việt tộc, có Trần Tích mà sách sử Trung Hoa dấu nhẹm nỗi đau của lịch sử, một tham vọng của Hoa triều.
Vạn Lý Trường Thành
(Sơ đồ kiến trúc của Việt Nam)
Image for myheartmoscow.wordpress.com
Image for myheartmoscow.wordpress.com
Image for myheartmoscow.wordpress.com



Kiến trúc sư xây Tử Cấm Thành ở Bắc Kính là người Việt Nam.

Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm.

Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám.

Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay:

“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.

“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.

“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”


Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam…”
Tử Cấm Thành (sơ đồ kiến trúc của Việt Nam)
PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ
CẤM THÀNH BẮC KINH
October 14, 2009 ·

Xin giới thiệu một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

TRẺ VIỆT ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH

Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Mọi người có thể download và xem thoải mái trên YouTube hoặc vào trang nhà www.vnlibraryonline .com (trong phần Phim-Hình, chọn “Phim Video” để xem).

Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm.

Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám.

Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay:

“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.

“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.

“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn…”

Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.

Gần đây, Trung Cộng được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt. Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TC đã được ví von là ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.

Tại các nước láng giềng, TC càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử và chư hầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Mối bang giao “hữu hảo” giữa TC và VC ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.

VĨNH THUẬN


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------