Vòng tròn, dài 121m, được phát hiện trên một một cánh đồng lúa mạch ở Yatesbury gần Devizes.
Một trong những vòng tròn bí ẩn xuất hiện ở Wiltshire, Anh.
Một sĩ quan cảnh sát Anh nói rằng ông nhìn thấy ba người ngoài hành tinh trên cánh đồng.
Người này cho biết nhìn thấy một vật thể có mái tóc màu vàng và mặc áo khoác màu trắng đang kiểm tra một vòng tròn bí ẩn mới được tạo ra trên cánh đồng ở Wiltshire.
Khi tiến lại gần, ông nghe thấy tiếng nhiễu sóng và ba vật thể cao hơn 1m80 chạy "nhanh hơn bất kỳ người bình thường nào", Daily Telegraph dẫn lời ông cho biết hôm qua.
Chuyên gia về các vòng tròn bí ẩn Andrew Russell cho biết ông tin lời viên sĩ quan kia. "Lúc đầu anh ấy nghĩ đó là các nhân viên pháp y bởi họ mặc áo khoác màu trắng. Họ đều cao hơn 1m80 và tóc vàng. Có vẻ họ đang xem xét gì đó trên cánh đồng", Russell nói.
Thử đọc những huyền bí trên Quốc ấn Mỹ
để tìm một nhân sinh quan mới về thế giới
Cho đến hôm nay, nước Mỹ là một nước tiến bộ nhứt về khoa học. Nước Mỹ là một nước thặng dư về vật chất. Nhưng nước Mỹ cũng là một nước, nơi đây sắc dân sống theo huyền bí lại chiếm hàng đầu thế giới. Khách bàng quan nhìn nước Mỹ như một quốc gia tràn đầy sức sống, vì nơi đây công ăn việc làm dễ tìm hơn, đồng lương cao hơn nếu đem so sánh với số đông các nước chậm tiến nghèo đói khác. Người ngoại quốc tìm đến Hoa Kỳ, trong suốt cả hai thế kỷ 19 và 20, phần đông không ngoài mục đích tìm cách sinh sống. Thói đời thì bất cứ một hạnh phúc nào cũng phải trả một cái giá. Vì vậy một số đông người đến định cư rất dễ bị lợi dụng bởi những tổ chức có một mục đích riêng thâu nạp, và càng về lâu họ đã trở thành một tín đồ có khi cuồng tín. Cho nên, chúng ta không lấy làm lạ Hoa Kỳ hôm nay là một nước có nhiều cụm tôn giáo huyền bí (sectes). Dường như dân tộc Hợp chủng quốc phần đông xem tôn giáo huyền bí đó như là tục lệ, không cần phải thắc mắc, vì nơi đây đã được giáo huấn và liên tục hướng dẫn bởi nhiều nhà thông thái trên thế giới kể từ thời vừa lập quốc. Để chứng minh điều nầy, chúng ta chỉ cần nhìn vào quốc ấn (Sceau de la nation) cũng là quốc hiệu (Armoiries de la nation) Hoa Kỳ, và nhất là những hình vẽ in trên tờ ‘one dollar’ thì đủ rõ.
Thật vậy, trên tờ dollar ‘một đồng’ (one dollar) ấn hành đầu tiên tại Mỹ, một mặt ghi con số giá trị tờ giấy, số hiệu, loạt in tờ giấy, ảnh ông George Washington, chữ ký thống đốc ngân hàng, chữ ký bộ trưởng tài chính và lời bảo đảm chính thức của quốc gia ấn hành trong việc trao đổi mọi ngân khoản công và tư. Mọi người dùng đồng dollar Mỹ để tiêu thụ đều hiểu thông suốt và mạch lạc một cách dễ dàng. Nhưng khi nhìn qua mặt phía sau của tờ dollar, ngoài những hàng chữ “The United States Of America” (Liên Bang Mỹ quốc), hàng tiếp dưới là “In God We Trust” (Chúng tôi đặt mọi niềm tin vào Thượng đế), đến chữ “ONE” (Một) nối liền với hai hình vẽ: bên trái là hình một kim tự tháp (pyramide) và bên mặt là hình Quốc ấn Mỹ (Grand Seau des Etats-Unis), người dùng đồng dollar rất ít ai hiểu nỗi những hình vẽ dụng ý nói gì? Vì đây là tập trung mọi huyền bí của một dân tộc đa chủng, kể từ thế kỷ thứ 18, ngay khi thành lập Hợp chủng quốc. Tác giả các hình vẽ nầy là các nhà đại triết gia, toán học, các tu sĩ tôn giáo (prêtres) hoặc các tiến sĩ về thần học của nhiều văn hóa Âu Á xa xưa đã đến đây trong thời kỳ các đế quốc Âu châu chinh phạt tiêu diệt lẫn nhau. Đây là một công trình văn hóa vĩ đại mà George Washington, vị tướng lãnh cũng là vị Tổng thống đầu tiên Hợp chủng quốc, đã thừa hưởng được và muốn để lại cho những người Mỹ hậu thế (trong đó có người gốc gác Việt Nam sau 1975) suy gẫm.
Khi nói về tượng hình chiếc kim tự tháp gồm có 4 cạnh tượng trưng cho 4 hướng Đông Tây Nam Bắc. Dưới chân kim tự tháp có hàng chữ “Novus Ordo Seclorum” (Một Trật tự mới Toàn cầu).. Ngay ở chóp đỉnh kim tự tháp là một con mắt thần Thượng đế bao quanh bởi hai chữ “Annuit Coeptis” (Thần đang mỉm cười trước công trình chúng ta). Phía sau kim tự tháp là một sa mạc hoang trống. Phía trước là một vùng đất rau cỏ xanh tươi.
Nhắc đến kim tự tháp, mọi người đều liên tưởng đến văn minh Ai Cập trên 7000 năm trước công nguyên. Những kim tự tháp đầu tiên là nguyên tác của một sắc dân sống dọc bờ sông Nil, dấu chỉ hình ảnh một cái cồn đất (colline), mang ý nghĩa sự thành hình một thế giới loài người do bàn tay Thần sắp đặt. Sau đó các đạo sĩ tôn giáo cho đắp cao thành tháp, tượng trưng sự thành hình vùng quốc gia nầy là do bàn tay Thần Tự nhiên của sông Nil gầy dựng lên. Các hoàng đế Ai Cập lúc bấy giờ cũng được xem như những vị do Thần tạo nên, vì vậy mà mồ mả nhà vua cũng được xây đắp theo hình kim tự tháp. Từ đây, chúng ta có thể nghĩ rằng trên đất Mỹ trước ngày thành lập Hợp chủng quốc đã có rất nhiều nhà thông thái, triết gia, đạo sĩ đến đây đã mang theo nhiều văn hóa cổ xưa của vùng châu thổ giữa hai con sông Euphrate-Tigre miền Ai Cập.
Phía sau kim tự tháp là sa mạc, tượng trưng cho sự đổ nát điêu tàn, nhờ kinh nghiệm qua nhiều thế kỷ một đế quốc Âu châu từng xây dựng trên sức mạnh, nên đã chìm đắm trong chiến tranh. Phía trước kim tự tháp là mảnh đất đầy cây cỏ xanh tươi, nói lên cảnh thanh bình an lạc. Những vị nầy từ bỏ quê hương đến đây không phải với mục đích lập nghiệp làm giàu, vì họ là thành phần thuộc giai cấp rất được trọng vọng của các vua chúa thời bấy giờ. Thực tế, họ là những khoa học gia, chiêm tinh gia, triết gia đến đây với hy vọng tạo lập một quốc gia xây dựng trên sự trao đổi lý luận của lẽ phải, của sự thật và của tiến bộ văn minh. Có lẽ cũng nhờ văn hóa nầy mà nước Mỹ, kể từ ngày thành hình Hợp chủng quốc, người dân đã có một lối sống mới, khác biệt với lối sống của người Âu châu, dù họ phần đông có gốc gác Âu châu.
Các nhà thông thái nầy đã đưa ra ý niệm “Một Trật tự Mới Toàn cầu” và chính George Washington là người công khai chủ xướng. Trước tiên, ông muốn cho mọi sắc dân trên 13 tiểu bang Mỹ biết rằng sống trong một cộng đồng xã hội phải có một kỷ luật chung thì may ra cộng đồng mới thăng tiến. (Chứ như cộng đồng Việt Nam hôm nay cứ ráng cổ văng tục với nhau mãi, thì suốt đời con cháu chỉ là lũ lưu vong). Ông buộc mọi người phải hiểu rằng họ là người Mỹ, cùng sống trên đất nước Mỹ, nghĩa là dù cho mầu da và tôn giáo tuy có khác, nhưng tất cả cùng là một dân tộc. Do đó, ông cương quyết dùng mọi cách, kể cả chiến tranh, để liên hiệp tất cả 13 tiểu bang thành một khối, cùng nhau sống trong một ‘trật tự mới’ của Hợp chủng quốc.
Sau hai nhiệm kỳ chức vị Tổng thống, George Washington còn muốn làm gương cho hậu thế, đã từ chối không chịu đứng ra ứng cử lần thứ ba và trong lời từ giã quốc dân ông đã từng nói ám chỉ: “Cuộc cách mạng chúng ta đã xẩy ra có mục đích che chở chúng ta thoát mọi cảnh hỗn mang từng ngự trị trên dãy đất Âu châu”. (Notre révolution a eu pour conséquence de nous protéger de toute implication dans le chaos qui règne en Europe, (George Washington, Président des Etats-Unis).
Trên chóp đỉnh kim tự tháp là một con mắt Thần Thượng đế. Đây là một ý niệm về Thần giáo cố giúp cho mọi người hiểu rằng sở dĩ có chiến tranh thôi thúc gieo rắc trên thế giới là vì nhân loại không hiểu nhau. Khác gì có một người đang tại vị trong một hướng nào đó dưới chân kim tự tháp, và cùng lúc chúng ta đang đứng phía đối diện, thì không tài nào hai bên thấy được nhau. Nhưng khi chúng ta cố gắng trèo lên tận chóp đỉnh kim tự tháp, nơi tập trung cả 4 hướng, thì chúng ta sẽ có cái nhìn quán chỉ như Thượng đế, nghĩa là chúng ta cũng thấy tất cả mọi nơi và mọi vật. Con mắt tại chóp đỉnh hàm ý nói rằng miền đất Mỹ quốc, nơi tập họp nhiều sắc dân không cần phân biệt chủng tộc và tôn giáo nầy, từ nay là một dân tộc luôn luôn cố vươn lên cao mải. (Ước gì sách báo Việt Nam tạo dựng một thế hệ Việt Nam trong ý chí nầy!). Nhưng tiếc rằng văn hóa của thế hệ George Washington đã bị tắc nghẽn kể từ đệ nhứt thế chiến, khi người Mỹ quên mất ý nghĩa cao cả của bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, lại đi liên kết với Anh quốc để chinh phục hoàn cầu!
Ngoài việc con mắt là hình ảnh Thượng đế, còn là tượng trưng cho tri thức (connaissance) và lý trí (intelligence) con người. Con người lý luận tùy theo trình độ tri thức (degré de connaissance) và nhờ tri thức con người mới có đủ lý lẽ (raison). Thượng đế thừa tri thức nên Ngài và chỉ có Ngài mới có đủ quyền năng phê phán và đã ‘mỉm cười’ trước công trình đóng góp của nhân loại. Chỉ có Ngài mới biết rằng thế giới hôm nay đã khuôn rập theo mẫu sáng tạo của Thượng đế Tự nhiên. Con người có mắt hậu ý là con người có lý trí, có suy luận. Sự quờ quạng của con người thời nay là hậu quả những việc làm của những con người đui mù. Điều nầy còn gián tiếp dạy con người muốn báo hiếu bậc tiền nhân, hoặc đi xa hơn là để tỏ lòng tôn kính Thượng đế, trước tiên, con người phải biết nhìn sự vật và có đủ tri thức để đánh giá sự vật. Thượng đế đã cho con người có mắt là để mà nhìn, có tai là để mà nghe. Nhưng hôm nay, trước sự phồn thịnh vật chất, người Mỹ đã quên mất sự thức tỉnh lý trí (éveil de l’esprit) con người. Người Mỹ đã hành động theo tư duy, theo sở kiến (pensée), nhiều khi không cần suy nghĩ (réflexion) nên đã đánh mất lý trí (raison). Hậu quả là chỗ nào có sự hiện diện của người Mỹ, thì chỗ đó thừa thãi vật chất. Nhưng thử xét lại, chỗ nào mà người Mỹ đã đi qua thì chỗ đó chỉ còn lại những điêu tàn xã hội, những luân lý suy đồi và những lời trách móc khá nặng! (Kinh nghiệm từ Việt Nam, từ Phi Luật Tân...).
Khi nhìn vào Quốc ấn Mỹ, chúng ta thấy hình con Ó dang cao hai cánh, động tác một con chim muốn bay, đủ nói lên sự hiếu động của người Mỹ. Mặt khác, con Ó của Mỹ không giống những con Ó của các nước trên thế giới như Đức, Yougoslave.. .Đặc biệt con chim Ó nầy trọc đầu (aigle chauve) và để lộ ra một điểm vàng chói, ngụ ý con chim thần Ó có sứ mạng hiệp nhứt mọi người Mỹ cố tránh cảnh tương tàn. Trên đầu Ó có 13 ngôi sao hợp nhau dưới dạng ngôi sao David đệ nhị, người sáng lập dân Hébreu khoảng 1000 năm trước Công nguyên. Đây là ngôi sao “lạ” gồm có 6 cánh, do Salomon, con kế vị vua David, người có công xây đền thờ Jérusalem, lấy làm con dấu niêm phong các lao thất (như kiểu tòa án hay cảnh sát niêm nhà cửa thời nay). Theo sử liệu dưới thời vua Salomon, mỗi lần bắt giam những kẻ chống đối triều đình, - còn gọi là ma quỷ -, vào trong các hủ lớn bằng đất nung chín, trên miệng hủ thường đậy một cái nắp có dấu hiệu ngôi sao David, dấu chỉ của nhà vua cấm không ai được quyền mở nắp. Trên sao David đếm được 13 ngôi sao nhỏ, mỗi sao gọi là một Tứ điểm (tétrakyts), một dấu hiệu làm đề tài triết lý và toán học thời bấy giờ. Đuôi chim Thần Thượng đế có 9 lông. Con số 9 là con số trọn tốt lành nhất dành cho bậc vương giả, vì họ quan niệm Vua cũng là Thần. Mỗi lần vua hạ giá tế lễ Thần Thượng đế thì phải đánh 9 hồi chuông. Trong Nho giáo cũng thường dùng hai chữ cửu trùng để ám chỉ về nhà vua. Trong Thiên Chúa giáo, có tục lệ mỗi khi cầu kinh Đức Bà vào buổi trưa người ta giật 9 tiếng chuông gọi là les cloches de l’angélus.
Trước ngày Christophe Colomb chưa tìm ra được mảnh ‘đất hứa’ nầy, Hợp chủng quốc từ hải cảng New York đến vùng núi Vancover là phần đất thuộc một sắc dân da đỏ, trong đó lẫn lộn rất đông giống người gốc Ấn theo đạo hindouisme, gọi là người Hindou, mang theo trong huyết quản loại văn minh Maya. Sự trùng lẩn về mầu da giữa những sắc dân Ấn, Tàu, Mexico, khi vừa chạm trán với dân da đỏ đã làm cho người viết sử đầu tiên gọi chung Mỹ châu là ‘đất người Ấn’ (terre des Indiens). Chính văn minh người Hindou đã đóng góp về huyền bí cách cai trị dân là khi vừa đến một vùng nào, muốn thiết lập một cộng đồng (theo lối nói thời nay là một thể chế chính trị), thì tốt nhất là một tay phải có chiếc gậy và tay kia nắm một ống tiêu đồng. Cây gậy tượng trưng cho uy quyền sức mạnh. Chiếc ống sáo đồng tượng trưng cho hơi thở. Hơi thở quyện lấy gió bay thoảng trên không hầu tạo ra tự do hạnh phúc cho dân tộc.. (Thật chẳng khác chút nào khi cảnh sát dẹp dân ngoài phố và người thổi sáo cho rắn thuồng luồng nhún nhảy bên Bombay ngày hôm nay).
Trong văn hóa bình dân người Mỹ có truyền lại rằng chim Ó là loại chim Thần Thượng đế, hiện thân của Thần Sấm sét còn gọi là thần Zeus, xuống hạ giới với hai sứ mạng chính yếu: một là chiến tranh, hai là hòa bình. Ý nghĩa nầy cũng được thực hiện trên hình vẽ. Chân trái của chim Thần mang theo chùm tên, tượng trưng cho chiến tranh. Chân phải của chim Thần mang theo nhành cây laurier, tượng trưng cho hòa bình. Chim Thần không nhìn về phía trước, mà chỉ nhìn chăm chú về phía có nhành laurier, ngụ ý dân tộc Mỹ nên chú trọng về đối thoại và về ngoại giao. Nhưng cái gì cũng phải có chừng mực, nếu khi sự đối thoại và ngoại giao đến chỗ bế tắc, thì thần Zeus sẽ không tiếc gì mà không dùng đến sức mạnh những mũi tên.
Điểm đáng chú ý là ở miệng chim Ó ngậm một mảnh lụa phất phới trên đầu với hai chữ “Pluribus (Nhiều) Unum (Một)” (Nhiều đơn vị họp thành Một), dưới một chùm 13 ngôi sao gọi là Tứ điểm (tétraktys). Theo sử liệu thì dưới triều đại vua Dioclétien (284-305), muốn bảo vệ đế quốc La Mã, nhà vua cho thành lập một chính quyền gồm có 4 vị vương quốc gọi là tétrachie, mỗi vị cai trị mỗi vùng.. Khi dùng từ ngữ “tétraktys”, (Tứ điểm), giáo sư Campell của đại học New York giải thích rằng đây là một tam giác đều cạnh, trên mỗi cạnh có 4 điểm và tại trọng tâm có một điểm độc nhứt. Các nhà thần học, toán học và triết học thời đại Pythagore đã điều nghiên và chú giải hình vẽ nầy dưới nhiều huyền bí về vũ trụ, tâm lý và xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý rằng điểm độc nhứt nằm tại trung tâm của tam giác chính là Thượng đế Sáng tạo vạn vật, là Nguồn gốc nguyên thủy vạn vật.
Về sau nầy các nhà thần học và vật lý nghiệm rằng chính từ điểm nầy vang lên tiếng động đầu tiên, mà người Thiên chúa giáo gọi là Chúa Sáng tạo (Verbe créateur), và các nhà vật lý thời nay gọi là “Big Bang”, hậu quả của một nguồn nhiệt lượng duy nhất từ vô thủy vô chung (univers infini) đi vào “vũ trụ không-thời-gian” (univers spacio-temporel) , chia thành hai phần tử nghịch chiều. Nghĩa là từ cái “một” chia thành “hai” . Bởi lẽ vũ trụ di chuyển không ngừng, nên khi hai phần tử A và B riêng biệt liên đới (giao thoa) với nhau, thì một trong ba trường hợp sau đây sẽ xẩy ra: Một là phần tử A chi phối (thống quản) phần tử B. Hai là phần tử B chi phối (thống quản) phần tử A. Ba là hai phần tử A và B trung hòa (bình đẳng) cân bằng nhau’’. Tóm lại, mọi vật trong vũ trụ khi giao thoa phải theo một trong 3 quy luật đó để sống còn. Hàm ý nói rằng hai dân tộc khác biệt nhau, muốn có hòa bình an lạc, nhà lãnh đạo phải thông suốt 3 quy luật đó của Thần Thượng đế Tự nhiên.
Nói về tượng số, thì ngay trên quốc hiệu/quốc ấn Mỹ, chúng ta còn đếm được 13 ngôi sao liên đới giao thoa với nhau, dưới dạng hai hình tam giác đều (triangle équilatéral) chồng lên nhau, mỗi ngôi sao gọi là một Tứ điểm (tétrakyt). Con số 13 cũng nói lên ý nghĩa rằng trước ngày thành lập Hợp chủng quốc, nước Mỹ gồm có 13 quốc gia nhỏ (état), nghĩa là có 13 vùng đất đặt dưới các thể chế chính trị khác biệt nhau và từng quyết liệt “ăn thua đủ” với nhau.
Tại chân kim tự tháp có khắc con số 1776 dưới dạng La mã, kỷ niệm năm 13 tiểu bang Mỹ châu trở thành Hợp chủng quốc tuyên bố độc lập. Hợp với con số 13 là con số sinh thành. Nếu đem cộng các con số đó lại chúng ta có con số 21 (1+7+7+6 = 21), tức là tuổi thành nhân, tuổi có lý luận, tuổi biến dạng tâm linh con người, nhắc người Mỹ mỗi khi hành động phải suy nghĩ trong lý luận. Trong thiên văn học có 13 hình vẽ tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo (zodiaque) và mặt trời, báo hiệu người Mỹ phải ý thức sự uyển chuyển như sự luân chuyển không gian vũ trụ. Trong Thiên chúa giáo, bữa cơm cuối cùng (la Cène) gồm có 13 vị (12 tông đồ và Chúa Jésus), báo trước Chúa sẽ chết và sẽ sống lại, hàm ý không có một cuộc sống hạnh phúc nào không có trả giá. Chính các nhà thông thái đạo sĩ trước khi vẽ những hình trên quốc ấn Hợp chủng quốc đã ý thức rõ ràng về con số 13, con số chuyển hóa, con số sinh thành, con số đề ra một trật tự mới toàn cầu, một quan niệm sống mới (nouveau type de vie) của nhân loại ắt phải xẩy ra.
Dân tộc Mỹ là một dân tộc đầu tiên trên thế giới đã đặt căn bản sinh tồn dựa vào hình thức lý luận (notion de raison), mà không cần dựa vào hình thức đặc thù quyền lợi (notion de bien commun). (Điều nầy, hơn ai hết, người Việt càng thấy rõ văn hóa người Mỹ là vắt chanh bỏ võ, vì trong lý luận thường thiếu mất nhân tính). Chữ Thượng đế trong câu “In God We Trust”(Chúng ta quyết đặt mọi niềm tin vào Thượng đế), không hẳn là ngài Thượng đế trong Thánh kinh (Bible, hoặc Coran), nghĩa là không hẳn phải là Đức Chúa Trời của Thiên chúa giáo hay Allah của Hồi giáo. Bởi lẽ tất cả những nhà thông thái đưa ra hình vẽ nầy đều thuộc phái Thần giáo Tự nhiên (déismes), một loại giáo phái chỉ công nhận sự hiện hữu của Thần Tự nhiên Thủy thổ. Họ lý luận rằng con người có tai là để mà nghe tiếng hát của vũ trụ (le chant de l’univers), có mắt là để mà nhìn cái đẹp của Thần linh (la beauté du divin). Họ không tin vào việc con người mắc Tội Tổ tông (la Chute). Họ không bao giờ nghĩ rằng linh hồn loài người đoạn tuyệt với Thần Tự nhiên mà họ thường gọi là Thượng đế. Theo họ, thì con người chỉ cần trong một khoảnh khắc, khi đã tạm thời gột rửa được những lo âu, thì linh hồn con người thường dựa vào nền tảng luận lý để bắt gặp Thượng đế. Nói cách khác, những sáng lập viên Hợp chủng quốc trong thế kỷ 18 đã phủ nhận mọi sự Mặc khải và họ khẳng định rằng nhân loại chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Họ bảo rằng một khi tinh thần trút sạch được mọi sự yếu mềm thì con người giao tiếp được ngay Thượng đế. Vì con người ai ai cũng có óc lý luận và mọi cộng đồng dân tộc trên thế giới đều có khả năng nhận thức đó. Đây cũng là hệ luận căn bản trong tiến trình hình thức dân chủ của người Mỹ, bởi lẽ bất cứ một cá nhân nào cũng có lần đạt được giá trị nhận thức cái Chân Như (Vérité) mà chẳng cần một Đấng siêu việt nắm vận mạng chỉ bày trong sự cạnh tranh sống còn của mình. Trên phương diện thần học, nếu chúng ta có đủ thì giờ để nghiên cứu thêm vào chiều sâu của huyền bí nầy, chúng ta sẽ thấy ngay dân tộc Mỹ là một dân tộc quyết liệt, luôn luôn cố đẩy lui “Tội Lỗi vào vườn Eden” để bắt gặp nguồn cội nguyên thủy của con người.
Nhưng cũng vì loại văn hóa nầy đã đem lại cho dân tộc Mỹ quốc, kể từ thời kỳ sau đệ nhứt thế chiến đến nay, nhiều hận thù thật khó hiểu. Những viện trợ tiền bạc vật chất của nước Mỹ đỗ ra cho thế giới bao nhiêu đều mang lại hận thù cho người Mỹ bấy nhiêu! Không những chỉ xẩy ra ở trên phần đất của các dân tộc nhược tiểu chịu ảnh hưởng của người Mỹ, mà chính ngay trên các nước văn minh Tây phương như Pháp, Bỉ, Ý, ..., dù các quốc gia nầy rất thèm thuồng đồng dollar nhưng bao giờ cũng nặng lời phê phán và luôn tỏ lời hoặc cử chỉ kém nhã đối với người Mỹ! Điển hình nhất là chính cố Tổng Thống De Gaulle đã làm cho báo chí thế giới bàn tán sôi nổi một thời, khi ông công khai gọi OTAN là “le machin” (dụng ý nói tổ chức OTAN là con c.) trước lời thỉnh cầu chính phủ Mỹ can thiệp xin De Gaulle cho OTAN đóng đô trên đất Pháp (dossier, Paris Mach).
Như trên đã nói là phần đông các nhà thông thái, đạo sĩ, tu sĩ, đến dung thân tại Mỹ châu đầu tiên đã mang theo văn hóa vùng Mésopotamie giữa hai con sông Euphrate và Tigre, nên họ thường dùng hình vẽ và con số trong mọi tác phẩm lý luận triết lý, tôn giáo và toán học. (Lối dùng tượng hình và tượng số còn tiếp tục bởi phái Tam điểm franc-maconnerie cũng rất thịnh hành tại Mỹ). Họ cố ý lấy toán học để chứng minh mọi lý thuyết khoa học đều bắt nguồn từ một đức tin như trong tôn giáo (la science commence par la foi). Họ bảo rằng lý luận trong khoa học (raison) chẳng liên quan gì với suy luận (réflexion) của các nhà tôn giáo. Cũng như con chuột nhắt cố chui qua bức tường chẳng ăn nhằm gì với lý luận như các nhà khoa học phát biểu. Vì khi con chuột cố chui (pensée) qua bên kia bức tường là chỉ nhờ kinh nghiệm (réflexion) cái mỏ nó chạm vào vật cứng chắn ngang, chứ đâu cần phải dùng lý trílý luận (raison). Cho nên việc các nhà khoa học thời nay đòi hỏi mọi tín hữu tôn giáo phải có óc khoa học, chứ không nên nhắm mắt tin tôn giáo một cách bừa bãi, chỉ là tư kiến rất thiển cận (esprit simpliste), là một sai lầm trọng đại.
Nên hiểu rằng mọi sáng tạo trong lịch sử nhân loại được thành hình hôm nay, ban đầu đều bắt nguồn từ những bộ óc sống với huyền bí, cái mà người thời nay thường gọi là loại giả tưởng (fiction), không thể là sự thật (réalité) trong thời gian đề ra và không thể bao giờ có được. Nhưng trong lịch sử rất lắm điều nằm trong tưởng tượng (fiction) thì nay đã thành sự thật chỉ nhờ kinh nghiệm con người. Chẳng hạn, việc hoàn cầu hóa (mondialisation) hôm nay đâu phải là chuyện của khối 8 nước nhà giàu vừa mới nghĩ ra trong những năm gần đây, thực ra đã bắt nguồn từ ý niệm huyền bí (conception mythique) như nơi con mắt Thần ở chóp kim tự tháp, nhưng xưa nay con người chưa đủ lý trí (raison) lãnh hội một thế giới đại đồng (planète), để rồi tự giới hạn mình trong cộng đồng cùng một dân tộc, cùng một ngôn ngữ hay cùng một tôn giáo. Hôm nay các bức ảnh chụp địa cầu từ mặt trăng báo trước cho chúng ta hình dung thế nào là ‘một trật tự thế giới mới’ trên hình vẽ quốc ấn Mỹ. Trong tương lai, nếu việc thực hiện hoàn cầu hóa (mondialisation) thành công, (buộc phải thành công) thì mọi ranh giới giữa các quốc gia cũng sẽ biến mất. Lúc đó, dân tộc chỉ là một thành viên (un membre) của một quốc gia địa cầu (un état mondial).
Cũng trong chiều hướng đó, chúng ta có thể nghĩ rằng chính các hình vẽ trên quốc hiệu/quốc ấn Mỹ, đã mang rất nhiều huyền bí, đang gián tiếp nhắc nhở chúng ta hãy ý thức một nhân sinh quan mới sắp thành hình. Nhiệm vụ của nhà khoa học hôm nay, (nhất là những người Mỹ gốc gác Việt Nam), nếu có, thì nên tìm cách tạo ra một hòa khí giữa cái ‘Khôn ngoan Tạo hóa’ (Sagesse de la Nature) với cái ‘Hiểu biết Con người (Savoir de l’Homme) để cho con cháu vui vẻ sống hạnh phúc với nhau. Bằng nếu không có, thì xin con người khoa học hãy để cho con người tầm thường sống an bình với kinh nghiệm của nó. Bởi lẽ huyền bí và mơ mộng đều phát xuất từ một ý niệm, một trạng thái luân lý (état d’éthique), mà con người khoa học không tài nào đạt được.
Xuân Giáp Thân.
Lê Hùng, Bruxelles.
No comments:
Post a Comment