Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Saturday, October 17, 2009

Mercedes Sosa, tiếng hát của nỗi đau Châu Mỹ La tinh

Mercedes Sosa, tiếng hát của nỗi đau Châu Mỹ La tinh


Danh ca Achentina Mercedes Sosa biểu diễn tại Tel Aviv (Israel) ngày 27/10/2008.(Ảnh : Reuters)

Danh ca Achentina Mercedes Sosa biểu diễn tại Tel Aviv (Israel) ngày 27/10/2008.
(Ảnh : Reuters)

It có giọng ca nào vừa êm ấm, diụ ngọt, vừa mãnh liệt, rạo rực như Mercedes Sosa. Tài năng nghệ thuật thiên phú này còn được thăng hoa bởi những lựa chọn dũng cảm của Mercedes Sosa, trong cuộc đời cũng như trên sân khấu. Do đó, cái chết của Mercedes Sosa ngày 4/10/2009, không chỉ là sự mất mát to lớn cho toàn Châu mỹ La tinh, mà hơn nữa, cho nhiều thế hệ trên thế giới, đã thẩm thấu và được an ủi, khi nghe giọng ca độc nhất vô nhị này thay mặt họ, đòi Nhân quyền, chống bất công và áp bức.

Chiụ tang Mercedes Sosa, Achentina đã dành cho bà niềm vinh dự cuối cùng. Linh cữu của Bà được quàn tại Quốc Hội Buenos Aires để hàng ngàn người dân ngu khu đen đến viếng lần cuối, những người mà nữ ca sĩ đã chọn làm dân tộc của mình. Ông Oscar Arias Sanchez, tổng thống Costa Rica, Nobel Hoà bình, đã biên một bài báo xác nhận :'' 600 triệu người Châu Mỹ La tinh, đều là những đứa con nuôi của Mercedes Sosa, từ nay mồ côi mẹ.''

Linh cửu nữ danh ca Mercedes Sosa được quàn trong Tòa Nhà Quốc hội Achentina tại Buenos Aires ngày 04/10/2009.(Ảnh : Reuters)

Linh cửu nữ danh ca Mercedes Sosa được quàn trong Tòa Nhà Quốc hội Achentina tại Buenos Aires ngày 04/10/2009.
(Ảnh : Reuters)

Bản thân người viết bài này, đã một lần may mắn được theo dõi buổi trình diễn của Mercedes Sosa, những năm 80 tại Paris. Lúc đó, Bà hát những bài như '' Cuando tenga la tierra.''- Khi nào được quyền sở hữu đất đai, '' Los hermanos''- Những người anh em, '' Plegaria por un labrador''- Lời cầu nguyện của người làm ruộng, và ''Alfonsina y el mar'' - Alfonsina và biển cả. Đa số là những bài hát đấu tranh, mang nội dung xã hội đòi Nhân quyền, đan lẫn với những tuyệt tác trữ tình của lục điạ Châu Mỹ La tinh.

Lúc đó, người Paris mới phát hiện vì sao người ta mệnh danh Mercedes Sosa là ca sĩ của những kẻ thấp cổ bé miệng.

Nhưng đâu chỉ có vậy, giọng ca của Bà, dáng dấp thổ dân với mái tóc đen nhánh của Mercedes Sosa và đặc biệt, chất huyền ảo lấp lánh trong những bài thơ phổ nhạc được Bà chuyển tải, khiến cho mọi người bàng hoàng rút ra kết luận : nền ca nhạc này không chỉ đơn thuần là folklore, không phải là một nghệ thuật nhỏ, thứ yếu, nó thật sự lay động lòng người bốn phương, nó là tiếng hát mang kích thước của một lục điạ, nhưng cũng là chất thơ mang tầm vóc của một thời đại, đầy bạo lực và lung linh kỳ vọng một ngày mai.

Cuộc đời phản ánh thăng trầm của Achentina

Cuộc đời Mercedes Sosa là một chuỗi vinh nhục, phản ảnh những bước thăng trầm của Achentina. Bà sinh năm 1935, tại tỉnh Tucumán, miền Tây Bắc Achentina, trong một gia đình nghèo, bố là tá điền, mẹ là thợ giặt. Bà mang trong người hai dòng máu, Tây Phương và thổ dân Aymara. Có lẽ đó là 3 yếu tố cấu tạo nên phong cách nữ ca sĩ này.

Cái nghèo cộng thêm với gánh nặng lai thổ dân tại một lục địa miệt thị và bóc lột thậm tệ những sắc dân như Aymara, nói tiếng Quechua, chớ không thông thạo tiếng Tây Ban Nha. Nhưng bà cũng được cộng hưởng truyền thống âm nhạc Tây Phương và những giá trị dân chủ, trong bối cảnh toàn Châu Mỹ La tinh sôi sục, đặc biệt trong những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.

Ca sĩ Mercedes Sosa cùng với đứa con trai tên Fabian tại nhà riêng ở Tucuman.(Ảnh : Reuters)

Ca sĩ Mercedes Sosa cùng với đứa con trai tên Fabian tại nhà riêng ở Tucuman.
(Ảnh : Reuters)


Đáng quý nhất ở Mercedes Sosa, đó là tính dũng cảm. Người nghệ sĩ trẻ Mercedes Sosa, đầu thập niên 70, dám trực diện với những thế lực quân phiệt độc tài đang áp đặt sự cai trị bằng bạo lực. Năm 1973, quân đội Chi-lê lật đổ tổng thống dân cử Allende và gây biển máu tại đất nước này. Ca sĩ Victor Jara bị tập đoàn phát xít Pinochet hành hình hết sức dã man. Tra tấn, cắt cả đôi bàn tay người nghệ sĩ đã cầm ghi-ta hát những bài ca đòi thay đổi xã hội.

Những năm ấy, Mercedes Sosa, tại Buenos Aires hát bài : Si se calla el Cantor. Tạm dịch là Khi tiếng hát bị dập tắt. Bài ca này kể rằng :

''Khi tiếng hát bị dập tắt, cuộc đời từ nay câm nín
Bởi cuộc đời, bản thân cuộc đời chỉ là một bài ca.
Khi tiếng hát bị dập tắt
Thế gian chìm trong im lặng
Bởi ca sĩ không còn cất tiếng
Thì hy vọng
Ánh sáng
Niềm vui cũng tàn lụi trong sợ hãi.
Khi tiếng hát bị dập tắt
Những trẻ nghèo bán báo thêm cô đơn
NgườI phu bến cảng làm dấu thánh giá
Tự hỏi : ai sẽ đấu tranh cho đồng lương cuối tháng.
Khi tiếng hát bị dập tắt
Cuộc sống còn giá trị nào
Không còn giọng hát vang
Trên những khán đài
Hát cho người đau khổ.
Khi tiếng hát bị dập tắt
Hoa hồng cũng chết theo
Bởi Hoa hồng còn nghiã lý gì
Khi đánh mất những lời ca.

Hãy bừng lên ngàn ngọn cờ
Khi người ca sĩ cất tiếng thét
Ngàn Tây ban cầm
Cùng nhỏ máu trong đêm thâu
Cho một bài ca bất diệt.''


Ca khúc Si se calla el Cantor

16/10/2009

Năm 1976, đến lượt Achentina ngã gục dưới gót giầy của tập đoàn quân phiệt. Từ đó cho đến 1983, chế độ độc tài này đã áp dụng chính sách khủng bố đối với xã hội, nhắm thẳng vào hàng trăm ngàn đối tượng để thủ tiêu, tra tấn, bắt bớ. Trẻ con cũng không được buông tha. 30 ngàn người bị mất tích, xác bỏ ngoài biển, hoặc đem lên rừng chôn trong những ngôi mộ tập thể.

Mercedes Sosa, bị quy là tuyên truyền cho phái tả. Bà bị kiểm duyệt trên các đài phát thanh. Bà bị theo dõi, xách nhiễu, đe dọa đến tính mạng. Năm 1979, Bà bị bắt ngay trong một buổi trình diễn. Nhưng trước làn sóng phản đối trên quốc tế, Bà được trả tự do và Mercedes Sosa chọn con đường lưu vong. Bà sống tại Tây ban Nha và Pháp trong nhiều năm, trước khi trở về Achentina năm 1982, vào thời điểm chế độ độc tài đang hấp hối. Lúc hồi hương, người dân đón tiếp nữ nghệ sĩ như thể lương tâm của cả dân tộc được phục hồi.

Một người ái mộ nữ đứng chờ ngoài Trụ sở Quốc hội Achentina hôm 04/10/2009 để tiễn biệt nữ danh ca Mercedes Sosa và trương cao biểu ngữ ''Cám ơn Negra về các khúc ca và cuộc đấu tranh''. Negra là tên gọi thân thương của ca sĩ Sosa.(Ảnh : Reuters)

Một người ái mộ nữ đứng chờ ngoài Trụ sở Quốc hội Achentina hôm 04/10/2009 để tiễn biệt nữ danh ca Mercedes Sosa và trương cao biểu ngữ ''Cám ơn Negra về các khúc ca và cuộc đấu tranh''. Negra là tên gọi thân thương của ca sĩ Sosa.
(Ảnh : Reuters)

Mercedes Sosa tiếp tục sự nghiệp trình diễn, không chỉ tại Achentina, mà trên khắp lục điạ Châu Mỹ La tinh, và ở nước ngoài, tại Paris hay New York.

Trong cái hoạ có cái may. Những năm tháng lưu vọng đã tạo điều kiện cho Mercedes Sosa cọ sát với những trào lưu ca nhạc thế giới.

Vốn nghệ thuật của Mercedes Sosa phong phú hơn trước. Năm 1992, một lần Bà xuất hiện tại sân khấu Grand Rex, thủ đô Paris. Bên cạnh những bài đã trở thành truyền thống, Mercedes Sosa trình bày nhiều bản tango hiện đại, và cả những bài ca nhạc nhẹ và rock, nhưng lúc nào cũng được chọn lọc rất tinh tế, với những tuyệt tác của nhà soạn nhạc Brazil Chico Buarque hay nghệ sĩ rock Fito Paez.

Tuy nhiên, đối với tuyệt đại đa số người hâm mộ Mercedes Sosa, không thể có đêm trình diễn nào mà thiếu vắng bản : ''Alfonsina y el Mar,'' Alfonsina và biển cả. Bài ca này, dựa trên câu chuyện thật của nữ thi sĩ Alfonsina Storni của Achentina, người đàn bà tài hoa bạc mệnh, đã trầm mình tự vẫn trong biển cả, vì thất tình.

Bài này kể như sau :

''Trên hạt cát êm diụ sóng biển vỗ về
Bước chân em in dấu vết một chuyến đi không trở lại.
Con đường cô đơn, đau khổ, lặng lẽ
đã dẫn em đến biển cả.
Thôi nhé, em đi, với nỗi đau
Như thể đang tìm một vần thơ mới.
Một tiếng vang đầy gió lộng và muối mặn
đã chinh phục tâm hồn em,
và đưa em đi,
Đi mãi vào giấc mơ thăm thẳm,
để ngủ quên, Alfonsina, giữa biển cả.''

Ca khúc Alfonsina y el Mar

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------