Audio
Đề Tài thảo luận:
1-Những điều khó khăn ở trong nước như Lũ Lụt Miền Trung, có những vùng hiện nay vẫn còn bị cô lập không có người vào cung cấp thức ăn, thực phẩm. Có những nơi nạn nhân chỉ được phát 4 gói mì cho một gia đình nên họ không có đủ ăn. Lý do nào chính quyền Cộng Sản Việt Nam chuyển qua Philipine 250,000 tấn gạo sớm hơn 2 tháng thay vì dùng lúa gạo tiếp tế cho nạn nhân vùng bão lụt ? Đối với người am tường chính trị đều hiểu chuyện, đối với người dân bình thường họ cần sự giải thích là tại sao nhiều nạn nhân vùng lũ lụt bị bỏ đói một cách thảm thương?
2-Bùi Trọng Cường mua một khối ngọc lớn 30 tấn trị giá 1,5 triệu đô la và sẽ chí phí 800,000-1 triệu đô la để khắc tượng Phật ngọc. Việt gian Cộng Sản Lê Khả Phiêu đích thân đi đến đó mở niêm phong. Tại sao các lãnh đạo Cộng Sản không đích thân đi thăm các nạn nhân thiên tai lũ lụt trong 20 ngày qua? Làm sao Việt Nam có thể đứng ngang hàng với các quốc gia khác trên thế giới khi họ không đáp ứng cho nhu cầu của nạn nhân Lũ Lụt Miền Trung ?
3-VGCS Hoàng Trung Hải khánh thành đập A Vương năm 2008, sau khi Đập A Vương xã lũ 2 ngày chôn lấp 3 làng trong bùn cao 1,5m- 2m. Tại sao công ty A vương,, “chính quyền” Việt gian Cộng Sản, và tập đoàn công binh của ông Đại tá Việt gian Cộng Sản xây cất đập không chịu trách nhiệm ? Miền trung có 75 hồ và đập nhân tạo dã xây xong, và theo hoạch định sẽ hoàn tất 130 hồ đập thủy điện tại vùng này mà không có chương trình xây hồ thoát nước. Lú lụt sẽ đe dọa hàng ngàn dân trong vùng như những trái bom treo trên đầu nhân dân Miền Trung. Đây có phải là kế sách của Tàu tàn phá, tiêu diệt nhân dân Việt Nam mà không cần súng đạn ?
4- Cộng Đồng người Việt Tị Nạn Việt gian Cộng Sản có nhiều cuộc họp mặt, họp báo của nhiều hội đoàn, đảng phái như phong trào “trăm hoa đua nở” và những bài viết Tú Gàn chê trách, bôi bác Đệ I, Đệ II VNCH. Là ký giả Miền Bắc, xin ông Việt Thường cho biết cái nhìn của Miền Bắc về TT Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu?
5- Đài VNHN nằm trong tầm ngắm của Tòa Đại Sứ Việt gian Cộng Sản , sau sự ra đi của Ông/Bà Lưu Lệ Ngọc và Dương Văn Hiệp mục đích của Tòa Đại Sứ Việt gian Cộng Sản còn ẩn dấu những gì?
6-Bùi Diễm liên quan đến Tiểu Diên Hồng của Hoàng Minh Chính, hội thảo bàn tròn trên đài SBTN ( Sinh Bắc Tử Nam) với Bùi Tín, Nguyễn Chí Thiện. Bùi Diễm được xem là kế thừa Đảng Đại Việt của Hà Thúc Ký, Bùi Diễm có được tín nhiệm không ?
7- Quan diểm của NB Việt Thường về bài viết “ Cũng Bởi Thằng Dân Ngu Như Lợn” của Shinra.
Audio : Đài VNHN nằm trong tầm ngắm của Tòa Đại Sứ Việt gian Cộng Sản
Audio -Bùi Diễm liên quan đến Tiểu Diên Hồng của Hoàng Minh Chính,
Thủy điện A Vương xả lũ. Ảnh: T.H.
Phó thủ tướngViệt gian Cộng Sản Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo AVC thăm công trường tại Đập dâng tràn
Thuỷ điện A Vương xả lũ gấp 10 lần cho phép
hôm qua
(PL)- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam chỉ cho phép xả lũ hơn 4 tiếng. Thuỷ điện A Vương xả tới 2 ngày 2 đêm.
Ngày 16-10, đoàn công tác của Ban phòng chống lụt bão trung ương đã kiểm tra, thu thập dữ liệu việc hồ thuỷ điện A Vương xả lũ bất ngờ chiều 29-9 tại Quảng Nam. Đây cũng là lúc cao điểm bão số 9 quét qua tỉnh này.
Cuộc làm việc đã diễn ra hết sức căng thẳng. Công ty Thuỷ điện A Vương bảo rằng họ làm đúng quy trình xả lũ của Bộ Công thương. Trong khi đó, đại diện tỉnh Quảng Nam một mực khẳng định việc xả lũ của A Vương đã góp phần gây ra trận lũ chưa từng có, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng trăm hộ dân huyện Đại Lộc.
Có công chứ không có tội?
Mở đầu cuộc làm việc, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, bức xúc: “Trong đợt lũ vừa qua, sau khi hồ A Vương xả lũ thì mực nước trên sông Vu Gia lên rất nhanh đến 1,5 m, cao hơn năm 1999”.
Ông Tiến nói qua đợt xả lũ cho thấy Thuỷ điện A Vương chỉ chú trọng đến phát điện, an toàn công trình chứ chưa quan tâm đến vấn đề ngập nước ở vùng hạ lưu.
Phản ứng ý kiến của ông Tiến, ông Nguyễn Văn Lê, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần A Vương, nói: “Nói chung là việc xả lũ chúng tôi đã làm đúng theo quy trình của Bộ Công thương. Nếu chúng tôi cố tình giữ nước rồi sau đó xả lũ thì tôi sẽ bị truy tố”.
Ông Lê cho biết: “Khi nước hồ ngang mực gia cường (380 m) thì việc xả lũ hay không cũng vô nghĩa bởi hồ lúc đó như dòng sông. Lượng mưa về bao nhiêu thì qua cửa xả, đập tràn về hạ lưu bấy nhiêu. Khối lượng, lưu lượng xả lũ được đo đếm tự động bằng hệ thống điện tử, vận hành đúng thiết kế và quy trình đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định. Không có chuyện xả nhiều mà báo lượng ít. Nếu không xả lũ (2.680 m3/giây), để vỡ đập thì hậu quả khôn lường”.
Tới đoạn ông Lê cho rằng trong đợt lũ vừa qua, Thuỷ điện A Vương là đơn vị có công trong việc giảm lũ cho vùng hạ lưu và cắt được đỉnh lũ, bất ngờ ông Nguyễn Thanh Quang, Phó ban thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Quảng Nam, đứng dậy: “Tôi hoàn toàn không đồng ý. A Vương không làm được việc cắt lũ hay điều tiết lũ gì cả”.
Đồng tình với quan điểm của ông Quang, ông Lâm Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, đặt vấn đề: “Vì sao các anh không xả sớm hơn?”. Ông Lê trả lời: “Mấy ngày trước nước có đâu mà xả, có muốn xả cũng không được vì nước chưa dâng đến đỉnh tràn”.
Ông Quang nhận định: Mối quan hệ phòng chống lụt bão giữa nhà máy và chính quyền địa phương quá tệ, làm việc theo kiểu mạnh ai nấy làm, cứ đến giờ G là xả lũ.
30 ngàn hộ chìm trong lũ
“A Vương đã góp phần gây nên trận lũ lớn”. Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam. “Chúng tôi xả là đúng quy trình”. Ông Nguyễn Văn Lê, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần A Vương |
Ông Quang kể: “Trưa 29-9, chúng tôi túc trực cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và hết sức căng thẳng trong việc quyết định xả lũ hay không. Lúc đó, Ban phòng chống lụt bão tỉnh nhận được bản fax của Công ty CP Thuỷ điện A Vương báo việc xả nước hồ chứa vào thời điểm dự kiến từ 13 giờ 30 đến 17 giờ ngày 29-9 với lưu lượng 1.000 m3/giây và từ 17 giờ thì điều tiết mực nước hồ ở 380 m với lưu lượng xả 3.000 m3/giây. Tổng lượng nước sẽ xả là 14 triệu m3. Ban đầu, lãnh đạo tỉnh chưa đồng ý vì lo ngại hạ lưu sẽ bị nước cộng dồn ngập. Nhưng sau đó, do yêu cầu đảm bảo an toàn hồ chứa, tránh sự cố vỡ hồ nên tỉnh đã đồng ý nhưng chỉ với lưu lượng và thời gian xả từ 13 giờ đến 17 giờ, sau đó tuỳ tình hình thực tế mới tiếp tục cân nhắc quyết định. Tuy nhiên, Công ty A Vương vẫn xả nước hồ từ 15 giờ 29-9 và kéo sang 7 giờ sáng 1-10. Hậu quả gần như ngay chiều tối 29-9, dân huyện Đại Lộc chịu trận vì nước lũ đổ về, dâng cao nhanh bất ngờ. Hơn 30.000 hộ dân Đại Lộc bị chìm sâu. Huyện Đại Lộc liên tục cấp báo với lãnh đạo tỉnh. Tổng cộng hồ chứa đã xả xuống hạ lưu 149,3 triệu m3 nước, gấp hơn 10 lần thông tin báo với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trước đó. Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Hội An ngập nặng, thiệt hại vô cùng nặng nề”.
Sai, đúng cũng dân chịu!
Theo ông Quang, nếu trong đợt lũ vừa qua, đơn vị quản lý hồ linh hoạt xả lũ trong ngày 28-9 đến sáng 29-9 (thời điểm này mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa chưa đạt mức báo động ba) thì sẽ hạn chế đáng kể việc ngập lụt cho vùng hạ lưu.
“Chúng tôi nói không phải là để cãi nhau ai đúng, ai sai. Tranh luận ở đây là để tìm ra sự thật rằng việc A Vương xả lũ có tác hại như thế nào trong trận lũ vừa qua. Chứ có sai, đúng gì thì cũng huề thôi, giờ chỉ có người dân là chịu thiệt!” - ông Quang nói.
Kết luận buổi làm việc, ông Trần Quang Hoài, Cục phó Cục Quản lý đê điều (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trưởng đoàn kiểm tra cho biết đoàn vẫn chưa có kết luận gì về việc xả lũ của Công ty cổ phần A Vương. “Chúng tôi sẽ thu thập dữ liệu, tính toán kỹ lưỡng mới có kết luận báo cáo Ban chỉ huy phòng chống bão lũ trung ương để có hướng xử lý” - ông Hoài gút.
Ngày 18/10, tại Hải Dương, nguyên Tổng Bí thư Việt gian Cộng Sản Lê Khả Phiêu và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương cùng nghệ nhân Đào Trọng Cường - Phó viện trưởng Viện Đá quý, trang sức VN, đã mở niêm phong khối ngọc bích (Jade) lớn nhất thế giới vừa được chuyển từ Myanmar về VN ngày 10/10.
Nguyên TBTViệt gian Cộng Sản Lê Khả Phiêu ngắm khối ngọc bích (ảnh trái) và toàn cảnh khối ngọc bích nặng 35 tấn (ảnh phải) |
No comments:
Post a Comment