Libya được tuyên bố giải phóng.
Nước Việt Nam cũng sẽ tuyên bố được giải phóng khỏi gông cùm của bọn Việt Gian Cộng sản trong nay mai .
Nước Việt Nam cũng sẽ tuyên bố được giải phóng khỏi gông cùm của bọn Việt Gian Cộng sản trong nay mai .
Các nhà lãnh đạo mới của Libya sẽ tuyên bố giải phóng Libya vào ngày mai, chủ nhật, động thái “bấm giờ” cho các cuộc bầu cử sau nhiều tháng đổ máu mà cuối cùng là dẫn đến cái chết của cựu lãnh đạo Gadhafi, người đã nắm quyền ở nước này gần 42 năm.
Tuy nhiên chiến thắng đã bị phủ bóng bởi những nghi vấn về cái chết của ông Gadhafi, sau khi xuất hiện hình ảnh cho thấy ông vẫn sống khi bị bắt và bị những người bắt giữ đánh đập, chửi bới.
Tuyên bố giải phóng được mong đợi bấy lâu sẽ được công bố sau hơn 2 tháng lực lượng nổi dậy tiến vàoTripoli và chiếm quyền kiểm soát hầu hết đất nước giàu dầu mỏ này. Tuyên bố đã bị trì hoãn bởi sự kháng cự quyết liệt của những người trung thành với ông Gadhafi tại thành phố quê nhà ông, Sirte, Bani Walid và các thành trì khác ở miền nam.
Sirte là thành phố cuối cùng bị sụp đổ, song một người con trai của ông Gadhafi, một thời được xem là sẽ kế nhiệm ông, cùng nhiều chiến binh của anh ta có vẻ như đã trốn thoát. Người ta lo sợ rằng những người này có thể tiếp tục gây bất ổn.
Tuy nhiên, với cái chết của ông Gadhafi, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) cầm quyền đang tiến lên phía trước, với nỗ lực đưa đất nước từng chỉ do một người nắm quyền trong suốt hơn 4 thập niên tiến tới dân chủ.
Giới chức NTC trước đó cho biết tuyên bố sẽ được đưa ra vào ngày thứ bảy ở thành phố Benghazi , miền đông Libya và là thành trì của phe nổi dậy chống ông Gadhafi. Tuy nhiên người phát ngôn Abdel-Rahman Busin cho hay công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho buổi lễ vào chủ nhật. Ông không giải thích lý do cho việc trì hoãn này.
Ban lãnh đạo chính phủ chuyển tiếp cho biết họ cũng sẽ công bố một chính phủ lâm thời mới trong vòng 1 tháng sau khi giải phóng và tổ chức bầu một cơ quan hiến pháp trong vòng 8 tháng, rồi sau đó tổ chức bầu cử quốc hội và tổng thống trong vòng 1 năm sau đó.
Vào hôm nay, Thủ tướng lâm thời Libya Mahmoud Jibril cho biết chính phủ lâm thời mới “sẽ tồn tại cho tới khi nào tổ chức cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên”. Trước đó, ông đã cho biết ông dự định từ chức sau khi giải phóng.
“Không cần mổ xác Gadhafi”
Trong khi đó, xác của ông Gadhafi hiện đang được để trong một phòng lạnh tại khu chợ ở Misrata. Giới chức Libya hiện vẫn tranh cãi về nơi chôn cất ông. Chiến binh Misrata có vẻ như tuyên bố sở hữu xác của cựu lãnh đạo, khiến kế hoạch chôn cất hôm thứ sau phải hoãn lại.
Fathi Bashagha, người phát ngôn của hội đồng quân sự Misrata, cho biết sẽ có quyết định đưa ra trong ngày thứ bảy, nhưng ông bác bỏ việc khám nghị tử thi toàn bộ, trừ khi có một ủy ban quốc tế hay chính phủ chuyển tiếp yêu cầu. Song cho đến nay “không có yêu cầu nào”, ông cho hay.
Ít nhất 4 nhóm bác sỹ đã tới kiểm tra thi thể của ông Gadhafi và xác định nguyên nhân cái chết là do một viên đạn bắn vào đầu và vào bụng, Bashagha cho hay. “Theo như chúng tôi được biết ở Misrata, các bác sỹ đã kiểm tra và đã xác định được ông ấy chết như thế nào. Vì vậy không cần thiết phải mổ xác ông ấy”, ông nói.
Vệ sĩ kể chuyện những ngày cuối đời của Gadhafi
- Đại tá Gadhafi đã sống những tuần cuối cùng trong cảnh chui lủi từ nơi ẩn náu này tới nơi trú ẩn khác tại thành phố quê nhà Sirte với tâm trạng giận dữ và tuyệt vọng khi chính quyền sụp đổ quanh ông.
Mansour Dao, một vệ sĩ thân cận với ông Gadhafi.
Mansour Dao, một thành viên của gia độc Gadhafi và cũng là trưởng nhóm vệ sĩ của ông Gadhafi, cho hay nhà cựu lãnh đạo, con trai Muatassim và khoảng hơn 20 trợ lý thân tín, gần như đã bị cô lập khỏi thế giới trong khi đi chạy trốn. Họ sống trong những ngôi nhà bị bỏ không, không có điện, tivi, điện thoại.
Ông Gadhafi đã dành thời gian đọc, ghi chép vào các tờ giấy và pha trà trên một chiếc bếp than, Dao kể lại trong khi đang bị lực lượng chính phủ giam giữ tại thành phố Misrata.
“Ông Gadhafi không lãnh đạo cuộc chiến mà chính các con trai ông ấy làm điều đó. Ông ấy không có kế hoạch gì và cũng không nghĩ tới bất kỳ kế hoạch nào”, Dao nói.
Vào ngày ông Gadhafi bị bắt, một đoàn xe chở những người trung thành - trong đó có nhà cựu lãnh đạoLibya và Dao cùng đi trên chiếc xe Toyota Landcruiser màu xanh ôliu - đã chạy khỏi Sirte để mong trốn thoát. Nhưng đoàn xe đã vấp phải một cuộc không kích của NATO. Ông Gadhafi đã bị thương và bị bắt, và ông Gadhafi bị bắn chết sau đó.
Dao nói ông đã bị ngất đi do bị thương trước khi ông Gadhafi bị bắt và không biết điều gì đã xảy ra với nhà cựu lãnh đạo.
Theo lời của Dao, ông Gadhafi đã chạy khỏi dinh thự ở thủ đô Tripoli vào khoảng ngày 18 hoặc 19/8, ngay trước khi lực lượng nổi dậy tràn vào thành phố. Ngay sau khi Tripoli sụp đổ, Dao cho biết ông Gadhafi đã tới thẳng Sirte, đi cùng ông là con trai Muatassim.
Trong khi đó, Seif al-Islam tới trú ẩn tại Bani Walid, một thành trì khác của lực lượng trung thành với ông Gadhafi. Dao gặp lại ông Gadhafi ở Sirte 1 tuần sau đó.
Các trợ lý của ông Gadhafi đã nhiều lần khuyên ông từ chức và rời khỏi đất nước nhưng ông từ chối, nói rằng ông muốn chết trên đất của tổ tiên mình, theo lời Dao.
Dao nói rằng ông Gadhafi đã đánh giá thấp tình hình.
“Tôi thấy tiếc cho ông ấy vì chính ông ấy đã đánh giá thấp tình hình. Ông ấy có thể từ chức, ra khỏi đất nước và sống một cuộc đời hạnh phúc”, Dao nói.
Dao đã phục vụ ông Gadhafi từ năm 1980 và từng được bổ nhiệm làm trưởng nhóm an ninh cá nhân của ông Gadhafi vào những năm 1990. Sau đó, Dao nhậm chức chỉ huy lực lượng Vệ binh của nhân dân, với mục đích chính là truy lùng những phần tử chống đối Gadhafi.
Tại Sirte, ông Gadhafi và nhóm thân tín đã chuyển nơi ẩn náu cứ 4 ngày một lần, khi thành phố này hứng các cuộc không kích của NATO và các lực lượng của chính phủ lâm thời ngày càng siết chặt vòng vây. Họ trú ẩn tại khu vực được gọi là khu dân cư số 2, ẩn náu trong những ngôi nhà mà người dân đã chạy đi lánh nạn.
“Chúng tôi sợ các cuộc không kích và nã pháo”, Dao cho biết, nhưng nói thêm rằng ông không tin ông Gadhafi cũng sợ.
Theo lời của Dao, lương thực càng trở nên hiếm vào những ngày cuối cùng. Dao trước đó cũng cho biết rằng thông điệp âm thanh mà ông Gadhafi phát đi từ nơi trú ẩn được truyền qua điện thoại vệ tinh.
Tại Sirte, các tay súng trung thành do Muatassim lãnh đạo, người ban đầu chỉ huy khoảng 350 người. Nhiều người đã bỏ chạy và đến cuối cùng, lực lượng chiến đấu chỉ còn khoảng 150 người.
Theo lời của Dao, lương thực càng trở nên hiếm vào những ngày cuối cùng. Dao trước đó cũng cho biết rằng thông điệp âm thanh mà ông Gadhafi phát đi từ nơi trú ẩn được truyền qua điện thoại vệ tinh.
Tại Sirte, các tay súng trung thành do Muatassim lãnh đạo, người ban đầu chỉ huy khoảng 350 người. Nhiều người đã bỏ chạy và đến cuối cùng, lực lượng chiến đấu chỉ còn khoảng 150 người.
Ông Gadhafi, người từng lãnh đạo một quốc gia với 6 triệu dân, rất tức giận vì mất quyền lực.
“Ông ấy rất tức giận, đôi khi phát điên và buồn”, Dao nói. “Ông ấy tin rằng người dân Libya vẫn yêu ông ấy, thậm chí sau khi chúng tôi thông báo rằng Tripoli đã sụp đổ”.
Nơi ẩn náu cuối đời của ông Gadhafi
Đó là căn nhà hai tầng, nằm trong
khu nhà giàu ở thành phố ven biển Sirte, quê hương của ông Gadhafi. Cựu
lãnh đạo khát máu đã ẩn náu tại đó trong suốt 3 tuần cuối đời mình.
Ngôi nhà được cho là nơi ẩn náu của ông Gadhafi 3 tuần cuối đời.
“Đây là nơi Muammar Gadhafi
đã ẩn náu trong suốt 3 tuần cuối đời”, một người dân cho biết khi dẫn
nhóm phóng viên tới ngôi nhà hai tầng trong thành phố ven biển Sirte,
quê hương ông.
Ngôi nhà số 24 nằm trên phố Salahdin,
bắc Sirte, thuộc khu nhà giàu trong thành phố. Tuy nhiên nhiều tháng
giao tranh đã biến thành phố, nơi ông Gadhafi chào đời vào năm 1942,
hoàn toàn bị phá hủy. Đủ các loại vỏ đạn rải trên đường phố và không có
lấy một tòa nhà còn nguyên vẹn.
Không lâu sau khi lên
nắm quyền vào năm 1969, Gadhafi đã áp dụng các chương trình sâu rộng
nhằm biến ngôi làng quê hương mình thành một thành phố, mà sau này ông
thậm chí còn ao ước muốn nó trở thành trung tâm của “nước Mỹ ở châu
Phi”.
Tuy nhiên, cuối cùng nó chỉ là nơi dành cho Gadhafi vào cuối đời. Thay
vì chạy tới sa mạc miền nam hoặc tìm kiếm tị nạn ở một nước láng giềng
nào đó, như nhiều người dự đoán, ông Gadhafi đã chọn ở lại nơi sinh của
mình cho đến khi chết “bí ẩn” vào ngày 20/10, sau khi bị bắt sống.
“Gadhafi đã cùng các vệ
sỹ thân cận của mình di chuyển chỗ ở liên tục trong quận này, nhưng đây
là nơi ông ta sống trong 3 tuần cuối”, người dẫn đoàn phóng viên có tên
Munsif cho hay khi mở cổng ngôi nhà. Bước vào phòng khách, có khoảng 20
chiếc chiếu bẩn và chai nước không la liệt trên sàn nhà. Tất cả cho
thấy Gadhafi đã sống rất đơn sơ và sống trong sợ hãi vào những ngày cuối
đời.
Rất nhiều cửa sổ trong
phòng được che chắn bằng những tấm kim loại nhằm tránh ánh mắt tò mò
cũng như đạn lạc. Munsif cho hay Gadhafi đã không ra khỏi căn phòng tối
mờ này khi ở đây, trong khi người đầu bếp của cựu lãnh đạo nấu ăn tại
căn bếp tạm ở trong vườn.
Trong
những tuần cuối, khoảng 200 tay bắn tỉa túc trực trên mái của các tòa
nhà quanh nơi ẩn náu của ông Gadhafi. Thỉnh thoảng họ kháng cự lại hỏa
lực của các binh sỹ thuộc Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC).
Tuy nhiên, khi NTC và
NATO bắt đầu khép chặt vòng vây vào tuần trước, Gadhafi buộc phải chạy
trốn. Cách nơi ẩn náu của ông khoảng 1km là hàng xe bị thiêu rụi, có vẻ
như do trúng bom của NATO vào ngày 20/10. Ngoài ra còn có hàng chục thi
thể.
“Tất cả đều là những
tay lính đánh thuê châu Phi của Gadhafi”, một người đàn ông đeo khẩu
trang, găng tay y tế cùng áo chống virut đi thu gom các xác chết cho
hay. “Họ bị bom nã chết vào thứ năm tuần trước, trước khi Gadhafi bị
giết”.
Theo nhiều nguồn tin
trước đó, xe chở ông Gadhafi đã thoát khỏi làn đạn pháo, và sau đó ông
trốn trong cống nước đôi cách đó chỉ khoảng 100m.
Cống nước có đường kính
chưa tới 1m, dài gần 15m, mở ở hai đầu. Tuy nhiên, rất khó để ông
Gadhafi trốn thoát. Vì vậy đây chính là nơi ông Gadhafi bị bắt trước khi
bị chết. Cho đến nay, giới chức NTC cho biết ông chết giữa “làn đạn”
giao tranh của những người ủng hộ và những người bắt giữ ông. Song các
đoạn video xuất hiện sau đó đã đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh cái chết
của cựu lãnh đạo Libya.
Xác
của ông Gadhafi đã được chôn vào sớm qua ở một địa điểm bí mật trên sa
mạc, 5 ngày sau khi ông chết. Giới chức NTC cam kết sẽ điều tra cái chết
của cựu lãnh đạo Libya .
Thêm một số hình ảnh về nơi ẩn náu cuối cùng của ông Gadhafi:
No comments:
Post a Comment