Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Saturday, October 22, 2011

Gadhafi đền tội!!! Chừng nào Nguyễn Tấn Dũng và Tập Đoàn VGCS đền tội ???

LTS-Gadhafi đã đền tội!!! Chừng nào Nguyễn Tấn Dũng và Tập Đoàn VGCS đền tội ???
chế độ độc tài tàn ác vô nhân đạo của Gadhafi đối  với 7 triệu nhân dân Libya từ năm 1969 cho đến nay đã chấm dứt. Chế Độ Việt Gian Cộng Sản Bán Nước gây cái chết cho gần 20 triệu nhân dân Việt Nam từ thời tên Việt Gian Hồ Chí Minh nắm quyền năm 1945 cho đến nay là  là năm 2011 do Việt Gian Nguyễn Tấn Dũng , bọn Công An Nguyễn Chí Vịnh nắm quyền cùng với Tập Đoàn Việt Gian Cộng Sản phải chấm dứt  . Sự đau khổ bằng xương máu của 90 triệu nhân dân việt nam trãi dài 66 năm để cuối cùng Việt Gian Nguyễn Tấn Dũng và Tập Đoàn Việt Gian Cộng Sản đã lòi rõ ra bộ mặt BÁN NƯỚC cho Tàu. 



Từ ngai vàng xuống ống cống

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
Đây chỉ là cái kết của sự bắt đầu. Con đường phía trước của Libya và người dân nước này sẽ còn khó khăn và đầy những thách thức. Giờ là lúc tất cả người dân Libya đoàn kết lại với nhau. Người Libya chỉ có thể hiện thực hoá cam kết của tương lai thông qua đoàn kết và hoà giải dân tộc.
Thủ tướng Anh David Cameron
Hôm nay là một ngày để tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của Đại tá Gadhafi… Sau thông tin này (ông Gadhafi bị bắn chết), người dân tại Libya hôm nay đã có một cơ hội lớn hơn để xây dựng tương lai dân chủ và vững mạnh hơn.
Tôi tự hào về vai trò mà Anh đóng góp nhằm giúp họ mang lại cơ hội đó và tôi thán phục sự dũng cảm của những người Libya đã giúp giải phóng đất nước. Chúng tôi sẽ trợ giúp họ và hợp tác với họ
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy
Việc ông Gadhafi chết đi là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến kéo dài hơn 8 tháng qua của người dân Libya nhằm giải phóng họ khỏi chế độ bạo lực và độc tài mà họ phải chịu đựng trong hơn 40 năm qua.
Sự giải phóng của thành phố Sirte báo hiệu sự mở đầu của một tiến trình mà Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) nhằm thiết lập một nền dân chủ trong đó tất cả nhóm đều có vị trí của họ và nơi các quyền tự do thiết yếu được đảm bảo. Giờ là thời điểm cho tái hoà giải trong đoàn kết và tự do.
Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi
Vinh quang của thế giới đã đến. Giờ đây chiến tranh đã kết thúc.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy
Cái chết của ông Gadhafi đã đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên chuyên quyền và cái kết cho sự đàn áp mà người dân Libya đã chịu đựng quá lâu. Giờ đây Libya có thể dở sang một trang mới trong lịch sử và nắm lấy một tương lai dân chủ mới.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev
Chúng tôi hi vọng rằng sẽ có hoà bình tại Libya và tất cả những người đang lãnh đạo đất nước và đại diện khác của các bộ lạc Libya sẽ đạt được một thoả thuận cuối cùng về việc phân chia quyền lực và Libya sẽ trở thành một quốc gia dân chủ hiện đại.
Thủ tướng Đức Angela Merkel
Cái chết của ông Gadhafi đã chấm dứt một cuộc chiến đẫm máu mà ông ấy đã tiến hành nhằm chống lại chính nhân dân mình. Con đường giờ đây đã rộng mở cho một sự khởi đầu chính trị mới, trong hoà bình. Đức thấy nhẹ nhõm và rất hài lòng về điều này.
Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry, chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Thượng viện
Cái chết của Gadhafi đánh dấu sự kết thúc của thời gian trị vì đầy khiếp sợ và cam kết về một Libya mới. Mỹ đã chứng minh khả năng lãnh đạo với đôi mắt tinh tường, sự kiên trì và khả năng nhìn ra trông rộng bằng việc thúc đẩy cộng đồng quốc tế hành động.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
Cái chết của ông Gadhafi đã kết thúc giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Libya. Mặc dù trận chiến cuối cùng vẫn tiếp diễn nhưng người Libya đã giải phóng đất nước của họ. Giờ đây, người dân Libya có thể tập trung mọi nguồn lực vào việc đẩy mạnh hoà giải dân tộc, tái thiết đất nước và nên kinh tế, thực hiện quá trình chuyển giao dân chủ.

Ông Moammar Gadhafi. Ảnh: newsday.com.
Ông Moammar Gadhafi. Ảnh: newsday.com.
Gadhafi chào đời vào năm 1942 trong một gia đình du mục nghèo thuộc bộ lạc Bedouin ở Sirte, một thành phố ven biển. Ông từng học địa lý tại Đại học Benghazi, nhưng sau đó từ bỏ để gia nhập quân đội.
Chàng sĩ quan đầy tham vọng trở thành người đứng đầu Libya ở tuổi 27 sau khi lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu để lật đổ vua Idris vào năm 1969. Gadhafi tự phong cho ông là “nhà lãnh đạo anh em”, “người dẫn đường của cách mạng” và “người bảo vệ hơn 6 triệu dân Libya”. Gadhafi từng có nhiều lời phát biểu đặc biệt, chẳng hạn ông cho rằng mình là "Vua của các vị vua châu Phi" hay là "lãnh tụ của toàn thể người Hồi giáo".
............
Vào tháng hai năm 2011, chỉ vài tuần sau khi các cuộc biểu tình nổ ra trên đường phố khiến tổng thống của Tunisia và Ai Cập từ chức, cuộc nổi dậy chống Gadhafi đã bùng lên từ phía đông của đất nước.
Mấy ngày sau, Gadhafi dùng quân đội để trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối trên mọi tấc đất, trong mọi ngôi nhà, trên mọi con đường. Ông ta gọi những người chống đối là "chuột" và khẳng định hành động của họ là hậu quả của việc dùng thuốc gây ảo giác. Bài phát biểu này đẩy sự căm phẫn của những người chống đối lên một nấc thang cao hơn, khiến làn sóng nổi dậy phát triển mạnh hơn. Xung đột vũ trang nhanh chóng biến thành nội chiến và với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế do NATO chỉ huy, lực lượng chống đối dần chiếm thế thượng phong trên chiến trường.
Ngày 27/6, những hành động bắn giết dân thường của chính phủ Gadhafi được đưa lên Tòa án Hình sự Quốc tế. Sau đó cơ quan này ra lệnh bắt Gadhafi, một con trai của ông và người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia Libya vì tội ác chống lại loài người.
Các thành phố quan trọng của Gadhafi lần lượt rơi vào tay quân nổi dậy. Sau khi thủ đô Tripoli thất thủ, Gadhafi chạy về thành phố Sirte, quê hương của ông. Trong bài phát biểu trước khi quân nổi dậy tiến vào Tripoli, ông cáo buộc tình báo phương Tây câu kết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda để phá hoại Libya.
Vào ngày 20/10, phe nổi dậy tuyên bố giải phóng hoàn toàn thành phố Sirte và bắt được Gadhafi khi ông đang ẩn bên trong những cống thoát nước bằng bê tông. Vài giờ sau họ tuyên bố ông đã chết. Đoạn video về cái chết của ông được phát rộng rãi trên toàn thế giới.
Ảnh ông Gadhafi sau khi bị bắt
- Ông Gadhafi đã bị bắt khi đang trốn trong một cống nước rộng nằm bên dưới một tuyến đường cao tốc gần Sirte, quê hương ông. Mặc dù mang theo súng nhưng ông không chống cự khi bị bắt. Lúc đó ông cũng chưa bị thương.

Gadhafi bị bắt như thế nào?
 Ông Gadhafi đã bị các binh sỹ thuộc chính quyền lâm thời bắt khi đang trốn trong cống thoát nước nằm dưới một đường cao tốc gần Sirte, thành phố quê hương ông.
Binh sỹ NTC chỉ vào miệng cống nơi ông Gadhafi ẩn trốn trước khi bị bắt
Một binh sỹ thuộc chính quyền lâm thời đã chỉ địa điểm nơi ông Gadhafi bị bắt giữ. Đó là nơi có có hai miệng ống cống thoát nước nhô ra bên dưới một tuyến đường cao tốc 6 làn.
Các binh sỹ, hình ảnh video và cảnh tượng ở quanh đó đã phần nào cho biết những giờ cuối cùng của ông Gadhafi.
Ngay trước buổi cầu nguyện bình minh ngày thứ năm, 20/10, ông Gadhafi đã được vài chục vệ sỹ trung thành vây quanh bảo vệ. Cùng với họ là người đứng đầu lực lượng quân đội dưới chính quyền cũ Abu Bakr Younis Jabr, nay đã chết. Họ phá hàng rào bao vây Sirte suốt hai tháng qua của lực lượng Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) và tây tiến.
Nhưng họ không thể đi xa được.
NATO cho biết máy bay của họ đã nã bom trúng các xe quân sự của lực lượng ủng hộ ông Gadhafi, gần Sirte vào khoảng 8h30 sáng ngày thứ năm. Tuy nhiên, họ cho biết không chắc liệu đợt tấn công có tiêu diệt ông Gadhafi.
15 chiếc xe tải chở quân được trang bị súng máy hạng nặng đã bị cháy và nằm bẹp rúm gần một trạm phát điện, cách đường chính khoảng 20m và cách tây Sirte khoảng 3km.
Rõ ràng là đoàn xe bị một lực lượng mạnh tấn công. Tuy nhiên, không thấy có hố bom để lại, chứng tỏ vụ tấn công có thể do trực thăng hoặc do chiến đấu cơ thực hiện.
Bên trong xe, nhiều người thiệt mạng.
Bản thân ông Gadhafi và nhiều người khác đã thoát chết và có vẻ như đã chạy qua hàng cây về phía đường chính và trốn bên trong hai ống cống thoát nước.
Nhưng các binh sỹ thuộc chính quyền lâm thời đã đuổi theo họ.
“Lúc đầu chúng tôi dùng súng chống máy bay bắn họ, song không có tác dụng”, Salem Bakeer cho hay. Sau đó chúng tôi chạy tới. Một người của Gadhafi chạy ra vẫy vẫy khẩu súng trường của mình và kêu lên đầu hàng. Nhưng ngay sau khi nhìn thấy mặt tôi, ông ta đã chửi tôi”, anh kể lại.
“Sau đó, tôi nghĩ Gadhafi đã bảo họ dừng lại. “'Muammar Gadhafi ở đây. Ngài đang bị thương”, ông ta nói”, Bakeer cho biết.
“Khi chúng tôi đến và đưa Gadhafi ra, ông ta nói: “Có chuyện gì vậy, có chuyện gì vậy? Chuyện gì đang diễn ra thế?” Rồi sau đó chúng tôi đưa ông ta đi, đưa lên xe”, Bakeer cho biết.
Theo Bakeer, vào thời điểm bị bắt, ông Gadhafi đã bị thương rồi, với những vết đạn ở chân và ở lưng.
Những binh sỹ khác tham gia bắt giữ ông Gadhafi cũng xác nhận thông tin của Bakeer. Tuy nhiên, cũng có một người cho biết ông Gadhafi bị chính một trong những người của mình bắn bị thương vào phút cuối.
Một trong những bảo vệ của Muammar Gadhafi đã bắn vào ngực ông ta”, Omran Jouma Shawan cho hay.
Theo Bakeer, người đứng đầu quân đội chính quyền cũ Jabr cũng bị bắt sống. Tuy nhiên giới chức NTC sau đó tuyên bố ông ta đã chết.
Dây cáp điện bị rơi đã che phủ một phần miệng cống và thi thể của 3 người đàn ông, có vẻ như là vệ sỹ của ông Gadhafi, nằm ở một đầu cống. Bốn thi thể nằm ở đầu kia của cống. Tất cả đều là đàn ông da đen.
Các binh sỹ thuộc chính quyền mới vui mừng bắn đạn chỉ thiên và đứng chụp ảnh tại miệng cống. Một số khác viết lên lan can bê tông trên đường cao tốc: “Gadhafi đã bị bắt ở đây”.
Và từ đây, ông Gadhafi được đưa tới thành phố Sirte gần đó.
Hình ảnh video cho thấy ông Gadhafi, bàng hoàng và bị thương, nhưng vẫn còn sống, giơ tay ra hiệu khi bị đám đông binh sỹ kéo xuống khỏi chiếc xe tải chở quân. Có người đã đánh và kéo tóc ông.
Sau đó có vẻ như ông ngã xuống đất và bị đám đông vây kín.
Cuối cùng, giới chức NTC thông báo ông đã chết vì các vết thương sau khi bị bắt.



Ngày cuối đời của Gadhafi

Cận cảnh mặt Gadhafi đã chết. Ảnh: AP.
Cận cảnh mặt Gadhafi khi bị bắt. Ảnh: AFP.

Bị kéo lê từ cống thoát nước, Moammar Gadhafi, đã bị thương, giơ cả hai tay và cầu xin những binh sĩ của chính phủ mới: "Xin đừng giết tôi, các con tôi". Ông ta chết sau đó một tiếng.

Lực lượng của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) tiếp tục giao tranh với đội quân trung thành với Gadhafi ở thành phố Sirte hôm qua. Phe của Gadhafi bị dồn vào khu vực chỉ khoảng 700 mét vuông tại quê nhà của vị đại tá.
Sau một lúc, một đoàn xe bắt đầu đi ra khỏi khu vực này - đây chính là đoàn xe của lực lượng trung thành với đại tá đang tìm đường thoát vòng vây.
Lực lượng của NTC được huy động để chặn đoàn xe lại, Fathi Bashagha, phát ngôn viên của Hội đồng Quân sự Misrata, chỉ huy chiến dịch, cho biết. Họ không thành công. Nhưng sau đó, đến 8h30 sáng, máy bay của NATO hỗ trợ NTC bằng cách không kích, nhằm vào đoàn xe để ngăn nó chạy thoát, AP đưa tin. Tuy nhiên một số lãnh đạo quân đội của NATO nói họ không oanh tạc mà chỉ tìm cách "chặn" đoàn xe lại mà thôi.
Binh sĩ của chính phủ Libya mới giao tranh với lực lượng của Gadhafi trong ba tiếng bằng súng phóng lựu, vũ khí phòng không và súng máy. Gadhafi và nhóm cận vệ bỏ buộc phải chạy và linh của NTC đuổi theo. Gadhafi trốn vào cống nước dưới một đường cao tốc ở tây thành phố Sirte.
Theo lời kể của các chiến binh NTC, các cận vệ của Gadhafi lúc đầu tỏ ý đầu hàng nhưng sau cũng nổ súng. Hình ảnh sau này cho thấy ba người trong số họ bị bắn chết phía bên ngoaì miệng cống.
Sau một lúc giao tranh, Gadhafi xuất hiện và nói với các chiến binh NTC: "Các anh cần gì? Xin đừng giết tôi, các con tôi".

Những hình ảnh Gadhafi bê bết máu trên người khiến nhiều người đặt câu hỏi, thực ra vị đại tá này đã chết như thế nào. Các video phát trên truyền hình Ảrập cho thấy ông này dù có vẻ bị thương song vẫn còn sống khi bị bắt. Video cũng cho thay đám đông binh sĩ của chính phủ Libya mới thô bạo đẩy ông ta, kéo râu, nắm tóc còn mặt và áo ông ta đầm đìa máu.Gadhafi gọi lực lượng nổi dậy chống lại 42 năm cầm quyền của ông là "lũ chuột" nhưng cuối cùng, ông ta lại bị bắt khi đang trốn trong một cống nước đầy rác và chất thải. "Ông ta gọi chúng tôi là lũ chuột, nhưng thử xem nơi chúng tôi tìm thấy ông ta", Ahmed Al Sahati, 27 tuổi, đứng gần cống nước ở đại lộ gần Sirte cho biết.
Gadhafi cố sức chống lại họ và hét lớn trong khi bị đẩy lên mui chiếc xe tải. Một chiến binh kìm ông ta lại, đập giày vào đùi ông ta, trong một cử chỉ thể hiện sự khinh rẻ. Họ kéo ông ta lên mui xe và diễu đi trên phố. "Ta cần ông ta còn sống. Ta cần ông ta còn sống", một người hét lớn khi Gadhafi được kéo khỏi mui xe. Một vài binh sĩ nắm tóc nhà cựu lãnh đạo và đưa vào xe cứu thương.
Sau đó, video cho thấy binh sĩ kéo lê cơ thể bất động của Gadhafi trên vỉa hè. Ông ta bị cởi áo còn đầu đầy máu. Một bức ảnh khác cho thấy chiến binh NTC nhồi cơ thể của Gadhafi lên một chiếc xe oto. Họ cũng cầm súng ngồi trên đó với vẻ mặt hân hoan thỏa mãn.
Thi thể Gadhafi sau đó được diễu trên một chiếc xe, lái đi khắp thành phố Misrata, nơi từng bị quân chính quyền cũ tấn công suốt 8 tháng nổi dậy. Đám đông trên phố hét lớn: "Máu của những chiến binh tử vì đạo không bị phí phạm".
Đến bây giờ, thông tin về việc nhà lãnh đạo suốt 42 năm qua của Libya chết như thế nào vẫn chưa được xác định rõ ràng. Phát ngôn viên Bashaga cho biết Gadhafi chết trong xe cứu thương từ các vết thương trong cuộc đụng độ. Abdel-Jalil Abdel-Aziz, một bác sĩ đi trong xe, thì nói ông ta đã chết khi trên đường tới Misrata vì hai vết thương nặng ở đầu và ngực.
Chính phủ mới của Libya thì nói rằng ông ta bị thương nghiêm trọng vì đạn lạc từ cả hai bên. NTC khẳng định không hề đưa ra lệnh giết Gadhafi.
Khẩu súng nạm vàng mà một binh sĩ của NTC khẳng định đã tịch thu từ Gadhafi. Ảnh: AFP.
Khẩu súng nạm vàng mà một binh sĩ của NTC khẳng định đã tịch thu từ Gadhafi. Ảnh: AFP.
Những binh sĩ của NTC khác khẳng định nhà lãnh đạo 69 tuổi bị bắn bởi chính vệ sĩ của ông ta vào phút chót trong khi nhiều người khác tuyên bố chính tay giết nhà lãnh đạo. Một trong số này là cậu thanh niên 18 tuổi Mohammed al-Bibi. Anh chàng 18 tuổi này khẳng định đã đến trước mặt Gadhafi, cướp khẩu súng 9mm của ông ta và bắn chết ông ta.
Một quan chức NTC giấu tên thì cho biết binh sĩ đã đánh đập ông ta dã man và sau đó giết ông ta. "Chiến tranh là thế", ông này nói. 




Dư luận thế giới về cái chết của ông Gadhafi
- Tổng thống Nga Medvedev, nhà lãnh đạo Pháp Sarkozy, Thủ tướng Đức Merkel… cùng các lãnh đạo thế giới khác đã lên tiếng về cái chết của Đại tá Gadhafi sau 42 năm cầm quyền.
Đại tá Gadhafi.



 khoản tiền hàng chục tỷ đô la Gadhafi tẩu tán ra nước ngoài trả lại Libya
-Thậm chí trước khi ông Gadhafi bị chết vào ngày 20/10, Bộ Tài chính Mỹ đã bắt đầu mở lại khoảng 37 tỷ  tài sản bị đóng băng của Libya, để sẵn sàng trao trả cho chính phủ mới ở Tripoli.
 
Ước tính chính quyền cũ của Libya có 150 tỷ USD tài sản ở nước ngoài.
Vào đầu năm nay, Mỹ đã đóng băng một phần khối tài sản của chính quyền ông Gadhafi trên khắp thế giới. Tổng khối tài sản ước tính lên tới 150 tỷ USD.

Bên ngoài nước Mỹ, những tài sản này bao gồm từ đất đai đến cổ phiếu trong ngân hàng Italia UniCredit, nhà xuất bản Anh Pearson, cơ quan sở hữu tờ Financial Times và câu lạc bộ bóng đá Italia Juventus.

Vào tháng 9, Liên hợp quốc đã bật đèn xanh cho Mỹ mở 1,5 tỷ USD trong tài sản của Libya mà Mỹ nắm giữ để viện trợ nhân đạo cho Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), cơ quan được công nhận là chính phủ mới của Libya vào tháng 7 vừa qua. Theo Bộ tài chính Mỹ, cho đến nay, 700 triệu USD đã được giải ngân.

“Chúng tôi vẫn liên hệ mật thiết với NTC, Bộ Ngoại giao Mỹ và các đối tác quốc tế của chúng tôi. Và chúng tôi cam kết sẽ mở các tài sản bị đóng băng khắp thế giới, theo đúng nguyện vọng của chính phủ Libya”, người phát ngôn Bộ tài chính Mỹ cho hay.

Tháng trước, Bộ tài chính cũng dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Libya. Đó là mở cửa cho các công ty, cá nhân Mỹ làm ăn với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Libya và các công ty khác ở nước này, miễn là các hợp đồng không mang lại lợi ích cho các thành viên liên hệ với chính quyền Gadhafi.

Câu hỏi làm gì với số tài sản bị đóng băng luôn là chủ đề bàn luận sôi nổi tại Quốc hội Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh thâm thủng ngân sách ngày một tăng cao. Một số nhà làm luật muốn dùng tài sản bị đóng băng của Libya để trả cho hoạt động quân sự của các nước NATO. Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu quốc hội vào ngày 29/9, một số khác lại muốn gắn tài sản bị đóng băng với hợp tác của Libya trong việc điều tra các cuộc tấn công khủng bố dưới thời ông Gadhafi.

Thượng nghị sỹ John McCain hôm qua cho hay, trong chuyến thăm của ông tới Tripoli vài tuần trước, giới chức chính phủ mới đã nói với ông rằng họ sẵn sàng đền trả cho Mỹ vì vai trò của nước này giúp chấm dứt chính quyền của ông Gadhafi. Cho tới nay, theo giới chức Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này đã tốn kém khoảng 1,2 tỷ USD cho chiến sự tại Libya.

“Rõ ràng là tiền của họ”, ông McCain khẳng định. “Họ sẽ sẵn sàng đền trả cho chúng ta và các đồng minh. Rõ ràng là họ sẽ là một nước rất giàu”.

Hội đồng chuyển tiếp quốc gia đã vận động suốt nhiều tháng qua để tài sản thuộc về Libya được giải ngân nhiều hơn.

Và giới phân tích tài chính quốc tế cho rằng, lấy Iraq là ví dụ, Mỹ sẽ cố gắng giải ngân các khoản tiền trên và nhiều khả năng số tiền sẽ dùng để tái thiết trước.

      Hồi kết của Kadhafi và tác động đối với phong trào Mùa xuân Ả Rập

Người dân thủ đô Tripoli vui mừng nghe tin Kadhafi đã chết. Ảnh chụp ngày 20/10/11.
Người dân thủ đô Tripoli vui mừng nghe tin Kadhafi đã chết. Ảnh chụp ngày 20/10/11.
REUTERS/Ismail Zitouny

Thanh Hà
« Hồi kết của một tên bạo chúa, của một nhà độc tài » hay chỉ ngắn gọn là « Kadhafi, hồi kết » : báo chí Pháp nhất loạt dùng nhóm từ trên để nói về cái chết của cựu lãnh đạo Libya. Hầu hết các tờ báo lớn của Paris trong ngày đều dành rất nhiều trang về những năm tháng Kadhafi và về Libya trong giai đoạn sắp tới. Xã luận của báo Le Figaro nhấn mạnh đến : « Một nước Libya mới và một thế giới Ả Rập cần được tái thiết ».

Dưới ngòi bút của nhà báo Pierre Rousselin, Le Figaro ghi nhận : Cái chết của Kadhafi là một thời điểm lịch sử đối với Libya và hơn thế nữa là đối với phong trào nổi dậy chống lại các chế độ độ tài trong thế giới Ả Rập (…) Cái chết của ông Kadhafi mở ra một trang sử mới cho một đất nước Libya tự do và dân chủ. Nhưng sự kiện này không giải quyết được tất cả. Kể từ nay Hội đồng Quốc gia Lâm thời (CNT) nắm lấy vận mệnh đất nước trong tay.
Nhìn từ châu Phi hay Cận Đông, cựu lãnh đạo Libya là hiện thân của một tên bạo chúa sẵn sàng làm tất cả để khuynh đảo các nước láng giềng, để cản đường những ai kháng cự lại với những ý tưởng điên rồ của ông ta. Còn đối với phương Tây, danh sách những việc làm sai trái của ông dài không kể xiết : Kadhafi là một tay khủng bố với các vụ nổ máy bay trên bầu trời Lockerbie (1988) làm 270 người chết và một năm sau đó là vụ khủng bố nhắm vào chiếc máy bay D-10 của tập đoàn hàng không UTA (170 hành khách và phi hành đoàn tử nạn) hay vụ bắt giữ 7 cô y tá người Bulgaria ….
Hồi kết của chế độ Kadhafi diễn ra vào thời điểm phong trào Mùa xuân Ả Rập đang hụt hơi. Các vụ sát hại người Thiên chúa giáo tại Ai Cập, sự bành trướng của phe Hồi giáo cực đoan trong cuộc tuyển cử vào Chủ nhật sắp tới tại Tunisia, các đợt đàn áp đẫm máu tại Syria không phải là những tín hiệu tốt. Người dân Libya giờ đây đã được giải phóng khỏi ách Kadhafi, họ đang bước lên tiền tuyến của phòng trao nổi dậy tại các nước Ả Rập.
Les Echos nhận định : Tại các nước Ả Rập nơi phong trào nổi dậy đang bùng phát chỉ còn có mỗi ông Bachar Al Assad mà gia đình đã liên tục cầm quyền tại Syria từ bốn thập niên nay còn giữ được chiếc ghế tổng thống. Nhìn sang Yemen thì Tổng thống Ali Saleh đang bị suy yếu thấy rõ. Tờ báo điểm lại cuộc nội chiến đã kéo dài 8 tháng, chiến dịch quân sự dưới sự yểm trợ của NATO và khoảng từ 8.000 đến 12.000 người thiệt mạng. Đó là cái giá phải trả để Libya được giải phóng khỏi chế độ Kadhafi.
Dù sao, báo Le Figaro thân hữu không quên nhắc đến công lao của Tổng thống Pháp trong việc giải phóng Libya lần này. Libération thiên tả cũng nhắc tới ông Sarkozy nhưng dưới khía cạnh khác : cũng chính ông Kadhafi cách nay mới chỉ bốn năm từng là khách quý của Tổng thống Sarkozy tại điện Elysée. Khi đó lãnh đạo Libya từng được đón tiếp như một vị nguyên thủ quốc gia đáng được trọng nể, và một khách hàng ngành công nghiệp Pháp cần phải chiều chuộng.

Quan hệ phức tạp giữa Kadhafi với phương Tây
Nhìn rộng ra hơn phạm vi nước Pháp, cũng Libération ghi nhận : phương Tây hài lòng về cái chết của ông Kadafi qua bài viết mang tựa đề « Paris, Luân Đôn và Washington hài lòng về một hồi kết mà không cần xét xử ». Libération khẳng định : « Không một ai, đứng đầu là Anh và Pháp muốn ông Mouammar Kadhafi được đem ra trước một tòa án quốc tế hay thậm chí là một tòa án Libya và cũng không ai muốn phơi bày ra những mối quan hệ phức tạp trải dài trong 40 năm giữa ông Kadhafi với các lãnh đạo của phương Tây ». Độc giả của Libération tiếc là tờ báo không nói rõ về liên hệ rắc rối đó.
Báo Cộng sản L'Humanité không vòng vo : Cựu lãnh đạo và cũng là nhà tài trợ hào phóng cho các chế độ độc tài Libya này sẽ không thể nào « trả lời về tội ác của ông và cũng không thể tiết lộ về quan hệ mật thiết với các siêu cường phương Tây ».
Từ năm 1999 trở đi cộng đồng quốc tế bắt đầu ve vãn chính quyền Kadhafi. Đeo huy chương đầy trên ngực áo đại tá Kadhafi đã tuyên bố để cho các tập đoàn dầu khí của Mỹ vào Libya làm ăn trở lại và thế là mọi người quên hẳn những lời tố cáo chế độ Kadhafi vi phạm nhân quyền. Lại cũng phương Tây đã bán vũ khí và trang thiết bị quân sự tối tân để Tripoli truy bắt các nhà đối lập.
Dù sao như nhận xét của Libération, sau phiên tòa dang dở cựu lãnh đạo Serbia, Slobodan Milosevic hay phiên xử đã dẫn đến vụ treo cổ cựu Tổng thống Irak, Saddam Hussein cộng đồng quốc tế một lần nữa lại « bỏ lỡ cơ hội xét xử một nhà độc tài »

Bốn mưoi hai năm cầm quyền
Trong bài viết mang tựa đề « Anh hề hung dữ của vùng Syrte », Libération phác họa lại chân dung và cuộc đời cựu lãnh đạo Libya : từ một sĩ quan trẻ lên cầm quyền năm 1969, Mouammar Kadhafi trong 42 năm trị vì đã hóa thân thành một tên bạo chúa để kết thúc cuộc đời trong vai một thằng hề vừa hung hãn, vừa bốc đồng. Thậm chí ông còn tự cho phép mình đứng ngang hàng với những đấng thiêng liêng như Moise, Chúa Giê-Su và nhà tiên tri Mahomet !

« Độc quyền trị vì đất nước, hào nhoáng, lố bịch và khát máu » đó là những từ ngữ báo công giáo La Croix dùng để nói về ông Kadhafi trong một bức chân dung dài chiếm trọn một trang báo.
Le Figaro đi sâu hơn vào tham vọng chính trị của Kadhafi : thất bại trong giấc mơ trở thành một vị vua trị vì trên thế giới Ả Rập, cựu lãnh đạo Libya đã quay lưng lại hẳn với khu vực này để tự khẳng định mình là một đứa con của châu Phi để có thể mở rộng bờ cõi trên châu lục này. Ông từng ôm ấp giấc mộng sáng lập ra « Liên bang Thống nhất Châu Phi » đó sẽ là một đất nước riêng biệt với một đơn vị tiền tệ riêng biệt, một đội quân và một vị tổng thống riêng biệt.
Nhưng dưới lớp vỏ của một nhà độc tài « lố bịch » và « dị hợm » đó, ông Kadhafi trước hết là một « doanh nhân » tài ba, và mặc cả rất giỏi để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Với Thủ tướng Ý, Berlusconi chẳng hạn Kadhafi đã đồng ý để cho tập đoàn dầu khí ENI vào khai thác. Đổi lại Ý đã chấp nhận xây dựng cả một hệ thống xa lộ dài 1.200 km cho Libya bọc quanh bờ biển. Lại cũng lãnh tụ Libya đã đòi bằng được Pháp và Mỹ bán tên lửa cho Tripoli với lý do để giúp Libya ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp pháp từ châu Phi tràn sang châu Âu.

Obama nói về cái chết Gadhafi và Mùa xuân Ảrập

Tổng thống Barack Obama cho rằng 20/10 là ngày lịch sử của Libya, còn Ngoại trưởng Hillary Clinton thốt lên ngạc nhiên khi nghe tin về cái chết của Moammar Gadhafi.

Tổng thống Obama phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng về cái chết của Gadhafi. Ảnh: AFP
Tổng thống Obama phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng về cái chết của Gadhafi. Ảnh: AFP
"Đây là một ngày quan trọng trong lịch sử của Libya. Bóng tối chuyên quyền đã bị xóa bỏ", AFP dẫn lời ông Obama. "Với triển vọng to lớn ở phía trước, người dân Libya lúc này có trách nhiệm hết sức lớn lao: xây dựng một đất nước dân chủ và khoan dung, đối lập với nền độc tài của Gadhafi".
Tổng thống Mỹ không quên nhắc về vai trò của nước Mỹ trong chiến dịch Libya. "Chúng tôi là làm đúng điều mà chúng tôi nói rằng sẽ làm tại Libya", ông Obama nói gặp Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng. "Nó cho thấy khả năng của chúng tôi khi cùng làm việc trong một cộng đồng quốc tế. Nước Mỹ rõ ràng sở hữu những năng lực riêng có, và chúng tôi tự hào vì sự lãnh đạo mà chúng tôi đã thể hiện. Tôi tự hào về những gì nước Mỹ đã làm được trong chiến dịch tại Libya".
Ông chủ Nhà Trắng cũng nhân cái chết của đại tá Gadhafi để cảnh báo các chế độ Ảrập ở Bắc Phi và Trung Đông, trong bối cảnh làn sóng cách mạng Mùa xuân Ảrập vẫn đang gây ảnh hưởng lớn tại một số nước ở khu vực này. Ông Obama không đề cập cụ thể tới một cái tên hay một quốc gia nào, nhưng lời phát biểu của ông được cho là sự thể hiện quan điểm rõ ràng đối với Syria hay Iran.
Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo rằng dù chế độ Gadhafi đã hoàn toàn sụp đổ, nhưng Libya vẫn phải đối mặt với một con đường dài và đầy cam go để hướng tới một nền dân chủ, với rất nhiều ngày khó khăn ở phía trước.
Ông Obama tỏ ra khá bình thản khi đón nhận tin tức về cái chết của Gadhafi, nhưng Ngoại trưởng Clinton lại rất ngạc nhiên khi được nghe về thông tin này. Trong lúc đang chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn ở thủ đô Kabul của Afghanistan, bà Clinton được trợ lý Huma Abedin chuyển cho một chiếc điện thoại BlackBerry có hiển thị tin tức về cái chết của cựu lãnh đạo Libya. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó đã thốt lên đầy kinh ngạc.
Bà Clinton hôm 18/10 ghé qua thủ đô Tripoli của Libya vài giờ, trong một chuyến thăm không báo trước. Khi đó, ngoại trưởng Mỹ bày tỏ hy vọng rằng ông Gadhafi sẽ sớm bị bắt hoặc bị tiêu diệt. Vì thế, khi được biết tin viên đại tá 69 tuổi đã chết ngày hôm qua, bà Clinton tỏ ra ngạc nhiên và thận trọng.
Mỹ là nước tham gia chiến dịch không kích các mục tiêu tại Libya từ những ngày đầu tiên, nhưng sau đó giao lại vai trò chỉ huy cho các đồng minh NATO là Anh và Pháp. Quân đội Mỹ tiếp tục duy trì vai trò hỗ trợ các đợt không kích nhằm triệt tiêu khả năng phòng thủ của lực lượng trung thành với Gadhafi.

TT.Obama nói về sự kiện Gaddafi bị giết

Phạm Nguyên Trường
Xin chào tất cả mọi người. Hôm nay chính phủ Libya tuyên bố rằng Muammar Gaddafi đã chết. Điều này đánh dấu chấm hết cho một chương đầy đau khổ và kéo dài của nhân dân Libya. Hiện nay người dân nước này đang có cơ hội quyết định số phận của mình trong một nước Libya mới và dân chủ.
Chế độ của Gaddafi đã cai trị nhân dân Libya bằng bàn tay sắt trong suốt bốn mươi hai năm qua. Những quyền làm người căn bản bị phủ nhận. Những người công dân vô tội bị cầm tù, bị tra tấn và bị giết hại. Và của cải của Libya đã bị lãng phí. Tiềm năng to lớn của nhân dân Libya đã bị ngăn chặn, khủng bố được dùng làm vũ khí chính trị.
Hôm nay chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng chế độ của Gaddafi đã cáo chung. Những thành trì cuối cùng của chế độ đã thất thủ. Chính phủ mới đang củng cố quyền kiểm soát đất nước. Và một trong những nhà độc tài nắm quyền lâu nhất đã không còn.
Một năm trước đây khái niệm về nước Libya tự do có vẻ như là khái niệm bất khả thi. Nhưng nhân dân Libya đã vùng lên và đòi quyền của mình. Và khi Gaddafi và lực lượng của ông ta bắt đầu tiến từ thành phố này sang thành phố khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác để truy sát đàn ông, đàn bà và trẻ con thì thế giới không chịu khoanh tay đứng nhìn nữa.
Đứng trước khả năng xảy ra những vụ đàn áp rộng khắp – và lời kêu cứu của nhân dân Libya – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và bạn bè, đồng minh của chúng ta đã ngăn chặn bước tiến của lực lượng của Gaddafi. Liên minh bao gồm Hoa Kỳ, NATO và các nước Arab đã kiên trì hành động trong suốt mùa hè nhằm bảo vệ thường dân Libya. Trong khi đó những người Libya dũng cảm đã chiến đấu cho tương lai của chính họ và đã đánh cho chế độ gãy xương sống.
Cho nên đây là một ngày trọng đại trong lịch sử Libya. Bóng tối chuyên quyền đã bị xoá bỏ. Và cùng với triển vọng to lớn ở phía trước, nhân dân Libya có trách nhiệm vô cùng nặng nề – đấy là xây dựng một nước Libya dân chủ, khoan dung, đối lập hoàn toàn với chế độ độc tài của Gaddafi. Chúng ta đang chờ đợi lời công bố về công cuộc giải phóng đất nước, về việc thành lập chính phủ chuyển tiếp và tiến đến những cuộc bầu cử tự do và công bằng đầu tiên. Và chúng ta kêu gọi những người
bạn ở Libya tiếp tục làm việc với cộng đồng quốc tế để bảo đảm an toàn cho những vật tư nguy hiểm và tôn trọng quyền con người của tất cả người dân Libya – kể cả những người đang bị bắt giữ.
Chúng ta không ảo tưởng — Libya sẽ đi một chặng đường dài và quanh co trước khi đến được một nền dân chủ đầy đủ. Phía trước sẽ là những ngày khó khăn. Nhưng Hoa Kỳ, cùng với cộng đồng quốc tế, sẽ làm hết sức mình vì nhân dân Libya. Các bạn đã giành chiến thắng trong cuộc cách mạng của mình. Và giờ đây chúng tôi sẽ là đối tác của các bạn trong khi các bạn rèn đúc tương lai, một tương lai cung cấp cho người dân phẩm giá, tự do và cơ hội.
Đối với khu vực này, những sự kiện ngày hôm nay chứng minh rằng những
chế độ cai trị bằng bàn tay sắt chắc chắn sẽ đến ngày cáo chung. Trên
khắp thế giới Arab người dân đang vùng lên đòi quyền của mình. Các bạn
đang đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ cho các chế độ độc tài. Và những
nhà lãnh đạo tìm cách phủ nhận phẩm giá của con người sẽ không thể
thành công.
Còn chúng ta, những người đang ở Mỹ, hôm nay chúng ta tưởng nhớ tới tất cả những người Mỹ đã chết dưới bàn tay đàn áp của Gaddafi. Gia đình của họ và bạn bè của họ nằm trong tâm tưởng của chúng ta và trong lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta nhớ lại nụ cười tươi sáng của họ, cuộc đời khác thường của họ và cái chết đầy bi kịch của họ. Chúng ta biết rằng không gì có thể chữa lành vết thương mất mát của họ, nhưng cả dân tộc chúng ta đứng bên cạnh họ.
Trong gần 8 tháng qua nhiều người Mỹ đã thể hiện những cống hiến phi thường trong việc ủng hộ những cố gắng của chúng ta nhằm bảo vệ người dân Libya và tạo điều kiện cho họ tìm lấy cơ hội quyết định số phận của chính mình. Những nhà ngoại giao tài ba của chúng ta đã giúp dẫn dắt một sự đáp trả vô tiền khoáng hậu trên bình diện toàn cầu. Những người phi công dũng cảm của chúng ta đã bay qua bầu trời Libya, các thủy thủ của chúng ta đã hỗ trợ bên ngoài bờ biển Libya và bộ chỉ huy của chúng ta ở NATO đã giúp lãnh đạo liên minh của chúng ta. Không đưa
một quân nhân Mỹ nào lên mặt đất, nhưng chúng ta đã đạt được mục tiêu và sứ mệnh của NATO sẽ chấm dứt trong nay mai.
Điều này diễn ra đúng vào lúc chúng ta chứng kiến khả năng lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới. Chúng ta đã tiêu diệt hết bọn đầu sỏ của al-Qaeda, chúng ta đã đưa chúng vào con đường diệt vong. Chúng ta đang làm thay đổi cục diện cuộc chiến ở Iraq và đã bắt đầu có chuyển biến ở Afghanistan. Và bây giờ, trong khi làm việc với bạn bè và đồng minh ở Libya, chúng ta đã chứng tỏ cho mọi người thấy trong thế kỉ XXI hành động tập thể có thể mang lại điều gì.
Dĩ nhiên là, trên tất cả, ngày hôm nay thuộc về nhân dân Libya. Đây là thời khắc để họ tưởng nhớ tất cả những người đã bị đọa đày và bị giết dưới bàn tay của Gaddafi, và hướng tới triển vọng của một ngày mới. Và tôi biết là nhân dân Mỹ chúc nhân dân Libya những điều tốt đẹp nhất trong những ngày, những tuần, những tháng và những năm, đầy thách thức nhưng cũng tràn đầy hi vọng, sắp tới.
Xin cám ơn rất nhiều.
P.N.T. dịch từ manila-paper.net

NATO sắp “hạ màn” chiến dịch không kích Libya
NATO dự kiến sẽ tuyên bố chấm dứt chiến dịch kéo dài 7 tháng qua tại Libya trong những giờ tới, giữa lúc chính phủ lâm thời của Libya cũng chuẩn bị thông báo giải phóng hoàn toàn đất nước.

(Ảnh minh họa các máy bay chiến đấu)
Các động thái trên diễn ra 1 ngày sau khi nhà cựu lãnh đạo Gadhafi đã bị giết chết tại thành phố Sirte và thành trì cuối cùng này của phe trung thành với ông Gadhafi bị sụp đổ hôm 20/10.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói cái chết của Đại tá Gadhafi có nghĩa là sự can thiệp quân sự của NATO đã đi đến hồi kết.
Trong khi đó, Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) dự kiến sẽ chính thức tuyên bố giải phóng hoàn toàn Libya vào ngày mai, 22/10 tại thành phố Benghazi.
Các đại diện của 28 quốc gia thành viên NATO ngày 21/10 nhóm tại Bỉ để quyết định về việc khi nào và làm thế nào để kết thúc chiến dịch không kích tại Libya.
Các quan chức của NATO trước đó nói rằng họ dự đoán chiến dịch không kịch sẽ kết thúc trong nay mai, nhưng NATO có thể cũng quyết định tiếp tục bay tuần tra trên bầu trời Libya thêm vài ngày nữa cho tới khi tình hình an ninh trên bộ ổn định. Quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào Uỷ ban quyân sự, cơ quan quân sự cao nhất của NATO.
Chiến dịch không kích của NATO kéo dài 7 tháng được tiến hành theo một nghị quyết của Liên hợp quốc nhằm thực thi lệnh cấm bay trên bầu trời Libya để bảo vệ các dân thường.
Trong suốt chiến dịch, NATO đã tiến hành khoảng 26.000 lần xuất kích và gần 10.000 sứ mệnh tấn công.
Đại tá Gadhafi, người lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 1969, đã bị lật đổ khỏi quyền lực hồi tháng 8 sau khi Tripoli thất thủ. Ông Gadhafi đã bị phát hiện khi đang ẩn náu tại thành phố Sirte cùng 2 con trai Mutassim và Saif al-Islam.

Ông Gadhafi và con trai Mutassim đã bị giết chết, nhưng các thông tin về Saif còn nhiều mâu thuẫn.
Hôm nay, có nguồn tin nói Saif đã chạy theo hướng nam về phía quốc gia láng giềng Niger.

Miệng cống nơi ông Gadhafi và một số người trung thành với mình bị bắt vào ngày 20/10. Cống thoát nước nằm bên dưới một tuyến đường cao tốc, gần Sirte.




Thi thể của những người được cho là bảo vệ cho ông Gadhafi cạnh cống nước.




Thủ tướng lâm thời Libya Jibril cho biết, khi bị bắt ông Gadhafi chưa bị thương. Ông cũng mang súng song không hề kháng cự.


 
Cũng theo ông Jibril, ông Gadhafi đã bị bắn trúng tay phải khi nổ ra đọ súng giữa các binh sỹ của lực lượng chuyển tiếp quốc gia và những người ủng hộ ông.
Vụ đọ súng diễn ra khi ông Gadhafi bị những người bắt giữ đưa lên xe để tới Misrata.
 

Ông Gadhafi tiếp tục bị trúng đạn ở đầu khi xe đã chạy. Ảnh ông Gadhafi nằm trên xe trên đường từ Sirte tới Misrata.

Ông Gadhafi đã chết trước khi tới được bệnh viện.

Thi thể của ông Gadhafi trong một ngôi nhà ở Misrata.

Ngoài ông Gadhafi, nhiều người khác cũng đã bị bắt giữ.

Chiến địa cuối cùng của Gadhafi


Được sinh ra tại Sirte năm 1942, đại tá Muammar Gadhafi hôm 20/10 qua đời tại chính thành phố này sau khi bị lực lượng nổi dậy bắt.


Bản đồ thành phố Sirte, nơi đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của chế độ Gadhafi. Đồ họa: Google
Bản đồ thành phố Sirte, nơi đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn của chế độ Gadhafi. Đồ họa: Google

Binh sĩ NTC tìm thấy đường ống bê tông, nơi ông Gadhafi được tìm thấy. Ngay bên cạnh đó là xác của một người thuộc phe trung thành với nhà lãnh đạo bị lật đổ. Ảnh: AFP
Binh sĩ NTC phát hiện đường ống bê tông, nơi ông Gadhafi được tìm thấy. Ngay bên cạnh đó là xác của một người thuộc phe trung thành với nhà lãnh đạo bị lật đổ. Ảnh: AFP

Các binh sĩ NTC chiếm được Sirte hôm qua và nhanh chóng phát hiện nơi ẩn náu cuối cùng của ông Gadhafi. Ảnh: AFP
Các binh sĩ NTC chiếm được Sirte hôm qua và nhanh chóng phát hiện nơi ẩn náu cuối cùng của ông Gadhafi. Ảnh: AFP
Hiện vẫn còn nhiều thông tin trái ngược về cái chết của ông Gadhafi. Trong đó, thông tin được nhắc tới nhiều nhất cho hay đại tá 69 tuổi bị bắn vào bụng lúc 12h30 theo giờ địa phương bằng một khẩu súng 9 mm. Gadhafi còn sống khi bị bắt, nhưng qua đời không lâu sau đó. Ảnh: AF
Hiện vẫn còn nhiều thông tin trái ngược về cái chết của ông Gadhafi. Trong đó, thông tin được nhắc tới nhiều nhất cho hay đại tá 69 tuổi bị bắn vào bụng lúc 12h30 theo giờ địa phương bằng một khẩu súng 9 mm. Gadhafi còn sống khi bị bắt, nhưng qua đời không lâu sau đó. Ảnh: AFP
Người thuộc phe NTC cầm khẩu súng vàng mà họ lấy được từ tay Gadhafi khi bắt viên đại tá trong đường ống bê tông. Ảnh: AFP
Người thuộc phe NTC cầm khẩu súng mạ vàng mà họ lấy được từ tay Gadhafi khi bắt viên đại tá trong đường ống bê tông. Chàng thanh niên mặc áo xanh tên là Mohammed El Bibi. Năm nay 18 tuổi, Bibi có thể sẽ được nhận 2 triệu USD tiền thưởng vì là người hạ được Gadhafi. Ảnh: AFP
NTC cho hay con trai Mutassim của Gadhafi được tìm thấy đã chết tại Sirte, cùng với
NTC cho hay con trai Mutassim của Gadhafi được tìm thấy đã chết tại Sirte, cùng với cựu bộ trưởng quốc phòng chế độ cũ ở Libya, Abu Bakr Yunis. Thi thể của hai người này đều được đưa lên xe cứu thương để đưa về Misrata, giống như thi thể của ông Gadhafi. Ảnh: AP
Sinh ra ở Sirte, Gadhafi cuối cùng qua đời tại chính thành phố quê hương. Ảnh: AFP
Sinh ra ở Sirte, Gadhafi cuối cùng qua đời tại chính thành phố quê hương. Ảnh: AFP



Binh sỹ “khoe” khẩu súng vàng của ông Gadhafi

- Nhiều giờ sau khi ông Gadhafi bị bắn chết ở gần thành phố Sirte, các binh sỹ của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia đã nhảy múa, bắn súng ăn mừng và “khoe” một khẩu súng lục bằng vàng mà họ cho biết lấy của ông Gadhafi.

Chiến binh trẻ Libya tuyên bố đã bắt và bắn chết ông Gadhafi
- Một chiến binh trẻ của lực lượng chính quyền mới tại Libya hôm qua đã đăng tải một đoạn video lên mạng, trong đó anh tuyên bố anh chính là người đã bắt được cựu lãnh đạo Gadhafi và đã bắn ông hai phát, làm ông tử thương.

Ureibi trong đoạn video đăng tải trên mạng.
 
Tuyên bố trên là của chàng trai trẻ 22 tuổi Sanad al-Sadek al-Ureibi, đến từ Benghazi. Tuyên bố làm gia tăng nghi ngờ ngày càng lớn xung quanh nguyên nhân cái chết của ông Gadhafi.

Tuyên bố trái ngược hoàn toàn với thông tin của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) đang cầm quyền ở Libya. NTC cho hay ông Gadhafi đã bị bắn vào đầu khi ở trong “làn đạn” giao tranh giữa những người ủng hộ ông và các binh sỹ thuộc của chính quyền mới, sau khi ông bị bắt.

Trong đoạn video, Ureibi, được cho là sinh năm 1989, được nhiều người phỏng vấn. Trong số đó có một số mặc quân phục đang chúc mừng anh.

Họ còn đưa ra trước máy quay một chiếc nhẫn vàng và chiếc áo khoác dính đầy máu được cho là của ông Gadhafi. Chiếc nhẫn khắc tên người vợ thứ hai của ông, Safia, cùng ngày 10/9/1970, tức ngày cưới của họ.

“Tôi đã bắn hai viên đạn vào ông ta, một trúng dưới nách, một trúng đầu. Ông ấy không chết ngay. Phải mất nửa giờ”, anh cho biết.
 
Chiếc nhẫn được cho là nhẫn cưới của ông Gadhafi.
Anh cho biết khi bị tách khỏi đồng đội thuộc lữ đoàn của mình ở Benghazi anh đã quyết định gia nhập với các binh sỹ ở Misrata khi lực lượng chính quyền mới mở cuộc tấn công vào Sirte, quê hương ông Gadhafi.

“Chúng tôi tình cờ chạm trán Gadhafi trên một con phố, khi ông ấy đang đi cùng với một số em nhỏ, bé gái. Ông ấy độ mũ. Chúng tôi nhận ra tóc của ông ấy và một binh sỹ từ Misrata nói với tôi. “Đó là Gadhafi, hãy bắt ông ấy”.

Ureibi cho biết anh đã nắm chặt tay ông Gadhafi để khống chế cựu lãnh đạo Libya. Khi đó ông Gadhafi mang theo một khẩu súng lục vàng.

“Tôi đã chộp lấy ông ấy. Ông ấy nói với tôi “con như con trai ta”… “ta như cha con”. Rồi sau đó tôi túm tóc ông ấy, ghì ông ấy xuống đất”.

Ureibi cho biết muốn đưa Gadhafi tới Benghazi, nhưng khi các binh sỹ Misrata khăng khăng muốn đưa nhà lãnh đạo bị lật đổ trở lại thành phố của họ, anh đã quyết định nổ súng và bắn ông Gadhafi hai phát.

Anh cho biết binh sỹ Misrata đã tịch thu khẩu súng và dọa giết anh nếu anh trở lại thành phố lớn thứ ba của Libya.Lời kể của tay súng đã bắn hạ Gaddafi
TTO - AFP đưa tin trong một đoạn video đăng trên mạng, một binh sĩ trẻ đã tuyên bố bắt và giết Gaddafi bằng hai phát đạn.
Ureibi - người đã nhận giết Gaddafi - Ảnh từ video

Xem video

Chiến binh này sinh năm 1989, tên là Sanad al-Sadek al-Ureibi.
Trong đoạn clip, Ureibi đang được một nhóm người - trong đó có một số mặc quân phục - hỏi han và chúc mừng. Họ khoe ra một chiếc nhẫn vàng và một áo khoác vấy máu được cho là của Gaddafi.
Chiếc nhẫn vàng có khắc tên của vợ thứ hai của Gaddafi là Safia và ngày cưới của họ 10-9-1970.
“Tôi bắn ông ta hai phát, một dưới nách, một vào đầu. Ông ta không chết ngay đâu. Phải nửa tiếng sau mới chết” - Ureibi nói trong đoạn video.
Ureibi cho hay đã bị lạc khỏi các thành viên của lữ đoàn ở Benghazi và quyết định tham gia vào nhóm lính ở Misrata khi lực lượng vũ trang của chính quyền mới ở Libya tấn công Sirte - quê hương ông Gaddafi.
“Chúng tôi đi ngang qua Gaddafi trên một con phố khi ông ta đang đi cùng một số trẻ em và các cô gái. Ông ta đội mũ nhưng chúng tôi nhận ra tóc của ông ấy. Một người lính khác đã nói với tôi: Chính là Gaddafi. Hãy bắt lấy ông ta”.
Ureibi cho hay Gaddafi lúc đó đang mang một khẩu súng lục màu vàng. Anh ta tóm lấy cánh tay Gaddafi và đập xuống.
“Ông ấy nói với tôi: Cậu giống như con trai của tôi. Tôi lại đập ông ta cái nữa. Ông ấy nói: Tôi cũng giống như cha anh vậy. Thế là tôi túm lấy tóc ông ta và vật ông ta xuống đất”, Ureibi kể.
Người lính này nói anh ta muốn đưa Gaddafi về Benghazi nhưng các binh sĩ Misrata muốn đưa cựu lãnh đạo Libya về thành phố của họ nên anh quyết định nổ súng giết Gaddafi.
Ureibi cho biết các binh sĩ Misrata đã tước súng của anh và đe dọa giết anh nếu anh ta trở về Benghazi




Khẩu súng vàng được cho là của ông Gadhafi.




Sau khi ông Gadhafi bị bắt giữ, các binh sỹ của chính quyền mới đã ăn mừng trên đường phố thủ đô Tripoli.


Dân Libya xuống đường mừng chiến thắng

(TNO) Trước thông tin về cái chết của ông Gaddafi được Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) tuyên bố, người dân Libya đã đổ ra đường mừng chiến thắng.

Người dân Libya hân hoan đổ ra đường sau khi thông tin cái chết của ông Gaddafi được loan báo - Ảnh: Reuters

Ảnh: AFP

Ăn mừng tại Quảng trường Martyrs ở thủ đô Tripoli - Ảnh: Reuters

Ảnh: AFP

Ảnh: Reuters

Quốc kỳ Libya tràn ngập các ngõ phố - Ảnh: Reuters

Ảnh: AFP

Ảnh: Reuters

Binh lính của NTC biểu dương chiến thắng tại Sirte... - Ảnh: AFP

Và tại Quảng trường Martyrs ở Tripoli - Ảnh: AFP
 
Thông tin về cái chết của ông Gaddafi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng - Ảnh: AFP

Niềm vui sướng của người dân Libya trước Đại sứ quán Libya tại London (Anh) khi nghe tin Gaddafi chết - Ảnh: AFP

Tại Manchester (Anh), những người dân Libya cũng ăn mừng chiến thắng của NTC - Ảnh: Reuters
 
Một người cha cõng con cầm cờ Libya diễu hành trước Nhà Trắng (Washington, Mỹ) - Ảnh: Reuters

Các thành viên chạy trốn của gia đình Gadhafi

 - Trong khi ông Gadhafi và một người con trai khác bị giết chết hôm qua, vài thành viên của gia đình ông Gadhafi đã kịp chạy sang các nước láng giềng để ẩn náu.



Safiya Gadhafi, trong độ tuổi 60, vợ thứ 2 của ông Gadhafi, đã cùng vài người con đã chạy khỏi Libya sang Algeria hồi tháng 8. Bà Safiya gặp ông Gadhafi năm 1969 và họ đã kết hôn được 40 năm. Cặp đôi có 8 người con đẻ và nhận thêm 2 con nuôi, 1 trai, một gái.
Mohjammed, người con duy nhất của ông Gadhafi với người vợ đầu, đã chạy sang Algeria sau khi thủ đô Tripoli thất thủ. Mohjammed từng là chủ tịch Uỷ ban Olympic Libya và chủ tịch một công ty lớn về truyền thông.
Saif al-Islam, 39 tuổi, con cả của ông Gadhafi với người vợ thứ 2, từng được xem là nhân vật tiềm năng sẽ kế vị cha. Chưa rõ thông tin chính xác về Saif nhưng một số nguồn tin nói Saif đã bị thương và bị các lực lượng chính phủ lâm thời bắt giữ.
Saadi Gadhafi, 38 tuổi, đã chạy sang Algeria hồi tháng 8. Anh này từng là một cầu thủ bóng đá.



Hannibal, 36 tuổi, từng điều hành Công ty vận tải biển quốc gia của Libya nhưng đã chạy sang Algeria hồi tháng 8.

Aisha Gadhafi, 34 tuổi, con gái ruột duy nhất của ông Gadhafi. Cô này xinh đẹp nổi tiếng và được mệnh danh là Claudia Schiffer của Bắc Phi. Aisha đã chạy sang Algeria cùng mẹ và các anh trai. Vài ngày sau đó có tin Aisha đã sinh con gái.
Hana, trong độ tuổi 20, là con gái nuôi của ông Gadhafi. Trước đây, ông Gadhafi nói rằng Hana đã chết trong một cuộc không kích của Mỹ năm 1986. Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định cô vẫn sống và đã trở thành một bác sĩ.



cuộc sống của ông Gadhafi

(Dân trí) - Giàu có, xa hoa và kiên cố là những gì được cảm nhận khi "dạo" một vòng quanh những ngôi nhà ông Gadhafi, người nắm quyền ở Libya gần 42 năm, và các con ông đã sống. Họ còn chuẩn bị trước lối thoát trong trường hợp gặp hoạn nạn.




Một chiếc ghế sofa bằng vàng với tượng của Aisha, cô con gái duy nhất của ông Gadhafi, bên trong nhà cô ở Tripoli.
Một chiếc đĩa bằng vàng thật có hình nổi của Aisha tại nhà của cô.
Khung ảnh bên trong nhà của Aisha Gadhafi.

Bể bơi bên trong ngôi nhà của Aisha Gadhafi, trong quận Bin Ashou, sau khi lực lượng chính quyền mới kiểm soát Tripoli. Ảnh chụp hồi cuối tháng 8.
Quần áo bên trong nhà Aisha.
Một căn phòng trong nhà của Aisha.

Ảnh ông Gadhafi cùng con trai Seif al Islam và vợ Safia tại nhà của một người con trai khác của ông, Hannibal, ở Tripoli.

Một người Libya cầm tấm bằng danh dự của một câu lạc bộ bóng đá trao cho Seif al Islam Gadhafi, bên trong căn nhà của Hannibal Gadhafi.


Cầu thang bê tông dẫn đến một đường hầm bên trong nhà của người con trai Hannibal Gadhafi tại Tripoli, ngày 30/8.

Đồng phục lính thủy đánh bộ của người con trai Hannibal Gadhafi được tìm thấy trong nhà ông ở Tripoli ngày 30/8.
Một phòng  ngủ bên trong nhà của Hannibal Gadhafi
Chiếc xe bọc thép tại nhà của Hannibal Gadhafi
Bể bơi trong nhà của Hannibal Gadhafi.
Ảnh của Hannibal Gadhafi bên trong nhà anh.

Phòng ngủ của cựu lãnh đạo Gadhafi trên chiếc phi cơ riêng của ông ở sân bay quốc tế Tripoli, ngày 28/8.




Bể bơi trước ngôi nhà nông trang của ông Gadhafi ở thị trấn Abu Grein, tây Sirte. Sirte là thành phố quê hương ông.



Phía trước ngôi nhà nông trang ở Abu Grein.




Các binh sỹ của chính quyền mới ngồi trên chiếc giường bên trong ngôi nhà nông trang của ông Gadhafi tại Abu Grein.

Một phòng bên trong ngôi nhà nông trang.


Bục phát biểu tại "đại bản doanh" của ông Gadhafi tại Tripoli.


Ngôi nhà nông trang của ông Gadhafi, cách nam thủ đô Tripoli khoảng 15km.


Cảnh đổ vỡ bên trong một ngôi nhà tại đại bản doanh Bab al-Aziziya của ông Gadhafi sau khi Tripoli sụp đổ vào cuối tháng 8.

Một phòng ngủ bị phá hủy bên trong trụ sở riêng của ông Gadhafi tại sân bay Benghazi tháng 3/2011.

Cuộc đời Gadhafi qua ảnh


Tự xưng là "vua của các ông vua châu Phi", "thủ lĩnh của các nhà lãnh đạo Ảrập", từ khi lên nắm quyền cách đây 42 năm, Moammar Gadhafi vẫn là một trong những lãnh đạo gây tranh cãi nhất thế giới.


Năm 1969, vị đại úy 27 tuổi Moammar Gadhafi lật đổ vua Libya trong một cuộc chính biến không đổ máu. Ông ta tự phong hàm đại tá và tuyên bố Libya là một quốc gia theo chủ nghĩa xã hội. Theo ông ta, Libya là một nền dân chủ song lời nói của ông ta là luật.

Gadhafi tuyên bố bản thân là "vua của các vị vua" châu Phi, "lãnh đạo của thế giới Ảrập" và phản đối chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên về sau này, năm 2009, Gadhafi lại ký một thỏa thuận hợp tác với nước từng đô hộ Libya - Italy.

Sau khi giành quyền lực, Gadhafi không tự phong danh hiệu tướng lĩnh mà chỉ nhận làm đại tá. Ông ta lý luận rằng một quốc gia được điều hành bởi tập hợp ý chí của dân chúng như Libya không cần một vị tướng làm thủ lĩnh.
Phương pháp tiếp cận chính trị của Libya là lập nên một thể chế dân chủ trực tiếp ở Libya - một điều mà những người phản đối cho rằng không thể thực hiện trong một quốc gia thuộc thế giới thứ ba có 3 triệu người nằm trên diện tích 1,7 triệu km vuông. Nó chỉ là tấm màn che cho chủ nghĩa độc tài của ông này, giới phân tích nói.
Yasser Arafat, tổng thống đầu tiên của Palestine, gặp Gadhafi năm 1996. Quan hệ giữa Gadhafi và các quốc gia Ả rập khá êm đẹp. "Tôi không thể thừa nhận nước Palestine hay Israel", ông này từng nói. "Người Palestine là những kẻ ngốc, còn người Israel cũng là những gã khờ". Tháng 1/2009, ông ta viết rằng ông ta ủng hộ giải pháp một quốc gia để giải quyết xung đột Israel-Palestine.
Một cảnh sát đứng cạnh khoang lái của chiếc máy bay Pan Am 103 phát nổ trên bầu trời Lockerbie, Scotland, làm chết 270 người trên khoang. Chỉ một nghi phạm bị kết án tù vì vụ đánh bom này. Đây là cựu điệp viên của lực lượng tình báo Libya. Nhiều người cho rằng chính phủ của Gadhafi đứng sau vụ Pan Am 103 và vụ đánh bom một hộp đêm Berlin năm 1986 nhằm trả đũa cho hoạt động của Hải quân Mỹ ở vịnh Sidra.
Năm 2001, Gadhafi tuyên bố rằng bản án đối với cựu điệp viên Libya trong vụ Pan Am 103 là một trò đùa và trái với công lý. Sau đó, năm 2003, chính phủ Libya chính thức thừa nhận đứng đằng sau vụ đánh bom và năm 2008 đã trả nhiều triệu USD cho gia đình các nạn nhân của vụ Pan Am 103, vụ đánh bom ở Berlin và một số vụ khủng bố khác.
Năm 1990, Nelson Madela và Gadhafi ở Tripoli. Mandela từng nói rằng Libya và Gadhafi từng kêu gọi việc thả ông ra khỏi nhà tù của chế độ phân biệt chủng tộc từ lâu trước khi các nền dân chủ phương Tây lên tiếng. Chính Mandela đã thuyết phục Gadhafi đưa những nghi phạm vụ đánh bom Pan Am 103 ra tòa án quốc tế.
Gadhafi được bảo vệ bởi một nhóm các nữ binh sĩ và từ lâu kêu gọi giải phóng phụ nữ khắp thế giới. "Phải có một cuộc cách mạng toàn cầu nhằm chấm dứt những thứ ngăn cản phụ nữ thực hiện những vai trò tự nhiên của họ và cả thực hiện những nhiệm vụ của đàn ông để có thể bình đẳng về quyền lợi", ông lập luận.
Gadhafi bắt tay với người đứng đầu ủy ban châu Âu Romani Prodi ở Bỉ năm 2004. Ông thường xuyên công du với 40-50 cận vệ nữ mặc đồng phục.

Cuộc đời Gadhafi

Một trong những dinh thự của Gadhafi ở Tripoli bị hư hại trong một cuộc không kích bởi Mỹ năm 1986. Dấu tích của bom đạn vẫn còn hiển hiện trong bức ảnh chụp năm 2004. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ra lệnh không kích sau khi có bằng chứng cho thấy Libya tham gia vào vụ đánh bom ở Berlin, nhằm vào binh sĩ Mỹ. Sau vụ đánh bom Berlin, Libya bị cô lập về kinh tế và ngoại giao trong suốt một thập kỷ.
Năm 1979, nhà văn Italy Oriana Fallaci tiến hành một cuộc phỏng vấn nổi tiếng với Gadhafi, trong đó, bà đặt câu hỏi về sự ủng hộ của ông ta với những nhà độc tài như Idi Amin, ở Uganda. Gadhafi trả lời rằng ông ta là một người bạn với Amin vì "Amin đã và đang chống Israel".
Gadhafi vạch ra triết lý chính trị trong Sách xanh, trong đó, ông ủng hộ một xã hội không dựa trên chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội và thể hiện ý chí của dân chúng. "Bạo lực và những thay đổi do bạo lực mang lại đều không phải là dân chủ dù nó là phản ứng trước điều kiện phi dân chủ trước đó. Vậy, giải pháp là gì? Giải pháp nằm ở chỗ người dân là công cụ của chính phủ".
Gadhafi tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi năm 2003. Gadhafi kêu gọi thành lập một Hợp chủng quốc châu Phi, một liên bang các quốc gia châu Phi. Trong cuốn Sách Xanh, ông ta dự đoán sự nổi lên của lục địa đen. "Một vòng mới của lịch sử sắp xảy ra, sự thống trị của người da vàng ở châu Á và phong trào thuộc địa hóa khắp toàn cầu của người da trắng sắp nhường bước cho sự trỗi dậy của người da đen".
Gadhafi gặp gỡ Tổng thống Italy Giorgio Bapolitano ở Rome tháng 1/2009. Trong những năm gần đây, Gadhafi liên tục xây dựng hình ảnh Libya là một quốc gia trung dung. Nhà lãnh đạo từng cực lực phản đối chủ nghĩa đế quốc giờ lại kết thân với Italy, từng đô hộ Libya.
Điệp viên bị kết án trong vụ Lockerbie và con trai của Gadhafi trở về Tripoli tháng 8/2009. Điệp viên này được Scotland thả sau khi đã bóc lịch 8 năm trong tù. Ông này, luôn bác cáo buộc thực hiện vụ đánh bom, được đón như người hùng khi trở về.
Gadhafi chờ cãc lãnh đạo Ả rập ở sân bay tại thành phố Sirte hồi tháng 3/2006. Phía sau ông ta là một trong những vệ sĩ nữ. "Tôi là một lãnh đạo quốc tế, thủ lĩnh của các lãnh đạo Ả rập, vua của các vị vua châu Phi, lãnh tụ của những con chiên Hồi giáo. Vị thế của tôi không cho phép tôi tự hạ thấp bản thân", Moammar Gadhafi nói năm 2009.


Tấm thảm lớn in hình Gadhafi bị xé làm đôi trên tay một binh sĩ của chính phủ mới. Ảnh: AP
Các binh sĩ của chính phủ mới đứng trên phần đầu của bức tượng mạ vàng chân dung Gadhafi, trong khu liên hợp Bab al-Aziziya, sau khi chiếm được Tripoli. Ảnh: AP
Chân dung Gadhafi được vẽ trên một bức tường ở Tripoli với dòng chữ: "Nhà lãnh đạo của chiến thắng và thử thách". Bức tường đã bị thủng lỗ chỗ vì đạn. Ảnh: AFP

Một góc Libya trước thời Gadhafi

Time vừa đăng một loạt ảnh của chủ một khách sạn ở thủ đô Tripoli hồi thập niên 60, cho thấy một phần hình ảnh đất nước Libya trước khi đại tá Moammar Gadhafi lên nắm quyền.


Những bức ảnh này do con trai của người chủ khách sạn Uaddan gửi cho Time.
Những bức ảnh này do con trai của một chủ khách sạn gửi cho tạp chí Time. Trong ảnh là một bữa tiệc năm mới ở khách sạn Uaddan.

Một trong những bữa tiệc hóa trang ở Uaddan.
Một trong những bữa tiệc hóa trang ở Uaddan. Những bức ảnh này được chụp trong thập niên 60. Đại tá Gadhafi tiến hành cuộc chính biến không đổ máu năm 1969, lật đổ nhà vua Libya và lên nắm quyền.

Tiệc hóa trang ở Uaddan.
Khách sạn Uaddan nhìn ra bờ biển ở Tripoli và là nơi tập trung nhiều "dân chơi" và tầng lớp thượng lưu.

Mohammed Nga, chủ khách sạn, tổ chức tiệc ở khách sạn của ông.
Mohammed Nga, chủ khách sạn, tổ chức tiệc ở khách sạn của ông.

Mohammed Nga chụp ảnh cùng chiếc xe hơi mua từ căn cứ quân sự Mỹ ở Tripoli.
Mohammed Nga chụp ảnh cùng chiếc xe hơi mua từ căn cứ quân sự Mỹ ở Tripoli.

Bể bơi ở Uaddan là trung tâm vui chơi cho tầng lớp thượng lưu ở Tripoli.
Bể bơi ở Uaddan là trung tâm vui chơi cho tầng lớp thượng lưu ở Tripoli.

Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không TWA (Mỹ) tới Libya.
Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không TWA, Mỹ, tới Libya.

Trạm đổ xăng của hãng Shell đầu tiên mà Mohammed Nga mở ở Tripoli.
Trạm đổ xăng của hãng Shell đầu tiên mà Mohammed Nga mở ở Tripoli.

Trung tâm thương mại chính ở trung tâm Tripoli được Italy xây dựng khi còn đô hộ nước này.
Trung tâm thương mại chính ở trung tâm Tripoli được Italy xây dựng khi còn đô hộ nước này. Italy chiếm Libya từ năm 1911 tới 1951.

Gia đình Mohammed Nga đi dã ngoại trên chiếc xe hơi.
Gia đình Mohammed Nga đi dã ngoại trên chiếc xe hơi.

Mohammed Nga chơi đùa cùng bạn bè ở sa mạc phía nam Tripoli.
Mohammed Nga chơi đùa cùng bạn bè ở sa mạc phía nam Tripoli.

Cổng vòm giữa Tripoli và Benghazi, sau này bị lực lượng của Gadhafi phá bỏ.
Cổng vòm giữa Tripoli và Benghazi, sau này bị lực lượng của Gadhafi phá bỏ.


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------