LTS Xin gởi đến quí vị bài viết Nhà Thơ Viên Linh về Cụ Lý Đông A được đăng trên báo Người Việt #9014 ngày 12-08-2010.
1- Cụ Lý Đông A chưa chết như những lời tuyên truyền của Việt gian Cộng Sản, LS Đinh Thạch Bích đã đầu hàng Cộng Sản là tự nguyện làm việc gian tuyên truyền trên paltalk là Cụ Lý Đông A bị người nhà của Đinh Thạch Bích bắn trúng tim tại Đồi Nga My -(xin xem bài LS ĐiNH THẠCH BÍCH : Đã Quá Nổ và Coi Thường Dư Luận - Triệu lan ).http://nhabaovietthuong.blogspot.com/ Có nguồn tin cho biết là việt gian bán nước Võ Nguyên Giáp cho người ra hải ngoại tìm tông tích cụ Lý Đông A.2- Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của Tập thơ Vô Đề hay gọi là thơ Hoa Địa Ngục. Nguyễn Chí Thiện soán đạt tập Thơ Vô Đề theo chỉ thị của Tập Đoàn Việt gian Cộng Sản và bè lũ tay sai nguyện làm việt gian ở hải ngoại để tiêu diệt tiềm lực đấu tranh và làm nhục VNCH trước công luận thế giới, làm giảm sức mạnh đấu tranh chống việt gian Cộng Sản , chống giặc Tàu xâm lược. Nguyễn Chí Thiện yêu cầu mọi người hãy gọi việt gian Cộng Sản là " hiền huynh", và Nguyễn chí Thiện, Trần Phong Vũ kết cấu với đặc công đỏ của Tàu trốn trong vỏ bọc Pháp Luân Công.
3- Cụ Lý Đông A có viễn kiến chính trị trước 60 năm và cảnh báo thế giới về tham vọng của Tàu : Tàu là đại địch, căm địch của thế giới. Xin đọc Huyết Hoa, viết năm 1944 ( ngày 8-8-4823 tuổi Việt) http://huyethoa.blogspot.com/
Audio Luu trữ
http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-VienLinhLyDongAVaChinhKhiViet971.wmv
Audio Tiểu Sử Thái Dịch Lý Đông A
http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-TieuSuThaiDichLyDongA372.wmv
Lý Ðông A và chính khí Việt
‘Muses,’ một tuyên ngôn cho người sáng tạo văn nghệ
Viên Linh
(Viết nhân đọc tin Hội Nhà Văn của Ðảng Cộng Sản họp ở Hà Nội, tháng 8, 2010)
Tiểu truyện Lý Ðông A (1920-1946?)
Với một nhân vật chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng sáu năm, từ 1940 tới 1946, rồi không còn tăm tích, trong một cuộc đời cũng ngắn ngủi: hai mươi sáu năm từ lúc lọt lòng mẹ tới khi ra khỏi cuộc nhân sinh, Lý Ðông A đã để lại sau bóng dáng tiên tri mông lung của mình một huyền thoại lớn. Từ một nho sinh mảnh mai năm 16 tuổi ở làng Yên Tập, tổng Yên Ðổ, Hà Nam, đến tay súng giữa trận tiền trên đồi Nga Mi, Ninh Bình, mái tóc xanh rũ xuống những pho kinh sử nơi Liễu Châu thư viện, và khuôn mặt đăm chiêu thi sĩ bên dòng Pắc Nậm, trên bến Ðà Giang. Huyền thoại của ông, đó là huyền thoại một thiên tài yểu mệnh, đó là huyền thoại một lý thuyết gia xuất chúng, và biệt tăm. Còn về các văn phẩm để lại, từ Huyết Hoa đến Ðạo Trường Ngâm, ông là một tác giả, một nhà thơ chính khí, và là nhà thơ chính khí hàm súc nhất của thập niên '40:
Chính khí Việt
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ,
Ta vỗ án hét thành ca chính khí.
Ðông thê thê như gió thổi u hồn,
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy
Thoát lăm le như dục người chọn lấy,
Năm nghìn năm làn máu bén dạt dào,
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy.
Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét.
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét,
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết.
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc,
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc,
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao,
Ðồng Ðống Ða xương người phơi man mác.
Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất,
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất,
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng,
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất.
(Lý Ðông A)
Lý Ðông A, hay Thái Dịch, hay X.Y., là bút hiệu. Hai chữ Ðông A là triết tự từ chữ Trần, vậy tên ông là Lý Trần, tên hai triều đại độc lập, tự chủ, hưng thịnh nhất trong lịch sử đất nước. Ông họ Nguyễn, tên thật có nhiều phần là Hữu Thanh, mặc dù có vài chỗ khác nói là Huy Thanh, Văn Thanh, hay Ngọc Thanh. (1)
Năm 1920 ra đời, chỉ được đi học hết tiểu học, năm 14 tuổi thi đậu Sơ học Pháp Việt, rồi ở nhà học chữ Nho với ông chú họ là ông Ðồ Ðạo. Sau được ông anh cả gửi lên Hà Nội, theo bậc trung học ở một trường tư thục, và vào chùa Quán Sứ nghe giảng kinh sách. Ở trường, học sinh Nguyễn Hữu Thanh không học theo chương trình, mà chỉ học những môn mình thích: như Sử học. Năm 1936: khai mở trí tuệ vượt bực (có người viết là được “linh quang thần nhập thể,” đọc rất nhanh, phát kiến hàm súc từ các văn bản thoáng qua mắt.
Năm 1940: khởi nghĩa thất bại ở Lạng Sơn. (2) Theo nguồn tin khác, rõ hơn, ông tham dự trận Lạng Sơn với Phục Quốc Quân, sau khi thất bại ông cùng một đám Phục Quốc Quân phiêu bạt sang Tàu rồi sinh hoạt với nhóm chiến sĩ quốc gia của cụ Nguyễn Hải Thần tại đây. Cụ đưa ông vào dạy tại trường quân sự Liễu Châu. Năm 1941-1942: nghiên cứu tại Thư viện Liễu Châu, bắt đầu soạn thảo Ðại Việt Duy Dân Ðại cương Thảo án Quốc sách Toàn pho. (3)
Lý Ðông A viết rất nhiều, đủ loại, những bài này phát tán cũng nhiều; không làm sao biết đích xác. Ngay nhân dáng ông cũng ít ai thấy, ngoài câu mô tả là “có dáng thư sinh nho nhã.” Ông thường ghi thời gian viết bài sau khi ký tên, và dùng Việt lịch, mà ông gọi là Tuổi Việt. Ví dụ dưới bài “Muses” mà sau này người ta dùng làm bài tựa cho thi phẩm Ðạo Trường Ngâm của ông, dưới tên ký X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A, ghi: 4823 Tuổi Việt, (1944). Ở nhiều bài khác chữ này viết tắt là TV. Năm 1943: sáng lập Ðảng Duy Dân, tự lãnh chức Thư Ký Trưởng. Tháng 9 năm 1945: có mặt trong vụ “vỡ lở Nga My.” (Chữ của nhà xuất bản Gió Ðáy) Vụ này ra sao?
Theo Giáo Sư Trần Văn Từ, chiến hữu với Lý Ðông A từ thập niên '40, (sau từng dạy Anh văn tại trường Phan Sào Nam Sài Gòn)* thì “Ở Ninh Bình, LÐA [...]lập chiến khu Nga My tức Làng Mơ, với non hai trăm người, khi chiến khu này bị Việt Minh phá tan thì số chết, số chạy về Hà Nội [...].Lý Ðông A lúc này ở nhà GS Từ, hai người “thường ra hàng Buồm ăn cơm.” Như thế nguồn tin cho rằng ông chết trên đồi Nga My là không đúng. Có lời kể ông cũng có lui tới chùa Quán Sứ ở Hà Nội.
Vào tháng 4, 1946 Lý Ðông A có mặt trong vụ “thất bại Hòa Bình.” Cũng lại có nguồn tin Lý Ðông A hy sinh ở đây. Nhưng nhiều người cho rằng ông vẫn còn sống sau trận Hòa Bình, nơi “đảng phái quốc gia nhất là Duy Dân, Quốc Dân Ðảng bị VMCS giết cả ngàn.” Vẫn theo nguồn tin trên thì “thất bại Hòa Bình” xảy ra như sau: sau khi Việt Minh và Pháp ký hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, 1946 cho Pháp trở lại Việt Nam thì Lý Ðông A quyết định nổi dậy chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng “rút cuộc, các căn cứ Duy Dân bị phá vỡ và các đồng chí phân tán chạy lên các bản Mường, Ninh Bình, Lai Châu. Có một đồng chí là người cuối chia tay với LÐA ở đây.” (4) Tức là thực tế, Lý Ðông A không chết trong hai trận đánh cuối cùng này.
Từ những năm '40, chính tình Việt Nam không ngừng biến động, nếu không nói là đảo lộn, nghịch thường, bạn thù xen kẽ. Thế Chiến II tại Á Châu chuyển vào khúc ngoặt, các đảng phái ba miền như bị tung vào một lò luyện người; các nhà cách mạng nhập mê cung, chính tà nghi hoặc, xuất xử loạn chiêu trong không khí thủ tiêu, ám sát, cùng mọi thứ bùa mê thuốc lú của chính trị, biến những Hà Nội, Sài Gòn thành đấu trường vô chính phủ. Có kiếm Nhật, bom Mỹ, thổ phỉ Tàu, lê dương Pháp, và nhất là mã tấu xảo ngôn cộng sản đóng vai trò ái quốc; mà vai trò đó đã giết biết bao thanh niên yêu nước? Và nạn đói Ất Dậu 1945. Lý Ðông A đã tuyên dương thế hệ '40 như chưa ai từng tuyên dương thế hệ ấy. Họ là “sức chủ” của thời đại. Ông tin rằng thế hệ ấy sẽ xoay chuyển đáy tầng “đứng lên chuẩn bị cho thời đại 2000.” “Những con người '40 sẽ làm việc cho thời đại 2000.” (Huyết Hoa, tr. 124.)
Ông nhìn xa sáu mươi năm. Thời đại 2000 đã tới, đất nước đang lùi lại vào tan nát đổ vỡ mọi tầng cấp. Những chuyện xảy ra tại đất nước trong mấy năm nay, nhất là từ ngày VNCS được sánh vai nhân loại văn minh trong các tổ chức quốc tế, mới lại thấy không ai có thể hòa hợp hòa giải được với sự ác, và nhớ tới một câu của Lý Ðông A viết năm 1943: “Không đổ máu, tuyệt không xoay chuyển được thời đại.” (Huyết Hoa, 125) Theo báo Vạn Thắng, cũng như nhiều nguồn tin khác, Lý Ðông A còn sống đâu đó trong các nhà tù Cộng Sản, và chắc chắn, ông vẫn còn tiếp tục chiến đấu, lãnh đạo, hướng dẫn cuộc chiến đấu ấy. Báo trên, ra liên tiếp nhiều số trong khoảng năm 1992 tại quận Cam, còn cả quyết thi phẩm Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực của Ngục Sĩ (do Viên Linh và Nguyễn Hữu Hiệu - chủ trương Tạp chí Thời Tập - xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9, 1980) có nhiều phần là thơ Lý Ðông A. Ở đây chúng tôi không bàn về điều đó, nhưng chủ nhiệm chủ bút tạp chí Khởi Hành, người đặt tên cho tập thơ ấy là Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực, thì tập thơ đó khi in ra, đã mệnh danh tác giả của nó là Ngục Sĩ, thì ta cứ gọi Ngục Sĩ là đúng nhất, còn tập thơ có bao nhiêu phần Lý Ðông A, bao nhiêu ảnh hưởng tư tưởng và ngôn ngữ Duy Dân, có dịp chúng tôi sẽ nói tới. Một điều hiển nhiên, với tuổi đời là 26, mà thời kỳ sáng tác mạnh là khoảng cuối '30 -1945, Lý Ðông A đã để lại những tác phẩm bất hũ, như Huyết Hoa, Ðạo Trường Ngâm, và những phát kiến chưa từng thấy về sự diễn tiến sau này của thời đại.
Nhân dịp báo đài, tin tức bài viết trên mạng nói tới những ái ố tạp lậu xảy ra trong mấy ngày trình diễn của Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, chúng tôi sao lục và đăng lại dưới đây bài “Muses” của Lý Ðông A, như một dịp tốt để những người cầm bút, ở bất cứ đâu, có cơ hội đọc được một suy niệm đặc sắc của một bậc tiền bối. Chữ suy niệm thật ra chưa đúng hẳn; “Muses” còn là một tuyên ngôn văn chương của một lãnh tụ cách mạng yêu nước, một người cầm bút coi chữ nghĩa, nghệ thuật có một sứ mạng lớn lao đối với đồng loại.
Bài “Muses” của Lý Ðông A
(Tác giả không dịch chữ Muses, chúng tôi cũng không dám dịch, chỉ chú thích ngắn gọn:
Muses là “thi hứng,” là “thi thần” theo các từ điển Anh, Pháp của Nguyễn Văn Khôn, và Ðào Văn Tập. Muses Theo The Concise Columbia Encyclopedia thì “Muses, theo Thần thoại Greece, là chín Nữ thần Nghệ thuật, con gái của thần Zeus và Mnemosyne, có tên như sau đây:
1. Calliope: nữ thần thơ trường thiên và hùng biện
2. Euterpe: nữ thần âm nhạc và lời ca
3. Erato: nữ thần thơ tình
4. Polyhymnia: thần diễn nói, thơ cầu nguyện
5. Clio: thần lịch sử.
6. Melpomene: thần bi kịch
7. Thalia: thần hài kịch.
8. Terpsichore: thần lễ ca và khiêu vũ.
9. Uranla: thần thiên văn. Còn theo nghĩa thông thường trong các câu nói lúc chuyện trò, “muses” chỉ là “nàng thơ” của một tác giả nào đó.
Sau đây là bài “Muses” của Lý Ðông A, người viết bài này nghĩ rằng tác giả dùng chữ “muses” chung cho các bộ môn Văn Nghệ, nói rộng về thiên chức của người sáng tạo.)
Muses
Nhà văn nghệ phải phát thệ cái yêu thương; yêu thương là huyết tính của loài người. Nhà văn nghệ phải thể nghiệm được yêu thương trong sinh mệnh lịch sử, hiện tại và tương lai trong loài người, trong sống thật, sống máu và sống đấu tranh của loài người. Nhà văn nghệ phải ca tụng những cuộc đắc thắng vô ngã.
Thế cho nên nhà văn nghệ phải là của dân chúng, phải trở về bình dân, phải là phần tử bình dân, còn phải là người tin thờ bình dân, đấy là toàn thể cái hiện thân của yêu thương, hy vọng, tin thờ lý tưởng đang tranh đấu phải mắt mù, mặt cúi. Nhà văn nghệ không làm mõ chợ được, văn nghệ không thể làm tiếng “chó sủa” được (Shelley), đồng thời không thể làm đồ đùa cho giai cấp đặc quyền (Tolstoi), cũng không thể làm “đồ chơi” của bọn tục. Nó là “tiếng đau khổ thực ảm đạm và nghiêm nghị” (Chu Xuyên Bạch Thôn). Bỏ loài người ra văn nghệ không có giá trị gì hết, nhưng bỏ đa số loài người ra với bỏ lòng yêu thương vô ngã ra, văn nghệ không thể có một giá trị thích đáng. Nhà văn học phải là một “giáo sĩ tiên tri và dùi mài” (Fichte). “Phải thổi tiếng kèn đánh thức lên” (Shelley) “Phải làm cho loài người tự hiểu mình, tự tin mình và càng khát mơ chân lý” (Gorky). Thế cho nên “văn nghệ là lương tâm của loài người “ (Herbert). Cái lương tâm và việc đánh thức chỉ có thể bằng yêu thương đang đau khổ trong vật lộn. Muốn được thế, văn nghệ phải vô ngã mà không còn chấp trước nữa. Văn nghệ còn là hình thể của lý tưởng cho nên văn nghệ tự thân cũng phải lành, đẹp, và thực. Lành và thực không hỗ giải được cho có một tiêu chuẩn đứng đắn, chỉ có đẹp biểu hiện được rõ ràng giá trị nhất.
Cho nên văn nghệ là hình tượng, cảm tưởng và tượng trưng. Ðẹp phải biểu hiện độc lập và thuần túy trên hình thể và màu sắc, đẹp phải trình bày cái độc đắc của nội dung, “chỉ có thực chất sinh ra hình thức” (Goethe). Văn thể phải là sự tỏ lộ của nội tâm người cầm bút (Gorky). Mỗi bức vẽ phải là một vở kịch một màn, cái diễn trình phải chú trọng trong sắc vận. Khó có thể tìm thấy trong những nhà văn hào lớn lao như Balzac, một nhà tả thực chủ nghĩa hay lãng mạn chủ nghĩa (Gorky), vì văn nghệ chỉ là sinh mệnh phô bày ra (Herbert) và loài người trong đời sống cũng như không ỷ vào lý tưởng thì không thể nở hoa được (Thạch Xuyên San Tứ Lang) đó là sinh mệnh thực hiện chủ nghĩa, đó còn là cách mạng lãng mạn chủ nghĩa. Văn nghệ là hoa của đạo lý, huyết hoa.
Văn nghệ phải là sống.
Hãy mở cửa sổ ra cho ta được hít hơi thở của không khí anh hùng (Romain Rolland). Phải phá tan màn tối ra cho ánh sáng, hơi thoảng chiếu vào phát nhiệt cho loài người khỏi tăm tối, cho hạt giống của hoa quý từ dưới thối ra, mục nát, bùn lầy, hôi tanh, đượm hơi sương mai và không khí sáng mà nở lên trái quả tươi màu.Nếu loài người duy vật thật, tất không có văn nghệ, chỉ có khoa học của vật chất luật tắc.
Nếu loài người duy tâm thật, tất không có văn nghệ, chỉ có tông giáo qua thần thức.
Văn nghệ là chủ của thời đại mới dẫn dắt loài người bằng phương pháp ý thức của tự loài người.
Văn nghệ không phải là thượng tầng kiến trúc, chỉ là dưỡng sinh nền tảng của mọi người. Cho nên Lễ Nhạc chính trị là phương thức chính trị của Nho duy sinh. Lễ Nhạc phải phát xuất tự nơi dân chúng và sống thật mới được.
Lễ Nhạc (một trong văn nghệ) phải chính trị hóa, hơn nữa là giáo dục hóa. “Một văn nghệ nào, nếu không lấy đạo đức hóa lý tưởng và thực dụng làm mục tiêu chỉ là một thứ sống bất lương và bệnh thái.”
Nhưng mà văn nghệ không thể ở bọn quan liêu, chính khách và nhàn tản theo đòi được. Văn nghệ phải để cho yêu thương của lý tưởng có tranh đấu chủ trì, văn nghệ là của dân chúng mới được.
X.Y. ÐÔNG A
4823 tuổi Việt (1944)
Chú thích:
1. Phạm Khắc Hàm, Triết Lý Lý Ðông A. trang 367-370.
2. Lời giời thiệu, Duy Nhân Cương Thường.
3. Lý Ðông A, Ðạo Trường Ngâm.
4. (Xem Khởi Hành 126)
* Thu góp tài liệu lác đác, nhiều nơi, nhiều chỗ, trong có Nhân Chủ Học Thuyết của Phong trào Quốc Dân Việt Nam.
Lời giới thiệu:
Chính Khí Việt của Lý Đông A, là một bản hùng ca, trong đó tác giả đã mô tả lại CHÍNH KHÍ của 5000 năm lịch sử. Những Sóng Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Đèo Chi Lăng, Hịch Bình Ngô, Chiếu Cần Vương. Như sóng lớp lớp dạt dào ngập ngập trong lòng người tráng sĩ, một chiều lạnh lẽo ở Đất Nước người, ngó quanh không tri kỷ.
ChinhKhiViet LyDongA (audio)
của Lý Đông A Nữ Sĩ Ngân Giang diễn ngâm |
Một ngày lạnh Nước nguời không tri kỷ
Ta vỗ án thét thành ca chính khí
Ðông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy
Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy
Thoắt lăm le như giục người chọn lấy
Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào
Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy
Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét
Gọi quá khứ vị lai những u hồn
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết
Muôn nghìn đời linh thiêng
không sống chết.
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng đao cung
Gò Ðống Ða xương người phơi man mác
Thuở Sát Thát chàm vai thề đầu mất
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng
Lúc Cứu Quốc lòng bôn ba uất uất
Thà làm ma nước Nam hơn vua Bắc!
Ðầu chẳng còn, quyết không đương cắt tóc!
Lửa đốt mình cho trọn nợ non sông!
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc!
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết
Những anh hồn xưa, nay, mai oanh liệt
Mở nguồn sống xưa, nay, mai Nước nòi,
Muôn nghìn đời dạt dào Chính Khí Việt!
Dân Việt huấn luyện nghĩa binh chống giặc Tàu
Chính khí Việt khắp đất trời bàng bạc
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc!
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc!
Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng
Thép tôi với máu đào hun lửa nóng,
Và Ðại Việt muôn năm cả toàn dân
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng!
Vượt đau nhục
lên sống còn hùng tráng!
Lý Đông A Liễu Châu 1942
Đảng Trưởng
Đại Việt Duy Dân
của Lý Đông A. Lời thơ mạnh mẽ như tiếng gươm
ráo sắt thép, uy nghi như một bản Tuyên Ngôn, và
cũng u uất tâm trạng của một người chờ ngày
phục quốc!
HUYẾT HOA
X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A
I-HUYẾT HOA
12- MUSES
Nhà văn nghệ phải phát thệ cái yêu thương; yêu thương là huyết tính của loài người. Nhà văn nghệ phải thể nghiệm được yêu thương trong sinh mệnh lịch sử, hiện tại và tương lai trong loài người, trong sống thật, sống máu và sống đấu tranh của loài người. Nhà văn nghệ phải ca tụng những cuộc đắc thắng vô ngã.
Thế cho nên nhà văn nghệ phải là của dân chúng, phải trở về bình dân, phải là phần tử bình dân, còn phải là người tin thờ bình dân, đấy là toàn thể cái hiện thân của yêu thương, hy vọng, tin thờ lý tưởng đang tranh đấu phải "mắt mù", "mặt cúi". Nhà văn nghệ không làm "mõ chợ" được, văn nghệ không thể làm tiếng "chó sủa" được (Shelley), đồng thời không thể làm đồ đùa cho giai cấp độc quyền (Tolstoi), cũng không thể làm "đồ chơi của bọn tục". "Nó là tiếng đau khổ thực ảm đạm và nghiêm nghị" (Chu Xuyên Bạch Thôn). Bỏ loài người ra, văn nghệ không có giá trị gì hết, nhưng bỏ đa số loài người ra với bỏ lòng yêu thương vô ngã ra, văn nghệ không thể có một giá trị thích đáng. Nhà văn học phải là một "giáo sĩ tiên tri và dùi mài" (Fichte). "Phải thổi tiếng kèn đánh thức lên" (Shelley). "Phải làm sao cho loài người tự hiểu mình, tự tin mình và càng khát mơ chân lý" ( Gorky ). Thế cho nên "văn nghệ là lương tâm của loài người" (Herbert).
Cái lương tâm và việc đánh thức chỉ có thể bằng yêu thương đang đau khổ trong vật lộn. Muốn được thế, văn nghệ phải vô ngã mà không còn chấp trước nữa. Văn nghệ còn là hình thể của lý tưởng, cho nên văn nghệ tự thân cũng phải lành, đẹp và thực. Lành và thực không hỗ giải được cho có một tiêu chuẩn đúng đắn, chỉ có đẹp biểu hiện được rõ ràng giá trị nhất.
Cho nên văn nghệ là hình tượng, cảm tưởng và tượng trưng. Ðẹp phải biểu hiện độc lập và thuần túy trên hình thể và mầu sắc, đẹp phải trình bày cái độc đặc của nội dung, "chỉ có thực chất sinh ra hình thức" (Goethe). Văn thể phải là sự tỏ lộ của nội tâm người cầm bút ( Gorky ). Mỗi bức vẽ phải là một vở kịch một màn, cái diễn trình phải chú trọng trong sắc vận. Khó có thể tìm thấy trong những nhà văn hào lớn lao như Balzac, một nhà tả thực chủ nghĩa hay lãng mạn chủ nghĩa (Gorky), vì văn nghệ chỉ là sinh mệnh phô bày ra (Herbert) và loài người trong đời sống cũng như không ỷ vào lý tưởng thì không thể nở hoa được (Thạch Xuyên San Tứ Lang), đó là sứ mệnh thực hiện chủ nghĩa, đó còn là cách mạng lãng mạn chủ nghĩa.
Văn nghệ là hoa của đạo lý, huyết hoa. Văn nghệ phải là sống.
Hãy mở cửa sổ ra cho ta hít hơi thở của không khí anh hùng (Romain Rolland). Phải phá tan màn tối ra cho ánh sáng, hơi thoảng chiếu vào phát nhiệt cho loài người khỏi tăm tối, cho hạt giống của hoa quý từ dưới thối ra, mục nát, bùn lầy, hôi tanh, đượm hơi sương mai và không khí sáng mà nở lên trái quả tươi màu.
Nếu loài người duy vật thật, tất không có văn nghệ, chỉ có khoa học của vật chất luật tắc.
Nếu loài người duy tâm thật, tất không có văn nghệ, chỉ có tông giáo qua thần thức.
Văn nghệ là chủ của thời đại mới dẫn dắt loài người bằng phương pháp ý thức của tự loài người.
Văn nghệ không phải là thượng tầng kiến trúc, chỉ là dưỡng sinh nền tảng của mọi người. Cho nên Lễ Nhạc chính trị là phương thức chính trị của Nho duy sinh. Lễ Nhạc phải phát xuất tự nơi dân chúng và sống thật mới được.
Lễ Nhạc (một trong văn nghệ) phải chính trị hóa, hơn nữa là giáo dục hóa. "Một văn nghệ nào, nếu không lấy đạo đức hóa lý tưởng và thực dụng làm mục tiêu chỉ là một thứ sống bất lương và bệnh thái".
Nhưng mà văn nghệ không thể ở bọn quan liêu, chính khách và nhàn tản theo đòi được. Văn nghệ phải để cho yêu thương của lý tưởng có tranh đấu chủ trì, văn nghệ là của dân chúng mới được.
X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
No comments:
Post a Comment