Lấn biển hay lấn đất dân?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2010-08-02
Một trong những rắc rối về đất đai dai dẳng và gây nhiều chú ý trong nước có lẽ là vụ ở Rạch Giá – tại nơi gọi là “khu lấn biển” Kiên Giang.
Thực chất của dự án lấn biển Kiên Giang ra sao? Người dân bị ảnh hưởng phản ứng như thế nào? Thanh Quang tìm hiểu vấn đề này, mời quý vị theo dõi sau đây:
Lấn ngược vô đất canh tác
Dự án mà chính phủ cho phép chính quyền Kiên Giang lấn ra biển trên diện tích 420 hecta để mở rộng đất sinh sống cho cư dân địa phương, nhất là giúp những hộ nghèo có đất cư trú, hẳn là điều tốt đẹp trên lý thuyết. Nhưng dự án ấy đã gây phản ứng đáng kể cùng nhiều nỗi uất ức của cư dân ở Phường An Hòa và Phường Vĩnh Bảo thuộc TP Rạch Giá trong 12 năm nay, khi công trình “lấn biển” trở thành lấn ngược vô đất canh tác và sinh sống lâu năm của người dân.
Cách nay ít lâu, tạp chí Pháp Lý của Hội Luật Gia Việt Nam phải kết luận rằng với “quyết định của chính phủ cho Kiên Giang lấn biển 420 ha, việc UBND tỉnh Kiên Giang thu hồi 45 hecta đất của dân là do Ban Quản lý Công trình lấn biển “chế ra” và được UB tỉnh “OK”. Mới đây, báo Pháp Luật cũng kết luận rằng “Kiên Giang lợi dụng lấn biển để lấn đất dân”.
Chưa có quyết định cuối cùng của chính phủ thì tại sao chính quyền Kiên Giang lại ra quyết định cưỡng chế đất của dân và cho đó là đúng được?
Cư dân Kiên Giang
Hành động của giới cầm quyền Kiên Giang gây phẫn nộ người dân địa phương, như một cư dân nhận xét:
“Đảng và Nhà nước chủ trương lấn biển mở rộng đô thị Rạch Giá thì chủ trương đó bị tỉnh Kiên Giang và Ban Quản lý Dự án Lấn biển lợi dụng lấn thêm 45 hecta đất của dân. Mục đích của họ là nhằm bồi thường giá rẻ, rẻ hơn kinh phí bỏ ra để lấn biển. Họ dùng từ là “chỉnh trang đô thị” và lợi dụng việc lấn biển để lấy đất của dân. Hiện nay chúng tôi đang thưa kiện việc chính quyền tỉnh Kiên Giang hỗ trợ, bao che cho Ban Quản lý Dự án Lấn biển lấy đất của dân nhằm thường với giá rẻ mạt trong khi không ra quy định thu hồi đất. Vụ này 12 năm rồi, hiện là 2010, họ tính giá đất năm 1998 với giá là 13.200 đồng.
Khi chúng tôi thưa lên chính phủ thì chính phủ chỉ đạo xuống, yêu cầu Kiên Giang giải quyết dứt điểm, giải quyết tính theo giá vàng trượt giá, tiền mất giá và tính lãi cho chúng tôi. Nhưng lấy giá mốc cơ sở ban đầu tính tiền trượt giá và mất giá cũng bằng nghĩa với đồng tiền Việt Nam mất giá hiện nay là 12 năm. Có nghĩa là hồi đó anh giao miếng đất này và mua được 1 lượng vàng thì ngày hôm nay anh cũng chỉ mua được 1 lượng vàng thôi. Còn nhà đầu tư lấy đất, họ bán với giá hiện hành là từ 2 triệu tới 6 triệu đồng/1 m2.”
Một dân oan khác ở địa phương này cho biết thêm:
“Chúng tôi gởi đơn thưa lên chính phủ, thì đoàn Thanh tra chính phủ xuống nói việc này là việc của chính phủ, và chỉ có chính phủ mới trả lời là chính quyền Kiên Giang đúng hay dân thưa kiện là đúng. Cho tới giờ phút này, chưa có quyết định cuối cùng nói rằng Kiên Giang là đúng. Chưa có quyết định cuối cùng của chính phủ thì tại sao chính quyền Kiên Giang lại ra quyết định cưỡng chế đất của dân và cho đó là đúng được? Ở đây quan tòa là chính phủ. Mà chính phủ chưa có quyết định sau cùng nào hết. Chúng tôi là công dân của đất nước có chính quyền, có đoàn thể, có đảng lãnh đạo, thì chúng tôi chỉ biết thưa kiện mấy ông đó chứ biết thưa kiện ai bây giờ. Báo chí cho tới giờ phút này vẫn đồng tình với chúng tôi là chính quyền Kiên Giang làm sai.”
Dù bị cư dân địa phương và cả báo chí gần như đồng loạt phản đối, nhưng giới cầm quyền địa phương xem chừng như “câu giờ” để tiếp tục hành động biến dự án “lấn biển” thành “lấn đất dân”, như một cư dân khác mô tả:
“Dân hoan nghênh những bài báo ấy. Họ lên tiếng ủng hộ các bài báo và chờ Ủy ban tỉnh sửa sai. Nhưng mà tỉnh và Ban Quản lý Công trình Lấn biển lợi dụng cứ kéo dài thời gian rồi thấy êm êm thì bắt đầu làm tiếp, chứ không sửa đổi.”
Thu hồi hay cướp đất?
Phương tiện của việc cưỡng chế đất đai trong nước, kể cả vụ “lấn biển Kiên Giang” luôn là võ lực, như một dân oan vừa rồi mô tả:
Thậm chí có người dân phát biểu là “mấy ông ăn cướp đất của tôi chứ không phải thu hồi đất của tôi. 500 m2 mà tôi chỉ mua lại được có 5 m2 thì là ăn cướp đất của tôi chớ còn gì nữa?”
Cư dân Kiên Giang
“Chính quyền dùng biện pháp cưỡng chế chúng tôi. Họ có công an, quân đội, có dân quân rất đông, tới cưỡng chế có mấy chục hộ dân thì làm sao chúng tôi đỡ được. Chúng tôi thưa lực lượng công an về việc hôm rồi họ cưỡng chế, lôi người ta ra khi người ta đứng trên đất của mình và chỉ yêu cầu ngừng thi công thôi. Mà yêu cầu này là hợp lý, vì người ta chưa nhận tiền bồi thường, đang trong vòng thưa kiện thì làm sao chính quyền cho thi công trên đất người ta được. Chúng tôi chỉ chống đỡ bằng văn bản, bằng thưa kiện, bằng báo chí. Nhưng họ vẫn cứ làm, họ làm bừa, làm càn - tôi cho là làm càn. Thậm chí có người dân phát biểu là “mấy ông ăn cướp đất của tôi chứ không phải thu hồi đất của tôi. 500 m2 mà tôi chỉ mua lại được có 5 m2 thì là ăn cướp đất của tôi chớ còn gì nữa?”. Hiện nay, khi họp dân lại, thì họ nói rõ rằng tiền bồi thường 1 m2 không đủ mua 1 kg cá linh cho con cháu ăn.”
Hậu quả luôn là sự thua thiệt trong sự chịu đựng của người dân:
“Người ta cầm quyền thì mình không trả lời được. Họ cầm quyền thì khi họ hành động như vậy có thể là họ biết đó, nhưng người ta cầm quyền thì người ta cứ làm. Mình không thể nào cưỡng lại được.”
Sự tung hoành trắng trợn và tùy tiện đó của giới cầm quyền địa phương tương phản với lời hứa tốt đẹp của giới lãnh đạo Việt Nam dành cho người dân phải di dời chỗ ở. Một cư dân vừa lên tiếng giải thích thêm:
“45 hecta đất đô thị của 252 hộ dân bị cho là trong quy hoạch. Rồi họ liệt kê trong văn bản là đất nông nghiệp loại 4, có nghĩa là định giá đất đô thị của chúng tôi như giá đất ở ngoài ruộng, ở đâu xa xôi lắm. Mà tôi nghĩ bây giờ đất ở hang cùng ngõ hẻm nào cũng không có cái giá này nữa. Trong khi đó, Rạch Giá được nhà nước công nhận là đất đô thị loại 3. Mà hiển nhiên đất của tôi - ở ngay TP Rạch Giá – cũng phải là đất đô thị loại 3, chớ làm gì có đất nông nghiệp loại 4.
Bây giờ chúng tôi yêu cầu họ lấy đất của chúng tôi thì phải có quyết định thu hồi đất, và lấy đất để làm gì thì phải ghi rõ. Nếu đúng thì cứ lấy. Còn tiền thì chính phủ đã quy định, đất đai phải đền bù theo giá thị trường. Mà giá thị trường ở đây bao nhiêu thì anh mua phải trả cho chúng tôi như vậy để chúng tôi dùng số tiền đó đi chỗ khác mua được miếng đất cũng bằng và thậm chí tốt đẹp hơn đất cũ – theo ý của ông Tổng Bí thư. Ông ấy đã nói rằng người bị thu hồi đất phải có nơi ở mới bằng và tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng bây giờ miếng đất của tôi tới 5 ngàn m2, rồi sau khi nhận tiền bồi thường tôi đi mua lại đất mới chưa được 500 m2, thì làm sao bằng và tốt hơn đất cũ được ? Điều này đâu có đúng với chủ trương của đảng và nhà nước hứa hỗ trợ cho những người bị thu hồi đất được đẹp hơn, tốt hơn, giàu có hơn. Mà chính quyền Kiên Giang này là ai ? Chính quyền này cũng là một bộ phận của đảng, của nhà nước chớ ai ? Câu phát biểu “mấy ông ăn cướp đất của tôi chứ không phải là thu hồi đất của tôi”, thì tôi cho là ăn cướp. Sự thật là như vậy.
Vẫn theo dân oan này, thì hành động cưỡng chế đất đai tiếp diễn gây sự phẫn nộ cho tất cả cư dân ở khu vực này:
Tôi nói thật, nhiều người không biết phải nói cách nào đây. Họ nói luật pháp của Việt Nam sao kỳ cục quá. Sao mà nói một đàng, làm một ngã.
Cư dân Kiên Giang
“Gia đình tôi và một số hộ xung quanh cũng bị lấy đất như vậy, tôi nói thật, nhiều người không biết phải nói cách nào đây. Họ nói luật pháp của Việt Nam sao kỳ cục quá. Sao mà nói một đàng, làm một ngã. Thật là kỳ cục. Mà luật thì nói rõ ràng rằng lấy đất của dân phải ra quyết định thu hồi đất. Không có quyết định thu hồi đất mà đem công an, bộ đội đến cưỡng chế người ta, lôi người ta ra khỏi đất của mình. Tôi bị tước đoạt quyền quản lý đất của mình 28 năm nay rồi. Miếng đất này tôi bỏ tiền ra mua 28 năm rồi. Chừng ấy thời gian biết bao nhiêu thay đổi, mà tại sao đất đai của tôi, tôi không được làm giấy tờ, không được cấp sổ đỏ. Tại sao đất của tôi quy hoạch tới 28 năm mà chưa cho tụi tôi làm giấy? Bất cứ người nào ở trong khu vực bị lấy đất này đều phẫn nộ như vậy.”
Thưa qúy vị, trước tình cảnh của dân oan như vậy, câu trả lời của quan chức địa phương vẫn thường là tránh né, như một viên chức thị xã Rạch Giá cho biết:
Viên chức Rạch Giá:“Cái này tôi không biết, cái này tôi không rành” (cúp máy).
Trong khi cư dân ở các phường An Hòa và Vĩnh Bảo, TP Rạch Giá phải chịu đựng hành động cưỡng chiếm đất đai của giới cầm quyền địa phương, thì dân oan khắp nước được biết cũng lâm cảnh tương tự, khiến có lần MS Nguyễn Hồng Quang ở Sài Gòn phải thốt lên rằng tình trạng này “đã lên thấu trời xanh” rồi.
Kiên Giang: “Dự án lấn biển hay lấn đất của dân”?
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-04-10
Thưa qúy vị, cách nay ít lâu, Ban Việt Ngữ Đài ACTD chúng tôi có đề cập “Dự án lấn biển Kiên Giang”, qua đó, cư dân các Phường An Hoà, An Lạc thuộc TP Rạch Giá, Kiên Giang, phản ứng mạnh mẽ trước hành động của giới cầm quyền kết hợp với đại gia lấn đất của dân, thay vì “lấn biển”, để mở rộng thêm đất đai theo như kế họach.
Hậu quả là hàng trăm hộ dân bị công an đàn áp, mất sinh kế, lâm cảnh khó khăn nghiêm trọng. Tình hình này hiện giờ ra sao?
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, một nạn nhân chủ chốt của “Dự án lấn biển Kiên Giang”, là anh Lê Đức Mỹ, cho biết:
Bây giờ họ đang vướng, đang vướng là vì, tại vì ở Kiên Giang có một số hộ dân người ta có sổ đỏ được cấp chủ quyền rõ ràng, thì chính quyền không thể nói người dân lấn đất được. Sổ đỏ cấp từ năm 1999 với lại năm 2003, cái thì có trước khi có dự án lấn biển, cái thì sau khi có dự án lấn biểnAnh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Kế hoạch cưỡng bức bằng pháp luật
Lê Đức Mỹ : Bây giờ nó đang vướng, đang vướng là vì, tại vì ở Kiên Giang có một số hộ dân người ta có sổ đỏ được cấp chủ quyền rõ ràng, thì chính quyền không thể nói người dân lấn đất được. Sổ đỏ cấp từ năm 1999 với lại năm 2003, cái thì có trước khi có dự án lấn biển, cái thì sau khi có dự án lấn biển, nhưng mà cấp chủ quyền thì hiện nay người ta ghi rất rõ là đất của dân, canh tác tới đâu thì cấp tới đó, không có ai tranh chấp thì được cấp sổ đỏ, đó là luật.
Nhưng mà nó sai sót ở chỗ là nó quên đi, trong cái dãi đất đó có những mảnh đất người ta cấp tới đó. Hiện nay cái ban dự án của Kiên Giang thì nó tính là gì? Là nó tính xoá lấp mờ đi cái ranh giới giữa đất của dân có mấy chục năm nay rồi với thành phố lấn biển, dự án lấn biển mới. Nhưng mà tranh chấp ở chỗ là hiện nay nó làm càn làm bừa nhiều quá, làm bừa làm càn vấn đề là ranh giới của đất, nó không chịu cấp sổ đỏ cho người ta và nó tính xoá đi cái ranh giới.
Hiện nay cái ban dự án của Kiên Giang thì nó tính là gì? Là nó tính xoá lấp mờ đi cái ranh giới giữa đất của dân có mấy chục năm nay rồi với thành phố lấn biển, dự án lấn biển mới.
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Thanh Quang : Trở lại vấn đề đối với những cư dân có sổ đỏ rồi thì bây giờ...
Lê Đức Mỹ : Cũng cưỡng bức luôn. Bây giờ họ cưỡng bức, theo tôi nghĩ cưỡng bức bằng pháp luật chứ chưa phải là đàn áp và cưỡng bức bằng súng ống, bằng con người. Cưỡng bức bằng pháp luật có nghĩa là anh không ra quyết định thu hồi đất của người ta mà anh ra quyết định cưỡng chế đất của người ta. Quyết định cưỡng chế có nghĩa là quyết định bắt buộc dân phải thi hành, người dân phải thi hành.
Anh làm trái luật mà anh bắt dân phải cưỡng bức bằng pháp luật. Anh không ra quyết định thu hồi đất của người ta mà anh ra quyết định cưỡng chế đất. Bây giờ anh cưỡng chế đất của người ta thì anh phải dựa vào quyết định thu hồi đất đâu? Không có quyết định thu hồi đất.
Bây giờ họ cưỡng bức, theo tôi nghĩ cưỡng bức bằng pháp luật chứ chưa phải là đàn áp và cưỡng bức bằng súng ống, bằng con người. Cưỡng bức bằng pháp luật có nghĩa là anh không ra quyết định thu hồi đất của người ta mà anh ra quyết định cưỡng chế đất của người ta.Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Dân phản đối. Bây giờ xác định ranh giới giữa đất của dân và đất của nhà nước lấn biển là ở đâu để cho dân biết thì không ai dám xác định điều đó. Tại sao? Yêu cầu đưa bản đồ tỷ lệ một năm trăm mà cơ sở trình thủ tướng chính phủ để mà xin phép dự ân lấn biển thì không ai dám đưa ra hết, tại vì cơ sở đó thì mới xác định được đất nào là đất của dân, đất nào là đất chuẩn bị lấn biển thì mới có ranh giới.
Cái thứ hai nữa là khi chính phủ ký quyết định cho ban quản lý dự án lấn biển Kiên Giang là phải trong diện lấn biển thì năm 1998 ngay năm đó nó đã bán của người ta mấy trăm cái sổ đỏ rồi, bán chồng lên đất của dân luôn.
Có nghĩa là anh lấy đất của dân anh bán khống trên giấy tờ cho người ta mấy trăm cái sổ đỏ, 294 sổ đỏ, mà hiện nay hậu quả đó nó chỉ giải quyết chỉ khoảng 200 cái, còn lại 94 sổ đỏ mắc kẹt, không có đất để giao vì dân không chịu giao đất.
Ban quản lý dự án làm sai
Thanh Quang : Thế thì họ giải quyết làm sao?
Lê Đức Mỹ : Thì bây giờ mới đang chống đối, biểu tình, đi thưa kiện. Thưa là thưa ở chỗ đó. Nguyên nhân thưa kiện là gì? Là mình không cho là chính quyền làm sai mà cho là ban quản lý dự án làm sai. Người nào chỉ đạo cho ban quản lý dự án làm sai thì đó là uỷ ban nhân dân tỉnh.
Thưa là thưa ở chỗ đó. Nguyên nhân thưa kiện là gì? Là mình không cho là chính quyền làm sai mà cho là ban quản lý dự án làm sai. Người nào chỉ đạo cho ban quản lý dự án làm sai thì đó là uỷ ban nhân dân tỉnh.Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Thanh Quang : Thế thì ngay bây giờ giới cầm quyền địa phương, kể cả UBND tỉnh, thì họ có hành động như thế nào?
Lê Đức Mỹ : Thì họ ra quyết định cưỡng chế dân, bắt dân phải thi hành theo cái sai trái đó. Tôi cho cái đó là cưỡng chế bằng pháp luật. Dân muốn biểu tình hay là dân muốn thưa kiện thì họ bác hết. Bác hết bằng cách nào? Bây giờ gửi đơn lên thì họ nói là họ đúng, họ bác đơn của mình.
Biểu tình lên thì họ dẹp. Họ cho công an, bộ đội, rồi dân quân tự vệ xuống chặt cây, đốn phá cây của người ta. Hiện nay họ đã chặt cây của người ta hết rồi, dọn đường. Mà thấy dân có biểu hiện rục rịch đi biểu tình thì họ hơi giảm lại một chút.
Thanh Quang : Ngay bây giờ thì tình hình như thế nào? Căng thẳng lắm không?
Lê Đức Mỹ : Thì bây giờ là họ bang ủi đường lấn đất dân, thì dân hiện nay có khả năng là sẽ đi Hà Nội biểu tình, tại ở tỉnh này biểu tình không xong rồi, thưa kiện cũng không xong rồi, ai xử? không có người xử. Bây giờ phải đi Hà Nội. Nếu mà làm căng quá, không trả đất lại cho dân, không bồi thường thoả đáng thì dân sẽ đi Hà Nội biểu tình.
Bây giờ gửi đơn lên thì họ nói là họ đúng, họ bác đơn của mình. Biểu tình lên thì họ dẹp. Họ cho công an, bộ đội, rồi dân quân tự vệ xuống chặt cây, đốn phá cây của người ta. Hiện nay họ đã chặt cây của người ta hết rồi, dọn đường.Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Dân thiệt thòi từ 10 năm nay
Thanh Quang : Nhưng mà bây giờ, trong tình cảnh hiện giờ như vậy thì trong những ngày sắp tới liệu sẽ ra sao?
Lê Đức Mỹ : Bây giờ nếu mà nói về thiệt hại thì hiện nay là trên 10 năm nay dân không có đất để canh tác. Vì dân vùng đó trước đây sống bằng trồng rau trồng hoa, trồng tất cả những gì để họ sinh sống vì họ có đất để canh tác. Anh hiểu nông dân phải có đất canh tác, thì 10 năm nay quy hoạch treo như vậy, dân không làm được gì hết. Không cho phép sửa nhà, không cho phép xây nhà, không cho phép mua bán.
Đất là một thứ hàng hoá đặc biệt để cầm cố, để mua bán, để kiếm đồng tiền xoay sở, và đất để canh tác trồng rau trồng này kia bán để sống qua ngày, thì 10 năm nay không trồng được gì hết, không làm được gì hết. Đó là cái áp bức thứ nhứt.
Cái áp bức thứ hai, vô lý là gì? Đất trên giá thị trường hiện nay nếu người ta cầm miếng đất đó, người ta bán thì cái giá là bảy tám trăm ngàn một mét vuông, vì là đất đô thị loại ba mà, nhưng mà anh bắt tui phải giao đất cho anh và anh bồi thường với giá năm ngàn, mười ba ngàn thì làm sao tui giao cho anh được! Đó là cái vô lý thứ hai. Anh đàn áp cái đó là bậy.
Trên 10 năm nay dân không có đất để canh tác. Vì dân vùng đó trước đây sống bằng trồng rau trồng hoa, trồng tất cả những gì để họ sinh sống vì họ có đất để canh tác. Anh hiểu nông dân phải có đất canh tác, thì 10 năm nay quy hoạch treo như vậy, dân không làm được gì hếtAnh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Hiện nay mặc dù họ chưa đàn áp như bắt người hay là nhốt tù ai hết, nhưng họ đã cho cử lực lượng công an này nọ xuống chặt cây phá cây của người ta. Cây người ta trong năm sáu mươi năm nay mà họ nói dân trồng cây lấn chiếm đất nhà nước rồi họ chặt bỏ cây của người ta mà không bồi thường một cắc nào hết.
Đó là cái sai thứ ba. Cái đó là anh cưỡng bức rồi, áp bức rồi, phải không? Cây trong vườn người ta trồng mấy chục năm nay, trị giá cây đó tính bằng vài trăm ngàn vậy mà họ xuống chặt cây của người ta là sao? Đó là cái cưỡng bức thứ ba.
Cái cưỡng bức thứ tư về tâm lý rất là nặng nề. Theo chủ trương của đảng và nhà nước, khi người dân bị mất đất thì phải được bồi thường thoả đáng và phải được có nơi ở mới, có nơi tái định cư mới bằng hoặc tốt hơn chỗ cũ, nhưng đàng này nó không bồi thường thoả đáng và hỗ trợ cũng không luôn, mà còn đàn áp người ta nữa. Dân ở đây người ta chỉ yêu cầu anh thi hành đúng luật.
Anh lấy đất của tôi phải ra quyết định thu hồi đất, lấy đất của tôi anh phải bồi thường theo giá thị trường thoả đáng, và anh lấy đất của tôi thì anh phải ghi rõ mục đích lấy để làm gì. Anh lấy để làm đường thì tui tôi đâu dám chống anh. Anh xây dựng sân bay quân sự hay là cảng thì tụi tôi đâu dám chống anh. Nhưng mà anh lấy đất của tôi giao cho nhà đầu tư khác, anh bán để lấy tiền lời thì tôi chống anh chứ!
Anh lấy để làm đường thì tui tôi đâu dám chống anh. Anh xây dựng sân bay quân sự hay là cảng thì tụi tôi đâu dám chống anh. Nhưng mà anh lấy đất của tôi giao cho nhà đầu tư khác, anh bán để lấy tiền lời thì tôi chống anh chứ!Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang
Hiện nay ở U Minh người ta kéo lên người ta biểu tình, người ta nói đả đảo bè lũ tham nhũng, đả đảo chủ tịch tỉnh Bùi Ngọc Sơn chứ người ta không chống đảng, không chống nhà nước, mà chống những kẻ làm bậy.
Thanh Quang : Nói chung tình hình cưỡng chế thu hồi đất đai ở Kiên Giang ra sao?
Lê Đức Mỹ : Rất là bất cập. Rất là bất cập. Rất là nhiều, Kiên Lương cũng dính trong tình trạng này. Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cũng là điểm nóng. Rồi huyện An Minh cũng là điểm nóng. Hôm rồi An Minh lên biểu tình cũng vì đât đai thôi.
Thành phố Rạch Giá cũng vậy. Nói chung là những điểm nóng về đất cát đều có dính tới chuyện đó hết, đều do cách làm chồng chéo, làm không đúng pháp luật.
Thanh Quang : Trong vấn đề rắc rối về đất đai thì cho tới giờ này các viên chức ở địa phương có ai bị ảnh hưởng gì chưa?
Lê Đức Mỹ : Bây giờ thì một phó chủ tịch bị đình chỉ công tác rồi, lên báo chí rồi. Một trưởng phòng. Nói chung vụ án đó thì khoảng 5 người tham nhũng ngay trong nội bộ UBND tỉnh Kiên Giang, trong đó người ta biết là phó chủ tịch tỉnh sai phạm về đất đai. Sai phạm về đất đai là cái gì? Là tham nhũng về tiền bạc chớ là cái gì!
Thanh Quang : Mà sai phạm về đất đai đó có dính líu tới dự án lấn biển Kiên Giang này không?
Lê Đức Mỹ : Có luôn. Một phần là có luôn. Anh ra những quyết định sai trái.
Dự án lấn biển Kiên Giang”, rắc rối đất đai ở miền Tây
Thanh Quang, phóng viên RFA
2008-12-19
Người dân ở Rạch Giá đã có phản ứng mạnh mẽ trước các hành động của chính quyền xung quanh “Dự án lấn biển Kiên Giang”, mà nhiều ngời cáo giác là lấn đất của dân chứ không phải lấn biển.
Trong mấy ngày nay, trong lúc các rắc rối tại phường An Hòa, thành phố Rạch Giá chưa được giải quyết thỏa đáng, giới cầm quyền gia tăng hành động tại thêm nhiều phường khác nữa, khiến dân oan lâm cảnh mà họ than là “vô cùng khốn khổ”.
Thanh Quang tìm hiểu tình hình này, và được ông Lê Mỹ Đức, nạn nhân và là đại diện cho số dân oan ấy, cho biết.
Tấn công bằng roi điện
Ô. Lê Mỹ Đức: Nói đúng ra khốn khổ thì họ khốn khổ 10 năm rồi chứ không phải mới đây. Lý do là vì cây cối, hoa màu ngập nước chết, không thể trồng rau gì được; nhất là hiện nay chính quyền thành phố Rạch Giá và Ban Quản lý Dự án “Lấn biển Kiên Giang” đưa lực lượng công an xuống cưỡng chế đất đai.
Hôm rồi lực lượng công an xuống cưỡng chế, dùng roi điện tấn công 3 người đàn bà, trong đó có một bà 77 tuổi bị xỉu, phải đưa đi bệnh viện. Đây là hành động đàn áp quá đáng.
Ô. Lê Mỹ Đức
Chúng tôi cho đây là điều không hợp lý vì đất của chúng tôi chưa có lệnh thu hồi mà anh ra quyết định cưỡng chế là sai. Hơn nữa đất của chúng tôi đang trong vòng khiếu kiện, chưa được giải quyết dứt điểm mà anh lại đưa quyết định cưỡng chế.
Hôm rồi lực lượng công an xuống cưỡng chế, dùng roi điện tấn công 3 người đàn bà, trong đó có một bà 77 tuổi bị xỉu, phải đưa đi bệnh viện. Đây là hành động đàn áp quá đáng vì người dân chúng tôi chỉ yêu cầu chính quyền và ban quản lý dự án thực hiện cho đúng pháp luật và luật đất đai. Nhưng họ không làm việc gì hết.
Chúng tôi chỉ yêu cầu là nếu chúng tôi sai thì họ lập biên bản rằng đòan cưỡng chế cưỡng chế các ông các bà vi phạm chống lệnh gì đó… Cứ lập biên bản để sau này chúng tôi còn khiếu kiện.
Nhưng họ đem lực lượng công an đến hành động như vậy là bậy. Thứ hai là dùng roi điện tấn công phụ nữ 70-80 tuổi thì quá tàn nhẫn. Chúng tôi phản đối quyết liệt.
Những thửa đất này chúng tôi canh tác tới thế hệ thứ ba rồi, cũng từ 60 tới 100 năm rồi. Bây giờ chính quyền sở tại và ban quản lý dự án này, họ liều mạng, liều lĩnh. Trong khi chúng tôi chưa nhận tiền bồi thường mà họ lại thực biện việc cưỡng chế.
Riêng việc chúng tôi chưa nhận tiền không phải vì vấn đề đắt hay rẻ; nếu các anh làm đúng pháp luật thì chúng tôi giá nào cũng phải nhận. Đó là, thứ nhất, nhà nước lấy đất chúng tôi phải có quyết định thu hồi đất; thứ hai, thu đất vào thời điểm nào thì tính giá của thời điểm đó. Họ thu đất ngày hôm nay mà tính giá 12 năm về trước thì lam sao chịu nỗi?
Chống người thi hành công vụ?
Thanh Quang: Thưa anh, trở lại vấn đề nặng tay của giới cầm quyền, nghe nói là giới cầm quyền địa phương tiếp tục hành động tàn phá cây trái, hoa màu của cư dân, vấn đề này tiếp diễn ra sao?
Ô. Lê Mỹ Đức: Hiện họ thuê người bên ngòai vô cưa đổ hết tòan bộ số cây trên đường họ muốn lấy. Họ cưa sạch sẽ những cây cối mà chúng tôi trồng từ 30 đến 60 năm nay.
Họ cáo buộc những người bị bắt đó tội chống người thi hành công vụ. Nhưng người dân giữ đất của họ thì làm sao gọi là chống người thi hành công vụ?
Ô. Lê Mỹ Đức
Chúng tôi không thể chống đỡ được chuyện đó, vì làm như vậy thì họ cho là chống người thi hành công vụ. Chúng tôi nói mấy ông cưa thì cứ cưa, nhưng sai pháp luật ở chỗ là anh cưa cây hay làm gì thì cũng phải lập biên bản. Họ không lập biên bản gì hết, đó là cái sai thứ nhất.
Thứ hai là khi người dân ra phản đối, chỉ yêu cầu là anh lấy đất tôi phải có quyết định thu hồi, anh cưa cây của tôi anh phải lập biên bản là cưa cây gì của tôi, thì họ lại dùng roi điện khống chế những người đàn bà đó. Đó là chuyện bậy.
Thanh Quang: Chúng tôi cũng được tin là có nhiều người, kể cả phụ nữ, bị bắt giam ở phường, rồi bắt làm kiểm điểm rằng họ có lỗi, dù họ bị phía cầm quyền áp bức. Vấn đề nay ra sao?
Ô. Lê Mỹ Đức: Trước khi người dân chống đối thì họ xúc mấy bà này lên xe công an đưa về phường, nhưng cũng không lập biên bản. Tôi mới nói là cứ đưa tay cho họ còng. Khi nhốt tôi, tạm giữ tôi anh phải lập biên bản, phải ra quyết định nhốt người theo luật pháp việc nam, cho biết tôi tội gì?
Họ không trả lời được, và lại thả về thôi. Rồi họ cáo buộc những người bị bắt đó tội chống người thi hành công vụ. Nhưng người dân giữ đất của họ thì làm sao gọi là chống người thi hành công vụ?
Thanh Quang: Thưa anh hành động như vậy của giới cầm quyền hiện kéo dài bao lâu rồi?
Ô. Lê Mỹ Đức: Cho tới ngày hôm nay thì tình trạng này kéo dài khỏang 30 ngày rồi. Đợt này họ cưỡng chế tới 3 phường, gồm Vĩnh Bảo, Vĩnh Lạc và An Hòa, với tổng cộng 47 hộ dân. Hiện nay còn 46 hộ dân không nhận tiền gọi là bồi thường, mà họ đòi đi biểu tình, khiếu nại với thủ tướng ở ngòai Hà Nội. Chúng tôi có gởi đơn lên đòan thanh tra, các cơ quan báo chí.
Thành phố Rạch Giá, UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh ủy Kiên Giang, 3 cơ quan này không tiếp dân. Nếu theo luật pháp thì khi chúng tôi nộp đơn, họ phải nhận đơn và cho chúng tôi biên nhận. Và theo luật định thì trong vòng 30 ngày, họ phải trả lời bằng văn bản lý do gì chúng tôi bị cưỡng chế như vậy. Nhưng họ chẵng có biên nhận, văn bản nào hết, khiến bà con cứ đi tới đi lui, trong khi ông lớn này đùn đây cho ông kia, thành phố đẩy lên tỉnh, làm theo chỉ đạo của tỉnh mà.
Còn 1 người cũng khiếu kiện
Thanh Quang: Thưa anh, nếu đi vào chi tiết cụ thể hơn thì dân oan ở đây phẩn nộ vì hành động “chồng chéo” của giới cầm quyền địa phương liên quan việc cưỡng chiếm đất với tiền bồi thường rẻ mạt và rồi họ đem bán lại với giá rất cao. Nhân đây xin anh nói qua về vấn đề này?
Bạn có chứng kiến vụ này hay có được các dự kiện, âm thanh, hình ảnh, video liên quan đến vụ này?? Hãy chia sẻ cùng Ban Việt ngữ . email: vietweb@rfa.org, hoặc có thể đưa vào trang blog của RFA www.rfavietnam.com
Ô. Lê Mỹ Đức: Nếu mà nói về trình tự thi hành việc thu hồi và đền bù, giải tỏa thì rõ ràng là chính quyền thực hiện sai. Còn nói về vấn đề giá cả thì hiện nay họ áp dụng đất của chúng tôi thuộc diện đất nông nghiệp hạng 4.
Mà đất nông nghiệp hạng 4 thì giá chỉ có 8 ngàn đồng/m2. Nhưng khi họ san lấp đất, đóng thuế này nọ xong thì rao bán theo lọai đất nền thuộc khu trung tâm đô thị lọai 3 với giá từ 500.000 tới 2 triệu đồng/m2.
Thanh Quang: Nhưng trên thực tế họ bồi thường bao nhiêu?
Ô. Lê Mỹ Đức: Chỉ có 8 ngàn đồng/m2, và sau cho thêm 5 ngàn nữa là 13.200 đồng/m2. Mà khung giá này là khung giá của năm 1999, theo nghị định số 2 của Thủ tướng Chính phủ về việc đền bù, giải tỏa.
Còn công trình “lấn biển Kiên Giang” không phải là công trình quốc phòng, không phải công trình công cộng quốc gia, mà là giao cho một công ty phát triển nhà ở để phân lô bán nền nhà, khu dân cư thôi. Do đó họ không thể áp dụng đất chúng tôi vào khung giá nhà nước được, mà phải áp dụng khung giá thị trường.
Thanh Quang: Bây giờ, trước tình cảnh như vậy thì những người dân bị ảnh hưởng, nói chung, có còn hy vọng gì không?
Ô. Lê Mỹ Đức: Tôi có nói với bà con rằng vấn đề đất đai đã có luật, chứ không phải không có luật. Nhưng giới cầm quyền lại không thực hiện điều đó, và chỉ áp giá 13.200 đồng/m2.
Họ có thể che đây, khỏa lấp tất cả những việc làm sai trái của họ. Nhưng tôi nói rằng 47 hộ dân oan này, còn một người cuối cùng cũng khiếu kiện cho bằng được.
Ô. Lê Mỹ Đức
Bây giờ, nếu tính diện tích 5.000 m2 đất bị mất nhân với 13.200 đồng thì, xin lỗi, ra đi đổi được chỉ có một cái nền nhà.
Hiện nay giới cầm quyền chồng chéo ở “dự án lấn biển”, nhưng thực ra chẳng có lấn biển gì hết, mà việc này, báo giới đã phỏng vấn họ, hỏi rằng anh lấn biển hay lấn đất của dân, thì họ không trả lời được.
Tôi cam kết rằng những lời tôi nói vừa rồi là đúng sự thật. Nếu thủ tướng có hỏi tôi, tôi cũng yêu cầu ông xuống đây xem đất này là đất “lấn biển” hay đất thuộc cả trăm năm nay?
Nếu chính phủ và tỉnh Kiên Giang không giải quyết vấn đề thỏa đáng, đúng theo luật đất đai, thì chúng tôi tiếp tục khiếu kiện kéo dài. Họ có thể che đây, khỏa lấp tất cả những việc làm sai trái của họ. Nhưng tôi nói rằng 47 hộ dân oan này, còn một người cuối cùng cũng khiếu kiện cho bằng được.
Thanh Quang: Xin cảm ơn anh Lê Mỹ Đức rất nhiều.
Tình cảnh dân oan và vấn nạn cưỡng chiếm đất đai
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-03-08
Thưa quý vị, tại Việt Nam hiện giờ, tình trạng người dân bị thu hồi, cưỡng chiếm đất đai, bị đẩy ra khỏi nhà với số tiền đền bù chiếu lệ đang tiếp diễn đáng ngại ở mọi miền đất nước.
Tình cảnh ấy của dân oan hiện ra sao? Các chuyên gia có nhận xét như thế nào về nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này? Mời quý vị nghe Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:
Thưa quý vị, chuyện dài về thu hồi, cưỡng chiếm đất đai của người dân trong nước xem chừng như ngày càng trầm trọng. Và vùng ĐBSCL cũng không thoát khỏi thông lệ này.
Dạng bây giờ là họ lấy đất của mình và đền chỉ có 16 ngàn đồng/m2, rồi bán lại 1,6 triệu/m2 ... Hành động này quả là cướp đất của dân chứ không còn gọi là đền bù gì cả, và đưa dân vào con đường cùng.
Một dân oan An Giang
Chẳng hạn như tại An Giang, một người trong cuộc – còn được gọi là dân oan – có nhận xét như sau:
Mất nhà, mất đất
Dân oan An Giang: “Sự việc bây giờ coi như chưa ai được giải quyết gì hết. Những chỉ đạo của Thủ tướng cũng chưa được thực hiện. Tỉnh cứ tìm cách kéo dài thời gian, đùn đẩy trách nhiệm với nhau hoài. Có một số trường hợp, như đất của ông Sáu Quang, thì họ lấy làm của riêng, khiến ông không còn nhà cửa, phải che trại ở mé mương. Đoàn xác minh thấy rõ, nhưng cũng để vậy thôi. Có một số khác bị lấy đất rồi được bồi thường không đúng quy định pháp luật. Cho nên dân cứ tiếp tục khiếu nại thôi. Nỗi bức xúc nhiều lắm – bức xúc càng ngày càng nhiều”.
Một người khác cùng địa phương, cũng bị oan ức về đất đai, cho biết:
Đất của tôi giá một triệu/m2 họ trả chỉ có 13.200 đồng/m2 thì tôi mua được cái gì ? Họ đẩy tôi đi ăn cướp, ăn trộm thôi.
Một dân oan Kiên Giang
“Ở bên này hiện giờ chính quyền giải quyết chung chung thôi, không giải quyết nỗi oan cho dân được gì hết. Dạng bây giờ là họ lấy đất của mình và đền chỉ có 16 ngàn đồng/m2, rồi bán lại 1,6 triệu/m2. Bây giờ chính quyền đưa ra thông báo chỉ cho hỗ trợ những người bị mất đất dưới dạng dân nghèo, chứ không còn đền bù gì nữa. Dân chúng hiện đang phàn nàn, thưa kiện dữ lắm. Hành động này quả là cướp đất của dân chứ không còn gọi là đền bù gì cả, và đưa dân vào con đường cùng.”
Bồi thường không công bằng
Tại Kiên Giang, nơi tiếp diễn nhiều vụ khiếu kiện đất đai, một dân oan bày tỏ phẩn nộ:
Dân oan Kiên Giang: “Rõ ràng là nếu chính quyền làm đúng thì dân làm sao dám chống. Luật pháp trong tay họ, quân đội trong tay họ, họ sẵn sàng bắt nhốt chớ. Hiện dân oan biểu tình cả làng, cả xóm. Nói chung luật rất rõ ràng là lấy đất người ta thì chính quyền phải ra quyết định bồi thường thỏa đáng. Nhưng họ hiện nay muốn lấy đất, rồi trả giá rẻ mạt; bất công ở chỗ là chính quyền lấy đất của người này đem bán cho người khác, làm dự án phân lô bán nền nhà kiếm lời rồi ăn xài phủ phê. Theo luật đất đai thì nhà nước chỉ thu hồi đất trong những trường hợp như công cộng, quốc phòng, an ninh, xây cảng…Nhưng họ thu hồi sai mục đích khiến dân chống. Nguyên nhân là do chính quyền rối ren về quy hoạch tổng thể, trình độ tan nát, rối ren, không có quy hoạch tổng thể gì cả. Nhà nước có quyền quy hoạch, nhưng khi thu hồi đất của dân thì phải bồi thường thỏa đáng. Thứ hai là họ phải tạo ra chỗ ở mới, việc làm mới cho người dân tốt hơn nơi ở cũ, nói theo lời Tổng bí thư. Đàng này họ làm ngược lại. Đất của tôi giá một triệu/m2 họ trả chỉ có 13.200 đồng/m2 thì tôi mua được cái gì ? Họ đẩy tôi đi ăn cướp, ăn trộm thôi”.
Nhưng họ hiện nay muốn lấy đất, rồi trả giá rẻ mạt; bất công ở chỗ là chính quyền lấy đất của người này đem bán cho người khác, làm dự án phân lô bán nền nhà kiếm lời rồi ăn xài phủ phê.
Một dân oan Kiên Giang
Đó là một số trường hợp tiêu biểu trong vô số nỗi oan của người bị mất nhà, mất đất đang tiếp diễn ngày càng đều khắp, cho thấy một hiện tượng phổ biến đáng ngại ở VN hiện nay là người dân có thể bị đẩy ra khỏi nhà, khỏi mãnh đất thân yêu mà nhiều thế hệ gia đình họ từng sinh sống và khai thác, để rồi phải sống thậm chí cảnh vô gia cư, vô nghề nghiệp.
Quan chức cấu kết với nhà đầu tư
Phản ứng trước tình cảnh của dân oan, một số chuyên gia đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Trả lời Đài ACTD mới đây, LS Lê Công Định trong nước đề cập tới tình trạng cấu kết hiện nay giữa chính quyền với những người có tiền, xin giấy phép đầu tư, ép dân bán đất giá rẻ rồi bán lại kiếm lời. LS Lê Công Định cho biết:
“Lẽ ra người dân được đền bù với giá cao hơn, nhưng vì áp lực của một số quan chức địa phương trong chuyện cấu kết với nhà đầu tư ban đầu khiến giá đất đền bù cho người dân quá thấp. Nhưng lấy đất được rồi, họ rào lại để bán nhưng không tìm ra được nhà đầu tư mới. Hệ quả là họ cứ bỏ đó. Người dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi bị dời tới một chỗ khác không thể sống được, trong khi miếng đất cũ của mình cuối cùng cũng không phát triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến sự bất mãn của người dân càng tăng cao”.
Theo TS Luật sư Nguyễn Vân Nam, thì quyền tư hữu tài sản, kể cả đất đai, là quyền thiêng liêng, là nền tảng căn bản cho xã hội.
LS Nam giải thích:
“Người dân chỉ được quyền sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất này có thời hạn và có giới hạn. Đây chính là một vấn nạn. Theo tôi, chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở VN”.
Kiên Giang: Hàng trăm hộ dân oan ức mất đất
RFA-11-09-2008
Tình trạng người dân bị cưỡng chiếm đất đai oan ức tiếp diễn trong nước, khi nhiều hộ dân trong vụ “Dự Án Lấn Biển Kiên Giang” phản ứng mạnh mẽ trước hành động của chính quyền địa phương mà họ cho là làm sai pháp luật trong việc thu hồi và đền bù đất đai để phát triển dự án.
Mua bạc ngàn, bán bạc triệu
Thanh Quang: Thưa quý vị, dự án mà chính quyền Kiên Giang đang tiến hành, mệnh danh “Dự Án Lấn Biển Kiên Giang”, hiện ảnh hưởng tới hằng trăm hộ dân tại Khu Phố 5, Phường An Hoà, TP Rạch Giá, khiến một số cư dân này phản ứng:
“Tôi cũng có miếng đất ở khu Lâm Quang Ky mà bây giờ mấy ổng sắp sửa cưỡng chiếm 3 ngàn mấy trăm mét vuông. Tôi thấy rằng ông nhà nước ổng làm như vậy thì hẹp cho chúng tôi quá, vì đất cát này đã 3 đời gia đình chúng tôi khai thác rồi. Bây giờ mấy ổng lấy rồi bồi thường giá quá rẻ”
Trời ơi cái này thì oan ức rồi. Họ thường cho tụi tui có bao nhiêu đâu ? Có mấy ngàn đồng/mét vuông trong khi họ bán bạc triệu.
Anh Lê Mỹ Đức
“Trời ơi cái này thì oan ức rồi. Họ thường cho tụi tui có bao nhiêu đâu ? Có mấy ngàn đồng/mét vuông trong khi họ bán bạc triệu.
Họ hỏi ý kiến tôi là có giao đất không. Tôi nói là tôi không giao, còn mấy ông có cưỡng chế thì cưỡng chế. Tới nhà tôi họ mang theo dân phòng tự vệ, xách gậy theo nữa kìa. Quá bức hiếp tụi tui rồi.”
“Tôi bị mất 2.400 mét vuông. Nhưng mà thực tế là tôi sẽ bị mất tới 5 ngàn mét vuông. Mà bây giờ họ cưỡng chế đất của tôi tới đâu thì tôi sẽ kiện tới đó. Bây giờ trước mắt tôi có 5.400 mét vuông, mà họ lấy trước mắt 2 ngàn ngoài mét vuông thì tôi kiện cái đó trước. Còn lại 3 ngàn mét vuông mà họ sẽ triển khai thì tôi sẽ kiện tiếp”.
Thanh Quang: Người sau cùng mà quý vị vừa nghe là anh Lê Mỹ Đức thuộc trong số người bị ảnh hưởng bởi “Dự Án Lấn Biển Kiên Giang” này. Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, anh Lê Mỹ Đức giải thích:
Anh Lê Mỹ Đức: Nói chung có đầu phải có đuôi. Cái đầu là TP Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang trình với Thủ tướng chính phủ xin mở rộng TP Rạch Giá, thì được Thủ tướng chấp nhận cho phép từ năm 1998, với quy mô dự án là 420 ha.
Thanh Quang: Tức là mở rộng lấn ra biến ?
Anh Lê Mỹ Đức: Vâng, lấn ra biển. Khi nới rộng như vậy thì phải có mốc và ranh. Nói chung trên bản đồ tỷ lệ 1/500 thể hiện dự án này rất là rõ. Cơ sở để UBND tỉnh Kiên Giang làm văn bản pháp lý trình lên Thủ tướng gồm bản đồ và tờ trình, và được quyết định 1178 của Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Trong quyết định nói rất rõ dự án mở rộng này Đông giáp Rạch Sỏi là ở chỗ nào, Tây giáp đâu lấn ra biển. Cái mốc từ bờ cũ là Đê Quốc Phòng – tức bờ ranh, là từ Đê Quốc Phòng trở ra biển phía Tây 500 mét.
Tây là giáp biển phía Tây, mặt Đông là giáp thị xã Rạch Sỏi, mặt Nam là giáp đường Lâm Quang Ky và một mặt nữa lá giáp với TP Rạch Giá cũ.
Lấn biển hay lấn đất
Thanh Quang: Như vậy khi thực hiện dự án lấn biển đó, giới cầm quyền đã thực hiện như thế nào mà cư dân than phiền là cưỡng chiếm đất của họ ?
Anh Lê Mỹ Đức: Trong quá trình thực hiện dự án thì ban quản lý và cấp chính quyền địa phương của tỉnh thực hiện sai. Họ lấn vô đất của dân khoảng 50-60 mét thay vì lấn ra biển, và kéo dài toàn tuyến là 7 cây số, thì diện tích đất họ lấy trái phép tương đương 42 ha.
Họ lấn vô đất của dân khoảng 50-60 mét thay vì lấn ra biển, và kéo dài toàn tuyến là 7 cây số, thì diện tích đất họ lấy trái phép tương đương 42 ha.
Anh Lê Mỹ Đức
Thanh Quang: 42 ha ta đất này ảnh hưởng bao nhiêu hộ dân ?
Anh Lê Mỹ Đức: Ảnh hưởng 252 hộ dân. Trong giai đọan 1 và giai đọan 2 này, họ trực tiếp xử lý khoảng 47 hộ dân.
Thanh Quang: Anh nói xử lý là họ làm gì ?
Anh Lê Mỹ Đức: Tức là họ cưỡng chế, lấy đất đó, lấy trái pháp luật đó.
Thanh Quang: Họ lấy lý do gì để thực hiện hành động này ?
Anh Lê Mỹ Đức: Họ mượn cớ Ban Quản lý Dự án Công trình Lấn Biển. Thì bên này tụi tôi cũng phản ứng mạnh mẽ qua nhiều bài báo, nhiều đơn khiếu nại, rằng “mấy ông lấn biển chứ đâu phải lấn đất dân”.
Quy mô Dự án Lấn Biển, chính phủ phê chuẩn rất rõ ràng, có nghĩa là từ Đê Quốc Phòng trở ra biển phía Tây 500 mét. Bây giờ anh lại lấy ngược vô đất phía bên trong của dân 50-70 mét này mà với diện tích 42 ha đất thành phố thì tính ra biết bao nhiêu là tiền của ?
Thanh Quang: Khi họ lấy đất của dân như anh vừa trình bày thì họ có bồi thường cho dân không ?
Anh Lê Mỹ Đức: Năm 2000, ông UB tỉnh ổng ra quyết định thu hồi đất của 252 hộ dân, với diện tích là 42 ha. Năm 2000 ổng ký nhưng không dám triển khai cho dân vì vào thời điểm đó UBND tỉnh Kiên Giang không được phép thu hồi đất của dân với số lượng đất lớn như vậy.
Quy mô Dự án Lấn Biển, chính phủ phê chuẩn rất rõ ràng, có nghĩa là từ Đê Quốc Phòng trở ra biển phía Tây 500 mét. Bây giờ anh lại lấy ngược vô đất phía bên trong của dân 50-70 mét này mà với diện tích 42 ha đất thành phố
Anh Lê Mỹ Đức
Theo luật VN thì vào thời điểm đó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ được phép thu hồi có 2 ha thôi, đất nông nghiệp đó. Còn nếu như trên lượng này thì phải cơ quan của Bộ hoặc Thủ tướng chính phủ. Nhưng ảnh ký để ảnh phòng hờ.
Tới năm 2005, tụi tôi kiện cáo quá đi thì ảnh mới hoảng hồn và đưa ra văn bản nầy, nhưng không triển khai. Ảnh lấy cái mốc thời điểm đó, thường cho tụi tôi đất nông nghiệp lọai 4, với giá 8 ngàn đồng/mét vuông. Sau tụi tôi đấu tranh quá ảnh tăng thêm 5 ngàn nữa thành 13 ngàn đồng/mét vuông.
Thanh Quang: Như vậy so với thời giá thì tiền bồi thường đó như thế nào ?
Anh Lê Mỹ Đức: Nếu theo nghị định vào thời điểm đó thì nó cũng chênh lệch thôi. Nhưng về nguyên tắc họ làm sai hết. Từ năm 2000 cho tới năm nay là 2008, thì tính coi, nhà nước VN tung ra biết bao nhiêu quyết định, thay đổi bao nhiêu quy chế về luật đất đai ?
Bây giờ chúng tôi chỉ căn cứ như vầy, là lấy đất vào thời điểm nào thì ra quyết định vào thời điểm đó. Thứ hai là lấy đất làm gì phải thông báo rõ cho chúng tôi biết, phải ghi vào nội dung quyết định là thu hồi đất để làm gì.
Nhà nước chỉ được phép thu hồi đất khi liên quan đến an ninh quốc phòng, công cộng, sân chơi, trường học, bệnh viện…nói chung tất cả những việc lợi ích quốc gia, công ích.
Thanh Quang: Như vậy trên thực tế giới cầm quyền Kiên Giang thu hồi số đất này để làm gì ?
Anh Lê Mỹ Đức: Trên thực tế, hiện nay họ đã bán đất của chúng tôi cho những đối tượng khác là 94 sổ đỏ mà báo chí VN đã ghi nhận, và Tổng Thanh tra Chính phủ VN cũng đã xác nhận như vậy. Đất tụi tôi ở đời này đời thứ nhất có, đời thứ hai có, đời thứ ba có. Họ cưỡng đoạt vô cớ. Họ đưa máy ủi, xe vô chặt phá cây.
Trong tuần lễ rồi, bà con đã biểu tình. Tôi yêu cầu bà con muốn gì cứ thưa kiện TP, UBND tỉnh, tỉnh ủy Kiên Giang. Muốn gì cứ lên trình bày với họ. Nếu tỉnh không giải quyết, chúng tôi sẽ đi TP HCM và Hà Nội.
Anh Lê Mỹ Đức
Thanh Quang: Họ có hành hung gì bà con không ?
Anh Lê Mỹ Đức: Họ không dàm hành hung, bởi tụi tôi không chống đối, mà chỉ chống đối trên pháp luật thôi. Tụi tôi yêu cầu mấy ổng làm đúng theo pháp luật. Còn không, tụi tôi sẽ nhờ tới cơ quan ngôn luận, báo chí, hoặc là biểu tình.
Trong tuần lễ rồi, bà con đã biểu tình. Tôi yêu cầu bà con muốn gì cứ thưa kiện TP, UBND tỉnh, tỉnh ủy Kiên Giang. Muốn gì cứ lên trình bày với họ. Nếu tỉnh không giải quyết, chúng tôi sẽ đi TP HCM và Hà Nội.
Thanh Quang: Bây giờ một cách cụ thể thì người dân đã phản ứng như thế nào ?
Anh Lê Mỹ Đức: Rất là quyết liệt. 47 hộ dân đã kéo lên gặp các nhà chức trách, nhưng họ không giải quyết, tránh né, trốn né. Tụi tôi, bước thứ nhất, 47 hộ dân này phải làm việc với cơ quan cấp tỉnh, TP với lại tỉnh ủy Kiên Giang trước đã, xem coi họ xử lý như thế nào. Nếu không xong, tui tôi sẽ đi Hà Nội. Nhưng trên thực tế tụi tôi đã đối thọai rất nhiều rồi.
Thanh Quang: Như vậy kết quả sơ khởi ra sao ?
Anh Lê Mỹ Đức: Họ vẫn làm càng, vẫn làm bậy.
Thanh Quang: Nhân đây xin anh mô tả tình hình dân oan bị mất đất đai, tài sản ở Kiên Giang, nói chung, như thế nào ?
Anh Lê Mỹ Đức: Nói chung rất nhiều nơi dân bị mất đất, thí dụ như Kiên Lương, Hà Tiên, rừng U Minh cũng bị lấy đất bừa bãi. Đảo Phú Quốc cũng vậy. Tất cả những dự án gì mà dính tới đất đai đều gặp rắc rối.
No comments:
Post a Comment