LTS. Thưa quý độc giả,
Nhận định và chủ trương của chúng tôi là, tất cả những ai, ở bất kỳ cương vị nào trong xã hội, đoàn thể, tôn giáo, tuổi tác trọng nhẹ bao nhiêu đi nữa, mà theo việt-gian-cộng-sản, hoặc làm tay sai cho chúng dưới bất cứ hình thức nào, thì chúng tôi xem những kẻ đó là GIẶC không hơn không kém. Trừ khi chúng thực tâm Cải Tà Quy Chánh!
Đã là GIẶC, thì toàn dân Việt chúng ta đã có sẵn câu trả lời và hành động thích đáng cho chúng.
Vatican và Cộng sản VN
----- Original Message -----
From: mai
To: PhoNang@yahoogroups.com ; …
Cc: Dien Dan Giao Dan ; …
Sent: Monday, July 19, 2010 11:19 PM
Subject: [Thaoluan9] Vatican vs. Cộng Sản VN
Kính cha Ngô Tôn Huấn, ông Phạm Quang Chiêu và quý vị
Tôi và và có thể hầu hết tín hữu Công Giáo Việt Nam có dịp đọc qua bài viết của cha Lê Tôn Huấn và ông Phạm Quang Chiêu cùng những tin tức được phổ biến về những trao đổi giữa Vatican và CSVN đều đồng ý với ông PQC.
Kính cha Ngô Tôn Huấn, cho đến khi viết những dòng chữ này, con vẫn tuân phục tất cả những Giáo luật cũng như Tín lý mà Giáo hội Công giáo truyền dậy . Nhưng thưa Cha, con cũng tin chắc một điều Đức Giáo Hoàng chỉ bất khả ngộ trong lãnh vực Tín lý mà thôi
Kính thưa cha ! Người Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn còn thói quen bảo vệ Hội Thánh bằng mọi cách, kể cả tìm cách nói hay viết khéo để che đậy hay bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của các đấng bậc trong hệ thống tổ chức của Giáo hội địa phương hay cao hơn . Thưa Cha việc làm như vậy mang sự gượng ép không còn hiệu quả ở thời đại truyền thông đa dạng mà cũng thiếu lương thiện nữa .
Kính thưa Cha và ông PQC và quý vị !
Nhà cầm quyền CS Việt Nam họ có trong tay tất cả mọi thứ quyền hạn và phương tiện, cộng thêm một đường lối đối thoại, thương lượng mang tất cả những nhân tính xấu xa và thủ đọan nhất. Vì vậy một Giáo triều của Đức Giáo Hoàng Phao Lô thứ sáu đã bị họ lường gạt mà ngoảnh mặt với dân tộc Việt Nam khốn khổ suốt cuộc chiến. Ngày nay, vẫn một đường lối ấy họ áp dụng với triều đại của Đức Giao Hoàng Benedito 16. Chuyện dân tộc Việt Nam bị tòa thánh Vatican ngoảnh mặt trước tất cả những khổ đau chẳng còn là viễn ảnh mà đã và đang sảy ra .
Kính thưa Cha Ngô Tôn Huấn ! Một tiếng nói của Cha, một ý kiến của ông Phạm Quang Chiêu, của con hay tiếng kêu than của toàn thể anh chị em tín hữu Công Giáo VN cũng chẳng vọng tới Vatican nếu HĐ GM Việt Nam vẫn tiếp tục làm con chó câm.
Thưa Cha Ngô Tôn Huấn và quý vị ! Con xin lập lại một nhận đinh mà một vị Lm già miền Bắc VN nói với con cách đây 3 năm " Với hệ thống thông tin của cộng sản VN, khi họ muốn, họ có thể nói trái đất hình tam giác thì cũng có nhiều người tin."
Thưa Cha và quý vị, chúng ta làm cách nào để Vatican lắng nghe đây ? Cá nhân con và những thành viên trong gia đình chỉ cầu xin Chúa Thánh Thần ban nhiều ơn khôn ngoan hơn nữa cho quý vị trong HĐGMVN cũng như quý ngài trong Giáo triều Vatican mà thôi
Sau hết cũng xin Chúa phù hộ và che chở cho đàn chiên Việt Nam dù có mẹ nhưng vẫn đang bơ vơ .
Vinh Sơn Mai Văn An
--- On Sun, 7/18/10, Chieu Pham
From: Chieu Pham
Subject: Re: [PhoNang] DC Giuse Ngo Q Kiet: "Vì thế, xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính bản thân tôi.
To: PhoNang@yahoogroups.com
Cc: "Dien Dan Giao Dan"
Date: Sunday, July 18, 2010, 11:19 PM
Về Quyền Uy Của Một Vị Giáo Hoàng
Trong một bài viết của Linh Mục Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huân, Ngài dã viết về uy quyền của Đức Giáo Hoàng như sau:
“Là người trong Giáo Hội, chúng ta phải tin chắc rằng Tòa Thánh không bao giờ chịu áp lực của bất cứ ai trong mọi quyết định liên quan đường lối cai trị dặc biệt là về vấn đề thuyên chuyển hay bổ nhiệm các Giám Mục trong Giáo Hội. Nghĩa là việc Đức Thanh Cha Benedicto XVI bổ nhiệm Đức Cha Phêro Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng Giám Mục Phó Hà Nội hoàn toàn có lý do chính đáng…”
Thưa Cha: Thứ nhất tôi là người trong Giáo Hội nhưng không có gì bắt tôi “phải tin chắc rằng Tòa Thánh không bao giờ chịu áp lực của bất cứ ai trong mọi quyết định liên quan đến…” vì không có một tín lý nào bắt tôi phải tin điều đó.
Thứ hai làm sao để có thể biết được Tòa Thánh không bị một áp lực nào? Bị rơi vào một âm mưu nào đó thì có khi chính Tòa Thánh, chính giới chức có thẩm quyền cũng không biết là mình đã bị một áp lực vô hình, một toan tính của những “Vũ Ngọc Nhạ” thì sao? Có ai bảo đảm được điều đó.
Chúng ta hiện đang ở thế kỷ 21 chứ không phải là thời Trung Cổ. Ở thời đại mà trái đất đã thu nhỏ lại. Mọi chuyện lớn nhỏ cả thế giới đều có thể biết trong một tích tắc, hằng tỉ bộ óc, hằng tỉ cặp mắt nhìn vào một việc làm của Đức Thánh Cha. Trong khi đó ĐTC phải nhờ vào những vị phụ tá. Những vị phụ tá này có nhiệt tình, có công tâm hay không lại là chuyện khác. Đối với các vị linh mục, đức vâng lời là rất quan trọng nó giữ dược sự thống nhất trong Giáo Hội nhưng trong một khía cạnh nào đó, nó củng có nhũng giới hạn, có những bất lợi của nó. Mỗi người đều có những suy nghĩ, có óc phán đoán riêng và ai cũng có thể nhìn ra sự thực và lẽ phải. Nếu ai cũng phải tuân phục một người như kiểu một con ngựa bị che mắt thì đó là một chế độ độc tài
Ấy là chưa kể đến chính ĐTC. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị và phải đắn đo nhiều trước khi viết nhưng khi đã viết thì nên viết cho hết.
Như Linh Mục An-rê Đỗ Xuân Quế cũng đã có ý kiến, một sự kiện xảy ra ở đất nước Ba Lan được Tòa Thánh sử trí khác với cùng một sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Đây cũng không phải chỉ riêng Cha Quế nói như vậy mà là ý kiến của rất nhiều người
Đối với ĐTC, những tín lý mà Ngài truyền dạy thì toàn thể giáo dân đều phải tuân giữ. Lúc đó Ngài là đại diện của Chúa Giê su trên trần thế.
Những điều không phải là tín lý mà chỉ là những quyết định bình thường, những việc làm có tính cách khác như những quyết định có tính cách chính trị chẳng hạn thì chúng ta cũng cần phải suy nghĩ vì ĐGH không phải là Thiên Chúa cho nên cũng có thể có những sai lầm mà cũng không có luật nào của Hội Thánh bắt buộc ta phải tuân theo những quyết định như thế .
Trong một đoạn khác, linh mục Ngô Tôn Huân viết:
“Do đó, đứng trước quyết định trên của Đức Thánh Cha, là đoàn chiên dưới quyền lãnh đạo và chăm sóc thiêng liêng của Ngài là Thủ Lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, chúng ta phải vâng phục Ngài trong mọi lãnh vực từ giáo lý đức tin, kỷ luật bí tích, phụng vụ ...”
Về điểm này, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý nhất là khi nói phải vâng phục Ngài trong mọi lãnh vực. Để đỡ bị “sốc”, tôi xin đan cử một thí dụ hơi xưa một chút. Đó là vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam đang hồi quyết liệt, Đức Giáo Hoàng Paul VI đã nhận tiếp Nguyễn Thi Bình (MTGPMN) và từ chối tiếp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đức Giáo Hoàng đã hân hoan tiếp đại diện của bọn phản loạn, là cánh tay nối dài của một Đảng Cộng Sản gây bao nhiêu tang tóc cho dân chúng Miền Nam Việt Nam và từ chối tiếp vị Tổng Thống do dân chúng Miền Nam chính thức bầu ra. Rõ ràng là Ngài đã ủng hộ Đảng Cộng Sản VN, đồng lõa với bọn xâm lược Miền Nam, chính chúng đã trắng trợn xé bỏ Hiệp Định Paris khi còn chưa ráo mực
Cha Huấn nghĩ sao?
Vào thời điểm đó, người viết bài này cũng đã nhận thấy sự bất công của Đức Giáo Hoàng Paul VI nhưng dù có cảm thấy ức lòng thì cũng đành chịu vì mình là thân phận một nhược tiểu lại đang bị chiến tranh tàn phá khắp nơi trên lãnh thổ, chắc chắn Tổng Thống Thiệu cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Cam tâm đi với CS để sử thiên vị đối với một đất nước nhỏ bé như Miền Nam Việt Nam thì có phải là một sai lầm không? Xin cha Huân hãy lấy công tâm mà trả lời đi.
Đây là một ví dụ hơi xưa để tránh một thí dụ khác có tính cách thời sự.
Còn nói về vụ Đức Tổng Kiệt thì Cha Huân nói như thế này:
“Như vậy, không hề có chuyện Đức Tổng Kiệt đã bị áp lực phải từ chức như những người không đồng ý với ngài đã vội reo mừng vì nghĩ là họ đã chiến thắng! Hơn thế nữa, họ còn huyênh hoang là Tòa Thánh cũng chịu áp lực của thế quyền để thay Đức Tổng Kiệt theo đòi hỏi của họ. Đây là sự võ đoán khôi hài của những người không am hiểu đường lối của Tòa Thánh La mã.”(Ngô Tôn Huân)
Nhưng lại có bản tin viết:
Điều mà đến nay có thể khẳng định chắc chắn là: Theo đúng kế hoạch đã được sắp xếp và mặc cả, đúng như yêu cầu của nhà cầm quyền Hà Nội, Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ phải đi khỏi Hà Nội sớm nhất để trao quyền lại cho TGM Phó Nguyễn Văn Nhơn.
Kính thưa cha Huấn,
Bản tin trên đây viết ngày 5 tháng 5 năm 2010 nghia là viết cả tuần lễ trước khi mọi chuyện xảy ra. Bản tin này phá vỡ hết những lập luận của cha về Vatican cũng như quyền uy của ĐGH vì bản tin ấy nói đúng tất cả những gì ta thấy dần dần lộ ra.
Về vấn đề này thì hiện thời Tòa Thánh đang lạc vào một Đào Hoa Trận, một Bát Quái Trận Đồ. Đó là một sự trao đổi bất quân bình. Tòa Thánh đã lỗ to vì chỉ được đổi lại có một Đại Diện Không Thường Trú chẳng nghĩa lý gì thay vì thiết lập Quan Hệ Ngoại Giao bình thường. Còn bao lâu nữa, còn bao nhiêu bước nữa mới đạt tới quan hệ Ngoại Giao Binh thường?. Nhiều người đã vội cho đó là một thành quả to lớn mà Tòa Thánh đã đạt được. Một vị Đại Diện Không Thường Trú do Đảng Cộng Sản Việt Nam đạo diễn mà ngôi vị ấy chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo mà gọi là thành quả à? Thành quả là ở phía Hanoi chứ không phải ở phía Vatican. Trong Đào Hoa Trận còn nhiều ngõ bí lắm! Không đơn giản như cha nghĩ đâu. Thưa Cha!
Vì Tòa Thánh hiện đang lạc trong Bát Quái Trận Đồ, không làm chủ đươc trận chiến nên không ai hiểu được Tòa Thánh cả. Thưa Cha.
PHẠM QUANG CHIỂU
Lời từ biệt của Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Hà Nội, Việt Nam (13/05/2010) - Ngày thứ Năm 13 tháng 5 năm 2010, Phòng Báo Chí Toà Thánh công bố Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp nhận đơn xin từ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội của Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, đúng theo khoản giáo luật 401, triệt 2. Trước khi lên đường đi ngoại quốc chữa bệnh, Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã gửi cho cộng đồng dân Chúa Tổng Giáo Phận những lời từ biệt sau:
Lời từ biệt của đức Tổng Giuse
Kính gửi
Cộng đồng Dân Chúa
Tổng Giáo phận Hà nội
Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung
Hà Nội - Việt Nam
Ngày 13 tháng 5 năm 2010
Anh chị em thân mến,
Tòa Thánh vừa công bố Ðức Thánh Cha đã chấp nhận đơn xin từ nhiệm của tôi. Ðã đến lúc tôi phải chia tay anh chị em. Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi. Không thể không nói gì nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối. Tôi rất mong anh chị em hiểu, dù biết rằng, khó có lý lẽ nào thuyết phục được nỗi buồn. Nhưng tôi tin, với lòng quảng đại vốn có, anh chị em sẽ chấp nhận một sự việc không còn có thể thay đổi được.
Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp đơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vì lợi ích của Giáo hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà nội chúng ta. Thực ra khi tôi đề cập đến vấn đề này, các Bộ liên quan đều phản đối. Nhưng khi tôi trực tiếp đệ đơn lên Ðức Thánh Cha, ngài đã cảm thông và với tấm lòng hiền phụ, ngài đã chấp nhận. Cùng với đơn xin từ nhiệm, tôi cũng xin Tòa Thánh tìm người kế vị và Tòa Thánh đã tuyển chọn Ðức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Phêrô Nguyễn văn Nhơn. Vì vâng lời Ðức cha Phêrô đã can đảm lãnh nhận nhiệm vụ nặng nề trong thời điểm đầy tế nhị hiện nay. Tất cả đã được thực hiện trong tinh thần phục vụ và yêu thương.
Trong giây phút cảm động này, tâm tình mãnh liệt trong tôi chính là tâm tình yêu thương và cảm tạ.
Tôi tạ ơn Chúa đã phủ kín đời tôi bằng tình yêu chan chứa của Người. Không nơi nào và không lúc nào trong đời tôi không tràn ngập tình thương của Chúa. Tôi thấy mình thực là "người môn đệ được Chúa yêu". Dù tôi bất xứng, Chúa vẫn yêu thương. Dù tôi bất trung, Chúa vẫn không từ bỏ. Qua biết bao cạm bẫy hiểm nguy, bàn tay Chúa vẫn dẫn tôi đến nơi an toàn. Hôm nay bàn tay yêu thương của Chúa dẫn đưa tôi vào một con đường mới để tôi thêm hiểu biết và sống trọn vẹn cho tình yêu thương của Người. Tôi sẽ cảm tạ tình thương của Chúa đến muôn đời.
Thật hạnh phúc khi tôi được ở trong Giáo hội. Dù ở đâu và làm gì tôi cũng thuộc về gia đình Giáo hội. Dù dưới miền xuôi đông vui hay trên miền ngược heo hút; dù ở thành phố phồn hoa hay nơi thôn dã nghèo nàn, tôi vẫn là một thành phần trong Giáo hội. Dù đảm trách những nhiệm vụ quan trọng hay chỉ làm một công việc tầm thường, thậm chí khi nằm bất động trên giường bệnh, tôi vẫn đóng góp vào sự sống của Giáo hội. Và vì thế, dù bé nhỏ tầm thường, tôi vẫn luôn được chăm sóc, yêu thương.
Tình yêu ấy được thể hiện sống động và cụ thể nhất qua anh chị em, những người thân yêu xa gần đã hết lòng chia sẻ và nâng đỡ tôi trong suốt cuộc đời. Anh chị em là cha, là mẹ, là anh em, là chị em thân thuộc của tôi. Chúng ta đã nên một với nhau trong biết bao biến cố vui buồn. Chúng ta đã cùng sống với nhau, cùng làm việc với nhau. Còn hơn thế nữa, chúng ta đã cùng vui mừng và hi vọng với nhau, cùng lo âu và buồn khổ với nhau. Ðặc biệt là trong những giờ phút nguy biến, khi tính mạng bị đe dọa, chúng ta đã sẵn sàng cùng chết với nhau. Còn gì có thể chia cách chúng ta được nữa?
Anh chị em là món quà quí giá nhất Chúa đã ban tặng cho tôi trên đường đời.
Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi Ðức cha Phụ tá và các linh mục, những người anh em rất thân thiết. Anh em là trái tim của tôi. Anh em là sức sống của Giáo phận vì anh em đã xây dựng Giáo phận nên một gia đình trên thuận dưới hòa, một lòng một ý. Cám ơn anh em đã cho tôi được hạnh phúc nếm cảm tình huynh đệ đằm thắm dưới mái nhà Giáo phận. "Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau" (Tv 132, 1).
Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các tu sĩ nam nữ, những người cộng sự thân tín. Âm thầm nhưng tích cực, không quản ngại những công việc khiêm hạ nhất, sẵn sàng đi đến những nơi xa xôi nhất, anh chị em đang góp phần mở rộng cánh đồng truyền giáo của Tổng giáo phận, khiến những mùa gặt ngày càng thêm phong phú. Xin cám ơn lòng quảng đại của anh chị em.
Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các chủng sinh, những người con thân yêu. Các con là con ngươi trong mắt cha. Trong tinh thần hiến dâng phục vụ, các con đã mở rộng tâm hồn nhiệt tình đón nhận chương trình đào tạo của Giáo phận: chuyên chăm trau giồi trí thức, hăng hái tham gia mục vụ, dấn thân phục vụ người nghèo, người bệnh, đặc biệt các bệnh nhân phong và nhất là không ngừng rèn luyện đạo đức. Cám ơn các con đã cho cha thấy trước tương lai đầy hi vọng của Giáo phận.
Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các anh chị em giáo dân, những thành viên thân thương của gia đình Tổng giáo phận Hà nội. Nghĩ đến anh chị em, tôi không sao cầm lòng được. Không chỉ chịu vất vả làm nền móng cho tòa nhà Giáo hội bền vững, khiêm nhường làm gốc rễ cho thân cây Giáo hội không ngừng trổ sinh hoa trái dồi dào, anh chị em còn góp phần xây dựng xã hội khi can đảm lên tiếng bên vực công lý, sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ sự thật. Anh chị em là Giáo hội. Anh chị em đã đổ mồ hôi nước mắt và cả máu đào để gìn giữ và phát triển Giáo hội. Tôi tự hào về anh chị em. Tôi cảm phục anh chị em. Tôi tri ân anh chị em.
Nói đến yêu thương không thể không nói đến tha thứ. Xin anh chị em hãy tha thứ cho những lầm lỗi thiếu sót của tôi. Xin anh chị em cũng hãy vì tôi tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta. Chúng ta không chấp nhận sự dữ nhưng chúng ta hãy tha thứ và cầu nguyện cho những người lầm lạc biết trở về đàng lành.
Một lần giã biệt, nói mấy cho vừa. Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn tình yêu thương hợp nhất. Ðó là kho tàng quí giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong tình yêu thương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Ðức cha Phêrô như đã yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi. Ngài sẽ thay thế vị trí của tôi ở giữa cộng đoàn yêu thương của chúng ta, để mạch yêu thương không bao giờ đứt đoạn.
Tuy xa cách nhưng lời cầu nguyện sẽ liên kết chúng ta. Dù ra đi nhưng tôi vẫn tiếp tục phục vụ Giáo phận bằng lời cầu nguyện. Với lời cầu nguyện hòa trong tình thương giữa chúng ta, Chúa sẽ ban cho Giáo phận nhiều ơn lành hơn chúng ta dám ước mong. Vì thế, xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính bản thân tôi.
Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em.
(Ký tên)
Giuse Ngô quang Kiệt
No comments:
Post a Comment