Căng thẳng trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (phần 1)
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-07-19
Các diễn biến xảy ra trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian gần đây có nhiều điểm đáng chú ý.
Chiếm biển Đông để phát triển kinh tế
Cuối tháng 4 vừa qua, sau khi đặt biển Đông vào “lợi ích cốt lõi”, nghĩa là không nhượng bộ trong việc đòi chủ quyền, tương tự như Đài Loan và Tây Tạng, Trung Quốc đã ngang nhiên thách thức các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực cũng như thách thức sự thống trị của Hải quân Hoa Kỳ trong hàng thập kỷ qua. Không những thế, thái độ cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông đã gây ra mâu thuẫn với các nước khác trên thế giới, những nước có tàu bè thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua lại trên biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố độc quyền sử dụng.Thái độ cứng rắn của Trung Quốc trên biển Đông đã gây ra mâu thuẫn với các nước khác trên thế giới, những nước có tàu bè thường xuyên vận chuyển hàng hóa qua lại trên biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố độc quyền sử dụng.Có lẽ do sự phát triển kinh tế quá nhanh, cùng với việc hiện đại hóa quân sự và không ngừng phát triển khả năng của hải quân trong thời gian qua, nên Trung Quốc tin rằng họ đã đủ mạnh để thực hiện các hành động lấn chiếm biển Đông nhằm tự khẳng định mình.
Ông Xu Guangyu, Thiếu tướng hải quân Trung Quốc đã về hưu, cho biết: “Trung Quốc vắng mặt trong thời gian dài ở vùng biển đặc quyền kinh tế của mình trong hàng thập kỷ qua là một điều bất thường trong lịch sử và bây giờ Trung Quốc trở lại các hoạt động bình thường. Chúng tôi đã im lặng trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong quá khứ bởi vì hải quân của chúng tôi không đủ khả năng bảo vệ các khu kinh tế, nhưng bây giờ hải quân đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình”.
Một quan chức hàng đầu của Hải quân Trung Quốc, Đề đốc Trương Hoa Trần, Phó chỉ huy Hạm đội Đông Hải, đã giải thích các hành động gia tăng của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông trong thời gian qua, như sau: “Do việc mở rộng quyền lợi kinh tế đất nước, hải quân Trung Quốc muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường giao thông vận tải của đất nước và sự an toàn trên các tuyến đường chính trên biển ".
Chúng tôi đã im lặng trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trong quá khứ bởi vì hải quân của chúng tôi không đủ khả năng bảo vệ các khu kinh tế, nhưng bây giờ hải quân đã có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mìnhPhản đối các lập luận trên của Trung Quốc, ông Walter Russell Mead, thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) Hoa Kỳ, cho rằng, tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông xuất phát từ việc phát triển kinh tế của nước này. Ông nói: "Thật là vô lý vì các tham vọng thương mại của Trung Quốc, thương mại gì mà họ bảo vệ? Trung Quốc cần năng lượng và nguyên liệu thô từ khắp nơi trên thế giới".
Cứng rắn hơn với Trung Quốc
Qua thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc, phản ứng của Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn trong thời gian qua. Theo tin từ Hải quân Hoa Kỳ cho biết, hôm 10 tháng 6 vừa qua, lần đầu tiên Hải quân Hoa Kỳ cùng lúc cho triển khai bốn tàu ngầm có tên lửa hành trình, tiến hành các hoạt động ở xa các cảng nội địa Hoa Kỳ.Bốn tàu ngầm này là tàu USS Ohio, USS Michigan, USS Florida và USS Georgia, có mang theo tổng cộng 616 tên lửa hành trình Tomahawk. Tin tức cũng cho biết thêm, việc cùng lúc triển khai bốn tàu ngầm này là một phần trong chính sách chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ, chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng các hành động gây hấn.
Cùng lúc triển khai bốn tàu ngầm này là một phần trong chính sách chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ, chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng các hành động gây hấn.Cuối tháng 6 vừa qua, ba trong bốn tàu ngầm nói trên là tàu USS Ohio, USS Michigan và USS Florida đã đồng loạt xuất hiện trong cùng một ngày tại các căn cứ hải quân của Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực: vịnh Subic thuộc Philippines, thành phố Pusan của Nam Hàn và đảo nhỏ Diego Gracia, một căn cứ hải quân chung của Anh và Mỹ ở Ấn Độ Dương. Ngoài việc cùng lúc xuất hiện trong khu vực, ba tàu ngầm này còn mang theo hơn 460 tên lửa hành trình Tomahawk.
Mặc dù phía Hoa Kỳ đã phủ nhận bất kỳ thông điệp nào nhắm vào Bắc Kinh và nói rằng, ba tàu ngầm nói trên cùng lúc xuất hiện là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, thế nhưng các phân tích gia cho biết, qua hành động này Washington muốn gửi một thông điệp cứng rắn hơn tới Trung Quốc. Liên quan tới vấn đề này, ông Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington cho biết: “Có quyết định gia tăng lực lượng của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ giật mình và buộc lòng phải chú ý”.
Hoa Kỳ đã phủ nhận bất kỳ thông điệp nào nhắm vào Bắc Kinh và nói rằng, ba tàu ngầm nói trên cùng lúc xuất hiện là do sự trùng hợp ngẫu nhiên, thế nhưng các phân tích gia cho biết, qua hành động này Washington muốn gửi một thông điệp cứng rắn hơn tới Trung Quốc.Ông Glaser cho biết thêm: “Các tên lửa Tomahawk xuất hiện trong vùng là một phần trong các nỗ lực nhằm tăng cường khả năng của chúng tôi trong khu vực. Nó gửi đi một thông điệp rằng không ai có thể loại trừ quyết tâm của chúng tôi trong vai trò giúp cân bằng quyền lực trong khu vực mà nhiều nước ở đây muốn chúng tôi giữ vai trò này”.
Buộc Trung Quốc chú ý
Ngoài việc cho ba tàu ngầm nổi lên trên mặt nước trong cùng một ngày, các hoạt động khác của Hoa Kỳ trong khu vực mà các chuyên gia cho rằng nhằm mục đích răn đe Trung Quốc.Chẳng hạn như cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất chưa từng có, mang tên “Rim of the Pacific” do Hoa Kỳ cùng 13 nước đồng minh, thực hiện trong mùa hè năm nay ở ngoài khơi Hawaii, gồm khoảng 20.000 người và hơn ba chục tàu hải quân và tàu ngầm của các nước tham gia. Các nước đồng minh châu Á tham gia trong cuộc tập trận này gồm: Úc, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand.
Hiện nay, nguyện vọng chung của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự Hoa Kỳ có liên quan sẽ phục vụ cho hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải ngược lạiNgoài ra, một cuộc tập khác trên biển Đông Nam Á có tên “Sẵn sàng Hợp tác Trên biển và Huấn luyện”, tức CARAT 2010, do Hoa Kỳ cùng tám nước Đông Nam Á thực hiện như: Singapore, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Cuộc tập trận này được tiến hành ngoài khơi Singapore cũng trong mùa hè năm nay, với khoảng 17.600 người, cùng 50 máy bay và 73 tàu chiến tham gia, mà các chuyên gia cho rằng, ngoài các mục đích khác, cuộc tập trận này còn có ý răn đe Trung Quốc.Ô. Vương Bảo Đông, PNV Đại sứ quán Trung Quốc tại HK.
Việc tổ chức các tập trận lớn của Hoa Kỳ và các nước, cùng với ba tàu ngầm có mang theo nhiều tên lửa đồng loạt xuất hiện trong khu vực đã làm cho Trung Quốc chú ý. Ông Vương Bảo Đông, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, nói: “Hiện nay, nguyện vọng chung của các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự Hoa Kỳ có liên quan sẽ phục vụ cho hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải ngược lại”.
Ngoài các sự kiện vừa kể trên, diễn biến mới nhất về kế hoạch tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn ra sao? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.
Căng thẳng trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (phần 2)
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-07-19
Mời quý vị theo dõi các diễn biến mới nhất có liên quan đến cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn, cùng với những thẳng giữa hai cường quốc Trung - Mỹ qua cuộc tập trận này.
Phản đối tập trận chung Mỹ - Nam Hàn
Cuộc tập trận chung đã lên kế hoạch giữa Mỹ và Nam Hàn ở Hoàng Hải với mục đích răn đe Bắc Hàn đánh chìm tàu Cheonan của Nam Hàn, đang gây căng thẳng cho Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo tin tức từ các viên chức Nam Hàn cho biết, cuộc tập trận này có sự tham gia của tàu sân bay Hoa Kỳ, tàu USS George Washington, đã làm cho Trung Quốc lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Hoàng Hải thể hiện sự cương quyết bảo vệ quyền lợi và lợi ích quốc gia.
Ô. Xu Guangqian
Mặc dù cuộc tập trận này dự định sẽ diễn ra ở khu vực hoàn toàn thuộc vùng biển quốc tế, thế nhưng Bắc Kinh lớn tiếng phản đối vì cho rằng cuộc tập trận đe dọa đến Trung Quốc. Ông Xu Guangqian, chiến lược gia quân sự, thuộc Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Trung Quốc, đã cảnh cáo cuộc tập trận chung này như sau: “Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Hoàng Hải thể hiện sự cương quyết bảo vệ quyền lợi và lợi ích quốc gia. Nó cũng phản ảnh điều mà Trung Quốc đang ngày càng chú ý tới thực tế là không gian chiến lược của mình phải đối mặt với mối đe dọa đến từ các nước khác”.
Giới chuyên gia cho rằng, sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc thông qua một tuyên bố lên án việc đánh chìm tàu Cheonan của Nam Hàn, dường như phản ứng của Trung Quốc về cuộc tập trận chung của Hoa Kỳ và Nam Hàn mạnh mẽ hơn. Báo chí Trung Quốc đã liên tục đăng các bài với lời lẽ gay gắt nhắm vào Hoa Kỳ và Nam Hàn trong cuộc tập trận này. Một bài xã luận ngày 8 tháng 7 đăng trên báo Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đổ lỗi cho ông Lee Myung-bak, Tổng thống Nam Hàn, đã làm cho quan hệ Trung – Hàn xấu đi. Bài báo viết:
“Không rõ liệu ông Lee đã nghĩ đến phản ứng của Trung Quốc chưa khi ông công bố tập trận với Hoa Kỳ hồi tháng 5? Ông ấy có thấy trước sự giận dữ của người dân Trung Quốc? Hay là ông có ý định kích động đất nước ở phía bên kia Hoàng Hải? Đó là điều xấu hổ và một sự khiêu khích ngay trước cửa nhà của Trung Quốc. Nếu một tàu sân bay Hoa Kỳ vào Hoàng Hải, có nghĩa là một trở ngại lớn đối với ngoại giao của Seoul, như sự thù địch giữa các dân tộc Trung Quốc và Nam Hàn có lẽ sẽ leo thang, mà Bắc Kinh và Seoul đã và đang làm việc trong nhiều năm qua để tránh”.
TQ lên tiếng đe dọa
Không những phản đối Nam Hàn, Bắc Kinh còn cho đăng những bài báo có tính răn đe Hoa Kỳ. Trong một bài viết có tựa đề: "Hoa Kỳ phả trả giá về việc chọc tức Trung Quốc", báo Global Times đã viết:
"Việc triển khai các tàu sân bay Hoa Kỳ là sự thử thách sức chịu đựng tận cùng về chiến lược của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc sẽ không tha thứ điều đó. Bất cứ tổn hại nào mà cuộc tập trận của quân đội Mỹ gây ra cho Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ phải trả giá về điều đó, dù sớm hay muộn. Nếu Hoa Kỳ gây rối loạn cho tình hình chung, tức là họ sẽ quay ngược trở lại hàng thập kỷ ở khu vực Đông Á và cái giá mà Hoa Kỳ phải trả cho quyết định vô trách nhiệm của mình sẽ cao hơn cái giá mà họ có thể hình dung".
Bài báo này còn cảnh cáo Nhật và Nam Hàn, hai đồng minh của Hoa Kỳ như sau: "Nhật Bản và Nam Hàn không phải là vật tế thần trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhật và Nam Hàn bị ảo tưởng về chiến lược khi muốn dựa vào quân đội Mỹ để kiểm soát Trung Quốc. Hành vi của hai nước này đang đẩy chính họ tới gần vạch cấm trong tâm trí của người Trung Quốc".
Chúng tôi tôn trọng và cân nhắc ý kiến Trung Quốc. Nhưng đây là vấn đề chúng tôi tập trận ở vùng biển quốc tế. Chúng tôi ra các quyết định này và chỉ chúng tôi mà thôi.
Ô. Geoff Morrell
Cũng xin nhắc thêm rằng, trước đây Hải quân Hoa Kỳ đã từng tham gia tập trận ở Hoàng Hải, có lẽ do Hải quân Trung Quốc lúc đó không đủ mạnh nên họ đã không phản đối mạnh mẽ như hiện nay. Một bài báo đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết: "Hoa Kỳ tin rằng khi họ tiến hành tập trận ở biển Hoàng Hải trong quá khứ, họ nghĩ rằng có thể làm điều đó trong hiện tại và tương lai. Nhưng Hoa Kỳ nên hiểu, với sức mạnh của Trung Quốc ngày càng gia tăng, người dân Trung Quốc sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với các hành động khiêu khích của hải quân Hoa Kỳ ở một nơi rất gần Trung Quốc".
Mới đây, trong một bài xã luận khác đăng trên báo Global Times cho biết, Trung Quốc có thể gửi tàu và máy bay để theo dõi việc tập trận, và cảnh báo sẽ có các tác động ảnh hưởng đến quan hệ song phương Trung - Mỹ nếu như có bất kỳ sự cố nào xảy ra do hiểu lầm hoặc do không tiên liệu trước, liên quan đến Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bài báo viết: "Toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương không phải là sân sau của Hoa Kỳ. Mỹ phải xem xét sự hiện diện quân sự của mình sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng và sự cân bằng chiến lược tinh tế trong khu vực. Họ phải từ bỏ ý tưởng liên tục làm trầm trọng thêm những vấn đề quan trọng liên quan tới an ninh trong khu vực".
Hoa Kỳ cương quyết
Đáp trả lại các lời lẽ đe dọa từ phía Trung Quốc, mới đây tại hội nghị an ninh ở Seoul, Tướng Walter Sharp, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Hàn (USFK) cho biết: "Mỗi quốc gia không chỉ có quyền, mà còn có nghĩa vụ huấn luyện các lực lượng chống lại các mối đe dọa mà họ thấy và làm điều đó trong phạm vi lãnh thổ quốc tế của họ".
Mặc dù lên tiếng bác bỏ các phản đối của Trung Quốc về cuộc tập trận, thế nhưng Hoa Kỳ cũng đã có một chút thay đổi về kế hoạch tập trận để tránh gây căng thẳng thêm trong khu vực. Theo tin tức mới nhất, một viên chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết: hai nước sẽ tham gia tập trận ở Hoàng Hải và Biển Hoa Đông (East China Sea), thay vì chỉ tập trận ở khu vực Hoàng Hải như đã lên kế hoạch.
Cũng theo viên chức này, tàu sân bay USS George Washington sẽ tham gia tập trận ở Biển Hoa Đông, chứ không có mặt ở Hoàng Hải như kế hoạch đã dự tính. Viên chức này cho biết: “Lúc đầu, chúng tôi thảo luận kế hoạch tập trận ở Hoàng Hải, nhưng đã thay đổi địa điểm thành Biển Hoa Đông, do có cân nhắc đến các diễn biến ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.
Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cho rằng vì hai nước tập trận ở vùng biển quốc tế, không thuộc lãnh hải Trung Quốc, cho nên đây là công việc nội bộ của Mỹ và Nam Hàn. Ông Geoff Morrell, phát ngôn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nói: “Chúng tôi tôn trọng và cân nhắc ý kiến Trung Quốc. Nhưng đây là vấn đề chúng tôi tập trận ở vùng biển quốc tế. Chúng tôi ra các quyết định này và chỉ chúng tôi mà thôi. Chúng tôi tập trận nơi nào, khi nào, với ai và tập trận như thế nào, sử dụng các loại vũ khí gì…là các quyết định của Hải quân Hoa Kỳ, của Bộ Quốc phòng và của chính phủ Hoa Kỳ”.
Liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương có được “thái bình” sau cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nam Hàn? Mời quý vị theo dõi tin tức trong thời gian tới.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
Ngọc Thu lược dịch
2010-06-04
Bài viết: “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” bằng tiếng Trung trên Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức, đã trách móc Hoa Kỳ rất nhiều về ‘chiến lược bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’.
Bài viết đăng ngày 27 tháng 5 năm 2010, tác giả là Đại tá không quân Đới Từ, một nhà chiến lược có ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Chiến lược của Mỹ
Một cách có tính toán, một bài tường thuật được đăng lại ba ngày trước đó với cùng tác giả trong một phát hành khác ("Huan Qiu Shi Ye" - Global Vision, ngày 24 tháng 5 năm 2010), đã xuất hiện rất gần thời điểm vòng đàm phán thứ hai về Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ (tại Bắc Kinh, ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2010) và điều tự nhiên, đã làm cho các nhà phân tích ngẫm nghĩ câu hỏi như, làm thế nào để giải thích về thời gian và nội dung các bài viết này.
Trong bài viết của mình, ông Đới Từ đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào việc thực hiện ‘chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’. Trước chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ là ‘kềm chế Trung Quốc một cách cứng rắn’, với mục đích ‘bóp cổ Liên Xô một cách nhẹ nhàng’. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược của họ đã đảo ngược lại, kềm chế nước Nga một cách cứng rắn với mục đích ‘bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng’.
Chạm vào điều mà ông ta gọi là ‘cái bẫy đồng đô la Mỹ’, ông Đới Từ đưa ra những điều mà ông Trương Vũ Xương, GS trường Đại học Tài chính Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở, tiết lộ rằng ở Trung Quốc, Mỹ điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành, sau khi ‘làm trống rỗng’ kinh tế Trung Quốc, vào thời điểm mà đất nước tập trung nhiều năm để đạt tăng trưởng GDP thông qua thương mại.
Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng.
Hoa Kỳ tái đầu tư vào Trung Quốc bằng tiền nhận được từ Trung Quốc, bài trừ các thương hiệu Trung Quốc và khống chế tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc, các cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cùng lúc, ông Đới Từ nói thêm rằng, Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mua các công ty Mỹ và phủ nhận bất kỳ vũ khí công nghệ cao nào của Trung Quốc.
Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng. Sự hài hước của Mỹ là Hoa Kỳ bán ‘nợ độc hại’ cho Trung Quốc để đổi lại việc Trung Quốc bán ‘đồ chơi độc hại’ cho họ.
Đánh giá về chiến lược ‘kềm kẹp ngoại giao’của Hoa Kỳ nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về chính trị. Ở Đông Bắc Á, Việt Nam đang trở nên thân Mỹ. Chiến lược của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Pakistan, ba ‘người bạn thật sự’ của Trung Quốc có ý nghĩa thách thức Trung Quốc.
Hoa Kỳ gián tiếp kích thích chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và buộc Nam Hàn, Nhật Bản v.v… gần gũi hơn với Washington. Lợi ích ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở Myanmar phục vụ mục đích kiểm soát Trung Quốc trong khi chính Myanmar cho thấy không còn tin tưởng Trung Quốc và lựa chọn hỗ trợ Ấn Độ và ASEAN để cân bằng với Trung Quốc.
Trường hợp Pakistan, quốc gia này đã nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ vì chiến tranh Afghanistan. Ở Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông đồng với nhau để chống Trung Quốc. Riêng Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ là tập trung vào Tây Tạng và Tân Cương và thao túng tình hình ở đó. Để kết luận, ông Đới Từ khẳng định rằng Hoa Kỳ đang thực hiện ‘tấn công mềm’ vào Trung Quốc và chiến lược lớn của họ là bao vây Trung Quốc.
Đại tá Đới Từ được biết đến thuộc phái diều hâu về các vấn đề quốc phòng và gần đây đã hỗ trợ sự phát triển các căn cứ ở nước ngoài của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh chính thức của Trung Quốc như tờ Global Times đưa tin về quan điểm của ông ta tới công chúng quốc tế. Điều có vẻ quan trọng đó là không chỉ một mình ông ta trong hàng ngũ sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt câu hỏi về động cơ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Một sĩ quan cao cấp khác của PLA, đại tá Lưu Minh Phúc thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia, trong cuốn sách của ông về "Giấc mơ Trung Quốc", phát hành ngay trước phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”.
Sự thiếu đồng thuận Mỹ-Trung
Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa dân tộc và đường lối cứng rắn chống Mỹ của các chuyên gia PLA như đã đề cập, các ý kiến của Trung Quốc về chủ đề này cho đến nay nói chung vẫn còn thận trọng. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, trong khi thừa nhận sự thiếu sự đồng thuận Trung – Mỹ qua cuộc đối thoại mới nhất, đã lạc quan về quan hệ song phương dài hạn. Ông đã mô tả cuộc đối thoại đang diễn ra là có lợi cho phát triển hơn nữa về ‘tích cực, hợp tác và toàn diện’ trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thế kỷ 21. Lưu Hồng, phóng viên Washington của Tân Hoa xã đã mô tả cuộc đối thoại là tượng trưng cho ‘quan hệ đối tác Trung – Mỹ ngày càng bình đẳng’. Giáo sư Trần Đông Hiểu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Qiu Shi, ngày 2 tháng 2 năm 2010) hy vọng rằng ‘tình hình Trung – Mỹ phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích chiến lược sẽ được duy trì lâu dài khi cả hai bên cần nhau trong lợi ích cân bằng chiến lược’.
Bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm.
Những điều nói trên đưa đến một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giải thích cơn phẫn nộ chống Mỹ đến từ các chuyên gia như ông Đới Từ vào thời điểm này? Tình trạng này phần nào có vẻ tương tự như những gì đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2004 khi ông Tiền Kỳ Tham, lúc đó được xem là chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngay trước ngày bầu cử tổng thống một ngày, Tổng thống Bush tái tranh cử lần hai, đã đổ lỗi cho chiến lược của Hoa Kỳ với mục đích bao vây Trung Quốc, trong bài viết của ông trên tờ China Daily. Một vấn đề khác là tờ China Daily cuối cùng đã không công nhận bài viết đó.
Ít nhất có thể nói rằng các quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đến từ các nhà phân tích quân sự như ông Đới Từ, có thể đại diện cho tư duy chiếm ưu thế ít nhất là ở một số nhà hoạch định ý kiến ở Trung Quốc. Các ý kiến như vậy dường như cũng có chiều hướng trong nước, bằng ngụ ý, chúng cho thấy không chấp thuận phương pháp tiếp cận thực dụng hiện nay của Bắc Kinh đối với Washington. Các quan điểm được các hãng thông tấn chính thức như Tân Hoa xã bảo trợ, cho thấy những nhà báo quan tâm bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng, dường như cho đến nay chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh bộ phận lãnh đạo nào liên quan đến vấn đề này, trong đó bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm. Hệ thống Trung Quốc cho phép thỏa hiệp các quan điểm khác nhau, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhóm lãnh đạo của đảng về vấn đề ngoại giao có vai trò đối với ảnh hưởng này.
Những quan điểm từ các chuyên gia quân sự trong bất kỳ trường hợp nào dường như có khả năng gây áp lực lên lãnh đạo tập thể hiện tại hoạt động ở Trung Quốc về quan hệ với Hoa Kỳ, đặc biệt là giới lãnh đạo thế hệ thứ năm sẽ tiếp nhận nhiệm vụ vào năm 2012, có thể phải nhắm tới điều giống như một cuộc tranh luận chính sách về quan hệ với Mỹ.
Lãnh đạo đã bị áp lực như vậy chưa? Câu trả lời là có thể có, đánh giá từ việc giới thiệu chính thức tiêu chuẩn mới của chế độ Hồ Cẩm Đào qua việc thực hiện mối quan hệ Trung – Mỹ, bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc. Thông điệp này là nguyên tắc ‘lợi ích cốt lõi’, chuẩn bị ‘không thỏa hiệp’ các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, từ bây giờ sẽ điều khiển chiến lược Trung Quốc đối với các cường quốc nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ.
Các tiêu chí đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo của ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2010, các tham chiếu cụ thể đã được đưa ra về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Một hình ảnh lớn hiện ra, theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ có thể được thành lập chỉ khi các vấn đề cốt lõi như Tây Tạng và Đài Loan có thể được giải quyết. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ biết rằng điều đó không thể xảy ra sớm và như vậy, có thể dự định rằng các mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục dựa trên chủ nghĩa thực dụng trong những năm tới.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức áp dụng tiêu chí ‘lợi ích cốt lõi’ vào các mối quan hệ với những nước có vấn đề về lãnh thổ trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Đặc biệt, tranh chấp biên giới với Ấn Độ cho đến nay đã không chính thức được Trung Quốc đưa ra theo nguyên tắc đó. Trung Quốc có thể không đi chệch khỏi vị trí này, chẳng hạn như, họ sẽ xếp cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ vào ‘lợi ích cốt lõi’, và nếu điều đó xảy ra, có thể làm suy yếu nguyên tắc ‘sự điều tiết lẫn nhau’, là điều khoản vốn có cho một số thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Về vấn đề này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều cần thiết cho New Delhi theo dõi sát sao các khuynh hướng trong tương lai của Trung Quốc.
Ông D.S. Rajan là nhà văn và là Giám đốc Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Dịch từ: http://www.c3sindia.org/us/1373
Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-05-09
Sau khi gây quan ngại cho nước láng giềng Nhật Bản bằng các cuộc tập trận gần tỉnh đảo Okinawa, mới đây Trung Quốc lại gia tăng tuần tra ở Biển Đông.
Các hành động của Trung Quốc trong tháng qua cho thấy nước này đã có một kế hoạch rõ ràng đối với vùng biển đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Mời quý vị cùng thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm các hành động mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian gần đây.
Chỉ ngư dân Trung Quốc mới được đánh cá?
Từ lâu, Trung Quốc không còn giấu giếm ý định muốn chiếm Biển Đông làm cái ao nhà của họ. Qua các tuyên bố gần đây của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền trên Biển Đông được lặp đi lặp lại cùng với các hành động như: thường xuyên tập trận trong khu vực, đưa các tàu ngư chính xuống tuần tra ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của các nước khác, điều đó cho thấy thái độ của Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến hơn trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã điều hai tàu Ngư chính 311 và 202 từ vịnh Tam Á, thuộc tỉnh Hải Nam, đến tuần tra trong khu vực Trường Sa. Các giới chức Trung Quốc cho biết, hai tàu này được điều đi với mục đích tuần tra và hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc, trong khoảng thời gian một tháng ở quần đảo Trường Sa, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc gần 1,200 km.
Cuối tháng 4 vừa qua, Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc cho biết, hai tàu khác đã được điều đến thay thế hai tàu Ngư chính 311 và 202. Ông Ngô Tráng, Giám đốc Cục Quản lý Nghề cá ở Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cho biết: "Tàu Ngư chính 301 và 302 của Trung Quốc sẽ thay tàu Ngư chính 311 và 202, đang tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) từ ngày 1 tháng 4".
Ông Ngô Tráng cũng nói thêm rằng, các tàu ngư chính này tuần tra với mục đích hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố quyền đánh cá của nước này ở quần đảo Trường Sa.
Ông Ngô Tráng cũng nói thêm rằng, các tàu ngư chính này tuần tra với mục đích hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông và củng cố quyền đánh cá của nước này ở quần đảo Trường Sa.
Hành động này cho thấy, Trung Quốc đưa các tàu ngư chính tuần tra không phải để bảo vệ các tàu đánh cá bị sách nhiễu bởi tàu của các nước khác trong khu vực, mà các con tàu này được sử dụng nhằm “củng cố” quyền đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông. Nghĩa là, những con tàu trên được sử dụng với mục đích ngăn chặn quyền đánh bắt cá của những tàu không phải là Trung Quốc.
Malaysia phản đối mạnh mẽ
Malaysia là nước phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa tàu đến tuần tra trong khu vực này. Theo tin từ báo Trung Quốc, các tàu ngư chính của họ đã gặp phải sự đối đầu với tàu chiến và máy bay chiến đấu của Malaysia ở khu vực Trường Sa.
Tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu Malaysia bám theo sát trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ sáng ngày 29 tháng 4 đến 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4. Báo chí cũng mô tả, có lúc tàu Malaysia đuổi theo, chỉ cách tàu Trung Quốc khoảng 300 mét.
Thời điểm gay cấn nhất phải kể đến là lúc khẩu pháo hạm trên tàu chiến Malaysia, chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc vào lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng 4. Sau đó, phía Malaysia dùng loa phóng thanh hướng vào tàu Trung Quốc, thông báo với họ rằng, đội tàu của họ đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Malaysia.
Phía Trung Quốc đáp lại rằng tàu của họ đang thi hành nhiệm vụ quản lý định kỳ ở lãnh hải mà Trung Quốc cho rằng đã thuộc về họ. Khoảng nửa tiếng sau, chiếc loa trên tàu Malaysia phát ra bằng tiếng Trung rằng: “Đội tàu Ngư chính Trung Quốc, chúng tôi là quân hạm Malaysia, mong các ông hãy rời khỏi nơi này”.
Báo chí Trung Quốc mô tả, nòng pháo của con tàu 3503 Malaysia nặng khoảng 300 tấn, đã chĩa thẳng vào tàu Ngư chính 311, và tàu Malaysia càng ngày càng tiến vào tàu đối phương. Thủy thủ đoàn Trung Quốc còn nhìn thấy tàu Malaysia có trang bị 2 tên lửa đạn đạo, và các binh sĩ trên tàu đầu đội mũ sắt với tư thế sẵn sàng chiến đấu, trong đó có 4 binh sĩ tiến vào các khẩu pháo ở phía sau boong tàu. Phía trái tàu chiến Malaysia cũng có một nòng pháo khác chĩa thẳng vào tàu ngư chính của Trung Quốc, điều này đã làm cho thủy thủ đoàn Trung Quốc vô cùng căng thẳng.
Đến 11 giờ 50 phút cùng ngày, một phi cơ chiến đấu của Malaysia xuất hiện trên bầu trời mà phía bên dưới là tàu Trung Quốc, phi cơ này bay lượn liên tục khoảng 15 phút. Vào buổi chiều cùng ngày, vẫn phi cơ của Malaysia một lần nữa xuất hiện, bay một vòng trên không với mục đích cảnh cáo Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải của nước họ.
Trên biển, các tàu chiến Malaysia vẫn tiếp tục đuổi theo các tàu Ngư chính 301 và 302 của Trung Quốc. Khoảng 3 giờ chiều ngày 29 tháng 4, một trong các tàu ngư chính của Trung Quốc hướng về bãi ngầm James Shoal (Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tằng Mẫu), đây là bãi ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cách thành phố biển Bintulu của nước này khoảng 80 km về phía Tây Bắc.
Có thể có nhiều tàu Malaysia đã đuổi theo các tàu Trung Quốc. Theo báo chí Trung Quốc mô tả, những người trên tàu của họ vẫn còn thấy các tàu Malaysia đuổi theo các tàu ngư chính cho tới 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4.
Tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc?
Một hành động khác được cho là mới nhất của Trung Quốc ở vùng Biển Đông đó là cuối tháng qua, Trung Quốc đã đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” của họ. Giới chuyên gia cho rằng, đây là cụm từ lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng đối với Biển Đông, nâng tầm quan trọng của khu vực này lên ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã thể hiện một hành động hung hăng mới đối với khu vực đang tranh chấp.
Cũng xin nhắc thêm, đầu tháng trước, Trung Quốc đã loan tin rằng họ sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ theo lợi ích của Washington nếu Hoa Kỳ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Ông Lý Đạo Quỳ, cố vấn cao cấp Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nói: “Bắc Kinh có thể điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ. Khi Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc thì vấn đề bất đồng về chính sách tiền tệ có thể được giải quyết một cách dễ dàng”.
Theo tin từ Reuters, trong một cuộc điện đàm ngày 2 tháng 4 vừa qua giữa Tổng thống Obama, với ông Hồ Cẩm Đào, rằng hai nước đã đạt một sự đồng thuận rất quan trọng, đó là hai nước đồng ý “tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau”.
Bắc Kinh có thể điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ. Khi Mỹ tôn trọng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc thì vấn đề bất đồng về chính sách tiền tệ có thể được giải quyết một cách dễ dàng.
Ông Lý Đạo Quỳ
Báo chí Trung Quốc đưa tin, trong lần gặp gỡ riêng giữa lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở Washington hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama một lần nữa tái khẳng định: Hoa Kỳ tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, và rằng Washington sẽ thận trọng xử lý một số vấn đề nhạy cảm trong quan hệ song phương.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi”, mà chỉ có hai vấn đề chính là Đài Loan và Tây Tạng.
Câu hỏi được đặt ra là, không rõ liệu có văn bản thỏa thuận chi tiết nào đó giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nêu rõ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc mà Hoa Kỳ phải tôn trọng là gì, hay là Hoa Kỳ phải tôn trọng bất kỳ lợi ích nào mà Trung Quốc cho là “cốt lõi”?
Giả sử Trung Quốc đặt Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” và buộc Hoa Kỳ phải tôn trọng lợi ích này, liệu phản ứng của Hoa Kỳ sẽ như thế nào?
Trung Quốc gây quan ngại trong khu vực biển Đông Trung Hoa
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-04-17
Tin tức mấy ngày qua cho biết, nhiều chiến hạm và cả tàu ngầm của Trung Quốc diễn tập gần các đảo Okinawa của Nhật Bản, thuộc khu vực biển Đông Trung Hoa, vùng biển tiếp giáp giữa Nhật và Trung Quốc.
Nhân sự kiện này, mời quý vị cùng Ngọc Trân điểm lại các sự việc đã xảy ra trên biển Đông Trung Hoa, có liên quan đến hai nước Nhật Bản và Trung Quốc.
Hạm đội tàu Trung Quốc xuất hiện ở Okinawa
Theo tin tức mấy ngày qua, Nhật Bản đã cáo giác Trung Quốc đưa nhiều chiến hạm và tàu ngầm đến thao diễn gần dãy đảo Okinawa. Qua lời của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật, vào khoảng 8 giờ tối thứ bảy tuần qua, hai tàu tuần duyên của Nhật đã phát hiện một hạm đội tàu Trung Quốc ở vùng biển cách đảo Okinawa của Nhật khoảng 140 km về phía Tây Nam. Hạm đội tàu của Trung Quốc gồm có 10 tàu, trong đó có hai tàu ngầm loại Kilo, hai tàu khu trục có tên lửa và ba tàu khu trục nhỏ.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật, chủ nhật vừa qua các tàu của Trung Quốc đã mở một cuộc diễn tập tiếp nhiên liệu trên biển. Trước đó, từ thứ tư đến thứ sáu tuần qua, các tàu khu trục này tham gia các hoạt động có trực thăng tham dự và một chiếc trực thăng của Trung Quốc đã bay đến gần sát tàu giám sát quân sự của Nhật, chỉ cách tàu này khoảng 90 mét. Phía Bộ Quốc phòng Nhật phàn nàn rằng, điều này gây nguy hiểm cho các con tàu của Nhật.
Các viên chức Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng đây là lần đầu tiên tàu ngầm của Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển quốc tế gần lãnh thổ của Nhật và cũng là lần đầu tiên có quá nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này.
Các viên chức Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng đây là lần đầu tiên tàu ngầm của Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển quốc tế gần lãnh thổ của Nhật và cũng là lần đầu tiên có quá nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này.
Cũng theo nguồn tin của Nhật, từ tháng 11 năm 2008 đến nay, các nhóm tàu quân sự Trung Quốc đã bốn lần đi qua vùng biển giữa Okinawa và đảo Miyako của Nhật, và càng ngày tàu Trung Quốc xuất hiện càng đông hơn. Lần đầu tiên, vào tháng 11 năm 2008, chỉ có 4 chiến hạm, đến tháng 6 năm ngoái có 5 chiếc, tháng 3 năm nay có 6 chiếc, và đến cuối tuần qua có 10 chiến hạm, trong đó có tàu ngầm cùng xuất hiện ở khu vực này.
Ông Toshimi Kitazawa, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói rằng, Nhật đang tiến hành điều tra chi tiết về sự kiện này, để biết thêm các tàu quân sự của Trung Quốc ở đó để làm gì và cũng tìm hiểu thêm, liệu Trung Quốc có bất kỳ ý định nào chống lại Nhật hay không.
Hiện tại, phía Nhật đã yêu cầu Trung Quốc giải thích sự kiện này thông qua các kênh ngoại giao và đã được phía Trung Quốc trả lời rằng, yêu cầu của Nhật đang được họ xem xét.
Tranh chấp mỏ khí đốt Chunxiao
Cũng xin nhắc lại rằng, đầu năm nay, Nhật Bản và Trung Quốc đã “đấu khẩu” với nhau khi Trung Quốc có những hành động cho thấy họ định khai thác khí đốt ở khu mỏ Chunxiao (tiếng Nhật gọi là Shirakaba). Đây là khu mỏ mà cả hai nước Nhật Bản và Trung Quốc đòi chủ quyền vì khu mỏ này nằm ở giữa hai nước, phân chia vùng đặc quyền kinh tế của Nhật và Trung Quốc ở Biển Đông Trung Hoa.
Mặc dù phía Nhật đồng ý Trung Quốc có quyền khai thác khí đốt ở phần thuộc vùng biển của Trung Quốc, thế nhưng Nhật lo ngại khi Trung Quốc khai thác khí đốt ở Chunxiao, có thể hút hết khí đốt ở phần mỏ nằm ở vùng biển phía Nhật. Do vậy, tháng 6 năm 2008 hai nước đã ký một thỏa thuận sẽ cùng nhau khai thác chung khu vực này.
Thế nhưng năm ngoái, Nhật Bản nhận ra rằng, Trung Quốc có các hành động như chuẩn bị máy móc để khai thác một mình. Và khi bị Nhật lên tiếng phản đối, phía Trung Quốc nói rằng họ đang làm công việc bảo trì cho khu mỏ.
Báo chí Nhật Bản đưa tin, hôm 17 tháng 1, ông Katsuya Okada, Ngoại trưởng Nhật đã cảnh báo người đồng nhiệm là ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, lúc đó đang viếng thăm Nhật rằng, Nhật có thể “đo lường” việc Trung Quốc đơn phương khai thác khu mỏ khí Chunxiao, và Nhật sẽ “nhất định hành động” nếu Trung Quốc vi phạm thỏa thuận mà hai bên đã ký.
Đối phó với Trung Quốc
Tin tức cuối tháng qua cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật đã được nâng cấp nhằm đối phó với việc gia tăng quân sự của Trung Quốc. Theo tin từ báo Japan Today, Lực lượng Lục quân của Nhật Bản đã tổ chức lễ kỷ niệm, nâng cấp Lữ đoàn Lục quân số 1 của Nhật hiện đang đóng ở Naha, thủ phủ tỉnh đảo Okinawa. Lữ đoàn này đã được nâng cấp lên thành Lữ đoàn số 15 với số quân được nâng từ 1.800 thành 2.100 quân.
Điều 9 hiến pháp của Nhật quy định “lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.
Lữ đoàn này cũng đã gia tăng số lượng quân lính tuần tra ở vùng biển Tây Nam của Nhật Bản và giám sát các khu vực biên giới nhằm đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, lữ đoàn này còn có thêm một đơn vị, với mục đích đối phó với các cuộc tấn công hạt nhân, sinh học và hóa học. Theo đó, Trung đoàn bộ binh của Lữ đoàn này cũng được trang bị các xe bọc thép và pháo binh để sử dụng trong trường hợp bị tấn công.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nói rằng, mặc dù quân đội Nhật thường xuyên được nâng cấp, thế nhưng lực lượng lục quân, hải quân và không quân của Nhật bị hạn chế khả năng tác chiến ở nước ngoài. Sở dĩ quân đội Nhật bị hạn chế, là do điều 9 hiến pháp của Nhật ban hành, ngay sau khi nước này đầu hàng đồng minh, nên đã tuyên bố từ bỏ quyền khai chiến. Điều 9 hiến pháp của Nhật quy định “lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.
Căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Okinawa
Có lẽ các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Okinawa có thể giúp Nhật trong trường hợp bị các nước láng giềng tấn công hay quấy nhiễu.
Theo tin từ báo chí nước ngoài, hiện có khoảng 30 căn cứ quân sự Hoa Kỳ với gần 25.000 lính Mỹ đang đóng tại Okinawa, theo hiệp ước an ninh mà Nhật đã ký với Hoa Kỳ. Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực đã giúp tránh các cuộc xung đột vũ trang ở Đông Á, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực suốt sáu thập niên qua và cũng đã giúp Nhật tập trung năng lực vào việc phát triển kinh tế.
Thế nhưng, người dân Okinawa luôn phản đối Hoa Kỳ về việc duy trì các căn cứ quân sự ở đây, với lý do các căn cứ này đóng gần khu vực dân sự, gây tiếng ồn, và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở tỉnh đảo này.
Nhiều người cho rằng, dân Okinawa muốn Hoa Kỳ di dời các căn cứ quân sự trên các hòn đảo này, ngoài lý do nêu trên, còn có các lý do sâu xa khác. Chẳng hạn như, sau Đệ nhị Thế chiến, đảo Okinawa đã bị Mỹ chiếm đóng thêm 20 năm nữa, so với các vùng khác trên lãnh thổ của Nhật. Điều đó đã làm cho người dân trên tỉnh đảo này, có cảm giác rằng họ là dân thứ yếu, phải chịu đựng những điều mà dân ở vùng khác không phải gánh chịu.
“Chúng tôi không cần người Mỹ kiểm soát Nhật Bản và các căn cứ quân sự Mỹ phải di dời. Căn cứ quân sự của Mỹ phải trở về Mỹ”.
Trong một cuộc biểu tình phản đối các căn cứ quân sự của Mỹ, một người dân ở đây đã nói: “Chúng tôi không cần người Mỹ kiểm soát Nhật Bản và các căn cứ quân sự Mỹ phải di dời. Căn cứ quân sự của Mỹ phải trở về Mỹ”.
Trước những sự kiện mới xảy ra, một số nhà quan sát lên tiếng cho rằng, trong lúc Trung Quốc ngày một hiện đại hóa quân sự và có những hành động bất thường như đã nêu trên, trường hợp các căn cứ quân sự Hoa Kỳ rút khỏi Okinawa, liệu quân đội Nhật có đủ mạnh để tự vệ khi có một cuộc xung đột vũ trang với một cường quốc trong khu vực?
Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông
Ngọc Thu luợc dịch theo The Japan Times
2010-05-10
SINGAPORE – Có phải Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong việc thực thi đòi chủ quyền nhằm kiểm soát 80% khu vực Biển Đông, yêu sách bao gồm chủ quyền đối với hàng chục hòn đảo tranh chấp với một số nước Đông Nam Á?
Michael Richardson 09-05-2010
Kiểm soát Biển Đông
Những diễn biến gần đây chắc chắn cho thấy như thế. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia - tất cả các cường quốc có khả năng mạnh mẽ trong việc ổn định khu vực - đang quan sát tình hình chặt chẽ.
Trong một cuộc biểu dương lực lượng cho thấy về khả năng thực thi trên biển ngày càng gia tăng, tháng trước hải quân Trung Quốc đã kết thúc việc triển khai tầm xa (1) vào Biển Đông. Việc diễn tập gồm có một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc và kéo dài gần ba tuần.
Đội tàu nhỏ từ Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc có trụ sở tại Thanh Đảo đi vào quần đảo Trường Sa, tất cả hoặc một phần của quần đảo này do Việt Nam, Philippines và Malaysia đòi chủ quyền. Các tàu Trung Quốc neo tại Đá Chữ Thập, bãi đá đã chiếm của lực lượng Việt Nam trong một trận chiến năm 1988 và bây giờ trở thành một căn cứ của Trung Quốc với một trạm radar cảnh báo sớm.
Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc.
New York Times
Trong khi đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc từ nhiều sân bay khác nhau trên đất liền đã tổ chức các cuộc diễn tập khả năng tàng hình cùng các kỹ năng bay đêm, tiếp nhiên liệu trên không, gây nhiễu radar và các cuộc tấn công giả vờ ném bom vào Biển Đông.
Hai tuần trước, cơ quan thực thi nhiệm vụ ngành thủy sản của Trung Quốc đã xác nhận rằng họ bắt đầu tuần tra thường xuyên để bảo vệ tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc trong và xung quanh quần đảo Trường Sa, vài chục (hòn đảo) ở đó là nơi đồn trú của Việt Nam, Philippines và Malaysia. Cơ quan này nói rằng hai tàu mới được gửi từ đảo Hải Nam của Trung Quốc để thay thế hai tàu đã đi tuần tra trong khu vực từ ngày 1 tháng 4.
Các quan chức Trung Quốc nói rằng các tàu đánh cá bằng lưới của Trung Quốc liên tục bị quấy nhiễu và đôi khi bị Việt Nam, Philippines và Malaysia tịch thu, mặc dù thực tế họ đang hoạt động tại khu vực hàng hải của Trung Quốc.
Tuyên bố việc triển khai thường xuyên nhằm chống lại cướp biển, chống lại việc bắt giữ và chống lại những cố gắng rượt đuổi các tàu đánh cá Trung Quốc ra khỏi khu vực, ông Liu Tianrong, Phó Cục trưởng cục Quản lý Nghề cá Nam Hải của Trung Quốc cho biết, "cung cấp việc bảo vệ trong khu vực này khỏi các mối đe dọa an ninh đặc biệt sẽ giúp gia tăng các quyền chủ quyền hiện tại của Trung Quốc trên lãnh thổ".
Phô trương sức mạnh hải quân
Cùng lúc, hải quân Trung Quốc cho thấy khả năng phối hợp sức mạnh quân sự dấn sâu vào Biển Đông, một hạm đội khác của Trung Quốc bao gồm các tàu chiến trên mặt biển hiện đại và các tàu ngầm chạy bằng hơi nước qua biển Hoa Đông đi vào Thái Bình Dương, phía Nam Nhật Bản, gặp sự phản đối ngay từ phía Tokyo sau khi máy bay trực thăng của Trung Quốc bị cáo buộc đã bay quá gần các con tàu của Nhật Bản.
Báo Global Times, tờ báo của chính phủ Trung Quốc, nhận xét hôm 27 tháng 4 rằng, khi Trung Quốc cho mình có nhiều trách nhiệm hơn trong khu vực Đông Á, sẽ có các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế, đặc biệt kể từ khi Hoa Kỳ tăng cường phòng thủ ở phía Tây Thái Bình Dương.
"Đương nhiên, sự chuyển đổi của hải quân Trung Quốc sẽ mang lại thay đổi cho mô hình chiến lược ở Đông Á và phía tây Thái Bình Dương đã kéo dài trong năm thập kỷ qua". Global Times nói thêm rằng việc chuyển đổi là tích cực bởi vì Trung Quốc không có ý định "thách thức Hoa Kỳ ở Trung tâm Thái Bình Dương hoặc tham gia vào một cuộc đụng độ quân sự với Nhật Bản ở vùng biển lân cận, mặc dù Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ lợi ích cốt lõi bằng mọi giá".
Gần đây, báo New York Times đưa tin, trong tháng 3, Trung Quốc đã nói với hai quan chức cao cấp Hoa Kỳ đang viếng thăm rằng, Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất cứ sự can thiệp nào trên Biển Đông, nói rằng bây giờ Biển Đông đã là một phần các lợi ích “cốt lõi” về chủ quyền của Trung Quốc.
Các quan chức Hoa Kỳ đã được trích dẫn khi nói rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đặt Biển Đông vào danh mục lợi ích cốt lõi của quốc gia, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng.
Điều này có nghĩa là, nếu cần, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ việc tuyên bố chủ quyền quốc gia của mình trên đất liền hoặc trên biển trong khu vực.
Trong một bài diễn văn tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế hồi tháng 3, ông Teo Chee Hean, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore lưu ý rằng, Trung Quốc thường dùng phương pháp tiếp cận "mềm mại và nhẹ nhàng" trong khu vực Đông Nam Á, "trừ khi lợi ích cốt lõi quốc gia của họ bị đe dọa".
Trung Quốc là thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn. Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác."
Ô. Trần Chu Chuẩn tướng
"Chúng tôi thấy điều này qua việc phản ứng của Trung Quốc hồi năm ngoái đối với việc Malaysia - Việt Nam gửi đệ trình chung lên Ủy ban Liên Hiệp quốc về Giới hạn Thềm lục địa cho các yêu sách của mình ở Biển Đông. Trung Quốc đã trả lời lại ngay ngày hôm sau, với một yêu sách trả đũa rằng (vùng biển của họ) trải dài tới tận ngoài khơi phía Đông Malaysia và quần đảo Natuna của Indonesia".
Biện hộ về việc gia tăng hải quân của Trung Quốc, trong một cuộc họp ở Bắc Kinh về Đối thoại Quốc phòng và An ninh ASEAN – Trung Quốc vào cuối tháng 3, ông Trần Chu Chuẩn tướng (2), thuộc Học viện Khoa học Quân sự cho biết, Trung Quốc là "thành viên duy nhất trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc không nhận sự thống nhất hoàn toàn" (3). Ông nói thêm rằng: "Chúng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách, chẳng hạn như tranh chấp hàng hải với các nước khác."
Sự quyết đoán rõ ràng của Trung Quốc ở Biển Đông xảy ra giữa lúc tiếp tục có các sự chia rẽ trong 10 thành viên Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về việc có phản ứng hay không và sẽ phản ứng như thế nào. Việt Nam hiện đang giữ chức Chủ tịch ASEAN, nước đang đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm giữ cũng như chuỗi quần đảo Trường Sa, đã không thể đưa cả nhóm cùng hành động như một khối trong giao dịch với Bắc Kinh.
Nếu không có một chiến lược thống nhất (giữa các nước) ASEAN, các cường quốc quan tâm khác gồm Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Australia, cũng sẽ thấy khó hơn để chế ngự Trung Quốc.
Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Ghi chú:
(1) A long-range deployment: triển khai tầm xa, tức là triển khai khả năng chiến đấu xa và lâu mà không cần tiếp nhiên liệu vì các tàu đưa vào tập trận phải được trang bị đầy đủ nhiên liệu, lương thực, khả năng chiến đấu dài hạn…có thể chiến đấu xa bờ và lâu ngày.
(2) Senior Colonel: tức Brigadier General, cấp bậc ở giữa Đại tá và Thiếu tướng.
(3) Ý trong câu này: Trung Quốc thường hay bỏ phiếu ngược lại với các thành viên khác trong HĐBA Liên Hiệp quốc.
Philippines: Sự trỗi dậy của TQ thách thức Hoa Kỳ
Ngọc Thu lược dịch
2010-05-27
Chiến dịch lấy lòng của Trung Quốc đối với Manila làm suy yếu vị trí của Washington, là đối tác kinh tế và an ninh hàng đầu của Philippines .
Một sự thay đổi được hình thành về thái độ của Manila đối với Mỹ và Trung Quốc, được củng cố bởi sự xâm nhập của Bắc Kinh vào những gì từ lâu đã được xem như là "sân sau của Hoa Kỳ".
Cũng như hai người đàn ông đang tranh thủ tình cảm của một người phụ nữ, Trung Quốc và Hoa Kỳ cạnh tranh giành sự ảnh hưởng chi phối Philippines, Hòn ngọc phương Đông. Và khi Washington thỏa mãn về việc theo đuổi của họ và phân tâm bởi các áp lực về địa chính trị khác, Manila , với tính kiên định ngày càng tăng, chào đón lời tán tỉnh của Bắc Kinh.
Hướng tới Bắc Kinh
Mười lăm năm trước đây, quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc– Philippine dường như không thể có được. Hai quốc gia đã sa lầy trong các tranh chấp về quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, và Manila phản ứng lại tính ngoan cố của Bắc Kinh bằng cách củng cố quan hệ quốc phòng với Washington.
Nhưng vào năm 2002, Bắc Kinh ký Tuyên bố lịch sử về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông với Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, trong đó Philippines là thành viên trụ cột. Một năm sau, Trung Quốc ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á, trong đó kêu gọi sự hợp tác chính trị và kinh tế lớn hơn trong khu vực và ngăn cấm quay lại vũ lực quân sự.
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines và là nguồn tài trợ lớn nhất về năng lượng, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Năm 2004, hai nước ký một Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng, đồng ý đàm phán quốc phòng hàng năm và huấn luyện quân sự chung. Cùng năm đó, Trung Quốc đã tặng thiết bị quân sự cho Quân đội Philippine trị giá $6 triệu đô la.
Trong chuyến viếng thăm Manila của Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc hồi tháng 1 năm 2007, ông và người đồng nhiệm Philippines tuyên bố rằng quan hệ Trung – Philippine đã đạt tới "thời hoàng kim trong quan hệ đối tác" khi hai nước nâng cấp quan hệ hợp tác song phương và đối thoại về các vấn đề chính trị và quốc phòng.
Gần đây nhất, Bắc Kinh giảm bớt căng thẳng với Manila trong tranh chấp Trường Sa lâu dài và ầm ĩ khi nó đồng ý tuân theo Luật Biển Liên Hiệp quốc.
Quan hệ song phương cũng đã phát triển rực rỡ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Philippines và là nguồn tài trợ lớn nhất về năng lượng, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Các mối quan hệ kinh tế phồn thịnh với Bắc Kinh cản trở khả năng của Manila để mở bất kỳ thế chủ động an ninh mới với Washington mà có thể bị xem là chống đối các hoạt động chiến lược của Trung Quốc trong khu vực.
Các đề nghị của Bắc Kinh cho Manila không phải không gây chú ý trong dân chúng Philippines . Trong 12 tháng qua, ý kiến chung ở Philippines đã chuyển hướng, nghiêng hơn về phía Trung Quốc. Năm 2009, 52% dân Philippines có cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc, nhưng con số này đã giảm 21 điểm trong 12 tháng qua. Hiện tại, rõ ràng đa số 55% dân chúng có cái nhìn tích cực, con số này tăng lên 16 điểm từ con số năm 2009. Đồng thời, sự phản đối "chủ nghĩa đế quốc Mỹ" đang phát triển trong dân chúng. Popular opinion
Mặc dù phản đối sự hiện diện quân đội Mỹ và việc nhúng tay của Washington trong công việc nội bộ của Manila không có gì mới ở các giai đoạn nhất định trong xã hội dân sự Philippines , các chính trị gia duy trì một lập trường chính thức là kiềm chế. Tuy nhiên, gần đây các đề xuất về sự không hài lòng đã nổi lên trên bề mặt.
Vết nứt trong quan hệ với Hoa Kỳ
Tháng 7 năm 2004, bà Gloria Arroyo, Tổng thống Philippines lúc đó đã rút quân khỏi Iraq để đổi lấy việc phóng thích một tài xế xe tải Philippines bị bắt cóc. Sự nhượng bộ của Tổng thống Arroyo đối với đòi hỏi của những kẻ khủng bố đã làm cho Washington đau đớn và đã làm nguội lạnh quan hệ Hoa Kỳ - Philippine. Hậu quả của việc rút quân này là sự ve vãn của Bắc Kinh cung cấp cho Manila đòn bẩy ngoại giao quan trọng khi Philippines cần.
Ông Benigno Aquino III, tổng thống Philippines đắc cử hôm 10 tháng 5 đã kêu gọi sửa đổi Hiệp định Lực lượng Thăm viếng (VFA: Visiting Forces Agreement), cho phép và định nghĩa các cuộc tập trận quân sự giữa liên quân Hoa Kỳ - Philippines. Cựu Tổng thống Joseph Estrada, người đứng thứ hai trong cuộc bầu cử, cũng đã kêu gọi sửa lại Hiệp định này.
Mặc dù các yêu cầu cụ thể của các chính trị gia về thỏa thuận này là không quan trọng, nhưng nó phản ánh xu thế ở Phililippines hướng tới một lập trường độc lập và quyết đoán hơn về lợi ích và chủ quyền của họ.
Sự hiện diện của các căn cứ quân sự Hoa Kỳ ở Nhật Bản không vững chắc đang diễn ra chỉ là những lý do gần đây nhất để Washington đánh giá vị trí hiện tại của mình như là một ảnh hưởng thống trị về chính trị và quân sự ở Philippines. Bởi nó là vị trí mà chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc ở Đông Nam Á có thể bị đón đầu, một chỗ đứng của Mỹ ở Philippines là rất quan trọng đối với Washington.
Manila, phụ thuộc vào Hoa Kỳ về quân sự và thương mại trong thời gian dài, đang hành động cẩn thận về các mối tương tác của họ với Bắc Kinh và Washington
Tuy nhiên, khi ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng, thì quyền lực của Mỹ ở châu Á bị thách thức. Kể từ Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ đã dựa vào các đồng minh châu Á như Philippines và Nhật Bản để ổn định cán cân quyền lực ở châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng các đối tác này giảm tin cậy hàng tháng.
Bị phân tâm do áp lực ở Trung Đông và các nơi khác, Washington bỏ qua các mối quan hệ với các nước châu Á như Philippines – và Bắc Kinh có ở đó để lấp vào chỗ trống. Manila, phụ thuộc vào Hoa Kỳ về quân sự và thương mại trong thời gian dài, đang hành động cẩn thận về các mối tương tác của họ với Bắc Kinh và Washington. Căng thẳng giữa hai cường quốc có thể buộc Manila đi đến quyết định mà nước này lo sợ: lựa chọn một nước theo đuổi.
Nó sẽ được chứng minh là đồng minh an ninh hay một đối tác mới về chính trị và kinh tế?
Có thể thấy việc chống Mỹ trong dân chúng Philippine và các nhà chính trị gia tăng nhiều hơn, thay vì ít hơn trong những năm tháng tới. Khi ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc và việc gia tăng quyền lực cứng tiếp tục củng cố các nước châu Á thành một quyền lực toàn cầu, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực sẽ suy yếu dần.
Về lâu dài, các điểm thống nhất châu Á về phương pháp tiếp cận của sự kiện lắp đầy hy vọng nhất trong lịch sử! Để hiểu thêm về hy vọng chắc chắn này, hãy đọc Nga và Trung Quốc trong lời tiên tri.
Jacques Jeremiah, The Trumpet
Dịch từ: http://www.thetrumpet.com/index.php?q=7196.5741.0.0
Nhật lo ngại Trung Quốc cho tập trận gần đảo Okinawa
RFA 04.23.2010
Bắc Kinh cảnh báo Nhật Bản không nên có những hành động gây khó khăn cho cuộc tập trận mà hải quân Trung Quốc đang thực hiện ở khu vực biển gần đảo Okinawa của Nhật.
Thông cáo do Bộ Quốc Phòng Trung Quốc phổ biến sáng nay nói đây là là cuộc tập trận bình thường, diễn ra theo đúng các quy định quốc tế, không nhằm mục đích xâm phạm hay đe dọa bất kỳ quốc gia nào. Thông cáo cũng viết rằng những nước khác không nên có thái độ mà Trung Quốc gọi là quá đáng.
Thứ Tư vừa rồi, Nhật Bản đã chính thức phản đối việc trực thăng của hải quân Trung Quốc bay quá gần một chiến hạm của Nhật hoạt động ở Okinawa. Văn thư phản đối ghi rõ đây là lần thứ nhì chuyện xảy ra trong tháng này.
Ông Hoàng Huệ Bình, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Lục nói với báo chí rằng phản đối của chính phủ Nhật Bản không có cơ sở, vì tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc không hề xâm phạm lãnh hải hay không phận của Nhật.
Ông này cũng đề nghị nên có những cuộc trao đổi giữa quân đội đôi bên.
No comments:
Post a Comment