Bao giờ cũng vì dân?
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2010-07-25
Vụ tranh chấp đất đai tại một vùng xa ở Nghệ An, xảy ra từ năm 2002, đến nay vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa vì người dân kêu ca là bị oan sai với mức tiền hỗ trợ trưng thu đất không thỏa đáng.
Nội vụ câu chuyện được Thanh Trúc trình bày như sau.
Lấy đất cho công ty Thành Nam thuê
Đó là vụ đuổi đất tại xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Từ năm 1996, khoảng ba chục hộ dân tại nơi này, do không có đất canh tác, đã tự động dẹp rừng phá rẫy và trồng cây để kiếm sống.
Một cư dân tại xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, ông Hoàng Sĩ Hân, cho biết:
Đất của nhà em trồng cây gần thu hoạch được rồi mà họ vô họ đòi múc ngang chứ không đền bù, chỉ đòi đuổi và lấy trắng không.
Ông Hoàng Sĩ Hân
“Khi chúng em lên thì chưa có ai làm cả, chúng em trồng một số cây tràm nhiều rồi, sắn khoai trồng cũng nhiều rồi. Tất cả là ba mươi hộ dân. Có hộ lên đầu tiên thì năm 95, 96. Em lên năm 2001. Số hộ vào trước đó, khi lên là mua lại đất của dân tộc, còn như em vào trong xa thì tự khai hoang. Chúng em không xin phép vì khi nớ có cái tổng đội Thanh Niên Xung Phong 6 là người ta cho phép đi.
Năm 2002 họ vào họ nói là đất của họ. Đất của nhà em trồng cây gần thu hoạch được rồi mà họ vô họ đòi múc ngang chứ không đền bù, chỉ đòi đuổi và lấy trắng không. Khi trước thì họ nói đền bù mà một nhà một triệu hai triệu chi đó thì không đáng kể, không thể chấp nhận được.”
Một cư dân khác, ông Hoàng Sĩ Oanh, bổ túc:
“Thì dân Lạc Thành chúng tôi lên đó khai hoang. Sau khoảng vài ba năm thì có doanh nghiệp Thành Nam là lên xin thầu đất. Họ vào họ xin mô ở mô ở trên cấp trên chúng tôi không hiểu. Sau đó họ vào họ kê khai.”
Ông Hoàng Sĩ Oanh nói lúc đó dân rất mừng vì nghĩ rằng khi chính quyền cho kê khai tức là đất canh tác của họ được hợp thức hóa. Vấn đề nảy sinh ở đây là mọi sự kê khai không đúng với thực tế:
“Là bởi họ nói là kê khai để đóng thuế. Dân thì sợ đóng thuế nhiều là bởi vì đất khai giữa rừng giữa rú nên khai không đúng diện tích. Đất thì nhiều mà chúng tôi kê khai thì ít.
Sau đó, khoảng hai ngày, họ mời về xã Lan Thành để giải phóng mặt bằng, để cho công ty doanh nghiệp Thành Nam thuê đất để trồng cây nhiên liệu. Họ nói dân khai hoang tự do, nên dù có đền bù hỗ trợ thì cũng không đáng kể, không bao nhiêu cả, mỗi nhà một triệu một triệu rưỡi là nhiều nhất. Anh em chúng tôi ở đó không ai giao cả.”
Không giải quyết mà còn bắt đánh
Các nông dân xóm Lạc Thành nhiều lần gởi đơn khiếu nại lên cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nhưng hoàn toàn không được giải quyết:
“Tháng Ba 2009 huyện đội và công an hai xã lên giải quyết. Họ nói đất của công ty Thành Nam chừ thu lại, cho dân 15,5 hec ta thôi. Chúng tôi không nhất trí là bởi vì một cái cây chúng tôi trồng bao nhiêu họ cũng không nói giá, chỉ nói qua hỗ trợ thôi. Không hiểu là hỗ trợ thế nào, mà đất chúng tôi khai hoang cũng không biết giá cả thì hỗ trợ cho chúng tôi bao nhiêu một mét vuông?”
Mấy ngày sau nhà em trên đường đi làm về thì cả vợ cả con là bị nó đón đường nó đập... Nhà em chống lại, bỏ chạy vào nhà của ông tổng đội gần ở đó để trú. Sau đó nhà em bị công an bắt, nó còng hai tay lại, để cho dân Động Cầu ở đó đập nhà em túi bụi.
Ông Hoàng Sĩ Hân
Những người dân quê trong vụ tranh chấp đất tại xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An còn kêu rằng thoạt đầu thì ông chủ tịch xã Hùng Thành có lên tiếng bênh vực cho họ, thế nhưng nay ông đổi hẳn thái độ, buộc họ phải giao đất để cho công ty Thành Nam trồng cây nhiên liệu.
Chuyện gần đây nhất là một số nông dân bị người của công ty Thành Nam chận đánh khi đi làm về. Sau đó bốn người bị công an bắt. Một trong bốn người đó là ông Hoàng Sĩ Hân mà chính người vợ của ông cũng bị rượt đánh:
“Mới đây họ đưa máy vào họ múc ngang họ làm ranh giới, sau đó họ lấy quyền tự quyết định họ múc luôn. Mấy ngày sau nhà em trên đường đi làm về thì cả vợ cả con là bị nó đón đường nó đập. Tức là người bảo vệ doanh nghiệp, anh Phương là đội trưởng, đến gây sự và đánh chúng tôi. Nhà em chống lại, bỏ chạy vào nhà của ông tổng đội gần ở đó để trú. Sau đó nhà em bị công an bắt, nó còng hai tay lại, để cho dân Động Cầu ở đó đập nhà em túi bụi. Nhà em hoảng quá rồi van lạy khi nớ họ mới dừng.
Em thì bị bắt giam trên huyện hai ngày, sau đó họ cho về, nhưng biết rằng anh Quế, anh Duyên, anh Trọng là cũng bị bắt.”
Bao giờ cũng vì dân?
Sau khi nghe câu chuyện từ các nông dân xóm Lạc Thành, đường dây điện thoại được nối về xã Hùng Thành để có thể tiếp xúc với ông chủ tịch xã Nguyễn Văn Phúc, người mà dân ở đó kể là lúc đầu thì đứng về phía họ nhưng sau lại nghiêng về phía công ty Thành Nam. Rất tiếc sau nhiều lần gọi mà không liên lạc được.
Chúng tôi đã gọi cho ông bí thư đảng ủy xã Hùng Thành, ông Nguyễn Duy Ái:
Ô. Nguyễn Duy Ái: Chuyện chi thì chị về đây rồi giải quyết, bây giờ không trả lời qua điện thoại nhé!
Thanh Trúc: Chỉ muốn hỏi những người đó có phải thật sự là dân oan hay không mà thôi. Phía chính quyền giải quyết như thế nào cho họ?
Ô. Nguyễn Duy Ái: Chính quyền đây bao giờ cũng giải quyết vì dân cả. Chị ở nơi khác chị chưa hiểu được tình hình, chị hỏi như thế thì ai mà trả lời được.
Thanh Trúc: Tại vì không hiểu thì mới hỏi thưa ông. Có phải thật sự họ là dân oan hay không?
Ô. Nguyễn Duy Ái: Xin báo cáo với chị là chính quyền ở đây bao giờ cũng giải quyết vì dân cả.
Thanh Trúc: Nhưng họ nói rằng đất của họ đền bù không xứng đáng với công sức họ bỏ ra khai thác lâu nay. Nếu ông nói chính quyền luôn luôn giải quyết vì dân thì có cách nào để giúp cho họ, để họ không cảm thấy không bị oan ức, bị thiệt thòi?
Ô. Nguyễn Duy Ái: Nhưng mà chị biết oan ức là thế nào, chị nắm được tinh thần thế nào mà chị nói cái chuyện đó? Xin nói với chị là chị về đây mới biết điều kiện hoàn cảnh, còn chính quyền ở đây bao giờ cũng làm việc vì dân cả.
Xin nói với chị là chị về đây mới biết điều kiện hoàn cảnh, còn chính quyền ở đây bao giờ cũng làm việc vì dân cả.
Ô. Nguyễn Duy Ái
Thanh Trúc: Vậy tại sao những người dân này nói chính quyền xử oan cho họ là sao ạ?
Ô. Nguyễn Duy Ái: Ai nói cái chuyện đó?
Thanh Trúc: Những người dân ở đây. Những người dân lên khai thác mà bây giờ chính quyền định giải phóng mặt bằng để cho công ty Thành Nam về hoạt động ở đó.
Ô. Nguyễn Duy Ái: Công ty Thành Nam hay ở chỗ nào thì bao giờ chính quyền cũng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Chị nói thế là chị chụp mũ.
Thanh Trúc: Tôi chỉ nghe nói và thưa lại với ông là một số người dân ở đây, mà tôi vừa nói chuyện với họ, nói rằng đòi giải phóng mặt bằng để cho công ty Thành Nam về, mà trả cho họ có một triệu tới một triệu rưỡi gì đó, tính như vậy không đúng với công sức họ bỏ ra, thì họ kêu oan.
Ô. Nguyễn Duy Ái: Tôi xin nói chị ở ngoại quốc chị không hiểu tình hình ở đây. Ở đây toàn bộ tất cả chính quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Chị ở ngoại quốc, chị chưa hiểu được tình hình ở đây. Nếu chị trực tiếp về đảng ủy và ủy ban của xã Hùng Thành, trực tiếp gặp bí thư đảng ủy và chủ tịch ủy ban ở đây.
Thanh Trúc: Thì tôi đang được thưa chuyện với ông bí thư đảng ủy Nguyễn Duy Ái đây.
Ô. Nguyễn Duy Ái: Vâng, đúng rồi, tôi là bí thư đảng ủy của xã Hùng Thành này đây.
Thanh Trúc: Thì xin ông cứ giải thích tại sao ban đầu chính quyền có vẻ là binh vực những người dân này, rồi bây giờ lại đứng về phía công ty Thanh Nam, đó là lời người dân nói?
Ô. Nguyễn Duy Ái: Xin lỗi chị, người dân nào mà trực tiếp? Nếu người dân Lạc Thành thì trực tiếp về đây với đảng ủy, nhé. Chị ở nước ngoài, bên tê là bối cảnh khác, ở đây là bối cảnh khác. Người nào ở đây nói thế?Thanh Trúc: Dạ thưa người dân.
Ô. Nguyễn Duy Ái: Người dân thì người dân, chị phải nghe hai tai chứ.
Thanh Trúc: Vì thế sau khi nghe người dân xong thì Thanh Trúc gọi cho ông đây, thưa ông Nguyễn Duy Ái.
Ô. Nguyễn Duy Ái: Thôi nhé, chào chị nhé, có việc chi là chị về đây trực tiếp, còn ở đây bao giờ cũng phải bảo vệ người dân. Thôi chào nhé.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông nhiều.
Hiện tại, nỗi lo của ba chục hộ dân ở xóm Lạc Thành, xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là đất canh tác của họ sắp bị giải phóng mặt bằng sẽ là chuyện không thể tránh khỏi, trong lúc nguyện vọng của họ là được đền bù thoả đáng, tương xứng với công sức gian khổ trong bao năm lao động sản xuất.
Kế hoạch về tiền đền bù, khi nhà nước trưng thu đất của dân vào các dự án hạ tầng, chuyển giao cho doanh nghiệp thuê hay xây dựng khu công nghiệp, vẫn là vấn đề tranh cãi mà phía người dân thường kêu ca là họ phải gánh chịu nhiều oan ức và thiệt thòi.Tại sao dân chúng Nghệ An biểu tình?
Trân Văn, phóng viên RFA
2010-04-16
Sáng 15 tháng 4, khoảng 60 người dân ở nhiều nơi tại tỉnh Nghệ An đã kéo về thành phố Vinh để đòi công lý.
Những người từ nhiều nơi ở Nghệ An kéo về thành phố Vinh đòi công lý vào sáng 15 tháng 4 đều là những người đã từng bị cưỡng đoạt nhà đất trái pháp luật, hoặc bị quỵt tiền lương, hoặc thân nhân bị kết án oan...
Trước đây họ đã nhiều lần khiếu nại, xin cứu xét, song chính quyền làm ngơ và vì vậy họ quyết định liên kết để cùng đòi công lý cho mình.
“Chúng tôi chán lắm rồi”!
Ông Hồ Văn Thái, ngụ ở xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, cho biết, ông tham gia biểu tình để đòi công lý cho con trai ông là anh Hồ Văn Thắng bị kết án oan và đòi cả công lý cho gia đình ông vì bị cưỡng chế thi hành án oan.
Theo lời ông Thái, anh Hồ Văn Thắng là một thanh niên tàn tật, do can ngăn hàng xóm vốn là thân nhân của viên chức địa phương phá hoại hoa màu của gia đình, anh Thắng đã bị chém.
Tuy bị chém nhưng hệ thống tư pháp địa phương đã biến người phụ nữ chém anh Thắng thành nạn nhân. Anh Thắng bị xem là tội phạm, bị kết án 18 tháng tù, bị buộc bồi thường.
Sau đó, cơ quan thi hành án đã cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, xông vào nhà ông Thái bắt trâu, thu sổ tiết kiệm dù đó không phải là tài sản của anh Thắng - người bị coi là có tội.
Sống dưới chế độ này bọn tôi cũng không ham muốn gì nữa. Nói như người dân bình thường là chúng tôi chán lắm rồi.
Ô. Trần Văn Anh
Ông Thái giải thích ông đi biểu tình là vì:
“Nhà cầm quyền cộng sản bắt cả người tàn tật đi tù trong lúc đó người tàn tật là bị nạn. Nhà tù còn đày con tôi đi đập đá, chăn nuôi lợn. Nhà cầm quyền cộng sản đã cướp hết số tiền gấp năm lần số tiền mà tòa án quy tội phi pháp cho con tôi.
Bọn này là bọn ăn cướp anh ạ, có chức, có quyền là một đám cướp. Không đưa cho nó thì nó phạt tiền. Cướp trâu của người ta mà còn bắt trả tiền cho người chăn dắt.”
Tương tự, ông Trần Văn Anh, 50 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, cho biết, ông về thành phố Vinh biểu tình là vì nhà đất của ông đã bị cưỡng chế trái pháp luật.
Ông Anh là một cựu quân nhân từng phục vụ quân đội ở chiến trường Campuchia rồi trở thành thương binh với tỷ lệ thương tật là 51%, được xếp loại 3/4.Ông Anh tâm sự:
“Tôi bây giờ không vợ con anh ạ, không đất, không nhà, ở nhờ thôi, chả được cái quyền gì cả. Quyền lợi của người dân bị nó cướp đoạt hết, cướp đoạt cả quyền con người, chả được cái quyền gì cả.
Sống dưới chế độ này bọn tôi cũng không ham muốn gì nữa. Nói như người dân bình thường là chúng tôi chán lắm rồi! Còn những người người ta học cao hơn người ta nói thâm thúy hơn.”
Những người bức xúc đến tỉnh ủy định tuyệt thực, chúng tôi còn định tuyệt thực ngay trụ sở tỉnh ủy nữa cơ nhưng mà công an đã đưa súng ra chặn chúng tôi.
Bà Hồ Thị Bích Khương
Ngăn chặn nhưng chưa thể kết thúc?
Cuộc biểu tình đã diễn ra như thế nào?Còn bây giờ, mà cụ thể là đợt biểu tình đòi công lý vừa bắt đầu vào ngày 15 tháng 4 thì sao? Chúng tôi hỏi ông Hồ Văn Thái: Thế rồi ngày mai thì sao? Ông Thái trả lời: “Ngày mai như thế là mọi người ở xa thì họ cũng quay hết anh ạ...”
No comments:
Post a Comment