Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Saturday, December 5, 2009

VGCS-Những Tên Trí Thức ( Viet Kiều) Vô Học Mặt Mo Không Biết Nhục

Những Tên Trí Thức Vô Học Mặt Mo Không Biết Nhục !


Vợ chồng Trần Thanh Vân nhận bằng khen của đảng


Người bạn tôi hỏi trí thức làm sao mà gọi là "vô học" ? Tôi trả lời, trí thức là những người đạt được bằng cấp, sau khi đạt được bằng cấp mà vẫn đối xử với những người khác một cách hạ cấp thì không thể gọi là người có học được. Xưa nay người ta đi học trước hết là "Tiên học Lễ, rồi mới tới Hậu học Văn"

Sự chia sẻ của ông cụ Gs. TS Trần Thanh Vân, việt kiều Pháp từ năm 1950, khi ông về Việt Nam dự Hội nghị “Người Việt Nam trên toàn thế giới” lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội. Ông Trần Thanh Vân trả lời tờ báo Dân Trí , phát biểu một câu hết sức thất học và vô ý thức.

"Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc. Tôi nói thật người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình.

Tôi thấy sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài. Các GS được xã hội rất tôn trọng, sinh viên kính phục - ở nước ngoài không được như thế".

[Trích] .....................


Trần Thanh Vân: “Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc”.

Tôi muốn hỏi:

— Ông lấy tư cách gì mà “khẳng định” dùm cho hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài ?

— “Người Việt Nam ở nước ngoài” mà ông nói đến ở đây chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng số người Việt Nam ở nước ngoài ?

— Hay “người Việt Nam ở nước ngoài” mà ông nói đến ở đây chỉ là một nhóm người có tư cách giống y như ông ?

— Tại sao chính ông “rất muốn trở về Việt Nam để làm việc” nhưng lại không về hẳn cho toại nguyện, mà chỉ thỉnh thoảng ghé về theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa dăm ba bữa, rồi trở ra nước ngoài để sống, làm việc, mà than van là “khổ lắm” !?


Trần Thanh Vân: “Tôi nói thật người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày - khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình”.

Tôi muốn hỏi:

— Theo ông Trần Thanh Vân thì người Việt sống trong nước không khổ ? Họ đi làm về thì không phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình ?

— Thế thì ai làm cho họ những việc ấy ? Những người đầy tớ chăng ?

— Những người đầy tớ ở Việt Nam là người ngoại quốc chứ không phải là “người Việt mình” hay sao ?

— Có phải ông Trần Thanh Vân ở bên Pháp không có đủ tiền thuê đầy tớ, cho đến khi về thăm Việt Nam thì ở khách sạn có người phục vụ, hay mướn nhà ở ngắn hạn và thuê đầy tớ với giá rẻ mạt, nên ông cảm thấy cuộc sống của ông sang trọng hẳn lên, không “khổ lắm” như khi còn ở Pháp ?

— Việt kiều đem tiền về nước sống rủng rỉnh trên đầu của một nhóm đầy tớ nghèo nàn khốn khổ thì vinh dự lắm chăng , là thể hiện lòng “yêu nước” chăng ?

— Phải chăng nỗi khổ của một kẻ trí thức thì chỉ vỏn vẹn ở chỗ phải nấu ăn, rửa chén bát, làm việc nhà ?

— Thế còn khi chứng kiến những sự đàn áp, xâm phạm nhân quyền, bất công xã hội, tham nhũng tràn lan trong xã hội, thì kẻ trí thức vẫn sung sướng , không hề cảm thấy khổ sở chút nào ư ?


Trần Thanh Vân: Tôi thấy sống ở Việt Nam rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài. Các GS được xã hội rất tôn trọng, sinh viên kính phục ở nước ngoài không được như thế”.

Tôi muốn hỏi:

— Xin ông Trần Thanh Vân cho biết cụ thể sống ở Việt Nam thì “rất hấp dẫn và sung sướng hơn nhiều ở nước ngoài” trên những phương diện nào ?

— Có phải ông Trần Thanh Vân làm Giáo sư ở Pháp suốt bao nhiêu năm nay mà không được xã hội Pháp tôn trọng ? Không được sinh viên Pháp kính phục ? Chỉ khi về đến Việt Nam thì ông mới được “xã hội tôn trọng, sinh viên kính phục” ?

— Phải chăng một nhà giáo là kẻ chỉ biết sung sướng khi được “xã hội tôn trọng, sinh viên kính phục”, bất chấp cái xã hội đó đầy những ung nhọt văn hoá , bất chấp cái nền giáo dục đó tệ hại , nhếch nhác ?


Tôi thấy Trần Thanh VânNguyễn Hữu Liêm rất giống nhau, chỉ khác một chút xíu là Trần Thanh Vân không có lối nói giả giọng triết lý để làm sang. Về Nguyễn Hữu Liêm tôi đã có phát biểu một ý kiến ngắn. Tôi xin chép lại nơi đây cái ý kiến đó để mời ông Trần Thanh Vân và những người giống như ông đọc thử:

Tôi đến sở thú xem người ta dạy thú. Tôi thấy những con thú nghe lời răm rắp. Người ta dạy bằng cách nhét vào mồm chúng những viên thức ăn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng để dạy một hạng người nào đó thì cũng tương đương như vậy. Cứ thảy cho vài viên ngọt ngọt, thì hạng người nào đó cũng nói bô bô theo lời chủ, chẳng khác gì những con vẹt đói khát và ngu xuẩn. Tất nhiên so với loài vẹt thì hạng người đó có phần hơn, vì còn biết chêm triết lý vặt vào cho sang trọng nữa!

(hết trích)

Khi một người học xong để làm Thầy thì người đó có trách nhiệm phải dạy lại cho người đi sau biết những điều hay lẽ phải , dạy đạo đức trước khi dạy đến ngành chuyên môn . Ông Gs Trần Thanh Vân đã thể hiện một phong cách thiếu đạo đức , trong lòng của ông, những người dân VN trở thành những tên nô lệ cho hạng người trí thức như ông .

Người dân VN bao nhiêu năm qua đã sống đau khổ dưới chế độ CSVN , ngày hôm nay đảng CSVN lại đưa thêm những thành phần "trí thức" luôn coi dân VN là nô lệ - thử hỏi những hạng người này có xứng đáng được gọi là những người có học hay không ?


Xuân Nhi
Giáo Sư, Thạc sĩ Toán
CSU, East Bay


Chất xám Việt kiều, việt gian ở Pháp giúp việt gian Cộng Sản tồn tại

xem bài viết bưng bô ca tụng việt kiều

Chủ Nhật, 20/07/2008, 11:10

Bốn mươi năm “bắc” hai nhịp cầu

TPO - Ông đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, bà cũng đã ngót nghét. Vậy mà hai ông bà vẫn đi lại như con thoi giữa Pháp và Việt Nam để trao học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó của Việt Nam, giúp các cháu ở làng trẻ SOS.

GS Trần Thanh Vân (giữa) và hai GS đoạt giải Nobel Vật lý tại Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 6. James Cronin (trái) và Klaus von Klitzing (phải)

Đó là vợ chồng Tiến sỹ Jeans Trần Thanh Vân và Lê Trần Thanh Kim Ngọc hiện đang sinh sống tại Pháp. Những đóng góp của ông bà được ghi nhận bằng lễ trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vào chiều 21/7 tới tại Hà Nội.

Mang “ông Nobel” đến Việt Nam

Tôi đã có may mắn gặp GS, TS Trần Thanh Vân trong Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Viet Nam) năm 2006, lần gặp gỡ thứ 6 theo sáng kiến của ông nhằm kết nối những giáo sư vật lý giỏi của thế giới đến với Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm cũng như thúc đẩy niềm đam mê Vật lý của các bạn trẻ Việt Nam.

Chúng tôi vẫn nói vui là lần nào sang Việt Nam, ông cũng đem theo các “ông Nobel”. Ấy là nói đến các giáo sư nước ngoài đã từng đoạt giải Nobel Vật lý mà GS Vân mời tham dự Gặp gỡ Việt Nam.

Năm 2006, có tới hai “ông Nobel” tới Việt Nam. Đó là GS James Cronin và Klaus von Klitzing. Gần đây nhất, ông đã mời được GS Jerome Friedman, Mỹ tới tham dự Olympic vật lý quốc tế sẽ diễn ra tại Việt Nam mấy ngày tới.

Điều khiến giới khoa học nể trọng GS Trần Thanh Vân là ông đã có sáng kiến tập hợp các nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm ở Pháp, tổ chức các hội thảo quốc tế cho các nhà vật lý.

Ông đã tổ chức các cuộc hội thảo ở nhiều nơi và muốn tạo ra một hình thức đối thoại mới trong đó có văn hóa, thể thao hòa với những trao đổi khoa học mang tính nghiêm túc. Đó là những hội thảo quốc tế như Rencontres de Moriond (1966), Rencontres de Blois (1989) Rencontres du Viet Nam (1993)…

Điều đó đã trở thành mẫu mực cho nhiều sáng kiến tương tự trên thế giới và vì thế ông ngày càng có uy tín quốc tế lớn. Ngoài ra, Giáo sư Trần Thanh Vân còn giữ một vai trò tích cực trong việc soạn thảo và xuất bản những chuyên khảo khoa học và đóng góp công sức một cách bền bỉ cho sự thiết lập mối quan hệ và hợp tác tốt đẹp giữa những nhà khoa học trên thế giới.

Có thể nói, GS-TS Trần Thanh Vân chính là người đã “bắc chiếc cầu” cho các nhà khoa học Việt Nam có dịp giao lưu, học tập kinh nghiệm từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới qua các Hội thảo quốc tế của giới vật lý trên thế giới được mang tên Gặp gỡ Việt Nam Rencontres du Viet Nam từ năm 1993 đến nay.

Người Việt giúp người Việt

-GS-TS Trần Thanh Vân là Nghiên cứu viên Cao cấp Danh dự Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp

- Ông đã có trên 300 công trình khảo luận và 115 đầu sách

- Ông được nhà nước Pháp tặng Huân chương Quốc gia công trạng Pháp năm 1993 và Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh năm 1999.

Xa đất nước mấy chục năm nhưng không lúc nào Giáo sư Trần Thanh Vân quên đi nguồn cội. Ông dành mọi thời gian ngoài công việc để tham gia các hoạt động của các tổ chức hiệp hội liên quan đến Việt Nam (triển lãm, xuất bản sách) với mục đích tôn vinh văn hóa Việt Nam.

Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên ngay khi thành đạt, ông đã nghĩ ngay tới việc giúp đỡ trẻ em nghèo, đặc biệt là trẻ em quê ông, Quảng Bình. Cây cầu đầu tiên mà hai ông bà đã bắc gần 40 năm nay là nhịp cầu từ trái tim đến trái tim.

Từ những năm 70, hai vợ chồng ông đã đưa ra sáng kiến vận động Chính phủ, các tổ chức từ thiện, nhân đạo Pháp và nhiều nước trên thế giới thành lập và phát triển hệ thống “làng trẻ em Việt Nam SOS” để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam.

Hội giúp đỡ trẻ em Việt Nam (aide à l’ enfance Việt Nam- AEVN) do ông bà thành lập đã được công nhận là thành viên của Hiệp hội quốc tế các làng trẻ em SOS. Năm 1970, Hội đã quyên tiền xây dựng làng SOS tại Đà Lạt với kinh phí xây dựng 1 triệu USD và hàng năm cung cấp 100.000 USD để duy trì hoạt động của Làng để có thể nuôi dạy 157 trẻ em mồ côi.

Năm 2001, Hội xây dựng được làng SOS tại Thủy Xuân, thành phố Huế nuôi dưỡng 30 trẻ em mồ côi. Hiện tại, AEVN đang xây dựng Làng SOS tại Đồng Hới, Quảng Bình. Trung tâm này có thể đón nhận 140 trẻ em mồ côi với kinh phí dự kiến là 1 triệu USD.

Trong cuốn sách Đất Việt nơi trời xa mà nhà báo Hàm Châu viết về ông, tôi càng cảm phục về những công việc thầm lặng của ông trong việc vận động và kêu gọi bạn bè ủng hộ cho Việt Nam. Ông và bà cùng các sinh viên Việt Nam tại Pháp xuống đường, đứng bên hè phố trong trời tuyết lạnh để bán từng tấm thiệp Giáng sinh, gom góp từng đồng franc để xây cất làng trẻ em SOS trong những ngày đầu tiên.

Ngoài việc vận động xây dựng làng trẻ em SOS, ông cũng là người sáng lập và đồng sáng lập ra nhiều Quỹ học bổng cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Kể từ năm 1997, Hội Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân làm chủ tịch bắt đầu trao học bổng cho sinh viên lớp cử nhân tài năng của Đại học Quốc gia.

Những đóng góp có hiệu quả của hai vợ chồng ông cho đất nước, khiến các bạn bè quốc tế cảm phục và nhiệt tình ủng hộ. Bạn ông, GS Ordon Vallet, GS Triết học và lịch sử trường Đại học Sorbornne đã dành một phần tiền được thừa kế để thành lập Quỹ học bổng Vallet để tặng cho những sinh viên và học sinh trung học có thành tích xuất sắc ở Việt Nam, điều mà lẽ ra ngay từ đầu ông định dành tặng cho các sinh viên Pháp.

Từ năm 2000 - 2007, GS Odon Vallet đã nhiều lần đến Việt Nam cùng vợ chồng GS Trần Thanh Vân tổ chức trao tặng 10.000 suất học bổng trị giá 30 tỷ đồng. Học bổng Vallet đã khuyến khích sự nỗ lực học tập của trẻ em Việt Nam, nhiều em đã đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Từ ngày 25/7 đến 7/9/2008, hai vợ chồng GS Trần Thanh Vân lại tiếp tục đi khắp 7 thành phố từ Hà Nội tới TPHCM để trao học bổng Vallet.

GS Trần Thanh Vân cho biết: “Chúng tôi tự hào khi Làng SOS Đồng Hới là một công trình của người Việt Nam giúp cho trẻ em VN. Trong Liên hiệp hội SOS quốc tế có 130 nước, nhưng chỉ có Việt Nam, một trong số các nước đang phát triển, mới có một tổ chức của người bản xứ tự đứng ra tìm ngân khoản để xây dựng.

Kể cả những nước như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Hoa, tất cả các làng SOS ở các nước này đều do những tổ chức ngoại quốc giúp đỡ xây cất. Chỉ có Việt Nam mới có 2 làng SOS (Đà Lạt và Đồng Hới) được xây dựng nhờ sự dấn thân của người Việt Nam trên tinh thần người Việt giúp người Việt”.

Nếu như Giáo sư Trần Thanh Vân được xem là “bậc thầy của các nhà nghiên cứu lý thuyết vật lý nguyên tử” thì vợ ông, Tiến sĩ khoa học Lê Trần Thanh Kim Ngọc được xem là “bậc thầy của các nhà nghiên cứu về thực vật học”.

Cả hai ông bà đều là những nhà khoa học có tên tuổi và luôn hướng về đất nước. Những việc làm của ông bà, dù là trong tư cách một nhà khoa học, một nhà hoạt động xã hội hay một nhà giáo, thì như nhiều người nhận xét, trên hết “đó là tấm lòng cao quý, là nhân cách đẹp, thể hiện tính nhân văn sâu sắc”.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------