Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Monday, September 7, 2009

Ô nhiễm : thảm họa mà dân Việt Nam , và Trung Quốc ngày càng phải gánh chịu


Audio

http://www.khoahoc.net/photo/dongtinghu-2.gif





Waters of central China

Ô nhiễm : thảm họa mà dân Việt Nam , và Trung Quốc ngày càng phải gánh chịu

Nước thải nhà máy gây ô nhiễm các nguồn nước sông (DR)

Nước thải nhà máy gây ô nhiễm các nguồn nước sông (DR)

60.000 cư dân vùng Vạn Sơn bị thủy ngân đầu độc. Tạp chí Pháp Le Courrier International trích dẫn báo Trung Quốc Tài Kinh, đã nêu bật thảm hoạ mà dân Trung Quốc sống gần các khu mỏ phải hứng chiụ. Vạn Sơn, Quý Châu, là những nơi có mỏ thủy ngân nổi tiếng, mà Trung Quốc rất tự hào trước đây. Thế nhưng di sản mà việc khai thác thủy ngân để lại vô cùng tai hại, cho dù ngày nay, các mỏ này đã bị đóng cửa vì bị lỗ lã.

Le Courrier minh họa cho thảm cảnh chung bằng trường hợp của bà Wu Yang Chun, 76 tuổi. Bà và chồng, cũng như bao người khác trong làng của họ, làm việc tại các mỏ. Năm 1997, chồng bà đã bị ung thư cuống họng và chết trong vòng 3 tháng. Hiện nay thì bà Chun cũng đang mang chứng bệnh ngặt nghèo này. Hai, ba năm gần đây, thì trong chung cư bà ở, đã có 15 người chết do nhiễm độc thủy ngân.

Theo số liệu cơ quan y tế tại vùng này, thì trên 60.000 dân cư khu kinh tế đặc biệt Vạn Sơn, có cơ sở sản xuất thủy ngân lâu đời và quan trọng bậc nhất ở Trung Quốc, thì có khoảng 200 người có dấu hiệu bị nhiễm độc. Con số này theo bài báo, không đúng với thực tế vì nó không kể đến những người đã chết và những ngườI bị nhiễm độc nhưng dấu hiệu chưa bộc phát rõ.

Bài báo nhắc lại là Vạn Sơn từng được mệnh danh, 'thủ đô thủy ngân của Trung Quốc', điều này quả không ngoa, vì trữ lượng thủy ngân ở đây rất quan trọng, có thể nói là bậc nhất ở Châu Á và bậc nhì trên thế giới. Thời thịnh nhất, thì Vạn Sơn sản xuất đến 70% lượng thủy ngân hàng năm của thế giới.

Nhưng trữ lượng bắt đầu cạn dần cuối thập niên 80 và vào những năm 2000, thì các mỏ thủy ngân Quý Châu bị thua lỗ lên đến cả trăm triệu yuan, nợ bắt đầu chồng chất : 157 triệu yuan. Đến giữa năm 2005, Trung Quốc quyết định đóng các mỏ thủy ngân Quý Châu, nhũng mỏ đã được khai thác từ 600 năm qua, theo bài báo.

Người dân Vạn Sơn không còn ăn rau quả trồng trọt tại chỗ

Đấy là lịch sử oanh liệt của vùng mỏ thủy ngân Quý Châu. Nhưng, như nêu trên, con số 10.000 người lao động khai thác mỏ và 60.000 cư dân đã nhìn thấy cái giá mà phải trả cho thờI kỳ vàng son trước đây. Giá này rất là đắt trên mặt hủy hoại môi sinh và sức khỏe con người.

Theo số liệu năm 2004, bệnh ung thư ở vùng này đặc biệt cao hơn nhũng nơi khác. Chất thải độc hại, không đươc xử lý chảy thẳng ra ngoài, các mạch nước bị nhiễm thủy ngân, rau quả bị nhiễm độc, đặc biệt là loại bắp cải. Hiện nay theo bài báo, 90% rau quả bán ở Vạn Sơn là từ nơi khác chở đến. Câu nói không nên uống nước Vạn Sơn không nên ăn rau quả sản xuất tại đây vẫn cònhiệu lực đối vớI người Vạn Sơn.

Bài báo nêu lượng chất thải độc hại thải ra trong 45 năm qua, từ thời thịnh vượng cho đến khi các mỏ bị đóng, đã có hơn 20 tỷ mét khối hơi nước chứa thủy ngân thải ra trong không khí, hơn 4 triệu mét khối cặn bã công nghiệp, 52 triệu tấn nước bẩn chảy ra môi trường. Chất thải không đươc xử lý, lượng thủy ngân thải ra như thế ít nhất là 350 tấn, tức chiếm 10% tổng lượng chất thải thủy ngân gây ô nhiễm mỗi năm trên toàn hành tinh !

Tuy nhiên theo bài báo, không phải chỉ có số 60.000 dân Vạn Sơn chiụ hậu quả. Nước thải mang theo thủy ngân gây ô nhiễm cả thung lũng trong một phạm vi 180 cây số vuông. Nguy hại hơn nữa là các dòng nước ở Vạn Sơn đổ ra sông Yuan, nằm trong hệ thống phụ lưu của sông Dương Tử. Thủy ngân sẽ rót vào hồ Động Đình ở Hà Nam và chảy vào dòng chính con sông lớn này. Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về hệ quả thủy ngân chất chứa ngày càng nhiều trong lớp phù sa sông.


Hiểm họa thủy ngân trong công nghệ than nhiệt điện

2005-08-17

Đỗ Hiếu & Mai Thanh Truyết, RFA

Hiện tại, trên hầu hết các quốc gia trên thế giới, than đá vẫn là nguồn nguyên liệu chính cung cấp điện năng cho nhu cầu trong nước. So với các nguồn năng lượng khác như năng lượng hạch nhân, thủy điện, và các loại năng lượng sạch như gió, mặt trời, sóng và thủy triều cùng các loại năng lượng tái sinh, năng lượng đến từ than đã tạo ra hai hiểm họa lớn cho nhân loại.

Các công nhân đang di chuyển than trên một chiếc thuyền cập bến tại Sông Cầu ở Bắc Ninh. AFP PHOTO

Đó là khí carbonic, nguyên nhân của sự hâm nóng tòan cầu, và vấn nạn ô nhiễm thủy ngân trong không khí và nguồn nước qua việc xử dụng năng lượng từ than. Trong tạp chí Khoa học & Môi trường kỳ nầy Đỗ Hiếu sẽ thảo luận với Tiến sĩ Mai Thanh Truyết về hiểm họa trên.

Tình hình sử dụng than nhiệt điện

Hỏi : Trước hết xin TS Mai Thanh Truyết cho biết sơ lược về tình hình xử dụng năng lượng từ than nhiệt điện trên thế giới?

Đáp : Hiện tại, than nhiệt điện vẫn còn được xử dụng rộng rãi trên thế giới. Hoa Kỳ là một quốc gia tiến bộ nhất về công nghệ năng lượng, nhưng nhu cầu điện năng do than nhiệt điện vẫn chiếm 52% trên nhu cầu tòan quốc, vì đây là nguồn năng lượng có giá thành rẻ nhất của quốc gia nầy. Tại Âu châu, vì các mỏ than không còn ở mức dự trử dồi dào nữa, do đó đa số các quốc gia nầy như Anh, Pháp, Đức , Ý dần dần chuyển sang việc dùng nguồn năng lượng hạch nhân và nguồn than nhiệt điện chỉ còn chiếm từ 30 đến 40% nhu cầu quốc gia mà thôi.

Ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, than nhiệt điện vẫn còn chiếm đa số, nhưng hiện tại hai quốc gia nầy có khuynh hướng xử dụng nguồn thủy điện và hạch nhân.

Riêng tại Việt Nam, thủy điện chiếm 60% nhu cầu trong nước, và than nhiệt điện chiếm 34%. Theo thống kê năm 2002, Việt Nam đã sản xuất 34,5 tỷ Kw/giờ than nhiệt điện, và có trử lượng than là 165 triệu tấn, trong đó tuyệt đại đa số là than anthracite, cho nhiều năng lượng và có hiệu quả kinh tế cao.. Năm 2005, Việt Nam dự trù sản xuất 30 triệu tấn than. Theo ước tính vào năm 2030, tòan thế giới sẽ xử dụng khoảng 1.440 GW (gigawatts); riêng Trung Quốc sẽ tiêu thụ 700 GW từ than nhiệt điện. (1GW = 4,2 kwgiờ).

Hỏi : Ngoài việc phóng thích khí carbonic vào không khí, than nhiệt điện còn có nguy cơ phóng thích khí thủy ngân dưới dạng khí và một số khí độc khác, xin ông cho biết thêm về vấn đề nầy?

Đáp : Trong khí thải hồi từ công nghệ than, ngoài khí carbonic, cần phải kể đến khí sulfur dioxide (SO2), nitrogen oxides, và nhất là thủy ngân dưới dạng khí. Theo ước tính, hàng năm, công nghệ than nhiệt điện của Hoa Kỳ thải hồi vào không khí 48 tấn thủy ngân. Cơ quan Bảo vệ Môi trường HK đã bắt đầu đưa ra định mức để hạn chế lướng thủy ngân phóng thích do công nghệ nầy là 38 tấn cho năm 2010, và giảm xuống còn 15 tấn vào năm 2018. Để khuyến khích việc thi hành định mức nầy, chính phủ HK, tùy theo mức giảm thiểu của từng cơ sở sản xuất, sẽ ấn định mức khen thưởng và giảm thuế.

Hiểu họa thủy ngân đối với con người

Hỏi : Nói đến hiểm họa thủy ngân, trước hết xin TS cho biết thủy ngân ở dạng khí nầy xâm nhập vào cơ thể con người như thế nào?

Đáp : Thưa anh, Thủy ngân ở dạng khí trên sẽ xâm nhập vào đất và nguồn nước. Cây cỏ, rau đậu, củ v.v... hấp thụ thủy ngân qua rễ cây. Và trong nguồn nước, thủy ngân lần lần nhiễm vào tôm cá. Do đó, công nghệ than nhiệt điện nầy có thể làm cho con người sẽ bị tiếp nhiễm thuỷ ngân qua các nguồn thực phẩm trên.

Hỏi : Như vậy sự xâm nhập của thủy ngân vaò cơ thể là điều không thể tránh khỏi và ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ như thế nào?

Đáp : Thông thường ở các quốc gia kỹ nghệ, trung bình cơ thể con ngưới hấp thụ qua đường không khí, thực phẩmvà nước vào khoảng 0,3 ug thủy ngân hàng ngày. Một khi đi vào cơ thể, thủy ngân sẽ kết dính vào các tế bào thần kinh chứa nhóm amino acid, đặc biệt là chuổi tế bào nằm ngoài và ở đuôi (axon) các chuổi dây thần kinh vận động. Thời gian bán hủy của thủy ngân trong cơ thể từ 15 đến 30 năm, nghĩa là thủy ngân tích tụ và tồn tại trong cơ thể con người trong thời gian kể trên trước khi tự tiêu hủy.

Tùy theo nồng độ thủy ngân trong cơ thể, con người có thể bị những chứng sau đây:

- Trong giai đọan đầu sẽ bị mất ngũ, dễ bị xúc động, nhức đầu, mắt không nhìn thấy rõ và bị nhiễu loạn, phản ứng con người chậm lại so với thời gian không bị nhiễm. - Khi bị nhiễm nặng và thủy ngân tích tụ lâu ngày trong cơ thể, thận bị hư, cột sống cũng bị ảnh hưởng, bị bịnh Alzheimer, tuyến giáp trạng (thyroid) bị liệt, hệ thống miễn nhiễm bị nhiểu loạn. - Riêng đối với phụ nữ, có thể bị triệt sản và có bướu ở buồng trứng. Trong thời gian có mang, hệ thần kinh của thai nhi có thể bị rối loạn.

Các phương cách giảm thiểu

Hỏi : Đứng trước nguy cơ TS vừa nêu trên, nhân loại có phương cách nào để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ than nhiệt điện nầy không, thưa TS?

Đáp : Có hai cách thưa anh. Một là giảm thiểu việc xử dụng năng lượng từ than, và thay thế vào đó bằng những loại năng lượng sạch. Hai là phải chuyển đổi công nghệ than nhiệt điện bằng một công nghệ sạch hơn để hạn chế lượng khí thải vào không khí. Cũng trên Tạp chí nầy cách đây vài tháng, chúng tôi có đến công nghệ than nhiệt điện sạch để thay thế công nghệ cổ điển. Chí phí xây dựng cho công nghệ mới nầy chỉ cao hơn đôi chút so với công nghệ cổ điển là 1.200 Mỹ kim cho 1 KW so với 1.100$. Tuy nhiên giá thành sẽ tăng gấp đôi.

Về lượng khí thải hồi trong công nghệ sạch nầy, khí carbonic và thủy ngân sẽ dễ dàng được thu hồi lại trước khi được phát thải vào không khí. Do đó, để đổi lại, mức an tòan sức khoẻ của con người sẽ được tăng cao và chi phí dành cho việc chửa trị vì ảnh hưởng của thủy ngân sẽ giảm nhiều.

Hỏi : Trên thế giới có nơi nào đã áp dụng công nghệ sạnh nầy không thưa TS?

Đáp : Dạ có thưa anh. HK đang ráo riết chuyển đổi công nghệ hiện có ra công nghệ sạch nầy với mục đích nhằm thoả mãn định mức của Cơ quan Bảo vệ Môi trường đề ra. Tuy nhiên, định mức nầy cũng không được các tiểu bang tuân thủ vì hiện tại chính phủ liên bang vẫn chưa có biện pháp xử lý thích đáng.

Tuy nhiên, tiểu bang New Jersey đã thực hiện được việc trên bằng cách bắt buộc các nhà máy năng lượng từ than phải giảm bớt 90% lượng thủy ngân phóng thích vào năm 2007. Hoa Kỳ đã dự chi 2 tỷ Mỹ kim để nghiên cứu thiết lập công nghệ mới nầy cũng như hệ thống thu hồi các khí phát thải trong đó có thủy ngân.

Trường hợp Việt Nam

Hỏi : Còn Việt Nam thì sao? Với 34% năng lượng tiêu dùng tòan quốc từ than nhiệt điện, Việt Nam có dự kiến gì không thưa TS?

Đáp : Mặc dù năng lượng than nhiệt điện chỉ chiếm 34%, nhưng đa số người dân vẫn còn thói quen, hay do điều kiện kinh tế không cho phép vẫn dùng than cho việc nấu nướng. Tuy không có thống kê chính thức, nhưng thực tế cho thấy số lượng than dùng cho công việc nầy cũng không kém so với số lượng than dùng cho các nhà máy nhiệt điện. Do đó, thiết nghĩ Việt Nam cần giải quyết hai vấn đề căn bản để có thể giảm thiểu hiểm hoạ thủy ngân trong việc dùng than là:

- Khuyến cáo người dân dùng năng lượng khác hơn ngoài than trong sinh hoạt nấu nướng hàng ngày; - Chuyển đổi công nghệ than nhiệt điện hiện có bằng một công nghệ sạch.

Đối với giải pháp 2, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến kỹ thuật để đạt đến công nghệ sạch như đầu tư nhân lực và tài lực trong công việc trên. Từ na 2004, Việt Nam đã dành một ngân khoản 930 triệu Mỹ kim cho việc nghiên cứu quản lý sản xuất than hiệu quả hơn, cũng như tân trang và hiện đại hóa kỹ thuật. Ngoài ra, Việt Nam còn có dự kiến xây dưng mô hình nhà máy năng lượng than nhiệt điện bằng công nghệ sạch ở Nạ Dương, Cẩm Phá, An Hóa, và Sơn Đông.

Nếu thực hiện được những cải tiến như đã dự trù, nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân của người dân trong công nghệ than nhiệt điện sẽ được giảm thiểu nhiều hơn và chi phí y tế dành cho việc chửa trị sẽ được dùng vào các dịch vụ bảo vệ môi trường trong các lãnh vực khác.

TS Mai Thanh Truyết: Kính chào Quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Tiến sĩ Mai Thanh Truyết.

Hiểm họa thủy ngân metyla

21/08/2009, 08:22:45 PM

(VFEJ) - Các chất hữu cơ tự nhiên trong nước và trầm tích lắng đọng có vai trò quan trọng giúp vi khuẩn chuyển đổi các phân tử thủy ngân nhỏ bé trong môi trường thành một dạng chất vô cùng nguy hiểm đối với hầu hết các sinh vật sống.

Vi khuẩn sản xuất độc tố

Trong hàng loạt các thí nghiệm, Amrika Deonarine, một nghiên cứu sinh ngành công nghệ môi trường thuộc Trường Công nghệ Pratt - Đại học Duke (Hoa Kỳ) phát hiện các chất hữu cơ và các hợp chất hóa học có chứa lưu huỳnh – được gọi là sulfur (hợp chất lưu huỳnh) – có thể dễ dàng liên kết lại để hình thành các phân tử nano thủy ngân sulfur.

Do có khả năng hòa tan dễ hơn các phân tử lớn, những phân tử nano này có thể sẽ là tiền thân của một quá trình được gọi là quá trình pha metanola.

Kết quả này vô cùng quan trọng, theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ môi trường thuộc Đại học Duke, bởi vì nó có thể sẽ làm thay đổi cách thức đo và điều tiết thủy ngân trong môi trường.

Đây là một dạng chất cực kỳ nguy hại, được gọi là thủy ngân metyla – một độc tố có hiệu lực cực lớn đối với các tế bào thần kinh. Loại chất này khi xâm nhập vào cơ thể các sinh vật qua đường tiêu hóa, sẽ không bài tiết ra ngoài mà tích tụ lại trong các mô và các bộ phận cơ thể.

“Khi các chất hữu cơ kết hợp với thủy ngân sẽ ngăn phân tử này không tích hợp với các phân tử thủy ngân khác để phát triển thành cấu trúc lớn hơn,” Deonarine giải thích.

Do vậy, thủy ngân vẫn tồn tại ở kích thước phân tử nano và có thể dễ dàng thu được trên bề mặt vi khuẩn ở những nơi thủy ngân hòa tan có thể bị vi khuẩn hấp thu.

Nếu không có các chất hữu cơ thì sulfur thủy ngân ở dạng phân tử nano có thể phát triển thành cấu trúc lớn hơn và trở nên không hòa tan được, do đó sẽ giảm lượng thủy ngân có trong môi trường để phục vụ quá trình pha metanola của vi khuẩn – đó chính là khi bên trong vi khuẩn diễn ra một quá trình mà thủy ngân được chuyển đổi thành dạng thủy ngân metyla độc hại.

Những phản ứng này chỉ có thể xảy ra trong những môi trường nước lạnh, thiếu hoặc gần như không có oxy, chẳng hạn như ở các vùng lắng đọng trầm tích ngay dưới đáy nước. Những môi trường kỵ khí khác cũng có thể tìm thấy được trong các hệ thống xử lý nước thải, rác thải.

Hiểm họa tiềm ẩn từ thực phẩm

Do cá và các động vật vỏ sò có khuynh hướng tự nhiên lưu trữ thủy ngân metyla trong các cơ quan của cơ thể, nên chúng là nguồn hấp thu thủy ngân chính của con người qua tiêu hóa.

Thủy ngân được biết đến là một loại chất cực độc, có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, rối loạn hệ thần kinh, và thậm chí gây nguy cơ tử vong. Đặc biệt bào thai phơi nhiễm thủy ngân metyla có thể phải gánh chịu những rối loạn tương tự như vậy, và đồng thời là khả năng học tập sút kém.

Có nhiều cách để thủy ngân phát tán trong môi trường, tuy nhiên nguồn chủ yếu là từ sự đốt cháy than đá, quá trình tinh luyện các kim loại như vàng và cả các kim loại không màu khác, và từ các nguồn khí phát ra ở những đợt phun trào núi lửa. Thủy ngân có mặt trong không khí từ những nguồn này cuối cùng sẽ “hạ cánh” xuống ao hồ, và lưu lại trong nước hoặc trong các chất lắng đọng.

Việc những phản ứng này có thể xảy ra ở các môi trường kỵ khí cho thấy mô hình kiểu cũ để kiểm định kim loại độc hại dưới các lớp trầm tích lắng đọng có thể không cung cấp được một bức tranh toàn cảnh về lượng thủy ngân metyla ở đó. Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục với các loại chất hữu cơ khác, với thời gian nghiên cứu dài hơn để phát triển kết quả này.


Hiểm Họa Thủy Ngân Trong Công Nghệ Than Nhiệt Điện

Mai Thanh Truyết & Đài ACTD
Hiện tại, trên hầu hết các quốc gia trên thế giới, than đá vẫn là nguồn nguyên liệu chính cung cấp điện năng cho nhu cầu trong nước. So với các nguồn năng lượng khác như năng lượng hạch nhân, thủy điện, và các loại năng lượng sạch như gió, mặt trời, sóng và thủy triều cùng các loại năng lượng tái sinh, năng lượng đến từ than đã tạo ra hai hiểm họa lớn cho nhân loại. Đó là khí carbonic, nguyên nhân của sự hâm nóng tòan cầu, và vấn nạn ô nhiễm thủy ngân trong không khí và nguồn nước qua việc xử dụng năng lượng từ than. Tạp chí KH&MT kỳ nầy sẽ thảo luận với TS MTT về hiểm họa trên.


Hỏi 1: Trước hết xin TS MTT cho biết sơ lược về tình hình xử dụng năng lượng từ than nhiệt điện trên thế giới.
Đáp 1: Hiện tại, than nhiệt điện vẫn còn được xử dụng rộng rãi trên thế giới. Hoa Kỳ là một quốc gia tiến bộ nhất về công nghệ năng lượng, nhưng nhu cầu điện năng do than nhiệt điện vẫn chiếm 52% trên nhu cầu tòan quốc, vì đây là nguồn năng lượng có giá thành rẻ nhất của quốc gia nầy. Tại Âu châu, vì các mỏ than không còn ở mức dự trử dồi dào nữa, do đó đa số các quốc gia nầy như Anh, Pháp, Đức , Ý dần dần chuyển sang việc dùng nguồn năng lượng hạch nhân và nguồn than nhiệt điện chỉ còn chiếm từ 30 đến 40% nhu cầu quốc gia mà thôi.
Ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, than nhiệt điện vẫn còn chiếm đa số, nhưng hiện tại hai quốc gia nầy có khuynh hướng xử dụng nguồn thủy điện và hạch nhân.
Riêng tại Việt Nam, thủy điện chiếm 60% nhu cầu trong nước, và than nhiệt điện chiếm 34%. Theo thống kê năm 2002, Việt Nam đã sản xuất 34,5 tỷ Kw/giờ than nhiệt điện, và có trử lượng than là 165 triệu tấn, trong đó tuyệt đại đa số là than anthracite, cho nhiều năng lượng và có hiệu quả kinh tế cao.. Năm 2005, Việt Nam dự trù sản xuất 30 triệu tấn than. Theo ước tính vào năm 2030, tòan thế giới sẽ xử dụng khoảng 1.440 GW (gigawatts); riêng Trung Quốc sẽ tiêu thụ 700 GW từ than nhiệt điện. ( 1GW = 4,2 kwgiờ).


Hỏi 2: Ngoài việc phóng thích khí carbonic vào không khí, than nhiệt điện còn có nguy cơ phóng thích khí thủy ngân dưới dạng khí và một số khí độc khác, xin ông cho biết thêm về vấn đề nầy.
Đáp 2: Trong khí thải hồi từ công nghệ than, ngoài khí carbonic, cần phải kể đến khí sulfur dioxide (SO2), nitrogen oxides, và nhất là thủy ngân dưới dạng khí. Theo ước tính, hàng năm, công nghệ than nhiệt điện của Hoa Kỳ thải hồi vào không khí 48 tấn thủy ngân. Cơ quan Bảo vệ Môi trường HK đã bắt đầu đưa ra định mức để hạn chế lướng thủy ngân phóng thích do công nghệ nầy là 38 tấn cho năm 2010, và giảm xuống còn 15 tấn vào năm 2018. Để khuyến khích việc thi hành định mức nầy, chính phủ HK, tùy theo mức giảm thiểu của từng cơ sở sản xuất, sẽ ấn định mức khen thưởng và giảm thuế.


Hỏi 3: Nói đến hiểm họa thủy ngân, trước hết xin TS cho biết thủy ngân ở dạng khí nầy xâm nhập vào cơ thể con người như thế nào?
Đáp 3: Thưa anh, Thủy ngân ở dạng khí trên sẽ xâm nhập vào đất và nguồn nước. Cây cỏ, rau đậu, củ v.v... hấp thụ thủy ngân qua rễ cây. Và trong nguồn nước, thủy ngân lần lần nhiễm vào tôm cá. Do đó, công nghệ than nhiệt điện nầy có thể làm cho con người sẽ bị tiếp nhiễm thuỷ ngân qua các nguồn thực phẩm trên.


Hỏi 4: Như vậy sự xâm nhập của thủy ngân vaò cơ thể là điều không thể tránh khỏi và ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ như thế nào?
Đáp 4: Thông thường ở các quốc gia kỹ nghệ, trung bình cơ thể con ngưới hấp thụ qua đường không khí, thực phẩmvà nước vào khoảng 0,3 ug thủy ngân hàng ngày. Một khi đi vào cơ thể, thủy ngân sẽ kết dính vào các tế bào thần kinh chứa nhóm amino acid, đặc biệt là chuổi tế bào nằm ngoài và ở đuôi (axon) các chuổi dây thần kinh vận động. Thời gian bán hủy của thủy ngân trong cơ thể từ 15 đến 30 năm, nghĩa là thủy ngân tích tụ và tồn tại trong cơ thể con người trong thời gian kể trên trước khi tự tiêu hủy.
Tùy theo nồng độ thủy ngân trong cơ thể, con người có thể bị những chứng sau đây:
- Trong giai đọan đầu sẽ bị mất ngũ, dễ bị xúc động, nhức đầu, mắt không nhìn thấy rõ và bị nhiễu loạn, phản ứng con người chậm lại so với thời gian không bị nhiễm.
- Khi bị nhiễm nặng và thủy ngân tích tụ lâu ngày trong cơ thể, thận bị hư, cột sống cũng bị ảnh hưởng, bị bịnh Alzheimer, tuyến giáp trạng (thyroid) bị liệt, hệ thống miễn nhiễm bị nhiểu loạn.
- Riêng đối với phụ nữ, có thể bị triệt sản và có bướu ở buồng trứng. Trong thời gian có mang, hệ thần kinh của thai nhi có thể bị rối loạn.


Hỏi 5: Đứng trước nguy cơ TS vừa nêu trên, nhân laọi có phương cách nào để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ than nhiệt điện nầy không, thưa TS?
Đáp 5: Có hai cách thưa anh. Một là giảm thiểu việc xử dụng năng lượng từ than, và thay thế vào đó bằng những loại năng lượng sạch. Hai là phải chuyển đổi công nghệ than nhiệt điện bằng một công nghệ sạch hơn để hạn chế lượng khí thải vào không khí. Cũng trên Tạp chí nầy cách đây vài tháng, chúng tôi có đến công nghệ than nhiệt điện sạch để thay thế công nghệ cổ điển. Chí phí xây dựng cho công nghệ mới nầy chỉ cao hơn đôi chút so với công nghệ cổ điển là 1.200 Mỹ kim cho 1 KW so với 1.100$. Tuy nhiên giá thành sẽ tăng gấp đôi. Về lượng khí thải hồi trong công nghệ sạch nầy, khí carbonic và thủy ngân sẽ dễ dàng được thu hồi lại trước khi được phát thải vào không khí. Do đó, để đổi lại, mức an tòan sức khoẻ của con người sẽ được tăng cao và chi phí dành cho việc chửa trị vì ảnh hưởng của thủy ngân sẽ giảm nhiều.


Hỏi 6: Trên thế giới có nơi nào đã áp dụng công nghệ sạnh nầy không thưa TS?
Đáp 6: Dạ có thưa anh. HK đang ráo riết chuyển đổi công nghệ hiện có ra công nghệ sạch nầy với mục đích nhằm thoả mãn định mức của Cơ quan Bảo vệ Môi trường đề ra. Tuy nhiên, định mức nầy cũng không được các tiểu bang tuân thủ vì hiện tại chính phủ liên bang vẫn chưa có biện pháp xử lý thích đáng. Tuy nhiên, tiểu bang New Jersey đã thực hiện được việc trên bằng cách bắt buộc các nhà máy năng lượng từ than phải giảm bớt 90% lượng thủy ngân phóng thích vào năm 2007. HK đã dự chi 2 tỷ Mỹ kim để nghiên cứu thiết lập công nghệ mới nầy cũng như hệ thống thu hồi các khí phát thải trong đó có thủy ngân.


Hỏi 7: Còn Việt Nam thì sao? Với 34% năng lượng tiêu dùng tòan quốc từ than nhiệt điện, Việt Nam có dự kiến gì không thưa TS?
Đáp 7: Mặc dù năng lượng than nhiệt điện chỉ chiếm 34%, nhưng đa số người dân vẫn còn thói quen, hay do điều kiện kinh tế không cho phép vẫn dùng than cho việc nấu nướng. Tuy không có thống kê chính thức, nhưng thực tế cho thấy số lượng than dùng cho công việc nầy cũng không kém so với số lượng than dùng cho các nhà máy nhiệt điện. Do đó, thiết nghĩ Việt Nam cần giải quyết hai vấn đề căn bản để có thể giảm thiểu hiểm hoạ thủy ngân trong việc dùng than là:
- Khuyến cáo người dân dùng năng lượng khác hơn ngoài than trong sinh hoạt nấu nướng hàng ngày;
- Chuyển đổi công nghệ than nhiệt điện hiện có bằng một công nghệ sạch.
Đối với giải pháp 2, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến kỹ thuật để đạt đến công nghệ sạch như đầu tư nhân lực và tài lực trong công việc trên. Từ na 2004, Việt Nam đã dành một ngân khoản 930 triệu Mỹ kim cho việc nghiên cứu quản lý sản xuất than hiệu quả hơn, cũng như tân trang và hiện đại hóa kỹ thuật. Ngoài ra, Việt Nam còn có dự kiến xây dưng mô hình nhà máy năng lượng than nhiệt điện bằng công nghệ sạch ở Nạ Dương, Cẩm Phá, An Hóa, và Sơn Đông.
Nếu thực hiện được những cải tiến như đã dự trù, nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân của người dân trong công nghệ than nhiệt điện sẽ được giảm thiểu nhiều hơn và chi phí y tế dành cho việc chửa trị sẽ được dùng vào các dịch vụ bảo vệ môi trường trong các lãnh vực khác.

MAI THANH TRUYẾT

Hồ Động Đình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm
Hồ Động Đình
Hồ Động Đình -
Khu vực Hồ Bắc, Hồ Nam
Tọa độ 29°18′38″B, 112°57′05″Đ
Kiểu hồ Hồ nước ngọt
Quốc gia lưu vực Trung Quốc
Diện tích bề mặt 2.820 km² (mùa lũ: 20.000 km²)

Hồ Động Đình (chữ Hán: 洞庭湖; bính âm: Dòngtíng hú; Wade-Giles: Tung-t'ing Hu) là một hồ lớn, nông ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là hồ điều hòa của sông Dương Tử (hay Trường Giang). Kích thước của hồ phụ thuộc vào mùa, nhưng về tổng thể nó là một trong số bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất tại Trung Quốc, cùng các hồ như Bà Dương, Hô LuânThái Hồ. Tên của hai tỉnh Hồ BắcHồ Nam được đặt căn cứ theo vị trí của 2 tỉnh này so với hồ. Hồ Bắc nghĩa là phía bắc hồ và Hồ Nam nghĩa là phía nam hồ.

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Địa lý

Hồ Động Đình chủ yếu do các hồ Đông Động Đình, Vạn Tử, Mục Bình, Đại Thông, Hoành Lĩnh, Lộc tạo thành.

Cứ vào thời kỳ tháng 7–9, nước lũ trên sông Dương Tử chảy vào hồ làm tăng diện tích hồ. Diện tích bình thường của hồ từ 2.820 km² có thể tăng lên 20.000 km² vào mùa lũ. Hồ này cũng được bốn con sông khác đổ nước vào là các sông Tương Giang (湘江), Tư Giang (資江), Nguyên Giang (沅江) và Lễ Thủy (澧水). Ngoài ra, sông Tiêu (瀟) đổ vào sông Tương gần Trường Sa trước khi sông Tương đổ vào hồ. Tàu thuyền đi biển có thể đi từ sông Tương tới Trường Sa.

[sửa] Lịch sử

Trong thời nhà Hán, đầm lầy lớn Vân Mộng (雲夢大澤 - Vân Mộng đại trạch) nằm ở phía bắc hồ Động Đình, ở tỉnh Hồ Bắc, là nơi chứa lũ của sông Dương Tử. Phù sa mầu mỡ lắng đọng của đầm đã thu hút nông dân. Người ta đã xây đập ngăn giữa hồ và sông, và vùng hồ Động Đình ở phía nam sông Dương Tử đã dần trở thành hồ điều hòa chính của con sông.

Thời đó, Động Đình là hồ lớn nhất Trung Quốc. Do kích thước của hồ, hồ đã có tên Bát bách lý Động Đình (八百里洞庭 - Hồ Động Đình tám trăm dặm). Ngày nay, Động Đình là hồ lớn thứ hai sau hồ Bà Dương (鄱陽湖), do nhiều phần đã bị biến thành đất trồng trọt.

[sửa] Văn hóa và thần thoại

Khu vực này nổi tiếng trong lịch sửvăn học Trung Hoa. Người ta cho rằng các cuộc đua thuyền rồng bên phía bờ đông của hồ được bắt nguồn từ việc tìm kiếm thi thể của Khuất Nguyên (屈原), nhà thơ nổi tiếng người nước Sở (340-278 TCN), và rằng có một vị Long vương sống dưới đáy hồ, theo truyền thuyết Lĩnh Nam chích quái là ông ngoại của Lạc Long Quân.

Quân Sơn (君山), trước là một nơi ẩn cư của các Đạo sĩ, là một đảo nổi tiếng nằm giữa hồ với chiều rộng 1 km và 72 đỉnh núi. Hòn đảo này còn nổi tiếng với loại trà Quân Sơn Ngân Châm (君山银针). Lòng hồ Động Đình và khu vực lân cận nổi tiếng với phong cảnh đẹp, được tóm gọn trong bốn chữ Tiêu Tương Hồ Nam (瀟湘湖南 - vùng Hồ Nam của sông Tiêu và sông Tương).

Phong cảnh núi Cửu Nghi (九嶷山) và hai con sông Tiêu, Tương dưới chân núi thường được nhắc đến trong thơ Trung Quốc. Vào thời nhà Tống, việc vẽ tranh phong cảnh vùng này thành một bộ tám bức đã trở thành một trào lưu. Trào lưu này đã lan sang Nhật Bản, nơi những địa điểm nổi tiếng khác đã được thay thế cho sông Tiêu và sông Tương.

[sửa] Vị trí của hồ Động đình trong sử Việt

Theo các nghiên cứu và các kết quả khảo sát trong những năm 1980-1990 của nhà nghiên cứu Yên tử cư sỹ Trần Đại Sỹ (Biên cương nước Việt) thì hồ Động Đình chính là nguồn cội của tộc Việt/Bách Việt[cần dẫn nguồn]:

"Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải
"...tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay ..."

Theo kết luận trên, biên cương phía bắc của Văn Lang là tới hồ Động Đình, xa hơn đỉnh Ngũ Lĩnh vài trăm dặm về phía Bắc[cần dẫn nguồn].

[sửa] Các thành phố lớn bên hồ

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------