Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, March 17, 2013

Trả Lại Sự Thật 3: Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc?











TỨ TRỤ TRONG TRIỀU ĐÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT LÀ BỐN TÊN CỘNG SẢN (Update)


THÍCH TRÍ QUANG - THÍCH MINH CHÂU

THÍCH ĐÔN HẬU - THÍCH THIỆN SIÊU
___________________________
 
LIFE Magazine - April 22, 1966 (6) - Monk Triumvirate Calling the Turn. /Thích Trí Quang, Thích Hộ Giác... thách thức sẽ tiếp tục kích động tín đồ biểu tình.
 
 
THÍCH TRÍ QUANG
Thích Trí Quang sanh năm 1922, tại làng Diêm Điền, thị xã Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình. Vì là nơi nghèo khổ truyền kiếp, nên dân làng Diêm Điền có tính bảo thủ, rất cực đoan, và hết sức quá khích. Thượng tọa (TT) Trí Quang đã xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ và Trí Quang là người anh cả của 3 người em trai. Thuở nhỏ, TT Trí Quang đã được cha mẹ đặt tên cho là Phạm Văn Bồng. Phạm Văn Bồng và người em kế đã phải sớm nương thân cửa Phật để kiếm miếng ăn, họ qui y với Hòa Thượng Phổ Minh, trụ trì ở Đồng Đình. Về sau bốn anh em nhà họ Phạm đã được Hòa Thượng Phổ Minh dùng bốn chữ: Quang, Minh, Chính, Đại, để cải danh cho. Vì thế Phạm Văn Bồng đã cải danh thành Phạm Quang, sau trở thành Thích Trí Quang. Còn ba người em tên là: Phạm Minh, Phạm Chánh, và Phạm Đại.
 
Nhờ nương thân nơi cửa Phật, nên hai anh em Phạm Quang (Trí Quang) và Phạm Minh đã được học hành chút đỉnh, khoảng lớp Ba tiểu học. Còn hai em là Phạm Chánh và Phạm Đại đều chịu cảnh thất học. Phạm Minh đã sớm rời bỏ lớp áo tu hành, tham gia kháng chiến. Nhờ có chút đỉnh chữ nghĩa nên Phạm Minh đã được phục vụ trong Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Xã tại địa phương. Còn hai người em, tên Phạm Chánh và Phạm Đại thì xung vào Bộ Đội. Chẳng bao lâu sau, Phạm Chánh được kháng chiến quân phong làm Tiểu Đội Trưởng Dân Quân Du Kích. Nhưng đến ngày 4.6.1947, Phạm Chánh đã bị lính Pháp phục kích bắn chết tại Đức Phổ, thuộc phía Tây thành phố Đồng Hới. Lúc bấy giờ Phạm Chánh mới 21 tuổi. Còn người em út tên Phạm Đại làm điều dưỡng viên trong Bộ Đội CSBV vẫn còn sống cho đến năm 1954, khi chia cắt đất nước. 
 
TRÍ QUANG BỊ BẮT
Ở Đồng Hới, thuở ấy ai cũng biết Hòa thượng (HT) Phổ Minh là một vị cao tăng, đức độ. Ngài đã có gia đình rồi mới đi tu. Nhưng ngài chỉ thông thạo Hán Văn, và biết chút đỉnh chữ Quốc Ngữ, chớ không am tường Tây học. Khoảng năm 1934, bác sĩ Lê Đình Thám đã cùng với Thượng Tọa Thích Mật Thể lập ra trường An Nam Phật Học ở Huế, nhắm mục đích đào tạo tăng sĩ. Năm 1942, lúc đó Trí Quang vừa tròn 20 tuổi, đã được tuyển vào học tại trường này, và thọ giáo với Hòa Thượng Thích Trí Độ, giám đốc trường. Năm sau, 1943, Trí Quang tốt nghiệp khóa Phật Học Trung Cấp.
 
Hòa Thượng Thích Trí Độ đã gia nhập đảng CSVN từ năm 1941, lúc đảng này còn hoạt động trong bóng tối. Đến năm 1945, sau khi Việt Minh (VM) cướp chánh quyền, HT Thích Trí Độ được CSVN cử giữ chức chủ tịch trung ương Giáo Hội Phật Giáo Cứu Quốc (PGCQ). Vì thế HT Trí Độ đã kéo một số tăng sĩ theo CS, trong đó có Thích Thiện Minh, làm chủ tịch Ủy Ban PGCQ tỉnh Quảng Trị... Về phần Trí Quang, khi CSVM tuyên bố “toàn quốc kháng chiến”, và ra lịnh cho quần chúng phải tản cư khỏi các đô thị lớn như: Hà Nội, Huế và Sài Gòn v.v... vào khoảng cuối năm 1946, Trí Quang trở về Diêm Điền, để giữ chức chủ tịch Ủy Ban PGCQ tỉnh Quảng Bình.

Đến năm 1947, Trí Quang hoạt động cùng một tổ với hai cán bộ nội thành của CSVM, tên Nguyễn Toại (còn gọi là Toại Béo), ở Đồng Đình, và Nguyễn Tịch ở Đồng Phú. Chẳng bao lâu sau, cũng trong năm 1947, Trí Quang, Toại Béo, và Nguyễn Tịch đều bị Phòng Nhì Pháp theo dõi bắt trọn ổ. Lần này, Trí Quang và Nguyễn Tịch đã bị giam ở Trạm Thiên Văn Tam Tòa. Ít lâu sau Trí Quang cũng đã được Pháp trả tự do. Nhưng sau khi được trả tự do ít lâu, Trí Quang lại bị Phòng Nhì của Tây bắt lần nữa, vì tội vẫn còn tiếp tục hoạt động bí mật và duy trì liên lạc với các cán bộ CSVM. Sau một thời gian bị giam, Trí Quang đã được một viên chức bảo hộ của Pháp ở Huế bảo lãnh. Lần này Trí Quang đã phải làm tờ cam kết không hoạt động cho CSVM nữa. Sở dĩ Trí Quang được viên chức bảo hộ Pháp đứng ra bảo lãnh là do đức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của Vua Bảo Đại, đã nghe lời xin của An Nam Phật Học mà đứng ra yêu cầu chính quyền Pháp tha cho Trí Quang.

Sau lần phóng thích thứ nhì, Trí Quang liền vào Huế, trụ trì ở chùa Từ Đàm. Từ đó, bề ngoài Trí Quang làm ra vẻ chỉ chăm lo Phật sự, nhưng bên trong vẫn tiếp tục hoạt động ngấm ngầm cho CSVM.
 
Theo hồ sơ của sở Mật Thám Pháp còn để lại tại Trung Tâm Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế thì Thích Trí Quang gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1949.
 
Theo Tố Hữu, Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, cánh tay mặt của Hồ tặc Hồ Chí Minh thì chính Tố Hữu là người đứng ra làm lễ và chấp nhận cho Trí Quang tuyên thệ vào đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1949 tại mật Khu Lương Miêu Dương Hòa thuộc Tỉnh Thừa Thiên.
 
TRÍ QUANG VỚI PHONG TRÀO HÒA BÌNH
Khoảng năm 1953, CSVM mở chiến dịch vận động Phong Trào Hòa Bình trong nước và hải ngoại để áp lực Pháp phải ngưng chiến ở Đông Dương. Vì thế Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình được CS lập ra, do HT Thích Trí Độ lãnh đạo. Ở miền Nam, Trí Quang đã hoạt động tích cực để ủng hộ ủy ban này. Đến năm 1954, sau Hiệp Định Genève, luật sư Nguyễn Hữu Thọ ở Sài Gòn cũng thành lập “Phong Trào Hòa Bình” để yểm trợ cho đường lối chánh trị của Cộng Sản Bắc Việt(CSBV). Ở Huế, lúc bấy giờ Trí Quang đang làm hội trưởng Hội Việt Nam Phật Học, cũng hưởng ứng lời kêu gọi của CSBV, thành lập một Phong Trào Hòa Bình tương tợ như của LS Nguyễn Hữu Thọ. Nhân sự nòng cốt của Phong Trào Hòa Bình ở Huế, do Trí Quang thành lập, ngay từ giây phút đầu tiên đã gồm toàn cán bộ CS nằm vùng thuộc chi bộ Thuận Hóa của bác sĩ Lê Khắc Quyến. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số trí thức miền Trung như: Nguyễn Cao Thăng, bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, ông Nguyễn Văn Đẳng v.v... 
 
Ngày 29.8.1954, Phong Trào Hòa Bình (PTHB) đã tổ chức lễ ra mắt tại Sài Gòn, và phổ biến tuyên cáo 2 điểm:
Yêu cầu quân Pháp rút khỏi miền Nam, và phải tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử theo tinh thần hiệp định Genève. Gần một tháng sau, ngày 21.9.1954, Phong Trào Hòa Bình tổ chức một cuộc biểu tình khá lớn tại Sài Gòn đòi chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải trả những người Bắc di cư về lại miền Bắc và tổ chức hiệp thương, rồi tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc.

Trước tình thế đó, bắt buộc chánh phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải tỏ thái độ. Ngày 7.11.1954, chánh phủ ra lịnh bắt giam tất cả những nhân vật trí thức đã tham gia hoạt động trong phong trào này. Ở Sài Gòn, LS Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Phạm Huy Thông, Kha Văn Dưỡng, cùng với một số ký giả như Nguyễn Bảo Hóa, Trần Chi Lăng... đều bị bắt.
 
Ở Huế, Thích Trí Quang, Nguyễn Cao Thăng, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Dương Kỵ, Phạm Văn Huyến v.v...cũng không thoát khỏi mạng lưới an ninh. Nhưng, ở miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn đã dùng lời ngon ngọt, đem tiền bạc, địa vị và lợi lộc ra chiêu dụ Trí Quang và đồng bọn. Ông Cẩn tin chắc rằng: với những tài liệu cụ thể của Phòng Nhì Pháp, chứng minh rõ ràng Trí Quang đã từng hoạt động ngấm ngầm cho CS từ lâu, hiện đang nằm trong tay ông, thì Trí Quang sẽ không đời nào dám cựa quậy, hay sanh lòng phản trắc nữa.

Đến ngày 9. 2.1955, chánh phủ Ngô Đình Diệm đã ra lịnh tống xuất 26 nhân vật đầu xỏ của Phong Trào Hòa Bình ra Hải Phòng, trao cho CSBV. Nhưng trong số đó đã không có Trí Quang, không có Lê Khắc Quyến, Nguyễn Cao Thăng, và Nguyễn Văn Đẳng... Chẳng bao lâu sau, Lê Khắc Quyến đã được ông Ngô Đình Cẩn trọng đãi, làm y sĩ riêng cho thân mẫu của Ngô Đình Cẩn, lại còn được bổ nhiệm làm khoa trưởng Đại Học Y Khoa, Viện Đại Học Huế, giám đốc bịnh viện trung ương Huế. Nguyễn Cao Thăng được làm chủ nhân ông công ty bào chế thuốc tây OPV, Nguyễn Văn Đẳng, từ ngạch Thừa Phái được chuyển ngạch sang Tham Sự Hành Chánh, rồi được bổ nhiệm đi giữ chức tỉnh trưởng. Từ năm 1955 đến 1963, Nguyễn Văn Đẳng đã được bổ làm tỉnh trưởng Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế.

Riêng Trí Quang thì được ông Cẩn bỏ tiền ra giúp đỡ trùng tu lại chùa Từ Đàm cho thêm phần khang trang. Nên biết chùa Từ Đàm đã xây nên từ năm 1703, thời Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Khởi đầu chùa này mang tên “Ấn Tôn Tự”. Đến đời vua Thiệu Trị (1841- 1847) chùa đổi tên là Từ Đàm (3 chữ “Ấn Tôn Tự” bị coi như phạm húy). Vì là một ngôi cổ tự, xây cất bằng những vật liệu thô sơ, nên đến thời Bảo Đại chùa Từ Đàm đã bắt đầu bị hư mục.

Bởi thế trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1963, đồng bào miền Trung, nhất là dân Huế, không còn ai lấy làmlạ khi thấy thỉnh thoảng ông Cẩn đã đến chùa Từ Đàm ăn cơm chay với TT Trí Quang. Ngoài ra ông Cẩn còn tích cực yểm trợ cho các hoạt động Phật Giáo của Trí Quang, ở chùa Từ Đàm, tô điểm thêm hào quang và làm tăng thêm uy tín cho Trí Quang.

Ông Cẩn đinh ninh rằng: với hồ sơ của Phòng Nhì Pháp trong tay cộng thêm sự giúp đỡ tiền bạc dồi dào, chắc chắn ông đã nắm gọn được cả phần hồn lẫn phần xác của Trí Quang. Nhưng ông Cẩn đã sai lầm hoàn toàn. Con rắn CS dù đã lột da bao nhiêu lần, nó vẫn là con rắn. 

 
Ông Ngô Đình Cẩn đã chơi trò “nuôi ong tay áo”, vì thế mà ông Cẩn và cả gia đình ông ta đã bị Trí Quang tàn sát, đồng thời kéo theo cả sự sụp đổ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
 
TRÍ QUANG VÀ ĐỆ I VNCH
Cho đến nay ai cũng biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị quân đội, theo lệnh của Mỹ, làm đảo chánh. Ngược lại, nếu bấy giờ Mỹ chưa muốn lật đổ Diệm thì dù cho Trí Quang, Thiện Minh và nhóm Phật Giáo đấu tranh miền Trung có mọc thêm ba đầu sáu tay cũng không làm nên chuyện. Ngày nay Quảng Độ Nói năm 1963 Phật Giáo đã làm một ‘cuộc Xuống Đường không tiền khoáng hậu’ để lật đổ một chính thể ‘ngoại bang’, thật là láo khoét. Thực chất Trí Quang chỉ là một tu sĩ Phật Giáo có một trình độ học vấn rất đơn sơ của bậc tiểu học, với một mớ chữ Hán giới hạn đủ để đọc kinh sách. Trí Quang không có trình độ Hán học của một nhà Nho,và cũng không có chút hiểu biết gì về Tây học. Ngoài tiếng mẹ đẻ, Trí Quang không nói được một ngoại ngữ nào, dù là Anh hay Pháp ngữ. Bởi thế, ta thấy đi đâu Trí Quang cũng phải dắt theo Đại Đức Thích Nhật Thiện, như một bí thư kiêm thông dịch viên. Với căn bản đó, nên tầm hiểu biết của Trí Quang rất hạn hẹp.

Theo hồ sơ của Phòng Nhì Pháp, người ta được biết, Võ Đình Cường vốn là một đảng viên CS thâm niên. Cường đã được kết nạp vào đảng từ năm 1943, cùng một lượt với TT Thích Minh Châu, về sau Minh Châu đã trở nên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Võ Đình Cường đã được CS chỉ định công tác tuyên vận trong giới Phật Giáo miền Trung. Suốt trong thời gian từ 1947 cho đến 1965, Võ Đình Cường đã bị bắt giam vì tội hoạt động cho CS nhiều lần, nhưng đều được Trí Quang bảo lãnh, xin trả tự do. Kể từ cuối năm 1963, tựa vào thế lực Phật Giáo đấu tranh miền Trung đang trên đà thắng lợi, Võ Đình Cường đã ra mặt hoạt động công khai, không còn e ngại gì mạng lưới an ninh của chế độ đệ nhị CH miền Nam.

Sau năm 1975, Võ Đình Cường đã được đảng CSVN cử làm dân biểu quốc hội, kiêm tổng biên tập tạp chí Giác Ngộ, cơ quan tuyên vận chánh thức của lực lượng Phật Giáo thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN. Trụ sở tạp chí Giác Ngộ đặt ở số 85 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Sài Gòn.

Theo dõi, quan sát kỹ lưỡng cuộc đấu tranh từ khởi đầu, 5.1963, cho đến ngày miền Nam mất vào tay Cộng Sản Việt Nam, 30.4.1975, người ta nhận ra các phương thức xách động quần chúng đô thị đấu tranh kiểu Cộng Sản đã được Trí Quang và nhóm Phật Giáo đấu tranh miền Trung đem ra áp dụng triệt để. Trí Quang và Phật giáo miền Trung đã đẻ ra một tổ chức chánh trị hoạt động song hành lấy tên là “HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC” và nhóm “LẬP TRƯỜNG”, sặc mùi Cộng Sản, do toàn cán bộ CS nằm vùng đứng ra lãnh đạo như: Lê Khắc Quyến, chủ tịch chi bộ Thuận Hóa, Lê Tuyên, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Ngọc Bang, Cao Huy Thuần, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, và Lê Văn Hảo (hiện đang ở Pháp)...

Vì cái tên “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” sặc sụa mùi CS và lộ liễu quá, khó thu hút được các thành phần khác, nên chỉ một thời gian ngắn sau, Trí Quang ra lịnh cho cải danh là “LỰC LƯỢNG TRANH THỦ CÁCH MẠNG”. Đây chỉ là trò “bình mới rượu cũ”, một thủ đoạn chánh trị quen thuộc của CS, chẳng khác nào như đảng Cộng Sản Việt Nam cải danh thành đảng Lao Động vậy!

Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng, hậu thân của Hội Đồng Dân Nhân Cứu Quốc, ra đời với sự tham gia bí mật của nhiều cán bộ cao cấp CSBV, nhắm mục tiêu thừa thắng xông lên, mượn danh nghĩa nhân dân bị độc tài gia đình trị áp bức nổi dậy, cướp chánh quyền miền Nam bằng bạo lực chánh trị. Nếu mục tiêu lớn, toàn quốc không đạt được, Trí Quang sẽ tiến tới kế hoạch thỏa hiệp với một số tướng lãnh gốc miền Trung, tranh đấu đòi “MIỀN TRUNG TỰ TRỊ”, làm cho chế độ miền Nam bị tê liệt. Trong thời gian kể từ sau ngày 1.11.1963 trở đi, Trí Quang tuy khoác áo tu hành, nhưng thực ra là một lãnh chúa quyền khuynh thiên hạ, các tướng lãnh cầm quyền đều kiêng dè, nể mặt. Điều này ai cũng đã thấy biết. Đặc biệt nhất là Tướng Dương Văn Minh.
 
TRÍ QUANG DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Hiện nay Thích Trí Quang hãy còn sống ở Việt Nam. Nhưng từ 1975 cho đến bây giờ, không ai nghe nói đến một hoạt động nào, hay một lời tuyên bố nào của Trí Quang.
 
Theo bài báo “CON ĐƯỜNG KHÚC KHỈU” của Đỗ Trung Hiếu, một cán bộ cao cấp đặc trách Ban Tôn Giáo Vận đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, kể lại những thành tích của ông ta trong thời gian còn hoạt động bí mật thì sau ngày 30.4.1975, Trí Quang đã bị CSVN liệt vào thành phần “CIA CHIẾN LƯỢC”.

Đỗ Trung Hiếu đã gia nhập đảng CSVN từ năm 1956, và là một cán bộ nằm vùng, hoạt động trong khối Phật Giáo ở miền Nam, đặc trách theo dõi các cuộc đấu tranh của Phật Giáo từ năm 1963. Vì thế Hiếu đã quen biết rất nhiều tăng sĩ thế lực thuộc cả hai phe Ấn Quang của Thích Trí Quang và Việt Nam Quốc Tự của HT Thích Tâm Châu. Đỗ Trung Hiếu kể, khi được lịnh vận động khối Phật Giáo để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), (tức tổ chức Phật Giáo Quốc Doanh), ông ta đã trình bày vai trò quan trọng không thể thiếu của Trí Quang với các thượng cấp chỉ huy trực tiếp là Trần Bạch Đằng và Xuân Thủy. Lúc bấy giờ Xuân Thủy đang giữ chức Bí Thư Trung Ương Đảng, kiêm trưởng ban Dân Vận Trung Ương, còn Trần Bạch Đằng làm Phó Trưởng Ban.

Khi nghe Đỗ Trung Hiếu nói về vai trò cần thiết của Trí Quang trong tổ chức GHPGVN, Trần Bạch Đằng đã gạt phắt đi, và không đồng ý cho Trí Quang tham dự vào tổ chức này. Vì theo nhận xét của Trần Bạch Đằng thì Trí Quang thuộc loại “CIA CHIẾN LƯỢC”, không thể nào dùng được nữa.

Ít lâu sau Nguyễn Văn Linh thay thế Xuân Thủy lên làm Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, cũng hoàn toàn đồng ý với Trần Bạch Đằng, cho rằng Trí Quang là người không thể xài được nữa.

Kết quả, ngày 4.11.1981, đại hội thành lập Giáo Hội Phật Giáo VN (quốc doanh) gồm có sự tham gia của phe Ấn Quang, tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, đã bầu ra một Hội Đồng Trị Sự như sau: chủ tịch HT Thích Trí Thủ, phó chủ tịch HT Thích Trí Tịnh, còn HT Thích Đôn Hậu làm phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật của Hội Đồng Chứng Minh... Như vậy, bạn đọc đã thấy rõ, trong suốt cuộc chiến Quốc- Cộng ở VN, dù cho Trí Quang đã lập nên được rất nhiều công trạng lớn với CSVN, nhưng Trí Quang đã bị các đồng chí của hắn phát hiện Trí Quang là một CIA chiến lược vì vậy mà con đường hoạn lộ của hắn trong đảng Cộng Sản Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị tắc nghẽn. Bản chất vốn là tên hèn hạ, khiếp nhược, nên chắc chắn rằng sau tháng 4.1975 và cho đến khí hắn về 9 tầng địa ngục hắn sẽ mãi mãi âm thầm ngậm miệng.


 
THƯỢNG TỌA THÍCH MINH CHÂU VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH KIÊM VIỆN TRƯỞNG HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT TẠI SÀIGÒN CHÍNH LÀ ĐINH VĂN NAM MỘT CÁN BỘ CAO CẤP CỦA CNG SẢN HÀ NỘI

Thích Minh Châu trong một
"chuyến công tác" tại
Triều Tiên (daidoanket.vn)
Thích Minh Châu (giữa)

                              
 
Thích Minh Châu, một cán bộ cao cấp của Cộng Sản Hà Nội nằm vùng trong Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã qua đời hôm 1.9.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.
 
Năm 1964, Thích Minh Châu đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất can thiệp bằng mọi giá để buộc Tướng Nguyễn Khánh phải cho ông từ Ấn Độ về Sài Gòn làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh và ông đã từng giữ chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục trong Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang cho đến sau năm 1975.

QUÊ QUÁN
Ở Việt Nam, ít ai biết đến hành tung của Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam… vì ông giấu rất kỹ. Hòa Thượng Thích Minh Châu có tên thật là Đinh Văn Nam, sinh ngày 20.10.1918.
 
Tài liệu VNCH ghi ông sinh ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Gia đình Hòa Thượng Minh Châu thuộc dòng dõi khoa bảng. Thân phụ ông là cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học của nhà Nguyễn, thân mẫu là bà Lê Thị Đạt.
 
 
Ông là con thứ 3 của gia đình có 8 con, theo thứ tự như sau: Đinh Văn Kinh là con trưởng, đến Đinh Văn Quang, Đinh Văn Nam (tức Hòa Thượng Minh Châu), Đinh Văn Linh, Đinh Văn Phong, Đinh Thị Kim Hoài, Đinh Thị Kim Thai và Đinh Thị Khang.
 
Trong năm 1940, Đinh Văm Nam đã lập gia đình với cô Lê Thị Bé. Đinh Văn Nam ở với vợ là Lê Thị Bé được 3 năm, sinh được hai người con, một trai và một gái. Người con trai đầu lòng tên là Đinh Văn Sương. Người con gái tên là Đinh thị Phương.
 
Năm 1943, Đinh Văn Nam vào Huế và xin làm thừa phái (thư ký) cho tòa Khâm Sứ của Pháp ở Huế. Từ đó ông rất ít khi về Nghệ An thăm vợ con.
 
Theo hồ sơ của mật thám Pháp để lại, Hòa Thượng Thích Trí Độ, Giám Đốc Trường An Nam Phật Học ở Huế gia nhập Đảng Cộng Sản năm 1941, còn Đinh Văn Nam và Võ Đình Cường gia nhập đảng Cộng Sản năm 1943.
 
Bác sĩ Lê Đình Thám đã phân công cho Võ Đình Cường hoạt động trong giới Phật tử, còn Đinh Văn Nam hoạt động trong giới tăng sĩ.
 
PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ĐƯA CÁN BỘ CỘNG SẢN CAO CẤP ĐINH VĂN NAM TỨC THÍCH MINH CHÂU VÀO HOẠT ĐỘNG TẠI SÀIGÒN.
 
Năm 1964, khi GHPGVNTN mới được thành lập, Viện Hoá Đạo của Giáo Hội này đã viết văn thư xin chính phủ Nguyễn Khánh cho Thượng Tọa Thích Minh Châu ở Ấn Độ được về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh sắp được thành lập. Tướng Nguyễn Khánh yêu cầu cơ quan an ninh sưu tra lý lịch.
 
Cơ quan an ninh đã sưu tra hồ sơ và tìm thấy Đinh Văn Nam và Võ Đình Cường đã vào Đảng Cộng Sản năm 1943. Đinh Văn Nam có vợ và hai con đang ở miền Bắc.
 
Cơ quan an ninh liền liên lạc với Tòa Đại Diện VNCH ở Ấn Độ và xin cho biết trong thời gian ở Ấn Độ, Thích Minh Châu đã sinh hoạt như thế nào. Tòa Đại Diện cho biết trong thời gian ở Ấn Độ, Thích Minh Châu đã hoạt động cho Hà Nội. Tòa Đại Diện đã cung cấp nhiều bằng chứng về sự kiện này.

Bằng chứng thứ nhất:
Năm 1952, Trung Quốc đã mở Hội Nghị Hòa Bình Châu Á và Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gởi một phái đoàn tới tham dự. Phái đoàn do Luật sư Nguyễn Mạnh Tường làm trưởng đoàn. Thích Minh Châu từ Ấn Độ đã lén qua Bắc Kinh tham gia phái đoàn. Sau hội nghị, phái đoàn đã đưa ra một bản tuyên bố trong đó có đoạn như sau: “Nhân dân thế giới đều đồng tình, đòi quân đội ngoại quốc xâm lược phải rút ra khỏi 3 nước Việt, Miên, Lào, 3 nước Việt, Miên, Lào độc lập hoàn toàn và thực sự.”
 
Bằng chứng thứ hai:
Ngày 10.2.1958 Hồ Chính Minh qua Ấn Độ vận động thống nhất Việt Nam, đòi tổng tuyển cử. Công việc tiếp đón đều do Thích Minh Châu phụ trách. Hà Nội có cho ông Nguyễn Di Niên đi theo làm thông dịch. Nhưng khi đến Ấn Độ, Thích Minh Châu là thông dịch viên chính của Hồ Chí Minh. Tòa Đại DiệnVNCH có gởi về một tấm hình Thích Minh Châu chụp chung với Hồ Chí Minh tại Red Fort ở thủ đô Delhi, trong một cuộc mít-tinh do Thích Minh Châu tổ chức.
 
Tướng Nguyễn Khánh đã thông báo các tài liệu này cho Viện Hóa Đạo biết và nói rằng chính phủ rất tiếc không thể cho Thích Minh Châu trở về Việt Nam được, vì ông đang hoạt động cho Việt Cộng ở Ấn Độ.
 
Vốn tự coi mình là một tổ chức quyền lực tối cao, sống trên và ngoài luật pháp quốc gia, GHPGVNTN liền gởi cho Tướng Nguyễn Khánh một văn thư nói rằng ngoài Thích Minh Châu ra, hiện tại không tăng sĩ Phật Giáo nào có đủ khả năng làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, vậy xin cứ để cho Thích Minh Châu về, Giáo Hội bảo đảm sẽ không cho Thích Minh Châu hoạt động cho Việt Cộng nữa.
 
Thích Trí Quang còn đe dọa rằng nếu Tướng Nguyễn Khánh không đáp ứng nhu cầu chính đáng của Phật Giáo, Phật Giáo bị bắt buộc phải hành động.
 

ĐỆ TAM TĂNG THỐNG THÍCH ĐÔN HẬU
Thích Đôn Hậu khi đi Mông Cổ
tuyên truyền chống VNCH năm 1969,
Việt Cộng Tôn Thất Dương Tiềm
(phía sau) tháp tùng (vietbao.vn)

- Pháp danh Trừng Nguyên, hiệu Đôn Hậu, thuộc đời thứ 8 phái thiền Liễu Quán, thế danh là Diệp Trương Thuần. Sinh ngày 16 tháng 12 năm 1905 tức ngày Mười Ba tháng Giêng năm Ất Tỵ. Sinh quán tại làng Xuân An, Tổng An Đồn, phủ Triệu Phong Tỉnh Quảng Trị. Thân phụ là Diệp Văn Kỷ làm nghề lương y, mẹ là Nguyễn Thị Cựu, bà mất năm Diệp Trương Thuần mới có 9 tuổi.
 
 
- Xuất gia vào năm 19 tuổi, vào ngày 19 tháng 6 năm 1923 tức năm Quý Hợi, Chùa Tây Thiên và nhận sư Tâm Tịnh trù trì chùa Tây Thiên làm Sư Phụ. Chùa Tây Thiên nằm về phía tây nam thành phố Huế thuộc quận Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên.
 
- 1945, thay thế bác sĩ Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội Trưởng Hội An Nam Phật Học Thừa Thiên và, cũng trong năm nầy, nhận chức Trù trì Quốc tự Linh Mụ.
 
- 1946, giữ chức Chủ Tịch Phật Giáo Liên Hiệp Trung Bộ.
 
- 1947, bị sở Mật Thám Pháp tại Huế bắt giữ vì can tội hoạt động cho Việt Minh Cộng Sản. Đức Đoan Huy Hoàng Thái hậu tức Đức Từ Cung thân mẫu vua Bảo Đại đứng ra bảo lãnh nên được Mật Thám Pháp trả tự do.
 
- 1963, thực hiện chỉ thị của Cộng Sản Hà Nội (theo lời khai của Thành Ủy Viên thành ủy Việt Cộng Hoàng Kim Loan bị Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế bắt vào mùa hè năm 1972) , lãnh đạo quần chúng tham gia vào cuộc nổi loạn lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa, sát hại Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm.
 
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, Thích Đôn Hậu được cử làm Chánh Đại Điện Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất miền Vạn Hạnh (miền Trung).
 
Tháng 1 năm 1968, Thích Đôn Hậu được Cộng Sản Hà Nội mời tham gia Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
 
Tháng 1 Mậu Thân 1968, Thích Đôn Hậu là Phó Chủ Tịch Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam. Đây là một lực lượng chính trị thứ 2 vừa được Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam và Hồ Chí Minh thành lập trước Tết Mậu Thân 1968 chỉ có mấy ngày. Lực Lượng Chính trị thứ nhất là Mặt Trận Giải Phong Miền Nam. Liên Minh các Lực Lượng Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam là lực lượng chủ lực chính trong vụ tàn sát 5327 thường dân vô tội và bắt đi mất tích 1200 người trong những ngày Tết Mậu Thân tại Huế. Sau đó Thích Đôn Hậu cùng với một số nhân vật chủ yếu trong tổ chức nầy thoát ly ra Bắc. Trong suốt 8 năm, từ 1.1968- 30.4.1975 bọn chúng là khách quý của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam (Lê văn Hảo trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Nguyễn An đài RFI Pháp quốc). Cũng trong thời gian nầy bọn chúng thực hiện những cuộc thăm viếng ngoại giao tuyên truyền cho chính phủ Cộng Sản Hà Nội tại các nước Cộng Sản như Trung cộng, Mông Cổ, Nga Sô v.v…
 
 
Tháng 6 năm 1968, Thích Đôn Hậu là Ủy Viên Hội Đồng Cố Vấn Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
 
-1970, công du Nga sô, Trung Cộng; 1971, công du Mông Cổ Tất cả các lần công du nầy không ngoài mục đích tuyên truyền cho Cộng Sản Việt Nam về cuộc chiến xâm lăng miền Nam mà bọn chúng cho là chính nghĩa.
 
-1975, cố vấn cho Ban chỉ Đạo Viện Hóa Đạo Giáo Hội PGVNTN.
 
-1976, Đại Biểu Quốc Hội Khóa VI nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
 
-1976, Ủy viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Đây là một tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Việt Nam.
 
Trở lại Huế sau ngày 30.4.1975 và những năm cuối đời, Thích Đôn Hậu quay trở lại chống đối chính phủ Cộng Sản Việt Nam chẳng phải hối hận, vì lầm đường theo Cộng Sản mà sát hại dân Huế vào Mậu Thân 1968. Y chống lại bọn Cộng Sản chỉ vì bị chúng vắt chanh bỏ vỏ, ngay cả một chút cơm thừa canh cặn bọn chúng cũng không bố thí cho ông ta.
 
Giả thử rằng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông Thích Đôn Hậu được bọn Cộng Sản Việt Nam tâng bốc đưa vào ghế Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam, chức cao quyền trọng v.v… thì sẽ không bao giờ có chuyện “Ngài chống Cộng Sản quyết liệt” như luận điệu truyên truyền của Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Hải Ngoại của Thích Viên Lý và Võ văn Ái, có phải vậy không hai “Ngài” Viên Lý và Võ văn Ái?
 
Thích Đôn Hậu tạ thế ngày 23 tháng 4 năm 1992 tại Chùa Linh Mụ, Huế.
 

THÍCH THIỆN SIÊU TRÙ TRÌ CHÙA TỪ ĐÀM, HUẾ
 
Thích Thiện Siêu

Pháp danh Tâm Phật, hiệu Thiện Siêu, tục danh Võ Trọng Tường, sinh ngày Mười Lăm tháng Bảy năm Tân Dậu tức năm 1921, chánh quán làng Thần Phù, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên.
 
 
Xuất gia năm 14 tuổi tức năm 1935 tại chùa Quan Thánh tức là Chùa Ông phía sau Chùa Diệu Đế thuộc Quận II thị xã Huế. Sư Phụ là Thầy Mật Khế. Sau đó chuyển lên tu tại Chùa Trúc Lâm thuộc xã Thủy Xuân, Quận Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên. Khi được thành lập, do Thích Trí Độ và cư sĩ Lê Đình Thám, Hội An Nam Phật Học mở trường đào tạo tăng ni. Thích Thiện Siêu được tuyển vào học trường nầy. Trường nầy được đặt tại Chùa Bảo Quốc, ngay dưới dốc Nam Giao gần chùa Từ Đàm.
 
Theo khuyến dụ của Thích Trí Độ và cư sĩ Lê Đình Thám, Thích Thiện Siêu gia nhập đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1944.
 
-1947, được cử làm Trù Trì Chùa Từ Đàm, Huế.
 
-1962, giữ chức hội Trưởng Hội Phật Học Thừa Thiên.
 
 
-1963, là một trong những thành phần lãnh đạo chủ chốt của phong trào tranh đấu Phật Giáo tham gia cuộc phản loạn lật đổ nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
 
Thích Thiện Siêu nằm trong Chi Bộ Đảng Cộng Sản Thuận Hóa tại Huế của Bác sĩ Lê Khắc Quyến. Y hoạt động trong Tổ Trí Thức Vận và Tôn Giáo Vận nội thành gồm có Bác Sĩ Hoàng Bá, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Giáo sư Nguyễn Đóa, Giáo sư Nguyễn Tuân, Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế Đoàn Công Lập (từ 7.1966- 2.1968). Tổ chức trí thức vận và tôn giáo vận nầy có hai trạm giao liên (gặp gỡ, tiếp xúc). Trạm thứ nhất là phòng mạch của bác sĩ Hoàng Bá ở ngay đường Phan Chu Trinh thuộc Quận III thị xã Huế gần cầu Nam Giao. Trạm thứ hai là Chùa Trúc Lâm thuộc xã Thủy Xuân quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
 
 
-1964, giữ chức Phó Đại Diện Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Vạn Hạnh.
 
Sau 1963-1966, chùa Từ Đàm của Thích Thiện Siêu là cơ quan đầu não chỉ huy cuộc biến động chính trị. Đây là Trung Tâm Quyền Lực, là Dinh Quốc Phụ của Thích Trí Quang. 
 
Tết Mậu Thân 1968, chùa Từ Đàm là nơi đặt Bộ Chỉ Huy An Ninh của mặt Trận Huế. Nơi đây là trung tâm thẩm vấn, tra khảo, và xử bắn tù nhân, những Quân Cán Chính VNCH mà Việt Cộng đã bắt giữ trong thời gian bọn chúng chiếm Huế.

 
Tháng 5.1972, Mùa Hè Đỏ Lửa, tổ chức trí vận nầy đã bị Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên phá vở và một số cán bộ nội thành nầy đã bị bắt giữ.
 
-1981, Thích Thiện Siêu công du hội nghị Hòa Bình tại Moscow.
 
-1985, Thiện Siêu được Cộng Sản Việt Nam đề cử làm Trưởng Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam công du hai nước Mông Cổ và Nga.
 
Từ 4.1987, Thiện Siêu được bầu vào đại biểu Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam liên tiếp 3 khóa: Khóa 8, khóa 9, và khóa 10.
 
 
-1989, làm Trưởng phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự hội nghị Hòa Bình Á Châu tổ chức tại Mông Cổ.
 
 
-1994, làm Trưởng Phái Đoàn công du Ấn Độ.
 
 
-1995, làm Thành viên của Phái Đoàn Quốc Hội Việt Nam do chủ tịch CS Nông Đức Mạnh dẫn đầu đi thăm một số nước Đông Âu và Nghị Viện Âu Châu.
 
 
-1999, làm Trưởng Phái Đoàn Phật Giáo Việt Nam công du Trung Cộng.
 
 
-2000, nhận lãnh Huân Chương Độc Lập hạng II do đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng.
 
Tạ thế ngày 3 tháng 10 năm 2001 tại Chùa Từ Đàm, Huế, thọ 81 tuổi.


Kết luận:  Trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng, lợi dụng sự tôn trọng tự do và nhân quyền của của chính phủ VNCH, cộng sản đã cài cấy quá nhiều cán bộ nằm vùng nội tuyến trên các mặt trận quân sự và an ninh chính trị. Về mặt chính trị, cộng sản sử dụng 3 mũi tấn công, một là tôn giáo vận, hai là trí thức vận, ba là quần chúng vận. Ba mũi tấn công này nhằm mục đích tạo nên một bộ mặt xã hội xáo trộn toàn diện về chính trị, trong đó dân chúng Miền Nam chống chính phủ VNCH. Từ đó, bọn cộng sản mới có thể dối gạt dân chúng Hoa Kỳ rằng dân Miền Nam thích cộng sản, và từ đó mới có thể đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ nhằm tiến tới việc áp lực chính quyền Hoa Kỳ bỏ cuộc, tức là chấm dứt viện trợ cho Miền Nam Việt Nam, trong lúc đó thì Hà Nội luôn được bảo đảm nguồn viện trợ dồi dào của khối cộng sản đặc biệt là Trung Cộng. Có như vậy cộng sản sẽ dứt điểm được Miền Nam. 
 
 
Để công bằng trong vấn đề phán xét, hãy điểm lại thành quả của ba chiến lược chính trị nói trên. Trong ba mũi nhọn chính trị này , mũi nhọn quần chúng Việt Cộng đã hoàn toàn thất bại, cộng sản đã không thể nào quyến dụ dân chúng Miền Nam đi theo cộng sản. Mũi nhọn thứ hai là trí thức vận, một số người được chính phủ VNCH đạo điều kiện cho ăn học, kể cả du học và có đời sống cao hơn hơn người dân trung bình tại  Miền Nam rất nhiều, nhưng thay vì dùng sở học đó để giúp dân giúp nước chống lại cộng sản thì bọn trí thức vận này lại đi theo giặc cộng, phản dân hại nước, chẳng hạn Lê Văn Hảo, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Hoàng Phủ Ngọc Tường Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Trần Ngọc Liễn, Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyễn Hữu Thái, Trịnh Công Sơn, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Hoàng Văn Giàu, Ngô Kha, Phạm Thị Xuân Quế  v.v. Tuy nhiên mũi nhọn trí thức vận này cũng không làm nên cơm cháo gì, cũng không sách động được ai ngoài chính bọn chúng với nhau đăng đàn diễn thuyết chống chính phủ VNCH với nhau mà thôi. Mũi nhọn thứ ba Tôn Giáo Vận, đây thực sự là thứ vũ khí vô cùng oan khiên, đã giúp cộng sản thành công trong chiến lược gây dựng và phát động tinh thần phản chiến trong công luận Hoa Kỳ. Nói một cách ngắn gọn, cộng sản đã thành công khi sử dụng những tên cán bộ đầu trọc tổ chức biểu tình bị thiêu bàn thờ Phật xuống đường kêu gào Phật Giáo bị đàn áp. Tiêu biểu trong nhóm này là Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Minh Châu, Thích Thiện Siêu và sau đó là Thích Hộ Giác, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa v.v. Dùng những tên cộng sản cho cạo trọc đầu để sách động quần chúng quả thật hữu hiệu gấp trăm lần Trí Thức Vận và Quần Chúng Vận.
 
Những chiêu bài mà GHPGVNTN đã gán cho chính quyền VNCH như sau: Độc Tài Gia Đình Trị, Đàn Áp Phật Giáo, Độc Tài Quân Phiệt. Thế nào gọi là độc tài? Khi tổng thống được bầu chọn thì ông đương nhiên là tổng tư lệnh quân đội, và quân đội phải phục tùng lệnh của ông, do đó ông có toàn quyền bổ nhiệm tất cả những người mà ông nghĩ rằng tốt cho việc điều hành đất nước, để lèo lái đất nước theo một hướng mà người tổng thống muốn. Đó là nguyên tắc lãnh đạo và điều hành đất nước, cớ sao lại gọi là độc tài quân phiệt? cớ sao lại cho là độc tài gia đình trị đàn áp đối lập? Chẳng lẽ bầu tổng thống lên rồi để cho PGVNTN hay các đảng phái chính trị khác tự động chia ghế trong chính phủ và quyết định chính sách quốc gia hay sao? Nếu như vậy, thì đây là thứ “chính phủ hội đồng”, có nghĩa một tập hợp mà ai muốn làm gì thì làm, như vậy đó là lãnh đạo hay phá hoại? Thưa thứ lãnh đạo hội đồng đó chính là “hội đồng phá hoại” không hơn không kém. Điển hình của loại chính phủ này đó là sáu chính phủ trong hai năm 1964-1966 sau khi TT Ngô Đình Diệm bị sát hại, bao gồm Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Phan Khắc Sữu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát. Dân chủ không phải là thứ hổ lốn muốn làm gì thì làm  của các ông bà đối lập thời kỳ 1954-1963, trong khi Tổng Thống được dân bầu ra thì phải chấp nhận sự đòi hỏi của đảng phái và của quý vị. Khi không được chia ghế thì chụp mũ là độc tài gia đình trị. Quả thật, đó là thứ suy nghĩ ngu xuẩn của một thế hệ chính trị gia và các đảng phái chính trị bát nháo dưới thời lập quốc của chính phủ TT Ngô Đình Diệm. Tư tưởng này đã bị cộng sản lợi dụng và kích động qua phong trào Phật Giáo Tranh Đấu một cách hữu hiệu, đưa đến tiêu diệt quan hệ lãnh đạo quốc gia, trong lúc kẻ thù cộng sản nắm chặt quan hệ lãnh đạo trong tay, toàn bộ Miền Bắc phải đi theo một hướng, răm rắp tuân theo mọi chỉ thị của Đảng hy sinh chống Mỹ. Kẻ nào có tư tưởng chống đối là lập tức bị thanh trừng và mất mạng. Cứ so sánh hai sức mạnh lãnh đạo của hai miền Nam Bắc để thấy rằng hơn ai hết chính nhóm Phật Giáo Tranh Đấu của GHPGVNTN là kẻ phá hoại hàng đầu chính quyền Miền Nam qua phong trào Phật Giáo Tranh Đấu và phong trào Bàn Thờ Phật Xuống Đường và hàng loạt các hoạt động chính trị khác cho đến tận ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Kết tội TT Ngô Đình Diệm là đàn áp Phật Giáo trong lúc ông đã hết lòng giúp đỡ phát triễn Phật Giáo, cho thành lập hội Phật Học này hội Phật Giáo kia và cho xây thêm trên 2000 ngôi chùa! Điểm lại tình hình phát triễn tôn giáo nói chung dưới thời TT Ngô Đình Diệm, thì thấy chỉ có Phật Giáo là được ưu đãi nhất, thế nhưng bọn cộng sản và đám thầy chùa Phật Tử cộng sản vẫn lập đi lập lại ông đàn áp Phật Giáo, vì sao? vì đó là bổn phận của bọn cộng sản đầu trọc đối với Hồ Chí Minh. Kết quả của phong trào Phật Giáo Tranh Đấu là TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị giết, đất nước không có lãnh đạo giỏi, trở thành miếng mồi ngon cho cộng sản, một đối thủ có quan hệ lãnh đạo quá mạnh vì độc tài khát máu thực sự. Chín năm sau ngày TT Ngô Đình Diệm qua đời, bọn cộng sản và những bọn thầy tu cộng sản tiếp tục quậy phá tình hình chính trị Miền Nam. Hãy đọc những gì ông Thích Quảng Độ đã đăng báo New York Times ngày 18 tháng 2 năm 1967:  
 
“Nhân dân miền Nam muốn chiến tranh chấm dứt. Hầu hết không phải Việt cộng nhưng nếu không chấm dứt thì họ sẽ tham gia vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. 
 

Chính quyền Nam Việt Nam hiện nay không phải là chính quyền của chúng tôi và không đại diện cho nhân dân chúng tôi. Nó được Mỹ áp đặt lên chúng tôi và được điều khiển bởi những tên lính đánh thuê cho Pháp chống lại nhân dân Việt Nam trước 1954. Nếu chúng tôi được bầu cử tự do, chính quyền này không tồn tại một ngày. Chúng tôi muốn tự chúng tôi giải quyết vấn đề Việt Nam của chúng tôi bằng cách điều đình với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Bắc Việt cũng như sự rút quân của Mỹ” (*).

 
Tháng 10 năm 1974, trả lời phỏng vấn của AP Thích Quảng Độ nói: “Nếu Thiệu không chịu xuống thì Ấn Quang sẽ kéo Thiệu xuống” (**).
 
 
Cuối cùng Ấn Quang đã kéo Thiệu xuống được, Ấn Quang giao đất nước lại cho Dương Văn Minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tôn Giáo Vận mà  Bác và Đảng giao phó.
 
GHPGVNTN tức Ấn Quang còn có chối không làm cộng sản nữa không? Danh sách của cơ quan USMACV đã điểm danh những tên tuổi phá hoại như sau: 1) Thích Trí Quang. 2) Thích Huyền Quang. 3) Thích Thiện Hoa. 4) Thích Pháp Trí. 5) Thích Pháp Siêu. 6) Thích Trí Thủ. 7) Thích Thanh Vân. 8) Thích Minh Châu. 9) Thích Hộ Giác. 10) Thích Đôn Hậu. 11) Thích Thiện Minh. 12) Thích Nhất Hạnh.
 
Danh sách của USMACV này còn rất thiếu, nhưng có lẽ cũng đủ làm bằng chứng cho Người Việt Quốc Gia hiểu sâu bản chất của những kẻ già mồm vừa ăn cướp vừa la làng, đã phá hoại chính quyền VNCH cho tan nát, nay mở miệng chống cộng, đó chính là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Liên Thành 
Edited by Khối Kỹ Thuật UBTTTADCSVN

(*) 
Những điều nên biết - Thích Quảng Độ và những hoạt động đâm sau lưng hai chính thể Việt Nam Cộng Hòa

** Thích Nhất Hạnh, Cao Ngọc Phượng, Thích Trí Quang, và THÍCH QUẢNG ĐỘ đăng 3 bài báo phản chiến trên tờ New York Times trong cùng ngày 9 tháng 4 năm 1967. Chúng cắt máu Việt Nam Cộng Hòa bằng những ngôn từ phản phúc rằng Việt Nam Cộng Hòa không hợp pháp và không nên tồn tại. (Bấm vào hình bên dưới để mở lớn, xem mục số 4.)


** Ảnh phóng to một trong ba bài báo ghi rõ hai lãnh đạo cao cấp nhất của Ấn Quang là Cộng sản Trí Quang và Quảng Độ đồng ký tên trong bản tin rằng chúng không chấp nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Ở mục số 2: "nhân dân miền Nam muốn chiến tranh chấm dứt. Hầu hết không phải Việt cộng nhưng nếu không chấm dứt thì họ sẽ tham gia vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam."

Ở mục số 4: "chính quyền Nam Việt Nam hiện nay không phải là chính quyền của chúng tôi và không đại diện cho nhân dân chúng tôi. Nó được Mỹ áp đặt lên chúng tôi và được điều khiển bởi những tên lính đánh thuê cho Pháp chống lại nhân dân Việt Nam trước 1954. Nếu chúng tôi được bầu cử tự do, chính quyền này không tồn tại một ngày. Chúng tôi muốn tự chúng tôi giải quyết vấn đề Việt Nam của chúng tôi bằng cách điều đình với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Bắc Việt cũng như sự rút quân của Mỹ.
 "




Phần sau lá thư ký tên Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ viết: chúng tôi không chấp nhận cuộc chiến tranh đang xảy ra mà trong đó có sự hiện diện của các quân đội nước ngoài và quân đội bị ảnh hưởng bởi ngoại bang. 

http://triptych.brynmawr.edu/cdm/singleitem/collection/SC_Ephemera/id/1570/rec/1

(**)

http://www.sachhiem.net/LICHSU/IMG/DVMtratudo.gifhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEim9CV8BxgMYyLNTzBhjwiTkOelBmVucXlLdnkKVy0YcADNENh5F-ntIgcW9NnPoLrKaIHdlSHjg03Q3tlaCRy8oWsUiFVatYnbW1Q-13JeCneYzuF3YgSrVLjyQC1ka-LB03ZVUwgzKqQ/s1600/b%25C3%25A0n+giao+c%25E1%25BB%25A7a+g%25C3%25A3+ph%25E1%25BA%25A3n+b%25E1%25BB%2599+D%25C6%25B0%25C6%25A1ng+V%25C4%2583n+Minh+v%25C3%25A0+t%25C3%25AAn+n%25E1%25BB%2599i+gi%25C3%25A1n+Nguy%25E1%25BB%2585n+H%25E1%25BB%25AFu+H%25E1%25BA%25A1nh.jpg




Nội các Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30-4-1975 - Ảnh từ sách

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------