Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, January 15, 2012

Du lịch Tiên Lãng, Hải Phòng coi chừng bọn CA lưu manh làng xã

LTS- Bản tin về Tiên Lãng Hải Phòng  tên Việt gian lưu manh Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng. dẫn vài trăm quân đến nhà dân oan cướp đất , tên giám đốc CA Hải Phòng có hành động khiếp sợ 2 bình gas cũ gắn nylon làm ngòi nổ, và vài con dao làm vườn. !!! Chúng đem xe ủi xập nhà dân oan vì người dân không đồng ý lệnh cưởng chế" cướp đất sau vài chục năm nông dân khổ cực canh tác, chúng cướp cá tôm trong đầm, bắt đàn bà, trẻ con. 


Khách du lịch ngoại quốc đến Tiên Lãng nên cẩn thận khi đến đây . nếu cơm lành canh ngọt, du khách ngoại quốc đem tiền ăn chơi, chúng để yên. Nếu ngoại giao "cơm không lành, canh không ngọt" thì du khách là miếng mồi ngon cho bọn khủng bố địa phương, và họ trở thành "con tin" do bọn lưu manh làng xã khủng bố đòi tiền chuột, hay giao cho Tàu. . Đây là chốn ăn chơi của bọn đảng viên Việt gian CS .


dinh the huynh hoi nghi tuyen giao2 Đồng chí Đinh Thế Huynh dự lễ khai mạc Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo toàn quốc năm 2011
Việt Gian Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương


Bọn Đinh Thế Huynh , Ủy Viên Bộ Chính Trị , Bí Thư Trung Ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương dù kiểm soát báo chí 99% trong nước về mọi bài vỡ cũng không chữa được tội của bọn cướp đất dân lành bằng vũ lực, gài tang vật bằng bình gas cũ, dao làm ruộng... không che cho cái hình ảnh quá lộ liễu bọn CA dùng vũ lực , vài trăm quân để đi hộ tống cho tên Giám Đốc lưu manh, hèn  nhát như thỏ đế Đại Tá Đỗ Hữu Ca đến trấn áp dân lành.
 Chúng tôi không có mục đích tuyên truyền cho báo CS, chúng tôi ghj lại đây một số tài liệu gồm có you tube lời tâm sự của vợ ông Đoàn Văn Vươn và các dữ kiện liên quan đến vụ Công An đem quân đội đến cướp đất , đập xập nhà dân, bỏ tù nông dân vì họ muốn bảo vệ tài sản nhà cửa ruộng đất  của mình. Và mong rằng những người có lòng với đất nước , với nhân dân theo dõi bài và nói lên lời công đạo
 Trân trọng 


http://youtu.be/Npa8MRbMbT0











Đức giám mục Hải Phòng hiệp thông với gia đình ông Đoàn Văn Vươn

Du lịch Tiên Lãng, Hải Phòng coi chừng bọn CA lưu manh làng xã
































Khi phóng viên đến gần khu vực đầm thủy sản của của ông Đoàn Văn Vươn ngày 10/1, nhiều thanh niên dáng bặm trợn, mang theo hung khí đã xông ra cản đường. Ba người khác tự xưng là công an xã án ngữ lối đi hẹp, đòi xuất trình “giấy giới thiệu của ủy ban”. Phải tới khi có chỉ đạo của trưởng công an xã, những người này mới nhường đường.
Trả lời về việc này, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh cho biết, việc này huyện không có chủ trương nhưng đây là biện pháp quản lý. “Báo chí muốn tác nghiệp thì phải liên hệ chính quyền địa phương. Nếu cứ đến mà tác nghiệp thì họ ngăn cấm là đúng”, ông Khánh cho biết.


























Chị Hiền tâm sự: “Chồng và người thân của tôi làm sai, cơ quan chức năng cứ xử theo đúng người đúng tội. Nhưng chúng tôi khẩn cầu cơ quan chức năng vào cuộc và làm rõ nguyên nhân tại sao chính quyền huyện lại dồn gia đình tôi vào chân tường phải làm điều không phải”.
Như Báo Người Lao động đã thông tin trước đó, sáng 5-1, tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, đã tiến hành cưỡng chế thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng do gia đình ông Đoàn Văn Vơn (SN 1963, thường trú tại xã Bắc Hưng) quản lý.

Khi tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng vừa tiến vào khu nhà ở của gia đình này, bất ngờ một loạt mìn tự tạo phát nổ, đạn hoa cải bắn như mưa vào tổ công tác, làm Trưởng Công an huyện Tiên Lãng cùng 5 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội bị thương.

Nguyên nhân xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng bắt nguồn từ việc nhiều hộ dân, trong đó có gia đình Đoàn Văn Vươn, đang quản lý đầm nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Vinh Quang, không đồng tình với quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng mà họ cho rằng phải bỏ rất nhiều công sức để lấn biển.




































Tien Lang Spa Resort nằm trong vùng tam giác vàng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh cách Hà nội 85km, Hạ Long 70km, trung tâm Hải phòng 19km, Biển Đồ Sơn 30m là điểm du lịch sinh thái bốn mùa độc đáo nhất miền Bắc Việt Nam.
Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tiên Lãng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn khoáng nóng 540C phun lên từ lòng đất ở độ sâu 850m chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Là một trong 5 mỏ khoáng đặc biệt quý hiếm tại Việt Nam (có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm đau gân cơ xương khớp, làm đẹp da toàn thân..). với hệ thống dịch vụ đa dạng và hiện đại hòa trong không gian thiên nhiên::
- Hệ thống 35 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi tiêu chuẩn 3 sao.


- Spa: ngâm tắm, xông hơi thảo dược tự nhiên, ngâm mình trong nước khoáng thiên nhiên, bùn khoáng 



Hệ thống bể bơi khoáng trong nhà ngoài trời, xem giữa những rặng cây xanh mướt mang lại cho du khách không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời!



- Nhà hàng ẩm thực : với sức chứa gần 2000 khách, cùng những thực đơn phong phú mang đậm hương vị của thành phố biển và vùng đồng bằng Bắc bộ, hệ thống phòng hội thảo, sân tennis, bar, hồ câu cá…chắc chắn sẽ là điểm hẹ lý tưởng cho du khách trong những ngày nghỉ!



Sau những ngày làm việc mệt mỏi, du khách cùng gia đình, bạn bè, người thân… thư giãn giữa không gian thiên nhiên độc đáo tại Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tiên Lãng chắc chắn mang lại cho du khách những trải nghiệm mới lạ, độc đáo.
Video khu du lịch Suối Khoáng Nóng Tiên Lãng. http://www.youtube.com/watch?v=L1TGKLp2dfc&feature=youtu.be

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại những dịch vụ tốt nhất cho bạn và gia đình!
Thông tin liên hệ:
Vũ Thanh Nga
Khu Du Lịch Suối Khoáng Nóng Tiên Lãng – Hải Phòng
Thị Trấn Tiên Lãng , Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng








Đối tượng (dân oan Đoàn Văn Vươn) xả súng vào công an là người thế nào?

Thứ Ba, 10-01-2012 - 06:05 PM
Theo : danviet.vn
Dân Việt - Ông Nguyễn Văn Trong – Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, cho biết, Quý vốn là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không có tiền án tiền sự.
Như Dân Việt đã thông tin, sáng 5.1, trong khi các lực lượng chức năng tiếp cận khu đầm của chủ vườn Đoàn Văn Vươn, tiến hành cưỡng chế thì dưới sự chỉ đạo của ông Vươn, người nhà của ông đã chống trả hết sức quyết liệt, khiến 6 công an, bộ đội bị thương nặng.
Đoàn Văn Quý
Chiều 7.1, hai ngày lẩn trốn sau khi có hành vi nổ súng, chống người thi hành công vụ trong vụ cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Đoàn Văn Quý, 46 tuổi, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, đã nhờ một số phóng viên báo chí đưa tới Đội 9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng tự thú.
Tại cơ quan CSĐT, bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận do bức xúc trong việc UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản, cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản trong khi gia đình anh đã làm đơn khởi kiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Khi sự việc xảy ra, trong những phút không làm chủ được mình, Quý đã dùng súng bắn đạn hoa cải bắn về phía những người thi hành công vụ, khiến nhiều cán bộ bị thương.

Để có vũ khí chống trả người thi hành công vụ, trước đó, Đoàn Văn Quý đã nhờ người đi mua hai khẩu súng và đạn để quyết tâm chống trả khi lực lượng chức năng đến thực hiện việc cưỡng chế.

Sau khi gây ra vụ việc, Quý đã trốn ra khu vực rừng ngập mặn mà gia đình Quý trồng chống bão cạnh khu đầm. Sau đó, do tự nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật, cùng với sự động viên của gia đình, chiều 7.1, Quý đã nhờ một số phóng viên báo chí đưa ra tự thú để được nhận sự khoan hồng của pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Trong – Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho biết, Quý vốn là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không có tiền án tiền sự. Năm 1993, sau khi Đoàn Văn Vươn (anh trai Quý) được giao khu đầm Cống Rộc, Quý ra đầm vay mượn thêm tiền, góp sức tạo dựng khu đầm. Sau đó, được Đoàn Văn Vươn giao lại cho 6ha để nuôi trồng thủy sản, sinh sống trên mảnh đất này một thời gian rồi lấy vợ. Không có đất ở riêng, nên sau khi lấy vợ, 2 vợ chồng Quý xây nhà tạm trên đất này để ở.

Được biết, vợ Quý là Phạm Thị Hiền cũng đang bị Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng tạm giữ để phục vụ điều tra. Từ ngày vợ chồng Quý bị bắt, 2 con trai Quý là: Đoàn Văn Long, 8 tuổi, học tại trường Tiểu học Vinh Quang và Đoàn Văn Hải, 5 tuổi đang ở cùng vợ Đoàn Văn Thoại (em trai Đoàn Văn Vươn).





Đoàn Văn Vươn là "hiệp sĩ lấn biển"
Ông Đoàn Văn Vươn không phải là người ở xã Vinh Quang. Ông sinh ra và lớn lên ở thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, cách xã Vinh Quang vài ba cây số.
Sau khi xuất ngũ, ông Vươn học lấy bằng đại học nông nghiệp. Không đi làm cán bộ như nhiều đồng nghiệp khác, ông Vươn về xin khẩn hoang khai hóa tại vùng đất ven sông cửa bể của xã Vinh Quang từ năm 1992. Ông Vươn từng được một số tờ báo viết chân dung, coi ông là "hiệp sĩ lấn biển". Một số người dân xã Vinh Quang mà chúng tôi gặp đều nói ngày ông Vươn đặt chân tới cống Rộc, nơi đây chỉ là một vùng biển hoang, từ tay ông mà biến thành khu đầm thủy sản với vạt rừng chắn sóng vững chãi phía sau. Không ít người đã gọi ông Vươn như kẻ gàn đâm đầu vào sóng, đánh bạc với trời, nhưng cuối cùng ông Vươn đã thắng. Vợ chồng ông đã rất đớn đau khi con gái đầu lòng bị chết đuối năm 8 tuổi ngay tại "trận địa" khai hoang phục hóa này.
"Thằng Vươn nó chống lại người thi hành công vụ là sai rồi. Nhưng nghĩ cũng thương cho nó chú ạ, đã bỏ ra bao nhiêu công sức với khu đầm này" - một cụ già (từ chối đăng tên lên báo) nói khi gặp chúng tôi ở xã Vinh Quang.







VU ÁN CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ





 Ngày 07/01 Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng "đã ra quyết định khởi tố điều được gọi là “vụ án giết người và chống người thi hành công vụ ”xảy ra ngày 5-1 tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng khi cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng. Sáng 5/01, trong khi đoàn công tác của huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế thu hồi hơn 30 ha đất đầm của ông Đoàn văn Vươn. Ông này cùng một số người trong nhà đã "chống trả quyết liệt bằng mìn tự tạo và súng hoa cải"làm sáu cán bộ, chiến sĩ công an và quân đội bị thương" . 



Toàn bộ sáu người bị tạm giữ thuộc gia đình ông Ðoàn Văn Vươn gồm em, con trai, cháu, vợ và em dâu.Ong Vươn khai nhận đã chỉ đạo mọi người chống lại lực lượng cưỡng chế".
Bao chi (1) phát hiện nhiều tình tiết đáng quan tâm trong quá trình xử lý, thu hồi khu đầm này. 
Ong Đoàn Văn Vươn sinh ra trong một gia đình có 7 anh chị em có gia cảnh khá nghèo khó. Bố ông Vươn là một Đảng viên gương mẫu tại địa phương với 20 năm làm Bí thư chi bộ thôn" và "tại địa phương, ông Vươn là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn và chưa từng có tiền án, tiền sự". 
Ong Vươn từng học hệ tại chức Đại học Nông nghiệp, trở thành kỹ sư nông nghiệp, về quê cùng em trai vào đầm nuôi thủy sản và vào năm 1993 cùng vợ con ra bãi bồi ven biển đầu tư cải tạo khu vực nuôi tôm". Khu đất bị cưỡng chế là đầm nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả vùng bãi bồi tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang - Tiên Lãng - Hải Phòng do ông Đào Văn Vươn đang quản lý.
Báo Đời sống và Pháp luật ngày 22/07/2010 có bài biểu dương tinh thần trồng rừng chắn sóng lấn biển làm kinh tế của "Kỳ tài đất Tiên Lãng" Đoàn Văn Vươn.
KỲ TÀI ĐẤT TIÊN LÃNG VÀ CUỘC CHINH PHỤC LỜI NGUYỀN CỦA BIỂN

KY TAI DAT TIEN LANG
"Bấm Kỳ tài đất Tiên Lãng"  





Huyền Hoa đã nói


Tôi đã nhiều lần chứng kiến những vụ cưỡng chế thu hồi đất nên rất xót xa ,thông cảm với anh Vươn.Tôi đã từng khóc khi nhìn cảnh những ông bà già lam lũ,xác xơ, gào khóc một cách tuyệt vọng khi bị CA lôi xềnh xệch khi họ quyết tâm giữ đất ở Chương Mỹ (Hà Tây cũ).Chính quyền,từ tỉnh,huyện,xã ,thôn,cùng công an ,quân đội với đủ loại vũ khí,với lực lượng hàng trăm người,trong khi người nông dân mất đất không một tấc vũ khí trong tay ,tất nhiên ,phần thất bại thuộc về họ.
Là một người dân ,tôi thực lo ngại về cách hành xử của CQ hiện nay.Còn hành động lấy thịt đè người của CQ,bất chấp đạo lý,lẽ phải, thì còn những người dân bị xô đẩy vào bước đường cùng,uất ức vùng lên bằng những hành động manh động,tự phát như thế.



Trần Định đã nói


Tôi thương ông Vươn. Khâm phục tình máu mụ của người em trai ông ấy. Và thương cả những người lính trẻ bị dính đạn của ông Vươn hoặc là em ông ấy?
Tôi đồng ý với những comment cho rằng ông Vươn vì bảo vệ thành quả nên không còn cách nào khác. Con giun xéo mãi cũng quằn mà! Đằng này Vươn kỹ sư nông lâm đất cảng, lại là cựu chiến binh. Nắng gió biển khơi, tinh thần, ý chi của anh bộ đội Cụ Hồ một thời cùng với sự hy sinh, kiên cường lấn biển chưa được găt hái gì thì bị chính quyền dịa phương đối xử theo cái kiểu nuôi béo để vặt.
Viết đến đây, tôi nhớ lại một Việt Kiều “yêu nước ” người Mỹ họ tên là Đinh Đức Hữu. Hữu là tiến sĩ nguyên tử, từng là giám đốc một nhà máy điện nguyên tử bên Mỹ. Hữu về nước rất sớm. Sớm từ khi Mỹ chưa kịp trở tay mở cấm vận với Việt Nam thì Hữu đã về. Với tư cách là tiến sĩ nguyên tử học, nhưng khi về nước, Hữu thành lập trung tâm truyền thông AIT gần như đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài làm truyền thông là phụ, Hữu lại làm “nuôi tôm trên cát ven mép nước biển Việt Nam” là chính. Từ Quảng Ninh, Hải Phòng tới Quảng Bình, Quảng Trị, tỉnh nào hữu cũng có hàng ngàn ha các bãi cát vên biển. Mà ai chẳng biết từ cất ven biển Việt Nam này, bao nhiêu là Inmenhit thô, chí ít đã được người Nhật mua về làm nguyên tử. Nhưng Hữu chỉ làm tôm. Hữu làm tôm chỉ trên một phần nhỏ diện tích mà chàng TS nguyên tử người Mỹ gốc Việt này thuê được những 50 năm. Hữu làm tôm ở hầu hết các tỉnh Băc phần Việt Nam bằng sức lao động của người nông dân và ngư dân duyên hải và trả lương cho họ bằng vốn vay ở các ngân hàng tỉnh mà Hữu được thuê đất. THời gian trôi nhanh thật! Mới ngày nào tôi được một giáo sư nổi tiếng đất Việt tổ chức đi thăm các cơ sở làm ăn kinh tế của Hữu. Ở đó, tôi được nhìn thấy những bức ảnh Hữu được một số lãnh tụ Việt Nam tiếp. NHững bức ảnh phóng to bằng cả cái bàn, có cái to hơn. Mới đó mà đã hơn chục năm. Nghe đâu, Hữ đã “về” với Đât Mẹ hay đất Mỹ các đây đâu vài ba năm. Thế mà mấy chục cái hợp đồng thuê Đất ven biển của Hữu đã về lại được với Việt Nam đâu.
Hà cớ gì, chính quyền Tiên Lãng lại đòi đất vỡ hoang của một cựu chiến binh Bác Hồ, một kỹ sư nông lâm đang nợ nần đầm đìa vì thấm đẫm tinh thần lấn biển cứu nhà – giữ nước của ông Vươn?
Tôi đặt câu hỏi ấy với chính quyền Tiên Lãng sau khi cập nhật được thông tin từ cả báo chí truyền thông trên cả hai lề. Sao mấy ông quan huyện này không để cho anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn lý thêm cái hợp đồng 50 năm nữa như cái ông Đ Cái câu “ranh ngôn khúc khích” từ thuở tôi còn trẻ, lang thang đi làm báo một thời lại vang vọng trong đầu tôi rằng:
” muốn ăn no thì về xã; ăn cho đã thì về huyện, ăn qua chuyện thì về ty (cơn quan HC cấp 1 thuộc tỉnh hổi thập niên 60 & 70 thế kỷ trước); không ăn gì thì về bộ


Lực lượng cảnh sát tham gia vụ cưỡng chế thu hồi đất
(Hình bên: Hàng trăm công an và bộ đội được huy động tham gia vụ cưỡng chế.)
*
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng vừa quyết định khởi tố bị can tội Giết người theo Điều 93 Bộ Luật Hình sự đối với bốn người trong vụ cưỡng chế đầm ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng.
Đó là các ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sịnh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974).
Tất cả những người này đều thuộc gia đình ông Đoàn Văn Vươn, chủ khu đầm bị cưỡng chế, và đều đang bị tạm giam.
Theo Điều 93 Bộ Luật Hình sự, Giết người là một tội nặng với khung hình phạt ít nhất là 7 năm tù giam, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến án tử hình.
Hai thân nhân khác của ông Vươn là Phạm Thị Báu (sinh năm 1982) và Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970) cũng bị khởi tố về tội Chống người thi hành công vụ, theo Điều 257 Bộ Luật Hình sự. Hai người này đồng thời bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hôm 7/1, Công an Hải Ph̀ong đã khởi tố vụ án Giết người và Chống người thi hành công vụ sau khi bắt những người liên quan.
Cơ quan công an cũng đang truy tìm hai người khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh năm 1977), kêu gọi hai người này ra đầu thú.
Trong vụ cưỡng chế đất đầm ở Cống Rộng, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, sáu nhân viên công vụ bao gồm bốn cảnh sát viên và hai bộ đội đã bị người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn bắn bị thương bằng súng hoa cải.

LUẬT ĐẤT ĐAI BẤT CẬP?

Báo chí Việt Nam những ngày này tràn ngập thông tin về trường hợp mà nhiều người gọi là ‘vụ cưỡng chế gây chấn động xã hội’ nhất trong những năm vừa qua.
Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát và bộ đội tới thực hiện việc cưỡng chế, thu hồi 38,5 ha đất đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, người trong gia đình ông đã tổ chức chống lại bằng mìn tự chế (không nổ) và súng hoa cải. Trong số những người bị thương có trưởng công an huyện Tiên Lãng.
Công an thành phố đã điều hai trung đội cảnh sát đặc nhiệm cùng nhiều lực lượng cảnh sát bảo vệ xuống tăng cường và thân chinh giám đốc cùng bốn phó giám đốc Công an Hải Phòng đã trực tiếp tới hiện trường để chỉ đạo.
Dư luận đang tập trung bình luận, phân tích mâu thuẫn về đất đai dẫn tới cuộc nổ súng.
Một số người cho rằng đã có sai phạm trong quy trình giao đất và quyết định thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân Huyện Tiên Lãng.
Theo Luật Đất đai Việt Nam 1993, thời hạn các hộ gia đình được giao đất sản xuất, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, nhưng chính quyền huyện chỉ giao đất cho gia đình ông Vươn thời hạn 14 năm.
Diện tích đất giao cũng không đúng với quy định.
Một số người đặc biệt nhắc tới chi tiết khoảng đất đầm mà gia đình ông Vươn đang khai thác có được là nhờ khai hoang lấn biển, điều khiến cho việc thu hồi đất của họ dường như càng bất hợp lý hơn.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến thì nói rằng, ông Đoàn Văn Vương không chịu giao đất sau tới 8 lần thương thảo với chính quyền sở tại là vì khu đất này đã được quy hoạch làm sân bay, ‘giá đền bù sẽ tăng vọt nên họ “găm” đất lại’.



Khách đã nói


Một Đảng và Chính quyền luôn Tham nhũng và ức hiếp người dân tràn lan, thống trị người dân để tranh giành tài sản quốc gia .Điều này thể hiện là một chế độ của bon bất nhân, không còn nhân phẩm của một con người, Bởi vậy Anh Vươn đã không còn tin vào chính quyền nữa vì lẽ đó anh đã phải hành động như vậy đã đến lúc chúng ta quyết định việc thay đổi cuộc sống của chúng ta.


Một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết như trên. Ông cũng nói: Nếu phát hiện sai phạm trong quá trình thu hồi đất, TP sẽ xử lý.

>>Giám đốc CA Hải Phòng: “Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng”
Hành vi dùng súng bắn vào lực lượng cưỡng chế, những người thi hành công vụ là không thể chấp nhận. Các cơ quan pháp luật đang khẩn trương truy xét, làm rõ vai trò của từng nghi can trong vụ vi phạm pháp luật hết sức nghiệm trọng này để xử lý nghiêm. Tuy nhiên, qua vụ việc này có một số điều cần làm rõ trong hành xử của chính quyền đối với các hộ dân được giao đất.
Người ngăn bão cho làng
Mấy ngày nay, ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, cứ bần thần khi nghe tin cả gia đình anh Đoàn Văn Vươn lâm vào vòng lao lý khi nổ súng vào lực lượng cưỡng chế thu hồi đất đầm.
“Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão” – ông Danh bồi hồi.
Trong ký ức của ông, những trận bão biển đánh sạt đê bao luôn là nỗi ám ảnh. Mỗi lần có bão, cả làng, cả xã lại phải chạy bão. “Thế mà thằng Vươn nó ngăn được bão vào làng” – ông Danh nói. “Hơn 20 năm trước, thằng Vươn nó đề nghị tôi nhận bãi biển phía ngoài đê làm đầm. Hồi ấy cả vùng này là biển nước mênh mông. Tôi khuyên nó: “Cháu không làm được đâu, Nhà nước còn không làm được thì mày làm sao được”. Nhưng nó không nghe, cứ quyết tâm làm”.
Chàng kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn trình bày với cha về ý tưởng “lấn biển” của mình. Ai ngờ, thấy con quyết tâm “đánh bạc với giời”, ông Đoàn Văn Thiểu lại gật cái rụp. Ông bán đàn vịt hàng ngàn con cùng 20 tấn thóc đưa hết cho con đi vỡ đất. Anh Vươn huy động tất cả bảy anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng anh tiến ra vùng biển hoang. Ngày ngày họ trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya. Bao nhiêu tiền của, công sức đã đổ xuống biển với mong muốn tạo nên con đập vững chãi nhưng không biết bao lần thất bại. Biết bao tàu đất đá đổ xuống hôm trước, sáng ra đã bị sóng cuốn tan tành. Có người thấy anh “khùng” như vậy đã thách: “Nếu mày làm được, tao biếu không mày cái xe máy đẹp”. Không nản, anh Vươn bán cả nhà cửa, huy động anh chị em có gì đáng giá bán sạch.
Chủ đầm Đoàn Văn Vươn sau bao năm bám biển nay bị cưỡng chế thu hồi đất. Ảnh: MT
Xui rủi đầu tiên xảy đến. Một hôm, trong khi cả nhà đang mải mê lo chuyện ngoài bãi, con gái lớn của anh mới tám tuổi ở nhà loay hoay thế nào lại bị chết đuối dưới cống. Nén nỗi đau, anh Vươn vẫn quyết tâm vỡ đất. Anh tìm các loài cây sú, vẹt trồng ở phía ngoài, khi cây vững mới tiếp tục đắp kè. Sau năm năm với biết bao lần bị bão biển cuốn phăng, cuối cùng bờ kè dài hai cây số của anh đã hình thành tạo nên bãi bồi màu mỡ. Phía ngoài anh trồng một vạt rừng ngập mặn rộng 60 ha.
Bị thu trắng
Vùng cửa biển mênh mông sau hàng chục năm cải tạo đã trở thành khu đầm thủy sản trù phú. Từ đó, người dân Vinh Quang đã thoát khỏi cảnh vỡ đê chạy bão. Biết bao bà con xóm chùa gần đó được anh tạo công ăn việc làm, nhà ai túng bấn lại được anh giúp đỡ. Khi đó, gia đình anh Vươn tiếng là khá giả nhưng vẫn đang gánh khoản nợ vài tỉ đồng…
Thế mà bỗng dưng anh Vươn nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Không bồi thường, không giao lại. Không chỉ anh Vươn mà nhiều hộ khác, trong đó có ông Vũ Văn Luân (ngụ xã Hùng Thắng) cũng cùng chung cảnh ngộ. Cho rằng đầm nuôi thủy sản phải được giao 20 năm, khi hết thời hạn sẽ được giao tiếp, anh Vươn và ông Luân đã khởi kiện quyết định thu hồi đất ra tòa. Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, họ kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Tòa TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, nghe đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp, anh Vươn và ông Luân đã rút đơn. Sau đó, họ nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp nhưng không có hồi âm. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Rồi đến cái ngày “định mệnh” 5-1-2012, UBND huyện tổ chức lực lượng thực hiện quyết định cưỡng chế… Ông Luân bức xúc: “Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Theo ông Luân, trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước. Khi PV liên lạc với ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, người đại diện UBND huyện hứa sẽ giao đất nếu ông Luân và anh Vươn rút đơn kháng cáo, ông Hoa đã từ chối trả lời. Liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Hiền cáo “đang có việc bận, gọi lại sau” nhưng sau đó liên lạc nhiều lần ông không trả lời. Theo các chủ đầm thủy sản, trước đây huyện ra quyết định giao đất với thời hạn không cố định, 4-14 năm. Các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn 20 năm mà Luật Đất đai quy định nhưng không được xem xét. Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại. Ngay sau khi thực hiện cưỡng chế, toàn bộ nhà cửa trên đầm của anh Vươn đã bị san phẳng.
Giải thích không thuyết phục
Trao đổi với PV, một cán bộ Thành ủy Hải Phòng cho biết ngay sau ngày xảy ra vụ việc, lãnh đạo TP đã họp để giải quyết vụ việc. Theo đó, TP đã thống nhất sẽ kiểm tra, xem xét lại toàn bộ quy trình giao đất, thu hồi đất đầm của UBND huyện Tiên Lãng một cách khách quan. “Nếu phát hiện sai phạm chỗ nào, TP sẽ xử lý” – vị cán bộ này nói.
Theo ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, ngày 8-1, liên chi hội này đã ra văn bản gửi cơ quan chức năng khẳng định việc thu hồi đất đối với hai hội viên là anh Vươn, ông Luân là trái pháp luật. Văn bản này nhấn mạnh: “Đại diện cho chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người dân để giải quyết vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại lật lọng với thỏa thuận đó”. Tuy nhiên, ông Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang (ông Liêm là em ruột Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền), lại cho rằng việc cưỡng chế thu hồi hơn 38 ha đầm của anh Vươn là đúng pháp luật vì đã có bản án của tòa rồi. Tuy nhiên, khi được hỏi thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản không đủ 20 năm có đúng luật không thì ông Liêm không lý giải được. Theo ông Liêm, hiện xã đã tiếp nhận khu đất chờ đấu thầu giao cho chủ đầm khác sử dụng. Trong cuộc họp báo chiều 5-1-2011, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cũng nói thu hồi đất để tổ chức đấu thầu cho những ai có điều kiện tốt hơn thuê. Trong khi đó, dư luận ở địa phương từ lâu đã râm ran chuyện chính quyền “quyết tâm” thu hồi đầm của anh Vươn, ông Luân để giao cho các ông K. (ngụ xã Tiên Hưng), H. (ngụ xã Vinh Quang), P. (ngụ xã Nam Hưng). Dư luận đó thực hư ra sao? Những ông này quan hệ thế nào với các cán bộ huyện, xã cũng là điều cần làm rõ.
Phải để huyện sửa, hủy quyết định
Tòa phải giải thích hậu quả của việc rút đơn.
Pháp luật về tố tụng hành chính không cho phép tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giống như trong tố tụng dân sự. Do vậy nếu đại diện UBND huyện đồng ý “nếu các hộ rút đơn thì được tiếp tục thuê đất” thì tòa án cần tạo điều kiện về mặt thời gian để UBND huyện hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định thu hồi đất bị khởi kiện, đồng thời UBND huyện trao quyết định hủy bỏ hoặc thay đổi đó cho người khởi kiện. Sau đó, tòa án mới hướng dẫn cho người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc rút đơn kháng cáo. Trên cơ sở đó thì việc ban hành các quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp phúc thẩm mới chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Mặt khác, đối với quyết định thu hồi đất, Luật Đất đai quy định rõ: “Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế. Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại”. Vì thế, nếu do nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên người khởi kiện đồng ý rút đơn kháng cáo, đơn khởi kiện khi trong tay họ chỉ có một biên bản ghi nhận ý kiến của UBND huyện, còn quyết định thu hồi đất của họ vẫn đang tồn tại trên thực tế thì hơn ai hết, chính thẩm phán giải quyết vụ án đó phải phân tích cho họ nắm được hậu quả pháp lý của việc rút đơn để họ cân nhắc, quyết định. Chỉ khi làm được điều đó thì việc giải quyết mới triệt để, đúng pháp luật và công minh.
Ông PHẠM CÔNG HÙNG, Thẩm phán TAND Tối cao
Quyết định thu hồi khiến dân không phục
Tôi thấy huyện ra quyết định thu hồi đất không thỏa đáng. Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi, hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi.
Ông Phạm Văn Danh,
82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang
HUY HOÀNG/Phapluattp

Dân Mất Đất Hải Dương đã nói


Tôi là người Việt Nam tôi rất thương anh Vươn và gia đình. Tôi muốn băm vào mặt thằng chủ tịch Huyện hại người. Hại cả những cháu công an vô tội. Chắc là bây giờ gia đình và những người công an đó đang được lãnh đạo đốt lửa căm thù. Nhưng họ đã sai lầm. Họ bị đưa đi thực thi ý tưởng, chính sách của những kẻ ngu dốt và vô đạo đức. Tôi mong rằng làng xóm của anh Vươn nên đấu tranh cho anh ấy để anh ấy nhẹ tội đi. Án này phải xử thằng chủ tịch Huyện và thằng chủ tịch Thành phố Hải phòng. Bí thư huyện ủy, thành ủy phải chịu trách nhiệm liên đới. Đây có phải là : “Chủ nghĩa Tư bản phát triển đầy máu và bùn nhơ khắp mọi lỗ chân lông cùa nó” ? Hay không ?. Câu này nhà ní nuận Nguyễn Phú Trọng hãy căng bộ óc già nua ra mà suy nghĩ.


Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

Thứ Năm, 22/07/2010-8:33 AM
Quang Trung
Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển…
Chinh phục “thần” biển
Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước “con hơn cha, nhà có phúc”.
Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.
Bỏ bằng đại học đi làm nông dân
Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn.
Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục “thần” biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói.
Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên – Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần “ra tay” để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha.
Cái sự dám khuất phục “thần” biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình.  Anh kể: “Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi”, anh nói, mắt nhìn xa xăm. “Đã thế tôi càng quyết tâm làm”.
Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra… biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi  khuất phục “thần” biển là việc làm mạo hiểm.
“Vui sao nước mắt lại trào”
Nhiều năm trời, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa  lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết.
Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: “Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng,  tôi làm như mê, như say. Bởi  chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển”.
Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá… Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay.
Ngày nhìn thấy thành công trong mắt, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”,  lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng.
Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài  rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh,  mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông…

Dungpham đã nói


Sâu sa của sự việc “Tiên Lãng”
Hơn 20 mươi năm nay kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa một vấn đề gai góc nguồn cơn của tham nhũng, bất ổn, lòng dân không yên đó là khái niệm “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý” . Ông “Toàn dân” là ông nào không biết nhưng mấy ông quản lý nhà nước thì mặc sức tung hoành với bao luật, nghị định… cho những cá nhân, công ty thừa tiền lợi dụng và chỉ có người dân là khốn khổ. Nai lưng ra làm lụng chăm bón cho mảnh đất cuối cùng bị quy hoạch cho các công ty bất động sản tha hồ xà xẻo, cắt ngang cắt dọc đền bù rẻ mạt. Lúc thì đền bù quá đậm thậm chí nâng khống, lúc thì như cướp không , người dân không biết đâu mà thưa kiện. Những ban bồi thường cứ dùng chiêu bài sợ trách nhiệm hoặc sợ nhà nước thiệt thòi ngân sách khi bồi thường cho người dân nhưng bên trong là cả một hệ thống mánh khóe tinh vi. Bồi thường, đền bù đất đai cũng như thu thuế nếu tính sai mà có lợi cho nhà nước thì chẳng ai kỷ luật nên gài cho người dân phải đi thưa kiện. Nếu biết đều hối lộ thì điều chỉnh giải quyết còn ngay thẳng đi kiện thì chẳng có ông nào có trách nhiệm giải quyết và cũng chẳng tìm thấy trách nhiệm một ông nào. Bọn họ quá tinh vi một cách dửng dưng vì họ biết đất đai này của ông “toàn dân” chứ đâu phải của ông “dân” , cuối cùng muốn xong việc làm sao tránh được việc “đút lót”. Biết bao nhiêu vụ khiếu kiện đất đai lâu ngày chính phủ không giải quyết được cũng xuất phát từ bọn cán bộ tham nhũng dùng chiêu bài nhà nước để lấy đất người dân “cống” cho các đại gia dự án hoặc chơi chiêu “đất công” để đền bù cho người dân ở dự án công trình phúc lợi xã hội. Chơi chiêu “đất công” là sao? là trường hợp điển hình như ông Vươn ở Tiên Lãng – Hải Phòng (và vô số nơi khác nữa). Trước mắt bọn sai nha huyện (ban bồi thường) bằng mọi cách vận dụng luật (tầm bậy) làm sao đưa đất vào diện “đất công” để áp giá bồi thường cho rẻ để xem thái độ của người dân rồi tính tiếp. Nếu các hộ dân ở vùng đầm lầy Hải Phòng này nếu đoàn kết cử đại diện “hối lộ” thay vì “chống đối” thì đâu có gì xảy ra. Còn nếu đoàn kết chống đối thì họ đã rơi vào cạm bẫy – Đất đai do nhà nước quản lý – bọn chúng sẽ lợi dụng danh nghĩa làm lợi cho nhà nước để mà đàn áp. Bản chất nhà nước là cái máy làm sao biết “có lợi” chỉ có những bọn cán bộ tham nhũng mới biết cái “lợi” đó để mà gài ăn tiền của người dân. Hằng tỷ cán bộ “làm lợi” cho nhà nước kiểu như trên cả mấy chục năm qua nhưng đất nước này có giàu lên được đâu mà chỉ thấy thất thoát ngân sách nhiều thêm, nợ công nhiều thêm. Từ mấy ngàn năm nay xã hội con người đã chứng minh đất đai, nhà cửa là quyền sở hữu gắn chặt với mọi hoạt động đời sống con người. Có thể hạn chế quyền sở hữu đó nhưng không thể cướp của người ta mặc dầu là trên danh nghĩa. Tại sao sở hữu nhà nước đất đai nước ta chỉ trên danh nghĩa là vì không ở đất nước nào mà thằng đi thuê đất (dân) lại chưởi rủa thằng chủ đất(nhà nước) như con c… Như vậy thì quản lý làm gì cho rối , lại còn bị bọn cán bộ tham nhũng đất đai lợi dụng đục khoét rồi đổ vấy cho chế độ. Quản lý đất đai rốt cuộc bây giờ nhà nước mà đi tìm cho mình một mảnh “đất công” đích thực để phát triển hạ tầng thật khó (ngoại trừ Trường Sa hoặc Hoàng Sa “đất công” bị Tàu chiếm) chỉ thấy dự án căn hộ, biệt thự hoành tráng của mấy ông “bự” đại diện “toàn dân” mà thôi. Không tin bây giờ đi dọc toàn bộ bờ biển đất nước gần ba ngàn cây số hoặc quốc lộ 1 gần hai ngàn cây số (Trừ rừng) đố tìm được một đoạn bờ biển, một đoạn mặt tiền quốc lộ nào “đắt địa” mà thuộc đất công thực sự do nhà nước quản lý. Bọn họ đã tư hữu hóa hết rồi chẳng qua nhà nước quản lý trên hình thức thôi. Với lại một người dân quèn cầm trên tay cái giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ) thì mong manh lắm không biết nhà nước quy hoạch ra sao, số phận miếng đất mình như thế nào? Nhưng nếu tờ giấy đỏ cầm trên tay của người giàu có, thế lực thì lại là chuyện khác. Nó sẽ biến thành vàng, tiền, đô-la… và họ càng giàu. Hóa ra sở hữu đất đai thuộc toàn dân do nhà nước quản lý do cuộc cách mạng đem lại cho người dân đã trở thành vô nghĩa. Như vậy hãy để cho người dân tư hữu đất đai nhà cửa của mình thì không còn thằng cán bộ nào nhũng nhiễu dân được nữa hay chí ít là không có kiểu làm càn. Trở lại vụ bi kịchTiên Lãng chắc chắn bọn quan lại, sai nha này đã sắp đặt từ trước một vở tuồng “đất công” để nhìn vào ai cũng thèm nhỏ dãi ghen ghét cô lập những người đầu tư công sức khai hoang vùng đầm lầy này để bọn chúng dễ bề thực hiện kế hoạch “làm lợi” cho “nghèo” nhà nước thậm chí biết chắc có đổ máu. Rồi sau đó qua nhiều trung gian luồn lách tránh né cuối cùng cũng chính bọn chúng là người hưởng món lợi này của nhà nước. Nếu thực sự bồi thường cho dân xứng đáng sòng phẳng công khai thì chẳng bao giờ có chuyện gì xảy ra (chuyện không tưởng). Đúc kết lại “đất nào mọc cây đó” cây tham nhũng, tàn hại đang mọc trên mảnh đất “toàn dân”.



Khách đã nói


Ồ, thì ra thằng Lý trưởng xã Vinh Quang (Lê Văn Liêm) là em ruột của thằng Tri huyện Tiên Lãng (Lê Văn Hiền). Đây mới chính là những cường hào, địa chủ mới của chế độ XHCN ta


Công Bằng đã nói


Theo tôi, chống người thi hành công vụ bằng súng cũng là không nên, không đúng . Nhưng mọi người phải hiểu rằng 20 năm trời lăn lộn làm ăn , đầu tắt mặt tốí và hiện tại còn vay ngân hàng chục tỉ đồng , bây giờ nhà nước tịch thu, không đền bù gì cả thì cũng quá tàn nhẫn và dã man .Lấy tiền đâu mà trả ngân hàng ?. Bị dồn đến chân tường , đến chị Dậu hồi phong kiến áp bức như vậy , mà cũng phải đánh lại tên cai đội cơ mà . Con chó ,nó cũng cắn lại , chứ đừng nói đến con người .

Qua vụ này tôi cảm thấy công an VN QUÁ YẾU KÉM. Hàng trăm công an , đặc nhiệm trang bị vũ khí đầy mình , vẫn thua một người chỉ với khẩu súng hoa cải . Vấn đề yếu nhất của họ không phải là vũ khí , mà là SỢ CHẾT !. Mang ĐẠI BÁC đi bắn CHIM SẺ . Nhưng vẫn bị chim sẻ mổ vào mắt cho và bay mất !!!!.



Gim c CATP bt ng trc v n sng

Nhìn mặt đủ biết hạng lưu manh làng xã được thời lên làm Giám đốc CA Hải Phòng Đại tá Việt gian CS Đỗ Hữu Ca 



Chủ nhật, ngày 08/01/2012, 12:00

*** Nghe Giám đốc Công An Hải Phòng nói láo, phá nhà nhà hiếp nhân dân thì giỏi còn  bọn Tàu phù cướp cả Hải Phòng mở làng Tàu, mở xí nghiệp Tàu bóc lột nhân dân, mở hải cảng căn cứ quân sự chiến lược đe dọađuổi Mỹ khỏi Thái Bình Dương,  tên Giám Đốc CA Đỗ Hữu Ca im lìm như chuột ngậm thóc.....

(24h) - "Phải nói rằng, vụ nổ súng chống trả ở Tiên Lãng là một bất ngờ với chúng tôi."

Liên quan đến vụ chủ thầu Đoàn Văn Vươn huy động cả nhà dùng mìn, súng chống trả lực lượng cưỡng chế tài sản, nhiều bạn đọc thắc mắc về nguyên nhân tại sao một công dân được đánh giá là hiền lành lại trở nên cuồng loạn, đâu là căn nguyên của vấn đề. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.

Thưa Đại tá, ông nhận định thế nào về tình hình tội phạm trên địa bàn Hải Phòng những ngày gần đây?

Đã thành quy luật, hàng năm cứ vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12, tội phạm có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn các tháng còn lại. Năm nay tình hình tội phạm nhìn chung là bình thường, không có vấn đề gì cả, tức là vẫn theo quy luật chung ấy. Chỉ có một điểm đặc biệt nhất là vụ việc ở Tiên Lãng mấy ngày gần đây. Đối tượng của vụ việc này, ban đầu đâu phải là tội phạm.








Đại tá Đỗ Hữu Ca trong buổi phóng vấn

Phải nói rằng, vụ nổ súng chống trả ở Tiên Lãng là một bất ngờ đối với chúng tôi. Trước đây, người dân Tiên Lãng chống càn rất kiên cường, những anh hùng như Phạm Ngọc Đa đều ở đấy cả. Từ sau hòa bình đến nay, dân ở đấy rất cách mạng, rất thuần, chưa bao giờ gặp chuyện chống đối thế cả. Có thể nói đây là mảnh đất thuần nhất trong các địa phương ở Hải Phòng này.

Nói như thế nghĩa là có sự chủ quan trong vụ việc này, thưa Đại tá?
Về việc cưỡng chế thuộc thẩm quyền của huyện. Các anh ý chỉ báo cáo là hôm nay có vụ cưỡng chế như thế, xin Giám đốc cho lực lượng để bảo vệ cưỡng chế, tôi chỉ là người ký quyết định đồng ý giao lực lượng còn kế hoạch cụ thể dưới huyện phải làm. Nhưng rõ ràng sau này, đồng chí Mải (Trưởng công an huyện Tiên Lãng - 1 trong 6 Công an bị thương trong vụ việc- PV) ở bệnh viện về là tôi phải cho rút kinh nghiệm.
Trong vụ cưỡng chế tài sản ở Tiên Lãng, có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cưỡng chế một cái đầm thôi mà đem hàng trăm quân xuống đó, làm như thế để rồi bị thương cho bao nhiêu người, việc đó có đáng làm không, thưa Đại tá?
Thực ra vấn đề mà các bạn vừa hỏi cũng là suy nghĩ của một số vị lãnh đạo. Tôi đã từng trả lời các đồng chí ấy rằng, các đồng chí nhận thức sai lầm hết cả. Việc cưỡng chế đầm là một việc làm hết sức bình thường, mang tính chất hành chính, thủ tục của Ủy ban huyện người ta làm. Cái này làm theo thủ tục thông thường, người ta làm đúng. Qua 8 lần giải quyết hòa giải không được, Tòa án cũng đã xử rồi nhưng đối tượng Vươn lại kiên quyết giữ, không giao đầm cho địa phương, thế thì địa phương phải cưỡng chế là hoàn toàn đúng luật.
Ở vụ việc này, chỉ có cái là đơn vị huyện cưỡng chế, kể cả công an, quận đội, các ban ngành, người ta ra cưỡng chế nhưng không nắm chắc được tình hình đối tượng. Đoàn Văn Vươn có biện pháp chống đối nhưng tổ cưỡng chế lại không nắm được cho nên để xảy ra chuyện có thiệt hại về về quân số. Nhưng mà cái đó là cái riêng. Khi chúng tôi đưa quân xuống là để bắt tội phạm bởi đối tượng đã nổ súng chống trả người thi hành công vụ, đã làm các chiến sỹ của chúng tôi bị thương. Hơn nữa, Vươn đã dùng mìn, dùng tất cả các biện pháp nguy hiểm đến tính mạng con người thì tôi phải dùng lực lượng mạnh để tôi trấn áp. Đây là hai vấn đề khác hẳn nhau. Thông tin đã rất rõ ràng nhưng mỗi người hiểu một kiểu. Sau đó, tôi yêu cầu họp báo ngay để thống nhất được việc đấy. Trên đường đi từ đấy về đây tôi đã làm xong báo cáo tôi gửi về Bộ rồi.
Tức là ban đầu, lực lượng công an có mặt tại hiện trường chỉ đảm bảo yêu cầu bảo vệ vụ cưỡng chế thôi, đúng không thưa Đại tá? Vậy khi Đại tá xuống chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường thì diễn biến ra sao?
Đúng vậy! Khi tôi điều thêm quân có mặt tại hiện trường thì các đối tượng đã rút khỏi đó. Cũng may là chúng đã rút rồi, nếu không chúng tôi buộc phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp, hậu quả có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Hôm ấy, cả tôi và 4 đồng chí phó giám đốc đều trực tiếp có mặt ở hiện trường để chỉ đạo tác chiến. Chúng tôi đã tính đến phương án xấu nhất nên phải chuẩn bị đầy đủ súng, đạn rồi. Khi tôi có mặt, chưa nhận định được các đối tượng đã rút khỏi đó nên mọi phương án tác chiến vẫn được triển khai.
Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ.... Rất may là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế.

Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.
Khu vực bãi bồi, nơi xảy ra vụ nổ súng
Thưa Đại tá, chỉ ít phút sau vụ nổ súng, lực lượng đông đảo của công an đã có mặt thì cho dù đối tượng có rút khỏi đó đi chăng nữa, cũng không thể đi quá xa. Tại sao ta chưa bắt hết được các đối tượng ngay khi đó?
Khoảng 30 phút sau tôi mới xuống được đến hiện trường. Địa hình bãi bồi ấy rất hiểm trở, bao quanh là nước và bụi cây. Hơn nữa, bộ phận biên phòng chốt ở ngoài không thông thạo địa hình. Có thể, các đối tượng đã trà trộn vào những người hiếu kỳ đứng xem ngay khi mìn phát nổ, khi mà lực lượng công an đang phải tiến hành đưa những người bị thương ra xe đi cấp cứu.
Vào thời điểm xảy ra sự việc, bên trong ngồi nhà theo quan sát lúc đó có 3 người con trai và một phụ nữ. Riêng đối tượng Nguyễn Thị Thương cũng có mặt trong nhà nhưng khi xảy ra sự việc chúng tôi chưa biết tại sao lại lên được bờ. Có hầm ở trong nhà nhưng không có hầm đi chỗ khác. Về chi tiết này chúng tôi đang làm rõ. Những người khác liên quan đến vụ việc, chúng tôi bắt trong thành phố. Cơ quan công an đang làm rõ.

Cần bắt thêm 3 người nữa mới kết thúc vụ án. Tất cả đều là anh em bên vợ hoặc chồng của gia đình, không có người ngoài tham gia vào sự việc. Giờ sự việc đã rõ. Hồ sơ giam giữ đang được hoàn thiện.

------------

11/01/2012 | 10:45

Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh động

(DÂN VIỆT) - MẤT ĐẤT, CÓ NGHĨA LÀ MẤT TƯ LIỆU SẢN XUẤT. MẤT TƯ LIỆU SẢN XUẤT, ĐỐI VỚI NÔNG DÂN, LÀ MẤT TẤT CẢ. MẤT TẤT CẢ, CÓ NGHĨA CHẲNG CÒN GÌ ĐỂ ĐỔI NGOÀI MẠNG SỐNG.


Khi viết "Bước đường cùng", nhà văn Nguyễn Công Hoan "đẩy" nhân vật chính – Pha - vào thế bị bần cùng hóa, chẳng còn gì để mất. 84 năm trước đây, trong đời thật, anh em nhà Mười Chức, trong thế bước đường cùng, đã đổi 5 mạng sống của gia đình, trong đó có một con người thậm chí chưa kịp được sinh ra, để giữ đất, cũng là lẽ sinh tồn, trong vụ án nổi tiếng, xảy ra vào năm 1928 tại Bạc Liêu.
Có lẽ, khi đặt mìn, xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5.1, anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi phạm pháp của mình mang lại (?).
Nhưng vì sao cả Pha, cả anh em Mười Chức thời xưa, và nay là Đoàn Văn Vươn sẵn sàng đánh đổi với cái giá quá đắt đến như vậy?
Công an, bộ đội gỡ mìn cài trong trang trại của Đào Văn Vươn. T.L
Câu trả lời thực ra không khó. Họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Như 300.000 hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng, 100.000 hộ nông dân ở vùng nghèo khó Đông Nam Bộ và hàng trăm ngàn nông hộ khác trên khắp dải đất chữ S này.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống. Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách thức thần biển.
Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự tin: "Người thách đấu, tôi không sợ. Chỉ sợ trời thách đố tôi thôi". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20.000m3 đất, đá đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng.
Và, với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ ngơi 50ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ trời. Nhưng xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".
Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn và công cuộc trường chinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên báo Đời sống và Pháp luật 14 tháng trước.
Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư liệu sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư liệu sản xuất.
Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất "bước đường cùng" trong thân phận của anh, một thân phận mà các nhà văn hiện thực phê phán đã nhiều lần nói tới, tưởng như chỉ xảy ra thời kỳ phong kiến: Cố cùng liều thân.
Vì sao một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại có thể manh động, bạo lực đến như vậy?
Câu trả lời, đơn giản đến tàn nhẫn: Người nông dân này bị thu hồi khi thời hạn giao đất đã hết 14 năm chứ không phải 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 để có một sinh kế. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm và thậm chí… 99 năm.
Nguyên do của những hành động vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm là từ quyết định mang tính tước đoạt, nhấn mạnh là không một xu bồi thường, làm những người nông dân như Đoàn Văn Vươn mất toàn bộ tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng hóa. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.
Có hai kỷ lục về câu chuyện mất đất được nói đến trong thời gian gần đây. Ở Đà Nẵng, có trên 40.000 hộ nông dân bị mất đất do phải di dời, giải tỏa. Ở Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích "nhỏ nhất nước", sau 10 năm "trải thảm đỏ", 3.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc "Cứ 5 hộ dân thì có 1 hộ mất đất canh tác"; "Có những thôn xóm mà 90-95% diện tích đất nông nghiệp bị "khai tử", có lẽ cũng là một kỷ lục khác.
Website Hội NDVN hồi đầu năm nay đã đưa ra các con số: Vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ. Đông Nam Bộ cũng khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội: 138.291 hộ và TP.HCM: 52.094 hộ. Theo cách tính toán khá chi li của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất là mất chiếc cần câu cơm. Có nghĩa là mất hết. Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.
Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương.

11/01/2012 | 10:39

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng:

Địa phương tự ý thu hồi đất là sai

(DÂN VIỆT) - TỪ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG) NGÀY 5.1 ĐÃ BỘC LỘ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT. PHÓ CHỦ TỊCH HỘI NDVN NGUYỄN DUY LƯỢNG TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ NÀY.


Như Báo NTNN đã phản ánh, vụ cưỡng chế ngày 5.1 ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã dẫn đến hậu quả 6 công an, bộ đội bị thương. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?
- Bản thân người dân làm trang trại rất ít người tự nhiên có đất. Đất có được là do họ được Nhà nước giao quản lý, hoặc do khai hoang mà có. Có một thực tế là các trang trại hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế: Giá trị sản phẩm


Chiều 7.1, hai ngày lẩn trốn sau khi có hành vi nổ súng, chống người thi hành công vụ trong vụ cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Đoàn Văn Quý, 46 tuổi, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, đã nhờ một số phóng viên báo chí đưa tới Đội 9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng tự thú.

Tại cơ quan CSĐT, bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận do bức xúc trong việc UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản, cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản trong khi gia đình anh đã làm đơn khởi kiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Khi sự việc xảy ra, trong những phút không làm chủ được mình, Quý đã dùng súng bắn đạn hoa cải bắn về phía những người thi hành công vụ, khiến nhiều cán bộ bị thương.

Để có vũ khí chống trả người thi hành công vụ, trước đó, Đoàn Văn Quý đã nhờ người đi mua hai khẩu súng và đạn để quyết tâm chống trả khi lực lượng chức năng đến thực hiện việc cưỡng chế.

Sau khi gây ra vụ việc, Quý đã trốn ra khu vực rừng ngập mặn mà gia đình Quý trồng chống bão cạnh khu đầm. Sau đó, do tự nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật, cùng với sự động viên của gia đình, chiều 7.1, Quý đã nhờ một số phóng viên báo chí đưa ra tự thú để được nhận sự khoan hồng của pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Trong – Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho biết, Quý vốn là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không có tiền án tiền sự. Năm 1993, sau khi Đoàn Văn Vươn (anh trai Quý) được giao khu đầm Cống Rộc, Quý ra đầm vay mượn thêm tiền, góp sức tạo dựng khu đầm. Sau đó, được Đoàn Văn Vươn giao lại cho 6ha để nuôi trồng thủy sản, sinh sống trên mảnh đất này một thời gian rồi lấy vợ. Không có đất ở riêng, nên sau khi lấy vợ, 2 vợ chồng Quý xây nhà tạm trên đất này để ở.
Được biết, vợ Quý là Phạm Thị Hiền cũng đang bị Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng tạm giữ để phục vụ điều tra. Từ ngày vợ chồng Quý bị bắt, 2 con trai Quý là: Đoàn Văn Long, 8 tuổi, học tại trường Tiểu học Vinh Quang và Đoàn Văn Hải, 5 tuổi đang ở cùng vợ Đoàn Văn Thoại (em trai Đoàn Văn Vươn).

10/01/2012 07:40
Vụ bắn 6 người bị thương ở Hải Phòng:

UBND HUYỆN TIÊN LÃNG NUỐT LỜI?

TT - Chủ đầm tôm Đoàn Văn Vươn - người cùng các đồng phạm chống trả quyết liệt việc cưỡng chế thu hồi đất làm sáu công an và quân nhân bị trọng thương ngày 5-1 - vốn có nhân thân tốt.
Ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, từ chối trả lời phỏng vấn báo chí chiều 9-1 - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông từng được một tờ báo phong tặng là "kỳ tài đất Tiên Lãng". Vì sao đến nỗi? Phóng viên Tuổi Trẻ đã đi tìm hiểu sự việc...
Đầm nuôi trồng thủy sản khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang được ông Đoàn Văn Vươn nhận khai hoang từ năm 1992. Theo những thông tin Tuổi Trẻ có được, năm 1997 UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) ra quyết định giao bổ sung đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 19,3ha cho ông Vươn. Thời hạn sử dụng đất là 14 năm, tính từ ngày 4-10-1993.
Từ một biên bản thỏa thuận lập sai
Hết thời hạn sử dụng, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất. Không đồng tình, ông Đoàn Văn Vươn và một chủ đầm tôm là ông Vũ Văn Luân đã có đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ra TAND huyện. Bị bác đơn, ông Vươn và ông Luân tiếp tục kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.
Ngày 9-4-2010, ông Ngô Văn Anh - thẩm phán TAND TP Hải Phòng - đã cho lập một biên bản thỏa thuận giữa các bên đương sự. Ông Phạm Xuân Hoa, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Tiên Lãng, nói trong biên bản: "Quan điểm của UBND huyện Tiên Lãng là quan tâm đến người lao động nếu người lao động chấp hành tốt quy định của Nhà nước. Nếu ông Luân rút đơn thì huyện sẽ cho ông Luân tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật". Biên bản được thẩm phán Ngô Văn Anh ký, đóng dấu cùng chữ ký xác nhận của ông Phạm Xuân Hoa và các ông Vươn, Luân. Nhận được biên bản này, các ông Vươn, Luân đã rút đơn kháng cáo.
Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng đã không thực hiện lời hứa nói trên. Ngược lại, cuối năm 2011 UBND huyện đã ra quyết định thu hồi đất của ông Vươn, tổ chức cưỡng chế và xảy ra sự việc ngày 5-1 nêu trên.
Để nghe tiếng nói từ phía UBND huyện Tiên Lãng, ngày 9-1 phóng viên Tuổi Trẻ đã đến UBND huyện. Sau nhiều giờ liên lạc và chờ đợi ngay tại cửa văn phòng, kết quả phóng viên nhận được vào cuối giờ chiều là cái xua tay của ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện. Ông Hiền cáo bận và giao lại cho ông Khanh (phó chủ tịch UBND huyện) tiếp. Sau một hồi chờ đợi thêm, chúng tôi nhận được hồi đáp của ông Khanh: "Đề nghị các anh chị đăng ký lịch và nội dung làm việc để chủ tịch bố trí thời gian tiếp, tôi không phải là người có thẩm quyền trả lời".
Văn bản được lập tại TAND TP Hải Phòng có tựa đề "tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án" - Ảnh: Nguyễn Khánh
Người trong cuộc nói gì?
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Vũ Văn Luân - người cùng khởi kiện quyết định của UBND huyện Tiên Lãng như ông Vươn, cũng là người nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất cùng ngày với ông Vươn - bức xúc: "UBND huyện Tiên Lãng đã bội ước với tôi. Sau thỏa thuận ở TAND Hải Phòng, tôi rất tin tưởng chính quyền huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục giao mảnh đất mà chúng tôi đã gắn bó. Nào ngờ họ đã bội ước, thỏa thuận đặt bút ký vào rồi mà về địa phương thì họ bảo cứ phải giao đất rồi mới giải quyết sau".
Ông Luân cho biết bản thân ông đã nhiều lần đề nghị được gặp để đối chất với chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng nhưng luôn bị từ chối. "Khi nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tôi tiếp tục đề nghị được gặp để đối chất, trình bày với chủ tịch UBND huyện nhưng cũng bị khước từ. Lẽ ra tôi đã bị cưỡng chế rồi vì tôi với anh Vươn nhận được quyết định cưỡng chế cùng ngày, nhưng có lẽ vụ việc của anh Vươn như vậy nên họ dừng chưa cưỡng chế tôi. Mấy hôm nay tôi sống trong lo lắng, nó như cái án treo lơ lửng trên đầu" - ông Luân buồn rầu tâm sự.
Phóng viên Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục chờ ý kiến hồi đáp của lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng để có thông tin đa chiều đến bạn đọc.



11/01/2012 | 10:39

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng:

Địa phương tự ý thu hồi đất là sai

(DÂN VIỆT) - TỪ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG) NGÀY 5.1 ĐÃ BỘC LỘ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT. PHÓ CHỦ TỊCH HỘI NDVN NGUYỄN DUY LƯỢNG TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ NÀY.

Như Báo NTNN đã phản ánh, vụ cưỡng chế ngày 5.1 ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã dẫn đến hậu quả 6 công an, bộ đội bị thương. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?
- Bản thân người dân làm trang trại rất ít người tự nhiên có đất. Đất có được là do họ được Nhà nước giao quản lý, hoặc do khai hoang mà có. Có một thực tế là các trang trại hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế: Giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị đất canh tác còn rất thấp.
Chỉ được giao đất sản xuất với thời hạn ngắn, nông dân không dám đầu tư lớn cho sản xuất.
Nhiều trang trại hoạt động rất đơn điệu và kém hiệu quả, hầu hết mới chỉ chọn hướng phát triển theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài", hoặc theo kinh nghiệm quảng canh, khoanh vùng để giữ đất chứ chưa có hướng đầu tư cụ thể, hiệu quả... nên chưa tận dụng được triệt để quỹ đất.
Nguyên nhân là do hầu hết các trang trại đều chưa được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nên người dân rất không an tâm canh tác.
Về vụ việc ở Tiên Lãng, tôi chưa dám khẳng định là ai đúng, ai sai. Tuy nhiên, việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn dùng mìn, súng chống đối chính quyền, làm 6 công an, bộ đội bị thương là sai, không phù hợp với vị thế của người nông dân trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.
Để vụ việc rõ ràng hơn, Hội ND Việt Nam sẽ giao cho Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội xuống tiếp xúc, tìm hiểu người dân, chính quyền để tư vấn và sau đó sẽ có những đánh giá chính xác hơn.
Như ông nói, có nghĩa hiện nay rất nhiều người dân đang rất bị động trong việc sử dụng, canh tác đất đai, thưa ông?
- Đúng như vậy! Do chưa được làm chủ thật sự, vì đất đai mới chỉ được giao tạm thời trong thời gian 20 năm. Trong khi đó, nhiều hộ đầu tư cả tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng, nhưng với khoảng thời gian 20 năm họ khó có thể thu hồi vốn, chưa nói đến có lãi, nên rất ít hộ dám mạnh tay đầu tư, dẫn đến lãng phí quỹ đất như tôi đã nói ở trên.
Vừa qua trong chuyến công tác ở Vĩnh Phúc, tôi cũng đã nhận được phản ánh của rất nhiều hộ dân về thời hạn giao đất. Bà Thiện ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, nhận 4ha đất, sau gần 20 năm bà đã cải tạo nên một rừng cây và đang bảo vệ đàn cò, nay nghe tin sẽ sắp bị thu hồi đất, nên đứng ngồi không yên.
Vậy làm thế nào để người dân yên tâm canh tác, chờ đến năm 2013 - thời điểm sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, khi thời khắc giao thời thường mọi việc rất nhạy cảm, phức tạp?
- Qua thông tin NTNN phản ánh trong mấy số báo gần đây, nhiều người dân, chủ trang trại sắp hết hạn giao đất mà chưa có hướng dẫn, người dân rất băn khoăn, không biết họ có còn được giao đất lại hay không.
Vì chưa có hướng dẫn, nên một số địa phương đã tự tiến hành thu hồi theo cách riêng từng địa phương, đã dẫn đến sự việc đáng tiếc như ở Tiên Lãng vừa qua. Địa phương nào tự ý thu hồi đất, khi chưa có sự chỉ đạo của Thủ tướng là sai.
Theo tôi trước mắt UBND các địa phương phải thực hiện theo đúng luật, Hội ND sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới tư vấn pháp luật để người dân an tâm hơn.
Như tôi được biết, Ban chấp hành T.Ư đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo để tổng kết Nghị quyết 26, Chính phủ đã giao cho Bộ TNMT chuẩn bị tờ trình trình Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1993 trong năm 2013. Sau khi có luật, mọi vấn đề sẽ được sáng tỏ.
Người dân có thể yên tâm, vì theo dự thảo, ý kiến của các chuyên gia đề xuất thì thời hạn giao đất có thể từ 50 năm đến 90 năm chứ không chỉ là 20 năm như hiện nay.
Địa phương nào tự ý thu hồi đất, khi chưa có sự chỉ đạo của Thủ tướng là sai. Theo tôi trước mắt UBND các địa phương phải thực hiện theo đúng luật, Hội ND sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới tư vấn pháp luật để người dân an tâm hơn.
Trước khi Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi, Trung ương Hội NDVN có kiến nghị gì không?
- Hội tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân trên quan điểm, đất là của quốc gia, giao cho người dân quản lý và sử dụng, tránh tình trạng nhiều người hiểu lầm Nhà nước giao đất cho rồi là đất của mình, muốn bán thì bán, muốn đổi thì đổi.
Tôi xin thay mặt cho Hội xin kiến nghị với Ban sửa đổi Luật Đất đai một số vấn đề như sau: Đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét nên giao đất lâu dài, ổn định cho ND, chủ trang trại nhằm tạo cơ sở chính sách vững chắc để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hội ủng hộ quan điểm giao đất thời hạn 50 đến 90 năm hoặc lâu hơn nữa. Đồng thời cần có những rà soát kỹ càng khi tiến hành thu hồi, cũng như giao lại đất cho hộ dân, tránh tình trạng đầu cơ đất, hoặc nhận đất nhưng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên đất.
Xin cảm ơn Phó Chủ tịch!


Con đường còn hằn dấu bánh xích của máy xúc, từng được điều đến để cưỡng chế.
Theo người dân xã Vinh Quang, sau vụ nổ súng, cưỡng chế, ngôi nhà của ông Vươn đã bị phá sập.
Chủ đầm Vũ Văn Hiền (cạnh đầm ông Vươn): “Chống người thi hành công vụ là anh Vươn sai rồi. Nhưng trước đó, phải phong cho anh Vươn là người hùng mới xứng đáng”.
Ông Lê Văn Doãn (xóm chùa trên): “Trước đây chưa có khu đồng này thì dân luôn lo vỡ đê. Mùa bão chúng tôi kinh lắm, có bão là phải chạy tới mãi xã trong”.


Thiếu thận trọng
Một ông chánh văn phòng Huyện - một công bộc của dân mà phát ngôn thiếu thận trọng như thế thì sao đáng đại diện cho nhân dân? Tôi không phán xét ai sai - ai đúng vì còn chưa điều tra kĩ nhưng thử hỏi phát ngôn một cách cảm tính của một lãnh đạo cũng thuộc hàng cao cấp ở Huyện thì mấy ai còn tin tưởng và những người đang đại diện cho nhân dân. Nhân dân còn tin vào ai được nữa?
  
ý kiến
chỉ có các cấp từ tỉnh đến trung ương vào cuộc thì địa phương mới vỡ lở ra những mờ ám về cách quản lí của chính quyền địa phương.báo chí nên vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để làm rỏ vấn đề,để chỉ rỏ ai đúng ai sai,trả lại công bằng cho những người bi thiệt thòi.
  
Xem lại lời phát biểu của ông chánh văn phòng huyện
Người có công như thế, nhân dân đã có phán xét như thế, Ông quan huyện ngồi trên cao không thực tế mà phát biểu vậy thì không chấp nhận được, có công thì phải ghi nhận, Lúc khó khăn thì khuyến khích người ta làm, giờ tốt đẹp lại thu hồi. Tức nước thì vỡ bờ mà, cứ bảo sao dân phản ứng gay gắt thế.
  
Nỗi bất bình
Còn quan kiểu này thì dân nghèo vẫn hoàn nghèo, miếng đất cắm dùi không có.

Chỉ có dân vẫn khổ thôi
  
Các quan không muốn cho thuê đất
Rõ ràng các quan không muốn cho người dân thuê đất nữa. Nếu muốn vậy, sao không cho người ta thuê luôn đi, mà đợi đoạt đất lại, rồi sau đó người ta xin mới cho? Người dân xin quý vị được thuê rồi mà ? Người ta đã cam kết rút đơn nếu quý vị tạo điều kiện cho thuê tiếp rồi mà? Quý vị cũng cam kết trong đơn đó rồi mà ? Cho thuê không cần thu thu hồi đất lại cũng được vì sở hữu phần đất trên vẫn là của Nhà nước mà ?
  


Cần điều tra làm rõ
Không phải khi không mà người nông dân lại cùng quẫn đến nỗi chống người thi hành công vụ. Không đồng tình với bạn Hoa vì khi pháp luật không bảo vệ họ thì họ sẽ tự mình đấu tranh khi bị bức bách tới đường cùng.
  

Phép vua thua lệ làng
những việc như thế này đâu chỉ có ở nhà ông Vươn nhiều người còn có trường hợp đáng thương hơn nhưng không biết kêu ai.
  

Nếu luật pháp nghiêm minh ngay từ đầu
Nếu luật pháp nghiêm minh ngay từ đầu cho lam hoac ko cho lam thì đâu đến như vậy. Để người ta làm mất bao công lao rồi lại thu hồi. Tôi thấy như vậy là quá bất công với gia đình họ. Hay lại có một số cán bộ phẩm chất tha hoá ở đây?
  

lấy dân làm gốc ???
tôi thông cảm với dòng họ Đoàn , nếu chúng ta trong hoàn cảnh của họ cũng chưa hẳn có hành động sáng suốt .
  
Quá bức xúc
ép người quá đáng, lợi dụng chức quyền để ép những con người đã khai hoang, làm giàu cho xã hội, tại sao ngay cả Chánh văn phòng UBND thành phố Phạm Hữu Thư "thành phố còn nhiều việc quan trọng khác, đâu chỉ có việc này". vậy sự sinh tồn của hàng chục người kia là ko quan trọng sao? Công bằng xã hội ở đâu?

Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế'

SAU KHI XẢY RA VỤ NỔ SÚNG, NGÔI NHÀ 2 TẦNG CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ BỊ KÉO SẬP. TUY NHIÊN, THEO ÔNG LÊ THANH LIÊM, CHỦ TỊCH UBND XÃ VINH QUANG (TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG), CÓ THỂ VỊ TRÍ NHÀ NẰM TRONG DIỆN TÍCH 21 HA CHƯA BỊ CƯỠNG CHẾ.
GÓC NHÌN ĐỐI LẬP VỀ CHỦ ĐẦM TÔM BỊ CƯỠNG CHẾ

Theo UBND huyện Tiên Lãng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn được giao 40,3 ha đầm, khi hết thời hạn giao đất, huyện sẽ làm thủ tục thu hồi cả 40,3 ha. Ngày 5/1, UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm theo quyết định do Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền ký ngày 24/11/2011. Quyết định không nêu việc cưỡng chế thu hồi 21 ha đất còn lại trong khu đầm được huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993.
Sau vụ nổ súng căn nhà hai tầng của gia đình ông Vươn đã bị đập bỏ. Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cho biết, sau vụ cưỡng chế, xã đã quản lý khu đầm.
Ngôi nhà xảy ra vụ nổ súng sáng 5/1. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Ngôi nhà xảy ra vụ nổ súng sáng 5/1. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Khi được hỏi căn nhà bị sập có nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế không, ông Liêm nói: "Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án. Gia đình ông Vươn vẫn có thể vào khu vực chưa bị cưỡng chế".
Không còn nhà, chị Phạm Thị Hiền và bà Nguyễn Thị Thương cùng các con tá túc ở nhà bà Trần Thị Mịn. Bà Mịn là vợ của một trong hai người đang lẩn trốn - Đoàn Văn Thoại.
Mượn chiếc áo da to sụ để mặc chống rét, bà Thương (vợ ông Vươn) cho biết, đêm trước vụ cưỡng chế, sau khi ăn cơm tối bà đưa các con về nhà thím Mịn để yên tâm học hành. Chị Hiền cùng hai con nhỏ cũng đi cùng. "Dự định chỉ về một hai hôm nên tôi chỉ mang ít sách vở cho các cháu. Không thể tưởng tượng mọi chuyện lại xảy đến thế này", bà Thương kể.
Người phụ nữ này cho hay, công việc của bà ở đầm thủy sản chủ yếu lo cho vườn chuối, chăm nom các cháu nhỏ và làm việc vặt. "Giờ chúng tôi như chết đuối giữa dòng, không biết bấu víu vào đâu, không biết lấy gì nuôi con,. Hy vọng chính quyền sớm làm mọi việc sáng tỏ để gia đình có thể tiếp tục được thuê khu đầm làm ăn trả nợ", bà nói.
Trong khi đó, chị Phạm Thị Hiền (vợ Đoàn Văn Quý - nghi can được cho là trực tiếp nổ súng vào cảnh sát) cho biết, đêm trước khi bị cưỡng chế, khi thấy chồng cùng các anh em trai chuẩn bị vũ khí để đối phó với lực lượng cưỡng chế, chị đã góp ý khuyên bảo. Tuy nhiên, do đây là chuyện quan trọng nên phụ nữ và trẻ em không được can dự nhiều.
Chị Hiền kể, nhiều năm nay gia đình đã gõ đủ các cửa cơ quan công quyền ở Hải Phòng bằng đủ các loại văn bản, giấy tờ nhưng kết quả như đá ném ao bèo. Công khai phá của anh em, vợ con, họ hàng đối với khu bãi ven sông, cửa biển ở xã Vinh Quang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Trong khi đó, dù mang tiếng được quản lý khu đầm thủy sản màu mỡ, trù phú nhưng bao nhiêu của cải, đất đai, nhà cửa đều đã bán đi hết để đổ đầu tư vào đây, chưa kể đến khoản nợ nhiều tỷ đồng vẫn treo lơ lửng trên đầu.
"Nguyên nhân dẫn đến hành động như vừa rồi là do gia đình em bị dồn nén quá lâu, quá nhiều. Kế sinh nhai ở đầm tôm, nếu mất nó chúng em không còn gì", người phụ nữ cắn môi, khóc rấm rứt.
Chị Hiền (trái) và bà Thương (giữa). Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chị Hiền (trái) và bà Thương (giữa) kể về đêm trước khi xảy ra vụ cưỡng chế. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Cũng như bà Thương, trước hôm diễn ra vụ việc sáng 5/1, chị Hiền đưa hai đứa con trai 8 tuổi và 5 tuổi về nhà thím Mịn ngủ. Sáng sớm, sau khi đưa các con đi học, nghe tin cưỡng chế, chị và bà Thương chạy lên. Từ trên đê hai người chứng kiến cảnh cả trăm cảnh sát, bộ đội ồ ạt tiến vào khu đầm. Ngay sau đó, cả hai cùng cháu Quỳnh (học sinh lớp 11, con ông Vươn) cũng bị bắt.
Người phụ nữ này cho hay, gia đình vẫn hy vọng vào công lý. Vì thế, trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.
Hiện, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Ông Sịnh, Vươn, Quý là anh em ruột, còn Vệ là cháu ruột của 3 người này. Hai người đang bỏ trốn là Đoàn Văn Thoại và Phạm Văn Thái. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ngày 10-11/1, nhiều phóng viên đã liên hệ để có được ý kiến chính thức từ lãnh đạo thành phố về nguyên nhân dẫn tới vụ nổ súng khi cưỡng chế ngày 5/1 ở Tiên Lãng. Tuy nhiên, Chánh văn phòng UBND thành phố Phạm Hữu Thư đã từ chối: "Tôi chưa thể trả lời ngay được, phải có lịch. Tôi không nói việc này không quan trọng nhưng thành phố còn nhiều việc quan trọng khác, đâu chỉ có việc này".
Trước đó, trao đổi với VnExpress trước đó, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh khẳng định, việc cưỡng chế đối với diện tích đầm thủy sản của hộ ông Đoàn Văn Vươn là căn cứ theo quyết định của UBND huyện. Từ năm 2007, khu đất giao cho ông Vươn đã hết hạn, UBND huyện đã 8 lần làm việc yêu cầu ông Vươn bàn giao lại nhưng hộ này nhất quyết không trả. “Ông Vươn luôn chống đối, không chấp hành”, ông Khánh nói.

Khu đầm tôm sau khi bị cưỡng chế

5 NGÀY SAU KHI BỊ CƯỠNG CHẾ, KHU ĐẦM THỦY SẢN CỦA ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN (TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG) TAN HOANG. VIỆC ĐI LẠI Ở KHU VỰC NÀY BỊ CẢ CHÍNH QUYỀN LẪN NHỮNG NGƯỜI LẠ MẶT NGĂN CẤM.


Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'


NGUYÊN THỨ TRƯỞNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẶNG HÙNG VÕ KHẲNG ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH THU HỒI ĐẤT CỦA UBND HUYỆN TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG) VỚI GIA ĐÌNH ĐÌNH ÔNG VƯƠN VỪA TRÁI LUẬT VỪA TRÁI ĐẠO LÝ, CỐ TÌNH TƯỚC BỎ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN.
MÂU THUẪN DẪN ĐẾN NỔ SÚNG CHỐNG ĐỐI Ở HẢI PHÒNGGÓC NHÌN ĐỐI LẬP VỀ CHỦ ĐẦM TÔM BỊ CƯỠNG CHẾ


- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?- Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.

Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.

- Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?
- Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng

- Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?

- Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.
Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.
Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.
- Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?
- Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc

Lực lưỡng cưỡng chế gồm cả trăm cảnh sát được trang bị vũ khí ập vào khu vực cưỡng chế.
Ngày 5/1 trở thành tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.

- Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?
- Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.
Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.
Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.
Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?
- Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.
Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.

Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế

TRONG KHI NGƯỜI DÂN XÃ VINH QUANG (TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG) COI ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN NHƯ “NGƯỜI HÙNG” KHAI HOANG, LẤN BIỂN THÌ UBND HUYỆN LẠI CHO RẰNG ÔNG VƯƠN "ĐẮP ĐÊ THU LỢI CÁ NHÂN CHỨ CÓ ÍCH GÌ CHO XÃ HỘI".
MÂU THUẪN DẪN ĐẾN NỔ SÚNG CHỐNG ĐỐI Ở HẢI PHÒNG

*ẢnhKhu đầm tôm sau khi bị cưỡng chế
Chiều 10/1, tại khu vực đầm thủy sản ngoài đê xã Vinh Quang, hàng chục người dân vẫn tập trung bàn tán về vụ cưỡng chế đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Cách triền đê chừng vài trăm mét, đầm thủy sản của gia đình ông Vươn tiêu điều với dấu tích còn sót lại của căn nhà hai tầng bị san phẳng. Nhiều vật dụng lẫn trong đống đổ nát.
Ánh mắt buồn nhìn sang khu đầm của hàng xóm, chủ đầm Vũ Văn Hiền nói: “Chống người thi hành công vụ là anh Vươn sai rồi. Nhưng trước đó, phải phong cho anh Vươn là người hùng”.
Là người cùng khai phá vùng đất ven sông cửa biển xã Vinh Quang từ hàng chục năm nay, ông Hiền thấm thía cảnh gia đình ông Vươn đổ mồ hôi công sức, thậm chí cả tính mạng của cô con gái 8 tuổi và một người cháu trên mảnh đất này. “Gia đình anh Vươn đã dám đương đầu với trời đất, thiên tai, làm được việc mà lực lượng thanh niên xung phong không làm được, phải bỏ đi”, ông Hiền nói.
Căn nhà 2 tầng ở giữa đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị coi là hiện trường vụ án, đã bị phá. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Người dân ở xã Vinh Quang khi nói về ông Vươn đều khẳng định ông sống hòa nhã, quan tâm tới mọi người. Công trình lấn biển của khu đầm thủy sản, đi đầu là gia đình ông Vươn đã giúp hàng trăm hộ dân xã Vinh Quang không còn phải chạy đôn chạy đáo mỗi mùa mưa bão.
“Trước đây chưa có khu đồng này thì dân luôn lo vỡ đê. Mùa bão chúng tôi kinh lắm, có bão phải chạy tới mãi xã trong. Có đồng của ông Vươn chúng tôi yên tâm, bão gió chúng tôi không phải chạy”, ông Doãn, người xóm chùa trên nói.
Còn với ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang, dù đã 20 năm, ông vẫn không thể nào quên hình ảnh kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn tìm đến ông xin được khẩn hoang khu bãi ngoài đê. “Lúc nó xuống xin làm tôi khuyên là không làm được đâu, nhà nước còn không làm được nữa là. Nhưng nó không nghe, cứ quyết làm”, đảng viên 82 tuổi nhớ lại.
Ông Danh kể, để thực hiện “canh bạc” với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang... Nhiều năm vật lộn với trời đất được đền đáp bằng bờ kè dài chừng hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê.
“Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công”, ông bí thư già cứ nhắc đi nhắc lại.
Ông Phạm Văn Danh: “Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công”. Ảnh:Nguyễn Hưng.

Sau cả chiều 9-1 và gần hết buổi sáng 10-1 chờ đợi được gặp lãnh đạo huyện, cuối buổi sáng 10-1 các phóng viên mới được chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh tiếp chuyện xung quanh việc cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5-1.
Ông Khánh nói chưa xếp được lịch để các phóng viên phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền, nếu muốn phỏng vấn thì từng báo phải có công văn, câu hỏi cụ thể gửi xuống.
* Truyền hình An ninh: Trong biên bản thỏa thuận được lập tại TAND TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện có nói là dân rút đơn kiện thì được tiếp tục cho thuê đất, nhưng sau đó UBND huyện không thực hiện, xin ông cho biết thông tin chính thức?
- Văn bản thỏa thuận là có. Nhưng mà nói huyện không thực hiện là không đúng. Tức là văn bản thỏa thuận này nói rằng khi anh Vươn chấp hành trả lại vùng đầm cho Nhà nước, huyện sẽ tạo điều kiện để anh Vươn tiếp tục thuê đất sản xuất trên vùng đầm đó. Tức là mọi cái sau này phải theo thỏa thuận với nhau. Anh vẫn như mọi công dân khác, nhưng anh được ưu tiên.
* Tuổi Trẻ: Nhưng sau khi có văn bản thỏa thuận, ông Vươn đề nghị được tiếp tục giao đất để sản xuất, nuôi trồng thủy sản, tại sao UBND huyện không gia hạn mà lại thu hồi?
- Đây là quy định. Dứt khoát anh phải làm các thủ tục bàn giao lại, anh cứ phải bàn giao tôi mới cho anh thuê tiếp.
* Nông Thôn Ngày Nay: Có thông tin cho rằng UBND huyện thu hồi để tổ chức đấu giá?
- Cái đó chúng tôi không thể nói là có hay không có. Nhưng nếu thu hồi thì việc kế tiếp phải thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
* Pháp Luật TP.HCM: UBND huyện chỉ giao đất cho ông Vươn 14 năm, trong khi pháp luật về đất đai quy định là giao 20 năm cho loại đất nuôi trồng thủy sản, tại sao vậy?
- Tôi nghĩ về cái chung pháp luật khống chế mức sàn của nó. Nhưng về địa phương chúng tôi có thể giao mức thấp hơn do tình hình thực tế, có thể năm năm, mười năm. Còn đối với anh Vươn chúng tôi giao đất có thời hạn theo những thỏa thuận hai bên.
* Pháp Luật TP.HCM: Quyết định thu hồi đất nói là không bồi thường cho ông Vươn, nội dung này căn cứ vào quy định nào của Nhà nước?
- Quyết định ghi rõ khi hết hạn được giao đất, anh Vươn phải bàn giao toàn bộ đất và tài sản trên đó cho Nhà nước. Còn căn cứ vào đâu thì anh phải hỏi cơ quan chuyên môn, chứ tôi làm chánh văn phòng không thể biết hết được.
* Tuổi Trẻ: Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân đều đã công bố, vậy khi nào UBND huyện sẽ thực hiện cưỡng chế với ông Luân?
- Việc này hiện nay xin phép chưa thông tin. Hôm nay các nhà báo chỉ nên nắm việc cưỡng chế với ông Vươn thôi.





Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống. Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.
Câu trả lời thực ra không khó. Họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Như 300.000 hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng, 100.000 hộ nông dân ở vùng nghèo khó Đông Nam Bộ và hàng trăm ngàn nông hộ khác trên khắp dải đất chữ S này.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách thức thần biển.

Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự tin: "Người thách đấu, tôi không sợ. Chỉ sợ trời thách đố tôi thôi". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20.000m3 đất, đá đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng.

Và, với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ ngơi 50ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ trời. Nhưng xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".
Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn và công cuộc trường chinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên báo Đời sống và Pháp luật 14 tháng trước.
Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư liệu sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư liệu sản xuất.
Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất "bước đường cùng" trong thân phận của anh, một thân phận mà các nhà văn hiện thực phê phán đã nhiều lần nói tới, tưởng như chỉ xảy ra thời kỳ phong kiến: Cố cùng liều thân.
Vì sao một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại có thể manh động, bạo lực đến như vậy?
Câu trả lời, đơn giản đến tàn nhẫn: Người nông dân này bị thu hồi khi thời hạn giao đất đã hết 14 năm chứ không phải 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 để có một sinh kế. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm và thậm chí… 99 năm.
Nguyên do của những hành động vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm là từ quyết định mang tính tước đoạt, nhấn mạnh là không một xu bồi thường, làm những người nông dân như Đoàn Văn Vươn mất toàn bộ tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng hóa. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.
Có hai kỷ lục về câu chuyện mất đất được nói đến trong thời gian gần đây. Ở Đà Nẵng, có trên 40.000 hộ nông dân bị mất đất do phải di dời, giải tỏa. Ở Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích "nhỏ nhất nước", sau 10 năm "trải thảm đỏ", 3.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc "Cứ 5 hộ dân thì có 1 hộ mất đất canh tác"; "Có những thôn xóm mà 90-95% diện tích đất nông nghiệp bị "khai tử", có lẽ cũng là một kỷ lục khác.
Website Hội NDVN hồi đầu năm nay đã đưa ra các con số: Vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ. Đông Nam Bộ cũng khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội: 138.291 hộ và TP.HCM: 52.094 hộ.Theo cách tính toán khá chi li của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất là mất chiếc cần câu cơm. Có nghĩa là mất hết. Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.
Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương.
http://danviet.vn/73043p1c24/xa-sung-vao-cong-an-cung-quan-va-manh-dong.htm 

Phá nhà ngoài khu cưỡng chế vì kẻ gây án từng ẩn nấp’


THEO ÔNG LÊ VĂN HIỀN, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG), KHU NHÀ BỊ ĐẬP PHÁ Ở ĐẦM TÔM CỦA ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN NẰM TRONG KHU VỰC CHƯA BỊ CƯỠNG CHẾ NHƯNG DO CÁC TAY SÚNG ẨN NẤP Ở ĐÂY ĐỂ GÂY ÁN NÊN PHẢI ĐẬP BỎ.


Chiều 12/1, UBND TP Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Khi được hỏi có hay không việc thực hiện cưỡng chế nhầm đối với căn nhà 2 tầng của ông Vươn, Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền đã né tránh. Ông chỉ cho biết, toàn bộ diện tích đất của gia đình ông Vươn bị thu hồi là 40 ha, trong đó 21 ha đang làm thủ tục thu hồi, còn 19,3 ha đã làm xong thủ tục. Ngày 5/1, huyện đã tiến hành cưỡng chế 19,3 ha, ngôi nhà của ông Vươn nằm trên diện tích 21 ha còn lại, chưa bị cưỡng chế.

“Đường vào khu bị cưỡng chế (19,3 ha) phải đi qua khu vực nhà và vừa đến đây thì những kẻ chống đối đã cho nổ mìn, bắn súng vào lực lượng cưỡng chế nên phải tổ chức vây bắt”, ông Hiền trả lời.
Khi bị truy vấn vì sao khu nhà nằm trên phần đất nằm ngoài khu vực cưỡng chế song vẫn bị đập bỏ và giao cho UBND xã quản lý, ông Hiền cho rằng “vì đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp” và “đến giờ chúng tôi còn chưa rõ khu vực này còn mìn hay không”.
Liên quan tới việc gia đình ông Vươn có được tiếp tục sử dụng, khai thác phần diện tích còn lại trong hơn 40 ha đầm, ông Hiền từ chối trả lời.
Hiện, toàn bộ 40 ha đã công an xã được giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, mang hung khí túc trực ở đây 24/24h.
ong hien
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trả lời báo chí chiều 12/1. Ảnh: Tuấn Tú.
Trả lời câu hỏi về thời hạn giao đất cho các hộ dân ngoài đê biển thuộc khu vực Vinh Quang không thống nhất, chỉ từ 5 đến 14 năm, ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, UBND huyện Tiên Lãng đã căn cứ điều 29 Luật Đất đai năm 1987 để giao đất chưa sử dụng cho gia đình ông Vươn là phù hợp. Vì thời điểm ra quyết định giao đất cho ông Vươn (4/10/1993) là trước ngày Luật đất đai 1993 có hiệu lực (15/10/1993).
“Theo Luật đất đai 1987, việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp có thời hạn là phù hợp và luật này cũng chưa quy định chế độ cho thuê đất”, ông Sản nói.
Tại buổi họp báo, một số vấn đề cũng được đại diện TAND, Công an thành phố trao đổi. Về thỏa thuận được lập giữa ông Đoàn Văn Vươn và ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện (đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng lập tại Tòa Hành chính - TAND thành phố Hải Phòng), ông Phạm Văn Phích, Phó chánh án TAND thành phố cho biết, việc thực hiện thủ tục này có sai sót. Nội bộ TAND thành phố sẽ nghiêm túc xem xét, xử lý.
Ông Phích cũng cho hay, thẩm phán Ngô Văn Anh, người không được giao phụ trách vụ kiện này, đã lập biên bản thỏa thuận giữa các đương sự trong tư cách người được Chánh án ủy quyền.

Nhiều bình luận trên mạng nói họ không đồng tình với các giải quyết vấn đề của các chủ đất trong vụ này nhưng cũng nói "con giun xéo mãi cùng quằn".
"Anh Vươn đã sống chết với những gì là mồ hôi, xương máu và nước mắt của gia đình mình đã phải bỏ ra trong 20 năm qua."
Công dân mạng Thanh Dung
Một công dân mạng có tên Thanh Dung viết:
"Anh Vươn đã sống chết với những gì là mồ hôi, xương máu và nước mắt của gia đình mình đã phải bỏ ra trong 20 năm qua.
"Trời ơi 20 năm chứ có phải ít đâu, nửa đời người ta mới gây dựng được chứ đâu phải dễ dàng gì, vậy mà lại bị cưỡng chế, thu hồi, thật không thể tưởng tượng được."
Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca trong khi đó lại bình luận rằng "nhiều khả năng biết trước khu vực rộng 500 ha này sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới" nên ông Vươn "cố gắng giữ lại để mong được đền bù cao".
Cho tới nay chính quyền Tiên Lãng chưa có bình luận gì về chuyện họ đã hứa sẽ "tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất" nếu rút đơn kiện quyết định thu hồi đất của chính quyền huyện lên tòa án thành phố nhưng sau đó lại không giữ lời hứa này.

Bà Nguyễn Thị Thương (giữa) - vợ ông Vươn - và em dâu ông Vươn là Phạm Thị Hiền (trái) đã được cho về nhà sau gần sáu ngày bị tạm giữ. Họ cho biết vì không còn nhà cửa nên đang tá túc tại nhà một người bà con - Ảnh: L.K.


Bà Nguyễn Thị Thương và bà Nguyễn Thị Báu (tức Nguyễn Thị Hiền) bị khởi tố tội “chống người thi hành công vụ” nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Các ông Sịnh, Vươn, Quý là anh em ruột, Vệ là cháu ông Vươn. Bà Thương là vợ ông Vươn và bà Hiền là vợ ông Quý. Đoàn Xuân Quỳnh (con ông Vươn) không có trong danh sách bị khởi tố và được về nhà chiều 10-1.
Ngày 11-1, trả lời phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại về hiện trạng khu đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn sau khi thực hiện vụ cưỡng chế ngày 5-1, ông Lê Thanh Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang (ông Liêm là em trai chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền), cho biết “hiện nay xã đang tiếp quản khu vực đầm và đã chỉ đạo công an trông coi”.
Trả lời về phương án xử lý đối với khu đầm trong thời gian tới, ông Liêm nói: “Chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo”. Ông Liêm bác bỏ dư luận về việc chính quyền quyết thu hồi đất của ông Vươn để chia cho những người khác.
“Tôi theo dõi liên tục trên mạng, thấy cứ nói là giao cho ông K., ông P., ông H. nào đó nhưng làm gì có chuyện này, mìn chông còn đầy ở đó thì ai dám nhận”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí về việc có dư luận cho rằng UBND huyện Tiên Lãng thu hồi khu đầm của ông Vươn để đem đấu giá, chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh nói: “Cái đó chúng tôi không thể nói là có hay không có. Khi đã thu hồi thì việc kế tiếp là phải thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật”.
Ông Lê Thanh Liêm cũng khẳng định cơ quan chức năng “chỉ mới thực hiện cưỡng chế trên phần diện tích 19,3ha; với phần diện tích 21ha vẫn chưa có quyết định cưỡng chế, có nghĩa là gia đình ông Vươn vẫn được quản lý, vẫn thuộc chủ quyền của ông ấy, công an xã không ngăn cản người nhà ông Vươn vào khu vực 21ha chưa bị cưỡng chế”.
Phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: “Có phải vị trí nhà ông Vươn (đã bị kéo sập) nằm trên phần diện tích 21ha chưa thực hiện cưỡng chế, liệu có việc cưỡng chế nhầm địa điểm hay không?”, ông Liêm đáp: “Cái nhà bị sập có thể nằm trong phần diện tích 21ha nhưng đây là địa điểm gây ra vụ án”.


Chủ Nhật, 15/01/2012, 00:25 (GMT+7)

Nhiều chủ đầm hoang mang
TT - Hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng cùng có quyết định giao, thu hồi đất tương tự như trường hợp ông Đoàn Văn Vươn đang đứng ngồi không yên vì không biết đầm của mình sẽ bị cưỡng chế lúc nào.
Kế hoạch thu hồi đất của huyện Tiên Lãng không chỉ thực hiện với ông Vươn, ông Luân. Hàng chục hộ khác tại các xã Đông Hưng, Tây Hưng cũng đã nhận quyết định thu hồi đất của UBND huyện và họ đang rất hoang mang. Ông Lương Văn Trong - một chủ đầm - cho biết năm 1992 ông được UBND huyện giao 30ha đất để nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2007, UBND huyện ra thông báo yêu cầu ông dừng đầu tư, thu hoạch tài sản trên đất để giao lại đầm cho UBND huyện. Bức xúc trước việc làm này, ông Trong làm đơn gửi các cấp chính quyền huyện, nhưng không hiểu sao UBND huyện lại đình chỉ việc giải quyết đơn thư của ông.
Một chủ đầm khác là ông Nguyễn Văn Phao cho biết ông được giao đất từ năm 1993, đến năm 2009 UBND huyện ra thông báo dừng đầu tư để thu lại đất. Không đồng ý với quyết định của UBND huyện, ông Phao gửi kiến nghị lên UBND TP Hải Phòng. Từ đó đến nay nhà ông không dám đầu tư vào nuôi trồng vì không biết huyện cưỡng chế lúc nào.
Ngày 14-1, chị Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn), chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) cùng một số anh em trong gia đình và Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã ra khu đầm 21ha bị cưỡng chế nhầm với ý định dựng lều để ở tạm. Nhưng khi đến khu đầm thì các lực lượng công an xã, dân quân tự vệ không cho vào với lý do “khu vực không an toàn vì có thể còn sót mìn do các đối tượng chống đối cài và nếu muốn vào thì phải có giấy của huyện hoặc xã”.
Trao đổi với phóng viên về việc này, ông Lê Văn Liêm - chủ tịch UBND xã Vinh Quang - cho biết việc không để chị Thương, chị Hiền và gia đình vào dựng nhà, tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống là do huyện có thông báo về vùng đó chưa an toàn do mìn, chông còn lại nhiều. “Mình cho xuống lỡ xảy ra mất an toàn thì sau này chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm thế nào” - ông Liêm nói.




Huyện Tiên Lãng phải thừa nhận mình sai

TT - Đó là ý kiến của nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Đặng Hùng Võ phản bác giải thích của các cơ quan chức năng Hải Phòng về việc cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng.

Khu vực xảy ra vụ cưỡng chế tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)- Ảnh: Nguyễn Khánh

Tại cuộc họp báo chiều 12-1 về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, ông Bùi Quang Sản, giám đốc Sở TN-MT TP Hải Phòng, khẳng định: “UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao đất cho công dân để nuôi trồng thủy sản vào thời điểm ngày 4-10-1993, trong khi Luật đất đai năm 1993 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Như vậy quyết định giao đất này phải áp dụng theo Luật đất đai năm 1987 chứ không phải Luật đất đai năm 1993. Do vậy quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng và phù hợp”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-1 về phát biểu trên của ông Sản, ông Đặng Hùng Võ khẳng định: “Với một người không hiểu luật thì có thể phát biểu như thế, còn những người trực tiếp nắm luật và triển khai thi hành Luật đất đai thì không thể phát biểu như vậy. Điều ông ấy (ông Bùi Quang Sản - PV) nói rất không đúng”.
Thực hiện sai luật
"Thừa nhận mình sai là cách duy nhất huyện Tiên Lãng làm... đúng"
Ông Đặng Hùng Võ
Ông Đặng Hùng Võ phân tích: “Thứ nhất, tôi đề nghị các vị này hãy xem và đọc kỹ lại nghị định 64 của Chính phủ ban hành ngày 27-9-1993. Trong nghị định này đã nói rất rõ: nếu việc giao đất được thực hiện trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực, tức là trường hợp giao đất đã thực hiện trước thời điểm 15-10-1993, thì thời điểm giao đất được tính từ 15-10-1993. Như vậy thời hạn giao đất vẫn phải là 20 năm, mức tính thời điểm giao đất là từ 15-10-1993.
Thứ hai, với quyết định giao bổ sung 19,3ha đất được ký ban hành ngày 9-4-1997, tức là Luật đất đai 1993 có hiệu lực được gần bốn năm rồi mà huyện Tiên Lãng vẫn giao đất chỉ có 14 năm, trong khi Luật đất đai 1993 quy định phải giao đất 20 năm.
Tiếp nữa, quyết định giao đất bổ sung ký ban hành tại thời điểm năm 1997 nhưng lại tính thời điểm giao đất từ ngày 4-10-1993, trong khi Luật đất đai 1993 đã quy định rõ nếu giao sau ngày 15-10-1993 phải tính thời gian giao đất tại thời điểm ban hành quyết định. Nghĩa là việc giao đất bổ sung lần hai bắt buộc phải tính từ năm 1997, tại sao lại làm trái luật để tính từ ngày 4-10-1993?
Ông Đặng Hùng Võ - Ảnh: X.LONG

Còn với quyết định thu hồi đất, thời điểm ban hành quyết định từ năm 2009, lúc này việc thu hồi đất phải tiến hành theo Luật đất đai 2003. Cụ thể, việc thu hồi phải theo quy định của nghị định 181, trình tự thủ tục thu hồi phải theo nghị định 84, tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị thu hồi đất... Nhưng thử xem lại trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ban hành có điểm nào ăn nhập với các quy định nêu trong nghị định.
Theo tôi, cách tốt nhất bây giờ là huyện Tiên Lãng thừa nhận mình sai, đó là cách duy nhất huyện Tiên Lãng làm... đúng”.
Thu hồi đất không có căn cứ pháp lý
Cũng liên quan đến vụ việc này, luật sư Nguyễn Tiến Tài cho rằng việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng không có căn cứ pháp lý, không thuộc bất kỳ trường hợp nào trong số các trường hợp thu hồi đất được quy định tại điều 38 Luật đất đai.
Theo đó, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong một số trường hợp như: sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (khoản 1); người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất (khoản 4); cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế (khoản 7); người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất (khoản 8); đất trồng không được sử dụng trong thời hạn quy định (khoản 11)...
Ngoại trừ các trường hợp thu hồi như đã nêu, hộ ông Vươn đương nhiên được tiếp tục gia hạn mà không cần phải thông qua thủ tục thu hồi. Luật sư Tài nhấn mạnh: “Ngay cả trong trường hợp đã hết thời hạn sử dụng 20 năm theo luật định, hộ ông Vươn vẫn được tiếp tục giao hoặc cho thuê đất, điều 67 Luật đất đai khẳng định nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt”.
Trong một tình huống khác, luật sư Huỳnh Văn Nông cho rằng huyện Tiên Lãng đã làm sai khi phá dỡ căn nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý tại khu đầm không nằm trong phần diện tích 19,3ha bị huyện cưỡng chế thu hồi, vì ngôi nhà này không thuộc phạm vi cưỡng chế nêu trong quyết định cưỡng chế.
Nếu cho rằng căn nhà là nơi các đối tượng ẩn nấp để gây án thì càng phải giữ gìn ngôi nhà nguyên vẹn để phục vụ điều tra, do đây là hiện trường phạm tội. “Nếu lực lượng cưỡng chế phá hủy ngôi nhà không có căn cứ pháp luật thì người trực tiếp chỉ đạo việc phá hủy phải bồi thường cho chủ sở hữu ngôi nhà” - luật sư Nông nói.
XUÂN LONG - T.C. ghi

11/01/2012 | 13:34

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe "đánh chết"

Dân Việt - Một đối tượng tên Khương, phóng xe quệt vào một phóng viên. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.





Khoảng 12h ngày 10.1, sau thất hẹn của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng xung quanh vụ việc cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, phóng viên một số báo đã xuống khu đầm này tại khu đê Cống Rộc, xã Vinh để ghi hình, thu thập thêm thông tin.

Khi còn ở trên đê, một số phóng viên lấy máy ảnh ra ghi hình. Được một lúc bất ngờ xuất hiện một người đi từ trong khu đầm ra xưng là Vũ Hồng Lâm, SN 1970 – Công an viên xã Vinh Quang, và yêu cầu các phóng viên không được ghi hình khi chưa được sự cho phép của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện, vì ông Hiền có chỉ thị bằng văn bản về việc này.
Đối tượng tên Khương đe đánh và giật máy ảnh của phóng viên.
Tiếp đó, một đối tượng tên Khương, phóng xe lên, quệt vào một phóng viên. Vừa dừng xe lại đối tượng này cũng yêu cầu phóng viên không được ghi hình khi chưa có lệnh của chủ tịch. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.
“Nếu trên huyện nhất trí, có ông Liêm, có giấy ông Hiền đưa giấy xuống đây, cho quay thoải mái” – một đối tượng hùng hổ nói.
Theo một đối tượng khác, họ được giao cho trông coi ở đây, và “Nếu phóng viên, nhà báo nào có đầy đủ các thủ tục (thủ tục xin trên huyện) sẽ cho xuống làm việc đàng hoàng”.
Cuối cùng, không lấy được máy ảnh của phóng viên, cùng với sự can ngăn của nhiều người, các đối tượng này mới chịu thôi. Tuy nhiên, chúng nhất quyết không để phóng viên vào khu đầm vừa cưỡng chế.
Sau sự việc trên, NTNN đã liên lạc với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng để thẩm định sự việc. Ông Khánh đã không phủ nhận toàn bộ sự việc và nói: “…Người ta nói như thế mình cũng phải lưu ý là khi làm cái gì thì làm cũng phải có ý kiến của chính quyền địa phương một chút…”.
Sẵn sàng mời cơm chứ không trả lời
Sáng 11-1, các phóng viên vẫn tích cực liên lạc với chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng Phạm Hữu Thư để đề nghị được trao đổi về vụ việc cưỡng chế khu đầm của ông Vươn. Đến giữa trưa, ông Thư gọi điện mời các nhà báo vào Trung tâm hội nghị TP để gặp vì “chủ tịch UBND TP cũng đang ở đây”.
Các phóng viên lập tức có mặt và được ông Thư mời cơm. Các phóng viên từ chối ăn cơm và đề nghị được sắp xếp thời gian làm việc, ông Thư nói: “Tôi rất bận, TP còn nhiều việc quan trọng khác chứ đâu chỉ có việc này”. Phóng viên đề nghị ông Thư cho lịch hẹn làm việc, ông nói “cái đó tính sau”, đồng thời từ chối trả lời mọi câu hỏi.

2 comments:

Anonymous said...

Hết thời rồi. Bọn VGCS đã hết thời rồi. Giờ bàn cách làm sao cho những sự phẫn nộ lẻ tủ này hợp lại làm một để tạo nên một cuộc cách mạng thật sự trên quê hương chúng ta. An.

nguyễn việt said...

Hy vọng trong tương lai nếu có chiến tranh với giặc ngoại xâm.Dại ca Ca và bốn hiền đệ cũng có mặt mà đối diện với quân thù chớ đừng để chúng lôi ra từ dưới gầm giường.Mong vậy thay.

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------