Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Wednesday, January 18, 2012

Vợ ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng) bị tra tấn, buộc ký giấy trắng

Trích bài từ HonvietUK, và tin báo VGCS. Bọn VGCS không che dấu được sự thật quá tàn bạo của chính sách CCRD tân thời do tập đoàn CA Hải phòng cướp đất dân oan Đoàn Văn Vươn



LTS: Việc tập đoàn Việt-gian cộng-sản cướp đoạt tài sản công, cũng như tư của đất nước và của mọi người dân Việt, kể từ khi chúng CƯỚP chính quyền và dùng BẠO LỰC để độc quyền cai trị trên dải đất hình cong chữ S. Thì từ tên đại tội đồ của dân tộc là Hồ Chí Minh, cùng đám đệ tử của hắn đã dùng vũ khí của Nga, Tàu làm phương tiện khủng bố, giết người, cướp của đã là thói quen, là bản chất của chúng cho tới nay.

Phản ứng của ông Đoàn văn Vươn và người em, đã không thể nhẫn nhịn trước hành động cướp đoạt một cách trắng trợn của bọn cai trị địa phương, với bao nhiêu phương tiện khủng bố tối tân. Và, còn được toa rập bao che bởi hệ thống cai trị của tập đoàn VGCS; là một trong muôn vàn trường hợp đã và đang xảy ra trên mảnh đất thân yêu của chúng ta.

Theo báo chí trong nước cho biết, ngoài trường hợp của ông Vươn ra, còn có khoảng hai triệu rưỡi gia đình nông dân khác bị chúng dùng ngụy ngữ "cưỡng chế mặt bằng" để cướp tài sản, đất đai, hủy diệt phương tiện sinh sống của người dân.

Nếu cả hai triệu rưỡi gia đình tại đây cùng hành động như ông Đoàn văn Vươn và người em của ông ta, chắc chắn tập đoàn VGCS sẽ không còn cơ hội để bóc lột người dân Việt thêm nữa.

Muốn bản thân, gia đình, tương lai con cháu mình sẽ có cơm ăn, áo mặc, nhà cửa đàng hoàng để trú ngụ, che mưa tránh nắng; và nhất là có tự do căn bản của con người, để sống cho ra người trên một đất nước Việt Nam độc lập, tự chủ, thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc, thì người người như một, nhà nhà như một, cả nước nhất tề đứng lên loại bỏ cái đảng Cộng-sản Việt Nam càng sớm càng tốt!


http://youtu.be/OahkG3BuRC8
Phỏng vấn vợ của Đoàn Văn Vươn về việc bị tra tấn ép buộc ký giấy trắng. 6 người trong gia đình còn bị ở tù vô cớ, không tin tức.




Thứ hai 16 Tháng Giêng 2012

Vợ ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) : Gia đình tôi năm nay không có Tết !

Lực lượng cưỡng chế rà mìn trên lối vào khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
Lực lượng cưỡng chế rà mìn trên lối vào khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn.
thanhnien.com.vn/PHS

Thụy My
Gần đây dư luận hết sức xôn xao về vụ chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng huy động một lực lượng đông đảo công an và quân đội cưỡng chế khu đầm đã cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn thuê từ năm 1993, và đã bị phản kháng bằng mìn tự tạo và súng hoa cải, làm cho bốn công an và hai bộ đội bị thương. Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án « giết người và chống người thi hành công vụ ».

Đây là lần đầu tiên người dân dám đứng lên đương đầu một cách mạnh mẽ như thế với lực lượng cưỡng chế thu hồi đất. Vụ này đang gây nhiều tranh luận, đặt lại các vấn đề quan trọng từ Luật đất đai cho đến Hiến pháp, mà hiện nay một số chính quyền địa phương cấp huyện, xã đang tùy tiện ứng xử với quyền hành quá lớn trong tay, gây oan ức cho nhiều người nông dân bị mất đất.
Riêng vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, thật ra ban đầu huyện chỉ giao 21 hecta đất bãi bồi ven biển. Sau đó với kiến thức của một kỹ sư nông nghiệp và với quyết tâm, ông đã lấn ra biển thêm được 19,3 hecta, rồi được hợp thức hóa bằng cách giao đất bổ sung. Không chỉ đổ mồ hôi nước mắt, tiền bạc vay mượn, ông Vươn còn bị mất đi một đứa con và một người cháu tại đây. Thế nhưng chưa hết thời hạn hợp đồng, chủ tịch huyện đã ra quyết định cưỡng chế để giao lại cho người khác mà không hề bồi thường, và ngôi nhà của ông Quý dù không nằm trong phần đất bị thu hồi cũng đã bị san bằng. Hiện ông Vươn và người em là Đoàn Văn Quý - người đã nổ súng vào lực lượng cưỡng chế - đang bị giam giữ và bị truy tố, cùng với hai người khác trong gia đình.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn đã bày tỏ sự bức xúc.

Bà Nguyễn Thị Thương - Việt Nam
 
16/01/2012
 
 
RFI : Kính chào bà Thương. Thưa bà, tình hình gia đình hiện giờ như thế nào?
Hiện tại gia đình em lúc này thật sự là khó khăn, bởi vì hai chị em em và các cháu không có chỗ ở, vẫn đang ở nhờ nhà thím vì nhà cửa người ta đã phá nát và đốt hết rồi ạ.
RFI : Bà có tin tức gì của ông Vươn không ?
Đến bây giờ gia đình em hiện có bốn người ở trong trại giam Trần Phú nhưng mà không liên lạc được, và cũng không biết tin tức như thế nào, bởi vì họ không cho gặp.
RFI : Còn sự việc hôm đó diễn ra như thế nào thưa bà ?
Gia đình em nhận được cái quyết định cưỡng chế, và gia đình em đã nỗ lực làm đơn, đi kêu gọi tất cả các ban ngành từ cấp trung ương đến cấp địa phương nhưng đều không được trả lời. Và đến ngày 5/1 là cái ngày định mệnh đã xảy ra, do nhà em bức bách quá và cũng là bộc phát thôi. Chúng em từ trước đến giờ vẫn là người làm ăn chân chính, không có tiền án tiền sự và cũng không có một cái gì gọi là vướng mắc đối với bà con chung quanh cả.
Bởi vì nhà em làm cái đầm này rất là vất vả. Từ trước đến giờ đổ không biết bao nhiêu là mồ hôi, xương máu và cả con người nữa. Cả con cả cháu em đều mất ở cái đầm này, và cũng trả giá rất là nhiều. Đến bây giờ thì nhà em đã vay mượn, sau gần chục năm thì mới hoàn thiện được cái đầm, và đến bây giờ đã bắt đầu được thu hoa lợi để trả công trả nợ. Năm năm nay thì nhà em cũng trả nợ được hai phần ba rồi, nhưng hiện tại vẫn còn nợ khoảng hơn ba tỉ nữa.
Huyện đã cưỡng chế và không bồi thường cho gia đình em một thứ gì cả, mà quyết định thu trắng ! Cũng vì bức xúc, nên gia đình em nghĩ là, dù gì cũng chết. Nếu như mà huyện không cho mình con đường sống, thì không biết mình sống thế nào. Cũng vì bị ép, dồn tới chân tường mà gia đình em đã làm những việc như thế này.
Hôm ấy thì chị em em cái vùng cưỡng chế thì người ta đã khoanh vùng, chúng em không xuống được nhà mình. Tối hôm ấy chúng em đã di dời hết toàn bộ phụ nữ và trẻ em vào trong làng để ở nhờ. Ngay sau đó thì cánh đàn ông nhà em chắc là họ không cam tâm, nên là họ không chịu di dời.
Bảy rưỡi đoàn cưỡng chế sẽ bắt đầu xuống, nhưng mà chưa đến sáu giờ thì họ đã đưa đoàn cưỡng chế xuống đầm nhà em rồi. Khi chúng em chạy lên đê nhìn xuống thì khoảng một lúc sau, khi mà cuộc chạm súng đã xảy ra thì khoảng tầm mười một giờ, họ đã bắt mấy chị em em, và cả anh trai lớn của em ở ngay trên đê.
Cũng không biết là họ bắt vì lý do gì, mà bây giờ họ cứ ghép cho chúng em cái tội là chồng em biết thì chúng em cũng phải biết. Và họ cứ quy trách nhiệm cho chúng em là tham gia vào mưu đồ chống lại người thi hành công vụ. Nhưng thật ra chúng em chỉ là phụ nữ, không biết cái gì cả, mà có chuyện gì thì cánh đàn ông nhà em cũng không cho phụ nữ và trẻ em biết. Cho nên chúng em cũng không được biết bất cứ một cái thông tin gì, chỉ thấy xót xa, đứng trên đê để nhìn xuống thôi, mà họ cũng bắt ! Và ngay cháu đang học lớp 11 cũng bị bắt.
Khi họ bắt chúng em thì họ đối xử rất là tàn tệ. Họ dùng dùi cui điện và gậy sắt họ đánh rất là đau. Và khi lên chỗ công an thành phố thì họ cũng lấy lời khai và cũng đánh. Đánh đến nỗi mà mình không nhận rồi cũng phải nhận, không có cũng phải nhận, đến lúc nhận họ mới thôi. Họ lấy dùi cui họ thúc vào bụng em rất là đau, lúc ấy là em không đi được nữa và cũng không nói được cái gì nữa. Em nghĩ lúc ấy nếu em mà có thai thì chắc là sẽ không giữ nổi, vì họ đánh rất đau.
Đến bây giờ em được tại ngoại rồi nhưng vẫn phải dùng thuốc, và mọi người cứ động viên em đi khám bệnh, nhưng mà bây giờ bọn em cả sức khỏe lẫn tinh thần đều bị tổn thương và chỉ ở nhà thôi, chẳng đi đâu cả.
RFI : Còn tài sản của gia đình ở trong nhà cũng bị mất mát phải không thưa bà ?
Vâng ạ. Bởi vì chúng em không nghĩ là chính quyền của cái huyện Tiên Lãng này lại ra tay độc ác đến như vậy ! Chúng em nghĩ cái quyết định cưỡng chế này thì cũng không đến mức nào, vì cái quyết định ấy rất là sai trái và họ sẽ không làm. Vì vậy mà bọn em vẫn tin là sẽ quay lại đầm nhà em và tiếp quản tiếp. Thế nên bọn em không có di dời bất cứ một cái tài sản gì cả.
Sau cái buổi chiều hôm ấy, khi mà gia đình em đã vừa bị bắt vừa di tản hết, thì họ đã cho ngay lực lượng khác xuống để tiếp quản đầm nhà em. Và toàn bộ những ngôi nhà, những trang trại mà em xây dựng trên đất của gia đình em, thì họ phá hủy nốt hết. Cả những bàn thờ - bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thiên Chúa đều bị họ phá hủy hết. Ảnh của gia đình em thì trôi nổi trên sông, những người dân đi biển họ còn vớt họ mang về cho gia đình em.
RFI : Hàng xóm chung quanh có thái độ như thế nào, có giúp đỡ được gì không ?
Hiện tại nhà em đang sống nhờ nhà thím ở đông Tiên Lãng – em út nhà em. Bà con hàng xóm, anh em họ hàng và bạn bè nữa, cũng giúp đỡ bọn em rất là nhiều. Trong những lúc khó khăn như thế này, người thì quyên tiền, người gạo thóc rồi quần áo…Họ rất là quan tâm, đồng tình ủng hộ.
Việc nhà em làm là trái pháp luật, nhưng tại sao gia đình em biết là sai mà vẫn làm, và nhà em xác định rằng có thể là mình phải trả giá, có thể mình cũng phải đổi mạng sống của mình nhưng vẫn phải làm…Tất cả tài sản của gia đình em nó như thế, mà bây giờ công nợ vẫn còn rất nhiều. Nếu gia đình em không làm thế thì chắc chắn là họ sẽ cướp trắng của gia đình em. Không chỉ gia đình em mà còn rất nhiều những hộ dân nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng này nữa.
RFI : Hồi ông Vươn quyết định đầu tư cải tạo cái đầm này có lẽ rất nhiều khó khăn, bản thân bà chắc cũng lo lắng ?
Dạ, rất nhiều nỗi lo, vì anh ấy quyết định ra đấy làm là ra chỗ đầu sóng ngọn gió. Cũng rất nhiều người gàn nhưng mà anh ấy nói là anh ấy sẽ làm được, và cuối cùng đúng là anh đã làm được. Và khi mà nhà em làm được cái đầm ấy thì bà con ở cái xứ này cũng bớt khổ. Họ bảo là trước đây khi mà mỗi mùa nước to lên, nước lũ đấy ạ, là tất cả bà con dân làng đều phải sơ tán hết. Đến bây giờ nhà em đã đắp cái đầm ấy lên thì họ nói họ rất là cám ơn. Sau cái vụ đụng độ vừa rồi, họ còn nói nếu sau này anh Vươn có chết ở tại cái đầm này thì chúng tôi sẽ làm miếu thờ anh ấy ở đây.
…Sau cái đợt đấy em thấy anh ấy quyết tâm như vậy thì em cũng rất là ủng hộ. Không những bản thân em là vợ, mà tất cả những người thân, họ hàng đều ủng hộ anh ấy. Nhưng mà bao nhiêu cái cố gắng, nỗ lực của anh với của cả gia đình em, đến bây giờ không được ghi công mà người ta lại có mưu đồ cướp trắng.
Người ta bảo gia đình em không có công lao gì, hết hạn thì họ lấy mà không bồi thường một cái gì. Trong khi đó mình lật từ mặt đất mà đi…Ngày xưa cái hòn đất sáng nhà em đắp lên thì tối nó đã xóa mất bởi vì sóng nó to như thế. Bây giờ họ phủ nhận hết công lao của anh ấy, họ ra cái quyết định cưỡng chế, thu trắng không bồi thường. Em nghĩ là không chỉ gia đình em mà bất kỳ ai cũng sẽ có phản kháng như vậy.
RFI : Từ hôm đó đến giờ báo chí có tiếp xúc với bà chưa, và bà có biết được dư luận xung quanh vụ này không ?
Từ khi xảy ra vụ việc thì nhà em được báo chí truyền thông rồi các cơ quan ban ngành đều hướng về gia đình nhà em. Họ động viên và tìm mọi cách để giải cứu, rồi những lời kêu gọi…và bây giờ có những hội luật sư đã đề nghị về bào chữa miễn phí cho nhà em trong vùng này. Nên bước đầu em cũng thấy được an ủi rất là nhiều, vì mọi người đã không quay lưng lại với gia đình nhà em.
RFI : Có các luật sư cũng đã bức xúc lên tiếng về việc hủy hoại tài sản của gia đình bà, như vậy gia đình có định khởi kiện không ?
Dạ có ạ. Cái đấy chắc chắn sẽ có bởi vì em nghĩ là họ làm sai thì họ phải chịu trách nhiệm. Mới đầu họ chỉ ghi trong văn bản là cưỡng chế 19,3 hecta, trong khi đấy gia đình em tổng là 40,3 hecta, còn lại 21 hecta vẫn thuộc quyền của gia đình em. Ngôi nhà kiên cố mà em xây trên đấy vẫn nằm trong diện tích 21 hecta, mà họ đã phá hủy hoàn toàn. Không những phá hủy mà còn đốt…Em nghĩ rất là đau lòng như thế, thì tất nhiên là chúng em sẽ khởi kiện.
RFI : Chính quyền địa phương có tiếp xúc với gia đình không, và bà có về được khu nhà cũ không ?
Cách đây hai hôm em có ra để anh em hiệp vào, bà con có đề nghị ra dựng lại cho em cái lều để mẹ con em ăn Tết, và cũng thu lợi từ những gì còn lại ở cái mảnh đầm đấy để sống qua ngày và lo mọi việc cho các anh em, chồng con ở trong nhà lao.
Thế nhưng mà khi bọn em xuống thì có một số công an viên của xã và cả một số xã hội đen nữa, họ không cho chúng em xuống. Họ cứ trả lời tất cả bây giờ là phải xuống ủy ban nhân dân xã để giải quyết, và xin chữ ký.
Thế thì em cầm đơn xuống ủy ban đề nghị là cho anh em bạn bè chúng tôi xuống giúp đỡ để dựng lại cho chị em tôi và các cháu một cái lều để sống qua ngày và được đón Tết ở cái mảnh đất nhà tôi. Thế nhưng họ nói là đây không thuộc trách nhiệm của họ, để họ còn hỏi ý kiến cấp trên. Tức là ông em là chủ tịch xã còn hỏi anh ông ấy là chủ tịch huyện xem là sẽ giải quyết thế nào.
Và em chỉ hỏi một câu, thế bây giờ chính quyền có công nhận 21 hecta đấy vẫn còn thuộc quyền sở hữu của chúng tôi hay không. Thì ông chủ tịch có nói: huyện chỉ giao cho xã 19,3 hecta, còn lại 21 hecta thì tôi nghĩ là vẫn thuộc quyền sở hữu của gia đình.
Thế nhưng mà trong khi đấy em đề nghị là được xuống mảnh đất của nhà mình còn lại, nhưng họ vẫn không đồng ý. Thì em cũng không hiểu lý do gì ạ. Em đã làm đơn tố giác lên cả Phòng tiếp dân của Văn phòng Chính phủ. Chưa biết Nhà nước Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào, để tìm lại sự công bằng cho chúng em. Đến bây giờ chúng em còn đang rất là hoang mang.
RFI : Bây giờ sắp Tết rồi thì gia đình có chuẩn bị được gì chưa ạ?
Bọn em nghĩ là bây giờ thì bọn em với cháu chắc chắn sẽ không bao giờ có Tết năm nay nữa ạ ! Tại vì nhiều việc nó lu bu, em không biết như thế nào nữa. Bây giờ chỉ cầu mong là mọi người được sức khỏe, đừng có việc gì xảy ra nữa. Còn tất cả những việc khác là còn chờ sự phân giải của Nhà nước, không biết là họ có tìm lại sự công bằng cho gia đình em hay không.
RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn bà Nguyễn Thị Thương đã vui lòng trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm nay.

Thăm gia đình anh Phêrô Đoàn Văn Vươn, giáo xứ Súy Nẻo, giáo phận Hải Phòng


VRNs (17.01.2012) – Sáng thứ bảy, ngày cuối năm Tân Mão, mấy anh em chúng tôi gặp nhau tại Hải Phòng. Người đến từ Hà Nội, Sài Gòn, Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa… Sau khi ăn sáng, uống cà phê, đi xem chợ đào, quất… (có cành đào giá 20, 30 triệu đồng, có cây đào nguyên gốc giá 50 triệu đồng., thậm chí có người còn cho biết có cây đào thế Rồng được hét với giá…300 triệu đồng) chúng tôi lại rủ nhau ăn trưa cạnh một điểm bán đào Tết.

Câu chuyện lúc “trà dư tửu hậu” thế nào lại xoay quanh chủ đề nóng mà đi đâu cũng thấy dân tình bàn tán xôn xao là vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản ở huyện Tiên Lãng. Có người vừa đọc báo mạng cho biết: Ông Vươn là người Công Giáo các ông đấy… Thế là chúng tôi nhất trí ngay chiều nay sẽ về Tiên Lãng để thăm gia đình anh Vươn và tìm hiểu thực tế về vụ việc này.

Chúng tôi đến giáo xứ Súy Nẻo (còn gọi là Thúy Nẻo) thì trời đã gần tối, cha xứ đi làm lễ ở giáo xứ khác, thế là chúng tôi nhờ giáo dân tại đây dẫn đường để đến thăm gia đình anh Vươn. Người dẫn đường cho biết nhà bố mẹ đẻ anh Sịnh (còn gọi là Thịnh), anh Vươn, anh Quý thì ở ngay gần đây hiện chỉ còn bà mẹ già và cô em út nhưng bây giờ họ cũng không có ở nhà. Người dẫn đường sau khi điện thoại thì cho biết các chị Thương (vợ anh Vươn) và Hiền (vợ anh Quý) cùng các cháu đang tá túc nhờ tại nhà một người anh em khác, vì ở ngoài đầm nhà anh Vươn đã bị đốt, nhà anh Quý thì bị máy xúc, ủi phá sập.

Chúng tôi đi khoảng chừng 6 cây số thì tới nơi. Vào nhà người em anh Vươn, chúng tôi được gặp rất nhiều người có cả nhiều người không Công Giáo, có cả bạn bè các anh ở nơi khác tới, có cả người làm công cho các anh. Tất cả đều bày tỏ sự bất bình về cách hành xử của chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng. Mọi người cho biết đây là hành động ăn cướp của một số kẻ mượn danh chính quyền, người đàn ông ngồi cạnh chúng tôi kể lại nỗi đau xót trong ngẹn ngào, uất hận. Mọi người cho biết cách hành động của anh em Vươn chỉ là phản ứng của kẻ cùng đường. Có người nói cái người mà các bác thấy trên báo nói là anh K chính là vợ chồng Thanh Kết, anh C chính là Chương (con ông Sực), những kẻ đã từ lâu rắp tâm chiếm khu đầm của anh em Vươn. Kết và Chương là những người có mối quan hệ đặc biệt với ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang và ông Hiền chủ tịch huyện Tiên Lãng. Tay Kết đã theo lệnh của huyện, xã cho máy xúc đến phá nhà anh Phêrô Đoàn Văn Quý ngay chiều ngày 5/1/2012. Có người còn khẳng định chắc chắn rằng khi mọi người trong gia đình anh Vươn bị bắt đi hết thì nhiều người nhìn thấy ông Kết đi xuống đầm của anh em anh Vươn và xem như anh ta đã tiếp quản khu đầm ngay trong ngày 5/1/2012. Có người kể nhà ở và khu chuồng trại chăn nuôi của anh Vươn được lợp bằng cói nên chính quyền cho đốt tất cả. Khi lửa bốc cháy thì gà, chó, lợn kêu rống ầm ĩ… Nhà anh Quý mới xây hai tầng lợp tôn và khu chuồng trại mới xây thì họ cho máy vào phá sập (máy của ông Kết). Nhiều người nhìn thấy bọn hôi của (chính là lực lượng cưỡng chế) sau khi vơ vét xong thì chúng đập nát hoặc đốt sạch: Bàn Thờ, Ảnh, Tượng Chúa, Đức Mẹ, các Thánh…kể cả di ảnh của ông Phêrô Đoàn Xuân Thiểu một đảng viên, cựu chủ tịch xã chúng cũng không tha. Một người nói “thật chúng nó còn dã man, tàn ác hơn thời cải cách”. Rồi toàn bộ số cá các anh dự kiến Tết này đánh bắt để trả nợ cũng bị chúng bắt hết rồi (Chị Hiền cho biết số cá Vược khoảng 4 tấn với giá khoảng 200 ngàn/ 1 cân, số cá Trắm khoảng 15 tấn với giá 70 ngàn/1 cân) chuối và cây cối thì bị đốn phạt không thương tiếc.

Giữa lúc mọi người đang nói chuyện thì hai chị Teresa Thương, Teresa Hiền và mấy đứa trẻ mới về (cả hai chị đều là tân tòng khi kết hôn với anh em họ Đoàn). Câu chuyện mà hai chị kể trong nước mắt uất nghẹn đã làm cho nhiều người đàn ông chúng tôi cũng phải khóc theo.

Các chị cho biết sáng nay 14/1/2012 các chị và mọi người rất xúc động khi Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên cử Cha Tổng Đại diện cùng cha xứ Súy Nẻo đến thăm và gửi quà cho gia đình.

Chuyện các chị kể thì nhiều, chúng tôi chỉ xin chép lại một vài chuyện:
Cả hai chị bị bắt khi đứng ở trên đê cùng với anh Đoàn Văn Sịnh, cháu Đoàn Văn Vệ, cháu Đoàn… con anh Vươn, những người này không dính dáng gì đến việc nổ súng ở dưới đầm.

Khi xảy ra vụ việc anh Vươn đang ở trong UBND xã Vinh Quang. Khi trở ra khấy tình hình xảy ra nghiêm trọng như thế, anh Vươn đã cùng một người bạn gọi tắc xi tức tốc đến Viện kiểm sát TP Hải Phòng trình bày sự việc và mong cơ quan bảo vệ pháp luật này ra tay để cho tình hình không xấu thêm, thì bị yêu cầu ra ngoài đánh máy chứ không nhận bản viết tay. Thời gian đó có thể kéo dài đến mấy tiếng đồng hồ và anh hoàn toàn có thể bỏ trốn, nhưng anh vẫn tin ở pháp luật và cặm cụi đi đánh máy, để rồi bị bắt và anh đã nhận tội thay người khác.

Chị Thương, chị Hiền đều xác nhận bị tra tấn dã man bằng dùi cui điện thục vào bụng, bị gậy sắt đập vào đầu gối.
Chị Hiền kể công an thành phố cứ tra vấn rằng nhà mày phải có sự bàn bạc, nhất trí với nhau về việc nổ mìn, bắn súng… vào lực lượng chức năng, thì chị một mực khẳng định mình không biết, việc đó của đàn ông, đàn bà chúng tôi làm sao được bàn bạc.

Một chi tiết đặc biệt là sau 5 ngày giam giữ và tra tấn CA Hải Phòng đã bắt các chị mỗi người phải ký vào 2 (hai) tờ giấy trắng (loại giấy phê đúp có dòng kẻ). Vì nóng lòng muốn về với các con và sợ bị đánh tiếp rồi lại được cán bộ giải thích đó chỉ là thủ tục ai vào đây cũng phải làm như thế, nên các chị đành nhắm mắt ký để được tha về.

Về nhà, chị Hiền xuống đầm thì nhà cửa đã bị phá tan tành như đã kể trên, còn trên bờ và dưới đầm toàn là lực lượng bảo vệ của xã, huyện và cả nhiều “xã hội đen”, “đầu gấu”. Có nhà báo (chị không biết là của báo nào) đến đó chụp ảnh bị đánh và đuổi đi. Theo lời khuyên của bà con chị lên gặp ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang (ông ta là em ông Hiền chủ tịch Huyện) để hỏi về việc đầm nhà chị có bị cưỡng chế không? Thì ông ta nói không bị cưỡng chế. Lại hỏi sao chính quyền lại phá nhà và công trình của tôi thì được trả lời là sợ ở đó có mìn. Lại hỏi có mìn sao vẫn cho người vào cướp phá, chặt chuối, bắt cá của nhà tôi thì ông ta không trả lời được. Lại đề nghị ông ta cấp cho một cái giấy để nhờ anh em, bạn bè dựng cho cái lều cho mẹ con, bác cháu có chỗ chui ra chui vào thì ông ta nói cái này phải chờ ý kiến của “trên”…

Chúng tôi hỏi theo thông tin trên các báo thì có ít nhất hai đầm của hai người là anh Vươn và anh Luân cùng bị cưỡng chế đợt này sao chỉ thấy nói đến anh Vươn là nhiều? Thì được mọi người cho biết: ngày 9/4/2010 cả hai anh Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân đều được tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng gọi đến để hòa giải với UBND huyện Tiên Lãng do ông Phạm Xuân Hoa trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện làm đại diện. Theo đó nếu các ông rút đơn kháng cáo thì sẽ được UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục cho thuê đất. Các anh Vươn và Luân đã đồng ý rút đơn và làm đơn thuê đất nhiều lần gửi UBND huyện như luật định nhưng từ tháng 4/2010 đến nay cả hai hộ đều không nhận được bất cứ hồi âm nào từ UBND huyện Tiên Lãng… Bỗng nhiên các ông nhận được quyết định cưỡng chế (đầm của ông Vươn có QĐ cưỡng chế số 3307/QĐ của anh Luân số 3308/QĐ)

Chúng tôi đã cùng gia đình và mọi người hiện diện đọc kinh, cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa những nỗi khốn khó mà mọi người đang phải chịu đựng và cũng xin Người cất bớt gánh nặng cho các gia đình. Xin Người soi lòng mở trí cho nhà cầm quyền biết tôn trọng Công Lý và Lẽ Phải…

Trước khi ra về chúng tôi cũng thông báo tóm tắt cho bà con biết hiện nay dư luận cả trong và ngoài nước rất quan tâm đến vụ việc này. Các vị như ông Lê Đức Anh cựu Chủ Tịch Nước, ông Đặng Hùng Võ cựu Thứ Trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng rất nhiều Luật sư, nhà báo đã lên tiếng đòi nghiêm trị kẻ gây ra nguyên nhân của vụ việc đáng tiếc và đau lòng này chính là anh em nhà chủ tịch Hiền, Liêm. Chúng tôi cũng thông báo các trang mạng đã phát động mọi người chung tay gửi quà Tết đến cho gia đình các nạn nhân, kể cả các chiến sỹ công an, bộ đội bị thương khi thi hành công vụ theo lệnh trái pháp luật của trên.

Mấy anh em chúng tôi cũng kịp thời kẻ nhiều người ít gom góp tại chỗ được hơn 10 triệu đồng ủng hộ các nạn nhân. Chúng tôi ra về khi đã hơn 10 giờ đêm rồi qua thăm cha xứ và xin Lễ cầu binh an cho các nạn nhân.

Trong khi chúng tôi đang viết những dòng này thì thông tin từ gia đình cho biết tình trạng đánh cướp cá tại đầm của anh Vươn và anh Quý vẫn tiếp diễn. Họ bày bán công khai trên mặt đê.




CTV VRNs
----------------------------------------------------------------

Vì sao súng nổ ở Cống Rộc?
15/01/12 10:36 PM

Vì sao súng nổ ở Cống Rộc?


Đọc lá đơn của ông Đoàn Văn Vươn kêu cứu đến Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng ngày 5/12/2011 và những văn bản, quyết định của Tòa án NDTP Hải Phòng do Thẩm phán Ngô Văn Anh ký, Quyết định của UBND Huyện Tiên Lãng do chủ tịch UBND Huyện ông Lê Văn Hiền ký, chúng tôi mới thấy được âm mưu, sự tráo trở cũng như sự lộng hành của bọn cường hào ác bá mới tại đây.


Cũng qua đó, chúng tôi hiểu được nỗi đau đớn, bức xúc và tinh thần của người dân chân chất nơi đây đã từng tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại. Và như một cô gái trọn tình chung thủy, khi bị phụ tình và tráo trở trắng trợn đã bị dồn đến bước đường cùng liều lĩnh.

Lá đơn của ông Đoàn Văn Vươn gửi Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng nêu rõ quá trình ông và gia đình bỏ ra bao công sức, mồ hôi của cải và cả tính mạng để tạo ra khu đầm đó, diễn tiến của việc Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền đã giở những thủ đoạn như thế nào nhằm chiếm cướp bằng công sức, xương máu và thành quả của ông.



Nội dung lá đơn cho biết: Thực hiện chủ trương của Thành phố Hải Phòng về việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài bãi sa bồi ven biển, ngày 4/10/1993 UBND Huyện Tiên Lãng giao cho gia đình ông diện tích 21ha để gia đình ông vay vốn đắp đê lấn biển nuôi trồng thủy sản. Bao công sức và tiền của bỏ ra đã hình thành nên khu đầm với những triển vọng tốt. Chính vì vậy, ngày 9/4/1997, UBND Huyện Tiên Lãng tiếp tục giao cho ông 19,3ha đất sát đó để đầu tư.
Gia đình ông đã bằng mọi nguồn lực đắp đê, trồng cây chắn sóng và tạo nên một khu đầm nuôi trồng thủy sản rộng hàng chục ha.

Tưởng như công sức của mình và gia đình bỏ ra sắp đến ngày thu hái thành quả, thì bỗng nhiên ngày 7/4/2009 Chủ tịch UBND Huyện Lê Văn Hiền ra quyết định số 461 “thu hồi” diện tích đất của ông.

Tin tưởng vào nhà nước pháp quyền và hệ thống chính quyền “của dân, do dân và vì dân” cũng như tin tưởng vào hệ thống pháp luật, ông làm đơn khởi kiện đến TAND Thành phố Hải Phòng. Ngày 9/4/2010, Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng đã mời hai bên là UBND Huyện cử đại diện và ông Vươn để thỏa thuận với hai nội dung là:

- UBND Huyện Tiên Lãng có nhiệm vụ làm thủ tục để cho ông Vươn tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
- Ông Vươn có nhiệm vụ làm đơn đền nghị UBND Huyện cho thuê đất của mình là 40,3ha để tiếp tục nuôi trồng thủy sản.

Nếu hai bên nhất trí, thì ông Vươn phải rút đơn khởi kiện UBND Huyện Tiên Lãng.

Sau khi nhất trí nội dung trên, ông Vươn rút đơn thì UBND Huyện Tiên Lãng đã trở mặt không thực hiện nội dung đã cam kết dù ông Vươn đã nhiều lần là đơn đề nghị.

Thế rồi ngày 24/11/2011, chủ tịch Huyện Lê Văn Hiền đã ra quyết định buộc ông Vươn phải giao lại đất đai của mình đã tạo ta bao chục năm qua. nếu sau 15 ngày không giao, sẽ cưỡng chế thu trắng không có bồi hoàn cho ông và gia đình bao công sức, tiền của.

Thế rồi tin tưởng vào nhà nước, ông Vươn làm đơn kêu cứu, nhưng khi đang kêu cứu thì nhà nước cho công an, quân đội đến chiếm cướp tài sản của ông.

Tóm lại đó là một âm mưu của cường hào Lê Văn Hiền đã rắp tâm cưỡng đoạt tài sản, mồ hôi công sức và tính mạng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn gây dựng mấy chục năm qua hết sức trắng trợn.

Theo thông tin chúng tôi nhận được. Sở dĩ ông Lê Văn Hiền tận UBND Huyện Tiên Lãng, suốt ngày ăn trắng mặc trơn biết được khu đầm nhà ông Vươn có giá trị, chính vì em ruột Lê Văn Hiền là Lê Văn Liêm đang là Chủ tịch UBND Xã và em rể đanglà Phó Chủ tịch UBND Xã Vinh Quang. Kiểu gia đình trị này đã làm cho Lê Văn Hiền tưởng rằng thế lực nhà mình vững như bàn thạch và muốn làm sao thì làm không ai có thể lay chuyển.

Chính vì gia đình trị như vậy, nên việc coi thường pháp luật là điều rất dễ xảy ra và bất chấp lương tâm, đạo đức làm người.

Sau khi lá đơn kêu cứu của ông Vươn gửi Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chưa được giải quyết, khi ông Vươn đang đến Viện Kiểm sát để khiếu nại thì việc cưỡng chế đã xảy ra. Và súng đã nổ.

Người dân ở đây cho biết: Việc thu hồi đất của nhà ông Vươn trái pháp luật chưa xong, thì nhà cầm quyền địa phương ở đây đã ngay lập tức giao cho người khác quản lý khu đầm với toàn bộ tài sản của ông Vươn. Người này vốn thân quen, và chính chiếc máy ủi đến ủi san bằng ngôi nhà anh em ông Vươn là của người này.

Trong quá trình đó, một ngôi nhà bị san bằng, ngôi nhà còn lại bị đốt cháy thành tro bụi. Khi phóng hỏa đốt cháy nhà, toàn bộ lợn gà, và động vật nuôi cũng không được thả ra và bốc cháy khét lẹt.

Hiện nay hai gia đình anh em ông Vươn không nơi ẩn trú, không dụng cụ sinh hoạt, áo quần và cả ngay chiếc bát để ăn cơm ngay giữa ngày đông rét mướt và ngày Tết đang về.

Với những âm mưu, cách hành động và đạo đức lương tâm của người cán bộ, đầy tớ nhân dân như vậy, thì việc súng nổ ở Cống Rộc là điều không khó hiểu.

Ngày 16/1/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh









Lể Văn Hiền, Chủ tịch UBND Huyện Tiên Lãng, người đầy tớ nhân dân







Chó và cảnh sát, công an xuất hiện


Đầy tớ dân ra tay


Nhà bị san phẳng


Một nhà bị đốt


Tài sản còn lại


Nguồn tin và hình ảnh: Nữ Vương Công Lý
------------------------------------------

11/01/2012 | 10:45
Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh động

(DÂN VIỆT) - MẤT ĐẤT, CÓ NGHĨA LÀ MẤT TƯ LIỆU SẢN XUẤT. MẤT TƯ LIỆU SẢN XUẤT, ĐỐI VỚI NÔNG DÂN, LÀ MẤT TẤT CẢ. MẤT TẤT CẢ, CÓ NGHĨA CHẲNG CÒN GÌ ĐỂ ĐỔI NGOÀI MẠNG SỐNG.

Khi viết "Bước đường cùng", nhà văn Nguyễn Công Hoan "đẩy" nhân vật chính – Pha - vào thế bị bần cùng hóa, chẳng còn gì để mất. 84 năm trước đây, trong đời thật, anh em nhà Mười Chức, trong thế bước đường cùng, đã đổi 5 mạng sống của gia đình, trong đó có một con người thậm chí chưa kịp được sinh ra, để giữ đất, cũng là lẽ sinh tồn, trong vụ án nổi tiếng, xảy ra vào năm 1928 tại Bạc Liêu.

Có lẽ, khi đặt mìn, xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5.1, anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi phạm pháp của mình mang lại (?).

Nhưng vì sao cả Pha, cả anh em Mười Chức thời xưa, và nay là Đoàn Văn Vươn sẵn sàng đánh đổi với cái giá quá đắt đến như vậy?

Công an, bộ đội gỡ mìn cài trong trang trại của Đào Văn Vươn. T.L
Câu trả lời thực ra không khó. Họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Như 300.000 hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng, 100.000 hộ nông dân ở vùng nghèo khó Đông Nam Bộ và hàng trăm ngàn nông hộ khác trên khắp dải đất chữ S này.

Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống. Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách thức thần biển.

Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự tin: "Người thách đấu, tôi không sợ. Chỉ sợ trời thách đố tôi thôi". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20.000m3 đất, đá đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng.

Và, với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ ngơi 50ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ trời. Nhưng xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".
Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn và công cuộc trường chinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên báo Đời sống và Pháp luật 14 tháng trước.

Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư liệu sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư liệu sản xuất.

Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất "bước đường cùng" trong thân phận của anh, một thân phận mà các nhà văn hiện thực phê phán đã nhiều lần nói tới, tưởng như chỉ xảy ra thời kỳ phong kiến: Cố cùng liều thân.

Vì sao một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại có thể manh động, bạo lực đến như vậy?

Câu trả lời, đơn giản đến tàn nhẫn: Người nông dân này bị thu hồi khi thời hạn giao đất đã hết 14 năm chứ không phải 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 để có một sinh kế. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm và thậm chí… 99 năm.

Nguyên do của những hành động vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm là từ quyết định mang tính tước đoạt, nhấn mạnh là không một xu bồi thường, làm những người nông dân như Đoàn Văn Vươn mất toàn bộ tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng hóa. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.

Có hai kỷ lục về câu chuyện mất đất được nói đến trong thời gian gần đây. Ở Đà Nẵng, có trên 40.000 hộ nông dân bị mất đất do phải di dời, giải tỏa. Ở Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích "nhỏ nhất nước", sau 10 năm "trải thảm đỏ", 3.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc "Cứ 5 hộ dân thì có 1 hộ mất đất canh tác"; "Có những thôn xóm mà 90-95% diện tích đất nông nghiệp bị "khai tử", có lẽ cũng là một kỷ lục khác.

Website Hội NDVN hồi đầu năm nay đã đưa ra các con số: Vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ. Đông Nam Bộ cũng khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội: 138.291 hộ và TP.HCM: 52.094 hộ. Theo cách tính toán khá chi li của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay.

Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất là mất chiếc cần câu cơm. Có nghĩa là mất hết. Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.

Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương.


11/01/2012 | 10:39
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng:
Địa phương tự ý thu hồi đất là sai

(DÂN VIỆT) - TỪ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG) NGÀY 5.1 ĐÃ BỘC LỘ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT. PHÓ CHỦ TỊCH HỘI NDVN NGUYỄN DUY LƯỢNG TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ NÀY.

Như Báo NTNN đã phản ánh, vụ cưỡng chế ngày 5.1 ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã dẫn đến hậu quả 6 công an, bộ đội bị thương. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?

- Bản thân người dân làm trang trại rất ít người tự nhiên có đất. Đất có được là do họ được Nhà nước giao quản lý, hoặc do khai hoang mà có. Có một thực tế là các trang trại hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế: Giá trị sản phẩm

Chiều 7.1, hai ngày lẩn trốn sau khi có hành vi nổ súng, chống người thi hành công vụ trong vụ cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng, Đoàn Văn Quý, 46 tuổi, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, đã nhờ một số phóng viên báo chí đưa tới Đội 9, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng tự thú.

Tại cơ quan CSĐT, bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận do bức xúc trong việc UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản, cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản trong khi gia đình anh đã làm đơn khởi kiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Khi sự việc xảy ra, trong những phút không làm chủ được mình, Quý đã dùng súng bắn đạn hoa cải bắn về phía những người thi hành công vụ, khiến nhiều cán bộ bị thương.

Để có vũ khí chống trả người thi hành công vụ, trước đó, Đoàn Văn Quý đã nhờ người đi mua hai khẩu súng và đạn để quyết tâm chống trả khi lực lượng chức năng đến thực hiện việc cưỡng chế.

Sau khi gây ra vụ việc, Quý đã trốn ra khu vực rừng ngập mặn mà gia đình Quý trồng chống bão cạnh khu đầm. Sau đó, do tự nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật, cùng với sự động viên của gia đình, chiều 7.1, Quý đã nhờ một số phóng viên báo chí đưa ra tự thú để được nhận sự khoan hồng của pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Trong – Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho biết, Quý vốn là người hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không có tiền án tiền sự. Năm 1993, sau khi Đoàn Văn Vươn (anh trai Quý) được giao khu đầm Cống Rộc, Quý ra đầm vay mượn thêm tiền, góp sức tạo dựng khu đầm. Sau đó, được Đoàn Văn Vươn giao lại cho 6ha để nuôi trồng thủy sản, sinh sống trên mảnh đất này một thời gian rồi lấy vợ. Không có đất ở riêng, nên sau khi lấy vợ, 2 vợ chồng Quý xây nhà tạm trên đất này để ở.

Được biết, vợ Quý là Phạm Thị Hiền cũng đang bị Cơ quan điều tra Công an Hải Phòng tạm giữ để phục vụ điều tra. Từ ngày vợ chồng Quý bị bắt, 2 con trai Quý là: Đoàn Văn Long, 8 tuổi, học tại trường Tiểu học Vinh Quang và Đoàn Văn Hải, 5 tuổi đang ở cùng vợ Đoàn Văn Thoại (em trai Đoàn Văn Vươn).


10/01/2012 07:40
Vụ bắn 6 người bị thương ở Hải Phòng:
UBND HUYỆN TIÊN LÃNG NUỐT LỜI?

TT - Chủ đầm tôm Đoàn Văn Vươn - người cùng các đồng phạm chống trả quyết liệt việc cưỡng chế thu hồi đất làm sáu công an và quân nhân bị trọng thương ngày 5-1 - vốn có nhân thân tốt.

Ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, từ chối trả lời phỏng vấn báo chí chiều 9-1 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông từng được một tờ báo phong tặng là "kỳ tài đất Tiên Lãng". Vì sao đến nỗi? Phóng viên Tuổi Trẻ đã đi tìm hiểu sự việc...

Đầm nuôi trồng thủy sản khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang được ông Đoàn Văn Vươn nhận khai hoang từ năm 1992. Theo những thông tin Tuổi Trẻ có được, năm 1997 UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) ra quyết định giao bổ sung đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 19,3ha cho ông Vươn. Thời hạn sử dụng đất là 14 năm, tính từ ngày 4-10-1993.

Từ một biên bản thỏa thuận lập sai

Hết thời hạn sử dụng, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất. Không đồng tình, ông Đoàn Văn Vươn và một chủ đầm tôm là ông Vũ Văn Luân đã có đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ra TAND huyện. Bị bác đơn, ông Vươn và ông Luân tiếp tục kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.

Ngày 9-4-2010, ông Ngô Văn Anh - thẩm phán TAND TP Hải Phòng - đã cho lập một biên bản thỏa thuận giữa các bên đương sự. Ông Phạm Xuân Hoa, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Tiên Lãng, nói trong biên bản: "Quan điểm của UBND huyện Tiên Lãng là quan tâm đến người lao động nếu người lao động chấp hành tốt quy định của Nhà nước. Nếu ông Luân rút đơn thì huyện sẽ cho ông Luân tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật". Biên bản được thẩm phán Ngô Văn Anh ký, đóng dấu cùng chữ ký xác nhận của ông Phạm Xuân Hoa và các ông Vươn, Luân. Nhận được biên bản này, các ông Vươn, Luân đã rút đơn kháng cáo.

Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng đã không thực hiện lời hứa nói trên. Ngược lại, cuối năm 2011 UBND huyện đã ra quyết định thu hồi đất của ông Vươn, tổ chức cưỡng chế và xảy ra sự việc ngày 5-1 nêu trên.

Để nghe tiếng nói từ phía UBND huyện Tiên Lãng, ngày 9-1 phóng viên Tuổi Trẻ đã đến UBND huyện. Sau nhiều giờ liên lạc và chờ đợi ngay tại cửa văn phòng, kết quả phóng viên nhận được vào cuối giờ chiều là cái xua tay của ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện. Ông Hiền cáo bận và giao lại cho ông Khanh (phó chủ tịch UBND huyện) tiếp. Sau một hồi chờ đợi thêm, chúng tôi nhận được hồi đáp của ông Khanh: "Đề nghị các anh chị đăng ký lịch và nội dung làm việc để chủ tịch bố trí thời gian tiếp, tôi không phải là người có thẩm quyền trả lời".

Văn bản được lập tại TAND TP Hải Phòng có tựa đề "tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án" - Ảnh: Nguyễn Khánh

Người trong cuộc nói gì?

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Vũ Văn Luân - người cùng khởi kiện quyết định của UBND huyện Tiên Lãng như ông Vươn, cũng là người nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất cùng ngày với ông Vươn - bức xúc: "UBND huyện Tiên Lãng đã bội ước với tôi. Sau thỏa thuận ở TAND Hải Phòng, tôi rất tin tưởng chính quyền huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục giao mảnh đất mà chúng tôi đã gắn bó. Nào ngờ họ đã bội ước, thỏa thuận đặt bút ký vào rồi mà về địa phương thì họ bảo cứ phải giao đất rồi mới giải quyết sau".

Ông Luân cho biết bản thân ông đã nhiều lần đề nghị được gặp để đối chất với chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng nhưng luôn bị từ chối. "Khi nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tôi tiếp tục đề nghị được gặp để đối chất, trình bày với chủ tịch UBND huyện nhưng cũng bị khước từ. Lẽ ra tôi đã bị cưỡng chế rồi vì tôi với anh Vươn nhận được quyết định cưỡng chế cùng ngày, nhưng có lẽ vụ việc của anh Vươn như vậy nên họ dừng chưa cưỡng chế tôi. Mấy hôm nay tôi sống trong lo lắng, nó như cái án treo lơ lửng trên đầu" - ông Luân buồn rầu tâm sự.

Phóng viên Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục chờ ý kiến hồi đáp của lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng để có thông tin đa chiều đến bạn đọc.


11/01/2012 | 10:39
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng:
Địa phương tự ý thu hồi đất là sai
(DÂN VIỆT) - TỪ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG) NGÀY 5.1 ĐÃ BỘC LỘ NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT. PHÓ CHỦ TỊCH HỘI NDVN NGUYỄN DUY LƯỢNG TRAO ĐỔI VỀ VẤN ĐỀ NÀY.


Như Báo NTNN đã phản ánh, vụ cưỡng chế ngày 5.1 ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã dẫn đến hậu quả 6 công an, bộ đội bị thương. Ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?

- Bản thân người dân làm trang trại rất ít người tự nhiên có đất. Đất có được là do họ được Nhà nước giao quản lý, hoặc do khai hoang mà có. Có một thực tế là các trang trại hiện nay đang bộc lộ rất nhiều hạn chế: Giá trị sản phẩm hàng hóa trên một đơn vị đất canh tác còn rất thấp.

Chỉ được giao đất sản xuất với thời hạn ngắn, nông dân không dám đầu tư lớn cho sản xuất.
Nhiều trang trại hoạt động rất đơn điệu và kém hiệu quả, hầu hết mới chỉ chọn hướng phát triển theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài", hoặc theo kinh nghiệm quảng canh, khoanh vùng để giữ đất chứ chưa có hướng đầu tư cụ thể, hiệu quả... nên chưa tận dụng được triệt để quỹ đất.

Nguyên nhân là do hầu hết các trang trại đều chưa được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), nên người dân rất không an tâm canh tác.

Về vụ việc ở Tiên Lãng, tôi chưa dám khẳng định là ai đúng, ai sai. Tuy nhiên, việc gia đình ông Đoàn Văn Vươn dùng mìn, súng chống đối chính quyền, làm 6 công an, bộ đội bị thương là sai, không phù hợp với vị thế của người nông dân trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới.
Để vụ việc rõ ràng hơn, Hội ND Việt Nam sẽ giao cho Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội xuống tiếp xúc, tìm hiểu người dân, chính quyền để tư vấn và sau đó sẽ có những đánh giá chính xác hơn.

Như ông nói, có nghĩa hiện nay rất nhiều người dân đang rất bị động trong việc sử dụng, canh tác đất đai, thưa ông?

- Đúng như vậy! Do chưa được làm chủ thật sự, vì đất đai mới chỉ được giao tạm thời trong thời gian 20 năm. Trong khi đó, nhiều hộ đầu tư cả tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng, nhưng với khoảng thời gian 20 năm họ khó có thể thu hồi vốn, chưa nói đến có lãi, nên rất ít hộ dám mạnh tay đầu tư, dẫn đến lãng phí quỹ đất như tôi đã nói ở trên.

Vừa qua trong chuyến công tác ở Vĩnh Phúc, tôi cũng đã nhận được phản ánh của rất nhiều hộ dân về thời hạn giao đất. Bà Thiện ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, nhận 4ha đất, sau gần 20 năm bà đã cải tạo nên một rừng cây và đang bảo vệ đàn cò, nay nghe tin sẽ sắp bị thu hồi đất, nên đứng ngồi không yên.

Vậy làm thế nào để người dân yên tâm canh tác, chờ đến năm 2013 - thời điểm sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, khi thời khắc giao thời thường mọi việc rất nhạy cảm, phức tạp?

- Qua thông tin NTNN phản ánh trong mấy số báo gần đây, nhiều người dân, chủ trang trại sắp hết hạn giao đất mà chưa có hướng dẫn, người dân rất băn khoăn, không biết họ có còn được giao đất lại hay không.

Vì chưa có hướng dẫn, nên một số địa phương đã tự tiến hành thu hồi theo cách riêng từng địa phương, đã dẫn đến sự việc đáng tiếc như ở Tiên Lãng vừa qua. Địa phương nào tự ý thu hồi đất, khi chưa có sự chỉ đạo của Thủ tướng là sai.

Theo tôi trước mắt UBND các địa phương phải thực hiện theo đúng luật, Hội ND sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới tư vấn pháp luật để người dân an tâm hơn.

Như tôi được biết, Ban chấp hành T.Ư đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo để tổng kết Nghị quyết 26, Chính phủ đã giao cho Bộ TNMT chuẩn bị tờ trình trình Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 1993 trong năm 2013. Sau khi có luật, mọi vấn đề sẽ được sáng tỏ.
Người dân có thể yên tâm, vì theo dự thảo, ý kiến của các chuyên gia đề xuất thì thời hạn giao đất có thể từ 50 năm đến 90 năm chứ không chỉ là 20 năm như hiện nay.

Địa phương nào tự ý thu hồi đất, khi chưa có sự chỉ đạo của Thủ tướng là sai. Theo tôi trước mắt UBND các địa phương phải thực hiện theo đúng luật, Hội ND sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới tư vấn pháp luật để người dân an tâm hơn.

Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng

Trước khi Luật Đất đai năm 1993 được sửa đổi, Trung ương Hội NDVN có kiến nghị gì không?

- Hội tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân trên quan điểm, đất là của quốc gia, giao cho người dân quản lý và sử dụng, tránh tình trạng nhiều người hiểu lầm Nhà nước giao đất cho rồi là đất của mình, muốn bán thì bán, muốn đổi thì đổi.

Tôi xin thay mặt cho Hội xin kiến nghị với Ban sửa đổi Luật Đất đai một số vấn đề như sau: Đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét nên giao đất lâu dài, ổn định cho ND, chủ trang trại nhằm tạo cơ sở chính sách vững chắc để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Hội ủng hộ quan điểm giao đất thời hạn 50 đến 90 năm hoặc lâu hơn nữa. Đồng thời cần có những rà soát kỹ càng khi tiến hành thu hồi, cũng như giao lại đất cho hộ dân, tránh tình trạng đầu cơ đất, hoặc nhận đất nhưng sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên đất.

Xin cảm ơn Phó Chủ tịch!

Con đường còn hằn dấu bánh xích của máy xúc, từng được điều đến để cưỡng chế.

Theo người dân xã Vinh Quang, sau vụ nổ súng, cưỡng chế, ngôi nhà của ông Vươn đã bị phá sập.

Chủ đầm Vũ Văn Hiền (cạnh đầm ông Vươn): “Chống người thi hành công vụ là anh Vươn sai rồi. Nhưng trước đó, phải phong cho anh Vươn là người hùng mới xứng đáng”.

Ông Lê Văn Doãn (xóm chùa trên): “Trước đây chưa có khu đồng này thì dân luôn lo vỡ đê.
Mùa bão chúng tôi kinh lắm, có bão là phải chạy tới mãi xã trong”.



Thiếu thận trọng

Một ông chánh văn phòng Huyện - một công bộc của dân mà phát ngôn thiếu thận trọng như thế thì sao đáng đại diện cho nhân dân? Tôi không phán xét ai sai - ai đúng vì còn chưa điều tra kĩ nhưng thử hỏi phát ngôn một cách cảm tính của một lãnh đạo cũng thuộc hàng cao cấp ở Huyện thì mấy ai còn tin tưởng và những người đang đại diện cho nhân dân. Nhân dân còn tin vào ai được nữa?

lehung | 15 giờ 36 phút trước

ý kiến
chỉ có các cấp từ tỉnh đến trung ương vào cuộc thì địa phương mới vỡ lở ra những mờ ám về cách quản lí của chính quyền địa phương.báo chí nên vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để làm rỏ vấn đề,để chỉ rỏ ai đúng ai sai,trả lại công bằng cho những người bi thiệt thòi.

lê trường | 15 giờ 22 phút trước
Xem lại lời phát biểu của ông chánh văn phòng huyện
Người có công như thế, nhân dân đã có phán xét như thế, Ông quan huyện ngồi trên cao không thực tế mà phát biểu vậy thì không chấp nhận được, có công thì phải ghi nhận, Lúc khó khăn thì khuyến khích người ta làm, giờ tốt đẹp lại thu hồi. Tức nước thì vỡ bờ mà, cứ bảo sao dân phản ứng gay gắt thế.

Hoàng Nam | 15 giờ 11 phút trước
Nỗi bất bình
Còn quan kiểu này thì dân nghèo vẫn hoàn nghèo, miếng đất cắm dùi không có.

Chỉ có dân vẫn khổ thôi
Nhanthay | 14 giờ 55 phút trước
Các quan không muốn cho thuê đất
Rõ ràng các quan không muốn cho người dân thuê đất nữa. Nếu muốn vậy, sao không cho người ta thuê luôn đi, mà đợi đoạt đất lại, rồi sau đó người ta xin mới cho? Người dân xin quý vị được thuê rồi mà ? Người ta đã cam kết rút đơn nếu quý vị tạo điều kiện cho thuê tiếp rồi mà? Quý vị cũng cam kết trong đơn đó rồi mà ? Cho thuê không cần thu thu hồi đất lại cũng được vì sở hữu phần đất trên vẫn là của Nhà nước mà ?
Nguyễn Hưng | 14 giờ 4 phút trước


Cần điều tra làm rõ
Không phải khi không mà người nông dân lại cùng quẫn đến nỗi chống người thi hành công vụ. Không đồng tình với bạn Hoa vì khi pháp luật không bảo vệ họ thì họ sẽ tự mình đấu tranh khi bị bức bách tới đường cùng.
Hoai Bao | 8 giờ 11 phút trước
Phép vua thua lệ làng
những việc như thế này đâu chỉ có ở nhà ông Vươn nhiều người còn có trường hợp đáng thương hơn nhưng không biết kêu ai.
Trọng Tài | 8 giờ 11 phút trước
Nếu luật pháp nghiêm minh ngay từ đầu
Nếu luật pháp nghiêm minh ngay từ đầu cho lam hoac ko cho lam thì đâu đến như vậy. Để người ta làm mất bao công lao rồi lại thu hồi. Tôi thấy như vậy là quá bất công với gia đình họ. Hay lại có một số cán bộ phẩm chất tha hoá ở đây?
khai | 8 giờ 8 phút trước
lấy dân làm gốc ???
tôi thông cảm với dòng họ Đoàn , nếu chúng ta trong hoàn cảnh của họ cũng chưa hẳn có hành động sáng suốt .
nguyễn kim hoàn | 8 giờ 2 phút trước
Quá bức xúc
ép người quá đáng, lợi dụng chức quyền để ép những con người đã khai hoang, làm giàu cho xã hội, tại sao ngay cả Chánh văn phòng UBND thành phố Phạm Hữu Thư "thành phố còn nhiều việc quan trọng khác, đâu chỉ có việc này". vậy sự sinh tồn của hàng chục người kia là ko quan trọng sao? Công bằng xã hội ở đâu?

Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế'

SAU KHI XẢY RA VỤ NỔ SÚNG, NGÔI NHÀ 2 TẦNG CỦA GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN ĐÃ BỊ KÉO SẬP. TUY NHIÊN, THEO ÔNG LÊ THANH LIÊM, CHỦ TỊCH UBND XÃ VINH QUANG (TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG), CÓ THỂ VỊ TRÍ NHÀ NẰM TRONG DIỆN TÍCH 21 HA CHƯA BỊ CƯỠNG CHẾ.

> GÓC NHÌN ĐỐI LẬP VỀ CHỦ ĐẦM TÔM BỊ CƯỠNG CHẾ
Theo UBND huyện Tiên Lãng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn được giao 40,3 ha đầm, khi hết thời hạn giao đất, huyện sẽ làm thủ tục thu hồi cả 40,3 ha. Ngày 5/1, UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm theo quyết định do Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền ký ngày 24/11/2011. Quyết định không nêu việc cưỡng chế thu hồi 21 ha đất còn lại trong khu đầm được huyện giao cho ông Vươn từ năm 1993.
Sau vụ nổ súng căn nhà hai tầng của gia đình ông Vươn đã bị đập bỏ. Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cho biết, sau vụ cưỡng chế, xã đã quản lý khu đầm.
Ngôi nhà xảy ra vụ nổ súng sáng 5/1. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Ngôi nhà xảy ra vụ nổ súng sáng 5/1. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Khi được hỏi căn nhà bị sập có nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế không, ông Liêm nói: "Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án. Gia đình ông Vươn vẫn có thể vào khu vực chưa bị cưỡng chế".

Không còn nhà, chị Phạm Thị Hiền và bà Nguyễn Thị Thương cùng các con tá túc ở nhà bà Trần Thị Mịn. Bà Mịn là vợ của một trong hai người đang lẩn trốn - Đoàn Văn Thoại.

Mượn chiếc áo da to sụ để mặc chống rét, bà Thương (vợ ông Vươn) cho biết, đêm trước vụ cưỡng chế, sau khi ăn cơm tối bà đưa các con về nhà thím Mịn để yên tâm học hành. Chị Hiền cùng hai con nhỏ cũng đi cùng. "Dự định chỉ về một hai hôm nên tôi chỉ mang ít sách vở cho các cháu. Không thể tưởng tượng mọi chuyện lại xảy đến thế này", bà Thương kể.

Người phụ nữ này cho hay, công việc của bà ở đầm thủy sản chủ yếu lo cho vườn chuối, chăm nom các cháu nhỏ và làm việc vặt. "Giờ chúng tôi như chết đuối giữa dòng, không biết bấu víu vào đâu, không biết lấy gì nuôi con,. Hy vọng chính quyền sớm làm mọi việc sáng tỏ để gia đình có thể tiếp tục được thuê khu đầm làm ăn trả nợ", bà nói.

Trong khi đó, chị Phạm Thị Hiền (vợ Đoàn Văn Quý - nghi can được cho là trực tiếp nổ súng vào cảnh sát) cho biết, đêm trước khi bị cưỡng chế, khi thấy chồng cùng các anh em trai chuẩn bị vũ khí để đối phó với lực lượng cưỡng chế, chị đã góp ý khuyên bảo. Tuy nhiên, do đây là chuyện quan trọng nên phụ nữ và trẻ em không được can dự nhiều.
Chị Hiền kể, nhiều năm nay gia đình đã gõ đủ các cửa cơ quan công quyền ở Hải Phòng bằng đủ các loại văn bản, giấy tờ nhưng kết quả như đá ném ao bèo. Công khai phá của anh em, vợ con, họ hàng đối với khu bãi ven sông, cửa biển ở xã Vinh Quang đứng trước nguy cơ mất trắng.

Trong khi đó, dù mang tiếng được quản lý khu đầm thủy sản màu mỡ, trù phú nhưng bao nhiêu của cải, đất đai, nhà cửa đều đã bán đi hết để đổ đầu tư vào đây, chưa kể đến khoản nợ nhiều tỷ đồng vẫn treo lơ lửng trên đầu.

"Nguyên nhân dẫn đến hành động như vừa rồi là do gia đình em bị dồn nén quá lâu, quá nhiều. Kế sinh nhai ở đầm tôm, nếu mất nó chúng em không còn gì", người phụ nữ cắn môi, khóc rấm rứt.

Chị Hiền (trái) và bà Thương (giữa). Ảnh: Nguyễn Hưng.

Chị Hiền (trái) và bà Thương (giữa) kể về đêm trước khi xảy ra vụ cưỡng chế. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cũng như bà Thương, trước hôm diễn ra vụ việc sáng 5/1, chị Hiền đưa hai đứa con trai 8 tuổi và 5 tuổi về nhà thím Mịn ngủ. Sáng sớm, sau khi đưa các con đi học, nghe tin cưỡng chế, chị và bà Thương chạy lên. Từ trên đê hai người chứng kiến cảnh cả trăm cảnh sát, bộ đội ồ ạt tiến vào khu đầm. Ngay sau đó, cả hai cùng cháu Quỳnh (học sinh lớp 11, con ông Vươn) cũng bị bắt.

Người phụ nữ này cho hay, gia đình vẫn hy vọng vào công lý. Vì thế, trước hôm cưỡng chế, ông Vươn đã mang toàn bộ giấy tờ, văn bản tới nhà bạn ở trong xã ngủ. Sáng sớm, khi vụ cưỡng chế diễn ra, ông không có mặt ở khu đầm mà vẫn tới kêu với cơ quan chính quyền, Viện Kiểm sát. Khi tới Viện KSND thành phố thì ông bị bắt.

Hiện, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Ông Sịnh, Vươn, Quý là anh em ruột, còn Vệ là cháu ruột của 3 người này. Hai người đang bỏ trốn là Đoàn Văn Thoại và Phạm Văn Thái. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngày 10-11/1, nhiều phóng viên đã liên hệ để có được ý kiến chính thức từ lãnh đạo thành phố về nguyên nhân dẫn tới vụ nổ súng khi cưỡng chế ngày 5/1 ở Tiên Lãng. Tuy nhiên, Chánh văn phòng UBND thành phố Phạm Hữu Thư đã từ chối: "Tôi chưa thể trả lời ngay được, phải có lịch. Tôi không nói việc này không quan trọng nhưng thành phố còn nhiều việc quan trọng khác, đâu chỉ có việc này".

Trước đó, trao đổi với VnExpress trước đó, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh khẳng định, việc cưỡng chế đối với diện tích đầm thủy sản của hộ ông Đoàn Văn Vươn là căn cứ theo quyết định của UBND huyện. Từ năm 2007, khu đất giao cho ông Vươn đã hết hạn, UBND huyện đã 8 lần làm việc yêu cầu ông Vươn bàn giao lại nhưng hộ này nhất quyết không trả. “Ông Vươn luôn chống đối, không chấp hành”, ông Khánh nói.

Khu đầm tôm sau khi bị cưỡng chế

5 NGÀY SAU KHI BỊ CƯỠNG CHẾ, KHU ĐẦM THỦY SẢN CỦA ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN (TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG) TAN HOANG. VIỆC ĐI LẠI Ở KHU VỰC NÀY BỊ CẢ CHÍNH QUYỀN LẪN NHỮNG NGƯỜI LẠ MẶT NGĂN CẤM.

Quyết định thu hồi đất ở Hải Phòng là trái luật'

NGUYÊN THỨ TRƯỞNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẶNG HÙNG VÕ KHẲNG ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH THU HỒI ĐẤT CỦA UBND HUYỆN TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG) VỚI GIA ĐÌNH ĐÌNH ÔNG VƯƠN VỪA TRÁI LUẬT VỪA TRÁI ĐẠO LÝ, CỐ TÌNH TƯỚC BỎ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN.

> MÂU THUẪN DẪN ĐẾN NỔ SÚNG CHỐNG ĐỐI Ở HẢI PHÒNG/ GÓC NHÌN ĐỐI LẬP VỀ CHỦ ĐẦM TÔM BỊ CƯỠNG CHẾ

- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?- Việc giao đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng pháp luật. Cụ thể, thời gian hạn chế giao đất 14 năm là không đúng, mà phải là 20 năm và sau 20 năm vẫn tiếp tục được sử dụng nếu Nhà nước không có quyết định thu hồi đất. Huyện Tiên Lãng có những quyết định giao tới 20 ha, trong khi theo khung giao đất bãi bồi ven sông ven biển ở Quyết định 773 của Thủ tướng, diện tích tối đa là 10ha.
Việc ban hành Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng trái pháp luật. Khi giao bãi bồi ven sông, ven biển cho hộ gia đình cải tạo trở thành nơi nuôi trồng thủy sản thì công sức, mồ hôi của người dân đã đổ xuống trong quá trình lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi hết thời hạn sử dụng đất (của gia đình ông Vươn sớm nhất là 15/10/2013), đương nhiên được kéo dài sang thời hạn tiếp theo trừ những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Quốc hội sẽ xem xét quyết định vấn đề "hết thời hạn" này khi thông qua Luật đất đai mới trước năm 2013.

- Ông nghĩ sao trước khẳng định của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng huyện không làm sai khi cưỡng chế thu hồi đất của dân?
- Nhiều cán bộ quản lý ở nhiều địa phương hay nói câu buông sõng: "Nhà nước thì thu hồi đất nào cũng được". Đó là cái nhầm lẫn rất cơ bản. Nhà nước cũng phải thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Chiểu theo pháp luật hiện hành về thời hạn sử dụng đất, chắc chắn là họ sai. Chiểu theo quy định về giải quyết thế nào khi đất nuôi trồng thủy sản hết thời hạn, chắc chắn họ cũng sai.

Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Tiến Dũng

- Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đất đai, theo ông việc thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là do thiếu kiến thức pháp luật hay nguyên nhân nào khác?

- Trong vụ việc này, tòa yêu cầu hai bên thương thảo giải quyết, UBND huyện hứa sẽ tiếp tục giao đất nên người dân rút đơn. Các hộ dân thực hiện nhưng địa phương lại không giữ lời. Trong đơn gửi tòa, người dân nói ông Chủ tịch huyện khăng khăng không thực hiện cam kết.
Người dân đang sử dụng đất có hiệu quả thì không có lý do gì để thu hồi đất của người ta. Điều này thể hiện có cái gì lẩn khuất phía sau các quyết định thu hồi đất. UBND huyện Tiên Lãng cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân trong khi hai bên đã thỏa thuận giải quyết thỏa đáng. Ở đây, nguy cơ là chính quyền có thể thấy vùng đất đó sau khi được cải tạo là quá màu mỡ và muốn chuyển đổi cho đối tượng khác.
Còn nếu đất được dùng vào dự án khác thì ngay trong quyết định thu hồi cũng phải nói đến chuyện bồi thường. Nhưng quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không hề nói đến chuyện bồi thường mà thậm chí còn bắt người dân phải bàn giao toàn bộ mặt bằng kèm theo những công sức của dân cải tạo trước đây. Điều này không chỉ sai luật mà còn trái cả đạo lý.
- Để xảy ra vụ việc ngày 5/1, ngoài việc xử lý nghiêm những người nổ súng chống đối, theo ông, cần xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương thế nào?
- Hiện nay ít nhất 70% khiếu kiện của người dân liên quan đến đất đai. Người nông dân nghĩ rất giản đơn, nhiều khi không nghĩ hết nhẽ, hành động bột phát, thiếu kiềm chế. Do đó, chúng ta phải trân trọng công sức của người nông dân, không phải vì thấy cái lợi của việc thu hồi mà lấy đi công sức của họ, đẩy họ vào bước đường cùng để trở thành tội phạm, phải chống trả bằng việc vi phạm pháp luật hình sự. Từ vụ việc này có rất nhiều điều để nói và UBND TP Hải Phòng cũng không thể đứng ngoài cuộc

Lực lưỡng cưỡng chế gồm cả trăm cảnh sát được trang bị vũ khí ập vào khu vực cưỡng chế.
Ngày 5/1 trở thành tồi tệ nhất trong lịch sử cưỡng chế tại Hải Phòng với 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương.

- Theo ông, cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý, thu hồi đất đai sau vụ việc ở Tiên Lãng?
- Trong vụ Tiên Lãng, bài học lớn nhất là cơ quan quản lý, nhất là ở địa phương cần phải nghĩ rằng mình là đại diện cho quyền lợi chính đáng của người dân. Hãy đứng về cách nghĩ của dân chứ không phải cách nghĩ của một người làm lãnh đạo.
Trong tất cả trường hợp thực thi pháp luật, lãnh đạo phải hiểu rõ ngọn ngành về pháp luật, đừng hiểu sai cũng như cố tình hiểu sai. Áp dụng pháp luật không chỉ là lý mà còn là tình. Người ta đã bỏ công sức ra thì phải xem xét công lao của họ với mảnh đất đó, cần đánh giá cho đúng. Việc người ta làm từng ấy năm rồi mình thu lại, cứ cho là việc thu hồi có lý do chính đáng thì cũng phải cân nhắc có nên không? Đấy là câu chuyện mà chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tính đến.
Hiện nay, nhiều địa phương khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thường hay sử dụng lực lượng vũ trang. Điều này theo tôi không nên làm. Với dân, đừng nghĩ tới việc sử dụng sức mạnh sẽ hiệu quả hơn. Người dân đang muốn chủ động trên cơ sở lẽ phải của sự đồng thuận.
- Nếu đặt mình ở vị trí lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông sẽ xử lý thế nào với vấn đề đất đai của gia đình ông Vươn?
- Nhiều địa phương đã đánh đồng giữa việc giao đất khai hoang và đất đã được cải tạo. Thế nên có tình trạng người dân đổ mồ hôi ra để khai hoang nhưng sau đó chính quyền lại coi đấy là đất ruộng bình thường, làm thiệt hại cho dân. Để động viên việc khai hoang, mở rộng diện tích, tôi cho rằng cần có chính sách đặc biệt hơn nữa để thừa nhận công sức của người dân, ít nhất chiếm 50% giá trị đất đai.
Vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn theo tôi giải quyết đơn giản. Đất giao năm 1993 thì đến 2013 hết hạn, đất giao năm 1997 thì tới 2017 hết hạn. Còn về hạn mức diện tích, nếu đất giao vượt hạn mức quy định của Chính phủ, chốt diện tích 10ha của dân không phải nộp nghĩa vụ tài chính, và diện tích còn lại về nguyên tắc phải chuyển sang thuê đất. Trong tương lai, nếu Luật Đất đai bãi bỏ hạn điền thì lại cho diện tích đó trở lại như đất được Nhà nước giao.

Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế

TRONG KHI NGƯỜI DÂN XÃ VINH QUANG (TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG) COI ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN NHƯ “NGƯỜI HÙNG” KHAI HOANG, LẤN BIỂN THÌ UBND HUYỆN LẠI CHO RẰNG ÔNG VƯƠN "ĐẮP ĐÊ THU LỢI CÁ NHÂN CHỨ CÓ ÍCH GÌ CHO XÃ HỘI".

> MÂU THUẪN DẪN ĐẾN NỔ SÚNG CHỐNG ĐỐI Ở HẢI PHÒNG

*Ảnh: Khu đầm tôm sau khi bị cưỡng chế
Chiều 10/1, tại khu vực đầm thủy sản ngoài đê xã Vinh Quang, hàng chục người dân vẫn tập trung bàn tán về vụ cưỡng chế đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Cách triền đê chừng vài trăm mét, đầm thủy sản của gia đình ông Vươn tiêu điều với dấu tích còn sót lại của căn nhà hai tầng bị san phẳng. Nhiều vật dụng lẫn trong đống đổ nát.

Ánh mắt buồn nhìn sang khu đầm của hàng xóm, chủ đầm Vũ Văn Hiền nói: “Chống người thi hành công vụ là anh Vươn sai rồi. Nhưng trước đó, phải phong cho anh Vươn là người hùng”.

Là người cùng khai phá vùng đất ven sông cửa biển xã Vinh Quang từ hàng chục năm nay, ông Hiền thấm thía cảnh gia đình ông Vươn đổ mồ hôi công sức, thậm chí cả tính mạng của cô con gái 8 tuổi và một người cháu trên mảnh đất này. “Gia đình anh Vươn đã dám đương đầu với trời đất, thiên tai, làm được việc mà lực lượng thanh niên xung phong không làm được, phải bỏ đi”, ông Hiền nói.

Căn nhà 2 tầng ở giữa đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị coi là hiện trường vụ án, đã bị phá. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Người dân ở xã Vinh Quang khi nói về ông Vươn đều khẳng định ông sống hòa nhã, quan tâm tới mọi người. Công trình lấn biển của khu đầm thủy sản, đi đầu là gia đình ông Vươn đã giúp hàng trăm hộ dân xã Vinh Quang không còn phải chạy đôn chạy đáo mỗi mùa mưa bão.

“Trước đây chưa có khu đồng này thì dân luôn lo vỡ đê. Mùa bão chúng tôi kinh lắm, có bão phải chạy tới mãi xã trong. Có đồng của ông Vươn chúng tôi yên tâm, bão gió chúng tôi không phải chạy”, ông Doãn, người xóm chùa trên nói.

Còn với ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang, dù đã 20 năm, ông vẫn không thể nào quên hình ảnh kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn tìm đến ông xin được khẩn hoang khu bãi ngoài đê. “Lúc nó xuống xin làm tôi khuyên là không làm được đâu, nhà nước còn không làm được nữa là. Nhưng nó không nghe, cứ quyết làm”, đảng viên 82 tuổi nhớ lại.

Ông Danh kể, để thực hiện “canh bạc” với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang... Nhiều năm vật lộn với trời đất được đền đáp bằng bờ kè dài chừng hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê.

“Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công”, ông bí thư già cứ nhắc đi nhắc lại.

Ông Phạm Văn Danh: “Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công”. Ảnh:Nguyễn Hưng.

Sau cả chiều 9-1 và gần hết buổi sáng 10-1 chờ đợi được gặp lãnh đạo huyện, cuối buổi sáng 10-1 các phóng viên mới được chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh tiếp chuyện xung quanh việc cưỡng chế thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ngày 5-1.

Ông Khánh nói chưa xếp được lịch để các phóng viên phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền, nếu muốn phỏng vấn thì từng báo phải có công văn, câu hỏi cụ thể gửi xuống.

* Truyền hình An ninh: Trong biên bản thỏa thuận được lập tại TAND TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện có nói là dân rút đơn kiện thì được tiếp tục cho thuê đất, nhưng sau đó UBND huyện không thực hiện, xin ông cho biết thông tin chính thức?
- Văn bản thỏa thuận là có. Nhưng mà nói huyện không thực hiện là không đúng. Tức là văn bản thỏa thuận này nói rằng khi anh Vươn chấp hành trả lại vùng đầm cho Nhà nước, huyện sẽ tạo điều kiện để anh Vươn tiếp tục thuê đất sản xuất trên vùng đầm đó. Tức là mọi cái sau này phải theo thỏa thuận với nhau. Anh vẫn như mọi công dân khác, nhưng anh được ưu tiên.
* Tuổi Trẻ: Nhưng sau khi có văn bản thỏa thuận, ông Vươn đề nghị được tiếp tục giao đất để sản xuất, nuôi trồng thủy sản, tại sao UBND huyện không gia hạn mà lại thu hồi?
- Đây là quy định. Dứt khoát anh phải làm các thủ tục bàn giao lại, anh cứ phải bàn giao tôi mới cho anh thuê tiếp.
* Nông Thôn Ngày Nay: Có thông tin cho rằng UBND huyện thu hồi để tổ chức đấu giá?
- Cái đó chúng tôi không thể nói là có hay không có. Nhưng nếu thu hồi thì việc kế tiếp phải thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
* Pháp Luật TP.HCM: UBND huyện chỉ giao đất cho ông Vươn 14 năm, trong khi pháp luật về đất đai quy định là giao 20 năm cho loại đất nuôi trồng thủy sản, tại sao vậy?
- Tôi nghĩ về cái chung pháp luật khống chế mức sàn của nó. Nhưng về địa phương chúng tôi có thể giao mức thấp hơn do tình hình thực tế, có thể năm năm, mười năm. Còn đối với anh Vươn chúng tôi giao đất có thời hạn theo những thỏa thuận hai bên.
* Pháp Luật TP.HCM: Quyết định thu hồi đất nói là không bồi thường cho ông Vươn, nội dung này căn cứ vào quy định nào của Nhà nước?
- Quyết định ghi rõ khi hết hạn được giao đất, anh Vươn phải bàn giao toàn bộ đất và tài sản trên đó cho Nhà nước. Còn căn cứ vào đâu thì anh phải hỏi cơ quan chuyên môn, chứ tôi làm chánh văn phòng không thể biết hết được.
* Tuổi Trẻ: Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân đều đã công bố, vậy khi nào UBND huyện sẽ thực hiện cưỡng chế với ông Luân?
- Việc này hiện nay xin phép chưa thông tin. Hôm nay các nhà báo chỉ nên nắm việc cưỡng chế với ông Vươn thôi.

Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống. Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.

Câu trả lời thực ra không khó. Họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Như 300.000 hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng, 100.000 hộ nông dân ở vùng nghèo khó Đông Nam Bộ và hàng trăm ngàn nông hộ khác trên khắp dải đất chữ S này.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách thức thần biển.

Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự tin: "Người thách đấu, tôi không sợ. Chỉ sợ trời thách đố tôi thôi". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20.000m3 đất, đá đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng.

Và, với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ ngơi 50ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ trời. Nhưng xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".

Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn và công cuộc trường chinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên báo Đời sống và Pháp luật 14 tháng trước.

Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư liệu sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư liệu sản xuất.

Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất "bước đường cùng" trong thân phận của anh, một thân phận mà các nhà văn hiện thực phê phán đã nhiều lần nói tới, tưởng như chỉ xảy ra thời kỳ phong kiến: Cố cùng liều thân.

Vì sao một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại có thể manh động, bạo lực đến như vậy?

Câu trả lời, đơn giản đến tàn nhẫn: Người nông dân này bị thu hồi khi thời hạn giao đất đã hết 14 năm chứ không phải 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 để có một sinh kế. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm và thậm chí… 99 năm.

Nguyên do của những hành động vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm là từ quyết định mang tính tước đoạt, nhấn mạnh là không một xu bồi thường, làm những người nông dân như Đoàn Văn Vươn mất toàn bộ tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng hóa. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.

Có hai kỷ lục về câu chuyện mất đất được nói đến trong thời gian gần đây. Ở Đà Nẵng, có trên 40.000 hộ nông dân bị mất đất do phải di dời, giải tỏa. Ở Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích "nhỏ nhất nước", sau 10 năm "trải thảm đỏ", 3.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc "Cứ 5 hộ dân thì có 1 hộ mất đất canh tác"; "Có những thôn xóm mà 90-95% diện tích đất nông nghiệp bị "khai tử", có lẽ cũng là một kỷ lục khác.

Website Hội NDVN hồi đầu năm nay đã đưa ra các con số: Vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ. Đông Nam Bộ cũng khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội: 138.291 hộ và TP.HCM: 52.094 hộ.Theo cách tính toán khá chi li của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay.

Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất là mất chiếc cần câu cơm. Có nghĩa là mất hết. Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.

Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương.


Phá nhà ngoài khu cưỡng chế vì kẻ gây án từng ẩn nấp’

THEO ÔNG LÊ VĂN HIỀN, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG), KHU NHÀ BỊ ĐẬP PHÁ Ở ĐẦM TÔM CỦA ÔNG ĐOÀN VĂN VƯƠN NẰM TRONG KHU VỰC CHƯA BỊ CƯỠNG CHẾ NHƯNG DO CÁC TAY SÚNG ẨN NẤP Ở ĐÂY ĐỂ GÂY ÁN NÊN PHẢI ĐẬP BỎ.

Chiều 12/1, UBND TP Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn đến nổ súng tại đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Khi được hỏi có hay không việc thực hiện cưỡng chế nhầm đối với căn nhà 2 tầng của ông Vươn, Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền đã né tránh. Ông chỉ cho biết, toàn bộ diện tích đất của gia đình ông Vươn bị thu hồi là 40 ha, trong đó 21 ha đang làm thủ tục thu hồi, còn 19,3 ha đã làm xong thủ tục. Ngày 5/1, huyện đã tiến hành cưỡng chế 19,3 ha, ngôi nhà của ông Vươn nằm trên diện tích 21 ha còn lại, chưa bị cưỡng chế.

“Đường vào khu bị cưỡng chế (19,3 ha) phải đi qua khu vực nhà và vừa đến đây thì những kẻ chống đối đã cho nổ mìn, bắn súng vào lực lượng cưỡng chế nên phải tổ chức vây bắt”, ông Hiền trả lời.

Khi bị truy vấn vì sao khu nhà nằm trên phần đất nằm ngoài khu vực cưỡng chế song vẫn bị đập bỏ và giao cho UBND xã quản lý, ông Hiền cho rằng “vì đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp” và “đến giờ chúng tôi còn chưa rõ khu vực này còn mìn hay không”.

Liên quan tới việc gia đình ông Vươn có được tiếp tục sử dụng, khai thác phần diện tích còn lại trong hơn 40 ha đầm, ông Hiền từ chối trả lời.
Hiện, toàn bộ 40 ha đã công an xã được giao nhiệm vụ canh giữ, rất nhiều thanh niên lạ mặt, mang hung khí túc trực ở đây 24/24h.

ong hien
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trả lời báo chí chiều 12/1. Ảnh: Tuấn Tú.

Trả lời câu hỏi về thời hạn giao đất cho các hộ dân ngoài đê biển thuộc khu vực Vinh Quang không thống nhất, chỉ từ 5 đến 14 năm, ông Bùi Quang Sản, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, UBND huyện Tiên Lãng đã căn cứ điều 29 Luật Đất đai năm 1987 để giao đất chưa sử dụng cho gia đình ông Vươn là phù hợp. Vì thời điểm ra quyết định giao đất cho ông Vươn (4/10/1993) là trước ngày Luật đất đai 1993 có hiệu lực (15/10/1993).

“Theo Luật đất đai 1987, việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp có thời hạn là phù hợp và luật này cũng chưa quy định chế độ cho thuê đất”, ông Sản nói.

Tại buổi họp báo, một số vấn đề cũng được đại diện TAND, Công an thành phố trao đổi. Về thỏa thuận được lập giữa ông Đoàn Văn Vươn và ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện (đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng lập tại Tòa Hành chính - TAND thành phố Hải Phòng), ông Phạm Văn Phích, Phó chánh án TAND thành phố cho biết, việc thực hiện thủ tục này có sai sót. Nội bộ TAND thành phố sẽ nghiêm túc xem xét, xử lý.

Ông Phích cũng cho hay, thẩm phán Ngô Văn Anh, người không được giao phụ trách vụ kiện này, đã lập biên bản thỏa thuận giữa các đương sự trong tư cách người được Chánh án ủy quyền.

Nhiều bình luận trên mạng nói họ không đồng tình với các giải quyết vấn đề của các chủ đất trong vụ này nhưng cũng nói "con giun xéo mãi cùng quằn".

    "Anh Vươn đã sống chết với những gì là mồ hôi, xương máu và nước mắt của gia đình mình đã phải bỏ ra trong 20 năm qua."

Công dân mạng Thanh Dung

Một công dân mạng có tên Thanh Dung viết:
"Anh Vươn đã sống chết với những gì là mồ hôi, xương máu và nước mắt của gia đình mình đã phải bỏ ra trong 20 năm qua.
"Trời ơi 20 năm chứ có phải ít đâu, nửa đời người ta mới gây dựng được chứ đâu phải dễ dàng gì, vậy mà lại bị cưỡng chế, thu hồi, thật không thể tưởng tượng được."
Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca trong khi đó lại bình luận rằng "nhiều khả năng biết trước khu vực rộng 500 ha này sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới" nên ông Vươn "cố gắng giữ lại để mong được đền bù cao".
Cho tới nay chính quyền Tiên Lãng chưa có bình luận gì về chuyện họ đã hứa sẽ "tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất" nếu rút đơn kiện quyết định thu hồi đất của chính quyền huyện lên tòa án thành phố nhưng sau đó lại không giữ lời hứa này.

Bà Nguyễn Thị Thương (giữa) - vợ ông Vươn - và em dâu ông Vươn là Phạm Thị Hiền (trái) đã được cho về nhà sau gần sáu ngày bị tạm giữ. Họ cho biết vì không còn nhà cửa nên đang tá túc tại nhà một người bà con - Ảnh: L.K.

Bà Nguyễn Thị Thương và bà Nguyễn Thị Báu (tức Nguyễn Thị Hiền) bị khởi tố tội “chống người thi hành công vụ” nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Các ông Sịnh, Vươn, Quý là anh em ruột, Vệ là cháu ông Vươn. Bà Thương là vợ ông Vươn và bà Hiền là vợ ông Quý. Đoàn Xuân Quỳnh (con ông Vươn) không có trong danh sách bị khởi tố và được về nhà chiều 10-1.

Ngày 11-1, trả lời phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại về hiện trạng khu đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn sau khi thực hiện vụ cưỡng chế ngày 5-1, ông Lê Thanh Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang (ông Liêm là em trai chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền), cho biết “hiện nay xã đang tiếp quản khu vực đầm và đã chỉ đạo công an trông coi”.

Trả lời về phương án xử lý đối với khu đầm trong thời gian tới, ông Liêm nói: “Chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo”. Ông Liêm bác bỏ dư luận về việc chính quyền quyết thu hồi đất của ông Vươn để chia cho những người khác.

“Tôi theo dõi liên tục trên mạng, thấy cứ nói là giao cho ông K., ông P., ông H. nào đó nhưng làm gì có chuyện này, mìn chông còn đầy ở đó thì ai dám nhận”.

Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí về việc có dư luận cho rằng UBND huyện Tiên Lãng thu hồi khu đầm của ông Vươn để đem đấu giá, chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh nói: “Cái đó chúng tôi không thể nói là có hay không có. Khi đã thu hồi thì việc kế tiếp là phải thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật”.

Ông Lê Thanh Liêm cũng khẳng định cơ quan chức năng “chỉ mới thực hiện cưỡng chế trên phần diện tích 19,3ha; với phần diện tích 21ha vẫn chưa có quyết định cưỡng chế, có nghĩa là gia đình ông Vươn vẫn được quản lý, vẫn thuộc chủ quyền của ông ấy, công an xã không ngăn cản người nhà ông Vươn vào khu vực 21ha chưa bị cưỡng chế”.

Phóng viên Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: “Có phải vị trí nhà ông Vươn (đã bị kéo sập) nằm trên phần diện tích 21ha chưa thực hiện cưỡng chế, liệu có việc cưỡng chế nhầm địa điểm hay không?”, ông Liêm đáp: “Cái nhà bị sập có thể nằm trong phần diện tích 21ha nhưng đây là địa điểm gây ra vụ án”.

Chủ Nhật, 15/01/2012, 00:25 (GMT+7)
Vụ chống cưỡng chế thu hồi đất ở Hải Phòng:

Nhiều chủ đầm hoang mang

TT - Hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng cùng có quyết định giao, thu hồi đất tương tự như trường hợp ông Đoàn Văn Vươn đang đứng ngồi không yên vì không biết đầm của mình sẽ bị cưỡng chế lúc nào.

Kế hoạch thu hồi đất của huyện Tiên Lãng không chỉ thực hiện với ông Vươn, ông Luân. Hàng chục hộ khác tại các xã Đông Hưng, Tây Hưng cũng đã nhận quyết định thu hồi đất của UBND huyện và họ đang rất hoang mang. Ông Lương Văn Trong - một chủ đầm - cho biết năm 1992 ông được UBND huyện giao 30ha đất để nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2007, UBND huyện ra thông báo yêu cầu ông dừng đầu tư, thu hoạch tài sản trên đất để giao lại đầm cho UBND huyện. Bức xúc trước việc làm này, ông Trong làm đơn gửi các cấp chính quyền huyện, nhưng không hiểu sao UBND huyện lại đình chỉ việc giải quyết đơn thư của ông.

Một chủ đầm khác là ông Nguyễn Văn Phao cho biết ông được giao đất từ năm 1993, đến năm 2009 UBND huyện ra thông báo dừng đầu tư để thu lại đất. Không đồng ý với quyết định của UBND huyện, ông Phao gửi kiến nghị lên UBND TP Hải Phòng. Từ đó đến nay nhà ông không dám đầu tư vào nuôi trồng vì không biết huyện cưỡng chế lúc nào.

Ngày 14-1, chị Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn), chị Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) cùng một số anh em trong gia đình và Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đã ra khu đầm 21ha bị cưỡng chế nhầm với ý định dựng lều để ở tạm. Nhưng khi đến khu đầm thì các lực lượng công an xã, dân quân tự vệ không cho vào với lý do “khu vực không an toàn vì có thể còn sót mìn do các đối tượng chống đối cài và nếu muốn vào thì phải có giấy của huyện hoặc xã”.

Trao đổi với phóng viên về việc này, ông Lê Văn Liêm - chủ tịch UBND xã Vinh Quang - cho biết việc không để chị Thương, chị Hiền và gia đình vào dựng nhà, tiếp tục sản xuất, ổn định đời sống là do huyện có thông báo về vùng đó chưa an toàn do mìn, chông còn lại nhiều. “Mình cho xuống lỡ xảy ra mất an toàn thì sau này chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm thế nào” - ông Liêm nói.

  
Huyện Tiên Lãng phải thừa nhận mình sai

TT - Đó là ý kiến của nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Đặng Hùng Võ phản bác giải thích của các cơ quan chức năng Hải Phòng về việc cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng.

Khu vực xảy ra vụ cưỡng chế tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)- Ảnh: Nguyễn Khánh

Tại cuộc họp báo chiều 12-1 về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, ông Bùi Quang Sản, giám đốc Sở TN-MT TP Hải Phòng, khẳng định: “UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao đất cho công dân để nuôi trồng thủy sản vào thời điểm ngày 4-10-1993, trong khi Luật đất đai năm 1993 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Như vậy quyết định giao đất này phải áp dụng theo Luật đất đai năm 1987 chứ không phải Luật đất đai năm 1993. Do vậy quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng và phù hợp”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 13-1 về phát biểu trên của ông Sản, ông Đặng Hùng Võ khẳng định: “Với một người không hiểu luật thì có thể phát biểu như thế, còn những người trực tiếp nắm luật và triển khai thi hành Luật đất đai thì không thể phát biểu như vậy. Điều ông ấy (ông Bùi Quang Sản - PV) nói rất không đúng”.

Thực hiện sai luật

"Thừa nhận mình sai là cách duy nhất huyện Tiên Lãng làm... đúng"

Ông Đặng Hùng Võ

Ông Đặng Hùng Võ phân tích: “Thứ nhất, tôi đề nghị các vị này hãy xem và đọc kỹ lại nghị định 64 của Chính phủ ban hành ngày 27-9-1993. Trong nghị định này đã nói rất rõ: nếu việc giao đất được thực hiện trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực, tức là trường hợp giao đất đã thực hiện trước thời điểm 15-10-1993, thì thời điểm giao đất được tính từ 15-10-1993. Như vậy thời hạn giao đất vẫn phải là 20 năm, mức tính thời điểm giao đất là từ 15-10-1993.

Thứ hai, với quyết định giao bổ sung 19,3ha đất được ký ban hành ngày 9-4-1997, tức là Luật đất đai 1993 có hiệu lực được gần bốn năm rồi mà huyện Tiên Lãng vẫn giao đất chỉ có 14 năm, trong khi Luật đất đai 1993 quy định phải giao đất 20 năm.

Tiếp nữa, quyết định giao đất bổ sung ký ban hành tại thời điểm năm 1997 nhưng lại tính thời điểm giao đất từ ngày 4-10-1993, trong khi Luật đất đai 1993 đã quy định rõ nếu giao sau ngày 15-10-1993 phải tính thời gian giao đất tại thời điểm ban hành quyết định. Nghĩa là việc giao đất bổ sung lần hai bắt buộc phải tính từ năm 1997, tại sao lại làm trái luật để tính từ ngày 4-10-1993?

Ông Đặng Hùng Võ - Ảnh: X.LONG

Còn với quyết định thu hồi đất, thời điểm ban hành quyết định từ năm 2009, lúc này việc thu hồi đất phải tiến hành theo Luật đất đai 2003. Cụ thể, việc thu hồi phải theo quy định của nghị định 181, trình tự thủ tục thu hồi phải theo nghị định 84, tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị thu hồi đất... Nhưng thử xem lại trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ban hành có điểm nào ăn nhập với các quy định nêu trong nghị định.

Theo tôi, cách tốt nhất bây giờ là huyện Tiên Lãng thừa nhận mình sai, đó là cách duy nhất huyện Tiên Lãng làm... đúng”.

Thu hồi đất không có căn cứ pháp lý

Cũng liên quan đến vụ việc này, luật sư Nguyễn Tiến Tài cho rằng việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng không có căn cứ pháp lý, không thuộc bất kỳ trường hợp nào trong số các trường hợp thu hồi đất được quy định tại điều 38 Luật đất đai.

Theo đó, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong một số trường hợp như: sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế (khoản 1); người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất (khoản 4); cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế (khoản 7); người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất (khoản 8); đất trồng không được sử dụng trong thời hạn quy định (khoản 11)...

Ngoại trừ các trường hợp thu hồi như đã nêu, hộ ông Vươn đương nhiên được tiếp tục gia hạn mà không cần phải thông qua thủ tục thu hồi. Luật sư Tài nhấn mạnh: “Ngay cả trong trường hợp đã hết thời hạn sử dụng 20 năm theo luật định, hộ ông Vươn vẫn được tiếp tục giao hoặc cho thuê đất, điều 67 Luật đất đai khẳng định nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt”.

Trong một tình huống khác, luật sư Huỳnh Văn Nông cho rằng huyện Tiên Lãng đã làm sai khi phá dỡ căn nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý tại khu đầm không nằm trong phần diện tích 19,3ha bị huyện cưỡng chế thu hồi, vì ngôi nhà này không thuộc phạm vi cưỡng chế nêu trong quyết định cưỡng chế.

Nếu cho rằng căn nhà là nơi các đối tượng ẩn nấp để gây án thì càng phải giữ gìn ngôi nhà nguyên vẹn để phục vụ điều tra, do đây là hiện trường phạm tội. “Nếu lực lượng cưỡng chế phá hủy ngôi nhà không có căn cứ pháp luật thì người trực tiếp chỉ đạo việc phá hủy phải bồi thường cho chủ sở hữu ngôi nhà” - luật sư Nông nói.
XUÂN LONG - T.C. ghi

11/01/2012 | 13:34
Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe "đánh chết"
Dân Việt - Một đối tượng tên Khương, phóng xe quệt vào một phóng viên. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.

Khoảng 12h ngày 10.1, sau thất hẹn của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng xung quanh vụ việc cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, phóng viên một số báo đã xuống khu đầm này tại khu đê Cống Rộc, xã Vinh để ghi hình, thu thập thêm thông tin.

Khi còn ở trên đê, một số phóng viên lấy máy ảnh ra ghi hình. Được một lúc bất ngờ xuất hiện một người đi từ trong khu đầm ra xưng là Vũ Hồng Lâm, SN 1970 – Công an viên xã Vinh Quang, và yêu cầu các phóng viên không được ghi hình khi chưa được sự cho phép của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện, vì ông Hiền có chỉ thị bằng văn bản về việc này.

Đối tượng tên Khương đe đánh và giật máy ảnh của phóng viên.

Tiếp đó, một đối tượng tên Khương, phóng xe lên, quệt vào một phóng viên. Vừa dừng xe lại đối tượng này cũng yêu cầu phóng viên không được ghi hình khi chưa có lệnh của chủ tịch. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.

“Nếu trên huyện nhất trí, có ông Liêm, có giấy ông Hiền đưa giấy xuống đây, cho quay thoải mái” – một đối tượng hùng hổ nói.

Theo một đối tượng khác, họ được giao cho trông coi ở đây, và “Nếu phóng viên, nhà báo nào có đầy đủ các thủ tục (thủ tục xin trên huyện) sẽ cho xuống làm việc đàng hoàng”.

Cuối cùng, không lấy được máy ảnh của phóng viên, cùng với sự can ngăn của nhiều người, các đối tượng này mới chịu thôi. Tuy nhiên, chúng nhất quyết không để phóng viên vào khu đầm vừa cưỡng chế.

Sau sự việc trên, NTNN đã liên lạc với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng để thẩm định sự việc. Ông Khánh đã không phủ nhận toàn bộ sự việc và nói: “…Người ta nói như thế mình cũng phải lưu ý là khi làm cái gì thì làm cũng phải có ý kiến của chính quyền địa phương một chút…”.

Sẵn sàng mời cơm chứ không trả lời

Sáng 11-1, các phóng viên vẫn tích cực liên lạc với chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng Phạm Hữu Thư để đề nghị được trao đổi về vụ việc cưỡng chế khu đầm của ông Vươn. Đến giữa trưa, ông Thư gọi điện mời các nhà báo vào Trung tâm hội nghị TP để gặp vì “chủ tịch UBND TP cũng đang ở đây”.

Các phóng viên lập tức có mặt và được ông Thư mời cơm. Các phóng viên từ chối ăn cơm và đề nghị được sắp xếp thời gian làm việc, ông Thư nói: “Tôi rất bận, TP còn nhiều việc quan trọng khác chứ đâu chỉ có việc này”. Phóng viên đề nghị ông Thư cho lịch hẹn làm việc, ông nói “cái đó tính sau”, đồng thời từ chối trả lời mọi câu hỏi.


Đức giám mục Hải Phòng hiệp thông với gia đình ông Đoàn Văn Vươn
Đức giám mục Hải Phòng hiệp thông với gia đình ông Đoàn Văn Vươn

VRNs (15.01.2012) - Hải Phòng – Trong những ngày qua, dư luận Việt Nam xôn xao về sự việc cưỡng chế, chiếm đoạt đất của chính quyền huyện Tiên Lãng với dân cư vùng biển này. Trong đó, ông Phêrô Đoàn Văn Vươn vừa bị bắt giam được đánh giá là người tốt việc đạo lẫn việc đời.

Ngay sau khi sự việc nổ súng xảy ra ngày 05 tháng 01 năm 2012, Đức giám mục Hải Phòng đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc.

Hôm qua, ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Phòng đã viết thư gởi Cha chánh xứ Suy Nẻo, Hồi đồng mục vụ và giáo dân xứ này, để nói rõ ý kiến của ngài về ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.
VRNs xin trân trọng giới thiệu thư này.



Chủ tịch huyện Tiên Lãng là anh ruột chủ tịch xã Vinh Quang


Ông Lê Văn Hiền, CT UBND Huyện Tiên Lãng, từ chối
trả lời phỏng vấn báo chí - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cu Làng Cát


Báo PLTPHCM đã phanh phui quan hệ giữa Chủ tịch huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với chủ tịch xã Vinh Quang là anh em ruột. Ông Lê Văn Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang (ông Liêm là em ruột chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền). Đó là dữ liệu hết sức quan trọng của bi kịch số phận Đoàn Văn Vươn.

Chủ tịch huyện Tiên Lãng, Lê Văn Hiền là anh ruột chủ tịch xã Quang Vinh, Lê Văn Liêm. Cả hai anh em ruột cùng tham gia ra quyết định cưỡng chế đất ông Đoàn Văn Vươn và nhiều hộ dân khác cho bằng được. 
Với anh Vươn, thành quả lấn biển được người dân ủng hộ, đáng lý trong thời buổi lấn biển thành công, một đóng góp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu huyện, Tiên Lãng cần khen thưởng và động viên, nhưng đằng này lại thu hồi bằng được.


Chỉ một dữ liệu nhỏ của PLTPHCM, giữa chủ tịch xã và chủ tịch huyện là anh em ruột thì người ta ngầm hiểu đằng sau nó sẽ là gì. Đấy là mối quan hệ hơn cả cánh hẩu và chắc chắn con đường thu hồi đất đã được bày mưu từ trước.?


Người ta tự hỏi, với mối quan hệ ruột thịt này người dân không bức xúc mới lạ. Và cũng có câu hỏi, vì sao trong một địa phương huyện Tiên Lãng, hai anh em lại làm lãnh đạo? Việc này có điều gì đó thật lợn cợn?.
 
Nếu cơ quan chức năng điều tra việc thu hồi đất này là trục lợi thì tội trạng của anh em chủ tịch xã và chủ tịch huyện Tiên Lãng là không thể chối bỏ. Và nếu đây là trục lợi thì cơ quan cưỡng chế giải tỏa dường như bị mối quan hệ này “lừa” vào cuộc giải tỏa không thỏa đáng.

Người ta thấy trong cuộc giải tỏa này có màu áo của cả bộ đội và biên phòng. Từ khi nào, hai lực lượng người dân rất kính trọng này tham gia vào những cuộc cưỡng chế như thế? Cần nói rõ, quân đội và biên phòng là lực lương bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, không nên trưng dụng vào các cuộc giải tỏa như thế này sẽ mất đi hình ảnh. Bởi thật tình, người dân khi nói đến lực lượng này vẫn gọi bằng ngôn từ “chú bộ đội” một cách trịnh trọng. 
Việc báo PLTPHCM trưng ra mối quan hệ anh em ruột càng cho thấy sự nhẫn tâm của lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm ăn sâu vào cả tầm xã khiến cho số phận anh Vươn rơi vào lao lý khi chống người thi hành công vụ.

Ai đó từng nói biết tin sẽ có xây sân bay nên anh Vươn và gia đình cố giữ thì nên đọc bài viết này của Đất Việt: Vụ nổ súng ở Tiên Lãng: Quy hoạch sân bay lập sau quyết định thu hồi đất. Bài viết có đoạn: “ Theo tìm hiểu của Đất Việt, sáng 8/9/2009, tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT, lần đầu tiên lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng mới đề xuất với Chính phủ phương án xây dựng sân bay cấp vùng duyên hải phía Bắc ở khu vực Tiên Lãng, thay thế cho sân bay Cát Bi sau năm 2025 và là sân bay hỗ trợ cho sân bay quốc tế Nội Bài. Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm cục trưởng Cục hàng không Phạm Quý Tiêu cho rằng, nếu Hải Phòng có 2 sân bay dân dụng là không ổn về mặt kinh tế.
Và Hải Phòng vẫn có kế hoạch nâng cấp sân bay Cát Bi đến năm 2015 và 2025. Mãi đến ngày 28/4/2011 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ mới ký Quyết định 640/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vị trí Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng. Theo đó, vị trí quy hoạch cảng hàng không mới sẽ nằm ở 4 xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng, Tây Hưng của huyện Tiên Lãng. Tức là cho đến nay, sau khi có sự đồng ý này, Bộ GTVT mới bắt tay vào việc lập quy hoạch sân bay. Trong khi đó, ngay từ 2005 người dân đã khiếu nại, 2007 đã khởi kiện ra tòa về quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng”. Rõ ràng, chủ tịch huyện Tiên Lãng và em ruột, chủ tịch xã Vinh Quang đã muốn chiếm đất của dân từ năm 2005.
Người ta hy vọng rằng, sẽ có những bài báo bóc tách rõ ràng hơn nữa đằng sau mối quan hệ ruột thịt lãnh đạo xã và huyện này sẽ là những gì, bởi điều đó nó giải tỏa rất lớn tâm lý xã hội để hiểu rõ bộ mặt cánh hẫu.

Cu Làng Cát

http://culangcat.blogspot.com/2012/01/chu-tich-huyen-tien-lang-la-anh-ruot.html 
DienDanCTM

-----------
13/01/2012

'Đoàn Văn Vươn đã vi phạm pháp luật, nhưng...'

- Nhiều ngày qua, người dân xã Vinh Quang không ngớt bàn tán về “chuyện anh Vươn”. Với họ, điều mà họ rành rọt phân tích và nhận định được, đó là mấy anh chủ đầm cống Rộc vướng vào hai tội: chống người thi hành công vụ và tội tàng trữ vũ khí trái phép. Nhưng...

Vắng lặng tới… bất thường!
Chúng tôi có mặt tại khu đê biển quốc gia địa phận xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) có tên Cống Rộc sau gần một tuần vụ việc chống người thi hành công vụ của các đối tượng Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý… đã được cơ quan chức năng Hải Phòng dẹp yên.
Không còn cảnh tượng người xem đứng đông cứng trên con đê biển, không còn cảnh lực lượng chức năng nỗ lực tìm cách bủa vây, bắt giữ những đối tượng cố thủ chống lại lực lượng cưỡng chế trong hơn một buổi sáng ngày 05/1/2012 vừa qua… 
Khu vực đầm bãi của Đoàn Văn Vươn bị cưỡng chế nhìn từ trên đê chính.

Tất cả vắng lặng đến mức tưởng như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Con đường dẫn đến khu đầm được láng bê-tông ở chính giữa, dài chừng vài trăm mét chạy thẳng từ đê chính.
Đứng từ triền đê nhìn xuống, cả một vùng bờ đầm trải mênh mông ngút tầm mắt. Phía xa nhất sát mép biển là rừng sú, rừng bần.
Trên những con đường kẻ ô bàn cờ chia các khu vực đầm nuôi trồng thủy hải sản thành từng ô khoảnh, những hàng chuối đều tăm tắp bời bời mọc lên. Trên mặt nước là cảnh tượng những đàn vịt đẻ hàng trăm con đang thản nhiên bơi lội.
Không khó để nhận ra một tư duy làm kinh tế của những chủ đầm – những người nông dân thực thụ bắt biển hoang, đất cằn cho quả ngọt: không để đất có thời gian nghỉ ngơi. Điều đó cũng đồng nghĩa, mồ hôi của họ chưa bao giờ ngừng chảy trên đất này.
Ngay trong buổi chiều cùng ngày (05/1/2012), khi những kẻ chống đối ngoan cố cuối cùng đã chịu khuất phục, lực lượng tiến hành cưỡng chế đã hoàn thành nhiệm vụ: đầm nuôi trồng thủy sản của Đoàn Văn Vươn được giao lại cho chính quyền xã Quang Vinh quản lý.
Ngôi nhà hai tầng – nơi sinh sống của gia đình Vươn, Quý, đồng thời là nơi các đối tượng “cố thủ” đã được lực lượng chức năng đưa máy ủi xuống san phẳng.
Hai người đàn ông cặm cụi phơi lưới trên con đường bao, im lặng không nói gì. Một nhóm nhỏ chừng dăm ba người từ phía đầm đi lên trên đê, lỉnh kỉnh lưới và giỏ.
Một thông tin duy nhất mà hai người đàn ông này trò chuyện, đó là: đầm của anh Vươn phía bên phải, còn bên này là đầm của chúng tôi.
Chúng tôi cố gắng tìm cách tiếp cận hiện trường của vụ việc, tuy nhiên không mấy dễ dàng.
Đi sâu thêm chừng vài chục mét là ngôi nhà một tầng khá nhiều gian, đổ mái bằng, sơn vàng. Chừng chục người đàn ông mặc thường phục đang túc trực ở đây.
Một trong số họ đứng ra ngăn chặn khi biết chúng tôi là phóng viên bằng một lời giải thích: Chúng tôi được giao nhiệm vụ canh giữ khu vực này, không cho ai vào. Các anh muốn vào tác nghiệp phải có giấy của xã.
Đó cũng là lời giải thích mà nhiều phóng viên của nhiều cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương khi xuống cống Rộc tìm hiểu sự việc trong vài ngày trở lại đây nhận được.
Xóm Chùa Trên nằm im lìm dưới chân đê. Cả xóm, nhà mái ngói nhiều hơn nhà mái bằng, đỏ au dưới tiết trời lạnh giá.
Nhiều ngày qua, người dân xã Vinh Quang không ngớt bàn tán về “chuyện anh Vươn”. Với họ, điều mà họ rành rọt phân tích và nhận định được, đó là mấy anh chủ đầm cống Rộc vướng vào hai tội: chống người thi hành công vụ và tội tàng trữ vũ khí trái phép. 
Vì đâu mà một người thừa bản lĩnh, thừa quyết tâm, nghị lực và niềm tin, thừa cả sự khôn ngoan vì “trời nó còn thắng được!” (lời cụ Phạm Văn Danh) như Đoàn Văn Vươn lại vướng vòng lao lý?

Người dân ở đây bảo, chuyện Đoàn Văn Vươn tổ chức chống đối lại lực lượng cưỡng chế là vi phạm pháp luật rõ ràng, nhưng đằng sau đó, họ vẫn mang nhiều tâm tư về vụ việc.
Vài chục năm trước, khi Đoàn Văn Vươn quyết tâm “ném tiền xuống biển”, khoảng sân rộng của gia đình ông Mai Công Chứng (lúc đó là trưởng ban mặt trận thôn Chùa) và nhà ông Đặng Văn Mát trở thành nơi tập kết nguyên liệu tre luồng, cát đá… chuẩn bị cho cuộc chiến “đánh biển” của Đoàn Văn Vươn.
Đây cũng là địa danh từng được nhiều báo nhắc đến khi có nhiều người dân sống tại xóm Chùa được tạo công ăn việc làm, được anh chủ đầm tốt tính, gan cóc tía Đoàn Văn Vươn nhiều lần cưu mang, giúp đỡ.
Vinh Quang là xã nằm ở đoạn cuối cùng của tỉnh lộ 212, cách thị trấn Tiên Lãng 14km. Khu vực đầm cống Rộc đương nhiên là khu cuối cùng của xã vì nó ở ngoài đê, sát mép biển.
Các chủ đầm khác thường làm chòi canh ở ngoài bãi, và xây dựng nhà cửa kiên cố ở giữa xóm, giữa làng, gần khu dân cư đông đúc.
Dường như, duy nhất chỉ có hộ gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý (em ruột Vươn) là ở chơ vơ giữa đầm bãi.
Người dân xã Vinh Quang không ngạc nhiên khi được hỏi về sự khác lạ này, vì hơn chục năm nay, anh em Vươn – Quý cùng vợ con đều ở đó. Có hai lý do: thứ nhất, từ ngày Đoàn Văn Vươn “thắng” biển, cống Rộc không còn là nỗi ám ảnh người dân xã Vinh Quang, nó hiền lành giống như một 'mãnh thú' đã được thuần hóa.
Lý do thứ hai: nhà cửa, vườn tược, mấy anh em Vươn đã bán sạch để đầu tư cho “canh bạc” đánh biển, họ không còn nhà, còn đất để mà về!
“Tiếc!”
Đó là câu trả lời của nhiều người dân xã Vinh Quang khi sự việc đáng tiếc đã xảy ra đối với Đoàn Văn Vươn.
Trước khi sự việc xảy ra, trong mắt họ, Đoàn Văn Vươn là một người có đầy quyết tâm và nghị lực.
Người đứng lên phát biểu trên nhiều tờ báo và “tiếc cho Vươn” nhất có lẽ là cụ Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên bí thư đảng ủy xã Vinh Quang. 
Ông Phạm Văn Danh (mặc áo sáng màu, nguyên bí thư xã Vinh Quang) và ông Mai Công Hợi (nguyên chủ tịch MTTQ xã Vinh Quang)

Trong số hiếm hoi thế hệ lãnh đạo lão thành của xã Vinh Quang còn sống sót, những người trực tiếp chứng kiến từ khởi thủy gian khó đến lúc thành công của Đoàn Văn Vươn, bây giờ nhắc đến, cụ Danh vẫn còn không ngớt lời thán phục.
“Chịu thằng Vươn, gan nó bằng gan trời. Chính tôi là người đứng ra cản nó mấy lần nhưng nó không nghe, nó vẫn quyết làm, và nó làm được…”.
Câu chuyện của chúng tôi, ngoài cụ Phạm Văn Danh còn có các ông Mai Công Hợi (nguyên chủ tịch mặt trận tổ quốc xã), ông Nguyễn Trọng Cận nguyên chủ tịch hội Cựu chiến binh xã.
“Nhiều nhà báo hỏi chuyện tôi lắm rồi. Cả ngày hôm nay cũng có 4, 5 nhà báo đến hỏi chuyện. Mỏi lắm, vì tôi vẫn phải kể lại những chuyện mà tôi nói, rằng thằng Vươn nó là thằng khá...” – ông Danh tâm sự.
Nhưng, vì đâu mà một người thừa bản lĩnh, thừa quyết tâm, nghị lực và niềm tin, thừa cả sự khôn ngoan vì “trời nó còn thắng được!” (lời cụ Phạm Văn Danh) như Đoàn Văn Vươn lại vướng vòng lao lý?
Nhóm PV điều tra

Xin xem bài của bọn bút nô viết luồn lách để bảo vệ tội ác cho đảng VGCS

Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế 'quá tay'( thói ăn cướp giết người như tên Đại VG HCM đã thi hành toàn Miền Bắc thập niên 50's)

- Mặc dù rất nhiều câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí bị né tránh trả lời, nhưng cuối cùng, Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn.
Hải Phòng nhận lỗi
Sau nhiều lần từ chối cung cấp thông tin với báo chí, sau một tuần xảy ra cưỡng chế, Hải Phòng đã chính thức tổ chức cuộc họp báo về vụ cưỡng chế đầm tại hộ Đoàn Văn Vươn vào chiều ngày 12/01/2012.
Cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở UBND TP.Hải Phòng nhưng không có sự có mặt của các lãnh đạo chủ chốt. Chỉ có sự tham gia của Chánh văn phòng UBND, Sở TN-MT, đại diện tòa án, Công an TP.
Ông Lê Văn Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế.

Các câu hỏi của PV nhiều cơ quan báo chí tập trung ở các nội dung chính: đất giao cho gia đình ông Vươn có phải đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) không? Đất nông nghiệp khi được giao cho hộ sản xuất có thời gian là 20 năm, tại sao Tiên Lãng lại đặt ra mức hạn 14 năm? Trình tự, thủ tục thu hồi đất của chính quyền có đúng pháp luật hay không?...
Lãnh đạo Sở TN-MT TP.Hải Phòng, ông Bùi Quang Sản trả lời: thời điểm UBND H.Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn là 4.10.1993, tính theo luật Đất đai 1987 nên H.Tiên Lãng giao đất là đúng.
Với câu trả lời này, GĐ Sở TN-MT Hải Phòng đã không biết, QĐ cưỡng chế 3307 của UBND huyện Tiên Lãng chỉ tiến hành thu hồi phần diện tích đầm theo QĐ thu hồi 461 là 19,3ha của ông Vươn và QĐ giao đất được ký vào năm 1997.
Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền trả lời: ông Vươn đã “lấn” ra biển 19,3 ha, sau đó đề nghị huyện hợp thức hóa, còn thời hạn giao đất cho gia đình ông Vươn chỉ có 10 năm là do… ông Vươn đề nghị giao như vậy.
Vấn đề được dư luận quan tâm, đó là lực lượng cưỡng chế đã san ủi ngôi nhà hai tầng của Đoàn Văn Quý vào cuối ngày 5/1 mặc dù ngôi nhà này không nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế.
Tổng diện tích đầm của anh em Vươn – Quý là 40,3ha, trong đó chỉ có 19,3ha nằm trong diện thu hồi, tuy nhiên, toàn bộ phần diện tích này đã được lực lượng chức năng phong tỏa, vợ con Vươn, Quý khi được tại ngoại vẫn không được vào.
Câu hỏi đặt ra, lực lượng chức năng của H.Tiên Lãng đã cưỡng chế nhầm nhà hay đó là hành vi phá hủy tài sản công dân có tổ chức?
Ông Lê Văn Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Tiên Lãng lý giải: Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của H.Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà.
Với lập luận trên, nhiều người đặt câu hỏi: Nếu đó là “tang vật, hiện trường” liên quan đến vụ chống người thi hành công vụ của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, tại sao nó lại bị hủy?!
Ông Hiền cũng thanh minh thêm: Tại quyết định ngày 9.4.1997 của UBND H.Tiên Lãng giao 19,3 ha đầm cho gia đình ông Vươn để NTTS đã nêu rõ: khi hết thời hạn giao đất, người được giao sử dụng đất phải trả lại cho Nhà nước mà không được bồi thường công cải tạo. 
Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn.

Tuy nhiên, nhiều PV chứng minh quyết định trên không có bất cứ điều khoản nào quy định như ông Hiền nói thì ông Hiền chống chế, việc không bồi thường khi thu hồi đất hết thời hạn đã giao được thực hiện tại… luật Đất đai năm 2003.
Một loạt các câu hỏi được các PV đề nghị UBND H.Tiên Lãng, UBND TP.Hải Phòng làm rõ, liên quan đến việc giao đất NTTS không tổ chức theo đúng thời hạn quy định trong luật Đất đai, việc thu hồi gây nhiều khiếu nại... nhưng đều không được trả lời tại cuộc họp báo.
Trình tự giao đất của Hải Phòng đối với Đoàn Văn Vươn
Theo thông tin từ UBND thành phố Hải Phòng: từ năm 1992 đến 2000, thực hiện chính sách giao diện tích đất bồi ven sông, ven biển vào mục đích nuôi trồng thủy sản, huyện Tiên Lãng đã đưa được 1.431 ha/3.157 ha đất sử dụng vào mục đích này (theo quy định của Luật đất đai, đây là quỹ đất chưa sử dụng).
Trong đó, UBND huyện Tiên Lãng giao 515ha đất cho 56 hộ gia đình; UBND các xã hợp đồng cho 219 hộ thuê 583ha; diện tích còn lại 333ha, UBND thành phố giao cho tổ chức thuê theo thẩm quyền.
Trong các Quyết định giao đất cho các cá nhân, tổ chức đều ghi rõ thời hạn sử dụng đất, khi hết thời hạn, chủ sử dụng đất phải giao trả lại đất để Nhà nước quản lý. 
Sau nhiều lần từ chối cung cấp thông tin với báo chí, sau một tuần xảy ra cưỡng chế, Hải Phòng đã chính thức tổ chức cuộc họp báo về vụ cưỡng chế đầm tại hộ Đoàn Văn Vươn vào chiều ngày 12/01/2012.

Ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 447/QĐ-UB giao cho ông Đoàn Văn Vươn, quê ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang (phần giáp đê Quốc gia) để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày ban hành Quyết định giao đất.
Quá trình sử dụng ông Đoàn Văn Vươn đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Ngày 2/3/1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn chiếm ngoài diện tích được giao.
Ngày 9/4/1997, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Như vậy, với 2 Quyết định trên, ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Đến thời điểm hết hạn giao đất, UBND huyện đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất (theo Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 7/4/2009 của huyện Tiên Lãng).
Không đồng tình với việc giải quyết khiếu nại Quyết định thu hồi đất của huyện, ông Vươn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Ngày 27/1/2010, Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm vụ án này và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên Quyết định thu hồi đất số 461.
Cho rằng việc giải quyết của cơ quan chức năng chưa thỏa đáng, ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa hành chính Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận” giữa nguyên đơn và bị đơn: nếu nguyên đơn rút đơn thì UBND huyên Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19/4/2010, ông Vươn có đơn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ngày 22/4/2010 Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này.
Sau đó, UBND huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục giao đất cho ông để nuôi trồng thủy sản.

------------

Phản ánh với VietNamNet, chị Phạm Thị Hiền (SN 1982, vợ của Đoàn Văn Quý) và chị Nguyễn Thị Thương (SN 1963, vợ của Đoàn Văn Vươn) cho biết, nhiều ngày nay, rất nhiều người lạ mặt đã sử dụng các phương tiện đánh bắt bằng điện như kích điện, te điện… thu hoạch số thủy hải sản mà gia đình các chị đầu tư, nuôi thả từ đầu năm 2011.
Theo chị Hiền, diện tích 19,3ha nằm trong diện bị cưỡng chế ngày 05/1/2012 và 21ha không thuộc diện cưỡng chế đã được chính quyền huyện Tiên Lãng bàn giao cho chính quyền xã. 
Hiện tại, một chiếc đầm của Vươn và Quý đã bị rút nước để bắt thủy sản, chỉ trơ lại đáy đầm khô cạn.

Nhiều người dân tại đây cũng cho biết, người tiếp nhận diện tích đầm này là các ông K., H., C. cư trú tại các xã Vinh Quang, Tiến Hưng và Bắc Hưng (huyện Tiên Lãng).
Tuy nhiên, điều đáng nói, những chủ đầm mới này đã cho người sử dụng các phương tiện đánh bắt thủy sản bằng điện (kích điện, te điện…) để thu hoạch những vật nuôi trồng mà gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý chăn thả.
Tất cả những giống nuôi này, theo kế hoạch của Vươn, Quý sẽ được khai thác vào cuối năm 2011, thời điểm cận Tết.
Theo đó, tổng số tiền mà Vươn, Quý mua con giống lên tới 400 triệu đồng, bao gồm giống cá vược (5.000 con); tôm sú; cá trắm (7.000 con); cua giống ở đầm trong do Đoàn Văn Quý thả 3.000 con giống; khu vực đầm ngoài, Đoàn Văn Vươn thả hàng vạn cua giống.
Tất cả các loại thủy sản kể trên được thả nuôi vào khoảng tháng 2/2011. Thời điểm được khai thác rơi vào tháng 12/2011. Tuy nhiên, Vươn, Quý chưa kịp khai thác thì xảy ra sự việc cưỡng chế như đã biết.
Theo lời chị Hiền: giá thành của 1kg tôm sú loại ba hoa (ba con tôm được 1 lạng) dao động từ 200 – 250 ngàn đồng/kg; loại năm hoa (hai con được 1 lạng) giá lên tới 450 ngàn đồng/kg.
Giá cua vào thời điểm cuối năm lên tới 600 – 700 ngàn đồng/kg.
Cá trắm nuôi trong đầm thời điểm hiện tại đã đạt trọng lượng 3kg/con; cá vược đạt trọng lượng trên dưới 1kg/con.
Dùng kích điện, te điện để khai thác tận diệt thủy sản trong đầm vừa bị cưỡng chế.

Ngoài ra, đầm còn có rất nhiều tôm lược, tôm giảo (tôm có trong tự nhiên) và tép. Những năm trước, kể từ khi huyện Tiên Lãng ban hành quyết định thu hồi đầm kèm theo thông báo các hộ không được đầu tư, nguồn thủy sản tự nhiên (tôm lược, tôm giảo và tép…) là nguồn thu chính của các chủ đầm.
Có thời điểm, một ngày gia đình chị Hiền bắt được cả tạ tôm giảo, vài chục kg tép. Giá một kg tép bán ra ngoài thị trường là 90.000 đồng/kg.
Với con số đầu tư chăn thả các giống vật nuôi kể trên, sản lượng thủy sản đến tuổi đánh bắt hiện có trong 40,3ha đầm của Vươn, Quý lên tới hàng chục tấn. Tính theo giá thị trường, số tiền thu được từ việc khai thác những loại vật nuôi này lên đến nhiều tỷ đồng.
Chị Hiền xót xa: “Chưa bao giờ chúng em sử dụng phương tiện đánh bắt bằng điện để khai thác thủy sản trong đầm, vì như thế là hủy diệt môi trường, hủy diệt trứng của các loại thủy sản trong tự nhiên. Em chỉ lo, mai này mà được trả lại đầm, chắc chẳng còn loài nào sống sót, vì nó đã bị kích điện, te điện diệt hết cả từ khi còn trong trứng nước!”.
Hiện tại, một chiếc đầm của Vươn và Quý đã bị rút nước để bắt thủy sản, chỉ trơ lại đáy đầm khô cạn. Mỗi ngày, hàng chục nhân công dùng kích điện, te điện chà xát khu vực đầm.
Số thủy sản đánh bắt được được cân ngay trong ngày, có người vào tận đầm để mua.
Đầm cống Rộc, đầm xóm Vam… tại xã Vinh Quang nằm ở cửa sông Thái Bình. Do đó, các đầm tại vị trí này có nguồn lợi thủy sản rất phong phú cũng như rất thuận lợi để nuôi trồng. Rất nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo khi chuyển sang mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại đây.
Ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trực thuộc Thành hội Nghề cá Hải Phòng cũng là một chủ đầm nuôi trồng thuỷ sản tại xã Vinh Quang xác nhận: việc đánh bắt, khai thác thủy sản tại đầm của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã được nhóm người này tiến hành trong nhiều ngày qua, sau khi việc cưỡng chế thu hồi hoàn thành. 
Nhiều người dân xã Vinh Quang cũng khẳng định: từ sau ngày 5/1/2012, chính quyền xã Vinh Quang đã cử lực lượng canh giữ không cho người lạ vào khu vực đầm của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Như thế, việc khai thác tận diệt này diễn ra dưới sự chứng kiến của nhiều người, và đều là những người có nhiệm vụ thực thi pháp luật. 
Sáng 16/01/2012, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để xác minh sự việc, nhưng ông Hiền không trả lời.
Trao đổi với báo chí trước đó, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh thông tin: Diện tích đầm bãi bị thu hồi sẽ được tổ chức cho những người có nhu cầu thuê đấu thầu. Tuy nhiên, với diện tích đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý lại không được đấu thầu.
Chị Phạm Thị Hiền – vợ của Đoàn Văn Quý.

Chị Hiền cho biết, các chị sẽ làm đơn phản ánh việc nhiều người sử dụng phương tiện đánh bắt theo kiểu tận diệt để khai thác hải sản nuôi thả trong đầm của gia đình.
“Đó là tài sản của chúng tôi. Huyện cưỡng chế để thu lại đầm chứ không có nghĩa là thu cả những vật nuôi thả mà chúng tôi chưa kịp khai thác” - chị Hiền nói.
Với diện tích 21ha đầm bị cưỡng chế “quá tay”, được biết, Đoàn Văn Vươn đã có đơn khiếu nại quyết định thu hồi này (QĐ 460) nhưng UBND huyện Tiên Lãng chưa giải quyết, và cũng chưa có quyết định thu hồi.  
Như thế, theo quy định của pháp luật, đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, chính quyền có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, ở đây thì không!

-------------

Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Sự bất thường lộ diện?!

DƯƠNG PHI ANH
Đúng ra, bài này ban đầu có tựa đề “Sự lưu manh lộ diện?!”. Tôi viết bài NÀY lúc 2 giờ sáng ngày 11/01/2012, ngay sau khi đọc bài phỏng vấn ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng do Báo Pháp luật TP.HCM Online thực hiện, đưa lên Bởi vì, trong bài còn xuất hiện hàng chục thanh niên ở khu đầm của gia đình anh Đoàn Văn Vươn vừa có cuộc cưỡng chế.Những thanh niên này tay lăm lăm hung khí, ngăn cản phóng viên chụp ảnh, thậm chí có người còn lao thẳng xe máy vào phóng viên và liên tục chửi bới rồi nhiều lần lao vào giật máy ảnh… Trong đó, “có  một người trong số đó xưng là công an viên xã Vinh Quang có tên Lâm. Công an viên này nói huyện, xã chỉ đạo không cho chụp ảnh, nếu muốn chụp phải có văn bản đồng ý của chủ tịch huyện…”….
Chắc cũng không cần bình luận gì thêm về thái độ hung hăng, có tính lưu manh và sự hiện diện của những người “trên trời rơi xuống” tại khu đầm này. Nhưng, do bài đề cập đến nhiều nội dung và nghĩ rằng dùng từ “lưu manh” thì e rằng hơi chủ quan, vội vàng nên chúng tôi “tự ý đục bỏ” và thay thành tựa đề “Sự bất thường lộ diện?!”. Do chưa nắm được các nội dung và thủ tục xung quanh các quyết định của UBND huyện Tiên Lãng nên tôi quyết định nán lại một ngày để bổ sung những thông tin cần thiết cho nhận định của mình, đồng thời để đối chiếu với một số nhận định của bài hôm trước(“Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: tại sao dư luận bảo… “lừa dân” – Quê Choa ngày 10/01/2012).
Đúng như mong đợi, ngày 11/01/2012, có nhiều thông tin bổ ích trên các báo. Tuổi Trẻ có bài phân tích rất hay của giáo sư Đặng Hùng Võ, khẳng định “UBND huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai”; Tờ Dân Việt có bài “Bí ẩn bất thường trong vụ kiện của ông Vươn” với nội dung “Thẩm phán Ngô Văn Anh khẳng định không hề thụ lý vụ kiện nào mà đương sự có tên là Đoàn Văn Vươn. Vậy biên bản các đương sự tự thỏa thuận là thật hay giả, ai đã lập biên bản và đóng dấu tòa án vào đó?…

     

Sai nhiều!
Ở đây, chỉ xin nhắc lại một vài chi tiết cần lưu ý. Qua trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Ngọc Khánh và thông tin trên báo, có thể khẳng định việc quản lý và thu hồi đất của gia đình anh Vươn và các hộ khác để “giao người khác có điều kiện hơn bằng cách đấu thầu …” là sai hoàn toàn. Nói cách khác, việc thu hồi đất của tất cả hộ dân trong khu đầm lầy là sự vi phạm trắng trợn quy định của Luật Đất đai năm 2003 (hiệu lực ngày 1-7-2004). Càng thông tin, UBND huyện Tiên Lãng càng thể hiện rõ sự tùy tiện và bất chấp luật pháp…
Trước hết, đất đầm mà gia đình anh Vươn và các hộ khác đang sử dụng thuộc “Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản…” (Khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2003). Anh Vươn và gia đình bắt đầu tiến hành đắp đê, khai hoang… từ năm 1992. UBND huyện Tiên Lãng đã có báo cáo như sau: “Năm 1993, UBND huyện Tiên Lãng đã có quyết định giao cho ông Vươn 21 ha bãi biển để nuôi trồng thủy sản, thời hạn 14 năm. Tuy nhiên, từ năm 1993-1997, ông Vươn đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Năm 1997, UBND huyện có quyết định giao bổ sung 19,3 ha vượt quá cho ông Vươn với thời hạn 14 năm cũng tính từ năm 1993. Hết thời hạn giao đất, huyện ra quyết định thu hồi cả 40,3 ha bằng hai quyết định…”.
            Giáo sư Đặng Hùng Võ khẳng định các quyết định đó là giao đất và nhiều điều sai: Giao đất thì Luật Đất đai quy định hạn mức được giao đối với một hộ gia đình cá nhân không được vượt quá 2ha. Vì vậy, huyện Tiên Lãng “giao đất” cho anh Vươn tới hơn 40ha thì về diện tích giao cũng sai; thời hạn giao đất cũng phải là 20 năm…;
Mánh!
Như đã nhận định, trong rất nhiều động thái làm việc với các hộ “nhận giao đất”, UBND huyện Tiên Lãng đều muốn chuyển sang “cho thuê đất”. Bởi vì, cho thuê đất thì không “phạm” hạn mức bắt buộc 20 năm và thời hạn cho thuê sẽ “tùy thích” cho mấy năm cũng được.
Ông Chánh văn phòng Nguyễn Ngọc Khánh thì nói: Huyện giao đất có thời hạn. Dù là đất nào đi nữa, về mặt pháp luật người ta quy định khống chế mức “trần” nhưng địa phương chúng tôi có thể giao thấp hơn, có thể giao năm năm, 10 năm hoặc 20 năm, miễn rằng không giao quá 20 năm là được. Với ông Vươn, chúng tôi giao đất có thời hạn. Thời hạn như thế nào là giữa hai bên huyện và cá nhân đó ký kết” (Sai rồi do nhầm lẫn khái niệm rồi -NV).
Điều tùy tiện và “mánh lới” hơn, ông Khánh khẳng định: “Trong quyết định nói rõ giao đất cho anh này có thời hạn, khi hết hạn anh phải bàn giao toàn bộ diện tích và tài sản trên đất”. Thật là nực cười khi nghe câu này! Hết thời hạn người dân phải bàn giao toàn bộ diện tích và tài sản trên đất một cách vô điều kiện như đã thực hiện với hộ anh Vươn thì hóa ra “anh” giao đất, cho thuê một thời gian ngắn để cho người ta “cải tạo giùm mình rồi thụ hưởng sau cũng chưa muộn” à? Thế có phải là anh “ăn trên đầu, trên cổ” người được giao đất, cho thuê đất không?…
Khi nhà báo hỏi: “Tại sao ông Vươn, ông Luân đã đề nghị thuê tiếp nhưng huyện không gia hạn mà lại phải thu hồi? Ông Chánh văn phòng Khánh vô tư trả lời“ Đây là theo quy định. Dứt khoát phải làm các thủ tục bàn giao sau đó mới tới các thủ tục xin thuê”.
Giáo sư Đặng Hùng Võ khẳng định: Hiện nay việc giao đất theo nghị định 64 nếu tính từ thời điểm sớm nhất là từ ngày 15-10-1993 thì chưa có trường hợp nào đến hạn phải thu hồi và cũng chưa có địa phương nào xem xét xúc tiến thu hồi vì chưa có chủ trương chung là thu hồi hay giao tiếp. Với diện giao đất 20 năm đến nay Quốc hội cũng chưa quyết là hết thời hạn giao đất thì làm gì. Nên việc huyện Tiên Lãng lại chủ động làm trước về chủ trương là điểm sai nữa. Còn nếu thu hồi để giao đất cho dự án đầu tư được phép nhưng việc thu hồi này phải căn cứ vào nghị định 84. Với quyết định thu hồi 19,3ha đất đối với ông Vươn thì mục đích thu hồi không rõ ràng. Giả sử có thu hồi giao cho dự án đầu tư thì tại thời điểm ban hành quyết định ngày 7-4-2009 phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của nghị định 84. Tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị thu hồi đất… Nhưng trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với diện tích 19,3ha không có nội dung nào ăn nhập với nghị định 84, và đây cũng là điểm sai.
Thủ tục giám đốc thẩm thế nào?
Báo Pháp luật TP.HCM phỏng vấn ông Đặng Quang Phương, Phó Chánh án TAND Tối cao  cho biết: “Trong trường hợp này, giả sử người khởi kiện nghe UBND huyện Tiên Lãng dỗ dành, dẫn tới hiểu lầm và đi đến quyết định rút kháng cáo; quyết định rút kháng cáo đó lại dẫn tới quyết định đình chỉ của TAND Hải Phòng, thì người khởi kiện có thể gửi đơn lên TAND Tối cao khiếu nại quyết định đình chỉ kia. Việc hiểu nhầm ấy chỉ có thể giải quyết bằng con đường giám đốc hoặc tái thẩm của TAND Tối cao, chứ không thể dùng luật rừng, vũ khí nóng để chống lại lực lượng cưỡng chế như sự việc đã diễn ra”.
Đúng là như thế, nhưng vẫn chưa đủ. Hiện nay, anh Vươn và một số người trong gia đình anh bị bắt, truy nã nên khủng hoảng là chắc chắn. Hành động như họ chứng tỏ họ nghĩ “chẳng thiết gì nữa” nên việc gửi đơn là không phải dễ dàng.
Trong khi đó, Luật Tố tụng hành chính quy định tại Điều 211 như sau: “1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thìđương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 212 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 212 của Luật này”.
Điều 212. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
“Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao…” (Đúng thẩm quyền kháng nghị quyết định tạm đình chỉ của TAND TP Hải Phòng).
Như vậy, một số cơ quan, tổ chức có quyền thông báo bằng văn bản cho Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chứ không riêng gì đương sự trong vụ án.
Tác giả gửi cho Quê choa
---------------

Nhà Vươn bị máy ủi san bằng, có sự góp mặt của chính quyền xã"

Thứ năm 19/01/2012 06:59
(GDVN) - Một ngày sau khi ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch HP tuyên bố nhà ông Vươn là do người dân địa phương bất bình nên phá, người dân nơi đây đã lên tiếng.
  • Chưa đầy 1 ngày sau khi ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND và ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an thành phố Hải Phòng phát biểu trên báo chí, truyền hình rằng người dân địa phương bất bình nên phá nhà ông Đoàn Văn Vươn, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại địa phương này để tìm hiểu sự việc.
Trong cuộc gặp gỡ với những người dân xóm Chùa, thôn Chùa Trên, xã Vình Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng, giáp ranh với khu vực đầm nuôi trồng thủy sản ven biển của Tiên Lãng, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến.
Ông Vũ Ngọc Nham (67 tuổi), là Đảng viên, từng là trợ lý tham mưu tại sư đoàn 320 cho biết, gia đình ông có 9,7 ha đầm nuôi trồng thủy sản, do đó diễn biến vụ cưỡng chế vừa qua ở nhà ông Vươn, ông theo dõi rất sát để nắm tình hình. Theo lời ông, kể từ khi cuộc cưỡng chế xảy ra, công an xã Vinh Quang đã tiếp quản và canh giữ ngày đêm ở khu đầm này.
ông Vũ Văn Nham
Người dân đi làm biển cũng bị cấm không được đi qua khu đầm nhà ông Vươn. Do đó, chuyện người dân đập phá nhà ông Vươn là “vu cáo”.
Theo lời kể của ông, diễn biến căn nhà bị phá hủy như sau: Buổi sáng 5/1, sau khi những người cố thủ trong nhà nổ súng làm bị thương một số cán bộ công an, bộ đội, lực lượng cưỡng chế đã dùng súng bắn thẳng vào ngôi nhà,ngay sau đó, công an xã Vinh Quang tiếp nhận và canh giữ. Ngay trong chiều tối hôm đó, ông cùng nhiều người dân khác (giấu tên) đã chứng kiến cảnh máy ủi san bằng căn nhà ở của ông Vươn. Sáng sớm hôm sau, khi ngôi nhà kiên cố này chưa bị phá hủy hết, máy ủi lại tiếp tục hoạt động đến khi căn nhà được san bằng.

Điều đáng nói, theo nhiều người dân, ông K là 1 trong 2 người được cho là đã tiếp quản và đánh bắt ngư lợi trên diện tích đầm nhà ông Vươn trong nhiều ngày qua. Và trong buổi đập phá này diễn ra với sự có mặt của ông chủ tịch xã và phó công an xã Vinh Quang.
Theo những bức hình mà phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã chụp được tại căn nhà đã bị phá hủy của gia đình ông Vươn, phần lớn gạch xây tường đã bị đập nát khá nhỏ và đồng đều. Và sở dĩ nói căn nhà bị san bằng bởi vì, thực tế gạch vỡ trên khu vực này đã được san đều trên nền đất khá bằng phẳng. Có lẽ hiếm người dân nơi đâu lại bỏ ra nhiều công sức để tạo ra một hiện trường như vậy.
Hiện trường còn sót lại của ngôi nhà
Nói thêm về việc nhân dân trong vùng bị cấm không cho đi lại xung quanh khu vực đầm bị cưỡng chế, chị Phạm Thị Báu (tức Hiền), em dâu ông Vươn cho biết: Tính đến thời điểm này, mặc dù diện tích đầm nhà chị chỉ bị cưỡng chế gần 1 nửa, nhưng khi bày tỏ mong muốn được dựng căn lều để tá túc và trông nom tài sản, chính quyền nơi đây vẫn chưa cho phép.
chị Hiền (thứ 2 tính từ trái sang): chúng tôi muốn dựng lề trông nom tài sản cũng không được phép
Ông Lương Văn Trong, phó chủ tịch hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng cho biết,  mỗi khi ông có ý định xuống khu vực đầm này đều bị ngăn cản.
ông Lương Văn Trong, phó chủ tịch hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng: Chúng tôi không được tiếp cận đầm nhà ông Vươn
Được biết, 5/1/2012, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã tiến hành cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang). Trong vụ cưỡng chế này, người nhà ông Vươn đã nổ súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế khiến 6 chiến sĩ công an và bộ đội bị thương.
Hiện tại anh em ông Đoàn Văn Vươn đang bị bắt giữ, nhà cửa đã bị đập nát, san bằng và vợ con các ông này phải đi ở nhờ nhà người quen. Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng thực sự đang thu hút dư luận bởi những hoài nghi trong công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo làm rõ vụ việc trên. Đồng thời Bộ Tài nguyên- Môi trường và Bộ công an đã tuyên bố vào cuộc. Mọi thông tin xung quanh vụ cưỡng chế sẽ được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cập nhật liên tục.
                                              


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------