Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là 'xoa dịu vết thương quá khư' trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.
"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào hoài suốt gần 19 năm trời.
Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế. Lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị. Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta.
Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ. Tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ...
Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên họ được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe lăn. Có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng.
Người thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp đỡ.
Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác. Vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện. Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay. Hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe. Mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt.
Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng...
Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về 'quên đi quá khứ' mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm. Rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột. Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.
****** .
Vân dề"quên quá khứ, hòa hợp hòa giải, hướng về tương lai"....trái banh đã và đang ở bên sân những người Cộng Sản đương quyền trong nước. Bài viết ngắn gọn, nhe nhàng, mà vô cùng thấm thía. Đoc xong ,những người mơ Hoà Hợp, Hoà Giải với CSVN nghĩ sao?
Thật tình tôi không biết phải xưng hô với các Anh thế nào cho phải đạo, bởi lẽ dù sao đi nữa, các Anh cũng đã có một thời là thượng cấp, là cấp chỉ huy của chúng tôi. Giờ đây, cho dù thời gian có vô tình lặng lẽ đi qua hơn 33 năm, trong lòng chúng tôi vẫn khắc ghi hằng khối những kỷ niệm của một thời binh lửa, thời mà chúng tôi và các Anh còn xông pha giữa lằn tên mũi đạn, thời mà chúng ta còn được vinh dự cầm súng bảo vệ quê hương.
Những trận chiến càng về cuối của năm 1975 càng khốc liệt, người lính chiến chúng tôi đã không nao núng, không rời hàng ngũ mà càng sát cánh hơn với các Anh, không màng nguy hiểm, không sợ cái chết lúc nào cũng sẵn sàng đến với người lính trong thời lửa đạn. Quả tình lúc ấy trong lòng chúng tôi khâm phục các Anh nhiều lắm, các Anh là những người có học thức, được huấn luyện những kiến thức quân sự để trở thành những sĩ quan chỉ huy chiến trường, chỉ huy chúng tôi. Lòng dũng cảm cùng với kiến thức của các Anh đã phát sinh từ trong thâm tâm của chúng tôi một thứ tình đồng đội tình thầy trò trong thời chinh chiến, mặc dù kỷ luật quân đội đã bắt buộc chúng tôi luôn luôn chỉ biết tuân lệnh của các Anh, nhưng trong lòng chúng tôi không hề than oán mà còn cảm thấy thật vui mỗi khi thực hiện được một việc gì cho đơn vị, hay nói đúng hơn là cho các Anh. Chúng tôi là những người lính trơn ít học, nên với những suy nghĩ thật đơn giản lúc bấy giờ: Làm vui lòng các Anh chính là chúng tôi đã làm tròn nợ nước, nhiều lúc tuân hành và thực hiện mệnh lệnh xung phong vào mục tiêu, ôm súng băng mình qua tuyến, chúng tôi chỉ với hai điều tâm niệm: Thắng trận nầy thật nhanh và bảo vệ cho bằng được ... các Anh.
Chúng tôi ít học chưa có ý niệm về quê hương dân tộc, chúng tôi thật tình lúc bấy giờ cũng chưa hiểu được thế nào là lòng yêu nước. Chính các Anh đã dạy cho chúng tôi những điều trọng đại ấy và với đầu óc của chúng tôi, chúng tôi chỉ hiểu nôm na: Bổn phận chúng tôi là những thanh niên Việt Nam, chúng tôi phải cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, chấp nhận tất cả những hy sinh gian khổ cùng những hiểm nguy mà chiến trường đã dành riêng cho người lính. Và ... chúng tôi đã cảm thấy vô cùng hãnh diện với việc làm của mình. Cũng chính vì thế, chúng tôi đã lăn xả vào trận địa để trong mặt trận cuối cùng, chính tôi đã để lại chiến trường một phần thân thể. Không kịp nói lên một lời từ giã các Anh khi trực thăng bốc vội tôi về Quân Y viện. Sáu tháng dài ở bệnh viện đủ cho tôi lấy lại được chút hơi tàn mà đủ sức chống nạng khi di chuyển. Tôi rời khỏi quân đội trong một nỗi buồn không tả được, cuộc chiến đã đến giai đoạn sau cùng và tôi vẫn theo dõi tin tức của Miền Nam, nhất là bước tiến quân của đơn vị cũ của mình.
Ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ làm tôi chết lặng người, bạn bè đồng đội tôi sẽ ra sao? và nhất là các Anh - những cấp chỉ huy của tôi sẽ ra sao?
Mặc dù đã bị cắt phần tiền thương tật, “học tập” ở xã hết 1 tuần, tôi đã phải bán đi cái radio yêu quý đã theo tôi suốt đoạn đường chinh chiến để lấy tiền tìm đến nhà của các Anh mà hỏi thăm tin tức. Chị nhà cho hay Anh đã bị tập trung “cải tạo”. Tôi buồn quá lủi thủi về nhà, lòng vẫn luôn luôn van vái những an lành sẽ đến với các Anh.

Bạn bè đồng ngũ về quê tôi khá đông nhưng không có công việc làm nên càng bi thảm hơn. Thằng vá xe đạp ở cuối phố, thằng khuân vác, thằng chạy xe ôm, chúng tôi không từ chối bất cứ một việc làm gì để kiếm được chút đỉnh tiền vừa để tạm sinh sống no đói qua ngày vừa gom góp lại được vài mươi đồng nhờ Chị nhà có đi thăm nuôi thì mua một ít thức ăn và đồ dùng cần thiết gởi đến Anh. Chúng tôi dù trong nhọc nhằn vẫn thường hay nhắc đến các Anh, ở trong tù dù buồn nhưng nhận được quà của chúng tôi chắc các Anh cũng vui được phần nào vì nghĩ rằng mấy thằng em vẫn còn nhớ đến ông thầy xưa.
Đó ! Chúng tôi chắc chiu những tình cảm trân quý, thủy chung gởi đến các Anh, mỏi mong các Anh một ngày nào đó được tự do mà tính chuyện quang phục lại quê hương mình. Thằng thượng úy trưởng Công an phường lợi dụng việc cấp giấy phép đi thăm nuôi đã hãm hiếp bà Trung Úy Phúc, sự nhục nhã nầy đã khiến Bà Trung Úy Phúc phải treo cổ tự tử. Tôi nghĩ từ trong tù các Anh buồn và hận lắm.
Ngày Anh được ra tù chắc Anh còn nhớ chứ? Chúng tôi đã đón mừng các Anh như đơn vị của mình được tái lập, bao nhiêu vui mừng không kể xiết, mừng đến rơi lệ, mừng vui khi nỗi mong mỏi rửa nhục của chúng ta đã được gần kề.
Rồi các Anh được sang Hoa Kỳ, niềm vui thật sự càng nhân lên gấp bội, ngày chia tay rượu hồng đã pha nước mắt, tiễn các Anh đi mà lòng thầm mong đợi một ngày về trong danh dự của các Anh.
Chúng tôi - những người lính QLVNCH vẫn ấp ủ một niềm tin tưởng vào các Anh như ngày xưa. Sự ra đi của các Anh là điều kiện thuận lợi cho công cuộc đấu tranh với bọn Cộng sản vô thần đang thống trị quê hương.
Các Anh a. ! Bây giờ thì buồn quá ! Các Anh - những sĩ quan hào hùng của QLVNCH ngày nào, những người Anh của chúng tôi, những Đại bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của một thời oanh liệt, một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường, các Anh đã có một thời vinh quang và một thời nhục nhã, giờ đây sau hơn 33 năm lặng lẽ, các Anh cũng bị nhòa đi hình ảnh của ngày xưa? Các Anh đã quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc cấp của các Anh đã nằm xuống vĩnh viễn trên đất Mẹ thiêng liêng, quên đi những đồng đội còn sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ.

Xin cảm ơn các Anh về những đồng Dollars mà các Anh đã gởi về cho chúng tôi trong chương trình giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên đi nỗi nhục mất nước. Chúng tôi cần ở các Anh những chuyện khác, các Anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không?
Tôi đã hiểu vì sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt Kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đã từng tuân hành lệnh của Đại bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc, họ đã từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa tình chung thủy gởi vào tận chốn tù đày cho các Anh, họ đã từng uống với các Anh chung rượu ân tình ngày đưa tiễn các Anh lên Phi cơ về vùng đất mới, họ đã từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng trong ngày về vinh quang của QLVNCH. Nhưng chính các Anh đã làm họ oán ghét, oán ghét đến độ khinh bỉ khi các Anh áo gấm về làng, chễm chệ ngồi dựa ngữa ở nhà hàng khách sạn 5 sao, tung tiền ra để chứng tỏ mình là một "Việt Kiều yêu nước” là "Khúc ruột xa ngàn dặm" về thăm "quê hương là chùm khế ngọt". Thậm chí có những Anh còn đú đởn với những đóa hoa biết nói biết cười tuổi đáng con hoặc đáng cháu nội cháu ngoại mình.
Các Anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính của QLVNCH đang lê lết ở ngoài cửa các nhà hàng mà các Anh đang ăn uống vui chơi, đang nhìn các Anh với một ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội. Không biết khi tôi kết tội các Anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các Anh tự suy nghĩ một chút sẽ hiểu rõ hơn chúng tôi.
Tôi không tin là tất cả các Anh đã biến thái thành những tên Việt gian, nhưng sự trở về như các Anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đã phản bội lại Tổ quốc và rõ ràng nhất các Anh đã phản bội lại chúng tôi. Các Anh chống Cộng mà cứ về Việt Nam hà rằm thì còn chống Cộng gì nữa? Ôi ! không lẽ nỗi nhục nầy đời ta không rửa được?
Các Anh kính quý,
Chúng tôi là những người lính năm xưa của các Anh đây. Toàn thể quân nhân và đồng bào đang tin tưởng vào các Anh. Tin tưởng một ngày về rửa nhục, để Mẹ Việt Nam không còn cất lên tiếng than ai oán, để chúng ta cùng nhau trở lại kiếp làm người, chấm dứt đêm trường u tối đã phủ trùm lên Tổ quốc hơn 33 năm dài.
Người lính chỉ biết tuân hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy, nhưng qua bức thư góp ý nầy, mong các Anh thứ lỗi cho những suy nghĩ của chúng tôi.
Các Anh, cho dù đã chậm, nhưng chúng tôi vẫn mong mỏi các Anh ở một ngày về.
Trân trọng,
Nhân Trần
“Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đơn vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay.”
Cuộc chiến tàn ba mươi năm lẻ
Chẳng còn gì ngoài những thương binh
Lê la kiếp sống theo hè phố
Tìm chiếc lon nhôm, vỏ đạn thừa
Sáng bươi đống rác tìm bao bị
Trưa bày thuốc lá bán hàng rong
Khuya… sớm… chiều hôm vất vả đời
Lang thang từ bến cảng bến xe
Việc gì làm được không buông bỏ
Giúp con, giúp vợ đở tủi buồn
Ôi ! xưa chinh chiến tay cầm súng
Nay gọi thanh bình mất chân tay
Chân tay để lại ngoài trận chiến
Lấy máu, lấy xương giữ nước nhà
Hy sinh tất cả cho tổ quốc
Để được gì… tàn tạ tấm thân
Gia đình đói khổ theo năm tháng
Con thơ nheo nhóc chiến cuộc tàn
Chiến tích phế binh đeo theo mãi
Chướng mắt… dị nhân giữa chợ đời
Ngày xưa vì nước… vợ nuôi con
Ngày nay vất vả để nuôi chồng
Đất trời có thấu cho hoàn cảnh
Thua, thắng…Phế binh cũng thiệt thòi .
TN
sưu tầm
XIN ANH MỘT LỜI HỨAXuân nầy nếu anh về quê ăn Tết Còn thương em xin anh hứa một lời Thương phế binh còn khổ lắm anh ơi ! Tìm thăm họ, nói đôi lời an ủi .
Họ không trách anh, nhưng em thấy tủi Nhớ ngày nào vì đất nước tang thương Họ theo anh trên khắp các chiến trường Cùng chia xẻ cảnh dầm sương dãi nắng . Trên đường ra mặt trận Họ chiến đấu không vì riêng thù hận Nhưng vì muốn giử nước chống xâm lăng Cứu dân Nam khỏi cộng phỉ bạo tàn Gây thảm cảnh nước tan nhà cửa nát . Trên đường ra mặt trận Từ Lai-Châu núi rừng cao bát ngát Từ Thái-Bình, Phủ-Lý, Vĩnh- Phúc-Yên Từ sông Gianh và từ Bình-Trị-Thiên Anh mang họ đến Cà-Mâu, Rạch-Giá .
Đời chiến binh trải qua nhiều nghiệt ngã Anh lưu vong họ cũng chả vui gì Vì thương binh đành im lặng đợi thì Mong gặp bạn mừng nâng ly tái ngộ. Thương binh BĐQ Nguyễn Văn Lộc, mất hai chân, sống ngoài đường phố Saigon, sau 30-04-75 Đừng áo gấm về làng đi dạo phố Hay nâng ly trong lữ quán năm sao Mà nỡ quên cựu chiến sĩ, đồng bào Đang thống khổ bởi cộng Hồ thổ phỉ
Tìm thăm họ không vì bất đắc dĩ Mà vì nặng tình huynh đệ chi binh Yêu tổ quốc nên họ đã hy sinh Một nửa phần tay chân cho dân tộc . Một Thương Binh (không biết tên), tại nơi cư ngụ của Anh. Hình chụp Giáng Sinh 1999, không biết Anh còn sống hay đã vĩnh viễn ra đi.. Họ là những thương phế binh bất khuất Là anh hùng, là chiến sĩ hiên ngang Như quân Nam chiến thắng Bạch Đằng Giang Là con cháu của Hùng vương lập quốc .Nhớ nghe anh nếu còn thương Việt tộc Còn biết hờn, biết nhục mất quê hương Thì giúp dân diệt công sản bất lương Xây dựng nước phú cường dân chủ trị ./.Không biết tên tác giả. Nhận từ một thân hữu..…
Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa. Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Đằng, ngước mắt nhìn tượng Đức Trần Hưng Đạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiết. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc. Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích nghi như trường hợp của phế binh Thơm.. “Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài-gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang... Anh quá mệt mỏi để nghĩ tiếp... Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mửa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Những thương phế binh khác như Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hoà. Quý “đốc- tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên anh đã thắt cổ chết lè cả luỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm ra bực mình liền chĩa mũi dao đâm cái phọt vào tim... Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy,"  Sư Tăng quốc Doanh đi thăm lăng việt gian Hồ Chí Minh 
| Khát
 Lượm rác, móc bọc
 Tôi bước đi, không cửa, không nhà
 Chỉ thấy xin ăn đầu đường, xó chợ ...
|
| |
|
Cái “nghèo” luôn gắn liền với cái “khổ”
17-12-2009
Hai từ “giàu” và “nghèo” không những khác nhau về từ ngữ, cách phát âm mà còn cách xa nhau về hai cuộc sống, nhưng đối với tôi là cả hai thế giới.
Gia đình tôi gồm 5 người, ba mẹ già và hai đứa em nhỏ. Lúc đó tôi chỉ mới mười mấy tuổi đầu, nhưng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều một mình tôi gánh vác. Cái tuổi đó đáng ra là tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi học. Nhưng số phận tôi sinh ra không được may mắn để có những thứ đó.
Sáng sớm tinh mơ tôi đã phải thức dậy sớm, ăn lót dạ củ khoai lang luộc để đi 6,7 cây số đến nơi làm thuê cho kịp giờ.

Cảnh làm mướn
Nào là cắt lúa, gặt mướng, cuốc cỏ…không việc gì mà tôi không làm được, miễn sao có tiền để lo cho hai em và ba mẹ.
Có lúc không ai thuê thì phải đi lượm những hột cao su đem bán để mua gạo và thức ăn, nếu không đủ tiền mua gạo thì mẹ phải đi mượn những lon thóc mang về giã.

Hình ảnh lượm rác
Tệ hơn nữa là còn đi lượm ny lông, tôi nhớ có một lần đang lượm bỗng dưng thấy những đứa cùng trang lứa mang áo quần sạch sẽ cắp sách đi học, tôi liền có phản ứng lấy túi ny lông che mặt và quay lưng lại để chúng bạn không nhận ra, khi tụi nó đã đi qua thì chỉ biết nhìn theo sau lưng và hai hàng nước mắt chảy dài trên má.
Có lần trong trường tổ chức lớp học bổ túc vào ban tối, tôi làm liều đến học vài ngày, trong lớp học tôi là trung tâm để mọi người nhòm ngó, vì áo quần mặc không được tươm tất, có khi còn không có áo quần để thay nên mọi người thường ngồi tránh xa không dám ngồi gần, chỉ học được vài ngày thì cô giáo đã bảo đóng tiền học phí, cơm còn không có ăn lấy đâu ra tiền mà đóng chứ. Lúc đó tôi đã tỉnh ngộ và biết rằng đây không phải là nơi dành cho mình.
Nhiếu lúc không còn gì làm phải đi đến bến xe để lượm những hột sầu riêng và hột mít mà hành khách ăn và vứt đi .

Cảnh vớt những con cá
Có lúc đi theo những người lớn trong làng đi bắt những con cá, con tép, phải lội nước ngập tới hông thì mới vớt được nhiều. Lúc đó không biết sợ thứ gì, trong đầu nghĩ chỉ mong sao hàng ngày có việc làm và kiếm được bữa cơm nuôi gia đình.
Lắm lúc còn phải đi đào trộm những củ khoai, củ mì vào ban trưa tranh thủ lúc mọi người nghỉ ngơi.

Cuốc đất đào khoai
Những bữa cơm trong gia đình phần lớn nhìn vào nồi chủ yếu là những củ khoai và củ mì, còn những hạt gạo chỉ len lõi trong những củ khoai, củ mì mà thôi.
Vì hai em còn nhỏ nên phải ưu tiên cho em ăn cơm. Tôi tranh thủ ăn nhanh và bồng em đi vòng vòng và dỗ dành để đút cho nó ăn. Có khi đi loanh qoanh qua nhà hàng xóm, nhìn vào bữa cơm của họ sao mà ngon lành đến thế, không biết khi nào mình mới ăn được những món này, tôi lẳng lặng quay về, nhìn vào chén cơm của em mình ăn với muối mà lòng tôi đau như cắt.
Nhiều đêm ngủ không được trách sao số phận mình sinh ra lại khổ đến thế, nhưng chỉ được vài phút ý nghĩ đó lại không còn. Và trong đầu lại hiện lên sự lo lắng không biết ngày mai phải làm gì đây?

Vớt từng cọng rau
Vào những ngày lễ tết tôi phải ra chợ đi nhặt những lá cải mà người ta vứt bỏ, lượm về kho với muối, hoặc những quả cà mang về muối để ăn trong những ngày tết
Nhìn những đứa gần nhà có áo quần mới, có đôi dép đẹp, nhìn lại chị em mình suốt ngày đi chân không, và chỉ mang áo quần mà những người hàng xóm tốt bụng cho, lúc đó tuy là mang đồ củ nhưng đối với chị em tôi giống như là áo quần mới vừa được mua vậy đó.
Không hiểu sao cùng là số phận con người, cũng đều do cha mẹ sinh ra mà sao hoàn cảnh và số phận lại khác xa nhau đến thế.
Những ngày tháng cơ cực đã dần hằn lên đôi chân và đôi tay tôi những lớp da chai sần, những vết nhăn nheo của năm tháng.
Không biết đến bao giờ những mảnh đời cơ cực như tôi mới thoát khỏi được cái nghèo…
Hạnh Trần
Nhà nghỉ mát ở VN của một thằng Tỉnh ủy Việt gian CS |
April 02, 2010 |
Mời qúy vị đọc ! Ðây là 1 ngôi nhà 2 tầng, cửa vào thẳng ngay tầng 2:
Toàn cảnh

Sân sau



Cây lộc vừng 
Dạo chơi xung quanh nhà 


 vụ này gọi là cảnh thiên nhiên du lịch là thua
Vào trong nhà, ngường mộ nhất là hầm rượu với 1 vò rượu hơn 1,5m3. Chưa mở cửa hầm mùi rượu thơm lừng làm cho những người không biết uống rượu cũng phải nuốt nước bọt

Cầu thang dẫn lên tầng 2


và căn phòng độc nhất vô nhị, mặc dù ở tầng 2, mọi cửa sổ đều có thể đặt chân xuống đất vườn xung quanh
 | |
No comments:
Post a Comment