http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2013/05/van-anh-noi-guong-tien-nhan-dung-co-ai.html
Van Anh-Noi Gương Tiền Nhân, Dựng Cờ Đại Nghĩa 1
China, Switzerland to seal free trade deal
Chinese premier to seal free trade deal with Switzerland, 1st with major western economy
Associated Press – 17 hrs ago
GENEVA (AP) -- Chinese Premier Li Keqiang is in Switzerland to seal a free trade pact with the Alpine nation — the first comprehensive agreement his country has reached with a major western economy.
Li met with Swiss officials in Zurich on Friday to conclude three years of negotiations.
In an op-ed published Thursday by Swiss newspaper Neue Zuercher Zeitung, Li said the deal showed China was committed to free trade.
Trade between the two nations topped $26 billion last year.
Switzerland is the first European stop on Li's inaugural trip abroad since taking office in March. He travels to Germany on Saturday for talks with Chancellor Angela Merkel.
Concerns have grown recently about a possible trade war between China and the European Union over solar energy products.
Switzerland isn't an EU member.
Switzerland
Noi Gương Tiền Nhân, Dựng Cờ Đại Nghĩa
Trở Về Đất Tổ, Tìm Gặp Vua Lê
Vân Anh
Bài 1
Sống thỏa thuê tôi trở về đất Tổ
Vào Lam Sơn tìm gặp vua Lê
…………………………………..
Theo Bắc Bình Vương gióng trống mở cờ
Tiến đánh Thăng Long núi Nùng sông Nhị
(Tôi Muốn Sống - 1962)
Từ đầu thế kỷ thứ 19 cho đến nay, Đông hay Tây cũng đều dùng bạo lực để trục lợi trên các sắc dân nhỏ yếu khác. Vì vật dục và lợi nhuận; thì dân Da Trắng hay Da Vàng đều không mấy khác nhau ở những điểm tham lam, tàn ác, bóc lột và áp bức kẻ yếu đuối hơn mình. Nhất là các sắc dân nhỏ yếu trên thế giới. Nhưng lộ liễu nhất phải kể đến Trung Cộng với kế sách thôn tính Nam Á Châu, Úc Châu. Một điều có thể nói chắc chắn rằng: “nếu Trung Cộng làm chủ được hai Châu Lục này, thì Âu Châu và Mỹ Châu đương nhiên sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới”, (muốn làm chủ hai châu lục này theo cái nhìn của Vân Anh, thì cũng không có gì lấy làm khó cho lắm!). Sách vở và tài liệu trong thập niên 40’s Cha, Anh chúng tôi đã ghi lại rất rõ. Điều này Vân Anh không cần phải nói nhiều ở đây.
Đế quốc Da Vàng Trung Hoa ngày nay hoàn toàn khác xa với đế quốc “Da Trắng” Liên Xô của thập niên 40’s hay trước đó. Đế Quốc Đỏ Bắc Kinh trong đầu thế kỷ 21 này lại có tham vọng nhiều hơn Đế Quốc Đỏ Liên Xô trước đây, vì họ muốn thôn tính toàn bộ Á Châu, Úc Châu, Âu Châu (và họ cũng đang thọc bàn tay nhơ nhớp của họ vào sâu trong Phi Châu). Làm chủ thiên hạ!. Trước đây Thành Cát Tư Hãn và bộ tham mưu của ông đã không thực hiện được, vì không có đủ nhân sự tài giỏi về chính trị (không phải quân sự) để tóm thâu toàn bộ Á Châu. Cuối cùng đạo quân “bách chiến, bách thắng Mông Cổ” đã 3 lần thảm bại trên mảnh đất Việt và sự thảm bại ở Việt Nam đã dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống chỉ đạo chiến tranh của Đế quốc Mông -Nguyên.
Xưa “Chiến sự” đã vậy; nay “Chính sự” lại khác. Trong tình thế năm 2012 này nếu muốn hóa giải sự xâm lăng bành trướng của đế quốc Đỏ Trung Cộng trên thế giới (xin nhắc lại: “Trên Thế Giới”),thì chỉ có một cách duy nhất là phải tiêu diệt toàn bộ tập đoàn Việt Gian Cộng sản tay sai bán nước của Bắc Kinh, chúng đang nắm quyền sinh sát tại Hà Nội hiện nay. Trớ trêu thay! mưu đồ bá chủ thế giới của Trung Cộng chỉ chấm dứt khi nào ngọn Cờ Đại Nghĩa của toàn dân Việt Nam đứng lên dành lại chủ quyền đất nước. Thiết nghĩ giới lãnh đạo của các nước nhỏ ở Á Châu nên hiểu rõ hơn những điều Vân Anh viết có thể viết ra đây.
Một điều chúng ta phải xác định cho rõ ràng là: Từ thập niên 40’s cho đến nay (2012), ở Việt Nam người ta chỉ thấy đa số những tên bất tài, vô dụng, tham lam nhưng chúng rất kiêu căng, tự mãn. Tệ hại hơn nửa là gần 40 năm trở lại đây, thì toàn bộ đất nước Việt Nam lại nằm dưới sự cầm quyền của tập đoàn Việt Gian bán nước Cộng Sản, với sự giúp sức của các ác thế lực, nhưng ngoài mặt thì lúc nào họ cũng giả nhân giả nghĩa và luôn nói đến “đạo đức” cũng như “nhân quyền”. Hơn 65 năm qua với sự tiếp tay của các tập đoàn đế quốc xâm lăng, xâm thực này, họ đã dùng cường quyền trấn áp những người Việt Nam có tâm huyết và thật sự yêu nước thương dân. Những người Việt Quốc Gia Chân Chính yêu nước có Lý Tưởng, có Phương Lược (xin nhắc lại là: Những người Việt Quốc Gia Chân Chính yêu nước có Lý Tưởng, có Phương Lược). Nhưng họ chưa có thời vận, tình hình của thế giới dù có ngã nghiêng nhưng tình thế lại chưa đủ chín mùi, để họ hội đủ cơ duyên đứng lên “Noi Gương Tiền Nhân, Dựng Cờ Đại Nghĩa”.
Lịch sử đã cho thấy chiến tranh Việt Nam có nhiều giai đoạn khác nhau, nên yếu tố chiến thuật, chiến lược cũng khác nhau. Đặc biệt là chiến tranh Việt Nam không bao giờ giống với những suy tư, suy nghĩ của các “chiến lược gia” chỉ biết ngồi trong các phòng gắn máy lạnh, để “hoạchđịnh chính sách” và “tính toán theo quyền lợi” chứ “không có nhân nghĩa”. Nếu “tính toán theo quyền lợi” chứ “không có nhân nghĩa”, thì như vậy phương Tây cho dù có ký kết với tập đoàn Việt Gian Cộng sản hàng trăm hiệp ước đi chăng nửa, thì họ cũng không thể lôi kéo tập đoàn Việt Gian Cộng Sản ra khỏi bàn tay sắt của Đế Quốc Đỏ Trung Cộng được. Vì Bắc Kinh và Hà Nội cũng biết“tính toán theo quyền lợi” lắm chứ!. Điều này đã được các giới chức của Hà Nội và Bắc Kinh xác định rất rõ ràng và rất nhiều lần. Chúng ta cứ nhìn các tên cải lương Ngụy của Hà Nội sang chầu rìa bên Bắc Kinh mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng, thì ta có thể hiểu chúng rất rõ ràng. Vân Anh chỉ nhìn các chuyến đi của chúng, thì cũng đủ hiểu sự việc sẽ xảy ra như thế nào.
Trong các bài viết trước đây vài lần Vân Anh ghi rõ rằng: “Trung Cộng đã nằm rất sâu và rất lâu trong đất nước Việt Nam; cũng như trong thành phần lãnh đạo nồng cốt của đảng Cộng Sản Việt Nam”, cho nên không bao giờ có chuyện bọn Việt Gian bán nước lại trở mặt hay xé rào phản bội ông chủ đỏ Trung Cộng của chúng để chạy theo điều chúng gọi là: “bả văn minh Tây phương”. Người viết nghĩ rằng Mỹ và phương Tây cũng đã thừa hiểu điều này, nhưng vì họ quen “tính toán theo quyền lợi”, nên các nước Tây phương vẫn nhắm mắt làm ngơ trước sự oan khổ đau thương của cả dân tộc Việt Nam đang bị cai trị bởi bàn tay hà khắc của bọn cầm quyền Cộng sản.
Thưa quý đọc giả! Dưới đây Vân Anh xin đưa ra một ví dụ nho nhỏ để quý độc giả lượng định, Đúng; Sai !. cho riêng mình.
Nước Lục Sâm Bảo (Luxembourg) chỉ vỏn vẹn có khoản 509,000 (Năm Trăm Lẻ Chín Nghìn, dân số chưa bằng một tỉnh nhỏ của Việt Nam Hiện nay) dân. Nhưng bất hạnh thay cho dân Việt! “chính quyền” “lục xâm bảo” họ đã viện lẽ thiết lập “bang giao”, mở “đại sứ quán”, ký kết “hiệp ước chiến lược” để làm nhiệm vụ “Bang Giao”, hầu giúp cho bọn Việt Gian Cộng sản tẩu tán tài sản một cách chính danh!. Như vậy thì ... “bang giao” cũng làm cho “đôi bên hay nhiều bên cùng có lợi”. Nếu phải đặt câu hỏi thì: Nước Việt Nam đã có “chiến lược” gì với các quốc gia xa xôi, lạnh lẽo nhưng chỉ có “vài trăm nghìn dân”?!. Nếu phải giao thương để “buôn bán”, thì các anh buôn những gì?! Và các anh bán những gì?!. Hỏi tức đã trả lời!.
Nhiều năm qua “người ta” vẫn thấy tập đoàn Cộng sản cũng như các tập đoàn tư bản “phương Tây”! Họ đã tự xem đất nước Việt Nam là của riêng họ. Có lẽ vì nghĩ như vậy nên họ ngang nhiên đạp lên các “côngước quốc tế” do chính họ làm ra và đã đặt bút ký kết. Họ bất chấp người dân Việt Nam và thế giới đang nghĩ gì về họ. Và người viết có thể đưa ra một “danh sách” những “nước” được gọi là “quốc gia” với dân số chỉ chừng vài trăm nghìn cho đến vài triệu như: Luxembourg, Belgium, Austria, Norway, Finland, Denmark ..v.v.. Tóm lại cũng chỉ có những kẻ gian ngoa hưởng lợi trên xương máu của hàng nhiều triệu người dân Việt Nam khốn khổ, khốn nạn. “Nhưng chuyện đời là chuyện dài lâu, nên những cuộc vui đâu có dễ thâu đêm”. Chúng ta chờ xem họ “vui thâu đêm” với nhau được bao lâu nửa!.
Năm 1175 quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn (1155- 1227) thành lập và lãnh đạo lúc đó ông đã 20 tuổi, sau đó Mông Kha kế tiếp, đạo quân Mông Cổ chiếm gọn cả Trung Hoa, Đại Nga và Âu Châu như lấy đồ trong túi. Nhưng chỉ đến thế hệ thứ hai là Hốt Tất Liệt; thì Mông Cổ đã bị đồng hóa một cách âm thầm trong xã hội Hán tộc. Cuối thế kỷ thứ 14 nước Ðại Việt bắt đầu một giai đoạn suy vong, các vị vua cuối cùng nhà Trần nhu nhược, yếu hèn lại chểnh mảng việc chính sự. Từ những chiến công hiển hách đại thắng quân Nguyên (Mông Cổ) của Đức Thánh Trần Hưng Ðạo, Thượng Tướng Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư ở đầu thế kỷ thứ 13, đến cuối thế kỷ thứ 14, nhà Trần đã mất đi năng lực quốc phòng để gìn giữ bờ cõi, biên cương. Thời đó dân tình đói khổ, giặc giả nổi lên khắp nơi, Chiêm Thành là một nước nhỏ bé ở phía Nam, dưới sự lãnh đạo của Chế Bồng Nga cũng đã thừa cơ hội đang lúc nhà Trần suy vong; đem quân vượt biên giới phía Bắc tấn công cướp bóc tàn phá kinh đô Thăng Long, vào Thăng Long quân Chiêm Thành thỏa chí hãm hiếp, đốt phá và giết chóc (số lớn thanh nữ và phụ nữ bị hãm hiếp và bị giết sạch), đó là vào những năm Đinh Tỵ 1377, Mậu Ngọ 1378, Canh Thân 1380. Trong giai đoạn nhiễu nhương của đất nước, thì Lê Quý Ly xuất hiện như một “cứu tinh” để cứu vãn nhà Trần. Ông đã giúp triều đình nhà Trần củng cố lại triều chính và quân đội. Sau những trận phục kích thủy quân Ðại Việt đã giết được Chế Bồng Nga, chấm dứt được họa cướp bóc của Chiêm Thành ởphương Nam. Nhưng cứu tinh Quý Ly đã “hóa phép” trở thành “Hồ Ly” bức tử con cháu nhà Trần, Quý Ly là con người khôn ngoan và nhiều mưu lược cùng với quyền lực trong tay, Quý Ly cùng với người con trưởng là Hồ Nguyên Trừng đã chấm dứt cơ nghiệp nhà Trần và mở ra triều đại nhà Hồ.
Tháng hai năm Canh Thìn (1400) Lê Quý Ly cướp ngôi của cháu ngoại là Thiếu Đế Án, lên ngôi, Quý Ly đổi họ Lê ra họ Hồ lấy hiệu là Thành Nguyên (Thành Nguyên để hợp với Nguyên-Minh, Thành Tổ bên Tàu). Hồ Quý Ly là một con người nhiều biệt tài, biết quyền biến và đầy tham vọng. Nhưng sau đó họ Hồ phải “dâng sổ đồ quì gối chốn biên cương”, trước tham vọng to lớn hơn của Yên Vương Lệ (Chu Lệ hay Chu Đệ được anh là Chu Nguyên Chương - Minh Thái Tổ - phong làm vua nước Yên, nên gọi Lệ là “Yên Vương Lệ”) ở phương Bắc. Yên Vương Lệ một con người có tài, đảm lược, nhiều thủ đoạn, nhưng rất tàn bạo, cùng thời gian Quý Ly cướp ngôi của cháu Ngoại là Thiếu Đế Án. Thì bên Trung Hoa, Yên Vương Lệ cũng vừa mới cướp ngôi người cháu là Minh Huệ Đế ở Kim Lăng (Nam Kinh bây giờ) Trung Hoa. Yên Vương Lệ lên ngôi năm 1402 lấy hiệu là Minh Thành Tổ.
Dưới triều đại của Minh Thành Tổ, nhà Minh được sử sách Đông, Tây ghi nhận là một triều đại cực thịnh của Trung Hoa với binh hùng tướng mạnh, những người được coi là ưu tú bậc nhất của triều đại nhà Minh như: Chu Năng, Lý An, Mã Kỳ, Trịnh Hòa, Phương Chính, Trần Hạp (Hợp), Liễu Thăng, Trương Phụ, Hoàng Phúc, Vương Thông, Trần Trí, Mã Anh, Sơn Thọ, Vương An Lão, Mộc Thạnh, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ,Thái Phúc, Lý Lượng, Lưu Thanh ..v..v...và hàng trăm chiến tướng khác không kể hết ra đây được. Đáng kể nhất là Liễu Thăng một tướng trẻ, nhưng có tài và đầy mưu lược. Dưới sự lãnh đạo của Minh Thành Tổ, nhà Minh đã chiếm trọn Trung Hoa và tiêu diệt các nước nhỏ chung quanh thu giang sơn vễ một mối, sau đó ông quay sang mở rộng biên cương về phía Nam. Nhân có một số quan lại nhà Trần (bọn Trần Thiêm Bình) chạy qua Kim Lăng dâng sớ tố cáo nhà Hồ (Quý Ly) cướp ngôi nhà Trần. Đây là cơ hội ngàn vàng cho Minh Thành Tổ, ông liền dựng lên chiêu bài “Diệt Hồ phù Trần”, để có cớ tung quân sang chiếm lĩnh nước Việt. Tháng Tư năm Bính Tuất (1406) Minh Thành Tổ sai hai tướng Hàn Quan và Hoàng Trung đem quân đánh Đại Việt. Mở đầu cho cuộc “Chinh Nam” Hoàng Trung và Hàn Quan thua trận phải giao nộp bọn Trần Thiêm Bình và xin đường trở về Tàu. Thấy bọn Hàn Quan và Hoàng Trung thua trận trở về Minh Thành Tổ giận dữ bằng mọi cách dùng toàn lực quyết đánh để chiếm lĩnh nước Việt.
Trong lịch sử của người Trung Hoa chưa có cuộc chiến nào mà họ đã phải huy động cả hai Quốc Công, ba Thượng Thư và một đoàn Thành, Hầu, Bá như cuộc viễn chinh của nhà Minh khi chúng xâm lăng nước Việt. Cuối năm Bính Tuất Minh Thành Tổ chỉ đạo một đoàn quân hùng hậu gồm: Thành Quốc Công Chu Năng được phong làm“Chinh Di” Ðại Tướng Quân, Tân Thành hầu Trương Phụ làm “Chinh Di” Hữu Phó Tướng Quân, Tây Thành Hầu Mộc Thạnh làm “Chinh Di” Tả Phó tướng quân, Phong Thành Hầu Lý Bân, Vân Dương Bá Trần Húc làm Tả, Hữu Tham Tướng Quân ..v..v..,thống lĩnh hơn 80 vạn quân (800,000) chia làm hai cánh tiến đánh nước ta, khi quân Minh tiến đến Long Châu thì Chu Năng bị bịnh chết, Trương Phụ lên thay. Thực chất của chiến dịch chinh “Di” Nam với hơn 800 ngàn quân (chưa kể bọn Phu binh và gia đình của chúng có thể lên đến vài trăm nghìn) dưới chiêu bài “Diệt Hồ phù Trần” của nhà Minh, là cuộc chiến tranh xâm lược đi liền với một cuộc di dân vĩ đại, mà Minh Thành Tổ muốn thôn tính phương Nam một lần cho gọn, để xóa bỏ cái“tàn dư” của nòi giống Bách Việt là “bọn Nam Di ngoan cố” luôn luôn là cái gai trước mắt và đã thách đố văn hóa với nòi Hán từ ngàn xưa đến nay. Minh Thành Tổ muốn xóa hẳn Ðại Việt để nước Việt trở thành quận huyện của Trung Hoa như Ngô Việt, Mân Việt trước đây. Do đó, cuộc “chinh Nam” lần nầy không phải chỉ là một cuộc viễn chinh quân sự, mà Minh Thành Tổ đã phát động cuộc chiến tranh “xâm lăng để đồng hóa” dân Việt qua tổng hợp về nhiều mặt: Quân sự, Kinh tế, Văn hóa và Chủng tộc, chủ ý là xóa hẳn nòi giống Việt.
Trương Phụ dưới sự chỉ đạo của Yên Vương Lệ tức Minh Thành Tổ đã xua đoàn quân hơn 800 ngàn (800.000) sang xâm lăng nước Việt. Bọn quân đội và phu binh này có tác dụng xóa hẳn dòng máu của dân Việt ở phương Nam, thay đổi nếp sống và văn hóa Việt để đồng hóa dân Việt vào dân Tàu. Trên mặt trận tư tưởng với khẩu hiệu “Diệt Hồ phù Trần” của Minh Thành Tổ, đã đánh trúng vào nhược điểm của “chính quyền” Hồ Quí Ly. Chiêu (bài) “Công Tâm” nầy gây giao động mạnh mẽ trong dân chúng và chi phối tâm lý cực mạnh trong ý chí chống xâm lăng của dân quân Ðại Việt thời đó. Danh không chính thì ngôn không thuận, không có chính danh, Hồ Quí Ly mất đi hào quang lẫn đạo đức để lãnh đạo đất nước, lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Đáng kể nhất là mặt trận văn hóa Hồ Quý Ly (cũng như bọn cầm quyền Cộng sản bây giờ) đã thất nhân tâm nên không được lòng dân, thuận lòng trời. Vì vậy họ Hồ đã thất bại trên mặt trận chính trị trước khi mặt trận quân sự bị sụp đổ. Đến cuối cùng cha con Hồ Quý Ly phải đem sổ đồ của quốc gia quì nơi Ải Nam Quan dâng cho Trương Phụ, mặc dù chưa có một cuộc giao tranh quân sự nào đáng kể xảy ra. Sự hèn yếu nhu nhược của họ Hồ trong công cuộc “lãnh đạo” chiến đấu chống quân xâm lược nhà Minh, một lần nữa đã đưa toàn dân Việt vào vòng nô lệ Bắc phương.
Khổng Khâu hiệu Khổng Tử (551- 479 trước Tây lịch
Không phải đến đời Yên Vương Lệ, Minh Thành Tổ mới nghĩ chuyện xâm lăng và xóa nhòa văn hóa Bách Việt. Trước đó nhiều thế kỷ Bắc phương đã nhiều lần muốn thôn tính và xóa hẳn các dấu vết Văn Hóa của Bách Việt, điển hình là Khổng Khâu hiệu Khổng Tử (551- 479 trước Tây lịch) ông là người san định Ngũ Kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc), từ cuối đời Xuân Thu ở Tàu để cướp văn hóa Bách Việt, họ đã tìm trăm mưu nghìn kế hòng hủy diệt văn hóa và lịch sử phương Nam, để làm ra cái mới riêng cho họ và cho phổ biến trong dân chúng. Giống Hán thì họ biên chép lại, sắp đặt lại cho có hệ thống để xóa nhòa những dấu vết cũ của giống Bách Việt gồm nhiều bộtộc Việt như: Lạc Việt, Mân Việt,Đông Việt, U Việt, Nam Việt, (Việt, Di, Khương ..v.v..) rồi bảo rằng: “Các giống ấy chỉ là giống man di mọi rợ”. Người đại diện cho công việc ấy không ai khác hơn là Khổng Tử như đã nói ở trên, nên “học thuyết” của Khổng Tử đã trái ngược với học thuyết của Lão Tử ở phương Nam. Về chính trị thì họ Khổng chủ trương “Hưng Hoa Diệt Di”. Lối nhân nghĩa và đạo đức giả tạo của Khổng Tử là Đồng Hóa và Diệt Chủng các giống dân khác, họ dùng nhân nghĩa ở đầu môi để thay việc binh đao (“đạo nghĩa gớm cho quân lợm khẩu” - trích Đạo Trường Ngâm), lối đạo đức ăn cắp của họ Khổng thì như câu sách Nho Tàu rằng: “Thoái nhi tu đức nhi hậu miêu tộc từ suy dao, đắc đạo khả dĩ thứ nhân”, nghĩa là lùi không đánh, giả (bộ) lấy “đạo đức” mà đồng hóa họ làm dân mình. Đây là cái thủ đoạn vô cùng thâm sâu của họ Khổng, đấy cũng là một lối đế quốc về đời nhà Chu, nên thời ấy Mặc Tử mới đề xướng thuyết Kiêm Ái để chống lại lối giả nhân giả nghĩa của Khổng tử.
Tóm lại Khổng Tử cứ lập lại câu: “thuật nhi bất tác” (“Ta không sáng tác, ta chỉ học đạo của người xưa” - xem Luận Ngữ, “Ngô thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”). Như vậy đã quá rõ ràng họ Khổng chỉ đi lấy của người làm của mình nên ở đây không có gì để chúng ta lạm bàn thêm nữa.
Những việc như trên cho chúng ta thấy người Tàu đã có cái “bệnh gia truyền” là cố ý xóa nhòa văn hóa Bách Việt một cách có hệ thống từ xa xưa cho đến thời Tôn Văn (Tôn Dật Tiên) và kéo dài cho đến nay. Thế hệ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào bây giờ cũng không đi ra ngoài sự chỉ giáo của Khổng tử, là: “tiêu diệt và đồng hóa người Việt thành người Tàu, tìm mọi cách xóa hết văn hóa của dân Việt”.
Sun Yat-Sen, initial arrival photograph, April 1904.
(National Archives and Records Administration–Pacific Region-San Francisco, Records of the Immigration and Naturalization Service) (Tôn Đạt Tiên)
Nhưng lạ thay văn hóa Bách Việt chúng ta không bao giờ bị xóa,
mà ngược lại còn được lưu truyền lại hay biến hóa một cách độc đáo và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Xét cho cùng thì thông thường khi một dân tộc xâm lăng và cai trị một dân tộc khác, có cùng một vóc dáng, có cùng một màu da và dân số đông hơn, thì chỉ trong vòng 50 năm, dân tộc bị trị phải bị đồng hóa và tiêu diệt. Nhưng như chúng ta đã biết dưới sự đô hộ hà khắc và tàn bạo của người Tàu trong hơn 1000 năm đó, dân tộc Việt (Bách Việt) đã không bị diệt vong mà vẫn hiên ngang tồn tại, để đến ngày hôm nay lại có cơ hợi phục hưng và phục hoạt lại đất nước kể từ đầu thế kỷ 21 này trở đi.
Trở lại trong cảnh loạn ly của đất nước vào năm 1400. Nguyễn Trãi một thanh niên sinh ra và lớn lên trong thời Trần mạt, là dòng dõi đại quan và là con cháu triều đình nhà Trần (khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, thì thân sinh ông đã ra phục vụ cho nhà Hồ). Nguyễn Trãi là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh niên ở đầu thế kỷ 15 (cũng như thời đại đầu thế kỷ thứ 21 bây giờ) ông phải chứng kiến những mất mát to lớn của giòng họ, của gia đình (cha và anh ông bị bắt và bị đày sang Tàu), của đất nước và của chính ông, ông nhìn thấy sự bế tắc, phá sản của triều đại nhà Trần trước cảnh nước mất nhà tan, trước hoàn cảnh bi thảm, đau thương của dân tộc. Ngày hôm nay hiện tình bi thảm của đất nước Việt Nam to lớn và nguy hiểm hơn nhiều so với hoàn cảnh đất nước vào năm 1400 khi nhà Minh xâm lăng Việt Nam, là những thanh niên của thời đại 2000, các bạn đang mang những ưu tư gì trong lòng. Chúng ta đã nghĩ gì và sẽ làm gì? khi ngồi đây ôn lại những giòng sử đã 600 năm qua. Hình ảnh của con người trí thức Nguyễn Trãi biết yêu dân, thương nước hy sinh tình riêng, quên tình nhà, rửa hờn cho nước như lời cha (Nguyễn Phi Khanh) đã dặn trước khi từ biệt. Hình ảnh của chàng thư sinh họ Nguyễn có làm cho chúng ta bừng tỉnh, để ta noi gương tiền nhân, mà bước ra khỏi cái “tiểu ngã” đam mê danh vọng vật chất hảo huyền hay không ?. Đất nước thật sự đã bị bọn nội thù Cộng Sản bán đứng cho ngoại bang phương Bắc. Hàng triệu những con người thanh niên biết yêu dân, thương nước các bạn đang ở đâu?. Chúng ta có nhìn thấy thảm cảnh đau thương, tủi nhục này của dân tộc Việt hay không?. Chúng ta có dám hy sinh tình nhà, để rửa hờn cho nước, quang phục tổ quốc như tiền nhân (Nguyễn Trãi) đã làm!.
Nguyễn Trãi là con ông Nguyễn Ứng Long tự là Phi Khanh nguyên quán làng Chí Ngại, huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) đã nhiều đời sinh cơ lập nghiệp ở Nhị Khê. Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Đông). Sinh năm 1380 mất năm 1442, Nguyễn Trãi đậu Thái Học Sinh (tiến sĩ) năm 1400 dưới triều Hồ Hán Thương. Ông làm đến chức Ngự Sử Đài Chính Chưởng. Năm 1407, cha Nguyễn Phi Khanh và hai người con bị Trương Phụ bắt đày sang Tàu. Khi chia tay ở Ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi phải về lại Thăng Long để lo việc báo thù cho cha rửa hờn cho nước. Lúc đó Nguyễn Trãi 27 tuổi. Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái, con thứ ba của Ðại Tư Ðồ Trần Nguyên Ðán. (Trần Nguyên Ðán là một thần đồng, đậu tiến sĩ năm 14 tuổi và là dòng dõi Thượng Tướng Trần Quang Khải, con thứ của vua Trần Thái Tông, đã bốn đời làm Tể Tướng nhà Trần). Ông Nguyễn Phi Khanh là một học sinh nhà nghèo học giỏi, sử sách kểrằng: Quan tư đồ Trần Nguyên Ðán thấy Ứng Long học giỏi nên yêu mến cho về làm thầy dạy cô con gái, hai thầy trò yêu nhau mọi việc đổ bể Nguyễn Ứng Long bỏtrốn. Quan Tư Ðồ Trần Nguyên Ðán cho người đi kiếm về để gã cô con gái đang mang thai cho Nguyễn Ứng Long. Lúc đó Ứng Long mới 19 tuổi. Sau khi lấy bà Trần Thị Thái, Nguyễn Ứng Long tiếp tục học ông thi thái học sinh và đậu bảng nhãn.
Mười năm sau khi chia tay với Cha và Anh, Nguyễn Trãi trở về nhìn đất nước tan hoang, dân tình khốn khổ, lòng người ly tán không khỏi bồi hồi đau thương; quan quân triều đình thì đa số hèn yếu, giới quan lại khiếp nhược tham lam thối nát chỉ biết theo bọn nhà Minh để hưởng thụ hay an phận, đáng trách nhất là đám “trí thức văn nô cô đầu”, (tương tự như hiện tình ngày nay của nhóm người tự nhận là trí thức trong nước và hải ngoại, chỉ biết chạy theo bả vinh hoa do Cộng sản Tàu và CS Việt ban bố, đây là một sự thật mà không ai có thể chối cãi. Những kẻ tự nhận mình là “trí thức” ngoài kia ai có tật xin đừng giật mình). Thời gian này bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh và hơn 800 ngàn quân Minh đã thật sự cai trị dân Việt và đặt ách thống trị vô cùng hà khắc lên toàn cõi đất nước. Đa số nhân sự của triều đình Hồ Quý Ly đều bị bắt giải về Kim Lăng. Một số lớn “trí thức” đã đầu hàng theo giặc, trong đó có Trần Thúc Dao là con của đại tư đồ Trần Nguyên Đán (Dao là cậu ruột của Nguyễn Trãi), một số nhỏ đầu quân kháng chiến chống lại bọn giặc Minh, để mong khôi phục lại triều đại nhà Trần.
Năm 1420 Nguyễn Trãi và người anh em con cô cậu là Trần Nguyên Hãn tìm đến người nông dân Lê Lợi, trong giai đoạn từ năm 1407 đến 1420 đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên. Theo Phả Sử đã có trên dưới khoảng 30 phong trào kháng chiến, nhưng đều bị quân Minh đè bẹp. Đáng kể nhất là cuộc giao chiến với nhà Minh trong trận Bô Cô, được mô tả là cuộc giao tranh ác liệt nhất, trong trận này dưới sự chỉ huy của Giản Định Đế quân Đại Việt đã giết được Đề Hình Án Sát Sứ Đại Tướng Lữ Nghị, Tây Bình Hầu Mộc Thạnh phải bỏ quân sĩ chạy về thành Cổ Lộng. Cũng trong trận đánh ác liệt này tướng Đặng Dung suýt bắt sống được Tân Thành Hầu Trương Phụ,nhưng vì Đặng Dung không biết mặt Trương Phụ nên y cũng đã chạy thoát về thành Cổ Lộng. (“Oai Tuyên Đức bạt theo hồn Trương Phụ” - Tuyên Đức tức Minh Thành Tổ - trích Đạo Trường Ngâm).
Tuy khắp nơi có những trận đánh ác liệt như trên vừa kể, nhưng Nguyễn Trãi vẫn nằm im trước các phong trào nổi dậy của dân quân nhà Trần và nhóm sĩ phu yêu nước. Ông im lặng để quan sát thời cuộc và chờ cơ hội. Thật ra trong 10 năm này (1407-1420), nếu không nhờ Hoàng Phúc? che chở thì Nguyễn Trãi khó lòng sống trong thành Đông Quan (Thăng Long) mà không bị Trương Phụ hạch tội. Đó cũng là lý do sau này khi cùng Lê Lợi kháng chiến thành công, Nguyễn Trãi bắt được Hoàng Phúc, vì biết Hoàng Phúc là người có tài và ông đã đối xử tử tế với Hoàng Phúc, một kẻ thù nhưng nay đã sa cơ, ông xin vua Lê tha cho vì không nỡ giết. Đây là một cử chỉ vô cùng cao thượng của giới sĩ phu Việt. Cuối năm 1420 Nguyễn Trãi và Trần Nguyễn Hãn tìm gặp Lê Lợi, một hào trưởng vô danh đã lập căn cứ địa ở Chí Linh chống giặc. Thái độ “nằm im” của Nguyễn Trãi là tu luyện để tự tạo cho mình một khả năng hiểu biết, tự tìm học để trở thành một người hữu dụng, trong công cuộc kháng chiến Nguyễn Trãi đã dành thời giờ suy nghĩ về một chiến thuật, chiến lược mới để cứu nước. Nguyễn Trãi không tạo ra “Bình Ngô Sách” như nhiều “sử gia” lầm nghĩ. Mà Bình Ngô sách là kết tinh của nhiều bộ óc lãnh đạo kháng Minh thời đó, trong đó phải kể đến Lê Lợi lại là nhân vật chính yếu để hình thành “Bình Ngô Sách”. Vì Lê Lợi là lãnh đạo và là lãnh tụ của công cuộc khởi nghĩa. Mong rằng lịch sử sau này phải được viết lại một cách khách quan hơn.
Thật ra trước khi Nguyễn Trãi vào Lam Sơn tìm gặp Lê Lợi thì cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi đã hình thành được hai năm trước đó (1408), chính Lê Lợi là người đã hoạch định mọi kế sách cũng như chiến thuật chiến lược trong công cuộc kháng Minh. Cũng có một vài “nhà văn - học giả” gần đây cho rằng: “Lê Lợi là một người Mường thân hình lông lá, mũi quặp như mũi két, tính tình hung bạo”, đây chắc chắn là lối lập luận của những người có cái nhìn hời hợt về lịch sử, nếu không muốn nói là: Họ lợi dụng danh nghĩa “sử gia hay nhà văn” để đánh đổ những bậc Anh Hùng trong giòng sử Việt đã đóng góp công nghiệp vĩ đại cho đất nước Việt. Cũng có thể các “sử gia hay nhà văn” trên đây họ là những kẻ đang mang trong người cái “tâm lý miệt thị Tổ Tiên” chăng?. Nếu chúng ta “đặt câu hỏi”, thì như vậy gần 600 năm qua cả một dân tộc Việt Nam (dân số ngày nay là gần 90 triệu) lại đúc tượng làm đền để tôn thờ “… một người Mường thân hình lông lá, mũi quặp như mũi két, tính tình hung bạo” chăng?!. Một điều người viết muốn nhắc cho các “nhà văn - học giả” nói trên rằng: Bộ Luật Hồng Đức của triều đại nhà Lê đã đi trước bản hiến chương “Nhân Quyền” của Liên Hiệp Quốc (năm 1948) hơn 500 năm (quý đọc giả nên tìm đọc bộ Luật Hồng Đức và hiến chương Nhân Quyền năm 1948 để so sánh thì sẽrõ hơn). Đây là một sự thật không ai có thể phủ nhận được. Một giả dụ nửa,“nếu” vua Lê Lợi là một người … “Mường thân hình lông lá …” như vài “sử gia - nhà văn” họ đã nói, thì từ đó đến nay trong giòng sử Việt (và cả thế giới) đã có mấy ai tạo được những chiến công hiển hách như vậy. Từ hai bàn tay trắng trước binh hùng tướng mạnh của nhà Minh đã cai trị nước Việt gần 20 năm. Vua Lê Lợi đã đánh bại được một triều đại được coi là cường thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vua Lê đã gây dựng lại cơ đồ, làm chủ đất nước, giải phóng dân tộc, dành lại chủ quyền cho nước Việt, cứu dân ra khỏi cảnh lầm than, trong khi đó con cháu nhà Trần như: Giản Định Đế Trần Ngỗi, Trần Quý Khoách, hay như Trần Thúc Dao đã không đủ mưu lược và tài trí để lãnh đạo cuộc kháng Minh đi đến thành công.
[{Một điều quan trọng nửa mà từ xưa đến nay Vân Anh chưa thấy các sử gia nào nói đến việc vua Lê đã bắt sống gần như trọn “Bộ Tham Mưu Viễn Chinh” của nhà Minh với khoảng 30 Đại Tướng từ bọn Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Hoàng Phúc, Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính ..v.v… và tiêu diệt khoảng 70 Đại Tướng và Chiến Tướng như bọn Liễu Thăng, Trần Trí, Mã An, Sơn Thọ, Lý An, Lý Khánh, Thôi Tụ ..v.v.. Cũng nên nhắc lại ở đây Liễu Thăng một Đại Tướng và là một danh tướng bậc nhất của nhà Minh thời đó (đại tướng là người ngồi trong trướng mà hiểu việc ba quân, khác với chiến tướng là kẻ chỉ biết xông tên đụt pháo để chiếm thành đoạt lũy). Sử Tàu ghi rằng: {“khi Minh Thành Tổ nghe tin Liễu Thăng tử trận “Ngài” đã té xuống ngai (ghế), mặt tái như tàu lá, được kẻ tả hữu đỡ dậy, một hồi lâu “ngài” mới tỉnh dậy và khóc không thành tiếng”}. Như vậy có thể nói rằng: Liễu Thăng được Minh Thành Tổ quý trọng vào bậc nhất công thần của nhà Minh. Nên dù còn trẻ nhưng Liễu Thăng đã được vua Minh ban cho chức “Hầu”(An Viễn Hầu - một “tước” mà không có bất cứ tướng trẻ tuổi nào được Minh Thành Tổ phong cho).
Chuyện nhà Lê đã bức tử Trần Nguyên Hãn và (sau Lê Lợi) đã giết hại công thần lại là một bí ẩn của lịch sử, chứ không đơn giản như chuyện các bà “Cung Phi” tranh giành quyền lợi, rồi đi đến việc giết hại các quốc phụ của nhà Lê. Không ai có thể bôi bẩn được lịch sử, nhất là bọn Việt Gian, và người Tàu hàng ngàn năm qua cũng mong muốn làm sao xóa bỏ lịch sử Việt, hay chúng cố ý viết cho sai lạc đi để dễ dàng đồng hóa chúng ta, nhưng chúng đã thất bại. Mong rằng các nhà làm sử bây giờ và sau này, phải bỏcông tìm hiểu các Gia Phả Sử, các Chính Sử để làm sáng tỏ sự kiện lịch sử này,để con cháu chúng ta đời sau không hiểu lịch sử một cách sai lạc. Vì lịch sử là cuốn gia phả của nước nòi, không biết thì chúng sẽ không thương cũng như không trân quý. Không biết, không thương, không trân quý thì chúng sẽ không đem máu xương ra để gìn giữ một khi đất nước có biến động. Nước Việt chúng ta đã có một giòng lịch sử (nếu không nuốn nói là) hơn 7,000 năm, mọi con dân Việt đều có trách nhiệm phải gìn giữ. Nước Việt không phải là của riêng hay công cụ để phục vụ cho quyền lợi của đảng Cộng sản. Vân Anh đã nhiều lần viết rằng: “muôn chế độ chỉ là cái áo, nếu không hợp thời thì Phải Thay Đổi”. Chúng ta không nên tham lam để cho hại bất cập lợi, phải biết vứt bỏ đúng lúc sự suy tàn thoái hóa của “đảng” để làm thăng hoa xã hội mình đang sống, phải mạnh dạn đứng lên chống lại sự nghèo đói, bần cùng, có thể diệt vong cả dân tộc.
Lê Hoa Phả sử ghi: Lê Lợi sinh năm 1385, ông rất am tường về binh thư, nhưng vì thời, thế ông phải ẩn mình nơi thôn dã chỉ để mưu cầu việcđánh đuổi nhà Minh, dành độc lập cho tổ quốc (có lẽ vì vậy nên sau này người ta cho ông là gốc người Mường chăng?). Thời còn trẻ ông thường nói với chúng bạn rằng: “làm người sinh ra trong thời buổi loạn ly, đất nước đang bị nội thù và ngoại xâm dày xéo, phận làm trai phải đứng ra đưa vai gánh lấy việc nước, lập công danh cho đời sau, chứ tại sao phải đem thân làm tôi cho người”. Năm 1418 khi thấy thời cơ đã đến ông cùng 18 đồng chí Dựng Cờ Đại Nghĩa (Hội thềLũng Nhai, lúc đó vua Lê đúng 33 tuổi), sau này vào năm 1420 mới có thêm Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn (Nguyễn Trãi đứng vào hàng thứ 24 trong 29 người khai quốc công thần nhà Lê) và một số anh hùng thảo dã khác nửa. Theo “Lê Hoa Phả Sử” ghi lại rằng: Lê Hữu Dũng (có tên khác là Lê Chương?), Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn tìm vào Lam Sơn gặp Lê Lợi lại nhằm ngày giổ kỵ họ Lê, Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi vừa cắt thịt vừa ăn, ông than với Trần Nguyên Hãn rằng: “Lê Lợi không có tướng tinh, thần khí của một người lãnh tụ”, thất vọng Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn trở về, Lê Hữu Dũng (*) ở lại (Hữu Dũng tạo rất nhiều kỳ công trong cuộc kháng Minh sau Dũng làm đến Đại Tướng, trong một cuộc giao tranh với quân Minh, ông bị thương khi đôn quân tấn công thành Cổ Lộng?). Trở lại Lam Sơn lần thứ nhì, Nguyễn Trãi thấy Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư, thần khí lần này lại khác, lúc đó Nguyễn Trãi mới vào ra mắt. Vậy! “binh thư” mà vua Lê Lợi đã nghiền ngẫm có còn tồn tại đến ngày nay chăng? và ai là người đã viết ra những binh thư đó?.
Thời “xưa” các sách Binh Thư là những tài liệu bí mật về quân sự cũng như về nhiều lãnh vực khác, trong các sách binh thư đều ghi rõ hình thể sông núi, ao hồ, đầm trạch, đồi gò, cao điểm, hạ lưu, mạch rạch, rừng rậm. v..v... Vậy khi Nguyễn Trãi vào Chí Linh thấy “Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư”, thì “binh thư” đó là các tài liệu bí mật về chính trị, quân sự, văn hóa như đã nói trên. Khi đem quân xâm lăng nước Việt Hoàng Phúc cũng đã mang theo cuốn binh thư do chính Cao Biền đã viết ra khoảng năm 865. “Cuốn Cao Biền Kiểu Tự Tấu Thư” là một tấm bản đồ chi chít ghi rõ nhân văn,địa hình, địa vật, của nước ta.
Ở đây có một điều quan trọng cần phải nói thêm là: Các triều đại trước như Đinh, tiền Lê, Lý, Trần đã chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc, khi các tiền triều đã hội đủ 3 yếu tố; Quân, Quốc và Quyền để đánh bại kẻ thù. Nhưng điểm quan trọng là kẻ thù chưa kiểm soát và làm chủ hoàn toàn đất nước. Trong thời điểm khi vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, thì nhà Minh cùng bọn nội gián đã thiết lập một hệ thống quân đội, an ninh, tình báo dầy đặc chằng chịt (tương tự như tình hình hôm nay 2012 dưới sự thống trị của bọn nội thù Cộng sản và bọn ngoại xâm phương Bắc cùng với sự tiếp tay của nhiều ác thế lực, chúng đã ngang nhiên đạp trên luật pháp quốc tế chiếm lĩnh, thống trị toàn cõi đất nước Việt Nam; tính đến nay đã gần 40 năm - 1975 - 2012. Vậy làm sao để toàn dân Việt đứng lên đánh bại kẻ thù thì đây là một tuyệt đối bí mật về nhiều mặt); thống trị trên toàn cõi nước Việt hơn trên 10 năm, vua Lê đã khởi nghĩa với hai bàn tay trắng, đương nhiên là ông không có những yếu tố Quân đội, Quốc gia và chính Quyền để tạo lực. Nhưng với khối óc đầy mưu lược của vua Lê, cùng sự quyết tâm của bộ tham mưu Đức Vua Lê Lợi đã đánh bại triều đại nhà Minh với binh hùng tướng mạnh, cùng một đoàn Thành, Hầu, Bá (quý bạn đọc giả trẻ ngày nay nên nhớ rằng với chức tước Thành, Hầu, Bá nói trên là các phẩm trật cao nhất của triều đại nhà Minh vào thời đó) và hàng trăm chiến tướng chỉ biết chiến thắng chứ chưa bao giờ biết chiến bại. Thiết nghĩ Vua Lê là một Thần Nhân với mưu thần chước quỷ mới tạo nên những chiến công hiển hách như vậy. Đức Vua Lê Lợi là vị anh hùng có một không hai trong lịch sử nước nhà. Mong rằng các sử gia sau này nên có một cái nhìn đứngđắn với lịch sử, khi nghiên cứu lịch sử để viết về triều đại Hậu Lê, thì phải có cái nhìn xác thực hơn về con người thật của Đức Vua Lê Lợi.
Cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi được xây dựng trên quan điểm đúng đắn về “chiến tranh chính trị và gián điệp”. Vua Lê đã đạt được “chính nghĩa” để đươngđầu với khẩu hiệu “phù Trần” bịp bợm của Minh Thành Tổ, ông dùng “chính trị nhân ái” (nghĩa đúng nhất của chính trị - “nhân sinh chính vi đại”) để công tâm giặc. Song song với thế trận công tâm này, vua Lê cũng đề cao ý niệm nhân tính của Đạo Sống Việt bằng cách đưa ý niệm nầy vào thực tế chính trị.Theo ông, đối tượng của chính trị là nhân dân chứ không phải là Đảng Phái hay Dòng Họ. Vai trò của những người lãnh đạo là phải mưu cầu làm sao cho xã hội ổn định, người dân sống an lạc, công bằng và hạnh phúc. Do đó; đạo sống Việt chân chính (“lý giả, lễ giả”) không nằm ở khẩu hiệu rỗng tuyếch, ở lối tuyên truyền bịp bợm, mà nó nằm ở chổ phải thực hiện được những cái mà người lãnh đạo đã đề ra. Việc làm phải có những “phương châm, phương thức và phương pháp” làm cho mỗi gia đình người dân được hạnh phúc, ấm no xã hội hài hòa. Vua Lê còn đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc những người lãnh đạo phải chứng minh được khả năng đem lại cơm no áo ấm cho người dân một cách cụ thể, chứ không phải chỉ biết hứa hẹn (như thiên đường xã hội chủ nghĩa mà “cụ Hồ” và “cụ Mác” - Marx - đã hứa hẹn). Tiêu chuẩn đó ngày nay được gọi là “bình sản thủy chuẩn”, song vào đó ông cũng đề ra những kế hoạch để phát triển quốc gia sau khi chiến tranh chấm dứt.
Trong bất cứ thời điểm nào của lịch sử, nếu phải đi vào chiến tranh; thì lấy chiến tranh để giải quyết chiến tranh, hầu đem lại một nền hòa bình lâu dài cho đất nước và cho dân tộc, thì đấy là việc làm của những người chân chính. Vì mục đích thánh thiện của chiến tranh là hòa bình, chứ không phải dùng chiến tranh để xây dựng một chế độ tàn bạo hơn, độc ác hơn, ghê tởm hơn. Khi một chế độ độc ác, ghê tởm và tàn bạo như chế độ Cộng sản Hà Nội hiện nay được dựng lên bằng xương và máu của hàng triệu lương dân và chiến sĩ để thay thế chính quyền cũ (nên nhớ là “chính quyền” không phải tà quyền), thì ngay lập tức những xương máu mà các chiến sĩ và người dân đã hy sinh trong cuộc chiến đều mất giá trị và trở nên vô nghĩa,để ngày nay như mọi người Việt Nam đều biết là cuộc chiến đó đã trở nên Không Có Chính Danh, Chính Nghĩa. Nên khi tập đoàn Cộng sản Việt Nam đã nhân danh “Đảng” hay bất cứ một lý tưởng “vĩ đại” nào để mong xóa bỏ văn hóa dân tộc, để bán đất nhượng biển, để dâng tài nguyên quốc gia cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, để đàn áp người dân, để bóc bột người dân, để làm đời sống người dân cơ cực, lo sợ bất ổn định, để làm cho dân tộc điêu linh cùng khổ. Thì rõ ràng tập đoàn Cộng sản Việt Nam là một tập đoàn tội ác và lịch sử bây giờ cũng như sau này khó có thể tha thứ hay bỏ qua.
Những pho sách như:Vạn Kiếp Bí Truyền, Vạn Pháp Quy Tông hay Binh Thư Yếu Lược .v..v... của đức Thánh Trần Hưng Đạo là những binh thư sách lược quốc phòng của Đại Việt và của triều đại nhà Trần. Các bộ sách nầy là biểu tượng của sự “Văn Trị Võ Công” của một triều đại sáng chói trong dòng sử Việt, những binh thư này đã giúp dân tộc Đại Việt chiến thắng đoàn quân “bách chiến bách thắng” Nguyên - Mông Cổ vào thế kỷ 13. Nhưng đến thời điểm 2012 này, biểu tượng văn trị võ công hay sách lược quốc phòng của tổ tiên, có còn “linh nghiệm” để bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng và xâm thực của bọn nội xâm Cộng sản, và bọn ngoại thù Trung Cộng phương Bắc.
Quá khứ, tiền nhân Việt đã thể hiện tinh thần Vạn Thắng oai hùng lẫm liệt!. Nhưng ngày nay có lẽ vì sự hèn yếu và nhu nhược của chúng ta, nên chúng ta chưa thể chiến thắng bọn nội xâm; ngoại thù?!. Thế thì chúng ta phải mỗi người tự mình nhìn lại mình, tự vấn chính lương tâm mình để tự phản tỉnh và từ đó tìm một hướng đi lên, một hướng đi chân chính trong cuộc chiến đấu chống bọn ngoại xâm phương Bắc và bọn nội thù Cộng sản. Hiện nay chúng ta phải đương đầu với một trận giặc mới: Trận giặc chủ thuyết, trận giặc văn hóa, trận giặc chống lại sự bần cùng diệt vong của dân tộc Việt, mà những kẻ gây ra là tập đoàn Cộng sản điên rồ mù quáng, chúng đã mượn danh nghĩa tổ quốc, dân tộc, nhân dân để thỏa mãn tham vọng cho riêng chúng. Chúng đã mượn oai linh của tổ quốc để mưu cầu bả danh lợi cho đảng phái, cá nhân, cho giòng họ chúng, quá khứ chúng gian manh khéo léo đầu cơ lòng yêu nước của đại đa số tầng lớp thanh niên đầy nhiệt huyết. Bọn chúng không ai khác hơn là một lũ vong bản, vong ân, vong nghĩa, vong tình. Vậy muốn chiến thắng bọn người gian manh này, muốn thắng trận chiến cuối cùng này, chúng ta phải đồng loạt công địch ởtất cả mọi lãnh vực: Từ Quân sự, Chính trị, Kinh tế, đến Văn hóa, Xã hội ..v.v..
Câu nói: “Rửa hờn cho cha, trả thù cho nước” đã nằm trong tâm hồn của người thanh niên Nguyễn Trãi trong suốt mười năm. Ông “nuôi chí phục thù”; “Bình Ngô Sách” có thể đây chỉ là lời thêu dệt của Lê Lợi và Nguyễn Trãi cho có vẻ huyền thoại hóa vấn đề, để Lê Lợi dễ bề ứng biến trong công cuộc cách mạng chống nhà Minh sau này, (ví như viết “bằng mỡ” trên lá cây 8 chữ: “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”),nên “Bình Ngô Sách” có thể chỉ là cái tên gọi, nhưng thật ra sách lược dùng để vây đánh nhà Minh và làm cho cuộc kháng chiến của vua Lê đi đến thành công là một bộ “Binh Thư” khác, hiện nay vẫn còn! (xin nói thêm ở đây là Cộng Sản Hà Nội hiện nay không đủ tài đức lẫn trí tuệ để giữ bộ binh thư này). Do đó “Bình Ngô Sách” ta phải hiểu đây là cuốn “Lê Lợi Binh Thư” một nối tiếp của sách lược Vạn Kiếp Bí Truyền, Vạn Pháp Quy Tông, hay Binh Thư Yếu Lược và nhiều bộ (pho) sách khác cũng là các chiến lược quốc phòng muôn đời của dân tộc Việt. Hơn nửa Nguyễn Trãi vì biết cơ nghiệp và vận hạn nhà Trần đã hết, nhà Trần đang suy vong, vực dậy một chế độ đã tan rã không phải là “lý tưởng” có thể giải quyết những bế tắc của đất nước (các đảng viên Cộng sản ngày nay nên hiểu rằng: Cứu nước không đồng nghĩa trung thành với một chế độ tàn bạo đã thối nát và trên đà tan rã như hiện nay). Điểm nửa ông đã hiểu đượcthời biết được thế, nhìn được cơ, biết người, biết ta, biết rõ lòng dân Việt đang sôi sục căm thù bọn nội xâm ngoại thù đang âm mưu cướp nước Việt, nên ông quyết định tìm đến Lê Lợi một con người thảo dã nơi núi rừng Lam Sơn.
Nguyễn Trãi đã “Noi Gương Tiền Nhân”, ông đặt dân tộc lên hàng đầu, ông xem việc nhà Trần mất ngôi không phải là chuyện quan trọng, ông hiểu rằng: ... “Muôn chế độ chỉ là cái áo, nếu không hợp thời thì phải thay đổi”. Trong giòng lịch sử nước nhà từ xưa đến nay đã trải qua biết bao chế độ, với ông (ái quốc) dân tộc và tổ quốc mới là điều quan trọng. Mặc dù Nguyễn Trãi là hậu duệ của nhà Trần, nhưng với khẩu hiệu “yêu nước là yêu xã hội ... nhà Trần”không còn đúng nữa, người xưa có câu: “Trung Quân, Ái Quốc”. Nhưng theo người viết thì, hiện tình đất nước trước mặt, trung quân hay là “trung vớiđảng” đã không đồng nghĩa với ái quốc (“yêu xã hội chủ nghĩa”). Bởi “chế độ này tội ác chất từng pho” nên xã hội (chủ nghĩa) cần phải có một cuộc cách mạng bạo lực đúng nghĩa của nó để thay đổi, thay đổi để hợp với lòng Trời, lòng người, hợp với thời đại. Xã hội Việt Nam hiện nay phải thay đổi, để Tổ quốc Việt Nam được mãi mãi tươi đẹp.
Quan điểm ái quốc, nhưng “Không Trung Quân” trên đây có thể đúng với quan điểm của Nguyễn Phi Khanh như ông đã thực hiện và ông đã dặn lại cho Nguyễn Trãi trước khi chia tay nhau nơi biên ải; cũng như của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông cho một số học trò và cho chính con rễ của ông là Nguyễn Dao ra giúp nhà Lê, vì có lẽ ông biết rằng nhà Lê sẽ Trung Hưng!. Chúng ta hãy nhìn và xem xét thật kỹ hai nhân vật tiêu biểu của lịch sử nói trên, trong giai đoạn nhiễu nhương củađất nước để cùng suy ngẫm, cũng như có quyết định đứng đắn cho chính mình và cho gia đình con cháu mình. Người viết nghĩ rằng một số không nhỏ các đảng viên Cộng sản trong nước và hải ngoại hiện nay đã biết thức thời, hiểu mình, hiểu người, hiểu được thân phận của chính họ trong cái xã hội duy vật chất, thiếu vắng tình người này, và vì hiểu như vậy nên họ phải cùng nhau chính họ đứng lên phá bỏ mọi ràng buộc của “đảng tính”, để mạnh dạn đi vào cánh cửa lớn của lịch sử đang chờ đón. Chỉ có chúng ta mới hiểu nỗi thống khổ của dân tộc chúng ta, chỉ có chúng ta mới biết yêu thương đất nước chúng ta, cứu lấy đất nước cũng là trách nhiệm của mỗi người con dân Việt vậy!. Trải dài trong lịch sử Việt đã có biết bao anh hùng ái quốc nhưng Không trung quân như đã nói trên. Nhưng ở đây chỉ đưa ra hai nhân vật tiêu biểu để chúng ta cùng suy nghiệm.
a). Nguyễn Phi Khanh: Khi Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh mặc dầu là rễ của quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán, nhưng Phi Khanh nhanh chóng ra phục vụ nhà Hồ. Ông chia tay với triều đình nhà Trần không luyến tiếc, ông không coi trọng việc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần là điều trọng đại, ông xem việc cứu nước là một điều tối quan trọng để ông dấn thân, hay nói đúng hơn Nguyễn Trãi đã giải quyết được tâm lý của một thanh niên trước cái bế tắc của đất nước. Đó là phải cắt dứt cho được cái bệnh trung quân (quân xử thần tử,thần bất tử bất trung) để chỉ còn lại ái quốc (tổ quốc phải đặt lên hàng đầu) trong công cuộc giữ nước và cứu nước. Nguyễn Trãi đã bước ra khỏi cái bệnh trung quân của thời kỳ “đại gia, hay là đảng toàn trị” để nhìn về phía tương lai của dân tộc. Khi ông hiểu rằng một triều đại đã đến lúc phải cáo chung ví như thân thể con người khi đã chết, thì không còn phương cách nào khác có thể làm cho nó sống dậy, và lại càng không thể coi đó là cứu cánh cho công cuộc cứu nước được nữa. Ông coi sự sống còn của tổ quốc là điều tối quan trọng hơn là sự tồn vong của một triều đại. Dù đó là triều đại của giòng tộc ông. Ông không còn trung quân nhưng ông đã ái quốc, ông đã tách chế độ ra khỏi dân tộc. Ông phủ nhận quan niệm“yêu nước là yêu xã hội ... nhà Trần”. Chính điều nầy đã đánh dấu sự trưởng thành về Lý Tưởng Dân Tộc của Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, khi cả hai đều là hậu duệ chính thống của nhà Trần, lý tưởng dân tộc và tình yêu nước bao la xanh thẩm đã thúc đẩy anh em ông“Noi gương Tiền nhân, Dựng cờ Đại nghĩa”, một con đường mới, một sinh lộ mới.Đó là đường “vào Lam Sơn tìm gặp Vua Lê”. Chỉ có Lam Sơn mới làm cho đất nước hồi sinh, vào thời điểm 2012 này là thời điểm hấp hối tang thương của đất nước, có phải “Lam Sơn” trở thành “Hoa Địa Cách Mạng” cho cả dân tộc Việt. “Rồi đây khi đất trời gió nổi”…, rừng núi “Lam Sơn” sẽ làm cho “sử hồn sống lại”. Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã nghe theo lời dặn của Nguyễn Phi Khanh và họ đã thành công.
b). Nguyễn Bỉnh Khiêm: ông sinh năm 1491 đậu Trạng Nguyên đời Mạc Đăng Doanh (1530-1540), làm quan đến Lại Bộ Thị Lang kiêm Đông Các Đại Học Sĩ, sau này nhà Mạc phong cho ông thêm tước Trình Quốc Công (nên người đời sau thường gọi ông là “Trạng Trình”). Trong thời Nam-Bắc triều ông giúp chúa Trịnh Kiểm (phò vua Lê) và cũng giúp luôn cả Nguyễn Hoàng vào cuối năm Mậu Ngọ(1558). Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã nhìn được cái thế “tam liệt, tam phân”. Thế “Tam Liệt, Tam Phân” với nhà Mạc (1527-1667), Nam Bắc Triều (1533-1592), Nam Bắc Phân Tranh (1600-1786). Ở giai đoạn đó có nhà Mạc, có vua Lê chúa Trịnh (Cụ Trạng đã cho Phùng Khắc Khoan giúp họ Trịnh), có nhà Nguyễn (Cụ Trạng cũng giúp Nguyễn Hoàng) với câu “Sấm”“Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân” (sau này vua Tự Đức đã đổi chữ khả dĩ thành ravạnđại), cũng chính câu sấm trên ông đã giúp Nguyễn Hoàng dựng nên sựnghiệp sau này (đây gọi là thế “Tam Liệt, Tam Phân Việt Nam” ở vào thời đó. Sau khi nhà Lê trung hưng, trong lịch sử Việt duy nhất chỉ có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm bị đục tên ra khỏi bia (đá) Tiến Sĩ, vì ông đã ra giúp nhà Mạc).
Tóm lại Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đặt lý tưởng dân tộc, quyền lợi đất nước lên cao hơn quyền lợi của giới lãnh đạo (vua-chúa), của giới cầm quyền, bởi vì ông hiểu được thời biếtđược thế, ông đã mạnh dạn bước ra khỏi sự ràng buộc của “Trung Quân”, nên ông chỉ còn lại quan điểm “Ái Quốc”, ông đã giúp cho tất cả những ai đang làm lợi cho đất nước. Chỉ có những kẻ tuấn kiệt mới có thể thức thời để “tri mệnh”, nên sách mới có câu: “tri mệnh thức thời duy tuấn kiệt”, khi sống trong thời loạn người ta hiểu được giá trị của vua- chúa, vậy cái hay nhất của kẻ sĩ là biết tách rời lý tưởng trung với vua ra khỏi cái tình của nước, để chỉ còn lại cái hiếu với dân (tộc) (“trai trung hiếu, gái tiết hạnh” - Ca Dao). Bởi vì: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tiền nhân ta đưa dân (Nhân) lên hàng đầu, vì nếu không có dân thì cũng chẳng có vua, nên dân thì vạn đại, nhưng vua, quan, hôn quân, bạo chúa hay các chế độ “chính quyền”; hoặc cầm quyền điêu ngoa gian ác cũng chỉ là nhất thời.
Vậy một chính thể cho dù có tốt, có “hoàn hảo” đến đâu cũng phải thay đổi theo tiến trình nhận thức hướng thượng, mỗi giai đoạn đi qua thì lại có mỗi thay đổi, nhưng dân tộc thì vĩnh viễn tồn tại, nên giá trị trường tồn phải hơn thời gian ngắn ngủi. Một chính thể như trên có nói “có tốt có hoàn hảo”, nhưng không quan trọng bằng sự trường tồn của dân tộc. Vậy! Người lãnh đạo hay một nhóm người đại diện (chính thể, chính quyền) cho một thể chế,không quan trọng bằng giòng sống của cả một dân tộc. Như vậy những người chỉbiết có “trung thành” với (vua -quan) chế độ mà tiếc thay chế độ (như chế độ Cộng sản) ấy đã quá thối nát và tàn rửa. Thì đó chỉ là loại người có trí óc kém cõi, họ không thể nhìn được “thời”, không biết được “thế”, thì làm sao hiểu được “cơ”,và “thời, thế, cơ” là 3 yếu tố chính để cho người xưa và nay xây dựng cơ nghiệpđến thành công. Họ đã “cận thị” nên không thể nhìn được xa, họ tự chọn cho họcái tôi nhỏ nhoi, ti tiện mà bỏ đi cái nghĩa lớn của đất nước của dân tộc, đến khi họ chợt hiểu ra thì dẫu có hối tiếc cũng đã muộn màng.
Trong giai đoạn chống quân Minh 1407 - 1418 có ba thành phần ở đầu thế kỷ thứ 15, thành phần thứ nhất là thành phần chọn cho mình chổ đứng trong hàng ngũ quân xâm lăng. Thành phần nầy có thể họ là những người nhẹ dạ tin tưởng vào khẩu hiểu “phù Trần” của nhà Minh nên đã ra hợp tác với chế độ, những người nầy đại biểu cho nhóm người “cận thị” với sự hiểu biết hạn hẹp, vì khi hợp tác với giặc họ quênđi cái thảm họa mất nước. Họ sẳn sàng rước về cho dân tộc nhiều thảm họa nguy hiểm hơn là cái “thảm họa” thay đổi thể chế chính trị. Thành phần thứ hai là những người không có lý tưởng, thấy cái tuyệt vọng trong việc giành độc lập chođất nước nên đành đứng vào hàng ngũ giặc để mong tìm bả vinh hoa cho cá nhân và gia đình. Hai thành phần trên đều đứng về phía giặc hoặc làm công cụ và tay sai cho giặc. Họ đã góp tay, góp sức với giặc, tiêu diệt văn hóa và sức sống dân tộc họ, một cách trực tiếp và gián tiếp họ đã bẻ gảy gần 30 cuộc cách mạng của dân tộc Việt chống lại sự xâm lăng cai trị của nhà Minh. Thành phần thứ Ba còn lại là những thanh niên có thể nói họ là những người ưu tú của đất nước như: Lê Hữu Dũng, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Phạm Văn Xảo, Lê Văn Linh, Nguyễn Trãi, Lê Xí, Lê Ngân, Lê Sát, Lê Bật ..v.v... chính họ đã viết lên những trang sử sáng chói để lưu lại cho đời sau chiêm ngưỡng.
Ngày nay khi đọc lại những giòng lịch sử của tiền nhân, chúng ta không thể không rung động trước những hình ảnh đẹp nhất của những chiến sĩ cách mạng trong lịch sử chống ngoại xâm và nội thù, giành độc lập cho dân tộc, cái đẹp của lòng yêu nước thiết tha, nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi u hoài, tuyệt vọng. Những Trần Bình Trọng “Thà làm quỉ nước Nam, chớ không thèm làm vương đất Bắc”, một Nguyễn Biểu ung dung ngồi rung đùi ăn cỗ đầu người trước mặt Trương Phụ, để có một Đặng Dung mài kiếm dưới trăng thề diệt kẻ thù “Thời lai đồ điếu thành công dị”, để có một Nguyễn Cao tự tay khoét rốn rút ruột của chính mình vứt vào mặt kẻ thù, để có một Võ Tánh, một Ngô Tùng Châu “Khảng khái cần vương dị, thung dung tựu nghĩa nan”, để có một Phan Thanh Giản “Hết dạ giúp Vua trời đất biết, tan mình vì nước quỉ thần hay!”; để có một Nguyễn Trung Trực “nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam chống Tây”; để có một Nguyễn Khuyến “Diện ngoại bất cầu như mỹ ngọc, tâm trung thường thủ tự kiên kim”,để có một Nguyễn Thái Học “Chết vì tổ quốc, cái chết vinh quang, chí ta sung sướng, lòng ta nhẹ nhàng!”, Những chiến sĩ cách mạng đã khơi dậy những phong trào yêu nước cao độ, kích động được lòng yêu nước nồng nàn của hàng bao thế hệ, những tấm gương này đã ngàn đời vằng vặc như đôi vầng nhật nguyệt để nhân thế soi chung cho đến ngày nay. Chính những tấm gương xưa, những hy sinh cao cả đó của những con người dám sống, dám nghĩ, dám làm và dám chết cho tổ quốc, những oai linh này đã kết tinh thành hồn sử linh thiêng của dân tộc và làm cho ý thức dân tộc lớn lao lên. Cuộc đời của Nguyễn Trãi và các anh hùng trong giòng sử Việt đã phát huy lòng yêu nước dạt dào với tinh thần yêu nước thực dụng một cách thực tế.
Lịch sử cũng cho chúng ta thấy yêu nước mù quáng sẽ dễ dàng trở thành tay sai cho những chiêu bài “đạo nghĩa, nhân quyền” giả dối, bịp bợm của ngoại bang. Họ đã “khéo léođầu cơ lòng yêu nước đui mù”, nhiều tầng lớp thanh niên sẽ bị lợi dụng, nếu họ không học những bài học lịch sử.“Lòng yêu nước đui mù” sẽ biến người yêu nước thành tay sai, mà họ cứ tưởng họ đang làm cách mạng cho dân tộc, những thành phần này họ dễ dàng ngoảnh mặt quay lưng với tổ quốc, họ sẳn sàng tiêu diệt văn hóa và sức sống của dân tộc mà lương tâm không bị cắn rức?. Nếu yêu nước mà không có lý tưởng, thiếu sách lược, kém trí tuệ, thì cũng chỉ “kiến thiết đất nước trên hoang tàn”. (Chúng ta hãy nhìn cái gương của nhóm cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngày nay thì thấy rõ nhất. Gần 40 năm Cộng sản “thống nhất đất nước”, nhưng đất nước vẫn tang hoang. Tại sao?!. Câu trả lời ở trên vậy). Tình yêu nước phải được gắn liền với một tâm hồn trong sáng, được dẫn dắt bằng lý tưởng cao đẹp và đầy đủ trí tuệ,yêu nước phải có sách lược để giải quyết vấn đề đất nước hiện tại cũng nhưtương lai.
Phi Khanh, Ức Trai hay Bạch Vân Cư Sĩ đã phân biệt giữa tình yêu nước và lý trí, giữa con tim và khối óc, là người biết được Thời hiểu được Thế và nhìn được Cơ.Trong “Quân Trung Từ Mệnh Tập” Nguyễn Trãi đã viết thư cho Vương Thông với lời lẽ như sau: “Được Thời có Thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì quay mạnh làm yếu, yên chuyển thành nguy, chỉ như khoản trở bàn tay thôi ... trong thiếu lương thực, ngoài thiếu viện binh, ông đã không am hiểu Cơ trời. Đó là điều phải thua”.Vì vậy khi thấy vận hạn nhà Trần đã chấm dứt, Nguyễn Trãi đã can đảm đoạn tuyệt với quá khứ, ông dám bước ra khỏi bóng che của triều đại nhà Trần để tìm đến Lê Lợi. Ông biết tìm đến những người yêu nước, không nặng nợ với quá khứ, để mở ra một hướng đi mới cho dân tộc. Nguyễn Trãi đã nhìn được chiêu bài bịp bợm của nhà Minh, ông đứng trên lập trường Diệt Minh để chuẩn bị cho ngày quang phục tổ quốc. Nguyễn Trãi đã phóng tầm nhìn vào tương lai để xác định lập trường của ông. Ông đứng trên lập trường của một nước Việt mới. Một nước Việt sắp ra đời và sẽ phải ra đời.
Năm 1420, Nguyễn Trãi đã cùng 28 vị anh hùng Lam Sơn cùng nhau “kết ước hội thề” (“Hội Thề Lũng Nhai”). Ý niệm “hội thề” là một sáng kiến “tiền cách mạng” về mô hình tổ chức chính trị. Ý nghĩa của hội thề này là sự ràng buộc những người làm việc nước bằng “qui ước đạo đức” để giảm thiểu tính, bất công, chuyên chế, tham lam, thủ cựu và đồng thời đề cao tính lý tưởng, tính khai phóng và tâm hồn rộng lượng của người lãnh tụ kháng chiến, cũng như người lãnh đạo đất nước trong tương lai (xin hiểu lãnh tụ và lãnh khác xa nhau). Hội thề là xã ước thành văn đầu tiên của thời kỳ tiền cách mạng, là nối kết cuộc vận động đương thời với những gì thiêng liêng của dân tộc và thiết lập giá trị đạo đức cho công cuộc cứu nước. Hội Thề Lũng Nhai, cũng như quan điểm về thời đại của Nguyễn Trãi như đã nói trên, một lần nữa xác định sự trưởng thành về ý thức dân tộc của một thế hệ mới. Nhiệm vụ “cứu quốc tồn chủng” không còn là độc quyền của một dòng họ, của triều đình, của giai cấp quí tộc hay do một “Đảng; quản lí”. Cứu quốc tồn chủng là nhiệm vụ cao cả của mọi con dân Việt, từ thành phần khoa bảng cho đến người nông dân vô danh. Từ người trí thức đến kẻ thất phu đều phải có trách nhiệm và đó cũng là ý nghĩa của câu “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Hội Thề Lũng Nhai là ý niệm của “tự do, bình đẳng và huynh đệ” (Không phải Nhân Quyền. Vì không có Nhân Chủ thì làm sao có Nhân Quyền?), là khởi điểm để đi đến xác định được giá trị chính thống lịch sử. Nhờ đó phong trào kháng chiến Lam Sơn, tái tạo được đạo đức đã mất của tầng lớp lãnh đạo, xây dựng lại “nội lực” dân tộc, để sẳn sàng hình thành một triều đại mới và một nước Việt mới. Từ Hội Thề Lũng Nhai, Lam Sơn đã trở thành hoa địa cách mạng làm hồi sinh sức sống của dân tộc. Xuất phát điểm lịch sử ấy đã đẩy cuộc khởi nghĩa Lê Lợi đến thành công, đã giúp Lê Lợi giành được độc lập cho tổ quốc, khai sáng triều đại nhà Lê, hoàn thành được sứ mệnh cứu quốc tồn chủng của tiền nhân, và mở ra một thời đại “Phục Hưng, Phục Hoạt” dân tộc. Chính sự “phục hưng, phục hoạt” dân tộc này sẽ làm cho dân Việt ý thức và lớn lao lên.
Ngày nay trong điều kiện hiện tại, công việc mọi người chúng ta phải làm là: “Tập hợp và đoàn kết dân tộc, khơi lại dòng sống lịch sử của tiền nhân, mỗi cá nhân bất luận dù đang sống ở trong nước hay hải ngoại đều phải chuẩn bị cho mình có một khả năng hiểu biết,để nhận lấy trách nhiệm khi đất nước cần”. Nhưng đoàn kết, tập hợp và khơi lại lịch sử chưa đủ. Vì lịch sử “tương lai” đòi hỏi người lãnh đạo phải có một viễn kiến Sâu; Rộng. Phải biết phóng tầm nhìn lớn về con đường “phục hưng phục hoạt” dân tộc, cũng như các công trình kiến thiết đất nước. Đó là nền tảngđể đưa đất nước vào thời đại mới, một thời đại an bình và hạnh phúc theo đà tiến của thế giới để làm định hướng cho mầm sống dân tộc Việt được bật ra và lớn lao lên. Mầm sống đó là giấc mơ về một tổ quốc sẽ được hồi sinh sau bao thập niên nằm chết.
Đừng Trông Ngóng Vào Người!.
Phải Tự Chủ nhìn lại chính mình, với bàn tay và khối óc của hàng triệu con dân Việt, chúng ta chắc chắn sẽ xây dựng được một xã hội mới nhân bản tươi đẹp hơn, nhân tính khai phóng hơn, nhân chủ thiện mỹ hơn. Công lực của mầm sống đó là công cuộc tập hợp để trở về với dân tộc và cùng nhau “noi gương tiền nhân, dựng cờ đại nghĩa”, công cuộc tập hợp những anh hùng hào kiệt của thời đại, để định hướng đi mới, để cho một chủ thuyết mới, một tưtưởng mới sẽ phải ra đời. Đó cũng là chủ lực chính chỉ đạo tư tưởng của thờiđại mới. Cuộc vận động cứu lấy nước, giữ lấy nòi đòi hỏi chúng phải thấy được mầm sống của dân tộc trong mỗi một giai đoạn, khi đất nước đến hồi bế tắc.
Khi mầm sống ấy đến ngày thành thục nó sẽ bộc phát thành giòng sóng đáy, thành một bùng nổ lịch sử,nó sẽ làm vỡ những bờ đê đóng cõi, phá vỡ những rào cản thời đại, quét đi nhữngươn hèn thối nát, những tàn dư xấu xa của xã hội cũ, để làm thành “xuất lộ lịch sử” cho dân tộc. Cái đột biến và đặc biến ấy đòi hỏi những người đi làm lịch sử tương lai, phải thật tâm nhìn thấy những cái sai quấy của thời đại cũ, những cái vô lý bất công của xã hội cũ, những cái thối nát xuẩn động cục bộ đã phản lại giòng sống của dân tộc.
Xuất Lộ Lịch Sử là khởi điểm của công cuộc xoay chuyển thời đại để mở ra thời kỳ phục hưng và phục hoạt để làm cho dân tộc Việt trường tồn, để công tác bảo vệ bờ cõi bền vững hơn, để xây dựng một đất nước hợp lý hơn, hợp với lòng người hơn, hợp với qui luật phát triển hơn và hợp với lịch sử hơn. Đó là ý nghĩa của cuộc cách mạng cao đẹp và cũng là thông điệp của tiền nhân đã gởi đến cho thế hệ chúng ta hôm nay cũng như mai sau. Ông cha chúng ta đã đem gần như cả cuộc đời cống hiến cho tổ quốc. Còn chúng ta, chúng ta sẽ là những lớp người kế tiếp, nối bước tiền nhân hoàn thành sứ mệnh đem Đại Nghĩa trở về trên quê hương yêu dấu, chính chúng ta phải “Quang Phục Tổ Quốc”. Với những kiên tâm, trì chí đi theo conđường lý tưởng mà cha, anh chúng ta đã đi, thì nhiệm vụ khó khăn nào chúng ta cũng vượt qua và hoàn tất.
Vân Anh
(*) Tướng Lê Hữu Dũng. Khoảng năm 1985 người viết có đọc tài liệu này được viết trong tập san Văn (nếu Vân Anh không nhầm, vì đã mấy mươi năm nên không còn nhớ rõ) do Giáo sư Cao Thế Dung viết về giai thoại lịch sử này, cũng như các chiến công của ông đã tạo được trong công cuộc kháng Minh. Nếu đúng (hay sai) cũng xin Giáo sư Cao đính chính dùm. Chúng tôi sẽ đưa vào trang web Wiki Việt ngữ để đính tên tuổi cũng như các chiến công của tiền nhân. Các bạn đọc giảcũng có thể giúp làm những công việc này, để cho con cháu chúng ta nghiên cứu sau này. Đa tạ!
------------
高駢奏書地稿
Cao Biền tấu thư địa cảo
“Bài tựa nói: Cao Biền làm Thứ sử Giao Châu thời thuộc Đường. Trước khi lên đường, vua Đường Trung Tông bảo Biền “Ông là người tinh thong học môn địa lý, sang Giao Châu cần lưu tâm những nơi có huyệt đất quý, xem xét mà yểm trừ hoặc phá bỏ đi để khỏi lo về sau”.
Biền đến Giao Châu đi tuần sát khắp mọi nơi danh thắng. Những nơi non sông vượng khí linh thiêng như núi Tản Viên, núi Sài Sơn, Tây Hồ...Biền đều hết sức trấn yểm cho mất linh thiêng, nhưng không sao trấn yểm được, sau thôi không dám động thủ nữa. Các nơi thắng tích quý địa đó đông từ Nam Hải Đằng Giang, tây từ khe Linh Sơn, nam đến Chiêm Thành ở cuối địa giới Quảng Nam, các địa mạch đều được diễn giải thành Ngũ ngôn ca, Tứ ngôn ca.
Cả bài tựa và dòng lạc khỏan đều do người nước ta mượn tên Cao Biền mà đặt ra. Sau tựa là bài Đế vương quý địa đại huyết mạch các cục 帝王貴地大血脈各局, lần lượt nói về địa lý phong thủy Thăng Long, Chí Linh sơn, Cổ Pháp, Chu Diên, Tiên Du, Yên Sơn, Yên Lạc, Câu Lậu…”.
Dưới đây là bản gốc chữ Nôm
--------------
Chinese firm to develop London's third financial district in US$1.5b deal
Joint venture to turn dock into US$1.5b complex for Asian demand rivalling Canary Wharf
Thursday, 30 May, 2013, 2:26am
A Chinese developer has signed a deal to convert a derelict plot of land next to London's City Airport into the British capital's third financial district. It is aimed at Chinese firms and will be worth an expected US$1.5 billion when completed.
The 35-acre industrial site at the Royal Albert Dock will be redeveloped by Advanced Business Park (ABP) and British developer Stanhope into a 3.2 million sq ft complex of offices, homes and shops that will house mainly Chinese firms. ( CHINA TOWN)
"Creating a third financial district in the capital, this development will act as a beacon for eastern investors looking west, bringing with it tens of thousands of jobs and billions of pounds of investment for the UK economy," London Mayor Boris Johnson said.
Creating a third financial district (china town) in the capital, this development will act as a beaconfor eastern investors looking west, bringing with it tens of thousands of jobs and billions of pounds of investment for the UK economy
The scheme is the first project outside China for ABP, which has built a 15 million sq ft business park in southwest Beijing and is building two others in the coastal city of Qingdao and Shenyang in northeast China.
It is targeting Chinese and Asian businesses looking to set up in Europe, believing this will provide a strong source of demand at a time when many European and American firms are shelving office moves against a shaky economic backdrop.
The company will develop the site in five phases at a cost that was not disclosed.
It will build a minimum of 600,000 sq ft in the first phase and will receive the freehold once the complex is completed by 2021-22.
ABP has yet to sign up tenants for the scheme but has seen strong interest from Chinese firms looking to take space, ABP's chairman, Xu Weiping, said.
It hoped to sell 70 per cent of the space to Asian firms, as Chinese firms prefer to own rather than rent their offices, he said.
The Royal Albert Dock, which opened in 1880, was once Britain's largest and is one of three docks in east London which the mayor has pegged for economic regeneration.
The city hopes to emulate the eventual success of the 97-acre Canary Wharf financial district that was built on the city's docks in the 1990s. Its skyscrapers now house investment banks after a difficult spell during which its developer went bust.
The Royal Albert Dock is connected to the rest of London by a light railway and its transport links would further improve when the Crossrail scheme opens in 2018, Johnson said, adding the development would likely provide about 20,000 jobs.
This article first appeared in the South China Morning Post print edition on May 30, 2013 as Chinese firm to build London financial hub
---------
(*** Lấy tài khóa thu nhân tâm, lấy sức tiền mà rãy, thì dân chủ hay Cộng Hòa ...2/3 nghị viện đều...)
------
Course teaches Chinese women how to marry 'elite' foreigner in 90 days
Shanghai company offers training classes for women seeking elite Westerner husbands
Droves of women from across China flocked to Shanghai's Love and Marriage Expo this month in hopes of learning a tip or two about how to get hitched.
But Liang Yali, founder of the Seek-a-Husband Training Programme, has been teaching such skills in the metropolis for years.
Ninety days – that’s all it will take for her training programme to teach single women how to find – and marry – that laowai(expatriate) knight in shining armour, Liang purported, in an interview with the Modern Express newspaper.
After a 1½-month courtship, Liang managed to find the American husband of her dreams – you know, the “honest, considerate type” who happens to be a general manager at some big multinational corporation. The two are now happily married.
Liang decided to enter the “marriage business” in 2009 after her experiences as a divorced and single mother. She said she had hoped to “mass produce” her happiness to the spurned and desperate.
Her Seek-a-Husband course, which specialises in teaching women how to find “elite Westerner” husbands, launched in Shanghai to widespread acclaim – she boasts that her success rate has stayed at a constant 60 per cent – as well as controversy.
The programme’s target market is women above 35, divorcees and the so-called shengnu or “left-behind woman”, although clients are getting younger by the day.
Nearly 2.87 million mainland couples divorced in 2011, up 7.3 per cent from 2010, according to Ministry of Civil Affairs' statistics.
Meanwhile, a survey conducted by the ministry last year showed that 70 per cent of mainland women would tie the knot only with a man who owned at least one flat.
“Many Chinese women over the age of 35 experience difficulties finding husbands domestically, but in the west, in many foreigners’ minds, women aged 35 are seen as most attractive,” Liang told Modern Express. She said her courses teach women how to select appropriate targets, use charm and to sell their "intellect".
She gave examples of success stories such as how a 35-year-old woman from northeastern China learned a bit of English and managed to find a husband who worked as a manager at a large German construction company.
The least expensive one-day course costs 2,800 yuan (HK$3,500), and more advanced modules can be taken for more than 40,000 yuan. There’s also the “unlimited” package, which entitles customers to attend all classes for a cool 100,000 yuan.
Liang’s venture has been slammed repeatedly for ethical reasons. It drew heat recently after its youngest client was reportedto be just 17 years old. It has also been criticised for teaching women to “throw money at love” and encouraging young girls to look for rich, expat “sugar daddies”.
But Liang stressed that “if your purpose is to find a rich man, please do not sign up. We are in the business of happiness”.
No comments:
Post a Comment