BÁNH VẼ
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
CHIẾC BÁNH VẼ TREO LƯNG LỬNG TỪNG TRỜI
AI ĐÓI? TỰ DO ĂN CHO HẾT ĐÓI
NẾP “HIẾN PHÁP” SỐ MỘT TRÊN THẾ GIỚI
NHÂN “ĐA NGUYÊN” HEO NẠC CỦA (Viet gian CS) VIỆT NAM
VGCS vừa loan báo sửa đổi hiến pháp thế là thập phương bá tánh nhao nhao lên tiếng hưởng ứng và góp ý. Sôi nổi quá chừng. Đạo đời, thằng cu bố đĩ, bọn trí ngủ mới dậy, thằng VC mất phần ăn, ông Quốc Ra đón gió, trong nước ngoài biên … cả những ông dân ngu cu đen nữa, chẳng thiếu mặt nào. Có lẽ thiên hạ tưởng rằng lần này VGCS sẽ cho ăn bánh thiệt nên mới hăng hái đến thế. Nhưng bần bút quả quyết rằng đó cũng chỉ là chiếc bánh vẽ thôi. Bảo đảm “một chăm phần chăm, em ơi.” Không tin bần bút xin chứng minh. Lẹ lắm.
Trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012, tên cán cuốc Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến Pháp đưa ra lời kêu gọi người dân Việt Nam được mời tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến Pháp. Hắn tuyên bố chắc nịch là nhân dân có thể cho ý kiến đối với mọi nội dung trong bản dự thảo, kể cả điều 4, không có cấm kỵ gì cả. Ngon nhá.
Thế nhưng chỉ hai tháng sau, ngày 25-2-2013, tên TBT Nguyễn Phú Trọng đã xối ngay một thùng nước lạnh lên đầu Phan Trung Lý, chẳng cần kiêng nể gì. Tại Vĩnh Phúc, Trọng ngang nhiên xỉ vả mọi người:
“... Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn tam quyền phân lập không? Hả? Muốn phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy …!” Ngày 11/3/2013, Nguyễn Phú Trọng còn đoan quyết với thần dân của hắn: “Dù cho chúng ta có hủy bỏ Điều 4, và VN có một bản Hiến pháp giống hệt như Mỹ, thì đảng CS của chúng ta vẫn là đảng tiên phong của giai cấp công nhân và là đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia”. Thấy chưa?
Một tên là trưởng ban biên tập sửa đổi HP quèn nhưng cho phép dân chúng góp ý sửa tuốt luốt. Còn một tên là tổng bí thư đảng vừa nạt, vừa đe, vừa ra lệnh: sửa thế nào thì sửa, nhưng đảng CS vẫn là đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia. Vậy dám xin bà con cô bác trả lời cho vài câu hỏi như thế này:
- Tại VN hiện nay, Nguyễn Phú Trọng lớn hay Phan Trung Lý lớn?
- Trong một nước CS độc tài toàn trị thì anh tổng bí thư có quyền hơn hay anh thư ký quèn có quyền hơn?
- Trong vấn đề sửa HP này thì đảng viên và người dân VN phải tuân lệnh Nguyễn Phú Trọng hay tuân lệnh Phan Trung Lý?
Câu trả lời của quí vị, xin thưa, chính là điều khẳng định của bần bút này đấy: bánh vẽ thôi chứ không phải bánh thiệt. Diễn tả cho thiệt đúng ý nghĩa của việc sửa đổi Hiến Pháp của VGCS người ta phải nói thế này: sửa thì cho sửa, nhưng đổi thì tuyệt đối không. Rõ ràng rồi chứ?
Mà sửa cái gì? Đổi cái gì?
Lần sửa này có 3 vụ góp ý lớn, trống chiêng quảng cáo rất ư là rầm rộ: thứ nhất là Sớ của 72 nhà khoa bảng ngủ đã dậy (tự xưng là trí thức,) thứ hai là Biểu của Hội Đồng các cụ Giám Mục VN, và thứ ba là họa đồ con đường hươu chạy của cậu nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
*Lá sớ của 72 nhà "khoe bảnh !!?!" công thần của chế độ VGCS
1. Lá Sớ 72 - Bản góp ý của 72 nhà khoa bảng mới ngủ dậy nên gọi là “Sớ” là đúng nhất, bởi vì các ông này hầu hết đều là đảng viên cả, công thần của chế độ, nhiều ông làm rất lớn, hiện đang hưởng các đặc quyền và ưu đãi của chế độ. Cũng có một vài vị vốn là chân trong của các cụ trong triều đình, xưa nay vốn được đảng tín nhiệm và hậu đãi. Mấy ông này gan trời sao mà dám nêu ý kiến “đổi” cái chế độ này? Thay chút chút thì có thể OK. Thôi thì người ta bắt nói thì cứ liệu đấy mà nói qua quit cho xong. Được phép, các ông mới dám làm theo lệnh.
Xin kể ra mấy khuôn mặt lớn để bà con đánh giá trí thức hay trí ngủ:
- Nguyễn đắc Xuân, hung thần giết người trong biến cố tết Mậu Thân ở Huế
- Lê hiếu Đằng, Phó tổng thư ký Ủy ban trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN, sau 1975 là phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN thành Hồ, đại biểu HĐNP thành Hồ, khóa 4, khóa 5, hiện là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc UBTU7MTTQ thành Hồ.
- Nguyễn huệ Chi, người có âm mưu xé tờ căn cước tỵ nạn của người Việt tại hải ngoại.
- Huỳnh ngọc Chênh, kẻ hát lớn tiếng nhất bài “nối vòng tay lớn” tại đài phát thanh Saigon trong ngày 30-4-75.
- Lm Huỳnh công Minh, chính ủy for life của Tổng Giáo phận Saigon, rất thiện nghệ chiêu ngậm miệng ăn tiền.
- Gm Nguyễn thái Hợp, người có công dẹp tan các cuộc biểu tình chống chế độ tại giáo phận Vinh trong một thời gian rất ngắn sau khi làm giám mục GP Vinh.
- Huỳnh tấn Mẫm, vua quậy trong các tổ chức sinh viên xuống đường trước 1975, rất có công với đảng.
- Nguyễn đình Đầu len lỏi vào Pax Romana Saigon trước 1975 để lèo lái bọn trí ngủ công giáo đi theo CS …
Các nhà khoa bảng mới ngủ dậy này dâng Sớ 7 điểm, ngoài ra còn kèm theo một bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 mới toanh để đảng tùy nghi tham khảo.
Nội dung lá Sớ có mấy điểm đáng lưu ý sau đây: đề nghị hủy bỏ Điều 4 HP 1992, đòi tam quyền phân lập, đòi quân đội phải trung lập với các đảng chính trị. Bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 có vài điều có vẻ mới lạ. Điều 4 xác định quyền bảo hộ của nhà nước VGCS đối với các công dân VN ở nước ngoài. Điều này lập lờ kể người tỵ nạn cũng là công dân của nước VN cộng sản. Trí thức gì mà sao lưu manh và gian xảo thế? Các ông không biết nguyên nhân tỵ nạn của người VN là cái gì sao? Thế mà các ông trâng tráo tâng công với VGCS bằng cái trò gian lận ma giáo này? Điều 77: Hội đồng Hòa Giải gồm có 19 thành viên, trong đó có 4 thành viên thuộc cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Dù bọn lưu manh VGCS có chỉ định 4 tên đầy tớ của chúng, nhưng vấn đề là các tên này đại diện cho ai? Người Việt tỵ nạn chịu coi 4 con chó này là đại điện cho họ sao? Cái Hội Đồng Hòa Giải theo Bản Dự Thảo Hiến Pháp 2013 chỉ có thể hòa giải với chó chứ không thể hòa giải được với người tỵ nạn. Ngoài ra, Điều 11 giữ nguyên Quốc Kỳ là lá cờ máu, Quốc ca là bài Tiến Quân Ca của Văn Cao, Quốc Huy hình tròn nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, và Quốc Khánh là ngày 2 tháng 9 hàng năm.
Cuối cùng thì dấu đầu hở đuôi rồi, mấy thầy trí ngủ ơi. Lá Sớ của mấy thầy ma giáo và hèn hạ quá, đề nghị thay tùm lum, nhưng cuối cùng thì tới ngày 2-9 mấy thầy lại bắt toàn dân ta phải mang huy hiệu máu trên ngực, đứng dưới lá cờ máu hát bài Tiến Quân Ca “thề phanh thây uống máu quân thù” của Văn Cao. Như thế thì có phải là “vũ như cẩn” không? Cái lưu manh của “trí thức xã hội chủ nghĩa” là ở chỗ đó. Đổi được cái gì đâu! Lá Sớ không là bánh vẽ thì là gì? Vấn đề là đất nước cần dẹp bỏ cái chế độ bán nước, phi nhân, phi nghĩa này đi, thay vào đó một chế độ tự do, dân chủ, và nhân quyền. Cho đến bây giờ mà mấy ông trí ngủ không bằng cục phân này mà còn bám víu lấy cái thây ma Việt gian bán nước thì không hiểu họ học hành ra sao! Còn thua người vô học xa.
Dân gian ta có câu “chó không ăn thịt chó.” Đọc lá Sớ của 72 nhà khoa bảng mới ngủ dậy người ta thấy được chó không ăn thịt chó là thiệt. Đồng bọn với nhau làm sao ăn thịt nhau. Bọn chữ nghĩa này làm chiếu lệ thôi, tức Thiên Lôi chỉ đâu đánh đó. Lá Sớ chỉ là vật trang trí cho việc VGCS khua chiêng đánh trống lá bài sửa Hiến Pháp. Thành phần trí ngủ này xưa nay vốn là bầy tôi trung thành của chế độ. Trong nước có hàng trăm ngàn giáo sư và đủ mọi thứ sĩ, tính tỷ lệ dân số có thể sánh ngang với nhiều nước Âu Châu, thế mà mỗi năm trung bình không đẻ ra nổi lấy vài ba cái bằng sáng chế. Bọn này chỉ có việc hưởng bổng lộc rồi ăn và ngủ, mỗi khi đảng cần đến, lại được đánh thức dậy tru lên vài tiếng theo chỉ thị gọi là tiếng nói đối lập. Đó là mô hình nền “dân chủ tập trung” của đảng VGCS bán nước. Tiếng nói của lũ hèn này là tiếng nói “đối lập” về hình thức, nhưng thực chất là “cuội” để làm cảnh cho một chế độ độc tài hầu che mắt thế giới. Ấy vậy mà tính đến ngày 31-3-2013, lá Sớ của lũ chim mồi này đã có 11.688 người, đa số là dân tỵ nạn, ký tên ăn có.
*Biểu của Hội đồng việt gian núp trong áo chùng thâm.
2. Biểu của Hội Đồng Giám Mục - Văn thư góp ý của các cụ trong Hội Đồng GMVN cũng nên được gọi là tờ “Biểu” cho đúng ý nghĩa. Biểu là lá đơn của thần dân trong nước dâng lên Hoàng Đế để trình bầy ý kiến và nguyện vọng. Từ ngày Hội Đồng của các cụ giám mục dẫn dắt đám con chiên sống Phúc Âm trong lòng đảng VGCS, thì các cụ đã tỏ ra rất ngoan ngoãn dễ bảo. Nửa thế kỷ qua đảng không cho góp ý, các cụ nín khe. Nay đảng cho phép góp ý, các cụ nhanh nhẹn dâng Biểu liền. Đức vâng lời của các cụ cao vời vợi. Tờ Biểu của các cụ ai đọc cũng đều khen hay: xúc tích, nhẹ nhàng, nhân ái, lễ độ, hợp lý và vân vân. Tuy nhiên những điều các cụ bầy tỏ thật sự chẳng có gì mới lạ. Trước đây 2 chục năm, đã có người viết ra rồi. Cũng hòa giải hòa hợp dân tộc, cũng quốc hội đoàn kết toàn dân, cũng xóa bỏ độc quyền chân lý, cũng dân chủ tự do và công bằng xã hội … nghĩa là chẳng thiếu thứ gì. Người đó là ông Nguyễn Kiến Giang, một người CS chính chuyên như chính ông tự nhận: “Có lẽ số phận của tôi làm ra cho chủ nghĩa CS ….. Năm 1947 lúc mới 16 tuổi tôi trở thành ngưòi cộng sản chính cống. Và bây giờ (năm 1993) khi tuổi đã gần lục tuần, từ trong chiều sâu tâm hồn tôi vẫn tự coi mình là người CS, hơn nữa, một người cộng sản kiên định …” (Nguyễn Kiến Giang, Việt Nam Khủng Hoảng và Lối Ra, p.59.) Kết luận rút ra từ Bản Đề Cương của ông Nguyễn Kiến Giang là nếu VGCS biết lắng nghe điều hay lẽ phải để mà sửa đổi thì chúng đã nghe những người đồng chí của chúng như ông từ lâu rồi. Đâu phải đợi đến bây giờ HĐGM các cụ dâng Biểu điều trần.
Các cụ quen sống trong bốn bức tường của nhà thờ nên không hiểu chuyện thế gian. Thế giới từ cổ chí kim, có ai chống độc tài, bán nước bằng thỉnh nguyện thư hay góp ý mà thành công bao giờ đâu. Loài vật có thể thuần hóa được. Nhưng con người khi nắm trong tay quyền lực thì không thể dùng lời phải quấy mà cảm hóa. Thuốc bổ tim không đem trị bệnh AID bao giờ. Bệnh cộng sản lưu manh không thể chữa trị bằng mấy bài giảng trong nhà thờ của các cụ. Các cụ nên nhìn ra thế giới chung quanh xem nhân dân các nước Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập dẹp tan các chế độ độc tài bằng cái gì? Các quốc gia Đông Âu và cả Liên Sô nữa, họ lấy gì để thay đổi chế độ CS? Chắc chắn không phải bằng các tờ Sớ, tờ Biểu rồi. Phương pháp người dân Bắc Phi và các nước Đông Âu dùng để tiêu diệt độc tài và CS là “bạo lực cách mạng.” Phương pháp này do Lenin phát minh ra đấy. Trời cao có mắt nên ông Trời mới xui khiến Lenin sáng chế ra phương pháp thần diệu này để trị đồng đảng của hắn. Giới võ lâm gọi chiêu thức này là “gậy ông đập lưng ông.” Chỉ có chiêu thức này VGCS mới ngán. Vấn đề cần làm là các cụ giám mục phải trả tự do lại cho giáo dân để họ được thực thi quyền và trách nhiệm của họ đối với đất nước và Dân Tộc theo luơng tâm của họ với tư cách là công dân. Các cụ sợ CS thì nên trở về nhà thờ đọc kinh làm lễ. Bên ngoài nhà thờ, các cụ chỉ nên giảng đạo mà không nên lãnh đạo.
Suốt hơn nửa thế kỷ qua, đảng VGCS cho dân ăn bánh vẽ quá nhiều qua các lần họp đại hội đảng cũng như mỗi khi chúng sửa Hiến Pháp. Thế mà không hiểu sao dân ta vẫn cứ đói, và vẫn cứ khoái ăn món đặc sản này. Sửa Hiến Pháp dễ cũng có ba, bốn lần rồi: HP năm 1946, HP năm 1959, HP năm 1980, HP năm 1992, và lần này HP năm 2013. Sửa hiến pháp lần nào mà đảng không hỏi ý kiến dân. Nhưng vấn đề là đảng có nghe ý kiến của dân không mới là chuyện đáng nói. Lại nữa, mỗi lần đảng họp đại hội - khoảng bốn, năm năm gì đó một lần - bao giờ đảng lại không hỏi ý kiến của dân để viết cương lĩnh? Dân chủ tập trung là thế mà nào có mấy người hiểu cho. Mỗi lần hỏi ý, hàng núi giấy tờ góp ý, kiến nghị dân nạp cho đảng đều được đem ra chợ bán ký. Dân Hànội kháo nhau, nguyên cái vụ bán “góp ý” sau mỗi lần, mấy anh lao công của trung ương đảng cũng đã có thể xây nhà lầu rồi. Tội là tội cho mấy người thích ăn bánh vẽ. Sửa hiến pháp lần này, nhân dân ta đổ xô đi lượm bánh vẽ còn nhiệt tình hơn ngày xưa nữa. Thế mới lạ.
Kính cáo: Con đường hươu chạy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có lẽ là bánh thiệt nhưng xem ra làm toàn bằng nguyên liệu giả. Bần bút sẽ nói đến sau.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
--------------------------------------------------------
Đảng Việt gian CS họp bàn nhân sự và Hiến pháp VN
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc Hội nghị 7
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI vừa khai mạc sáng thứ Năm 1/5 để bàn và quyết định sáu nhóm vấn đề lớn.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay các ủy viên Trung ương sẽ "xem xét, quyết định, cho ý kiến về các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường".
Theo Chương trình của toàn khóa, Hội nghị 7 đáng ra bàn chuyên đề về công tác dân vận.
Một nguồn khả tín nói với BBC rằng chương trình nghị sự nay thêm một số chủ đề khác; và đây là lý do mà Hội nghị 7 diễn ra chậm hơn kế hoạch khoảng một tuần.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì và có bài phát biểu khai mạc Hội nghị 7.
Tại hội nghị lần này, một bản dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo sẽ được mang ra xin ý kiến.
Nguồn tin không chính thức nói con số ủy viên Bộ Chính trị khóa XI sẽ được tăng thêm một vị trí thành 15 trong thời gian tới.
Theo TTXVN, các ủy viên Trung ương "đã tích cực tham gia phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch".
Bản tin của hãng thông tấn nhà nước cho hay "nguồn cán bộ khá dồi dào về số lượng, có đủ ba độ tuổi cho các chức danh".
Bộ Chính trị Đảng CSVN đã xem xét, thảo luận và có ý kiến sơ bộ về chức danh nhân sự dự kiến để thảo luận trong hội nghị 7 này.
Sau khi tổng hợp ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ căn cứ vào đó để ra quyết định chính thức.
Khác với Hội nghị 6, khi không khí căng thẳng với kết quả phê bình và tự phê bình của nhiều lãnh đạo chủ chốt, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; hội nghị 7 dường như nhìn tới quy hoạch xa.
Kiên trì nguyên tắc trong Hiến pháp
Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong phát biểu khai mạc Hội nghị 7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các ủy viên Trung ương "bám sát Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5... nghiên cứu thật kỹ, thảo luận thật sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng".
"Tiếp tục khẳng định Nhà nước [ta] là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo."
TBT Nguyễn Phú Trọng nói về nguyên tắc trong sửa đổi Hiến pháp 92
Ông Trọng khuyến cáo "phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý".
Tuy nhiên ông nhấn mạnh cần "kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước" và "tiếp tục khẳng định Nhà nước [ta] là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo".
Nguyên tắc khác mà ông tổng bí thư tái khẳng định là "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông và đội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…"
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc nhở cần "tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao".
"Đối với những vấn đề mới hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổi thật kỹ để có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp."
Với chỉ đạo nói trên, có thể thấy sẽ không có đột phá gì lớn so với dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Quốc hội Việt Nam đang trưng cầu ý dân tới tháng 9/2013.Được biết Hội nghị 7 sẽ kéo dài tới 10/5
------------
tên tội đồ việt gian Nguyễn Kiến Giang
Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22-1-1931 tại Quảng Bình, Tham gia hoạt động Việt Minh ngay khi mới 14 tuổi.
1945-1955 : công tác tại tỉnh Quảng Bình
1956-1961 : công tác tại nhà xuất bản VGCS Sự Thật và đã lên tới chức Phó giám đốc
1962-1964 : theo học trường Ðảng Cao cấp thuộc Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô
1964-1967 : bị đưa đi « công tác thực tế » tại Quảng Bình và Thái Bình
1967-1973 : bị giam giữ trong vụ “xét lại chống đảng” (không xét xử) cùng với VIỆT GIAN Hoàng Minh Chính
1973-1976: bị quản chế tại huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú
Từ tháng 9-1976, sống tại Hà Nội, làm nghề dịch và viết sách báo
Sách đã viết :
Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1959)
Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1961)
Việt Nam khủng hoảng và lối ra
Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang (nxb Trăm Hoa, 1993)
Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện:
Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)
Ngoài ra ông còn ký tên dưới một số bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên, Lê Minh Tuệ... .
No comments:
Post a Comment