Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Tuesday, August 30, 2011

Trọng Tín -Thời Mạt Pháp


Thời Mạt Pháp
Gần đây có hiên tượng một số kẻ tự vỗ ngực là phật tử, nào là Cư Sĩ, Tăng, Ni bắt đầu hô hoán lên cái gọi là “thời pháp nạn” và vì lấy lý do đó để ra sức kêu gào cái gọi là “Chấn Hưng Phật Giáo”. Tại sao Phật Giáo lại phải Chấn Hưng? Mà Phật Giáo quan trọng đến như thế nào mà phải Chấn Hưng? Hơn nữa Chấn Hưng Phật Giáo là Chấn Hưng cái gì? Sửa lại giáo lý nhà Phật? Hay xây thêm chùa cho to? Hoặc trao cho mấy người tu hành thêm quyền lực? Chẳng hiểu là vì triết lý của nhà Phật nó cao siêu quá đến nỗi không ai có thể hiểu được cái huyền diệu của nó hay là nó đã bị làm cho cố tình để không ai có thể hiểu được cho nên những kẻ tu hành càng ngày càng xa rời lời Phật dạy. Thiết nghĩ hoàng tử Siddhārtha Gautama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm) bỏ hết cả cung vàng điện ngọc, tự ép mình vào chốn khổ ải để rèn luyện tìm cho ra được cách tự giải thoát cho mình và cũng là để cứu chúng sinh, tất nhiên phải tìm cách diễn đạt để tư tưởng của mình truyền đạt lại được cho hậu thế. Ấy vậy mà cho đến nay, những người phật tử đều phải ngồi nghe những người tự xưng là thượng tọa, hòa thượng giảng đạo mà họ vẫn chẳng thể nào hiểu được cách nào được giải thoát? Có lẽ những điều người ta biết về Phật Giáo là có những kẻ đầu cạo trọc, khoác áo cà sa, ăn chay, rồi tụng kinh niệm Phật.
Về cách ăn chay, cạo đầu, mặc áo cà sa thì có thể hiểu được đó là cách ép xác để tự diệt dục. Nhưng còn tụng kinh thì thực sự mới là kỳ lạ. Trong hầu hết các tôn giáo đều có một triết lý chung nhất đó là quan niệm rằng có một đấng tối cao toàn năng có thể giải thoát cho con người khỏi những đau khổ. Hình thức tụng kinh ở đạo Phật cũng như cầu nguyện ở Thiên Chúa Giáo đó là 1 hình thức để giao tiếp với thế giới tâm linh. Nếu như ở Thiên Chúa Giáo, người cầu nguyện nói bằng ngôn ngữ mà họ và những người cùng cầu nguyện có thể hiểu được thì ở Phật Giáo chẳng có ai có thể hiểu được người tụng kinh đang nói cái gì? Nếu gốc của đức Phật là người Ấn Độ thì muốn giao tiếp với đức Phật có lẽ phải nói bằng tiếng Hindu, hoặc nếu là giao tiếp với tiền nhân nước Việt thì phải nói tiếng Việt. Cứ nghe những buổi cầu kinh, niệm phật từ trong chùa đến các đám ma chay thì thấy, có lẽ ngay chính người tụng kinh cũng chẳng biết mình đang nói cái cóc khô gì? hay là họ đang nói với tà ma, quái vật?. Như vậy thì đạo Phật sinh ra để làm gì, nếu như nó cố tình làm cho những người muốn theo nó không hiểu?
Thực ra có lẽ đức Phật hy sinh vinh hoa phú quý chắc chắn không phải để nói vài câu làm nhảm để người khác không thể hiểu được. Chỉ có điều các tông đồ của Ngài đã lợi dụng hình ảnh hy sinh cao quý của Ngài để mưu cầu vinh quang cho riêng họ, vì vậy càng ít người hiểu rõ được giáo lý của Ngài thì càng tốt. Bởi thế, xuất phát từ một tư tưởng tốt đẹp, Phật Giáo đã dần biến thành 1 thứ dị đoan, mà người theo nó chỉ được nghe lời Phật từ miệng của những kẻ khoác áo tu hành và kết cục là những phật tử đã dần bị lẫn lộn giữa những lời của Phật hay là những lời của kẻ tu hành ấn vào miệng Phật cũng như nhầm tưởng rằng những kẻ tu hành là Phật. Cũng từ 1 miệng Phật, nhưng ở Việt Nam có đủ các hệ phái nào Nam Tông, nào Bắc Tông, nào Nguyên Thủy, nào Tiểu Thừa nào Đại Thừa không biết sau này có thêm hệ phái … Ruột Thừa nữa không?
Chính vì tôn giáo đã bị lợi dụng để biến thành công cụ nô dịch con người về hệ tư tưởng nên ở mọi hình thái xã hội đã bắt đầu xuất hiện giới tu hành, tăng lữ. Nếu ai là phật tử thì đều biết câu “thứ nhất là tu tại gia, thứ 2 tu chợ, thứ 3 tu chùa” nói như vậy có nghĩa là nếu phải vào chùa mới tu được thì có nghĩa đó là hạng vét đĩa nhất. Vậy mà chẳng hiểu làm sao người ta cứ phải gọi mấy người cạo đầu mặc áo cà sa là Thầy hoăc Sư? Hơn nữa đi tu hành nghĩa là tự rèn luyện để tự mình thoát được những cám dỗ tầm thường tức là tự cứu lấy bản thân, ấy vậy mà những kẻ tu hành đa số là sống bằng tiền “cúng dường”, “công đức” như vậy là thế nào? Tự mình còn không nuôi nổi mình phải trông chờ nơi bá tánh thì chỉ là kẻ ăn bám chứ làm sao mà tự giải thoát được bản thân và còn đảm đương sứ mạng cứu vớt các sinh linh khác? Tức là những kẻ tu hành hiện nay đã làm ngược với giáo lý của nhà Phật.
Theo như triết lý của nhà Phật thì sở dĩ con người gặp phải cảnh khổ đau trong cuộc đời đó là vì họ có quá nhiều dục vọng. Một trong những điều dục vọng ấy mà Phật đã tổng kết đó là “Sở cầu bất đắc” nghĩa là vì ham muốn mà không đạt được thì lấy làm đau khổ. Ấy vậy mà ai đi tu không muốn được làm Tăng Thống như ông râu rậm Thích Quảng Độ, làm thượng tọa như thằng Việt Gian Thích Trí Quang, hay Hòa Thượng mặc quần xì líp như Thích Chánh Lạc??? Như vậy nghĩa là họ vẫn còn nguyên vẹn cái dục vọng đó, nếu không muốn nói là nó còn cao hơn nhiều rất nhiều những phật tử tầm thường khác. Như vậy những kẽ cạo đầu mặc áo cà sa là những người làm theo lời Phật?



Quang Do Ram Rau giong HCM






Ai cũng biết rằng năm 1963, khi đất nước đang chiến tranh loạn lạc. Chính phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm đã hết sức bảo toàn độc lập của tổ quốc, hạnh phúc, tự do của người dân. Ấy vậy mà những kẻ tự xưng là người tu hành này đã ép phật tử xuống đường đòi giật sập cho được cái thể chế độc lập ấy. Không những ép các phật tử xuống đường biểu tình, bọn đầu trọc cà sa này còn mang đồng đạo ra thiêu sống để tạo nên bạo loạn. Sau khi chế độ của Ngô tổng thống bị sụp đổ, những tên đầu trọc này còn quấy phá nhiều chính phủ cho đến khi miền Nam thực sự rơi vào tay bọn giặc thì chúng mới thỏa mãn. Tiêu biểu của những đợt quấy phá của những tên đầu trọc này là vụ tiếp tay chỉ điểm cho VGCS thủ tiêu, thảm sát cả ngàn sinh mạng vô tội vào dịp tết Mậu Thân đẫm máu. Không những thực hiện nhiệm vụ chỉ điểm, chúng còn mở pháp trường ngay tại chùa, biến chùa đền thành nơi cất giấu vũ khí giúp cho bọn sát nhân vấy máu đồng bào.
Sau ngày đất nước bị tan hoang, đồng bào bi áp bức đến tận cùng nơi địa ngục, người ta đã phải mạo hiểm cả của cải, sinh mạng để tìm đường đến với tự do mong được quyền làm người, thì đám đầu trọc cà sa này vẫn không chịu buông tha họ. Bằng nhiều con đường những thằng đầu trọc này đã tìm cách ra Hải Ngoại trót lọt để bắt đầu thực hiện kế hoạch biến Đảng thành Đạo, đưa Phật Giáo trở thành 1 công cụ nô dịch tinh thần đối với toàn bộ người Việt từ trong nước ra đến Hải Ngoại. Từ Hải Ngoại những chuyện quyên góp gây quỹ xây chùa, đưa các tăng ni từ trong nước ra Hải Ngoại để khuyếch trương thanh thế ngày càng được mở rộng. Với số lượng tăng ngày một đông các tăng ni, VGCS đã đặt kế hoạch để nghị quyết 36, chương trình hòa hợp hòa giải, được thực hiện 1 cách êm thấm, tinh vi, và làm cho con mồi là những người Việt Tỵ Nạn VGCS không biết được rằng mình đang biến thành Việt Kiều của chúng. Phật Giáo vốn có 1 hệ thống hết sức lỏng lẻo, hơn nữa VGCS đã có lịch sử lâu dài mượn chiếc áo cà sa để che đậy bộ mặt khát máu của chúng. Như vậy, những tên đầu trọc hiện nay đang tác oai tác quái ở Hải Ngoại nếu không phải là những thằng công an cạo đầu, thì cũng là những tay sai tuyên vận của VGCS.\3246443383_cb2c2b08ee
Quảng Độ lôi Phật – Pháp dính vào … hai thùng phước sương “Cúng dường Tam Bảo”! Phật- Pháp nào xài tiền cúng dường ?
Sở dĩ tại Hải Ngoại có những chuyện như những thằng họ thích làm chuyện bậy bạ, bị đưa lên báo chí và ngay cả bị tố cáo ra tòa là bởi vì chúng hoàn toàn không phải là người tu hành. Chính vì chỉ mượn chiếc áo thầy tu, nên mới có chuyện Thích Trí Quang chơi gái như cơm bữa, Thích Đôn Hậu có tình nhân là Tuần Chi, Thích Quảng Độ thì để tóc nuôi râu, Thích Không Tánh thì thuê khách sạn để tính chuyện thông dâm, Thích Chánh Lạc thì ấu dâm với cả 2 chị em tuổi vị thành niên, Thích Giác Đẳng, Thích Hộ Giác thì vay tiền xây chùa rồi quỵt luôn không trả vv…
Người ta nói lúc này là Thời Mạt Pháp, quả đúng như vậy. Chỉ có thời mạt pháp nên mới có chuyện người tu hành mặc áo cà sa đi tiếp tay bọn sát nhân, diệt chủng để tiêu diệt đồng bào mình. Chỉ có thời mạt pháp, nên mới có chuyện người tu hành vẫn có vợ có con, vẫn nhân tình cặp kè không những vậy còn leo đến Tăng Thống, Thượng Tọa, Hòa Thượng. Chỉ có thời mạt pháp nên mới có kẻ tu hành đi vay tiền để xây chùa, bởi vì chắc hẳn chùa là nơi kinh doanh để mang lại lợi nhuận nên xây chùa mới được coi là đầu tư sinh lời. Chỉ có thời mạt pháp nên các phật tử mới năm cha bảy mẹ. Chỉ có thời mạt pháp nên mới có chuyện Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo đê đầu đảnh lễ 1 thằng hiếp dâm người ở tuổi vị thành niên. Chỉ có thời mạt pháp nên thằng rậm râu được tôn xưng là “thánh tăng”. Cũng chỉ có thời mạt pháp nên bà mẹ nhìn thấy bọn dâm tăng đè con mình ra chơi giữa ban ngày, biết mà phải dập đầu xin xám hối. Thi hào Nguyễn Trãi có câu rằng:
Càn khôn bĩ rồi lại thái.
Nhật nguyệt hối rồi lại minh”
Các triều đại trước trong lịch sử đều như vậy, nhưng có lẽ vào thời điểm này nước Nam ta chỉ có “bĩ” mà không “thái”, chỉ có “hối” mà chẳng “minh”, nên đã hơn 40 năm trôi qua mà Pháp Mạt vẫn hoàn Mạt Pháp.
Trọng Tín ( Kyoto ) 





Hồ Xuân Hương mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm của văn học Việt Nam:

Sư bị làng đuổi
by  Hồ Xuân Hương

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo.

Sư bị ong châm
by  Hồ Xuân Hương

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm.
Đầu sư há phải gì bà cốt,
Bá ngọ con ong bé cái lầm. 



Sư Hổ Mang
by  Hồ Xuân Hương

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc, áo không tà .
Oản dân trước mặt dăm ba phẩm,
Vãi núp sau lưng sáu bảy bà.
Khi cành, khi tiu, khi chũm chọe,
Giọng hí giọng hỷ, giọng hi ha.
Tu lâu có lẽ lên sư cụ
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà

Kiếp Tu Hành
by  Hồ Xuân Hương

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Ṿây mà chút tẻo tèo teo
Thuyền cừ cương muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn leo.

Chùa quán sứ
by  Hồ Xuân Hương

Quán sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo.
Sáng banh không kẻ khua tang mít,
Trưa trật nào người móc kẽ rêu.
Cha kiếp đường tu sao lắt léo,
Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo.

Chùa Hương
by  Hồ Xuân Hương

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom.



Monday, August 29, 2011

Robert F. Turner-Nhớ Về Việt Nam – Ký Ức 35 Năm Trước


Nhớ Về Việt Nam – Ký Ức 35 Năm Trước

Robert F. Turner

…những người công kích chế độ này đã bị Hà Nội đánh lừa…
Giáo sư Robert F. Turner tốt nghiệp tiến sĩ về cả sư phạm lẫn chuyên môn về luật khoa từ Đại học Luật khoa Virginia School of Law, là nơi mà ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu An ninh Luật pháp vào năm 1981. Ông chú ý đến Việt Nam từ khi học Cao học tại Đại học Indiana, với một luận văn dài 450 trang – đoạt giải danh dự – về cuộc chiến Việt Nam và từ khi thường xuyên tranh luận với các lãnh tụ phản chiến trên đất Mỹ. Được động viên vào Lục quân Hoa Kỳ năm 1968, tức là sau trận Mậu Thân, ông Turner tình nguyện qua Việt Nam. Dù là sĩ quan bộ binh, trong hai chuyến phục vụ tại đây, ông làm việc bên toà Đại sứ Hoa Kỳ với nhiệm vụ là Sĩ quan Phụ tá các Chương trình Đặc biệt của Phòng “Bắc Việt và Việt Cộng” trong cơ quan JUSPAO. Từ 1968 đến 1975, ông đã năm lần qua Đông Dương, hoạt động nhiều nơi ở miền Nam Việt Nam và cả Lào cùng Cam Bốt. Ông đang thuyết giảng cho cấp cử nhân đến tiến sĩ về chiến tranh tại Đại học Virginia và Trường Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông là Giáo sư Danh dự về Luật pháp Quốc tế. Giáo sư Robert Turner là tác giả hoặc đã biên tập của hơn một chục cuốn sách, kể cả những cuốn nổi tiếng như “Vietnamese Communism”, “The Real Lessons of the Vietnam War” và “To Oppose Any Foe”.
Theo ý tôi, Việt Nam là một cuộc chiến tranh cần thiết.
Tôi có thể bắt đầu bằng mấy lời “amen”, ủng hộ quan điểm nhiều người đã đưa ra và có lẽ trình bày câu chuyện tôi đã nói với Bùi Công Tường trên chuyến xe đi từ Bến Tre về Sàigon vào một buổi tối đó khi tôi hỏi anh ta về ông Diệm. Anh ta trả lời là các đảng viên cao cấp (của Đảng Cộng Sản Việt Nam) coi ông Diệm là nhà ái quốc lớn – tương tự như Hồ Chí Minh – nhưng họ phải xuyên tạc với dư luận quần chúng vì ông Diệm không chấp nhận quyền lãnh đạo của Đảng.
Tất nhiên là tôi thấy thoải mái khi trình bày về những gì mình biết.
Tôi đã mất nhiều thời giờ tìm hiểu về những lời cáo buộc chế độ của ông Thiệu là vi phạm nhân quyền (quyền tự do báo chí, bầu cử, chế độ lao tù, v.v….) và có nhiều tấm hình cho thấy là những người công kích chế độ này đã bị Hà Nội đánh lừa. (Tôi có phỏng vấn Linh mục Chân Tín và bà Ngô Bá Thành tại Sàigon vào tháng Năm năm 1974. Đại sứ Graham Martin đã trích dẫn ít nhất một cuộc phỏng vấn này trong buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao của Quốc hội vào cuối năm đó. Và đấy là một lần hiếm hoi trong hai năm cuối của cuộc chiến mà tôi được thấy ông Martin thật sự mỉm cười).
Cuối Tháng Tư năm 1975, tôi đang ở trong Toà Đại sứ khi ông Graham Martin bước ra khỏi văn phòng. Thấy tôi ở ngoài, ông mời tôi vào bàn giấy. Ông Đại sứ đóng cửa lại và trong 20-30 phút ông đã “xả ra” những uất ức – phê phán hầu hết mọi người tại thủ đô Washington và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải có trách nhiệm tinh thần với người dân miền Nam Việt Nam. Tôi đồng cảm với sự giận dữ của ông, nhưng cũng vui là mình lắng tai cho ông có dịp trút bớt những dồn nén mà cả hai đều cùng chia sẻ. Nhiều người đã đả kích ông, nhưng trong các cuốn sách của tôi, Đại sứ Martin là một vị anh hùng tương đối hiếm hoi của nước Mỹ trong mấy tuần cuối cùng đó.
Nhìn bất cứ nơi nào, tôi thấy Hoa Kỳ đã bội phản những đối tác hay viên chức Việt Nam.
Cơ quan USIA (Thông tin của Toà Đại sứ) đã nói với những người Việt Nam quan trọng nhất về các điểm bốc ở một số nơi nhất định trong những ngày cuối cùng, và bảo đảm là sẽ có trực thăng đưa họ và gia đình tới nơi an toàn. Nhưng trực thăng lại tới nơi khác để bốc người Mỹ.
Đồng nghiệp và thông dịch viên của tôi trong hai chuyến phục vụ là Nguyễn Van Qui (không có bỏ dấu) đang ở trong Bệnh viện Seventh Day Adventist Hospital (Bệnh viện 3 Dã chiến) để tuyệt vọng chiến đấu với bệnh ung thư khi các bác sĩ (Mỹ) tới thăm và cho thuốc vào một buổi chiều. Họ nói với ông ta là sáng sau sẽ quay lại – rồi lên máy bay đi Dodge City.
Tôi ở đó với một nhóm người Mỹ từ Tiểu bang Michigan đã nhận trẻ Việt lai Mỹ làm con nuôi. Họ cần người biết rõ về Việt Nam để vượt qua các trở ngại hành chánh mà kịp cứu lấy bầy trẻ. (Thống đốc Miliken đã ban bố chánh sách “cửa ngỏ”, rằng tiểu bang Michigan của ông sẽ tìm nơi định cư cho bất cứ trẻ mồ côi nào mà chúng tôi đem về được). Phần lớn công việc của tôi khi ấy là giúp họ tiếp xúc với Toà Đại sứ và Chính phủ Việt Nam và dường như là mỗi khi mình sẵn sàng đi thì lại thấy một người Mỹ hay một người Việt khác đang muốn bay tới bến bờ tự do như nhóm người vừa thoát hôm trước.
Tôi ở lại chứng kiến những người Mỹ mà tôi đưa đi đã tới hết cô nhi viện này tới viện dục anh khác với lời hứa hẹn cấp cứu. “Đừng lo, chúng tôi sẽ bốc mọi trẻ qua Mỹ, đưa chúng vào các gia đình tử tế”. Nhiều bậc phụ huynh người Việt tìm gặp những người Mỹ này, van xin họ đưa dùm con cái tới Mỹ trước khi Cộng sản vào. Ngay giờ này – 35 năm sau – tôi còn ứa lệ khi nhớ tới sự xúc động của những người đã phải mất những gì họ quý nhất – con cái – trong niềm hy vọng là chúng sẽ có một cuộc sống khá hơn ở ngoài vòng chiến tranh và cộng sản.
Thế rồi một buổi tối, những người Mỹ “anh hùng” ấy nghe đồn rằng người Việt sẽ bắt đầu giết họ vì bị bội phản. Ngày hôm sau, họ bảo tôi là họ sẽ bay đi Hong Kong và đợi… đợi gì? Đợi tình hình Sàigòn sẽ sáng sủa hơn? Tôi không còn nghe thấy gì về họ nữa, và những đứa trẻ đã được hứa hẹn cứu vớt đành ở lại đó – mà lo lấy thân.
Năm trước đó, tôi đã qua lại Cam Bốt nhiều lần và biết rằng tình hình nơi đó còn tệ hơn tại Việt Nam. Vì vậy, trong khi dân Michigan đang phối hợp việc cứu trẻ tại Saigon thì tôi dành ngày nghỉ qua phối hợp việc cứu trẻ tại Nam Vang. Tôi có một nhóm mà tụi tôi thời đó gọi là “chiêu đãi viên” (với loại nghiệp vụ mà tôi không biết, như cho trẻ ăn hoặc thay tã lót) đã tình nguyện giúp đỡ trong các phi vụ C-130 chở gạo tới và hôm sau bốc về Sàigon một máy bay đầy nhóc trẻ em, thay vì bay về không. Nhưng Quốc hội ở nhà đã hạn chế số nhân viên được tới Cam Bốt nên tôi muốn vào là có người ở đó phải ra để nhường chỗ! Và cả chuyện ấy chỉ là ưu tiên rất nhỏ.
Trước khi tôi xin được giải tỏa sự hạn chế này thì mọi chuyện đều tan tành. Ông George Jacobson, do Đại sứ Graham Martin yêu cầu bố trí chuyến bay đầu tiên của tôi vào Nam Vang, có lần gửi công văn tới khách sạn của tôi, rằng phải chấm dứt. Trên đường tới Sứ quán để nói chuyện với ông ta về vụ này thì tôi thấy tựa đề in trên trang nhất của tờ Saigon Post.
Vài ngày sau, tờ Post loan tiếp những chuyện mà tôi biết trước là sẽ xảy ra….
Mỗi khi thấy một sinh viên Cam Bốt, Việt Nam hay Á Châu bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp, tôi lại cố ghìm nước mắt. Vì biết rằng nếu mình khéo hơn và sớm hơn, hàng trăm đứa trẻ Cam Bốt bé tí xíu đã có cơ hội tới Hoa Kỳ và có thể được giáo dục và có cuộc sống tươi vui. Thay vào đó và nhờ “phong trào hòa bình” và Quốc hội Mỹ, chúng ta đã bội ước lời hứa long trọng của mình và nhiều triệu người bị tàn sát.
Tôi thật ân hận. Đã có lúc tôi hy vọng rằng những kỷ niệm này – cảnh cha mẹ hốt hoảng, lạy van ai đó cứu lấy con mình trước khi cộng sản vào, những đứa trẻ mồ côi bất lực, và mấy triệu người mà Hoa Kỳ đã cam kết bảo vệ – cũng sẽ phai mờ cùng năm tháng. Chuyện ấy không xảy ra, và tôi biết là sẽ đem theo những hình ảnh đó xuống huyệt.
Xin Thượng Đế cứu vớt linh hồn của các nạn nhân – kể cả 58..196 người Mỹ đã hy sinh đến tuyệt đối cho một lý tưởng cao đẹp. Xin Thượng Đế hãy ban phước lành cho những người bị bỏ lại để sống dưới ách độc tài, và trong nhiều trường hợp, dưới nạn diệt chủng. Và xin Ngài độ trì những người đã đến được xứ này, cùng con cháu của họ, để trả lại món nợ bội ước bằng cách làm Hoa Kỳ là một nơi đáng sống hơn cho mọi người trong chúng ta.
Nhưng, nếu có một chút công lý thì những kẻ như John Kerry, Ted Kennedy, Franck Church, Clifford Case, J. William Fulbright và một lũ khác nữa, sẽ phải mục nát dưới Địa Ngục.
(Tôi xin lỗi. Có lẽ vì quên mất lời nguyện của mình).
ROBERT F. TURNER
--------
i diễn văn cũa Giáo Sư Robert F. Turner với nội dung:
Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương
Giáo sư Robert F. Turner
Trung tâm An ninh Luật pháp Quốc gia, Đại học Luật khoa Virginia.
(Lời Giới Thiệu: Cuộc Hội Luận Kỷ Niệm 35 Năm Lưu Vong đã thực hiện hôm Thứ Tư 28-4-2010 tại Westminster, Calif. Sau đây là bài thuyết trình của Robert F. Turner đã được dịch ra Việt ngữ. Ông quan tâm về VN từ khi còn học bậc cử nhân ở đaị học Indiana University, nơi ông viết luận án dày 450 trang về cuộc chiến và được điểm danh dự, và thường xuyên tranh luận với phe phản chiến khắp hoa Kỳ. Ông vào Bộ Binh năm 1968 và tình nguyện sang VN. Từ 1968 tới 1975, ông thăm Đông Dương 5 lần, đi thăm nhiều nơi ở Nam VN, Lào và Cam Bốt. Ông viết nhiều sách về VN.)
Xin kính chào quý vị. Tôi xin được ngợi ca ban tổ chức buổi hội thảo quan trọng này và những người đã bỏ thời giờ đến tham dự một sinh hoạt tôi cho là rất quan trọng để suy nghiệm về một phần bi thảm mà cũng hệ trọng của lịch sử Hoa Kỳ.
Cách đây đúng 35 năm cũng vào ngày này, tôi rời Việt Nam lần cuối trong đợt di tản sau cùng tại Sàigon. Tôi khởi sự học hỏi về Chiến tranh Việt Nam năm 1965 khi là sinh viên đại học. Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc bảo vệ người dân Đông Dương chống Cộng sản xâm lược là việc đúng, và trong ba năm kế tiếp, tôi tham gia hàng trăm cuộc "hội thảo ngoài trời" của các đại học, hay đấu lý hoặc nhiều chương trình tranh luận.
Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi trở lại đó hai lần khi là sĩ quan Bộ binh được biệt phái vào một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn phòng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Sau đấy, tôi còn qua Việt Nam nhiều lần khi làm cố vấn về an ninh quốc gia cho Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ. Là một thành viên của "Viện Hoover về Chiến tranh, Cách mạng và Hoà bình" thuộc Đại học Stanford ở California, hơn 35 năm trước, tôi đã viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về "Cộng sản Việt Nam". Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam.
Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bài thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo. Rằng đa số lập luận ngày nay cứ coi là sự "sáng suốt phổ biến" về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử.
Tôi chỉ xin đơn cử hai thí dụ:
1 - Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là "bất khả thắng". Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói "chúng ta", tôi không nghĩ rằng đấy là quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, cùng với người dân miền Nam). Đáng buồn là dưới áp lực của cái gọi là "phong trào hòa bình", Tháng Năm năm 1973, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết một đạo luật cấm Tổng thống chi tiền bảo vệ nạn nhân của Cộng sản xâm lược tại Đông Dương. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội cũng ngăn cản nỗ lực tự vệ của Quân lực và người dân miền Nam khi cắt viện trợ tài chánh, xăng dầu, cơ phận và đạn dược cần thiết cho họ có thể chống đạo quân xâm lược theo lối chiến tranh quy ước đi sau các chiến xa chế tạo tại Liên Xô. Khi Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương thì Liên bang Xô viết và Trung Quốc gia tăng viện trợ cho Hà Nội.
2- Huyền thoại thứ hai mà tôi muốn nói sơ qua là Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến "phi lý" tiến hành không lý do chính đáng. Nhiều người Mỹ thành thật tin rằng chúng ta lâm chiến tại Đông Dương do hiểu lầm về vụ đụng độ ở Vịnh Bắc Bộ vào đầu tháng Tám năm 1964. Thật ra, như tôi có trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1966 và trong cuốn sách "Cộng sản Việt Nam" xuất bản năm 1975, đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hồ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó.
Nói cho đơn giản thì Hoa Kỳ tham chiến để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly năm 1950: nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Chuyện ấy cũng hoàn toàn phù hợp với những lý do khiến chúng ta chiến đấu trong hai cuộc Thế chiến. Tôi không có thời giờ khai triển luận điểm pháp lý này nhưng cho rằng việc ngăn chặn cộng sản tại Đông Dương cũng quan trọng như việc chống xâm lược trong các cuộc chiến khác, và nếu chúng ta không thể đương cự vào năm 1964 thì Hoa Kỳ đã thua cuộc Chiến Tranh Lạnh.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC BỎ RƠI ĐÔNG DƯƠNG
Bây giờ, xin trở lại đề tài tôi được giao phó: là hậu quả của việc Hoa Kỳ bỏ rơi Đông Dương cho quân Cộng sản.
Tôi làm việc trong chính phủ vào mấy năm cuối của Chiến tranh Việt Nam tới hầu hết thập niên 80. Tôi phục vụ trong Thượng viện, Ngũ giác đài, bộ Ngoại giao và tòa Bạch Cung. Sau đó trong nhiều năm tôi giảng dạy về "Chánh sách Ngoại giao Hoa Kỳ" tại Phân khoa Chính quyền và Ngoại giao của viện Đại học Virginia. Tôi có thể nói trong nhiều tiếng đồng hồ nữa về hậu quả địa dư chiến lược của việc Hoa Kỳ xoá bỏ lời cam kết bảo vệ miền Nam và các lân bang của Việt Nam. Liên bang Xô viết đã thấy ra là Hoa Kỳ có những mâu thuẫn tệ hại trong nội bộ và mất ý chí bảo vệ các đồng minh. Vì vậy, Liên Xô đã hành động:
1 - Họ bắt đầu bốc "chí nguyện quân" từ Cuba thả qua Angola để giúp phe cộng sản tại đây có thể cướp chính quyền trước các kỳ hạn bầu cử của xứ Angola. Vị Nghị sĩ của Tiểu bang của tôi đã tích cực ngăn cản các đồng viện không biểu quyết một tu chính án cắt hết ngân khoản cho mọi hoạt động của cơ quan CIA có mục tiêu yểm trợ các phe không cộng sản tại Angola. Những người chống lại quan điểm ấy - hầu hết là trong đảng đa số đã vừa trao Nam Việt Nam, Lào và Căm Bốt cho Sộng sản - thì trấn an đồng viện của họ rằng, nếu như có người Cuba tại Angola, thì sau khi ta rút quân, nhân dân Phi Châu sẽ mau chóng quăng họ ra ngoài. Trong thập niên sau đó, số cán bộ Cuba tại Phi châu da đen đã tăng tới khoảng bốn năm chục ngàn. Và nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.
2 - Tin rằng Hoa Kỳ sẽ chẳng làm gì hết, năm 1979, Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết và gây ra lực lượng Taliban ở tại đây
3- Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La tinh rằng tiến hành "đấu tranh võ trang" để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó.
Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là địa dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết định của Hoa Kỳ đối với con người.
"Phong trào hòa bình" - của phe phản chiến - trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ cần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy "nhân quyền" và "ngăn nạn tàn sát". Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu "Little Sàigon" có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi "học giả" Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng.
Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng, sau khi "giải phóng" Miền Nam, "chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học." Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân.
Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm "mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia," và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo: "triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa." Bài báo tuyên bố: "Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng."
Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà được phép tham gia cái gọi là Quốc hội Thống nhất" đã tuyên bố: "Chế độ mới cai trị bằng bạo lực và khủng bố... Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí, hay tự do tôn giáo, hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi."
QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ
Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sàigon của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về "quyền tự do báo chí" trong Nam. Ông viết: "Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á..." Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thể xác nhận điều ấy. Riêng Sàigòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.
Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tự do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sàigòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như "Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân" của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông.
Sau ngày gọi là "giải phóng", người Cộng sản chiếm đóng đã "tạm thời" đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phẩm xuất hiện "dưới chế độ cũ" đều bị cấm.
TÙ CHÍNH TRỊ
Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là "chế độ phát xít" tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn "tù chính trị". Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào, tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên.
Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của "lực lượng thứ ba" nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông ta là tìm đâu ra con số "202 ngàn tù nhân chính trị?" Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.
Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của "lực lượng thứ ba" là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về "tù nhân chính trị" có thể gồm cả người như Sirhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát Nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích, là "chính trị" khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Rồi còn vụ "chuồng cọp" đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau:
- "... xà lim chôn dưới mặt đất, với các dóng sắt đóng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được..."
- "... những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt."
-  "[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người."
Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những "chuồng cọp" này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng  đồng ý là tôi hơn cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.
Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì để duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi là "chuồng cọp".
Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện "chuồng cọp" biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn để tự mình xem tận mắt, và anh ta có vẻ khó chịu - có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hoà ở Sàigon.
Vì vậy, sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hoà và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống, nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy "tiếng gào thét trong đêm vắng" hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.
NGĂN CHẶN TÀN SÁT
Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ "ngăn được nạn tàn sát". Họ sai lầm tới chừng nào.
Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hoà Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được "giải phóng" lên tới 643 ngàn.
- Khoảng 100 ngàn bị xử tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền. Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về "tiến trình hợp pháp" hay một toà án.
- Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là "thuyền nhân" bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chế độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Tỵ nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát, nhiều người tử nạn sau thì bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số "chết một phần ba" cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.
- Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là "A Better War" - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các "Trại Cải Tạo" do chế độ Cộng sản lập ra.
- Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đẩy vào các khu "Kinh Tế Mới" để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về "Trại Cải Tạo" và khu "Kinh Tế Mới" và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử.
CĂM BỐT
Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa. Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 để yểm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hoà, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược "phi pháp". Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là "quốc gia thành viên của Nghị định thư" - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương, quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu "Protocole States" của Hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization).
Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nổi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là để cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết.
Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho là có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc.
Một bài báo về "các vùng thảm sát" của Căm Bốt trên tạp chí National Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: "Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thì đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản giọng chúng vào thân cây."
Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: "Dù có ước lượng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bị bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu...  Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến".
Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nếu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng - để người khác sẽ biết rất lâu về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.
Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là "The Black Book of Communism" - "Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản". Do một nhóm trí thức Âu châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.
Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn.
Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thân tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược, họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.
Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chia sẻ với người khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
Xin cảm tạ quý vị và cầu cho Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta.    

War and Peace

New Thinking About the Causes of War and War Avoidance

Georgetown University Law Center 


Guest Speakers

Spring 2011

Dr. Robert F. Turner
Robert F. Turner co-founded the Center for National Security Law in 1981. He has served as its Associate Director since then except for two periods of government service in the 1980s and during 1994-95 when he occupied the Charles H. Stockton Chair of International Law at the U.S. Naval War College in Newport, Rhode Island. Turner is a former three-term chairman of both the American Bar Association Standing Committee on Law and National Security and the Committee on Executive- Congressional Relations of the ABA Section of International Law and Practice. He holds both professional and academic doctorates from the University of Virginia School of Law and is author or editor of more than a dozen books or monographs and numerous articles. He has testified before more than a dozen committees of Congress, has appeared on most of the major U.S. television networks, and has contributed to the Wall Street Journal, New York Times, Washington Post, International Herald Tribune, and numerous other newspapers in the United States and abroad.
Much of his professional life has been focused on issues of war and peace. Following two tours in Indochina as an Army officer attached to the U.S. Embassy in Saigon, he served as a Research Associate and Public Affairs Fellow at Stanford's Hoover Institution on War, Revolution and Peace. He then spent five years as national security adviser to U.S. Senator Robert P. Griffin (R. Mich.), a member of the Foreign Relations Committee. He has also served as Special Assistant to the Under Secretary of Defense for Policy, as Counsel to the President's Intelligence Oversight Board at the White House, as Principal Deputy Assistant Secretary of State for Legislative and Intergovernmental Affairs, and as the first President of the congressionally-established U.S. Institute of Peace. He is a member of the Council on Foreign Relations and several other professional organizations

To oppose any foe:

the legacy of U.S. intervention in Vietnam
Front Cover
Carolina Academic Press, 2006 - History - 618 pages
To Oppose Any Foe is a compilation of essays on the historical, legal, and contemporary legacy of the Vietnam War that challenges much of the conventional wisdom surrounding that watershed conflict. The book addresses the aftershocks and consequences of Americas ill-fated intervention in Vietnam, from the Cambodian killing fields to nation-building in Somalia to evolving legal thinking on war crimes. The last U.S. helicopter left Saigon over three decades ago, but the Vietnam War still haunts the American memory. It lingers as one of Americas most stinging foreign policy failures, prompting numerous attempts to draw lessons from the experience. These essays demonstrate that the idealism underlying the Vietnam War, which was trumpeted by President John F. Kennedys inaugural pledge to oppose any foe of liberty, resonates to this day as America engages in another long, twilight struggle against global terrorism in the post-September 11 world.A remarkable work . . . that will contribute to a more mature and balanced perspective on the tragedy of 

Real Lessons of the Vietnam War: Reflections Twenty-Five Years After the Fall of...

Brand New. Never Used. Ships Fast. Expedite Shipping Available.
 
Vietnam.Professor James MacGregor Burns, Williams College (emeritus)

DLHTN -MỘT BỊP! MỘT BỊP! LẠI MỘT BỊP.(.VGCS)


MỘT BỊP! MỘT BỊP! LẠI MỘT BỊP!
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Nếu bây giờ còn có ai nói về sự thể gọi là “nguy cơ mất nước” thì nhất định là sai. Tình trạng gọi là nguy cơ đã biến thành hiện thực có chứng minh rồi. Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Đó là một sự thực hiển nhiên. Tuy rằng trên bình diện công pháp và đối với thế giới, VN vẫn là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng nhìn vào thực tại của tình hình đất nước, rõ ràng người VN đã mất nước vào tay người Tầu từ lâu.




Những thực tế chứng minh
1. Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhản khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. VGCS không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN.
2. Những khu mỏ quặng, Những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai thác, tuyệt đối người VN, kể cả bọn cầm quyền và công an không được héo lánh tới. Đây thực tế là những khu vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Hãng Tầu sử dụng công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường.
3. Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passort, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước VGCS không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy.
4. Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết.
5. Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CSVN không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt.
Vân vân và vân vân. Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v. bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học. Xét về các mặt lợi ích chính trị, quân sự, cũng như kinh tế, nước Tầu chẳng dại gì mà làm như vậy. Trước sau bề nào VN cũng phải nằm gọn trong tay rồi thì tội tình gì Tầu cộng phải nhọc công mà gây chiến tranh. Cách thôn tính hòa bình bằng sách lược chiến tranh không tiếng súng đã tỏ ra hữu hiệu không phải là thượng sách sao? Cho nên, điều mà nhiều người quan tâm vào lúc này, gọi nó là Biển Đông Dậy Sóng, chỉ là màn khói của bọn xâm lược lẫn lũ bán nước tung ra cho những nhu cầu chiến lược riêng của chúng mà thôi. Tầu muốn bành trướng chủ nghĩa Đại Hán, hơn nữa cần có cơm để nuôi một tỷ rưỡi dân, và cũng cần có đất để di dân. Hoa Kỳ cần con đường tự do đi lại trên biển và đầu tư. VGCS bán nước cần thu gom người dân về một mối cho dễ bề cai trị. Chúng muốn chạy tội bán nước trước nhân dân và lịch sử, và rất sợ bị trả thù nên cần phải dẹp tan sức chống đối của mọi thành phần mà chúng gọi là thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước.
VGCS là một lũ Việt gian bán nước rành rành ra như thế, nhắm mắt cũng còn thấy, thế mà chúng lại luôn luôn thành công trong việc sử dụng sách lược khơi dậy lòng yêu nước của đồng bào để chống ngoại xâm bịp. Sách lược này mục đích là tiêu diệt những người yêu nước để chiếm độc quyền cai trị. Nói một cách chính chị chính em thì đây là ĐIỂM. Chống ngoại xâm chỉ là chiêu bài, hay là DIỆN. Sự thật trớ trêu nhưng rất hiển nhiên này cứ diễn đi diễn lại hoài mà hầu như đồng bào ta, kể cả những bậc đại trí thức cũng vẫn dễ dàng để cho VGCS lừa bịp.
Hồ Chí Minh gây chiến để tiêu diệt người yêu nước
Trong quá khứ sách lược gây chiến tranh chống xâm lược bịp của VGCS để tiêu diệt những đảng phái quốc gia và người yêu nước đã đem lại kết quả cho chúng ít nữa là hai lần.


VG bán nước  Ho Chí Minh signs an agreement with France

Mar 6, 1946
[Picture: Ho Chí Minh ]
When Chiang Kai-Shek later traded Chinese influence in Vietnamfor French concessions in Shanghai, H? Chí Minh had no choice but to sign an agreement with France onMarch 6, 1946, in which Vietnam would be recognized as an autonomous state in the IndochineseFederation and the French Union. The agreement soon broke down. The purpose ofthe agreement was to drive out the Chinese army from North Vietnam. Fightingbroke out with the French soon after the Chinese left. H? Chí Minh was almostcaptured by a group of French soldiers led by Jean-Etienne Valluy at Vi?t B?c,but was able to escape.
 


Lần thứ nhất - Sau Đệ Nhị Thế Chíến, phong trào Dân Tộc Tự Quyết dâng lên cao tại hai lục địa Á Phi. Tất cả các nước thuộc địa lúc đó đều chọn giải pháp dành độc lập bằng cách tạm thời liên kết với “mẫu quốc” với một nền độc lập chưa hoàn chỉnh để tránh chiến tranh, xây dựng đất nước, và có thời gian kiện toàn thể chế ngõ hầu tiến tới một nền độc lập hoàn chỉnh về sau. Lấy thí dụ hai quốc gia gần gũi với VN là Philippines và Ấn Độ. Philippines được Mỹ trao trả độc lập ngày 4-7-1946, và Ấn Độ thoát ách thực dân Anh và tuyên bố độc lập ngày 15-8-1947. Những nước này không cần chủ nghĩa CS, cũng không cần chiến tranh, nhưng đã dành được độc lập một cách tương đối êm thắm, chẳng mấy tốn hao. Lý do là vì, một đàng chính các nước thực dân ý thức rằng chế độ thực dân đã đến lúc phải cáo chung rồi, ôm giữ mãi thuộc địa chỉ là ảo tưởng. Đàng khác, các dân tộc bị trị cũng nhận ra rằng đấu tranh dành độc lập bằng con đường thương nghị là tiết kiệm nhất và cũng hữu hiệu nhất.
Chỉ trừ có VN dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh thì không thế. Trong khi nạn đói năm 1945 tại miền Bắc chưa được khắc phục, thì Việt Minh phát động Tuần Lễ Vàng để vơ vét vàng trong dân chúng. Hồ dùng số vàng này dút lót cho bọn tướng của Tưởng Giới Thạch sang VN giải giới quân đội Nhật hầu ly gián Quốc Dân Đảng Trung Hoa với các đảng phái quốc gia VN. Đồng thời, Hồ mua chuộc tướng Tầu Tiêu Văn giúp thực hiện kế sách Chính Phủ Liên Hiệp (CPLH) của hắn. CPLH là một âm mưu rất thâm độc của Hồ Chí Minh. Sau khi chính phủ này ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6-3-1946 với Pháp. Hồ được rảnh tay đối phó với quân Tưởng và với Pháp, hắn lập tức ra lệnh cho Việt Minh truy quyét và tiêu diệt các đảng phái quốc gia và những thành phân bất phục tùng chúng. Các lãnh tụ VN Quốc Dân Đảng và Đại Việt như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam v.v. phải chạy sang Tầu để thoát thân. Hiệp Ước Sơ Bộ có điều khoản quan trọng là Pháp thừa nhận nền độc lập của VN trong Khối Liên Hiệp Pháp với một số hạn chế về nội trị và ngoại giao. Hiệp Ước này có chữ ký của Hồ Chí Minh, nhưng đến tháng 12 năm đó, Hồ xé bỏ bản Hiệp Ước, phản bội lại những điều đã ký kết với Sainteny và cụ Vũ Hồng Khanh, và quay ra chống Pháp.
Do tinh thần yêu nước của nhân dân ta rất cao, lại phải chịu đựng sự tủi nhục dưới ách thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, chiêu bài chống Pháp Hồ Chí Minh tung ra hợp thời và rất tâm lý, đã dễ dàng lôi kéo được đa số quần chúng theo hắn, kể cả trí thức và thành phần tiểu tư sản thành thị. Chống Pháp 8 năm (1946-1954), với Hiệp Định Genève 1954, Hồ dành được một nửa phần giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên và tròng lên đó một thứ gông cùm hà khắc và tàn ác hơn cùm gông của thực dân Pháp trước đó gấp trăm lần. Lịch sử ghi nhận, Tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân VN bị Hồ Chí Minh và đồng đảng của hắn lừa bịp và ăn cướp thành công lần thứ nhất.



photo

President Ngô Đình Diệm's death

Ngô Đình Diệm Jean Baptiste, (January 3, 1901 – November 2, 1963) was the first President of South Vietnam (1955–1963).
On November 1, 1963, only the palace guard remained to defend President Diem and his younger brother, Ngô Đình Nhu from the generals' coup. Diem and his entourage escaped via an underground passage to Cha Tam Church in Cholon, where they were captured the following morning, November 2. The brothers were executed in the back of an armoured personnel carrier by Captain Nguyen Van Nhung while en route to the Vietnamese Joint General Staff Headquarters.
(Photo by unknown author)

Lần thứ hai - Ngay sau khi Hiệp Định Genève vừa ký kết, Hồ Chí Minh đã lập ngay kế hoạch cướp miền Nam bằng võ lực cũng lại với chiêu bài chống đế quốc xâm lược. Kẻ xâm lược lần này là Mỹ.
Bất cứ nhà viết sử vô tư và có lương tâm nào cũng phải nhìn nhận rằng trong giai đoạn nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc thì miền Nam có độc lập, tự do, dân chủ, xã hội trù phú, đời sống ấm no và thanh bình hơn miền Bắc gấp bội. Hồ và đồng đảng dù rất thèm muốn miền Nam nhưng không dám vô cớ ngang nhiên xua quân xâm chiếm vì sợ dư luận của thế gìới. Ngay cả Pháp (lúc đó rất hận Mỹ vì trận Điện Biên Phủ), Liên Sô và Trung cộng cũng không dám ngoảnh mặt đi cho Hồ làm chuyện đó, bởi vì những nước này đã ký tên trên tờ Hiệp Định Genève. Do đó Hồ buộc phải tạo ra lý do để hành động. Hồ biết Mỹ muốn đem quân đội vào miền Nam, nên vấn đề là làm sao tạo cơ hội cho Mỹ đạt được ý nguyện. Chỉ có khi nào Mỹ đem quân vào VN thì Hồ mới có lý do trương chiêu bài chống xâm lược để gây chiến với phe Quốc Gia mà thâu tóm miền Nam. Sự cản trở cho kế hoạch của Hồ là người lãnh đạo của miền Nam lúc đó là TT Ngô Đình Diệm tuyệt đối không chịu để cho Mỹ đổ quân. Để trừ đi được cái trở lực này, Hồ lôi kéo bọn trí thức bất tài nhưng ham quyền và dùng cán bộ nằm vùng là những nhà sư của nhóm Phật Giáo Ấn Quang giàn dựng ra cái gọi là chính quyền “đàn áp Phật Giáo” để giết TT Diệm. Mỹ hẳn biết nhiều nhà sư là đảng viên CS, nhưng vì là “đúng tủ” của Mỹ, nên rất hoan hỉ tích cực tham gia vào việc sát nhân này.
TT Diệm chết, Mỹ tự do đổ quân vào VN như chỗ không người vì bọn tướng lãnh lãnh đạo bất tài của miền Nam lúc đó. Mỹ đem quân vào VN có nghĩa là ban cho CS miền Bắc cái lý do để xua quân xâm chiếm miền Nam. Lại một cuộc chiến nữa bắt đầu do Hồ Chí Minh và đồng đảng gây ra. Ngày 22-10-1957, lần đầu tiên toán cố vấn viện trợ quân sự MAAG (Military Assistance Advisory Group) tại Saigon bị đặc công CS đánh bom làm bị thương 13 nhân viên. Nếu lấy thời điểm này làm khởi đầu cho cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của Hồ Chí Minh và kết thúc vào ngày 30-4-1975, thì chiến tranh kéo dài suýt soát 17 năm. Cuộc chiến đã cướp đi khoảng 4 triệu sinh mạng người VN, gần 60 ngàn người ngoại quốc kể cả 58.220 quân nhân Hoa Kỳ. Mất mát về vật chất và tinh thần thì vô kể.

    









Tuy VGCS trương tấm bảng chống Mỹ, nhưng chúng thừa hiểu rằng nước Mỹ không phải là một đế quốc có tham vọng đất đai. Do đó, chống Mỹ chỉ là một chiêu bài bịp để vận động quần chúng. Mục tiêu của cuộc chiến là chiếm miền Nam và tiêu diệt những người VN yêu nước để CS độc quyền cai trị. Với chiêu bài chống Mỹ cứu nước, Hồ và đồng đảng lại lôi kéo thành công được nhân dân VN vào cái âm mưu lừa bịp một lần nữa. Tinh thần yêu nước ngây thơ của người dân VN lại bị cướp trắng. Nhân dân miền Bắc không hiểu và không biết phân biệt bị bịp đã đành, trí thức miền Nam, nhiều chính khách nữa, cũng sẵn sàng tự để cho mình bị lừa bịp mới là chuyện lạ không hiểu nổi.

Lịch sử đang tái diễn
Hiện nay, VGCS lại đang dở trò lừa bịp để ăn cướp lòng yêu nước của nhân dân VN một lần nữa qua chiêu bài chống xâm lược với những cuộc biểu tình phô trương lá cờ đỏ sao vàng. Quân xâm lược bây giờ là người anh em 16 chữ vàng ròng Trung cộng.
Luật pháp của VGCS cấm tụ họp không có phép từ 5 người trở lên. Vậy tại sao lại có những cuộc biểu tình hàng ngàn người chống Trung cộng tại nhiều nơi trong nước trong mấy tuần lễ vừa qua? Có phép hay không có phép? Thứ trưởng ngoại giao VGCS Hồ Xuân Sơn đi Tầu hội họp, tuyên bố rằng liên hệ giữa Trung Hoa và VN vẫn dựa trên phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt, tình hình vẫn tốt đẹp và ổn định, đảng và nhà nước VGCS vẫn giao hảo bình thường với Tầu. Thế mà tại sao dân VN xuống đường biểu tình chống Tầu lại được VGCS để yên? Có phải là vô lý không? Nhưng xin thưa cái đuôi chồn lòi ra rồi. Các cuộc biểu tình nhất định phải có phép mới có thể xẩy ra được. Chắc chắn như vậy bởi vì đây là VN xã hội chủ nghĩa chứ không phải Pháp, Mỹ, Maroc, hay nước nào khác. Câu hỏi đặt ra là VGCS để cho dân chúng biểu tình như vậy thì chúng có thật tâm chống Trung cộng không? Thú thật người viết hỏi chơi vậy thôi, chứ tin rằng ai nấy đã có câu trả lời chính xác rồi.
Ải Nam Quan đã mất vào tay Tầu. Thác Bản Dốc đã mất vào tay Tầu. Nhiều đất đai biên giới phía Bắc đã mất vào tay Tầu. Biển đã mất vào tay Tầu. Hoàng Sa, Trường Sa đã mất vào tay Tầu. Lại nữa, những chứng cớ xâm lược của Tầu trên lãnh thổ VN mà chúng tôi liệt kê ở trên, tất cả chứng minh rằng giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên đã bị Tầu cướp đoạt, ít ra là từng phần và là những phần quan trọng. Còn nữa, khi hải quân Tầu bắn chìm tầu đánh cá của dân Việt trong hải phận VN, và giết ngư phủ VN, cắt giây cáp của tầu thăm dò của VN, VGCS cũng vẫn im thin thít, coi như chúng thừa nhận các hành động côn đồ của Trung cộng là chính đáng. Trước tình trạng Trung cộng xâm chiếm VN như thế, người ta không hề thấy đảng và nhà nước VGCS có phản ứng nào để chống trả. Trái lại chúng vẫn duy trì tình anh em môi hở răng lạnh với Tầu trên cơ sở phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Như vậy thì VGCS chống Trung cộng xâm lược ở chỗ nào? Theo tuyên bố của tên thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sau các cuộc biểu tình mà chúng tôi vừa tường trình thì VGCS chống Tầu xâm lược ở chỗ nào?
Hơn nữa theo binh pháp thì chống ngoại xâm là phải chận đánh giặc ngay khi chúng còn ngoài cửa ngõ đất nước. Để cho giặc vô ở hẳn trong nước rồi mới biểu tình đuổi giặc mà gọi là chống xâm lược sao? Vài ngàn người biểu tình có đuổi được giặc không? Vậy nên phải kết luận là những cuộc biểu tình được VGCS cho phép chỉ là những màn trình diễn nhắm những mục tiêu khác chứ không phải là chống Trung cộng. Những cuộc biểu tình tuy do VGCS ngầm tổ chức, nhưng không thiếu sự có mặt của tuổi trẻ VN yêu nước. Đó là lý do chúng tôi nói tinh thần yêu nước của nhân dân VN đã bị VGCS ăn cướp. Xin rành mạch ở chỗ đó.
Vẫn như hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trước đây, chống Trung cộng xâm lược hiện nay chỉ là diện, tiêu diệt những người VN yêu nước mới là điểm. Những sự kiện nhìn thấy bằng con mắt trong các cuộc biểu tình nói lên điều đó. Ở trong nước, chỉ có những người biểu tình tuần hành theo lá cờ máu, hô các khẩu hiệu của cán bộ trà trộn đi kèm, hát những bài ca ca tụng CS. Ai có biểu hiện khác tức thì bị khóa tay, bóp họng, trấn áp, đẩy lên xe cây. Những người này mới thực sụ tham gia biểu tình vì tinh thần chống xâm lược. Biểu tình rõ ràng đã trở thành cái bẫy để thu hút những người chống cộng xuất hiện. Tại hải ngoại, lá cờ máu xuất hiện tràn ngập trong các cuộc biểu tình ngụ ý là chế độ VGCS cũng quyết tâm chống Tầu, nhưng thực chất là để lấn át hầu đi đến việc xóa bỏ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của đồng bào tỵ nạn. Đó mới là mục đích chính và tối hậu của VGCS. Trò chơi này là sách lược lấn đất dành dân của VGCS. Nguyên tắc của trò chơi là lá cờ máu cắm ở nơi nào có người Việt cư ngụ, người Việt nơi đó là thần dân của chế độ. Cuộc chiến tranh hiện nay giữa hai phe người Việt không phải bằng súng đạn như xưa, mà là bằng lá cờ, nên có thể gọi là cuộc chiến của những lá cờ. Cắm được lá cờ máu trên các cộng đồng tỵ nạn là coi như kết thúc được công cuộc bình định từ sau ngày 30-4-1975. Nếu việc thành, người Việt Nam tỵ nạn sẽ được goị là Việt kiều. Mọi tầng lớp theo nghề nghiệp hoặc tuổi tác sẽ được đoàn ngũ hoá thành hội, thành đoàn để sinh hoạt. Các chi bộ và tổ đảng sẽ được thành lập để chỉ đạo các cộng đồng. Những người còn mang tư tưởng chống cộng sẽ phải rút vào cuộc sống của loài sò, ốc quanh quẩn trong các khe, hốc đá. Lúc đó VGCS kể như là đã toàn thắng. Chúng tha hồ ăn ngon, ngủ yên.
Từ trước tới nay, chưa bao giờ VGCS cắm được lá cờ máu lên giữa cộng đồng tỵ nạn. Nhưng sau cuộc biểu tình ở trong nước ngày 5-6 đến nay, việc này xem ra chúng đã khá thành công. Lá cờ máu bay thoải mái trên nhiều Website của người tỵ nạn, xuất hiện trong nhiều cuộc xuống đường trên đường phố nơi người tỵ nạn cư ngụ. Nếu truy nguyên nhân, thì lý do một phần là vì tinh thần chống cộng của người tỵ nạn đã hầu như cạn kiệt mất rồi. Một phần khác là do bọn trở cờ, bọn tay sai, và bè lũ hòa hợp hòa giải hỗ trợ. Không phải chúng hành động vô ý thức, mà có chủ ý. Chúng tự nguyện đứng vào hàng ngũ với VGCS để chống Trung cộng vì cho rằng VGCS diễn vở tuồng chống Trung cộng thật hay. Chủ trương của chúng, miễn là chống Trung cộng thì lá cờ nào cũng OK, dù là lá cờ máu, và lá cờ này đứng ra lãnh đạo công cuộc cũng tốt thôi. Chúng làm chính trị nên đã biết và biết rất rõ ràng, nhưng chúng không ke (care), lá cờ máu biểu tượng cho một chế độ từ bản chất là tay sai ngoại bang và bán nước. Vì thế lá cờ máu chính là biểu tượng của tinh thần bán nước. Một biểu tượng bán nước không thể đồng thời là yêu nước được. Bây giờ chúng suy tôn lá cờ bán nước lên làm minh chủ cho công cuộc chống xâm lược thì thật là thậm khôi hài và vô lý. Nhưng chúng không ke (care). Trong khi chúng biết rõ lá cờ Vàng là biểu tượng của tự do và những giá trị cao quí. Nó đã có thành tích hơn nửa thế kỷ chống CS miền Bắc xâm lược, và đã lập thành tích chống Tầu cộng chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974. Những kẻ đó đã một thời nương thân dưới lá cờ này, nhưng chúng không quan tâm và cố tình quên. Công cuộc chống Đại Hán xâm lược của Dân Tộc VN đang là một thảm kịch và còn là một thảm họa.

Tóm tắt dòng suy nghĩ
Người viết tự nhận rằng cái tiêu đề của bài có vẻ tào lao nên có lẽ làm bạn đọc ngứa mắt. Vì thế nên sẽ không có kết luận nào cho cái sự tào lao của mình. Thay vào đó người viết xin có vài câu thơ con cóc để kết thúc. Thơ trái vần, chẳng niêm, cũng chẳng vận, xin quí bạn đọc đừng cười chê:

Một bịp! Một bịp! Lại một bịp!

Một bịp! Một bịp! Lại một bịp!

Nhắn này lũ chó chuyên ăn kít.
Theo voi dễ còn bã mía ăn
Bám Hồ chỉ có mà hửi địt.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

------------

http://groups.yahoọcom/group/tieudietcs/message/7799

tieudietcs xin góp ý thêm trong bài viết của Ông DL Hà Tiến Nhất!!!
Cái quan trọng nhất và cũng là nguy hiểm nhất là bọn giặc xâm lăng tàu phù hán chệt hiện nay đang diệt chủng Dân Tộc Việt qua nhiều hình thức âm thầm thâm độc mà nhiều người không để ý đến!!! Còn bọn ngu dốt chó má cộng sản vịt gian thì cũng tiếp tay bọn tàu phù hán chệt trong việc đó!!! Chúng tẩm chất độc trong thức ăn nước uống, rau cải, quần áo, mà hầu hết nhập từ tàu qua để người dân Việt Nam mắc đủ thứ bịnh. Trong đó phụ nữ hoặc đàn ông không thể sinh con vì bịnh về sinh lý và để dần dần chúng thay thế dân tàu của chúng ngay trên đất nước Việt!!! Tội ác này làm sao bọn ngu dốt chó má vịt cộng vịt gian vịt tân trốn tránh được???
Và cũng xin nhắc lại!!! Ðồng Lõa với KẺ THÙ của DÂN TỘC VIỆT cũng là KẺ THÙ của DÂN TỘC VIỆT và sẽ được TIÊU DIỆT bằng mọi hình thức!!!
tieudietcs!!!

---------------------------------------
Đại lễ dâng Ải Nam Quan cho Trung Cộng ngày 
23-02-2009

Đại lễ dâng đất tổ tiên của người Việt Nam cho Trung-cộng đã được Việt cộng thực hiện trong niềm hân hoan vào ngày 23 tháng 02 năm 2009 vừa qua.

Đại lễ diễn ra ngay tại Ải Nam Quan, ngay tại cột mốc ô nhục Km0! Hồn Phi Khanh dìu theo Nguyễn Trãi đi ngược hàng trăm thước để đến xem bọn cộng sản buôn dân bán đất bỉ ổi đến mức độ nào.

Ôi bi thương! Tội này đáng cho tru di tam tộc! Đời đời nguyền rủa! Dân ViệtNam hèn hạ khiếp nhược ngoại bang như thế sao! Đất tổ tiên đã thấm máu hồng mà nay lại tươi cười dâng cho Tàu cộng...


Hãy xem và đừng quên những khuôn mặt bán nước cầu vinh hèn hạ!

Toàn cảnh Đại lễ tại Ải Nam Quan do Trung-Cộng thiết kế từ nhiều tháng trước


Hai bên chính phủ cộng sản-cộng nô đi qua dàn chào ngay tại Km0 địa hình lại thêm một lần biến đổi






Có thanh la, phèn trống cho đại lễ thêm phần long trọng. Từ thưở Hùng Vương, Lê Lai-Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Gia Long... Bảo Đại đến thằng cu tí ra đời vào ngày 30-04-1975 có mơ cũng chưa bao giờ thấy những cảnh hãi hùng này!


Km0 ô nhục mang tiếng quá nhiều rồi. Nay đàn anh Trung Cộng tặng cho cộng nô Việt Nam cái cột mốc đánh số 1116. Xóa hết dấu tích!


Chụp hình lưu niệm dành cho lịch sử. Con dân nước Việt đừng hòng bén mảng đến chân cửa Ải Nam Quan nữa nhé!


Chụp gần hơn. Một trong những tên bán nước nổi tiếng trong lịch sử nhân loại! (Ung Gia Khiêm và Chủ tịch Tỉnh Quảng Tây)




Hoành tráng! Hãnh diện! Dâng nạp. 


Đồng thời trong ngày này, những vùng đất biên giới tranh chấp 


giữa Trung-Việt đã thuộc về Trung Cộng vĩnh viễn










Và đây, Lực lượng Phân Giới Cột Mốc Trung-Việt đã tích cực hoạt động "thầm lặng" hơn chục năm qua


Hoạt động kỷ niệm 30 năm Chiến tranh biên giới Trung-Việt ngay tại các cửa khẩu. (Ảnh chụp tại Thác Bản Giốc-Đức Thiên)


Người Việt Nam trong nước có hay biết gì không???

 

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------