Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, June 14, 2009

Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Được Giải Ngũ Chưa Nguyễn Bách Việt




Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Được Giải Ngũ Chưa?



Nguyễn Bách Việt

Thêm một ngày 30 tháng 4 dã qua. Ba mươi hai ngày 30 tháng 4 đang qua. Thời gian có thể làm nguôi ngoai nhiều chuyện. Nhưng nỗi đau khi nhìn quê hương VN thân yêu đang tiếp tục chịu cảnh điêu linh, tan nát, nhìn dân tộc VN đang bị đoạ đầy, đau khổ, sẽ không bao giờ nguôi trong lòng chúng ta cho tới khi quê hương VN thật sự có tự do, độc lập, hạnh phúc, phú cường. Ngày 30 tháng 4, 1975 luôn luôn tạo ra biết bao ngậm ngùi, cay đắng, uất nghẹn trong lòng mọi người chúng ta, nhất là trong tâm trí người lính VNCH vì chính trong ngày này, một quân đội tinh nhuệ, thiện chiến trên thế giới đã bị bán đứng do các mưu toan chính trị quốc tế “ngắn hạn” sắp xếp. Từ việc quân lực VNCH bị buộc buông súng, ngưng chiến đấu theo lệnh ông Dương Văn Minh, đại nạn của dân tộc qua biến cố đau thương 30/4, 75 bắt đầu khởi sự và kéo dài cho tới ngày nay trên quê hương VN khốn khổ. Trong tâm tình ngày 30 tháng 4 năm nay, chúng ta hãy đặt câu hỏi:


Binh sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được giải ngũ chưa?

Về mặt lý và tình, binh lính quân lực VNCH chưa hoàn toàn được giải ngũ.

Lý:

1- Xét theo mặt hiến pháp VNCH trước 1975, mọi người lính trong quân lực VNCH cho dù hiện nay trong độ tuổi 80, 70, 60, 50 nhưng tất cả chưa thực sự được giải ngũ. Vì trong ngày 30 tháng 4 đau thương năm 1975, khi ra lệnh cho tất cả binh lính VNCH buông súng quy hàng, ông Dương Văn Minh đã không đứng trên cương vị chính danh của vị tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội. Theo Hiến Pháp VNCH, việc Tổng Thống Trần Văn Hương trao lại quyền tổng thống cho ông Dương Văn Minh là vi hiến. Từ lập luận này chúng ta có thể khẳng định chắc chắn, quân lực VNCH vẫn chưa hề được giải ngũ. Cũng dựa trên căn bản pháp lý này, cách đây 12 năm, thượng nghị sĩ Phạm Nam Sách, người dành cả cuộc đời tranh đấu cho hạnh phúc của dân tộc, một nhà hoạt động có uy tín trong cộng đồng VN hải ngoại, khi còn sống, đã phát động phong trào Tái Dựng Nền Cộng Hòa để từ đó, có cơ sở giải thể chế độ VC đang thống trị trên hai miền Nam - Bắc VN rồi đi tới thống nhất đất nước trong hòa bình thực sự.

2- Thêm nữa, khi một người chiến binh bị địch bắt buông súng quy hàng, không có nghĩa là người lính ấy đã được giải ngũ. Người ấy không phải là Cựu Quân Nhân.

Tình:

1- Theo truyền thống, quân đội là lực lượng bảo vệ đất nước, lãnh thổ, dân tộc. Ngày nay, nhóm VC lãnh đạo VN đang bán dân, bán nước, bán biển cho quan thày Tàu cộng. Vậy những chiến sĩ VNCH không thể khoanh tay ngồi nhìn thảm họa đang tiếp tục đổ chụp xuống đầu dân tộc và tổ quốc. Chúng ta không thể ngồi yên để nhìn dân tộc từ từ bị diệt vong dưới bàn tay những người CSVN phi dân tộc. Chúng ta không thể nhìn đất, biển tiếp tục rơi vào tay Tàu cộng, ngư dân VN vô tội tiếp tục bị Tàu cộng bắn giết.

2- Khi gia nhập quân đội, mỗi chiến sĩ VNCH luôn khắc sâu một lời thề:

Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.

Lời thề này được ghi khắc trong tim nên luôn ở trong lòng mỗi người quân nhân VNCH trên mọi nẻo đường của cuộc sống và được thực hiện trong mọi hoàn cảnh, môi trường chung quanh. Lời tâm niệm “Tổ Quốc - Danh Dự -Trách Nhiệm“ vẫn luôn được các chiến sĩ VNCH thực hiện từ ngày 30 tháng 4 đau thương đó cho đến nay. Những vị tướng như Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng đã chọn cái chết để bảo vệ DANH DỰ cho quân lực VNCH. Những sĩ quan như Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hữu Thông, v.v. đã can đảm đối đầu với họng súng của VC để nêu cao khí tiết, DANH DỰ của quân lực VNCH. Những người lính thuộc Trung đội Nhảy Dù của Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái cùng nhau tự sát bằng lựu đạn sáng 30 tháng Tư, 1975. Những binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của Lữ Ðoàn 147 cùng nhau tự sát ở Mỹ Khê, Ðà Nẵng tháng 3, 1975 để nêu cao khí tiết. Hơn 100 Thiếu Sinh Quân chưa hề ra trận lần nào, đã quyết chiến anh dũng với địch trong hơn nửa ngày liên tục để bảo vệ trường Mẹ tại Vũng Tàu ngày 28 tháng 4, 1975 và chỉ chịu đầu hàng khi hết đạn, làm cho VC ngỡ ngàng, cảm phục. Còn biết bao chiến sĩ khác đã anh dũng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng hay tự sát trong ngày 30/4 mà chúng ta chưa biết tên nhưng đã được một số đồng bào, đồng đội cũng như ký giả ngoại quốc tường thuật lại với lòng cảm phục vô cùng, đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người lính VNCH. Cho đến nay, những chiến sĩ VNCH còn sống tại hải ngoại hay quốc nội vẫn tiếp tục chiến đấu bằng cách này hay cách khác để thực hiện cho được lời thề:

Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã từng là một quân đội hùng mạnh đứng hàng thứ 4, 5 trên thế giới và hàng nhất trong vùng Đông Nam Á. Qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa qua, quân lực VNCH đã chứng tỏ mình chiến đấu vì lý tưởng tự do của dân tộc, đã chứng tỏ khả năng chiến đấu kiêu hùng, dũng mãnh, sự hy sinh, chịu đựng gian khổ tuyệt vời nếu đem so với các quân đội khác trên thế giới. Vì thế, quân lực VNCH không thua tại chiến trường nhưng thua vì các sắp xếp chính trị trên bàn cờ quốc tế. Giờ đây, danh dự của quân lực VNCH đang được trả lại. Những cuộc hội thảo quốc tế (thí dụ cuộc hội thảo về chiến tranh VN tại trường đại học Texas Tech University, thành phố Lubbock, tiểu bang Texas) đã được tổ chức để trả lại Danh Dự cho quân lực VNCH. Nhiều nhà báo, học giả ngoại quốc, nhất là từ phía Mỹ, đã lên tiếng hay viết bài ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực VNCH. Tướng Norman Schwarzkopf, người chỉ huy cuộc chiến vùng Vịnh để giải phóng Kuwait năm 1991 đã từng ca ngợi các vị chỉ huy quân lực VNCH và cho biết ông học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ quân lực VNCH khi ông tham chiến bên VN. Tướng Collin Powel, tham mưu trưởng quân đội và là cựu bộ trưởng ngoại giao Mỹ cũng xác nhận và ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của quân lực VNCH. Thượng nghị sĩ Mc Cain, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2008, từng bị VC giam 6 năm, cách đây vài năm khi sang thăm VN và thăm nhà tù Hỏa Lò, ông đã thẳng thắn tuyên bố “kẻ ác đã chiến thắng“. Lời nói này là sự gián tiếp ca ngợi lý tưởng tranh đấu cho tự do, dân chủ của dân - quân - cán - chính VNCH, đặc biệt ca ngợi quân lực VNCH, lực lượng tiên phong trong công cuộc tranh đấu cho lý tưởng này. Vì thế, đã đến lúc chúng ta phải hãnh diện là chiến binh của quân lực VNCH ưu tú, đã đến lúc chúng ta hãnh diện nói cho con cháu chúng ta nghe về công sức, về sự hy sinh, chiến đấu vô bờ bến của chúng ta, của đồng đội để bảo vệ lý tưởng tự do cho dân tộc.

3- Vì Danh Dự, người lính VNCH không bao giờ chịu khuất phục trước bạo quyền cộng sản. Vì Tổ Quốc VN yêu thương đang quằn quại trong đau khổ, tang thương, vì Trách Nhiệm của người lính VNCH đối với tổ quốc, đồng bào vẫn chưa thực hiện được nên người lính VNCH vẫn phải tiếp tục chiến đấu. Ngày nay mặt trận không nằm ở chiến trường nữa. Nó nằm ở trong cuộc sống, trong sinh hoạt đấu tranh, trong tư tưởng, trong ý chí của người lính VNCH. Nhận thức như vậy nên người lính VNCH vẫn luôn đi đầu trong các cuộc tranh đấu chống cộng. Hãy xem, trong các cuộc tranh đấu chống cộng có khi nào thiếu vắng những người lính VNCH đi tiên phong không?

4- Một vị tướng ngoại quốc có câu nói lừng danh “Người ta có thể mang tôi ra khỏi quân đội, nhưng không thể mang quân đội ra khỏi tôi”. Rất đúng! Vì bất cứ lý do gì, vì bất cứ hoàn cảnh nào, lời thề “Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm“ luôn luôn nằm trong tim các chiến sĩ VNCH. Vì bất cứ lý do gì, các binh sĩ VNCH suốt đời vẫn là chiến sĩ. Vậy chúng ta có thể ngồi yên, an hưởng tự do không khi quê hương VN thân yêu vẫn còn chìm ngập trong điêu linh, thống khổ, dân tộc vẫn còn sống trong đọa đầy, đàn áp? Lòng ta có thanh thản không khi bè lũ Việt cộng vẫn tiếp tục đọa đầy dân tộc, bịt miệng đồng bào, đang đưa dân tộc làm nô lệ cho ngoại bang Á châu, cho Tàu cộng?

Chúng ta chưa thể nghỉ yên vì Mẹ VN vẫn đang quằn quại, đau thương, than khóc. Chúng ta chưa thể an hưởng tự do nơi xứ người khi đồng bào còn đang bị đàn áp, chà đạp nhân phẩm, bóc lột tận xương tủy bởi VC và ngoại nhân. Nhiệm vụ đối với quê hương, dân tộc chúng ta chưa làm tròn, chúng ta chưa được nghỉ ngơi.

Hàng ngàn, hàng ngàn bé gái là con, cháu chúng ta đang bị bán trong các nhà chứa bên Thái Lan, Cam Bốt, sống kiếp đọa đầy, tủi nhục, đang mòn mỏi chờ đợi sự cứu vớt của chúng ta trước khi quá trễ. Hàng ngàn các em bé khác sẽ tiếp tục bị bán nếu chế độ VC còn tồn tại. Các cô gái Việt Nam là em, cháu chúng ta đang bị rao bán trên internet, trong các lồng kính tại các quốc gia Đông Nam Á như là các con vật tình dục, buộc chúng ta không thể ngồi im để tận hưởng tự do, sung túc, êm ấm nơi xứ người mà không tìm cách tranh đấu để thảm trạng đau lòng này không bao giờ tái diễn trên quê hương VN thân yêu nữa. Các cô gái khốn khổ này không có tội tình gì hết. Chính bè lũ VC mới là tội đồ và chúng ta là tòng phạm nếu chúng ta cứ để cho thảm cảnh đau lòng này tiếp tục xảy ra.

Chúng ta không thể nhìn các cô gái VN hàng ngày bị lột truồng, đi qua đi lại như súc vật để được mua bán, chọn lựa trước những cặp mắt đầy nhục dục của các người Đại Hàn, Đài Loan, Tàu Đông Nam Á tại chính quê hương VN khốn khổ của chúng ta như vậy. Chúng ta không thể thản nhiên nhìn hàng chục ngàn công nhân VN đang bị các chủ nhân ngoại bang hành hạ, làm nhục, bị bóc lột và bị đối xử như con vật trước sự đồng lõa của VC.

Chúng ta không thể cúi đầu nhìn ngoại nhân sỉ nhục dân tộc chúng ta như vậy.

Con người VN đang bị lăng nhục, dày vò, bóc lột. Lòng tự ái dân tộc VN đang bị ngoại nhân thách thức, chà đạp. Chẳng lẽ chúng ta ngồi lặng im? Chẳng lẽ dân tộc VN, chẳng lẽ chúng ta mất hết nhuệ khí oai hùng của Mê Linh Quật Khởi, của Bạch Đằng Dậy Sóng Diệt Thù, của Phá Tống – Bình Chiêm, của Sát Thát, của Bình Ngô Đại Cáo, của Quang Trung Đại Phá Quân Thanh mà tổ tiên truyền lại?

Chẳng lẽ chúng ta quen thuộc với sỉ nhục đến độ không còn cảm giác tối thiểu để đứng lên làm một cái gì đó rửa nhục cho dân tộc, cho con, em, cháu và cho chính chúng ta?

Cái nhục dân tộc đau đớn này nếu chúng ta không trả được thì chúng ta không thể ngẩng cao đầu làm người VN chứ đừng nói là chiến sĩ VNCH. Nỗi khổ đau tận cùng này của dân tộc nếu chúng ta không bắt đảng CSVN hại dân bán nước trả nợ thì suốt đời con cháu sẽ nguyền rủa chúng ta. Ai sẽ cứu dân tộc VN, ai sẽ cứu các bé gái này, ai sẽ cứu các cô gái VN này nếu không phải chúng ta? Chúng ta phải tranh đấu, phải hành động hết sức mình trước khi kêu gọi sự giúp đỡ của các quốc gia tự do trên thế giới yểm trợ cho 1 nước VN hoàn toàn độc lập, tự do, phú cường.

5- Vong hồn của hơn 3 trăm ngàn (300.000) chiến sĩ VNCH, của hơn 6 mươi ngàn (60.000) chiến sĩ đồng minh đã bỏ mình vì lý tưởng tự do cho dân tộc VN, oan hồn của hàng mấy trăm ngàn đồng bào chết trên đại lộ kinh hoàng mùa hè đỏ lửa 1972, của dân chúng Huế Tết trong Mậu Thân 1968, của cuộc di tản đau thương 1975, cũng như tại nhiều nơi khác trên quê hương đang kêu nài chúng ta đòi lại công lý cho họ để họ không chết oan ức, để cái chết của họ không bị chìm vào quên lãng.

- Vong linh của mấy chục ngàn chiến sĩ đã bỏ mình trong các nhà tù cộng sản và trong cái-gọi-là trại cải tạo, linh hồn của hơn nửa triệu đồng bào đã bỏ mình trên biển cả, rừng sâu vì đói khát, vì giông bão, vì hải tặc trên đường đi tìm tự do đang réo gọi chúng ta phải hành động, phải tranh đấu để cái chết tức tưởi của họ không vô ích.

- Linh hồn 10 ngàn (10.000) cô gái VN bị hải tặc Thái Lan mang bán trong các nhà chứa và chết dần mòn trên đất Thái, đòi chúng ta phải lấy lại công lý cho họ để hồn họ được ngậm cười nơi chín suối.

- Vong linh của những đồng bào, chiến sĩ bỏ mình nơi đất khách quê người đang đòi chúng ta phải đứng lên chiến đấu để hồn họ được siêu thoát, để xác thân họ được chôn nơi đất Mẹ ngàn đời mến yêu.

- Vong hồn hơn 16 ngàn chiến sĩ VNCH là anh em, đồng đội chúng ta tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa đang đòi chúng ta phải bảo vệ nơi yên nghỉ cuối cùng linh thiêng của họ.

- Những thương phế binh VNCH và con cháu họ đang cần chúng ta chiến đấu cho họ, để sự hy sinh của họ không vô ích, để tương lai con cháu họ không tiếp tục nằm trong những đống rác, những nơi bán máu.

- Tất cả đồng bào, anh em, đồng đội chúng ta sẽ không nhắm mắt yên nghỉ nếu chúng ta không tiếp tục chiến đấu, nếu chúng ta buông xuôi phó mặc đất nước, dân tộc cho bè lũ VC phi dân tộc, tàn ác để chúng tiếp tục làm tay sai, bán đất dâng biển cho kẻ thù ngàn đời của dân tộc là giặc Tàu bắc phương, để chúng tiếp tục nô lệ hóa dân tộc cho ngoại bang.

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đã đặt chữ “Nước Mất“ đi trước chữ “Nhà Tan“ trong câu dặn dò con cháu “Nước Mất Nhà Tan“. Ý ông bà ta muốn cảnh cáo chúng ta “Nếu chỉ lo cho cái nhà của mình mà không nghĩ tới dân tới nước, vào một ngày nào đó khi đất nước bị kẻ thù hay tay sai kẻ thù chiếm đoạt thì gia đình của chính chúng ta cũng sẽ tiêu tan”. Câu nhắn nhủ thâm sâu, chí tình này của tổ tiên đã được chứng minh hùng hồn qua biến cố 75. Sau 30/4, 1975 khi cả đất nước tan hoang thì biết bao nhiêu gia đình cũng tan nát theo và đi tới tận cùng đổ vỡ. Sau 30/4, cả đất nước thành trại tù, đói khổ tràn lan thì nền tảng gia đình VN cũng bị VC phá vỡ hoàn toàn có chủ đích. Nền đạo lý ngàn đời của dân tộc đi tới phá sản. Con cái tố cha mẹ, thày cô. Cha mẹ, thày cô sợ con cái, học trò, mọi người nghi kỵ, rình rập lẫn nhau. Vợ bỏ chồng theo cán bộ VC. Mọi người lừa bịp nhau, sống gian trá để mong tồn tại.

Sau 30/4, 75 cả nước biến thành chư hầu của Liên Xô, sau đó lại biến thành chư hầu của Tàu cộng để rồi lãnh đạo VC dâng đất dâng biển, dâng đồng bào cho quan thày Tàu cộng. Đó! Hệ quả thê thảm, khốc liệt của câu “Nước Mất Nhà Tan“ là vậy. Nay câu “Nước Mất Nhà Tan” sẽ lại tiếp diễn ở tại ngay các xứ tạm dung thân này, nếu chúng ta chỉ tiếp tục lo cho căn nhà, cho gia đình, cho bè nhóm của chính mình. Nghị quyết 36 của VC đang đi vào giai đoạn quyết liệt. VC nhất quyết nhuộm đỏ cộng đồng, lũng đoạn con cháu chúng ta. Chúng đang len lỏi tranh các chức vụ trong chính quyền địa phương. Nếu chúng ta có thái độ cầu an, mũ ni che tai thì khi cộng đồng chúng ta bị nhuộm đỏ, khi vài chức vụ thành phố, quận hạt chúng nắm, những tay chân này của VC sẽ mời những phái đoàn VC sang thăm các thành phố có đông người Việt tị nạn để phá rối cộng đồng chúng ta. Lúc đó, chính chúng ta, chính gia đình, chính con cháu chúng ta cũng sẽ khó yên thân được với bọn VC nơi hải ngọai này.

Chúng ta phải làm gì?

Nếu biết kết hợp để cùng nhau làm việc, các chiến sĩ quân lực VNCH sẽ có sức mạnh rất lớn và làm được rất nhiều chuyện hữu ích cho công cuộc phục hưng dân tộc. Các tổ chức chính trị của người Việt hải ngoại không phát triển sâu rộng trong hàng ngũ người Việt tị nạn CS nhưng tập thể chiến sĩ VNCH thì nhất định có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người Việt tị nạn CS vì hầu như gia đình nào cũng có người thân hay bạn bè là chiến sĩ VNCH. Vậy hãy biến những giờ phút trà dư hậu tửu thành những giờ phút gặp gỡ, hàn huyên bổ ích. Hãy bình tĩnh và tỉnh táo để nhìn ra những biến chuyển của thời cuộc. Hãy tỉnh táo nhìn ra “Ai là bạn, ai là thù”, nhận ra những hỏa mù, những đòn hiểm độc nhằm gây chia rẽ cộng đồng từ VC. Hãy tập hợp nhau lại và khi gặp gỡ trao đổi, hãy bàn những chuyện cụ thể cho đất nước trong tinh thần xây dựng, tương kính, lắng nghe nhau để đề ra những sách lược, hành động cụ thể trong việc giữ yên hậu phương hải ngoại trước những đòn tấn công liên tục, thâm hiểm của VC. Có vậy, chúng ta mới tạo được lực thống nhất, mới có đủ sức mạnh để yểm trợ tối đa cho mặt trận tự do, dân chủ, nhân quyền đang đi tới hồi quyết định nơi quốc nội trong thời gian sắp tới. Mỗi người, tùy theo khả năng, hoàn cảnh cụ thể của mình hãy hành động hết sức. Hãy thực hiện câu tổ tiên bao đời truyền dạy “Ai có dao dùng dao, ai có bút dùng bút“. Tất cả hãy tập hợp trong một mặt trận chung. Hãy hướng dẫn con cháu tới nơi tới chốn để chúng cùng tham gia vào công cuộc tranh đấu chung của dân tộc và tránh được những cạm bẫy, dụ dỗ tuyên truyền của VC khi chúng đang muốn lợi dụng kiến thức và tấm lòng yêu nước của con cháu chúng ta mang về VN để phục vụ cho quyền lợi bất chính của đảng CSVN, kéo dài thêm sự khốn khổ của đồng bào.

Hơn lúc nào hết, chúng ta phải học thuộc lòng bài “Hịch Tướng Sĩ“ của Trần Hưng Đạo, một vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc, được dân tộc tôn lên hàng thần thánh vì đã biết đặt quyền lợi chung trên quyền lợi riêng. Nhờ vậy, đã 3 lần lãnh đạo dân tộc chiến thắng vẻ vang giặc Tàu hung hãn:

" Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng? "

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc "đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ" làm nguy; nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam vương ở Cảo Nhai. Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

Lời của Hưng Đạo Vương nói với quân sĩ Việt Nam, 7 thế kỷ trước, rất thiết thực, chí tình và vô cùng thích hợp với hoàn cảnh, tâm trạng quân lính VNCH bây giờ. Nó phải là lời tâm niệm hàng ngày của chúng ta. Lời này cũng chính là điều nhắn gửi tha thiết của hồn thiêng sông núi cho tập thể quân lực VNCH ngày hôm nay, buộc ta phải đứng lên tiếp tục bổn phận của mình, phải thực hiện cho trọn lời thề:

“Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm” để cứu nước, cứu dân thoát cảnh nô lệ, điêu linh, nghèo đói, đọa đầy, mất đất, mất biển, do nhóm lãnh đạo VC đang làm tay sai cho giặc Tàu gây ra cho dân tộc VN. Chúng ta phải tập hợp nhau lại, cùng đứng lên hành động để rửa mối nhục do nhóm lãnh đạo VC đang cấu kết với ngoại bang Tàu cộng, Tàu Đông Nam Á, Đài Loan, Thái Lan, Đại Hàn gây ra cho dân tộc VN.

Ai sẽ đi tiên phong trong trận chiến đòi tự do, dân chủ cho đồng bào? Ai sẽ đi tiên phong trong trận chiến rửa hờn, rửa nhục cho dân tộc?

Chẳng lẽ con cháu chúng ta sẽ đi tiên phong trong chuyện này, còn chúng ta, những người có đầy kinh nghiệm máu xương với VC, hiểu rõ bản chất dã man, xảo trá của chúng, lại phủi tay nghỉ ngơi? Nhất định không! Chính chúng ta phải làm việc này cùng con cháu chúng ta, cùng đồng bào vì chúng ta chưa được dân tộc cho giải ngũ, vì trong tim chúng ta vẫn còn khắc sâu lời thề:

Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm

Chúng ta chưa thực hiện xong lời thề linh thiêng này, chúng ta không được quyền nghỉ ngơi. Câu “Bảo Quốc – An Dân” ta vẫn chưa làm tròn. Vì đất, biển - mảnh giang sơn cẩm tú tổ tiên tốn biết bao mồ hôi xương máu để lại cho chúng ta đang rơi vào tay Tàu cộng. Vì đồng bào VN vẫn tiếp tục bị đọa đầy, thống khổ. Vì bình an trong cuộc sống và trong tâm trí, người dân chưa hưởng được một ngày kể từ khi đảng CSVN xuất hiện trên quê hương thân yêu.

Trách Nhiệm với Tổ Quốc, Dân tộc chỉ được hoàn tất khi quê hương VN không còn bị cai trị bởi bè lũ VC bán dân, hại nước, làm tay sai cho Tàu cộng.

Trách Nhiệm với Tổ Quốc, Dân tộc chỉ được hoàn tất khi từng tấc đất linh thiêng của dân tộc do VC dâng cho quan thày, được lấy lại.

Trách Nhiệm với Tổ Quốc, Dân tộc chỉ được hoàn tất khi hoa dân chủ, hạnh phúc nở khắp quê hương.

Danh dự của dân tộc VN chỉ được lấy lại khi người ngoại quốc không còn dám coi thường dân tộc VN.

Danh dự của dân tộc VN chỉ được lấy lại khi người ngoại quốc biết nể trọng dân tộc VN chúng ta - những con cháu của giống Tiên - Rồng kiên cường, bất khuất.

Nguyễn Bách Việt



T ƠN

SƠN NGHỊ
(cảm nghĩ của một người chưa bao giờ là lính).


Bất cứ quốc gia nào cũng có thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dựng nước đã khó, giữ nước lại càng khó hơn. Dựng nước bằng mồ hôi nhưng giữ nước lại bằng máu. Trong phim “The Patriot”, nói về chàng Benjamin Martin vì thù nhà đứng lên thống lãnh đám quân ô hợp (militia), phối hợp với Continental Army đánh đuổi quân đế quốc Anh để giữ độc lập (1775-1783).

Sau khi đánh bại quân đội Anh, đoàn quân ô hợp trở về quê chứng kiến cảnh điêu tàn. Vườn tược tan hoang, nhà cửa thiêu hủy, vợ chết con mất. Tất cả phải xây dựng lại từ đầu nhưng trong lòng họ vẫn tự hào vì đã giữ vững được độc lập của đất nước thuở mới khai sinh.

Cuộc chiến nào cũng thế, phải trả bằng một giá máu và nước mắt. Nhiều người đã nằm xuống, phải hy sinh chính mạng sống của họ để bảo đảm an sinh cho những thế hệ tiếp nối. Quốc gia nào cũng có ngày để tưởng nhớ đến những vị anh hùng đó – Ngày Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial’s Day). Còn những người sống sót sau một cuộc chiến tương tàn thì sao, chúng ta cũng phải ghi nhận công ơn của họ – Ngày Cựu Chiến Binh (Veteran’s Day). Chính họ đã hy sinh một phần đời người, hoặc một phần thân thể cho cuộc chiến để bảo vệ sự trường tồn của đất nước.

Trong Thế Chiến I, gần 4 triệu rưỡi lính Mỹ cầm súng thì đã có 126,000 người tử thương, số còn lại là cựu chiến binh. Thế Chiến II, nước Mỹ chiến đấu bên cạnh quân đội Đồng Minh chống lại phe Trục, kết quả 291 nghìn lính Mỹ bị tử thương trên mặt trận và khoảng 115 nghìn chết vì những lý do khác. Với số người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến lên đến 16 triệu, nếu trừ đi số thương vong, số còn lại cũng là cựu chiến binh. Thế hệ “baby boomer” (1946-1964) không hay biết thế giới vừa may mắn thoát được họa diệt chủng của phát-xít. Chiến tranh Cao-ly (1950-1953), ngoài số lính tử thương là 23,300 người, cũng có hàng trăm nghìn người sống sót trở về từ chiến trận. Rồi cuộc chiến Việt Nam (1959-1975) với hơn triệu binh lính Mỹ đến tham chiến, đã có hơn 58,000 người mạng vong và như thế con số cựu chiến binh Việt Nam lên đến cả triệu. Máu xương của những chiến sĩ đã anh dũng đổ ra với mục đích cổ võ tư tưởng dân chủ tự do. Mỗi năm có một ngày để mọi công dân trong một nước nhớ đến công ơn của họ.

Số phận của những cựu chiến binh ở Hoa-kỳ thật may mắn. Nếu tính con số của 3 cuộc chiến: Thế Chiến 2, Cao-ly, và Việt Nam thì con số cựu chiến binh lên đến mười mấy triệu. Họ được hưởng những tiêu chuẩn đặc biệt về học vấn, việc làm, y tế...v..v. Hiệp Hội Cựu Chiến Binh thành lập năm 1944 (American Veterans of World War II, Korea, and Vietnam, AMVETS), được Tổng thống Truman phê chuẩn năm 1947, bao gồm các cựu quân nhân từ ba cuộc chiến kể trên, (dĩ nhiên, đầu tiên chỉ có cựu chiến binh Thế Chiến 2, theo thời gian gia nhập thêm cuộc chiến Cao-ly, và Việt Nam sau đó). Với một hiệp hội như thế, họ đứng ra tranh đấu quyền lợi, nâng đỡ lẫn nhau để bảo đảm có một cuộc sống thăng bằng như mọi người khác.

Ít ra xã hội đã trả công phần nào cho những người cựu chiến binh vì không thể lấy lại được con mắt đã mù vì miểng đạn, không thể lấy lại đôi chân bị cưa cụt vì đạp phải mìn, cũng không thể lấy lại đôi tay bị cắt cụt vì đạn pháo. Nhưng dù sao những người cựu chiến binh Mỹ vẫn còn may mắn hơn số phận của nhiều chiến binh khác. Những cựu chiến binh người Việt.

Họ là những nạn nhân còn sót lại trong cuộc chiến Việt Nam mà chúng ta không thể không nói đến. Trước hết, họ chiến đấu kiên cường để bảo vệ tổ quốc khỏi rơi vào tay Cộng sản. Sau nữa, họ chiến đấu bền bỉ vì lý tưởng tự do. Ngày 30 tháng 4, 1975, miền Nam sụp đổ vì một lý do nào đó mà kẻ viết bài này chưa đủ kiến thức để kết luận. Đến bây giờ, sau gần 35 năm lưu lạc, đã có một số nhận định về nguyên nhân của sự thất trận ngỡ ngàng – cho cả hai bên, bên thua cũng như bên thắng. Cho dù vì bất cứ một nguyên nhân nào đi chăng nữa, nội tại hay ngoại cảnh, xa hay gần, ta hay người, chúng ta đã mất đi một cơ hội (vĩnh viễn?) mừng ngày Cựu Chiến Binh trên quê hương. Trước 75, đã có ngày tưởng niệm Các Chiến Sĩ Trận Vong nhưng vẫn chưa có ngày ghi ơn những chiến sĩ còn sống sót vì cuộc chiến đang tiếp diễn. Rồi đất nước rơi vào tay bọn đỏ vô thần, để lại gần triệu binh lính hoang mang với một chế độ sắt máu về chính trị và không tưởng về kinh tế.

Và một cuộc trả thù tàn bạo xảy ra trên khắp đất nước miền Nam. Cuộc trả thù không mang tính chất “tắm máu” nhưng là một sự trả thù khủng khiếp, dã man với mỹ từ “cải tạo”. Nó đày đọa tinh thần của những quân nhân kém may mắn không chạy kịp, hoặc không muốn đào thoát vào những ngày cuối cùng. Họ ở lại kiên cường chiến đấu mặc dù lịch sử đã bước qua giờ thứ 25. Tôi đã thấy tận mắt những anh lính Dù cầm súng len lỏi trên những con đường ở Bình Triệu vào giờ thứ 29, 30 gì đó, hiên ngang bắn vào quân thù. Anh bị một băng đạn sau lưng và ngã gục. Máu nhuộm đỏ trên mảnh đất quê hương.

Ngày 30 tháng 4, sau khi nghe tiếng súng nổ thật gần ở chợ Bến thành, tôi lái xe từ bến Chương Dương chạy ngược lại đường Tự do, sang Hồng thập Tự, đến ngã tư Lê văn Duyệt và chứng kiến đoàn quân xe tăng T-54 của cộng quân đi từ xa lộ vào. Sau hơn 30 năm, tôi vẫn còn nhớ tâm trạng hãi hùng khi thấy lá cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam được cắm trên đầu chiếc xe tăng. Tôi không biết nhiều về cộng sản, mặc dù gia đình tôi di cư để trốn họa đỏ năm 1954. Thế hệ của tôi, thế hệ được cha mẹ bồng bế dắt díu vào miền Nam, khi vừa trưởng thành thì mất nước. Những người lớn có nói đến cộng sản, nói đến lý do bỏ vườn tược ruộng nương để ra đi tay trắng nhưng chúng tôi không cảm nhận được những kinh nghiệm xương máu mà thế hệ cha ông tôi đã kinh qua. Nhưng chúng tôi cũng biết được không thể để cộng sản tràn vào miền Nam vì đó là ngày tận thế cuả hơn 17 triệu con dân. Vậy mà tôi thấy chúng đi ngang nhiên trên đường Hồng thập Tự. Tôi nhớ lại lời tiên đoán của cha tôi, về một cáo chung của dân Việt. Tôi rùng mình thật sự.

Chạy ngược về phía ngã tư Bảy Hiền, tôi chứng kiến những người lính buông súng vừa đi bộ, vừa cởi áo lính, chỉ còn chiếc áo thun trắng trên người. Tôi chợt nghĩ đến vành khăn tang trắng toát. Vành khăn đã thắt lên đầu bao nhiêu thiếu phụ mất chồng trên chiến trường; vải sô trắng khoác vội vào người những đứa trẻ thơ. Ngày mai đi nhận xác chồng, quay đi để thấy mình không là mình. Bây giờ, những người lính thiểu não bước đi như những bóng ma. Có thể, gia đình họ còn kẹt lại ở miền Trung, ở miền Tây chưa biết tin tức sống chết thế nào. Họ cầm súng, theo đoàn quân tử thủ thủ đô và tôi không biết họ đang bước về hướng Sàigòn để gặp ai? để làm gì? Đứng bên lề đường vào buổi trưa nắng gắt ngày hôm đó, tôi thấy lòng ngậm ngùi hơn bao giờ.

Đó chính là những Cựu Chiến Binh. Nếu chúng ta thắng, chắc chắn sẽ có một ngày vinh danh họ, một ngày ôn lại những chiến công hiển hách không kể xiết, một ngày có người ở thế hệ thời hậu chiến đại diện đứng lên cúi đầu nói hai tiếng tạ ơn. Lịch sử đã không chiều lòng người. Tiền đồ đã rơi vào tay những người cộng sản. Họ, sau khi cưỡng chiếm miền Nam đã xây dựng một đất nước thế nào? Niềm tin tự hào “chiến thắng giặc Mỹ sẽ xây dựng bằng mười ngày nay” mà họ cố ý gieo vào đầu óc những thanh niên lớn lên ở miền Bắc một cách có hệ thống từ năm 1960 đã thực hiện đến đâu?

Thủ tướng Churchill có nói một câu bất hủ: “Chế độ tư bản bất công khi tạo ra giai cấp giàu nghèo còn chế độ cộng sản lại công bình khi phân chia đều sự nghèo khó.” Tội cho ông Churchill, ông nói câu này dựa trên lý thuyết của Mác và thực tế của dân Nga nhưng ông lại không sống thọ để chứng kiến bọn cộng sản Việt nam phân chia ra hai giai cấp rõ rệt, chẳng khác gì chế độ tư bản: “giai cấp thống trị nắm hết mọi tư liệu sản xuất và giai cấp bị trị gồm đại đa số nhân dân.” Cũng câu nói kinh điển này, họ kêu gọi nhân dân vùng lên để dành lại tư liệu sản xuất, làm chủ lấy cuộc đời mình. Hỡi ôi, tội cho đám dân đen nhẹ dạ, họ đổ máu xương dành lại tư liệu sản xuất để dâng lên cho những ông vua khoác áo đỏ, có răng nanh như một loại hồ tinh, độc ác còn gấp trăm lần những tên Việt gian thời phong kiến, tàn nhẫn còn hơn những tay trùm tư bản. Hoá ra họ áp dụng đúng lõi cốt của chế độ phong kiến và chế độ tư bản. Có lẽ nước Việt Nam là nước có nhiều người nghèo nhất thế giới hiện nay nhưng chắc chắn không thiếu những ông vua con ở đó đang vung tay tiêu xài ngang nhiên như một tay triệu phú, nếu không nói là tỷ phú. Con cháu họ đi du học chuẩn bị để lên kế ngôi như triều đại cha truyền con nối thời phong kiến, một loại chế độ mà họ miệt thị lên án gắt gao.

Cả một thế hệ bị băng hoại trong chiến tranh đã đành, vì thui chột về kiến thức, vì được hun đúc trong tư tưởng hận thù; đến thời hậu chiến, hơn 30 năm, tầng lớp thanh thiếu niên cũng chẳng hơn gì. Họ mất niềm tin, kiến thức căn bản thiếu trầm trọng, trong khi những tệ đoan xã hội thì họ lại theo kịp, nếu không nói hơn, đà tiến hoá của những nước Tây phương. Không nên trách họ, mà hãy trách những kẻ trong tay đang nắm những “tư liệu sản xuất” và xử dụng triệt để công cụ “chuyên chính vô sản”. Một người bình thường, có chút lương tri, nhìn đám dân đen quá khổ cực ít ra cũng nhỏ một giọt nước mắt thương xót. Mà họ có phải ai xa lạ đâu, chính là những người đã nghe theo chính sách của đảng, hy sinh xương máu để tạo nên ngai vàng cho họ ngày hôm nay. Không cần có lòng từ tâm vĩ đại, chỉ cần chút da vàng máu đỏ thôi, đã phải thấy xót xa cho thân phận con người và cố làm một cái gì đó cho dân cho nước chứ không thể ngồi thản nhiên vung vãi tiền bạc qua những buổi “nhất dạ đế vương” thâu đêm suốt sáng. Hoá ra, làm người cộng sản cần phải có lòng ác độc, phải có cái thản nhiên “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.” Cái độc ác từ thời cải cách ruộng đất đã được biến đổi, ghế gớm hơn, khủng khiếp hơn và triền miên hành hạ dân Việt. Người ta đã rùng mình vì lòng độc ác trong thời cải cách:

Nước tôi có Đặng Xuân Khu,
Đâm chết thằng chú bỏ tù thằng cha
(Đặng Xuân Khu, biệt hiệu Trường Chinh đã đấu tố cha mẹ mình đến chết để làm gương cho cả nước noi theo)

Nhưng người ta phải ngậm ngùi và ghê tởm trước sự thản nhiên của những ông vua tư bản đỏ thời hậu chiến. Cái khốn nạn nhất của xã hội Việt nam bây giờ ở chỗ những tên cộng sản gộc thản nhiên phô trương sự vô lương bằng cách sống xa hoa trên xương máu của dân nghèo, chúng lại còn độc ác trù dập những người có lòng từ tâm đối với đám dân oan, đối với tiền đồ của dân tộc. Cái họa đau đớn nhất của nước nhà là ở chỗ đó. Những giáo dân ở Thái hà tụ họp cầu nguyện để đòi cho bằng được mảnh đất thánh đã sở hữu từ thuở nào. Với tấm lòng đơn sơ của đám dân quê lặn lội từ mãi vùng núi xa xôi đến để cầu nguyện, trong tay không có một tấc sắt. Họ chỉ mang theo một niềm tin sắt đá và một tấm lòng bao dung của một người tín hữu. Thế mà đám dân quê vẫn bị trù dập man rợ bởi một hệ thống công lực vũ khí tận răng. Chưa hết, đám sinh viên trẻ đầy tâm huyết xuống đường biểu dương lòng bất khuất chống lại bọn Đại hán với dã tâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ của cha ông. Nên nhớ họ đứng dậy để chống bọn Đại hán thôi chứ những người trẻ tuổi này vẫn tỏ ra tôn trọng quyền lực của đám tư bản đỏ bệnh hoạn, thế mà chúng vẫn huy động hết lực lượng công an và cảnh sát để đàn áp nhóm trẻ. Đến nỗi một cô sinh viên xúc động vừa trách vừa khóc trong một đoạn video ngắn ở YouTube: “Nếu các chú không nói được thì để bọn cháu nói chứ, đâu có thể để bọn Tàu cướp đất của cha ông chúng ta được.” Chuyện chống bọn Tàu khai thác bô-xít ở Tây nguyên cũng được các nhà khoa học, những vị thức giả trong nước cảnh báo để duy trì nguồn tài nguyên cho đám con cháu mai sau, vậy mà bọn chóp bu cộng sản vẫn bình thản phớt lờ, cứ như chúng là đám ngoại kiều lạ lẫm đang sống trên cái mảnh đất khốn khổ đó.

Rồi còn biết bao người với lòng từ tâm, từ giới giáo chức đến những cựu chiến binh, từ luật sư đến nhà văn, từ linh mục đến hòa thượng, từ học giả đến trí thức… họ đều gióng lên tiếng nói của lương tâm, của công bằng, của bác ái. Những tiếng nói đầy nhân bản như thế đều bị coi là phản bội tổ quốc, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. Đành rằng chúng có thể bất lương, đành rằng chúng có thể lòng lang dạ thú nhưng chúng lại dã man bắt tất cả người dân phải sống bất nghĩa với tổ tiên, hành động bất nhân với những thế hệ tương lai như chúng. Thật không có một quốc gia nào trên thế giới lại có những công dân hạng nhất quái gở như vậy.

Suốt bốn ngàn năm lịch sử, chưa có một triều đại nào mà nhà cầm quyền cấm luôn cả đồng bào yêu quê hương, yêu tổ quốc như thế. Có chăng là triều đại của Lê chiêu Thống, của Trần ích Tắc, của những tên “rước voi về dày mồ” để lại hậu quả của hơn một nghìn năm bị bọn thắt bím phương Bắc tràn xuống đô hộ.

Cái số phận nghiệt ngã của một dân tộc mãi đắm chìm trong sự tàn ác của bọn đô hộ, của bọn thực dân khát máu, của một cuộc chiến đầy oan khiên phải chịu đựng đến bao giờ? Ôi! Mẹ Việt nam ơi, vua Hùng ơi, Đức Trần hưng Đạo ơi, anh hùng Lý thường Kiệt ơi, dân tộc Việt nam sẽ còn chịu đựng đau khổ đến khi nào? Hỡi Chúa Phật, hỡi tổ tiên, hỡi những anh hùng hào kiệt nếu sống khôn thác thiêng, xin nhìn đến đám dân Việt khốn nạn chúng con.

Xét cho cùng, chính chế độ, xã hội đã tạo ra những kẻ không có lương tri như vậy. Cái lý thuyết này chẳng lạ gì khi quan Đại-phu Án Anh đã nêu lên từ thời Đông Châu Liệt Quốc. Chuyện kể như thế này:

Án Anh, người nước Tề phụng mệnh vua Tề sang sứ nước Sở. Vua Sở, Sở Linh Vương muốn làm nhục ông nên bày kế dẫn một tù nhân đến trước triều đình.

Sở Linh Vương hỏi: - Tù nhân đó ở đâu? Phạm tội gì?

Có người thưa: - Tên này vốn là người nước Tề, can tội trộm.

Sở Linh Vương nhếch môi nhìn Án Anh hỏi: - Dễ thường người nước Tề hay đi ăn trộm lắm sao?

Án Anh thưa: - Tôi trộm nghe nói quýt xứ Giang-nam đem trồng xứ Giang-bắc, dù quýt ngọt cũng hoá ra chua. Đó là tại phong thổ không giống nhau. Nay người nước Tề khi ở Tề không ăn trộm, mà lúc đến ngụ nơi nước Sở lại sinh ăn trộm, đó cũng tại phong thổ cả.

Ngoài tài đối đáp của Án Anh, ông đã chứng minh một điểm bất di bất dịch, chính phong thổ đã ảnh hưởng đến tính nết của con người. Phong thổ chính là tình trạng địa lý, môi trường và những điều kiện khách quan xã hội nơi con người sinh sống và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến nếp suy nghĩ của mỗi người. Thầy Tăng Sâm lúc còn nhỏ đã vẽ mặt hát nghêu ngao như phường chèo vì mẹ con sống gần rạp diễn tuồng. Thầy lại tập tành buôn bán khi sống gần chợ búa. Mẹ thầy dọn đến gần trường học và thầy đã trở thành một nhà hiền triết. Xem đó, môi trường xã hội thế nào thì con người sẽ trở nên như thế. Môi trường tốt sẽ tạo ra con người tốt và ngược lại. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy là thế. Mãi đến đầu thế kẻ 19, Émile Durkheim (1859-1917) – nhà xã hội học Pháp nổi tiếng – lại xác quyết một lần nữa qua câu nói: “Con người là sản phẩm của xã hội.” Đông và Tây đã gặp nhau khi nói về ảnh hưởng của phong thổ, của xã hội. Xã hội cộng sản tàn ác, quỷ quyệt, và nham hiểm chắc chắn sẽ tạo nên những con người không có lương tri vì chính những kẻ không tim này là sản phẩm của chế độ dã man nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhìn lại suốt hơn 30 năm qua, hơn 80 triệu đồng bào sống lầm than cơ cực; không đủ miếng cơm manh áo, không có lấy một ngày an vui thì thời gian từ 1954 đến 1975 là quãng thời gian vàng son, ngọt ngào nhất. Mỗi khi nhớ lại, mấy ai mà không chép miệng thở dài luyến tiếc. Những thế hệ sau này, nghe cha ông kể lại những vui buồn trong khoảng thời gian đó thường thấy bắt đầu bằng hai chữ huyền thoại như chuyện cổ tích: ngày xưa…

Cái ngày xưa đó mãi mãi nằm yên trong tâm tưởng của người dân miền Nam và mỗi khi nhớ lại, tạ ơn Thượng đế đã ban cho những tháng ngày an vui. Trong 21 năm (1954-1975), tính ra được 7665 ngày bình an chính là nhờ công lao của những chiến sĩ vô danh đã nằm xuống, của những cựu chiến binh còn sống sót. Cho dù ngày vui qua mau nhưng hãy bằng lòng vì chúng ta vẫn may mắn hơn hàng triệu đồng bào ở miền Bắc, triền miên sống trong cơn ác mộng từ năm 1945, không có lấy một ngày vui.

Bây giờ cũng chưa muộn khi ngước nhìn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và thốt lên hai chữ tạ ơn.


Sơn Nghị

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------