NB Việt Thường - Chuyện Thâm Cung Bí Sử Dưới Triểu Đại Hồ Chí Minh
Chương 5
audio
http://blip.tv/file/get/Kynguyen2000-NBVitThngChuynThmCungBSDiTriuIHChMinhChng5550.wmv
Cái Chết Của Các Tướng Việt Gian Cộng Sản Việt Nam
Việt Thường
Những ngày gần đây, dư luận cả ở trong và ngoài Việt Nam cùng ồn ào về những cái chết bí ẩn của một số tướng lãnh của cộng sản Việt Nam. Đó là các đại tướng Lê trọng Tấn, Hoàng văn Thái; trung tướng Đinh đức Thiện và thiếu tướng Phan Bình.
Trong những luồng dư luận khác nhau đó, có luồng mập mờ, chẳng biết có cố ý không, tạo ra hào quang giả xung quanh mấy viên tướng xấu số đó; làm như họ là yêu nước hoặc cấp tiến; làm như họ là những cánh tay đắc lực của nhân vật Võ nguyên Giáp - kẻ mà đã có tác giả viết sách cố bôi vẽ như là người duy nhất hiện nay có thể lái con tàu Việt Nam vượt qua được “tam giác quỷ” vậy !
Bộ máy tuyên truyền kiểu “rỉ tai” của công ty Đỗ Mười-Lê đức Anh-Võ văn Kiệt cũng nhanh nhạy, vội vận hành cả ở trong và ngoài Việt Nam để hướng sự chú ý của dư luận vào mấy cái chết tào lao ấy mà quên mất hướng đấu tranh chính của dư luận hiện nay là đòi hỏi tập đoàn cộng sản tiếm quyền ở Việt Nam phải trả tự do cho các ông Nguyễn đan Quế, Nguyễn Mộng Giao, Nguyễn Hộ và tất cả các tù chính trị khác; phải trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân, nghĩa là hủy bỏ chế độ độc đảng trị của cộng sản, phải có chính sách rõ ràng nhằm bảo vệ tài nguyên và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam v.v... Nhất là dư luận cả ở trong và ngoài Việt Nam càng cần vạch rõ bộ mặt gian manh, lòe bịp của tập đoàn cộng sản tiếm quyền ở Việt Nam trong lúc ra nghị quyết “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất” thì đã bắt giam ông Nguyễn Hộ, một cựu đảng viên cộng sản lão thành vì đã “dám” có ý kiến về việc chung của đất nước !!!
Vậy sự thực về cái chết của mấy viên tướng ấy là thế nào ?
VẪN LÀ TUỒNG CHÈO CỘNG SẢN
Chế độ cộng sản thì ở nước nào cũng vậy, việc thanh toán nhau theo kiểu ma-phi-a là chuyện thông thường. Từ Nga, Tàu, Cu-ba cho đến Bắc-hàn đều là như vậy. Việt Nam cũng không qua qui luật đó. Tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh ngay từ lúc chưa tiếm được quyền thống trị cho đến lúc làm được cuộc đảo chính “nhẹ nhàng” để xóa bỏ chính phủ Liên hiệp chống Pháp ở Việt Nam, thực hiện độc tài đảng trị của cộng sản, bao giờ cũng coi chân lý “chính quyền được đẻ từ họng súng” là bất di bất dịch và “đảng cộng sản phải độc quyền lãnh đạo và quản lý lực lượng vũ trang”. Đấy chính là bi kịch của các viên tướng cộng sản ở Việt Nam.
Người đầu tiên bị làm vật hy sinh là Phùng chí Kiên. Bởi vì Phùng chí Kiên nguyên là thiếu tướng của hồng quân Nga-xô, được bổ xung vào ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Đông dương và đặc trách lực lượng quân sự. Kẻ nào tố cáo để lính của thực dân Pháp phục kích bắn chết Phùng chí Kiên vào giữa năm 1944 ở Việt Bắc có thể cũng là kẻ chỉ điểm cho Pháp bắn chết trung tướng Nguyễn Bình ở miền Nam Việt Nam sau này.
Vì Phùng chí Kiên chết nên lực lượng vũ trang của tập đoàn Hồ chí Minh mới được trao cho Võ nguyên Giáp và Chu văn Tấn phụ trách. Để sau này trung đội trưởng Võ nguyên Giáp và chính trị viên trung đội Chu văn Tấn được Hồ chí Minh phong cho kẻ là đại tướng tổng tư lệnh, kẻ là thượng tướng. Nghiễm nhiên qua hai nhân vật này mà Hồ chí Minh đã củng cố được quyền lực cá nhân một cách trọn vẹn. Cho nên dù Trung cộng có cho Nguyễn Sơn là một đại tướng của hồng quân Trung hoa trở về thì Hồ chí Minh vẫn chỉ gắn cho lon trung tướng, đứng sau cả Chu văn Tấn lẫn Võ nguyên Giáp và cử vào khu 4 (cũ) cho cách xa với biên giới Việt Nam.
Bước vào chiến dịch Điện biên phủ 1954, để tranh thủ sự ủng hộ hết mình của Trung cộng và cũng để ngăn ngừa dần uy tính và quyền lực của Võ nguyên Giáp, Hồ chí Minh đã lôi Nguyễn chí Thanh từ khu Năm ra, cho đeo lon đại tướng, giữ chức chủ nhiệm tổng cục chính trị kiêm phó bí thư quân ủy trung ương, phụ trách cả về tổ chức trong quân đội. Để một đại tướng đi học trường Tây thuộc địa (Albert Sarraut), có cử nhân luật đứng chung mâm cỗ với một đại tướng xuất thân cố nông và thiếu học lại còn ghét nhau như chó với mèo, cho nên Hồ chí Minh không còn sợ quân đội làm phản.
Sau chiến thắng Điện-biên phủ 1954, uy tín của đại tướng Võ nguyên Giáp lên như cồn ở cả trong nước và ngoài nước. Bởi vì lúc đó ít ai biết rằng Điện-biên phủ của Võ nguyên Giáp có mặt các cố vấn Trung cộng là tướng La quy Ba về tổ chức và đại tướng Trần Canh cùng nguyên soái Vi quốc Thanh chỉ đạo về chiến dịch và tác chiến. Vì thế, thông qua bàn tay của của đại tướng cố nông Nguyễn chí Thanh, Hồ chí Minh đã tỉa bớt vây cánh của Võ nguyên Giáp. Đó là việc các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng bộ quốc phòng; đại tá Đỗ đức Kiên, cục trưởng tác chiến; đại tá Lê trọng Nghĩa, cục trưởng quân báo... bị bắt. Trước đó là việc đề cử Văn tiến Dũng vào ghế tổng tham mưu trưởng thay chỗ của Hoàng văn Thái, một trung tướng được coi là thân cận nhất của Võ nguyên Giáp, và ghế chủ nhiệm tổng cục hậu cần thì vào tay thiếu tướng Nguyễn thanh Bình, cháu rể của Lê đức Thọ (sau này Nguyễn thanh Bình, dưới thời Nguyễn văn Linh, leo lên ghế ủy viên bộ chính trị, phụ trách thường trực ban bí thư).
Cần nhớ rằng, từ lúc đảo chính lật đổ chính phủ Liên hiệp Hồ chí Minh đã quân phiệt hóa chính phủ của ông ta. Cụ thể là : đại tướng Võ nguyên Giáp là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng; đại tá Phạm Hùng, phó thủ tướng phụ trách tài mậu; đại tá Hà kế Tấn, bộ trưởng bộ thủy lợi; thiếu tướng Phan trọng Tuệ, bộ trưởng bộ giao thông và bưu điện; thiếu tướng Ngô minh Loan, bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ; thiếu tướng Lê Liêm, thứ trưởng thứ nhất kiêm bí thư đảng đoàn bộ văn hóa (bộ trưởng Hoàng minh Giám chỉ là bù nhìn); thiếu tướng Đỗ Mười, phó thủ tướng; các trung tướng Phạm Kiệt và thiếu tướng Viễn Chi, đại tá Nguyễn công Tài giữ ghế thứ trưởng bộ công an; thiếu tướng Dương quốc Chính, bộ trưởng bộ nội vụ (còn có tên là thiếu tướng Lê hiến Mai, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị); trung tướng Hoàng văn Thái và đại tá Nguyễn văn Quạn giữ các ghế chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao trung ương; thiếu tướng Trần đại Nghĩa, phó chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước; thượng tướng Chu văn Tấn, phó chủ tịch quốc hội; trung tướng Trần tử Bình, đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung cộng; thiếu tướng Thiết Hùng, đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bắc Hàn; thiếu tướng Trần Sâm, bộ trưởng bộ vật tư v.v... Và, ngay cái gọi là hội đoàn quan trọng cũng do quân đội nắm giữ như đại tá Nguyễn đình Thi, tổng thư ký hội liên hiệp văn học nghệ thuật; đại tá Đỗ Nhuận, tổng thư ký hội âm nhạc; trung tá Hà minh Tuân, giám đốc Nhà xuất bản văn học. Ngay cả Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ chí Minh cũng là thiếu tướng. Sự thật là thế đấy, nhưng cả trong nước lẫn ngoài nước ít ai quan tâm đến tính chất quân phiệt của chính quyền Hồ chí Minh từ đó cho đến tận bây giờ.
Lính và công an là công cụ chuyên chính của tập đoàn cộng sản tiếm quyền, là chỗ dựa để họ có thể tồn tại. Cho nên cả Nga-xô và Trung-cộng đều muốn vươn tay nắm lấy lực lượng vũ trang của chư hầu. Đó là việc thiếu tướng hồng quân Nga-xô Phùng chí Kiên được cho về Việt Nam cũng như tướng Trung cộng Nguyễn Sơn vậy. Ở trong nước thì từ Hồ chí Minh cho đến Lê Duẩn, rồi Nguyễn văn Linh và nay là Đỗ Mười, tất cả đều cố nắm lấy binh lính và công an, càng độc quyền bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đấy chính là nguyên nhân khiến cho dưới chế độ cộng sản một số nhân vật trong lực lượng vũ trang được nhảy vượt cấp nhanh như tên lửa, kiểu như Võ nguyên Giáp, Nguyễn chí Thanh, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu v.v... và số khác thì bị chết không kèn không trống như Đặng kim Giang, Chu văn Tấn, Nguyễn văn Vịnh v.v... hoặc chết một cách mờ ám như Phùng chí Kiên, Nguyễn Bình, Nguyễn chí Thanh, Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn v.v...
SỰ ĐỘC TÀI CỦA HAI CHÀNG HỌ LÊ
Có một số người ly khai đảng cộng sản Việt Nam đã viết sách phê phán những sai lầm của tập đoàn cầm quyền chóp bu của đảng cộng sản nhưng vẫn tránh né kẻ phạm tội lớn nhất là Hồ chí Minh. Thậm chí qua cách mô tả của những vị ấy thì Hồ chí Minh cũng bất lực trước sự “tả khuynh” của tay chân như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê đức Thọ v.v... Thậm chí trong cuộc họp của trung ương đảng Hồ chí Minh còn bị thiểu số tán thành như về biểu quyết Nghị quyết 9 (khóa 3) chẳng hạn. Có thể các vị đó đã mô tả đúng sự thật của hiện tượng và qua hiện tượng đó mà đồng nhất với bản chất của sự việc. Mà cũng có thể vì còn nằm trong sự quản lý của cộng sản nên “tạm thời” nhắm mắt làm ngơ một số sự việc cụ thể để núp dưới cái thây ma của Hồ chí Minh mà “đấu tranh” với đệ tử của ông ta. Nhưng thật là khó hiểu khi có vị úp mở đề nghị “không nhắc đến những người đã quá cố vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu họ bị lên án”(!) Kiểu lý luận này có lẽ nên đốt hết các sách nói về từ Tần thủy Hoàng đến Hitler, Staline và ở Việt Nam thì đừng “nhắc đến” Lê chiêu Thống, Nguyễn Ánh và Hồ chí Minh v.v... Vậy mà vị đó hay khoe kiến thức, “nhắc đến” đủ cả Marx, cả v.v..!!!
Chỉ cần một sự thông minh bình thường, một sự can đảm vừa đủ và chịu khó quan sát thì sẽ thấy Hồ chí Minh chính là một thứ Staline ở Việt Nam. Cái trò khóc trong “sai lầm” của cải cách ruộng đất rồi tự “giáng chức” của mình chẳng khác nào kiểu Tào Tháo tự cắt râu để trừng phạt việc để ngựa dẫm vào lúa của dân. Cả cái bộ xậu chóp bu của cộng đảng khi đứng trước Hồ chí Minh đều ngoan như cừu non trước sói dữ. Có hai người duy nhất là Hồ chí Minh không gọi bằng chú và xưng là bác, đó là ông già Tôn đức Thắng, lớn hơn Hồ chí Minh hai tuổi và người thứ hai là Lý Ban, ủy viên dự khuyết trung ương của đảng cộng sản Việt Nam nhưng lại là ủy viên trung ương chính thức của Trung cộng. Vì thực chất Lý Ban là phái viên của Mao bên cạnh Hồ. Cho nên Hồ chí Minh gọi Lý Ban là tiên sinh. Còn tất cả đều bị gọi là “chú” và tự xưng là “bác” hoặc “bác Hồ”. Với nhân dân thì dù từ đứa trẻ sơ sinh cho tới cụ già bằng tuổi anh cả của mình, Hồ chí Minh đều xưng là bác và ngang ngược đến mức các bài viết công khai đều ký tên là “Bác Hồ” (nếu ai đó cố quên thì hãy xem lại báo Nhân dân lúc Hồ còn sống thử xem, hay là điều này cũng không nên “nhắc đến”?). Khái niệm “Bác” của Hồ chí Minh chính là đồng nghĩa với “Trẫm” hoặc “Cô” của các vua ngày xưa vậy!
Với những người cách mạng chân chính, muốn có sự công bằng ở nông thôn Việt Nam thì “cải cách ruộng đất” là cần thiết và cách thức đã tiến hành cải cách ruộng đất là sai lầm. Nhưng, với Hồ chí Minh thì “cải cách ruộng đất” là cái bánh vẽ còn cách thức tiến hành cải cách ruộng đất là thủ đoạn để củng cố quyền lực cá nhân; hạn chế uy tín và anh hưởng của một số nhân vật cộng sản như Trường Chinh, Hoàng quốc Việt; vùi dập các đảng phái, các tôn giáo, các nhân sỹ trí thức yêu nước khác nhằm vô hiệu hóa quốc hội khóa 1, trấn áp các thành viên chính phủ Liên hiệp không là cộng sản để làm đảo chính nhẹ nhàng chuyển giao quyền lực của một chính quyền liên hiệp đa đảng vào tay cộng sản độc đảng trị.. Và, Hồ chí Minh đã nắm trong tay quyền lực tuyệt đối : chủ tịch đảng cộng, chủ tịch nước, chủ tịch hội đồng quốc phòng và thủ tướng chính phủ !!! Đó là một sự thật cần phải “nhắc đến”. Cho nên nếu quả thực Hồ chí Minh thực tâm nhận thâý cách thức tiến hành cải cách ruộng đất sai lầm thì chẳng cần chảy nước mắt cá sấu và tự cách chức (mà vẫn cứ là nhân vật số 1 tuyệt đối, vì Hồ không làm chủ tịch đảng cộng, lùi xuống làm tổng bí thư đảng cộng, nhưng có ai khác ngồi vào cái ghế chủ tịch đảng cộng đâu; Hồ vẫn là chủ tịch nước, chủ tịch hội đồng quốc phòng và thủ tướng chính phủ). Mà, cùng với việc sửa sai ở nông thôn cũng như hạ chức một số nhân vật như Trường Chinh (thôi chức tổng bí thư đảng cộng nhưng vẫn là ủy viên bộ chính trị và chủ tịch quốc hội); Hoàng quốc Việt (từ dự khuyết bộ chính trị xuống ủy viên trung ương đảng cộng); Hồ viết Thắng (thôi là ủy viên trung ương đảng cộng); Nguyễn đức Tâm (thôi là ủy viên dự khuyết trung ương) v.v... thì phải chí ít cũng giữ nguyên chức cho các vị đã có công phát hiện ra sai lầm trong tiến hành cải cách ruộng đất như bộ trưởng tư pháp Vũ đình Hòe; luật sư Nguyễn Mạnh Tường, chủ tịch hội luật gia, ủy viên trung ương Mặt trận Liên Việt; thứ trưởng bộ Văn hóa Đỗ đức Dục và v.v... chứ có đâu lại thải hồi luật sư Nguyễn mạnh Tường, cất chức thứ trưởng của ông Đỗ đức Dục, xóa bỏ bộ tư pháp và huyền chức bộ trưởng của ông Vũ đình Hòe, cũng như ra lệnh không cho các đảng Dân chủ và Xã hội được kết nạp đảng viên mới. Đã thế lại còn thành lập một chi bộ cộng sản ngay trong lòng các đảng Dân chủ và Xã hội để lãnh đạo... “đảng bạn”!!! Trong khi đó Hoàng quốc Việt giữ chức chủ tịch Tổng công đoàn kiêm chủ tịch Mặt trận Liên Việt; Hồ viết Thắng sau đó giữ chức bộ trưởng bộ lương thực và thực phẩm (thay Ngô minh Loan) rồi lại sang làm bí thư đảng đoàn của ủy ban Khoa học và Kỹ thuật; còn Nguyễn đức Tâm từ chức tổng cục trưởng tổng cục thống kê chuyển ra lên chức bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh để đến khóa 6 cộng đảng leo lên ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư, phụ trách trưởng ban tổ chức trung ương (giữ cái ghế của Lê đức Thọ) và nay già khọm mà vẫn được là cố vấn cho ban chấp hành đảng cộng nữa kia. Đây cũng là một sự thật rành rành dù mù mà không điếc thì cũng nghe loa phát thanh ông ổng cả ngày hay điếc mà không mù thì sách báo nào cũng nói đến, viết đến những điều đó. Vậy có nên “nhắc đến” không, hay vì Hồ chết không thể tự bào chữa thì nên quên đi cho có vẻ công bằng và quân... tử ?(!)
Hồ chí Minh là kẻ đem mầm bệnh AIDS cộng sản vào Việt Nam. Cũng chính Hồ chí Minh là kẻ nghĩ ra và tổ chức cuộc đảo chính của cộng đảng lật đổ chính phủ Liên hiệp, vô hiệu hóa quốc hội khóa 1, phản bội lại nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, phản bội các đảng phái quốc gia, các tổ chức tôn giáo, các nhân sỹ trí thức yêu nước để tiếm quyền thống trị ở Việt Nam, dựng nên một mô hình chính quyền độc tài toàn chế, hiếu chiến, khát máu mà lịch sử Việt Nam chưa từng có.
Khi Hồ chết, đã để lại cẩm nang cai trị độc tài cho hai anh chàng họ Lê. Đó là Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hai người này đều do Hồ chí Minh “giới thiệu”, Lê Duẩn thì giữ ghế bí thư thứ nhất đảng cộng hộ Hồ vì Hồ “quá bận” nên trở lại làm chủ tịch đảng; còn Lê đức Thọ thì từ cái ghế phó ban tổ chức trung ương (dưới Lê văn Lương, là người thân cận của nhóm Trương Chinh, Hoàng quốc Việt) nhảy lên ghế trưởng ban tổ chức trung ương, làm xếp của Lê văn Lương; chẳng qua bầu bán gì. Đã thế Lê Duẩn lại còn được Hồ chỉ định giữ thêm ghế bí thư quân ủy trung ương với hai phó bí thư là Võ nguyên Giáp và Nguyễn chí Thanh, nghĩa là Võ nnguyên Giáp “tự dưng” từ ghế bí thư quân ủy tụt xuống phó bí thư cho ngang với Nguyễn chí Thanh, tuy rằng vẫn còn là bộ trưởng quốc phòng và đại tướng tổng tư lệnh. Cho nên ai đó không muốn “nhắc đến” sự thật trên mới ngộ nhận cho rằng Hồ ưu ái định đưa Võ nguyên Giáp lên ghế tổng bí thư cộng đảng vì thấy Võ nguyên Giáp có uy tín lớn, đã thay mặt đảng trấn an được lòng dân sau “sai lầm” của cải cách ruộng đất. Sự thực là vì thấy Võ nguyên Giáp có uy tín cao nên Hồ chí Minh mới để Lê Duẩn vào ghế bí thư thứ nhất và cho chiếm luôn ghế bí thư quân ủy của Võ nguyên Giáp. Đưa Võ nguyên Giáp ra thay mặt đảng xin lỗi về “sai lầm” cải cách ruộng đất là Hồ chí Minh muốn kiểm tra lại mức độ uy tín của Võ nguyên Giáp với nhân dân như thế nào để quyết định có lợi nhất cho sự độc tài của bản thân. Lê Duẩn được Hồ chí Minh lựa chọn vì : 1) bản thân Lê Duẩn không có uy tín lớn trong đảng cộng như Trường Chinh, Lê văn Lương, Hoàng quốc Việt, nhất là chẳng có tí công lao nào trong cái gọi là cách mạng tháng tám (vì Lê Duẩn lúc đó vẫn còn bị tù ở Côn đảo); 2) ngay từ dưới thời Nguyễn văn Cừ làm tổng bí thư cộng đảng thì trong báo nội bộ, Lê Duẩn là người đầu tiên đã viết bài ca ngợi Hồ chí Minh, trước cả Trường Chinh, Võ nguyên Giáp và nhà thơ “ống đu đủ” Tố Hữu.
Đặt Lê Duẩn vào chức vụ quan trọng nhất của đảng và của quân ủy, Hồ chí Minh biết rằng Lê Duẩn thiếu chân rết làm chỗ dựa, vì thế đã đưa Lê đức Thọ vào ghế trưởng ban tổ chức trung ương để tạo dựng vây cánh cho Lê Duẩn. Bởi vì Lê đức Thọ là người có công “phát hiện” ra Lê Duẩn bị xếp bất hợp lý ở chức trưởng phòng dân quân Nam bộ, đã giới thiệu và ủng hộ Lê Duẩn vào ghế bí thư trung ương cục miền Nam. Về tình cảm thì còn đi xa hơn nữa. Đó là nữ “thư ký riêng” của Lê đức Thọ được giới thiệu sang làm thư ký cho Lê Duẩn và sau đó thành bà vợ hai của Lê Duẩn. Còn cô gái miền Nam xinh đẹp được tổ chức giới thiệu làm thư ký cho Lê Duẩn thì Lê đức Thọ nhận về “đào tạo lại” và lấy làm vợ hai của mình. Cả hai đều “đạo đức cách mạng sáng ngời”, đều nói thì “giải phóng phụ nữ, một vợ một chồng” nhưng bản thân lại theo chế độ đa thê, nghĩa là nói một đằng làm một nẻo hệt như Hồ chí Minh vậy. Đây cũng là một sự thật rành rành, rất nên “nhắc đến”.
Vị viết sách “khuyên” rằng không nên “nhắc đến” người đã chết lại còn tài đến mức đoán được ý nghĩ của Hồ trong thâm cung cân nhắc, nặng về phía Lê Duẩn hơn Võ nguyên Giáp vì tuy rất yêu Võ nguyên Giáp nhưng Lê Duẩn lại có “thâm niên” ở tù ! Nếu quả là có sự lựa chọn mà tiêu chuẩn phải ỡ tù nhiều năm và được Hồ yêu thì tại sao không lựa Phạm văn Đồng ? Ai cũng biết Phạm văn Đồng ở đủ các nhà tù, kể cả Côn đảo, lâu không kém gì Lê Duẩn, lại còn bị lao teo một bên phổi (hơn Lê Duẩn rồi đấy), lại cũng là ủy viên bộ chính trị, lại là phó của Hồ trong cái ghế phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, lại là người đi theo Hồ suốt nhiều năm tháng khi Hồ bôn ba bên Tàu (hơn cả Lê Duẩn và Võ nguyên Giáp) và được Hồ yêu “công khai” đến mức ai đã ở Bắc Việt Nam từ 1954-1969 đều biết.
Dám nhìn thẳng vào cuộc đời hoạt động của Hồ chí Minh sẽ thấy rằng Hồ bao giờ cũng nghĩ và làm thế nào để đưa lợi ích cho bản thân trước hết, hoàn toàn gạt chuyện tình cảm ra ngoài. Một thí dụ rõ nhất là việc Hồ chỉ điểm cho thực dân Pháp bắt cụ Phan bội Châu. Hồ đã tạo ra nhóm Lê Duẩn, Lê đức Thọ chính là để quân bình với lực lượng Trường Chinh, Lê văn Lương, Hoàng quốc Việt trong đảng và với Võ nguyên Giáp trong quân đội. Hai phe tự kiềm chế nhau khiến Hồ xử dụng cả hai phe lúc hơi “tả”, lúc hơi “hữu” để giữ yên cái ghế độc tài của Hồ, né mọi toan tính của cả Kremlin lẫn Bắc-kinh làm ảnh hưởng đến quyền lực của Hồ.
Từ khi được Hồ chí Minh cất nhắc, hai anh chàng họ Lê ra sức củng cố lực lượng, cả trong Nam, cả ngoài Bắc. Quân đội, công an và cơ quan tuyên huấn được quan tâm đến nhiều và trước nhất. Mua chuộc một số chân tay của Trường Chinh như Tố Hữu, Hoàng Tùng. Hoán chỗ một số khác như chuyển thiếu tướng Ngô minh Loan, đang là thứ trưởng bộ công an, sang bộ công nghiệp nhẹ; đưa tướng Trần Độ (nguyên là bảo vệ của Trường Chinh) vào Nam; đưa trung tướng Trần tử Bình sang làm đại sứ tại Tàu cộng, thiếu tướng Thiết Hùng sang làm đại sứ Bắc Cao-ly. Các tướng Vương thừa Vũ, Trần quý Hai cho ngồi chơi xơi nước; trung tướng Đặng kim Giang cho vào tù; quản thúc trung tướng Nguyễn văn Vịnh trong tòa biệt thự ở đường Cao bá Quát (Hà-nội) v.v... Các đệ tử ruột của Võ nguyên Giáp cũng bị cho đi Nam như trung tướng Hoàng văn Thái, các thiếu tướng Lê trọng Tấn, Vũ Lăng v.v... Lôi kéo được nhóm như thượng tướng tổng tham mưu trưởng Văn tiến Dũng; trung tướng Song Hào (chủ nhiệm tổng cục chính trị sau Nguyễn chí Thanh); thiếu tướng Lê hiến Mai, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị; Phùng thế Tài, tổng tham mưu phó kiêm tư lệnh phòng không không quân và v.v... Dùng Trần hữu Dực, ủy viên trung ương đảng làm phó thủ tướng kiêm trưởng ban nội chính để kèm Trần quốc Hoàn là bộ trưởng công an, ủy viên dự khuyết bộ chính trị. Đỗ Mười được nâng lên ghế phó thủ tướng, còn cái ghế bộ trưởng nội thương được trao cho cháu rể Lê đức Thọ là Nguyễn thanh Bình (sau sang nắm bộ thủy lợi). Tướng Đinh đức Thiện, em ruột của Lê đức Thọ, được trao ghế chủ nhiệm tổng cục hậu cần. Khu tự trị Việt Bắc tuy trong tay các đàn em của Trường Chinh là thượng tướng Chu văn Tấn và thiếu tướng Bằng Giang, nhưng trái tim của khu tự trị Việt Bắc là khu gang thép Thái Nguyên lại do tướng Đinh đức Thiện làm bí thư đảng ủy ! Tuy chỉ đeo lon đại tá, nhưng Phạm Hùng được đưa vào bộ chính trị và ngồi bên cả đại tướng Võ nguyên Giáp, đồng thời giữ ghế phó thủ tướng phụ trách tài mậu (tài chính và mậu dịch). Quảng Ninh là một tỉnh biên giới với Trung cộng, lại là vùng than đá, mảnh đất tập trung của “giai cấp công nhân” đột nhiên được đón nhận một cán bộ miền Nam tập kết còn nằm trong ẩn số là Nguyễn thọ Chân ra làm bí thư tỉnh ủy, thay cho Hoàng Chính, một đệ tử ruột của Trường Chinh, bị kéo về trung ương ngồi đánh... cờ tướng cả ngày. Sau đó Nguyễn thọ Chân được đưa qua Nga-xô làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì tay đao phủ của cải cách ruộng đất, đã bỏ Trường Chinh thờ hai chàng họ Lê, là Nguyễn đức Tâm, được cho giữ chức bí thư tỉnh ủy !
Cái mầm độc tài Hồ chí Minh bén rễ, nảy cành; cái mầm bệnh Aids cộng sản do Hồ chí Minh lây truyền, đã làm mất khả năng đề kháng trên mọi bình diện, những gì là truyền thống Việt Nam, được bắt đầu và phát triển như sơ lược tóm tắt ở trên. Đấy là những sự thật rành rành mà ai cũng có thể đọc được trong các sách báo của cộng sản ở Việt Nam “sản xuất”, chắc chắn là đã có tô hồng và bóp méo rồi đấy. Nếu nghe theo “nhà cách mạng cơ hội” mà không “nhắc đến” thì chẳng cứ lứa tuổi thanh niên của người Việt Nam ở hải ngoại mà ngay cả ở trong nước cũng sẽ chẳng biết đến những sự thật đã là nguyên nhân khiến Việt Nam nghèo khổ như ngày nay và v.v... Không “nhắc đến” những sự thật đó, có lợi cho ai, có hại cho ai ? Mọi người có thể thấy rõ diện mạo của cái vị tự phong đủ mọi thứ cho mình.
Tổ tiên chúng ta đã dạy phải “ôn cố tri tân”. Nếu bỏ quên những bài học lịch sử mà không “nhắc đến” thì chắc chắn thế hệ thứ ba của người Việt Nam chúng ta hiện nay và cả thế hệ thứ tư nữa, cũng sẽ lại tiếp tục rơi vào tay các loại cạm bẫy của cộng sản, chỉ vì đi theo tấm bảng chỉ đường của các loại cò mồi, cơ hội, hoạt đầu chính trị đang ra sức vo ve như ruồi nhặng, trước bộ xương gầy còm cõi của Việt Nam, đang bị tụi mại bản đỏ Đỗ Mười - Lê đức Anh - Võ văn Kiệt câu kết với các ngoại bang xanh, đỏ để bòn tỉa và hút máu.
CÓ CHẾT NHƯNG KHÔNG BÍ ẨN
Đảng cộng sản Việt nam vẽ ra cho mình mấy ngày thành lập. Lúc thì ngày 6-1, lúc thì 3-2.
Hồ chí Minh vẽ ra mấy di chúc để tiện dùng cho các đệ tử, tùy thời, tùy lúc.
Bộ chính trị cộng sản vẽ cho Hồ mấy ngày chết. Lúc thì ngày 3-9, bây giờ lại là 2-9. Và v.v..., hàng vạn thứ vẽ !!!
Cộng sản là thế đấy. Cái gì cũng mập mờ và bí ẩn. Nhưng thực ra thì tất cả đều tào lao, cũng như cái chết của các tướng Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn, Đinh đức Thiện và Phan Bình vậy.
Đại tướng Hoàng văn Thái là sui gia với đại tướng Võ nguyên Giáp. Quen biết nhau từ khi Võ nguyên Giáp được Hồ chí Minh giới thiệu vào học ở trường quân sự Hoàng Phố (bên tàu) và cho đến ngày Võ nguyên Giáp được trao quyền tư lệnh quân đội thì chính đại tướng Võ nguyên Giáp đã lựa chọn và giới thiệu với Hồ chí Minh để cho Hoàng văn Thái giữ chức tổng tham mưu trưởng. Lúc đó vì cần có sự thống nhất và đoàn kết trong bộ tư lệnh và tham mưu nên Hồ chí Minh chấp nhận để hiệu quả đánh đấm của quân lính được cao nhất. Xung quanh tướng Giáp lúc đó, ngoài Hoàng văn Thái, giữ ghế tổng tham mưu trưởng, còn có các cấp tá xuất thân học sinh, sinh viên như Đỗ đức Kiên, Lê minh Nghĩa, Vũ Lăng, Lê trọng Nghĩa v.v... các tướng thao lược như Thiết Hùng, Vương thừa Vũ v.v... và cả cục trưởng cục tác chiến Trần văn Quang rất cần cù, tận tuỵ (người dính đến báo cáo về tù nhân Mỹ ở Việt Nam sau 1975).
Sau chiền thắng quân lính thực dân Pháp 1954 ở Điện-biên phủ, tiếng tăm của Võ nguyên Giáp lừng lẫy cả ở trong và ngoài Việt Nam. Cho nên Hồ chí Minh đã nghĩ đến việc khống chế viên đại tướng tổng tư lệnh, có tầm thước của Napoléon và cũng rất “mê” Napoléon này, bằng cách tỉa chân tay. Vì thế, ngay 1957, chẳng có lỗi lầm gì mà Hoàng văn Thái (lúc đó là trung tướng) bị giáng chức từ tổng tham mưu trưởng xuống tổng tham mưu phó và Văn tiến Dũng đang là đại đoàn trưởng đại đoàn đồng bằng được đặt lên ghế tổng tham mưu trưởng, đeo lon thượng tướng. Vợ Văn tiến Dũng là Đặng thị Kỳ được ngồi ở ban tổ chức trung ương, dưới trướng Lê đức Thọ.
Những việc công khai đều được đăng trong tiểu sử của Hoàng văn Thái, ngày bị chết, ở hầu hết các báo hàng ngày của cộng sản Việt Nam. Còn những điều riêng tư thì chỉ số ít có dịp “quan sát” mới thấy. Đó là Hoàng văn Thái chẳng hề có tinh thần cởi mở hoặc vì dân, vì nước chút nào. Mà tất cả đều vì cái ghế ngồi của bản thân. Từ sự ngậm miệng ăn tiền, luôn luôn ngoan ngoãn theo cái gậy chỉ huy của cấp trên cho đến quan tâm cả đến những gì mà cấp trên thích thú. Thí dụ : thời gian vào Nam chỉ huy quân lính, Hoàng văn Thái được nghe phổ biến về sự “thống nhất đặc biệt” của ba nước Đông dương cả chính trị, quân sự lẫn kinh tế v.v... Nào là trại bò giống ở Ba Vì (Hà-tây) có nhiệm vụ cung cấp tinh trùng viên để cải tạo toàn thể đàn bò của Việt-Miên-Lào; nào là hết bí thư trung ương đảng cộng Hoành Anh rồi lại ủy viên trung ương đảng cộng Võ thúc Đồng thay nhau lãnh đạo ủy ban nông nghiệp trung ương cùng với bộ trưởng đặc trách kỹ thuật nông nghiệp Nghiêm xuân Yêm và Viện trưởng khoa học nông nghiệp Bùi huy Đáp, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trông ngô ở cao nguyên Bô-lô-ven (cứ làm như đấy là đất của cộng sản Việt Nam) v.v... Cả bộ xậu trong bộ chính trị cộng đảng cho đến các nhân vật nòng cốt từ miền Nam ra họp đều thi nhau đi thăm trại bò giống. Hoàng văn Thái cũng thế, có thể cưỡi trực thăng lên Ba-vì, cả ngày âu yếm ngắm những con bò đực nặng gần một tấn, được ăn ở sung sướng gấp ngàn lần cán bộ công nhân viên của trại. Thế nhưng lại không thể có một phút nào rảnh rỗi để thăm hỏi những thương bệnh binh từ Nam chuyển tải ra, mặc dù xương máu của những người đó đã đánh bóng những ngôi sao cấp tướng của Hoàng văn Thái. Cũng giống Võ nguyên Giáp, lúc nào cũng bộ đồ cấp tướng màu cỏ úa sẫm, nếp là thẳng tắp, giày da đen bóng đến có thể soi gương, bộ mặt phì nộn trông hoàn toàn xa lạ với mặt xanh bủng, gầy ốm của binh lính dưới quyền. Hoàng văn Thái có biệt tài là, khác với tướng lãnh khác, không hề lúc hứng chí “làm thơ” hoặc bàn về “văn học nghệ thuật” (như kiểu đại tá Đặng Tính). Hoàng văn Thái chỉ chuyên tâm về quân sự mà nếu có nói và viết thì cũng là những điều cấp trên đã bàn đến như thế, như thế v.v... Chưa bao giờ Hoàng văn Thái dám thắc mắc về những “bão táùp” xảy ra trên đất nước, như tướng Vương thừa Vũ thắc mắc về cách thức tiến hành cải cách ruộng đất; như tướng Đặng kim Giang về vấn đề dân chủ; như trung tướng Nguyễn văn Vịnh về chính sách ở miền Nam hoặc như tướng Tô Ký về việc hành quyết một số tân binh gọi là “vô kỷ luật” v.v... Lúc nào cũng âm thầm, không chơi trội. Đó là đặc tính của Hoàng văn Thái cũng như một đặc tính nữa là rất “cảnh giác cách mạng” cũng như tuy to béo nặng nề mà lại nhanh hơn chuột lắt. Như trong bữa tiệc chiêu đãi cầu thủ bóng đá của các nước Việt Nam (phía Bắc), Bắc Cao-ly và Tàu cộng ở cửa hàng du lịch ở Hà-nội (nhà hàng Ritz cũ ở góc Hàng Khay - Bà Triệu), Hoàng văn Thái chủ trì buổi chiêu đãi với tư cách chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao trung ương. Tiệc đang rôm rả đột nhiên mất điện. Đèn chỉ bị tắt trong khoảng... hai phút thì sáng trở lại. Ấy thế mà khi đèn sáng lại, tất cả đều ngồi yên tại chỗ, kể cả các đại tá Nguyễn văn Quặn, phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao trung ương; đại tá Lê Hiền, tư lệnh đơn vị bảo vệ Hà-nội kiêm giám đốc Sở thể dục thể thao Hà-nội và trung tá Ngô Luân, tổng thư ký ủy ban thể dục thể thao trung ương, còn chỗ Hoàng văn Thái thì... bỏ trống. Mọi người ngạc nhiên trước sự biến mất của Hoàng văn Thái thì, bỗng thấy cái thân hình đẫy đà đó, đang núp từ xó cửa cuối phòng ăn, đi ra. Vẫn đường bệ và mặt không hề... biến sắc. Đúng là tướng có khác !
Ngoan ngoãn, an phận, ngậm miệng ăn tiền, cuối cùng thì Hoàng văn Thái cũng bò lên được tước hiệu đại tướng. Nhưng ngoan mà chẳng khôn nên Hoàng văn Thái vào lúc có thể ngồi vào cái ghế bộ trưởng quốc phòng của cộng sản thì lăn quay ra chết - mà theo thân nhân thì là bị mưu sát. Chẳng công bố thì ai cũng biết có bàn tay của Lê đức Thọ và Văn tiến Dũng. Thực ra Hoàng văn Thái chẳng phải là cái gai lớn hoặc ở tầm vóc để nhóm Lê đức Thọ lo ngại. mà vì “cảnh giác cách mạng”, đã gạt Võ nguyên Giáp khỏi chức bộ trưởng quốc phòng, lẽ nào lại để sui gia của tướng Giáp nắm được chức vụ cốt lõi của quân lính, cái bệ của quyền lực. Tốt nhất là cho đi theo họ Hồ để hầu hạ Marx và Lénine.
Đại tướng Lê trọng Tấn cũng vậy. Xuất thân từ thiếu sinh quân (enfant de troupe) của Pháp và đeo lon đội của lính thực dân Pháp ở Việt Nam, Lê trọng Tấn đã đi theo quân đội của chính phủ Liên hiệp kháng Pháp. Khi Hồ chí Minh làm đảo chính để cướp quyền của chính phủ Liên hiệp thì quân đội cách mạng Việt Nam bị biến thành công cụ chuyên chính của cộng sản, trong đó Lê trọng Tấn cũng như mọi người lính khác, trở thành công cụ của Hồ chí Minh và các kẻ kế nghiệp. Có giòng máu lính trong người, Lê trọng Tấn chỉ biết tuân theo thứ bực quân giai. Lê trọng Tấn là một người lính chuyên nghiệp, một thứ thiên lôi, chỉ đâu đánh đấy. Niềm vui lớn lao là được chém giết và được cấp trên khen ngợi. Tất nhiên cũng là đảng viên cộng đảng, nhưng Lê trọng Tấn là mẫu “chuyên” chứ không “hồng”. Khác với cả Võ nguyên Giáp lẫn Hoàng văn Thái, không béo tốt, trắng trẻo của lính văn phòng, Lê trọng tấn trông khắc khổ, rắn rỏi, đúng là mẫu lính đánh đấm ngoài chiến trường. Đúng là một mẫu người máy... không tim. Một thí dụ : sau khi theo tinh thần hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh được tạm quyền quản lý phía Bắc Việt Nam cho đến vĩ tuyến 17. Trong vùng của Hồ chí Minh kiểm soát, tai họa bi đát giáng xuống đầu người dân Việt Nam. Nào sóng thần ở Đồ Sơn cuốn cả xã ra biển. Nào vỡ đê Mai Lâm. Nào dịch rầy nâu, Nào bão. Nào hạn hán kéo dài. Nào dịch cúm, dịch sốt xuất huyết. nào dịch trâu bò lở mồm, long móng v.v... Cùng với những tai họa đó là những dịch “cách mạng” đủ kiểu của tập đoàn Hồ chí Minh nặn ra. Thôn quê, thành thị tiêu điều. Nhà tù mới mọc lên như nấm. Nhiều người bị tù mà chẳng được biết phạm tội gì với dân, với nước. Trong số đó có anh ruột của Lê trọng Tấn . Khi chị dâu và các cháu đến năn nỉ Lê trọng Tấn - lúc đó là một thiếu tướng cộng sản sáng giá - để can thiệp cho biết anh của Lê trọng Tấn đi tù vì tội gì và phải tù bao lâu thì được Lê trọng Tấn thản nhiên trả lời, đại ý :”Cách mạng đã bắt thì chắc chắn phải có tội. Còn được tù bao lâu là tùy thái độ học tập cải tạo ra sao, có thấy tội lỗi với “Đảng”, với “Bác” không, có ăn năn gột bỏ tội lỗi không, có đầu hàng giai cấp công nhân không và có chịu tiếp thu tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân không ?” Lê trọng Tấn là như thế đó và người anh ruột của Lê trọng Tấn đành nằm ở hết các trại tù Suối Hai cho đến Ấm Thượng để “ăn năn, gột bỏ tội lỗi” mà chẳng biết là tội gì, cho nên bị tù “không tội” ngót 10 năm trời. Với anh ruột còn như vậy nên tất nhiên xương máu lính dưới quyền chỉ là người dưng, nước lã thì còn có nghĩa lý gì. Lê trọng Tấn chỉ thích có chiến tranh để được... đánh nhau, dù là loại chiến tranh gì đi nữa.
Được thực dân Pháp đào tạo từ nhỏ trong kỷ luật lính... thực dân; được cộng sản truyền cho máu sát nhân; được qua Nga-xô học tập thêm về kiến thức chiến tranh hiện đại, Lê trọng Tấn là một mẫu lý tưởng của tướng cộng sản. Sau khi hoàn thành cuộc vũ trang xâm lược miền Nam Việt Nam và áp đặt thể chế chính trị cộng sản lên cả nước Việt Nam, theo lệnh của Kremlin, Lê trọng Tấn được cử sang Nga-xô báo cáo về diễn biến và kết quả của cái gọi là “chiến dịch Hồ chí Minh”. Báo cáo của Lê trọng Tấn được các quan chức ở Kremlin đánh giá rất cao cũng như họ nhìn nhận tài năng quân sự của Lê trọng Tấn. Đấy chính là cái mầm chết mờ ám của Lê trọng Tấn sau này, mặc dù Lê trọng Tấn được gắn lon đại tướng và chút xíu nữa thì ngồi ghế bộ trưởng quốc phòng của cộng sản Việt Nam, nếu không... chết ngang xương !!!
Sau khi Lê trọng Tấn chết được vài tháng thì đến lượt trung tướng Đinh đức Thiện, ủy viên trung ương đảng cộng, chủ nhiệm tổng cục hậu cần, phó tổng tham mưu trưởng kiêm bộ trưởng dầu khí cũng lăn quay ra chết.
Đinh đức Thiện tên họ thật là Phan đình Dinh, em ruột của Lê đức Thọ (Phan đình Khải) và là anh ruột của Mai chí Thọ (Phan đình Đống). Dư luận hành lang đồn rằng chính Đinh đức Thiện đã nắm giữ một số tù binh Mỹ để phục vụ trong công tác nghiên cứu về hậu cần cho binh lính cộng sản Việt nam.
Anh em nhà Lê đức Thọ, Đinh đức Thiện và Mai chí Thọ là điển hình của cộng sản Việt Nam về gia đình trị như kiểu anh em nhà Fidel Castro ở Cuba; cha con nhà Kim nhật Thành ở Bắc Cao-ly hay vợ chồng, con cái Lâm Bưu của Tàu cộng.
Lê đức Thọ nắm trong tay các chức vụ : ủy viên bộ chính trị kiêm ủy viên ban bí thư cộng đảng, ủy viên quân ủy trung ương, ủy viên hội đồng quốc phòng, trưởng ban tổ chức trung ương, phụ trách luôn cả về an ninh, tình báo. Là loại hoạt đầu chính trị vừa tàn bạo vừa tham quyền, không thủ đoạn nào mà không dám làm; tính tình điềm đạm. Hai con mắt sắc lạnh lùng và cười với hàm răng xin xít, những cái răng to như răng ngựa. Có lẽ Lê đức Thọ chỉ thực sự “sợ” có hai người là Hồ chí Minh và bà vợ hai xinh đẹp của Lê đức Thọ. Khi bà vợ hai này đẻ nằm ở bệnh viện C (Hà-nội), dù bận trăm công nghìn việc, Lê đức Thọ vẫn đều đặn ngày hai buổi vào bệnh viện thăm vợ, săn sóc trong hai bữa ăn chính.
Mai chí Thọ là em út trong gia đình Lê đức Thọ, được lôi từ cái ghế bí thư khu ủy khu 8 về lãnh đạo ngành công an ở khu vực miền Nam cùng với Lâm văn Thê, sau này ở phía Bắc bổ xung thêm Nguyễn công Tài. Mai chí Thọ trông tốt tướng hơn Lê đức Thọ và cuộc đời tình ái cũng rất hoang đàng, bắt bồ phần lớn trong giới nghệ sỹ cả kim cả cổ, tuy chính thức chỉ một vợ chứ không đa thê như Lê đức Thọ.
Tướng Đinh đức Thiện thì khác cả anh là Lê đức Thọ và em là Mai chí Thọ. Đây là viên tướng chửi tục, nói nhảm nhất trong binh lính của Hồ chí Minh. Nếu Lê đức Thọ và Mai chí Thọ có tác phong quan cách như mẫu Võ nguyên Giáp, ăn nói bay bướm văn vẻ bao nhiêu, thì ngược lại, Đinh đức Thiện thô lỗ, cục cằn; về ăn mặc, đi đứng thì đúng là mẫu của viên đại tướng Nguyễn chí Thanh, nghĩa là giản dị xuề xòa. Đinh đức Thiện bắt chước tướng Nguyễn chí Thanh cả thói quen giải quyết công việc, tính xục xạo xuống từng đơn vị. Như có lần tướng Đinh đức Thiện đi kiểm tra đột ngột một số binh trạm, kho tàng ở vùng Quảng Trị,đến một binh trạm thì viên thương úy phụ trách binh trạm đi sang một đơn vị nữ thanh niên xung phong chơi, ở nhà chỉ có một thượng sỹ trực. Đinh đức Thiện hỏi tình hình và viên thượng sỹ báo cáo rành mạch các số liệu của binh trạm. Vừa lúc đó viên thượng úy đi chơi về. Đinh đức Thiện đã nhân danh tổng tham mưu phó lột lon của viên thượng úy gắn cho viên thượng sỹ - nhảy một lúc bốn cấp -, và lấy lon của viên thượng sỹ gắn cho viên thượng úy - giáng bốn cấp. Câu chuyện này được truyền nhanh như điện vào suốt các binh trạm hậu cần từ Bắc đến Nam, đã khiến các hạ sỹ quan cố gắng nắm vững tình hình binh trạm, hy vọng có ngày gặp Đinh đức Thiện để nhảy cấp. Còn các chỉ huy binh trạm thì ít ai dám rời binh trạm, tất cả đều sợ viên tướng mắt ốc nhồi râu quai nón này.
Vận dụng “tư tưởng Hồ chí Minh” - đương nhiên được Hồ cho phép - tướng Đinh đức Thiện đã có “sáng kiến” cất dấu vũ khí, xăng dầu, quân nhu v.v... vào đền chùa, nhà thờ, bệnh viện, trường học, khu chung cư của nhân dân. Như thế, nếu Mỹ tiến công vào đó thì dân sẽ bị chết theo và phía cộng sản Hà-nội tha hồ tố cáo Mỹ ném bom bắn phá giết hại dân lành, trẻ em; phá hoại bệnh viện, trường học đền chùa, nhà thờ v.v... Thí dụ như vụ ném bom vào bệnh viện Bạch Mai, vào trường mẫu giáo ở Trạm Chôi (Hà-nội) v.v... vì thật ra những chỗ đó đã được Đinh đức Thiện để lẫn vũ khí, quân nhu. Bệnh viện Bạch Mai bị sập một bộ phận, nhiều người bị chết, trong đó có chị ruột của giáo sư khoa sử trường đại học tổng hợp Hà-nội, là Trần quốc Vượng, một bồi bút hoạt đầu của cộng sản, đã bị Dương thu Hương chửi khéo trong “Anh hùng tỉnh lẻ”. Còn ở trường mẫu giáo ở Trạm Chôi thì cả các cháu bé lẫn cô dạy trẻ, lẫn mẹ các cháu đi thăm con sơ tán bị chết gần hai chục mạng, trong đó có em nhỏ vẫn hát trên đài (ở phiá Bắc trước 1975) bài :
“Bé bé bằng bông
Hai má hồng hồng
Bé đi sơ tán
Bế em đi cùng...”
Phóng viên nước ngoài đã đến quay phim, chụp ảnh những nơi đó và cả trong và ngoài nước Việt Nam đều chửi Mỹ, nhưng người ta đã quên chửi tướng Đinh đức Thiện và các cấp lãnh đạo của hắn.
Đinh đức Thiện là viên tướng ít về thăm vợ con. Những người không biết chuyện thì khen tướng Thiện mẫn cán, lo việc quân quên việc nhà. Sự thật không phải vậy. Nguyên nhân là do tính thô bạo, cục cằn nên có lần Đinh đức Thiện đã đánh đứa con trai duy nhất của mình đến mức bị mù một mắt, điếc một bên tai và trở thành điên điên, khùng khùng. Từ đó Đinh đức Thiện rất hãn hữu mới về nhà vì không dám nhìn đứa con tàn phế do chính mình gây ra.
Thô bạo, cục cằn nhưng Đinh đức Thiện cũng rất ma giáo và biết lợi dụng người khác khá tài tình. Thí dụ, sau 30-4-75, chính Đinh đức Thiện đã biết gọi tiến sỹ Nguyễn văn Hảo làm cố vấn kinh tế cho mình. Trong ban cố vấn còn cả Chung đức Mai. Và, tướng Thiện đã bày trò mở lớp nghiên cứu chính trị cho trí thức miền Nam, có khả đủ các khuôn mặt sắc nước của miền Nam cũ, như phó thủ tướng Nguyễn văn Hảo, thẩm phán tối cao pháp viện Trần thúc Linh, chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, dân biểu Ngô công Đức, Lý quý Chung, Kiều mộng Thu (về sau là nhân tình của Xích Điểu - tức Trần minh Tước, từng là tổng thư ký Hội nhà báo của cộng sản Hà-nội), Chung đức Mai v.v..., làm như trí thức miền Nam sắp có chỗ đứng “khả ái” trong xã hội cộng sản ! Có biết đâu, đó là bài bản đầu tiên mà Đinh đức Thiện biểu diễn để xem những trí thức đó “thức” hay “ngủ”, giữa lúc cộng sản còn chưa hoàn toàn làm chủ được về trị an. Cái lớp học mà một bên học sinh là các trí thức có hạng và “giáo sư” chính là me-xừ Vũ Khiêu, mới học hết cấp hai phổ thông trung học; nguyên là giáo viên tiểu học của trường miền núi Lạng Sơn (trước 1945). Sau 1945 vớ được cái ghế chủ nhiệm Việt Minh của thị xã Lạng Sơn, và đến phong trào Nhân văn - Giai phẩm (sau 1954) nhờ vào làm tà-lọt năng nổ ở cửa Tố Hữu nên được lôi cổ lên cái ghế Viện trưởng Viện mỹ học Marx-Lénine !!! Vậy mà cũng phải thảo luận, viết thu hoạch tự xỉ vả bản thân và xỉ vả lẫn nhau. Một số bản thu hoạch đầy ăn năn hối lỗi (đã chậm chấp nhận thân phận nô lệ cho cộng sản) được trích đăng trên báo Đại đoàn kết (Sài-gòn), như bài của thẩm phán Trần thúc Linh, Kiều mộng Thu, Lý quý Chung. Lớp học kết thúc, Đinh đức Thiện cho ra đời cái Hội trí thức yêu nước mà chủ tịch là vị tiến sỹ quê ở Sa-đéc, viết báo khoe thành phần lý lịch rằng bố đẻ làm nghề quét rác ở chợ thị xã Sa-đéc !!! Ô hô ! Thương hại quá thay cho ông tiến sỹ Lê văn Thới !!!
Đinh đức Thiện nổi tiếng nói tục và ngang bướng (chắc ỷ anh em, họ hàng làm lớn) đến độ có lần cùng đi công tác chung với Tố Hữu, ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư trung ương cộng đảng phụ trách trưởng ban tuyên huấn trung ương, tướng Thiện vẫn chửi lính, nói tục, khiến Tố Hữu quê với thuộc hạ. Tố Hữu lựa lời nói với tướng Thiện :”Bao giờ anh mới bớt nói tục hả anh Thiện ?”. Tướng Thiện cười vào mặt Tố Hữu mà rằng :”Bao giờ anh thôi làm thơ thì tôi bớt nói tục.” Tố Hữu bẻ mặt, đánh bài lờ. Và để chứng minh tính cách độc đáo của mình, khi trở về qua Nam Hà, gặp một cuộc họp báo của tỉnh, tướng Thiện cười khà khà :
- Tụi mày chỉ dám đăng thơ của anh Tố Hữu, còn thơ của tao có báo nào dám đăng không ?
Rồi tướng Thiện đọc luôn :
“Thế gian nhất đẹp là l...
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.”
Và thấy cái ảnh của lão nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ an Ninh chụp các nữ xã viên đang hái chè trên đồi chè Đào Giã (Phú thọ), tướng Thiện đề nghị nên chú thích vào tấm ảnh đó như sau :
“Em đi lên núi hái chè
Gặp thằng bỏ mẹ nó đè em ra
Nó bóp rồi nó lại xoa
Ngoảnh đi ngoảnh lại nó đút cái mả cha nó vào !”
Tất nhiên cả hội nghị cười hề hề, kể cả Lê Điền, bí thư tỉnh ủy Nam-hà, người đang chủ trì cuộc họp báo.
“Nhất khôn là tiền”, quả thật đó là sự mơ ước của tất cả những tụi cộng sản chóp bu từ thời kỳ đó, cho đến sau này là các Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ văn Kiệt v.v... Đương nhiên trong đó có ba anh em nhà Lê đức Thọ, Mai chí Thọ và Đinh đức Thiện.
Thời gian ở Sài-gòn sau 30-4-75, tướng Thiện đã thường xuyên đến tòa biệt thự của ông Đức Âm, ở đường Gia-long để “chiêm ngưỡng” kho tàng đồ cổ ở đó. Và, cuối cùng thì gần như trọn vẹn đồ cổ của nhà Đức Âm, chủ Đại Nam ngân hàng, lọt hết vào tay Đinh đức Thiện !
Mặc thì xuề xòa, nhưng tướng Thiện ăn và chơi lại hết sức xa hoa, đúng kiểu của Hồ chí Minh. Vốn tính thích đi săn, nên tướng ra Thiện ra lệnh cho tổng cục hậu cần cộng quân sản xuất những loại đạn đặc biệt cho khẩu súng săn đặc biệt để đi săn ngỗng trời, vịt trời trên sông Hồng. Tướng Thiện hay đi săn với tướng Phan trọng Tuệ, bộ trưởng giao thông và bưu điện. Nhà riêng trần thiết như cung điện của vua. Ăn thì ngọc dương, yến sào, bào ngư, gan gà thiến; rượu thì uống rượu ngâm nhung, sâm, cắc kè, rắn hổ v.v... hoặc huyết chim sẻ.
Sau cái chết của đại tướng Lê trọng Tấn ít tháng thì tướng Đinh đức Thiện đột ngột lăn ra chết. Tin chính thống thì nói tướng Thiện ngộ nạn khi đi săn. Nghĩa là bị một viên đạn bắn vào đầu. Cách giải thích đó nghe có vẻ hợp lý vì tướng Thiện là người hay đi săn. Nhưng nó không đầy đủ ở chỗ ai bắn tướng Thiện ? Hay tự tướng Thiện bắn vào đầu mình ? Với cây súng săn dài gần hai mét đó sao ?
Ngót nghét bốn chục năm lăn lộn ngoài chiến trường mà không bị thương vì bom đạn, thế mà cuối đời, trung tướng Đinh đức Thiện, bộ trưởng bộ dầu khí kiêm tổng tham mưu phó cộng quân; kiêm chủ nhiệm tổng cục hậu cần công quân; là ủy viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3 và đến khóa 4 là ủy viên trung ương chính thức trong số 101 ủy viên chính thức của ban chấp hành trung ương cộng đảng, lại chết vì đạn bắn... vịt trời.
Đúng là quả báo nhãn tiền. Bởi cái sự thật mà cộng đảng Việt Nam cố tình che dấu về cái chết của Đinh đức Thiện cuối cùng cũng lộ ra ngoài. Kẻ bắn chết tướng Thiện chính là đứa con trai duy nhất của tướng Thiện. Đứa con bị tướng Thiện đánh mù mắt, hỏng một tai và trở thành khùng khùng đó đột nhiên lên cơn điên, xách khẩu súng săn mà Đinh đức Thiện đang chuẩn bị đi săn vịt trời, bắn vào đầu Đinh đức Thiện, viên tướng thân cận của họ Hồ, cò bề dày tội ác với nhân dân và đất nước Việt Nam. Thiện mà ác nên phải chết thảm khốc như vậy, lẽ trời thật là công bằng.
Trời công bằng đến mức cha con thiếu tướng Phan Bình cũng bị đạn của “đồng chí” mình hạ sát.
Phan Bình là một viên tướng nắm về tình báo quân đội của cộng sản Việt Nam. Nói một cách khác thì Phan Bình dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lê đức Thọ.
Từ sau 1975, Lê đức Thọ càng quan tâm đến quân đội nhiều hơn. Từ việc đưa tên đao phủ tàn sát giáo dân ở Ba làng an là Đồng sỹ Nguyên vào bộ chính trị giữ ghế phó thủ tướng đến việc cho Lê đức Anh thoát ra ẩn số để nay leo lên đến chức chủ tịch nước, Lê đức Thọ lo củng cố bộ máy tình báo quân đội, dùng làm công cụ giám sát Miên, Lào cũng như mở rộng sự hoạt động ra các nước láng giềng, bởi Lê đức Thọ không hoàn toàn tin tưởng vào cơ quan an ninh của ngành công an là nơi còn nặng dấu ấn Trần quốc Hoàn và phe cánh Trường Chinh. Chẳng thế mà vụ tên Tàu Hồng-kông in bạc giả ở Sài-gòn bỏ trốn mà an ninh của ngành công an bất lực. Sau phải nhờ đến tình báo quân đội của Phan Bình và Bạch Vân mới tóm được cổ tên in bạc giả đang trên đường lẩn trốn ở đất Miên.
Cũng sau 1975, các vụ âm mưu binh biến của đại tá Huỳnh văn Nghệ cho đến các vụ lớn nhỏ khác, hầu hết do tình báo quân đội phát hiện cho Lê đức Thọ. Việc Văn tiến Dũng ngồi ghế bộ trưởng quốc phòng để bà vợ Đặng thị Kỳ công khai khánh thành các dịch vụ buôn lậu trong quân đội đã tạo ra một loạt các nhà tư sản quân sự đỏ, cho đến việc “cái bí mật về 16 tấn vàng” mà Nguyễn văn Hảo, phó thủ tướng chính quyền Nguyễn văn Thiệu, khoe là đã giữ lại được cho ngân khố “quốc gia” (của cộng sản) cũng như việc mua bán máy bay của Tổng cục hàng không khiến cho viên tướng giữ ghế Tổng cục trưởng bị bắt giam không thời hạn, cho đến những cái chết của các đại tướng Hoàng văn Thái và Lê trọng Tấn, kể cả cái chết đột ngột của Phạm Hùng lúc đang giữ chức thủ tướng mà trong dân gian đã thắc mắc rằng :
“Nghe tin đồng chí Phạm Hùng
Chết ngã lăn đùng, chưa rõ nguyên nhân”.
Chắc chắn đều có bàn tay của Lê đức Thọ. Như thế có nghĩa là bàn tay Lê đức Thọ đã ra lệnh cho bộ hạ thi hành. Là một tướng tình báo quân đội, dưới quyền trực tiếp của Lê đức Thọ, tướng Phan Bình có thể thi hành lệnh của Lê đức Thọ mà cũng có thể là người biết về những “bí ẩn” đó. Đấy là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cha con tướng Phan Bình.
Những chuyện nêu trên một lần nữa thức tỉnh toàn dân Việt Nam (và thế giới) rằng mô hình cộng sản ở Việt Nam là như thế nào. Thân phận người dân đã đành, đến như thân phận của lính và công an, là công cụ chuyên chính của tập đoàn cộng sản chóp bu tiếm quyền, cũng chỉ là những con tốt đen sẵn sàng bị thí bỏ vì một nước cờ nào đó của tụi tiếm quyền.
Những kẻ đã chết, dù bị “đồng chí mình” làm thịt hay bị con đẻ bắn chết, đều chưa xứng tội ác của họ đối với nhân dân Việt Nam. Họ là những tên đao phủ tự nguyện, đã giết hại biết bao thanh niên ưu tú của cả hai miền của Việt Nam. Trong họ, chưa một ai là viên tướng chân chính, vì cả bọn đều lợi dụng tình nghĩa đồng bào để đánh lừa những người đối lập, đẩy vào ngục tù một cách hèn hạ. Những tướng lãnh của từ Trần Hưng Đạo, Lê Lợi đến Quang trung cũng không tàn bạo với quân xâm lược phương Bắc bại trận mà đều hành xử đúng tinh thần thượng võ và nhân đạo.
Kẻ chết cũng đã chết rồi, nhưng kẻ sống vẫn còn đang gây tội. “Nhắc đến” kẻ đã chết để cùng nhau tỉnh táo đừng để “kẻ sống” lừa phỉnh, chia rẽ mà làm suy yếu lực lượng dân chủ, tự do ở cả trong và ngoài Việt nam.
Việt Thường - 1992
Phần Bổ túc ( tài liệu CS)
Lê Trọng Tấn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914–1986), Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.
Mục lục[ |
[sửa] Tiểu sử
Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Yên Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000) của hai nhà nghiên cứu Bỉnh Di và Trịnh Quang Vũ ở trang 111 đã khẳng định đại tướng là hậu duệ của dòng chúa Trịnh Căn.
Thân phụ của ông có biệt danh là cụ Đồ Lê (hay Lăng), người đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi phong trào bị đàn áp, cụ về làng Thanh Nhàn mở lớp dạy chữ Nho. Năm 1926, cụ Đồ Lê và Nhượng Tống đã tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh tại đền Hai Bà Trưng ở làng Đồng Nhân.
Xuất thân từ một gia đình nhà giáo, thời niên thiếu, ông theo học trường Bưởi tại Hà Nội. Vốn học giỏi, lại say mê võ nghệ và bóng đá, ông từng tham gia đội bóng Eclair (Tia chớp) ở vị trí tiền vệ. Do thành tích bóng đá, ông được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp và nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ, phục vụ tại đơn vị đồn trú gần sân bay Tông (Sơn Tây)[1]. Do ông từng đeo đến đeo lon đội[2], nên dân làng Yên Nghĩa (gần sân bay Tông, thường gọi ông là Đội Tố. Bà Bích Vân tức Hoàng Ngân khi đó đang phụ trách công tác phụ vận kiêm binh vận của Xứ ủy Bắc Kỳ và một số nhân mối khác được giao nhiệm vụ binh vận Đội Tố và đã thành công. Tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự.
- Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn Chiến thắng (nay là sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.
- Từ tháng 12 năm 1954 đến năm 1960 ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân.
- Từ tháng 3 năm 1961 đến năm 1962 là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Năm 1964, tướng Lê Trọng Tấn nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tham gia tổ chức chiến dịch Mậu Thân 1968.
- Năm 1971 ông là Tư lệnh Mặt trận Đường 9.
- Năm 1972, ông được cử làm Tư lệnh chiến dịch Quảng Trị.
- Năm 1973, là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân đoàn I Quyết thắng, quân đoàn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt nam.
- Tháng 3 năm 1975, ông làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- Tháng 4 năm 1975, ông được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía đông (gồm quân đoàn 2, quân đoàn 4, sư đoàn 3) tấn công vào Sài Gòn. Chính Lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên.
- Từ năm 1976 đến tháng 2 năm 1977 ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Viện trưởng Học viện quân sự cao cấp.
- Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 2 năm 1979 ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh biên giới Tây Nam và đánh quân Khmer Đỏ của Pol Pot ở Campuchia.
Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 4 và 5 (từ 1976 đến 1986), đại biểu Quốc hội khóa VII.
Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1959, Trung tướng năm 1974, Thượng tướng năm 1980 và Đại tướng năm 1984.
[sửa] Năm 1986
Theo kết quả bầu chọn tại Đại hội Toàn quân để bầu sĩ quan cao cấp tham dự Đại hội Đảng VI , Võ Nguyên Giáp và ông đứng đầu danh sách 77 người tham dự Đại hội Đảng của Bộ Quốc phòng. Trong khi đó, Văn Tiến Dũng, Đặng Vũ Hiệp, Lê Ngọc Hiền [3]không lọt vào danh sách này .[4]
Ông mất đột ngột ngày 5 tháng 12 năm 1986, ngay trước Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà nhiều người đồn rằng rất có thể ông sẽ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
[sửa] Đánh giá
- Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972... Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, "trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung".[cần dẫn nguồn]
- Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết".
Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Võ Nguyên Giáp nhận định :
- " ....(Lê Trọng Tấn) là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại.
- Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An (Do tế nhị, ông không nói đến tên mình nhưng theo một số tướng lĩnh, không thể không nhắc đến tên ông - NV)....."[1]
[sửa] Đời sống riêng
- Gia đình ông có 3 anh em trai: Lê Mạnh Hồ (cả), Lê Trọng Tố và Lê Quý Giả (sau này lấy bí danh là Trịnh Quý Đông, làm Bí thư Tỉnh ủy Đảng Dân chủ tỉnh Hưng Yên, Đại biểu Quốc hội khóa I)
- Ông có con trai duy nhất là Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Đông Hải - nguyên Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự 2 tại thành phố Hồ Chí Minh- đã nghỉ hưu từ năm 2004.
- Cho tới lúc mất, ông Tấn chưa bao giờ có nhà riêng.
[sửa] Huân, huy chương
Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.
[sửa] Liên kết ngoài
- Vị Đại tướng không có nhà riêng trang này có một số thông tin liên quan tới bài viết này .
- Bức ảnh Tướng Lê Trọng Tấn tìm thấy ở căn cứ giặc
- Điện Biên Phủ
[sửa] Chú thích
- ^ Đây không phải trường hợp cá biệt. Thượng tướng Hoàng Cầm cũng từng đi lính khố xanh và đến năm 1945 mới vào Đảng cộng sản, Trung tướng Nguyễn Bình vốn là người của Việt Nam Quốc dân Đảng, năm 1946 mới vào Đảng cộng sản.
- ^ tương đương Hạ sĩ
- ^ còn gọi là tướng tác chiến, cũng là em vợ của ông.
- ^ Đêm giữa ban ngày, tác giả : Vũ Thư Hiên .
Đại tướng CS Quân đội Nhân dân Việt Nam | ||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lê Đức Anh • Lê Văn Dũng • Văn Tiến Dũng • Võ Nguyên Giáp • Đoàn Khuê • Chu Huy Mân • Nguyễn Quyết • Lê Trọng Tấn • Hoàng Văn Thái • Nguyễn Chí Thanh • Phùng Quang Thanh • Phạm Văn Trà Báo CS về Lê Trọng Tấn
Ngày 5.12.1986, cái chết bất ngờ đã mang tướng Lê Trọng Tấn ra khỏi cuộc sống nhưng không hề mang ông khỏi tâm tưởng những người Việt Nam hiểu rõ lịch sử dân tộc mình. Không phải danh vị, cũng không phải công trạng mà chính nhân nghĩa Việt Nam từ trái tim ông đã tìm được đường đến với tất cả những trái tim Việt Nam nhân nghĩa khác...
"Anh Tấn ơi! Ngơ ngác khắp quân doanh/Sáng họp... tối đi... sao vội thế anh?/Đại hội chưa xong... anh lên đường/Như xưa kia Bác Hồ điện gấp/Vẫn như ngày nào suốt đời cập rập/"Chơ vơ dưới cửa ba nghìn khách/Lạnh lẽo trong lòng chục vạn binh"/Sáng như trời sang xuân/Tối như mùa đổi tiết/...". Bài thơ khóc bạn của kịch tác gia Tào Mạt đã phác họa chân dung bình dị của vị tướng lẫy lừng chiến công Lê Trọng Tấn, vị tướng mà cho đến tuổi bảy mươi vẫn mặc áo lính, vẫn chiến chinh trận mạc đúng như một nguyên soái, luôn đến nơi hòn tên mũi đạn bất cứ lúc nào Tổ quốc gọi. Cái chết quá bất ngờ của ông vào một thời điểm quan trọng khiến những bằng hữu và đồng đội ông càng ý thức rõ về khoảng trống mà ông để lại, cho dù trong suốt cuộc đời chỉ quan tâm mục tiêu duy nhất vì dân vì nước, ông quá bận rộn chuyện quân đến mức không còn thì giờ để nghĩ đến bản thân mình. Sinh năm 1914 trong một gia đình trí thức, cha là thầy đồ nghèo mất sớm khi cậu vừa bảy tuổi, cậu học trò Trường Bưởi Lê Trọng Tố (tên khai sinh của ông) được ăn học bằng sự tần tảo của người mẹ thương con. Rất say mê võ nghệ và bóng đá, cậu được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp. Sau đó, như tất cả thanh niên ưu tú của thế hệ mình, Lê Trọng Tấn đã nghe theo lời hiệu triệu của đất nước, gia nhập hàng ngũ những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Hai cuộc chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ của Việt Nam đã đào luyện nên nhiều danh tướng, nhưng không có ai như Lê Trọng Tấn: năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với tư cách Đại đoàn trưởng đại đoàn 312 (sau đổi tên là Sư đoàn Chiến Thắng) đã đánh thẳng vào trung tâm sở chỉ huy Mường Thanh, bắt sống tướng De Catries. Và mùa xuân năm 1975, ông lại là tư lệnh cánh quân phía đông đánh thẳng vào Dinh Độc Lập, nhận sự đầu hàng của chính phủ Dương Văn Minh. Cái tên Lê Trọng Tấn gắn liền với danh hiệu Tướng trận giỏi nhất Việt Nam bắt nguồn từ những nguyên cớ ấy. Kể từ trận đầu tiên đánh Đông Quan - thành Hà Nội năm 1944 cho đến trận đánh ngày 1.7.1983 ở biên giới phía bắc, suốt 40 năm, Lê Trọng Tấn không một ngày rời bỏ trách nhiệm người vệ quốc quân. Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng2:00, 23/12/2008
Nhà nghỉ cán bộ lão thành cách mạng Đại Lải sương chiều bàng bạc trải trên cánh rừng thưa, thoảng mùi hương thơm dìu dịu của các loài hoa nở cánh khi chiều về. Những giọt mưa ngâu chảy rì rầm hòa cùng tiếng kể chuyện đều đều của cụ Phí Văn Bái (tức Phan Kỳ Đức)... Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ nhà cho biết đó là Lê Trọng Tố. Tôi ngờ ngợ đã gặp anh này từ trước ở đâu đó. Sau mới nhớ, anh Tố là một cầu thủ đá bóng giỏi của đội Eclair (Tia chớp) ở vị trí tiền vệ. Anh đá rất hay với những pha lấy bóng rất kỹ thuật, tài cản bóng và khéo léo dắt bóng vào khu vực ít đối phương để đồng đội tung hoành dễ dàng trước khung thành đội bạn. Anh Trần Ất, một người bạn dạy chữ Quốc ngữ buổi tối với tôi từ năm 1938 ở chùa Hộ Quốc làng Thanh Nhàn cho biết: Anh Lê Trọng Tố là con cụ Đồ Lê, người đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi phong trào bị đàn áp, cụ về làng Thanh Nhàn mở lớp dạy chữ Nho, anh Trần Ất là trưởng tràng (lớp trưởng). Năm 1926, cụ Đồ Lê và Nhượng Tống đã tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh mới tạ thế, tại đền Hai Bà Trưng làng Đồng Nhân. Năm sau nổi lên sự kiện bài thơ “Chiêu hồn nước” của Phạm Tất Đắc. Cứ cuối mỗi buổi học, cụ Đồ Lê lại dạy cho học trò của mình học thuộc lòng 10 câu thơ trong bài. Sau khi biết anh Lê Trọng Tố là con một gia đình yêu nước, tôi nhờ gia đình cơ sở cách mạng đưa báo Cứu Quốc và báo Cờ giải phóng cho anh. Anh Tố rất vui và mong được nhận báo luôn. Mùa đông năm 1943, đồng chí Lưu Đức Hiểu (tức Lưu Quyên), trước là Bí thư Thành ủy Hà Nội, vượt ngục Sơn La về Hà Nội biết chuyện này đã bảo tôi giao việc thử thách anh Tố, nếu kết quả tốt thì kết nạp vào tổ chức Mặt trận. Đầu tiên anh Lê Trọng Tố mua hai tín phiếu của Việt Minh... Theo chỉ thị của đồng chí Lê Quang Đạo - Bí thư Ban Cán sự Hà Nội - tôi và đồng chí Nguyễn Trí Uẩn chuẩn bị ra một tờ báo: tờ Khởi nghĩa. Qua người em trai của anh Lê Trọng Tố là Lê Quý Giả (sau Cách mạng tháng Tám 1945 đổi tên là Trịnh Quý Đông, làm Bí thư Tỉnh ủy Đảng Dân chủ tỉnh Hưng Yên, Đại biểu Quốc hội khóa I) - một thanh niên Cứu quốc trong tổ do anh Nguyễn Trí Uẩn phụ trách - vận động anh Tố nhận để cơ sở in bí mật tại nhà anh ở phía ngoài đê sông Hồng giữa những hàng cây um tùm kín đáo, xung quanh toàn người lao động đi làm suốt ngày. Không chỉ riêng anh mà cả chị vợ là Nguyễn Thị Mùi (tức Nguyễn Thị Minh Sơn) nhận lời và người em trai chị cùng tham gia, về sau là Thượng tướng Lê Ngọc Hiền. Anh chị còn nuôi hai người làm việc trong nhà in và bảo vệ chu đáo. Bây giờ nhắc lại thấy đơn giản, nhưng lúc ấy, dưới quyền thực dân Pháp, đó là công việc nguy hiểm vô cùng. Nếu không phải gia đình có nhiệt tình với cách mạng thì anh em hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Việc thử thách đã có kết quả tốt, tôi và ông Nguyễn Trí Uẩn báo cáo lên ông Lê Quang Đạo - Bí thư, và ông Vũ Quý - Ủy viên Ban Cán sự Đảng Hà Nội (Khi ông Lê Quang Đạo đi công tác xuống Hải Phòng, ông Vũ Quý làm Quyền Bí thư). Hai ông Lê Quang Đạo và Vũ Quý quyết định đồng ý kết nạp Lê Trọng Tố vào Mặt trận Việt Minh... Anh Nguyễn Thế Cát là người gặp anh Tố nói chuyện trực tiếp về Mặt trận. Vì anh Lê Trọng Tố là quân nhân nên đi đâu cũng thu hút sự chú ý của mọi người. Tôi và anh Nguyễn Trí Uẩn suy nghĩ nhiều, cuối cùng đi đến thống nhất: mời anh Tố đến nhà hát cô đầu ở phố Khâm Thiên, tuyên bố công nhận Lê Trọng Tố gia nhập Mặt trận Việt Minh. Sau đó đề nghị đồng chí Vũ Quý chuyển anh Tố vào hoạt động trong tổ chức Binh sĩ Cứu quốc. Sau Cách mạng tháng Tám, mỗi người được Đảng phân công công tác một nơi khác nhau. Tôi được cử làm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Ninh Bình, rồi được điều động lên Cục Địch vận – Tổng cục Chính trị. Ông Lê Trọng Tố đổi tên thành Lê Trọng Tấn tham gia quân đội, làm Trung đoàn trưởng E209 (Sông Lô), rồi Tư lệnh Đại đoàn 312. Đầu những năm 60, một hôm tôi ở trong ngõ nhà anh Giang Đức Tuệ đi ra phố Lý Nam Đế - cụ Phí Văn Bái kể tiếp - một chiếc xe ôtô lướt qua rồi dừng lại. Cửa xe mở ra, một vị đeo quân hàm cấp tướng mời tôi lên xe: anh Lê Trọng Tấn. Anh đưa tôi về nhà anh ở 36C Lý Nam Đế. Sau khi nhờ đồng chí bảo vệ đưa tôi vào phòng khách, còn mình đi cất tài liệu và rửa mặt, anh trở ra ôm tôi rất lâu. Anh hỏi từng anh em cùng hoạt động trước ngày Nhật đảo chính Pháp. Riêng tôi, anh nói nhỏ: “Anh Bái trong chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất có làm sao không?”. Anh dẫn tôi xuống nhà dưới thăm chị đang ốm. Anh hỏi chị: “Bà có nhớ ai đây không?”. Chị Nguyễn Thị Mùi (tức Nguyễn Thị Minh Sơn) nắm tay tôi, mỉm cười, khẽ nói: “Anh Phí Văn Bái cùng anh Văn Cao xuống nhà ta nhiều lần”. Khi tiễn tôi về, trước khi ra cổng, anh nhờ tôi hỏi thăm từng người và hẹn một ngày gần sẽ gặp nhau đầy đủ. Lúc chia tay ra về, anh Lê Trọng Tấn hẹn sau khi về già, đất nước thống nhất hòa bình, nghỉ hưu, có thời gian rảnh rỗi chúng tôi sẽ gặp nhau cùng tâm sự những nỗi truân chuyên đã trải qua. Tiếc thay anh mất đột ngột trên cương vị công tác, công việc còn dang dở, ước mong của anh chưa vẹn tròn... Cụ Phí Văn Bái trầm ngâm, một thoáng im lặng bao phủ khắp căn phòng: Hoàng Văn TháiBách khoa toàn thư mở WikipediaXin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hoàng Văn Thái (định hướng). Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915–1986), Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. [sửa] Tiểu sửÔng tên thật là Hoàng Văn Xiêm, quê xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Thượng tướng Đinh Đức Thiện - 0.00 USD Thượng tướng Đinh Đức Thiện Thượng tướng Đinh Đức Thiện (1913-17h5’ ngày 20/11/1987), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Chủ nhiệm Tổng Cục kỹ thuật Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đinh Đức ThiệnBách khoa toàn thư mở WikipediaThượng tướng Đinh Đức Thiện (1913–1987) là một trong những người lãnh đạo chủ chốt trong việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong Chiến tranh Việt Nam. [sửa] Tiểu sửÔng tên thật là Phan Đình Dinh, quê xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sinh trưởng trong gia đình nhà nho nghèo, cha mất sớm, mẹ ông đã tần tảo nuôi 8 người con (trong đó có Lê Đức Thọ là anh và Mai Chí Thọ là em). Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930. Năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông làm Bí thư, kiêm Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, sau đó giữ nhiều trọng trách ở Khu uỷ Việt Bắc và Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim. Năm 1950, ông được điều vào quân đội giữ chức Cục trưởng Cục vận tải. Năm 1954, là Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, đặc trách nhiệm vụ đảm bảo hậu cần tiếp tế các chiến dịch, đặc biệt Đông Xuân 1953-1954, chuẩn bị nhu cầu đáp ứng lương thực chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ 1957 đến 1964, ông là Thứ trưởng Bộ công nghiệp nặng. Đến năm 1965, được điều trở lại quân đội, giữ chức chủ nhiệm Tổng cục hậu cần. Trên cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông là một trong những lãnh đạo chủ chốt xây dựng con đường chiến lược đường mòn Hồ Chí Minh, mật danh 559, chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam. Về mặt dân sự, năm 1969, ông kiêm chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim, năm 1972 là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Tháng 9 năm 1974, Chủ nhiệm Tổng cục kỹ thuật. Năm 1975, ông là đại diện Quân ủy Trung ương và bộ Tổng tư lệnh, Phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau năm 1975, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước. Năm 1976 là Bộ trưởng phụ trách Tổng cục dầu khí. Năm 1980, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Năm 1982, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông qua đời ngày 20 tháng 1 năm 1987 do tai nạn giao thông. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng tháng 4 năm 1974, Trung tướng năm 1984 và Thượng tướng tháng 12 năm 1986. Ông cũng được nhà nước Việt Nam tặng thưởng các Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng I, Huân chương Chiến thắng hạng I, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng, Huân chương Quân kỳ Quyết thắng. Monday, December 29, 2008Ai Giết Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám?Ai Giết Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám?Hoàng Giang – ĐDCND Ngày 12 tháng 12 năm 2008 ông Thi Văn Tám, Thượng tuớng công an, đặc trách về gián điệp đã bị đột tử. Mặc dù báo đài thông tin ông tướng Tám bị "bệnh chết" nhưng các thông tin mật và những sự kiện gần đây cho thấy ông Tướng Tám đã bị thanh toán chết. Có dư luận cho rằng trên chuyến công tác bay về lại thành phố, vừa đến nhà thì ông chết, vì uống nước bị thuốc độc trên máy bay. Tin khác cho biết ông Tướng Tám dự trù đi Thủ Đức và Bình Thuận để thăm trại giam, chuẩn bị cho màn trình diễn đặc xá tù đầu năm 2009. Trên đường đi thì bị giết, chuyến công tác phải đình hoãn và giao lại cho Thượng tướng Lê Thế Tiệm. Việc tướng lãnh Công an gần đây bị đột tử do tranh giành quyền lực hoặc vì nhu cầu cần bịt đấu mối cũng không phải là điều ngạc nhiên. Trong giới công an, nhất là phiá Tổng Cục Tình Báo cũng đã thủ đắc nhiều phương tiện mờ ám, tài chánh và nhân sự chuyên nghiệp, nên ra tay hạ độc thủ chỉ là chuyện "thường ngày ở huyện". Trước kia, đối với phiá quân đội, hàng loạt vụ thủ tiêu đã từng xảy ra. Cái chết của những Tướng như Hoàng Văn Thái, Chu Văn Vấn, Lê Trọng Tấn v.v.. đã làm cho tập thể tướng lãnh phải thần phục đảng CSVN qua cơ cấu quyền lực Tổng Cục 2 (TC2). Năm 1987, Lê Đức Anh đột nhiên lên nắm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ngay sau cái chết mờ ám của đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn. Sau đó, Lê Đức Anh đã chỉ thị cho Trung tướng Phan Bình phải về hưu, giao toàn bộ Cục Quân Báo cho đàn em của Lê Đức Anh. Cục Quân Báo, tức Cục 2 đổi thành Tổng Cục 2 (TC2), vừa bàn giao lại nhiệm vụ thì Trung tướng Phan Bình cũng bị giết chết ngay. Nhân Tướng Tám bị đột tử, đang trong vòng "nghi vấn", tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện Trung tướng Phan Bình, Cục trưởng Cục An ninh Tình báo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, đã bị giết chết bất đắc kỳ tử. Đêm 13 tháng 12 năm 1987, tại nhà nghỉ Cục 2, số 30 Lê Qúy Đôn, Saigon, khi Tướng Phan Bình từ Hà Nội vào Saigon để thăm viếng bạn bè, các đầu mối quen biết cũ, thì bị ám sát chết. Tướng Phan Bình cũng giống như Tướng Thi Văn Tám, cả hai đều nắm chuyên nghành tình báo. Có khác chăng là Tướng Bình thuộc quân đội và đã nghĩ hưu sau khi bàn giao hết các nhiệm vụ lại cho cục trưởng mới – Tư Văn, thì bị giết để bịt đầu mối mà theo dư luận cho rằng đây là đòn hạ thủ của Tổng Cục 2 (TC2). Sau cái chết của Trung tướng Phan Bình, Tổng Cục 2 đã báo cáo lên TW đảng CSVN là vì "đồng chí Phan Bình bệnh tâm thần nên đã tự sát". Dù vậy, giới tình báo quân đội và nhiều lãnh đạo Đảng không thuộc cánh TC2 đều biết Trung Tướng Phan Bình đã bị giết, TC2 tạo dựng chứng cứ giả để bưng bít, lừa dư luận. Điều này, Trung tướng Quân đội, Uỷ viên Trung ương Đảng như Lê Văn Hiền, Thượng tướng Nam Khánh, Thượng tướng Nguyễn Minh Châu v.v… cũng đều xác nhận như vậy. Theo báo cáo của TC2 thì "đồng chí" Phan Bình đã tự sát. Nhưng theo lời thuật của Tướng Nguyễn Minh Châu, tư lệnh quân khu 7 thì báo cáo đó không đúng sự thực. Trung tướng Phan Bình bị giết chết đêm 13 tháng 12 năm 1987, trong tư thế ngã sấp trước phòng khách, sát thủ bắn ngay đầu, toác một lỗ thủng rất rộng, chứng tỏ người bắn ở cự ly gần, quen biết và tiếp cận Tuớng Phan Bình rồi bất ngờ rút súng bóp cò nên Tướng Bình trở tay không kịp. Hơn nữa, sau khi bàn giao lại nhiệm vụ Cục trưởng Cục An ninh Tình Báo cho Tư Văn, Tướng Bình đã bị lấy lại súng ngắn, nhẽ ra ở cương vị của ông phải có súng để phòng thân. Điều này sát thủ đã được thông báo trước nên an tâm, ra tay gọn nhẹ. An táng Thượng tướng Công an Thi Văn Tám (Hình Báo Công an). Tàn bạo hơn nữa là sau khi Tướng Phan Bình bị giết, một tháng sau, con trai của ông, sỹ quan trong quân đội cánh quân báo, phát giác cái chết của cha mình do bị "ám sát" thì cũng chết một cách mờ ám khi bị ép đưa vào bệnh viện lý do "tâm thần". Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, cả bố lẫn con Tướng Phan Bình bị giết chết với những thủ đoạn tàn ác, mờ ám và bất chấp dư luận. Cái chết của cha con Tướng Phan Bình đã làm cho cánh quân đội, nhất là sỹ quan cao cấp trong Cục An Ninh Tình Báo (Quân Báo) rúng động, hoảng sợ, gieo rắt không khí khủng bố bao trùm lên các lãnh đạo quân đội có liên hệ với Tướng Phan Bình. Chính TC2 đã được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ký pháp lệnh tình báo và nghị định 96/CP, điều 21, chương 2 như sau: "Tổng cục tình báo (TC2) thuộc Bộ Quốc phòng trong trường hợp cần thiết được sử dụng danh nghĩa và phương tiện làm việc, con dấu hoặc các giấy tờ giao dịch của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, …" …. để hoàn thành nhiệm vụ của TC2 kể cả "ám sát". Đối với ai còn xa lạ về vai trò, thế và lực của TC2 thì cũng nên nhắc laị, Tổng Cục 2 hay goi là TC2 nằm dưới quyền thống trị của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh. TC2 với khả năng tài chánh vô hạn, gần bằng nửa ngân sách của Bộ Quốc Phòng, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt mục đích từ mua chuộc với các chức vụ có bổng lộc, gái, tham nhũng, hủ hoá v.v.. để khống chế cho đến đe doạ, sẳn sàng hạ thủ lấy tính mạng của đối thủ, không chỉ một người mà luôn cả gia đình, dòng họ. TC2 là một tập đoàn có tính gia đình trị bao gồm cựu Tổng cục trưởng Trung tướng Vũ Chính, bố vợ của Nguyễn Chí Vịnh, Đại tướng Lê Đức Anh, là bố nuôi của Nguyễn Chí Vịnh. Vì vậy, nói đến TC2 tức là nói đến quyền lực của Lê Đức Anh, trải rộng ở trong quân đội và lan tràn ra các cơ quan Đảng khác như Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao, Văn phòng Thủ Tướng, Chính phủ v.v…để cài cắm người, nắm tin tức tình báo và thi hành độc thủ khi cần. Dưới chế độ CS, việc thủ tiêu, ám sát, đầu độc là chuyện nhỏ. Với chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, đảng CSVN sẳn sàng làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu, không những đối với các chiển sĩ dân chủ mà ngay cả trong nội bộ của họ nữa. Không ai hiểu rỏ điều này bằng chính Lê Đức Anh, kẻ đã ra lệnh cho TC2 hạ thủ không biết bao nhiêu người. Vì vậy, khi Lê Đức Anh lên cơn đau tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, Lê Đức Anh đã cương quyết không uống thuốc vì sợ có kẻ lén bỏ thuốc độc. Đến nay, dư luận vẫn không giải thích được lý do tại sao Tướng Phan Bình bị giết? Ông đã nắm những thông tin gì có hại cho TC2 đến nổi vừa bàn giao xong nhiệm vụ cho Cục Trưởng mới thì bị Lê Đức Anh ra lệnh giết ngay. Đối với Thượng Tướng Công An Thi Văn Tám cũng vậy? Nhiều câu hỏi đặt ra qua cái chết đột tử của ông? Lý do gì Tướng Thi Văn Tám bị chết? Ai giết? tranh giành điều gì? Che đậy cái gì? TC2 hay thế lực nào khác? Từ lâu, Bộ Công An và TC2 đã không ưa nhau, tranh dành quyền lực, ảnh hưởng và vây cánh, tìm cách hạ độc thủ nhau. TC2 đã nhiều lần chặt hết vây cánh của Bộ Công An, phải chăng lần này cũng là một đòn "tiên hạ thủ vi cường" của TC2 đối với Bộ Công An? Việt Nam ngày 20 tháng 12 năm 2008 Hoàng Giang – ĐDCND Bị Giết Hay Bệnh Chết ? Ngày 15 tháng 12 năm 2008 đồng loạt các đài báo loan tin Thượng Tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Thi Văn Tám, phụ trách an ninh đã bị bệnh chết ngày 12 tháng 12 năm 2008. Thượng tướng Thi Văn Tám chết ngày 12, mãi đến 15, tức 3 ngày sau đài báo mới loan tin. Tất cả các thông tìn đều giống nhau “Thượng tướng Thi Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Công an, vừa từ trần hồi 2 giờ ngày 12/12/2008 tại TPHCM . Sau một thời gian lâm bệnh, đồng chí đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, gia đình và các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng vì bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 2h00′, ngày 12/12/2008 (tức ngày 16/11 năm Mậu Tý) tại TP Hồ Chí Minh.” Không có báo nào giải thích Tướng Tám bị chết vì bệnh gì ? bệnh bao lâu ? nằm bệnh viện nào ? Bác sĩ tuyên bố bệnh trạng trầm trọng ra sao ? và chết như thế nào ? Trước cái chết của Thượng tướng công an, cả trăm tờ báo đều loan tin giống nhau, đó là “sau thời gian lâm bệnh, dù được Đảng và nhà nước cho bác sĩ tận tâm cứu nhưng vì bệnh nặng nên đồng chí Tám đã từ trần”. Điều này có nghĩa là thông tin về cái chết của Thượng Tướng Thi Văn Tám đã được Bộ Công an chuyển ra báo chí để loan báo một cách rất hạn chế, mập mờ. Một vị tướng làm tới chức Thượng Tướng, lại là tướng chuyên chống gián điệp thì ông ấy có lắm kẻ thù bên ngoài vì biết quá nhiều chuyện tối mật. Bên trong, ông ấy có thể bị đảng thanh trừng bất cứ lúc nào vì những tranh dành quyền lực, những bí ẩn “thâm cung bí sử” trong triều đại CS. Việc Tướng Thi Văn Tám đột tử vì nhiều nguyên do bí ẩn, ngoài lý do bị “bệnh nặng” như thông tin của Đảng, không loại trừ khả năng ông Thượng Tướng Thi Văn Tám bị Đảng cho thủ tiêu vì tranh dành quyền lực. Ngày 12 tháng 12 năm 2008, Tướng Thi Văn Tám bị đột tử, chết không rỏ lý do. Thông tin Đảng nói chỉ vỏn vẹn là “đồng chí bị bệnh nặng”. Điều không bình thường là nếu Tướng Tám bị bệnh nặng, bệnh mãn tính và đã được đảng tận tâm điều trị thì Tướng Tám và gia đình phải biết ông bị bệnh gì ? bệnh trạng kéo dài bao lâu ? trước đó đã chửa trị, thuốc men như thế nào ? Bao nhiêu ngày tháng nằm bệnh viện, ở đâu ? bác sĩ điều trị chuẩn y ra sao v.v.. Rõ ràng cái chết của ông Thượng Tướng Thi Văn Tám là cái chết độc tử, mờ ám. Độc tử vì trước khi chết ông Tướng Tám đã rất khỏe, bình thường, phục vụ công tác Đảng CSVN đắc lực, đạt nhiều công trạng cho đảng nên đã được liên tục được thăng cấp. Tháng 2/2002, đồng chí Tám được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng; tháng 12/2004, được thăng cấp bậc hàm Trung tướng; tháng 12/2008, được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng An ninh nhân dân. Đặc biệt, Tướng công an Thi Văn Tám là người đã ra lệnh an ninh triệt tiêu và đàn áp thẳng tay, đánh đập dã man các anh chị em hoạt động trong Phong trào Dân chủ. Tháng 12 năm 2008 ông đã được Bộ Chính Trị thăng cấp Thượng tướng, nghĩa là chỉ trong vòng có hơn 10 ngày trước khi chết “đồng chí” Trung Tướng Thi Văn Tám còn được thăng cấp lên Thượng Tướng. Rà xét lịch trình làm việc của Thượng Tướng Tám cho thấy ông rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị bệnh. Sinh năm 1948, Thượng tướng Thi Văn Tám còn trẻ và sức khoẻ để cống hiến cho Đảng. Ông đi công tác xa liên tục, không có thời gian nào bị gián đoạn. Như vậy suốt thời gian trước và sau khi phong cấp, ông Tướng Thi Văn Tám không có nằm bệnh viện, không có bi bệnh nặng đến nỗi bác sĩ tài giỏi của Đảng CSVN phải bó tay như thông tin Đảng loan báo. Ngày 26 tháng 10 năm 2008, Trung tướng Thi Văn Tám đã xuống tận Kiên Giang để tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Campuchia. Những lãnh đạo an ninh cộng sản tham dự phiên họp quan trong này bên cạnh ông Thi Văn Tám còn có cả Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công An và Thứ trưởng công an, Trung tướng Lê Thế Tiệm. Ngày 14/11 năm 2008, Trung tướng Tám đã đi công tác xa đến tận Đắc Lắc để đón nhận huân chương Hồ Chí Minh trao tặng cho công an tỉnh này. Ông không những vượt đường sá xa xôi, chỉ đến cho có mặt mà còn phát biểu nữa. Như vậy Tướng Tám không có dấu hiệu suy yếu, sức khỏe có vấn đề, thậm chí còn khỏe hơn bình thường. Các báo đảng đã loan tin chuyến thăm Đắc lắc như sau: “Thừa ủy quyền Chủ tịch nước, Trung tướng Thi Văn Tám, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống vẻ vang của Công an Đắk Lắk, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Thi Văn Tám nhiệt liệt biểu dương những thành tích đặc biệt xuất sắc mà cán bộ, chiến sỹ Công an Đắk Lắk đạt được trong thời gian qua, đã vô hiệu hóa mọi âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, xây dựng lực lượng CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh.” Ngày 19 tháng 11 năm 2008, Trung tướng Thi Văn Tám, tháp tùng cùng các vị quan chức an ninh trong Bộ Công An đã xuống tận các tỉnh phiá Nam, đồng bằng sông Cửu Long để tham dự lễ lỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11-08. Các nhà dân chủ trẻ là nạn nhân của tướng CS Thi Văn Tám. Tháng 12 năm 2008 sau khi thăng chức từ Trung Tướng lên Thượng Tướng thì vài ngày sau ông bị chết “bắc đắc kỳ tử”. Trước đó, từ năm 2006 đã có thư tố cáo Trung tướng Thi Văn Tám, người tố cáo ký tên Phạm Gia Khánh, tự xưng là cán bộ trong Tổng cục an ninh, gửi đích danh các Uỷ viên Chính trị bộ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh v.v… Bức thư tố ông Tướng Thi Văn Tám có lý lịch bất minh …“Trong quá trình công tác, ông Thi Văn Tám luôn tìm cách che giấu lý lịch về nguồn gốc xuất thân, quá trình hoạt động của người cha. Ngay từ khi còn trai trẻ, mỗi khi anh em, bạn bè trong Tổng cục An ninh tại TP. Hồ Chí Minh hỏi về người cha thì ông Thi Văn Tám luôn tìm cách lảng tránh, không trả lời. Khi tổ chức yêu cầu, ông luôn khai báo chung chung và không muốn ai biết về lý lịch của mình. Cho đến nay, cũng chưa có ai xác dịnh rõ việc che giấu lý lịch của Thi Văn Tám là nhằm động cơ gì, nhưng rõ ràng là có uẩn khúc, mà chúng ta đã có những bài học đắt giá khi sử dụng người mà không tìm hiểu kỹ về lý lịch để gây ra những hậu quả khôn lường. Tôi được biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa IX nhiều lần không đồng ý bổ nhiệm ông Thi Văn Tám vào chức Thứ trưởng Bộ Công an. Thế nay đột nhiêu ông Thi Văn Tám được bổ nhiệm vầo chức vụ này, làm cho anh em cán bộ Tổng cục An ninh nghỉ hưu tại TP. Hồ Chí Minh rất bức xúc, trăn trở, lo lắng vận mệnh an ninh của đất nước lại trao cho một người hoàn toàn không xứng đáng về đạo đức, tài năng.” Bức thư cũng tố cáo ông Tướng Thi Văn Tám tham nhũng “đã đưa rất nhiều dự án về cục A35, trị giá nhiều tỷ đồng, rồi ông trực tiếp phụ trách. Những dự án đó đã được ông Thi Văn Tám khoác cho những tấm áo vì yêu cầu nghiệp vụ, nên không chịu bất cứ sự ràng buộc, giám sát nào, nên ông ta mặc sức sử dụng vào nhu cầu cá nhân. Tôi được biết, ông đang sở hữu một ngôi nhà lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Có doanh nghiệp khi biết ngôi nhà đó của ông Tổng cục trưỏng Tổng cục An ninh đã thuê với giá trên 20.000 USD/tháng, mặc dù giá trị thực tế không thể đến mức đó.” Bức thứ tố Tướng Thi Văn Tám, theo dư luận tiết lộ là do tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ nên cán bộ an ninh, thuộc Bộ Công An nhận lệnh viết thư tố cáo nhằm làm giảm uy tín của Tướng Thi Văn Tám, vì ông Tám là cánh tay mặt của Thứ trưởng Bộ công an, tướng Nguyễn Khánh Toàn. Như vậy cái chết độc tử của ông Thượng Tướng Thi Văn Tám ngày 12 tháng 12 năm 2008 có thể là do nội bộ thanh toán. Hoặc Tướng Nguyễn Khánh Toàn ra tay cho bịt miệng đầu mối, hay Thứ trưởng Bộ Công an, Tướng Nguyễn Văn Hưởng cho đàn em chặt tay chân, vây cánh của tướng Toàn do hai bên từ lâu đã có thù nghịch, tranh dành ảnh hưởng, ngắm nghiá cái ghế Bộ Trưởng Bộ Công An ? Hay do chính các thế lực ngoại bang nào khác ? Ở tuổi 60, công trạng đầy mình, cống hiến cho Đảng cả cuộc đời cũng như gây biết bao tội ác, tai hoạ cho lực lượng dân chủ. Tướng Thi Văn Tám nếu không bị Đảng giết sớm vì tranh dành quyền lực thì cũng sẽ phải ra tòa án công luận, trả lời về những tội lổi từng gieo rắt đối với Phong Trào Dân chủ Việt Nam. Thực là Ác lai, Ác báo, mới vừa được Đảng phong chức Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an hôm trước, hôm sau bị giết ngay. Cái chết bí ẩn của Thượng Tướng Thi Văn Tám chỉ có đảng CSVN mới có câu trả lời. Việt Nam ngày 16 tháng 12 năm 2008 Phùng Chí KiênBách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phùng Chí Kiên (1901 - 1941), là nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam.
[sửa] Xuất thânÔng có tên khai sinh là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu. Sinh năm 1901 tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tuy nhà nghèo, nhưng ông vẫn được cha mẹ cho đi học sớm. Năm 1925, Phùng Chí Kiên ra làm thuê cho một thương nhân người Hoa ở ga Yên Lý, thuộc huyện Diễn Châu, nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội-Sài Gòn. [sửa] Ra nước ngoài học tập và hoạt độngThời gian này, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã cử cán bộ về Nghệ Tĩnh hoạt động. Nhiều thanh niên, học sinh ở đây được giác ngộ và đưa sang Quảng Châu học tập. Tháng 10 năm 1926, Phùng Chí Kiên cùng một số hội viên được giới thiệu sang Quảng Châu, dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Năm sau, Tưởng Giới Thạch quay ra khủng bố cộng sản, nhà trường bị đóng cửa. Phùng Chí Kiên cùng với một số cán bộ Việt Nam gia nhập quân cộng sản và tham gia khởi nghĩa Quảng Châu (ngày 12 tháng 12 năm 1927) do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, làm Đại đội trưởng Hồng quân công nông Trung Quốc. Cuộc bạo động thất bại, quân cách mạng rút về xây dựng khu Xô-viết ở hai huyện Hải Phong và Lục Phong. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Tháng 2 năm 1931, được sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, Phùng Chí Kiên sang học trường đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản. Nhưng khi đến Mãn Châu, ông bị phát xít Nhật bắt giam gần một năm. Ra tù, Phùng Chí Kiên đổi tên là Can rồi tiếp tục lên đường sang Liên Xô học. Từ năm 1933 đến năm 1934, ông học tại Trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa. Năm 1934, ông về Hương Cảng, tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương, cùng Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất tổ chức tại Áo Môn (Trung Quốc) vào năm 1935; được Đại hội bầu vào Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương phụ trách công tác Đảng ở nước ngoài. Năm 1936, ông về Sài Gòn hoạt động cùng Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Quốc tế cộng sản và Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 16/7/1936, nhằm đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. Năm 1937, ông sang Hương Cảng công tác với tấm thẻ căn cước mang tên Phùng Nguôn Vĩnh, sau bị cảnh sát Anh bắt và trục xuất. Năm 1938, ông tham gia củng cố Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ở nước ngoài và xuất bản báo “Đồng thanh” ở Côn Minh (Trung Quốc). Đầu năm 1940, Phùng Chí Kiên hoạt động với Nguyễn Ái Quốc ở Côn Minh và nhiều lần đưa Nguyễn Ái Quốc đến các nơi như Mông Tự, Nghi Lương, Khai Viễn, Chi Thôn... thuộc tỉnh Vân Nam. Tháng 6-1940, ông cùng Nguyễn Ái Quốc về Tĩnh Tây, một thị trấn thuộc tỉnh Quảng Tây giáp biên giới Trung Quốc-Việt Nam để chuẩn bị về nước khi có thời cơ. Cuối năm 1940, ông tham gia huấn luyện 40 cán bộ cốt cán của Việt Nam tại Quảng Tây (Trung Quốc). [sửa] Về Việt NamNgày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên cùng Hồ Chí Minh về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập và chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn. [sửa] Chống càn và qua đờiCuối tháng 6-1941, thực dân Pháp huy động tới 4.000 quân [cần dẫn nguồn], tổ chức thành ba mũi tấn công mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ Việt Minh nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang Việt Minh mới hình thành. Các cơ sở bí mật của Trung ương và Cứu quốc quân bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong cuộc họp khẩn cấp tại Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ), Ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định cử một tổ bảo vệ và dẫn các cán bộ lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản qua Tràng Xá về xuôi an toàn. Phùng Chí Kiên chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu anh dũng, phá một số trận càn lớn của Pháp và lực lượng theo Pháp. Do chênh lệch lực lượng và vũ khí, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định để lại một tiểu đội chặn đối phương, còn hai tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, cánh quân của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri qua Pò Kép (châu Na Rì, Bắc Kạn) thì bị đối phương phục kích nhưng thoát được. Ngày 21 tháng 8, đơn vị lại bị phục kích và bị bao vây tại xã Bằng Đức trên đường đi Cao Bằng. Lương Văn Tri bị thương rồi hy sinh. Mặc dù bị thương nặng, Phùng Chí Kiên vẫn bắn chặn quân đối phương để đồng đội thoát khỏi vòng vây. Bắn hết viên đạn cuối cùng, ông bị đối phương bắt. Ngày 22 tháng 8 năm 1941, đối phương chặt đầu ông rồi đem cắm ở đầu cầu Ngân Sơn để hòng uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân địa phương. Hơn 62 năm sau, tháng 11 năm 2003, Phùng Chí Kiên được Đảng, Chính phủ Việt Nam ra quyết định phong là cán bộ quân đội cấp tướng. Tháng 5 năm 2008, một phần hài cốt (phần đầu) ông do nhân dân huyện Ngân Sơn mai táng trước đây, đã được tìm thấy tại tiểu khu 1, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn[1]. Tên của ông được đặt cho một con đường lớn ở Thủ đô Hà Nội.
|
No comments:
Post a Comment