Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Sunday, July 22, 2012

Tường Trình về nạn nhân của CA tại GP Con Cuông sau ngày Chủ Nhật 01-07-12


Tường Trình về nạn nhân của CA tại GP Con Cuông sau ngày Chủ Nhật 01-07-12

http://www.youtube.com/watch?v=eY7uuobxG0Y&feature=related



http://www.youtube.com/watch?v=f_uOmL6SmNQ&feature=related




Sự kiện Con Cuông và hoa trái của lời cầu nguyện

Sự kiện Con Cuông và hoa trái của lời cầu nguyện

“Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 10, 22).
Chỉ với một văn thư của Tòa Giám mục Vinh nói về việc Nhà nước Cộng sản dùng những chiêu thức hèn hạ phá rối buổi hành lễ, khủng bố tinh thần, bách hại người Công giáo tại Giáo điểm Con Cuông đã huy động, liên kết mọi tín hữu tại Giáo phận Vinh, bày tỏ sự đoàn kết muôn người như một, qua những Thánh lễ, những buổi cầu nguyện, hiệp thông cách đặc biệt cho Con Cuông và phản đối việc làm sai trái của Nhà cầm quyền trong tinh thần ôn hòa Phúc âm.

Đó là câu trả lời kịp thời, xác đáng và ấn tượng nhất cho một Nhà nước hèn nhát ngang ngược, hành xử bạo quyền, thèm khát quyền lực và tham lam vô độ. Điều đó còn cho thấy trái với suy nghĩ thông thường, bách hại không làm cho người Công giáo sợ hãi, co cụm, đàn áp không làm khối Công giáo rạn vỡ, cam chịu, nhưng càng kích thích họ bộc lộ những giá trị Tin mừng, những đức tính Công giáo mà ngay cả các chính thể độc tôn, các nhà độc tài thèm khát qua sự tự nguyện đồng lòng, đoàn kết gắn bó với nhau để tạo nên một sức mạnh tinh thần, can đảm đối diện với những hiểm nguy, với bạo lực, với cả hệ thống cảnh sát, an ninh, quân đội cùng những phần tử xấu, với những thủ đoạn hèn hạ, với cả sự an nguy của bản thân, của gia đình.

Giáo hạt Cầu Rầm phản đối chính quyền Nghệ An phạm thánh
Người Công giáo biết rằng hoa trái của lời cầu nguyện tha thiết và đức tin kiên vững là lòng can đảm để vượt qua những thử thách. Đó là ơn ban của Chúa và sự tín thác của những người con của Chúa khi họ biết mình phải đến với ai, nói những gì, xin gì và tin chắc lời cầu nguyện đã được nhậm lời, không phải theo ý mình mà theo thánh ý Chúa.
Kinh nghiệm từ sự kiện bách hại đạo ở Con Cuông của Nhà nước Cộng sản đã giúp cho người tín hữu biết đem hoàn cảnh khó khăn của mình vào trong lời cầu nguyện và cầu nguyện trong những hoàn cảnh khó khăn ấy để đọc được những ý nghĩa ẩn chứa trong đó. Hằng ngày người tín hữu Con Cuông và Giáo phận Vinh luôn phải đối mặt với sự thù hận, căm ghét và những mưu toan xấu xa, hèn hạ của Nhà nước Cộng sản, không phải với những nỗi sợ hãi, lo lắng, cay đắng, cũng không cố gắng tìm cách đối phó bằng các biện pháp tự bảo vệ nhưng với lòng can đảm và sự bình an tâm hồn đón nhận mọi sự có thể xảy đến cho mình trong lòng tín thác vào tình yêu và sức mạnh trợ giúp của Chúa.
Chính trong cơn gian nan thử thách này mà mọi người thấy được điều căn bản của đức tin Công giáo thể hiện như thế nào: tất cả đồng tâm nhất trí trong lời cầu nguyện hướng về những anh em bị bách hại, liên kết cùng nhau trong thái độ lên án hành vi cấm cách bắt bớ, tiêu diệt đức tin vào Chúa, triệt hạ tôn giáo của Nhà nước Cộng sản.

Giới trẻ giáo hạt thuận Nghĩa hiệp thông với các tín hữu bị bách hại tại Con Cuông
Lâu rồi mới được thấy cách biểu lộ đức tin bất khuất của người Công giáo kể từ sự kiện Thái hà – Tòa Khâm sứ ở Giáo tỉnh Miền Bắc, khi các tín hữu bị thử thách vì đức tin thì sự hiệp nhất đoàn chiên dưới sự chăn dắt của các Mục tử đích thật được tăng cường và bày tỏ rõ nét chứ không bị rạn vỡ và chia rẽ. Bởi được hỗ trợ bằng việc kiên trì cầu nguyện, nhờ sức mạnh của sự tín thác cho Chúa quan phòng, người Công giáo ở Con Cuông và Giáo phận Vinh đã sống những giờ khắc hồng ân như Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu và trong cuộc thương khó, để cho thấy “Vinh quang của người Công giáo là Thánh giá Chúa Kitô”, vì nơi ấy, ơn cứu chuộc, sức sống và sự phục sinh trào tràn, vì nơi sự chết của Đức Giêsu, điểm quy tụ mọi con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về.
Trong cơn gian nan thử thách này, người tín hữu Con Cuông không xin Chúa trả giúp họ mối hận này, không chỉ xin Chúa ban cho đời sống được bình an, nhưng trên hết là đừng để họ mất lòng can đảm tuyên xưng đức tin và giúp họ đọc các biến cố theo ánh sáng đức tin, vì tất cả mọi sự đều ở trong tay Chúa; đồng thời nhận ra sự hiện diện yêu thương của Chúa, Đấng vẫn luôn ở cùng, đồng hành và chăm sóc người tín hữu Con Cuông trong những ngày thống khổ, những ngày Nhà nước Cộng sản huy động nhân vật lực để chống Chúa, chống những người được Chúa xức dầu (Cv 4,25).
Đó là “chuyện bình thường” đối với người Công giáo có đức tin, vì những gì xảy ra cho Đức Giêsu thế nào, thì các môn đệ Chúa cũng gặp phải sự chống đối, hiểu lầm và bách hại như thế, như lời thánh Phêrô: “Anh em đang bị lửa thử thách, đừng ngạc nhiên mà coi đó như cái gì khác thường xẩy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cũng được vui mừng hoan hỷ.  Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Kitô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa ngự trên anh em” (1Pr 4, 12-14). Được đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, Đấng nâng đỡ đức tin và lòng can đảm, người tín hữu Con Cuông đã không sợ hãi, hiên ngang “công bố Tin mừng Chúa Giêsu Kitô” ngay chính quê hương mình.
Sự kiện Con Cuông rồi sẽ đi vào quá khứ, nhưng biến cố ấy, vì được đọc trong ánh sáng đức tin và Lời Chúa đã giúp người tín hữu hiểu được ý nghĩa và kinh nghiệm thiệng liêng từ những buổi đồng tâm cầu nguyện rằng, ngay cả việc bách hại tàn bạo này cũng được coi như việc Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của mình để cứu độ thế gian, khi bộc lộ ra sự tốt lành nhân hậu của Chúa. Được dẫn dắt bởi Thần Khí Chúa, Con Cuông sẽ tiếp tục sống chứng tá với lòng thanh thản, can đảm, và niềm vui trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, vì Con Cuông đã được chọn trở nên “một chút men làm cả khối bột dậy men” (Gl 5, 9) và niềm vinh hạnh của Con Cuông là được “mang trên mình những dấu tích Chúa Kitô” (Gl 6, 17).
22/7/2012
Ngô Văn
--------------

Con Cuông: “Trời đất đầy vinh quang Chúa”

Con Cuông: “Trời đất đầy vinh quang Chúa”

“Chúng tôi can đảm nói với quý vị phụ mẫu chi dân là chúng tôi không sợ tà quyền, không sợ quý vị đàn áp bắt bớ, không sợ quý vị chà đạp, nhưng chúng tôi cảm thấy những hành động và việc làm của quý vị với tôn giáo nói chung đang kéo dân tộc Việt trở lại với thời kỳ man di mọi rợ”.
Đó là lời giảng khí khái của cha Chủ tế trong Thánh lễ đồng tế tại nhà thờ giáo xứ Kỳ Anh – Hà Tĩnh sáng ngày 15 tháng 7 năm 2012 cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông, cũng như mọi giáo hạt khác trong Giáo phận Vinh, hưởng ứng lời kêu gọi của Tòa Giám Mục.

Không phải ngẫu nhiên mà một bài giảng đầy dũng khí, vô cùng thuyết phục như vậy được thốt ra, mà đó chính là hoa trái đang “vào mùa” khởi từ hoa trái đầu mùa là vụ Thái Hà – Tòa Khâm sứ; hoa trái của lòng can đảm chứ không phải của tuyệt vọng, của đức tin chứ không phải sự cuồng tín, của yêu thương chứ không phải của hận thù, của tiếng nói sự thật – công lý chứ không phải xảo trá mỵ dân, của những chứng nhân chứ không phải của ban tuyên huấn. Đó là tiếng nói cất lên giữa những ngày tai họa dồn dập lên Hội thánh Công giáo, giữa các lực lượng “lực lượng trấn áp” của Nhà nước Cộng sản, giữa những bất công đày ải dân nghèo trong xã hội. Đó là tiếng nói của một người thay cho mọi người đã vượt qua được căn bịnh nan y làm tê liệt ý chí con người biểu hiện qua sự buồn phiền và tức giận, thù hận và cay đắng, lo âu và sợ hãi. Đó là tiếng nói chung của 20 giáo hạt khác trong Giáo phận Vinh, để “hòa cùng một nhịp đập của hơn 500 ngàn con tim”, để “can đảm nói với quý vị phụ mẫu chi dân là chúng tôi không sợ tà quyền, không sợ quý vị đàn áp bắt bớ, không sợ quý vị chà đạp”.

Giáo hạt Cầu rầm hiệp thông với Con Cuông
Cao quý thay tiếng nói dõng dạc, cất lên từ trái tim quả cảm được bao người, lương cũng như giáo bấy lâu nay khao khát, bây giờ mới thỏa nguyện, chứ không “ấm ớ” nói hay không, nói những gì, nói thế nào, nói ở đâu, vì sợ, sợ hệ lụy từ câu nói đó, để rồi tự ti với chính mình, mặc cảm với mọi người, tâm hồn bất an, tinh thần suy sụp và đành chọn lấy thái độ buông xuôi, trơ lỳ, vô cảm.
Bao năm qua, Nhà nước Cộng sản dùng kế sách sợ hãi để trị dân, để dễ dàng thao túng quyền lực, để người dân hiểu rằng những gía trị tinh thần và vật chất cha ông đổ mồ hôi xương máu để lại, hoặc do họ chí thú làm ăn mà có chỉ là “ơn Đảng, ơn Bác”, khi cần sẽ cưỡng chế thu hồi. Do nỗi sợ hãi ám ảnh đến mức bịnh hoạn, không ngừng đầu độc và hủy hoại đời sống, luôn sống trong hồi hộp, bất an và có nhiều kẻ không chịu được phải ra sức lập công, dù đó là công của thứ “ngưu đầu mã diện” để mong được đặc ân chiếu cố, nhưng dù thế, ẩn chứa bên trong vẫn tồn tại sự sợ hãi, vì chính họ, thật lòng mà nói, cũng chẳng tin vào “ơn Đảng hay ơn Bác” gì cả.
Giáo phận Vinh đã ghi danh vào danh sách những con người học được bài học về cuộc sống “đứng thẳng”, đã vượt qua được nỗi sợ hãi để làm chứng tá của hy vọng trong cảnh tuyệt vọng. Nói thế không phải từ nay, họ không sợ “húc” bất cứ “bức tường chắn” nào, đấy là cái dũng của kẻ thất phu, nhưng họ biết vận dụng kinh nghiệm này trong những biến cố tương tự để thoát ra khỏi tình thế làm họ sợ hãi, kềm chế sợ hãi bằng việc cùng nhau thắp nến cầu nguyện và làm chủ sợ hãi nhờ đoàn kết trong đức tin và hiệp thông qua sự phó thác cho Thiên Chúa quan phòng.
Giáo phận Vinh “can đảm nói với quý vị phụ mẫu chi dân là chúng tôi không sợ tà quyền, không sợ quý vị đàn áp bắt bớ, không sợ quý vị chà đạp”. Lòng can đảm là sức mạnh tinh thần, cộng với tiếng nói của sự thật là cách thức đối phó với nỗi sợ hãi. Khi nhìn thẳng, nói thẳng và dám chất vấn với chính nguyên nhân gây ra sự sợ hãi với lòng can đảm chứ không hèn nhát lẩn tránh, đầu hàng hoàn cảnh, Giáo phận Vinh đã thể hiện được chính mình là “Ánh sáng cho thế gian”, khẳng định được chiều cao của tầm vóc mình, chiều rộng của sự đoàn kết đồng tâm nhất trí của mình và chiều dài oai hùng của lịch sử Giáo phận mình.
Khi nói “Không” với nỗi sợ đàn áp, bắt bớ, chà đạp và ngay cả nỗi sợ chết, chỉ trừ nỗi sợ Đấng có quyền năng ném linh hồn và thân xác vào lửa hỏa ngục đời đời, Giáo phận Vinh bước thêm một bước tiến dài và chắc để đối đầu với bất cứ nỗi sợ hãi nào và chứng minh rằng không có điều gì có thể làm cho người Công giáo phải khiếp sợ nữa, như lời cuối cùng Đức Giêsu nói với các môn đệ trước khi đi vào cuộc thương khó: “Trong thế gian anh em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33). Trải qua bao đau thương trong thời gian qua, nay với lòng can đảm Chúa ban, Giáo phận Vinh đã thật sự thắng thế gian, để trở nên “con đê” vững chắc ngăn cản những đợt sóng đàn áp, hận thù hoàng tiêu diệt đạo Công giáo của bạo quyền và những đợt sóng của sự sợ hãi.
Những người con của Giáo phận Vinh đã dám nói thẳng với Nhà nước Cộng sản thế nào là tà quyền, thế nào là đang bắn vào chính mình, tự hủy hoại mình, nhưng vẫn cảm thông với những “tiếng nói hiếu hòa trong nội bộ chính quyền đang bị chặn họng”, đồng thời cho thấy “Thế lực đen tối đang hoành hành, thao túng chính trường, những người có lương tri trong bộ máy chính quyền đang bị nỗi sợ hãi ám ảnh, không dám đứng về lẽ phải”, không với giọng điệu lên mặt dạy đời, mà với tình yêu từ Thiên Chúa, tình thương của con dân trong cùng một Dân tộc, trước sự an nguy của Quốc gia, “vì “Tình yêu không biết đến sợ hãi trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1Ga 4,18). Đó là tình yêu luôn bình thản, dám đón nhận những gì có thể xảy đến cho mình mà lòng không sợ hãi, thù hận, cho thấy khả năng chịu đựng phi thường và dù có ở trên đỉnh Thập giá vẫn hướng thẳng lên trời. Đó là Tình yêu của Đức Giêsu đối với Chúa Cha và là Tình yêu cao cả ôm ấp cả thế gian tội lỗi đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt đời đời, để cùng với Người, hướng về Chúa Cha. Tình yêu ấy nay được thể hiện ở Giáo phận Vinh. Quả thật không hổ danh: “Trời đất đầy vinh quang Chúa”.
20/7/2012
Ngô Văn
------------

Chủ trương diệt tôn giáo của tà quyền Hà Nội đã hiện rõ tại Con Cuông.

Chủ trương diệt tôn giáo của tà quyền Hà Nội đã hiện rõ tại Con Cuông.

Qua tìm hiểu và theo dõi các vụ việc đã xẩy ra tại giáo điểm Con Cuông suốt trong thời gian qua, chắc chắn ai cũng thấy rằng đây rõ ràng là chủ trương đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền huyện Con Cuông nói riêng và của tỉnh Nghệ An hay nhà nước cộng sản Việt Nam cũng thế.
Cuộc đàn áp tôn giáo một cách trắng trợn đúng là theo chủ trương của nhà nước cộng sản Việt Nam lại tiếp tục diễn ra tại giáo điểm Con Cuông thuộc tỉnh Nghệ An một cách khốc liệt vào đầu tháng 7 năm 2012.

Không ai có thể bình tâm khi theo dõi những bản tin trên Internet về việc bạo quyền cộng sản Việt Nam đã ra tay đàn áp tôn giáo tại Con Cuông do Uỷ Ban Nhân Dân huyện Con Cuông thuôc tỉnh Nghệ An thực hiện trong thời điểm bước vào đầu tháng 7 năm 2012. Chúa Nhật ngày 01 tháng 07 năm 2012, cá nhân người viết cũng như nhiều người Việt Nam trên thế giới đang theo dõi tin tức về các cuộc biểu tình chống Tàu cộng tại quê nhà, thì tại giáo điểm Con Cuông, nhà cầm quyền huyện  Con Cuông lại điên cuồng mở cuộc tấn công khủng bố với kế hoạch rất qui mô qua việc điều động một lực lượng hùng hậu để đàp áp những tín đồ Công giáo khi đang dâng thánh lễ. Họ đã dùng lục lượng gồm công an, dân phòng kể cả bọn côn đồ và quân đội nữa, để khủng bố đánh đập linh mục, giáo dân, tu sĩ đến tham dự thánh lễ tại nhà nguyện Con Cuông. Họ đả xông vào nhà nguyện đập phá nơi thờ tự, kể cả việc đập nát thánh tượng Đức Mẹ, đánh trọng thương giáo dân… Đây là một bằng chứng cụ thể đã chứng minh ngược lại những gì mà những người lãnh đạo của nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào mở miệng ra cũng bô bô hô hào với thế giới rằng  : “Nhà nước Việt Nam luôn luôn tôn trọng và  bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân. Hiến pháp có qui định rõ ràng.”
Sau đây là hình ảnh của cái gọi là tự do tôn giáo ở nước mang tên xã hội chủ nghĩa  được hiện rõ trong đoạn Việt video mà người viết đã lấy được trên google, kính mời quý độc giả theo dõi:

Chị Maria Ngô Thị Thanh bị đánh trọng thương đang được người nhà chăm sóc
Thật vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh trang nghiêm trong lúc các tín hữu đang cử hành nghi lễ tôn giáo trong nhà nguyện, đang cùng nhau sốt sắng dâng thánh lễ do linh mục Nguyễn Đình Thục cử hành , thì ở bên ngoài nguyện đường lại có những con người nhân danh Uỷ Ban huyện Con Cuông tạo nên một cảnh tượng lạ đời hiếm thấy trên thế giới hôm nay, đó là hình ảnh của những con người to mồm la hét, tiếng loa phóng thanh ra rả đọc thông báo của Uỷ Ban Con Cuông với lời lẽ rất trơ trẽn gọi giáo dân đang ở trong nhà nguyện dâng lễ là làm mất trật tự, là vi phạm pháp luật, cái pháp luật thật quái gở do bọn người vô đạo đặt ra, bất chấp lẻ phải, rồi tiếng còi hụ làm huyên náo để phá tan sự yên tịnh trong khung cảnh thiêng liêng của nghi lễ tôn giáo. Lực lượng quấy phá nơi tôn nghiêm của tôn giáo lại là những con người hung dữ mà đang nắm quyền hành và vận mạng của người dân nơi cái xứ Con Cuông này đấy. Nhìn quanh qua các hình ảnh hiện rõ trong Video này, tôi thấy toàn là những bộ mặt đằng đằng sát khí, tất cả như muốn ăn tươi nuốt sống những con chiên hiền lành đang ngồi trong nhà nguyện để cầu kinh, dâng lễ.
Điểm quan trọng là nơi Nhà nguyện Con Cuông này, đâu phải là chỗ to lớn gì cho cam để nhà cầm quyền áp dụng lối cưỡng chế chiếm đoạt đất đai, chiếm đoạt tài sản như những nơi khác hầu chia nhau thủ lợi, việc đàn áp nơì đây, chỉ có một lý do rất đơn thuần: đó là việc mà nhà cầm quyền huyện Con Cuông muốn tiêu diệt tôn giáo tại đây. Con Cuông là giáo điểm truyền giáo nên những người vô thần tại đây lo sợ tôn giáo phát triển đi ngược lại chủ trương của đảng vô thần. Chuyện đàn áp tại Con Cuông đã liên tục kéo dài từ hơn bảy tám tháng nay rồi. Thử điểm lại vài nét điển hình của những vụ việc đàn áp nơi đây như sau:
- Ngày 13-11-2011, lúc 14 giờ nhà cầm quyền huyện đã huy động lực lượng trên 300 công an, dân phòng đến Nhà nguyện của Giáo điểm để gây hỗn loạn đang khi linh mục và giáo dân đang dâng lễ.
-Ngày 30-11-2011, vào lúc 0g30 sáng, trong khi mọi người đang yên giấc, giữa đêm khuya, bỗng nhiên một quả mìn tự chế đã được ném vào Nhà nguyện, làm hỏng trần, nền nhà và cửa sổ nhà nguyện. Ai đã ném mìn vào nhà nguyện giữa đêm khuya, chắc cũng không khó để đoán ra thủ phạm vụ này là ai. Vụ này nghe đâu nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cũng có cho công an điều tra, nhưng rồi chẳng nghe tăm hơi gì vì thủ phạm chẳng lẻ không tìm ra vì ai trồng khoai đất này? Sau vụ nổ mìn, có một thời gian giáo dân cũng được yên tỉnh để lo việc phụng thờ và ít bị quấy nhiễu hơn.

Thánh tượng Đức Mẹ bị đám cán bộ, côn đồ đập nát ngay tại nguyện đường Con Cuông
Theo dõi tin tức thì rõ ràng trong những ngày gần đây, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu được bề trên sai về làm quản nhiệm giáo xứ Quan Lãng thay linh mục Giuse Phạm Ngọc Quang, thì tự  nhiên “bệnh cũ, bệnh khủng bố tôn giáo lại được tái phát”, cụ thể: Chúa nhật Lễ Chúa Ba Ngôi ngày 03/6/2012, linh mục Giuse Ngô Văn Hậu đến dâng thánh lễ, thì nhà cầm quyền Con Cuông huy động một đội ngũ cán bộ khoảng 50 người thuộc nhà cầm quyền huyện Con Cuông, và các cán bộ xã Yên Khê, thôn Trung Hương, đứng đầu là ông Trần Văn Phúc, chủ tịch mặt trận huyện Con Cuông, được điều động để ngăn chặn, quấy nhiễu, làm ồn ào, gây huyên náo không cho linh mục dâng lễ.
Trong một bối cảnh như thế, nhưng vì  lợi ích thiêng liêng của giáo dân nên linh mục Giuse Ngô Văn Hậu vẫn tiến hành dâng lễ cho bà con giáo dân. Một hiện tượng rất quái lạ và ngang nhiên là có nhiều công an, vốn là những người mà nhà nước gọi là bạn dân, đúng ra là những người thực thi và bảo vệ công lý cũng như có nhiệm vụ  mang lại sự bình an cho bất cứ nơi đâu, nay lại trà trộn vào cộng đoàn tham dự thánh lễ hôm đó để gây rối bằng những hành động vô cùng khiếm nhã và trơ trẽn như tắt ampli, níu kéo không cho thừa tác viên lên công bố Lời Chúa… Đồng thời, nhiều công an giao thông cũng được điều động đến đứng canh giữ ở các lối dẫn vào nhà nguyện,  nhằm gây khó khăn cho các giáo hữu đến tham dự thánh lễ. Tình trạng tương tự lại tái diễn vào những tuần sau đó, đặc biệt khi linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đến dâng thánh lễ tại giáo điểm Con Cuông , có lẽ vì thấy nơi đây có thánh lễ nhiều hơn nên nhà cầm quyền Con Cuông lại gia tăng quấy phá một cách có hệ thống và qui mô, điển hình : 
  - Ngày 03-06-2012, khi linh mục đến dâng lễ, một đội ngũ cán bộ khoảng 50 người thuộc nhà cầm quyền huyện, xã, thôn lại đến sách nhiễu, gây ồn ào trong buổi thờ phượng linh thiêng hoàn toàn là nghi lễ tôn giáo.
  - Ngày 24-6-2012, tình hình lại trở nên trầm trọng hơn khi  linh  mục GB Nguyễn Đình Thục đến dâng thánh lễ mừng ngày lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả, một lực lượng có  khoảng 250 người được nhà cầm quyền huyện Con Cuông điều động đã kéo đến phá rối, ngăn chận giáo dân và linh mục cử hành phụng vụ ngày Chúa nhật, đồng thời họ đã dùng loa phóng thanh chỉa vào nhà nguyện nơi đang hành lễ để hò hét, mạ lỵ, vu khống đủ điều.

Quân đội nhân dân tham gia đàn áp tôn giáo tại Con Cuông ngày 1/7/2012
Cuộc đàn áp qui mô và nghiêm trọng nhất là vào ngày 01-07-2012, khi đến dâng Thánh lễ cho các giáo dân thuộc giáo điểm như thường lệ, trước hết cha G.B. Nguyễn Đình Thục trên đường đi đến nhà nguyện dâng lễ đã bị lực lượng công an mật vụ, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông, thành viên Mặt trận trang bị súng ống, dùi cui, gậy gộc, đá gạch… ngăn cản không cho linh mục vào nhà nguyện dâng thánh lễ. Một nhóm côn đồ được nhà cầm quyền thuê mướn ngang nhiên chặn đường linh mục, dĩ nhiên giáo dân đã đến để giải vây cho ngài. Thế nhưng, vì quyết tâm bảo vệ nhà Chúa và thi hành bổn phận thờ phượng, cha Thục và nhiều giáo dân đã bị lực lượng này đánh đập dã man. Một số phải nhập viện cấp cứu, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp chị Maria Ngô Thị Thanh đã bị đánh vỡ hộp sọ. 
Đây là cao điểm của cuộc đàn áp tôn giáo thô bạo nhất đúng như lời trong thư của Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp khi chia sẻ và hiệp thông với nổi đau của đàn chiên tại Con Cuông, ngài đã viết: “Đây là những sự việc mà đáng lẽ ra không được hiện diện trong thế kỷ XXI này”. Trong Thông báo của Toà Giám Mục Xã Đoài gởỉ đến các đấng bản quyền trong HĐGMVN, linh mục chánh văn phòng của Toà Giám Mục Xã Đoài cũng đã nhắc lại điều này. Quả thật, trong thế giới văn minh hôm nay, nhất là qua hệ thống truyền thông của thời đại siêu xa lộ thông tin được chuyẻn tải nhanh chóng, thế giới đã nhìn rõ bộ mặt đầy man rợ của những người đang nhân danh nhà nước Việt Nam để khủng bố dân lành khi họ đang cử hành việc phụng thờ Thiên Chúa của họ trong một ngôi nhà nguyện của họ. Thế nhưng nhà nước vô thần vẫn tỉnh queo hành động một cách man rợ. Đúng là những sự việc như đánh đập giáo dân, đánh đập linh mục, la ó gây ồn ào làm mất tôn nghiêm nơi thờ tự, xông vào nơi thờ tự để đập phá các đồ dùng, phá sập bàn thánh, lộng hành nhất là liều lĩnh đập nát thánh tượng Đức Mẹ, đó là những sự việc mà đáng lẽ ra không được hiện diện trong thế kỷ XXI này.
Tóm lại, qua các diễn biến nơi Con Cuông suốt trong những ngày tháng qua, chắc chắn ai cũng thấy chỉ có một lý do đơn thuần mà nhà cầm quyền Con Cuông, dưới sự bảo trợ của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An, thực hiện các cuộc tấn công đàn áp tại Con Cuông là tiêu diệt tôn giáo đúng với bản chất của chủ nghĩa vô thần 
Trước những hiện tuợng đầy oái ăm này của bạo quyền nơi Con Cuông , người viết lại có những suy nghĩ hết sức đau buồn và vô cùng thấm thía khi nghĩ đến thân phận của những con người hiền lành đang phải đương đầu với một thế lực vô cùng gian xảo và hung bạo, liệu những người con dân Chúa nơi đây có sức chịu đựng bao lâu nữa?
Nhất là suy nghĩ khi đọc bức thư báo động của Toà Giám Mục Xã Đoài mà linh mục Nguyễn Văn Hương chánh văn phòng Giáo phận Vinh gởỉ đến các vị chủ chăn khắp mọi miền đất nước trong các Giáo phận, với lời lo ngại là tình hình vẫn còn đang tiếp diễn,  không biết các ngài đang nghĩ gì, đang hiệp thông thế nào với niềm đau này? Bức thư này có được các ngài công khai phổ biến đến mọi tầng lớp dâng Chúa để ít ra mọi thành phần trong Giáo Hội Việt Nam cũng thấu hiểu được nỗi đau của những người anh chị em mình đang gánh chịu tại Con Cuông.
Xin tất cả hãy sốt sắng hiệp thông cầu nguyện để dâng lên Thiên Chúa, xin cho dân  Chúa tại Con Cuông sớm có được những ngày yên bình để lo việc thờ phượng Thiên Chúa theo niềm tin của họ.
Viết trong những ngày trung tuần tháng 7 đang ở xa Seattle .
Nguyễn An Quý

--------------

Con Cuông, giọt nước tràn ly

Con Cuông, giọt nước tràn ly

Tương tự như những vụ đàn áp tôn giáo trước đây ở giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm…, sau khi chính quyền sử dụng vũ lực đối với linh mục và giáo dân ở giáo điểm Con Cuông, thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An vào ngày 1/7, thì đến lượt các cơ quan truyền thông lên tiếng hưởng ứng và đưa ra những thông tin bịa đặt vô lý quen thuộc, khiến những người trong cuộc rất bức xúc.

Nguyện vọng của giáo dân ở giáo điểm Con Cuông
Theo bản tin ngày 19/7 trên website của Dòng Chúa Cứu Thế, các giáo dân ở giáo điểm Con Cuông, tỉnh Nghệ An, dự tính sẽ tuần hành trước UBND tỉnh để phản đối những sai trái của chính quyền trong việc đàn áp tôn giáo những ngày vừa qua. Tuy nhiên, linh mục Nguyễn Đình Thục, người chịu trách nhiệm đến dâng lễ ở giáo điểm này, cho biết:
LM. Nguyễn Đình Thục: Đó là do sự bức xúc của giáo dân, rất nhiều người muốn như vậy. Tuy nhiên, hàng giáo phẩm vẫn đang cố gắng để tìm ở nơi chính quyền một sự nhìn nhận trung thực về lỗi lầm của họ và nhất là về nhu cầu về mặt tâm linh của những người giáo dân để chính quyền sớm giải quyết, đáp ứng nhu cầu cần thiết của giáo dân.
Sau khi xảy ra sự việc đàn áp ở Con Cuông vào hôm 1/7, Tòa Giám Mục giáo phận Vinh đã có văn bản chính thức gửi chính quyền tỉnh Nghệ An, trong đó nêu ra ba điểm chính: Việc tổ chức dâng lễ cầu nguyện của giáo dân là phù hợp luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế; Việc đàn áp tôn giáo tại huyện Con Cuông mang tính hệ thống và có tổ chức; Nhiều báo đài tỉnh Nghệ An đã xuyên tạc sự thật, vu khống linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Ngày 7/7, UBND tỉnh Nghệ An có công văn trả lời văn thư của Tòa Giám mục giáo phận Vinh, trong đó, chính quyền tỉnh cho rằng việc dâng lễ tại nhà riêng của giáo dân là vi phạm pháp luật. Riêng vấn đề Toà Giám Mục cho rằng “Việc đàn áp tôn giáo tại huyện Con Cuông mang tính hệ thống và có tổ chức”, chính quyền tỉnh cho rằng vụ việc xô xát xảy ra ở giáo điểm Con Cuông hôm 1/7 là do dân địa phương bức xúc gây ra. Chính quyền chỉ điều động lực lượng công an  đến để can thiệp, bảo vệ tính mạng cho LM. Ngô Văn Hậu, LM. Nguyễn Đình Thục và gần 800 tín đồ khỏi bị tấn công, theo cầu cứu của LM. Nguyễn Đình Thục qua điện thoại. Thế nhưng khi Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện LM Nguyễn Đình Thục, ông cho biết hoàn toàn không có chuyện này.
LM. Nguyễn Đình Thục: Dạ không có. Cái đó không đúng sự thật vì kể từ khi xảy ra vụ việc, cha không điện thoại một cuộc điện thoại nào cho họ hết, mà chính Chủ tịch UBND tỉnh điện thoại cho cha để nói với cha là giải phóng những người mà cha và giáo dân bắt giữ. Sau đó, ông Chủ tịch huyện cũng gọi và nói những lời tương tự. Nhưng cha bảo với họ rằng không có chuyện bắt người ở đây.
Thực sự chuyện gì đã xảy ra ở giáo điểm Con Cuông
Theo lời kể của LM. Nguyễn Đình Thục, những người đột nhập vào nhà ông Phạm Thế Trận, nơi được sử dụng làm nhà nguyện dâng lễ của bà con giáo dân Con Cuông, đa số là công an, cán bộ. Nhóm người này có đến 500 – 600 người, trong khi giáo dân đến dự lễ hôm đó chỉ khoảng 40 – 50 người, thì không thể có chuyện vô lý là giáo dân bắt giữ người được. Sự thật là sau khi xảy ra xung đột ồn ào bên ngoài, một số người trong nhóm trên đã tự khóa cửa ngôi nhà để ẩn náu bên trong khiến cho LM. Nguyễn Đình Thục và giáo dân không thể vào lấy các vật dụng làm lễ.
LM. Nguyễn Đình Thục: Những người ở bên trong nhà nguyện họ không mở cửa cho cha vào dâng lễ, thành ra cha phải dâng lễ ở bên ngoài. Cha phải nhờ họ chuyền những đồ đó qua cửa sổ để cha lấy ra dâng lễ ở bên ngoài. Có video clip quay được cảnh này rất rõ ràng.
Một điểm vô lý nữa, theo LM. Nguyễn Đình Thục, là cảnh sát cơ động đã có mặt ở Con Cuông từ rất sớm, trước khi ông kịp kêu cứu (nếu có, theo trình bày trong văn bản của UBND tỉnh)!
LM. Nguyễn Đình Thục: Cảnh sát cơ động thì ở Vinh mà lên đến giáo điểm Con Cuông là chừng khoảng 135 cây số, có đi nhanh cũng phải hai tiếng đồng hồ. Mà 2 giờ sáng, cha đã nghe nhiều người thông tin cho biết họ đã đến đầy ở ngoài huyện đội Con Cuông, mà mãi đến sáng mai cha mới cầu cứu họ thì làm sao họ lại đến trước lúc cha cầu cứu họ được. Đó là dấu hiệu cho thấy họ hoàn toàn bịa đặt trong vấn đề này.
Đối với những trả lời trên văn bản của UBND tỉnh Nghệ An, Giám mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh cho rằng sự thật vẫn luôn được trình bày và nhìn ở góc độ có lợi cho phía mình hơn. Ông nói:
GM. Nguyễn Thái Hợp: Tôi thấy sự kiện nó phức tạp chứ không đơn giản như bên nhà nước nói. Thực sự nếu không có sự can thiệp áp đảo, cắt cửa mà vào tràn ngập nhà trước khi làm lễ thì cũng không xảy ra chuyện đó. Thực sự ra trong những vụ tranh chấp như vậy, đâu cần đến bộ đội chính quy hiện diện ở đấy, cũng không cần phải súng ống. Sự việc đó đã qua rồi. Bây giờ là lúc chúng tôi phải tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
Kể từ sau khi xảy ra sự việc hôm 1/7 ở Con Cuông, các giáo dân ở đây liên tục bị đe dọa bằng những hình thức giống hệt như ở Tam Tòa trước đây như: bị ném gạch đá, ném phân vào nhà, đặc biệt là khu vực được sử dụng làm nhà nguyện. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông địa phương liên tiếp đưa tin, bài xuyên tạc sự thật, cho rằng tu sĩ và giáo dân nơi đây mới là những người vi phạm pháp luật.
Với việc đăng bài viết mang tựa đề “Những hành động quá khích ở Con Cuông” trên báo Vietnamnet hôm 19/7, một số người quan sát sự kiện đã xảy ra ở Tam Tòa và ở các giáo xứ khác cho rằng có thể đây là một bước dọn đường dư luận để chính quyền tiếp tục mạnh tay hơn nữa trong việc đàn áp giáo dân ở Con Cuông.
Riêng Giám mục Nguyễn Thái Hợp, người đứng đầu giáo phận Vinh, nhận định:
Ở đây có một sự hiểu lầm và cũng có ý đồ nào đó. Lúc này chúng tôi đang ngồi để lượng định lại. Không phải chỉ có lần ở Con Cuông. Con Cuông lần này có lẽ là giọt nước cuối cùng của một ly nước có lẽ đã tràn rồi. Có một vài điểm nữa mà có lẽ đây là lúc mà cùng với cấp thẩm quyền cao hơn, chúng tôi sẽ ngồi để lượng định chuyện đó.
Song song với việc tổ chức những buổi lễ hiệp thông cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông ở các giáo xứ, ngày 12/7, linh mục đoàn giáo phận Vinh đã gửi văn thư lên Chủ tịch nước và các cấp chính quyền về vụ việc tại Con Cuông. Trong đó, các linh mục khẳng định việc đàn áp tôn giáo tại Con Cuông là phi pháp và trái đạo lý và chính quyền phải chịu trách nhiệm về những hành động này.
Như phát biểu của LM. Nguyễn Đình Thục, nếu chính quyền nhìn nhận sai lầm và sớm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, có lẽ những vụ việc kiểu “giọt nước tràn ly” sẽ không bao giờ xảy ra.
Khánh An, phóng viên RFA
2012-07-20
Nguồn: RFA
---------

Giáo xứ Nghi Lộc hướng lòng về giáo điểm Con Cuông trong ngày mừng kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự

Giáo xứ Nghi Lộc hướng lòng về giáo điểm Con Cuông trong ngày mừng kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự

Đêm thứ Bảy, ngày 7 tháng 7 năm 2012, cả Giáo phận Vinh rực sáng trong ngàn vạn ánh nến nguyện cầu. Muôn người như một cùng hướng lòng về giáo điểm Con Cuông. Một vùng đất xa xôi ở phía Tây tỉnh Nghệ An, một vùng đất mà tên gọi từ xưa nay vẫn thường chỉ giới hạn trong địa giới xứ Nghệ, bỗng trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì sự kiên cường của người giáo dân trước sự áp bức và khủng bố liên miên của bạo quyền.

Hưởng ứng lời mời gọi của Tòa Giám mục, trong thánh lễ tối thứ Bảy, giáo xứ Nghi Lộc đã cùng thắp lên những ngọn nến sáng, trong bầu khí sẻ chia và hiệp nhất với toàn Giáo phận, cách riêng với những anh chị em Con Cuông – tuy xa mặt nhưng không hề cách lòng.
 
Trong đêm Chúa nhật, ngày 8.7.2012, giáo xứ Nghi Lộc tiếp tục tổ chức một thánh lễ thứ hai, cầu nguyện cách đặc biệt cho giáo điểm Con Cuông. Hôm nay cũng là ngày giáo xứ mừng kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự – Bổn mạng các thầy cô Giáo lý viên trong toàn giáo xứ. Phải chăng, đó chỉ là một sự vô tình trùng hợp, hay Thánh ý Chúa được thể hiện qua sự khéo léo sắp đặt của dòng thời gian, để ngày giáo xứ mừng kính Thánh Phêrô Tự, cũng đồng thời trở nên như một biến cố lớn lao cổ vũ cho Công lý và Sự thật – lý tưởng mà Nghi Lộc luôn luôn đề cao trong truyền thống lịch sử của mình.
Lần giở những trang sử Giáo hội, chúng ta biết rằng, Phêrô Nguyễn Khắc Tự sinh năm 1808 tại Ninh Bình, dưới thời vua Gia Long. Từ nhỏ cậu đã được vào nhà Chúa, rồi trở thành thầy giảng theo giúp cha già Quế. Khi cha già qua đời, thầy được cử đến giúp linh mục Borie Cao. Cuộc tử đạo của Thánh Phêrô Tự là một biểu hiện sâu sắc của mối tình thầy trò, mối tình cha con trong Giáo hội. Ngày 31.7.1838, sau khi quân lính bắt được cha Borie Cao, các tín hữu sợ liên lụy nên làm ngơ như không quen biết. Nhưng thầy giảng Tự vẫn đi theo đám lính, vừa khóc lóc vừa xin theo gót thầy mình. Quân lính thấy thế sinh nghi, bắt thầy đưa đến trước mặt vị thừa sai. Cha Cao vì không muốn thầy bị liên lụy, liền giả bộ không hề quen biết “người thanh niên” này, sau đó tình nguyện bỏ tiền ra để chuộc tự do cho anh. Nhưng thầy Tự đã quyết tâm thực hiện ý định của mình khi làm điều đó. Thầy tuyên bố mình là đệ tử của người bị bắt, và năn nỉ với ngài: “Xin cho con được theo cha đến cùng”.
 
Tấm gương tử đạo của Thánh Phêrô Tự là một minh chứng rõ ràng, sống động cho sự kiên vững trong Đức tin, nhiệt thành trong Đức cậy và nồng nàn yêu thương trong Đức mến. Với Nghi Lộc, một xứ đạo có lịch sử bị bách hại triền miên, và vốn được sinh ra từ trong những cuộc bách hại, thì tấm gương sáng ngời của Thánh nhân càng trở nên ý nghĩa và gần gũi hơn. Từ những ngày đầu mới hình thành, Nghi Lộc ngày ấy với tên gọi đơn sơ là “làng Nghi”, số giáo dân chưa quá 200 người nhưng đã có đến 77 vị ngã xuống vì Đức tin.
Dòng máu tử đạo đổ ra đã vun trồng nên những hoa thơm quả ngọt. Những hồng phúc cha ông xưa để lại cho cháu con bây giờ như sợi chỉ thắm nối dài những ân lộc tuôn đổ từ Trời. Sự thật, công lý, hòa bình là khát khao, là lý tưởng của mỗi chúng ta.
Thánh lễ tối nay quy tụ đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ, được cử hành trọng thể ở lễ đài Đức Mẹ. Lễ đài thật rực rỡ và lung linh trong muôn ngàn ánh nến. Những lời cầu nguyện sốt sắng vang lên, cầu cho những người anh em ở Con Cuông mau thoát cơn gian nan mà bạo quyền mang đến. Những hình ảnh, video về vụ đàn áp được trình chiếu rộng rãi để mọi người được biết cụ thể hơn. Có những cụ ông, cụ bà, khi xem những hình ảnh này, đã không giấu nổi sự phẫn nộ đối với hành vi khủng bố dã man của chính quyền.
Từ sự kiện hơn 300 tên côn đồ cùng công an đến tụ tập, phá hoại nhà nguyện Con Cuông ngày 13.11.2011, khi cha Phạm Ngọc Quang và cha Nguyễn Đình Thục đang dâng lễ, đến việc hai kẻ lạ mặt đi xe máy đến ném mìn vào nhà nguyện lúc nửa đêm ngày 30.11.2011. Tiếp tục đến ngày 24.6.2012, hàng trăm cán bộ và côn đồ đến quấy rối, ngăn cản không cho cha Nguyễn Đình Thục cử hành Thánh lễ mừng kính Thánh Gioan Tẩy giả.
Đỉnh điểm của những sự việc này là hành động chính quyền huy động binh lính thuộc trung đoàn 335 với đầy đủ súng ống, chó nghiệp vụ, cùng lực lượng công an và hàng trăm côn đồ đến bao vây nhà nguyện tại giáo điểm Con Cuông. Tại đây, tượng Đức Mẹ đã bị chúng đập vỡ nát, nhà nguyện bị phá hoại, linh mục và giáo dân bị đánh trọng thương. Những hành động vô nhân đạo này, một lần nữa cho chúng ta thấy tính chất công khai, trắng trợn của chính quyền huyện Con Cuông và những kẻ đồng lõa trong việc chống phá Giáo hội.
Lời cầu nguyện sốt sắng vang lên chan hoà cùng ngàn vạn ánh nến. Cầu cho những chiên lành vô tội đang bị khủng bố, đàn áp. Máu người Công giáo Việt Nam lại thêm một lần nữa phải đổ xuống. Những nỗi đau ngày xưa cha ông Nghi Lộc đã chịu giờ lại ập đến với giáo dân Con Cuông vô tội. Giữa thời đại văn minh và phát triển này, có ai nghĩ rằng việc đàn áp tôn giáo lại có thể xảy ra và xảy ra khủng khiếp như thế. Chúng ta về đây, không phải để cầu xin đảng cầm quyền rủ lòng thương. Càng không phải để phô trương sức mạnh bạo lực của người Công giáo. Mà chúng ta đang hiệp lời cầu nguyện cùng Mẹ hiền Giáo hội, cùng những anh chị em chung một niềm tin để dâng lên Thiên Chúa tấm lòng thảo kính và khiêm cung. Dâng lên Thiên Chúa lời nguyện cầu thành tâm cho những con người đang chịu khổ đau vì một niềm tin kính Chúa.
Những lời cầu nguyện nối dài tưởng như vô tận. Mỗi một con người đều ý thức rằng, cuộc sống hôm nay đã được đắp bồi từ bao xương máu cha ông xưa. Mỗi bước đi là muôn giọt máu đào của các Thánh tử đạo đổ xuống. Các ngài đã dám sống đến cùng ơn gọi người Kitô hữu trong một hoàn cảnh đầy khó khăn thử thách. Sự hi sinh của các ngài cho thấy một điều rằng, tình yêu luôn mạnh hơn sự chết và sự chết là cửa mở vào cõi sống bất diệt. Dù mang phận người yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa đỡ nâng, các ngài đã chiến thắng khải hoàn. Xin cho chúng con biết nhiệt thành làm chứng cho tình yêu bằng cách can đảm bảo vệ Sự thật, vì như lời Kinh thánh, “sự thật sẽ giải phóng anh em”.
Giữa lễ đài Đức Mẹ lặng gió, lòng mỗi người dậy lên một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa và Mẹ hiền Giáo hội. Giáo hội Chúa đã sống qua những thời kì khủng khiếp nhất. Đã sống từ những hang toại đạo. Đã chiến thắng nanh vuốt sư tử và đao gươm. Đã chiến thắng cả chủ nghĩa cộng sản khét tiếng một thời. Thì bây giờ, những cháu con của các Thánh tử đạo xưa, có lẽ nào lại sợ hãi những gông cùm bắt bớ, những dùi cui gậy gộc, “những đám côn đồ, quần chúng tự phát” và cả những kẻ cầm quyền đang tâm phá hoại Giáo hội Chúa và đoàn chiên Chúa? Chúng ta chắc chắn không sợ. Đến lửa hoả ngục cũng không thể thiêu đốt Đức tin của con cái Chúa thì những thứ quyền lực đen tối của trần gian có là gì?
Sức mạnh của chúng ta không phải là lưỡi gươm, báng súng hay những công cụ giết người ghê rợn. Mà sức mạnh của chúng ta đã, đang và sẽ đến từ Trời cao. Chúng ta có Chúa, là Đường, là Sự thật và là Sự sống. Chúng ta không hô hào hay khởi xướng cho một sự xung đột. Mà chúng ta sẽ chiến đấu, bằng cách thức của người Công giáo, bằng Đức tin của người Công giáo, chống lại bạo tàn và những kẻ cầm quyền thích sử dụng sự bạo tàn. Hơn bao giờ hết, chúng ta tin Chúa sẽ đồng hành cùng dân Người.
Lời cầu nguyện lại vang lên hướng về với Mẹ. Xưa Mẹ đã cạn dòng nước mắt khi đi cùng Chúa trên bước đường khổ nạn. Mẹ đã đau đớn biết dường nào khi nhìn con mình chết trên thập giá. Nay Mẹ lại phải chứng kiến những đứa con vô tội đang bị chà đạp lên nhân phẩm, lên sự tự do và nhân quyền tối thiểu mà tưởng như bất kì ai cũng phải được tôn trọng. Những tên bất nhân đã ngang nhiên đập nát tượng Mẹ, ngang nhiên chiếm đoạt phá hoại nhà Chúa. Đất nước Việt Nam đã phải sống quá lâu trong hận thù và chia rẽ. Lý tưởng của chúng ta bây giờ không phải là đấu tranh giai cấp, không phải là đấu tố chính đồng loại của mình. Lý tưởng của chúng ta càng không phải là bạo lực cách mạng, không phải là chém giết những đồng bào vô tội vì một thứ chủ nghĩa quái thai vô nhân đạo, phi nhân tính. Xin Mẹ Thiên Chúa che chở và ủi an con cái Mẹ, để chúng con biết xây dựng hòa bình với nền tảng công lý, sự thật. Xin Mẹ cho quê hương Việt Nam biết quên đi quá khứ, để tiến tới một tương lai tươi sáng đầy tình yêu thương. Và xin Mẹ đỡ nâng những tâm hồn đầy thiện chí.
Tiếp sau những lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Người, giáo xứ Nghi Lộc đã cầu nguyện cho nhà cầm quyền đương thời. Đặc biệt là chính quyền huyện Con Cuông và tỉnh Nghệ An. Để họ biết nhận ra đường ngay nẻo chính. Để họ biết nhìn thấy hậu quả những việc họ đã làm. Và một lần nữa, xin Chúa gìn giữ những anh chị em Con Cuông vô tội, vì tình yêu Chúa mà đã và đang chịu sự khủng bố, đàn áp của bạo quyền. Cầu cho Sự thật – Công lý – Hòa bình sẽ đến với chúng con, đến với người dân Việt Nam trên khắp quê hương này.
Khép lại thánh lễ và giờ cầu nguyện, lời Kinh Hòa Bình vang lên thật xúc động, trầm hùng. Tin tưởng rằng, “chính lúc chết đi, là khi vui sống muôn đời”. Xin mượn câu nói nổi tiếng của cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II để kết thúc bài viết này, “các con đừng sợ, hãy mở rộng cánh cửa của Chúa Kitô”.
Giáo xứ Nghi Lộc, 08.07.2012
Thiên Khải Đường
* Tác giả trực tiếp gửi cho Nữ Vương Công Lý

Các hình ảnh và video cho thấy đông đảo giáo dân tham gia cầu nguyện

Tòa giám mục Vinh lên án mạnh mẽ hành động đàn áp tôn giáo tại Nghệ An



Thanh Phương - RFI

 07 Tháng Bẩy 2012  
Vừa bị khủng bố, đánh đập, vừa bị vu khống, phân biệt đối xử, đó là những gì linh mục và các giáo dân của Giáo điểm Con Cuông, thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông phải hứng chịu trong nhiều ngày qua, mà đỉnh điểm là ngày Chủ nhật 01/07/2012. Tòa Giám mục Vinh đã mạnh mẽ lên án hành động đàn áp tôn giáo này của chính quyền địa phương.
Theo thông báo của Tòa Giám mục Vinh công bố ngày 04/07/2012, trong những ngày qua, chính quyền đã liên tục cho người đe doạ, ngăn cản, khủng bố linh mục và giáo dân và theo Tòa Giám mục Vinh, sự kiện xảy ra ra ngày Chủ nhật 01/07 vừa qua là cao trào vừa là kết quả « những mưu tính lâu dài, được dàn dựng công phu kỹ lưỡng của các thế lực đen tối ». 
Theo tường thuật của Giáo phận Vinh Online ngày 03/07, trong ngày Chủ nhật hôm đó, công an, dân phòng và một nhóm côn đồ đã kéo đến hành hung các nữ tu, giáo dân, thậm chí đánh cả Cha Nguyễn Đình Thục, khi vị linh mục này chuẩn bị cử hành thánh lễ. Nhiều giáo đã bị đánh trọng thương, trong đó có một phụ nữ bị đánh vào đầu gây chấn thương dập sọ não, phải đưa đi Hà Nội cấp cứu.
Nghiêm trọng nhất là đám người nói trên không chỉ đập phá bàn ghế, hoa nến, chén dĩa, mà còn đập nát cả tượng Đức Mẹ. Nhà nguyện bị chiếm giữ, cha Nguyễn Đình Thục đã phải làm lễ ở ngoài sân, giáo dân thì hoảng sợ vì thấy cảnh sát cơ động 113 và một lực lượng quân đội « với súng ống sẳn sàng chĩa vào nhà nguyện. ». 
Để thể hiện sự phản đối, Tòa giám mục Vinh ngày 04/07 đã lêu gọi mọi linh mục, tu sĩ , giáo dân trong giáo phận tối nay thắp nến cầu nguyện cho giáo dân tại Con Cuông, đồng thời kêu gọi các linh mục trao băng-rôn tại giáo xứ với nội dung « Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền Con Cuông ». 
Cũng trong ngày 04/07, Tòa Giám mục Vinh đã gởi một công văn đến chính quyền tỉnh Nghệ An, để lên án mạnh mẽ vụ đàn áp linh mục và giáo dân tại Giáo điểm Con Cuông. Bức công văn khẳng định việc linh mục và giáo dân dâng  lễ cầu nguyện tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông là « việc chính đáng, phù hợp với luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế ».
Theo Tòa giám mục Vinh, việc đàn áp tôn giáo tại huyện Con Cuông là « mang tính hệ thống và có tổ chức », vì họ có đủ bằng chứng cho thấy chính quyền huyện Con Cuông thuê người và điều động công an, quân đội, dân phòng để ngăn cản thánh lễ, đánh đập linh mục và giáo dân. Tòa Giám mục Vinh còn lên án việc nhiều báo đài tỉnh Nghệ An, đặc biệt là báo Nghệ An điện tử, đã xuyên tạc sự thật, vu khống các linh mục, tu sĩ và giáo dân. 
Theo bức công văn gởi chính quyền Nghệ An, Tòa giám mục Vinh và toàn thể Giáo phận Vinh cực lực lên án việc chính quyền đàn áp linh mục và giáo dân, đặc biệt là lên án việc chính quyền xúc phạm Tượng Thánh, xúc phạm đức tin của toàn thể Giáo hội Công giáo. Tòa giám mục Vinh cũng yêu cầu các báo đài cải chính, xin lỗi công khai vì đã xuyên tạc vu khống các linh mục, giáo dân. 
Chưa biết, chính quyền tỉnh Nghệ An sẽ phúc đáp công văn của Tòa Giám mục Vinh như thế nào, nhưng trong khi đó tờ Nghệ An điện tử đến hôm qua vẫn tiếp tục đăng bài khẳng định là chính các linh mục vào giáo dân Giáo xứ Quan Lãng đã kéo đến gây rối, hành hung người dân xã Yên Khê, cho rằng các linh mục đã « truyền đạo trái phép », vì đã làm lễ tại một nhà riêng, mà chưa có sự đồng ý của chính quyền điạ phương. Trong bài cuối, đăng hôm qua, báo Nghệ An điện từ còn yêu cầu phải xử lý nghiêm minh « những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật ».
 ---------------

Tường thuật nhanh về ngày cầu nguyện cho Con Cuông tại gp. Vinh

Đăng bởi cheoreo2 lúc 8:37 Sáng 15/07/12
VRNs (15.07.2012)- Nghệ An - Tin Gấp: Hiện công an và côn đồ đã ập vào nhà thờ giáo hạt Bột Đà gây rối.
Theo chương trình Toà giám mục Vinh thông báo, sáng nay, lúc 8:00 tại các nhà thờ Hạt trong toàn giáo phận sẽ tổ chức thánh lễ chung, cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông. VRNs tại Nghệ An tường thuật nhanh sự kiện này như sau: Giáo dân các Hạt tham dự thánh lễ sáng nay: Vạn Lộc 10 ngàn người, Bảo Nham 20 ngàn người, Phủ Quỳ 5 ngàn người.
Hình ảnh giáo dân từ các giáo xứ đổ về các nhà thờ Hạt.
Giáo hạt Thuận Nghĩa
Thuộc xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (nằm bên QL 1A)
Từ sáng sớm, một số các giáo xứ đã kéo chuông và tập trung đi bộ tiến về giáo hạt. Trên tay bà con cầm những băng rôn, khẩu hiệu để phản đối chính quyền đã đàn áp linh mục, tu sĩ và giáo dân tại Con Cuông. Đây là giáo hạt thuộc địa đầu phía Bắc của Giáo phận. Nơi đây được biết đến với nhiều truyền thống hào hùng của sự đoàn kết và lòng trung kiên trước bao bách hại của sự dữ.
Số giáo dân: 53.338
Số giáo xứ: 12
Giáo hạt Văn Hạnh
Giáo hạt Văn Hạnh trải rộng trên địa bàn huyện Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh. Nơi đây được biết đến với lòng đạo hạnh, đoàn kết và đã có nhiều đóng góp cho sự lớn mạnh của Giáo Hội. Nơi đây đã được chọn làm Tòa Giám mục Hà Tĩnh.
Số giáo dân: 37.884
Số giáo xứ: 11
Giáo hạt Bột Đà
Đây là giáo hạt thuộc phía tây Nghệ An, được trải rộng trên địa bàn các huyện: Đô Lương, Thanh chương, Anh Sơn và Con Cuông. Nhìn lại dòng sử hào hùng của các giáo xứ miền tây xứ Nghệ này mới nhận thấy được cả một quá trình đầy gian lao, thấm đẫm máu và nước mắt. Kể từ thời Văn Thân (1874), đến 1945, 1976, 1978 và cho đến thế kỉ 21 này, nơi đây vẫn tiếp tục bị thế lực sự dữ tìm mọi cách để giày xéo. Nhưng hạt giống Đức Tin nơi đây vẫn ngày càng được triển nở.
Số giáo dân: 14.059
Số giáo xứ: 8
Từ sáng sớm, giáo dân từ giáo điểm Con Cuông, giáo họ Đồng Lam tập trung trước giáo xứ Quan Lãng và cùng nhau tiến về giáo xứ Lãng Điền. Từ Lãng Điền, đoàn tiến về giáo xứ Yên Lĩnh, nơi mà anh chị em giáo dân nơi đây đang sẵn sàng để nhập vào cộng đoàn. Đoàn tiếp tục di chuyển xuống giáo xứ Yên Lĩnh để đón anh chị em đang chờ để nhập đoàn và tiến về giáo hạt. Đoàn đi rất nghiêm trang và giữ gìn trật tự giao thông.
Đoàn đã về đến giáo hạt, nơi các xứ lân cận đã có mặt trước đó. Trong tay mọi người giơ cao các băng rôn, biểu ngữ để phán đối chính quyền đã đàn áp Tôn Giáo một cách dã man tại giáo điểm Con Cuông. Có lẽ là một giáo hạt chịu sự đàn áp trực tiếp từ chính quyền nên hôm nay, mọi người đến đây với những nét mặt và tâm trạng sớt chia mà anh chị em đã phải gánh chịu.
Giáo hạt Bảo Nham
Giáo hạt bảo Nham được trải rộng trên các huyện Yên Thành, Tân Kỳ, Đô Lương và Nghi Lộc. Nơi đây được nhiều người biết đến với những thắng cảnh Lèn Thành Đức Mẹ Lộ Đức, nhà thờ đá Bảo Nham và đặc biệt lòng đạo đức của giáo dân.
Số giáo dân: 32.122
Số giáo xứ: 12
Giáo hạt Cầu Rầm
Giáo hạt Cầu Rầm thuộc địa bàn thành phố Vinh và một phần thuộc huyện Hưng Nguyên. Theo lịch sử giáo phận Vinh, hạt giống Tin Mừng được gieo vào vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Sự đạo ở đây luôn được phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Một điều cần nhắc lại rằng, mảnh đất và nhà thờ mà sở hạt đã có từ năm 1888, năm 1968 bị bom đạn đánh sập, chính quyền đã cho làm đường từ Vinh đi Nam Đàn đè lên nên nhà thờ. Cho đến nay, sở hạt vẫn phải tạm sinh hoạt trên mảnh đất mới do chính quyền cấp cho.
Số giáo dân: 18.343
Số giáo xứ: 4
Giáo hạt Nhân Hòa
Là một giáo hạt thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc – Nghệ An. Là giáo hạt mà các giáo xứ nằm cận kề với Tòa Giám mục. Chính vì thế, từ trước đến nay, giáo hạt luôn luôn đóng vai trò là “cánh tay phải đắc lực” của giáo phận. Hiện nay, giáo hạt được dìu dắt dưới sự đạo đức, khôn ngoan và khiêm nhu của linh mục hạt trưởng Phêrô Trần Phúc Chính.
Số giáo dân: 17.055
Số giáo xứ: 7
Giáo hạt Cửa Lò
Là một giáo hạt thuộc phía Đông Nghệ An. Các giáo xứ gần như thuộc địa bàn Thị Xã Cửa Lò và một phần thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây được biết đến với Bãi Biển du lịch Cửa Lò lí tưởng. Đặc biệt là lòng đạo đức và tinh thần xây dựng giáo phận.
Số giáo dân: 12.895
Số giáo xứ: 5
Giáo hạt Đông Tháp
Là một giáo hạt đóng trên địa bàn huyện Diễn Châu và một phần thuộc huyện Yên Thành. Theo chiều dài của lịch sử giáo phận, nơi đây đã có nhiều đóng góp và chia sẻ trong sự thăng trầm của giáo phận theo thời cuộc. Đa phần các giáo xứ thuộc giáo hạt nằm dọc theo QL 1A chạy dài từ đầu huyện đến cuối huyện.
Số giáo dân: 42.081
Số giáo xứ: 15
Giáo hạt Phủ Quì
Là một giáo hạt mới được thành lập ngày 30 tháng 3 năm 2011 theo Quyết định của Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp (được tách từ Giáo hạt Thuận Nghĩa, bao gồm 6 giáo xứ: Cồn Cả, Vĩnh Giang,Phú Xuân, Đồng Lèn, Đồng Tâm và Nghĩa Thành). Giáo hạt thuộc địa bàn phía Tây bắc Nghệ An.
Giáo hạt Can Lộc
Là một giáo hạt thuộc phía bắc tỉnh Hà Tĩnh. Giáo hạt thuộc địa bàn huyện Can Lộc, một phần đại bàn Thị xã Hồng Lĩnh và một phần thuộc huyện Nghi Xuân.
Số giáo dân: 24.924
Số giáo xứ: 10
Giáo hạt Vạn Lộc
Là một giáo hạt thuộc miền Tây Nam xứ Nghệ. Giáo hạt thuộc địa bàn huyện Nam Đàn và một phần thuộc huyện Thanh Chương. Nơi đây đã trải qua những trang sử thăng trầm cùng với giáo phận và đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phát triển của Địa phận Vinh. Truyền thống cha ông mang âm hưởng của những bài ca ghi dấu các Thánh Tử Đạo tại vùng đất này đã vọng vào thế hệ mai sau như lời thúc giục thế hệ trẻ tiến bước.
Số giáo dân: 16.954
Số giáo xứ: 9
Tại Xã Đoài: Thánh Lễ tại giáo hạt Xã Đoài đã kết thúc lúc 9h30. Khai mạc thánh lễ, Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp lại một lần nữa phản đối cách đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền đối với linh mục, tu sĩ và giáo dân tại giáo điểm Con Cuông.
Tại giáo hạt Bột Đà, thánh lễ cũng đã được khép lại lúc 10h. Giáo hạt Bột Đà sáng nay như nóng hơn nhiệt độ 38, 39 độ của tiết thời Miền Trug Gió Lào. Hàng trăm câu băng rôn, khẩu hiệu được mọi người giơ cao. Tất cả trở nên gắn kết hơn, thân tình hơn trọng việc lên án bạo quyền.
Giảng lễ, linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Giao đã dựa trên pháp lí và đạo lí để chỉ ra việc làm sai trái của chính quyền. Ngài còn khảng khái tuyên bố “nếu chính quyền cứ cố tình đổ dầu vào lửa thì ngọn lửa sẽ luôn bùng cháy và có thể thiêu rụi những tăm tối và đọc ác”. Cuối thánh lễ, với tư cách là linh mục trực tiếp chứng kiến những gì đã xảy ra tại giáo điểm Con Cuông, cha khẳng định “sau thánh lễ này, có nhiều khả năng sẽ có nhiều giáo dân bị sách nhiễu, triệu tập. Và vì chính quyền đã xúc phạm năng nề đến niềm tin Công Giáo nên chúng ta sẽ có mặt để cùng làm việc nếu bất cứ giáo dân nào bị triệu tập và sách nhiễu”.
Nghệ An: Huy động đoàn xe thiết giáp dọa giáo dân?
Danlambao – Theo tin từ Facebook “Giáo xứ Xã Đoài”, trưa ngày 14/07/2012, chính quyền tỉnh Nghệ An bất ngờ huy động một đoàn xe thiết giáp cùng quân đội tập trung ngay trước cổng Tòa Giám mục Xã Đoài. Đoàn xe thiết giáp xuất hiện một cách bất thường và dừng trước cổng Tòa giám mục khoảng 30 phút, sau đó đi về phía Hưng Trung, Hưng Nguyên.
Hành động trên diễn ra đúng vào thời điểm phía giáo dân đang chuẩn bị một buổi cầu nguyện quy mô lớn lên đến hàng vạn người. Buổi cầu nguyện sẽ diến ra vào sáng ngày 15/07 tại nhà thờ Xã Đoài, nhằm phản đối cuộc đàn áp của chính quyền nhắm vào Con Cuông.
Trước đó, hàng loạt đoàn xe vận tải khác của quân đội cũng được huy động đi ngang qua trước cổng Tòa Giám mục. Đây được xem là một sự kiện mà “hàng chục năm nay người dân mới chứng kiến một đội quân với đầy đủ phương tiện thiết bị như vậy”.
Đoàn xe thiết giáp diễu hành dọa giáo dân ? – Ảnh: Facebook Giáo xứ Xã Đoài
Nhiều ý kiến nói rằng: việc chính quyền Nghệ An huy động quân đội được xem là rất bất thường, lộ rõ sự lo sợ về cuộc phản kháng của người Công Giáo trước những diễn biến gần đây.
Hành động như trên cho thấy chính quyền đang muốn gửi đi thông điệp nhằm uy hiếp Tổng giám mục và cũng để đe dọa giáo dân.
Cũng cần nhắc lại, tại cuộc đàn áp khốc liệt hôm 1/7/2012 tại Con Cuông, nhiều hình ảnh gửi đi cho thấy có cả quân đội cũng tham gia.
Chuẩn bị tiến sang phía nhà thờ giáo họ Bùi Chu - Ảnh: Facebook Giáo xứ Xã Đoài
Chia sẻ trên mạng xã hội, Facebook Giáo xứ Xã Đoài cho rằng: Chính quyền Nghệ An đang ‘dương oai, diễu võ’ hù dọa giáo phận Vinh. Đồng thời nêu ra câu hỏi:
Phải chăng đây là hành động “dương oai giễu võ” của chính quyền tỉnh Nghệ An và Quân khu 4 trước tinh thần đấu tranh bất bạo động của linh mục và giáo dân Vinh?
Tin tức mới nhất cho biết, bất chấp những đe dọa từ phía chính quyền, sáng nay, 15/7, hàng vạn giáo dân tại giáo phận Vinh đã xuống đường biểu dương lực lượng, cùng nhau tiến về nhà thờ để cầu nguyện cho Con Cuông.



No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------