Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, October 25, 2013

lien thanh - BA THẾ LỰC, MỘT NỖI OAN TÌNH, ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN BỊ XỬ BẮN

http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2013/10/lien-thanh-ba-luc-mot-noi-oan-tinh-ong.html


BA THẾ LỰC, MỘT NỖI OAN TÌNH, ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN BỊ XỬ BẮN
____________________________

Liên Thành

Trích từ cuốn THÍCH TRÍ QUANG, THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC sắp xuất bản.



ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN (1912 - 9/5/1964)

Ông Ngô Đình Cẩn là con áp út trong đại gia tộc Ngô Đình. Độc thân với hơn nửa cuộc đời sống âm thầm lo chăm sóc mẹ già, ông còn lo tổ chức cơ sở kết nạp những người có lòng với đất nước để hổ trợ cho các anh hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp và chống cộng sản. Tuy ít học, nhưng ông lại hết sức thông minh và là một người rất có năng khiếu về tình báo và chiến tranh du kích. Khi Chí sĩ Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh thì tình hình chính trị tại miền Trung rất khó khăn. Dân tình thì ly tán, đảng phái quốc gia thì chia rẽ, và việt cộng thì thừa lúc tranh tối tranh sáng hoạt động mạnh mẽ. Trong cơn nguy biến đó, ông Ngô Đình Cẩn đã tận sức giúp đỡ cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tái lập lại niềm tin của đồng bào miền Trung, đặc biệt là Huế. Đảng Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký thiết lập chiến khu Ba Lòng Vùng Quảng Trị chống lại chính phủ. Sau khi diệt được chiến khu Ba Lòng một số lãnh tụ Đại Việt bị bắt. Điển hình là ông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị Trần Điền phải ra tòa và bị bản án rất nặng. Vậy mà ông Ngô Đình Cẩn đã vận động với chính phủ giảm án tối đa. Sau đó ông Ngô Đình Cẩn dùng tình thân xóa bỏ lỗi lầm, bằng cách mở trường trung học tư lấy tên là Trường Trung Học Bình Minh tại Quận III thị xã Huế và giao cho ông Trần Điền làm Hiệu trưởng điều hành.

Một số lớn khó khăn giữa chính quyền, đảng phái, và tôn giáo tại Huế và các tỉnh miền trung đều đã được ông Ngô Đình Cẩn dàn xếp dùm chánh phủ. Vì lẽ đó mà một văn phòng ra đời tại Huế gọi là Văn Phòng Cố Vấn Miền Trung và người ta gọi ông là Ông Cố Vấn Miền Trung.

Ưu điểm của ông Ngô Đình Cẩn mà ít người biết đến là lòng yêu nước, tinh thần chống cộng sản, và khả năng tình báo. Khả năng tình báo thiên phú của ông được biểu hiện cụ thể qua thành quả mà Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung do ông thành lập, và giao cho ông Dương Văn Hiếu chỉ huy, đạt được. Điểm lại thành quả của tất cả các cơ quan tình báo VNCH thì Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung là một trong những cơ quan tình báo hữu hiệu nhất. Cụ thể, Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung đã làm cho Cụm Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội xấc bấc xang bang, dở sống dở chết với 95% cơ sở đã bị tận diệt, và một số phải di tản ngược ra Bắc vì không còn đất sống. 

Đáng chú ý là 80% điệp viên của bọn chúng bị đoàn Công Tác Miền Trung bắt giữ. Trong đó có Thiếu Tướng tình báo việt cộng Mười Hương, Đại Tá tình báo việt cộng Lê Câu, cùng hằng trăm tên tình báo chiến lược và phái khiển tình báo khác. Ông Ngô Đình Cẩn cũng là một chuyên viên lão luyện về chống du kích cộng sản. 

tên tội đồ Mười Hương đặc công việt gian CS  phá hoại  Miền Nam VNCH

Có thể nói chưa có một nhà giam tù nhân nào lạ lùng như nhà giam các tù nhân cộng sản của Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung đặt tại Huế. Nhà giam không có lính gác và mở cửa. Tù nhân sinh hoạt và ăn ngủ tự nhiên tùy thích. Họ không bị ràng buộc một giờ giấc kỷ luật nào cả. Nơi đây không có thẩm vấn mà chỉ có đối thoại và hội thảo. Nên một số tù nhân đã nhận được rõ ràng đâu là chính nghĩa quốc gia và được bổ nhiệm làm việc cho chính phủ VNCH. 

Một ví dụ điển hình là tù nhân Lê Đình Khôi thuộc Tổ Quân Báo của Cục Quân Báo Hà Nội. Ông Lê Đình Khôi, bị bắt và sau một thời gian ở trại tù nầy, đã được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Nha Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I. Một cán bộ khác thuộc Phái Khiển Tình Báo của Cục Tình Báo Hà Nội, bị bắt và sau thời gian ở trại tù nầy, cũng đã được bổ nhiệm đi làm Huấn Luyện Viên trường Tình Báo Cảnh Sát Quốc Gia của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I. [Tôi không nêu tên vì không rõ ông ta có còn ở Việt Nam hay không.] Tất cả những việc nầy đều do chương trình và kế hoạch của ông Ngô Đình Cẩn và, lạ lùng thay, kế hoạch nầy lại có kết quả tốt. Đây cũng là một hình thức quốc sách Chiêu Hồi cán binh cộng sản về với Chính Nghĩa Quốc Gia của Chính Phủ Đệ II Việt Nam Cộng Hòa.

Tại Thừa Thiên ông Ngô Đình Cẩn đã tổ chức Đoàn Nhân Dân Võ Trang và giao cho ông Hoàng Trọng Bá chỉ huy để hoạt động tại nông thôn trong công tác dân vận giúp đỡ dân chúng. Đồng thời đây cũng là lực lượng ngăn chận các hoạt động khủng bố hoặc xâm nhập của cộng sản vào dân chúng và xóm làng ở nông thôn. Chương trình Bình Định Nông Thôn, do Hoa Kỳ và chính Phủ Đệ II Việt Nam Cộng Hòa thành lập, có cách thức hoạt động cũng rập khuôn theo cách thức của Đoàn Nhân Dân Võ Trang của Ngô Đình Cẩn và Hoàng Trọng Bá. 

Ngoài ra cũng cần phải nói đến vai trò của ông Ngô Đình Cẩn trong vấn đề chiêu hồi Thích Trí Quang về với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Để cảm hóa Thích Trí Quang, ông Ngô Đình Cẩn đã can thiệp với cơ quan an ninh để Trí Quang khỏi bị bắt trong vụ Phong Trào Hòa Bình của cộng sản tại Huế mà Thích Trí Quang là một thành phần quan trọng của phong trào nầy. Ngoài ra ông Ngô Đình Cẩn cũng giúp đỡ tài chánh cho Hội Phật Giáo tại Huế để trùng tu lại chùa Từ đàm cũng như các ngôi chùa khác.

Tất cả những công việc trên mà ông Ngô Đình Cẩn đã làm hoàn toàn có tính cách tự nguyện, không chức vụ gì do chính phủ bổ nhiệm và không lãnh lương tiền của chính phủ. Tất cả chỉ phát xuất từ lòng yêu nước, chống cộng sản, và phụ giúp cho Tổng Thống trong một số công việc. 

ÔNG NGÔ ĐÌNH CẨN TỴ NẠN CHÍNH TRỊ Ở TÒA LÃNH SỰ HOA KỲ TẠI HUẾ BỊ ĐẠI SỨ CABOT LODGE GIẢI GIAO CHO "HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG”. 

























Trong khi tại Sài Gòn Thích Trí Quang được chính phủ Hoa Kỳ che chở qua việc Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge tại Sài Gòn chứa chấp y và viên thông ngôn của y là Thích Nhật Thiện tỵ nạn chính trị tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ từ đêm 20/8/1963 đến ngày 4/11/1963 thì trở về chùa Xá Lợi, thì tại Huế ông Ngô Đình Cẩn, người em thứ hai của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị ông Cabot Lodge giao trả cho “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng”.
ác tăng cs Thích Trí Quang, 44 tuổi, tị nạn trong 
Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn. 
- Ảnh do AP
chụp 2/9/1963.
.

Nội vụ xảy ra như sau: Vào sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963 sau khi nhận được tin Tổng Thống và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị sát hại, ông Ngô Đình Cẩn bí mật rời khỏi tư dinh trên đường Nguyễn Trường Tộ thuộc quận Hương Thủy, gần nhà thờ Phủ Cam. Ông xuống trú ẩn tại Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Nguyễn Huệ thuộc Quận 3 Thị xã Huế. Nhà dòng đã sắp xếp cho ông một căn phòng nhỏ kín đáo trên lầu 2 để trú ẩn.

Vào sáng ngày 3/11/1963 Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, từ Đà Nẵng bay ra Huế liên lạc với Đại Úy Nguyễn Văn Minh và nhờ Đại Úy Minh nhắn với ông Ngô Đình Cẩn rằng: Thế nào cũng lục soát tư thất tại Phủ Cam. Có tài sản thì giao cho Thiếu Tướng giữ sau này tình hình yên ổn sẽ trả lại. Đừng lo lắng gì cả. Thiếu Tướng sẽ bảo đảm sinh mạng cho.

Biết được ông Ngô Đình Cẩn đang ẩn trốn tại Dòng Chúa Cứu Thế, Helble Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế liền đề nghị ông Cẩn vào tỵ nạn tại Tòa Lãnh Sự Mỹ cho an toàn. Ông Ngô Đình Cẩn đã được ông Helble Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế chấp nhận cho vào trốn tại Tòa Lãnh Sự Huế với tư cách là tỵ nạn chính trị. Ông Cẩn xin cho mẹ đi theo nhưng Tòa Tổng Lãnh Sự từ chối. Trong khi đó thì Cabot Lodge lại buộc Tòa Lãnh Sự tại Huế phải báo cáo rằng đã có hằng ngàn đồng bào bao vây tư gia của ông Cẩn tại Làng Phủ Cam và phải phao vu ông Cẩn có chứa vũ khí và tài liệu Việt Cộng trong nhà ông ta. Thật ra chẳng có gì cả mà là chuyện bịa đặt của ông Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge mà thôi. Tuy nhiên nhận được tin trên, Ngoại Trưởng Dean Rusk gởi một công điện với nội dung: "Nếu ông Cẩn yêu cầu được trú ẩn, trong tình trạng sinh mạng bị nguy hiểm, tiếp xúc với Tướng Trí, yêu cầu bảo vệ thích nghi và đưa ông ta đi”.

Ngày 5 tháng 11 năm 1963 ông Ngô Đình Cẩn rời Dòng Chúa Cứu Thế đến Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại số 4 đường Đống Đa thuộc Quận 3 Thị xã Huế. Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Helble nói với ông Cẩn rằng ông sẽ được đi tỵ nạn tại Hồng Kông. 

Sau đó ông Ngô Đình Cẩn rời Huế vào Saigon bằng phi cơ của Hoa Kỳ cùng với những người đi theo như sau: Phó Lãnh Sự Hoa Kỳ ông Mullen, 1 trung tá và 2 nhân viên an ninh Mỹ. Máy bay đến phi trường Tân Sơn Nhất thay vì đổi chuyển máy bay, bay đi Hồng Kông như đã hứa thì phái đoàn Mỹ lại giao ông Cẩn cho “Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng” tống giam ông ta vào Khám Chí Hòa chờ ngày mở phiên tòa. Như vậy, chính Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ và Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế đã âm mưu bán đứng ông Ngô Đình Cẩn giao cho “Hội Đồng Tướng Lãnh VNCH".

HOA KỲ, NHÓM TƯỚNG PHẢN LOẠN, THÍCH TRÍ QUANG - BA THẾ LỰC XỬ TỬ HÌNH ÔNG NGÔ ĐÌNH CẦN

Đảo chánh 1-11-1963 - Henry Cabot Lodge Jr. & Trần Văn Đôn







































phản tướng Gen. Duong Van Minh ("Big Minh") 
and Gen. Tran Van Don, Nov. 1, 1963 - 
Anthony LaRusso Collection











1)- Thế lực thứ 1
Đó là Hoa Kỳ mà đại diện là Đại sứ Cabot Lodge nghĩ rằng ông Ngô Đình Cẩn có khả năng tổ chức một cuộc phản đảo chánh. Vì vậy nếu chấp nhận để cho ông Ngô Đình Cẩn rời khỏi Việt Nam đi tỵ nạn chính trị tại một quốc gia nào đó sẽ là một hành động “Thả cọp về rừng”. 

2)- Thế lực thứ 2
Đó là nhóm Tướng Phản Loạn mà hầu như tất cả họ đều sợ một cuộc phản đảo chánh. Vì thế họ dứt khoát “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Nên khi Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge trao kẻ tỵ nạn chính trị của tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế cho nhóm Tướng Phản Loạn, thì Loạn Tướng Trần Văn Đôn chẳng cần úp mở mà tuyên bố thẳng thừng rằng: “Ông Ngô Đình Cẩn phải bị giam và bị xét xử”.
















Đám tướng phản loạn vẫn tưởng rằng ông Ngô Đình Cẩn hiện đang giữ một gia tài ít nhất vài trăm triệu Mỹ kim, nên ngay từ giờ đầu khi ông Ngô Đình Cẩn trốn trong Dòng Chúa Cứu Thế tại đường Nguyễn Huệ, thuộc Quận III Thị xã Huế, thì chính Loạn Tướng Đỗ Cao Trí đã nhắn gởi với ông Cẩn rằng ông Trí sẽ bảo vệ cho ông Cẩn và có tiền bạc tài sản bao nhiêu thì giao cho ông ta giữ cho không sao cả. Sau nầy tình hình yên ổn ông sẽ trả lại. Trong những lần hỏi cung ông Ngô Đình Cẩn tại khám Chí Hòa, thẩm vấn viên theo lệnh các loạn tướng đều tra hỏi rất kỹ về tiền bạc và tài sản mà ông Ngô Đình Cẩn cất giữ. Ông Ngô Đình Cẩn đã khai với thẩm vấn viên rất rõ ràng: “Gia tài chỉ có ngôi nhà từ đường tại làng Phủ Cam do cha mẹ để lại cho mấy anh em của ông, và ngoài ra có ngôi nhà tranh nhỏ ở cửa Thuận An mà thôi”.

3)- Thế lực thứ 3
Đó là thế lực của tên Việt Cộng Thích Trí Quang thuộc cơ quan tình báo chiến lược cộng sản Hà Nội và nhóm Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tên Việt Cộng đại ma đầu Thích Trí Quang nằm vùng trong Phật Giáo nầy đã dùng thế lực của Phật giáo Ấn Quang và quần chúng Phật tử đặt điều kiện với đám loạn tướng, chẳng hạn với Nguyễn Khánh rằng: Nếu muốn được sự hổ trợ của y tức là của Phật Giáo thì phải thẳng tay với Ngô Đình Cẩn, với "đám Cần Lao", và với "tổ chức mật vụ Nhu Diệm" tức là Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung Dương Văn Hiếu, Tổ chức Mật Vụ Trần Kim Tuyến, Phan Quang Đông, và Lê Văn Dư. 

Do sợ hãi thế lực của Trí Quang có thể làm lung lay đến địa vị, mất chức và mất quyền lợi cá nhân, đám loạn tướng đầu lãnh như Khánh, Đôn, và Minh đã phải cúi đầu vâng lệnh của Trí Quang. Thế nhưng họ đâu biết rằng những đòi hỏi của Trí Quang chính là những nhu cầu và chỉ thị của Tổng Cục Tình Báo Bắc Việt (Hà Nội). Thích Trí Quang có nhiệm vụ phải thi hành nhằm mục đích đánh sập và vô hiệu hóa các cơ quan tình báo bậc nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian ông Ngô Đình Cẩn bị giam giữ tại Khám Chí Hòa, Tướng Nguyễn Khánh nói rằng ông ta bị áp lực nên ra lệnh ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu phải nghiên cứu cách nào để có thể xét xử và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn và những người chỉ huy cùng những nhân viên của các tổ chức tình báo Việt Nam Cộng Hoa như: Ông Phan Quang Đông, Bác sĩ Trần Kim Tuyến, và Trưởng Ty Công an Thừa Thiên Huế Lê Văn Dư.
Ông Ngô Đình Cẩn, 53 tuổi, bị bệnh rất nặng đang được đưa ra phiên tòa ngày 17/4/1964 và bị tòa án tại Sài Gòn tuyên xử tử hình vào ngày 24/4/1964. - Ảnh AP
Ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu thấy nếu áp dụng bộ Hoàng Việt Hình Luật thì không thể tuyên án tử hình những tội danh vu vơ như chịu trách nhiệm vì thuộc cấp bắt người trái phép, hay đả thương v.v… được. Bởi bằng mọi cách phải tử hình ông Ngô Đình Cẩn cho danh chánh ngôn thuận và hợp pháp, nên Tướng Khánh chỉ còn một lựa chọn duy nhất là chỉ thị ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu lập ra một bộ luật mới, gọi là Sắc Luật số 4/64 ban hành ngày 28/2/1964. Sắc Luật số 4/64 này thiết lập Tòa Án Cách Mạng để quy một số hành động của các nhân vật cộng tác đắc lực cho chế độ Tổng Thống Diệm vào các tội cố sát, lũng đoạn kinh tế quốc gia v.v… và Sắc luật này còn được quy định có hiệu lực hồi tố. Trên căn bản thì hình luật chỉ áp dụng cho những hành vi trọng tội xẩy ra sau ngày ban hành luật đó mà thôi, vì vậy việc hồi tố là không đúng và hoàn toàn sai nguyên tắc. Vào ngày 24/4/1964 ông Ngô Đình Cẩn đã bị tòa án tuyên xử tử hình một cách vô luật pháp.

Để đạt mục đích giết người một cách hợp pháp, việc đầu tiên của Tướng Khánh là đưa một tay đàn em làm Bộ Trưởng Tư Pháp nhằm dễ bề sai khiến. Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính phủ của Tướng Khánh là Đại Tá Nguyễn Văn Mầu, nguyên Giám Đốc Nha Quân Pháp. Theo Thẩm Phán Nguyễn Cần (tức Lữ Giang), tại Việt Nam, Bộ Trưởng Tư Pháp được chọn trong các Thẩm Phán cao cấp hay các luật sư lão thành vì lý do: Thứ nhất, người giữ chức vụ nầy phải được mọi người kính nể, nhất là giới luật gia. Thứ hai, người đó phải am tường luật pháp và ngành tư pháp.

Đằng này Đại Tá Nguyễn Văn Mầu chỉ chuyên về quân pháp nên không nắm vững tình trạng luật pháp rất phức tạp của luật pháp Việt Nam. Tướng Khánh chọn Đại Tá Nguyễn Văn Mầu, như trên đã nói, không ngoài mục đích chỉ để sai khiến ông này thi hành lệnh của Tướng Khánh mà thôi.

Ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu đã cử một số luật gia soạn thảo và đưa ra dự thảo luật về một số tội phạm mà theo họ ông Ngô Đình Cẩn và "dư đảng Cần Lao" đã vi phạm và ấn định những tội nầy vào tội bị tử hình. Đây là việc làm hoàn toàn trái với nguyên tắc bất hồi tố của hình luật, tức hình luật không áp dụng cho những trường hợp xẩy ra trước ngày luật ban hành. Mọi quốc gia trên thế giới và ngay cả Hoàng Việt Hình Luật cũng đã công nhận và áp dụng nguyên tắc căn bản của hình luật nầy, và nguyên tắc nầy cũng đã được ghi vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. 

Điều 11, đoạn 2, của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ghi rằng: “Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành, mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian Phạm Pháp.”

Điều 15 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị quy định: “Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay quốc tế áp dụng trong thời gian khi tội phạm xảy ra. Cũng không thể bị tuyên một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian sự phạm pháp xảy ra. Tuy nhiên, người vi phạm được hưởng sự khoan hồng hơn nếu luật mới ban hành sau ngày phạm pháp ấn định hình phạt nhẹ hơn.”

Như đã biết, dự thảo Sắc Luật số 4/64 thiết lập Tòa Án Cách Mạng nhằm mục đích xử tử hình ông Ngô Đình Cẩn, ông Phan Quang Đông, và Thiếu tá Đặng Sĩ. Cho nên mặc dù dự thảo Sắc Luật số 4/64 có rất nhiều tranh cãi, Tướng Nguyễn Khánh vẫn bất chấp những sai trái và những nguyên tắc căn bản của hình luật. Ngày 28/2/1964 Tướng Khánh đã ký ban hành Sắc Luật 4/64.

Xin hãy xét qua một số điều luật trong Sắc Luật 4/64: Điều 1 quy định: “Nay thiết lập một Tòa Án Cách Mạng có thẩm quyền xét xử trên toàn quốc những tội ác gây ra trong thời gian từ 26 tháng Mười năm 1955 đến 1 tháng Mười Một năm 1963 bởi những bọn mật vụ, đại kinh tài, viên chức chính quyền cao cấp cùng nhân vật quan trọng dưới thời Ngô Đình Diệm.”

Điều 2 quy định: “Tòa Án Cách Mạng sẽ mở phiên xử đầu tiên trong tháng 3 năm 1964 và hoạt động trong thời gian 3 tháng.” 

Điều 3 quy định: 12 tội sẽ bị truy tố trước tòa án Cách mạng:

1)- Gian nhân hiệp đảng.

2)- Cố sát với trường hợp gia trọng.
3)- Giết người bằng thuốc độc.
4)- Tra tấn và phạm trọng tội.
5)- Cố ý đã thương với mọi trường hợp gia trọng.
6)- Hiếp dâm với mọi trường hợp gia trọng.
7)- Bắt giam trái phép.
8)- Cướp với trường hợp gia trọng.
9)- Sách thủ tiền tài.
10)- Đốt hủy sổ bộ, chứng thư, chứng khoáng, thương phiếu
11)- Hối lộ và hối nại quyền thế.
12)- Lũng đoạn kinh tế quốc gia.

Điều 4 định nghĩa lại các yếu tố phạm tội, phần lớn khác với định nghĩa của các điều luật đã áp dụng trước đó.
1)- Gian dâm hiệp đảng: Những tổ chức khủng bố bí mật hay công khai.
2)- Đầu độc giết người: Tội bắt giam người trong hầm có hơi độc, hay có chất độc , hay thiếu không khí, để gây thiệt mạng.
3)- Mưu sát: Tội giết người về đối lập về chính trị, việc tra tấn cho đến chết.
4)- Bắt giam trái phép: Việc lưu đày một người mà không có án tòa và ngoại trừ trường hợp dự liệu bởi Dụ 6 ngày 11/1/1956.
5)- Cướp: Các việc tịch thu bất hợp pháp.
6)- Lũng đoạn kinh tế quốc gia: Việc mang đi hay cho mang ra khỏi xứ, bất cứ bằng cách nào, các giá khoán động sản, giấy bạc Việt Nam, vàng, bạc, ngoại tệ, trái khoán và bằng khoán. Tổ chức kinh tài bất hợp pháp.

Điều 5: Cấm Tòa Án Cách Mạng không được quyền giảm khinh, cũng như không có quyền phạt án treo.

Điều 15: Quy định rằng Tòa Án Cách Mạng tuyên án liền sau phiên họp nghị án, không đình hoãn. Những án khuyết tịch coi như đương tịch.

Điều 16: Cấm các bị cáo không được kháng cáo hoặc thương tố. 

Những quy định ở các điều khoản trên hoàn toàn trái với nguyên tắc bất hồi tố của hình luật và, như vậy, cho ta thấy rõ một sự thật thâm độc của Tướng Nguyễn Khánh, Cabot Lodge,  và tên Việt Cộng Thích Trí Quang trong quyết tâm phải giết cho bằng được ông Ngô Đình Cẩn và một số người liên liên hệ, và giới chức của Đệ I Việt Nam Cộng Hòa.

Tướng Nguyễn Khánh sau ngày 28/2/1964 cũng đã ký một Sắc Lệnh Số 120-PT để cử các tay chân bộ hạ của ông ta vào thành phần ngồi xử án để thi hành các chỉ thị và quyết dịnh của ông ta. Đó là:
Chánh Thẩm: Ông Lê Văn Thu.
Phụ Thẩm gồm có: 
Đại Tá Trần Văn Chương
Đại Tá Nguyễn Văn Chuân
Đại Tá Đặng Văn Quang
Trung Tá Dương Hiếu Nghĩa

Phụ Thẩm nhân dân gồm có:

Nguyễn Văn Phước
Nguyễn Văn Yến
Nguyễn Văn Sửu
Bùi Văn Nhu
Chưởng Lý Nguyễn Văn Đức
Lục Sự Nguyễn Văn Tâm

Luật Sư bào chữa cho ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn là Luật Sư Võ Văn Quan.
Luật Sư Võ Văn Quan thăm ông Ngô Đình Cẩn và Linh Mục đang làm lễ trước giờ bị xử tử ngày 9/5/1964
Chiều ngày 9/5/1964 trong tình trạng đang mang bệnh trầm trọng, tiểu đường và cao máu, không ngồi dậy được, ông Ngô Đình Cẩn được để nằm trên băng ca với 6 người khiêng từ phòng giam của khám Chí Hòa ra một bãi đất trống trong khuôn viên của khám giam. Một Linh Mục đến bên ông Ngô Đình Cẩn làm phép xức dầu, sau đó ông bị trói vào cây cột. Khi được hỏi nguyện vọng cuối cùng của ông, ông yêu cầu đừng bịt mắt khi bắn ông nhưng yêu cầu không được chấp thuận.

Và lời nói cuối cùng của ông Ngô Đình Cẩn mà giám thị trại giam, và một số người quanh vụ xử bắn nghe được: "Xin Chúa tha thứ cho kẻ giết mình”, rồi ông bị bắn bởi một tiểu đội hành quyết.

Ảnh ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn trong
quốc phục áo dài đen quần trắng 
sau khi bị xử bắn ngày 9/5/1964
Có lẽ ông Ngô Đình Cẩn đã tha thứ cho tiểu đội hành quyết và tha thứ cho thủ phạm chính là Nguyễn Khánh, Cabot Lodge, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Mầu và nguyên một băng đảng sư phản loạn như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Thiện Siêu, Thích Đôn Hậu, Thích Tâm Châu, Thích Hộ Giác, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Chánh Lạc, Thích Giác Đức,... đã bịa ra những "tội ác mật vụ Nhu Diệm đàn áp Phật Giáo" cho ông. Nhưng lịch sử không thể tha thứ cho những tên đao phủ thủ vô lương tri vô đạo đức này và một thủ phạm nữa là cộng sản Hà Nội. Đây là thủ phạm điều khiển giựt dây cho Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu qua Thích Trí Quang, giết cho sạch dòng họ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và phá cho tan tành đất nước.

Đã năm mươi năm trôi qua, người mất thì đã mất, nhưng nỗi oan khiên vẫn còn đó. Xin một nén hương cúi đầu trước vong linh người ái quốc Ngô Đình Cẩn đã Vị Quốc Vong Thân.

(Trích từ cuốn THÍCH TRÍ QUANG THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC sắp xuất bản.)

Orange County, ngày 24 tháng 10 năm 2013


Cục Địch Vận của cộng sản Hà Nội nhúng tay vào vụ đảo chánh 1963 - (Liên Thành)



ác tăng Đại đúc Không Như Dương Hiếu Nghĩa và Cựu ĐT Nhan Minh Trang


***(Dương hiếu Nghĩa thật, thì không đáng nói với hắn ta. Các vị đại tá QLVNCH như Trần văn Phấn, Hồ hồng Nam… và ngay cả nhà báo Việt Thường, cùng ở tù chung tại trại tù Z30D, Hàm Tân, Thuận Hải, đã chứng kiến tận mắt việc Dương hiếu Nghĩa, kể công với thằng thiếu tá công an việt-gian-cộng-sản, giám thị trưởng nhà tù lúc đó, là Trịnh Nhu, rằng:
"Thưa ban, tôi chính là người đã bắn chết hai anh em thằng Diệm và thằng Nhu trong xe tăng của tôi đấy ạ ".
Nghe xong tên Nhu hỏi: "Mày cấp bậc gì?". Dương hiếu Nghĩa cười nịnh: "Thưa ban, đại tá ạ". Tên Nhu lộ vẻ khinh bỉ: "Mày mà là đại tá thì tao phải là đại tướng!"
Trước cảnh đó, ông đại tá Trần văn Phấn, xấu hổ quá, gân quai hàm giật giật, long lanh nước mắt. Còn ông đại tá Hồ hồng Nam thì mặt xưa nay vốn mai mái vì viêm gan và đau bao tử, bỗng đỏ bừng lên như bị lên cơn huyết áp cao.")

Monday, October 21, 2013

chinh khi viet- Từ “Bướm Trắng” đến “Bên Giòng Nước Cuốn” (Thế huy)

LTS- Trong câu văn của Thế huy viết năm 1994 dưới đây, nói về thái độ hèn hạ của những kẻ ăn cơm quốc gia, nhưng chẳng có lòng với tổ quốc. Xem việc bảo vệ tổ quốc là " con đường nghẻn lối" trong lúc hàng triệu người ngã gục để bảo vệ nền tự do độc lập của Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Những kẻ trí thức "chồn lùi" như Thế huy tự vả vào mặt mình và không hổ thẹn. 

Thế Huy
Định lầm hướng đi, chậm trễ vài năm, Nha Động Viên  (VNCH) chờ đón và đời sống đi hẳn sang một con đường nghẽn lối. Trung thương cảm cho chính mình, và cho tuổi trẻ Việt Nam ưu tư cằn cỗi.

Thiên đàng Việt gian CS là đập nước là bom nổ hại dân làng bất cứ giờ khắc nào chúng muốn.
Viết Ngày 20 Tháng 8, 2013
 
Từ “Bướm Trắng” đến “Bên Giòng Nước Cuốn”
 
Bài viết trước Chính Khí Việt đã phân tích về nhà văn Nhất Linh  với những áng văn tiêu cực  trong lúc nhu cầu của  đất nước  đang cần phải  có  sự  góp tay của  các nhà  văn,  cùng với việc  sử  dụng trí  tuệ  của  mình, sử dụng sự hiểu  biết tổng quát của  mình  và  biết dùng  ngòi bút của mình để tìm  trong quá khứ của lịch sử  và cuộc sống thực  tại  của  một xã hội  đang rên siết dưới sự thống trị tàn bạo  của  thực  dân Pháp,  những đề  tài giúp cho  việc  kích  động lòng dân, khơi dậy lòng tự hào  dân tộc và tinh thần yêu nước, hy  sinh vì  dân tộc và  tổ  quốc vốn là truyền thống ngàn  năm của người dân Việt Nam.  Thế nhưng Nhất  Linh đã không làm được điều đó.   Vì thế Chính Khí Việt cũng muốn lưu  ý  đến quý  cụ và  quý  bạn đọc rằng sau khi VGCS  theo lệnh Nga Xô và Tàu cộng  đã  nhuộm đỏ  VNCH, nghĩa  là toàn bộ  đất nước  Việt Nam,  thì  tại Saigon  hai tên đường  vẫn được VGCS  cho giữ lại  đó  là  đường Nhất  Linh và  đường  Thích Quảng Đức.  Khi  có  người  thăc mắc (tức  người trong lũ VGCS)  thì  uỷ ban đặt tên  đường phố trả lời rằng khi  lấy tên Nhất linh thì  có nghĩa  là  nói đến công lao  Nhất Linh là  người khai sáng ra nhóm Tự Lực Văn Đoàn.  Đó là  công lao của Nhất Linh trong  lĩnh vực  văn học.  Còn nói  đến  tên Nguyễn Tường Tam thì  đó là  cái tên của kẻ  chính trị  thì  chúng ta  mới cần phải  xóa  bỏ.
Thực  ra đó chỉ  là một cách trả  lời, bây giờ  bình tĩnh lại sau  nhiều năm nghiền ngẫm  những mánh khoé của bọn VGCS cũng như chúng ta đã có rất nhiều tài liệu và  cả  con người  sống  thực  sự,  chúng đã hiện nguyên hình  là những tên “ăn cơm Quốc Gia, thờ  ma  cộng sản”, đóng  góp một cách  hết  sức  hiệu qủa  trong việc xâm lược  VNCH của  tập  đoàn VGCS, tay sai của Nga Xô và  Tàu Cộng thời kỳ  đó.  Nói  như thế  có  khác gì  chúng ta phải phân biệt giữa việc  đào mồ thằng  việt gian Hồ Công Tâm  và  phải  lôi cổ  nó  ra  chửi,  còn nhà  giáo Đỗ Công Minh thì  chúng ta  không chửi  hay sao?  Do  đó  cho nên CKV  cũng cần phải nói rằng trong lúc những  người Quân Nhân QLVNCH đã phải gánh  chịu   toàn bộ sự tấn công của tất cả ba mũi giáp  công của  VGCS  thì  lại phải chịu  đựng một sự trở  cờ  phản  phúc  của những thứ  gọi là  các chính khách  xôi thịt, các  đảng phái  xanh vỏ  đỏ  lòng  mà  CKV  vừa  nêu trong bài trước  như  Đại Việt của Hà Thúc Ký,  Việt Nam Quốc  Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh  chẳng  hạn…  cũng như   sự tác  yêu tác  quái của  lũ tụi VGCS  cạo trọc  đầu hoạt  động dưới  mái chùa thuộc  GHPGVNTN  cũng như  những tên VGCS  mặc  áo  chùng thâm.   Nhưng  cũng cần phải lưu ý  đến những tầng lớp  tương lai của  đất nước  là  những sinh viên,  đã  được ăn học  đến nơi  đến chốn, còn được  tuyển chọn để  đưa  đi  du học  nước ngoài trong lúc  gánh  nặng trách nhiệm trước  Tổ  Quốc  của  bọn họ lại đè  nặng lên vai người  quân nhân trong mọi  binh  chủng của quân lực VNCH  thời kỳ  đó.  Thế nhưng chúng  ta  đã  thấy  cái  gọi là  những sinh viên  du học đó đã  chống  phá  không phải riêng Đệ Nhất VNCH  mà sang  đến  Đệ Nhị VNCH  chúng vẫn tiếp tục  quấy phá. Sau 30-4-75  bọn chúng  đã  hiện nguyên hình để  cho mọi người thấy rằng  bọn chúng không phải là  những sinh viên đấu tranh để  tranh đấu  cho tự  do   hay  cho quyền lợi của  người dân sống trong thể  chế VNCH, mà  chúng thực sự  là  những tên việt gian  cộng sản (kể  cả  nếu như chúng chưa phải là  đảng viên CS)  để  đánh vào hậu phương của  QLVNCH,  những người  đang phải chịu đựng gian khổ  bom đạn chết chóc  ngoài tiền tuyến.  Bọn chúng cấu kết, lập phe, lập đảng với tụi gọi là  du sinh phản chiến  như kiểu anh em thằng việt gian Nguyẽn Đan Quế, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Gia Kiểng, Đoàn Viết Hoạt, anh  em  thằng Chu Vũ Ánh, Chu Chỉ  Nam…. để  trở  thành  mũi xung kích lớn  nhất,  đó là  bôi nhọ chế  độ và  chính  nghĩa VNCH  trước dư luận thế giới,  nói  một cách khác  chúng là  những tên việt gian  đã  thực hiện một cách hữu thức  chứ không phải  vô tình cái  đường lối  chính sách của ngoại bang muốn áp đặt  như một  ông chủ  lớn đối với Quốc Gia  Việt Nam Cộng Hoà.  Ngày nay ra  đến  hải ngoại  thì  vẫn cái  lũ   sinh viên giáo  sư trí  thức ngựa,  những tên chính trị  salon xôi thịt,   cùng với  lũ  đầu trọc,  mạo danh Phật trong cái  tổ  chức  của thằng Ngưu Ma Vương Quảng Độ có xú  danh là  GHPGVNTN lại tụ họp cấu  kết với  nhau, để  lại tiếp tục  con đường cũ là phá hoại tiềm lực  cũng như  đặt ra những bẫy xập để  lừa những người nhẹ dạ trong và  ngoài nước  đang  trong nỗ lực  đánh đuổi  bọn VGCS ra  khỏi  bộ máy cầm quyền  của nhà  nước  Việt Nam.   
Chính Khí  Việt  nói  lòng vòng như vậy  cũng chỉ  muốn đưa  ra  một thí  dụ  nữa  của  những kẻ  cầm bút  hiện nay  cũng như những kẻ  tuyên truyền cho  những bài viết của  những kẻ  cầm bút tự nhận hoặc được  thổi lên là  nhà báo  chống cộng, nhà  văn  chống cộng…. nhưng dường như họ  chưa  bao giờ  kết hợp nội dung bài viết  trên giấy trắng mực  đen  của những con người như vậy  đối với hiện tình của  người dân Việt Nam bị trị trong và ngoài nước. 
Lấy  thí  dụ gần  nhất là  một bài  viết  vừa  xong đã được  post lên các  diễn  đàn và  được long trọng giới  thiệu.  Đó  là bài  có   tên  “Bên Giòng Nước Cuốn”  của Thế Huy.
Chính Khí  Việt  xin trích  một đoạn trong bài  của  Thế  Huy  có  tên nói trên  để  cùng quý  vị trao  đổi  xem bài viết này có  tác dụng tốt đối với  cuộc  đấu tranh của người dân bị trị  trong và  ngoài nước  hay  nó  là  một bài  viết  làm nản lòng những người  chống VGCS, có  nghĩa  là  làm lợi cho  VGCS.  Tuỳ quý  cụ  và  quý  bạn  định danh  cho tác  giả là   đang đứng  ở  vị trí  nào trong mặt  trận chiến  tranh  truyền thông giữa  những người Việt Nam yêu nước, trở thành người tỵ nạn,  đối với tập  đoàn VGCS  có  cả  một đạo quân nằm vùng thường hoạch  định  thực  thi  cái  gọi là NQ36:  Mục  đích chính cũng chỉ  là tẩy não tiến tới xâm lược  trọn vẹn  cộng đồng người Việt  Tỵ Nạn biến họ trở  thành nô lệ  đỏ  cho thực  dân đỏ  và  cho các thế lực  tài phiệt quốc tế.   Trích  nguyên văn  bằng mực  đỏ  một đoạn trong bài  “Bên Giòng Nước  Cuốn của Thế Huy: 
Ngày ấy, ở tuổi hai mươi, lớp trẻ Việt-Nam không hồn-nhiên và vô-tư như ở đây. Thời đó, chàng đã băn khoăn về tương lai và cuộc sống. Mọi người ở lớp tuổi Trung đã phải tự lựa chọn con đường quyết định phải đi để vạch một tương lai phải sống. Định lầm hướng đi, chậm trễ vài năm, Nha Động Viên chờ đón và đời sống đi hẳn sang một con đường nghẽn lối. Trung thương cảm cho chính mình, và cho tuổi trẻ Việt Nam ưu tư cằn cỗi. Cũng nhờ đó, cùng một tuổi, nhưng những người như Trung già dặn, chững chạc, và hiểu giá trị của đời sống hơn tuổi trẻ Tây phương cùng trang lứa." (hết trích)
 
Chính Khí Việt  xin quý  cụ  nghĩ  xem,  một người  như Thế Huy viết  chuyện “Bên Giòng Nước cuốn”  mà  Trung  là  nhân vật  chính  đã  có  những thái độ  và  lối suy tư  như vậy  thì  quý  cụ  nghĩ sao?  Nếu đọc   chúng ta  cũng có thể  hiểu rằng Trung  chính là  hình ảnh của Thế  Huy Vậy.
 
Khi nói đến  đến Nha Động Viên mà lại  viết là “chờ  đón”    thì   có nghĩa  là tác gỉa  muốn nói  rằng  khi  xong bậc  Trung Học Đệ Nhị Cấp  nếu   không  đậu Tú Tài Toàn Phần  thì  chỉ  có  duy nhất  một con đường  là   phải “bất  đắc  dĩ”  trình diện   và  Nha Động Viên luôn là  nới  “chờ  đón”  những kẻ “xấu số”  Chính Khí  Việt con  nói như  vậy  có  đúng không  thưa  quý  cụ.   Ai cũng  biết rằng đi  quân dịch  là  làm nhiệm vụ  của  người thanh niên thời chiến để  nhập ngũ chống lại quân xâm lược  đỏ CSBV  với tôn chỉ  TỔ  QUỐC -  DANH DỰ  -  TRÁCH NHIỆM.   Rất nhiều người  đã tình nguyện lên đường  mặc  dù  tuổi chưa  tới,  dù   được  hoãn dịch  về  các  lý  do như:  Học Vấn,  Gia Cảnh (Con Một  trong Gia  Đình  có  Mẹ Già,  sức khoẻ….)  Vậy mà  Thế  Huy có thể  coi việc  gia nhập  quân đội để  “Bảo Quốc  An Dân”   là  “đời sống  đi hẳn sang con  đường nghẽn lối”.  Thử  hỏi  câu này có  phải là  một hình thức  Thế Huy muốn  cảnh cáo những ai trong tuổi trẻ  đừng có  gia  nhập  vào  quân đội VNCH  bảo vệ Tổ Quốc  vì  đấy  là “con đường nghẽn lối”.   Trong hoàn cảnh đất nước như vậy  mà  lại có  người như Thế  Huy  ích kỷ  chỉ  nghĩ  đến cá nhân của  mình  rồi lại còn coi việc  đi làm nhiệm vụ  thanh niên thời chiến  là  con đường nghẽn lối  thì  thử  hỏi trong con người của Thế  Huy  có  một  chút  tế  bào nào  là  YÊU NƯỚC  hay không?  Hoặc  nếu có thì  chắc chắn  tế  bào  đó  là  tế  bào Yêu Nước  Xã Hội Chủ Nghĩa  của  thằng đại việt gian hồ  chí  minh vậy.    Nếu  quý  vị có  điều kiện  nên đọc  toàn bộ  bài  “Bên Gìòng Nước Cuốn”  của  Thế Huy  để  thấy rằng  ngay trong năm  2013  này, tình hình đất nước  như thế  nào  mà  vẫn có thể  đưa  lên một bài viết (cho dù  nói rằng viết  cách đây 10 năm)  thì  nó  vẫn  bộc  lộ  bản chất con người  thật  của Thế Huy.   Hoàn toàn  mang âm hưởng của  tên nhạc  nô Trịnh Công Sơn  nghĩa  là  nó  không vinh danh những tử  sĩ,  vợ  của  Tử  Sĩ,  vinh danh những anh  hùng  vô danh trong quân đội VNCH,  mà  nó  chi mô tả  cái  bi thảm  khiến cho người  quân nhân ở  chiến trường nặng lòng với gia  đình trở  thành lo lắng buồn bã  nhiều khi  muốn không đào ngũ thì  cũng giảm đi tinh thần chiến đấu và phải làm sao tìm lối thoát trong cái gọi là “con đường  nghẽn lối” để  có  thể  còn sống sót trở  về  cho dù  việc  đó có thể  dẫn đến sự thất bại trong một trận chiến.    Nếu quý  vị  đọc  toàn bài  thì  sẽ thấy nội dung  y như những “tác phẩm”  của  Nhất  Linh,  nghĩa  là   đọc  xong  bài của Thế  Huy thì  cảm thấy buồn.  Từ  buồn lại nghĩ  đến thân phận cá  nhân và  gia  đình mình.  Từ  than phận cá nhân  lại nghĩ  đến  chuyện  hy  sinh   kiểu như  người  quân nhân VNCH,   thì  thấy rằng  đó  không phải là  con đường  vinh quang ,  không phải là  trách nhiệm mình  và  càng không có chút  vinh dự  gì,   vì  đó  là “con đường nghẽn lối!!!???” 
Trước  khi  kết thúc bài này, CKV  con    xin được  lưu ý quý cụ cũng như  quý  bạn đọc  một  điều quan trọng khác  nữa  là:  mặc dù ra  hải ngoại ngay từ những ngày  đầu  của  30/4, Thế Huy  cũng không dám nói  và viết thẳng thắn  về  tội danh  cũng như bản chất  của  lũ VGCS  là  quân xâm lược, là lũ tay sai  cho thực dân đỏ Nga Xô  và Tàu  đại hán bành trướng.  Cho nên khi đề  cập  đến VGCS, Thế  Huy cũng chỉ  dám gọi chúng là  những người “Phía Bên Kia”. Thử nghĩ  xem, nếu gọi chúng là  phía  bên kia  thì  cũng có  nghĩa  là  một thứ  đối tác,  chưa  chắc đã là  kẻ  thù  mà  có  khi còn là  bạn  thân chí  còn  có thể  là  bạn thân.  Điều này có phải là một thứ  gợi ý khéo  với  mưu đồ xóa  bỏ  quá  khứ, một thứ hoà hợp hoà  giải  mà  Thế  Huy muốn gởi gắm đến  đọc  gỉa.
 
Còn nhiều vấn đề  phải bàn, nhưng CKV  nghĩ rằng  cái lối suy nghĩ như thế này của Thế  Huy sau khi đã ra  đến hải ngoài  nhiều chục  năm  mà  viết bài này  nó giống y như  là  cái lối suy nghĩ  của  những tên trốn quân dịch  kiểu  Trịnh Công Sơn, Nam Lộc,  anh em   Chu Chỉ Nam ….  để  cho chúng thoát ra khỏi cái  gọi là  “con đường tắt  nghẽn”   để  bây giờ  chúng lại tiếp tục  nói chuyện với “phía  bên kia”  một cách thoải mái.  Vì  có  bao giờ  Thế  Huy biệt rằng  Phía bên kia  là  quân xâm lược, là  tội đồ  của  dân tộc  và  Tổ  Quốc Việt Nam???  Về  nhân vật Thế  Huy  là  như thế  nào  chúng ta  lại càng phải hiểu hơn khi tên chệt tàu tiều Hứa Vạng Thọ  đã  tôn vinh Thế  Huy như  một thứ  đàn anh của  tinparis.net.  Một thứ  cố  vấn bí mật   tha  hồ  ngoáy bút.  Cho nên phải nói rằng  một kẻ  không chống cộng, tức là  không chống lại tụi VGCS  thời kỳ  trước 75 mà  chỉ  vì  trot  định hướng  sai lầm nên  con đường  VINH THÂN, PHÌ  DA  bị  nghẻn lối vậy.
 
(Hết  bài viết về  Thế  Huy.  Ngày Mai CKV  sẽ phân tích bài  “CHIẾC  ÁO  MẶC  NGOÀI  của  LÃO MÓC)
 
Ngày 20 Tháng 8, 2013
 
Chính Khí  Việt

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------