Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Friday, September 7, 2012

Đặng Phúc. -Thuy dien Song Tranh 2-HOÀNG QUỐC VƯỢNG -CHỊU TRÁCH NHIỆM

http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/09/ang-phuc-thuy-dien-song-tranh-2-hoang.html

Đặng Phúc. -Thuy dien Song Tranh 2-HOÀNG QUỐC VƯỢNG -TÔI CHỊU TRÁCH NHIỆM

Đặng Phúc.

 Gần đây hiện tượng Thủy điện Sông Tranh 2 có nhiều tiếng nố lớn, động đất xảy Làm cho dân chúng hoảng sợ. Từ sau khi đập Thủy Điện Sông Tranh 2 được xây cất, tình trạng nứt đập , rĩ nước trầm trọng năm 2011 được vá víu tạm bợ bởi chuyên viên Tàu.  Trong vài ngày qua,  hơn 50 lần động đất liên tục liệu có dẫn đến tinh trạng vỡ đập không? địa phương và Trung Ương có biện pháp ngăn ngừa vỡ đập không? Có kế hoạch thông báo trước bao nhiêu giờ để người dân di tản ? phương tiện nào giúp đở di tản? có biện pháp phòng cứu , cung cấp phương tiện, chổ ở, thực phẩm, thuốc men cho dân chúng không ?? Người dân có được đền bù thiệt hại nhân mạng, tài sản không?
Công ty tư vấn Colenco, Thụy sĩ có trách nhiệm gì về lời tuyên bố của họ chăng?
Thứ Trưởng bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng có đến làm việc đúng chức năng là đến tận địa phương Huyện Trà My để đích thân giám sát 24/24 giờ , điều hành mọi tình huống đập Sông Tranh 2 để bảo đảm an toàn cho 1,4 triệu dân toàn vùng Quảng Nam như lời ông tuyên bố không?.
Việc vỡ đập Sông Tranh 2 là điều có thể xảy ra trong lúc địa phương trung ương chưa có câu trả lời thích đáng cho tình huống hiện nay trong lúc người dân mất ăn mất ngủ, không biết ngày mai ra sao. Sự thiếu trách nhiệm, phá hoại của tập đoàn VGCS từ trung ương đến địa phương đưa đến nhiều tình trạng hiểm nghèo cho hàng triệu dân. Đã đến lúc người dân ý thức được Đảng - Nhà Nước là thanh phần bán dân hại nước, làm việt gian... tội ác của bọn chúng càng ngày càng chồng chất. Người dân cần làm chủ vận mệnh của mình, của giâ đình, xã hội, tổ quốc. Đừng nghe những lời láo khoét bịp bợm của tập đoàn VGCS, hãy nhìn lỹ những gi Tập đoàn CS Cộng sản làm.
Trân trọng.



sau đây là tin tức về THủy Điện Sông Tranh 2 năm 2011-2012






Đại diện tư vấn độc lập - Công ty Colenco (Thụy Sĩ) cho biết đã hoàn tất việc thẩm tra tiêu chuẩn thiết kế đập, sự ổn định của đập, cường độ bêtông đầm lăn, quan trắc trạng thái biểu hiện của đập và khả năng về động đất gây ra bởi hồ chứa. Tất cả mọi cái đều đạt yêu cầu. Sau khi xử lý thấm đến nay không còn nước thấm qua mặt hạ lưu đập, hành lang đập đã khô. Cường độ nén và kéo của bêtông đầm lăn cũng thỏa đáng với an toàn của đập. Về sự ổn định của đập, tư vấn Colenco kết luận đập đảm bảo an toàn trong trường hợp mực nước hạ lưu tăng lên và trong trường hợp có động đất lớn hơn nhiều so với trận động đất được giả định trong thiết kế.
Colenco cũng lưu ý chủ đầu tư công trình cần hoàn thiện hệ thống thiết bị quan trắc và hằng ngày phải thường xuyên quan trắc bằng mắt thường trong thời gian tích nước.



Những quả "bom nước" thủy điện ở Quảng Nam

 - Trên vùng núi Quảng Nam hiện có 50 dự án thủy điện lớn và nhỏ đang được đầu tư. Điều đó có nghĩa là 52 'quả bom nước' đang treo lơ lửng trên đầu của hơn 1,4 triệu dân Quảng Nam.



52 trận động đất từng xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2

SAU HƠN MỘT NĂM NGHIÊN CỨU, VIỆN VẬT LÝ ĐỊA CẦU CHO HAY, CÓ 52 TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN NHỎ ĐƯỢC GHI NHẬN QUANH KHU VỰC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2, TRONG ĐÓ 2 TRẬN ĐỘNG ĐẤT CƯỜNG ĐỘ 3,4 VÀ 4,2 ĐỘ RICHTER.

Chiều 4/9,GS Cao Đình Triều, Viện vật lý Địa cầu cho biết, sau hơn một năm theo dõi, nghiên cứu, các trạm quan trắc, máy đo gia tốc đã ghi nhận tổng cộng 52 trận động đất lớn nhỏ xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2. Trong đó có hai trận động đất cường độ mạnh ngày 27/11/2011 (3,4 độ richter) và ngày 3/9/2012 (4,2 độ richter).
Trận động đất 4,2 độ richter với độ chấn tiêu sâu 7,3 km xảy ra đêm 3/9 ở ngay bên phải đập chính của hồ chứa thủy điện ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My.

X
xung quanh khu vực đập Sông Tranh 2 từng xảy ra nhiều dư chấn. Ảnh: Trung Hậu.

Tầm Nguy Hại  chưa ước định ?
Thủy điện Sông Tranh 2 có công suất nhỏ hơn thủy điện Hòa Bình, nhưng dung tích hồ chứa hơn 730 triệu m3 nước, nằm ở cao trình hơn 100 m so với vùng hạ lưu. Do đó các chuyên gia lo ngại đập thủy điện vỡ sẽ gây thảm họa cho vùng hạ lưu. Dự báo sau khi công trình hồ thủy điện sông Tranh 2 ngăn đập, tích nước có thể gây ra động đất cực đại khoảng 5,5 độ richter.
GS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trong khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Nếu động đất gia tăng và cấp độ mạnh sẽ gây ra nguy hiểm cho không chỉ nhà máy mà còn ảnh hưởng tới đời sống của dân cư. "Tình hình gia tăng động đất trong thời gian qua tại khu vực này là nguy hiểm và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc", ông Triều nhận định.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được xem quy mô lớn nhất khu vực miền Trung, hồ chứa 730 triệu mét khối nước, đập chính nằm ở cao trình 100 mét.
Đập Sông Tranh 2, cách Tam Kỳ (Quảng Nam) 60 km, là một đập trọng lực bê tông dằm lăn (RCC gravity), có chiều cao 96 m, dài 640 m. Với một diện tích thủy vực 11000 km2, dung tích hồ chứa 730 triệu m3 nước, thuộc loại lớn nhất miền Trung. Công suất thiết kế 2 tổ máy thủy điện là 190MW. Vốn đầu tư trên 5000 tỷ đồng. Công trình bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2010.
Một năm sau, Từ cuối năm 2011, người ta đã phát hiện các vết nứt, rò rỉ trên thân đập. Kỹ thuật bê tông dằm lăn, ít hao nước và xi măng, xuất hiện vào năm 1978, với mục tiêu làm giảm kinh phí và thời gian xây cất, nhưng dễ gây tai nạn nếu thi công cẩu thả, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Cứ 20 m chiều dài thân đập, có một khe nhiệt, thiết kế theo chiều thẳng đứng. Giữa hai khe có các ống thu nước.Trong số 30 khe nhiệt, có nhiều khe bị lỗi kỹ thuật vì làm lệch trong quá trình thi công và một số ống thoát của khe nhiệt bị tắc, gây rò rỉ (trên 30 lit/giây).
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã đánh giá bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn, trước khi nhà máy vận hành.

Trắng đêm chạy động đất
 Những tiếng nổ kinh hoàng giữa đêm tối, nhà cửa rung bần bật, cả thị trấn bỗng nhốn nháo, hàng ngàn người dân đổ ra đường suốt đêm vì sợ động đất...
Đó là cảnh tượng xảy ra tại thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đêm 3-9.
Xây bờ kè đá sát vai trái bờ đập chắn của thủy điện Sông Tranh 2 chiều 3-9 - Ảnh: TấN VŨ
"Động đất kèm theo tiếng nổ hiếm khi xảy ra ở khu vực Bắc Trà My nên người dân hoảng sợ là lẽ đương nhiên. Thường thì động đất kích thích có chấn tiêu nông lại kèm theo tiếng nổ to và khu vực lân cận rung động mạnh. Nhưng do động đất loại này có chấn tâm không sâu nên không truyền rung động xa, mạng trạm quan trắc cũng khó ghi nhận được đầy đủ"
TS Lê Huy Minh
Điều đáng lo ngại là vụ động đất xảy ra ngay khu vực thủy điện Sông Tranh 2 - nơi đang có những vấn đề còn băn khoăn về sự an toàn của đập tích nước.
Đất nổ, nhà rung
Dù đã hơn 12 giờ trôi qua kể từ khi cơn địa chấn cuối cùng xảy ra lúc 20g ngày 3-9, tại thị trấn Trà My người dân vẫn còn bàng hoàng. Với vẻ mặt còn in nỗi lo lắng, bà Nguyễn Thị Tình (57 tuổi, tiểu thương chợ Trà My) kể: “Lúc đó nhà tôi vừa dọn mâm cơm lên bàn, bỗng nghe tiếng nổ như ai đánh bom sát tường nhà. Ly, tách trên bàn đổ ầm xuống đất. Nhà tôi hoảng hốt chạy thẳng ra đường”. Còn ông Đặng Phong - chủ tịch huyện Bắc Trà My - nói: “Hàng ngàn người dân thị trấn đổ xô ra đường. Toàn vùng mất điện người dân càng hoang mang hơn”.
Vừa dọn dẹp lại đống gạch nát đổ ập xuống trước sân, ông Nguyễn Văn Bình, cư dân thị trấn Trà My, vừa nói: “Cả đêm qua nhà tôi chẳng ai chợp mắt. Nghe tiếng xe chạy ngoài đường cứ ngỡ tiếng nước ầm ào từ thủy điện Sông Tranh đang ùa về”. Ông Bình nhận định trận động đất tối qua là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay ông từng chứng kiến. Chỉ tay về phía tường nhà, ông Bình cho biết tường gạch dày 15cm bị bung tróc, vữa rơi đầy nền nhà.
Theo ông Phạm Xuân Hùng - thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, những ngày gần đây mặt đất rung chuyển liên tục. “Tôi nghe mấy chuyên gia động đất ở Hà Nội trước đây nói rung chuyển là do động đất kích thích vì tích nước làm thủy điện Sông Tranh 2, sau này sẽ giảm dần và hết. Nhưng giảm mô không thấy, đằng này lại thấy phát nổ nhiều và mạnh hơn”, ông Hùng băn khoăn.
Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện
Chiều qua, mực nước trong lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 vẫn sát đáy. Ngay bờ vai trái của thân đập, nơi có vết đất nứt ăn sâu vào lòng núi, có nhiều công nhân đang cột rọ sắt và bê đá xây bờ kè. Ngay khi lần đầu tiên xảy ra rung chấn vào tháng 10-2011, trong cuộc làm việc với các cơ quan chức năng, chủ tịch huyện Bắc Trà My Đặng Phong đã cảnh báo hiện tượng trượt đất, nhưng đến nay mọi việc vẫn chưa kịp khắc phục.

Sau khi động đất xảy ra, sáng 4-9 các chuyên gia của Sở Khoa học - công nghệ tỉnh đã tức tốc đến hiện trường để kiểm tra tình hình. Chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng có văn bản gửi Viện Vật lý địa cầu đề nghị sớm kiểm tra và thông tin cường độ động đất vừa xảy ra trên khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2.

Ông Đặng Phong nhận định nước trong lòng hồ vẫn ở dưới mực nước chết (cao trình dưới 140m), mưa ít, nước về hồ không nhiều nhưng đã xảy ra động đất là điều quá bất thường. “Liệu khi nước đầy mọi việc sẽ ra sao. Chúng tôi kiến nghị thủy điện nên tích nước từ từ, vừa tích nước vừa kiểm tra thân đập. Người dân Trà My mỏi mòn chờ lắp máy quan trắc nhưng Viện Vật lý địa cầu và Bộ Khoa học - công nghệ cứ hứa mà chẳng thấy làm” - ông Đặng Phong phàn nàn.
Theo ông Trần Văn Hải, trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3, các số đo từ máy quan trắc đã được gửi đến các cơ quan chuyên môn để phân tích xử lý. Hiện động đất chưa có dấu hiệu ảnh hưởng gì đến công trình thủy điện Sông Tranh 2. Cũng cần nhắc lại, ngày 9-4-2011, tại cuộc làm việc với chính quyền tỉnh Quảng Nam, tiến sĩ Lê Huy Minh - viện phó Viện Vật lý địa cầu - khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trên các đới đứt gãy đang hoạt động, có thể gây ra động đất. Nguyên nhân của các động đất kích thích là do hoạt động tích nước thủy điện Sông Tranh 2 làm gia tăng cường độ đứt gãy.
Động đất 4,2 độ Richter
Trận động đất có cường độ 4,2 độ Richter xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đêm 3-9 được xem là trận động đất có cường độ lớn nhất kể từ khi công trình thủy điện này tích nước. Và máy gia tốc đặt tại vai trái của đập (ngoài thân đập) ghi được gia tốc cực đại ứng với rung động cấp 7 theo thang MSK 64, thấp hơn 1 cấp so với thiết kế của đập. Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Huy Minh, giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, cho biết xu thế động đất ở khu vực này chưa giảm khi trận sau có cường độ lớn hơn trận trước và xảy ra nhiều hơn.
Theo TS Minh, hồi 20g46 ngày 3-9, trạm động đất Bình Định của Viện Vật lý địa cầu ghi nhận được một trận động đất có cường độ 4,2 độ Richter. Động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 15,217 độ vĩ bắc - 108,250 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu (tiêu điểm phát sinh ra chấn động trong lòng đất) khoảng 7,3 km, thuộc địa phận huyện Bắc Trà My.
Các máy gia tốc của ban quản lý dự án thủy điện 3 đặt tại khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2 ghi nhận được bốn trận động đất. Máy gia tốc đặt tại vai trái của đập (ngoài thân đập) ghi được gia tốc cực đại là 0,0901g ứng với rung động cấp 7 theo thang MSK 64, máy gia tốc đặt tại mặt đập ghi nhận được gia tốc cực đại là 0,2910g ứng với rung động cấp 9. “Có thể nói các ghi nhận về gia tốc động đất chưa vượt quá thiết kế của đập, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của đập” - TS Minh nói.
Về nguyên nhân xảy ra động đất, TS Minh giải thích: “Chúng tôi nhận thấy chấn tâm động đất không phải chỉ nằm trong khu vực hồ chứa mà có trận xảy ra ngay trong hồ chứa, có trận sau hồ chứa. Như vậy có khả năng thứ nhất là nước ở hồ thủy điện thấm theo đứt gãy làm cho hoạt động của đứt gãy phức tạp hơn. Thứ hai, có thể liên quan đến hoạt động kiến tạo ở khu vực này”. TS Minh còn cho biết đánh giá động đất cực đại ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 được thực hiện từ năm 2003 và lúc đó chưa có nhiều số liệu quan sát, chỉ có số liệu một trận động đất xảy ra ở đó từ rất lâu.

Đoàn kiểm tra hiện trường thân đập - Ảnh: V.M.T

Ông Trần Văn Hải, Trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3- Đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 thừa nhận:
Ông Trần Văn Hải, Trưởng ban quản lý dự án thủy điện 3 - đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Sông Tranh 2 thừa nhận: "Nứt, rò rỉ nước ở đập chính là có vấn đề, tuy nhiên chưa phải sự cố". Ảnh: Trí Tín.
















Ông Trần Văn Hải - Trường Ban quản lý dự án thủy điện 3 - thừa nhận đập đang có vấn đề sáng 21-3 - Ảnh: Tấn Vũ


-Không có phương án đối phó với trường hợp vỡ đập
Ông Nguyễn Minh Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Quảng Nam - cho biết công trình đập Sông Tranh 2 là công trình thiết kế thân đập theo trọng lực. Đập thiết kế vĩnh cửu nên không có phương án về việc vỡ đập, cũng như kịch bản di dân, phòng chống và diễn tập cho dân vùng hạ lưu. Nếu đập vỡ thật sự do sự cố nào đó thì toàn bộ vùng hạ lưu sông Tranh, sông Thu Bồn từ Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An... sẽ thiệt hại khôn lường.
Thủy điện Sông Tranh 2 có thiết bị quan trắc dịch chuyển đập
Theo một cán bộ của Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư dự án đã lắp đặt một hệ thống quan trắc đập vào bên trong thân đập với tổng trị giá gần 400.000 USD. Nhiệm vụ của thiết bị này là quan trắc 24/24 giờ để thu tín hiệu về sự chuyển đổi nhiệt độ bên trong thân đập cũng như ghi lại những dư chấn nếu có xảy ra trong lòng đất. Trên cơ sở các số liệu quan trắc, các kỹ sư chuyên gia vận hành nhà máy thủy điện có thể biết được sự chuyển dịch vị trí của thân đập.

Liên tiếp từ ngày 16/11 đến nay, đã 3 lần xuất hiện nhiều tiếng nổ phát ra từ lòng đất giữa đêm khuya đến rạng sáng, trong đó tiếng nổ đêm 27/11 lớn nhất

- ĐÊM 27/11, 2011 MỘT TIẾNG NỔ LỚN PHÁT RA TỪ LÒNG ĐẤT LỚN NHƯ TIẾNG BOM Ở VÙNG HẠ LƯU CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 (BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM) GÂY DƯ CHẤN TRONG VÒNG BÁN KÍNH 30 KM.

Người dân thị trấn Trà My và các xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương một lần nữa rơi vào tâm trạng hoảng hốt vì tiếng nổ lớn như bom rung chuyển mặt đất.
Ông Hồ Văn Nam ở xã Trà Sơn miêu tả: "Tiếng nổ muốn điếc cả tai. Mặt đất rung chuyển khoảng 2 phút, cửa chính, cửa sổ đập rầm rầm như cơn lốc đi qua. Cả nhà tôi chui vào gầm giường phòng nhà sập, mái ngói rơi".


-------------

Những quả "bom nước" thủy điện ở Quảng Nam

 - Trên vùng núi Quảng Nam hiện có 50 dự án thủy điện lớn và nhỏ đang được đầu tư. Điều đó có nghĩa là 50 'quả bom nước' đang treo lơ lửng trên đầu của hơn 1,4 triệu dân Quảng Nam.
“Dư chấn” lòng dân

“Dư chấn” của các trận động đất xảy ra liên tiếp trên địa bàn vùng núi huyện Bắc Trà My hơn năm qua không lớn bằng “dư chấn” để lại trong lòng người dân nơi miền rừng này sau sự cố nứt đập chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 trong những ngày gần đây.
Bất chấp khuyến cáo của chuyên gia đầu ngành “chẩn bệnh, kê đơn bốc thuốc” chủ đầu tư vẫn khoan và bơm hóa chất vào thân đập.


Đến thời điểm này, đã qua hơn 1 tuần kể từ ngày người dân phát hiện vết nứt rò rỉ tại đập chính hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. (năm 2011)
Nhiều vết nứt khiến nước tuôn chảy xối xả qua bờ đập gây an nguy cho hồ chứa thủy điện lớn nhất khu vực này là có thực. Giữa lúc lòng dân nơi đây bấn loạn thì chủ dự án bảo không có vấn đề gì nghiêm trọng!

Dù “không có vấn đề gì nghiêm trọng” như chủ dự án thủy điện này nói, nhưng nhìn cảnh từng tốp công nhân suốt mấy ngày qua hì hục khoan sâu vào bờ đập để nhét bao nilon, hóa chất và ống nhựa vào để ngăn dòng nước phun trào từ thân đập ra khiến mọi người dân nơi đây lo lắng.
Cơ quan chức năng xác định như vậy. Nhưng để khắc phục sự cố này và ai sẽ là người đứng ra “thế chấp” lòng tin để người dân an tâm rằng hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn tuyệt đối đến nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Ông Nguyễn Lân, nhà ở thị trấn Trà My bảo rằng, bà con không khỏi rùng mình khi nghĩ đến chuyện xấu hơn đối với đập chứa thủy điện Sông Tranh 2...

Nỗi lo có cơ sở vì nhiều người dân vẫn chưa quên những tháng ngày kinh hoàng do động đất khiến nhà rung lắc chao đảo.
Đơn vị thi công chống thấp đang bắt ống nhựa thu gom nước tại vết nứt bờ đập thủy điện Sông Tranh 2.


Trong cuộc họp chiều 21/3, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải nói rằng, người dân không thể tin nếu chúng ta không “ứng trước” lòng tin bằng những việc làm cụ thể. Đó là những luận chứng khoa học, chứ không thể trả lời chung chung bằng những công văn khẳng định 'đập không có vấn đề nghiêm trọng'.



 TRONG CUỘC HỌP BÁO CHIỀU 28/3, THỨ TRƯỞNG  BỘ CÔNG THƯƠNG HOÀNG QUỐC VƯỢNG KHẲNG ĐỊNH, CHẮC CHẮN KHÔNG XẢY RA SỰ CỐ NÀO LÀM NGUY HẠI TÍNH MẠNG,TÀI SẢN CỦA NHÂN DÂN VÙNG HẠ LƯU SÔNG TRANH 2.: 
TÔI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHI NÓI THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 AN TOÀN'.


Hảy khẩn trương tìm biên pháp
Câu nói "xin chịu trách nhiệm" của thứ trưởng nghe có vẻ còn hời hợt.
Ai củng thắc mắc là khi sự cố như thế nào thì mới chịu trách nhiệm, và chịu trách nhiệm đến đâu ?
Theo tôi thì khoan hảy bàn việc nầy. Ngược lại bộ nên tìm những chuyên gia độc lập, hay nếu cần thiết thì tìm chuyên gia ngoại quốc qua làm việc để xác định rỏ mức độ của sự cố và đồng thời có biện pháp khoa học chính xác để cứu vản.
Trong thời gian chờ đợi thì phải tạm thời ngưng hoặt động của thủy điện hay làm nhẹ tối thiệu hoặt động của trạm nầy.
long
  

TRACH NHIÊM LÀ GÌ?
Tôi đồng ý với phát biểu của ông phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, người dân cần những vị đại biểu lãnh đạo trong những lúc như thế này, chứ nói như thứ trưởng, xin lỗi, người dân chúng tôi cũng nói được.....
  

Nhận trách nhiệm như vậy ai nhạn chẳng được.
Ngay bây giờ ĐẬP THUỶ ĐIỆN ĐÃ CÓ VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ và XÂY DỰNG.Sao không tạm dừng lại mà ĐIỀU TRA, TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÍ và GIÁM SÁT.
ohoaha
  

Trách nhiệm gì?
Ông Vượng nói "tôi sẽ chịu trách nhiệm". Vậy xin hỏi ông là trách nhiệm gì? Nếu không may xảy ra sự cố vỡ đập, ông cùng lắm là bị cách chức. Nhưng cũng xin thưa, nếu có vỡ đập thật thì cũng phải vài năm nữa mới vỡ, đến lúc đó chắc ông cũng đã nghỉ hưu; mà nếu ông còn tại chức thì lúc đó lại là trách nhiệm tập thể, không thể bắt mình cá nhân ông chịu Vậy ông có thực sự phải chịu trách nhiệm không? Và việc ông Vượng bị cách chức (nếu có) có giúp cứu sống mấy ngàn con người, bao nhiêu ngàn tỷ đồng tài sản đã bị nước cuốn trôi không?
Ngay bây giờ đây mới cần truy trách nhiệm, tìm xem ai có sai phạm, sai phạm đến đâu để xử lý . Các chuyên gia, nếu cần phải thuê chuyên gia nước ngoài xác định chính xác mức độ rò rỉ, mức độ nghiêm trọng và khắc phục trong thời gian sớm nhất. Cả đất nước lo lắng, theo dõi tình hình, người dân ở hạ lưu ăn không ngon, ngủ không yên. Tình hình có vẻ càng lúc càng xấu đi. Vậy mà những ngừơi có thẩm quyền chỉ nói được câu "tôi chịu trách nhiệm" - thứ trách nhiệm mà ai cũng biết thừa, hay không ai biết là trách nhiệm gì.
  

Chịu trách nhiệm?
Chịu trách nhiệm? làm ăn tắc trách, để Đập thủy điện rò rỉ, ai chịu trách nhiệm? Hàng tRăm, hàng ngàn con người (chưa kể tài sản) đang ở thế lo lắng và có thể bị sự cố lũ cuốn... mà ông nói chịu trách nhiệm ? Lúc có sự cố, ông chịu trách nhiệm đến đâu? bị cách chức? chắc là không vì ông đâu có trực tiếp quản lý & đầu tư, Chắc chịu trách nhiệm đến... nhắc nhở là cùng.
  

Cần xem xét lại......!
Nếu mà đập vỡ thật, chờ cho được mấy ông Bộ Công thương chiu trách nhiệm thì hàng chục ngàn con người đã bị cuốn trôi nằm sâu dưới đáy biển rồi...!
  

NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN
HÃY NHÌN VÀO THỰC TẾ, NGỒI BÀN GIẤY ĐỌC BÁO CÁO THÌ KO THỂ CHO BÀ CON YÊN TÂM ĐC,HIỆN TAI THÌ KO ,NHƯNG TƯƠNG LAI KO TRÁNH DC NẾU KO KỊP THỜI NHẬN LỔI VÀ KHẮC PHỤC.
  

Chịu trách nhiệm như thế nào?
Ông Vượng chịu trách nhiệm gì khi nếu có sự cố xảy ra thì có hàng vạn dân ở vùng hạ lưu trôi ra biển?
  


Thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn khi động đất ?

Đập thủy điện Sông Tranh 2, ở Trà My, Quảng Nam (DR)
Đập thủy điện Sông Tranh 2, ở Trà My, Quảng Nam (DR)

THỤY MY
ĐÊM 03/09/2012, TẠI THỊ TRẤN TRÀ MY, HUYỆN BẮC TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM, ĐỘNG ĐẤT ĐÃ XẢY RA NGAY TẠI KHU VỰC THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2, NƠI TRƯỚC ĐÂY TỪNG CÓ NHỮNG THÔNG TIN VỀ CÁC VỤ RÒ RỈ NƯỚC Ở THÂN ĐẬP CHÍNH, VÀ SAU ĐÓ BỊ PHÁT HIỆN CÓ NHỮNG VẾT RẠN NỨT.

Theo báo chí trong nước, có đến năm vụ rung chấn ở cường độ từ 2 đến 4,2 độ Richter kèm theo những tiếng nổ lớn khiến người dân rất lo sợ. Ngay trong đêm thứ Hai 03/09/2012, tin đồn sắp có sóng thần cũng đã khiến cho người dân thuộc ba xã ở tỉnh Quảng Ngãi kế cận phải thu gom đồ đạc đi lánh nạn. Dư luận cho rằng do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đã làm tăng cường độ đứt gãy. 
Cũng theo báo chí Việt Nam, trong cuộc họp báo hôm qua 04/09/2012, các cơ quan chức năng gồm Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, chính quyền tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My vẫn khẳng định việc chống thấm cho đập đã hoàn thành với mức độ nước thấm giảm 80-90%.
Ông Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu, Hà Nội
05/09/2012
Tư vấn Colenco của Thụy Sĩ cũng cho biết đập đảm bảo an toàn, có khả năng chịu được cường độ động đất cao hơn trong thiết kế. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, RFI Việt ngữ đã liên lạc với tiến sĩ Lê Huy Minh, Viện phó Viện Vật lý Địa cầu ở Hà Nội.

Kết luận của tư vấn độc lập về đập Sông Tranh 2


ThienNhien.Net – Theo thông tin được công bố tại cuộc họp ngày 4/9 của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, báo cáo chính thức của tư vấn độc lập, Công ty Colenco (Thụy Sỹ), kết luận đập Sông Tranh 2 đảm bảo tích nước và an toàn theo thiết kế. Một số chỉ tiêu về an toàn có thể vượt trên thiết kế.

Ảnh: Thanh Niên
Với hiện tượng đã ghi nhận tại Sông Tranh 2, phía tư vấn Colenco cũng lưu ý chủ đầu tư công trình cần hoàn thiện hệ thống thiết bị quan trắc và có ghi chú, báo cáo hàng tuần, sau mùa lũ cần kiểm tra đánh giá hố xói của đập tràn.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – chủ đầu tư công trình, hiện nay đã xử lý gần như triệt để hiện tượng thấm, lưu lượng thấm đo được đã giảm trên 90%.
Theo đánh giá của đơn vị tư vấn dự án – Công ty tư vấn điện 1, đập thủy điện Sông Tranh 2 sau khi xử lý thấm đã bảo đảm an toàn. Về độ bền của đập, do đã thiết kế cường độ kháng nén lớn hơn yêu cầu thực tế nên bảo đảm an toàn ngay cả khi có động đất tới 5,5 độ richter.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước Trịnh Đình Dũng yêu cầu, để quá trình vận hành, khai thác công trình bảo đảm an toàn, đơn vị chủ quản công trình cần hoàn thành một số việc mà phía tư vấn yêu cầu (quy định về hệ thống quan trắc, thời gian cập nhật báo cáo kết quả…).
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng thống nhất với yêu cầu của đại diện tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My là sẽ tổ chức công khai thông tin ngay tại địa phương.
Hiện tượng thấm nước được phát hiện vào những tháng đầu năm 2012. Khi thấy xuất hiện hiện tượng này, các đơn vị liên quan đã tích cực triển khai các giải pháp khắc phục.
Ngày 03/09, một trận động đất 4,2 độ richter đã xảy ra ở huyện Bắc Trà My gây rung chuyểnkhu vực đập Thủy điện Sông Tranh.

 Theo thông tin được công bố tại cuộc họp ngày 4/9 của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, báo cáo chính thức của tư vấn độc lập, Công ty Colenco (Thụy Sỹ), kết luận đập Sông Tranh 2 đảm bảo tích nước và an toàn theo thiết kế. Một số chỉ tiêu về an toàn có thể vượt trên thiết kế.


Colenco Power Engineering Ltd (Switzerland)

www.nuclearmarket.com/Suppliers/details2.cfm?IDcompany...Share
Colenco Power Engineering Ltd (Switzerland) - Nuclear related products: Access control / Security / Fire protection: Access control and security engineeringFire ...

NuclearMarket sarl, 32 rue de Berder,56 870 Larmor Baden,France
Philippe Borys - Director

Access control / Security / Fire protection:
Access control and security engineering
Fire protection engineering

Analysis, Consultancy, Specialist Services:
Architect Engineer
Balance of plant
CAD design
Chemical and radiochemistry
Corrosion
Criticality
Economics studies
Electrical
Emergency planning
Environment
Failure
Fire protection
Geotechnical
Human factor
HVAC
Hydrological
Industrial safety
Installation services
Licensing - Regulatory
Materials
Mechanical
Nuclear engineering
Nuclear liability
Operation (power plant)
Piping
Plant life time extension/ageing
Plant performance
Probabilistic Risk and Safety Assessment
Process
Procurement
Project audit
Project preparation and management
QA/QC and QA/QC audits
Qualification of systems and components
Records management systems
Reliability
Safety Analysis
Seismic
Site selection and characterization
Spare parts management
Start-up
Stress
Structural
System engineering
Thermal
Thermo-hydraulics
Vibration

Fuel Cycle and High Level Waste:
Environmental impact assessment
Spent fuel storage design and engineering

Power Plant Electrical Devices:
Electrical equipment engineering/procurement/installation/maintenance

Power Plant Instrumentation and Control:
I&C systems engineering

Pumps / Valves / Pipes / Tubing:
Piping systems engineering

Reactors, NSSS Main Components:
PWR design and engineering

Waste (other than Fuel and High Level):
Repository site design and engineering
Repository site licensing consultants
Repository site safety assessment
Waste management consultant & engineering
Waste management systems design
Waste treament plants safety assessment


Động đất ở Trung Quốc, rung chấn lan tới Hà Nội

CƠN ĐỊA CHẤN MẠNH 5,7 ĐỘ RICHTER XẢY RA SÁNG NAY TẠI HAI TỈNH VÂN NAM VÀ QUÝ CHÂU THUỘC KHU VỰC TÂY NAM CỦA TRUNG QUỐC KHIẾN 43 NGƯỜI THIỆT MẠNG. RUNG CHẤN CỦA NÓ CÓ THỂ CẢM NHẬN CẢ Ở HÀ NỘI.

Người dân chạy khỏi các tòa nhà ở huyện Di Lương, tỉnh Vân Nam, sau khi động đất xảy ra. Ảnh:Xinhua
Xinhua dẫn thông tin từ Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC) cho hay, động đất xảy ra lúc 11h19 giờ địa phương, với tâm chấn ở vị trí giáp ranh giữa huyện Di Lương của tỉnh Vân Nam với huyện Uy Ninh của tỉnh Quý Châu và ở độ sâu khoảng 14 km.
Theo CCTV, ít nhất 43 người thiệt mạng và 150 người bị thương sau trận động đất, trong khi hơn 20.000 ngôi nhà bị sụp hoặc bị phá hủy khiến khoảng 100.000 người rơi vào cảnh không nhà.
Ngoài cơn địa chấn 5,7 độ Richter, một chuỗi các trận động đất khác có cường độ nhỏ hơn cũng xảy ra hôm nay. Nhiều dư chấn liên tiếp xảy ra sau đó, khiến việc thống kê thiệt hại chưa thể có những con số chính xác.
Trên trang Weibo, một trang mạng xã hội giống như Twitter và rất phổ biến ở Trung Quốc, các blogger mô tả cảnh người dân hoảng loạn chạy khỏi các tòa nhà cao tầng khi động đất xảy ra. Truyền hình Trung Quốc phát đi hình ảnh người dân tập trung trên đường phố Di Lương, trong khi đá và gạch rơi đầy trên nhiều con phố.
"Tôi đang đi trên phố thì đột nhiên cảm thấy mặt đất dưới chân rung lắc. Mọi người bắt đầu chạy ra khỏi các tòa nhà và la hét. Đến giờ tôi vẫn còn thấy sợ khi nghĩ lại lúc đó", AFP dẫn lời một thành viên mạng Weibo cho biết. Một người sử dụng Weibo khác cho hay đang lái xe khi động đất xảy ra. Anh ta cảm thấy con đường rung chuyển và phải rất khó khăn mới điều khiển được tay lái.
Vùng tây nam của Trung Quốc thường xuyên phải hứng chịu động đất. Tháng 5/2008, một cơn địa chấn 8 độ Richter xảy ra ở Tứ Xuyên và một số phần của các tỉnh Thiểm Tây cũng như Cam Túc, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Bản đồ mô tả vị trí trận động đất. Đồ họa: Myforecast
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần Việt Nam, khoảng 10h trưa nay người dân ở các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội có cảm giác rung chấn nhẹ do ảnh hưởng của động đất từ Trung Quốc.

Thứ Sáu, 07/09/2012, 11:11 (GMT+7)
Lại động đất 4,2 độ richter gần Sông Tranh 2
TTO - Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết vào lúc 9g26 sáng nay (7-9) lại xảy ra một trận động đất có cường độ 4,2 độ Richter tại vị trí có tọa độ 15,299 độ vĩ Bắc - 108,165 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.
Sơ đồ động đất

Trận động đất xảy ra trong khu vực địa phận huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam, tâm chấn nằm ở phía nam hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 sát đứt gãy Hương Nhượng - Tà Vi - nơi từng xảy ra trận động đất 4,2 độ Richter ngày 3-9.
Theo đánh giá của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, trận động đất gây nên rung động trên cấp VI (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh, nhiều người ở khu vực chấn tâm động đất cảm thấy được trận động đất này.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Đây là trận động đất có cường độ lớn thứ 3 được ghi nhận ở khu vực trên từ ngày 3-9 tới nay. Trước đó, trận động đất ngày 3-9 được ghi nhận có cường độ 4,2 độ Richter và trận động đất ngày 6-9 có cường độ 3,4 độ Richter.
Trong những ngày qua hàng chục trận động đất có cường độ nhỏ hơn cũng được ghi nhận ở khu vực này. 
PGS.TS Nguyễn Hồng Phương - phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - cho rằng với trận động đất xảy ra sáng nay có thể thấy động đất đang xảy ra với tần suất dày hơn và cường độ có chiều hướng tăng.

9 trận động đất đe dọa thủy điện Sông Tranh 2

2012-09-07
9 trận động đất trong vòng 72 giờ từ tối 3/9 đến 6/9 xảy ra tại huyện Bắc Trà My Quảng Nam nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân lo sợ vỡ đập.

Source anninhthudo.vn
Thủy điện Sông Tranh 2
9 trận động đất trong vòng 72 giờ từ tối 3/9 đến  6/9 xảy ra tại huyện Bắc Trà My Quảng Nam nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân lo sợ vỡ đập.

Những khe nhiệt không bình thường

Những trận động đất ngày một nhiều với cường độ cao nhất đo được 4,2 độ Richter giữa bối cảnh đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bị rò rỉ nước kéo dài và chỉ mới vừa dậm vá xong hồi gần đây. Công trình này do Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 5.200 tỷ đồng, công suất 190 MW được đưa vào hoạt động từ năm 2010. Thủy điện Sông Tranh 2 có hồ chứa nước dung tích 730 triệu m3 nằm trên độ cao 100 mét so với khu vực hạ lưu. Đáng chú Ý địa bàn Quảng Nam nằm trên đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng-Tà Vi có thể xảy ra động đất tới mức 5.5 độ richter.
Trả lời Nam Nguyên, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu kiêm Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nhận định:

Hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không bình thường.
Hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không bình thường.
“Rõ ràng chúng tôi có mối quan ngại, chúng tôi kiến nghị chủ đầu tư xây dựng đập ấy chịu được động đất cấp 8. Thế nhưng trong thời gian gần đây ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại xuất hiện những khe nhiệt… tức là kết cấu thân đập được xây dựng theo công nghệ bê tông đầm lăn có những khe nhiệt, hồi tháng 3 tháng 4 vừa rồi có hiện tượng nước chảy qua những khe nhiệt ấy với lưu lượng lớn và một số khe nhiệt phát triển với mức độ không bình thường.Điều lo ngại là, nếu động đất xảy ra với cường độ lớn hơn có thể làm cho những khe nhiệt ấy bị tiếp tục giãn nở có thể ảnh hưởng tới an toàn của đập.
Điều lo ngại là, nếu động đất xảy ra với cường độ lớn hơn có thể làm cho những khe nhiệt ấy bị tiếp tục giãn nở có thể ảnh hưởng tới an toàn của đập.
TS Lê Huy Minh
Do vậy chúng tôi khuyến cáo là phải tiếp tục phải có những quan sát và nghiên cứu về tình hình động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 để có thể đưa ra những ý kiến về xu thế họat động động đất ở khu vực đó. Đồng thời kiến nghị chủ đầu tư có phương pháp vận hành đập ấy, hồ nước ấy đảm bảo được ở mức độ nhất định và có thể  an toàn cho đập cũng như là an toàn cho toàn bộ dân cư trong khu vực đó. “



Đập vỡ, dân chạy đi đâu?

2012-09-07
Liên tục bốn ngày liền, 10 vụ động đất xảy ra trong khu vực huyện Bắc Trà My, nơi có đập thủy điện Sông Tranh II từng có vấn đề kỹ thuật.
Photo courtesy of vnexpress
Thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại huyện Bắc Trà My
Trong khi người dân hốt hoảng lo ngại con đập sẽ bị vỡ thì chính quyền trung ương vẫn chờ đợi cấp dưới báo cáo tình hình. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này liệu còn chần chờ bao lâu nữa?

Động đất liên tục

Sáng ngày 7 tháng 9, trong khi UBND huyện Bắc Trà My có cuộc gặp gỡ với giới chức Tỉnh Quảng Nam thì một trận động đất khác lại diễn ra tại khu vực này. Đây là lần thứ 10 người dân huyện Bắc Trà My chứng kiến sự rung chuyển khiến nhiều xã trong huyện tiếp tục sống trong hồi hộp không biết tới lúc nào thì đại họa sẽ đổ ập lên gia đình làng xóm của họ.
Ông Trần Kim Hùng, phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, cũng là người có mặt trong cuộc họp cho biết lần đầu tiên ông cảm nhận thế nào là sự sợ hãi của người dân. Ông cũng ghi nhận rằng động đất có thể là do thuỷ điện gây ra chứ trước đây không có hiện tượng này.
10 trận động đất xảy ra liên tục nhưng vẫn chưa đủ để cơ quan chủ quản đập Thủy Điện Sông Tranh lo ngại vì theo chủ đầu tư là EVN vẫn luôn khẳng định con đập này dư sức chịu đựng mức động đất cao hơn thế nữa. Không những người dân tại huyện Bắc Trà My, nơi con đập Sông Tranh II được xây dựng lo sợ mà khu vực hạ du của 6 địa phương khác gồm Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn và cả thành phố Hội An đều có nguy cơ bị nước lũ tàn phá nếu con đập bị vỡ.
Ông Nguyễn Thế Tài Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết tình hình hiện nay:
Động đất liên tục đã 10 lần rồi dân chúng rất hoang mang. Tôi đã báo cáo về tỉnh về trung ương rồi. Liên tiếp các trận động đất 3-4 độ richter nhưng trung ương cứ bảo là an toàn…an toàn nhưng mà nhân dân đâu tin cậy bao nhiêu vào những lời này. Tôi có đề nghị trung ương họp báo cụ thể tại huyện Bắc Trà My để nói rõ và cụ thể cho dân.
Liên tiếp các trận động đất 3-4 độ richter nhưng trung ương cứ bảo là an toàn…an toàn nhưng mà nhân dân đâu tin cậy bao nhiêu vào những lời này
Ông Nguyễn Thế Tài
Hiện nay thành phố đã đưa ông trong viện địa cầu tới tính toán lại cụ thể để báo cáo chính phủ. Tôi muốn cán bộ trung ương tới Bắc Trà My có hội thảo chính thức. Riêng chúng tôi thì báo cáo thường xuyên cho tỉnh rồi. Nhân dân hiện nay rất hoang mang chúng tôi phải động viên nhân dân là phải bình tĩnh, Huyện sẽ có văn bản cụ thể gửi cho trung ương.
Viễn ảnh con đập bị vỡ đang được 40 ngàn người dân tại Bắc Trà My và hàng trăm ngàn cư dân khác vùng hạ lưu chia sẻ chung mối lo về một trận hồng thủy sắp cuốn trôi tài sản lẫn tính mạng của họ.

Dân chúng hoang mang

Các nhà khoa học trách nhiệm vẫn đang nghiên cứu xem các vụ động đất vừa qua có phải phát sinh do hồ chứa của đập quá lớn gây ra hiện tựơng  động đất kích thích hay do những lý do khách quan khác. Nếu do sức chứa thì nhiều trận động đất khác sẽ xảy ra tiếp theo và một vụ vỡ đập sẽ không thể tránh khỏi.
TS Nguyễn Huy Minh người trách nhiệm đã đến tận con đập Sông Tranh để theo dõi mức độ rung động cho biết:
Cái rung động ở chân đập mà máy gia tốc của ban Quản lý Thuỷ Điện Sông Tranh 2 ghi nhận được thì nó là 88.3 cm trên bình phương có nghĩa là nó tương ứng với động đất cấp 7. Như vậy là nó chưa vượt quá động đất cực đại mà cái đập ấy được thiết kế để chống lại động đất cực đại.
Từ năm ngoái khi sự cố nứt thân đập thủy điện Sông Tranh II xảy ra đã tạo nên một làn sóng tranh luận về tính bền vững của con đập này và đơn vị chủ đầu tư là EVN đã không ít lần lên tiếng trấn an dư luận. Quyết định xử lý bằng keo chống thấm được giao cho công ty của Trung Quốc thực hiện. Thế nhưng trong một cuộc hội thảo, TS Phạm Bích San Đến từ Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN cho biết ông rất lo âu khi tất cả các tổ chức nước ngoài nói với ông rằng họ rất e ngại về công nghệ Trung Quốc mà EVN đang sử dụng để xây đập.
Dù muốn hay không yếu tố Trung Quốc vẫn đang âm ỉ trong lòng dư luận và nó tạo thêm những lo lắng rất có cơ sở về khả năng yếu kém sẽ gây vỡ đập là điều có thể tiên đoán.
Mặc dù các báo cáo liên tiếp đã được gửi về sau các trận động đất nhưng không được trung ương chú ý đúng mức. Cho tới hôm nay, 5 ngày sau khi động đất xảy ra chính phủ vẫn chưa có một quyết sách đúng đắn nào cho việc di tản người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhiều cán bộ địa phương lo lắng như ngồi trên lửa khi trực tiếp chứng kiến sự hoảng loạn của người dân.

Phương án cho vỡ đập

thuy_dien-250.jpg
Khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 chứa khoảng 730 triệu m3 nước nằm ở độ cao 100 mét so với vùng hạ lưu. Photo courtesy of vnexpress
Ông Đào Bội Thuyên, Phó chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức cho chúng tôi biết về nỗi lo lắng của ông cũng như người dân trong huyện:
Bây giờ nhà máy thủy điện nó đang có phương án là để xác định khi có sự cố như vậy thì nước ngập đến đâu nhưng nó chưa làm. Chúng tôi rất muốn như vậy cho nên tôi vừa gửi công văn cho tỉnh đề nghị là trong khi chưa làm được điều này thì cũng phải có chuẩn bị một phương án xấu nhất như vậy. Chưa có phương án thì chúng tôi biết chạy đi đâu? Tôi đề nghị phải có giải pháp là khi có sự cố thì tôi thông báo cho người dân phải lên trên độ cao để tránh nước lũ thôi chứ biết làm sao bây giờ?
Ông Thuyên đưa ra một phương thức báo động mà nghe qua không khỏi ngậm ngùi. Trong thế kỷ 21 này khi khoa học kỹ thuật đã tiến bộ chóng mặt thì ở một nơi như Hiệp Đức lại có thể dùng súng để báo động như trong thời kỳ chiến tranh:
Bây giờ họ phải chờ thông báo của nhà nước vì cấp trên chưa có phương án thì chúng tôi không thể làm chi được mặc dầu là chúng tôi cũng đề nghị rồi. Vừa rồi trong văn bản của tôi đề nghị cho phép khi có sự cố vỡ đập thì chỉ còn cách duy nhất là đem súng ra bắn để thông báo cho người dân. Có được phép bắn thì tôi mới thông báo cho dân được.
Anh em tôi đã bàn rồi nếu tôi nhận đựơc thông tin thì để truyền lại thông tin ấy cho dân thì huyện đội lập tức bắn lên mấy loạt đại liên rồi các xã nghe cũng bắn tiếp cho các xã khác.
Người dân Hiệp Đức đã có kinh nghiệm lụt lội rồi. Năm 1964 nó đã ngập ở công trình 36, đó là ngập lụt tự nhiên chứ còn xảy ra sự cố vỡ đập thì tôi chưa biết thế nào. Vì bây giờ họ chưa đo chưa có phương án nên tôi cũng không thể nói như thế nào được.
Vừa rồi trong văn bản của tôi đề nghị cho phép khi có sự cố vỡ đập thì chỉ còn cách duy nhất là đem súng ra bắn để thông báo cho người dân.
Ông Đào Bội Thuyên
Người dân không thể không lo sợ khi biết rằng ban quản lý dự án thuỷ điện 3 thuộc đơn vị quản lý thuỷ điện Sông Tranh 2,  đã bắt đầu tích nước hồ chứa trở lại vào ngày 6/9. Việc làm này đã thực sự làm cho người dân bức xúc hơn khi tính mạng, tài sản của hàng chục ngàn gia đình không đựơc tập đoàn EVN coi trọng.
Theo bản tin của báo Sài Gòn Tiếp Thị cho biết với tư cách là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Kim Hùng khẳng định: “Nếu động đất gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản của dân thì tỉnh sẽ kiến nghị, kiên quyết buộc chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả thiệt hại”.
Nếu EVN có khả năng bồi thường như lời ông Trần Kim Hùng nói đi chăng nữa thì sinh mạng của dân làm sao EVN cáng đáng nỗi khi chính bản thân nó chỉ là một tập đoàn chỉ lấy chuyện doanh thu làm trọng ? Nếu có bồi thường tài sản thì số tiền đó không phải từ túi của những người trách nhiệm của EVN khi khẳng định con đập an toàn mà là tiến thuế của nhân dân. Vì vậy EVN không thể lấy lời hứa đền bù để đặt cược sinh mạng của người dân vào ván bài thủy điện.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------