Bạn đọc
nào đã lỡ tin vào Nguyễn Chí Thiện và nhóm của Thiện, thì xin các bạn chịu khó
xem lại hàng trăm điểm mâu thuẫn vô lý; mà chính cá nhân rất thật của Nguyễn
Chí Thiện nói ra. Những điều Thiện nói đã khác xa tư tưởng của tác giả Vô Danh
trong tập thơ Vô Đề (từ đây xin gọi là tác giả Vô Danh và thơ Vô Đề để dễ nhớ), mà
từ nhiều năm qua ít có ai chịu đọc và để ý từng bài, từng câu thơ trong tác
phẩm Thiên Trường Ca Vô Đề bất tử này.
Thông thường trong lãnh vực tình báo, gián điệp thì người
ta có thể hóa trang, giả dạng, đánh cắp các tài liệu mật, đánh tráo các tin tức
có tính cách bí mật quốc gia để làm “phản tin”. Người A có thể hóa trang thành
ông B ..v.v.. điều này đối với các tay tổ gián điệp nhà nghề; thì thật rất dễ
dàng như họ lấy đồ trong túi. Nhưng riêng tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh thì
thật là khó để đánh tráo hay đánh cắp. Vì sao? Vì Tư Tưởng thì không bao giờ có
thể đánh cắp hay đánh tráo được, như trên đã có dẫn chứng!. Hơn nửa tác
giả Vô Danh đã mất 20 năm để viết ra tập thơ Vô Đề; thiết nghĩ ông cũng đã đoán
trước việc người khác có thể giả dạng hoặc đánh tráo tập thơ Vô Đề của ông. Đây
cũng là lý do để giải thích tại sao ông Vô Danh đã viết lại Hai
(2) lần bài “Tôi Không Tiếc”. Một bài vào năm 1971 và một bài nửa vào
năm 1974 bài thơ như sau:
* Tôi
không tiếc
- Tôi không tiếc khi bị đời sa thải
- Thân thể vùi, tan rữa, hóa bùn đen
- Những vần thơ trong đêm tối đê hèn
- Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất
- Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất.
Thơ Vô Đề - 1971
và 1974.
Trong tập thơ Vô Đề nhiều lần tác giả Vô Danh đã tiên đoán
được điều này; và ông đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tập thơ của ông, vì
lẽ biết trước cho nên ông đã dùng những ngôn từ cũng như: “mốc thời gian” “tuổi đời đấu
tranh” và đặc biệt là “tư tưởng” của ông đã lồng trong
nhiều bài thơ, khiến cho đối phương nếu có đánh tráo hay đánh cắp cũng trở nên
phản tác dụng. Vì không hiểu tư tưởng của tác giả trong tập thơ Vô Đề đã chuyên
chở những gì và thơ (tôi) tâm sự hay nói với ai! (“bạn hay Thù”). Vì vậy nhân
vật Nguyễn Chí Thiện đã có một thời gian dài do nhiều tổ chức tình báo thượng
thặng bao che, và thổi cho Thiện. Nhưng cuối cùng rồi thì Thiện cũng bị lật mặt
và rõ ràng Nguyễn Chí Thiện là tên tình báo; gián điệp đã dùng văn hóa chỉ đạo
cho chính trị. Nguyễn Chí Thiện đã nhiều năm hoạt động cho Cộng sản Hà Nội đang
nấp dưới vỏ bọc người quốc gia để chống Cộng dùm cho đảng; để cứu đảng thoát
khỏi tình hình bế tắc và đặc biệt là những bế tắc từ giữa năm 2008; cho đến khi
Thiện chết vào ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, Hoa Kỳ.
Trong loạt này viết này Trung Nhân sẽ lần lượt nêu ra từng
bài thơ một, khi thời điểm thuận tiện, từng điểm cũng như từng mốc thời gian
trong tập thơ Vô Đề, để chứng minh cho đọc giả thấy rằng: Nguyễn Chí Thiện là
người không có tư tưởng đấu tranh gì cả. Nguyễn Chí Thiện chỉ là người được Hà
Nội và giới “tình báo” ... đào tạo để
soán đoạt tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh với những dụng ý được nêu như trên (trong một bài khác sẽ viết ra chi tiết hơn.
Loạt bài viết này Lê Trung Nhân chỉ chủ ý cho đọc giả khắp nơi hiểu rằng Nguyễn
Chí Thiện chỉ là một tên tay sai được đưa sang Mỹ để đánh lừa người Việt tị nạn
Cộng sản). Tựu chung lại thì vẫn là ngăn chận một cuộc cách mạng võ lực có
thể xảy ra; bởi những người Việt Quốc gia Chân chính trong nước cũng như hải
ngoại lãnh đạo.
Mời quý đọc giả đọc lại bài “Trái Tim Tôi” là một trong
192 bài thơ (và 188 đoản khúc được ghi là
“những ghi chép vụn vặt”) trong tập thơ Vô Đề để thấy Nguyễn Chí Thiện
không đủ tuổi đời và sự hiểu biết để viết ra bài thơ “Trái Tim Tôi” này, thì
làm sao Nguyễn Chí Thiện có thể viết ra nhiều bài thơ khác trong tập thơ Vô
Đề?!
Tại sao các thế lực tình báo đều đồng ý đưa con bài Nguyễn
Chí Thiện ra hải ngoại. Muốn hiểu điều này chúng ta phải trở lại quá khứ của
hơn 100 năm trước, thì chúng ta mới có thể hiểu được nhóm tư bản Mỹ họ đã và
đang làm gì. Chúng ta nên hiểu rằng hơn 100 năm qua người dân Mỹ và Quốc Hội
Hoa Kỳ cũng đã bị bàn tay tư bản Mỹ khống chế và lèo lái để làm theo ý của các
nhóm tư bản. Nước Anh và dân Anh (Quốc Hội đại diện cho Dân) chắc cũng không
thể nào thoát khỏi ra quy luật này.
Từ khởi thuỷ nhóm
cực quyền “Tư bản Mỹ” đã nuôi dưỡng và đào tạo một nhóm 300 người Nga và Nga
gốc Do Thái tại New York trong khoảng năm 1909. Sau này người ta mới biết chúng
là nhóm 300 tên đầu tiên của bọn thảo khấu trong đầu thế kỷ 20, có cái tên rất
lạ là: “Bolsevic”, để rồi đến năm 1917 nhóm “Bolsevic” này họ đã hoàn toàn hình
thành và thiết lập được cái gọi là “chủ nghĩa Cộng sản” trên đất Nga; rồi từ đó
mới lan rộng ra thế giới. Phải đến hơn 100 năm sau, thì sự phá sản trong tư
tưởng của nhóm “hậu duệ Bolsevic” đã dẫn đến sự sụp đổ của “chủ nghĩa Cộng Sản”
vào năm 1989, cũng do bọn đàn em của nhóm Bolsevic nói trên chủ trương.
Theo thiển ý người viết thì, chẳng những đó là
điều đáng ghi nhớ nhất, mà còn là sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong 105 năm
qua. Quan trọng; vì mãi cho đến nay cũng ít có người biết hay hiểu rằng đó chỉ
là sách lược của nhóm tư bản Mỹ và do tư bản Mỹ chủ trương muốn thay thế thực
dân phương Tây thống trị thế giới bằng “Kách Mệnh và Nghèo Đói”, để ngày
nay họ dễ bề thâu tóm tiền bạc của hàng nhiều chục quốc gia trên thế giới bằng
các chiêu bài “buôn bán” như: “thị trường chứng khoán” (thị trường chứng khoán dĩ nhiên phải có kinh tế và thương mại. Vì có
buôn bán là có chứng khoán), hay “bất động sản” khắp nơi trên thế giới ngày
nay như chúng ta đang thấy. Lấy một thí dụ: nhóm tư bản từ New York, Mỹ; sang
Việt Nam mua hoặc thuê đất dài hạn chỉ để “làm sân đánh Golf”. Vậy nhóm tư bản
này họ dụng ý gì?, đánh golf chỉ là một trò chơi!, nhưng tại sao họ lại phải
tốn công đi xa như thế?. Điều này chắc chắn sẽ ít có người biết các nhóm tư bản
này họ đang toan tính gì ở đó hay ở quanh vùng đó! và còn nhiều kế sách tương
tự như vậy, như thể bọn Tàu thuê đất để “canh tác”. Nếu bạn đọc ngồi suy tư rồi
sẽ thấy họ đang toan tính những gì. Chắc chắn điều họ đang làm sẽ không che mắt
được ai!
Hiện tại nhân loại nói chung chưa bao giờ bị
thống khổ và kinh hoàng như ngày hôm nay qua sự xâm lăng, xâm thực, chiến tranh
tàn phá, chết chóc của cả hai nhóm (nhưng cũng chỉ là một) “Tư bản và Cộng
sản”, với hơn hai trăm triệu (200,000,000) người bị sát hại dã man. Hàng nhiều
trăm triệu người bị đầy đọa xuống hàng súc vật, và đến ngày nay năm 2014 này
vẫn còn đang tiếp diễn tại Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba . v.v.. Thế giới
nhiều phen đã suýt bị “Tư bản và Cộng sản” “cho ăn bom” nguyên tử, họ có thể
đẩy thế giới đến bờ diệt vong, nhưng chỉ để lại một nhóm nhỏ mà hầu hết họ là
những nhóm “tư bản”. Trên đây là sự thật và là những suy tính của tư bản Mỹ và
phương Tây. Đây cũng là lời tiết lộ của một số giáo sư Mỹ đã nhiều năm “có
công” làm việc cho các nhóm tư bản này. Nhưng đặt giả thử mọi người ai ai cũng
là triệu phú, thì ai sẽ làm công hay quét dọn nhà cửa phòng ốc, vệ sinh cho ai?
Hỏi tức trả lời vậy!. Cho nên những điều họ “suy tính” cũng chỉ là không tưởng!!!
---------------
Nhưng chuyện người đời toan tính lại còn phải
có yếu tố quyết định của Trời; Đất nửa!. Nếu “trí ngu” con người đã tạo ra cái
chủ nghĩa “Tư bản và Cộng sản” ác ôn này, thì ngày nay cũng chính trí khôn con
người đã nhận ra chúng là những con quái vật đã và đang ra sức tàn phá thế
giới, và ngày nay chắc chắn con người đã đủ trí khôn để nghĩ ra phương châm,
phương thức và phương pháp tiêu diệt được nó. Một số người Việt Nam, vì quá
nhiều tham vọng, nhưng u tối nên hôm qua đã đi rước lấy cái gọi là “chủ nghĩa
Cộng sản” tàn bạo, tàn ác này về, để gây tang thương máu lửa cho dân tộc Việt
Nam trong 60 năm qua, (tính từ năm 1954 - 2014) với những khổ đau chất ngất cho
dân tộc chúng ta, và con cháu tới ngày nay đầu năm 2014 vẫn chưa chịu dừng lại.
Trong khi tại nơi người ta đã áp đặt cái gọi
là “chủ nghĩa Cộng sản” này lên đầu người dân Nga, thì người Nga và Đông Âu họ
đã chặt đầu con rắn độc Cộng sản từ lâu. Ngày nay (2014) dân tộc Việt chúng ta
gần 100 triệu người tại sao chúng ta vẫn cứ chịu im lặng để cho một nhóm nhỏ
Cộng sản tàn phá đất nước; và “tư bản” siết cổ người dân Việt bằng nhiều hình
thức!. Tại sao chúng ta không đứng dậy để được có tiếng nói?!. Những
người Trí Thức trong nước và ở hải ngoại hiện nay quý vị đang ở đâu? và đang
làm gì?. Chúng ta phải hiểu rằng: muôn chế độ chỉ là cái áo, nếu không hợp thời
thì phải thay đổi. Vậy thì: “Tư bản hay Cộng sản cũng chỉ là phương
tiện. Nhưng tiếc thay họ lại dùng “phương tiện” để đem điêu linh tang tóc đến
cho con người thay vì đem bình an và tình thương đến cho đồng loại.
Nếu nhìn cho kỹ thì chúng ta thấy Tư Bản và
Cộng Sản chỉ là một, vì như trên đã có nói. Cho nên những người chỉ biết sống
và tôn thờ vật chất; người ta gọi họ là: những tên Cộng sản, và gọi chúng là
những kẻ “vô thần”. Vì “đạo lý” của họ là “tiền”, chứ không phải chúng dán lên
trán chúng “lá bùa” Bolsevic thì mới là Cộng sản!. Nhưng cái hay của tư bản phương
Tây là, họ đã rửa sạch được bàn tay vấy máu của họ một cách “sạch sẽ”; bằng
cách họ đưa ra những chiêu bài ra vẻ “cứu nhân, độ thế”. Nào là: “Tự
do, Bình đẳng, Dân chủ, Nhân quyền!”. Điều này đã làm cho những tay
Khoa Bảng chuyên nặng về hình thức sách vở; nhưng lại không biết phân biệt,
phân minh; đúng, sai nên đã nhẫm lẫn và cũng đã tự nguyện làm cái loa tuyên
truyền công không cho nhóm tư bản phương Tây. Chúng ca tụng Mỹ và phương Tây
như các “chính quyền” (không phải Tà Quyền) thần thánh luôn đặt “lý tưởng chống
Cộng” một cách triệt để không khoan nhượng. Nhưng nhìn cho kỹ thì sự thật không
phải vậy. Và sự thật đã chứng minh cho mưu đồ thống trị thế giới của các nhóm
tư bản Mỹ và phương Tây.
Quý độc giả nên tìm tòi đọc lại các tài liệu
đã được đưa lên trên các hệ thống Internet gần đây như: “youtube” chẳng hạn; để
thấy rõ các mưu đồ bẩn thỉu của nhóm cực quyền “tư bản” Mỹ, họ đã buôn bán
không riêng miền Nam Việt Nam vào năm 1975; mà là cả thế giới trong gần 100 năm
qua. Muốn hiểu chúng ta hãy vào trong các hệ thống Internet dưới đây, để đọc
cũng như để hiểu thêm cho rõ ràng, trước khi kêu gào “Mỹ chống Cộng” dùm chúng
ta; hoặc giả “Mỹ đang chống hoặc đang dụ Trung Cộng vào cửa tử”. Nếu nghĩ
như vậy thì chúng ta đã nhầm lẫn rất lớn khi tin điều đó là sự thật.
Chúng ta phải Tự Chủ và Tự Tin. Và đừng bao giờ đặt hết tất
cả hy vọng vào người! Nhất là người ngoại quốc xa lạ, không cùng một văn hóa,
không cùng một dân tộc Việt như chúng ta. Họ không bao giờ thật sự giúp đỡ cho
dân tộc chúng ta; như chúng ta thường nghĩ về “lòng tốt” của họ. Tất cả họ đều
đặt nền tảng trên hai chữ “quyền lợi”. Bây giờ và trong những ngày tháng tới,
nước Việt Nam cần những người có tài đứng ra lật ngược cái thế Bí của Việt Nam,
thì họa may có thể hóa giải được hiểm họa “mất nước” vì xâm lăng, xâm thực của
ngoại bang.
Kể từ năm 1945 cho đến nay, cuộc chiến chống bọn nội thù
Cộng sản vẫn còn đang tiếp diễn một cách hăng say cuồng nhiệt và chỉ chấm dứt
chỉ khi nào Cộng sản hoàn toàn bị tiêu diệt trên đất nước Việt Nam. Cuộc chiến
này quả là một cuộc chiến đẫm máu và dai dẳng nhất với khoảng 21 triệu người
Việt (cả Bắc lẫn Nam) đã chết. Hàng chục triệu gia đình tan hoang, đất nước
Việt Nam đã “thống nhất”, nhưng để lại một xã hội gần như phá sản; với gần 40
năm qua dưới sự cai trị của tập đoàn Cộng sản. Người bạn “đồng minh” Hoa Kỳ đã
nhẫn tâm “bán miền Nam Việt Nam” cho một nhóm tư bản khác, mà họ tráo tên gọi
là “cộng sản”. Điều này hiển nhiên ai cũng hiểu. Tư bản hay Cộng sản nói chung;
thì họ cũng đều giống nhau ở điểm vật dục, tham lam, bóc lột. Họ chỉ khác nhau
ở điểm nhóm này có kế sách bóc lột khác với nhóm kia! Thế thôi.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam nhất là chuyện người “bạn
đồng minh” đã bán đứng chúng ta cho tập đoàn Cộng sản, những điều chúng ta cứ
tưởng là sẽ mãi mãi nằm yên trong bóng tối bí mật. Nhưng không! trong tháng 7
năm 2013 vừa qua, thì chính ông Tổng thống Obama đã ra lệnh cho trung ương tình
báo Hoa Kỳ, phải bạch hóa các hồ sơ được dấu nhẹm từ nhiều chục năm qua. Trong
đó có hồ sơ “người bạn đồng minh”, đã giúp nhóm tư bản Đỏ như thế nào, cho khi
đến chiến tranh Việt Nam kết thúc; và các “chính quyền” Mỹ sau đó đã phủi tay
ra đi. Sự phản bội đồng minh để bỏ chạy này; đã dẫn đến suy sụp uy tín của đất
nước Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay. Người “bạn đồng minh” thua cuộc có quyền bỏ
chạy. Nhưng tại sao lại Bán Đứng chúng tôi!? (câu hỏi này hơi thừa nhưng vẫn cứ
hỏi!). Gần 40 năm qua sống đau đớn, tủi nhục, nhưng “chúng tôi” đã chiến đấu và
thừa sức để chiến đấu. Ông Vô danh đã viết như sau:
- ..................................
- Khi Mỹ chạy, bỏ miền Nam cho Cộng sản
- Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
- Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn
- Thơ
vẫn bắn, và thừa dư sức đạn!
- Vì Thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng
lạn
Thơ Vô Đề - Khi Mỹ Chạy - 1975
Vậy ngày hôm nay khi đã hiểu được sự thật, thì chúng ta có
nên viết lại tất cả các sự thật lịch sử này ra cho công chúng cả Mỹ lẫn Việt
được biết; để cho các thế hệ con em chúng ta (và con em người Mỹ) bây giờ và
mai sau hiểu rõ hay không?. Tác giả tập thơ Vô Đề cũng khuyên chúng ta nên viết
lên càng nhiều càng tốt, về các tội ác mà Cộng sản và tư bản đã gieo rắc trên
quê hương đất nước chúng ta.
-
..............................................................
- Nên phải viết, phải muôn ngàn kẻ viết
- Những tội tày đình được bưng bít tinh vi
-
................................................................
Thơ Vô Đề - Thế
Lực Đỏ - 1973
Lịch sử Việt là gì? Nếu không phải là gia phả của giống nòi
Việt. Lịch sử là toàn thể sinh mệnh dòng sống trong dòng thác sinh mệnh dân
tộc. Lịch sử cũng là sự đau buồn cũng như hạnh phúc, sự buồn vui ấy đã quyện
với nhau để kết thành giòng sống của toàn thể dân tộc. Người dân Việt biết
ngẩng đầu khi vui và biết suy tư đau khổ khi vận nước đen tối. Bài học lịch sử
ngày nay phải được khuyến khích cho nhiều người cùng viết ra, để lịch sử bây
giờ và tương lai kiểm nhận chúng ta; để toàn thể dân tộc Việt hôm nay và ngày
mai cùng nhau đứng dậy và đi lên.
Trong Đệ Nhị Thế Chiến thế giới này đã phải hứng chịu
khoảng 25 triệu tấn bom, hàng chục triệu người chết vì bom đạn vô hồn, hàng
triệu gia đình tan nhà nát cửa, hàng trăm thành phố đã bị tàn phá tan hoang.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, với một đất nước Việt Nam nhỏ bé và người Việt
Nam nói riêng; cũng đã hứng chịu khoảng 17 triệu tấn bom đạn và khoảng 21 triệu
người chết hàng triệu gia đình phải tan nhà nát của tù đầy khốn khổ.
Chiến tranh đã chấm dứt gần 40 năm trước, hay là từ năm
1975 cho đến nay đã có khoảng 10 ngàn người chết và gần 70 ngàn người bị thương
vì các loại bom đạn chưa nổ trong thời chiến tranh còn sót lại. Cuộc chiến đã
chấm dứt từ năm 1975; nhưng Cộng sản Hà Nội cũng như bạn “đồng minh” của họ, đã
thủ tiêu hơn 200 ngàn cán binh Bắc Việt hồi chánh trong thời chiến tranh; chưa
kể các cuộc tàn sát khác của kẻ Cộng sản “chiến thắng” (nếu cần những sự thật
này sẽ được tuần tự đưa ra sau).
Lịch sử là chuyện đã qua, nhưng lịch sử cũng để lại cho
chúng ta muôn vàn kinh nghiệm quý báu, vì đó là toàn thể sinh động của những
chuỗi ngày quá khứ. Đời sống hiện tại phải lấy kinh nghiệm quý báu của lịch sử
để chiêm nghiệm và hoạch định ra đời sống của tương lai cho dân tộc. Vì lẽ đó
như trên đã nói “giới cầm quyền Hoa Kỳ
đã bàn giao miền Nam cho Cộng sản”; đây là sự thật mà hàng triệu người Việt
trong và ngoài nước ngày nay cần phải ý thức để hiểu rõ. Cộng sản Hà
Nội hiện nay chỉ là một tập đoàn tay sai cho Nga; Mỹ; và Tàu, điều này từ trong
nước ra đến hải ngoại hiện nay người dân Việt ai ai cũng hiểu rõ, nên không cần
bàn ở đây nửa. Nhưng điều cần phải nêu lên ở đây là: Vì sao và vì đâu đất nước
và dân tộc Việt Nam tan nát; tan hoang như ngày nay. Câu hỏi này cần phải được
nhiều người nêu lên cho các bậc thức giả còn nghĩ đến tiền đồ của dân tộc Việt,
câu hỏi này cần phải được khơi lên để cho những người trí thức ở hải ngoại cũng
như trong nước nên suy tư, suy nghĩ mình nên làm gì; và cần phải làm gì để cứu
dân tộc; và đất nước trong giai đoạn lịch sử cam go như ngày hôm nay.
Không ai có thể tách quá khứ ra khỏi cuộc sống, vì vậy
chúng ta cần phải có hành động cụ thể; để cứu lấy đất nước và các thế hệ con
cháu người Việt Nam ngay từ bây giờ và mai sau. Cả dân tộc Việt Nam đang sống
trong hơn 60 năm dài đau thương, đau khổ. Vì vậy hơn ai hết chính người Việt
Nam chúng ta mới có quyền nói lên tiếng nói chân chính của con tim mình, chỉ có
bài học lịch sử mới dạy cho chúng ta phải biết nghiêm khắc với chính mình, bài
học lịch sử cũng sẽ dạy cho chúng ta yêu thương chúng ta hơn ai hết. Vì tinh
thần vọng ngoại; cầu cạnh; quỳ luỵ người chỉ làm cho gia đình và đất nước chúng
ta thêm đổ nát.
Trong nhiều năm qua cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản
hải ngoại khắp nơi trên thế giới, nhất là trong giới cầm bút hiểu biết về văn
chương, chắc chắn đều biết ít nhiều về tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh. Đây
có thể nói là một thiên trường ca bất tử của người Việt Nam; đã trường kỳ đấu
tranh với một “lý thuyết” ngoại lai Cộng sản, được tập đoàn Cộng sản do Hồ Chí
Minh; với sự tiếp tay của các thế lực ngoại bang đem về để chà đạp quê hương
Việt Nam, mong đồng hóa và nô lệ hóa con người Việt Nam dùm cho Nga, Tầu và Tư
bản Mỹ. Họ đã cùng lập mưu kế và giết hầu như gần hết các trí thức Sĩ Phu người
Việt cả Bắc; Trung lẫn Nam. Người ta chỉ biết và hay nói đến “tội ác” của tập
đoàn Cộng sản Việt Nam đối với nhân dân Việt Nam trong hơn 60 năm qua. Nhưng ít
có người biết rõ tội ác của Nga, Tàu và Tư Bản đã gieo rắc trên đất nước Việt
Nam như thế nào. Nếu không có các nhóm Tư Bản Đỏ và Xanh này; thì làm sao tập
đoàn Cộng sản ở Việt Nam sống và tồn tại đến ngày nay?!. Hỏi tức trả lời vậy!.
Từ năm 1975 cả nước Việt Nam đã mất vào tay Cộng Sản. Người
Quốc Gia đã “bại trận”; thân phận cô nghiệt, đau khổ của người Quốc Gia chắc
hẳn ai ai cũng biết. Sau đó một số những người Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đã
may mắn chạy thoát khỏi “thiên đường” Cộng sản. Dù mang danh là “kẻ thua trận”;
nhưng từ năm 1975 cho đến nay, người Việt Quốc Gia luôn luôn giữ vững chính
nghĩa quốc gia, trong cuộc trường chinh đọ sức với nhiều kẻ thù trong cùng một
lúc, và nổi bật nhất trong cuộc trường kỳ đọ sức này chúng ta phải nói đến Thi
Sĩ Vô Danh.
Vậy xin mời quý độc giả cùng Lê Trung Nhân vào đề; để chúng
ta cùng xác định về “tư tưởng” của tác giả Vô Danh qua bài “Trái Tim Tôi”. Bài thơ này được tác giả Vô Danh viết ra từ năm
1965 dưới đây. Lúc đó Nguyễn Chí Thiện đúng 26 tuổi (Nguyễn Chí Thiện 1939 - 2012). Bài này tổng cộng gồm có 34 câu.
Mỗi đoạn từ 4 hoặc 5 câu, mỗi câu từ 6 chữ; 7 chữ hoặc 8 chữ được ghép vào từng
đoạn không theo thứ tự với nhau. Nhưng “tư tưởng” được nối kết với nhau, mà
người đọc muốn hiểu một số bài thì phải có “chìa khóa”, mới hiểu tác giả muốn
gởi đi những tín hiệu gì?. Đây cũng là dụng ý của tác giả.
*
Trái Tim Tôi
1 - Trái tim tôi, câu chuyện triền miên
2 - Chỉ em nhỏ hiểu và yêu thích
3 - Em không hiểu cái thâm trầm súc tích
4 - Nhưng hồn em hiểu được cái thần tiên.
5 - Trái tim tôi, bút nghiên và ống quyển
6 - Của anh đồ thi cử vô duyên
8 - Vất nằm yên trong xó bụi che dầy
9 - Mơ võng lọng kiệu cờ như nước chảy!
10 - Trái tim tôi, quả ớt hồng cay
11 - Mà mấy kẻ quen mùi ngon ngọt
12 - Dám tò mò mon men nhấm nhót
13 - Thò lưỡi vào đã phải rụt ra ngay.
14 - Trái tim tôi, quán nghèo gió lọt
15 - Chỉ dừng chân kẻ lỡ độ đường
16 - Giữa đêm dầy lạnh lẽo hơi sương
17 - Kẻ lỡ độ sẽ tìm ở đó
18 - Chút lửa ấm ngọn đèn dầu vặn nhỏ.
19 - Trái tim tôi, lòng thung mà nệm cỏ.
20 - Sẵn sàng đỡ kẻ rủi ro
21 - Từ đỉnh non cao coi đời là nhỏ
22 - Xẩy chân lộn ngã thình lình.
23 - Trái tim tôi, tòa lâu đài cổ kính
24 - Đứng âm thầm soi bóng nước lung linh
25 - Vài kẻ qua hiểu giá trị, cúi đầu
26 - Song kết cục không một người muốn tậu!
27 - Trái tim tôi, khởi thủy ngàn dâu
28 - Rồi nó hóa biển sâu dào dạt
29 - Giờ nó chỉ là nơi cồn cát
30 - Mà Dã Tràng thôi việc đã từ lâu.
31 - Trái tim tôi, đồng trũng nước sâu
32 - Nó chờ mong nước lũ mưa ngâu
33 - Để có thể trào dâng muôn đợt sóng
34 - Và sóng kia, những ngọn sóng bạc đầu!
Thơ Vô Đề, tác giả
Vô Danh (1965)
*
Ông, Cha ta có dạy rằng: Đã sinh ra Là Người thì phải làm sao
để Làm
Người cho xứng đáng mà trở Thành Người cho đúng nghĩa. “Là
Người. Làm Người. Thành Người” cho đúng với nhân cách của Người.
Tức là Nhân!. Vậy Nhân cách của con Người là gì?. Là người sống ở đời
mà chỉ có nghĩ đến vật dục (ở trên có nói), để vật dục sai khiến mình, rồi chỉ
còn có mưu cầu tư tâm, tư lợi mà bày biện việc ra để làm cho nhân tâm nhiễu
loạn, thì đó là những người làm hại cho sự sống của những người chung quanh. Nhân
ở Trời có 4 đức tính là: “Nguyên, Lợi, Hanh, Trinh”. Nhân
ở Đạo có 4 đức tính là: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”. Như vậy Nguyên
tức là Nhân đứng đầu các điều thiện. Lợi tức là Nghĩa
định rõ các phận vị cho điều hòa. Hanh tức là Lễ hội hợp các điều hay
lẽ đẹp. Trinh tức là Trí giữ vững cái chính (trị) để làm
nguồn gốc cho mọi sự việc.
- Lấy
cái nguyên cái nhân làm cho người trưởng thành
- Lấy
cái tốt cái đẹp làm cho người hợp với lễ
- Lấy
cái lợi cái nghĩa làm cho người hòa với vạn vật
- Lấy
cái trí cái trinh làm gốc cho người hợp với sự việc.
Như vậy
Nhân là đức tính chung của con người cho dù Đông hay Tây, Kim hay Cổ. Vậy hiểu
chữ Nhân là hiểu nhất thể của con người. Một xã hội thiếu Nhân tính (tức là xã hội
thuần vật chất. Trị dân bằng sắt thép và muối), tức là xã hội phá con
người, thì xã hội đó phải hỏng không thể khác.
Là Người mà chỉ
biết vật chất để Nuôi Thân cho riêng mình, béo tốt cho mình, thì đó chỉ có thể
trở thành ra thứ “cu li” hưởng thụ vật chất. Là người có “tài” mà chỉ biết dùng
cái tài mọn đó nuôi cho thân của mình, thì cũng chỉ là loại người đi làm đầy tớ
cho người mà thôi. Nên loại người này sách vở thường gọi họ là những người Nô
Tài (nô lệ cho tài sản)
Là Người mà chỉ
biết đúng khung trong một mớ kiến thức chuyên môn của một chuyên viên, thì việc
nuôi trí của người đó không thể có một suy tư, suy nghĩ vượt ngoài lãnh vực
chuyên môn của một chuyên viên, thì người ta gọi đây là những người Nuôi
Trí (Óc). Cũng chỉ vì nuôi trí nên họ không thể có sự hiểu biết siêu
việt được, nên đó chỉ là những Nhân Tài (người tài).
Là Người nếu chúng
ta biết Nuôi Tâm chúng ta biết tìm học, tìm hiểu để mở rộng tầm tinh
hoa của linh thể mình ra và nhìn thấu suốt được 3 lãnh vực Thiên, Địa, Nhân chỉ là
một (vạn vật đồng nhất thể), thì đây
là một con người siêu phàm. Nuôi Tâm để biết “Thượng thông Thiên Văn, Hạ đạt
Địa Lý”. Hiểu “Trung
tri Nhân Sự” thì đây mới thật sự là những Thiên Tài. Đây là những người
đã thật sự thành Thánh (thành Nhân - Thánh cũng là người) dù họ còn đang sống
hay đã mất.
Ba lãnh
vực Thiên, Địa, Nhân là:
a) Thượng Thông Thiên Văn là phải biết vận Trời, vận trời ở đây là phải thông hiểu
được Thời, Thế và Cơ để lập ra Đạo sống. Đạo sống cho mọi người, cho con người
đời này, đời sau và còn nhiều đời sau nửa (xin hiểu chữ Đạo ở đây là đạo sống
làm người).
b) Hạ Đạt Địa Lý
là phải biết tất cả các hoa địa (địa thế tốt) để tạo dựng được cái “Thế” đứng
cho mình. Thế ở đây vào thời điểm nhiễu nhương; loạn lạc này phải hiểu là địa
thế để xung trận mà dành chiến thắng. Nên có thể gọi đây là thế “địa lược”, hay
còn gọi là “địa thế chiến lược” hay là “địa lý chiến lược” (***). Vì nếu thiếu
thế địa lý thì không thể dành được chiến thắng, và kẻ chiến thắng sau cùng mới
là kẻ chiến thắng!.
c) Trung Tri Nhân Sự
là phải hiểu được tâm lý của nhân sinh để có thể xử dụng nhân sự vào công việc
gì cho thích hợp với khả năng của nhân sự đó. Vì việc nước là việc trọng đại
thì không thể xử dụng người theo cảm tính chủ quan bình thường của nhân sinh
được. Vì biết mỗi cá nhân đều có khả năng nhận thức và sự hiểu biết khác nhau.
Ví dụ: có những người họ có kiến thức chuyên môn rất cao
nhưng họ lại là những người “đầy tớ” rất chăm chỉ, giỏi giang và đắc lực trong
công việc làm tôi, làm tay sai cho người. Chứ họ không thể tự chủ, hay tự làm
chủ họ được. Ngược lại có những người họ không có bằng cấp chuyên môn gì cao,
nhưng họ lại là những người tự chủ hay là tự làm chủ cho chính họ và là người
chủ điều hành công việc rất giỏi. Vì vậy những người Nuôi Tâm mới có thể đạt
đến 3 lãnh vực như trên đã nói.
Nên:
Nuôi Tâm sinh Thiên Tài
Nuôi Óc sinh Nhân Tài
Nuôi Thân sinh Nô Tài
Trích Huyết Hoa - Thái Dịch
Người Thiên Tài thì mới có thể Thượng thông thiên văn, Hạ
đạt địa lý, Trung tri nhân sự. Họ là Thiên Tài cho nên sự biết của họ đã quán
triệt được không gian lẫn thời gian. Vì Thiên Tài cho nên họ hiểu được cả Tung
lẫn Hoành.
Họ hiểu được trăm năm trước lẫn trăm năm sau cũng là điều dễ hiểu thôi. Có như
vậy thì mới có thể hoạch định Chính Sách cho quốc gia mình một cách suốt dọc
được. Trong Chính Trị lại càng không thể “ý mình như vượn” được. Đó không phải
làm Chính Trị theo đúng nghĩa của chính trị; mà đó là những phương pháp lừa dối
của những người “cầm quyền” (chứ không
phải Lãnh Đạo - cầm quyền và lãnh đạo là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau),
không biết đường lối để hoạch định Chính Sách cho quốc gia mình. Vì Chính Trị
đúng nghĩa của nó là: “thiết kế cho nhân sinh”.
Tóm lại chỉ có những thiên tài mới có tư tưởng triết học
mới trong chính trị để thiết kế một đời sống cho nhân sinh ngày đẹp hơn, tốt
hơn. Các quốc gia tư bản chỉ biết quyền lợi cho riêng phe nhóm mình; hay công
ty của mình thì không thể nào thiết kế một quốc gia “dân chủ” theo đúng nghĩa
của nó. Dân chủ của phương Tây là “dân chủ luật định” (thêm hai chữ luật định sau dân chủ), cho nên “công trình” thiết kế
của họ đồ sộ bao nhiêu, thì càng nhanh chóng đổ vỡ bấy nhiêu. Bạn đọc bình tĩnh
nhìn xã hội đang quay chung quanh mình thì sẽ thấy rất rõ!.
Trở lại bài thơ “Trái Tim Tôi” trên đây trong tập
thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh tổng cộng có 34 câu được chia ra làm 8 đoạn; và
dưới đây xin đọc giả cùng Trung Nhân đi vào chi tiết để tìm ra ẩn ý của tác giả
Vô Danh muốn nói gì; và gởi gấm “tư tưởng” của ông cho những ai!; và để làm gì
qua bài thơ Trái Tim Tôi ... trong giai đoạn cuối của sự đấu tranh giữa những
người quốc gia với nhiều ác thế lực như hiện nay.
* “Trái Tim Tôi” hay là “Lòng Yêu Thương”
của một người cảm biết được thời; thế bao dung cho mọi người, chỉ có lòng yêu
thương mới có thể xóa nhòa các dị biệt và chỉ có lòng yêu thương mới có thể
“tha thứ” cho những kẻ đã ngu muội; lầm lỡ.
1 - Trái tim tôi, câu chuyện triền miên
2 - Chỉ em nhỏ hiểu và yêu thích
3 - Em không hiểu cái thâm trầm súc tích
4 - Nhưng hồn em hiểu được cái thần tiên.
“Chuyện triền miên” là chuyện dài lâu; chuyện xếp đặt kế
hoạch cả một công trình cho đất nước; nên phải làm việc từ đời này sang đời kia
không bao giờ ngừng nghỉ. Vì sự sống là cả một tiến trình, tiến hóa đi lên
trong muôn thuở. Chuyện lịch sử, chuyện của tương lai thế hệ này nối tiếp thế
hệ kia để bồi đắp cho đất nước, cho xứ sở, mà chỉ có những người đã lập tâm;
lập nguyện đi làm cách mạng, cứu dân cứu nước mới dám nghĩ và dám làm, mới dám
dấn thân vì đại cuộc, vì tổ quốc. Nhưng làm việc cho đất nước điều quan trọng
là phải biết những nhu cầu của đất nước, hiểu được giòng tiến hóa của sinh mệnh
dân tộc mới làm được, vì nếu không hiểu và không biết việc, nên người làm công
việc lại làm sai thì không thể tránh được. Phàm là người “lãnh đạo” thì khi
nhận lãnh trách nhiệm là phải hoàn tất, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi làm
sai, lãnh
đạo để làm việc cho nước thì không bao giờ có trường hợp gia giảm. Sai là có
tội. Lãnh đạo sai thì sẽ bị sự trừng phạt, sự phê phán bây giờ và lịch sử sau
này. Vì “chuyện triền miên” của đất nước to lớn như vậy; nên đòi hỏi
người lãnh đạo phải có trái tim và lòng yêu thương cao độ dào dào của tình cảm.
Vì cuối cùng của mọi lý lẽ, và đích điểm cuối cùng của mỗi con người vẫn là:
Tình người, Tình cảm, Tình yêu xuất phát từ “Trái Tim ...”.
Những người đi làm cách mạng phải thể nghiệm được việc làm
bây giờ và chuyện quá khứ để truyền trao lại cho lớp người trẻ hơn sau này, mà
người ta thường gọi là “Thế Hệ Nối Tiếp”; để họ tiếp tục nối bước chúng ta; đi
trên con đường mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc. (Cho Dân Tộc; tuyệt đối không
phải cho đảng phái hoặc cho phe nhóm. Tư bản và Cộng sản đều bị bế tắc mà không
thể có lối thoát ở điểm này. Xin bạn đọc suy tư cho tỏ tường). Vì lẽ đó nên chỉ
có các “em nhỏ hiểu và yêu thích”. Bởi vì “em nhỏ” hay là lớp người trẻ; hay là
các thế hệ đi sau này sẽ nối tiếp con đường của các thế hệ đi trước, nhưng
không bị ràng buộc nhiều bởi quá khứ!. Họ sẽ can đảm dám đứng lên vất bỏ những
ân; oán của quá khứ; chỉ để còn lại tình yêu thương như “Trái Tim (của) Tôi”
và tiếp tục công việc “dã tràng” của những lớp Cha; Anh đi trước đang làm dỡ
dang.
Tuổi trẻ của “các em” (lớp người trẻ bây giờ) dĩ nhiên chưa
thể nào hiểu được cái thâm trầm xúc tích của “Trái Tim (yêu thương của) Tôi”;
của con đường mà tôi (tác giả Vô Danh) đã nghĩ ra vạch ra. Hay nói đúng hơn là
các kế sách thâm sâu, các kế hoạch đã được dấu kín trong tâm tư và sẽ trao
truyền lại cho “các em”, khi “các em” đủ trưởng thành bắt tay vào việc làm, thì
lúc đó “các em” mới “hiểu những thâm trầm xúc tích” của việc đang làm vậy!.
Nhưng “các em” đã hiểu thế nào là “thần tiên” của “bồ đề” của “sương mai” hay
của “uyển hồn”.
Các em không hiểu được sự thâm trầm của Thời, Thế, Cơ để
tìm ra một chủ Đạo sống. Các em không hiểu được cái thâm trầm xúc tích của vũ
trụ quan, nhân sinh quan hay chính trị quan. Nhưng các em cảm được sự đau khổ
của dân tộc, các em hiểu được tổ quốc đang cần các em. Việc nước là việc trọng
đại liên quan đến tính mệnh của cả một dân tộc, nhưng có thể nói rằng các “em
nhỏ hiểu” và sự yêu thương đất nước; ví như các tín đồ “cảm chiêu” các triết lý
cao siêu của tôn giáo một cách chân thực, chứ các em chưa thể hiểu được một
cách khoa học tính cái “thâm trầm xúc tích” của thời; của thế, của niềm tin cao
siêu nơi tôn giáo; của lý tưởng, chưa thể hiểu những cơ mưu để vạch ra con
đường sống cho cả một dân tộc về lâu về dài.
Vì cái “thâm trầm xúc tích” mà tác giả tập
thơ Vô Đề đã nói trên kia là: những cơ mưu, những nguyên tắc sâu thẩm của
không gian lẫn thời gian, những nguyên tắc ghê gớm của “tung và hoành”, những
nguyên tắc cơ mưu này đã vượt qua khỏi không gian và thời gian vượt cả quá khứ
và tương lai. Các em hiểu được cái “thần tiên” của tình yêu nước nồng
nàn. Các “em hiểu được cái thần tiên” của sự sống còn của đất nước. Các em
không hiểu được “cái thâm trầm xúc tích” của đạo sống, nhưng các em hiểu là các
em phải làm sao sống cho ra người và sống đúng nghĩa như một con Người, nhất là
sống đúng nghĩa là người Việt Nam.
5 - Trái tim tôi, bút nghiên và ống quyển
6 - Của anh đồ thi cử vô duyên
8 - Vất nằm yên trong xó bụi che dầy
9 - Mơ võng lọng kiệu cờ như nước chảy!
Đoạn này từ câu 5 đến câu 9. Tác giả Vô danh đã nói về cuộc
đời của chính tác giả. Là một anh Đồ, đã từng ôm mộng đi thi. Tác giả mơ một
ngày nào đó được “vinh quy bái tổ” có “võng lọng” có “kiệu cờ”, nhưng tất cả
chỉ là mơ mộng vì sự thật không đến, vì vô duyên với việc học hành; nên đành
vất tất cả “bút nghiên” vào “trong xó” để mặc cho “bụi che dầy” theo thời gian.
Chúng ta nên nhớ từ năm 1945 sau khi Hồ Chí Minh được ông
chủ tư bản “mướn” (thuê làm công) để đem lý thuyết ngoại lai Cộng sản vào đất
Bắc, thì chẳng bao giờ trên mảnh đất Việt Nam còn có cảnh anh Đồ, hay cảnh ông
Đồ nửa. Thời điểm này “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện mới 6 tuổi đầu, vậy thì
làm sao Nguyễn Chí Thiện có thể có được kỷ niệm của quá khứ; để ví “Trái tim tôi, bút nghiên và ống quyển. Của
anh đồ thi cử vô duyên”, để rồi đến những 20 năm sau (1945- 1965) lại hồi
tưởng quá khứ để “than van” cuộc đời của chính mình qua mấy câu thơ trên đây?.
Lấy thời gian Anh Đồ vào thời điểm năm 45; khi Cộng sản vào đất Bắc, thì “anh
Đồ” phải ở khoảng tuổi 20- 25 (đang đi thi) cho đến 30 tuổi. Ông
Đồ thì vào khoảng 45 cho đến 50 tuổi. Câu thơ trên tác giả dùng từ “Anh
Đồ” là để chỉ chính tác giả. Còn nếu phải đợi đến năm 1965 là năm của
tác giả viết lên bài thơ này, thì chẳng ai còn hiểu thế nào là “anh đồ”, mà họ
chỉ biết đến “Ông đồ”.
Ngày nay sau mấy mươi năm; chúng ta đọc phải hiểu và phải
phân biệt được mốc thời gian như vậy để đoán về tác giả Vô Danh khi ông viết ra
tập thơ Vô Đề. Điểm quan trọng là thi sĩ Vô Danh viết cho ai?, để làm gì?. Ông
Vô Danh ở tuổi nào và Nguyễn Chí Thiện ở tuổi nào vào năm 1945 khi Cộng sản vào
chiếm Hà Nội?!. Trái tim của anh Đồ đi thi vô duyên, học hành không đổ và rồi
tác giả đã đi làm cách mạng, nhưng thời cơ cũng chưa đến với “anh Đồ”. Vậy
chúng ta có thể khẳng định qua bài thơ này chỉ vỏn vẹn mấy câu thơ đầu, chúng
ta đủ thấy Nguyễn Chí Thiện đang trong tuổi con nít; hoặc chưa sinh ra để Thiện
có thể viết lại quảng đời đã qua của mình như những câu thơ trên đây. Vì thời
gian từ 1945 trở đi cho chúng ta thấy thật tế như vậy.
Theo các báo chí hải ngoại vào năm 1980 (nhất
là báo “Người Việt” thời đó của ông Đỗ Ngọc Yến); đến khi Nguyễn Chí
Thiện sang Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1995, thì nhân vật Nguyễn Chí Thiện
được hầu hết các báo chí hải ngoại đăng tải lý lịch của Thiện như: Thiện đổ tú
tài năm 16 tuổi (năm 1955). Thiện có bằng ABC (tú tài); làm thơ chống Đảng và
bị bắt. Thiện khai hoạt động trong “Nhân Văn-Giai Phẩm” (Thiện kể lại là Thiện
có phát báo?!)..v.v... và ..v.v.. Sau này có người từ Mỹ về tận Hà Nội, Việt
Nam; đã tìm gặp riêng thi sĩ Phùng Cung và có đưa cả ảnh của Nguyễn Chí Thiện
cho thi sĩ Phùng Cung xem qua, thì thi sĩ Phùng Cung và một số thân hữu xác
nhận là không có ai hoạt động trong “nhân văn - giai phẩm tên là Nguyễn Chí
Thiện cả!. Vì tất cả những người hoạt động trong “nhân văn giai phẩm” họ đều
biết nhau từ rất lâu. Mãi đến năm 1994 thì ông Hiệu và Thiện có chụp
ảnh chung với thi sĩ Phùng Cung.
Nếu dựa theo lý lịch của Thiện nói như trên; thì như vậy
Nguyễn Chí Thiện (NCT) là dân “Tây học?” (đổ Tú Tài) chính gốc, thì làm sao NCT
lại có thể hiểu và cảm xúc được trái tim “của
anh Đồ thi cử vô duyên” (trượt thi) như của chính tác giả Vô Danh đã viết
ra trên đây?!. Vì Nguyễn Chí Thiện đâu có trượt thi (thi rớt), Thiện “đổ ABC”
(thi đậu) năm 16 tuổi? như Thiện đã khai với báo chí hải ngoại!. Chỉ một điểm
này thôi cũng đủ cho bạn đọc thấy rõ Nguyễn Chí Thiện không thể nào là “anh đồ”
hay là thi sĩ Vô Danh được cả. Và nếu; Thiện là “anh đồ thi cử vô duyên”, thì
“anh đồ” “Thiện”, “thi cử vô duyên” khoa Thi năm nào?! ở đâu?!
Một “anh Đồ” chỉ nghĩ đến “bút nghiên”, “mơ võng lọng kiệu cờ như nước chảy”.
Trong khi đó Nguyễn Chí Thiện đã “đổ ABC” “Tây học”; thì Thiện “mơ võng lọng”
làm gì nửa!. Cảnh “Anh Đồ” thì mới có ảnh hưởng sâu đậm đến nền Nho học Việt,
nên anh đồ mới đọc “thơ cổ”, mới có “điếu cầy”, mới ngâm thơ cổ, mới làm thơ tả
cảnh “gái
quê trong trắng hiền hòa”, mới có cảnh “trà thơ và mơ nhẵn túi”. Đây cũng có thể chứng tỏ tác giả tập thơ
Vô Đề đã sống và lớn lên trong một gia đình Nho Học của thuở xa xưa, nên sau
năm 1945 Cộng sản chiếm miền Bắc và cho dù xã hội có thay đổi nhưng ông vẫn còn
ảnh hưởng của “trà, thơ” và “điếu cầy”. Chứ “Tây” học kiểu Nguyễn Chí Thiện như
‘báo chí” đã nói thì phải “sáng sâm banh tối sửa bò”, thì làm sao biết được
“điếu cầy” “trà, thơ và mơ”?. Nguyễn Chí Thiện thì phải có “những tối mùa đông đi xinê..... Quanh hồ gươm ta mặc toàn đồ trắng dạo
chơi...... Ăn bánh tôm bên Hồ Tây. Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy”. Phải
“thần thoại” như vậy thì mới đúng “Gu” và chính xác như những gì Nguyễn Chí
Thiện đã viết ra bài “thơ Ta Nhớ” trong tập “Hạt Máu Thơ” như dưới đây:
Ta Nhớ
- Ta nhớ những buổi tối mùa đông,
- Đi xinê về, ăn phở áp chảo
- Phở nóng, rượu cay, tỏi ớt càng cay!
- Bè bạn ngà say bàn luận cuốn phim hay
-
..................................................
- Ta nhớ những buổi mai mượt mà, đẹp nắng
- Quanh hồ gươm ta mặc toàn đồ trắng dạo chơi
- Đeo kính màu xanh ta ngắm cuộc đời
-
................................................
- Ta nhớ những chiều thứ bảy
- Mùa hè, ăn bánh tôm bên Hồ Tây
- Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy
- Vạn vật tưng bừng ngất ngay!
- ..................................
Trích: Nguyễn Chí Thiện - Hạt Máu Thơ - bài Ta Nhớ - 1986
Những giòng chữ được Nguyễn Chí Thiện viết ra trên đây, mà
người ta có thể gọi là “thơ”, thì chỉ có báo Đảng, đài Đảng và người của Đảng
mới khen Nguyễn Chí Thiện làm “thơ” hay!!!.
Sau năm 1945 Cộng sản chiếm miền Bắc, sau năm 1954 Cộng sản
cai trị miền Bắc, thì thành phần nào của xã hội Cộng sản thời đó được “đi Xinê” để bình luận phim hay dỡ!.
Dưới sự cai trị khắc nghiệt của Cộng sản, thì thành phần nào được ngồi bên “nàng tiên”, “ăn phở áp chảo”, thành
phần nào của xã hội Cộng sản được “mặc
toàn đồ trắng dạo chơi”. Trong khi đó cả xã hội miền Bắc người người, nhà
nhà đều bị cặp mắt cú vọ của công an theo dõi từng ngày từng giờ. Mỗi động tĩnh
là có thể bị bắt, bị tra tấn hay đi tù không có ngày về. Xã Hội Cộng sản miền
Bắc thời đó phải nói khắc nghiệt bằng hoặc hơn xã hội Cộng sản Bắc Hàn ngày
nay.
Từ năm 1945 - 1954;
Chín (9) năm kháng chiến, tất cả đều dồn cho nỗ lực kháng chiến đánh Tây.
Từ năm 1954 - 1955
chia đôi đất nước, người dân miền Bắc lũ lượt di cư vào Nam. Cán bộ và công an
Cộng sản luôn bận rộn cho việc tuyên truyền để giữ người dân ở lại hòng phục vụ
cho chế độ Cộng sản.
Từ năm 1955 - 1956
Cộng sản cho lệnh đánh tư sản miền Bắc và Cải Cách Ruộng Đất. “Trí, Phú, Địa,
Hào. Đào tận gốc bóc tận rễ”.
Từ năm 1956 - 1958
Cộng sản ra sức tiêu diệt thành trần trí thức. Vụ “Nhân Văn Giai Phẩm” là ví dụ
điển hình nhất.
Vậy những câu “thơ” trên; “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện viết ra
trong tập “hạt máu thơ”; đã diễn tả cuộc đời ông Thiện vào thời điểm nào kể từ
năm 1945 cho đến năm 1961; cũng là năm đầu tiên Nguyễn Chí Thiện khai là Thiện
bị bắt đi tù?!. Nếu chứng minh Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ
Vô Đề, thì Lê Trung Nhân có hàng trăm điều để chứng minh. Nhưng ở đây Trung
Nhân tôi muốn dùng những dữ kiện do Nguyễn Chí Thiện và nhóm người “thầy dùi”
của ông đã đưa ra; để gọi là “công bằng” cho “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện. Và chỉ
vài chứng minh như trên cũng đủ cho bạn đọc thấy rõ là: Nguyễn Chí Thiện đã không
thể viết và không có khả năng để làm thơ (đúng nghĩa của thơ). Sau năm 1995
sang Mỹ Nguyễn Chí Thiện còn viết “văn” nửa! đáng “phục” thật. Điều này xin bàn
vào một dịp khác về “sự nghiệp văn chương” của “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện.
Kể từ ngày 1 tháng 11 năm 1995 khi ra hải ngoại cho đến khi
Nguyễn Chí Thiện chết vào năm 2010, ai ai cũng nhìn thấy chân tướng, kiểu cách
“lãnh tụ” bần cố nông và con người “rất thật” của Nguyễn Chí Thiện như: Thiện
thích tâng bốc, hay đánh tráo và “cá độ, cá cược” (Nguyễn Chí Thiện đòi đánh
cá cược 200 nghìn đô la để giảo nghiệm chữ viết tay của Thiện với chủ nhiệm báo
Saigon Nhỏ ở miền nam California, Hoa Kỳ năm 2008. Xin vào xem link nơi đây),
thái độ cá cược này hoàn toàn khác xa và hình như đã không có trong con người
của “anh đồ thi cử vô duyên”. Anh Đồ
đành chịu phận hẩm hiu, đành vất cả bút nghiên “nằm yên trong xó (để mặc cho)
bụi che dầy”.
Nhưng “Tây” học và đỗ “tú tài” như Nguyễn Chí Thiện thì lại
mơ làm “lãnh tụ” của hơn 3 triệu người Việt tị nạn Cộng sản hải ngoại, chứ
Thiện nào có chịu “nằm yên trong xó”. Nguyễn Chí Thiện đã từng nói Thiện đã
quen biết những nhân vật công an cao cấp của chế độ Cộng sản như: tướng công an
Quang Phòng chẳng hạn, Thiện đã quen sống ở thành phố nên đã tả lại cảnh về
mình; những lúc rảnh rỗi Thiện đi chơi “mặc toàn đồ trắng, đeo kính màu xanh”
đi dạo bên bờ Hồ Hoàn Kiếm!. Thì Nguyễn Chí Thiện làm gì có tư tưởng Nho Học để
“ngâm thơ cổ” hay uống trà xem hoa như tác giả tập thơ Vô Đề đã nói về ông.
Chuyện “Bút nghiên và ống quyển” đã
lỗi thời vào những năm thập niên 35’s, 40’s, 45’s, 50’s nên tác giả bài thơ này
chỉ có thể “mơ võng lộng kiệu cờ” chứ không làm sao có được cơ hội để mong ước
cảnh “vinh qui bái tổ” nửa. Và nhắc lại một lần nửa là những năm 35’s, 40’s,
45’s, 50’s; thì NCT chưa sinh, hoặc đã sinh ra nhưng chỉ mới từ 6 tuổi đến 11
tuổi, thì làm sao Thiện biết đến cảnh “võng lọng kiệu cờ”.
Vào thời điểm của thập niên 35’s đến 50’s là thời có thể
nói Nho học đã tàn, và vài nơi ở miền Bắc thời đó còn có nơi được cho là thịnh
(của Nho học) nhưng cũng đến năm 1945 là chấm dứt hẳn vì Cộng sản tuyệt đối cấm
hẳn cái học của nhà Nho khi Cộng sản vào miền Bắc. Một anh đồ đi thi đã bị bị
trượt thi, nên không màng đến sách vở nửa, vì vậy nên mới vất bút nghiên sách
vở vào một xó để cho thời gian “bụi che dầy”. Và “bụi che dầy thì thời gian đã
trải qua bao chục năm?. Lấy thời điểm năm 1945 mà tính trước và sau 10 năm;
nghĩa là từ năm 1935 cho đến 1955. Nếu Nguyễn Chí Thiện cho rằng, Thiện là tác
giả tập thơ Vô Đề, thì đó chỉ là chuyện Thiện nói khống chơi cho vui; chứ không
bao giờ là sự thật, và điều này hàng nhiều người từ trước đến nay đã viết ra và
đã chứng minh. Hiện các bài viết đã được lưu giữ đầy đủ trên hệ thống internet.
(Xin bạn đọc tìm xem thêm để rõ hơn)
10 - Trái tim tôi, quả ớt hồng cay
11 - Mà mấy kẻ quen mùi ngon ngọt
12 - Dám tò mò mon men nhấm nhót
13 - Thò lưỡi vào đã phải rụt ra ngay.
“Trái tim tôi quả ớt hồng cay”, là trái tim đỏ thắm máu
cách mạng, trái tim chỉ biết dấn thân cứu nước, chứ không như những kẻ đã quen
với ấm êm, thích hưởng thụ nhưng lại “tò mò” đi làm cách mạng thì sẽ phải bỏ
cuộc. Vì đi làm cách mạng là phải chấp nhận gian khổ hay đổ máu xương, hy sinh
tính mệnh, vì con đường cách mạng là con đường dài nhiều chông gai gian khổ.
Vậy những người không bền gan, bền chí, sợ gian khổ thì không thể dấn thân trên
con đường cách mạng được; và nếu có cũng “phải rụt ra ngay”, vì gian nan. Không
có chí lớn gan bền, không có tình yêu nước nồng nàn, thì không thể đi theo con
đường cách mạng đến thành công. Con đường cách mạng không dành cho những tên
hoạt đầu; những kẻ chỉ biết “Cắp Công Cập
Lợi”, người không có tâm lành, không dám dấn thân vì dân vì nước, thì trước
sau gì cũng sẽ trở thành những kẻ cơ hội, họ thấy khó khăn là sẽ phải nhụt chí
khi “mon men nhấm nhót”, hay là thích đi vào làm cách mạng để kiếm danh và lợi
... thì cũng sẽ “phải rụt ra ngay” hay là bỏ cuộc.
14 - Trái tim tôi, quán nghèo gió lọt
15 - Chỉ dừng chân kẻ lỡ độ đường
16 - Giữa đêm dầy lạnh lẽo hơi sương
17 - Kẻ lỡ độ sẽ tìm ở đó
18 - Chút lửa ấm ngọn đèn dầu vặn nhỏ.
Bài thơ “Trái Tim Tôi” trên đây đặc biệt đoạn thứ 4 này có
5 câu từ câu số 14 đến câu số 18. Ta chú ý câu 18 tác giả dùng đến từ “Lửa Ấm”
, “lửa” có nghĩa là sự sống. Nhưng “lửa” cũng có nghĩa là những người liên quan
đến “lửa” tức Hỏa (Thủy, Hỏa luyện nên người - Đạo Trường Ngâm). Thủy tức âm, Hỏa
tức dương. Vậy một người “thủy” Ẩn Danh tức Vô Danh, một người “hỏa” Có Danh;
tức là người này phải lộ diện trong một ngày gần đây, để lãnh đạo cuộc cách
mạng hay là thổi “lửa ấm” vào nước Việt Nam để làm thay đổi chế độ Cộng sản
Việt Nam sắp tới đây. “Thủy, Hỏa” cũng có nghĩ là cách mạng theo quẻ “Thủy
Hỏa Ký Tế” của dịch lý và tại sao tác giả tập thơ Vô Đề lại “vặn
nhỏ” “ngọn đèn dầu” (Lửa).
Ý nghĩa thâm sâu của câu thơ số 18 này là, kể từ năm 1945
trở đi thì công cuộc cách mạng để đánh bại “chủ nghĩa” Cộng sản phải còn dài và
nhiều gian nan, quá phức tạp. Nên cần phải “vặn nhỏ” “ngọn đèn dầu” để “Giữ
Lửa” cách mạng đi đến thành công, cần phải biết “giữ lửa” để bảo tồn nhân sự
“mặt nổi” cũng như tiềm ẩn; để có sức chiến đấu. Cho nên người ta ví cuộc cách
mạng để thay đổi hiện tình chính trị tại Việt Nam hiện nay là một cuộc “cách
mạng gián điệp”. (xin độc giả hiểu cho từ
“cách mạng gián điệp”). Xưa nay cho dù những người lãnh tụ hay lãnh đạo đã
có mưu lược, có Thế nhưng không biết ẩn nhẫn để chờ Thời và đợi Cơ. Thì cách
mạng không thể thành công. (những bài tới
nếu từ ngữ trùng hợp vào “ngọn đèn dầu”,
và “cách mạng gián điệp” này; Lê Trung Nhân sẽ viết thêm, và xin lỗi bạn
đọc Lê Trung Nhân chỉ có thể giải thích đến đây, chứ không đi sâu vào chi tiết
của công cuộc “cách mạng gián điệp).
Trái tim của người đi làm cách mạng lúc chưa gặp thời, chưa
được thế. Tác giả ví mình như một “quán nghèo”, vì cô đơn không ai hiểu cho tâm
trạng riêng của những người lập tâm đi làm cách mạng. Nhưng “quán nghèo” này
chỉ dành cho những người đồng chí hướng, đồng cảnh, đồng cảm giúp nhau trong
những lúc khốn cùng cô độc, nơi đây dành cho những kẻ “lỡ độ” tìm nhau và giúp
đỡ nhau, để khi có cơ hội thì lại góp sức với nhau để mong cầu việc lớn là cứu
dân cứu nước. Có thể nói rằng tác giả Vô Danh đã đoán và biết trước con đường
cách mạng cho nước Việt Nam để thay thế Cộng sản còn xa (bài này được viết ra từ năm 1965, đến nay là năm 2014 = 49 năm)
như đêm đã dầy mà lại còn cảm nhận được sự “lạnh lẽo” cô độc khi làm việc một
mình. Vì công cuộc “cách mạng gián điệp” nếu để lộ hay được nhiều người biết
đến, thì lại càng không giữ được bí mật của tổ chức; việc làm không thể cẩn thủ
và đối phương tất sẽ dễ dàng xâm nhập tổ chức để thừa cơ hội phá hoại.
Và đặc biệt là câu thứ 18 trên tác giả đã cho chúng ta
thấy, ông đã phải sống nghèo hèn cô độc để giữ ngọn lửa đấu tranh. Giữ “Lửa” là
giữ sự sống, tìm lửa là tìm sự sống. Ý nghĩa “Con Thiêu Thân” lao vào lửa để tìm ra sự sống, cũng như con người
cách mạng quyết chí đi tìm ra Chủ Đạo, tìm ra hướng đi cho dân
tộc. Đã có sẳn “chút lửa ấm” nhưng vì biết đêm sẽ dài chông gai và lạnh lẽo,
nên cần phải “vặn nhỏ” để ngọn lửa “bí mật”; để giữ cho lửa đấu tranh còn mãi.
“Lửa Ấm”! Trong dịch lý cũng đã cho chúng ta thấy ngay quẻ “địa lôi phục”. Quẻ
này chỉ có 1 hào dương ở dưới và tất cả các hào trên đều là Âm (dương là lửa). “Địa Lôi Phục” cũng có nghĩa là “phục
kích” tiềm ẩn để chờ thời cơ.
Quan trọng ở thời điểm tác giả Vô Danh viết ra bài thơ này
vào năm 1965, thì tình hình đất nước đang ở “Giữa đêm dầy lạnh lẽo hơi sương” (chưa kể yếu tố Mỹ ồ ạt đem quân vào Việt Nam, đánh nhau với Cộng sản
thì ít, mà ném bom đạn tàn phá các nơi có long mạch, cũng như rừng núi trên đất
nước Việt Nam thì nhiều, dụng ý để họ dọn đường cho Cộng sản dễ dàng tiến quân
vào chiếm miền Nam sau này. Sự thật ngày nay đã rõ nên Trung Nhân không cần
phải nhắc lại ở đây), nên những thành phần yêu nước cho dù có muốn làm gì
cho đất nước, cũng chưa làm được và còn phải đợi thời cơ. Và chỉ có những người
cách mạng dấn thân vì đất nước, họ đã làm, đang làm và tiếp tục làm mới thắm
thía được những đoạn đường của “đêm dầy” của sương lạnh mà chính họ và các
người đồng chí hướng với họ đã và đang đi qua.
Cho nên nơi “quán nghèo” này là nơi dừng chân cho những kẻ
lỡ đường. Những người chiến sĩ cách mạng nếu chưa hoàn thành công việc, thì nơi
“quán nghèo” là nơi để cho các bạn “dừng chân” lại “nghỉ ngơi” để sau đó lại
tiếp tục con đường sẽ đi và phải đi. Vì đây! chỉ duy nhất nơi “quán nghèo” này
các bạn sẽ tìm được những người đồng điệu, đồng cảnh, đồng tâm và cũng nơi
“quán nghèo” này các bạn sẽ nhìn thấy tấm lòng hiểu biết; bao dung của các bậc
tiền bối đi trước, cũng như với tấm chân tình của họ đã dành cho những người đi
làm cách mạng. Nói một cách ngắn gọn là “Quán nghèo” cũng là nơi hội tụ những
người anh hùng yêu nước lại, trao dồi; học tập để tiếp tục cuộc chiến đấu hầu
cứu dân; cứu nước ra khỏi sự cai trị của tập đoàn Cộng sản đỏ.
“Quán nghèo” đã được cụ Tú Xương than thở vào những thập niên trước với
mấy câu thơ dưới đây:
* Một
mình đứng giữa Quán chơ vơ
* Có gặp ai không để đợi chờ
* Nước biếc non xanh trông vắng vẻ
* Tội gì mà thức một mình ta!
Thuở sinh tiền Cụ Tú Xương cũng đã nhìn thấy nỗi thống khổ
của người dân Việt, Cụ cũng muốn làm một cách gì đó cho dân cho nước; nhưng Cụ
chưa thể đi một mình để tìm ra một sinh lộ cho dân tộc được, nên chán ngán ông
đã than thở qua mấy câu thơ trên. Hơn nửa thời đại của cụ Tú Xương không bị một
lúc nhiều kẻ thù khủng bố, không bị nhiều kẻ thù truy lùng tiêu diệt như những
người Quốc Gia chống Cộng và chống ngoại xâm như bây giờ và trước đây. Ấy vậy
mà Cụ cũng chỉ còn có “một mình đứng giữa Quán chơ vơ” để suy tư, suy nghĩ tìm
đường cứu nước cứu dân.
Vì vậy ngày nay chúng ta nên hiểu rằng; trong bất cứ mọi
thời đại nào, khi tổ quốc lâm nguy, thì không dễ gì có thể tìm ra được một sinh
lộ để cứu nước. Cho nên chỉ có những bậc hào kiệt, mới có đủ mưu lược để hoạch
định ra một xuất lộ cứu dân cứu nước mà thôi. Phải đi vào cả một sinh mệnh dân
tộc, mới có thể tìm ra một sinh lộ cách mạng cứu nước được. Muốn làm một cuộc
cách mạng để thay đổi một sinh mệnh dân tộc, thì người mưu lược hoạch định kế sách,
phải hiểu cách mạng đã đủ điều kiện để bùng nổ chưa?! Và sau cuộc cách mạng,
thì những điều kiện và kế sách nào để kiến thiết; phục hưng, phục hoạt dân
tộc?! Chứ đi làm “cách mạng” để đem đất nước đến nghèo đói bần cùng hơn cho
người dân và cuối cùng đất nước cũng bị lệ thuộc vào các thế lực tư bản xanh;
đỏ; trắng của: Mỹ, Nga, Tàu hay bị mất nước vào tay người như đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay đã và đang làm, thì thiết nghĩ đó là những kẻ kém trí tuệ và
không xứng đáng để lãnh đạo đất nước được. Vì vậy toàn dân Việt Nam hôm nay
phải cần ý thức rõ được vấn đề của đất nước, gia đình và bản thân của mình để
âm thầm giúp đỡ những thành phần cách mạng trong cũng như ngoài nước và khi
đúng thời điểm; đúng cơ hội thì cùng nhau đứng dậy phá tan mọi gông cùm xiềng
xích của nhiều thế lực đã và đang buộc chặt người dân Việt trong mấy mươi năm
qua.
Khẩu hiệu của Cộng sản hiện nay là: Độc lập, Tự do, Hạnh
phúc. Vậy dân tộc Việt Nam hiện nay có thật sự Độc lập chưa? hay đang bị lệ
thuộc ở Mỹ, Nga, Tầu và các nước tư bản phương Tây. Điều tệ hại này ai cũng
biết. Đất nước “tự do” mà dân quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam hiện
nay đã có chưa? Hạnh phúc, người dân Việt Nam hiện nay đã có được cơm no áo ấm
để sống trong hạnh phúc chưa? hay đảng Cộng sản đã nhẫn tâm đem bán cả tinh hoa
của dân tộc mình (thanh; thiếu nữ) chỉ vài trăm đô la cho một thiếu nữ hay
thiếu niên, chưa kể hàng triệu nô lệ Việt Nam bị bán ra nước ngoài dưới danh từ
mỹ miều là “đi du học và lao động nước ngoài”.
Trong 3 điều kiện kể trên “độc lập, tự do, hạnh phúc”, thì
đảng Cộng sản Hà Nội từ năm 1975 cho đến nay đã gần 40 năm qua chưa bao giờ có
thể thực hiện được, có lẽ vì họ đã quá tàn ác và thất nhân tâm, nên đất; trời
cũng không phù cho họ được. Họ chỉ có thể từng cá nhân, hay từng nhóm nhỏ dùng
bạo lực bóc lột người dân Việt để sống xa hoa thừa mứa, chứ họ không thể thực
hiện được kế sách gì lớn lao cho dân sinh, cho đất nước cả. Chỉ
cần 1 trong 3 điều kiện kể trên không thực hiện được; thì không bao giờ đảng
Cộng sản họ có thể tìm ra xuất lộ cho dân tộc được. Vì vậy đây cũng là
một cơ hội rất tốt để làm một cuộc cách mạng toàn diện, thay đổi phải xảy ra
trên đất nước Việt Nam và điều này hiện nay không ai có thể ngăn cản nổi. Vì
vậy nói rõ ra hơn nửa là câu 5 ở đoạn 4 nói trên phải được hiểu “Chút lửa ấm ngọn đèn dầu vặn nhỏ.” là gì? Là
tìm ra con đường sống cho dân tộc, phải “phục hoạt” lại đất nước qua từ “lửa
ấm” (như trên đã có nói). Và một lần nửa “con Thiêu thân phải lao vào ngọn lửa
để tìm ra lẽ sống”.
19 - Trái tim tôi, lòng thung mà nệm cỏ.
20 - Sẵn sàng đỡ kẻ rủi ro
21 - Từ đỉnh non cao coi đời là nhỏ
22 - Xẩy chân lộn ngã thình lình.
Khi một ai đó đã rời bỏ “bờ mê” rồi; cũng là khi họ hiểu
được trái tim của mình, thì trong họ chỉ còn lại yêu thương và thương yêu cũng
là đạo lý của họ làm. Yêu thương vì lý tưởng, yêu thương vì công đạo, cũng vì
yêu thương nên mới dám dấn thân để làm việc cho nước nòi. Vì lý tưởng của đạo
yêu thương; nên mới bền gan quyết chí theo đuổi mục đích của việc làm; theo
đuổi con đường mà kẻ có trái tim yêu thương đã vạch ra. Khi đã dấn thân; thì
không bao giờ chùn bước trước bất cứ một hoàn cảnh gian nan cô nghiệt nào cả.
Cũng vì yêu thương nên sẵn sàng dang tay ra đỡ lấy bất cứ ai trong hoàn cảnh sa
cơ khốn cùng; cho dù người đó không có cùng chung một lý tưởng với mình, khác
chính kiến với mình. Trái tim “lòng thung mà nệm cỏ” là đây.
Người cách mạng đúng nghĩa; sẽ sẵn sàng giúp đỡ những kẻ đã
từng có thời là đối thủ đối nghịch của mình, những kẻ đã có một thời uy quyền
nhưng nay đã sa cơ lỡ vận. Vì vậy cho nên tác giả Vô Đề đã ví trái tim của ông
như là nệm cỏ êm ấm, lòng yêu thương thì sâu thẳm vô bờ bến, cho nên cưu mang
cũng như giúp đỡ hết bạn cũng như thù, và có như vậy nên ông mới khuyên chúng
ta nên “biến kẻ thù thành bạn hữu”. Chỉ có những kẻ ngạo mạn khi được
thời đắc thế; hay bất ngờ thời thay; thế đổi mới đâm ra kiêu căng tự phụ, chỉ
có tình yêu của trái tim; mới làm cho chúng ta xóa đi những tiểu dị của cá
nhân, để trong chân tình đó chúng ta mới tìm nhau, cùng nhau hướng về một cái
lớn hơn là cái đại đồng (lý đại đồng, tiểu dị).
Yêu thương qua tấm chân tình của con người đi làm cách
mạng; chứ không mặc cảm tự ti oán thù hay trả thù cá nhân như cộng sản đã làm
và đang làm. Trả thù theo lối “thế chiến quốc, thế xuân thu ...”
của Đặng Trần Thường 1759 - 1813; đã trả thù Ngô Thời (Thì) Nhậm 1746 - 1803,
hay như Cộng sản đã trả thù người Quốc Gia, thì đó chỉ là những kẻ tiểu nhân ti
tiện chứ không đáng mặt anh hùng. Cũng vì trái tim yêu thương, cho nên con
người cách mạng mới sẵn sàng xóa bỏ những dị biệt nhỏ nhoi, xóa bỏ đi dị biệt,
để đi đến cái tổng thể mênh mông của lòng yêu thương vô bờ bến, tựa như lòng
yêu thương của “Trái Tim Tôi”.
23 - Trái tim tôi, tòa lâu đài cổ kính
24 - Đứng âm thầm soi bóng nước lung linh
25 - Vài kẻ qua hiểu giá trị, cúi đầu
26 - Song kết cục không một người muốn tậu!
Vì lòng yêu thương dân thương đất nước vô bờ như đã nói ở
trên; cho nên mới vắt tim, óc để tìm ra những chương trình quá to lớn uy nghi (“tòa lâu đài cổ kính”); để chuẩn bị
phục hưng phục hoạt đất nước; sau bao năm dài đất nước bị Cộng sản làm băng
hoại. Chương trình xây dựng cũng như kiến thiết quá to lớn, nhưng chưa thực
hiện được; nên chương trình kiến thiết vẫn còn để đó, tựa như bóng lâu đài đứng
im lìm soi trên mặt “bóng nước lung linh”. Nhiều bộ óc lãnh đạo quốc gia “bạn”
đã hiểu giá trị tinh thần của các chương trình kiến thiết; từ thượng tầng cho
đến hạ tầng này, nhưng chưa đúng lúc để họ giúp đỡ hay thực hiện ngay. Vì họ
cũng hiểu thời gian chưa tới (thời) và cho dù có thực hiện, thì thời gian gần
đây cũng sẽ bị tàn phá, vì bom đạn.
Hoạch định những chương trình to lớn cho quốc gia, nhưng
chỉ âm thầm mà làm, những người hiểu biết đều phải cúi đầu, khâm phục giá trị
của các chương trình đồ sộ to lớn này. Nhưng chỉ tiếc rằng một số người vì
không có chí lớn để đeo đuổi và không có hùng tâm, hùng chí để đi theo con
đường “cách mạng” này mà trái tim “tôi” đã vạch ra. Vì họ nghĩ rằng thời thế
quá khó khăn, nên khó mà theo đuổi đến cùng. Nhưng “khó” không có nghĩa là bỏ
cuộc hay không thể thực hiện được. Chúng ta cứ nhìn xem các nước bạn chung
quanh, có công trình kiến thiết hay xây dựng nào cho đất nược mà lại dễ dàng để
thực hiện bao giờ!?.
27 - Trái tim tôi, khởi thủy ngàn dâu
28 - Rồi nó hóa biển sâu dào dạt
29 - Giờ nó chỉ là nơi cồn cát
30 - Mà Dã Tràng thôi việc đã từ lâu.
“Khởi thủy ngàn dâu”!. Hay là “tang điền, biển dâu” ví như
cuộc thay đổi của lịch sử hàng ngàn năm trước và hàng ngàn năm sau. Trái tim là
khởi thủy của yêu thương; như trời cao biển rộng dạt dào như sóng vỗ. Nhưng vì
thời, thế và mưu cơ nên các chương trình hành động cứu dân cứu nước đã vạch rõ
ra; nhưng lại phải để đó mà chờ thời cơ. Hơn thế nửa công việc của những người
có trái tim yêu thương đã nhiều năm miệt mài làm việc, công việc kiến thiết đất
nước này được ví như công việc của con “Dã Tràng” đã không bao giờ “xong việc”.
Nhưng ở đây tác giả đã cho chúng ta thấy rõ rằng: ông đã “thôi việc” của con Dã
Tràng “từ lâu” (“Dã Tràng thôi việc đã từ lâu”). Vì tác giả tập thơ Vô Đề đã
thiết kế xong các chương trình to lớn cho đất nước “từ lâu”, nên ông “thôi
việc” chứ ông chưa “xong việc”, (chúng ta
nên hiểu từ tác giả bảo rằng: thôi việc và xong việc), và khi chờ đợi thì
ông cảm thấy mình bơ vơ như một “cồn cát” giữa đại dương.
Đây là sự cô đơn của người “cô quả” (cô gia quả nhân - Cô Gia Quả Nhân là người không bao giờ có bạn để
chia xẻ suy tư hay tư tưởng, mà họ chỉ có “lệnh” để người bên dưới thi hành. Cô
Quả ở đây không phải là góa bụa), cũng một mình xem chuyện “muôn năm trước;
tìm đường muôn năm sau”, nên chuyện “ngàn dâu” là chuyện chất chứa của ngàn vạn
năm lịch sử. Vì sự sống của mình và của người; nên “dã tràng” đã nhọc lòng tìm
viên ngọc ước, ví như đời sống chúng ta đang đi tìm “Đạo”. Vì sự sống cho đời
sau; thì “đạo” lại càng không dễ gì mà tìm thấy trong một sớm một chiều. Vậy
công việc của “Dã Tràng” cũng chẳng dễ gì như công việc của con “thiêu thân” ở
trên. Tìm ra sự sống cũng phải “nan hành khổ hạnh”. Cho nên “thủy
hỏa luyện nên người” là ý nghĩa của “Dã Tràng”, nhọc lòng nhọc công
vậy!.
Nói đến sự sống là nói đến “Đạo”. Đạo ở đây là một hệ thống
tư tưởng đan lát chằng chịt nhưng nghiêm mật, chứ “đạo” ở đây không thể hiểu là
“con đường”; hay là “the way” như nhiều người phương Tây thường định nghĩa. Vì
hiểu “đạo” là “the way”, thì họ chỉ hiểu “ngoài da” của “đạo”. Hay nói một cách
khác thì “tư tưởng” không thể dùng “the way” mà hiểu hay định nghĩa được, vì
không thể dùng vật chất mà hiểu được Đạo. Như đã dẫn chứng cho nên chúng ta có
thể hiểu được rằng: tác giả tập thơ Vô Đề không phải là một “tục nhân” thường
tình, lại càng không phải là một “chính trị hoạt đầu”, hay là một “chuyên viên
tình báo” trá hình như Nguyễn Chí Thiện, mà tác giả tập thơ Vô Đề là một con
người hiếm có, hay có thể gọi ông là một “Siêu
Nhân”, nên ông mới để lại cho
đời con đường Đạo sống mà ông đã
vạch ra.
Tác giả tập thơ Vô Đề không như Nguyễn Chí Thiện tiền hậu
bất nhất; kiến thức không có, cái “biết” ông Thiện chỉ quanh đi quẩn lại trong
chuyện “chửi” công an Cộng sản một cách cường điệu; ngoa ngôn. (xin độc giả cứ bình tâm tìm đọc tập gọi là
“thơ” - “Hạt máu Thơ” - của Nguyễn Chí Thiện, để so sánh tập thơ Vô Đề của tác
giả Vô Danh để hiểu thêm). Như vậy xin hỏi Nguyễn Chí Thiện! làm sao ông
Thiện có đủ mưu trí cũng như trái tim to lớn mênh mông; để hoạch định chính
sách và đường lối để tái thiết hay xây dựng đất nước, cũng như kế sách nào ông
sẽ phục hưng phục hoạt đất nước?!. Nếu ông Thiện là tác giả của tập thơ Vô
Đề!?. Ông Thiện hay là nhóm người đang đứng sau lưng của ông (mặc
dù nay ông Thiện đã chết, nhưng nhóm “quân sư” của ông vẫn còn đang cố gắng
viết bài ca tụng một người can tội nhận bừa. Nhóm “quân sư” của Thiện cứ nhắm
mắt gán cho Thiện là “thi sĩ” mới thật là tội nghiệp cho Thiện) làm sao
có đủ viễn kiến; để thiết kế một đất nước đã tan hoang, băng hoại, làm sao đủ
mưu trí để đem lại cơm no áo ấm cho hàng trăm triệu người, trong một đất nước
đã bị bọn “Nội Gian” làm cho kiệt quệ đến tận cùng cảnh khổ như ngày hôm nay?!.
Một điều Trung Nhân muốn lập lại ở đây là tác giả tập thơ
Vô Đề ông đã khẳng địng rằng: ông “Thôi việc đã từ lâu” chứ ông không “Bỏ”
việc. Ông “đã Thôi việc” từ những năm
1965 kia, chứ tác giả Vô Danh ông không như Nguyễn Chí Thiện đã bắt đầu “công việc” của một tên tay sai hay là
một “con tốt” thí vào năm 1995. Một con tốt thí trong một ván cờ; mà ông Thiện
và cả nhóm củ ông chỉ được người khác dùng trong một nước cờ, rồi bị vứt bỏ đi.
Hơn nửa vào năm 1965 khi tác giả tập thơ Vô Đề đặt bút viết bài “Trái Tim Tôi”
lúc đó Nguyễn Chí Thiện (NCT) chỉ được 25 tuổi đầu, thì NCT đã làm những gì
trước đó; để đến năm 1965 Thiện mới có 25 tuổi mà đã “Thôi Việc?” và “thôi việc
đã từ lâu”?!.
Chúng ta nên chú ý ở đoạn 2 tác giả tập thơ Vô Đề đã viết “vất nằm yên trong xó bụi che dầy”.
Nghĩa là từ những năm trước năm 1965, nên đến năm 65 thì “bụi” mới “che dầy”.
Vậy thời gian đã đi qua bao chục năm để thấy “bụi che dầy”?. Như vậy từ năm
1965 trở đi, thì tác giả tập thơ Vô Đề ông đã hoàn tất (các kế sách) công việc
của ông; nên ông đã “thôi việc” không làm nửa “đã từ lâu”. Và như trên có nói
NCT với tuổi đời mới lớn; thì NCT đã làm những công việc gì ghê gớm cho đất
nước, để gọi là nhọc nhằn khi so sánh với công việc của “Dã Tràng Vô Danh”?.
31 -
Trái tim tôi, đồng trũng nước sâu
32 - Nó
chờ mong nước lũ mưa ngâu
33 - Để
có thể trào dâng muôn đợt sóng
34 - Và
sóng kia, những ngọn sóng bạc đầu!
Trái tim của chan chứa yêu thương đã chứa đựng (“đồng trũng
nước sâu”) hết tất cả sự vui, sự buồn của thời lịch sử đã qua, đất nước đã trãi
qua những thăng trầm của thời quá khứ, những nỗi đau, những khổ nhục mà cả một
dân tộc Việt phải gánh chịu trong một thời gian quá dài.
Ba (3) câu cuối cùng của bài thơ này tác giả tập thơ Vô Đề
đã khẳng định rõ rằng: Tôi đang “chờ mong nước lũ mưa ngâu”; nghĩa là đang chờ
đúng “Thời” điểm, để cùng toàn dân đứng lên làm một cuộc cách mạng, đang chờ
“Thế” “trào dâng muôn đợt sóng”. Chờ Thời, Thế và Cơ để tất cả cùng đứng lên
làm một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để trên đất nước Việt Nam, và có như
vậy thì “lịch sử mới” được “sang trang”, Và từ đó dân tộc mới có thể Hồi Sinh.
Thời: “Nó chờ mong nước
lũ mưa ngâu”
Thế: “Để có thể trào
dâng muôn đợt sóng”
Cơ: “Và sóng kia,
những ngọn sóng bạc đầu!”
Kết:
Tác Giả tập thơ Vô Đề ông là ai?, mà ông đã “tiên tri” đúng
mọi việc từ những năm 1958 - 59 cho đến những năm 76 - 77. Nói một cách ngắn
gọn là ông Vô Danh đã bắt đầu làm việc từ thập niên 40’s cho đến nay, thì thiết
nghĩ không ai có thể làm được trong một thời gian quá dài và quá lâu như ông.
Đọc giả Việt Nam cũng như ngoại quốc trên khắp thế giới, và nếu đã nghiên cứu về
các chủ thuyết, các nguyên tắc xây dựng đất nước, chắc chắn các bạn đã hiểu
nhân vật “bí mật” này là ai?. Nếu không phải là “Lửa Ấm” và đọc giả cũng
nên tìm hiểu thêm về nhân vật “Kỳ Nhân
Kiệt Xuất” này. Hiện nay ông đang ở đâu?!, cũng như đang “Chỉ
Đạo” những công việc gì!.
Nhiều người kể cả các mạng lưới tình báo và gián điệp của
nhiều quốc gia bạn cũng như thù, đã lầm tưởng tác giả tập thơ Vô Đề đã chết và
“Lửa” đã tắt. Không! “Lửa” vẫn còn đấy!. Như tác giả Vô danh đã khẳng định về
ông là: “Ta vẫn sống và không hề lẫn lú”. Thơ Vô Đề - Cuộc Chiến Đấu Này - 1975. Những người anh hùng của
đất nước Việt Nam họ phải sống!. Sống để lãnh đạo cuộc cách mạng phục hưng và
phục hoạt đất nước, sống để trao truyền cái hay, cái đẹp, cái biết, cái mưu cơ
lại cho hậu thế, để con cháu đời sau có thể dùng đó như một phương pháp; phương
thức mà giữ gìn đất nước.
Bất cứ chuyện gì và điều gì. Nếu chúng ta thờ ơ, không chịu
tìm đọc, không chịu tìm hiểu cho đến nơi đến chốn. Và nếu nói “cách mạng”; thì
không phải ai ai cũng có thể dấn thân đi làm cách mạng; và không phải ai cũng
dám dấn thân xây dựng đất nước bằng con đường cách mạng. Nếu vậy! thì chắc có
lẽ những gương mặt nhẵn như mặt thớt, đã được người đời “vinh danh” hơn là
những bậc Anh Hùng. Đó cũng là lời của người xưa (Nguyễn Công Trứ) nhắc
nhỡ chúng ta rằng:
- “Ví
phỏng đường đời bằng phẳng cả.
- Anh hùng hào kiệt có hơn ai?”
Những gương mặt lừa đão, bị thịt, mặt thớt mà tác giả Vô
danh gọi đó là những tên “mặt hình cánh phản”, chúng chỉ chuyên đi lừa đão,
nịnh hót, tâng bốc người để tìm cơm, và tìm ảo tưởng, mặc dù chúng có bằng cắp
chuyên viên rất cao như: “giáo sư”, “tiến sĩ”, “bác sĩ”, “kỹ sư”. Chúng rất đần
về chính trị, nhưng chúng lại rất thích mặc đồ lớn, thích nói chuyện “chính
trị”, thích làm “lãnh tụ” để mong được ăn trên ngồi trước, hơn là tự tu học,
tìm tòi những điều chúng chưa biết, để góp bàn tay vào làm công việc xây dựng
đất nước, bây giờ và trong tương lai. Vì đất nước là của chung. Nhưng không!
Chúng thích luồn cúi, chúng tự nguyện làm những tên Việt gian đắc lực để phục
vụ cho ngoại bang.
Đầu năm 2008 trong cộng đồng người Mỹ-Việt lại xuất hiện
cây bút Triệu Lan với tất cả bằng chứng và tang chứng. Nhóm người của tác giả Triệu Lan
đã cùng cô Đào Nương Hoàng Dược Thảo. (Cô Hoàng Dược Thảo cũng là chủ nhiệm
kiêm chủ bút hệ thống báo Saigon Nhỏ), qua hệ thống báo Saigon Nhỏ ở
miền Nam California, họ đã đưa ra đầy đủ tang chứng, lập luận; chứng minh cho
các cộng đồng ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới (qua
hệ thống “youtube” và Internet. Hiện nay vẫn còn lưu trữ). Kết quả hệ
thống báo Saigon Nhỏ tuyên bố “Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập
thơ Vô Đề”. Thiện và đồng bọn đã bị lật mặt nạ tại khách sạn Ramada ở
miền Nam California, Hoa Kỳ. Nguyễn Chí Thiện lộ diện là một tên Đạo Thơ; không
thể chối cãi. Bí thế chúng đòi “cá cược” 200 nghìn đô la. Hơn nửa các bài viết
về tập thơ Vô Đề; từ những năm 80 được tiếp tục viết qua nhiều lớp người, nhiều
cây bút khác nhau. Sự đấu tranh của các tầng lớp trí thức Việt; chống lại các tập
đoàn Cộng sản và các thế lực “Tư Bản Mỹ” (****), tài phiệt phương Tây trên mặt
trận văn hóa, đã tạo thành “mối liên hệ” kéo dài cho đến cuối năm 2010 và vẫn
còn đang tiếp tục.
Ngày nay Lê Trung Nhân tôi chỉ làm công việc tiếp nối
truyền thống cách mạng của những thế hệ Cha, Anh đi trước, mà cố gắng hoàn
thành công việc người trước đã và đang làm dỡ dang. Thiết nghĩ cuộc chiến văn
hóa giữa người Quốc Gia Chân Chính yêu nước và bè lũ điêu ngoa gian tà ôm chân
các tập đoàn tư bản ngoại quốc chưa chấm dứt ở thời điểm này (2014), sẽ vẫn còn
tiếp diễn và chắc chắn cũng sẽ còn tiếp diễn cho đến nhiều năm sau này nửa!.
Người Việt Nam trong nước và hải ngoại chúng ta nên nhớ một điều là: Cộng sản
Việt Nam sống được đến ngày hôm nay là nhờ ở các thế lực của Mỹ, của Nga, của
Tàu. Quan trọng nhất là tập đoàn tài phiệt Mỹ!.
Ngày mai khi vận nước trở nên tươi sáng hơn. Sau này những
người làm về văn hóa nên bỏ công tìm hiểu cho ra sự thật về tập thơ Vô Đề của
tác giả Vô Danh. Tình hình toàn Á Châu nói chung và trong nước nói riêng hiện
nay (4/2014) cho chúng ta thấy rõ ràng hơn để chúng ta có thể khẳng định rằng: Việt
Nam phải có cuộc cách mạng bạo lực xảy ra trong thời gian tới đây.
Đầu tháng 2 vừa qua, tin (từ “Bộ Công An - Hà Nội”) cho biết đây cũng là lý do kể từ đầu
tháng 3 năm 2014; Hà Nội đã âm thầm triệu tập khẩn cấp Công An các ngành, từ
Đại Tá trở lên phải cấp tốc bay về Hà Nội, để ra chỉ thị và học tập trong vòng
một tháng. Như vậy! Rõ ràng từ Trung Đông người ta đã đem ngọn lửa cách mạng
bạo lực sang Việt Nam và cả Á Châu. Người dân Á Châu đã thật sự thức tĩnh và
đứng dậy, họ sẽ làm chủ lấy đất nước của họ trong những ngày tháng tới.
Lê Trung
Nhân
Xin bạn
đọc đón đọc bài số 6.
(*) OB1
và OB2: là Mập Phì và Quá Cân: Obesity và Overweight sẽ tàn phá xã hội Mỹ này
khủng khiếp. Thân thể bị bệnh thì làm sao vui vẻ và sống hạnh phúc cho được!?.
Vì không có tinh thần nào minh mẫn trong
thân thể bệnh hoạn cả. Nhưng càng ăn và uống những thứ gọi là “Diet” theo
kiểu của Mỹ, thì trong thân thể càng mang thêm bệnh bấy nhiêu. Chưa nói đến
hàng trăm chứng bệnh khác mà nước Mỹ ngày nay phải đối diện; và chưa có phương
pháp chữa trị. Con người hay quốc gia cũng vậy, một khi đã suy tàn cạn kiệt thì
thể xác mình; cũng như xã hội mình đang sống sẽ bị tàn phá rất nhanh. Nước có
tuần, Dân có vận. Âu cũng là “Định Số” cả!. Nhưng nếu Tin và Biết, thì Nguy có
thể chuyển thành An trong một thời gian ngắn vậy!.
(***)
Trong chính trị thì gọi là “địa lý chính trị”, trong chiến lược thì gọi là:
“địa lý chiến lược” (chiến lược lại nằm trong suốt dọc của Chính Lược). Gần đây
trên các diễn đàn hải ngoại, lại thấy xuất hiện một vài bài viết của các nhà
“thông thái”; thỉnh thoảng có một vài từ “chống Cộng” rất ngô nghê. Ví dụ như:
Họ gọi nhóm cầm quyền Cộng sản ở Việt Nam là: “chính quyền Cộng sản Việt Nam”. Như vậy nếu gọi Cộng sản là “Chính
Quyền”, thì mình “chống Cộng” họ để làm gì?!. Hay có một vài “cây viết” thay vì
viết là: “địa lý chiến lược” hay là “địa lý chính trị”, thì họ lại làm cho ngôn
ngữ nghèo nàn đi bằng cách viết vắn tắc là: “địa chiến lược”; “địa chính trị”
(ngôn ngữ phải tốn rất nhiều năm người ta mới có thể tìm ra một từ ngữ mới. Cho
nên những người đi sau phải có trách nhiệm vun bồi lên cây ngôn ngữ, hơn là làm
nghèo nàn nó đi). Lê Trung Nhân nhận thấy các từ ngữ họ xử dụng hơi lạ nên nêu
lên như vậy. Chứ nếu “phê bình” thì xin dành cho các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ
góp phần đính chính cho!
(****)
Tư Bản Mỹ là những nhà tài phiệt trọc phú của nước Mỹ. Họ khống chế luôn cả các
chính khách của Mỹ, để thủ lợi riêng cho tập đoàn tài phiệt và phe nhóm của họ.
Trong giới tư bản này cũng có một số họ giàu lòng hào hiệp và giúp đỡ những
nước chung quanh trên thế giới này. Mưu đồ của tài phiệt là: Một tay họ “quậy
phá”, và một tay kia họ “giúp đỡ” thế giới này để trục lợi. Nếu nhìn kỹ chúng
ta sẽ nhìn ra sự việc dễ dàng.
Trước
đây người ta còn nghi ngờ những điều Trung Nhân nói ra ở trên. Nhưng ngày nay
thì sự thật đã hiển nhiên. Ngay đến cả các tổ chức của người Mỹ yêu nước; họ đã
cho người chạy ra ngoại quốc và tố cáo các tập đoàn tài phiệt của Mỹ. Ví dụ như
ông Benjamin Fulford bên Nhật chẳng hạn. Xin bạn đọc bỏ thời gian vào các
website dưới đây xem qua cho biết đâu là sự thật về các nhóm tài phiệt Mỹ. Và
họ đã phá nát thế giới nyà trong hơn 100 năm qua ra sao!!!
Quốc Hội Mỹ họ là những người đại diện cho nhân
dân Mỹ. Họ làm việc vì lòng hào hiệp của một quốc gia yêu chuộng tự do và hòa
bình.