Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Tuesday, March 20, 2012

Đập thủy điện Sông Tranh 2 Nước chảy như suối qua vết nứt?


http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/03/ap-thuy-ien-song-tranh-2-nuoc-chay-nhu.html





http://vnexpress.net/video/xa-hoi/vet-nut-o-thuy-dien-song-tranh-2/2/67493/ 

Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện

TỪ 4 ĐIỂM NỨT LỚN, NƯỚC CHẢY Ồ ẠT TỪ HỒ CHỨA XUYÊN QUA THÂN ĐẬP CHÍNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 (QUẢNG NAM). NGOÀI RA, TRÊN THÂN ĐẬP CÒN CÓ HÀNG CHỤC VẾT NỨT NHỎ KHÁC.

Toàn cảnh thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Hai bên cửa xả của đập chính công trình thủy điện sông Tranh 2 xuất hiện hai vết nứt, rò rỉ tạo nên hai dòng chảy xối xả từ trên cao xuống thấp trông giống dòng thác.
Hai bên cửa xả thân đập chính xuất hiện 2 vết nứt lớn, nước tạo dòng chảy xối xả từ trên cao xuống.
Một đoạn đập chính của thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) này trông giống như dòng thác tuôn chảy ồ ạt từ trên cao xuống sát bên cửa xả do rò rỉ nước từ khu vực hồ chứa qua thân đập.
Nước tuôn như dòng thác qua khe nứt phía Nam cửa xả.
Dòng nước qua khe nứt chảy mạnh đủ tung bọt trắng xóa.
Dòng nước qua khe nứt chảy mạnh đủ tung bọt trắng xóa.
Ngoài bốn điểm nứt, rò rỉ tạo những dòng nước chảy xiết, vết nứt này kéo dài hơn 1 mét ở thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2 cũng thẩm thấu mạch nước âm ỉ chảy tràn lan ở một đoạn thân đập.
Ngoài 4 điểm nứt lớn, rò rỉ được Ban quản lý công trình thủy điện sông Tranh 2 xác nhận, còn có những vết nứt nhỏ kéo dài hơn một mét ở thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2.
Nước rò rỉ, thẩm thấu qua thân đập có bề ngang đến hàng chục mét tạo độ ẩm cho mảng bê tông hoen ố màu rêu.
Nước rò rỉ, thẩm thấu qua thân đập có bề ngang hàng chục mét, làm ẩm tường đập.
Lượng nước không những thẩm thấu, rò rỉ tạo ra nhiều vệt nứt trên thân đập mà còn chảy tràn bên dưới khu vực sàn cửa xả của đập thủy điện.
Lượng nước chảy từ những vết nứt còn tràn ra bên dưới khu vực sàn cửa xả của đập thủy điện. Cửa xả này có chức năng điều tiết lũ vào mùa mưa, chỉ mở khi nước lớn. Hiện là mùa khô nên cửa đập thường khô cạn, chỉ có nước do rò rỉ đọng lại.
Do lưu lượng nước thẩm thẩu từ lòng hồ xuyên qua thân đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2 chảy xiết lâu ngày đã tạo hố sâu ở bên dưới con đập.
Một phần khác nước qua khe nứt chảy tràn qua hai bên thân đập, làm sạt lở cả đất đá.
Lượng nước rò rỉ chảy dồn về khu vực phía hạ lưu, theo chính quyền địa phương cùng người dân huyện Bắc Trà My, lượng nước rò rỉ qua thân đập gấp hơn nhiều lần so với lưu lượng 30 lít/giây mà Ban quản lý dự án thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trần tình với các cơ quan chức năng và báo chí chiều hôm qua.
Lượng nước rò chảy dồn về khu vực hạ lưu. Theo chính quyền địa phương cùng người dân huyện Bắc Trà My, lượng nước chảy qua khe nứt thân đập mạnh gấp nhiều lần so với lưu lượng 30 lít một giây mà Ban quản lý thủy điện sông Tranh 2 cho biết.
Chiều nay, đoàn cán bộ của Ban quản lý thủy điện Sông Tranh 2 đã tạm cho công nhân hàn gắn, xử lý điểm nứt, rò rỉ; một số cán bộ đã đi thị sát, kiểm tra tình hình các vết nứt ở hiện trường của con đập.
Hai ngày nay, Ban quản lý thủy điện sông Tranh 2 cho công nhân hàn gắn xử lý các điểm nứt, rò rỉ. Cán bộ Ban quản lý thủy điện 3 ở Đà Nẵng (chủ đầu tư thủy điện sông Tranh 2) chiều 20/3 đang thị sát tình hình.

Thủy điện sông Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứt

NHIỀU NGÀY QUA, HÀNG NGHÌN NGƯỜI DÂN VÙNG HẠ LƯU CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY (QUẢNG NAM) LO LẮNG VÌ PHÁT HIỆN NHIỀU VẾT NỨT, RÒ RỈ NƯỚC Ở THÂN ĐẬP CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH NÀY.

Ngoài vết nứt toác lún sâu bên trái gần đập chính, chính quyền địa phương cùng người dân ở huyện Bắc Trà My phát hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước từ lòng hồ xuyên qua thân đập chính công trình thủy điện sông Tranh 2.
Hiện phần thân đập phía trái có 4 điểm nứt và rò rỉ nước khá mạnh từ khu vực lòng hồ chảy thấm qua thân đập tuôn xuống hệt như khe suối. Theo ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện Sông Tranh 2, những vết nứt trên đều ở vị trí các khe nhiệt của khối bêtông bờ đập. Ông Hải cho rằng, hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt bị nứt nằm trong tầm kiểm soát.
"Vết nứt rò rỉ thấm nước từ lòng hồ qua đập chính với cường độ 30 lít một giây xuất hiện từ tháng 11/2011 trong phạm vi yêu cầu thiết kế, không thể gây nguy hiểm gì", Trưởng ban quản lý dự án thủy điện Sông Tranh 2 nói.
Ông Hải khẳng định, những vết rò rỉ này không liên quan đến động đất, hiện Ban quản lý đang chỉ đạo, huy động nhân lực tập trung khắc phục. "Chúng tôi đã ký hợp đồng gói thầu trị giá hơn 100.000 USD đưa thiết bị trạm quan trắc động đất, đo nhiệt độ, độ thẩm thấu... từ Mỹ, Canada về lắp đặt hoàn thành từ trước Tết ở khu vực công trình", ông Hải nói.
Vết nứt toác lớn bên vai trái đập chính thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) sau những đợt dư chấn vào dịp trước tết Nguyên Đán Nhâm Thìn. Ảnh: Trí Tín
Vết nứt toác lớn bên trái đập chính thủy điện Sông Tranh 2 sau những đợt dư chấn trước Tết Nhâm Thìn. Ảnh: Trí Tín.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Bắc Trà My khẳng định, hiện tượng nứt, rò rỉ nước tại bờ đập Sông Tranh 2 gây nhiều lo lắng cho chính quyền địa phương cũng như nhân dân vùng hạ lưu công trình. Theo ông, vết nứt, mạch nước chảy ồ ạt từ lòng hồ xuyên qua thân đập chính của thủy điện là điều bất thường, nhất là sau những trận động đất liên tiếp từ trước Tết đến nay.
Sáng nay, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết thêm, từ sau Tết Nhâm Thìn đến nay, vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục xuất nhiều đợt dư chấn, tiếng nổ giống như mìn phá đá nhưng cường độ nhỏ và mặt đất rúng động thời gian ngắn hơn so với những trận động đất trước Tết.
Năm ngoái vùng lòng đất thủy điện Sông Tranh 2 liên tục phát ra nhiều tiếng nổ lớn bất thường làm rung chuyển nhà cửa, đồ đạc. Người dân và chính quyền trong vùng rất lo lắng. Viện Khoa học và công nghệ địa chất Việt Nam đã cử các đoàn công tác đến khu vực này khảo sát. Kết luận của các nhà khoa học về nguyên nhân tiếng nổ trong lòng đất là do động đất kích thích.
Theo ông Tuấn, kể từ sau kết luận của Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam nguyên nhân nổ trong lòng đất Sông Tranh do ảnh hưởng của động đất, đến nay đã cuối tháng 3 vẫn chưa thấy cơ quan chuyên môn nào hỗ trợ lắp đặt trạm quan trắc, cảnh báo động đất phòng ngừa nguy hiểm cho người dân.
Đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2- nơi xuất hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước từ lòng hồ xuyên qua thân đập chảy mạnh từ trên cao xuống như dòng suối gây lo ngại cho chính quyền cùng nhân dân huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín
Đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2 - nơi xuất hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước từ lòng hồ xuyên qua thân đập chảy mạnh từ trên cao xuống. Ảnh: Trí Tín.
Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỷ đồng, xây dựng từ tháng 3/2006 gồm hai tổ máy (tổng cộng 190MW). Cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Bờ đập chính của hồ chứa nước xây dựng nằm sát tỉnh lộ 616. Hiện dung tích hồ chứa nước của thủy điện Sông Tranh 2 thuộc hàng lớn nhất miền Trung, với khoảng 730 triệu m3 nước, được thiết kế cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m.

Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam

HAI NGÀY QUA, NGƯỜI DÂN HUYỆN BẮC TRÀ MY (QUẢNG NAM) GHI NHẬN NHIỀU TIẾNG NỔ PHÁT RA TỪ LÒNG ĐẤT, GÂY DƯ CHẤN GIỐNG ĐỘNG ĐẤT.

Bà Nguyễn Thị Mơ, một chủ lò bánh mì ở thị trấn Trà My kể lại, khoảng 21h đêm 16/11, cả nhà bà đang nhồi bột làm bánh mì thì nghe nhiều tiếng nổ lớn, sau đó mặt đất rung chuyển, ly thủy tinh trên bàn rơi xuống đất. Đoán là động đất nên cả nhà la lớn chạy ra ngoài đường.
"Trong vòng 15 phút, gia đình tôi nghe trong lòng đất phát ra 5 tiếng nổ, trong đó 2 tiếng ầm ầm lớn như mìn phá đá", bà Mơ cho biết.
Nhiều người dân ở thị trấn Trà My cũng xác nhận, từ 21h đêm 16/11 đến 3h sáng 17/11, họ nghe trong lòng đất phát ra nhiều tiếng nổ, trong đó có tiếng nổ lớn lúc 3h sáng khiến họ hoảng sợ bỏ chạy ra khỏi nhà.
Người dân huyện Bắc Trà My cho rằng nghi can gây ra lòng đất ở vùng hạ lưu vùng này liên tiếp phát ra tiếng nổ là do công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng đã tạo ra dư chấn cho lòng đất. Ảnh: Trí Tín
Người dân huyện Bắc Trà My cho rằng nguyên nhân lòng đất liên tiếp phát ra tiếng nổ là công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng tạo ra dư chấn. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, từ khi công trình Thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng vào đầu năm nay, chính quyền cùng người dân ở vùng hạ lưu công trình gồm các xã: Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Dương, Trà Giang và thị trấn Trà My nhiều lần nghe tiếng nổ phát ra từ lòng đất, thường vào ban đêm.
Ông Tuấn thống kê, từ đầu năm đến nay trên địa bàn đã 3 lần xảy ra dư chấn sau những tiếng nổ phát ra từ lòng đất. Lần đầu tiên vào đầu tháng 1, lần thứ hai giữa tháng 6 và mới đây ghi nhận những tiếng nổ lớn liên tục phát ra trong lòng đất vào khuya 16/11 đến rạng sáng 17/11.
Huyện đã nhiều lần gửi công văn báo cáo UBND tỉnh cùng các ngành chức năng về hiện tượng này, thế nhưng đến nay vẫn chưa có đoàn địa chất nào về kiểm tra. UBND huyện Bắc Trà My hôm qua tiếp tục gửi công văn hỏa tốc kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra cụ thể.
"Người dân cho rằng công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng đã tạo ra dư chấn trong lòng đất. Chúng tôi mong các chuyên gia sớm vào cuộc, phân tích cụ thể dựa trên cơ sở khoa học để giải tỏa tâm lý cho dân", ông Tuấn nhấn mạnh.
Thủy điện sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư hơn 4.150 tỷ đồng, công suất thiết kế 190 MW. Khởi công từ tháng 3/2006, nhà máy bắt đầu vận hành vào tháng 12/2010.

Động đất Quảng Nam không liên quan đến núi lửa

SAU MỘT THÁNG NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LÒNG ĐẤT PHÁT NỔ Ở QUẢNG NAM, VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM KẾT LUẬN NGUYÊN NHÂN LÀ DO ĐỘNG ĐẤT KÍCH THÍCH, KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NÚI LỬA.
>

Căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá của đoàn công tác và số liệu quan trắc động đất của Viện Vật lý địa cầu, Hội đồng khoa học ngành các khoa học về trái đất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định hiện tượng lòng đất ở vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam) liên tiếp phát nổ là do động đất kích thích.
Động đất kích thích gây sụt lún đất bất thường ở gần khu vực đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My(Quảng Nam). Ảnh: Trí Tín
Động đất kích thích gây sụt lún đất bất thường ở gần khu vực đập chính công trình thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam). Ảnh: Trí Tín.
Các chuyên gia phân tích, khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Khi đới đứt gãy địa chất hoạt động trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền của đất đá dẫn tới dịch trượt làm cho động đất phát sinh. Động đất kích thích do hồ chứa là hiện tượng bình thường, người dân không nên quá lo lắng.
GS Cao Đình Triều, chuyên gia nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu lý giải, những trận động đất xảy ra liên quan với các hoạt động của con người được gọi là động đất kích thích. Một số hoạt động phổ biến dẫn đến kích thích động đất như các vụ nổ lớn trong lòng đất, sự tích nước tại các đập cao, sự bơm chất lỏng vào đất đá ở dưới sâu, rút tháo nước từ các thành tạo chứa nước gần mặt đất hoặc trên mặt, khai thác hầm lò.
Theo GS Triều, động đất xuất hiện do hồ chứa (Reservoir Induced Seismicity-RIS) luôn là vấn đề quan tâm và được cập nhật thông tin liên tục vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới vận hành của các nhà máy thủy điện. Đến nay, Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận khoảng 100 trận động đất do hồ chứa.
Các chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định, lòng đất ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam liên tiếp phát nổ là do công trình thủy điện Sông Tranh 2 tích nước hồ chứa gây ra động đất kích thích, chứ không liên quan đến hoạt động của núi lửa. Ảnh: Trí Tín
Các chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định, lòng đất ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam liên tiếp phát nổ là do công trình thủy điện Sông Tranh 2 tích nước hồ chứa. Ảnh: Trí Tín.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu từng quan sát được sự xuất hiện của động đất kích thích có độ lớn 4,8 độ richter tại hồ thủy điện Hòa Bình sau khi tích nước 6-7 tháng. Các động đất tiếp diễn trong 4-5 năm sau với tần suất và độ lớn giảm dần. Khi ứng suất trong vỏ trái đất ở khu vực đã đạt đến trạng thái cân bằng, động đất ở khu vực sẽ trở về chế độ hoạt động động đất kiến tạo bình thường.
Động đất kích thích cũng quan sát được ở nhiều nơi trên thế giới, có trường hợp đặc biệt hiện tượng động đất kích thích kéo dài đến 20-40 năm như hồ thủy điện Koyna ở Ấn Độ.
Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Địa chất nhận định, thời gian tới, tại huyện Bắc Trà My sẽ xảy ra những trận động đất với cường độ dưới 3,5 độ richter như thời gian vừa qua, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng sẽ giảm dần theo thời gian và không thể vượt quá giá trị động đất cực đại 5,5 richter như các cơ quan chuyên môn quan trắc trước khi xây dựng đập thủy điện Sông Tranh 2.
Nhằm theo dõi động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 cũng như vùng lân cận, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Vật lý Địa cầu đề xuất, các cơ quan trung ương cần hỗ trợ tỉnh Quảng Nam lắp đặt hệ thống quan sát động đất. Dự kiến cần khoảng 5 trạm địa chấn tại huyện Bắc Trà My để ghi nhận chính xác tâm chấn ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, phòng ngừa rủi ro cho chính quyền địa phương cùng người dân nơi đây.

Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom

ĐÊM 27/11, MỘT TIẾNG NỔ LỚN PHÁT RA TỪ LÒNG ĐẤT LỚN NHƯ TIẾNG BOM Ở VÙNG HẠ LƯU CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 (BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM) GÂY DƯ CHẤN TRONG VÒNG BÁN KÍNH 30 KM.

Người dân thị trấn Trà My và các xã Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương một lần nữa rơi vào tâm trạng hoảng hốt vì tiếng nổ lớn như bom rung chuyển mặt đất.
Ông Hồ Văn Nam ở xã Trà Sơn miêu tả: "Tiếng nổ muốn điếc cả tai. Mặt đất rung chuyển khoảng 2 phút, cửa chính, cửa sổ đập rầm rầm như cơn lốc đi qua. Cả nhà tôi chui vào gầm giường phòng nhà sập, mái ngói rơi".
GS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, trạm địa chấn ở Thừa Thiên - Huế ghi nhận dư chấn động đất ở huyện Bắc Trà My vào 21h23 đêm 27/11 nhưng chưa xác định được bao nhiêu độ richter. "Chúng tôi đã gửi văn bản đề nghị Liên hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Địa lý VN cử đoàn công tác về lập trạm quan sát, nghiên cứu tại địa phương này nhưng chưa thấy phản hồi", ông Triều nói.
Từ khi công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng, tích nước, lòng đất vùng hạ lưu huyện Bắc Trà My liên tiếp phát ra tiếng nổ gây rung chuyển mặt đất. Tối qua, lòng đất ở địa phương này tiếp tục phát ra tiếng nổ lớn như bom khiến người dân hoang mang, lo sợ. Ảnh: Trí Tín
Từ khi công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng, tích nước, lòng đất vùng hạ lưu liên tiếp phát ra tiếng nổ gây rung chuyển mặt đất. Tối qua, lòng đất tiếp tục phát ra tiếng nổ lớn như bom. Ảnh: Trí Tín
Liên tiếp từ ngày 16/11 đến nay, đã 3 lần xuất hiện nhiều tiếng nổ phát ra từ lòng đất giữa đêm khuya đến rạng sáng, trong đó tiếng nổ đêm 27/11 lớn nhất. Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, suốt hai tuần qua người dân trong huyện mất ăn, mất ngủ, công việc làm ăn xáo trộn lớn vì lo sợ động đất.
Ông Tuấn xác nhận tiếng nổ dữ dội đêm qua làm rung lắc mặt đất trong vòng bán kính 30 km ở vùng hạ lưu lẫn thượng lưu công trình thủy điện sông Tranh 2.
Hiện chính quyền huyện Bắc Trà My đang lo hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng tái định cư thủy điện sông Tranh 2 sợ động đất bỏ nhà di cư sâu vào rừng phòng hộ. "Theo phong tục đồng bào địa phương nếu nơi ở thiếu an toàn, cuộc sống không ổn định thì họ sẽ di dân đến vùng khác. Hệ lụy kéo theo là phá rừng tự nhiên đầu nguồn", ông Tuấn cho biết thêm.
Tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ sớm vào cuộc nghiên cứu, tìm nguyên nhân gây ra tiếng nổ trong lòng đất. Các chuyên gia thuộc Tổng hội địa chất VN đưa ra giả thuyết những tiếng nổ lớn trong lòng đất vùng hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể do dung nham núi lửa xâm nhập vào hang, ổ cột rỗng đầy nước trong lòng đất.
Còn GS Cao Đình Triều thì khẳng định dư chấn ở vùng hạ lưu Bắc Trà My thời gian qua đều dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích. Đới đứt gãy tại địa phương này có thể đang hoạt động mạnh.

Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửa

CHUYÊN GIA THUỘC TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT VN CHO RẰNG NHỮNG TIẾNG NỔ LỚN TRONG LÒNG ĐẤT VÙNG HẠ LƯU ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 (QUẢNG NAM) CÓ THỂ DO DUNG NHAM NÚI LỬA XÂM NHẬP VÀO HANG, Ổ CỘT RỖNG ĐẦY NƯỚC TRONG LÒNG ĐẤT.
>

Trước hiện tượng lòng đất vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ, các nhà khoa học đã mổ xẻ nguyên nhân.
Tiến sĩ địa chất Lê Huy Y, Tổng hội địa chất Việt Nam, cho rằng, các dòng dung nham núi lửa ngầm có thể xâm nhập vào hang, ổ, cột rỗng đầy nước trong lòng đất làm phát ra những tiếng nổ lớn và gây ra động đất. Theo ông, từ hiện tượng này có thể thấy vùng địa chất huyện Trà My đang có sự hoạt động kiến tạo trở lại của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.
Liên tiếp những tiếng nổ lớn từ lòng đất khiến người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) luôn sống trong cảnh phập phồng lo lắng, mất ăn, mất ngủ. Ảnh: Trí Tín
Vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ lớn từ lòng đất. Ảnh: Trí Tín.
Tiến sĩ Y đề xuất các cơ quan chức năng và địa phương nên kiểm tra, khảo sát kỹ để đánh giá chính xác, đầy đủ mọi đứt gãy kiến tạo, các giao điểm đứt gãy và họng núi lửa cổ phân bố ở vùng xung quanh thân đập chắn nước Sông Tranh 2. Hiện tại các đứt gãy của vùng Trà My vẽ trên bản đồ địa chất còn thiếu rất nhiều. Nếu có tâm chấn gần thân đập thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho cư dân phía dưới vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2.
Trao đổi với VnExpress.net, giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định dư chấn ở vùng hạ lưu Bắc Trà My thời gian qua đều dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích nên chưa thể gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. Viện vật lý địa cầu đã cử cán bộ chuyên môn theo dõi sát diễn biến động đất ở địa phương này.
Theo ông Triều, dựa vào bản vẽ địa chất đã đo đạc được ở huyện Bắc Trà My thì đới đứt gãy tại địa phương này đang hoạt động khá mạnh. Do đó với hiện tượng lòng đất liên tiếp phát nổ trong thời gian dài vừa qua, tỉnh Quảng Nam nên sớm đề xuất các cơ quan chuyên môn vào cuộc nghiên cứu nhằm giúp người dân chủ động phòng tránh khi có bất trắc xảy ra. "Đừng để lúc 'nước đến chân mới nhảy' thì e không kịp", ông Triều nhấn mạnh.
Hồ chứa nước công trình Thủy điện sông Tranh 2- các chuyên gia cho rằng là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bất thường lòng đất ở huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) liên tiếp phát ra tiếng nổ. Ảnh: Trí Tín
Hồ chứa nước công trình thủy điện sông Tranh 2 được các chuyên gia cho là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bất thường lòng đất ở huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Năm 2009, tỉnh Quảng Nam đã hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”. Đề tài do tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Viện địa chất chủ trì.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tai biến nứt và trượt lở đất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng nhanh. Các nhà khoa học đã khoanh vùng sơ đồ cảnh báo nguy cơ trượt lở đất trên địa bàn tỉnh với 5 cấp nguy hiểm. Trong đó, vùng có nguy cơ trượt lở đất rất cao gồm 7 huyện, riêng Bắc Trà My nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm trượt lở đất thuộc nhóm cao nhất.
Các chuyên gia từng khuyến cáo tỉnh Quảng Nam nên theo dõi, dự báo, cảnh báo tai biến địa chất đã và đang xảy ra, có nguy cơ xảy ra; quản lý quy hoạch, con người để giảm thiểu rủi ro về người và tài sản.
Trước đó 2h sáng 23/11, người dân các xã Trà Tân, Trà Sơn và thị trấn Trà My lần thứ 5 trong vòng vài tháng qua ghi nhận có tiếng nổ lớn trong lòng đất làm rung chuyển nhà cửa. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam đã cử đoàn về xác minh, kiểm tra hiện tượng này. Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở cho biết đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ mời chuyên gia về theo dõi, nghiên cứu, tìm nguyên nhân lòng đất rung chuyển, phát ra tiếng nổ.

Thủy điện Quảng Nam sẽ gây họa09/12/2011,

Các nhà khoa học xác định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Động đất gia tăng với cường độ mạnh sẽ gây nguy hiểm cho cả nhà máy lẫn người dân vùng hạ lưu.



Kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hiện trạng, phân vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất, trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam” do TS Phạm Văn Hùng làm chủ nhiệm, cho thấy khu vực xây dựng nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong vùng hoạt động kiến tạo mạnh và gây ra hiện tượng trượt lở đất với cấp nguy hiểm rất cao (cấp 5).
GS.TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu khẳng định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng trong khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Nếu động đất gia tăng và cấp độ mạnh sẽ gây ra nguy hiểm cho không chỉ nhà máy mà còn ảnh hưởng tới đời sống của dân cư. "Tình hình gia tăng động đất trong thời gian qua tại khu vực này là nguy hiểm và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc", ông Triều nhận định.
Động đất ở Quảng Nam gây sụt lún bất thường trên tuyến đường từ Bắc Trà My đi Nam Trà My uy hiếp người đi đường. Ảnh: Trí Tín

Động đất ở Quảng Nam gây sụt lún trên tuyến đường từ Bắc Trà My đi Nam Trà My. Ảnh: Trí Tín.
Từ đầu năm nay, người dân huyện Bắc Trà My, vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2, bắt đầu nghe thấy những tiếng nổ trong lòng đất. Tần xuất xuất hiện tiếng nổ ngày càng nhiều, to, dư chấn rộng. Vụ nổ to nhất xảy ra đêm 27/11 làm rung lắc một vùng trong bán kính 30 km kể từ nhà máy thủy điện Sông Tranh 2. Dư chấn ảnh hưởng cả đến xã Trà Phong (Tây Trà, Quảng Ngãi).
Các nhà địa chấn xác định tiếng nổ do động đất hồ chứa (động đất kích thích) bởi ảnh hưởng của việc tích nước và biến động mực nước hồ.
Thủy điện Sông Tranh 2 có công suất nhỏ hơn thủy điện Hòa Bình, nhưng dung tích hồ chứa hơn 730 triệu m3 nước, nằm ở cao trình hơn 100 m so với vùng hạ lưu. Do đó các chuyên gia lo ngại đập thủy điện vỡ sẽ gây thảm họa cho vùng hạ lưu. Dự báo sau khi công trình hồ thủy điện sông Tranh 2 ngăn đập, tích nước có thể gây ra động đất cực đại khoảng 5,5 độ richter.
Việc ngăn đập, tích nước lòng hồ thủy điện sông Tranh 2 là nguyên nhân chính gây ra động đất kích thích ở Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín

Việc ngăn đập, tích nước lòng hồ thủy điện sông Tranh 2 là nguyên nhân chính gây ra động đất kích thích ở Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.
Dù nằm xa thủy điện Sông Tranh 2, song lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra hiện tượng đất rung chuyển ở xã Trà Phong. Chính quyền huyện Tây Trà được lệnh theo dõi sát diễn biến, lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có động đất mạnh. Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 3.000 người bị ảnh hưởng bởi động đất ở Quảng Nam.
Theo tiến sĩ Cao Đình Triều, đới đứt gãy trong lòng địa chất từ huyện Bắc Trà My của Quảng Nam sang Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi). Đứt gãy này đang hoạt động mạnh nên chắc chắn ảnh hưởng đến địa bàn Quảng Ngãi. 


Thủy điện Quảng Nam sẽ gây họa nếu động đất 5,5 độ richter
Các nhà khoa học xác định, nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên khu vực xung yếu của vỏ trái đất. Động đất gia tăng với cường độ mạnh sẽ gây nguy hiểm cho cả nhà máy lẫn người dân vùng hạ lưu.
Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom
Cách ứng phó nếu động đất mạnh ở Quảng Nam
Chiều nay giáo sư, tiến sĩ Cao Đình Triều (Viện Vật lý địa cầu) khẳng định tiếng nổ trong lòng đất Quảng Nam do động đất nhưng chưa gây nguy hiểm. Song ông khuyến cáo người dân không nên hoảng sợ nếu động đất mạnh.
'Có động đất, chớ nên chạy ra khỏi nhà'
Chính phủ yêu cầu làm rõ việc lòng đất phát nổ
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi kiểm tra cụ thể hiện tượng lòng đất phát nổ làm rung động huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) thời gian qua.
>Thủy điện làm gia tăng động đất ở Quảng Nam/Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom
Người dân mất ăn mất ngủ vì động đất
Mặc dù các chuyên gia Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam kết luận ban đầu hiện tượng lòng đất phát nổ là do động đất kích thích, cường độ nhỏ, nhưng hàng chục nghìn dân ở Quảng Nam vẫn phập phồng lo sợ.
Thủy điện làm gia tăng động đất ở Quảng Nam/Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom
Thủy điện làm gia tăng động đất ở Quảng Nam
Bờ trái của sông Tranh tồn tại các đới đứt gãy. Đến khi tích nước thủy điện Sông Tranh 2 thì làm gia tăng cường độ đứt gãy và gây ra hiện tượng động đất kích thích.
Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bomCận cảnh nổ trong lòng đất làm sạt đường, nứt nhà
Cận cảnh nổ trong lòng đất làm sạt đường, nứt nhà
Những tiếng nổ bất thường trong lòng đất Bắc Trà My (Quảng Nam) nửa tháng qua khiến nhiều ngôi nhà bị nứt tường, sạt lở núi, lún đường. Ngày 1/12, các chuyên gia địa chất bắt đầu khảo sát thực địa tìm nguyên nhân.
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng NamNổ bất thường ở Quảng Nam do động đất
Lập 3 đoàn công tác nghiên cứu động đất ở Quảng Nam
Viện Vật lý địa cầu vừa đề nghị Liên hiệp Hội khoa học địa lý Việt Nam hỗ trợ khoảng 500 triệu đồng để lập 3 đoàn công tác nghiên cứu động đất ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam).
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng NamNổ bất thường ở Quảng Nam do động đất
Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom
Đêm 27/11, một tiếng nổ lớn phát ra từ lòng đất lớn như tiếng bom ở vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam) gây dư chấn trong vòng bán kính 30 km.
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng NamNổ bất thường ở Quảng Nam do động đấtTiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửa
Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửa
Chuyên gia thuộc Tổng hội địa chất VN cho rằng những tiếng nổ lớn trong lòng đất vùng hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) có thể do dung nham núi lửa xâm nhập vào hang, ổ cột rỗng đầy nước trong lòng đất.
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng NamNổ bất thường ở Quảng Nam do động đất
Nổ bất thường ở Quảng Nam do động đất
Giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, trạm địa chấn Thừa Thiên - Huế ghi nhận dư chấn đêm 16/11 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích.
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam
Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam
Hai ngày qua, người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) ghi nhận nhiều tiếng nổ phát ra từ lòng đất, gây dư chấn giống động đất.



Tháng 12/2011, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam kết luận, khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Khi đới đứt gãy địa chất hoạt động trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền của đất đá dẫn tới dịch trượt làm cho động đất phát sinh gây ra những tiếng nổ, tạo dư chấn mạnh trong lòng đất. Do vậy cần theo dõi sát, lắp đặt Trạm quan trắc động đất để kịp thời phòng ngừa nguy hiểm cho người dân nơi đây. 





Thứ Ba, 20/03/2012, 07:04 (GMT+7)
Đập thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt?
TT - Nhận lời mời của Tuổi Trẻ, sáng 19-3 GS.TS Nguyễn Thế Hùng - phó chủ tịch Hội Cơ học thủy khí VN, tổ trưởng bộ môn cơ sở kỹ thuật thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi thủy điện, ĐH Bách khoa Đà Nẵng - đã có buổi thị sát bờ đập công trình thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).

Tận mắt khảo sát, chứng kiến hiện trường, GS Hùng không khỏi lo lắng vì công trình có dấu hiệu bất bình thường về chuyên môn.
Thợ khoan tìm cách khoan các lỗ ở khe nhiệt để phun keo dính vào trong khe nhiệt nhằm hạn chế dòng chảy (ảnh chụp sáng 19-3) - Ảnh: HỮU KHÁ

Tại hiện trường sáng 19-3, nước từ các khe nhiệt nằm trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn tiếp tục tuôn trào càng khiến người dân lo lắng. Phía trên thân đập, từ sáng sớm một nhóm công nhân dưới sự chỉ huy của hai kỹ sư tiếp tục tìm cách ngăn dòng nước chảy ra từ các khe nhiệt.
Tại một vị trí khe nhiệt ở phần thân đập phía bên phải, nước phun thành dòng khá mạnh nên nhóm thợ khoan phải tìm cách khoan các lỗ ở khe nhiệt các bậc từ phía dưới lên rồi đưa ống nước vào để phun keo vào trong khe nhiệt. Còn ở phía trên, hai công nhân khác dùng búa, đục theo khe nhiệt để tạo ra những rãnh lớn rồi nhét bao nilông, túi vải vào nhằm ngăn dòng nước tuôn ra. Ở những đoạn khe nhiệt đã khô, công nhân dùng ximăng, keo và hóa chất hàn dán lại. Tuy nhiên, dòng nước vẫn bắn ra không ngừng từ các vị trí này.
Nếu có dư chấn, đập có thể bị phá hủy
Trao đổi với GS Hùng, ông Võ Duy Minh, giám đốc Ban điều hành dự án thủy điện Sông Tranh 2, giải thích nơi chảy nước là những khe nhiệt có trong thiết kế cho sự giãn nở của bêtông. Và nước thoát qua khe nhiệt là lượng nước thẩm thấu qua thành bêtông đều nằm trong tính toán của thiết kế. Ông Minh cho rằng những ngày qua công nhân đã làm lại đường ống cho các khe nước chảy vào hành lang thu nước thấm chứ hoàn toàn không phải “bịt” không cho nước chảy ra ngoài, người dân không nên quá lo lắng.
Sau khi nghe giải thích, GS Hùng nhận định: “Qua khảo sát cho thấy công trình có dấu hiệu bất thường. Về nguyên tắc, những khe nhiệt không thể có nước chảy qua mà ở đó có những van bằng đồng (chuyên môn gọi là van omega) dùng để chắn nước thấm vào khe nhiệt”. Theo GS Hùng: “Không có công trình nào có hành lang thu nước thấm đặt ở phần hạ lưu của thân đập. Thông thường phải đặt hành lang thu nước thấm ở 1/3 thân đập về phía trên. Phần 2/3 thân đập dưới phải đảm bảo khô ráo 100%. Tôi đã đi hàng trăm đập nước khắp nơi trên thế giới nhưng chưa thấy công trình nào như thế này!”.
Cũng theo nhận định của GS Hùng, nếu có một cơn dư chấn bất thường do động đất ở khu vực này có thể phá hủy đập bất cứ lúc nào. Chưa nói nước chảy qua thân đập thường xuyên như vậy dẫn đến bêtông bị hỏng do hiện tượng thủy hóa. Vì theo nguyên tắc của bêtông đầm lăn này thì bêtông lớp ngoài có mác tối thiểu 250, trong khi ở ruột mác bêtông chỉ khoảng 150 nên rất dễ bị bục bêtông do thấm nước. Khi đó thân đập sẽ rất nhanh hỏng vì trong nước có các hóa chất khác làm hư hại công trình.
GS Hùng cho rằng nguyên nhân nước chảy thành vòi trên thân đập là do áp lực nước theo cột đứng và theo nguyên tắc bình thông nhau. Do áp lực lớn của hồ nước bên trên nên phía dưới đã có những vòi nước chảy xì hình cầu vồng bên dưới thân đập. “Điều đó chứng tỏ đập đã bị nứt. Nếu có một cơn địa chấn thì con đập sẽ bị phá hủy, gây thảm họa chết người cho vùng hạ lưu... Về nguyên tắc nước thấm qua thành đập theo thiết kế thì phải thấm đều, nhưng ở đây nước thấm tập trung đã tạo thành dòng chứng tỏ con đập đang có vấn đề. Nhà đầu tư có thể bị thua lỗ do đập hỏng nhưng hàng ngàn sinh mạng người dân vùng hạ lưu đáng giá hơn nhiều” - GS Hùng nhận định.
Điều không được phép trong xây dựng đập
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Phạm Hồng Giang, chủ tịch Hội Đập lớn VN, cho rằng việc xuất hiện trên thân đập vết nứt, rồi nước rỉ thành dòng từ thượng lưu ngấm qua thân đập xuống hạ lưu là “rất nguy hiểm”, là điều không được phép trong xây dựng đập. GS Giang cho rằng nếu không kiểm tra, xử lý kịp thời thì từ vết nứt, dòng nước rò rỉ trong thân đập sẽ làm hỏng, xói mòn vật liệu (bêtông) tạo thành xói ngầm. Chậm xử lý xói ngầm sẽ sinh năng lượng và đến thời điểm sẽ gây bục, vỡ đập.
GS Giang cho biết ở VN từ khi có các đập bằng bêtông (trước bêtông là đập bằng đất), kể cả sau này sử dụng công nghệ bêtông đầm lăn như thủy điện Sông Tranh 2 hay thủy điện Sơn La thì chưa hề xuất hiện các hiện tượng nguy hiểm tương tự. Bởi trong xây dựng đập, yếu tố kỹ thuật được đặt lên hàng đầu, thi công rất nghiêm ngặt, phải có cả chống thấm thân đập phía thượng lưu. Tuy nhiên, theo những gì báo Tuổi Trẻ mô tả thì về kỹ thuật vẫn có thể xử lý được các vết nứt, rò rỉ nhưng cần phải làm khẩn trương, thận trọng.

Đập vẫn ổn định, người dân không phải lo lắng
Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vừa gửi văn bản của Ban quản lý dự án thủy điện 3 như một thông báo quan điểm chính thức của tập đoàn này. Văn bản khẳng định các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đã được nghiệm thu và đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
Lý do nước chảy là do khe nứt nhiệt được thiết kế để triệt tiêu hiệu ứng nhiệt có thể khiến nứt bêtông trong quá trình thi công cũng như quá trình vận hành sau này (có khoảng 30 khe nứt nhiệt như vậy trên toàn đập). Ban quản lý dự án thủy điện 3 cam kết: “Chúng tôi tin lượng thấm sẽ giảm và chất lượng công trình sẽ tốt hơn”. Ông Trần Văn Hải - trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 - cho biết thêm:
- Tích nước đầy hồ vào tháng 11-2010, nhưng đến tháng 11-2011 thân đập thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước với tổng lượng thấm đo được
30 lít nước/giây. Vào thời điểm này, nước thấm được chúng tôi thu gom về trong các hành lang nằm giữa thân đập nên mọi người không thấy. Để hạn chế tình trạng trên, chúng tôi đã xử lý bằng cách dùng chất keo xịt vào các vị trí rò rỉ bên trong hành lang, mục đích là ngăn không cho nước chảy vào hành lang nữa. Tuy nhiên giải pháp xử lý của chúng tôi chưa được tốt, chưa đạt yêu cầu nên nước không chảy vào hành lang nữa mà lại chuyển hướng chảy ra ngoài vỏ đập như hiện tại chúng ta thấy.
Qua khảo sát cho thấy hiện trên thân đập xuất hiện ba vị trí xì nước. Vị trí thứ nhất xuất hiện ở cao trình 132m, vị trí thứ hai xuất hiện ở cao trình 140m và vị trí thứ ba ở cao trình 168m, tất cả đều xuất phát ở các khe nhiệt (rãnh co giãn bêtông). Chúng tôi khẳng định rằng đập vẫn ổn định và an toàn đúng thiết kế, người dân không phải quá lo lắng. Đây là việc mà chúng tôi hoàn toàn không mong muốn, nhưng nó vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hiện chúng tôi đang nỗ lực khắc phục tình trạng nước xì ra vỏ thân đập, hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thấm qua thân đập, đồng thời đưa dòng chảy trở về hành lang thoát như ban đầu... với thời gian xử lý dự kiến tối đa một tháng nữa.
* Hội đồng nghiệm thu các cấp có biết chuyện xì nước này không và liệu nó có liên đới gì đến các trận động đất trước đó?
- Việc tổng lượng nước thấm qua thân đập (30 lít/giây) đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước, hội đồng nghiệm thu cấp EVN và hội đồng nghiệm thu cơ sở đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Tất cả đều cho rằng đây là vấn đề kỹ thuật, tuy không mong muốn nhưng vẫn nằm trong yêu cầu cho phép. Hiện các nhà khoa học không đưa ra ngưỡng tổng thấm nước bao nhiêu là cao nhất mà chỉ đánh giá rằng việc thẩm thấu đó có ảnh hưởng đến an toàn đập hay không và cách thức thấm như thế nào mà thôi. Tôi lưu ý rằng việc thấm này không hề liên quan đến các trận động đất xảy ra gần đây ở Bắc Trà My, bởi việc thấm nước này xuất hiện từ ngay sau khi hồ tích đầy nước.
Việc xử lý rất phức tạp về khâu kỹ thuật, chúng tôi vừa làm vừa thử, không được cách này thì bày cách khác... vả lại đập này chịu lực bằng trọng lực của thân đập rất lớn nên với lưu lượng chảy 30 lít/giây thì không có gì phải e ngại cả.

Quảng Nam: EVN khẳng định thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn

20/03/12, 13:39:14 - Lượt xem: 16

Rò rỉ nước ở ba vị trí hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập, khẳng định của chủ đầu tư thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).




Chiều 19-3, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban quản lý Dự án Thủy điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) đã có công văn khẩn số 169/BC-DATD3 gửi UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My và các cơ quan báo chí về tình hình tại công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 (ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) do BQL Dự án Thuỷ điện 3 làm chủ đầu tư.

Theo đó, trong buổi sáng cùng ngày, đã có một số báo đưa tin về hiện tượng có dòng nước chảy ra phía hạ lưu đập dâng, đập tràn của công trình thủy điện Sông Tranh 2 mà theo các báo này là do xuất hiện nhiều vết nứt trên thân đập.


Ngày 19-3, nước vẫn tuôn chảy trên thân đập

Thông tin từ các báo cũng cho hay, dư luận người dân địa phương đang hết sức hoang mang, lo lắng trước hiện tượng này, bởi đập thuỷ điện Sông Tranh 2 đang "treo" một túi nước khổng lồ ngay trên đầu họ.

Công văn 169/BC-DATD3 khẳng định các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm qua đập được BQL Dự án Thuỷ điện 3 xác định khoảng 30l/s không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập. Tổng lượng thấm 30l/s cũng đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp EVN, Hội đồng nghiệm thu cơ sở, cơ quan thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.


Đơn vị thi công tiến hành khoan đặt ống nhựa nhằm bơm hóa chất vào các khe nứt, xử lý thấm nước

BQL Dự án Thuỷ điện 3 cũng cho biết, 3 vị trí phía hạ lưu đập xuất hiện hiện tượng nước chảy ra là các khe nhiệt chứ không phải khe nứt như báo chí đã thông tin. Các khe nhiệt này được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập (theo thiết kế có tổng cộng 30 khe nhiệt). Mục đích bố trí các khe nhiệt này là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bê tông trong quá trình thi công và vận hành công trình sau này. Các khe nhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu.



Công nhân đang xử lý các khe nứt (Ảnh: Thanh Tuyền)  

Theo ông Trần Văn Hải, đơn vị thi công là Tổng công ty Xây dựng Thuỷ lợi 4-CTCP và BQL Dự án Thuỷ điện 3 đã và đang tiếp tục xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm nêu trên nhằm mục đích để chất lượng công trình được tốt hơn. "Trong quá trình xử lý, chúng tôi tin tưởng rằng, lượng thấm sẽ giảm và chất lượng công trình sẽ tốt hơn" - Công văn 169/BC-DATD3 viết.

Ông Trần Văn Hải nhấn mạnh: "BQL Dự án Thuỷ điện 3 báo cáo và có ý kiến như trên là mong muốn chính quyền địa phương và các cơ quan báo chí hiểu được vấn đề kỹ thuật này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của công trình".

Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỷ đồng, xây dựng từ tháng 3-2006 gồm hai tổ máy với tổng công suất 190MW, điện lượng trung bình mỗi năm 679,6 triệu kWh. Dung tích hồ chứa khoảng 730 triệu m³ nước, bờ đập cao khoảng 90m. Đây là một trong những công trình thủy điện lớn nhất miền Trung hiện nay./.

No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------