Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Thursday, November 5, 2009

Dân oan-Vì hám lợi, các đập thủy điện tại Việt Nam xả lũ gây thiệt hại cho cư dân

Vì hám lợi, các đập thủy điện tại Việt Nam xả lũ gây thiệt hại cho cư dân

Tú Anh

Bài đăng ngày 05/11/2009

Kỹ sư Phạm Phan Long

Kỹ sư Phạm Phan Long

Theo báo Tuổi trẻ, tối ngày 02/11/2009, « lũ dữ bất thần tràn về làm hàng vạn người dân Phú Yên phía hạ lưu sông Ba chỉ kịp leo lên nóc nhà ».

Bão số 11 khi đến Việt Nam đã giảm cường độ thành áp thấp nhiệt đới. Nhưng do yếu tố con người, tương tự như vụ xả đập A Vương cách nay vỏn vẹn có một tháng, một lần nữa người dân Việt Nam phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình chỉ vì lòng tham không đáy của những kẻ khai thác tài nguyên thiên nhiên bất chấp hậu quả. 13 người dân thị xã Sông Cầu kém may mắn hoặc chậm chân đã bị lũ cuốn trôi ngay trong giây phút đầu tiên. Hàng chục thuyền đánh cá bị cuốn trôi, hàng vạn nhà dân bị ngập tận nóc trong lúc mưa đã tạnh mà nước vẫn dâng cao.

Bài học xả đập A Vương vào cuối tháng 9 trong lúc bão số 9 đổ bộ vào Việt Nam làm 170 người chết và hàng ngàn người bị thương không được các quan chức Việt Nam quan tâm. Trong khi đó, theo giới chuyên gia, các sai lầm từ cách vận hành đến cấu trúc hồ chứa nước đều có thể khắc phục được.

Sau đây là phân tích của chuyên gia Phạm Phan Long, thuộc Hội Sinh Thái Việt, California, Hoa Kỳ về trường hợp đập thủy điện A Vương.

Mục đích và nhu cầu của đập A Vương.

Theo tài liệu của Hội Đập Lớn và Phát Triển Nguồn Nước Việt Nam, A Vương được phê duyệt năm 2003 với tổng số vốn đầu tư là 4000 tỷ đồng VN hay 250 triệu USD. Nhiệm vụ chính thức của công trình là đáp ứng cho nhừng mục đích sau:

1. Phát điện với công suất 210 MW

2. Cắt lũ thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn

3. Điều tiết nước cho hạ lưu

4. Góp phần tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho các huyện phía tây tỉnh Quảng Nam.

A Vương đã thành công trong việc phát điện nhưng thất bại trong việc cắt lũ và điều tiết nước ngay trong mùa lũ đầu tiên sau khi được hoạt động.

Tai họa hồi cuối tháng 9.

Tai họa xả lũ đã xảy ra trong hai ngày 29 và 30/09/2009, khi cơn bão cấp 10 số 9 đang hòanh hành miền Trung, làm 48 người chết ở Kontum, 35 người tại Quảng Nam, 25 người ở Quảng Ngãi thì đập thủy điện A Vương ở Quảng Nam đã xả gần 150 triệu mét khối nước chồng lên, góp phần với lũ nhấn chìm hàng trăm nghìn dân ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn.

Việc hồ thủy điện A Vương xả nước gây thảm họa lũ không phải là lần đầu, các hồ thủy điện tại Việt Nam đã xả lũ gây lụt lội như thế, vào tháng 10/2000, tôi đã lên tiếng trên một diễn đàn UNDP về việc các hồ chứa, nếu tích nước lại qúa nhiều trước đỉnh lũ có thể họ sẽ phải xả nước vào đúng đỉnh lũ gây thảm họa cho dân cư hạ nguồn.

Tiếc thay chỉ hai tuần sau đó, cùng một lúc, các đập Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ và Dầu Tiếng tại Việt Nam đã xả nước vào giữa đỉnh mùa lũ. Năm đó, dân Căm Bốt cũng đã tố cáo đập Yali của Việt Nam xả nước xuống tỉnh Ratakiri gây cho họ nhiều tổn thất.

Tai họa này do những nguyên nhân và yếu tố nào gây ra?

Đây là câu hỏi then chốt mà các cơ quan chính phủ trong nước và công ty A Vuơng có bổn phận và trách nhiệm trả lời. Đến nay vẫn chưa có một tường trình khoa học nào được chính phủ chính thức công bố.

Trong khi chờ đợi chính phủ, những thông số và thông tin đã công bố về A Vương có thể tạm cho tôi đan cử ra một số nguyên nhân mà dân cư hạ nguồn A Vương phải chú ý như sau:

1) Bí ẩn về dung tích hồ chứa và tiêu chuẩn của chính phủ: Theo bản tin Tuổi Trẻ ngày 19/12/2008, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã lưu ý ban giám đốc nhà máy A Vương “đánh giá, khảo sát bão, lũ trong quá trình vận hành để bảo đảm an toàn tuyệt đối hồ chứa nước dung tích 800 triệu m3”. Nhưng theo số liệu của Hội Đập Lớn Việt Nam dung tích hữu ích của hồ A Vương chỉ có 267 triệu m3, tổng dung tích là 343,5 triệu m3. Khả năng cắt lũ chỉ có 76 triệu m3 mà thôi, vào tần suất 10%, nghĩa là rất thấp.

Việc chính phủ cho phép dung tích hồ cho công ty A Vương có ít dung tích phong lũ như thế là một quyết định nguy hiểm, coi rẻ mối an tòan của trăm ngàn dân cư ở hạ nguồn. So tỉ lệ dung tích phòng lũ với dung tích hữu ích họat động thủy điện, A Vương chỉ có 28% phòng lũ trong khi Sơn La/Hòa Bình có đến 50% và Tam Hiệp 56%.

2) Quy trình vận hành A Vương của chính phủ có thể sai và thái độ của công ty A Vương có vấn đề: Ông Lê Đình Bản - phó tổng giám đốc Công ty A Vương giải thích: “Tin dự báo thường không chính xác. Nếu xả trước, mà mưa không to, lượng nước không tích được đến mực gia cường, ai chịu trách nhiệm?”

Trong một báo cáo xả lũ của Công ty A Vương, họ cho tổng lượng nước xả lũ đã làm nhà máy tổn thất lượng điện năng lên tới 110 triệu kWh, thiệt hại của nhà máy mất hơn 55 tỷ đồng! Một con số thiệt hại quá lớn cho nhà máy! Công ty A Vương đã công khai coi trọng lợi tức thủy điện hơn an nguy hạ nguồn, tự nhận đã không tin vào dự báo và họ đã tích nước quá đầy vào những ngày trước đỉnh lũ.

3) Nạn phá rừng lan rộng đã làm mất đi khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn.

Theo bài của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân đã viết trên mạng Người Đại Biểu Nhân Dân ngày 12/10 : ”Ai cũng biết nạn phá rừng đang là một tai họa đối với đất nước. Nhưng phải nhìn thấy những bãi gỗ trôi theo lũ về huyện Đại Lộc (Quảng Nam); cảnh một làng bị cát vùi lấp tất cả, thì mới thấy cụ thể quy mô của tai họa này, mới nhận ra hậu quả khủng khiếp của lòng tham đầy tội lỗi của lâm tặc, và sự bất lực của một bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nước đã không giải quyết được tận gốc hiểm họa dai dẳng này. Lũ chảy về nhanh. Thêm lũ gỗ chảy xuống hồ A Vương tấn công lan can đập và đe dọa an tòan kiến trúc của đập tất nhiên họ phải xả lũ một cách vội vàng.

Có thể tránh được không? Tại sao lại để xảy ra tai họa.

Tai họa A Vương vừa qua vẫn hòan tòan tránh được mặc dù hồ có dung tích thấp nếu biết hy sinh dung tích thủy điện dành để phòng lũ. Ngay từ đầu mùa lũ, nếu A Vương ý thức và tin vào dự báo hạ nước hồ xuống dưới 50 triệu m3 vào ngày 27, thì họ đã có 300 triệu m3 để phòng lũ trong hai ngày 28 và 29 giữ an toàn cho dân tránh 600 tỉ thiệt hại tài sản.

Không những thế, sau đó A Vương vẫn có đủ nước họat động thủy điện và số thâu 50 tỉ đồng chỉ vài ngày sau đó cũng lấy lại không hề mất.

Tai họa xảy ra là do chính quyền trung ương đã cho phép hồ A Vương thiết kế thiếu dung tích phòng lũ an toàn, lập quy trình vận hành hồ coi rẻ phận sự cắt lũ. Công ty A Vương thiếu ý thức trách nhiệm và chính quyền địa phương không theo dõi các quyết định của trung ương và không theo sát vận hành của A Vương để tích cực bảo vệ dân cư.

Các lý giải của chính quyền và trí thức trong nước ?

Dựa vào những tài liệu tôi đọc, đến nay đã hơn 1 tháng rồi, chính quyền vẫn chưa công bố một lý giải nào cho sự việc này.

Thật không ngờ tiến sĩ Nguyễn Tri Trinh trên mạng VNCOLD ngày 19/10 đã khẳng định rằng A Vương đã điều hành hồ đúng căn cứ pháp lý và kết luận rằng không có A Vương hạ lưu sẽ bị ngập lụt xấu hơn. Tôi nhìn từ góc độ nạn nhân nên hoàn toàn nghi ngờ tính cách khách quan khoa học của thông tin này.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân viết ngày 12/10 cho rằng: Chính phủ không kiểm sóat được lâm tặc và không bảo tồn tài nguyên đất nước mà còn khuyến khích khai thác triệt để cạn kiệt tòan diện tiềm năng thiên nhiên. Tôi đồng ý với tiến sĩ Trân dù không quen biết ông, cả ba yếu tố tôi nêu ra bên trên đều quy tụ vào chính phủ đã cho phép khai thác thủy điện ồ ạt và tắc trách, chấp thuận các công trình đầu tư thiếu an toàn và còn lập trình để họ vận hành bừa bãi mà hậu quả là tai họa dân phải hứng chịu hoàn toàn.

Bài học rút ra từ A Vương ?

Dân cư Quảng Nam phải tiếp tục sống dưới đe dọa A Vương cần yêu cầu chính phủ cấm ngay việc phá rừng và xây thủy điện để làm những việc sau:

1) Giảm dung tích họat động của hồ A Vương xuống chỉ được chứa đến 100 triệu m3 khối cho thủy điện vào mùa lũ sắp tới. Phải để riêng 250 triệu m3 ra cho việc phòng lũ. Khối dung tích này là vùng cấm địa và nếu cần theo dự báo có thể còn phải tăng hơn nữa để bảo vệ đập lần bảo vệ dân. Xét lại quy trình vận hành dành ưu tiên một là chống lũ thay vì lo tổn thất phát điện.

2) Công ty A Vương cần bồi thường nạn nhân ngay và bảo hiểm các tai hại về sau nếu tái diễn.

3) Xét lại tất cả các dự án thủy điện trên tòan đất nước và quy trình vận hành để tránh tai họa A Vương tái diễn tại những hồ chứa khác.

4) Lập ra một nhóm điều tra kỹ thuật độc lập có thẩm quyền xem xét thiết kế, quy trình điều hành các dự án thủy điện dể rút ra các bài học.

5) Bạch hóa kết quả điều tra cho dân cư hạ nguồn của tất cả các đập thủy điện.

Kết luận

Ông Trương Duy Nhất đã viết trên mạng: “Mùa bão lũ vẫn chưa qua. Ý thức quan chức vùng lũ sẽ còn tiếp tục được… thủ thách. Bão lũ không hẳn chỉ là sự tàn phá. Nhiều khi chỉ nhờ vào bão lũ mới nhìn nhận, đánh giá chân xác được ý thức trách nhiệm và… tầm vóc quan chức.”

Tôi cho rằng tai họa A Vương là một tiếng chuông báo động. Sai trái lần đầu có thể tha thứ, nhưng lần sau, lũ sẽ cuốn đi cả lòng tha thứ trong các con tim nạn nhân từ bi nhất

Thủy điện miền Trung không tôn trọng quy tắc dự báo bão, lũ để bảo vệ tài sản, sinh mạng hàng triệu người dân.


Thủy điện xả lũ: cần có “nhạc trưởng”

TT - Đó là ý kiến của ông NGUYỄN ĐỨC LIỄN, chuyên gia thủy lợi - thủy điện, khi nói về việc xả lũ tại các hồ thủy điện gây ngập lụt nặng cho hạ lưu thời gian qua. Ông Liễn nói:

- Không nên quy trách nhiệm ngay cho các thủy điện gây ngập lũ, mà cần phải biết rõ hơn về vai trò của hồ chứa tương ứng với dung tích mà hồ có thể chứa được lũ khi nói về việc ngập nặng ở hạ lưu Sông Ba Hạ hay trước đó là A Vương. Vì với dung tích có hạn, các hồ chứa này cần phải xả tràn vì sự an toàn của đập. Cái mà chúng ta cần bàn bạc đó là phương pháp dự báo lũ trên các dòng sông và lập quy trình điều hành làm sao khi lũ về thì hồ chứa trống và khi lũ rút thì hồ chứa vẫn đầy nước mà lại không tăng cao trình đỉnh lũ ở hạ lưu.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Liễn - Ảnh: Đ.Nam

Ông Nguyễn Đức Liễn là tiến sĩ chuyên ngành về thủy lợi - thủy điện. Từ năm 1971-2000 ông làm việc tại Ủy hội quốc tế lưu vực sông Mekong có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan) và Phnom Penh (Campuchia).

Từ năm 2000 đến nay làm tư vấn thủy điện - thủy lợi cho một số dự án đang triển khai tại Lào và Thái Lan.

* Ông đánh giá như thế nào về công tác quy hoạch thủy điện hiện nay ở miền Trung?

- Việc quy hoạch các hồ chứa thủy lợi - thủy điện ở miền Nam VN từng được Ủy hội sông Mekong giúp lập từ năm 1970 và tôi là một trong những thành viên tham gia lập nên quy hoạch đó. Nhưng đó chỉ là quy hoạch tổng thể mà chưa có một dự án thủy lợi hay thủy điện nào được triển khai.

Sau năm 1975, các dự án thủy điện, thủy lợi trên các sông miền Trung và miền Nam mới chính thức được quy hoạch chi tiết và đi vào xây dựng. Hiện cái đáng nói đó là “nhạc trưởng” trên mỗi dòng sông. Đây chính là vấn đề mấu chốt quyết định việc có thể giảm cao trình đỉnh lũ ở hạ lưu khi các nhà máy thủy điện xả lũ hay không.

* Nhưng qua những trận bão lũ vừa rồi, xem ra việc quy hoạch thủy điện ở miền Trung đang có vấn đề?

- Đưa vào quy hoạch tổng thể của Bộ Công thương có nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ được các địa phương lập bổ sung khiến mật độ dự án dày đặc trên các sông. Nhưng phải nói rõ ra rằng các thủy điện nhỏ không gây ra nguy hại bao nhiêu vì dung tích hồ chứa nhỏ, nếu có thì chính là mấy anh thủy điện lớn.

Theo tôi, bây giờ nói đến quy hoạch thủy điện cũng đã muộn rồi vì có nhiều cái đã xây rồi. Tuy nhiên, với những dự án đã quy hoạch nhưng chưa thi công thì phải nên xem xét lại vai trò hồ chứa của mỗi dự án. Nếu dự án này có khả năng cắt lũ được thì nên đưa ra quy chế vận hành liên hồ để tham gia điều tiết, cắt lũ. Quan điểm là phải “đốn cây trước khi bão tới” chứ bão xong mới đốn cây thì hơi vất vả. Cái quan trọng bây giờ là phải thiết kế, vận hành dự án như thế nào cho thích hợp và hiệu quả nhất, tức là phải có “nhạc trưởng” chỉ huy.

* Vậy theo ông, “nhạc trưởng” sẽ do ai điều hành?

- Với những lưu vực lớn của các hệ sông như Đồng Nai, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn, sông Đà... thì nên có một “nhạc trưởng” trong quản lý nguồn nước từ quy hoạch - khảo sát - thiết kế - thi công đến điều hành khai thác dự án. Và “nhạc trưởng” này phải do hội đồng liên bộ điều hành gồm Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên - môi trường cùng UBND các tỉnh, thành có liên quan cũng như chịu ảnh hưởng của các dự án nằm trên lưu vực sông.

“Nhạc trưởng” của ủy ban điều hành và quản lý nguồn nước trên lưu vực của mỗi con sông này là người cấp giấp phép và điều hành dự án, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Họ cũng chính là người ra lệnh rút giấy phép nếu một dự án nào đó nằm trên lưu vực không chấp hành đúng mệnh lệnh điều hành mà họ đã đưa ra, gồm có vấn đề điều tiết xả lũ.

Thủy điện xả lũ tiếp tay cho lũ lụt: Làm thiệt mạng 72 người ở Tuy Hòa

medium_VN_BanDo_ThuyDienSongBa_TT_110609.jpg

Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ được xây dựng trên địa phận huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. (Họa đồ của báo Tuổi Trẻ)


PHÚ YÊN (NV) - Giám đốc nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ nhìn nhận đã hối hả xả lũ làm ngập lụt một số khu vực ở hạ lưu mà người dân không kịp trở tay. Ít nhất đã có 72 người ở tỉnh này chết vì nước lũ, theo các con số thống kê chính thức. Những người sống sót nhờ leo lên nóc nhà, ngọn cây.

“Ngày 2 Tháng Mười Một, nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã xả lũ với lưu lượng 800 -1,000m3/giây, nếu bình thường thì lưu lượng xả như thế không ảnh hưởng lắm đối với hạ lưu. Nhưng khi lũ xảy ra, mưa to, triều cường thì tất nhiên nó góp phần nâng cao đỉnh lũ.”

Ông Võ Văn Trí, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Sông Ba Hạ, nói trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ngày 6 Tháng Mười Một, 2009. Ông Trí nhìn nhận nhà máy thủy điện này không làm được nhiệm vụ điều tiết lũ cho hạ lưu như vai trò của nó. Không những vậy, ông này còn nói rằng, “Chúng tôi cũng biết rõ điều đó ngay từ khi xây dựng công trình này. Làm sao cắt lũ, điều tiết lũ được khi dung tích hồ chứa nước của thủy điện Sông Ba Hạ chỉ 349,7 triệu m3. Ngay từ lúc khảo sát, bên tư vấn đã đặt vấn đề dung tích hồ phải chứa được 1 tỉ m3 nước, ít nhất phải 800-850 triệu m3. Nhưng vấp phải sự phản ứng từ tỉnh Gia Lai ở phía trên. Ðể tích được 1 tỉ m3 nước thì thêm một phần lớn diện tích đất sản xuất của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai ngập trong lòng hồ.”

Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ chỉ là một trong 9 nhà máy thủy điện đã và đang có dự án xây dựng dọc theo con sông này, hiện đã có 5 nhà máy đi vào hoạt động.

Nhiều hồ chứa nước cho đập thủy điện như vậy nhưng lại không có một kế hoạch phối hợp để xả lũ và cũng không theo dõi tình hình dự báo thời tiết để xả lũ.

“Trên sông Ba hiện có chín công trình thủy điện, đã có năm nhà máy chính thức hoạt động. Chưa bao giờ chúng tôi nhận được thông báo về kế hoạch xả lũ của họ. Hồ chứa nước của thủy điện Sông Ba Hạ là hồ chứa nước cuối cùng của các công trình bậc thang, trong khi nó quá nhỏ để tích nước cắt lũ mà phía trên thì họ có thể xả bất cứ lúc nào.” Ông Trí nói.

Ngày 2 Tháng Mười Một xả như trên, ngày hôm sau, ông Trí cho hay hồ thủy điện của ông còn xả một lượng nước nhiều hơn nữa, dẫn đến hậu quả chết người và thiệt hại tài sản quá lớn cho tỉnh Phú Yên.

“Sáng 3 Tháng Mười Một, lũ đổ về quá nhanh, chúng tôi xả lũ 8,000m3/giây, đến trưa đã xả 10,000m3/giây. 18g ngày 3 Tháng Mười Một, lũ đổ về lòng hồ quá lớn và nhà máy quyết định xả 14,450m3/giây, kéo dài suốt tám giờ. Ðến chiều 4 Tháng Mười Một, vẫn đang xả 9,000m3/giây. Việc xả lũ trong tình hình những ngày vừa qua là giải pháp buộc lựa chọn, bởi đó là cách duy nhất để đảm bảo an toàn, nếu không làm thế chắc chắn thảm họa sẽ khủng khiếp hơn nhiều đối với hàng vạn người dân ở hạ lưu. Nhìn hàng ngàn bà con bị ngập lụt tôi cũng xót xa lắm chứ, nhưng không còn cách nào khác.” Ông Trí nói.

Tại Hà Nội, ông Nguyễn Ðình Xuân, ủy viên Ủy Ban Khoa Hoc, Công Nghệ và Môi Trường của quốc Hội VN, cáo buộc rằng các nhà máy thủy điện đã “tiếp tay cho lũ lụt.”

“Khi lũ ào ạt về thì họ thấy lợi ích của mình bị đe dọa, họ buộc phải xả. Không xả thì vỡ đập mà vỡ đập thì chết nhiều hơn. Vì thế khi lũ về, các hồ thủy điện ở thượng lưu thi nhau xả...” Ông Xuân nói với VNExpress.

Ông đòi lập một ủy ban điều tra và cáo buộc cả ba bộ từ Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên Môi Trường và Bộ Khoa Học và Công Nghệ đều phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu.

Hồi đầu Tháng Mười, nhà máy thủy điện A Vương đã vội vàng xả lũ, gây ngập lụt thiệt hại nghiêm trọng cho tỉnh Quảng Nam khi xảy ra mưa lũ, hậu quả của cơn bão số 9.


- Liên quan tới việc các hồ thủy điện tại miền Trung xả lũ khiến tình trạng lũ lụt càng trở nên nghiêm trọng, TS. Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư về sự phối hợp giữa hai cơ quan này.

"Từ trước tới nay không có bất kỳ sự liên hệ nào giữa các công trình thủy điện miền Trung với ngành khí tượng!" , bà Nguyễn Lan Châu khẳng định.
Dư luận cho rằng Thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) ngập nặng bởi có sự góp phần của hồ thủy điện Sông Ba Hạ
(Ảnh: Chinhphu.vn)
Việc dự báo lũ cho các nhà máy thủy điện là điều tối cần thiết. Vì sao lại có sự bất hợp tác giữa các công trình thủy điện ở miền Trung và Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư trong cảnh báo về mưa, lũ. Trong khi đó, miền Trung luôn là "rốn" bão của cả nước?

Theo bà Lan Châu, với diễn biến của lũ hiện nay thì phải 3- 4 ngày nữa mới hết cảnh ngập lụt, chia cắt ở nhiều khu vực thuộc Nam Trung Bộ.

Dự báo từ nay đến cuối năm miền Trung sẽ tiếp tục xảy ra 1-2 đợt mưa, lũ nữa.

Đã rất nhiều lần trong các cuộc họp với Bộ Tài nguyên & Môi trường chúng tôi thông báo về việc "mù" thông tin về các công trình thủy điện ở miền Trung. Chúng tôi cũng đã đề nghị được cung cấp số liệu về các công trình này. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa nhận được sự trả lời.
Theo tôi hiểu, có thể các công trình thủy điện ở miền Trung thường nhỏ, lại do tư nhân đưa vào hoạt động nên việc phối hợp về cảnh báo bão, lũ chưa thể triển khai. Trung tâm hiện đang làm công tác dự báo lũ cho các thủy điện lớn ở miền Bắc, khi có lũ, Trung tâm thường thông báo rất sớm để họ có phương án.

Theo bà, tình trạng xả lũ của các công trình thủy điện miền Trung sau cơn bão 11 có phải là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lớn trên diện rộng ở nhiều tỉnh?

Mưa với cường độ lớn, rừng đầu nguồn bị khai thác liên tục, các nhà máy thủy điện xả lũ không có kế hoạch và điều tiết, địa hình miền Trung lại có độ dốc cao là những yếu tố khiến cường độ lũ đổ xuống các vùng hạ lưu càng dữ dội.

Theo tôi cần thiết phải có ngay sự phối hợp giữa cơ quan khí tượng với các công trình thủy điện miền Trung, làm rõ việc quản lý xả lũ. Cùng đó không thể buông lỏng công tác quản lý lưu vực sông, rừng ở thượng nguồn như hiện nay.
Dân vùng ven sông Cái thuộc xã An Định phải vào tạm trú trong trường tiểu học xã An Định đã ngập hết tầng một. (Ảnh: Báo Phú Yên)

Về phía cơ quan chuyên môn, hiện quy trình thông báo mưa, lũ được thực hiện ra sao thưa bà?

Khi chúng tôi có thông tin cảnh báo về bão, mưa, lũ thì lập tức Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TƯ cũng có đầy đủ số liệu. Từ đó mọi công tác phòng chống bão lũ sẽ được triển khai. Vấn đề là dưới các địa phương tiến hành phòng, chống đến đâu.

Tuy nhiên, tại buổi họp mới đây Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến phê bình công tác dự báo mưa, lũ chưa tốt?

Chúng tôi đã rất cố gắng. Như đợt dự bão lũ này mức độ chính xác đạt trên 80%. Trên thực tế, để đưa ra được cảnh báo về lũ chúng tôi cần nhiều yếu tố trong đó có việc dự báo mưa. Nhưng quả thực đó là dự báo khó nhất.
Riêng đối với miền Trung, các trạm quan trắc mưa và quan trắc mực nước rất thưa thớt, đặc biệt là ở các khu vực thượng nguồn sông, suối. Hiện cả miền Trung mới có khoảng trên 100 trạm. Trong khi đó, cần đến hơn 500 trạm mới có thể đảm bảo thông tin đầy đủ.
Xin cảm ơn bà!

Vùng bão lũ khó khăn chồng chất
06/11/2009 2:21
Xóm nhỏ ven sông Kỳ Lộ bị lũ san phẳng - Ảnh: Đức Huy

Tang thương vùng biệt lập Đồng Xuân

Huyện miền núi Đồng Xuân vẫn còn bị cô lập với tỉnh lỵ Phú Yên bởi cầu La Hai còn ngập sâu trong nước. Hàng cứu trợ, người dân đi lại chủ yếu bằng ca-nô cứu hộ.

Càng vào sâu trong vùng rốn lũ, cảnh hoang tàn, đổ nát hiện ra rất hãi hùng. Nhiều ngôi làng đã bị xóa sổ, nhiều vùng vẫn còn bị cô lập, chìm trong lớp bùn non...

Nhiều làng bị xóa

Người dân Đồng Xuân đổ đi khắp nơi, lùng sục các gốc cây, bãi rác tìm quần áo lấm lem bùn đất để chống rét. Chỉ trong một đêm, lũ đã cuốn sạch cả xóm nhỏ ven sông Kỳ Lộ, thị trấn La Hai. Nhiều khối bê tông, gạch, ngói nằm ngổn ngang trong bãi cát trắng. Xóm nhỏ này trước đây có hơn 10 ngôi nhà kiên cố, nhưng bây giờ chỉ còn trơ lõi thép.

Dù may mắn thoát chết, nhưng bây giờ gia đình chị Huỳnh Thị Bảy đã trắng tay, bao nhiêu tài sản, tiền của cuốn trôi theo nước lũ. Chị Bảy ngồi trên đống đổ nát, than: “Thoáng chốc nước lũ đã lên đến ngực. Cả gia đình kéo nhau bỏ chạy lên núi, chẳng kịp mang theo thứ gì...”. Không còn chỗ ở, họ sang nhà bên cạnh tá túc, nhưng cũng chỉ dăm ba hôm, chẳng thể ở lâu được. Anh Nguyễn Hữu Thuật - người trong xóm lo lắng: “Nhà không còn, tài sản mất sạch, không biết bao giờ mới xây được nhà. Trước mắt, ăn cũng chưa có, chứ nghĩ gì đến chốn ở”.

Ngược về phía thượng nguồn sông Kỳ Lộ, lũ đã san phẳng cả khu dân cư hơn 10 ngôi nhà ở xóm Trường, thôn Triêm Đức (xã Xuân Quang 2) thành cồn cát. Chỉ một xóm đã có 18 người chết, có gia đình chết đến 4 người như gia đình ông Võ Ra, Trương Tấn, Phạm Nghĩ. Cảnh tang tóc bao trùm lấy xóm Trường, tiếng khóc lẫn tiếng trống tang buồn thê lương.

Mặc dù đã là ngày thứ tư kể từ khi lũ về, nhiều người dân vẫn còn lội ruộng, lục tung các gốc cây, từng ngóc ngách để tìm xác người thân.

Vượt sông đến vùng cô lập

Nước sông Con chảy cuồn cuộn, chia cắt xã Xuân Sơn Bắc với bên ngoài. Những ai bạo gan mới dám ngồi trên con xuồng nhỏ vượt sông để đi tìm cái ăn. Trong những ngày qua, cả thôn Tân Bình chia nhau từng gói mì ăn cho đỡ đói, cầm hơi qua ngày. Nhiều đứa trẻ đến rẫy sắn bị lũ cuốn trơ củ mót về ăn. Ông Võ Thanh Long thốt lên: “Người dân chỉ còn biết ăn lá me, chứ có gì đâu để ăn. Sống sót là may mắn lắm rồi”. Trường Tiểu học Xuân Sơn Bắc nay chỉ còn lại đống đổ nát. Hàng chục ngôi nhà lũ bị cuốn sập, cuốn trôi tất cả mọi thứ. Những ngày trước, trực thăng cứu hộ thả mì tôm nhưng cũng chỉ ăn được một ngày là hết.

Xác gia súc, gia cầm chết la liệt, nổi lềnh bềnh ở những nơi còn nước đọng. Đường sá ngập ngụa trong bùn. Mãi đến sáng qua, người dân ở xã Xuân Sơn Bắc mới quay trở về nhà thu dọn tàn dư của lũ. Cũng là lúc gia đình của bà Võ Thị Mười - người bị lũ cuốn trôi rạng sáng 3.11 mới tìm thấy xác. Lũ đã đánh sập căn nhà, bà Mười trôi theo dòng nước xoáy kêu cứu vang cả xóm nhưng chẳng ai dám lao ra cứu. Hay tin vợ chết, ba cha con ông Trương Tấn Đức đang làm thuê ở TP.HCM đã hốt hoảng quay về. “Vợ tôi chết mà không có manh áo che thân, tài sản trôi hết không biết lấy gì để mua hòm chôn cất”. Ông Đức đi xa làm mướn để nuôi ba đứa con, một đang học đại học, một vừa tốt nghiệp THPT theo cha làm mướn nuôi anh ăn học, một đang học lớp 11.

Nhiều người dân ở vùng rốn lũ Đồng Xuân vẫn chưa hết bàng hoàng trước cơn lũ vừa qua. Họ còn sống là điều kỳ diệu, chẳng mấy ai nghĩ rằng mình còn sống sót. Chị Diệp hú vía: “Lũ chỉ lên thêm 0,5m thì chết sạch. Lúc đó, cả nhà tui đã nghĩ chết chắc nên dự tính buộc lại cùng nhau để khỏi lạc xác. Thoát chết là điều kỳ diệu rồi”.

Tổng hợp thiệt hại

Ngày 5.11, báo cáo của UBND tỉnh Phú Yên cho biết, bão lũ đã làm chết 72 người, 11 người mất tích, 26 người bị thương; 495 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 14.691 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái; 199 tàu thuyền đánh cá bị chìm.

Đến chiều qua, thủy điện Sông Ba Hạ tiếp tục xả lũ với lưu lượng 2.900m3/giây. Lũ đã dần rút, nhưng nhiều địa phương vẫn bị chia cắt. 3 trực thăng của Quân chủng Phòng không – Không quân tiếp tục thực hiện các chuyến bay chở hàng cứu trợ đến những vùng còn bị cô lập hoặc khó khăn trong đi lại bằng đường bộ ở các huyện Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu. Ở các huyện phía nam tỉnh Phú Yên, tỉnh huy động 56 ca-nô đưa hàng cứu trợ đến những vùng còn bị ngập lụt...


No comments:

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------