Vườn quốc gia Cát Tiên bị đe dọa bởi thuỷ điện
Sông Đồng Nai chảy qua VQG Cát Tiên có tiềm năng lớn về thuỷ điện chính là mối đe dọa của vườn. |
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển quá nhiều công trình thuỷ điện trên sông Đồng Nai đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những quần thể thú rừng quý hiếm còn sót lại trong lâm phần của vườn.
Thuỷ điện tràn lan
Ông Phạm Hữu Khánh - điều phối viên DA Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên - trao đổi: "Mới đây nhất, Quỹ quốc tế Bảo vệ động vật hoang dã Đan Mạch đã đồng ý tài trợ cho Việt Nam 500.000USD để phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài động, thực vật tại VQG Cát Tiên. Một trong những mục tiêu quan trọng của DA là bảo vệ những loài thú quý hiếm hiện có ở VQG Cát Tiên".
Trong khi đó gần đây, một quy hoạch về thuỷ điện trên hệ thống sông Đồng Nai đã được lập và nhiều công trình thuỷ điện theo quy hoạch này đã và đang (hoặc sẽ) được xây dựng. Theo đó, chỉ riêng trên dòng chính của sông Đồng Nai đã có đến 9 công trình thuỷ điện được xây dựng mà theo các nhà thiết kế thuỷ điện là có thể khai thác đến gần 3.000MW.
Lo ngại về sự ảnh hưởng của các công trình thuỷ điện đến công tác bảo tồn của vườn, lãnh đạo VQG Cát Tiên đã phải phát văn bản gửi các cơ quan chức năng nhờ can thiệp, xem xét việc xây dựng các công trình thuỷ điện quá gần khu vực vườn.
Trong số các công trình thuỷ điện mà theo các văn bản này cho là có tác động xấu đến môi trường sống của quần thể động vật rừng tại vườn thì Đức Thành và Đạ Kho là hai công trình thuỷ điện đáng lưu ý nhất. Thuỷ điện Đức Thành chỉ nằm cách ranh giới VQG Cát Tiên khoảng 600m, còn thuỷ điện Đạ Kho chỉ cách Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng hoang dã của vườn chỉ 500m.
Sự lo ngại của lãnh đạo VQG Cát Tiên không phải là không có cơ sở. Bởi lẽ, khi tiến hành xây dựng các công trình thuỷ điện, sẽ có hàng ngàn tấn thuốc nổ được đưa ra sử dụng, hệ sinh thái rừng ven sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hệ ngập nước Bàu Sấu (Cát Tiên) bị xâm hại...
Dấu hiệu "động rừng"
Tê giác một sừng ở Cát Tiên là quần thể tê giác một sừng duy nhất còn sót lại của Việt Nam và là quần thể thứ hai của thế giới hiện nay. Ngoài ra VQG Cát Tiên hiện có khoảng trên dưới 20 đàn bò tót (Bos Gaurus) với tổng số lượng cá thể khoảng 120 con đang sinh sống. Những tác động tiêu cực từ bên ngoài đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của quần thể bò tót hoàn hảo nhất của Việt Nam (theo đánh giá của các nhà chuyên môn) này.
Ngay sau khi thông tin phát hiện đàn bò tót ở VQG Cát Tiên của Việt Nam được công bố, Quỹ Bảo vệ môi trường thế giới của Pháp và Cơ quan Phát triển Pháp đã đồng ý hỗ trợ cho Việt Nam 580.000EUR để triển khai dự án bảo tồn loài bò hoang dã tại VQG Cát Tiên.
Vẫn theo thông tin từ VQG Cát Tiên, trong những ngày gần đây (từ trung tuần tháng 10 đến nay), tại khu vực rẫy của người dân thuộc các tiểu khu 387, 388 và 389, có một số đàn bò tót rời nơi cư trú trong rừng và "lang thang" ra ngoài phá hoa màu của dân. Dấu hiệu "rời rừng" của đàn bò tót này quả là điều đáng lo ngại của không riêng lực lượng quản lý và bảo vệ rừng tại VQG Cát Tiên.
Sự bày tỏ những quan ngại về môi trường sống bị tác động không tốt bởi những công trình này của những người có trách nhiệm của VQG Cát Tiên và một số lãnh đạo 3 địa phương Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai không phải là không có lý.
Do vậy, tín hiệu về việc xem xét lại quy hoạch để vừa khai thác hợp lý tiềm năng thuỷ điện trên sông Đồng Nai nhưng đồng thời bảo vệ tốt môi trường sống của các quần thể động vật hoang dã ở VQG Cát Tiên được phát đi từ cơ quan chức năng cấp trên đang là điều mong đợi của nhiều người.
Quy hoạch thủy điện sông Đồng Nai:
Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa?
TP - Theo quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, trên dòng chính của sông sẽ có 9 công trình thủy điện (một số đang vận hành - P.V). Tuy nhiên, theo đại diện của Vườn Quốc gia Cát Tiên, nếu triển khai các dự án như quy hoạch sẽ đe dọa việc bảo tồn của Vườn.
Sông Đồng Nai sẽ tác động đến VQG Cát Tiên khi các công trình thủy điện được xây dựng |
Đáng kể là thủy điện Đồng Nai 6 được quy hoạch từ năm 2002 với công suất 180 MW do Cty Cổ phần Đức Long Gia Lai (DLG) làm chủ đầu tư. Sau khi khảo sát, DLG cho rằng, dự án này tác động lớn đến môi trường do vùng ngập lòng hồ quá lớn, ảnh hưởng tới rừng quốc gia.
Do đó DLG xin hiệu chỉnh quy hoạch dự án Đồng Nai 6 thành hai dự án gồm Đồng Nai 6 có công suất 135MW và Đồng Nai 6A có công suất 106MW nằm tại vị trí các xã Hưng Bình, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông), Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) và Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước).
Tuy nhiên sau khi hiệu chỉnh thì hai dự án thủy điện này vẫn lấy mất hơn 130 ngàn héc ta rừng thuộc vùng lõi rừng Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên và trên 230 ngàn hécta rừng phòng hộ.
Cách thủy điện Đồng Nai 6A 20 km về hạ nguồn là dự án thủy điện Đức Thành của Cty Cổ phần Đức Hòa nằm trên xã Phước Cát 2, Cát Tiên (Lâm Đồng) và tiếp giáp với VQG Cát Tiên.
Căn cứ trên bản đồ tổng thể VQG Cát Tiên với quy hoạch hệ thống thủy điện bậc thang sông Đồng Nai, Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Phòng Khoa học Kỹ thuật VQG Cát Tiên cho rằng, VQG Cát Tiên gần như bị bao bọc bởi các nhà máy thủy điện.
Tê giác tại VQG Cát Tiên (ảnh do VQG Cát Tiên cung cấp) |
Đe dọa tê giác
Ông Trần Văn Thành - Giám đốc VQG Cát Tiên khẳng định, các dự án thủy điện trên đều tác động lớn đến môi trường sinh thái của VQG Cát Tiên. Đặc biệt là ảnh hưởng môi trường sinh sống của tê giác và vùng đất ngập nước Ramsar - Bàu Sấu.
Tại dự án thủy điện Đồng Nai 5, VQG Cát Tiên cách khu Cát Lộc (vùng sinh cảnh tê giác) 1,5 km. Trong quá trình thi công, công trình sẽ sử dụng 1.000 tấn thuốc nổ theo dự kiến thì tiếng ồn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh cảnh và thủy văn vùng hạ lưu, trong đó có rừng Cát Lộc và khu Ramsar - Bàu Sấu.
Riêng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, ông Thành cho rằng, trong quá trình mở đường giao thông, khai thác tận thu gỗ, đá… sẽ ảnh hưởng nguồn tài nguyên động thực vật tại VQG Cát Tiên.
Hơn nữa việc ngăn đập dự án thủy điện này chắc chắn ảnh hưởng đến hệ đất ngập nước Ramsar - Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên và sự di chuyển, sinh sản và hoạt động của các loài thủy sinh.
“Tê giác tại Việt Nam hiện chỉ còn 3 đến 5 cá thể đang có nguy cơ tuyệt chủng nên việc xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn loài tê giác”- Ông Trần Văn Thành cho biết.
Ông Trần Văn Thành đề nghị cần xem xét một cách cẩn trọng việc cho phép đầu tư xây dựng hai công trình thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Đặc biệt, cần có một đơn vị độc lập, đánh giá những tác động của các dự án thủy điện đối với VQG Cát Tiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên bị đe doạ bởi thuỷ điện
- Vườn quốc gia Cát Tiên (nằm ở "tam giác" 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước) là một trong số ít vườn quốc gia của cả nước còn tồn tại những loài thú cực kỳ quý hiếm như: Tê giác một sừng, bò tót...
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển quá nhiều công trình thuỷ điện trên sông Đồng Nai đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những quần thể thú rừng quý hiếm còn sót lại trong lâm phần của vườn.
Thuỷ điện tràn lan
Ông Phạm Hữu Khánh - điều phối viên DA Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên - trao đổi: "Mới đây nhất, Quỹ quốc tế Bảo vệ động vật hoang dã Đan Mạch đã đồng ý tài trợ cho Việt Nam 500.000USD để phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài động, thực vật tại VQG Cát Tiên. Một trong những mục tiêu quan trọng của DA là bảo vệ những loài thú quý hiếm hiện có ở VQG Cát Tiên".
Trong khi đó gần đây, một quy hoạch về thuỷ điện trên hệ thống sông Đồng Nai đã được lập và nhiều công trình thuỷ điện theo quy hoạch này đã và đang (hoặc sẽ) được xây dựng. Theo đó, chỉ riêng trên dòng chính của sông Đồng Nai đã có đến 9 công trình thuỷ điện được xây dựng mà theo các nhà thiết kế thuỷ điện là có thể khai thác đến gần 3.000MW.
Lo ngại về sự ảnh hưởng của các công trình thuỷ điện đến công tác bảo tồn của vườn, lãnh đạo VQG Cát Tiên đã phải phát văn bản gửi các cơ quan chức năng nhờ can thiệp, xem xét việc xây dựng các công trình thuỷ điện quá gần khu vực vườn.
Trong số các công trình thuỷ điện mà theo các văn bản này cho là có tác động xấu đến môi trường sống của quần thể động vật rừng tại vườn thì Đức Thành và Đạ Kho là hai công trình thuỷ điện đáng lưu ý nhất. Thuỷ điện Đức Thành chỉ nằm cách ranh giới VQG Cát Tiên khoảng 600m, còn thuỷ điện Đạ Kho chỉ cách Trung tâm Cứu hộ các loài linh trưởng hoang dã của vườn chỉ 500m.
Sự lo ngại của lãnh đạo VQG Cát Tiên không phải là không có cơ sở. Bởi lẽ, khi tiến hành xây dựng các công trình thuỷ điện, sẽ có hàng ngàn tấn thuốc nổ được đưa ra sử dụng, hệ sinh thái rừng ven sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hệ ngập nước Bàu Sấu (Cát Tiên) bị xâm hại...
Dấu hiệu "động rừng"
Tê giác một sừng ở Cát Tiên là quần thể tê giác một sừng duy nhất còn sót lại của Việt Nam và là quần thể thứ hai của thế giới hiện nay. Ngoài ra VQG Cát Tiên hiện có khoảng trên dưới 20 đàn bò tót (Bos Gaurus) với tổng số lượng cá thể khoảng 120 con đang sinh sống. Những tác động tiêu cực từ bên ngoài đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của quần thể bò tót hoàn hảo nhất của Việt Nam (theo đánh giá của các nhà chuyên môn) này.
Ngay sau khi thông tin phát hiện đàn bò tót ở VQG Cát Tiên của Việt Nam được công bố, Quỹ Bảo vệ môi trường thế giới của Pháp và Cơ quan Phát triển Pháp đã đồng ý hỗ trợ cho Việt Nam 580.000EUR để triển khai dự án bảo tồn loài bò hoang dã tại VQG Cát Tiên.
Vẫn theo thông tin từ VQG Cát Tiên, trong những ngày gần đây (từ trung tuần tháng 10 đến nay), tại khu vực rẫy của người dân thuộc các tiểu khu 387, 388 và 389, có một số đàn bò tót rời nơi cư trú trong rừng và "lang thang" ra ngoài phá hoa màu của dân. Dấu hiệu "rời rừng" của đàn bò tót này quả là điều đáng lo ngại của không riêng lực lượng quản lý và bảo vệ rừng tại VQG Cát Tiên.
Sự bày tỏ những quan ngại về môi trường sống bị tác động không tốt bởi những công trình này của những người có trách nhiệm của VQG Cát Tiên và một số lãnh đạo 3 địa phương Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai không phải là không có lý.
Do vậy, tín hiệu về việc xem xét lại quy hoạch để vừa khai thác hợp lý tiềm năng thuỷ điện trên sông Đồng Nai nhưng đồng thời bảo vệ tốt môi trường sống của các quần thể động vật hoang dã ở VQG Cát Tiên được phát đi từ cơ quan chức năng cấp trên đang là điều mong đợi của nhiều người.
Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích 71.350 ha, nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và Ban Thư ký Công ước RAMSAR công nhận vùng đất ngập nước Bàu Sấu có tầm quan trọng quốc tế. Vườn Quốc gia Cát Tiên đang lập hồ sơ trình UNESCO thẩm định để công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới. |
Vườn quốc gia Cát Tiên bị chặt phá
Một khu vực ở vườn quốc gia Cát Tiên bị chặt phá - Ảnh: Nhất Hùng |
Đặc biệt, một số người dân xã Phước Cát 2 đã tự ý phá một diện tích rừng khá lớn ở tiểu khu 500, thuộc vùng lõi VQGCT để làm thành tuyến đường nối từ thôn 4 đến trung tâm xã này với chiều dài khoảng trên 1,5km.
Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.
Lịch sử
Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.
Đa dạng sinh học
Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng).
Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.[1]
Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển". Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm).
No comments:
Post a Comment