Pages/ Tác giả

Friday, November 18, 2011

Van Anh-Gia Lai, Kon Tum và Quảng Nam-(Tàu -VGCS Chuẩn bị đánh Mỹ)


LTS- Trong thởi gian gần đây Tàu xâm lược tăng gia áp lực với các nước vùng Đông Nam Á, tuyên bố sẽ dùng quân sự kiểm tra, bảo vệ đường hàng hải trên suốt dọc giòng sông Mekong . Tức là Tàu dùng vũ khí quân sự khống chế mọi đi lại , giao dịch trên giòng sông Mekong.
Về mặt biển Thái bình dương, Tàu cho quân đội giả thuyền đánh cá áp đảo vùng "lưỡi bò" . Hăm doạ , bắt cóc, đánh đắm nhiều thuyền đánh cá việt nam, dù đó là trong hải phận VN và bọn Việt Gian CS không có thái độ thích ứng để bảo vệ tài sản , nhân mạng thuyền đánh cá VN . Khi tàu chiến Ấn Độ ghé đến VN cũng bị Tàu chận lại làm khó dễ. v..v..
Tình hình Á châu trở nên nóng bỏng, khi Tàu có ý định đuổi Hoa kỳ ra khỏi Thái Bình Dương, đe doạ Nhật, Úc, Miến Điện , Mã lai, Phi luật Tân, Ấn Độ v...v..
Các Hội nghi ASEAN là chủ đề quan trọng để liên kết các nước nhỏ yếu thành một khối vững mạnh tự bảo vệ và chống lại Tàu. Điều đó còn tuỳ thuộc vào lãnh đạo của những quốc gia Đông Nam Á có liên hệ mật thiết với Tàu vè kinh tế chính trị, an ninh ra sao. Riêng bọn Việt Gian Cộng Sản đã tình nguyện bán nước và làm tay sai cho Tàu với 16 chữ vàng 4 tốt. Bọn Việt Gian CS sẳn sàng đánh Mỹ và các nước lân bang vì Mẫu quốc Tàu.
Tàu sẳn sàng dùng Việt Nam làm bãi chiến trường để đánh Mỹ, Nhật. Úc New Zeland, từ đó sẽ chiếm cả Âu châu. Và Tàu sẽ trở thành siêu cường mới của kỷ nguyên mới.

Từ lâu nay, Tàu giả vờ Khai thác Bauxit trá hình cho việc Tàu xây dựng các căn cứ chiến lược nằm sâu trong lòng đất VN vùng trong vùng Gia Lai Kontum, Quảng Nam. Vì những khai thác ngầm dưới đất, mở rộng căn cứ do chất nổ tao thành những cuộc địa chấn kèm theo tiếng nổ trong  những năm gần đây, tạo ra đất chùi v..v..Tàu xử dụng binh lính Tàu trá hình thành người lao động hay chuyên viên kỹ thuật. Nhiều đập nước được xây với mục đích chiến lược tại miền trung nguyên VN. Lũ lụt xãy ra hàng năm là cuộc trắc nghiệm  xả đóng đập xem cường độ nước hoạt động hữu hiệu ở mức độ nào và phản ứng của nhân dân trong vùng mạnh yếu thế nào?
Trong những vùng này Tàu và bọn Việt gian CS dự trữ nhiều nguyên lịệu, vũ khí, thực phẩm, thuốc men dụng cụ y khoa v.v.. phòng khi nguy biến chúng chạy vàp các căn cứ phòng thủ trên. Nếu đát nước bị loạn lạc, chiến tranh và nạn đói hoành hành thì nguời dân ứng biến để bảo tồn sự sống.
Gần đây Tàu đến VN thâu mua lúa gạo, thịt heo là khoai để tàng trữ phòng bị. Khả năng nhiên liệu của Tàu chỉ kéo dài trong 1 1/2 tháng.

 Chúng tôi xin giới thiệu lại bài viết của tác giả Vân Anh viết năm 2010 về chiến lược Tàu  tiến chiếm VN , kèm theo những bản tin mới nhất về sự chuẩn bị cho chiến tranh của khối ASEAN.



     Van Anh-Gia Lai, Kon Tum và Quảng Nam-(Tàu -VGCS Chuẩn bị đánh Mỹ)   


http://youtu.be/ov319DrC_9c




Vân Anh-Gia Lai, Kon Tum và Quảng Nam !!! Vùng Đất “Tiến Khả Công, Thoái Khả Thủ”


Bản đồ Việt Nam với Kon Tum được tô đậm


Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong đó:


(Chiều tối nay 18.11,2011 ông Lê Huy Minh - Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, các rung chấn kèm theo tiếng nổ trong lòng đất liên tiếp xảy ra tại khu vực H.Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) từ đêm 16 đến rạng sáng ngày 17.11 là do một trận động đất có cường độ mạnh 2,7 độ Richter gây ra.
 trận động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 15,409 độ vĩ bắc; 108,105 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 3km).
 
Bản đồ tâm chấn trận động đất - Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần

Gia Lai, Kon Tum và Quảng Nam !!!
Vùng Đất “Tiến Khả Công, Thoái Khả Thủ”
Vân Anh
Khoảng giữa năm 1994, do lời “yêu cầu” của một người quen làm việc cho cơ quan công quyền của Hoa Kỳ. Vân Anh chấp nhận đến vùng San Francisco (Bắc California) để gặp một chuyên viên “cao cấp!”, chuyên nghiên cứu về tình hình Á Châu, nhưng điểm chính là “nghiên cứu” về địa vật, địa hình Việt Nam. Buổi “gặp gỡ” tay Ba (3) này có sự giám sát của một vài nhân viên “bí mật”. Sau hơn 3 giờ nói chuyện về nhiều lãnh vực, thì “người bạn” kia bất chợt hỏi Vân Anh rằng:
 “vùng đất nào của Việt Nam có thể làm nơi … hiểm yếu nhất”.
 Vân Anh trả lời: “vùng địa lược” Việt Nam!: “Gia Lai, Kon Tum và Quảng Nam là nơi Tiến Khả Công, Thoái Khả Thủ” vậy. 
Và từ hôm “gặp gỡ” đó thì đường ai nấy đi, “việc ai nấy làm”. Mãi sau này thì Vân Anh mới được biết là: chính “người bạn” này đã “tiết lộ” điều của Vân Anh đã “mách” cho “Hà Nội”. Để rồi Hà Nội và Bắc Kinh sau đó âm thầm cho xây dựng các căn cứ phòng thủ quân sự cũng như các vùng địa đạo nằm sâu vào các vùng rừng núi địa danh như đã nói ở trên.
Và dường như Bắc Kinh và Hà Nội chưa yên lòng với nơi hiểm địa “phòng thủ” này, cho nên vào ngày 28/3/2001, Việt Gian Cộng sản đã cho khởi công xây dựng con đê chắn sóng dài 1,600 mét, chiều cao 27 mét, bề rộng chân đê 100 mét, bề ngang trên mặt 10 mét, trị giá “con đê” này khoảng 10.5 triệu đôla để “cung ứng” cho cảng dầu khí Dung Quất. Điều này rất có lợi điểm là: khi chiến tranh xảy ra thì cảng Dung Quất này sẽ cung cấp dầu xăng bằng loại ống nhỏ từ 2 cho đến 4 inch cho các đoàn xe tăng cơ giới của Trung Cộng dễ dàng tiến xuống phía Nam. Các hệ thống ống dẫn dầu cũng được đặt sẳn để cung cấp cho các căn cứ quân sự và hỏa tiễn xây dựng dọc theo xa lộ Trường Sơn. Đó là khi tình hình chiến tranh. Trong thời bình thì Dung Quất có thể được xây dựng để trở thành một trung tâm lọc dầu và hóa dầu (chế biến) khổng lồ để cung cấp cho các tỉnh Hoa Nam bị kẹt trong đất liền như: Tứ Xuyên, Côn Minh, Vân Nam, Quảng Tây, Quí Châu, Hồ Nam ..v.v.. Bắc Kinh còn bắt Hà Nội xây thêm một số căn cứ “bí mật” nửa, phòng khi Hà Nội có thể bị đánh bật ra khỏi Việt Nam hay phải bỏ chạy lên phía Bắc. Tóm lại trên đây là hình ảnh toàn bộ khu căn cứ phòng thủ gọi là “chiến lược” của Bắc Kinh và Hà Nội ở phía Nam.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ mở rộng thêm 134 ha
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất

02-vi-sao-28410-300.jpg
Ngày hôm nay 3 tháng 12 năm 2010, Vân Anh vừa nhận được một bản tin trong nước rất ngắn, nhưng đầy đủ ý nghĩa. Bản tin cho biết là: vào hôm ngày 2 tháng 12 những trận mưa lớn đã làm sạt lỡ và tắc nghẽn hơn 20km tuyến đường từ Quảng Nam đi Kon Tum. Đất và đá đã vùi lấp sâu đến 20m, và hơn 20km tuyến đường đã bị cắt ra thành nhiều khúc. Các nhân chứng còn cho biết là trước khi đất và đá sạt lỡ người ta nghe những tiến nổ rất lớn làm rung chuyển cả vùng rừng núi chung quanh và sau đó thì sạt lỡ rất nặng nề. Các đơn bị lục lộ (thi công) cho biết là những đoạn đường này phải tốn ít nhất vài tháng thì mới có thể lưu thông được. Điều này rất đúng. Nhưng Vân Anh nghĩ có thể thời gian sẽ hơn vài tháng. Vì hàng trăm triệu “kíp” đất và đá thì làm sao có thể khai thông trong một thời gian ngắn được? ai khai thông? cơ giới (máy móc) đâu để khai thông?.
Muốn khai thông các tuyến đường. Thì trước nhất phải phóng (làm) những con đường mới trên một vùng núi rừng trùng điệp từ Kon Tum đi Quảng Nam không phải là chuyện dễ làm. Hơn nửa vùng rừng núi Kon Tum là loại Đất Sét đỏ và khi có mưa thì loại đất sét này trơn còn hơn mở bò. Một chiếc xe chở đất thông thường chỉ chở mỗi lần được 4 “kip” đất mà thôi. Nhưng làm sao đem xe đến đấy mà chở nếu không phóng những tuyến đường mới. Và nếu Hà Nội có khả năng để làm, thì làm như thế nào?. Tình trạng như vậy thì Hà Nội và Bắc Kinh có thể nói chúng mất khả năng “tự vệ” (phòng thủ, chứ không phải chiến đấu) khoảng 60% đến 70%. Đây cũng là cơ hội hiếm có cho hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước từ nhiều năm qua mong mỏi tự do, dân chủ đến cho đất nước Việt Nam của chúng ta vậy!. (Trong nước dân số hiện nay - 2010 - là: 87,375,000. Hải ngoại trên dưới khoảng 5 triệu)
Nếu theo dõi kỹ tình hình Á Châu và nhất là Việt Nam thì ta thấy miền Trung và miền Bắc Việt Nam đã có những trận lụt kéo dài từ hôm tháng 6 cho đến tận ngày hôm nay 3 tháng 12 năm 2010 mà nhiều nơi vẫn còn lụt lội. Trung Cộng thì cũng tương tự với những trận lụt và động đất từ các vùng như: Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, Quí Châu, Hồ Nam ..v.v.. như vậy nhiều “căn cứ phòng thủ” của Bắc Kinh và Hà Nội đào sâu trong lòng đất đều bị nước lụt ngấm vào phá hỏng hết. Vân Anh có thể nói chắc chắn một điều là: Bắc Kinh và Hà Nội đã hết lực để gây chiến tranh, và có thể hiện nay chúng không đủ khả năng “tự vệ” nửa là đằng khác, chưa kể Bắc Kinh và Hà Nội có rất nhiều tử huyệt mà chính chúng không thể ngờ với loại phi đạn có sức công phá lớn và chính xác như ngày hôm nay, có thể đánh bại chúng một cách dễ dàng. Thật đúng là: “điềm rồng dấy lụt là tường Vua sinh”. (Sấm Trạng Trình).
Tình trạng trên chỉ cần kéo dài một thời gian ngắn nửa thôi, thì thật là Đại Họa cho bọn cầm quyền Việt Gian Cộng Sản, và lúc đó thì tình hình đất nước Việt Nam chắc chắn phải có thay đổi lớn. Thật Lớn. Hay nói một cách khác là Việt Nam cần phải có một cuộc cách mạng võ lực để giải quyết tận gốc toàn diện các vấn đề đã bị bế tắc trong nhiều thập niên qua. Và phải có như vậy thì toàn dân mới có cơm no áo ấm, mới có không khí tự do, đời sống người dân mới hoàn toàn được bảo đảm một cách công bằng. Theo lối suy nghĩ của Vân Anh thì: Nếu không giải quyết được vấn đề Việt Nam thì thế giới đã bế tắc sẽ tiếp tục bế tắc, và chắc chắn tình hình chính trị sẽ đi vào một khúc quanh khác đen tối khác, cũng như những bất ổn khác cho thế giới hôm nay. Vì Hà Nội bây giờ đã là một cánh tay “rắn chắc” cho Bắc Kinh. Tiêu diệt được Hà Nội thì Bắc Kinh cũng theo đó mà sụp đổ và ngược lại.
Tóm lại là Việt Gian Cộng sản và bọn Sô Vanh bành trướng Bắc Kinh tưởng bở cho nên đã “đầu tư nhiều công trình chiến tranh” vào “vùng địa lược”, “tiến khả công, thoái khả thủ” này. Chúng đã đào hàng trăm nơi để xậy dựng hệ thống “công” cũng như “thủ” để tấn công Hoa Kỳ. Vậy với một bản tin rất ngắn trên đây Vân Anh đã có thể tìm ra lý do và đoán được nhiều chuyện khác nửa phải xảy ra bây giờ và trong tương lai. Á Châu hay là vùng “cao nguyên” Việt Nam ngày nay nếu xảy ra chiến tranh, thì quân đội của Hà Nội và Bắc Kinh sẽ là những tấm bia trải dài và rộng để phi công đối phương cũng như “đồng minh” làm nơi oanh kích mà chúng không có gì để chống đỡ, các loại Tầu ngầm cũng như Tầu chiến của Trung Cộng không thể thoát ra khỏi “cửa khẩu” Hoàng Hải. Nếu có thì cũng làm mồi cho chiến đấu cơ các loại.
Điểm quan trọng nửa là với võ khí chiến tranh như hiện nay (các loại võ khí này trước đây khoảng 1 năm Vân Anh đã có viết ra trong các loạt bài trước rồi. Xin bạn đọc tìm xem lại), người ta có thể bắn rất chính xác, vì các phi đạn được tia Lade dẫn đi (laser guide), có khi người ta gọi là “đạn đạo” cũng không sai bao nhiêu. Thời điểm hiện nay Bắc Kinh và Hà Nội có tính cho lắm, thì cũng không bằng “Trời” tính và Trời cũng tính rằng: đến cuối năm 2010 này thì bọn Cộng sản cũng đã hết thời. Vì “Thời, Thế và Cơ” của chúng đã tận tuyệt, đã hết cho nên cả Trời lẫn Đất (Âm lẫn Dương) đều cũng muốn tru diệt bọn gian manh, ác ôn. Cho nên hình như từ lâu lắm sách “Thiên Thư” đã nó ghi lại rằng: “Song Thiên Đại Pháp Đô Quy Bắc” (nghĩa là hai cõi trời, đất đều hướng về phương Bắc mà tiêu diệt chúng). Như vậy Bắc Kinh Cộng sản hay Bắc Việt Cộng sản đều phải bị chết tuyệt diệt, vì chúng đã “vô kế khả thi”, và “ý Trời, lòng Người” đều muốn như vậy cả. Và như trên có nói một khi người ta không thể giải quyết trên mặt trận ngoại giao, thì sau đó bắt buộc người ta phải đến chiến tranh để “so tài” cao thấp mà phân định thắng hay bại, và chỉ có bên chiến thắng mới đủ Uy và Lực để đứng ra lãnh đạo thế giới là vậy.
Điểm quan trọng nửa Vân Anh cũng muốn nêu lên để cho Hà Nội “học khôn” là: Trung Cộng từ mấy chục năm qua đã dùng đất nước Việt Nam làm một bãi chiến trường để “tranh hùng” cùng khối Tây phương. Nhưng với loại “kỹ thuật” ăn cắp của Bắc Kinh thì Tàu Cộng phải thảm bại thì cũng đúng thôi. Nếu Bắc Kinh đã xem Hà Nội như là một “đồng minh, chiến lược” hay là “môi hở răng lạnh”, thì đám “thái thú” cầm quyền Hà Nội hãy chỉ cho các đảng viên cao cấp cũng như trung cấp của Hà Nội, đâu là võ khí hạng nặng (Ghi chú: Võ khí hạng nặng nhé) mà “răng” Trung Cộng đã “viện trợ” cho “môi” một Hà Nội khi chiến tranh xảy ra trong vùng Á Châu. Hay nói một cách rõ ràng hơn là: Trung Cộng đã không bao giờ tin tưởng ở tên đàn em Hà Nội, cho dù Bắc Kinh đã xích được cổ con chó nhỏ Hà Nội vào chân giường rồi. Và vì không bao giờ tin tưởng Hà Nội nên Bắc Kinh không bao giờ dám giao các loại võ khí hạng nặng cho Hà Nội xử dụng, mặc dù Hà Nội ngày nay đã tình nguyện làm tên lính đánh thuê cho Bắc Kinh. Chúng ta cứ nhìn các “mật ước”, cũng như các: hiệp ước hổ tương quân sự” được “ký kết” giữa Bắc Kinh và Hà Nội ngày nay thì rõ nhất. Đây là cái đểu, cái lưu manh nhất của tập đoàn Cộng sản Bắc Kinh. Vì nếu chiến tranh xảy ra thì chính Hà Nội phải chết trước vì không có các loại võ khí để tự vệ, thì nói chi đến đánh nhau với Nhật, với Mỹ. Như trên Vân Anh đã có nói: Đánh tan nát mấy tên lưu manh lường gạt Hà Nội thì Bắc Kinh phải chết và ngược lại . “Binh thư” cũng có nói: “nhất điểm hộ vạn điểm” là vậy!. Bẻ cổ hai (2) con sỉ thì con Tướng đương nhiên phải chết.
Ngày nay khi bài này được viết ra thì mọi việc có lẽ đã muộn màng, vì thế cờ đã gài xong. Mỹ cũng như đồng minh của Hoa Kỳ đã và đang chuẩn bị tác chiến, coi như họ đang nắn bóp tay chân trước khi lên võ đài tranh tài cao thấp vậy. Thắng lần định mệnh này thì xem như Bắc Kinh thật sự là ông Trời con, rõ ràng như vậy. Nhưng nếu Bắc Kinh thua thì trớ trêu thay Hà Nội lại lãnh đủ mọi hậu quả. Điểm này Hà Nội nên nghiệm đi thì sẽ thấy. Thời đại “high-tech” (siêu kỹ thuật) ngày nay, người ta đánh nhau thì người ta đâu có cần đổ quân chiếm đất, dành dân đâu mà các anh Hà Nội và Bắc Kinh đào “Địa Đạo” hay căn cứ phòng thủ “bí mật” trong các vùng rừng núi?. Chỉ cần 1 quả bom thì chu vi 5km chẳng có sinh vật nào có thể sống nổi, mà có chết thì có lẽ cũng không tìm ra dấu vết được nửa. Cho nên “thế, trận” của năm 2010 này đã thay đổi về kỹ thuật quá nhiều, mà các anh Hà Nội và Bắc Kinh cứ nghĩ cách đánh nhau như 65 năm về trước trên sông Áp Lục không bằng.
Muốn hiểu rõ sự việc ta nhìn về gần 10 năm trước đây thử xem sao?. Biến cố phi cơ Mỹ bị phi cơ Trung Cộng đụng tại Hải Nam ngày 1/4/01. Vụ Bắc Kinh và Hà Nội “bắn” rơi chiếc trực thăng M-17 đi tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA) rớt tại Bố Trạch ngày 8/4/01. Ngày 14/4/01, Đài Loan công bố thấy không cần thiết phải mua chiến hạm thiết trí Aegis của Mỹ nữa. (bài này chỉ nhắc lại vụ “rớt” máy bay ngày 8/4/2001 mà thôi). Sau các vụ này người Mỹ hiểu rằng họ phải “nhượng bộ” Trung Cộng tại Việt Nam để “lùi lại một bước”. Thứ nhất để xoa dịu tất cả sự căng thẳng của Bắc Kinh. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng “lơi tay” Cộng sản Hà Nội cho Bắc Kinh, và lặng lẽ ra khỏi Việt Nam, để tránh cái vụ nuôi ong Hà Nội trong tay áo của Mỹ. Hoa Kỳ xác nhận rằng Hà Nội đúng là bù nhìn, là tay sai của Bắc Kinh, là con chó Tình Nguyện giữ nhà cho Bắc Kinh để được Bắc Kinh bao bọc, che chở cho Hà Nội tiếp tục bóc lột người dân Việt Nam dùm cho Trung Cộng, để Trung Cộng không phải mang tiếng xấu, tiếng xâm lăng diệt chủng với thế giới. Sự việc đã rành rành như vậy cho nên người Mỹ không cần phải thắc mắc. Vì họ đã có cách tính cho một kế hoạch khác thần sầu hơn.
Một biến cố xẩy ra khá đau đớn cho quân đội Hoa Kỳ như đã nói ở trên vào ngày 8 tháng 4 năm 2001. Một phi cơ trực thăng M-17 do Nga chế tạo (phương tiện chuyên chở hàng không quân sự của Hà Nội), đã chở 9 nhân viên quân đội Cộng sản và 7 nhân viên chuyên viên quân đội Mỹ đi đào tìm người lính Mỹ mất tích (MIA). Chiếc M-17 đã bị rớt tại Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình, đều thuộc vùng miền Trung phần Việt Nam). Theo các nhân chứng thì họ thấy chiếc trực thăng M-17 bay lảo đảo rồi rớt xuống. Cũng có nhân chứng nghe thấy tiếng nổ và lửa cháy từ trong trực thăng và sau đó máy bay mới lảo đảo rồi rớt xuống. Ngay lập tức quân đội Hoa Kỳ được lệnh đến chỗ xác chiếc máy bay để điều tra lý do nào đã gây ra tai nạn trên!.
Nhưng phải đến ngày 10 tháng 4, khi các chuyên gia Mỹ chưa kịp tới vùng Thanh Trạch, Quảng Bình, thì khoảng hơn 500 kí lô mảnh vỡ của trực thăng đã bị chuyên gia Trung Cộng đến lấy mất tự khi nào (không còn bằng chứng điều tra), hỏi lại thì Hà Nội nói rằng: “Không Biết!”. Trong số 7 chuyên viên Hoa Kỳ bị chết này có hai người Mỹ nói tiếng Việt rất sõi. Một người khác là phân tích gia tin tức tình báo. Một người nửa là trưởng toán tìm kiếm MIA Hoa Kỳ. Ba người còn lại cũng là những chuyên viên thượng thặng nhưng không rõ phần hành của họ là gì!.
Như vậy ta có thể thấy rõ ràng là: Có thể có bàn tay của cán bộ “nhân dân tình báo sở” Trung Cộng đặt chất nổ để “thanh toán” chiếc máy bay này. Và dĩ nhiên là đến nay chưa ai có thể biết vì sao Trung Cộng lại làm như vậy?. Đây có lẽ là toán tìm kiếm các quân nhân Mỹ (mất tích) duy nhất cho hai bên Mỹ - Cộng sản làm việc “thân mật” với nhau. Sau đó được biết rằng: “Hai chuyên viên quân đội Mỹ này nói tiếng Việt là Flynn và Moser, đều là chuyên gia phân tích tình báo và nói sõi tiếng Việt. Như vậy người ta có thể tiên đoán là: Cán bộ người Tàu đã đặt nghi vấn có sự móc nối giữa Hoa kỳ và đám Bộ Đội Cộng sản “muốn” làm “gián điệp” cho Mỹ!, muốn “làm việc” với Mỹ qua toán tìm kiếm MIA này chăng?. Sự “bắn hạ” (cho nổ) chiếc trực thăng và phi hành đoàn cũng là một cách Bắc Kinh đã “cảnh cáo” Mỹ đừng “rờ mó” vào Việt Nam mà … nguy đấy nhé!.. Nếu Mỹ chưa nhìn ra và chưa chịu “rời khỏi” vùng đất Việt Nam, thì sẽ có nhiều tai nạn làm chết nhiều người Mỹ nữa, vào thời điểm đó chính quyền Mỹ đành im lặng vì không biết nói gì hơn.
Sau vụ “bắn hạ” chiếc máy bay M-17, người Mỹ đã “thật sự” cuốn gói ra khỏi Việt Nam để tránh thêm nhiều cái chết vô ích và khả nghi. Và như vậy thì người Mỹ đã có thể xuống thang về chính trị và kinh tế tại Á Châu, để Trung Cộng nắm thế thượng phong!. Từ đó Trung Cộng tha hồ hùng hổ, xưng hùng xưng bá, ăn hiếp, dọa nạt các nước nhỏ chung quanh Trung Cộng nói riêng và Á Châu nói chung. Cũng từ thời điểm đó trở đi người ta thấy Trung Cộng đã “ăn hiếp” các nước Á Châu bằng cách đổ (dump) hàng tràn ngập với những điều kiện thắt họng, chịu không nổi. Kết quả là ngày nay các nước Á Châu đã ớn Trung Cộng đến tận cổ, nhưng họ không thể ra mặt chống Bắc Kinh. Một số nước họ mong Hoa Kỳ trở lại Á Châu. Trong đó có Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ trở lại Việt Nam bằng cách nào?.
{(Tiện đây Vân Anh cũng xin mở một dấu ngoặc để nói thêm về điểm này. Và ngay thời điểm ngày hôm nay (12/2010) Vân Anh có thể nói một cách chủ quan rằng: Nếu không có yếu tố “Người Việt Quốc Gia Chân Chính”. Xin nhắc lại là: “Người Việt Quốc Gia Chân Chính”, thì Hoa Kỳ có muốn trở lại Việt Nam cũng phải qua nhiều gian nan vất vả. Chứ không đơn giản tí nào. Hoa Kỳ cũng như các nước Tây Phương sẽ trở lại Á Châu nói chung và Việt Nam (nói riêng) không phải để “chìu lòng” các tên Việt Gian Cộng Sản cả đời đã đi Sai Lầm, và sống trong ảo tưởng “Xã Hội Chủ Nghĩa” cũng như bọn tay sai của chúng ở hải ngoại chỉ mong được “bả vinh hoa”.
Hiện nay bọn này đã cùng đường tuyệt lối, đã bế tắc, nên chúng mong ẩn nấp trong màu áo “quốc gia”, thừa cơ hội nhào ra cướp thời cơ “tranh đấu dỗm” để mong được ngồi vào cương vị “lãnh đạo” đất nước một lần nửa. Không! không bao giờ có thể xảy ra chuyện này một lần nửa. Vì toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, cũng như các nước Tự Do phương Tây hiện nay người ta đã có thừa kinh nghiệm với bọn Việt Gian Cộng sản và tay sai của chúng. Nhân dân Việt Nam đã nhìn thấy rõ, thật rõ! cái bộ mặt bán nước nham nhở của các “đồng chí Vẹm”. Đất nước Việt Nam đã tan hoang như ngày nay cũng vì cái Ngu Dốt và Sai Lầm của những tên Việt Gian Cộng sản. Quá khứ đã chứng minh họ Sai. Hiện tại cũng đã chứng minh họ Sai hơn nửa và như vậy họ còn Sai nhiều hơn nửa nếu chúng còn nắm vận mệnh tương lai đất nước Việt. Chúng cam tâm làm Việt Gian bán đất dâng biển cho Trung Cộng thì làm sao chúng có thể đúng mà không Sai???. chúng chẳng còn tư cách gì để có thêm cơ hội mà mong “lãnh đạo” hay làm việc cho đất nước nửa cả. Nếu có “làm việc” thì các “đồng chí” cũng phải đứng sau lưng của những người Quốc Gia Chân Chính để … “làm việc” vậy. Và thời điểm này trở đi người Mỹ cũng như thế giới tự do họ chẳng bao giờ còn nghĩ đến chuyện “giúp đỡ” cho những tên Việt Gian bán nước nửa cả. Vì họ chẳng bao giờ muốn mang tiếng xấu trong lịch sử bây giờ và sau này. Các chính phủ, chính quyền Mỹ (trong chiến tranh) trước đây họ đã Bị Động Và Nhầm Lẫn nên tưởng tập đoàn Việt Gian Cộng sản là: “thành phần yêu nước Việt thật sự”, và việc chúng đã làm đã chứng minh chúng chỉ là bọn côn đồ, ăn cắp, cướp của giết người, chuyên đi vu oan giáng họa cho người, chúng lưu manh, lường gạt nói láo thuộc hàng thượng thừa. Hơn nửa những người Mỹ trước đây họ chưa có dịp hiểu rõ về“Người Việt Quốc Gia Chân Chính” bao nhiêu, thì đã bị đẩy vào trong một cái thế “phải” thua trận và rời khỏi Việt Nam.)}
Ngày nay các mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước Á Châu được tồn động, mà không thể giải quyết được bằng biện pháp “hòa đàm” hay ngoại giao được nửa như chúng ta đã thấy, kể từ năm 1990 cho đến nay. Có nhiều lý do ta chưa thể đưa ra ánh sáng nhiều vấn đề. Nhưng Vân Anh nhận định rằng cái chết của 7 người Mỹ kia đã giúp cho Hoa Kỳ tránh được nhiều đại họa ghê gớm và khủng khiếp sau này. Âu đó cũng là sự đời, trong cái rủi đã trở thành cái may, và từ đó người ta sẽ học bài học về sự khôn ngoan hơn.
Quy luật của chiến tranh là khi ra quân, người ta phải ước lượng quân địch sẽ chống đỡ và phản công ra sao để tìm cách khắc chế đối phương. Nói đúng hơn là chiến thuật và chiến lược phải nhịp nhàng, uyển chuyển, phải có phương pháp để làm tăng sức mạnh quân đội của ta. Hiện nay các nhà nghiên cứu quân sự họ có thể ước lượng rằng: Nếu chiến tranh xảy ra ngay bây giờ thì Bắc Kinh và Hà Nội sẽ lãnh thảm bại là điều chắc chắn, nhưng chẳng ai dại gì mà “dạy khôn” cho chúng cả. Bắc Kinh phải tan rã thành nhiều tiểu quốc độc lập, thì Á Châu mới sống lại được. Bắc Kinh và Hà Nội phải bị tiêu diệt, tận diệt thì bộ mặt của thế giới mới thay đổi hẵn. Bắc Kinh đã trở thành kẻ tử thù của hầu hết các quốc gia Á Châu hiện nay.
Toàn thể các sắc dân Trung Hoa (1,355 triệu người vào tháng 12/2010) sẽ sống trong hòa bình, no ấm. Nước Trung Hoa và các sắc dân chung quanh nước Tàu sẽ chẳng còn phải sợ nạn xâm lăng, xâm thực, Sô Vanh, bành trướng chuyên di dân, đi diệt chủng dân tộc khác. Nạn xâm lăng, xâm thực diệt chủng theo kiểu của Tần Doanh Chính (Thủy Hoàng) từ mấy ngàn năm qua đến nay sẽ chấm dứt vĩnh viễn và đi vào lịch sử. Việt Nam sẽ trở thành quân bình kinh tế tại Á Châu. Toàn thế giới sẽ thật sự sống trong hòa bình, an lạc trong nhiều thế kỷ nửa. Lịch sử thế giới sau này sẽ chứng tỏ rằng giai đoạn chiến tranh trong năm 2010, có tính cách quyết định cho lịch sử nhân loại. Những tên tàn ác và ngu xuẩn sẽ vĩnh viễn bị tiêu diệt. Dân tộc Việt Nam sẽ không còn mầm mống của bọn Việt gian, tàn ác, lưu manh, ăn cướp, bịp bợm, nói láo!
Thưa quý bạn đọc trong và ngoài nước. Ông, Bà ta xưa nay có dạy rằng: “Nước Biển Bao Giờ Cũng Mặn” là đây. Và Đây! Vân Anh xin trích lại bài thơ “Sẽ Có Một Ngày” trong tập thơ Vô Đề của Thi sĩ Vô Danh. Xin nguyện cầu cho Thi Sĩ Vô Danh được bình an để ông được nhìn thấy đất nước của ông: “Sẽ Có Một Ngày” vinh quang!

Sẽ Có Một Ngày

- Sẽ có một ngày con người hôm nay.
- Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất đảng,
- Đội lại khăn tang, quay ngang vòng nạng
- Oan khiên!
- Về với miếu đường, mồ mả, gia tiên.
- Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
- Bao hận thù độc địa dấy lên
- Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
- Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
- Kẻ lọc lừa, kẻ bạo lực xô chân
- Sống sót về đây an nhờ phúc phận
- Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
- Đứng bên nhau trong mất mát quay quần
- Kẻ bùi ngùi hối hận
- Kẻ bồi hồi kính cẩn
- Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
- Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng!
- Tiếng sáo mục đồng êm ả
- Tình quê tha thiết ngân nga
- Thay tiếng, tiến quân ca
- Và quốc tế ca
- Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
Thơ Vô Đề tác giả Vô Danh - 1972
Vân Anh


ĐỊA LÝ

Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn 13°55’-15°27’ vĩ độ bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong đó:
  • Đất ở: 3.332 ha
  • Đất nông nghiệp: 92.352 ha
  • Đất lâm nghiệp: 606.669 ha
  • Đất chuyên dùng: 12.253 ha
  • Đất chưa sử dụng: 246.844 ha.
Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam.
Phía bắc tỉnh là khối núi Ngọc Linh có độ cao trong khoảng 800-1.200 m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2.596 m, Ngọc Phan 2.251 m, Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m, Kon Krông 1.330 m.
Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia vàsông Ba chảy sang Phú Yên.
Phía nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô và Đắk Bla bồi đắp.
Cực nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW.

HÀNH CHÍNH

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị trấn, bao gồm:
Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.[1] Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 338 ha mặt đất và 471 ha mặt biển và có công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam

XÂY DỰNG

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án làNhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.[2][3] nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.
Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).[1]
Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng 2 tháp Eiffel – Paris; và một nhà máy điện công suất trên 100 Megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi."[1] Technip cũng thông báo: việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận. Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.[3]

\

 HOẠT ĐỘNG

Nhà máy được vận hành nâng công suất dần dần từ ngày 25 tháng 2 [4] dự kiến đến tháng 8 năm 2009 sẽ đạt 100% công suất để sản xuất ra các sản phẩm khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày) xăng A90 (2.900-5.100 tấn/ngày) và A92-95 (2.600-2.700 tấn/ngày), dầu Diesel (7.000-9.000 tấn/ngày), LPG và các sản phẩm khác như Propylene (320-460 tấn/ngày), xăng máy bay Jet-A1 và nhiên liệu cho động cơ phản lực (650-1.250 tấn/ngày) và dầu đốt lò F.O (1.000-1.100 tấn/ngày). Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và trong giai đoạn 2, sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ(85) và dầu chua từ Dubai (15%).[1][3]
Vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Dầu khí VN đã tổ chức một buổi họp báo về sự kiện đón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy Dung Quất.[5] Và đến tối ngày 23 tháng 2 năm 2009, lễ đón dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy đã diễn ra tại tại khu bể chứa sản phẩm. Và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam nhân dịp này cũng đã chính thức công bố giấy xác nhận về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy.[3]
Nhà máy hiện do Công ty TNHH một thành viên Nhà máy lọc dầu Dung Quất (BSR) quản lý

7.000 hộ gia đình phải tái định cư ở nơi khác trước năm 2015 để có chỗ cho khu kinh tế Dung Quất.[6] Một số người làm nghề đánh cá cũng đã nhận thấy có ít cá hơn vì tiếng động từ nhà máy.[6]Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chịu nhiều chỉ trích quốc tế về địa điểm và giá trị của nó. Những người chỉ trích cho rằng chính trị đã xen vào quyết định kinh tế.[6] Năm 1995, tập đoàn Total SA của Pháp đã chấm dứt thương lượng đầu tư với lý do rằng chính phủ đòi phải đặt nhà máy tại miền trung, cách xa những cơ sở hạ tầng dầu mỏ trong nước.[7] Năm 1997, Ngân hàng Thế giới nói dự án này sẽ "không làm gì cho nền kinh tế"[7] và năm sau Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng giá trị của dự án này "đáng ngờ".[7] Năm 1998, mặc dù đã ký hợp đồng tham gia, tập đoàn Zarubezhneft cho rằng vịnh Dung Quất là "một địa điểm rất xấu", và đến năm 2002 đã rời bỏ dự án.[7] Năm 2003, Liên Hiệp Quốc đã nhắc đến dự án này khi nói rằng Việt Nam nên tránh xa những "đầu tư có thu nhập thấp".[7]
-------







Hàng trăm công nhân Trung Quốc đã và đang làm trên các công trình thủy điện ở Quảng Nam


Công nhân Trung Quốc, những hệ lụy buồn

Thứ Bẩy, ngày 27/08/2011, 19:00
(24h) - Hàng trăm công nhân Trung Quốc đã và đang làm việc trên các công trình thủy điện ở Quảng Nam gây ra không ít hệ lụy buồn cho người lao động và đời sống của bà con địa phương.
Bị ép trên sân nhà

Hàng trăm lao động Việt Nam đang làm thuê cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng công trình thủy điện sông Bung 4 (thôn Pà Lừa xã Tà Bhing, Nam Giang) đang bị đối xử rất bất công về giờ làm và lương thưởng. Người Việt đang bị giới chủ Trung Quốc o ép ngay trên sân nhà…
Qua 3 vòng kiểm soát, chúng tôi mới vào được khu lán trại của công nhân Trung Quốc ở giữa rừng, bên cạnh nhà máy thủy điện Sông Bung 4 đang được thi công ngày đêm. Tất cả biển báo vào công trình đều bằng chữ Trung Quốc. Lao động Trung Quốc hiện chiếm đa số ở đây, với 296 người, phần lớn là lao động phổ thông.





Nhóm công nhân Trung Quốc ngồi tán chuyện trên công trường xây dựng Thủy điện sông Bung
Tại khu nhà ở của đội vàng (đội lái xe màu vàng), 2 dãy nhà 2 tầng, trong đó công nhân Việt Nam ở tầng trên của một dãy, số còn lại là lao động Trung Quốc. Nguyễn Xuân Hùng (Yên Thành – Nghệ An) chuẩn bị vào làm ca chiều lúc 13h30, nói: Không có thời gian mà chợp mắt giấc trưa tí anh ạ. Làm quần quật cả ngày, toàn việc nặng.
Theo Hùng, khoảng 10 tài xế người Nghệ An làm cho đội vàng, cứ một xe 2 tài thay đổi nhau lái 3 ca, cả ngày lẫn đêm. Thời gian làm bắt đầu từ 6h30 sáng đến 11h30 trưa, buổi chiều đổi ca, làm từ 13h30 tới 18h30 tối, ca đêm lại đổi sang tài xế ban sáng, chạy từ 19h đến tận 22h30 đêm.
Ngày hôm sau đổi ngược lại. Đa phần anh em ở đây mỗi ngày làm trên 9 tiếng, quần quật liên tiếp như thế, không có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tháng, nói gì đến thứ bảy hay chủ nhật.
Mỗi tháng, các tài xế được nhận 6 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với anh Trần Thanh Hiếu (Nghệ An) thì đó là số tiền quá bèo so với công sức nặng nhọc bỏ ra, đặc biệt so với mức lương mà công nhân Trung Quốc được hưởng với công việc tương đương hoặc nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
“Công nhân Trung Quốc làm những việc đơn giản hơn bọn tôi nhiều, họ chỉ đảm đương phần uốn sắt, làm kè, xây tường hay sửa xe… mà lương của họ phải 10 - 15 triệu đồng/tháng. Cá biệt, có những tháng, nhận 21 triệu đồng/người. Chúng tôi nhìn mà thèm” - anh Hiếu nói.
Tôi hỏi, sao không phản ánh, đấu tranh gì, cả nhóm trố mắt: Phận làm thuê, chủ trả sao nhận vậy. Lộn xộn họ đuổi liền. Làm việc ở đây không có chuyện thắc mắc hay kiến nghị gì cả. Chỉ cần một sai sót là lập tức bị đuổi.
Theo anh Hiếu, đã có 3 – 4 trường hợp bị nhà thầu Trung Quốc đuổi việc vì lỡ xảy ra sai sót nhỏ. “Làm nhiều thế, nhưng chỉ cần chúng tôi về sớm một chút hoặc dậy muộn là ngay lập tức bị chửi. Còn phía công nhân Trung Quốc, anh sang mà nhìn”.
14h30, khi nhóm lao động Việt Nam đã làm được 1 giờ đồng hồ thì nhóm công nhân Trung Quốc mới lục tục dậy, mặc quần áo, chỉnh trang ra công trường. Thay vì làm ngay, nhóm này đủng đỉnh ngồi lại hút thuốc, tán chuyện râm ran. Chúng tôi kiên nhẫn chờ. Mất đúng 30 phút nữa, họ mới bắt đầu làm việc thực sự.
Tình cảnh trái ngược
Lán trại lao động Việt Nam xây dựng kè đá tại công trường thủy điện sông Bung 4, khi bước vào, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự tiều tụy, thiếu thốn nơi đây. Trái hẳn với những dãy nhà của công nhân Trung Quốc, khu lán trại của công nhân ở đây được tận dụng từ kho chứa vật liệu nhà máy.
Một dãy lán được lợp bằng tôn, nóng hừng hực. Nhóm công nhân gồm 6 người đang nghỉ trưa tại lán. Để có giấc ngủ trưa, tất thảy phải cởi áo, nằm la liệt trên những tấm ván gỗ nối dài. Không điện, không nước sinh hoạt, thiếu thốn đủ bề. Tất thảy ở đây đều không có hợp đồng lao động, bảo hiểm, bảo hộ.





Chị Mai Thị Bảy quê ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam) làm công việc nấu ăn cho công nhân, nói: “Nấu nướng người Việt mỗi tháng được trả 1,5 triệu đồng, còn nấu cho người Trung Quốc cao hơn nhiều, nhưng chỉ có người Trung Quốc nấu thôi. Anh em ở đây ăn uống kham khổ lắm.
Gạo đắt, tính ra mỗi bữa khẩu phần thức ăn của công nhân chỉ có 6 ngàn đồng. Nhiều hôm đi chợ chia không ra. Quy định là thế mà, thấy anh em khổ mà thương”. Khẩu phần ăn của công nhân chỉ bao gồm cơm, canh rau và ít cá thịt, tất cả được nấu bằng nước suối, nước mưa do chị Bảy hứng.
Nhiều anh em công nhân làm được vài ba hôm, cực khổ, thu nhập thấp nên bỏ về. Ốm đau như cơm bữa nhưng không hề có thuốc men. Chị Bảy bất đắc dĩ trở thành thầy thuốc. “Thấy anh em đau ốm là cho uống kháng sinh, đau bụng thì cho uống Becberin. Nặng quá thì xin nghỉ đưa xuống trạm xá xã”.
Anh Lê Đình Đoàn (32 tuổi) quê ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) nhờ người quen xin vào làm công nhân xây dựng kè đá. Khi vào làm, anh mới té ngửa: làm thủy điện khổ hơn làm thợ hồ ở ngoài. Nhưng vì lỡ lặn lội đường xa vào đây, nên anh và nhiều anh em khác gắng làm.
“Giờ không làm lấy chi nuôi vợ con. Làm ngày 9-10 tiếng giữa nắng mưa, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng. Công nhân Trung Quốc làm việc giống bọn em nhưng lương lại gấp 2 – 3 lần. Nhiều lần kiến nghị nhưng đâu có được”.
Anh Đoàn và ba anh em khác ở cùng quê vào đây được hơn 3 tháng. Ban đầu nhóm thợ xây kè đá tại lán có 17 người nhưng rồi ốm đau, thuốc men không có nên đã bỏ về, rơi rớt lại còn 6 người cầm cự, ai cũng ốm yếu và xanh xao.
“Cũng một công việc, bọn em là lao động phổ thông nhưng thấy bất công quá. Nhà thầu Trung Quốc cứ lấy lý do bất đồng ngôn ngữ, trái ý là đuổi bọn em. Công nhân Trung Quốc qua, tay nghề cũng có hơn gì bọn em đâu, vậy mà chỗ ở và chế độ ăn khác hoàn toàn” - Hùng (Bắc Trà My) nói.
Anh em công nhân ở đây cho biết thêm: làm việc trong môi trường cực khổ nhưng không hề được thưởng mà chỉ có bị phạt, vào các ngày lễ đều không được nghỉ, ốm đau tự lo thuốc men. Trong khi đó, lao động phổ thông người Trung Quốc thì hoàn toàn khác.
Luật chơi, phải chấp nhận (?)
Đó là khẳng định của ông Trương Thiết Hùng – Trưởng BQL dự án thủy điện Sông Bung 4. Theo ông Hùng, dự án thủy điện sông Bung 4 có tổng vốn đầu tư gần 5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng châu Á (ADB) đã gần 4 ngàn tỷ đồng (160 triệu USD).
“Vì là vốn vay của ADB nên họ giám sát kỹ, khi mời thầu công khai cũng theo luật quốc tế. Nhà thầu Sinohydro Corporation Limited (Trung Quốc) bỏ thầu rẻ nhất nên trúng. Họ đưa người của họ sang làm việc. Ngay lúc ký hợp đồng nhận thầu, cũng có điều khoản là khuyến khích sử dụng lao động địa phương nhưng không bắt buộc, bản thân chúng tôi cũng nhắc vấn đề này thường xuyên. Đây là luật quốc tế, đã là cuộc chơi thì phải chấp nhận thôi” – ông Hùng nói.

Khi được hỏi liệu BQL có biết là hàng trăm lao động ở sông Bung 4 là lao động “chui”, không có phép, ông Hùng cho rằng, đó là chuyện của nhà đầu tư với Sở LĐTB-XH tỉnh Quảng Nam.
Còn ông Võ Duy Thông – Phó GĐ Sở LĐTB-XH Quảng Nam cho biết: “Sở đã nghe thông tin phản ánh tình trạng lao động Trung Quốc tại nhà máy Thủy điện sông Bung 4 nhưng chưa kiểm tra thực tế nên chưa thể thông tin cụ thể. Chúng tôi sẽ thành lập đoàn để thanh kiểm tra tình hình lao động Trung Quốc tại nhà máy này và sẽ mạnh tay nếu có phát hiện sai phạm trong việc sử dụng lao động !”.
Lời ru buồn bên dòng A Vương
Gần 200 công nhân người Quảng Tây (Trung Quốc) của hai nhà thầu Quế Năng và Quế Võng thi công phần đập Dự án Nhà máy thủy điện Za Hưng tại huyện Đông Giang - Quảng Nam đã rút về nước từ tháng 8-2009. Trong 2 năm ở chung với dân địa phương, họ để lại không ít phiền toái, mà giờ đây, điệu ru buồn của thiếu phụ Kà Dâu vẫn ầu ơ bên dòng A Vương khi họ chạy tình, quất ngựa truy phong.





Em bé 2 tuổi có bố là công nhân Trung Quốc
Nhà vợ chồng B. và A. nằm ngay ven đường Hồ Chí Minh, bên cạnh thủy điện Za Hưng, nhưng gặp được thật khó. Chờ cả buổi sáng, mới thấy A. gùi chuối ở rẫy về, phán câu xanh rờn: “Không chụp ảnh, không báo chí gì hết, con tui tui nuôi. Con Trung Quốc đấy !”.
Cả thôn Kà Dâu đều biết con gái thứ 2 của A. mang dòng máu của một công nhân người Quảng Tây hồi còn làm thủy điện Za Hưng. Anh A lăng Khía tỏ vẻ thông cảm: Nó xấu hổ lắm đó, giờ nó bất chấp, chẳng ai dám khơi lại chuyện buồn đâu. Chuyện rằng, không phải đợi đến lúc A. sinh đứa con gái thứ 2, dân làng mới biết quan hệ của cô với công nhân Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi đứa bé của một thiếu phụ Cơtu được sinh ra trắng trẻo, mắt một mí, giống người Quảng Tây như đúc thì cả làng Kà Dâu ngã ngửa. A. sống trong cô đơn bởi bà con hàng xóm xa lánh. Trưởng thôn B. Nướch A Gung là cháu gọi anh B. (chồng của A.) là chú ruột nhưng cũng đành theo lệ làng, không thể giúp gì hơn.
Chuyện mới 2 năm nên A Gung vẫn còn nhớ như in: Hồi đó công nhân Trung Quốc ở với dân bản đông lắm, họ vào thuê nhà, trả tiền hằng tháng nên hầu như gia đình nào cũng dọn phòng cho họ ở, chỉ riêng nhà B. không cho ở thì xảy ra chuyện. Mình nhớ tên nó là A Xuân, người Quảng Tây, tài xế xe chở đất hay chạy qua lại Kà Dâu, tối về thì ở nhà anh A lăng Khía.
A Xuân già lắm, đến hơn 50 tuổi chứ chẳng trai tráng gì, ai ngờ nó cả gan tán tỉnh vợ chú mình rồi làm điều xằng bậy. Từ ngày vợ sinh đứa con thứ hai, dù vẫn cho nó mang họ mình nhưng B. buồn lắm, bỏ nhà ra nhà gươl ngủ, uống rượu cả ngày. “Giờ về sống lại với nhau rồi, nhưng mình biết, chú B. chỉ vì đứa con gái lớn thôi, chẳng tha thiết gì nữa”.
Công nhân Trung Quốc rút đi, giờ đây dân làng Kà Dâu vẫn phàn nàn cách sinh hoạt của họ. Trưởng thôn A Gung tâm sự: May mà họ rút về sớm, không thì chả ai dám chắc một mình A. có con với họ.


Phố Trung Quốc ở Hải Phòng
Cửa hàng ghi cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung

Phố Trung Quốc ở Hải Phòng

Thứ Năm, ngày 18/08/2011, 07:00
(Tin tuc) - Cùng huyện Yên Khánh – Ninh Bình và huyện Đông Triều – Quảng Ninh, ở huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng cũng có Chinatown.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Bỗng dưng thành phố Trung Quốc
Năm 2006, nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Hải Phòng 1 (ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) được khởi công và bên trúng thầu toàn bộ là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Hai xã thuần nông Tam Hưng và Ngũ Lão của huyện Thủy Nguyên bao đời yên ả trong lũy tre làng giờ ồn ào, xáo trộn hẳn khi hàng nghìn công nhân Trung Quốc ùn ùn kéo đến sinh sống... để làm lao động chân tay thi công nhà máy nhiệt điện.
Phố Trung Quốc ở Hải Phòng, Tin tức trong ngày, pho trung quoc, viet nam, cong nhan, tin tuc, tin hot, tin hay
Biển hiệu tiệm tạp hóa ghi tiếng Trung Quốc
Con đường chạy qua xã Ngũ Lão, Tam Hưng có lúc cả trăm hàng quán mọc lên, nào bia, tạp hóa, quán ăn nhậu, karaoke, mát-xa, cà phê, nhà nghỉ... Những người đi xa về làng giật mình tưởng lạc vào phố Trung Quốc vì các biển hiệu dù quán cóc rìa làng, quán bia hơi đến khách sạn, nhà nghỉ, tường rào, nhà máy... đều ghi chữ Trung Quốc. Nhà nào, quán hàng nào cũng treo đèn lồng đỏ Trung Quốc.
Tối tối, một vài quán cà phê đèn mờ được mở ra, vài em gái ăn mặc hở hang mời gọi công nhân Trung Quốc vào đấm lưng thư giãn. “Không ít lộn xộn, cãi cọ nhau về giá tiền “bo” mà cười ra nước mắt”, anh Hai (người dân địa phương) nói.
Vợ chồng anh Hòa chị Diễm thấy đông công nhân Trung Quốc liền mở tiệm bán tạp hóa và nhập toàn bộ hàng từ Trung Quốc về bán. Chị Hạnh bán hàng giúp vợ chồng anh Hòa kể: “Công nhân Trung Quốc làm ở đây hầu hết đều nghèo vì họ chỉ là lao động phổ thông. Mặc cả chặt chẽ lắm. Nói mỏi cả mồm có khi chẳng bán được thứ gì. Có nhóm mua chịu, sau, có tiền trả sòng phẳng. Cũng có người sắp hết đợt lao động phải về nước mua hàng chịu xong chuồn luôn...”
Chiều chiều, cả nghìn công nhân Trung Quốc từ công trường túa ra đường cởi trần trùng trục, áo vắt vai. Hầu hết, họ ở trong khu nhà tập thể do nhà thầu Trung Quốc xây dựng cạnh công trường. Tuy nhiên, cả trăm công nhân là các toán thợ nhỏ lẻ vào Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch thì thuê các nhà dân xung quanh công trường để ở. Gia đình ông Lại Văn Đấu (xóm 6, xã Tam Hưng) cho thuê hẳn dãy nhà hai tầng. Khoảng chục công nhân Trung Quốc chiều chiều về lại nổi lửa nấu ăn, cởi trần lang thang khắp làng, bắc ghế ngồi ngay đường làng ngắm chị em qua lại chờ đến giờ ăn.
Nhà anh Nguyễn Văn Cường (ở xóm 6, xã Tam Hưng) cũng vậy. Anh Cường nói: “Nhà em có căn nhà nhỏ cho 2 công nhân Trung Quốc thuê một tháng cũng được 500 nghìn đồng. Họ cũng hiền lành, nghèo. Ở xã Tam Hưng này có đến cả chục gia đình có nhà cho công nhân Trung Quốc thuê”. Vợ chồng anh Chính chị Mì (ở xã Tam Hưng) cũng có ngôi nhà hai tầng nhỏ cho công nhân Trung Quốc thuê. Chị Mì còn bán thêm hàng phục vụ bà con trong làng và các công nhân Trung Quốc này...
Số lượng công nhân Trung Quốc lao động tại NMNĐ Hải Phòng cụ thể là bao nhiêu người, theo giấy phép nào và có đúng quy định không thì không cơ quan chức năng nào ở Hải Phòng trả lời được cụ thể, chính xác. Lãnh đạo huyện Thủy Nguyên nói là thẩm quyền, chức năng do sở LĐTB và XH quản lý theo dõi. Còn bà Lê Ngọc Lan (trưởng phòng Lao động Tiền lương, sở LĐ-TB&XH Hải Phòng) lại nói, không có báo cáo cụ thể, chỉ có số liệu của bên BQL dự án nói là hiện có khoảng 700 công nhân gì đó.
Thực ra, BQL dự án NMNĐ lại không thể biết là có bao nhiêu công nhân Trung Quốc đang làm việc tại công trường vì không có quyền yêu cầu nhà thầu Trung Quốc báo cáo. Vì vậy, con số công nhân Trung Quốc ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn chưa được tính đến chính xác mà chỉ ước lượng qua nhiều nguồn thông tin. Được biết, số lượng công nhân Trung Quốc tập trung lao động tại NMNĐ Hải Phòng lúc đông nhất là khoảng 2.500 người vào năm 2008.
Kiếm tiền, kiếm vợ
Được người dân chỉ lối, rẽ vào nhà ông Đoàn Văn Ngọc (52 tuổi, ở thôn 6, xã Ngũ Lão), tôi gặp được con gái ông Ngọc lấy chồng là công nhân Trung Quốc lao động ở NMNĐ Hải Phòng. Đó là chị Đoàn Thị Bích (22 tuổi).
Phố Trung Quốc ở Hải Phòng, Tin tức trong ngày, pho trung quoc, viet nam, cong nhan, tin tuc, tin hot, tin hay
Chị Bích và cậu con trai với công nhân Trung Quốc
Chị Bích vừa bế con từ nhà chồng ở thành phố Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) về nhà bố mẹ đẻ. Bé trai mới 2 tuổi tên là Chấn Hàn. Chồng của Bích tên là A Han, hơn vợ 10 tuổi. Vừa xúc cháo cho con, chị Bích vừa kể: “Học xong lớp 12, hay đi chơi với chúng bạn cùng làng rồi qua người này người kia giới thiệu, bắt mối, em quen anh A Han. Anh A Han sang lao động ở NMNĐ từ năm 2007 làm thợ hàn...” Mới lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng, vợ chồng Bích chỉ nói chuyện với nhau bằng tay là chính. Từ lúc lấy được cô vợ Việt, A Hàn liền bỏ luôn khu nhà ở tập thể của công nhân Trung Quốc mà về ở rể luôn nhà ông Ngọc.
Sau khi sinh con, chị Bích bế con về nhà chồng còn A Han vẫn ở nhà ông Ngọc và hằng ngày vào công trường lao động. Tò mò hỏi ông Ngọc, không biết tiếng Việt thì A Han hòa nhập gia đình kiểu gì, ông Ngọc nói: “Nó là con rể mình. Thôi thì chúng nó lấy nhau là do duyên số. Cứ đến bữa ra hiệu gọi nó ra ăn cơm. Được cái nó hiền lành, có gì ăn nấy. Nó cũng chẳng đóng góp gì cả. Mà không quan trọng, nó là con rể mình mà...”.
A Han được gia đình bố mẹ vợ dành cho cái gian ngang hơn chục mét vuông để ở. “Gia đình nhà chồng ở bên Trung Quốc cũng bình thường, nghèo cả. Em vẫn sống bình thường với mọi người tuy phải ra hiệu là chính vì vốn tiếng Trung còn ít. Ngày 22-8 này, vợ chồng em về Trung Quốc”, chị Bích nói.
Cùng thôn 6, xã Ngũ Lão, chị Đỗ Thị Thêm (25 tuổi) lấy một anh công nhân Trung Quốc lao động ở NMNĐ Hải Phòng tên là Lí Phửng (34 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Lấy nhau xong, chị Thêm về nhà bố mẹ chồng sinh sống dù vốn tiếng Trung chỉ biết vài câu giao tiếp thông thường. Mới cưới được 5 năm, chị Thêm đã kịp sinh hai cậu con trai 4 tuổi và 1 tuổi. Ngay sau khi cưới, anh Lí Phửng bỏ nhà tập thể công nhân Trung Quốc về ở hẳn luôn nhà chị Thêm. Hằng ngày, Lí Phửng vào công trường lao động, tối về nhà bố mẹ vợ ăn cơm, ngủ còn chị Thêm thì biền biệt với đám con ở nhà chồng tận Trung Quốc. Thỉnh thoảng, Lí Phửng về Trung Quốc thăm vợ con, bố mẹ.
“Thêm lấy Lí Phửng nhờ người quen mai mối. Lí Phửng làm thợ hàn trong NMNĐ rất muốn lấy vợ Việt Nam nên khi Thêm đồng ý là Phửng cưới luôn. Gọi là cưới nhưng toàn họ nhà gái thôi. Bố mẹ Lí Phửng già, đường sá xa xôi không đi được”, anh Đỗ Xuân Quảng (anh rể chị Thêm) nói. Theo anh Quảng ước lượng, số công nhân Trung Quốc làm ở NMNĐ Hải Phòng lấy vợ là người hai xã Ngũ Lão và Tam Hưng phải lên đến hàng chục. Lương của mỗi lao động này khoảng 14 triệu đồng/ tháng, được trả trực tiếp vào tài khoản ở Trung Quốc. Hàng tháng, họ chỉ nhận chút tiền tiêu vặt.
Phố Trung Quốc ở Hải Phòng, Tin tức trong ngày, pho trung quoc, viet nam, cong nhan, tin tuc, tin hot, tin hay
Hàng rào nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1
Ngoài ra, một vài bác công nhân già Trung Quốc cũng tranh thủ “cặp” với một số chị em làm dịch vụ, thậm chí còn thuê nhà ở với nhau. Đám công nhân Trung Quốc trẻ nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, người dân tộc thiểu số lại ở tận vùng sâu vùng xa rất khó lấy vợ nên đây là cơ hội cho họ “tuyển” vợ Việt thông qua một vài người mai mối ở địa phương. Vừa lao động kiếm tiền với thu nhập cao hơn hẳn ở Trung Quốc lại vừa “tậu” được vợ khi công việc hết, những công nhân Trung Quốc này rỉ tai nhau về kế hoạch gia đình tương lai cho chúng bạn chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam lao động.


Nhiều công nhân TQ làm việc "chui" ở VN
Công nhân kỹ thuật cao Trung Quốc làm công việc ráp giàn giáo cùng nhiều công nhân Việt Nam

Nhiều công nhân TQ làm việc "chui" ở VN

Thứ Năm, ngày 11/08/2011, 20:34
(Tin tuc) - Mặc dù đăng ký là công nhân kỹ thuật cao, nhưng hầu hết công nhân ở công trường này đều không có mảnh giấy lận lưng! Đáng lưu ý hơn, gần 60% lao động trong số này không có giấy phép.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
190/312 lao động Trung Quốc đang xây dựng Nhà máy alumin Nhân Cơ được nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) đăng ký với danh nghĩa công nhân kỹ thuật cao. Thế nhưng thực tế cho thấy hầu hết không ai có “miếng giấy lận lưng” để chứng minh là công nhân kỹ thuật cao.
Chiều 10-8, ông Nhan Xương Lâm - quản đốc của Công ty Xây dựng số 6 (nhà thầu phụ của Chalieco) - dẫn chúng tôi vào khu vực thi công của công ty khi có hơn 20 công nhân Trung Quốc đang lao động với chung một công việc khá quen thuộc: uốn sắt, cưa ván ép và ráp giàn giáo.
Làm việc không khác công nhân Việt Nam
Ông Nhan Xương Lâm cho biết tất cả lao động của Công ty Xây dựng số 6 đều quê ở nhiều vùng nông thôn Hà Nam, một tỉnh miền bắc Trung Quốc, được công ty đưa sang Việt Nam hơn bốn tháng. Ông Lâm bảo: “Bên Trung Quốc lương không cao bằng Việt Nam nên họ đăng ký đi nhiều lắm”.
Nhiều công nhân TQ làm việc "chui" ở VN, Tin tức trong ngày, cong nhan ky thuat cao trung quoc, cong nhan viet nam, trung quoc, tin tuc, tin hot, tin hay
A Trung (trái) - một công nhân Trung Quốc - với công việc khá đơn giản là ráp giàn giáo cùng với nhiều công nhân Việt Nam
Trong một góc lán, hai công nhân Tống Đức Khắc và Lưu Tân Niên đang uốn sắt phục vụ việc đổ bêtông. Ông Khắc và ông Niên cho biết đây là công việc thường xuyên của họ. Khi chúng tôi hỏi ông Khắc việc uốn sắt này học từ trường nào, ông cười xuề xòa: “Việc cỏn con, làm nhiều thì quen, chẳng ai dạy. Tôi mới học hết lớp 10, chưa học qua trường nghề nào cả”. Tương tự, ông Niên cho biết chưa tốt nghiệp phổ thông, không có bằng cấp, rất khó kiếm việc lương cao tại Trung Quốc để nuôi gia đình bốn người gồm vợ chồng và hai con.
Tổng cộng trong khu vực lán có khoảng 15 công nhân Trung Quốc, trong đó khoảng 10 công nhân đang uốn sắt cùng với vài công nhân Việt Nam, số còn lại phụ nhau cưa những tấm ván ép. Cạnh đó là một công trường đang ráp giàn giáo có khá đông công nhân Việt Nam làm chung với công nhân Trung Quốc. Anh Toàn, công nhân gốc Thanh Hóa, cùng với A Trung (người Trung Quốc) ráp cốppha cho biết: “Họ cũng làm việc giống chúng tôi thôi, cả công trường này chỉ có một kỹ sư người Trung Quốc, còn lại là công nhân như chúng tôi cả”.
Ở khu vực sinh hoạt của Công ty Luyện kim số 12 - một nhà thầu phụ khác của Chalieco - có hai khu nhà dành riêng cho công nhân và cán bộ, kỹ sư riêng biệt. Khác hẳn với khu nhà dành cho kỹ sư và cán bộ tương đối vệ sinh, khu nhà dành cho công nhân Trung Quốc và Việt Nam ở chung gồm nhiều phòng nhưng rất bừa bộn.
Mỗi phòng diện tích hơn 10m2 có tới 12 người chen chúc nhau trên bốn chiếc giường ba tầng. Một số phòng khác rộng hơn nhưng cũng rất tạm bợ với chỗ ngủ là vài tấm ván đóng lại, dưới sàn lấm lem bùn đất. Trả lời thắc mắc của chúng tôi vì sao công nhân kỹ thuật bậc cao mà lại sinh hoạt tạm bợ như vậy, ông Vi Gia Nghiệp, đại diện nhà thầu Công ty Luyện kim số 12, cho biết gần 70 công nhân của công ty đều là lao động phổ thông, xuất thân từ vùng nông thôn, với họ việc ăn ở như vậy đã đáp ứng đủ nhu cầu.
Gần 60% lao động không có giấy phép
Theo số liệu của ban quản lý dự án alumin Nhân Cơ, đến ngày 7-8 tại công trình xây dựng nhà máy có 312 lao động Trung Quốc, trong đó có 190 người được đăng ký là thợ kỹ thuật cao. Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc công nhân Trung Quốc tại công trình Nhà máy alumin Nhân Cơ liệu có đúng là “kỹ thuật cao” như phía nhà thầu cam kết, ông Bùi Quang Tiến, giám đốc ban quản lý dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ - Vinacomin, cho rằng: “Nhà thầu Trung Quốc chẳng mang công nhân vớ vẩn sang làm gì cả”.
Nhiều công nhân TQ làm việc "chui" ở VN, Tin tức trong ngày, cong nhan ky thuat cao trung quoc, cong nhan viet nam, trung quoc, tin tuc, tin hot, tin hay
Chỗ ở của công nhân Trung Quốc trên công trường Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông)
Tuy nhiên, ông Tiến thừa nhận tất cả số công nhân kỹ thuật này chưa xuất trình được bằng cấp, chỉ có xác nhận của nhà thầu Chalieco là đã có năm năm kinh nghiệm, việc xác nhận này có trung thực hay không chỉ có nhà thầu mới biết. Ngay cả gần 100 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia phía Trung Quốc cũng không có xác nhận bằng cấp kèm theo lý lịch tư pháp.
Đến ngày 10-8, vẫn còn có 178/310 (gần 60%) lao động Trung Quốc tại công trình Nhà máy alumin Nhân Cơ không có giấy phép lao động, đa số đã làm việc từ bốn tháng trở lên. Ông Nguyễn Kim Tuấn, phụ trách đăng ký quản lý lao động nước ngoài của dự án, cho biết trong số 10 nhà thầu phụ của Chalieco tại Nhân Cơ chỉ duy nhất Công ty Luyện kim số 6 có đầy đủ giấy phép lao động cho công nhân.
Còn lại, Công ty Trường Thành có 32/36 lao động, Công ty Sơn Đông có 21/36 lao động, Công ty xây dựng Sơn Tây cả 9/9 chuyên gia và kỹ sư đều không có giấy phép lao động. Ngay cả nhà thầu chính Chalieco cũng có 29/40 chuyên gia, kỹ sư không có giấy phép lao động.
Theo ông Bùi Quang Tiến - giám đốc ban quản lý dự án alumin Nhân Cơ, khi sang Việt Nam nhiều lao động, kỹ sư và chuyên gia Trung Quốc không mang theo bằng cấp, do đó không đủ điều kiện để được cấp giấy phép lao động. Ngay cả thời điểm cao nhất cũng chưa khi nào số lao động Trung Quốc có giấy phép tại Nhân Cơ đạt được 50%.

Đều là thợ bậc cao (?)
Ông Mạc Ức Bắc, phó tổng giám đốc hạng mục công trình Nhà máy alumin Nhân Cơ thuộc nhà thầu Chalieco, cho biết:
- Công nhân Việt Nam có trình độ thấp hơn công nhân Trung Quốc, một số máy móc của nhà thầu Chalieco công nhân Việt Nam không thành thạo sử dụng. Vì bất đồng ngôn ngữ nên việc chỉ dẫn khó khăn, do đó Chalieco đã đưa công nhân vào Nhân Cơ làm việc và đào tạo dần cho công nhân Việt Nam.
* Các công nhân làm trong công trường đều là những lao động bậc cao?
- Đúng vậy! Họ đều là những lao động bậc cao và thạo việc, được đưa đến Việt Nam để làm việc và hướng dẫn cho những công nhân Việt Nam.
* Chúng tôi có thể xem giấy chứng nhận hay bằng cấp của họ được chứ?
(Đưa ra một số bản photo khá mờ, theo quan sát thì đều là bằng của các kỹ sư chứ không phải của công nhân).
* Thưa ông, không có bằng nào của công nhân cả. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu không có bằng cấp, công nhân nước ngoài phải được xác nhận là đã có kinh nghiệm ít nhất năm năm.
- Chúng tôi biết vấn đề đó, do vậy chúng tôi luôn yêu cầu những công nhân của mình phải có kinh nghiệm trên năm năm.
* Làm sao có thể biết công nhân Trung Quốc đã có năm năm kinh nghiệm?
- À! Vấn đề đó chúng tôi cũng không thể nói chính xác được. Thông thường, chúng tôi chọn lựa những thợ có kinh nghiệm, có sức khỏe tốt để đem đến Việt Nam, họ đều là những thợ có kinh nghiệm và làm được những việc mà công nhân Việt Nam không thể làm. Thông thường, chúng tôi tiến hành thử việc hoặc có thể gọi điện thoại lại cho công ty mà các công nhân này đã làm trước đó để xác minh lại.
* Tức là các ông không có giấy tờ chứng minh các công nhân này là những công nhân bậc cao với kinh nghiệm năm năm, chỉ dựa vào phỏng đoán để xác nhận với cơ quan địa phương?
- Chúng tôi có thể xác nhận được nhưng thủ tục xác nhận rất phức tạp và phải qua nhiều công đoạn, nếu các bạn cần tôi có thể gọi điện thoại cho các công ty mà họ làm trước đó để xác nhận. Ở đây tôi tiến hành thử tay nghề và xác nhận được ngay là các công nhân này có kinh nghiệm năm năm.

--------------

 Động đất 2,7 độ Richter tại Quảng Nam
(TNO) Chiều tối nay 18.11, ông Lê Huy Minh - Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, các rung chấn kèm theo tiếng nổ trong lòng đất liên tiếp xảy ra tại khu vực H.Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) từ đêm 16 đến rạng sáng ngày 17.11 là do một trận động đất có cường độ mạnh 2,7 độ Richter gây ra.
>> Xuất hiện địa chấn mạnh tại miền núi Quảng Nam

Theo ông Minh, trận động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 15,409 độ vĩ bắc; 108,105 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 3km.
 
Bản đồ tâm chấn trận động đất - Nguồn: Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
Đây là trận động đất nhẹ, không có khả năng gây thiệt hại về người và các công trình xây dựng.

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang theo dõi sát diễn biến tiếp theo của trận động đất


      Xuất hiện địa chấn mạnh tại miền núi Quảng Nam
UBND H.Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết đêm 16 và rạng sáng 17.11, người dân tại thị trấn Trà My, xã Trà Sơn và vùng lân cận ít nhất có đến 3 lần tháo chạy khỏi nhà vì bị rung chấn rất mạnh.
Hiện Sở KH-CN đã gửi văn bản đề nghị Bộ KH-CN cử đoàn công tác vào xem xét đặc điểm địa hình ở Bắc Trà My.
Theo thông tin từ địa phương, địa chấn mạnh xuất hiện khoảng 21 giờ, khiến nhiều đồ đạc trong nhà bị đổ, cửa đập mạnh, cảm nhận rung chấn rất rõ, rất may chưa xảy ra thương vong.
Các đợt rung chấn xảy ra lúc 21 giờ ngày 16.11, rồi 2 và 3 giờ ngày 17.11, khiến người dân hoang mang.
Theo chính quyền địa phương, tại huyện miền núi cao Bắc Trà My từng xảy ra rung chấn cách đây khoảng 1 tháng, nhưng mức độ nhẹ hơn.

.Nổ bất thường ở Quảng Nam do động đất

Giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu cho biết, trạm địa chấn Thừa Thiên - Huế ghi nhận dư chấn đêm 16/11 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) dưới 3,5 độ richter, thuộc dạng động đất kích thích.

CÔNG NHÂN TÀU LAM TẠI THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 
Theo giáo sư Triều, do đây là động đất nhỏ nên trạm địa chấn Thừa Thiên - Huế đã không thông báo cho Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu.
Ông Triều cũng cho biết, động đất kích thích thường xảy ra ở những vùng có hồ chứa vừa tích nước, xây đập ở trên cao. Khi hồ chứa tích nước thủy điện sông Tranh 2, có thể mạch nước đã thẩm thấu vào đới đứt gãy gây ra chuỗi động đất kích thích, phát ra tiếng nổ.
"Sở dĩ người dân nghe tiếng nổ lớn là do dư chấn xảy ra gần sát mặt đất", ông Triều nói.
Dư chấn tạo ra chuỗi động đất kích thích vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My(Quảng Nam) được Viện Vật lý Địa Cầu nhận định: Nhiều khả năng liên quan đến hoạt động của hồ chứa công trình này. Ảnh: Trí Tín
Công trình thủy điện sông Tranh 2 có thể ảnh hưởng đến đới đứt gãy trong lòng đất, gây nên những trận động đất kích thích ở cường độ nhỏ. Ảnh: Trí Tín
"Động đất nhỏ nên khó gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân trong vùng. Nếu đới đứt gãy trong lòng đất ở vùng hạ lưu thủy điện sông Tranh 2 hoạt động mạnh tạo dư chấn hơn 3,5 độ richter, Viện Vật lý địa cầu sẽ cử cán bộ về Bắc Trà My nghiên cứu hiện tượng này", ông Triều nhấn mạnh.
Từ 21h đêm 16/11 đến 3h sáng 17/11, người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My nghe trong lòng đất phát ra nhiều tiếng nổ, trong đó có tiếng nổ lớn lúc 3h sáng khiến họ hoảng sợ chạy ra khỏi nhà.
Lãnh đạo huyện Bắc Trà My đã gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng mời chuyên gia về nghiên cứu, phân tích rõ hiện tượng bất thường này.

Tiếng nổ bất thường từ lòng đất Quảng Nam

Hai ngày qua, người dân huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) ghi nhận nhiều tiếng nổ phát ra từ lòng đất, gây dư chấn giống động đất.

Bà Nguyễn Thị Mơ, một chủ lò bánh mì ở thị trấn Trà My kể lại, khoảng 21h đêm 16/11, cả nhà bà đang nhồi bột làm bánh mì thì nghe nhiều tiếng nổ lớn, sau đó mặt đất rung chuyển, ly thủy tinh trên bàn rơi xuống đất. Đoán là động đất nên cả nhà la lớn chạy ra ngoài đường.
"Trong vòng 15 phút, gia đình tôi nghe trong lòng đất phát ra 5 tiếng nổ, trong đó 2 tiếng ầm ầm lớn như mìn phá đá", bà Mơ cho biết.
Nhiều người dân ở thị trấn Trà My cũng xác nhận, từ 21h đêm 16/11 đến 3h sáng 17/11, họ nghe trong lòng đất phát ra nhiều tiếng nổ, trong đó có tiếng nổ lớn lúc 3h sáng khiến họ hoảng sợ bỏ chạy ra khỏi nhà.
Người dân huyện Bắc Trà My cho rằng nghi can gây ra lòng đất ở vùng hạ lưu vùng này liên tiếp phát ra tiếng nổ là do công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng đã tạo ra dư chấn cho lòng đất. Ảnh: Trí Tín
Người dân huyện Bắc Trà My cho rằng nguyên nhân lòng đất liên tiếp phát ra tiếng nổ là công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng tạo ra dư chấn. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, từ khi công trình Thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng vào đầu năm nay, chính quyền cùng người dân ở vùng hạ lưu công trình gồm các xã: Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Dương, Trà Giang và thị trấn Trà My nhiều lần nghe tiếng nổ phát ra từ lòng đất, thường vào ban đêm.
Ông Tuấn thống kê, từ đầu năm đến nay trên địa bàn đã 3 lần xảy ra dư chấn sau những tiếng nổ phát ra từ lòng đất. Lần đầu tiên vào đầu tháng 1, lần thứ hai giữa tháng 6 và mới đây ghi nhận những tiếng nổ lớn liên tục phát ra trong lòng đất vào khuya 16/11 đến rạng sáng 17/11.
Huyện đã nhiều lần gửi công văn báo cáo UBND tỉnh cùng các ngành chức năng về hiện tượng này, thế nhưng đến nay vẫn chưa có đoàn địa chất nào về kiểm tra. UBND huyện Bắc Trà My hôm qua tiếp tục gửi công văn hỏa tốc kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra cụ thể.
"Người dân cho rằng công trình thủy điện sông Tranh 2 chặn dòng đã tạo ra dư chấn trong lòng đất. Chúng tôi mong các chuyên gia sớm vào cuộc, phân tích cụ thể dựa trên cơ sở khoa học để giải tỏa tâm lý cho dân", ông Tuấn nhấn mạnh.
Thủy điện sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư hơn 4.150 tỷ đồng, công suất thiết kế 190 MW. Khởi công từ tháng 3/2006, nhà máy bắt đầu vận hành vào tháng 12/2010. 

Động đất do thủy điện tích nước

GS-TS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu, cho biết dạng động đất này thường xảy ra ở những vùng có hồ chứa vừa tích nước, xây đập ở trên ca







Khi hồ chứa tích nước thủy điện Sông Tranh 2, có thể mạch nước đã thẩm thấu vào đới đứt gãy nên gây ra chuỗi động đất kích thích
Khi hồ chứa tích nước thủy điện Sông Tranh 2, có thể mạch nước đã thẩm thấu vào đới đứt gãy nên gây ra chuỗi động đất kích thích

Theo ông Triều, Trạm Địa chấn ở Thừa Thiên - Huế đã ghi nhận được dư chấn ở huyện Bắc Trà My - Quảng Nam vào đêm 16, rạng sáng 17-11 (Báo đã thông tin) nhỏ hơn 3,5 độ Richter, thuộc dạng động đất kích thích.

Khi hồ chứa tích nước thủy điện Sông Tranh 2, có thể mạch nước đã thẩm thấu vào đới đứt gãy nên gây ra chuỗi động đất kích thích, phát ra tiếng nổ.

“Chuỗi động đất nhỏ xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian qua là do hồ thủy điện Sông Tranh 2 mới tích nước, chưa ổn định” – ông Triều nói.
Ông Triều cho biết do động đất nhỏ nên khó gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân.

Thời gian tới, nếu đới đứt gãy trong lòng đất ở vùng hạ lưu công trình Sông Tranh 2 hoạt động mạnh, tạo dư chấn cao hơn 3,5 độ Richter thì cán bộ của Viện Vật lý Địa Cầu sẽ về huyện Bắc Trà My nghiên cứu hiện tượng này để bảo đảm an toàn cho người dân.

Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng vốn đầu tư hơn 4.150 tỉ đồng, công suất thiết kế 190 MW, do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 3-2006, bắt đầu vận hành vào tháng 12-2010.
-----------------------------------

hue mưa lớn kéo dài 4 ngày vừa qua đã làm ngập 127.235 ngôi nhà


 Đề nghị công bố thông tin xả lũ trước 4-6 giờ
Ngày 15.11, Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, trong đợt mưa lũ từ ngày 4 - 8.11 vừa qua, các hồ chứa thủy điện tuân thủ quy trình xả lũ nhưng chưa thông tin rộng rãi đến người dân vùng hạ du.
Thời gian thông báo trước khi xả lũ quá ngắn (2 giờ), nên người dân không kịp chủ động ứng phó. Do đó, trung tâm đề nghị các hồ chứa cần công khai thông tin xả lũ trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo thời gian xả lũ sớm từ 4-6 giờ.
Nước lũ trong đợt mưa lớn kéo dài 4 ngày vừa qua đã làm ngập 127.235 ngôi nhà các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định và Đắk Lắk, sập đổ 53 nhà, làm chết 20 người, mất tích 4 người và bị thương 47 người, làm hư hỏng 262 công trình thủy lợi, 53.413m đê kè, kênh mương, sạt lở hơn 1 triệu m3 đất đá và 85,8 km đường giao thông. Trong đó, Quảng Nam chịu hậu quả nặng nề nhất với 18 người chết và 250 tỉ đồng thiệt hại. 

------------------------

Thành phố Huế:
Hố "tử thần" xuất hiện ngay chân cầu, xe ben sa bánh
(Dân trí) - Vào 13h30’ chiều nay (18/11), một hố "tử thần" bất ngờ xuất hiện ngay dưới chân cầu Kho Rèn, đoạn giao nhau giữa đường Phan Chu Trinh và đường Trần Phú (TP Huế).
Vào thời điểm trên, một xe ben đang đi qua địa điểm trên thì bỗng nhiên dưới chân đường có tiếng răng rắc, sau đó một hố to lộ ra. Hai bánh trước của xe ben đã đi qua khỏi hố nhưng hai bánh sau còn mắc trong hố. Sau vài phút rú ga, xe may mắn thoát khỏi hố "tử thần".
Sau đó khoảng nửa tiếng, các công nhân của Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế đã đến đặt biển báo nguy hiểm và nhiều cành cây xung quanh hố để người đi đường tránh tai nạn.

Hố "tử thần" xuất hiện dưới chân cầu Kho Rèn vào trưa nay
Theo quan sát của PV, hố "tử thần" này rất sâu, khoảng từ 1,5-2m. Miệng hố dài gần 1m, rộng gần 0,5m. Dưới hố là khoảng không loang rộng, ít đất đá. Đặc biệt, một số đoạn đã bị khoét dài có khả năng làm cho hố bị bể rộng ra nếu sức ép giao thông lớn.
Đây được xem như là hố "tử thần" lớn và sâu nhất xuất hiện từ trước đến nay ở TP Huế. Dưới đây là một số hình ảnh do PV ghi lại:

Miệng hố rộng, hố sâu 1,5-2m


Các lớp nhựa đường mỏng và phía dưới là một hố gần như rỗng ruột

Nhiều chỗ dưới hố bị khoét sâu vào trong nên nguy cơ hố bị lan rộng là điều có thể xảy ra

Đây là hố "tử thần" lớn và sâu nhất xuất hiện tại TP Huế
hứ Hai, 07/11/2011, 10:24 (GMT+7)
Động đất 3,5 độ richter ở Thanh Hóa
TTO - Trung tâm Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết chấn động xảy ra ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) sáng nay 7-11 là do trận động đất có độ lớn 3,5 độ richter gây ra.
Vị trí trận động đất
Cụ thể trận động đất này xảy ra lúc 6g25 (giờ Hà Nội) sáng 7-11 trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc (tọa độ 20,05 độ vĩ Bắc, 105, 68 độ kinh Đông), vị trí phát sinh chấn động nằm sâu khoảng 10 km.
Theo đánh giá  của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, trận động đất gây rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực Vĩnh Lộc, nhiều người ở khu vực chấn tâm động đất cảm thấy được. Tuy nhiên đây là trận động đất yếu, không có khả năng gây thiệt hại.
TS Lê Huy Minh - Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - cho biết trận động đất này thuộc đới đứt gãy Sơn La. Tuy nhiên, khu vực Vĩnh Lộc trong những năm gần đây ít xảy ra động đất do tác động của đứt gãy này. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần vẫn đang tiếp tục theo dõi.
Ghi nhận thực tế, thời điểm nêu trên, nhiều người dân ở huyện Vĩnh Lộc cho biết có nghe tiếng động, người chao đảo, nhà rung chuyển mạnh.
Anh Nguyễn Văn Thắng - trú tại thị trấn Vĩnh Lộc cho biết: “Đang nằm trên giường tôi cảm nhận rất rõ sự rung chuyển của nhà cửa, đồ đạc va chạm. Tôi vùng dậy chạy ra ngoài thì thấy nhiều người cũng đang hoảng loạn đổ ra đường... ".
Hiện UBND huyện Vĩnh Lộc đã yêu cầu các xã báo cáo tình hình. Người dân địa phương đang lo lắng trước hiện tượng dư chấn mạnh do động đất này gây ra. 

---------------------

Obama: Mỹ Đóng Quân Ở Úc Để Bảo Đảm An Ninh Vùng; Obama: Căn Cứ TQLC Tại Australia Không Cô Lập Trung Quốc
CANBERRA
- Hôm Thứ Tư, TT Obama và Thủ Tướng Julia Gillard công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ, với 2500 binh sĩ TQLC đặt căn cứ tại miền bắc lục địa Australia - căn cứ tại Darwin, cách Indonesia 500 dặm, có thể đáp ứng các nhu cầu cấp thời về nhân đạo và an ninh tại đông nam Á, nơi các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông gây căng thẳng trong vùng.
TT Obama tuyên bố trong buổi họp báo chung với nhà lãnh đạo Australia "Với chuyến thăm viếng này, tôi làm rõ rằng Hoa Kỳ gia tăng sự can dự tại toàn vùng châu Á Thái Bình Dương - là thích hợp để chúng tôi bảo đảm rằng cấu trúc an ninh vùng này được cập nhật với thế kỷ 21, và sáng kiến này cho phép làm điều đó".
Căn cứ Hoa Kỳ tại Australia làm tăng thêm quan ngại của Bắc Kinh về vòng vây của các căn cứ quân sự, tại Nhật và Nam Hàn, nay thêm Australia. Nhưng, ông Obama khẳng định Trung Quốc không bị cô lập - ông nói "Ý tưởng cho rằng Hoa Kỳ sợ Trung Quốc là sai - ý tưởng cho rằng chúng ta đang loại trừ Trung Quốc cũng là sai. Trung Quốc không bị đặt ra ngoài vùng tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TTP)". Nguyên thủ Hoa Kỳ nhấn mạnh "Chúng tôi hoan nghênh 1 Trung Quốc vươn lên trong hoà bình" - ông nhắc nhở: sức mạnh vuơn lên của Trung Quốc đồng nghĩa với trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo đảm tự do mậu dịch và an ninh trong vùng.
Thủ Tướng Gillard tuyên bố: căn cứ Darwin bắt đầu hoạt động trong năm tới sẽ là Pearl Harbour của Australia. 1 lực lượng 2500 TQLC sẽ thay phiên nhau trú đóng tại đây.
Bắc Kinh nêu nghi vấn, và yêu cầu mở thảo luận để biết sự củng cố liên minh quân sự có làm lợi cho cộng đồng quốc tế chăng.
1 số nước Á châu hoan nghênh sự chuyển động của Hoa Kỳ như là đối trọng với Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự, và có ý nghĩa trấn an rằng Washington không giảm sự can dự cả trong khi ngân sách quốc phòng bị giới hạn.
TT Obama định nêu lên vấn đề an ninh hàng hải tại hội nghị Bali tuần này - ngày Thứ Năm, ông Obama sẽ đọc 1 bài diễn văn "thả neo" tại QH Australia, phác hoạ viễn kiến của Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương - sau đó, ông đến Bali dự hội nghị thượng đỉnh đông Á.
------------------------




Silent flood misery for 1.8M in Cambodia, Vietnam

By MARGIE MASON and SOPHENG CHEANG | AP – 12 mins ago




CHAKTO LORK, Cambodia (AP) — If Hang Davi's husband's catches a fish in the stagnant floodwaters that have turned her Cambodian village into a lake, the family eats.

If not, they go to bed hungry because the filthy water has inundated the rice fields surrounding their village for two months.
They are among about 1.8 million people across Cambodia and Vietnam currently suffering a silent misery from the worst flooding in a decade. Both countries are much poorer than Thailand, where flooding has gotten more attention.
Many rural Cambodian and Vietnamese families still waiting for water levels to drop have received little or no aid from their governments or international organizations. Davi wonders if her family can survive and says the floods have destroyed her hope.
---------------

Vòng cung Ấn - Nhật
Trung Quốc hiện lo ngại về việc bị bao vây hai cánh bởi Nhật Bản và Ấn Độ. Điều này hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi quan hệ Nhật - Ấn phát triển thắm thiết với việc Ấn Độ đẩy mạnh chính sách hướng đông.
Quan hệ thăng hoa
Quan hệ Nhật - Ấn đạt được những bước tiến mới vào năm ngoái, từ kinh tế, chính trị tới an ninh, quân sự. Bắt đầu từ nửa cuối năm 2010, mối quan hệ này đã nhanh chóng nồng ấm, thể hiện ở cuộc đối thoại định kỳ đầu tiên cấp thứ trưởng của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước (còn gọi là cuộc đối thoại “2+2”) tổ chức vào ngày 6.7.2010 ở thủ đô New Delhi.
Tân Hoa xã ngày 7.7.2010 nhận xét cuộc đối thoại trên đề cập rộng tới nhiều chủ đề, đánh dấu quan hệ hợp tác Nhật - Ấn được đẩy lên một tầm cao mới. Hãng thông tấn Trung Quốc cũng nêu rõ 3 nội dung chính của cuộc đối thoại trên nhằm vào: thứ nhất là hợp tác quốc phòng, đề cập tới vấn đề hợp tác chống cướp biển, các chương trình trao đổi, tập trận chung trên biển hoặc thậm chí thảo luận cả vấn đề quốc phòng liên quan tới Trung Quốc. Thứ hai là thúc đẩy hợp tác hạt nhân; Nhật Bản hy vọng mở rộng thị trường Ấn Độ bằng việc xuất khẩu cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Thứ ba là hợp tác thúc đẩy cải cách trong Hội đồng Bảo an LHQ mà trong đó cả Nhật Bản và Ấn Độ đều muốn có ghế thường trực ở cơ quan này một khi chương trình cải tổ được thực hiện. Tháng 10.2010, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã sang thăm Nhật Bản và hai nước ký hiệp định hợp tác kinh tế, cùng thảo luận sâu hơn về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng như đất hiếm, điện hạt nhân.

Tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ tập trận chung với Mỹ, Singapore và Úc - Ảnh: US Navy
Đến năm 2011, quan hệ New Delhi - Tokyo tiếp tục tiến triển mạnh, thể hiện rõ sau hàng loạt hoạt động ngoại giao. Ngoại trưởng Ấn Độ S.M Krishna đã nói với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba trong chuyến viếng thăm Tokyo ngày 29.10 rằng: “Tôi đề nghị, ngoài các cuộc tập trận đa phương, hải quân Ấn Độ và hải quân Nhật Bản cần phải tập trận song phương”. Ông này cũng đề xuất cuộc tập trận chung sẽ được tiến hành ngay vào đầu năm 2012, song chưa công bố địa điểm cụ thể. Nếu trở thành hiện thực, thì đây là cuộc tập trận song phương trên biển đầu tiên giữa hai nước, đánh dấu một bước ngoặt mới trong mối quan hệ này. Trước kia, Nhật Bản và Ấn Độ mới chỉ tập trận chung trong các sự kiện mang tên Malabah, cùng với Mỹ, Singapore và Úc.
Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc
Hồng Nguyên, nhà phân tích Trung Quốc
Ông Krishna vừa trở về New Delhi sau khi thiết lập xong cơ sở cho việc hợp tác chiến lược hai nước thì Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony đã ngay lập tức bay tới Nhật Bản vào ngày 2.11 nhằm chuẩn bị cho cuộc diễn tập chung trên biển. Sau đó vài ngày, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tới thăm Ấn Độ, thổi ấm quan hệ song phương. Tiết tấu của “bản tình ca” Ấn - Nhật nhanh tới mức khiến Trung Quốc không khỏi sốt ruột, điều đã được thể hiện rõ trên báo chí đất nước đông dân nhất hành tinh.
Song song với tiến triển hợp tác an ninh, quốc phòng, Nhật Bản cũng đang nhìn thấy ở Ấn Độ những tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn mà lâu nay hai bên chưa khai thác hết. Chủ tịch Phòng Thương mại Nhật Bản Tadashi Okamura phát biểu tại thủ đô New Delhi tháng 9.2011 rằng: “Trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt cả Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất nước ngoài lớn nhất của nền công nghiệp sản xuất Nhật Bản”. Gần đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng viết trên báo chí rằng Ấn Độ là một ưu tiên ngoại giao của Nhật Bản. Thủ tướng Yoshihiko Noda sau khi nhậm chức cũng đã không ít lần bày tỏ lo ngại trước Trung Quốc và nhắc nhở Lực lượng Phòng vệ biển tăng cường cảnh giác.
Thái độ của Trung Quốc
Trong chính trị thì chẳng ai huỵch toẹt rằng việc Nhật Bản và Ấn Độ tay nắm chặt tay là để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế, với vị thế là hai nước lớn, với vị trí như hai gọng kìm kẹp lấy con gà trống Trung Hoa, cùng mối quan hệ có nhiều trục trặc với Trung Quốc, sự phát triển quan hệ Ấn - Nhật hiển nhiên nằm trong mối quan ngại của Bắc Kinh.
Nhật báo Quảng Châu ngày 7.11 tỏ thái độ bực tức trước mối quan hệ thắm thiết này, cho rằng hai nước kia đã coi Trung Quốc như một “kẻ thù tưởng tượng”. Tờ báo cũng mượn lời các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế nói Nhật Bản - Ấn Độ là hai nước láng giềng đang tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và cũng chính hai nước này đang liên kết bắt tay nhau để tạo nên thế vòng cung bao quanh Trung Quốc ở hai cánh - đất liền và biển. Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ không xem nhẹ điều đó một khi nó liên quan tới cửa biển ở cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ông Cao Hồng - Viện phó Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng cần phải quan tâm tới mối hợp tác Nhật - Ấn; và Mỹ cùng các nước láng giềng Trung Quốc đã bày trận để kiềm chế Trung Quốc. Theo đó, ngoài chiến lược dài hạn vây kín Trung Quốc, động cơ liên minh với Ấn Độ của Nhật Bản còn có mục đích khác. Đó là giải tỏa sự đe dọa của Trung Quốc đối với tuyến đường hàng hải quan trọng của Nhật Bản, đặc biệt là các vùng biển ở Đông Nam Á. Đồng thời cũng khiến Nhật có bước đột phá về việc sử dụng quân nước ngoài.
Báo Vanguard cũng nhận xét Ấn Độ nằm ở vị trí trọng tâm của Ấn Độ Dương, vốn có lợi thế tự nhiên trong việc bảo vệ an toàn các kênh vận chuyển hàng hải qua đại dương này. Mối liên minh Nhật - Ấn sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ “tuyến đường sinh mệnh trên biển”. Phía Trung Quốc cho rằng nếu đứng ở góc độ Ấn Độ, việc liên minh sâu rộng với Nhật rất phù hợp với nhu cầu Đông tiến
mà New Delhi chủ trương. Ông Hồng Nguyên - Tổng thư ký Trung tâm khống chế quân sự và phát triển quốc phòng của Viện nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đã phân tích Ấn Độ không hài lòng ở khu vực Ấn Độ Dương, và từ lâu đã muốn thông qua eo biển Malacca để vươn tới biển Đông, thậm chí là cả phía tây Thái Bình Dương. Ấn Độ muốn gây ảnh hưởng tới Thái Bình Dương, còn Nhật Bản muốn gây ảnh hưởng tới Ấn Độ Dương khiến hai nước này tìm được rất nhiều tiếng nói chung. Ông Hồng Nguyên cho rằng Nhật Bản và Ấn Độ - với tư cách là hai nước có nhiều tranh chấp nhất về lãnh thổ với Trung Quốc - còn chung mục đích đối phó với việc Trung Quốc trỗi dậy. Tuy nhiên, theo ông này, liên minh chiến lược Nhật - Ấn cũng không thể thực hiện được nếu không có sự ủng hộ của Mỹ.
Ông Hồng Nguyên cảnh báo Trung Quốc không thể xem thường quan hệ mật thiết Nhật - Ấn và âm mưu liên kết phong tỏa vòng cung đối với Trung Quốc, cũng như những động thái liên quan tới cục diện ở biển Đông. “Trong quan hệ hợp tác chiến lược này, diễn tập quân sự chung sẽ là một bước tất yếu. Và việc diễn tập này chắc chắn sẽ leo thang. Có thể nói rằng mối hợp tác chiến lược Nhật - Ấn càng sâu thì càng nguy hiểm cho Trung Quốc”, ông này kết luận.
Trên báo mạng Cái nhìn toàn cầu ngày 31.10, chuyên gia Trung Quốc Y Trác phân tích việc Nhật - Ấn ủng hộ Mỹ quay lại châu Á, đặc biệt là Đông Á, là chiêu tốt nhất để kiềm chế Trung Quốc, bởi tự thân Nhật Bản và Ấn Độ không có khả năng này. Mặt khác Nhật Bản và Ấn Độ sẽ thu được nhiều lợi ích trong việc kiềm chế Trung Quốc như giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thể hiện được vị trí quan trọng trên trường quốc tế, tăng áp lực để tìm ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ. Ông này cho rằng bố cục an ninh châu Á đang được định hình lại, nhưng điều này không chỉ phụ thuộc vào một số nước như Nhật Bản mà còn phụ thuộc vào thái độ phản ứng của Trung Quốc ra sao.
Trên diễn đàn quân sự Junshi.xilu.com, nhiều người Trung Quốc đã đề xuất những phương án đối phó như sử dụng Pakistan để kiềm chế Ấn Độ, hợp tác quân sự vũ khí với Pakistan... Nhiều bài phân tích về chiến lược đông tiến của Ấn Độ và quan hệ hợp tác không ngừng phát triển Nhật - Ấn đã liên tục xuất hiện trên báo, đài Trung Quốc, cho thấy một mối lo ngại ngày càng sâu sắc của quốc gia đông dân nhất hành tinh đối với cái bắt tay rấ t chặt giữa Tokyo và New Delhi. 
---------------

Trung Quốc sẽ cử lực lượng vũ trang tuần tra trên sông Mêkong
Trung Quốc muốn lập với các nước trong khu vực sông Mêkong một đội tuần tra có vũ trang (Reuters)
Trung Quốc muốn lập với các nước trong khu vực sông Mêkong một đội tuần tra có vũ trang (Reuters)

Anh Vũ
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin của báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay (9/9/2011) thông báo Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực sông Mêkong sẽ đưa lực lượng có vũ trang bảo vệ các tàu bè trên sông Mêkong. Biện pháp tăng cường an ninh cho lưu thông đường thủy này được đưa ra sau vụ tấn công hai tàu Trung Quốc hôm 5/10/2011.

Vụ tấn công hai chiếc tàu Trung Quốc đã khiến 13 thủy thủ bị thiệt mạng trong khu “tam giác vàng” trên sông Mêkong, một tụ điểm trung chuyển ma túy nổi tiếng tiếp giáp ba nước Lào, Miến Điện và Thái Lan.
Sau vụ thảm sát này, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt, cho triệu tập các đại sứ của các nước Lào, Thái Lan và Miến Điện lên yêu cầu cơ quan chức năng của các nước này phải điều tra khẩn trương tìm ra thủ phạm. Cảnh sát Thái lan sau đó đã bắt giữ 9 kẻ tình nghi tham gia vụ tấn công, được cho là có liên hệ tới đường dây buôn lậu ma túy ở Miến Điện.
Tờ China Daily, dẫn nguồn tin của Bộ Công an Trung Quốc cho biết bắt đầu từ tháng tới, Trung Quốc sẽ cùng các nước trong khu vực sông Mêkong gồm Lào, Miến Điện và Thái Lan lập một đội tuần tra có vũ trang tuần tra, để bảo vệ anh ninh các tuyến đường thủy trên sông Mêkong.
Theo lời một quan chức của bộ công an thì “ Trung Quốc sẽ cử một đội tuần tra đặc nhiệm có vũ trang nằm dưới sự điều hành của lực lượng biên phòng của tỉnh Vân Nam”. Phát ngôn viên biên phòng tỉnh vân Nam cũng cho biết là các tàu tuần tra Trung Quốc sẽ tham gia hộ tống các tàu của Trung Quốc cũng như của các nước khác trong khu vực qua lại trên sông Mêkong.
Mêkong là con sông lớn bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc chảy qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam tạo thành một tuyến giao thông đường thủy quan trọng đối với những nước này.

---------------------

Mỹ - Trung và Đông Nam Á

Tuần này chứng kiến cuộc đua tài giữa hai đấu thủ hạng nặng Mỹ và Trung Quốc trong cuộc giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương. Washington đã tung ra nhiều đòn trong khi Bắc Kinh chưa tỏ rõ sự đáp trả.

Tuy nhiên sự tái xuất hiện của tình trạng căng thẳng khiến các nhà phân tích chính trị và quân sự cảm thấy báo động.
"Họ đang gửi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc, rằng Mỹ trở lại đây và muốn kiềm chề hoặc đẩy lùi Trung Quốc", ông Zhu Feng, giáo sư khoa Quốc tế Đại học Bắc Kinh nhận xét. "Điều này không giúp gì cho hợp tác ngoại giao".
Phát ngôn viên ngoại giao của Trung Quốc đã phát biểu một cách lạnh nhạt trước tuyên bố của ông Obama về việc triển khai thủy quân lục chiến tới miền bắc Australia. Lực lượng này khiến Mỹ có quân trên bộ triển khai gần Biển Đông - vấn đề an ninh đang hâm nóng khu vực - hơn bao giờ hết.
"Liệu có nên triển khai thêm quân như thế trong khi kinh tế Mỹ đang phải hồi phục hay không", phát ngôn viên Lưu Vi Dân đặt câu hỏi, và bình luận rằng việc đưa quân của Mỹ là "không thích hợp".
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại hội nghị APEC ở Hawaii ngày 12/11. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại hội nghị APEC ở Hawaii ngày 12/11. Ảnh: AFP
Tuy nhiên quyết định triển khai quân đến Australia không phải là hành động nhất thời, nó nằm trong một loạt các diễn biến gần đây của chính phủ Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nó cho thấy Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược hướng về châu Á mà ngay từ khi nhậm chức Tồng thống Obama đã nhấn mạnh. Mới đây, trong một bài viết đáng chú ý trên tạp chí Foreign Policy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tái khẳng định trọng tâm ngoại giao của Mỹ là ở châu Á Thái Bình Dương.
Tuần trước, Lầu Năm Góc công bố khái niệm mới - Air Sea Battle (tạm dịch là chiến tranh hải-không), được sử dụng để đối phó với các loại vũ khí nhằm ngăn chặn sự tiếp cận của quân đội Mỹ tới một khu vực nhất định nào đó. Họ không nói rằng khái niệm này là nhằm đối phó Trung Quốc, nhưng cũng không bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc là đối thủ duy nhất có được những sức mạnh mà khái niệm mới này cần đương đầu.
Tuần này, tại Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC ở Hawaii, ông Obama đã gặt hái được những bước tiến quan trọng trong việc thiết lập cơ chế Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Trong cơ chế này không có mặt Trung Quốc. Cũng tại APEC, Obama đã yêu cầu Trung Quốc hành động "như người lớn" trong việc tuân thủ các luật lệ chung về kinh tế. (Điều này bị Bắc Kinh phản pháo rằng các khó khăn hiện nay của Mỹ chẳng phải do người Trung Quốc gây ra).
Tại Manila hôm đầu tuần, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Washington sẽ sát cánh với đồng minh Phillippines trước các thách thức về an ninh. Philippines là một trong các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, và vừa có những tố cáo qua lại với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Mỹ còn cam kết nâng cấp hải quân cũng như cung cấp cho Philippines thêm tàu chiến để tuần tra vùng biển.
Đồng thời, Clinton lên tiếng phản đối - tuy không nhắc đến đích danh Trung Quốc - mọi hình thức đe dọa hay bắt nạt khi giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Người Trung Quốc đang e rằng Washington tìm cách bao vây Trung Quốc, và chiến thuật nhét một cái gai vào giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng "không phải là mới", Bonnie Glaser, học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, nói. "Nhưng Mỹ đang khiến Trung Quốc có lý do để tin rằng đúng là họ đang làm như thế".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng dầu khí lớn và có các tuyến vận tải hàng hải vô cùng quan trọng của thế giới. Tuyên bố của Trung Quốc vấp phải sự phản đối của các nước thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Trong năm nay, đã có nhiều cuộc đụng độ xảy ra giữa tàu của Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.
Mỹ khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, và nhiều lần nhắc lại rằng Washington có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh hàng hải và tự do thương mại ở khu vực này, nơi có có tuyến vận tải biển chuyên chở 5,3 nghìn tỷ USD hàng hóa mỗi năm, theo tính toán của CSM.
Mỹ khẳng định việc đưa tranh chấp Biển Đông ra bàn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) là thích hợp, trong khi Bắc Kinh nói nước này chỉ giải quyết với các bên liên quan trực tiếp ở Biển Đông và không muốn có sự can thiệp của "bên ngoài".
Sự khó chịu của Trung Quốc trước viễn cảnh can dự của Mỹ được tái khẳng định bởi tuyên bố của Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Bali hôm nay. Ông Ôn dẫn đầu đoàn Trung Quốc dự EAS. "Tranh chấp Biển Đông là vấn đề tồn tại nhiều năm qua. Các thế lực bên ngoài không nên dùng bất cứ lý do gì để can thiệp", ông Ôn nói trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ASEAN, tuy nhiên không đề cập trực tiếp đến Mỹ.
Phái đoàn Mỹ đến Bali được dẫn đầu bởi Tổng thống Obama. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tham gia EAS với tư cách thành viên chính thức. Ngay trước khi đến Bali, Obama đã có một diễn văn đáng chú ý dài 25 phút tại Canberra, tái khẳng định sự trở lại của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương và công bố việc đưa quân đồn trú đến bắc Australia. "Sau một thập kỷ tiến hành hai cuộc chiến tranh gây hao người tốn của, nước Mỹ đang tập trung mối quan tâm của mình tới tiềm năng to lớn của châu Á Thái Bình dương", Obama nói.
Các nhà phân tích ở Bắc Kinh cho rằng các động thái của Mỹ là một "âm mưu". "Họ cần hâm nóng vấn đề lên để nhảy vào, bởi nếu không 10 năm nữa họ chẳng có gì để mặc cả với Trung Quốc", tờ CSM dẫn lời Jin Canrong, phó khoa Quốc tế của Đại học Nhân dân Bắc Kinh, nói. "Trung Quốc sẽ trở nên quá mạnh".
Giáo sư Zhu trưởng khoa thì cho rằng Washington đang muốn mở rộng hiện diện quân sự ở tây Thái Bình Dương với việc tăng hợp tác hải quân với Manila, bán vũ khí cho Indonesia và lập căn cứ thủy quân lục chiến ở Australia.
"Tự ái dân tộc của Trung Quốc không phải là hay", ông Zhu nói thêm, "nhưng kích động tự ái dân tộc thì lại càng không hay và điều không may là Mỹ đang làm điều đó".
Ngược lại, cách nhìn từ Washington lại hoàn toàn khác. "Mục tiêu cơ bản trong chính sách của Mỹ không phải là chống Trung Quốc", học giả Glaser nói. "Chính sách đó nhằm đảm bảo với các đối tác và đồng minh của Mỹ trong khu vực rằng họ vẫn hiện diện, chứ không suy giảm sự quan tâm".
Nhưng những lập luận như thế khó mà thuyết phục được báo giới Trung Quốc vốn đang đăng những bài xã luận nóng về Biển Đông. Trong khi đó các quan chức Bắc Kinh thể hiện một thái độ lãnh đạm với các kế hoạch của Mỹ, và điều này cho thấy họ có quan điểm khác báo giới. "Giới chức Trung Quốc nghĩ rằng chính sách của chính phủ Obama không phải là bao vây, mà chỉ là can dự và đề phòng", giáo sư Jin nhận xét.
Bình luận về phản ứng của Bắc Kinh trước những bước đi gần đây của Mỹ, giáo sư Zhu đoán: "Trung Quốc có lẽ không ăn miếng trả miếng. Tôi không nghĩ Trung Quốc lao đầu vào một cuộc leo thang hay chạy đua quân sự. Họ không thể làm được việc đó".
"Tuy nhiên những chuyện này sẽ có những ảnh hưởng xấu đến hợp tác Mỹ - Trung", Zhu lo ngại. "Hiện nay hai nước đang hỗ trợ nhau trong nhiều vấn đề, nhưng những gì diễn ra tuần này sẽ làm giảm mong muốn hợp tác
----------------------

Phản ứng của ASEAN về việc Mỹ đóng quân tại Australia

Loan báo của Tổng thống Barack Obama về chương trình đóng quân tại Australia đã gây nên nhiều phản ứng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Indonesia, nơi những tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông đang là một vấn đề lớn.   
Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Nusa Dua, Bali, 17/11/2011
Hình: REUTERS
Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Nusa Dua, Bali, 17/11/2011
Bộ trưởng Thông tin Philippines, ông Ricky Carandang, hoan nghênh nguồn tin theo đó Mỹ sẽ bố trí 2.500 nhân viên quân sự tại Australia trong mấy năm sắp tới:

“Nếu quí vị hỏi tôi một cách tổng quát, rằng tôi nghĩ sao về việc gia tăng tham gia của Hoa Kỳ tại Australia và khu vực này, thì câu đáp sẽ là chúng tôi xem hiện diện của người Mỹ và việc tham gia trở lại của họ tại nơi này rút cục là một sức mạnh giúp ổn định.”

Philippines từ lâu cổ súy việc tăng thêm hiện diện quân sự của Mỹ, như một đối trọng với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và tình trạng đụng độ nhiều hơn trong vùng tranh chấp tại Biển Đông.

Chủ tịch ASEAN và cũng là Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, nói Indonesia không muốn thấy vùng Đông Nam Á bị tổn hại giữa sự cạnh tranh của các nước lớn.

Ông nói, ông muốn triển khai một quy tắc hành xử quân sự, phù hợp với thỏa ước Thân Hữu và Hợp Tác, gọi tắt là TAC, kêu gọi tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của các thành viên khác:

“Chẳng hạn, quy tắc này bao gồm chuyện từ bỏ sử dụng vũ lực và ưu tiên cho việc dàn xếp hòa hoãn các vụ tranh chấp, chính xác hơn là những chuẩn mực của TAC, lâu nay vẫn điều hành việc bang giao giữa các nước ASEAN.”

Hôm thứ Tư, các giới chức Trung Quốc đã đặt câu hỏi là liệu việc đóng quân của Hoa Kỳ có nằm trong lợi ích tốt nhất của các nước trong khu vực hay không. Tuy nhiên, tại Bắc Kinh hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã có một đáp ứng mực thước hơn khi được hỏi về liên hệ quân sự Mỹ-Úc:

“Liên quan đến bang giao diễn ra giữa các nước khác, Trung Quốc không can thiệp. Nhưng Trung Quốc mong rằng trong lúc triển khai các mối quan hệ với nhau, các nước cũng nên quan tâm đến các nước khác, những lợi ích, hòa bình và ổn định của khu vực.”

Các nhà lãnh đạo ASEAN lên án “những hành vi xâm lấn” trong vụ tranh chấp Biển Đông.

Theo tin của hãng GMA News ở Philippines, trong tuyên bố mạnh mẽ nhất kể từ khi xảy ra một loạt những vụ xích mích ở quần đảo Trường Sa giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN là Việt Nam và Philippines, các nhà lãnh đạo vùng Đông Nam Á đã lên án những sự hăm dọa quân sự và những hành động gây hấn có thể gây bất ổn cho khu vực.

Trong thông cáo công bố vào lúc kết thúc cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ 5 trên đảo du lịch Bali của Indonesia, 10 nhà lãnh đạo ASEAN đồng thanh bác bỏ “xâm lấn và sử dụng vũ lực và đe sử dụng vũ lực hoặc những hành động khác không phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Tuyên bố vừa kể được đưa ra một ngày trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc.

Tại cuộc họp này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc một lần nữa khẳng định Trung Quốc vĩnh viễn không theo đuổi bá quyền và phản đối mọi hành vi bá quyền.

Ông Ôn Gia Bảo cũng cho rằng vụ tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị giữa các nước có liên hệ trực tiếp, và “các thế lực bên ngoài không được viện cớ để can dự” vào vụ tranh chấp này.

Trong khi đó, một bản tin của hãng thông tấn Bloomberg cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng ông đã thảo luận vấn đề an ninh biển với Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong một cuộc họp hôm thứ năm.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mà ông tham dự tại Indonesia là “nơi chốn thượng hạng” để thảo luận những mối quan tâm về an ninh hải dương, một đề tài mà Trung Quốc lâu nay vẫn không muốn mang ra thảo luận tại các diễn đàn quốc tế.

Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở Bali, ông Obama nói rằng hội nghị Đông Á “có thể là nơi tốt nhất để chúng ta làm việc chung với nhau về nhiều vấn đề: an ninh hải dương hoặc không phổ biến hạt nhân.”

Trước đó chính phủ Philippines đã kêu gọi ASEAN tạo điều kiện để đàm phán với Trung Quốc về vụ tranh chấp ở Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Hãng tin Bloomberg trích lời ông Ricky Carandang, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, nói rằng vụ tranh chấp về quần đảo Trường Sa không phải là một vấn đề có thể được cô lập giữa Trung Quốc và Philippines mà là “một vấn đề liên quan tới nhiều nước trong khu vực, và nếu chúng ta càng có thể thảo luận vấn đề này trong một bầu không khí thẳng thắn nhiều chừng nào thì càng tiến gần hơn tới chỗ tìm ra giải pháp.”

hứ Ba, 15 tháng 11 2011

TQ không (dám) muốn bàn về Biển Ðông tại Hội nghị thượng đỉnh Ðông Á

Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Hình: Reuters
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ đi Bali, Indonesia vào ngày thứ Năm để dự một vòng các cuộc họp thượng đỉnh thường niên, nơi theo dự kiến ông sẽ nghe một số nước láng giềng của Trung Quốc thảo luận về những lời tuyên bố tranh giành chủ quyền ở Biển Ðông.

Nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm nay tuyên bố Trung Quốc không muốn thảo luận vấn đề này.

Ông Lưu nói ông muốn khẳng định rõ với các nước khác trong vùng rằng vấn đề Biển Ðông không có liên quan gì đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tiếp theo cuộc họp của các nhà lãnh đạo đông nam Châu Á tại cuộc họp thường niên của ASEAN.

Ông Lưu nói hội nghị thượng đỉnh là một diễn đàn để thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế và mậu dịch. Ông nói Trung Quốc muốn bàn về các tuyên bố chủ quyền với từng nước một có liên quan thay vì thảo luận một cách tập thể.

Ông Lưu cũng cảnh báo chống lại các nỗ lực lôi kéo các nước bên ngoài, như Hoa Kỳ can dự vào vụ tranh chấp lãnh hải.

Ông Lưu nói bất kỳ sự can dự nào, theo nguyên văn lời ông, sẽ chỉ làm cho vấn đề thêm phức tạp và phá hoại hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Tin tức từ Philippines cho thấy ông Benigno Aquino dự định công khai hối thúc đòi đàm phán về vụ tranh chấp ở Biển Ðông tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong 2 ngày ở Bali.

Các nước thành viên khác của ASEAN, trong đó có Brunei và Malaysia, cũng như đối thủ Bắc Kinh là Đài Loan, cũng đòi chủ quyền một phần hay toàn bộ quần đảo Trường Sa, nằm gần các tuyến hàng hải quan trọng trong vùng Biển Ðông.

Các tuyến hàng hải đó cũng là một ưu tiên đối với Washington, vì Hoa Kỳ nói là có quan tâm về an ninh và điều được mô tả là thương mại quốc tế không gặp trở ngại trong vùng Biển Ðông.

Ông Lý Minh Giang là phó giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore và là một chuyên gia về các quan hệ trong vùng Đông Á và về bang giao Trung Mỹ.

Ông nói Bắc Kinh sẽ không vui trước sự kiện một số các nước láng giềng trong vùng của mình được coi là xích lại gần hơn với Hoa Kỳ với mục đích hợp tác và quan hệ an ninh.

Ông Lý nói: “Vấn đề Biển Ðông sẽ được đưa ra và sẽ được thảo luận, nhưng một lần nữa rất nhiều điều này sẽ chỉ có tính cách ngoại giao và tượng trưng. Sẽ có một cuộc tranh cãi ngoại giao nào đấy, nhưng sẽ không giải quyết gì được qua sự đối đầu công khai. Tôi nghĩ rằng Bắc Kinh hiểu rằng đây là điều mà Trung Quốc cần phải xử lý một cách thận trọng. Trung Quốc không thể công khai chỉ trích các quốc gia trong vùng này bởi vì bất cứ sự chỉ trích nào đều sẽ không mang lại hiệu quả.”

Ông Lý cũng nêu ra rằng những nước bực bội với Trung Quốc cũng sẽ phải tỏ ra mềm mỏng, trong bối cảnh ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại.

Ông Lý nói tiếp: “Rõ ràng, các quốc gia trong vùng sẽ phải cân nhắc các phản ứng của Trung Quốc, nếu họ tiến quá nhanh hay quá gần với Hoa Kỳ. Mối quan ngại số 1 sẽ là các lợi ích kinh tế, bởi vì nhiều quốc gia trong vùng nay lệ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế. Nếu ta nhìn vào lưu lượng thương mại, thì tình hình rõ ràng là như thế.”

Trợ lý ngoại trưởng Lưu của Trung Quốc sốt sắng nêu ra điểm thượng mại sẽ gia tăng như thế nào giữa các nước ASEAN và Trung Quốc đang giúp bù lại số cầu sụt giảm của Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về tài chính và các thị trường châu Âu.

Vai trò của Trung Quốc trong các khó khăn kinh tế của Hoa Kỳ đã được nêu lên hồi đầu tuần này khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Trung Quốc chưa tiến hành đủ các biện pháp để cho chỉ tệ của họ đạt được giá công bằng trên thị trường.

Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích nhận định vừa kể, và nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ đổ lỗi cho Trung Quốc về các vấn đề kinh tế của nước họ. Khi được hỏi ông nghĩ sao về ý nghĩa của những lời tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ, thì giới chức Trung Quốc đáp rằng chỉ có Tòa Bạch Ốc mới giải thích được các nhận định đó.

Trung Quốc chỉ đàm phán song phương về Biển Đông

Bắc Kinh hôm nay nhấn mạnh rằng tranh chấp chủ quyền giữa các bên tại Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hòa bình.

Trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Ảnh:
Trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Ảnh: China-un
"Trung Quốc tin tưởng rằng các tranh chấp chủ quyền nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán hòa bình giữa những bên có liên quan trực tiếp", AFP dẫn lời trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói trong cuộc họp báo hôm nay.
Theo ông Lưu, sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài không giúp ích gì cho quá trình giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền, mà ngược lại nó chỉ làm phức tạp thêm tình hình và phá hoại hòa bình, ổn định cũng như sự phát triển trong khu vực.
Phát biểu của trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc được đưa ra ngay trước cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN tại Bali, Indonesia, từ ngày 17/11. Vấn đề tranh chấp chủ quyền được cho là sẽ được nói tới trong sự kiện quan trọng này. Ngay sau diễn đàn ASEAN, hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) sẽ diễn ra chính tại Bali, với sự góp mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Bắc Kinh, vốn luôn muốn đàm phán riêng rẽ với từng bên có liên quan tới tranh chấp, cho rằng EAS không phải là một diễn đàn thích hợp để trao đổi về các tranh chấp chủ quyền. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng sẽ có mặt tại hòn đảo du lịch của Indonesia để dự EAS.
Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN là Brunei, Philippines, Malaysia và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông. Hồi tháng 7, Trung Quốc và các nước ASEAN đã nhất trí thông qua các nguyên tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố của các bên về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC).

Thứ Tư, 26 tháng 10 2011

Philippines đả kích bài xã luận của 1 tờ báo TQ 'thiếu trách nhiệm'

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario
Hình: AP
Ngoại trưởng Rosario mô tả bình luận đăng trên một nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là cực kỳ thiếu trách nhiệm, khoa trương đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, mưu tìm giải pháp dựa trên pháp luật
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Rosario mô tả những lời bình luận đăng trên một nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, kể cả Philippine và Việt Nam, là “cực kỳ thiếu trách nhiệm” và có tính khoa trương, dương oai diệu võ, đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, mưu tìm một giải pháp dựa trên pháp luật, như Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để tìm một giải pháp cho vấn đề Biển Tây Philippines.

Bản tin của GMA News Online hôm nay tường trình về phản ứng của ông Del Rosario về bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc hôm qua, tố cáo các nước như Việt Nam và Philippine là “lợi dụng lập trường ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ”.

Một bản tin của Reuters nói rằng tờ Hoàn Cầu Thời báo là do Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, xuất bản, nhưng không như tờ Nhân Dân, Hoàn Cầu Thời báo không phải là diễn đàn nói lên chính sách của nhà nước, và thường thể hiện xu hướng quốc gia cực đoan.

Tưởng cũng cần nhắc rằng bài xã luận hôm qua cảnh báo các nước tranh chấp với Trung Quốc hãy “chuẩn bị nghe tiếng đại bác” và đe dọa hành động quân sự có thể xảy ra, nếu tình hình đòi hỏi.

Trong khi đó, một bài xã luận đăng trên tờ The New York Times hôm qua, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, đang công du Châu Á, nói ông chứng kiến một khu vực đang ngày càng lo âu hơn về tương lai.

Ông Panetta bày tỏ quan ngại về nguy cơ gia tăng các rủi ro nếu các bên tranh chấp tính toán nhầm, hoặc khích động lòng yêu nước cực đoan.

Các nước Á Châu bày tỏ lo ngại về kế hoạch giảm chi của Ngũ Giác Đài, xuống gần 500 tỉ đôla trong thập niên tới, sẽ ảnh hưởng tới khả năng của Hoa Kỳ trong nỗ lực duy trì ổn định tại Châu Á.

Theo tờ The New York Times, mối lo âu lớn nhất tại Á Châu, không chỉ là khả năng quân sự liên tục tăng cường của Trung Quốc, mà là những đường lối của Trung Quốc trong việc sử dụng các khả năng quân sự mới thủ đắc.

Việc tăng cường các hoạt động của lực lượng hải quân Trung Quốc trên khắp khu vực Biển Nam Trung Hoa, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng, đã gây nhiều lo ngại.

Trong khi tại vùng Biển phía Đông Trung Quốc, nơi cả Hoa Kỳ lẫn Nhật bản duy trì các lực lượng hải quân đáng kể, các hoạt động của hải quân Trung Quốc về phần lớn tỏ ra hạn chế hơn.

Tờ báo nói rằng liệu các cuộc tranh chấp có vuột khỏi tầm kiểm soát hay không, tùy thuộc vào những hành động của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong tương lai, và tình hình bất an tại các vùng biển này nêu bật vai trò mà Hoa Kỳ tiếp tục đóng trong việc duy trì tính ổn định trong khu vực. 
----------------

Mỹ thêm tàu chiến cho Philippines

Philippines cho biết Mỹ cam kết bán tàu chiến thứ hai cho nước này, trước tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.

Hải quân Philippines trên chiến hạm mua lại từ Mỹ. Ảnh: novinvite
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hứa sẽ cung cấp gần như miễn phí chiến hạm tuần tra bờ biển thứ hai cho hải quân Philippines. AP cho hay cam kết của lãnh đạo Mỹ được đưa ra trong cuộc hội đàm song phương tại thủ đô Manila, Philippines hôm qua.
Chiến hạm đầu tiên mà Philippines mua lại của Mỹ đã cập cảng Manila hồi tháng 8 và trở thành tàu chiến hiện đại nhất trong hạm đội đã xuống cấp của Philippines. Chiến hạm này đang được triển khai cùng các lực lượng tuần tra phía tây đảo Palawan.
Bà Clinton cũng cam kết mạnh mẽ rằng Mỹ sẽ giúp Philippines tăng cường lực lượng hải quân. Hải quân Philippines là lực lượng đi đầu trong việc tuần tra các vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. 

Philippines sẽ mua thêm tàu chiến Mỹ

Hải quân Philippines có thể sẽ mua một chiến hạm lớp Hamilton thứ hai vào năm tới nhằm tăng cường khả năng tuần tra biển.

Hải quân Philippines trên chiến hạm lớp Hamilton. Ảnh: novinvite
ABS-CBN News dẫn lời Phó đô đốc Alexander Pama, thuộc Tư lệnh hải quân Philippines cho hay nước này đã lên kế hoạch nâng cấp hải quân trên nhiều phương diện cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino.
Chuẩn đô đốc Orwen Cortez, phó tư lệnh phó hải quân Philippines, dự kiến ​​sẽ thăm Mỹ vào đầu tháng 11 tới để kiểm tra một tàu chiến lớp Hamilton. Tàu này có thể ngừng hoạt động và chuyển về Philippines vào năm tới. Phillipines đã mua lại một tàu chiến loại này của Mỹ hồi đầu năm nay và nó đang được triển khai cùng các lực lượng tuần tra phía tây đảo Palawan. Hải quân Phiplippines dự kiến sẽ bổ sung chiến hạm thứ ba vào năm 2013.
Ông Pama cũng tiết lộ rằng nước này cũng đang trên đà trang bị một số công nghệ tên lửa. Hiện quân đội Philippines là quân đội duy nhất ở Đông Nam Á chưa có tên lửa. Tuy nhiên, thách thức lớn hơn với hải quân Philippines là cải thiện nguồn nhân lực, bởi lâu nay lực lượng này chỉ tập trung hỗ trợ hoạt động chống phiến quân. Trong thời gian tới, hải quân Philippines sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tuần tra biển và khai thác nguồn tài nguyên biển dồi dào.
Theo ông Pama, dù vẫn còn những tranh cãi về vấn đề biển Đông nhưng các nước đều đã cam kết sẽ giải quyết hòa bình mọi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Ông Pama cũng tái khẳng định vụ va chạm hôm vừa rồi giữa tàu chiến PS-74 (BRP Rizal) của Philippines với một tàu cá lớn của Trung Quốc là “một tai nạn”. Tàu PS-74 gặp sự cố ở hệ thống lái và đã đâm vào tàu Trung Quốc khi đang kiểm tra hoạt động của các tàu cá theo thông lệ.
Phó đô đốc Pama đang tham dự một hội nghị về hàng hải được tổ chức ở Mỹ. Ông sẽ có bài phát biểu trước khoảng 70 nhà lãnh đạo hải quân đến từ khắp nơi trên thế giới, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm của hải quân Philippines về vấn đề chống khủng bố trên biển. Sự kiện này do hải quân Mỹ tổ chức hai năm một lần. Ông cũng ghé qua thủ đô Washington và có cuộc họp với một nhóm chuyên gia cố vấn về tình trạng của hải quân Philippines cũng như những thách thức ở biển Đông.
---------------------

những ưu tiên của Obama ở châu Á

Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định việc Washington cắt giảm ngân sách quốc phòng không ảnh hưởng tới những cam kết về quân sự và kinh tế của Mỹ trong khu vực này.

Obama phát biểu trước quốc hội Australia. Ảnh: Bloomberg.
Obama phát biểu trước quốc hội Australia. Ảnh: Bloomberg.
"Những mối quan tâm lâu dài của chúng tôi trong khu vực đòi hỏi sự hiện diện lâu dài tại đây", Obama phát biểu trước quốc hội Australia hôm nay. "Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ ở lại nơi này".
Bài phát biểu kéo dài 25 phút tại thủ đô Canberra của Australia được coi là chủ đề chính của chuyến công du 9 ngày tại khu vực. Ông bình luận đây là "một quyết định có chiến lược và có tính toán" nhằm đặt Mỹ vào vị trí có vai trò lâu dài tại khu vực chiếm tới một nửa nền kinh tế thế giới.

Quân sự

Obama cũng đề cập tới mối quan ngại rằng Mỹ không thể đứng ra làm thế đối trọng với Trung Quốc, nước mà tầm ảnh hưởng về quân sự và kinh tế ngày càng gia tăng. "Việc giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ không - tôi nhắc lại, sẽ không - ảnh hưởng tới chi tiêu của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương", Obama nói. "Chúng tôi sẽ phân bổ nguồn lực cần thiết để duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ tại đây".
Chuyến công du Australia của tổng thống Mỹ trùng với thời điểm một ủy ban đặc biệt của quốc hội nước này chuẩn bị ra quyết định về một kế hoạch nhằm cắt giảm ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD thâm hụt ngân sách trong thập kỷ tới. Nếu không thể ban hành kế hoạch cắt giảm trong năm nay, chi tiêu cho năm 2013 sẽ tự động giảm 1,2 nghìn tỷ USD, trong đó có việc giảm 500 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng trong 10 năm. Lầu Năm Góc trước đó cũng có kế hoạch cắt giảm 450 tỷ USD trong từng ấy năm.
Obama và Thủ tướng Australia Julie Gillard hôm qua thông báo một hiệp định quốc phòng nhằm triển khai binh sĩ Mỹ tới miền bắc Australia bắt đầu từ năm tới. Binh sĩ sẽ triển khai luân phiên 6 tháng một lần, bắt đầu với 250 binh sĩ và cuối cùng số lính triển khai ở đây sẽ lên tới 2.500 người. Hai quốc gia cũng đồng ý hợp tác nhiều hơn giữa Không quân Hoàng gia Australia và Không quân Mỹ.
"Đây là một cách để gửi thông điệp tới các bên ở châu Á rằng 'các vị hãy nhìn xem, nước Mỹ cũng có mặt tại đây và sẽ hỗ trợ các vị khi cần'", Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á Đương đại tại đại học Temple, Tokyo, nhận xét. "Đây là một phần của toàn bộ tiến trình tăng cường các mối quan hệ nhằm đối trọng với Trung Quốc".
Obama khẳng định không coi nhẹ các cam kết về an ninh cho Hàn Quốc và kiên quyết chống lại những nguy cơ từ Triều Tiên. "Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động phổ biến vũ khí nào từ phía Triều Tiên", Obama nói. "Việc Triều Tiên chuyển giao công nghệ hạt nhân tới bất kỳ quốc gia hay tổ chức phi quốc gia nào cũng bị coi là nguy cơ nghiêm trọng đối với Mỹ và đồng minh của chúng tôi. Chúng tôi sẽ buộc Triều Tiên chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó".

Kinh tế

"Châu Á đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tôi đạt được ưu tiên hàng đầu: tạo việc làm và cơ hội cho người Mỹ", Obama nói. "Việc phần lớn các cường quốc hạt nhân và một nửa dân số loài người có mặt ở đây, khu vực này sẽ định hình thế kỷ sắp tới, liệu nó sẽ được đánh dấu bởi xung đột hay hợp tác, những khổ đau không cần thiết hay là phát triển con người".
Xuất khẩu của Mỹ năm nay tới Thái Bình dương nhiều hơn tới châu Âu và đã giúp tạo ra 850.000 việc làm cho họ, theo số liệu của Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ. Obama đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu Mỹ trong 5 năm tới lên 3,14 nghìn tỷ USD một năm và châu Á là trung tâm của kế hoạch này.
Nhiều nhãn hiệu hàng đầu của Mỹ cũng phụ thuộc vào thị trường châu Á. Chẳng hạn như 74% doanh số hàng năm (14 tỷ USD) của công ty Texas Instruments Inc. là từ châu Á. 67% trong tổng số 58 tỷ USD doanh thu của tập đoàn Intel cũng xuất phát từ khu vực này.
Tại Hội nghị cấp cao APEC ở Hawaii cuối tuần trước, Obama thông báo Mỹ, Australia và 7 quốc gia khác sẽ thành lập một hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình dương (TPP) trong vòng một năm. Đây được coi là hiệp ước lớn nhất của Mỹ kể từ Thỏa thuận Thương mại tự do Bắc Mỹ ký năm 1994.
Mỹ khẳng định việc tăng cường hiện diện về quân sự và thương mại ở Australia không có nghĩa là cô lập Trung Quốc và Mỹ luôn tìm cách hợp tác với nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Tuy nhiên, Obama cho rằng Mỹ sẽ không nhượng bộ Bắc Kinh và sẽ chỉ trích nước này khi cần thiết.
"Chúng tôi quan tâm tới sự vươn lên một cách hòa bình và thịnh vượng của Trung Quốc", Obama nói. "Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục trao đổi thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc tuân theo nguyên tắc quốc tế và tôn trọng nhân quyền của người dân Trung Quốc".
Nhiều lần trong tuần này, tại cả Hawaii và Canberra, Obama liên tục chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề an ninh, thương mại và kinh tế. Ông nói rằng Bắc Kinh cần tuân theo các nguyên tắc quốc tế nếu họ muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong bài phát biểu hôm nay, dù không nhắc tới Trung Quốc, Obama gián tiếp nhắc lại những chỉ trích đó, nhấn mạnh tới chính sách tiền tệ và các vấn đề bản quyền, và rằng các nền kinh tế trong thế kỷ 21 cần tuân theo các nguyên tắc chung.
"Chúng tôi mong các nền kinh tế mở cửa và thông suốt", Obama nói. "Chúng tôi mong thương mại tự do và công bằng. Chúng tôi muốn có một hệ thống kinh tế quốc tế, tại đó, các luật lệ phải rõ ràng và nước nào cũng phải tuân theo".

Biển Đông và an ninh hàng hải

Ông Obama cho rằng sáng kiến về quốc phòng - điều quân tới Australia - sẽ mở đầu cho sự hiện diện của Mỹ tại tây Thái Bình Dương, có thể giúp đảm bảo an ninh tuyến đường giao thương trị giá 5 nghìn tỷ USD và tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ gần Biển Đông.
Khu vực này có một nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm tàng, hỗ trợ tăng trưởng cho châu Á. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dẫn các nghiên cứu của Trung Quốc cho biết Biển Đông có thể có trữ lượng 213 nghìn tỷ thùng dầu. Nhiều nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở đây trong đó Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" gần như toàn bộ khu vực này.
Vấn đề Biển Đông sẽ là một phần trong một cuộc thảo luận về an ninh hàng hải tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, chặng dừng chân tiếp theo của chuyến công du. Obama nhấn mạnh rằng ông sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh trên và rằng cùng với nhau các quốc gia có thể "giải quyết các thách thức chung, như là phổ biến vũ khí và an ninh hàng hải", ở Biển Đông.
Philippines sẽ đề xuất một sáng kiến tại hội nghị nhằm giải quyết tranh cãi chủ quyền ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua cho biết Mỹ sẽ nâng cấp một hiệp ước phòng thủ nhằm hỗ trợ Philippines nhiều hơn.
Tại Bali, Obama cũng gặp thành viên 10 nước ASEAN. Cuối ngày hôm nay, Obama sẽ tới phía bắc thành phố Darwin, nơi bị Nhật tấn công trong Thế chiến II và là biểu tượng của liên minh 

Mỹ khẳng định trọng tâm đối ngoại ở châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng tương lai chính trị của thế giới sẽ được định đoạt ở châu Á Thái Bình Dương, và Mỹ sẽ hiện diện ở khu vực này để thực hiện việc chuyển biến cấu trúc chiến lược.

Định hướng chiến lược ngoại giao này được nhà ngoại giao cao cấp nhất của Mỹ vạch ra rõ ràng trong bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy số tháng 11, trước khi Mỹ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tại Hawaii. Cụ thể, chiến lược đó bao gồm các điểm đáng chú ý sau.

Rút dần khỏi Iraq và Afghanistan, chuyển sang châu Á

“Khi cuộc chiến ở Iraq giảm thiểu và Mỹ bắt đầu rút các lực lượng khỏi Afghanistan, nước Mỹ đứng trước một cột mốc quan trọng. Trong 10 năm qua, Mỹ đã dành các nguồn lực to lớn cho hai chiến trường này. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải thông minh và cân nhắc một cách có hệ thống về nơi chúng ta sẽ đầu tư thời gian và sức lực, để đặt mình vào vị trí tốt nhất nhằm duy trì sự lãnh đạo, đảm bảo lợi ích và thúc đẩy các giá trị của chúng ta.
Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thập kỷ tới sẽ là đầu tư vào ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các lĩnh vực khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương", bà Clinton mở đầu bài viết dài 8 trang.
Châu Á Thái Bình Dương đã trở thành một động lực của chính trị thế giới với những cỗ máy kinh tế trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng có nhiều nước phát thải khí lớn nhất. Ở đó có các đồng minh chủ chốt của Mỹ và có các cường quốc đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Vào thời điểm khu vực này đang xây dựng một kiến trúc an ninh và kinh tế chin muồi hơn để thúc đẩy ổn định và thịnh vượng, cam kết của Mỹ ở đó là thiết yếu. Đã đến lúc Mỹ giúp xây dựng các cấu trúc và thể chế như từng làm ở châu Âu sau thế chiến II, cấu trúc đã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho Mỹ. Và giờ đây, Mỹ cần làm như vậy ở châu Á, với tư cách là một quốc gia châu Á Thái Bình dương.
Ở các nước, nhiều người đang phân vân về ý định của Mỹ - liệu Mỹ có sẵn sàng duy trì hiện diện và lãnh đạo hay không. Ở châu Á, người ta đang hỏi liệu Mỹ có thực sự muốn ở đó, hay là sẽ bị phân tán bởi các sự kiện ở những nơi khác, liệu Mỹ có thể đưa ra và thực hiện các cam kết đang tin cậy về kinh tế và chiến lược, liệu Mỹ có hậu thuẫn các cam kết đó bằng hành động cụ thể hay không. Câu trả lời đây: Có, chúng tôi sẽ làm được.
Nắm bắt được sự tăng trưởng và năng động của châu Á là điều thiết yếu đối với lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ và là một ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama. Thị trường mở ở châu Á đem lại cho nước Mỹ những cơ hội to lớn về đầu tư, thương mại, và tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh trong toàn bộ khu vực châu Á Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng đối với tiến bộ thế giới, dù đó là việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông, chống phổ biến vũ khí của Bắc Triều Tiên hay bảo đảm sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các cường quốc trong khu vực.
Châu Á rất quan trọng đối với tương lai của Mỹ, và sự can dự của Mỹ cũng quan trọng với tương lai châu Á.

Thực hiện chiến lược châu Á Thái Bình dương

Bà Clinton khẳng định Mỹ đã và đang tiếp tục trở lại châu Á với giải thích: “Trước hết, điều này đòi hỏi có sự cam kết bền vững với điều tôi gọi là ngoại giao “đi đầu”, mang tất cả các nguồn lực ngoại giao của chúng ta đến tất cả các nước và ngóc ngách của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược của chúng ta phải tiếp tục tính đến và phù hợp với những chuyển biến nhanh chóng và năng động đang diễn ra khắp châu Á.
Công việc của chúng ta sẽ tiến triển theo 6 đường hướng hoạt động chính: tăng cường các liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc quan hệ với các cường quốc đang nổi lên, kể cả Trung Quốc; gắn kết với các cơ chế đa phương ở khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; xây dựng một sự hiện diện quân sự rộng rãi; và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.”
Clinton đánh giá cao mối quan hệ với các đồng minh quan trọng trong khu vực gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, cũng như Thái Lan, Philippines.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận và xây dựng quan hệ đối tác tốt với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông cổ, Việt Nam, Brunei và các nước hải đảo ở Thái Bình Dương, bởi đó là một phần của nỗ lực lớn nhằm bảo đảm chiến lược và sự can dự của Mỹ trong khu vực.
Hai con tàu USS George Washington và USS Chung-hoon của Mỹ trên vùng biển tây Thái Bình Dương, một phần trong sự hiện diện của Mỹ tại khu vực. Ảnh: Navy.mil.
Hai con tàu USS George Washington và USS Chung-hoon của Mỹ trên vùng biển tây Thái Bình Dương, một phần trong sự hiện diện của Mỹ tại khu vực. Ảnh: Navy.mil.
Quan hệ với Trung Quốc chiếm phần quan trọng của bài viết khi bà Clinton nhấn mạnh: “Trong hai năm rưỡi qua một trong những ưu tiên trong chính sách đồi ngoại của Mỹ là xác định và mở rộng lợi ích chung, cùng làm việc với Trung Quốc để xây dựng độ tin tưởng lẫn nhau và khuyến khích các nỗ lực tích cực của Trung Quốc trong công việc gải quyết khó khăn toàn cầu. Hai bên đã phát động Đối thoại chiến lược và Kinh tế để trao đổi rộng rãi về những vấn đề bức thiết nhất trong quan hệ hai bên, từ những vấn đề an ninh đến nhân quyền.
“Trên mặt trận kinh tế, Mỹ và Trung Quốc cần phải cùng nhau làm việc để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới mạnh mẽ, bền vững và cân đối. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Mỹ và Trung Quốc đã làm việc một cách hiệu quả trong G-20 để kéo kinh tế thế giới khỏi bờ vực thẳm". Ngoại trưởng cũng nhắc đến những khác biệt quan điểm giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, "lẽ tất nhiên không có một cuốn sách hướng dẫn có sẵn nào, nhưng mối quan hệ này là rất quan trọng", Clinton kết luận về quan hệ với đối tác Trung Quốc.
Các quốc gia quan trọng khác trong chính sách của Mỹ phải kể đến Ấn Độ, Indonesia, hai trong số các cường quốc dân chủ năng động và quan trọng nhất ở châu Á.
"Tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương qua eo Malacca đến Thái Bình Dương có các tuyến hàng hải năng lượng và thương mại sống động nhất thế giới. Hai nước Ấn Độ và Indonesia với tổng số dân chiếm ¼ dân số thế giới. Hai nước là những động lực chính của nền kinh tế thế giới, là những đối tác quan trọng đối với Mỹ, và ngày càng trở thành những nước đóng góp quan trọng cho hòa bình và an ninh ở khu vực. Tầm quan trọng của hai nước này sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới".
Xác định rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ đa phương, bà Clinton giải thích vì sao Mỹ coi trọng sự can dự qua các cơ chế như ASEAN, APEC, và đó cũng là lý do Tổng thống Obama đã thiết lập phái bộ Mỹ tại Jakarta cũng như sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
“Những thách thức của khu vực này đang thay đổi nhanh chóng – từ các cuộc tranh chấp lãnh thổ và biển đến các mối đe dọa mới đối với tự do hàng hải đến tác động cao của thiên tai – đòi hỏi Mỹ phải theo đuổi một tư thế sức mạnh bền vững về chính trị, linh hoạt về ứng phó và phân bổ đều về địa lý", Clinton viết.
“Mỹ đang hiện đại hóa các hiệp định về căn cứ với các đồng minh truyền thống ở Đông Bắc Á trong khi tăng cường sự có mặt tại Đông Nam Á và vào Ấn Độ Dương. Ví dụ, Mỹ sẽ triển khai các tầu chiến duyên hải đến Singapore, và nghiên cứu các cách thức để tăng cơ hội để quân đội hai nước cùng huấn luyện và hoạt động".
Đẩy mạnh đầu tư và thương mại, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế Mỹ - một trong những nhiệm vụ của ngoại giao - cũng được bà Clinton dành nhiều sự chú ý. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) cũng như các cơ chế hợp tác kinh tế trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái bình dương (APEC) được nhắc đến như là những công cụ để Mỹ có thể can dự về mặt kinh tế, mang lại lợi ích chung cho các bên tham gia.

Sáng tạo trong đối ngoại

Để đi đến một kết luận cho bài biết của mình, ngoại trưởng Mỹ khẳng định điều quan trọng là Mỹ phải đổi mới tư duy về chính sách đối ngoại.
“Trong thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Mỹ đã chuyển biến từ các nỗ lực trong bối cảnh hòa bình hậu Chiến tranh Lạnh sang những nhiệm vụ cấp bách phát sinh bởi chiến tranh Iraq và Afghanistan. Khi các cuộc chiến này đi đến hồi kết, Mỹ cần phải tăng tốc để tiếp cận với thực tế mới trên toàn cầu", Clinton chỉ rõ.
Ngoại trưởng Mỹ không quên nhấn mạnh ý nghĩa sống còn giữa Mỹ với châu Âu, nơi Mỹ có các đồng minh truyền thống, các đối tác hàng đầu luôn sát cánh cùng Mỹ đối phó với các thách thức toàn cầu. Bà cũng nhắc đến phong trào của người dân ở Bắc Phi và Trung Đông. "Họ đang vạch ra một lộ trình mới mang ý nghĩa toàn cầu sâu sắc. Châu Phi chứa đựng những tiềm năng khổng lồ chưa được khai thác về phát triển kinh tế và chính trị trong những năm tới".
Mỹ Latin, các nước ở tây bán cầu không chỉ là những thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ mà còn đang đóng vai trò to lớn trong chính trị và kinh tế thế giới, Clinton bình luận.
"Mỗi khu vực đều đòi hỏi sự can dự và lãnh đạo của Mỹ. Và Mỹ sẵn sàng lãnh đạo", bà khẳng định.
Clinton chỉ ra rằng thực tế mới trên thế giới đòi hỏi Mỹ phải đổi mới, phải cạnh tranh và phải dẫn đầu theo những cách thức mới. Thay vì níu kéo thế giới, Mỹ cần tiến lên và đổi mới sự lãnh đạo. Trong lúc nguồn lực hiếm hoi, rõ ràng là Mỹ cần phải đầu tư một cách thông minh vào những nơi mang lại lợi ích lớn nhất.
"Đó chính là lý do tại sao châu Á là một cơ hội thực sự cho chúng ta trong thế kỷ 21", ngoại trưởng Mỹ kết luận.Mỹ-Australia. Ông sẽ có bài phát biểu tại căn cứ không quân hoàng gia Australia tại đây.
---------------------------------

Obama: 'Mỹ không sợ Trung Quốc'

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố Washington không lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên vũ đài quốc tế.

Ông Barack Obama tuyên bố Mỹ không sợ
Ông Barack Obama trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia, bà Julia Gillard, tại Canberra hôm 16/11. Ảnh: AP.
Sau khi dự hội nghị các nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương tại thành phố Honolulu, Tổng thống Mỹ bay sang Australia hôm qua để gặp Thủ tướng Julia Gillard. Hai nhà lãnh đạo đã ký kết thỏa thuận an ninh mới với Australia tại thành phố Canberra hôm qua. Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ đưa thêm nhân lực và thiết bị tới Australia, đồng thời Washington cũng được phép thuê thêm nhiều căn cứ quân sự của Canberra, AP đưa tin.
Ông Obama bình luận rằng thỏa thuận mới là "quan trọng" bởi nó thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng khi nói rằng thỏa thuận không phải là nỗ lực duy trì sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Australia.
Trong cuộc họp báo chung với bà Gillard, ông Obama không đưa ra câu trả lời cụ thể khi các phóng viên hỏi rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Australia có phải là công cụ để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc hay không. Nhưng ông khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục gửi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc cần phải gánh vác những trách nhiệm của một cường quốc trên thế giới.
“Điều quan trọng là Trung Quốc phải hành xử theo luật”, ông nói.
Ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng Mỹ không sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ nhiều người đã mắc sai lầm khi quan niệm rằng Mỹ sợ Trung Quốc và muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông phát biểu.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận an ninh với Australia. Ông Lưu Vi Dân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Washington và Canberra nên thảo luận xem thỏa thuận có phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế hay không.
Ben Rhodes, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, đáp lại rằng thỏa thuận không những hợp lý, mà còn đáp ứng yêu cầu của nhiều nước trong khu vực. Những nước này muốn Mỹ tăng cường hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ đưa 2.500 quân đến Úc
 Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Bali (Indonesia), mọi quan tâm và chú ý của các nước trong khu vực đều đổ dồn vào vấn đề biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard cùng công bố thỏa thuận triển khai quân đội Mỹ tại Úc - Ảnh: Reuters 
Tiếp tục chuyến đi chín ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama ở châu Á - Thái Bình Dương, báo Úc Sydney Morning Herald đưa tin ngày 16-11, ông Obama đã đến Canberra, chặng dừng chân thứ hai sau Hawaii.
Sau cuộc thảo luận với ông Obama, Thủ tướng Úc Julia Gillard tuyên bố Mỹ sẽ đưa khoảng 2.500 quân đến Darwin, thành phố phía bắc nước Úc. Theo thỏa thuận quân sự song phương Mỹ - Úc, quân đội Mỹ sẽ không lập một căn cứ quân sự mới ở Úc, mà sẽ luân chuyển lực lượng tại Úc để dễ dàng tiếp cận biển Đông hơn so với việc đóng quân tại các căn cứ Mỹ ở Nhật và Hàn Quốc.
Tổng thống Obama khẳng định việc Mỹ triển khai quân ở Úc sẽ giúp “đảm bảo cấu trúc an ninh ở châu Á”, giúp Mỹ phản ứng kịp thời với các vấn đề nhân đạo và an ninh khu vực cũng như tăng cường khả năng triển khai lực lượng để hỗ trợ các chiến dịch cứu trợ thảm họa thiên nhiên.
“Thỏa thuận quân sự với Úc sẽ tạo điều kiện cho Mỹ có được sự cân bằng địa lý hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ dễ dàng đảm bảo một loạt lợi ích và khẳng định sự hiện diện quân sự cần thiết trong khu vực” - Reuters dẫn lời phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết. Giới quan sát nhận định thỏa thuận với Úc là cách Mỹ phản ứng lại việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự ở khu vực và gây hấn ở biển Đông. Mới đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích thỏa thuận quân sự Mỹ - Úc “có thể là không phù hợp”.
Thảo luận vấn đề biển Đông tại thượng đỉnh ASEAN và Đông Á?
“Chúng tôi tin rằng vấn đề an ninh hàng hải là một chủ đề thích hợp để thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Bali - Reuters dẫn lời ông Ben Rhodes cho biết hôm 15-11 - Và trong vấn đề an ninh hàng hải, rõ ràng vấn đề biển Đông là một mối quan ngại”.
Tuyên bố này rõ ràng cũng là thông điệp mà Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nhắn gửi Trung Quốc. Trước đó một ngày, như Tân Hoa xã cho biết, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã lên tiếng phản đối việc thảo luận vấn đề biển Đông ở Bali. “Trung Quốc tin rằng cần phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình giữa các bên có liên quan trực tiếp - ông Lưu Chấn Dân nhắc lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh - Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài sẽ làm vấn đề thêm phức tạp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực”.
Trên chuyến bay đưa ông Obama đến Úc và đến Bali sau đó, ông Rhodes nhấn mạnh EAS “không phải là một diễn đàn để giải quyết các vấn đề lãnh thổ”, nhưng “là diễn đàn để xây dựng các nguyên tắc xử lý các vấn đề lãnh thổ”. “Biển Đông sẽ là một phần trong cuộc thảo luận an ninh hàng hải, và chúng tôi sẽ tập trung vào các nguyên tắc đảm bảo dòng lưu chuyển tự do của thương mại”.

Mỹ cam kết hỗ trợ Philippines
Theo báo Philippines Daily Inquirer ngày 16-11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (hiện đang thăm Philippines) tuyên bố Mỹ cam kết hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Philippines để đối phó với “các thách thức mới”. Đứng trên tàu chiến Mỹ USS Fitzgerald, đang neo đậu ở cảng Manila, bà Hillary Clinton khẳng định: “Mỹ muốn hợp tác với Philippines về các vấn đề an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải, khi Philippines đang tăng cường năng lực quốc phòng”.
“Tuyên bố này khẳng định sức sống của liên minh hai nước, đặc biệt trong thời điểm Philippines đang phải đối mặt với các thách thức về lãnh thổ ở biển Tây Philippines” (tức biển Đông) - Ngoại trưởng Philippines Alberto Del Rosario, đứng bên cạnh bà Hillary Clinton, diễn giải. Bà Clinton cũng kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không gây hấn.
AP dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên tiết lộ Washington đang xem xét cung cấp tàu chiến thứ hai cho Philippines sau tàu chiến đầu tiên hồi tháng 8. “Chúng tôi đang nỗ lực nhằm cải thiện năng lực của hải quân Philippines để đối phó với các thách thức hàng hải” - quan chức này cho biết. 
Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực
Hôm nay 17-11, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Bali, Indonesia. Trả lời báo chí chiều 16-11, liên quan đến việc Mỹ tuyên bố đẩy mạnh hơn sự hiện diện ở khu vực cũng như việc Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết hơn nữa để đối phó với những thách thức mới, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khẳng định: “Chúng tôi sẽ không để ASEAN trở thành nơi các nước lớn tranh chấp với nhau. ASEAN có lợi ích rõ ràng trong việc đưa ra giải pháp cho các vấn đề và những quan ngại của thế giới giờ đang được giải đáp”.
Liên quan đến biển Đông, ông nhấn mạnh: “Chúng tôi phản đối các nước liên quan có hành động làm tồi tệ thêm tình hình. Những nước nào làm như vậy thì sẽ bị dư luận nhận diện rõ”.
Ngoại trưởng Marty Natalegawa cho biết thêm vẫn chưa xác định được thời gian hoàn thành quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), bởi “Trung Quốc khẳng định sẽ tham gia bàn thảo vào thời điểm thích hợp, điều kiện thích hợp, nhưng chưa biết khi nào và điều kiện thích hợp đối với họ là gì”.

Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Nusa Dua, Bali, 17/11/2011
Hình: REUTERS
Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Nusa Dua, Bali, 17/11/2011
Bộ trưởng Thông tin Philippines, ông Ricky Carandang, hoan nghênh nguồn tin theo đó Mỹ sẽ bố trí 2.500 nhân viên quân sự tại Australia trong mấy năm sắp tới:

“Nếu quí vị hỏi tôi một cách tổng quát, rằng tôi nghĩ sao về việc gia tăng tham gia của Hoa Kỳ tại Australia và khu vực này, thì câu đáp sẽ là chúng tôi xem hiện diện của người Mỹ và việc tham gia trở lại của họ tại nơi này rút cục là một sức mạnh giúp ổn định.”

Philippines từ lâu cổ súy việc tăng thêm hiện diện quân sự của Mỹ, như một đối trọng với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc và tình trạng đụng độ nhiều hơn trong vùng tranh chấp tại Biển Đông.

Chủ tịch ASEAN và cũng là Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, nói Indonesia không muốn thấy vùng Đông Nam Á bị tổn hại giữa sự cạnh tranh của các nước lớn.

Ông nói, ông muốn triển khai một quy tắc hành xử quân sự, phù hợp với thỏa ước Thân Hữu và Hợp Tác, gọi tắt là TAC, kêu gọi tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào những vấn đề nội bộ của các thành viên khác:

“Chẳng hạn, quy tắc này bao gồm chuyện từ bỏ sử dụng vũ lực và ưu tiên cho việc dàn xếp hòa hoãn các vụ tranh chấp, chính xác hơn là những chuẩn mực của TAC, lâu nay vẫn điều hành việc bang giao giữa các nước ASEAN.”

Hôm thứ Tư, các giới chức Trung Quốc đã đặt câu hỏi là liệu việc đóng quân của Hoa Kỳ có nằm trong lợi ích tốt nhất của các nước trong khu vực hay không. Tuy nhiên, tại Bắc Kinh hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã có một đáp ứng mực thước hơn khi được hỏi về liên hệ quân sự Mỹ-Úc:
“Liên quan đến bang giao diễn ra giữa các nước khác, Trung Quốc không can thiệp. Nhưng Trung Quốc mong rằng trong lúc triển khai các mối quan hệ với nhau, các nước cũng nên quan tâm đến các nước khác, những lợi ích, hòa bình và ổn định của khu vực.” 
ứ Năm, 17 tháng 11 2011

TT Obama đưa động năng từ Australia vào cuộc họp thượng đỉnh Đông Á

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Ausralia Julia Gillar đến thăm binh sĩ Australia tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở Darsin, Australia
Hình: Reuters
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Ausralia Julia Gillar đến thăm binh sĩ Australia tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở Darsin, Australia
Sau bài phát biểu tại Canberra, trong đó ông nói rằng Hoa Kỳ và Australia luôn đứng sát cánh nhau như những đồng minh và sẽ tiếp tục làm như vậy tại các nơi như Afghanistan, tổng thống đã đáp máy bay đến Darwin, thuộc Lãnh địa miền Bắc của Australia.

Darwin đã từng bị lực lượng Nhật Bản oanh kích nặng nề trong Thế chiến thứ nhì. Sau khi đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm thủy thủ đoàn của tàu USS Peary, một chiếc tầu của Hoa Kỳ bị đánh đắm ở Darwin vào năm 1942, ông Obama đã xuất hiện cùng với Thủ tướng Julia Gillard tại một nhà chứa máy bay đông nghịt khoảng 1.600 binh sĩ Australia và 55 binh sĩ thủy quân lục chiến reo hò hoan nghênh.

Ông Obama tuyên bố thỏa thuận tăng cường sự tiếp cận của Hoa Kỳ với các căn cứ của Australia sẽ giúp bảo đảm an ninh trong vùng Thái Bình Dương rộng lớn hơn.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói: “Nơi đây tại Darwin và bắc bộ Australia, chúng ta sẽ viết ra chương tiếp theo đầy kiêu hùng trong lịch sử liên minh của chúng ta. Như bà thủ tướng và tôi đã loan báo hôm qua, một số binh sĩ thủy quân lục chiến của chúng tôi sẽ bắt đầu luân phiên đến các vùng này để huấn luyện và thao dượt với các bạn và làm việc như những đối tác trong khắp vùng để phục vụ cho nền an ninh mà tất cả chúng ta đều cần đến.”

Theo thỏa thuận mới, một nhóm đầu tiên gồm 250 binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ được điều đến và luân phiên ra vào các căn cứ ở bắc bộ Australia, cuối cùng sẽ mở rộng thành một Lực lượng đặc nhiệm trên bộ và trên không với thành phần 2.500 thủy quân lục chiến, tuy thời biểu chính xác cho công tác chưa được xác định rõ. Cũng sẽ có sự gia tăng đáng kể trong con số các sân bay mà các phi cơ quân sự của Hoa Kỳ sử dụng.

Thiếu tướng thủy quân lục chiến Ronald Baczkowski gọi lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được tang cường điều động là phù hợp với một “vị thế lực lượng trong vùng Thái Bình Dương hoạt động vững chắc được phân phối dựa vào địa lý” và bao gồm việc huấn luyện vũ khí phối hợp với các đồng minh Australia.

Phát biểu tại Canberra trước đó, ông Obama nói các quyết định gay go về ngân sách mà Hoa Kỳ phải thực hiện để điều chỉnh tình hình tài chính, trong đó có những cắt giảm về dự chi quốc phòng, sẽ không làm giảm thiểu sự cam kết đối với vùng Thái Bình Dương.

Tổng thống Obama nói: “Vào lúc chúng tôi hoạch định và tiết kiệm cho tương lai, chúng tôi sẽ dành các nguồn lực cần thiết để duy trì sự hiện diện quân sự vững mạnh trong vùng này. Chúng tôi sẽ bảo vệ khả năng độc đáo của chúng tôi để phô bầy lực lượng và ngăn cản những mối đe dọa đối với hòa bình. Chúng tôi sẽ giữ các cam kết, trong đó có các nghĩa vụ về hiệp định đối với các đồng minh như Australia.”

Nâng cấp liên minh Australia-Mỹ đã có từ 60 năm nay được vùng này cho là một thông điệp rõ ràng của Washington gửi cho Bắc Kinh, giữa các mối quan ngại về xung đột có thể xảy ra vì vấn đề biển Nam Trung Hoa.

Phó cố vấn An ninh Quốc gia đặc trách Thông tin sách lược Ben Rhodes gọi thỏa thuận Mỹ-Australia là “hoàn toàn thích hợp” và được sự hậu thuẫn của các nước khác trong khu vực.

Ông Rhodes nói: “Có một tín hiệu về nhu cầu từ phía các quốc gia trong vùng, và đây là điều mà chúng tôi sẽ làm với sự phối hợp của một trong các đồng minh thân cận nhất của chúng tôi. Vì thế chúng tôi tin rằng không những điều đó là hoàn toàn thích hợp, mà còn là một bước quan trọng hướng tới việc ứng phó với các thách thức trong tương lai của vùng châu Á Thái Bình Dương.”

Ông Rhodes nói “một nước Trung Hoa đang nổi lên” là một phần trong bối cảnh của các nhận định mà ông Obama đưa ra về tương lai của toàn vùng.

Được hỏi liệu thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Australia có thể dẫn tới một sự hiện diện thường trực của Hoa Kỳ hay không, ông mô tả đó chỉ là một sự bố trí “bền vững” đang diễn tiến.

Tổng thống Obama mang theo điều được coi như động năng từ thông báo của Hoa Kỳ và Australia đem vào các cuộc thảo luận về những vấn đề an ninh với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali.

Ông sẽ mở các cuộc hội đàm song phương với các nhà lãnh đạo của các đối tác trong hiệp ước là Thái Lan và Philippines, cùng với nước chủ nhà Indonesia, đồng thời tái khẳng định các thông điệp mà ông đã chuyển đi cho tới giờ này nhân chuyến đi về cam kết của Hoa Kỳ đối với sự ổn định.

Ông Obama cũng sẽ họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trong bài phát biểu tại Canberra, ông hoan nghênh chính sách “nhìn về phương đông” của Ấn Độ và các nỗ lực của New Delhi nhằm đóng một vai trò rộng lớn hơn trong tư cách một cường quốc Á châu.
Trong một bài diễn văn trước Quốc hội Australia hôm nay, Tổng thống Barack Obama ca ngợi sức mạnh của liên minh Hoa Kỳ với Australia, và nói rằng một thỏa thuận hợp tác quân sự mới sẽ giúp Hoa Kỳ đóng một vai trò an ninh lớn hơn ở châu Á Thái Bình Dương. Ông Obama cũng nói chuyện với binh sĩ Australia và Hoa Kỳ tại thành phố Darwin miền bắc Australia.

Sự chuyển hướng chính sách ngoại giao của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tái khẳng định “liên minh không thể phá vỡ được” của Washington với Australia trong một bài phát biểu trước Quốc hội Australia tại Canberra hồi hôm qua. Ông Obama tuyên bố trọng điểm ngoại giao của Hoa Kỳ nay sẽ chuyển từ cuộc chiến chống khủng bố qua các thách thức về kinh tế và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông là vị tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ nói chuyện với các nhà lập pháp tại thủ đô của Australia. 
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vẫy chào các binh sĩ sau buổi nói chuyện tai Căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở Darwin, Australia hôm 17/11/11
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vẫy chào các binh sĩ sau buổi nói chuyện tai Căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở Darwin, Australia hôm 17/11/11
Trong lời giới thiệu Tổng thống Obama trước phòng họp Quốc Hội Australia, Chủ tịch Quốc Hội Australia nói bài diễn văn hôm nay là một dịp quan trọng trong lịch sử Quốc hội Australia.

Tổng thống Obama đã được các nhà lập pháp Australia đón tiếp một cách nồng nhiệt. Ông nói rằng liên minh an ninh song phương là “không thể phá vỡ” được và những mối liên kết giữa Hoa Kỳ và Australia rất sâu xa.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói: “Từ những đường hào của Thế chiến thứ nhất cho đến những đồi núi ở Afghanistan, người Australia và người Mỹ đã sát cánh bên nhau. Chúng ta đã cùng chiến đấu, chúng ta đã cùng dâng hiến mạng sống trong mỗi một cuộc xung đột từ 100 năm qua, từng cuộc xung đột một. Tình đoàn kết đã chống đỡ cho chúng ta vượt qua một thập niên khó khăn. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 đã cướp đi sinh mạng không những của người Mỹ, mà cả những người từ các quốc gia khác trong đó có Australia.”

Ông Obama đọc bài diễn văn trước Quốc Hội ở Canberra 1 ngày sau khi loan báo Hoa Kỳ sẽ bố trí máy bay quân sự và 2 ngàn 500 binh sĩ thủy quân lục chiến ở bắc bộ Australia, một quyết định được nhiều chuyên gia trong vùng coi như là gửi một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc.

Bắc Kinh đã đáp lại một cách lạnh lùng, và nhấn mạnh rằng việc điều quân này “có thể không thích hợp cho lắm.”

Tổng thống Obama hoan nghênh sự kiện Trung Quốc nổi lên như một cường quốc kinh tế và quân sự, nhưng nói rằng ông muốn có thêm sự giao tiếp giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Trung Quốc “để ngăn tránh những vụ hiểu lầm.”

Tuy nhiên, ông hứa sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng châu Á Thái Bình Dương và “phô bầy lực lượng và ngăn cản những mối đe dọa hòa bình” ở khu vực này của thế giới.

Tổng thống Hoa Kỳ nói: “Trong tư cách là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới và là nơi tập trung hơn phân nửa nền kinh tế toàn cầu, khu vực châu Á Thái Bình Dương là cấp thiết cho việc đạt được ưu tiên cao nhất của tôi và đó là tạo dựng công ăn việc làm và cơ hội cho dân chúng Mỹ. Với phần lớn lực lượng hạt nhân của thế giới và khoảng phân nửa nhân loại, châu Á sẽ góp phần lớn trong việc xác định liệu thế kỷ sắp tới được đánh dấu bởi xung đột hay là hợp tác.”

Tổng thống Obama cũng nói các vụ vi phạm nhân quyền tiếp tục ở Miến Điện, và ông kêu gọi các quốc gia xây dựng sự hỗ trợ dành cho các quyền cơ bản của tất cả công dân.

Ông nêu ra rằng mặc dầu lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi hiện không còn bị quản thúc tại gia nữa và một số tù nhân chính trị đã được phóng thích, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lên tiếng chống lại những vụ vi phạm nhân quyền.

Washington đã chuyển trọng tâm chú ý về mặt ngoại giao từ Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố qua các thách thức về an ninh và vận hội kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Tổng thống Hoa Kỳ nói vào lúc Hoa Kỳ chấm dứt sự can dự quân sự ở Iraq và kết thúc dần các hoạt động ở Afghanistan, sẽ có một số cắt giảm về chi phí quốc phòng, nhưng ông hứa sẽ duy trì ảnh hưởng của nước Mỹ trong vùng châu Á Thái Bình Dương.

Tiếp theo bài diễn văn trước Quốc hội Australia ở Canberra, tổng thống sẽ  đáp máy bay đến thành phố Darwin miền bắc trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh 18 nước Đông Á ở đảo Bali của Indonesia. 

-----------------


Army tests hypersonic weapon over the Pacific

AP – 2 hrs 36 mins ago




HONOLULU (AP) — The Army on Thursday conducted its first flight test of a new weapon capable of traveling five times the speed of sound.

The Army launched the Advanced Hypersonic Weapon from the military's Pacific Missile Range Facility on Kauai at about 1:30 a.m.

The weapon's "glide vehicle" reached Kwajalein Atoll — some 2,300 miles away — in less than half an hour, said Lt. Col. Melinda Morgan, a Pentagon spokeswoman.

Earlier this year, the Congressional Research Service said in a report the Advanced Hypersonic Weapon is part of the military's program to develop "prompt global strike" weapons that would allow the U.S. to strike targets anywhere in the world with conventional weapons in as little as an hour.

The Air Force and the Defense Advanced Research Projects Agency, or DARPA, are developing a similar vehicle.

The Pentagon said the Advanced Hypersonic Weapon, or AHW, vehicle is designed to fly long ranges within the earth's atmosphere at speeds that are at least five times the speed of sound.

The objective of Thursday's test was to collect data on technologies that boost the hypersonic vehicle and allow it to glide. The Army was also testing how the vehicle performed in long-range flight.

The Congressional Research Service report said the AHW would be able to maneuver to avoid flying over third party nations as it approached its target. The weapon would use a precision guidance system to home in on the target, it said.

----------------------
  Ngũ Giác Đài:  Siêu bom không nhắm vào Iran
 Mỹ không đặt Iran hoặc bất kỳ nước cụ thể nào vào tầm ngắm khi mua 20 quả bom công phá hầm ngầm mới nặng 13,6 tấn của hãng Boeing, theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby hôm nay, 16.11.

Loại vũ khí lớn có tên Massive Ordnance Penetrator (MOP) được chế tạo để gắn lên oanh tạc cơ tàng hình B-2.
Bộ Tư lệnh Không quân Tấn công Toàn cầu Mỹ đã bắt đầu nhận những quả bom đầu tiên vào tháng 9, theo thông báo mới đây của Lầu Năm Góc.

 Mô hình quả bom MOP - Ảnh: AFP
MOP tăng cường khả năng của Mỹ nhằm hủy diệt những cơ sở quân sự nằm sâu dưới lòng đất như những cơ sở được Iran sử dụng để bảo vệ các hoạt động hạt nhân trước các cuộc tấn công tiềm tàng của Israelhoặc Mỹ, theo hãng tin Bloomberg.
Quả bom “mang đến cho chúng tôi khả năng lớn hơn để vươn đến và phá hủy các vũ khí hủy diệt hàng loạt vốn nằm trong những cơ sở được bảo vệ chắc chắn dưới lòng đất”, ông Kirby nói.
Khi được hỏi liệu thông báo về siêu bom có phải là một thông điệp gửi đến chính phủ Iran hay không, ông Kirby nói quả bom “không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Nó nhằm phát triển năng lực mà chúng tôi tin mình cần có”.
Bom MOP được mô tả là dài hơn 6m, có đường kính gần 0,8m và cân nặng khoảng 13,6 tấn. Loại bom có hệ thống dẫn đường vệ tinh gắn bên trong này có khả năng xuyên phá 60m bê tông cốt thép

-
      Không quân Mỹ nhận siêu bom
1Không quân Mỹ đã nhận những quả bom công phá hầm ngầm siêu nặng, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ Jack Miller hôm 15.11.

 Các quả bom MOP sẽ được gắn trên oanh tạc cơ tàng hình B-52 - Ảnh: AFP
Ông Miller nói hãng Boeing bắt đầu cung cấp loại bom mới có tên gọi “Massive Ordnance Penetrator” (MOP) cho Bộ Tư lệnh Không quân Tấn công Toàn cầu vào tháng 9, theo AFP.
Quả bom này sẽ được gắn trên những chiếc oanh tạc cơ B-52. Mỗi quả bom nặng 13,6 tấn và có hệ thống dẫn đường vệ tinh gắn bên trong.
Theo hợp đồng trị giá 32 triệu USD ký vào ngày 2.8, hãng Boeing sẽ sản xuất tám quả bom MOP khổng lồ để đáp ứng những “nhu cầu chiến dịch” của không quân.
Không quân Mỹ không nói có bao nhiêu quả bom quy ước đã được giao cho đến nay song MOP được xem là loại vũ khí được chế tạo để xuyên phá những hầm ngầm và đường hầm ở CHDCND Triều Tiên hoặc Iran.
Với chiều dài khoảng sáu mét, MOP sẽ “đánh bại vũ khí hủy diệt hàng loạt của đối thủ” trước khi chúng rời khỏi mặt đất”, theo một mô tả chính thức được đăng tải trên website của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ.
Mỹ, nước nghi ngờ Iran và CHDCND Triều Tiên xây dựng các cơ sở hạt nhân sâu dưới lòng đất để tránh các cuộc không kích, đã phát triển bom MOP khoảng từ năm 2007.
Loại vũ khí có thể xuyên phá 60 mét bê tông cốt sắt trước khi phát nổ có sức công phá mạnh gấp 10 lần loại bom có chức năng tương tự trước đó là bom BLU-109.



Mỹ thử tên lửa bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh
- Lầu Năm Góc đã thử thành công một loại tên lửa mới di chuyển nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Điều này có nghĩa là quân đội Mỹ có thể ném bom bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ.

Tên lửa được phóng từ Hawaii và bắn trúng mục tiêu ở quần đảo Marshall, cách đó 3.700km.
Tên lửa, tên gọi “Vũ khí siêu thanh tiên tiến” (AHW), được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ.
AHW là một phần của chương trình nhằm chế tạo các tên lửa tầm xa tốc độ cao mới của Mỹ. Mục tiêu của chương trình là cho phép quân đội Mỹ tấn công các mục tiêu ở bất kỳ nơi trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ.
Một tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết vũ khí đã được phóng sử dụng hệ thống đẩy 3 giai đoạn, vốn thành công trong việc đưa tên lửa vào tầng khí quyển cao trên Thái Bình Dương.
Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall.
Cụm từ siêu thanh được định nghĩa là vượt tốc độ Mach 5 - tức là gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh, tương đương 6.000km/h.
“Mục tiêu của cuộc thử nghiệm là thu thập dữ liệu về các công nghệ lướt-đẩy siêu thanh và thử nghiệm phạm vi cho các chuyến bay tầm xa”, Lầu Năm Góc nói trong một tuyên bố.
Bộ Quốc phòng Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về tốc độ tối đa mà tên lửa đạt được.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc phòng của trang Global Security.org cho hay mục tiêu của chương trình là có thể tấn công mục tiêu cách xa 6.000 km trong 35 phút, với độ chính xác 10m.
Họ nói AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể tấn công “các mục tiêu khắp toàn cầu nhanh hơn các loại vũ khí ngày nay”.
Hồi đầu năm nay, một báo cáo của quốc hội Mỹ nói chương trình nằm trong khuôn khổ một dự án nhằm phát triển hệ thống “tấn công toàn cầu tức thì” có để đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch.

No comments:

Post a Comment