Nhà Báo Việt Thường

Nhà Báo Việt Thường

Tìm kiếm bài Blog than huu cua Nha Bao Việt Thường xin gõ chữ vào đây

Tuesday, November 1, 2011

Đặng Phúc.-Giòng sông Mekong, Lãnh đạo Thái lan, Cơn lụt Bangkok



Đặng Phúc


Tàu Đại Hán áp dụng chiến tranh kinh tế, chiến tranh Thuỷ lực điện xây nhiều đập nước trên thượng nguồn giòng sông Mekong, ngăn chận giòng nước chảy qua các quốc gia vùng Đông Nam Á. Có lẽ lãnh đạo Thái lan nhờ Tàu bày kế cũng áp dụng chính sách trên xây nhiều đập trên giòng nước sông Mekong chuyển các nhánh sông Mekong chảy vào đồng ruộng Thái. Bóp nghẻn lượng nước nông nghiệp của các quốc gia hạ lưu sông Mekong. 

Từ việc ngăn sông, xây đập đem lợi nhuận cho nhân dân Thái (?) thì ít ỏi, phần lớn tiền của rót vào túi của các đại gia gốc Tàu nắm gần như trọn tài sản quốc gia Thái Lan như gia đình Shinawatra. Đưa cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra lên danh sách những đại tỷ phú nổi danh nhất Á Châu. Cho dù luật chống tham nhũng của Thái lan đã được ban hành để phong tỏa tài sản của nhân dân đã bị Thaksin vơ vét nhưng luật pháp, hay Interpol không đủ làm rơi cọng lông của tỷ phú Thaksin Shinawatra.

Họ Shinawatra "tài ba", xuất thân từ giòng họ Khâu, tỉnh Quảng Đông đến Thái lan lập nghiệp năm 1860. Họ Khâu "Hoa kiều hóa dân bản địa" đổi ra thành họ Shinawatra từ năm 1938. 

Sau các cuộc tranh chấp của phe Áo Đỏ, Phe Áo Vàng giành ngôi thủ tướng. Phe Áo Đỏ chiếm thành phố, biểu tình liên tục, dùng nước lân bang bắt giam lãnh tụ Phe Áo Vàng, làm tê liệt kinh tế Thái lan v..v.. Sau đó, cô em ruột xinh xắn cúa Thaksin, người không có tài năng và kinh nghiệm lãnh đạo đất nước, chiếm được ghế thủ tướng Thái lan.  Ai cũng biết rõ là trong thời gian vận động bầu cử Thái lan, Thaksin đứng sau cánh gà chỉ đạo. Hoàng Gia Thái lan đành bất lực trước thế lực có tầm cở quốc tế của gia đình Hoa kiều họ Khâu. Sau khi thắng được chức Thủ tướng bà Yingluck đi Cam bốt ngày 15-09-2011 để xếp đặt đưa ngôi sao Thaksin trở về quyền lực tối thượng của Thái lan. Chuyện chưa thành tựu thì trởi đổ cơn mưa, hay do cái phẩy tay của Tàu trên các đập lớn Vân Nam, thượng nguồn sông Mekong khiến cho 3/4 Thái Lan chìm trong biển nước như chúng ta đang chứng kiến !!!


                           Hai anh em nhà họ Khâu/ Shinawatra: bà Yingluck và ông Thaksin.

Quả đúng như lời nhà nông nói: NHIỀU NƯỚC THÌ ÚNG THUỶ. Mùa mưa năm 2011 giòng sông Mekong chuyển mình tràn qua các đê bờ ngăn chắn chảy vào ruộng đồng nước Thái. Nước chạy theo đường dẫn thuỷ nhân tạo do chính quyền Thái lan tạo ra từ thập niên 90's để gây ra ngập lụt 3/4 đất nước. "Chính quyền" non trẻ Yingluck bất lực, hay do cố vấn Ba Tàu nào đó hiến kế mở đập thoát nước là giải pháp an toàn nhất. (Giống như phương pháp của bọn Ba Tàu "quản lý" các đập nước Miền Trung Việt Nam hiện nay, chúng tự do tuỳ tiện tháo đập, khóa đập nhận chìm nhiều làng mạc, ruộng vườn nhân dân Việt Nam từ Bắc vào Nam gây thiệt hại hàng năm mà không tốn một xu đền bù thiệt hại). Thế là nước trên đập xả xuống ầm ầm tràn lan thôn xóm người dân chạy trối chết không kịp di dời , tài sản mất trắng. Nạn nhân trong vùng nước lũ kể lại là chỉ trong vài giờ nước lên ngập tận cổ, đành bỏ của chạy lấy người, tài sản chìm trong lũ. Có những vùng may mắn nước dâng chậm, người dân chất nhiều bao cát trước cửa nhà để chận lũ. Nhưng không hiệu quả vì các ống thoát nước, cầu tiêu trong nhà ùn ùn đùn đẩy nước dâng lên. Giặc ngoài ngỏ còn lường được, giặc từ trong nhà sao tránh khỏi. Đó là chiến thuật thuỷ lực, chiến tranh không tiếng súng do bọn Tàu Đại Hán giáng hoạ lên các nước ở hạ lưu sông Mekong như Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan  ..v.v...

Câu hỏi là bà Thủ Tướng Yingluck rất thông minh, được đào tạo tại các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới nhưng sao lại chậm chạp trong việc điều hành cứu lụt. Tại sao hàng nghìn cố vấn, kỷ sư, kiến trúc sư thuỷ lực thật giỏi của Thái lan không mau chóng đưa ra các phương án cứu lụt ?!? Hay các kế sách cứu lụt khẩn cấp bị gạt bỏ vì lý do nào đó? Hay nguyên nhân là gia đình họ Khâu/Shinawatra đang thọ ơn Tàu nên làm theo chỉ thị của Tàu Đại Hán bành trướng là dậm chân tại chổ cho đến khi đất nước Thái lan suy xụp, kinh tế kiệt quệ, nhân dân bần cùng hóa thì cả nước dễ dàng chấp nhận vô điều kiện "16 chữ Dzàng 4 Tóm" tình hữu nghị của "cường quốc lân bang Trung Hoa "vĩ đại"". (Xem thái độ Tàu phe phẩy đẩy đưa trước nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng của khối Liên Âu EUROZONE thì rõ).

Ngày 01-11-2011 người dân Thái khốn khổ trong vùng lũ lụt nỗi giận tháo gỡ be bờ cho nước thông thoát chảy ra nguồn. Nạn nhân lũ lụt gồm mọi thành phần quân, dân, công chức, giả trẻ, lớn bé v..v.. Lý do thất bại công tác phòng chống lụt là "lệnh bà thủ tướng" ngồi trên bảo dưới không nghe hay là việc cứu lụt chậm trễ vì Tàu chưa đồng ý cho bà Thủ Tướng Yingluck cứu lụt cho đến khi 3/4 nước Thái hư hại : thành phố, đền đài, Hoàng cung, danh lam thắng cảnh, các khu công nghệ quan trọng như các hãng xe hơi của Nhật, kỷ thuật điện tử hoàn toàn hư hại nặng?!?!. Lũ lụt làm cho kinh tế Thái lan kiệt quệ kéo theo các công nghệ xe hơi,  điện tử của Nhật đầu tư vào Thái lan cũng bị thiệt hại nặng nề. Tất nhiên, Tàu là kẻ hưởng lợi khi tận diệt được khu công nghệ của (đối thủ) Nhật tại địa bàn Thái lan.

Thailand Thaksin please enter Japan


Ông Thaksin nói rằng ông thích sống lưu vong ở Trung Quốc.

Ông Thaksin thích sống lưu vong ở Trung Quốc
Ông Thaksin là người gốc Hoa. (Ảnh: Reuters)


t
 nếu phải sống lưu vong suốt đời, ông sẽ chọn Trung Quốc
làm nơi trú chân với lý do ông là người gốc Hoa.

  ÔngThaksin và tập đoàn Shin đã làm giàu trên xương máu nhân dân Thái. Va câu hỏi cho ông là dù ông thích sống lưu vong ở Tàu, và ông khoe khoang ý định xây thành phố (Tàu) hiện đại có trung tâm tài chính và bến cảng tại quốc gia láng giềng Campuchia. Liệu ông có đóng góp tài chính tái thiết lại 3/4 đất nước Thái lan để trả ơn quốc gia Thái lan đã nuôi cơm xẻ áo giúp cho giòng họ Khâu/ Shinawatra được thành đại tỷ phú nổi tiếng như hiện nay trên thế giới không? Trong lúc gia đình ông sống xa hoa, "ngồi mát ăn bát vàng, đi xe sang trọng, nắm giữ nhiều tài sản quý giá của đất nước Thái Lan, thì hầu hết người dân Thái lặn ngụp trong sình lầy.

Không biết các ông giàu có lắm tiền nhiều của hiện nay trên thế giới có biết rằng sự giàu có của các ông ngày nay là do mồ hôi và nước mắt của hàng triệu người nghèo khổ chung quanh họ đã làm ra không ??? Các ông trở thành tỷ phú bởi vì các ông có may mắn nắm được cơ hội, chứ chưa chắc gì các ông đã giỏi hơn người để trở thành giàu có!!!. (Thử đem bỏ gia đình một ông tỷ phú trên rừng để xem gia đình ông sẽ "giàu có" với ai ???)



Riêng  ông Thaksin có nghĩ đến khẩu hiệu ông hô hào, giật giây  phe Áo Đỏ bảo vệ cho ông không?  Hay đó là nghệ thuật "chính trị kiểu Hoa Kiều "đảng Người Thái yêu người Thái" ?!?!?
(nói đến đây chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức TGM Ngô Quang Kiệt sắn quần lội nước đi thăm giáo dân miền lũ lụt, chắc vì quá yêu giáo dân nên Ngài trôi luôn chức TGM. Tiếc thật!  xin chúc sức khoẻ cho TGM Ngô Quang Kiệt)

xin link vào Blog  http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2011/11/ang-phuc-giong-song-mekong-lanh-ao-thai.html?utm_source=BP_recent xem phần dưới là bài viết của tác giả Ngô Thế Vinh, tháng 10 năm 2005 cảnh báo về nguy cơ do đập ngăn giòng nước sông Mekong. Và các tài liệu về tai hại các đập nước chận giòng sông Mekong.


Xin hẹn các đọc giả trong kỳ tới về âm mưu của Tàu dùng chiển tranh thuỷ lực với các quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong. 
Đặng Phúc.


photo

China's President Hu meeting Thaksin in Thailand in 2003

(*Thaksin từng là một thủ tướng dân bầu được ưa chuộng và quyền lực nhất ở Thái Lan. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông đã đẩy Thái Lan tiến gần hơn về phía Bắc Kinh.Thaksin cũng thông qua một thỏa thuận về hiệp ước tự do thương mại có sự giám sát tối thiểu với Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông làm hài lòng các lãnh đạo đại lục bằng cách gây khó dễ cho những phần tử giáo phái Pháp Luân Công và những phần tử đòi độc lập cho Đài Loan ở Bangkok, ngay cả khi việc này gây ra các tranh cãi trong nước





 
Người dân Thái bám vào dây thừng để chống chọi nước lũ hôm 25/10. Ảnh: nationmultimedia.com.

Nhờ "đảng Người Thái yêu người Thái"  người dân được lội nước cao đến cổ 



Thủ tướng Yingluck Shinawatra trực tiếp đi thăm vùng lũ lụt



Lũ lụt tại khu vực phía bắc Bangkok nhìn từ trên cao.
Một người đàn ông nổi giận với cảnh sát gần cửa xả Klong Sam.
http://youtu.be/rlhqWqs3L1c
Hình ảnh chân dung cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra/ Khâu tại đường vào một ngôi làng của phe áo đỏ ở tỉnh Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Ảnh: AFP


NGO THE VINH- CAU CHUYEN SONG MEKONG.WMV

http://youtu.be/KfVK6vyJscA




Thái Lan xây đập trên sông Mê-kông
(SGTO) - Nhật báo tiếng Anh của Thái Lan, The Nation, đưa tin Bộ Năng lượng nước này đang tiến hành nghiên cứu khả thi về xây dựng một con đập thủy điện khổng lồ trên sông Mê-kông.
Một kế hoạch chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt của các nước phía hạ nguồn con sông cũng như của cư dân Thái Lan trong vùng.
Con đập dự kiến đặt trên đoạn sông Mê-kông chảy qua tỉnh Ubon Ratchathani phía đông bắc Thái Lan, có công suất phát điện 1.800 megawatt và tổng vốn đầu tư khoảng 90 tỉ baht, tương đương 2,8 tỉ đô la Mỹ. Hai công ty tư vấn Panya Consultant và Mako Consultant của Thái Lan được giao nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu khả thi để trình chính phủ Thái vào tháng 4 năm tới.
Theo giáo sư Prakob Virojkut, giám đốc trường đại học Ubon Ratchathani University, việc xây dựng một công trình thủy điện lớn trên sông Mê-kông – dòng sông quốc tế - chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lưu lượng nước, cản trở giao thông đường thủy và gây tác hại nặng nề đến môi trường sinh thái. Vì thế, theo ông Prakob, dự án sẽ gặp nhiều trở ngại, trước hết là sự phản đối của các nước Lào, Campuchia và Việt Nam.
Lào sẽ phản đối dữ dội vì dự án này đe dọa nguồn thu từ xuất khẩu điện năng của Lào sang Thái Lan; Campu chia và Việt Nam sẽ phản đối vì con đập sẽ làm giảm lượng nước sông Mê-kông chảy xuống hạ nguồn, tác hại nghiêm trọng cho nông nghiệp, ngư nghiệp và giao thông của hai nước này, làm thay đổi chu kỳ và mức độ của lũ lụt và hạn hán, làm nước biển lấn sâu vào nội địa, do đó đe dọa môi trường sống của hàng chục triệu người dân.
Chiều trên sông Mê-kông đoạn chảy qua Campuchia. Ảnh Huỳnh Hoa
Trong khi đó cư dân các địa phương trong vùng ảnh hưởng của công trình hầu như không biết chút gì về dự án của chính phủ. Ông Pinyo Boonyong, xã trưởng xã Phonaklang, huyện Khong Jiam, tỉnh Ubon Ratchatani, cho biết, tới nay rất ít thông tin về dự án được phổ biến tới chính quyền địa phương.
“Đa số dân chúng sống bên bờ sông Mê-kông không tán thành dự án này, giống như dự án xây đập Pak Moon Dam 17 năm về trước. Nếu chính phủ cứ tiến hành dự án, dân địa phương chắc chắn sẽ phản đối dựa trên kinh nghiệm của họ đối với các dự án trước kia”, ông Pinyo nói.
“Trong nhiều năm qua, từ khi Trung Quốc xây dựng những con đập lớn phía thượng nguồn sông Mê-kông, đưa nước sông vào các hồ chứa khổng lồ để làm ra điện, người dân ở đây đã than phiền vì thiếu nước tưới ruộng nhưng chính phủ không giải quyết được”, ông nói thêm.(Theo The Nation)



Trung Quốc đã làm gì sông Mê Kông?
Từ năm 1986 đến nay, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ trên sông Mê Kông.
Theo Michael Richardson - tác giả bài viết Đập thủy lợi của Trung Quốc biến sông Mê Kông thành dòng sông đầy tranh cãi (Dams in China Turn the Mekong Into a River of Discord) đăng trên tạp chí Yale Global ngày 16.7.2009, Trung Quốc xây dựng đập thủy lợi đầu tiên trên sông Mê Kông vào năm 1986. Lúc này các nước Đông Nam Á không có nhiều phản ứng.
Nhưng tới ngày nay, ảnh hưởng của hệ thống đập thủy lợi của Trung Quốc đối với khu vực ngày càng khiến nhiều nước phải lo lắng. Cũng theo tác giả này, Trung Quốc đã lợi dụng quy mô to lớn của công trình phát điện do họ xây dựng trên sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của con sông này. Đã có nhiều cảnh báo về điều đó, đặc biệt đối với bốn nước ở khu vực sông Mê Kông là Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào.
Báo cáo tháng 5.2009 của Học viện Kỹ thuật châu Á ( Asian Institute of Technology ) cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây 8 đập thủy lợi, thủy điện tại sông Mê Kông có thể tạo nên những hiểm họa to lớn đối với dòng chảy của sông và tài nguyên tự nhiên. Cũng trong tháng 6.2009, một lá thư đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thủy lợi trên sông Mê Kông đã được gửi tới tay Thủ tướng Thái Lan. Lá thư có 11.000 chữ ký của phần lớn nông dân, ngư dân sinh sống ở thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông. Lào, Campuchia, Thái Lan đã bắt đầu đối phó bằng cách thúc đẩy các kế hoạch xây dựng đập thủy lợi thuộc phạm vi nước mình.
Theo hãng AP (Mỹ) ngày 12.12.2009, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thủy điện ở khu vực sông Mê Kông. Mê Kông là một trong những con sông lớn trên thế giới, cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu của khu vực. Ở Trung Quốc, Mê Kông được gọi là sông Lan Thương. Con đập thủy lợi mà Trung Quốc vừa xây dựng tại đây cao 292m - cao nhất thế giới, có khả năng tích trữ nước bằng tất cả các khu thủy vực của Đông Nam Á hợp lại.
Ủy ban sông Mê Kông (MRC) được thành lập từ năm 1996 bởi Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào cùng phối hợp quản lý khu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. MRC cho rằng các nước ở khu vực sông Mê Kông có lý do để lo ngại việc xây dựng đập thủy lợi của Trung Quốc. Chẳng hạn vào mùa mưa, đập thủy lợi của Trung Quốc sẽ tháo ra rất nhiều nước, có thể gây lũ lụt. Nhưng vào mùa khô hạn, các nước Đông Nam Á lại lo ngại thiếu nước. Tới nay, Trung Quốc vẫn chưa phải là thành viên của MRC.
Nguyễn Lệ Chi

LHQ cảnh báo việc xây đập trên sông Mekong
Hãng tin Mỹ AP dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc ngày 21/5 nhận định việc xây dựng một loạt con đập ở Trung Quốc là hiểm họa lớn nhất đối với tương lai của sông Mekong - một trong những con sông lớn trên thế giới và là nguồn nước quan trọng đối với khu vực. Hiện Trung Quốc đang xây dựng 8 đập nước ở thượng nguồn sông Mekong tại các hẻm núi cao thuộc tỉnh Vân Nam, trong đó có đập Tiểu Loan cao 292m. Đây là đập cao nhất thế giới có trữ lượng nước tương đương với toàn bộ hồ chứa ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo, ảnh hưởng do xây cất những con đập này đối với sông Mekong gồm "những thay đổi về lưu lượng và thời gian dòng chảy, làm giảm chất lượng nước và mất tính đa dạng sinh học". Việc xây dựng các con đập này sẽ làm gia tăng sức ép đối với sông Mekong và mạng lưới nhánh phụ khổng lồ của con sông này, vốn đang đối mặt với những hiểm họa do ô nhiễm, biến đổi khí hậu và tác động của những con đập được Trung Quốc xây trước đó đã khiến mực nước giảm mạnh trên thượng nguồn. Ngoài ra, báo cáo của Liên hợp quốc cho rằng, một số lưu vực sông Mekong đang bị đe dọa do quá trình phát triển và nhu cầu về nước ngày càng gia tăng. Song, theo báo cáo, hiện ô nhiễm ở sông Mekong chưa đến mức báo động trong khi vẫn chưa xảy ra tình trạng thiếu nước cũng như những xung đột bắt nguồn từ nhu cầu về nước ở sông Mekong. Báo cáo kêu gọi các nước có sông Mekong chảy qua hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng số dân ngày càng đông và quá trình phát triển kinh tế trong khu vực không tiếp tục gây căng thẳng đến khả năng cung ứng nước tại vùng châu thổ sông Mekong. Sông Mekong chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mạng lưới sông trải dài trên diện tích 795.000km2 là môi trường sống lý tưởng của nhiều loài chim và thủy sinh quý hiếm, và là nguồn cung cấp thực phẩm và nuôi sống khoảng 65 triệu người ở lưu vực sông./. (TTXVN/Vietnam+)

Xây đập thủy điện trên sông Mekong : Lợi bất cập hại

Con sông Mekong dài gần 5.000 cây số xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng và chảy qua nhiều nước, từ Trung Quốc tới Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt trước khi đổ vào vùng đồng bằng Nam Việt Nam và đi ra biển Đông. Sông Mekong đang lâm nguy trước những kế hoạch xây đập thủy điện đã và đang được thực hiện trên dòng chính và phụ lưu của nó. Nhiều tổ chức bảo vệ môi sinh đã lên tiếng cảnh báo những nguy cơ chắc chắn sẽ xảy đến một mai nếu các nước có con sông Mekong đi qua cứ khư khư với các chương trình phát triển dân sinh của họ, tận dụng khai thác tiềm lực thủy điện của con sông mà không để ý gì đến hậu quả sẽ dẫn tới cho môi trường. Trong khuôn khổ bài này, RFI chỉ đề cập tới tác hại của việc xây đập trên dòng chính đối với ngư nghiệp trong vùng.
Từ lưu vực trên thuộc Vân Nam-Trung Quốc đến lưu vực dưới thuộc bốn quốc gia hạ nguồn
Thực tế cho thấy là không có gì ngăn cản nổi Trung Quốc khai thác nguồn thủy điện phong phú của con sông Mekong bằng cách xây chuỗi đập nước khổng lồ trên sông Lan Thương (tên Trung Quốc của sông Mekong) mà hiện nay đã có hai con đập hoàn tất (Mạn Loan 1.500MW, Đại Chiếu Sơn 1.350 MW) và hai đập đang xây (Tiểu Loan 4.200 MW và Cảnh Hồng 1.35OKW). Để có đủ nước vận hành hai đập thủy điện Mạn Loan và Đại Chiếu Sơn, Trung Quốc đã thường xuyên đóng cửa đập khiến mực nước sông đã xuống tới mức thấp nhất. Dân cư các nước hạ nguồn đã chịu ảnh hưởng tức thời như nguồn cá tôm giảm sút, nhiều khúc sông cạn nước tới mức tàu thuyền không lưu thông được, riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tình trạng đất nhiễm mặn đã xảy ra ngày càng trầm trọng.
Đã vậy, mới đây, từ khoảng giữa năm 2006, chính phủ các nước Lào, Thái Lan và Căm Bốt đã tính tới việc nghiên cứu tính khả thi của ít nhất 11 dự án xây đập trên dòng chính của sông Mekong ở lưu vực dưới. Đó là những đập thủy điện Pakbeng, Luangprabang, Sayabouli, Paklay, Sanakham, Latsua và Donasehong ở Lào, Ban Koum và Pakchom dọc biên giới Lào-Thái và Strung Treng, Sambor tại Cam Bốt. Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực đang tìm cách khai thác tiềm năng thủy điện để trở thành nguồn cung cấp điện cho các nước láng giềng, cụ thể như Việt Nam và Thái lan.
Theo nhà văn Ngô Thế Vinh, trong ký sự Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (NXB Văn Nghệ Mới 2007), không phải bây giờ mà từ những năm 40 thế kỷ trước các nhà xây đập Mỹ đã quan tâm tới tiềm năng thủy điện của con sông Mekong và kế hoạch phát triển lưu vực dưới sông Mekong với những đập nước trên dòng chính ở hạ nguồn đã được dự tính trong những năm cuối thập niên 1950. Thế nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng ra ba nước Đông Dương đã làm ngưng các dự tính này và giờ đây một lần nữa con sông Mekong lại phải đối mặt trước nguy cơ bị tàn phá.
Những kế hoạch đang được chuẩn bị thực hiện
Trước mắt, Căm Bốt đang xúc tiến việc xây dựng một đập thủy điện Sambor trên dòng chính sông Mekong tại tỉnh Kratíe khu vực giữa lãnh thổ. Cuối năm 2006, chính quyền Phom Penh và công ty Trung Quốc China Southern Power Grid Co.đã ký biên bản ghi nhớ nghiên cứu tính khả thi của hai công trình. Thứ nhất là đập thủy điện có công suất 2.600 MW chắn hết lòng sông. Đây là biến thể của kế hoạch nguyên thủy được Ban Thư Ký Ủy Ban Sông Mekong đề nghị từ năm 1994 có công suất 3.300MW mà công trình cũng chắn ngang cả lòng sông. Đập thủy điện này có hồ chứa dự kiến chiếm đến 880 km2, cần di dời chỗ ở của trên 5000 người vào thời điểm ấy. Một đập thứ hai, nhỏ hơn, chỉ chắn một phần lòng sông với hồ chứa khoảng sáu km2, công suất 465MW.
Về phía Lào, đầu năm 2008, chính quyền Vientiane đã ký thỏa thuận với một công ty Malaysia xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong ở đoạn thác Khône, nơi dòng sông chia ra nhiều nhánh nhỏ và bắt đầu chảy qua Căm Bốt.
Con đập tương lai sẽ chặn nhánh sâu nhất nơi đây và cũng là nơi các đàn cá sẽ lội ngược dòng vào mùa khô tháng Tư tháng Năm, khi mực nước sông Mekong xuống thấp nhất để tìm nguồn thức ăn.

Các nhóm bảo vệ môi trường chống lại việc xây đập trên dòng chính sông Mekong
Các chuyên viên ngư nghiệp và những tổ chức chống xây đập nước trên dòng chính sông Mekong nghiêm khắc cảnh báo về những hậu quả tiềm ẩn tai hại của các công trình này.
Chuyên viên Carl Middleton nhấn mạnh hậu quả của việc xây đập Sambor, đó là ngăn chặn dòng di chuyển của cá đi tìm nguồn thức ăn, làm tổn hại nghiêm trọng cho ngư nghiệp khu vực vì đã chặn dòng cá di chuyển ngược để đẻ trứng lâu nay, chẳng hạn giữa Pakse ở phía nam Lào và xa hơn và Biển Hồ, Tonle Sap, phá hoại nặng nề các hố sâu dưới lòng sông vốn là khu trú ẩn của vô số loài cá. Một công trình nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong năm 1994 về dự án xây đập thủy điện công suất 3.300MW cũng chia sẻ mối lo ngại nói trên. Tưởng cũng nên nhắc lại là sông Tonle Sap cung ứng hàng năm cho ngư dân Căm Bốt đến hai phần ba lượng cá đánh bắt được, mà phần lớn trong số đó là các loại cá di trú.
Trong hội nghị chuyên đề lần thứ sáu về Ngư Nghiệp Sông Mekong tổ chức tại Vientiane năm 2003, một bài tham luận cũng đã khẳng định : ''Bất kỳ đập nước nào trên dòng chính sông Mekong xây dựng trên đất Căm Bốt cũng đều có hại cho ngư nghiệp, nhưng chọn địa điểm Sambor xây dựng đập là tệ hại nhất.'' Hệ quả này được lặp lại với bất kỳ con đập nào xây chắn ngang dòng chính sông Mekong.
Nhưng có điều là Ủy Hội Sông Mekong, trong đó có Việt Nam, hầu như đã giữ thái độ thụ động trước những lời cảnh báo này.
Con sông Mekong với nguồn đa dạng thủy học đặc biệt phong phú, đứng thứ nhì, chỉ sau con sông Amazone. Xây dựng đập trên dòng chính con sông là càng đẩy các loài cá quý hiếm như Irrawady Dolphin, loại cá Catfish khổng lồ hàng trăm ký và vô số chủng loại cá di trú khác tới chỗ diệt vong (RFI)

Ủy hội sông Mekong quốc tế nghiên cứu tác động của các đập thượng nguồn
http://bee.net.vn/dataimages/200906/original/images35978_dap-tieu-loan.jpgĐập Tiểu Loan (Vân Nam, Trung Quốc)
Đây là thông tin mà ông Jeremy Bird, giám đốc ban thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC), cho biết xung quanh việc Trung Quốc xây đập ở thượng lưu sông này. Các gợi ý từ nghiên cứu sẽ được đưa vào thảo luận với các chính phủ khi đi đến thống nhất liệu có xây đập trên dòng chảy chính ở các khu vực hạ lưu của con sông hay không.
Ông Jeremy nói:- Việc xây đập ở dòng chảy chính của sông Mekong có tác động bao gồm thay đổi chế độ dòng chảy, chất lượng nước, việc di cư của các loài cá... Tuy nhiên, các đập thủy điện cũng có thể có tác động tích cực với người dân ở hạ lưu. Ví dụ trữ lượng nước để sản xuất điện ở đập Tiểu Loan và các đập khác trong hệ thống ở tỉnh Vân Nam sẽ điều tiết lượng nước.
Mực nước mùa khô sẽ tăng, giúp có thêm nước cho tưới tiêu và cung cấp nước cho đô thị, còn đỉnh lũ sẽ giảm xuống. Tính trung bình chỉ 16% nước sông Mekong đến từ Trung Quốc, vì thế các tác động này sẽ giảm dần khi xuống tới sông Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long bởi từ đó các nhánh sông khác từ Lào, Thái Lan và VN sẽ làm chủ chế độ dòng chảy.
Là một tổ chức khu vực được thành lập để hợp tác trong việc quản lý nguồn nước bền vững của bốn nước ở hạ lưu sông Mekong (Thái Lan, Lào, Campuchia, VN), MRC đã đánh giá quy mô và hậu quả của những thay đổi trên sông Mekong thông qua các hệ thống lập mô hình. MRC cũng đối thoại với Trung Quốc về các khía cạnh thực thi của những dự án xác định quy mô thay đổi dòng chảy.
Cuối năm nay, ủy ban sẽ công bố kết quả của những dự án này. Trong lúc đó chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận thường xuyên với các quan chức Trung Quốc, cũng như phối hợp với chính phủ nước này trong việc hợp tác kỹ thuật để bảo đảm các thay đổi ở hạ lưu sông do phát triển thủy điện gây ra sẽ được quản lý một cách phù hợp.
* Ông đánh giá thế nào về tác động của các đập nước ở hạ lưu sông Mekong?
- Các con đập ở hạ lưu (Lào và Campuchia), một yếu tố ít được biết đến và có lẽ ít nghiêm trọng hơn, cũng có tác động tới việc di cư của các loài cá và hậu quả với người dân sống nhờ đánh bắt cá. Hơn 60 triệu người ở hạ lưu sông Mekong phụ thuộc vào con sông để có thức ăn, đi lại và hoạt động kinh tế. Đánh bắt cá nước ngọt ở lưu vực sông Mekong mang lại 2 tỉ USD mỗi năm, là hoạt động đánh bắt cá trên bờ có giá trị nhất thế giới. 80% lượng protein động vật của cư dân vùng Mekong là từ con sông này, và 70% lượng cá đánh bắt phục vụ thương mại là các loài cá di cư đường dài - đó là những loài cá có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các con đập ở hạ lưu sông Mekong. Tất cả vấn đề này đều đang được nghiên cứu trong chương trình đánh giá môi trường chiến lược do MRC tiến hành. Các gợi ý từ nghiên cứu này sẽ được đưa vào thảo luận với các chính phủ khi họ đi đến thống nhất với nhau liệu có xây đập trên dòng chảy chính ở các khu vực hạ lưu của con sông hay không.



http://luagao.com/UserImages/2010/03/12/1/tieuloan.jpgNguy cơ từ các con đập ở thượng nguồn sông Mê Kông


• Nguồn nước và tài nguyên bắt đầu cạn kiệt
• Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề
Mê Kông là con sông có chiều dài đứng thứ 12 thế giới, xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) băng qua Tây Tạng, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam rồi chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Con sông được xem là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho những nước mà nó chảy qua.
Nguy co tu cac con dap o thuong nguon song Me Kong
Thượng nguồn của sông Mê Kông - sông Lan Thương ở cao nguyên Tây Tạng
Năm 2007, đánh dấu 50 năm ngày thành lập Ủy ban sông Mê Kông của LHQ, cũng là thời điểm con sông Mê Kông đứng trước những nguy cơ dồn dập. Quỹ Thiên nhiên hoang dã (WWF) của LHQ ghi nhận mực nước con sông Mê Kông đã tụt xuống tới mức báo động kể từ 2004, trong khi tờ New Scientist
đánh giá: “Trung Quốc đang làm kiệt mạch sống sông Mê Kông”.
Hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng khác cảnh báo: “Sông Mê Kông cạn dòng vì các con đập Trung Quốc” (Reuters AlertNet), “Xây đập và con sông chết dần” (The Guardian), “Sông cạn do các con đập Trung Quốc” (Bangkok Post)… - trong đó hầu hết đều quy trách nhiệm cho việc xây các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mê Kông.
Từ các mục tiêu tốt đẹp
Năm 1957, với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban sông Mê Kông (MRC) được thành lập bao gồm bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (do chính quyền  VNCH Sài Gòn đại diện) và một văn phòng thường trực đặt tại Bangkok, với kế hoạch phát triển toàn diện vùng hạ lưu sông Mê Kông nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực. Trong những bước ban đầu, Ủy ban sông Mê Kông đã được sự hướng dẫn và hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP).
Ngay từ đầu Ủy ban sông Mê Kông đã đánh giá tiềm năng thủy điện vô cùng phong phú của con sông - trước Trung Quốc tới hai thập niên - nên đã phác thảo kế hoạch xây các đập thủy điện lớn trên dòng chính nơi vùng hạ lưu, bao gồm:
- Dự án Pa Mong: cách thủ đô Vientian 15 dặm trên dòng chính sông Mê Kông như ranh giới thiên nhiên giữa Thái Lan và Lào.
- Dự án Sambor: cách thủ đô Phnompenh 140 dặm về hướng bắc trong lãnh thổ Campuchia.
- Dự án Tonle Sap: là một đập chắn giữa Phnompenh và Biển Hồ, hồ chứa thiên nhiên của con sông Mê Kông sẽ giảm thiểu nạn lụt đồng thời giảm thiểu lượng nước mặn xâm nhập vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ngoài ra, một số địa điểm khác trên dòng chính sông Mê Kông khi đó cũng được nghiên cứu cho những con đập khác như: đập Par Beng, đập Pak Lay và đập Luang Prabang nhằm sản xuất điện, mở thêm thủy lộ giao thông…
Nhưng rồi sau đó cuộc chiến tranh Cộng sản xâm lược đã lan rộng ra cả ba nước Đông Dương hơn ba thập niên nên kế hoạch xây dựng các đập thủy điện lớn chắn ngang sông Mekong vùng ở vùng hạ lưu hoàn toàn bị gián đoạn, khiến cho con sông Mê Kông vẫn còn giữ được vẻ hoang dã và cả sự nguyên vẹn thêm một thời gian nữa.
Nguy co tu cac con dap o thuong nguon song Me KongNguy co tu cac con dap o thuong nguon song Me Kong
Đập Đại Chiếu Sơn trên sông Lan ThươngTrẻ em Thái nô đùa trên sông
Ngày 5-4-1995, bốn nước hội viên gốc của Ủy ban sông Mê Kông đã họp tại Chiang Rai, Bắc Thái Lan cùng ký kết một “Hiệp ước hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông” - nay đổi thành Ủy ban sông Mê Kông (MRC), không còn lệ thuộc vào ECAFE và UNDP nữa. Thay vì mỗi hội viên có quyền phủ quyết theo điều lệ của Ủy ban sông Mê Kông như trước đây đối với bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mê Kông, theo nội quy mới, không một thành viên nào có quyền phủ quyết như vậy.
Và mỗi quốc gia thành viên đều có một Ủy ban Mê Kông Quốc gia (NMC), riêng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam với một địa chỉ khá nghịch lý: 23 phố Hàng Tre, Hà Nội - nơi châu thổ sông Hồng, cách xa ĐBSCL với Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang hơn 1.600km.
Mục tiêu của Ủy ban sông Mê Kông bao gồm: ba chương trình nòng cốt (Chương trình sử dụng nước, Chương trình phát triển lưu vực, Chương trình Môi trường), năm chương trình khu vực (Nông nghiệp, Thủy lâm, Ngư nghiệp, Giao thông, Du lịch) và một chương trình yểm trợ.
Ủy ban Mê Kông đã hoàn tất được vài thành quả ban đầu như: đạt được thỏa thuận chia sẻ thông tin giữa bốn nước thành viên, thiết lập đưa vào sử dụng “mạng lưới Internet” dự báo lũ lụt và theo dõi dòng chảy mùa khô; và nhất là đạt được thỏa ước (ký tháng 4-2002) có thể gọi là lịch sử về trao đổi dữ kiện thủy văn giữa Trung Quốc và Ủy ban sông Mê Kông.

Đập nước Trung Quốc giết dần vùng hạ lưu
Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc đã thực sự mở cửa với thế giới bên ngoài và trở thành yếu tố mới năng động với ảnh hưởng bao trùm trên toàn lưu vực lớn sông Mê Kông.
Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu xây con đập thủy điện lớn đầu tiên trong dự án 14 con đập bậc thềm Vân Nam, chắn ngang dòng chính sông Lan Thương - tên Trung Quốc của con sông Mê Kông: Trong đó có Đập Mạn Loan cao 126m, công suất 1.500MW hoàn tất năm 1993, đập Đại Chiếu Sơn cao 118m, công suất 1.340MW hoàn tất năm 2003. Thêm hai con đập khác cũng đang được xây dựng là đập Tiểu Loan cao như tháp Eiffel 292m, công suất 4.200MW (chỉ sau đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử), dự trù hoàn tất năm 2010; đập Cảnh Hồng cao 107m, công suất 1.500MW tương đương công suất với đập Mạn Loan, cũng đang được thi công.
Nguy co tu cac con dap o thuong nguon song Me KongNguy co tu cac con dap o thuong nguon song Me Kong
Irrawaddy, loài cá heo nước ngọt trên sông Mekong có nguy cơ tuyệt chủng vì môi trường sống bị thay đổiNguồn cá tự nhiên không còn dồi dào như trước đây
Bốn dự án đập lớn khác ở Vân Nam cũng đang được triển khai: trong đó phải kể tới đập “khủng long” Ngọa Trác Độ công suất 5.500MW (lớn hơn gấp ba lần công suất đập Mạn Loan) với dung lượng hồ chứa còn lớn hơn nữa: 22.740 triệu m3 nước.
Theo học giả Mỹ Fred Pearce, vào đầu thập niên tới, chuỗi đập bậc thềm Vân Nam sẽ có khả năng giữ lại hơn nửa lưu lượng dòng chảy của con sông Mê Kông trước khi ra khỏi Vân Nam.
Rõ ràng trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc đã ào ạt khai thác con sông Mê Kông, không ngừng xây thêm những con đập thủy điện khổng lồ ngang dòng chính, phá đá và khai thông các khúc sông ghềnh thác để mở thủy lộ cho các con tàu 700 tấn đi về phương Nam. Mới đây họ còn dùng sông Mê Kông làm con đường vận chuyển dầu khí từ Chiang Rai (Bắc Thái Lan) lên Vân Nam. Tất cả đã và đang làm ảnh hưởng tới nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa và gây ô nhiễm cho hạ nguồn.
Trước đó, vào tháng 4-2006, Trung Quốc cũng đã ký kết với Myanmar một thỏa ước xây dựng đường ống dẫn dầu từ cảng Sittwee ở vịnh Bengal vượt đồi núi băng qua các vùng sắc tộc đông dân cư để lên thẳng tới thủ phủ Côn Minh, thay vì phải đi qua eo biển Malacca. Ảnh hưởng môi sinh của công trình này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
----------------------

Trung Quốc ngăn sông, Thái Lan chuyển dòng: con sông Mekong đang chết dần 
Ngô Thế Vinh

Thursday, October 27, 2005 

* THÁI LAN, MỘT ĐẤT NƯỚC LUÔN LUÔN KHÔ CẠN NÊN ĐÃ CÓ DỰ ÁN CHUYỂN DÒNG LẤY NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ SÔNG MEKONG. CÁCH CHUYỂN DÒNG SÔNG MEKONG CỦA HỌ RA SAO VÀ CÓ GẶP SỰ PHẢN ĐỐI CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG VÙNG CÙNG CHIA XẺ CON SÔNG MEKONG HAY KHÔNG? 
* MIỀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở HẠ NGUỒN CỦA MEKONG SẼ TRỰC TIẾP CHỊU ẢNH HƯỞNG VÌ HẬU QUẢ NHIỄM MẶN SẼ TRẦM TRỌNG HƠN, VÀ CÒN GÌ NỮA? 

LTS – Bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng”, người từ nhiều năm nay vẫn lên tiếng báo động ảnh hưởng nguy hại trong việc xây cất bừa bãi các đập nước dọc theo sông Mekong (Cửu Long), nhất là các con đập khổng lồ của Trung Quốc trên đoạn thượng nguồn chẩy qua Vân Nam, nay ông lại tố cáo Thái Lan trong âm mưu chuyển dòng sông Mekong để cứu các vùng bị nạn khô nước của mình, bất kể tới các ảnh hưởng tai hại trực tiếp đến các quốc gia hạ nguồn, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long của miền Nam Việt Nam, trong bài viết dưới đây, đặc biệt cho Ngày Nay. Bác sĩ Vinh là người đặc biệt quan tâm tới vấn đề “môi sinh và phát triển” lưu vực sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long. 
Bác sĩ Ngô Thế Vinh, từ năm năm qua, đã nhận cộng tác với Ngày Nay, nhất là trong các loạt bài tường trình đặc biệt liên hệ tới sông Mekong. Ông sinh năm 1941 tại Thanh Hóa, từng là y sĩ của Lực Lượng Đặc Biệt của QL/VNCH, hiện làm việc tại bệnh viện dành cho các cựu chiến binh Mỹ ở Long Beach, California và trong ban giảng huấn của đại học Y khoa UC-Irvine. Ông đã xuất bản năm tiểu thuyết và một tập truyện. Gần đây, hai cuốn Vòng Đai Xanh, 1971 và Mặt Trận ở Sài Gòn, 1996 đã được dịch ra Anh Ngữ dưới tên The Green Belt và The Battle of Saigon

Bác sĩ Ngô Thế Vinh 


Chẳng biết một trăm năm sau 
Có còn không Đồng Bằng Sông Cửu Long 
Và một nền Văn Minh Miệt Vườn 
-

Địa lý Thái Lan 

Với diện tích hơn 500,000 km2, lớn hơn Việt Nam, gần bằng nước Pháp, dân số 60 triệu, tăng 1.5 % mỗi năm, tiếp giáp với 4 nước: Miến Điện, Lào, Cam Bốt và Mã Lai. Con sông Mekong là biên giới thiên nhiên giữa Thái Lào. Gồm 5 khu vực hành chánh: Bắc, Đông-Bắc, Trung Thái, Nam và Thị trấn Bangkok. 
- Vùng Trung Thái là châu thổ của con sông lớn Chao Phraya nhiều phụ lưu, với những cánh đồng phì nhiêu, được mệnh danh là “vựa lúa” của Thái, khiến quốc gia này trở thành nước xuất cảng lúa gạo lớn nhất thế giới. 
- Vùng Bắc Thái có diện tích rộng lớn nhất, nguyên là vùng núi non với những thung lũng hẹp. Chiang Mai là thị trấn phía bắc chỉ lớn thứ hai sau Bangkok. 
- Vùng Đông-Bắc còn được gọi là cao nguyên Khorat hay Isan, lớn thứ hai, với văn hóa ngôn ngữ gần với người Lào. Nguyên là vùng nghèo hẻo lánh cho tới những năm 60, để đáp ứng với cường độ chiến tranh gia tăng tại Việt Nam và cũng để ngăn chặn xâm nhập của cộng sản vào đất Thái, Mỹ đã ồ ạt đổ tiền vào phát triển cao nguyên Isan, mở mang hệ thống xa lộ tối tân, xây phi trường quân sự chiến lược. Mỹ cũng tích cực giúp Thái xây hai con đập thủy điện Nam Pong và Nam Pung, nhằm điện khí hóa nông thôn, cải thiện dẫn thủy khiến mức nông sản gia tăng vượt mức. 
- Vùng Nam trải dài xuống tới Mã Lai, với những bãi biển đẹp hấp dẫn đông đảo du khách ngoại quốc; cư dân đa số là người gốc Mã Lai, người Chăm theo đạo Hồi, sống bằng trồng cây cao su kỹ nghệ. Thái hiện đang phải đương đầu với những bất ổn trong các khu vực người Hồi giáo. 
Khí hậu mưa nắng hai mùa: mùa Mưa từ tháng 6 tới tháng 10, mùa Khô từ tháng 11 tới tháng 5; với ba tháng cực nóng là từ tháng 3 tới tháng 5, có khi trên 40 độ C. 
Là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị ách đô hộ của thực dân Anh Pháp vào thế kỷ 19, lại thoát khỏi nửa thế kỷ chiến tranh, được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh Việt Nam, phải nói rằng như một phép lạ, thập niên 80 như một phép lạ, là thời kỳ phát triển huy hoàng nhất của Thái Lan: đứng đầu thế giới về xuất cảng lúa gạo, sản lượng tăng 600% so với diện tích canh tác chỉ tăng 68%, chưa kể số ngoại tệ thu về còn cao hơn trong lãnh vực du lịch với hơn mười triệu du khách / năm. Phát triển nhanh nhưng không bền vững, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Thái Lan ngày càng đậm nét. 

Một đất nước luôn luôn khô hạn 

Từ thập niên 90, Thái Lan đã phải thường xuyên đối đầu với nạn thiếu nước. Do thiếu mưa, mực nước trong các hồ chứa cũng là đập thủy điện, xuống thấp chỉ còn 1/3. Hai con đập lớn : một mang tên hoàng hậu Sirikit trên sông Nan và một mang tên vua Bhumibol trên sông Ping, cả hai chưa bao giờ mực nước xuống thấp tới như vậy. Theo ước tính của Bộ Thủy Lợi Hoàng Gia Thái thì phải cần tới ít nhất 7 tỉ mét khối nước [7,000 MCM] chỉ riêng cho các nông gia vùng Trung Thái, trong khi lượng nước trong các hồ chứa chỉ có 1.3 tỉ mét khối [1,300 MCM]. Giống như Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] Việt Nam, tình trạng cạn dòng của con sông Chao Pharaya đã đưa tới nạn nhiễm mặn từ vịnh Thái Lan vào rất sâu trong đất liền, gây thiệt hại cho ruộng đồng và nhất là các vườn cây trái rất nổi tiếng của Thái. 
Bao nhiêu giả thiết được đưa ra như nạn phá rừng [từ 70% diện tích nay chỉ còn 20%], mức gia tăng diện tích trồng trọt, nhu cầu tăng nước cho các khu kỹ nghệ và đô thị; phải kể cả việc nông dân sử dụng phí phạm nguồn nước, hay việc phân phối cung cấp nước không hợp lý... 
Thái đã xây rất nhiều những con đập lớn đa năng [multi-purpose projects] với nguồn nước vừa dùng để chạy các turbine nhà máy thủy điện, vừa dùng cho thủy lợi canh nông. EGAT [Electricity-Generating Authority of Thailand] đã ưu tiên sử dụng nước theo nhu cầu điện năng của các khu kỹ nghệ và gia cư nên đã lãng phí nước trong hồ chứa ngay cả trong mùa khô. 
Các biện pháp giải quyết như khẩu phần hóa lượng nước dùng trong kỹ nghệ và gia dụng, bán nước cho nông gia khiến họ phải tiết kiệm, khuyến khích trồng loại nông sản ít cần nước... Nhưng trong thực tế các biện pháp ấy chỉ có giá trị trên lý thuyết nên cuối cùng giải pháp luôn luôn hấp dẫn vẫn là hoặc [1] xây thêm đập hoặc [2] chuyển dòng sông Mekong. 
[1] Xây Thêm Đập. Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong lưu vực sông Mekong đã tận dụng xây các đập thủy điện và những hồ chứa trên khắp lãnh thổ Thái [hơn 40 con đập] đến mức không còn nơi chốn khả thi để xây thêm đập mà không phá hủy nghiêm trọng môi sinh và gây ảnh hưởng tiêu cực trên đời sống của cư dân địa phương. 
Ngay cả với những con đập hiện có đã chẳng phải là một toan tính khôn ngoan của Thái Lan, vì các đập xây xong không có đủ nước cho hồ chứa, do lượng mưa thấp lại thêm hiện tượng nước nhỉ thoát qua lòng đập đá vôi [limestone bed] đã khiến cho những con đập nổi tiếng như Bhumibol hoàn tất 1964 và con đập Sirikit, cho tới nay chưa bao giờ đủ nước để trữ đầy. Tình cảnh cũng không khá gì hơn ngay với con đập Shrinakanin lớn nhất trên cao nguyên Isan hoàn tất từ 1977. 
[2] Chuyển Dòng Sông Mekong: 
Và hiển nhiên, giải pháp đầy hứa hẹn là Thái hướng về khai thác nguồn nước của con sông Mekong. Phản ảnh quan điểm ấy, và cũng không dấu tham vọng, bộ trưởng Thương Mại Thái Akrasanee đã dõng dạc phát biểu trước Hội Đồng Thương Mại Hỗn Hợp Mỹ và Các Quốc Gia Đông Nam Á / ASEAN tháng 5/97: “Thái Lan muốn đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch phát triển sông Mekong.” Thái chỉ sợ bị trừng phạt bởi Bắc Kinh nhưng Trung Quốc lại ở vị trí thượng nguồn; còn với ba nước trong khu vực hạ lưu, Thái Lan chỉ cần hội ý rồi đổi dòng chảy và cho dù ai đó có lên tiếng phản đối thì nay đã không còn quyền phủ quyết chiếu theo nội quy mới của Ủy Hội Sông Mekong 1995. 
Chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, đối với Thái Lan là biện pháp khả thi với cái giá môi sinh có thể chấp nhận được; nhưng còn đối với các quốc gia láng giềng thì sao? Hiện chưa có được một lượng giá ảnh hưởng môi sinh khả dĩ có thể tin cậy được nhưng đó không phải là mối ưu tư hàng đầu của chánh phủ Thái. 
Không phải chỉ riêng Thái Lan thiếu nước mà đó là tình trạng khủng hoảng chung của sáu quốc gia trong lưu vực. Ví dụ chỉ riêng với Việt Nam, ĐBSCL với 2.4 triệu hecta là vùng sản xuất lúa gạo và thủy sản, cung cấp 50% lượng thực phẩm cho cả nước. Nếu không đủ nước trong mùa khô thì sẽ có tới hai triệu hecta đất trồng trọt bị ngập mặn, sẽ là một thảm họa không những cho mùa màng mà còn trên toàn hệ sinh thái vùng châu thổ, ảnh hưởng ngay trên chén cơm vơi đầy của mỗi người dân Việt. Nạn nhiễm mặn không chỉ giới hạn trong vùng ĐBSCL mà còn có thể lấn sâu và tiến xa lên tới tận Nam Vang. 

Từ cầu đảo tới hô phong hoán vũ: 

Từ buổi hoang sơ cho tới thế kỷ 20, khi con người đã vượt ra khỏi trọng lực trái đất, đặt chân lên mặt trăng, thì chuyện có mưa hay không vẫn cứ mãi là vấn đề sinh tử đối với nông gia trên hành tinh này. 
Ở một thời kỳ chưa hẳn đã quá xa, khi bị hạn hán, để “cầu mưa” người ta đã phải giết trâu giết cừu để tế lễ; theo truyền thuyết từ Trung Hoa, có nơi dân làng còn tìm chọn các cô gái đẹp đồng trinh đem thả trôi sông để dâng cúng thủy thần, với niềm tin rằng thần động lòng mà ban cho những cơn mưa cứu hạn. 
Ngày nay, vẫn không thiếu những nông dân Thái cúng quải cầu mưa, nhưng ít nhất từ hơn ba thập niên qua, Thái Lan đã là một trong những quốc gia tiên phong ở Á châu [cùng với Trung Quốc, Hồi Quốc... ] biết áp dụng kỹ thuật “cấy-mây/ clouds-seeding” làm ra mưa nhân tạo để cấp cứu những vùng đồng ruộng bị khô hạn. 
Cơ quan Hàng Không Canh Nông Thái với hơn 600 nhân viên và 45 máy bay, với ngân khoản lên tới 25 triệu Mỹ kim/ năm, dưới sự điều động trực tiếp của vua Bhumibol - cũng là người đã có bằng về kỹ thuật mưa nhân tạo, đã vận dụng khoa học kỹ thuật, nhằm đối phó tức thời với tình trạng hạn hán do chu kỳ mưa nắng càng ngày càng trở nên thất thường ở Thái. 
Những chiếc phi cơ cánh quạt hàng không Thái với phi hành đoàn bẩy người, mang theo những thùng hóa chất như silver iodine hay muối hoặc nước đá khô, bay tới những cánh đồng lúa đang bị khô hạn; lên tới cao độ 3,000 m, phi cơ bay thẳng vào những đám mây, rải hóa chất, với tác dụng kết tụ những hạt hơi nước rất nhỏ thành những giọt mưa và tiếp đó là một cơn mưa nhân tạo. Kỹ thuật ngoạn mục này có những hạn chế, tác dụng trên quy mô nhỏ, và chỉ có thể thành công khi các đám mây có độ ẩm cao trên 60%. (2) 
Và hiển nhiên, với một đất nước Thái Lan đang “khát nước” khủng khiếp, giải pháp hữu hiệu và lâu dài vẫn là chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong. 

Dự án Một – Kong-Chi-Mun Đông Bắc Thái 

Từ 1992, chánh phủ Thái đã tiết lộ Kế hoạch Dẫn thủy KCM [Kong-Chi-Mun Irrigation Project] chuyển dòng lấy nước trực tiếp từ sông Mekong. Đó là một công trình vô cùng lớn lao với tổn phí lên tới 4 tỉ Mỹ kim để cứu những vùng đất Thái Lan đang càng ngày càng bị khô hạn. 
Nguồn nước được lấy từ khúc sông Mekong gần Nong Khai, chuyển về hai con sông Chi và sông Mun qua một hệ thống ống dẫn / aqueduct khổng lồ dài 200 km. Nước sông Mekong sẽ được dùng cho việc “cứu hạn” những cánh đồng lúa nằm trong lưu vực hai con sông này. Dự tính ban đầu là chỉ lấy nước sông Mekong trong mùa mưa, nhưng sau đó Thái Lan quyết định lấy nước cả trong mùa khô với lưu lượng chuyển dòng lên tới 300 m 3/ giây [trên lưu lượng 1600 m3/ giây mùa khô / ĐBSCL hiện nay] (7) 
[Tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây, năm 1994 Thái hoàn tất con đập Pak Mun, trên sông Mun, một phụ lưu của con sông Mekong và đã gây rất nhiều tranh cãi]. 
Giai đoạn I của dự án KCM đã được chánh phủ Thái Lan thông qua cho dù bị chính nhóm chuyên viên Thái cho rằng tổn phí thì quá cao và sự lượng giá ảnh hưởng môi sinh EIA [Environmental Impact Assessment] còn quá thiếu sót. 
Ai cũng biết rằng dự án chuyển nước KCM thuộc trách nhiệm của Cục Thăng Tiến Năng Lượng và Phát Triển [Department of Energy Promotion and Development] trực thuộc Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật và Môi Trường Hoàng gia Thái - chính Bộ này có trách nhiệm thực thi các luật lệ về môi trường của chánh phủ Thái Lan. Ngay từ giai đoạn I của dự án KCM đã đưa tới hủy hoại các khu rừng lũ [flooded forest], tăng nhiễm mặn các vùng trồng trọt Đông Bắc Thái, đã ảnh hưởng trực tiếp đời sống cư dân địa phương. (8) 
Kế hoạch KCM, hiển nhiên đe dọa nghiêm trọng trên dòng chảy sông Mekong, nên rất sớm và tức thời từ 1992, chánh phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản kháng mạnh mẽ, yêu cầu Thái Lan phải hủy bỏ kế hoạch, vì hậu quả nhiễm mặn nơi ĐBSCL sẽ trầm trọng hơn nữa, nhất là trong mùa khô. Ngay cả Lào cũng bày tỏ mối quan ngại, vì với kế hoạch chuyển dòng 300 m 3/ giây sẽ khiến con sông cạn dòng gây trở ngại giao thông trên sông Mekong vốn như một “xa lộ nâu” huyết mạch của người dân Lào. Bộ trưởng Môi sinh Cam Bốt, tiến sĩ Mak Moreth đã bày tỏ mối quan ngại về hậu quả nghiêm trọng do dự án chuyển nước của Thái Lan càng làm suy giảm dòng chảy con sông Mekong nơi hạ nguồn. (6) 
Vì những khác biệt giữa Thái Lan và Việt Nam ở giai đoạn ấy hầu như không hòa giải được khiến Ủy Ban Mekong Lâm Thời hầu như tê liệt; sự kiện này đã đưa tới việc cưỡng bách từ nhiệm của ông Chuck Lankester, lúc đó đang là Tổng thư ký. 

Từ Kong-Chi-Mun Thái Lan tới Murray-Darling Úc Châu 

Theo các chuyên gia, thì có nhiều nét tương đồng giữa lưu vực hai con sông Chi-Mun ở Thái và lưu vực hai con sông Murray-Darling ở Úc. 
Murray-Darling là một trong những lưu vực lớn nhất của Úc, bao trùm bốn bang: New South Wales, Victoria, South Australia và Queensland, diện tích hơn 1 triệu km2 với ba con sông lớn nhất của Úc: sông Darling 2740 km, sông Murray 2530 km và sông Murrumbidgee 1690 km. 
Các cơ chế quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường thuộc lưu vực Murray-Darling đã có từ 1992, sau đó là những điều khoản bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái có từ 1999, nhưng toàn hệ sinh thái Murray-Darling đã bị sút giảm nghiêm trọng do tác động của con người qua những kế hoạch chuyển dòng, chuyển nước, khai quang và gây nhiễm mặn đất. (10) 
Đã có hai hội nghị về Đối Thoại Mekong / Mekong Dialogue. Hội nghị đầu tiên “Thành phần Úc châu” họp ở Brisbane với các đại diện đến từ lưu vực sông Mekong. Hội nghị thứ hai “Thành phần Mekong” với đại diện đến từ Úc, họp tại Ubon Ratchatani (từ 8 -12 tháng 11, 2002) với chủ đề Đối Thoại về Phát Triển Lưu Vực và Xã Hội Công Dân trong Vùng Mekong [Dialogue on River Basin Development and Civil Society in the Mekong Region]. 
Mục đích chính của cả hai hội nghị nhằm khuyến khích sự tham gia của xã hội công dân trong thảo luận về những “thuận-và- nghịch” trong Dự án KCM của Thái Lan đối với toàn lưu vực Mekong so sánh với dự án Murray Darling của Úc. 
Tiến sĩ Prathet Sutrabutra, nguyên giám đốc Cục Phát Triển Năng Lượng và Thăng Tiến và cũng là thành viên Ủy Ban Quốc Gia Sông Mekong Thái Lan trong hơn mười năm qua, phát biểu rằng ông tin là có rất nhiều điểm tương đồng giữa lưu vực sông KCM [Thái] và Murray-Darling [Úc], đó là lý do khởi đầu cho một kế hoạch hiệp đồng [Joint project] giữa Ủy Hội Sông Mekong và Ủy Hội Lưu Vực Murray Darling. 
Sutrabutra thay vì có được tiếng nói hỗ trợ từ phái đoàn Úc, nhưng ngược lại, chính tiến sĩ Angela Artington, thuộc đại học Griffith từ Úc châu, đã bày tỏ mối quan ngại cho rằng những ảnh hưởng môi sinh nghiêm trọng đã xảy ra cho lưu vực Murray-Darling, cũng sẽ rất sớm xảy ra cho lưu vực sông Mekong, do hậu quả của những dự án làm thay đổi dòng chảy thiên nhiên của các con sông trong lưu vực sông Mekong. 
Những so sánh đối chiếu các kinh nghiệm của Murray-Darling và KCM đã gây được rất nhiều chú ý của các thành viên tham dự hội nghị Ubon Ratchatani và nơi đó tiếng nói của người dân địa phương Thái Lan đã được lắng nghe. (9) 

Dự án hai - Kok-Ing-Nan
Bắc Thái 

Từ 1994, chánh phủ Thái Lan đã nói tới một dự án lớn thứ hai: Dự án Kok-Ing-Nan, gián tiếp lấy nước từ hai phụ lưu lớn của con sông Mekong là sông Kok và sông Ing ở vùng Chiang Rai bắc Thái. (5) 
Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản JICA (Japan International Cooperation Agency), đã cung cấp ngân khoản và chuyên viên để nghiên cứu tính khả thi của công trình, và cuộc khảo sát này đã hoàn tất vào tháng 11 năm 1999. 
Phải nói đây là một dự án có quy mô rất lớn và táo bạo tổn phí lên tới 1.5 tỉ Mỹ kim, nhằm chuyển dòng nước từ hai phụ lưu sông Mekong, cho chảy qua những đường hầm / tunnels khổng lồ dài hơn 100 km để chuyển nước từ 2 con sông Kok và sông Ing vào sông Nan - là một phụ lưu của sông Chao Phraya. 
Sông Chao Phraya, như mạch sống của người dân Thái đang bị cạn dòng và cả nhiễm mặn ngày càng thêm trầm trọng. Lượng nước từ hai con sông phụ lưu Kok và Ing cũng sẽ được tiếp cho con đập Sirikit, lớn thứ ba nhưng quanh năm thiếu nước. Nước từ hồ chứa Sirikit không chỉ nhằm cung cấp nước tưới cho những cánh đồng bao la vùng châu thổ Chao Phraya đang bị khô hạn, mà cả cung ứng nước cho các khu kỹ nghệ và 10 triệu dân đang sống ở thủ đô Bangkok. (4,5) 
Khi công trình hoàn tất, Thái Lan có khả năng chuyển 2,200 triệu mét khối nước/ năm [2,200 MCM] gián tiếp lấy nguồn nước của con sông Mekong. 
Đã có những e ngại ngay tại Thái Lan về phương diện kỹ thuật, về ảnh hưởng xã hội và môi sinh như làm sao để vận chuyện và sử lý khối lượng đất khổng lồ lấy ra từ những con đường hầm; rồi tình trạng giảm lưu lượng nước trên hai con sông Kok và sông Ink sẽ ảnh hưởng trên cư dân địa phương ra sao; còn phải kể tới nạn lũ lụt “dây chuyền” có thể gây ra trên sông Nan. 
Đã có nhiều ý kiến chỉ trích về sự “thiển cận” của kế hoạch khi nhằm giải quyết nạn thiếu nước của con sông lớn Chao Phraya, mà không nghĩ tới những hệ quả lâu dài trên toàn lưu vực sông Mekong. 
Việc so sánh dự án KCM với dự án Murray-Darling của Úc là không thích đáng_ bởi vì KCM liên hệ tới con sông Mekong như một con sông quốc tế thuộc 6 quốc gia trong khi Murray-Darling là những con sông hoàn toàn nằm trong nội địa nước Úc. 
Riêng đối với dự án Kok-Ing-Nan, cho dù gián tiếp có liên hệ tới nguồn nước sông Mekong nhưng chánh phủ Thái ở một vị trí đầy quyền hạn do hai con sông phụ lưu Kok và Ing hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Thái. 
Một điều đáng ghi nhận ở đây, Thái Lan là một nước tương đối có dân chủ, dân trí cao nên tiếng nói của dân chúng địa phương rất mạnh, đã khiến chánh phủ Thái phải quan tâm và lắng nghe. Nhưng rồi ra tiếng nói quyền lực cuối cùng vẫn là của tập đoàn tư bản và quân phiệt Thái và cả hai kế hoạch chuyển nước của Thái Lan từ sông Mekong đang từng bước trở thành hiện thực. 

Sông Mekong và người Việt đôi bờ 

Trước khi nói có thể làm gì đối với hiểm họa Trung Quốc ngăn sông, Thái Lan chuyển dòng sông Mekong thì người dân Việt bên trong cũng như ngoài nước cần có được thông tin đầy đủ về những gì đang diễn ra. Không thể thụ động chờ Trung Quốc hay Thái Lan thông báo cho chúng ta những bước tai ương mà họ có sẽ gây ra. Giới lãnh đạo Việt Nam cần có một cái nhìn xa và chủ động trong kế hoạch theo dõi và thu lượm tin tức từ con sông Mekong. 
Trong một bài viết về Đại Học Cần Thơ [Đi Tới, 7-8 / 2002], người viết đã đề nghị sớm thiết lập một Phân Khoa Sông Mekong tại Viện Đại Học Cần Thơ. Đó sẽ là một trung tâm giảng dạy và nghiên cứu về con sông Mekong, không phải chỉ riêng cho Việt Nam mà cho cả sáu quốc gia trong lưu vực, nhằm đào tạo những chuyên viên có trình độ sẵn sàng đương đầu với những vấn nạn về “Khai Thác Phát Triển” trong toàn lưu vực. Các Tòa Đại Sứ, Lãnh Sự quán của Việt Nam, nơi có con sông Mekong chảy qua, cần có ngay những Tùy Viên Môi Sinh hay cụ thể hơn là một Tùy Viên Đặc Trách Sông Mekong, họ là những người có trình độ và tinh thần xung kích, ráo riết theo dõi những biến chuyển của từng khúc sông Mekong để kịp thời thông tin và báo động, trên cơ sở đó Việt Nam mới có thể lên tiếng khuyến cáo đối với nhà cầm quyền Trung Quốc hay Thái Lan và nhất là tìm ra những biện pháp thích nghi để sống còn. 
Do nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, không thể nói tới việc cấm đoán hay ngăn chặn các kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên của con sông Mekong. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là khai thác ra sao để không mau chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và cả phá hủy dòng sông gây tác hại tới đời sống của hàng trăm triệu cư dân sống trong lưu vực và cả gây di lụy lâu dài cho các thế hệ mai sau. 
Nhìn về ĐBSCL, tuy là “vựa lúa” cung cấp hơn 50% lương thực cho cả nước nhưng chín triệu người dân Nam Bộ ấy lại đang phải cam chịu một nền giáo dục thấp nhất nước, hoàn toàn thiếu thông tin, nên hầu như không thể nào có tiếng nói. 
Thêm một nghịch lý nữa, Ủy Hội Quốc Gia Mekong Việt Nam - một cơ quan đầu não, có một vai trò xung kích, được xem như bộ tham mưu tiền phương - thay vì trụ sở đặt ngay nơi ĐBSCL, tiếp cận với hai Đại Học Cần Thơ và An Giang, để thực hiện chức năng “ngọn đuốc chỉ đường cho phát triển và thăng tiến môi trường lưu vực sông Mekong”, thì trụ sở ấy hiện nay lại nằm ở một nơi rất xa cách, trên phố Hàng Tre của Hà Nội thuộc châu thổ sông Hồng. 
Sự hủy hoại con sông Mekong là một quá trình tích lũy lâu dài / cumulative late-effects nhưng không phải là không cảm nhận được trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Chúng ta có thể thấy trước được một hệ quả dây chuyền trong tương lai, mỗi ngày một trầm trọng hơn: mùa mưa lũ lụt sẽ đổ xuống sớm và khủng khiếp hơn, mùa khô sẽ có hạn hán khắc nghiệt hơn, nước mặn xâm nhập ngày một sâu hơn vào ĐBSCL. Không còn nguồn nước ngọt, không còn nguồn phù sa, sẽ chẳng còn giống lúa hay cây trái nào sống được trên vùng biển mặn chưa kể nguồn ô nhiễm từ các khu kỹ nghệ thượng nguồn đổ xuống. 
“Cứu lấy dòng sông Cửu Long” là một cuộc chạy đua với kim đồng hồ, bởi vì “Nói tới nguy cơ là còn thời gian, chứ tiêu vong là mất đi vĩnh viễn / Extinction is forever, Endangered means we still have time_ Sea World San Diego” 
Ngô Thế Vinh 
(10/2005) 

Tham khảo: 
1/ Feasibility of Augmenting Water-Resources through Seeding of Clouds 
- Qamar-uz-Zaman & Anjum Bari 
2/ Rainmaking Efforts Ease Drought 
- AFP, Bangkok, Apr 15, 2005 
3/ Thailand Diverting Water from the Mekong River to Ease Drought 
- AFP, Cha-Am, Thailand, Mar 13, 2005 
4/ Mekong Watch: Japanese ODA to Thailand, FY 2001 
- Kok-Ing-Nan Water Diversion Project 
5/ Kok-Ing-Nan Project, Local Involment on Water Diversion 
- Ploenpote Atthakor, SEA-User.org/news 
6/ The Mekong, Turbulent Past, Uncertain Future 
- Milton Osborne, Atlantic Monthly Press, New York 2000, p 246 
7/ The Mekong, Environment and Development 
- Hiroshi Hori, United Nations University Press, Tokyo 2000, p 341 
8/ Statement on Cooperation for the Sustainable Development of the MRB. 
- Thai NGOs on Mekong Agreement, 4 April 1995, Chiang Rai, Thailand. 
9/ A Gathering of Mekong Spirits - News & Updates 
- Watershed, Vol. 8 No 2, Nov 2002-Feb 2003, pp.4-5 
10/ Murray-Darling Basin 

Toàn cảnh trận lụt lịch sử ở Thái Lan

NGƯỜI THÁI ĐANG PHẢI ĐỐI PHÓ VỚI CƠN "ĐẠI HỒNG THỦY" TỒI TỆ NHẤT TRONG VÒNG NỬA THẾ KỶ QUA. NƯỚC LŨ RỒI SẼ RÚT ĐI NHƯNG HẬU QUẢ CỦA NÓ CHẮC CHẮN SẼ CÒN DAI DẲNG.

Dân Thái Lan không lạ gì những cơn lũ và cảnh chạy lũ. Hàng năm, khi mùa lũ về, hình ảnh những ngôi nhà ở miền bắc và miền trung Thái Lan bị ngập lại được ghi nhận. Thế nhưng, lũ lụt trên diện rộng với khối lượng nước khổng lồ như năm nay thì rất nhiều người mới lần đầu tiên trong đời được tận mắt chứng kiến.

Diễn biến cơn "đại hồng thủy"

Từ cuối tháng 7, những cơn mưa lớn bắt đầu đổ xuống miền bắc và các cao nguyên ở miền trung của Thái Lan. Nước tích tụ từ những cơn mưa sau đó chảy vào các sông Chao Phraya, Chi và Mun, trước khi đổ tiếp vào sông Mekong, khiến mực nước tại các sông này lên cao. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng của cơn bão Nock-ten làm tăng lượng mưa ở miền bắc và đông bắc Thái Lan, khiến tình trạng ngập lụt trên diện rộng nhanh chóng xảy ra.
Cuối tháng 8, những cơn mưa lớn vẫn không ngừng rơi do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Nhiều tỉnh phía bắc và miền trung Thái Lan bị ngập nặng, nhiều nơi thậm chí ghi nhận mức nước ngập cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ.
Dòng nước lụt dâng cao dần trong sân bay Don Muong ở thủ đô Bangkok.
Dòng nước lụt dâng cao dần trong sân bay Don Muong ở thủ đô Bangkok, với mực nước lên tới 90 cm, khiến Trung tâm Điều hành Thoát lũ đặt tại đây cũng phải đi sơ tán. Ảnh: Bangkok Post
Các hệ thống kiểm soát tiêu thoát nước, bao gồm các đập nước liên vòm, các kênh tưới tiêu và các hồ chứa nước đều hoạt động hết công suất, nhưng cuối cùng đã không đủ sức ngăn được dòng nước lụt dâng cao và đổ về phía nam. Một hệ thống đường hầm tiêu thoát nước được khởi công từ năm 2001 cũng đã được sử dụng để ngăn lụt, đặc biệt là cho thủ đô Bangkok, thành phố vốn nằm ở cửa sông Chao Phraya đổ nước ra vịnh Thái Lan.
Trước tình thế nguy cấp và diễn biến phức tạp của trận lụt kéo dài 3 tháng qua, chính phủ Thái Lan đã huy động tất cả các nguồn lực có thể để ngăn lũ tấn công Bangkok, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế... của cả đất nước. Hàng nghìn binh sĩ và rất nhiều người dân đã cùng nhau đắp hàng triệu bao cát để tạo nên những đê chắn lũ tại phòng tuyến phía bắc của thủ đô Bangkok. Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra từng cảnh báo nếu tình huống xấu nhất xảy ra, thành phố 12 triệu dân có thể bị ngập tới 1,5 m, đồng nghĩa với việc mọi hoạt động tại đây sẽ bị ngừng trệ.
Trong tháng 10, dòng nước lụt đã lan rộng khắp Thái Lan, và một khối lượng nước khổng lồ cuồn cuộn đổ về thủ đô Bangkok. Các đê chắn lũ bị vô hiệu hóa khi nước lũ dâng lên rất nhanh và vượt quá độ cao của đê. Thậm chí, một số đoạn đê đã bị vỡ trước dòng chảy quá lớn của nước lũ.
Thái Lan buộc phải tính đến giải pháp phá một số con đường ở phía đông của thủ đô Bangkok để tạo nên những con kênh dẫn nước lụt chảy sang phía này, rồi sau đó đổ ra biển, nhằm tránh cho trung tâm thành phố khỏi cảnh ngập lụt. Hôm qua, trong bài phát biểu mang tín hiệu khả quan đầu tiên, Thủ tướng Yingluck cho hay nước lụt có thể sẽ rút trong vòng vài ngày tới và tình hình sẽ dần cải thiện.

Lũ lụt đến từ đâu?

Rất nhiều người Thái tự hỏi vì sao đất nước họ phải đối mặt với trận lũ lịch sử suốt 3 tháng qua. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên phải kể tới lượng mưa lớn đột biến trút xuống dồn dập trong một thời gian dài ở miền bắc và miền trung Thái Lan. Các thống kê cho thấy tổng lượng mưa trong 9 tháng đầu năm 2011 tại nhiều địa phương của Thái Lan cao hơn lượng mưa trung bình cũng trong khoảng thời gian này của 3 thập kỷ qua. Tại Chiang Mai, tổng lượng mưa 3 quý đầu năm cao hơn 140%, ở Lamphun là 196%, ở Lampang là 177%, ở Uttaradit là 153% và ở Phitsanulok là 146%. Những con số này cho thấy năm 2010 là một năm mà lượng mưa đổ xuống Thái Lan đạt đỉnh điểm.
Ngoài nguyên nhân khách quan nói trên, cơn "đại hồng thủy" ở Thái Lan còn bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan. Do thiếu các trang thiết bị cần thiết cho việc dự đoán lượng mưa lớn và dồn dập trong thời gian dài, Cục Khí tượng Quốc gia Thái Lan đã không thể dự báo chính xác lượng mưa và dẫn tới những điều chỉnh không hợp lý.
Bản đồ cho thấy nguy cơ ngập nước của các khu vực khác nhau tại thủ đô Bangkok. Mức nguy cơ tăng dần theo độ đậm dần của màu xanh. Đồ họa:
Bản đồ cho thấy nguy cơ ngập nước của các khu vực khác nhau tại thủ đô Bangkok. Mức nguy cơ tăng dần theo độ đậm dần của màu xanh. Đồ họa: Disaster Warning Centre, Rangsit University, Bangkok Post, Microsoft
Các đập nước của Thái Lan, trong đó có đập lớn nhất mang tên Bhumibol hay đập Sirikit (cùng kiểm soát 22% lượng nước của sông Chao Phraya), đã tích rất nhiều nước thay vì phải xả dần dần, với mục đích dự trữ đủ lượng nước cho nông nghiệp vào mùa khô sắp tới. Vì vậy, khi mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến mực nước các sông dâng cao, nhiều đập nước đã không thể lấy thêm nước vào để điều chỉnh dòng lũ. Sau một thời gian, khi chính mực nước trong các đập lên cao, các đập này buộc phải xả nước và tình hình lũ lụt càng trở nên nghiêm trọng.
Bên cạnh việc dự báo không chính xác về diễn biến thời tiết, việc đất nền bị lún sụt do khai thác nước ngầm quá mức cùng với triều cường dâng cao là những nguyên nhân tiếp theo khiến Thái Lan gặp phải trận lũ lụt lịch sử. Ví dụ điển hình để thấy rõ hai nguyên nhân này là thành phố Bangkok, nơi có đất nền thấp dần so với mực bước biển hàng năm. Thủy triều dâng cao cộng với lượng mưa tại chỗ cũng rất lớn khiến Bangkok vốn dĩ đã phải đối mặt với khả năng ngập lụt ngay cả khi trận lũ lịch sử không xảy ra.
Khi đất nền ở Bangkok và một số vùng duyên hải của Thái Lan bị hạ thấp dần, nơi này chẳng khác nào một chỗ trũng và dòng nước lũ cứ thế đổ về. Triều cường khiến lũ thoát ra biển chậm hơn, từ đó dẫn tới tình trạng ngập lụt.

Hậu quả

Sau 3 tháng chìm trong cơn lũ lịch sử, Thái Lan đã phải chịu hậu quả nặng nề và mọi con số thống kê đều mới chỉ là ước tính ban đầu. Thủ tướng Yingluck hôm 17/10 cho biết quá trình tái thiết sau lũ lụt có thể tiêu tốn của Thái Lan khoảng 3,3 tỷ USD, trong khi ước tính thiệt hại kinh tế bước đầu vào khoảng 4,9 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,3 tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Thirachai Phuvanatnaranubala cho hay các trận lụt còn có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này giảm xuống còn 1,7% trong năm nay.
Một bé gái đi trong dòng nước lụt gần sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok hôm
Một bé gái đi trong dòng nước lụt gần sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok hôm 24/10. Ảnh: AFP
Ít nhất 381 người đã thiệt mạng trong cơn "đại hồng thủy", trong khi đời sống của khoảng 2,3 triệu người bị ảnh hưởng vì lũ lụt. Khoảng 113.000 người dân hiện phải sống trong 1.700 khu sơ tán được lập nên khắp Thái Lan. Trận lũ lịch sử gây ảnh hưởng trực tiếp tới một phần ba số tỉnh và ba phần tư diện tích Thái Lan, trong đó có 300.000 ha đất nông nghiệp.
Nước lũ rồi sẽ rút, có thể trong vài ngày tới hoặc lâu hơn, nhưng hậu quả mà nó để lại chắc chắn sẽ còn dai dẳng. Ngành công nghiệp sản xuất của Thái Lan bị giáng một đòn mạnh, khi 930 nhà máy tại 28 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất bị đình đốn dẫn tới nhiều người dân không có hoặc mất việc làm, một yếu tố sẽ làm nảy sinh những vấn đề xã hội khó giải quyết. Những cánh đồng ngập trắng cũng sẽ tác động lớn tới sản lượng nông nghiệp của Thái Lan trong năm nay.
Với tất cả những hậu quả về mọi mặt đối với Thái Lan, trận lũ lụt lịch sử năm 2011 được coi là cơn "đại hồng thủy" tồi tệ nhất từ trước đến nay xét theo lượng nước khổng lồ và số người chịu ảnh hưởng.

Vì sao Bangkok ngập lụt nghiêm trọng?

Đất lún và hiện tượng nước biển dâng khiến những trận lũ nghiêm trọng như hiện nay sẽ ngày càng trở nên phổ biến tại Bangkok trong tương lai gần.
Nước lũ đang bao vây thủ đô Bangkok của Thái Lan từ mọi phía. Don Muang , sân bay lớn thứ hai đất nước và là điểm tập trung của hàng cứu trợ, buộc phải đóng cửa hôm 25/10 khi nước lũ lên cao. Thủ tướng Yingluck Shinawatra cảnh báo nếu hệ thống đê bao vỡ, nước lũ có thể dâng cao đến 1,5 mét tại một số nơi trong trung tâm Bangkok. Đợt lũ sẽ còn kéo dài thêm ít nhất 4 tuần nữa.

Đợt ngập lụt lịch sử hiện nay khiến nhiều người dân Bangkok ngạc nhiên, song giới khoa học đã thấy trước hiện tượng này từ lâu.
Nước lũ tràn vào Don Mueang, một trong hai sân bay chính của Bangkok, khiến sân bay phải hủy chuyến và đóng cửa hôm 25/10. Thủ tướng Thái Lan cảnh báo lũ sẽ còn kéo dài ít nhất 4 tuần và nếu hệ thống đê bao ở phía bắc tiếp tục bị phá vỡ, nước lũ có thể gây ngập trung tâm Bangkok đến 1,5 m.
Nước lũ tràn vào Don Mueang, một trong hai sân bay chính của Bangkok, khiến sân bay phải hủy chuyến và đóng cửa hôm 25/10.
Bangkok – thủ đô 240 tuổi của Thái Lan – còn được gọi là "thành phố của những thiên thần". Nằm trên vùng châu thổ sông Chao Phraya , nó là một trong những thành phố lớn trên thế giới đối mặt với nguy cơ bị nhấn chìm thường xuyên khi nước biển dâng. Nguyên nhân là từ khi Bangkok ra đời tới nay, nước dành cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu được lấy từ các giếng trong thành phố. Do lượng nước ngầm giảm dần, đất phía trên lún xuống khiến độ cao của Bangkok giảm dần theo thời gian.

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) thông báo vùng châu thổ Chao Phraya đang lún với tốc độ từ 5 tới 15 cm mỗi năm do mực nước ngầm giảm.

Hãng thông tấn Inter Press dẫn kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, tốc độ chìm của Bangkok có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do các luật mà chính phủ ban hành. Tuy nhiên, thành phố lại đối mặt với nguy cơ ngập lụt do mực nước biển dâng và những cơn mưa lớn vào mùa mưa - hai hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu.

Một báo cáo của WWF khẳng định Bangkok nằm trong danh sách những thành phố chịu tác động nhiều nhất từ hiện tượng ấm lên toàn cầu. Dhaka , Manila và Jakarta đứng đầu danh sách. Bangkok được xếp ở nhóm có nguy cơ trung bình, cùng với các thành phố Hồ Chí Minh , Calcutta , Phnom Penh .

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng dự đoán Bangkok sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trong tương lai do biến đổi khí hậu và hiện tượng lún của đất.

Giáo sư Danai Thaitakoo , một nhà nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn tại Thái Lan, tin rằng hàng năm Bangkok đều đối mặt với nguy cơ bị ngập nặng. Ông cho rằng khả năng quy hoạch đô thị kém và hiện tượng lấp kênh mương để lấy đất xây dựng là nguyên nhân.

“Bangkok từng được mệnh danh là Venice của phương Đông nhờ hệ thống kênh của nó. Nhưng ngày nay điều đó đã thay đổi”, vị giáo sư phát biểu.
Thủ tướng Thái Lan thông báo nguy cơ Bangkok bị ngập hoàn toàn là 50%. Ảnh: The Nation.
Thủ tướng Thái Lan thông báo nguy cơ Bangkok bị ngập hoàn toàn là 50%. Ảnh: The Nation.
Nguy cơ ngập lụt đối với Bangkok hình thành từ ba yếu tố: mưa lớn, thủy triều cao và sự dâng lên của sông Chao Phraya. Khi cả ba yếu tố kết hợp với nhau, nước nhấn chìm Bangkok và chia nó thành nhiều phần. Cơ sở hạ tầng hiện tại của Bangkok không thể chống được sự kết hợp của ba yếu tố đó.

Samith Dharmasaroja , cựu tổng giám đốc Cơ quan Khí tượng quốc gia, tin rằng chính phủ không còn nhiều thời gian để cứu Bangkok.

“Toàn bộ khu vực thuộc trung tâm Bangkok sẽ bị ngập. Đó là vấn đề sẽ xảy ra trong vòng 15 tới 20 năm nữa”, ông nhận định.

Tiến sĩ Bhijit Rattakul , cựu thị trưởng Bangkok và đang giữ chức giám đốc Trung tâm Chuẩn bị đối phó thảm họa châu Á, nói rằng Bangkok bị đe dọa bởi cả hiện tượng nước biển dâng và nước ngọt từ các tỉnh phía Bắc.

“Chúng tôi không thể xả nước ngọt từ phía bắc ra biển. Vì thế trong tương lai Bangkok sẽ chìm trong nước trong nhiều ngày trước khi chúng tôi có thể bơm nước ra ngoài”, ông nói.

Ông Bhijit khuyên chính phủ tăng cường nhận thức của người dân về những tác động lâu dài của lũ lụt đối với Bangkok. Tuy nhiên, ông Danai sợ rằng việc đó sẽ vấp phải sự phản đối của giới xây dựng và đầu tư bất động sản.

“Nếu chính phủ cố gắng nâng cao nhận thức của người dân, sự phát triển kinh tế có thể giảm do lĩnh vực bất động sản hứng chịu tác động xấu”, Danai bình luận.
Lũ lụt nội ô Bangkok không lớn như dự kiến
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 29-10 nói với báo Bangkok Post rằng tình hình lũ lụt toàn diện ở Bangkok sẽ được cải thiện trong vài ngày tới, dù nước lũ đã bắt đầu lan ra một số khu vực mới ở thủ đô trong hai ngày cuối tuần.
Một máy bay trực thăng của quân đội Mỹ hỗ trợ nhiệm vụ cứu trợ ở vùng tây Bangkok ngày 30-10 - Ảnh: Bangkok Post
Bà Yingluck nói mức độ lan rộng của lũ lụt từ bắc Bangkok vào khu vực nội ô ít hơn so với dự kiến, dù vẫn rất nghiêm trọng. Bà cũng thông báo Trung tâm chiến dịch giảm nhẹ lũ lụt (FROC) và Chính quyền trung tâm Bangkok đã hợp tác cùng nhau để thoát nước vào Khlong Thawi Wattana và Khlong Saen Saep.
Bà nói nhà chức trách sẽ theo dõi sát sao thủy triều trên biển trong vài ngày tới và tăng cường thoát nước ra biển. “Tình hình sẽ được cải thiện sau ngày thứ hai”, bà Yingluck nói.
Anond Snidvongs, Giám đốc cơ quan thông tin địa chất và phát triển kỹ thuật hàng không, nói nhà chức trách có thể thoát được 70% lượng nước đổ xuống thủ đô từ miền bắc, tương đương 200-300 triệu m3 mỗi ngày và sẽ mất khoảng bốn tuần để ổn định lại tình hình.
Bangkok Post cho biết hiện nước lũ vẫn tiếp tục tràn vào Bangkok từ ba hướng bắc, tây và đông. Thị trưởng thành phố Sukhumbhand Paribatra ngày 29-10 nói nước lũ đang đe dọa các quận Wang Thong Lang, Lat Phrao và Chatuchak.
Từ thủ đô, đã có 10.794 người phải sơ tán ở 84 trung tâm trú ẩn tạm thời tại 22 quận thủ đô. Các quan chức đã xác định 225 điểm tập trung sơ tán trong trường hợp có thêm nhiều cư dân Bangkok phải rời thành phố.
Cơ quan cấp nước thành phố cũng buộc phải giảm lượng nước máy cung cấp ở vùng Thon Buri từ 900.000 m3 xuống còn 600.000 mmỗi tuần do lũ lớn ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước.
“Chúng ta có tin tốt là tình hình ở miền trung đã được cải thiện khi nước lũ dần rút”, hãng tin AP dẫn lời bà Yingluck. “Tôi muốn cảm ơn người dân và mong họ kiên nhẫn hơn lỡ như cuối tuần này tình hình trầm trọng vì thủy triều cao”.
Quan chức thành phố Adisak Kantee nói những rào chắn bê tông “đã bảo vệ Bangkok hữu hiệu khỏi lũ lụt”, nhưng cũng cảnh báo “tình hình còn xa mới được kiểm soát”.
Khu trung tâm Bangkok, theo AP, hiện vẫn khô ráo, nhưng những vùng xung quanh đã bị ngập khá nặng. Bảy trong số 50 quận ở thủ đô chìm trong nước. Tám quận khác cũng bị ngập, ở mức độ ít nghiêm trọng hơn.
Thị trưởng Sukhumbhand còn cảnh báo một mối đe dọa khác: tình hình vệ sinh. Chính quyền thủ đô đã dùng tàu đi nhặt rác trôi nổi ở những quận bị ngập nước, nơi xe tải thu gom rác không thể đến được

Chạy lũ ở bờ Tây Chaopraya
 Bờ Tây sông Chaopraya hôm qua đang trở thành điểm nóng nhất của lũ lụt Bangkok khi nước sông Chaopraya đã vượt đê bao nhấn chìm nhiều khu dân cư của vùng khu đô thị trung tâm Bangkok này trong cả mét nước. Đây được coi là trái tim của Bangkok với Hoàng gia, chùa vàng và nhiều khu vực thương mại sầm uất.

Những chú cho cưng được người dân chạy lũ mang theo
Khác với những ngày trước, không còn chống lũ nữa mà nhiều người dân ở đây đang tìm mọi cách vẫy vùng để thoát khỏi lũ, vì không ai còn sức lực nào để cản nổi dòng nước. Tương phản với nhịp sống hằng ngày, đại lộ Ratchawithi 21 vốn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch và là khu giao thương sầm uất Bangkok đã trở thành điểm nóng của cuộc bồng bế nhau tháo chạy.
Chỉ trước đó vài ngày, khi người dân ở các quận ven Bangkok đổ xô rời thủ đô thì người dân vùng trung tâm Bangkok vẫn tin là mình có thể sẽ ở lại vì nước sông Chaopraya chưa bao giờ đụng đến họ. Nhưng hôm qua thì tất cả đều đã chìm lại trong dòng lũ.
Nhà ngập người dân di chuyển tạm lên cầu Drung Thon bắc qua sông ChaoPhraya
Người dân di chuyển các đồ điện tử của gia đình ra khỏi nhà ở đường Ratchawithi bờ tây sông Chaophraya
Nhân viên một cửa hàng ga di chuyển những bình ga còn đầy khí gar a khỏi vùng lũ
Bà Caosiphut 96 tuổi sống ở bờ tây sông ChaoPhraya được các cháu đưa di tản ra khỏi vùng ngập
Người dân chạy lũ bằng mọi phương tiện có được, trong ảnh hai vợ chồng người Thái chạy lũ bằng “thuyền đạp vịt”
Bằng tất cả các phương tiện, từ hiện đại đến thô sơ, tự chế, họ đã bồng bế nhau chạy lũ. Cũng tay xách nách mang, nước suối cầm hơi, mì gói nhai tạm. Già trẻ lớn bé, cùng vật cưng - chó mèo hối hả thoát ra khỏi nơi mình đang trú ngụ... Không còn bóng dáng của sự sầm uất nữa mà lam lũ như bao người dân nghèo khác, bao cuộc chạy lũ khác ở những vùng lũ Thái Lan.
Cho dù Chính phủ, quân đội và các đơn vị tình nguyện đã hỗ trợ tối đa cho người dân nhưng cuộc chạy lũ ở bờ Tây sông Chaopraya vẫn không thể diễn ra trong trật tự. Anh Pantawit, một người dân chạy lũ trên đại lộ Ratchawithi 21 nói: “Chính quyền đã bảo đảm là nước sẽ không vào đến đây được nhưng giờ thì nhà tôi đã ngập sâu trong 1 m nước. Và bây giờ không ai còn bình tĩnh để có thể thoát ra một cách trật tự”.
Cuộc chạy lũ ở bờ Tây sông Chaopraya có thể cũng chỉ bi đát như rất nhiều cuộc chạy lũ khác của người dân Thái Lan. Nhưng với người dân Bangkok thì bờ đó là “đê bao” cuối cùng. Bờ Tây sông Chaopraya vỡ - niềm tin cũng vỡ...
Ảnh PV chụp từ bờ Tây sông Chaopraya:
Người dân đi mua thực phẩm để dự trữ
Người dân di tản bằng xe lam, xe ben
Nhiều cửa hàng bán xăng đã treo bảng hết xăng và thông báo không biết khi nào có lại
Bữa ăn trưa vội vàng trong lúc di tản của người dân bờ tây sông Chaophraya
Người dân di tản khỏi một khu phố trên đường Rachawithi nằm ngay bờ sông Chaophraya có nguy cơ bị vỡ
Những chiếc xe di tản chật cứng người đu bám
Một người phụ nữ Thái loay hoay trong vùng ngập ở bờ tây sông Chaophraya, trung tâm Bangkok vì chưa biết đưa con di tản theo hướng nào để có thể tới nơi an toàn.

Sông vua” hung hãn
Theo Wikipedia, trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng tiếng Anh tại Thái Lan, người ta thường dịch tên con sông Chao Phraya là “sông của các vị vua”, hay có người còn gọi tắt là “sông vua”.
Ngày 29-10, “sông vua” tiếp tục hung hãn vượt đê bao, nhấn chìm khu vực bờ tây với nhiều khu dân cư của khu đô thị trung tâm Bangkok (Thái Lan) trong cả mét nước.
Người dân ở hai bên bờ sông Chao Phraya chạy lũ qua cầu Krung Thon ở trung tâm Bangkok
Người dân sáng tạo gắn ống nước vào pô xe để xe không chết máy khi chạy trên những con đường ngập nước ở Bangkok
Người dân một khu phố ở quận Thonburi, Bangkok sơ tán đồ đạc chạy lũ chiều 29-10





Số người thiệt mạng vì lũ lụt tại Thái Lan đã vượt con số 400, trong khi sự giận dữ trong dân chúng về cách đối phó với cuộc khủng hoảng của giới chức trách ngày một tăng.




Những người dân ở khu vực ngoại thành bị ngập lụt cho rằng họ đã phải hi sinh nhà cửa của mình để giữ cho trung tâm thành phố Bangkok được khô ráo.


Giới chức trách Bangkok cho rằng họ không thể làm giảm cuộc khủng hoảng lũ lụt cho tất cả mọi người.


Một nhân viên cứu hộ ngồi trên thang tránh nước trong khi xe tải quân đội chở người dân đi qua khu vực gần sông Chao Praya ở Bangkok.


Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Bangkok sống gần sông Chao Praya trong những ngày này là bằng thuyền.


Một em bé ngồi trên ghế công cộng tại Bangkok giữa tứ bề là nước.


Nước "thừa mứa", chỗ nào cũng có thể tắm được tại khu vực dọc sông Chao Praya ở Bangkok.


Cuộc chiến chống nước lụt ở Thái Lan bỗng chốc biến thành đấu trường chính trị, làm gia tăng thêm chia rẽ ở đất nước mà hơn một năm trước bị rung chuyển bởi những cuộc biểu tình gây đổ máu giữa các phe phái.


Một bức tượng bị ngập nước ở Bangkok.

Cảnh sát điều khiển giao thông tại tuyến phố chính trong khu người Hoa ở Bangkok. Giới chức trách cảnh báo người dân về khả năng bị điện giật khi nước lụt vẫn còn chưa thể rút.


Người dân sơ tán đồ đạc, của cải khỏi vùng bị ngập lụt.


Cảnh nước tràn vào nhà, ngập chân giường ở khu phố người Hoa tại Bangkok.


Sân bay nội địa Don Mueang đã bị ngập hoàn toàn.


Nước lụt đang ngày càng tiến gần vào trung tâm Bangkok, khi nước sông Chao Praya dâng cao.


Đi lại bằng bè tự chế của một cậu bé ở Bangkok.


Nước lụt tấn công Đại cung điện Hoàng gia, từng là nơi ở của nhà Vua Thái Lan và nay là một địa điểm du lịch hút khách.


Dòng người lội trong nước lụt rời bỏ Bangkok.

Nhân viên của một trạm xăng (giữa) ngồi trong một thùng nhựa nói chuyện điện thoại giữa cảnh nước mênh mông tại Bangkok sau khi một con đê bị vỡ vào ngày 25/10.

Một bà cụ chạy lũ trên đường Ratchawithi, Bangkok khi có tin bờ đê phía tây sông Chao Phraya có nguy cơ bị vỡ
Bữa ăn trưa vội vàng và sơ sài trên dòng nước lũ của một thanh niên chạy lũ ở Bangkok

-------------
LTS- Sau bài viết của Đặng Phúc, Bái chí RFI  ngày Thứ bảy 29 Tháng Mười 2011có nhận định sau đây. 
 

      Lũ lụt đe dọa sự nghiệp chính trị của thủ tướng Thái

Phe đối lập tranh thủ thời cơ để hạ uy tín của bà Yingluck (Reuters)
Phe đối lập tranh thủ thời cơ để hạ uy tín của bà Yingluck (Reuters)

Lê Phước
Tại Thái Lan, bà Yinluck Shinawatra vừa ngồi ghế thủ tướng chưa ấm chỗ, thì hiện tại sự nghiệp chính trị của bà đang có nguy cơ bị cuốn theo trận lũ kinh hoàng đang đe dọa thủ đô Băngkok. Về chủ đề này, thông tín viên nhật báo Le Monde Bruno Philip có bài bình luận mang tên : « Yinluck dưới làn sóng chỉ trích ».

Tác giả bài báo cho biết, tranh thủ trận lụt được xem là lớn nhất kể từ 50 năm nay tại Thái Lan đang đe dọa thủ đô Băngkok, các đảng chính trị đối lập với đương kim thủ tướng Yingluck đang hợp sức công kích bà dữ dội.
Trước hết, và nhiều nhất là họ chỉ trích khả năng hạn chế của bà trong công tác đối phó thảm họa. Ban lãnh đạo chống thảm họa tỏ ra lúng túng : thông tin công bố trước sao không thống nhất, thông báo báo động không rõ ràng, sự phối hợp còn vụng về. Bên cạnh đó, những nỗ lực của Trung tâm cứu hộ quốc gia (FROC) cũng không hiệu quả.
Thêm vào đó là việc bà Yingluck vốn xuất thân doanh nhân, từng bị chỉ trích là thiếu kinh nghiệm chính trị. Vì thế, nhân dịp này, cánh đối lập tiếp tục tấn công vào yếu điểm đó. Giáo sư đô thị học Niramon Kulsrisombat tại Bangkok cho rằng, bà Yingluck đã sai lầm khi bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của một ban đặc trách chống thảm họa gồm bộ trưởng Tư pháp, bộ trưởng Nội vụ và một cựu bộ trưởng Công an.
Bởi thế, theo ông Kulsrisombat, những người này làm sao có đủ năng lực và hiểu biết về mặt kỹ thuật trong công tác cứu hộ và đối phó thảm họa. Một minh chứng là ông bộ trưởng Tư pháp đã lên tiếng thừa nhận rằng lưu lượng nước khổng lồ từ miền bắc đổ về Bangkok đã được đánh giá thấp mới gây thảm họa ngày nay. Giáo sư Kulsrisombat bức xúc :
 « Chính phủ hiện tại đã phá mọi kỷ lục về sự bất tài ».
Trên trường chính trị, thảm họa hiện tại tiếp diễn sau một loạt các vụ bất ổn khác. Vào mùa xuân năm 2010, một phần trung tâm thủ đô Bangkok đã bị « trận lụt » của những người biểu tình Áo đỏ ủng hộ anh trai bà Yinluck, tức cựu thủ tướng Thaksin bị quân đội đảo chính năm 2006, hiện đang sống lưu vong. Biểu tình đã bị quân đội đàn áp đẫm máu. Cuộc biểu tình cho thấy một tình trạng chia rẽ giữa hai tầng lớp thành thị và nông thôn trong xã hội Thái Lan. Sau đó, đảng của bà Yingluck nhờ sự ủng hộ của cử tri nông thôn đã thắng cử, đưa bà lên vị trí thủ tướng. Hiện tại, theo tác giả, phe đối lập đang ra sức báo thù.
Trong khi đó, viễn cảnh không mấy sáng sủa. Dòng sông Chao Phraya bắt đầu tràn bờ, đe dọa khu vực hoàng cung. Dù đa phần thủ đô Bangkok còn chưa bị ảnh hưởng, nhưng đã xuất hiện những đồn đại về « một cuộc đảo chính quân sự vì lũ lụt ». Các tin đồn này còn được thổi phồng bởi nhiều đài phát thanh thuộc phe áo đỏ, với chủ tâm lúc nào cũng sẳn sàng lên án « bàn tay đen » của giới quân sự Thái Lan, một quốc gia mà chỉ trong vòng 80 năm đã có đến 18 cuộc đảo chính quân sự. Theo tác giả, hiện tại, không có gì cho thấy những lời đồn trên là có cơ sở. Thế nhưng, theo một vài chuyên gia, có vẻ như quân đội đã chọn cách hành động đơn độc trong công tác cứu hộ.
Cuối cùng, tác giả nhận định, bà Yingluck đã thiêu hủy sự ưu ái mà bà đã dày công giành được trong chiến dịch tranh cử, và chắc chắn rằng, vụ việc làm bộc lộ năng lực lãnh đạo hạn chế của một nữ thủ tưởng vốn leo lên đài danh vọng chủ yếu nhờ vào cái bóng của anh trai mình. Mà đáng chú ý là anh trai bà, tức ông Tharksin vốn là một thủ tướng từng bị lật đổ bởi chính quân đội hiện tại.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111029-lu-lut-de-doa-su-nghiep-chinh-tri-cua-thu-tuong-thai

6 comments:

song ben huc said...

nhân dân thái nên cho bà thủ tướng nhà giàu về nhà buôn bán thì tốt hơn , bà ta biết gì mà điều hành quốc gia , các trang nam tử thái lan xuất chúng hết rồi sao ????

song ben huc said...

cai trị đất nước đâu phải chuyện làm đẹp , đâu phải em là đại tiểu thư mà làm tốt việc cai trị sao ?
người Thái nên tư duy lại cái đầu của mình ... hãy tìm kiếm một Thủ tướng trẻ trung thanh lịch như thủ tướng vừa qua ....

song ben huc said...
This comment has been removed by a blog administrator.
song ben huc said...

" hy sinh vì tổ quốc là sứ mệnh cao cả mà quần chúng phải chiêm ngưỡng sự hy sinh vinh quang đó "
bạn chớ vui trong tiệc tùng , quán bar ... trên đống đôla xanh xanh thơm ngát ... trong biệt thự giàu sang ... đi lại xe đời mới ...
coi chừng ...chúng ta đi vào địa ngục !!!!

Anonymous said...
This comment has been removed by a blog administrator.
Anonymous said...

Trích: "nhường cho nam tử Thái Lan thôi mà !!! "

nam tử "háng" cỡ thaksin ấy hả? hic hic, tội nghiệp song ben huc với một suy nghĩ lạc hậu như thế, không giống Việt Nam, giống Tàu quá.

Thời Sự "Nóng"





------------------------------------------

---------------------------------------------------------
Vân Anh -Ngày 1 tháng 10 Hà Nội Chính Thức Bán Nước Cho Bắc Kinh
----------------------------------------