Pages/ Tác giả

Thursday, June 2, 2011

Peter Navarro- TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

dbcbanner2.jpg
Click Here to Download the audio file of the Introduction to my new book with Glenn Hubbard, Seeds of Destruction 


at 2 p.m. EST






Peter Navarro will be appearing on Street Signs on CNBC today discussing the risks of investing in China.

Time is 2 p.m. Eastern Time and 11 a.m. for us West Coasters.



Talkiing points will include:


· The biggest danger with Chinese companies, particularly the state-owned companies is that far too many of them are interested more in creating jobs than making money. So they will settle for meager returns or even losses if they can create jobs to keep the Communist Party in power.


· A second big danger is a fundamental lack of transparency. This is the Wild West, the attitude towards the West is "never give a sucker an even break," you can't trust their balance sheets, and a lot of Chinese firms are using IPOs right now to cash out their chips.


· The best way to play the China boom is through proxies like Australia, Brazil, South Korea, and Taiwan.


· On the ethics issue: Any American who invests in a company like Renren is implicitly supporting both Chinese protectionism - Facebook is banned in China - as well as Chinese repression. Ren Ren will be just one more tool to control the Chinese masses.

MBA UCI Paul Merage School of Business - Peter Navarro

Nghe: Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã
MP3
Peter Navarro, Professor, Economics/Public Policy
PhD, Harvard University

Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.

Hình: http://deathbychina.com/

“Hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”
Những nhà cai trị tàn bạo của Trung Quốc đang đe dọa tới sinh kế của người dân ở các nước phát triển qua việc thao túng chỉ tệ, áp dụng các chính sách mậu dịch ngang ngược, và sản xuất những sản phẩm tiêu thụ độc hại, gây chết người. Đó là nhận định của Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry. Trong cuốn sách sắp được ra mắt vào ngày 7 tháng 6, hai tác giả của cuốn “Death by China” -- mà chúng tôi tạm dịch là “Chết Dưới Tay Trung Quốc”, cho rằng “hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Thạc sĩ Autry nói rằng ông và ông Navarro chỉ trình bày sự thật và không hề có ý định bài xích Trung Quốc hay không muốn cho Trung Quốc được trở thành một quốc gia giàu mạnh. Ông nói thêm như sau:

"Chúng tôi muốn thấy một nước tôn trọng các qui phạm của thế giới văn minh và các qui phạm của mậu dịch tự do. Chúng tôi không thấy như vậy. Chúng tôi chỉ thấy một chủng loại mới của chủ nghĩa quốc gia xã hội mang đặc tính Trung Quốc. Và chúng tôi xem đó là một mối đe dọa cho cộng đồng toàn cầu."

Cùng với nhiều kinh tế gia khác và các nhà lập pháp ở Mỹ, ông Autry tố cáo rằng Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn – kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế.

Ông Autry cho rằng Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các công nghiệp ở Mỹ bằng nhiều cách thức khác nhau.

Ông nói: "Họ đang thận trọng nhắm tới các công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các công nghiệp đó ở Mỹ qua một mạng lưới của những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng chỉ tệ, làm hàng giả hàng nhái, đánh cắp tài sản trí thức; bằng cách để cho môi trường bị hủy hoại ở Trung Quốc và ở những nước mà Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh doanh; bằng cách giữ cho các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và bằng cách tạo ra mọi loại rào cản để ngăn không cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc."

Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích thêm như sau:

"Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế của chính họ qua việc thao túng tỉ giá. Khi làm như vậy họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thẩm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau."
Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức tranh đấu ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, tán đồng các nhận định trong cuốn “Chết Dưới Tay Trung Quốc.” Trang web quảng cáo cho cuốn sách này trích lời ông Tsering nói rằng "Trung Quốc dường như không sẵn sàng để trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới." Ông nói thêm rằng “việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những sẽ là một việc bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, người Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày.”

Ông Autry, đồng tác giả cuốn “Death by China”, cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải tạo ra một xã hội kim tiền trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói thêm như sau:

"Trong quá khứ, khi có những nước khác trải qua những phép lạ kinh tế in hệt như vậy, chẳng hạn như các Mãnh Hổ Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản và các nước khác; chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ và những nước chia sẻ những giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại."

Ông Autry cho biết điều làm cho ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn nữa là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng, và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới.

Ông Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, tán thành nhận định của cuốn “Death by China” cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình này những sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị, vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong những vụ tranh chấp khu vực. Ông nói thêm rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”

Death by China': Thực dân, và thuộc địa, kiểu mới
Wednesday, June 08, 2011 8:01:30 PM Bookmark and Share




Hà Giang/Người Việt

IRVINE, California -Buổi hội thảo có tên gọi “Death By China - Confronting the Dragon - A Global Call to Action,” và giới thiệu tác phẩm cùng tên, được tổ chức tại Bechman Center thuộc thành phố Irvine chiều ngày 7 tháng 6.

Tiến Sĩ Peter Navarro giải thích về hiểm họa Trung Quốc trong buổi hội thảo tại Beckman Center, Irvine, ngày 7 tháng 6, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Hai tác giả Peter Navarro, Greg Autry và những diễn giả có thẩm quyền cũng như kiến thức về Trung Quốc đã thay phiên nhau vẽ nên một bức tranh, cận cảnh, rõ ràng, về hiểm họa mà chính sách của quốc gia này đang mang đến cho thế giới.
Trong phần trình bày linh động và cặn kẽ, kéo dài suốt gần một tiếng đồng hồ, Tiến Sĩ Peter Navarro khiến cử tọa lặng người đi, và bị thuyết phục, rằng nếu tình trạng hiện tại cứ tiếp diễn, thì nhân loại, hay trong một phạm vi hẹp hơn, người dân và đất nước Hoa Kỳ, sẽ “chết dưới tay Trung Quốc.”

Tại sao?

Câu trả lời đầy đủ nhất dĩ nhiên nằm trong tác phẩm “Death By China,” hơn 250 trang, kết quả của hơn hai năm nghiên cứu, phỏng vấn và những chuyến viếng thăm nhiều miền khác nhau trên đất nước Trung Quốc của cả hai tác giả, và phụ tá của họ.
Với 16 chương, tác phẩm “Death By China” được chia làm hai phần chính, gồm lập luận cũng như dẫn chứng về hiểm họa Trung Quốc, và lời kêu gọi một số hành động mà cả chính quyền, giới đầu từ lẫn người tiêu thụ Hoa Kỳ cần phải làm, và cần làm ngay, để có thể tránh được hiểm họa này.
Hai tác giả Navarro và Autry lập luận rằng cứ với đà này, nhân loại sẽ dần dà bị chết hết dưới tay Trung Quốc, vì:
Thứ nhất, người tiêu thụ sẽ bị hàng hóa độc hại của Trung Quốc giết dần giết mòn;
Thứ hai, chính sách cạnh tranh bất chính của nhà cầm quyền Trung Quốc tạo nên một loạt những “võ khí” được sử dụng một cách có hệ thống để tiêu diệt nền kinh tế của các quốc gia khác, nhất là nền kinh tế Hoa Kỳ;
Thứ ba, biện pháp cho gián điệp xâm nhập vào nước Mỹ, ăn cắp bí mật quốc phòng cộng với việc ngày càng tăng ngân quỹ quốc phòng, sẽ khiến Trung Quốc chỉ trong vài năm nữa có thể đuổi kịp, rồi vượt qua, Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự;
Thứ tư, chính sách tìm đủ mọi cách để chế tạo ra hàng hóa với giá thành rẻ nhất, Trung Quốc sẽ hủy hoại môi sinh tàn tệ và nhanh chóng đến mức khó có thể nào cứu gỡ được.
Dẫn chứng sự độc hại và nguy hiểm của hàng hóa Trung Quốc, “Death By China” đưa ra hàng loạt những thí dụ như melamine trong sữa, melamine trong thức ăn cho chó mèo (pet food), quần áo cho trẻ em dễ bốc cháy, thuốc aspirin chứa độc tố, thuốc Lipitor và Viagra giả, chất arsenic trong nước ngọt, chất chì trong trà, than giả, nôi em bé chỉ dùng vài lần là gẫy thành khiến nhiều em bé bị ngã gẫy cổ, trẹo sườn, điện thoại di động bị phát nổ, “dry wall” chứa độc tố, sofar bị xịt đầy chất “dimethyl fumarate” gây bệnh ngứa ngoài da kinh niên, những món ăn chứa đầy chì, vòng đeo cổ và đồ chơi gây khó thở, và còn rất nhiều ví dụ khác.
Những dẫn chứng về sự cạnh tranh bất chánh cũng nhiều không kém!
Trước tiên, Trung Quốc đập tan những quy ước về cả tự do mậu dịch lẫn thương mại bằng chính sách “vừa con buôn thủ lợi, vừa bảo vệ nền công nghệ nội địa” bằng cách đổ tiền của nhà nước vào từng nền công nghệ mà họ muốn cạnh tranh với Hoa Kỳ, và cướp đi công việc của người dân Mỹ.
Còn những võ khí được sử dụng có hệ thống để giết hại nền kinh tế của Hoa Kỳ thì sao?
Theo “Death by China,” các võ khí này gồm việc hỗ trợ cho các hàng xuất cảng vi phạm luật của WTO, sản xuất hàng giả, đánh cắp kỹ thuật, hoàn toàn không quan tâm đến những cách sản xuất có hại cho môi sinh, và ngược đãi công nhân, biến họ thành lao nô.
Ðiểm then chốt của chính sách con buôn trục lợi bất chấp các quy ước của WTO mà Trung Quốc đã ký kết là việc thao túng hối suất, khiến hàng nhập vào Trung Quốc có giá thành rất cao, tạo cho Hoa Kỳ một nguy cơ như trái bom nổ chậm: Thâm thủng mậu dịch hàng năm lên đến gần $1 tỉ!
Cùng lúc đó, bất cứ công ty nào muốn bước vào thị trường được chính phủ Trung Quốc bảo hộ kỹ càng để bán hàng cho dân địa phương phải chịu số phận chung là dần dà sẽ bị đánh cắp hết kỹ thuật và phát minh. Trường hợp của Google và Google China là một ví dụ điển hình. Lý do là luật của Trung Quốc đòi hỏi các công ty muốn vào nước họ phải chuyển bộ phận nghiên cứu và phát triển đến đó.
Một vài thống kê trong “Death by China” làm độc giả giật mình.
Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, chủ trương “con buôn trục lợi” và bảo vệ công nghệ nội địa của họ đã khiến nhiều kỹ nghệ của Hoa Kỳ, như may mặc, bàn ghế, hóa chất, giấy, sắt, bánh xe, bị thu nhỏ lại còn một nửa. Riêng kỹ nghệ dệt bị triệt tiêu hơn 70%. Trong ngành vi tính và điện tử, Trung Quốc lấy đi của Hoa Kỳ hơn 40% công ăn việc làm.
Theo Navarro và Autry, trong vòng mười năm qua, Trung Quốc lấy đi của Hoa Kỳ mỗi năm 1 triệu công ăn việc làm. Cũng theo họ, trong con số 13.9 triệu người đang bị thất nghiệp tại Mỹ, 10 triệu việc làm được chuyển sang Trung Quốc.
Vũ khí cuối cùng trong chính sách thâm độc của Trung Quốc là việc mà hai tác giả của “Death by China” gọi là “xâm lăng” hay “chiếm lãnh thuộc địa” khắp nơi bằng cách lạm dụng tự do mậu dịch để giành lấy tài nguyên của các quốc gia đang phát triển.
Một kịch bản quen thuộc được Navarro và Autry vẽ nên: Một ông Trung Quốc bụng phệ, mang ngân phiếu đến một quốc gia nghèo khó nào đó, và hứa sẽ cho quốc gia đó mượn một số tiền khổng lồ với tiền lời rẻ mạt để “giúp” xây cất đường sá hay canh tân quân đội. Ðổi lại, quốc gia này chỉ cần làm hai điều rất nhỏ cho Bắc Kinh: Trao hết quyền khai thác tài nguyên, đồng thời cho phép Trung Quốc được quyền bán những sản phẩm được chế tạo bởi chính những tài nguyên vừa khai thác được từ nước này cho người tiêu thụ quanh vùng.
Tại sao đây lại là mánh lới quỷ quyệt? Vì những hợp đồng loại này biến quốc gia vừa ký kết cho Trung Quốc khai thác tài nguyên trở thành thuộc địa của họ. Cả thị trường cũng của Trung Quốc nốt.
(


MBA UCI Paul Merage School of Business - Peter Navarro


Peter Navarro, Professor, Economics/Public Policy
PhD, Harvard University

Website: www.peternavarro.com

Teaching Awards:
Peter Navarro recently won the Best Teaching in a Core Course Award (“MacroEconomics”) from the FEMBA Graduating Class of 2006.

Recent Publications:
  • “The Coming China Wars,” (2007)
  • “The Well-Timed Strategy” (2006)
  • “If It’s Raining in Brazil, Buy Starbucks” (2003)
Areas of Expertise and Research Interests:
  • Growth management
  • Industrial policy
  • Public policy
  • Electric utilities regulation


No comments:

Post a Comment