Pages/ Tác giả

Thursday, June 2, 2011

Hơn 50 dân biểu Hoa Kỳ lo ngại "ngọai giao kinh tế" VGCS

"Biệt Kích dzỗm" Hà văn Sơn lừa bịp Qhội Hoa Kỳ, đòi bồi thường cho công cán làm "VIỆT GIAN" vai trò chính của Hà Văn Sơn "xuất dương" là chạy mối với tài phiệt Hoa Kỳ để "ngọai giao kinh tế" cho VGCS .... Ngày 1 tháng 6,2011 có 50 dân biểu Hoa kỳ lên tiếng đòi lọai bỏ các hợp đồng "ngọai giao kinh tế" VGCS vì bọn VGCS lưu manh, với bọn tay sai hải ngọai " chúng nó vu vi " bán nước cho Tàu?

Sent: Thursday, June 2, 2011 8:36 AM
Subject: [HOATUDO] TRONG NGHIA :Hơn 50 dân biểu Hoa Kỳ lo ngại hàng dệt may Mỹ bị hàng Việt Nam lấn át

Hơn 50 dân biểu Hoa Kỳ lo ngại hàng dệt may Mỹ bị hàng Việt Nam lấn át
Ông Ron Kirk, Đại diện Thương mại Mỹ
Ông Ron Kirk, Đại diện Thương mại Mỹ
Ảnh Wikipedia
Trong một bức thư công bố vào hôm qua 01/06/2011, 52 dân biểu thuộc cả hai đảng Đảng Dân chủ và Cộng hòa Hoa Kỳ đã cảnh báo về nguy cơ hàng dệt may Mỹ bị Việt Nam cạnh tranh. Mối đe dọa này sẽ càng nghiêm trọng nếu Hiệp định tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương, trong đó có cả Mỹ lẫn Việt Nam tham gia, được ký kết.
Lá thư gửi cho Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk nêu bật sự kiện là hàng dệt may Việt Nam có khả năng tràn ngập thị trường Mỹ, trong lúc bản thân Việt Nam không có đủ lực để nhập khẩu mặt hàng này từ Hoa Kỳ.
Các dân biểu kể trên trong Hạ viện Mỹ đã bày tỏ mối quan ngại như trên ít lâu sau khi đại diện 9 nước Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, vừa kết thúc vào trung tuần tháng Năm vừa qua, một vòng đàm phán mới về bản Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP (Trans Pacific Partnership). Sau cuộc họp tại thành phố Big Sky, tiểu bang Montana (Hoa Kỳ), các quốc gia đã tỏ ý hy vọng là có thể đúc kết được khung thoả thuận vào tháng 11 tới đây.
Chín quốc gia đàm phán hiệp định Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương, TPP bao gồm Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Úc, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tất cả đều là thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu - Thái bình Dương (APEC), mà hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Hawaii.
Những người ký tên vào lá thư yêu cầu phải có điều khoản riêng về hàng dệt may trong hiệp định TPP để bảo vệ ngành sản xuất tại Mỹ.

Lập pháp Mỹ muốn hạn chế hàng dệt may VN

Thursday, June 02, 2011

Buộc theo đúng kinh tế thị trường

WASHINGTON DC - Một nhóm gồm 52 dân biểu thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa áp lực các viên chức chính phủ thương thuyết hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) giới hạn mạnh mẽ hàng dệt may da giày của Việt Nam cũng như áp lực nước này tuân thủ đúng theo nguyên tắc kinh tế thị trường.

Công nhân đang làm tại một xí nghiệp may tại Sài Gòn. Nhiều dân biểu Mỹ muốn chính phủ đặt điều kiện chặt chẽ hơn đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất cảng sang Mỹ hầu bắt nước này tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Hàng dệt may từ Việt Nam xuất cảng sang Mỹ gia tăng 15% hồi năm ngoái, đạt $5.76 tỉ USD, theo các con số thống kê của Ủy Hội Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ.

Việt Nam xếp hàng thứ nhì trong số những nước có quần áo bán nhiều nhất ở Hoa Kỳ, chỉ sau có Trung Quốc.

Hiện nay một bản hiệp ước thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương bao gồm Mỹ, Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Theo một bức thư phổ biến trên trang mạng của Hiệp Hội Kỹ Nghệ Dệt May Hoa Kỳ, nếu một bản hiệp định sai lầm có thể dẫn đến thiệt hại cho kỹ nghệ dệt may nước Mỹ.

“Phải hiểu bản chất nền kinh tế không phải kinh tế thị trường của Việt Nam và những lợi thế hiển nhiên là hệ quả của chính sách đó cung cấp cho kỹ nghệ dệt may của họ.” Vì thế “phải thương thuyết cho những điều lệ đặc biệt tiếp cận thị trường.”

Bức thư này là thư của các dân biểu Quốc Hội Mỹ gửi cho Ðại Diện Thương Mại Hoa Kỳ Ron Kirk, đề nghị ông 3 mục tiêu thương thuyết rõ rệt gồm cả các điều khoản ngặt nghèo hơn cho Việt Nam đến khi nước này áp dụng đúng nguyên tắc kinh tế thị trường.

Bức thư nói rằng Việt Nam phải bị đòi hỏi đạt chuẩn mực minh bạch và những nguyên tắc kinh tế thị trường trước khi đạt được lợi ích nhờ thỏa thuận thương mại với Mỹ. Bức thư cũng lưu ý rằng Việt Nam có một hệ thống tiền tệ trị giá thấp hơn thực tế.

Ðồng nội tệ của Việt Nam đã bị phá giá 4 lần từ tháng 11, 2009 đến nay. Một số kinh tế gia tin rằng trong những khó khăn hiện nay, rất có thể Việt Nam sẽ phải phá giá tiền thêm một lần nữa từ nay tới cuối năm.

Xuất cảng hàng dệt may hiện là loại hàng hóa xuất cảng nhiều nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 5, 2011, Việt Nam đã xuất cảng được một lượng hàng dệt may trị giá $5.13 tỉ USD.

Các nhà lập pháp Quốc Hội Hoa Kỳ cho rằng tuy bản hiệp định TPP sẽ đem đến các lợi ích nhờ các cơ hội mậu dịch rộng rãi hơn, nó cũng lại tăng thử thách cho kỹ nghệ dệt may Hoa kỳ, đặc biệt là với hàng đến từ Việt Nam, mà có thể dẫn đến tình trạng mất tới 2 triệu việc làm.


Nhiều quan ngại về việc mở cửa thị trường cho hàng dệt may Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2010 đã tăng 15%, lên tới 5,76 tỉ đô la
Hình: REUTERS

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2010 đã tăng 15%, lên tới 5,76 tỉ đô la

Chia sẻ

Tin liên hệ

Hơn 50 nhà lập pháp Mỹ bày tỏ quan tâm về việc mở cửa thị trường cho hàng dệt may Việt Nam dựa theo một hiệp định thương mại giữa các nước ven Thái bình dương.

Theo tin của các hãng thông tấn Pháp và Bloomberg, 52 dân biểu Mỹ, gồm cả các đảng viên Dân chủ có chủ trương tự do cho tới các đảng viên Cộng hòa có lập trường bảo thủ, đã bày tỏ sự lo ngại của họ trong một văn thư gởi Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk.

Các nhà làm luật yêu cầu áp dụng những qui định đặc biệt về hàng dệt may trong lúc Hoa Kỳ và 8 nước khác đang thương lượng để ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương, gọi tắt là TPP.

Cuộc đàm phán này cho đến nay qui tụ các nước Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trong văn thư hôm thứ Tư, các dân biểu Mỹ nói rằng Việt Nam có khả năng “làm tràn ngập thị trường dệt may của Hoa Kỳ” nhưng rất ít khả năng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ.

Lá thư có đoạn viết rằng “Nếu quản lý không đúng, hiệp định TPP có thể gây ra chuyển đổi lớn trong mô thức thương mại toàn cầu, làm mất đi những công ăn việc làm tối quan trọng trong ngành dệt may của Mỹ và gây phương hại cho mối quan hệ thương mại quan trọng ở Tây bán cầu hiện đang hỗ trợ cho gần hai triệu công ăn việc làm”.

Các dân biểu này yêu cầu các nhà thương thuyết xem xét tới việc giảm thiểu thay vì bỏ hẳn thuế nhập khẩu và đòi hỏi Việt Nam theo chủ nghĩa Cộng Sản phải thỏa mãn những tiêu chí về kinh tế thị trường trước khi nhận được những thành quả của một hiệp định mậu dịch tự do.

Các số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2010 đã tăng 15%, lên tới 5,76 tỉ đô la. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu quần áo sang Mỹ nhiều hàng thứ nhì, sau Trung Quốc.

Hàng dệt may chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay, thu về 5,13 tỉ đô la, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: Bloomberg, AFP

Chính phủ Obama tuy bị chỉ trích ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ vẫn ca ngợi TPP là một loại hiệp ước mới sẽ bảo vệ quyền của người lao động và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các nhà thương thuyết thì phải đối diện với rất nhiều bất đồng vì phải đạt đến một thỏa hiệp gồm nhiều nền kinh tế rất đa dạng.


No comments:

Post a Comment