Pages/ Tác giả

Friday, June 3, 2011

Bắc Kinh thừa nhận đập Tam Hiệp gây hậu quả cho con người và môi trường

       Thứ năm 02 Tháng Sáu 2011
Bắc Kinh thừa nhận đập Tam Hiệp gây hậu quả cho con người và môi trường
Rác trên sông Dương Tử gần đập Tam Hiệp. Ảnh chụp ngày 01/08/2010. REUTERS/China Daily
Rác trên sông Dương Tử gần đập Tam Hiệp. Ảnh chụp ngày 01/08/2010. REUTERS/China Daily

 Đập Tam Hiệp - Công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới

Được đánh giá là Vạn Lý Trường Thành trên sông Dương Tử, là tượng trưng cho sự kiêu hãnh, lòng tự hào và là biểu tượng chứng minh con người sẽ chinh phục được tự nhiên dù có khó khăn đến đâu đi nữa. Một công trình mất tới hơn 90 năm thi công và được hoàn thành vào năm 2009. Đó chính là đập Tam Hiệp, công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới.


Nước chảy qua các cửa xả của công trình thuỷ điện Tam Hiệp
Tú Anh
Sau nhiều năm kiêu ngạo, chính phủ Trung Quốc buộc phải thú nhận đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử gây ra nhiều vấn đề nan giải :chính phủ chưa đáp ứng nhu cầu sinh sống của 1,4 triệu dân bị di dời, bảo quản môi trường thiên nhiên, tình trạng thiếu nước canh tác và nước tiêu dùng ở hạ nguồn đó là chưa kể nguy cơ động đất đe dọa hồ nước khổng lồ có chiều dài 600 km.

Vào ngày 18/05/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chủ trì một cuộc họp khẩn cấp của Quốc vụ viện về đập Tam Hiệp. Bản thông cáo ngắn ngủi được Tân Hoa Xã công bố vào buổi tối thừa nhận con đập khổng lồ này gây ra nhiều hậu quả « cần phải giải quyết khẩn cấp ».

15 năm từ khi thi công dự án 24 tỷ đôla cho đến lúc hoàn thành, chính quyền Trung Quốc gián tiếp thú nhận là chưa giải quyết thỏa đáng nơi ăn chốn ở của 1,4 triệu dân phải di cư đi nơi khác. Những thiệt hại về môi trường từ khắc phục đến đề phòng đều bất cập.

Theo báo chí Á Châu, đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc công nhận đập thủy điện lớn nhất Châu Á, xây dựng trên con sông dài nhất Á Châu gây ra những vấn đề to lớn cho con người và môi trường.

Từ trước đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn khoe khoang dự án này, giấc mơ của đại lãnh tụ Mao Trạch Đông mà người thực hiện là thủ tướng Lý Bằng, bắt đầu vào năm 1994. Giá phải trả đầu tiên là một vùng đất đai trù phú gồm 13 thành phố, 140 huyện và 1.350 làng mạc bị vùi chôn trong biển nước. Ngoài 1,4 triệu dân bị đập thủy điện tác hại trực tiếp phải di cư, người ta thẩm định có khoảng 5 triệu người khác ở những vùng lân cận cũng phải di dời vì môi trường thiên nhiên bị thay đổi không thể tiếp tục sống bằng nghề truyền thống. Hồ nước khổng lồ cao 185 mét với sức chứa 39 tỷ mét khối nước hiện bị ô nhiễm trầm trọng và điều nguy hiểm hơn nữa là do áp suất quá cao gây nạn đất lở. Năm 2009, chính phủ Trung Quốc thông báo kế hoạch gia cố tốn kém hơn 12 tỷ đôla.

Tuy nội dung buổi họp của Quốc vụ viện về các vấn đề « khẩn cấp » của đập Tam Hiệp không được công bố chi tiết nhưng đã xác nhận một thực tế là giấc mơ của Mao Trạch Đông cách nay hơn 40 năm rất có thể đang biến thành cơn ác mộng cho ban lãnh đạo hiện nay và cho người dân Trung Quốc ở hạ nguồn sông Dương tử.

Để tìm hiểu thêm về hậu quả của đập thủy điện Tam Hiệp, RFI đặt câu hỏi với kỹ sư Đỗ Văn Tùng. Ông là chuyên gia thủy điện của Canada và cũng là thành viên của Hiệp Hội Sinh Thái Việt.

RFI : Một cái đập thủy điện khổng lồ như Tam Hiệp thường phải gặp những "vấn đề" gì?

Kỹ sư Đỗ Văn Tùng : Trước tiên cần nhấn mạnh rằng khi xây dựng những cái đập lớn, tạo ra những hồ chứa khổng lồ thì rất khó tiên đoán trước những tác động của nó lên môi trường, lên hệ sinh thái, cụ thể là tác động lên dòng sông, lên lưu vực và cây cỏ sinh vật sống trong vùng lân cận. Kinh nghiệm của con người trong lãnh vực này còn ít ỏi, nhất là trong các vùng nhiệt đới. Vì vậy tuyệt đối phải thận trọng trong những loại dự án này.

Thủy điện được xem là một dạng năng lượng sạch và tái tạo, nhưng những đập thủy điện lớn thường gặp những vấn đề như sau:

- Ngăn cách dòng sông thiên nhiên thành hai thế giới riêng biệt ở trên và ở dưới cái đập. ệ sinh thái tự nhiên trong lưu vực sẽ bị chia cắt thành nhiều mảnh vì những cái đập và hồ chứa do con người tạo ra.

- Một hồ chứa lớn sẽ làm ngập vĩnh viễn một vùng đất rộng lớn, tiêu diệt cây cỏ và sinh vật trong vùng bị ngập, đó là chưa kể những di tích lịch sử vô giá hay những phong cảnh đẹp cũng nằm dưới nước mãi mãi. Cư dân sống hai bên bờ sông trước đây phải dời đi chỗ khác.

- Các loài cá đẻ trứng ở thượng nguồn sẽ không thể vượt qua chướng ngại khổng lồ là cái đập trừ phi có những phương tiện để giúp cá lên được đầu sông.

- Ngăn chận phần lớn phù sa trong sông ảnh hưởng đến nông nghiệp và ngư nghiệp ở hạ lưu và có thể làm thay đổi dòng sông phía hạ lưu đập.

- Các hồ chứa phân hóa những chất hữu cơ và thải khí carbon và methane góp phần vào hiệu ứng nhà kính.

- Hồ chứa cũng là nơi nuôi dưỡng những tác nhân gây bệnh cho con người.

RFI : Những khó khăn nào mà Tam Hiệp đang gặp phải ?

Kỹ sư Đỗ Văn Tùng: Tam Hiệp là một dự án thủy điện khổng lồ trên sông Dương Tử dài nhất châu Á với chi phí 24 tỉ đô-la. Đập Tam Hiệp tạo ra một hồ chứa dài 660 km, công suất hơn 18.000 MW (hơn 9 lần thủy điện Hòa Bình) và vì làm ngập hơn 600 km vuông đất đai phì nhiêu nên buộc hơn 1 triệu 2 trăm ngàn người phải dời nhà định cư chỗ khác. Nhiều nhà chuyên môn và khoa hoc gia ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đã nhiều lần cảnh báo các tai họa của dự án Tam Hiệp vì đó là một dự án thủy điện khổng lồ xây dựng ở một địa điểm dân cư đông đúc, có một hệ sinh thái phong phú đa dạng, và cũng là nơi tiềm ẩn động đất nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn làm ngơ và tiến hành việc xây dựng từ 1994 và mất hơn 15 năm mới xong. Những vấn đề đập Tam Hiệp đang gặp phải gồm có:

- Mực nước hồ dao động mỗi năm đến 30 m làm cho đất đai dọc bờ hồ mất ổn định và tạo ra đất trượt khiến hơn 300 ngàn người phải dời chỗ.

- Đập Tam Hiệp chận phù sa của sông DươngTử nên hạ lưu thiếu phù sa bồi lấp khiến vùng đồng bằng Dương Tử bị lún xuống, nước mặn xâm nhập xa hơn, ảnh hưởng đến nông nghiệp và nước sinh hoạt.

- Từ khi hồ Tam Hiệp tích nước các vùng dân cư chung quanh ghi nhận có nhiều cơn địa chấn xảy ra.

- Đồng bằng sông Dương Tử đang trải qua một cơn hạn hán tệ hại nhất trong 50 năm vừa qua. Chính quyền cho rằng vì thiếu mưa nhưng một số chuyên viên cho rằng, đập Tam Hiệp đã làm thay đổi thời tiết.

- Rác và các chất thải độc hai từ thượng lưu sông Dương Tử thay vì được nước chảy cuốn ra biển thì nay lại tích tụ trong hồ chứa Tam Hiệp làm tăng mức ô nhiễm của nước trầm trọng.

RFI : Anh thẩm dịnh ra sao về qui mô các khó khăn đó, và làm cách nào giải quyết? Nếu không thì có nguy cơ xảy ra tai họa gì?

Kỹ sư Đỗ Văn Tùng : Các vấn đề nêu ở trên mà đập Tam Hiệp đang gặp phải đều có qui mô lớn. Một số các vấn đề đó có thể giải quyết về mặt kỹ thuật tương đối dễ dàng, nhưng thực tế lại là một câu chuyện khác.Ví dụ vấn đề đất trượt ở hai bờ hồ có thể giải quyết bằng cách gia cố các bờ này nhưng chúng ta đang nói đến hàng trăm cây số như vậy thì việc giải quyết rất tốn kém. Tương tự với vấn đề các chất thải công nghiệp ở phía thượng lưu của đập tích tụ trong hồ chứa mặc dù trên lý thuyết thì các nhà máy công nghiệp này phải xử lý nước thải trước khi xả ra sông. Trên thực tế thì không biết đến lúc nào mới có thể buộc các nhà máy này tôn trọng luật pháp. Một số vấn đề khác như hồ Tam Hiệp gây ra nhiều cơn địa chấn trong vùng hay làm thay đổi thời tiết thì không đơn giản chút nào và hiện nay vẫn còn đang tranh cãi.

Một điểm khác cần lưu ý là với những dự án lớn như Tam Hiệp biết bao tiền bạc của người dân đổ vào và có một số ít doanh nghiệp và quan chức được hưởng lợi ngay, nhưng sau đó thì cũng chính người dân phải chi thêm tiền để chỉnh sửa những tác hại gây ra của các công trình đó. Như vậy, trong một xã hội mà người dân và trí thức không được tham gia trong những quyết định lớn của xã hội thì một nhóm nhỏ những người có quyền lực và tiền bạc sẽ thao túng trong chiều hướng có lợi cho cá nhân họ nhưng có hại cho toàn xã hội.

RFI : Nhận định chung như thế nào về chính sách Thủy điện của chính quyền Bắc Kinh? Cái giá phải trả cho con người, cho môi trường?

Kỹ sư Đỗ Văn Tùng : Trung Quốc giàu tài nguyên thủy điện, ước tính có khoảng 500 ngàn MW công suất và hiện nay mới khai thác khoảng 1/3. Trung Quốc có đông đảo lực lượng làm thủy điện có kinh nghiệm, đây là một dạng năng lượng mà họ có thể tự túc làm từ đầu đến cuối không phụ thuộc vào kỹ thuật của nước ngoài. Ngoài ra Trung Quốc có mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nên có thể ước đoán là tỉ trọng năng lượng từ than đá sẽ giảm. Từ những lý do trên, thủy điện được xem là ưu tiên trong bức tranh năng lượng tương lai của Trung Quốc.
Thủy điện nếu phát triển đúng đắn thì không những đáp ứng được một phần nhu cầu năng lượng mà còn giải quyết vấn đề cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp, chống hạn và lũ lụt. Năng lượng sạch từ thủy điện sẽ được tái tạo mỗi năm không phụ thuộc vào các nguyên liệu thải nhiều khí carbon như than đá hay dầu khí.

Thủy điện nếu không phát triển đúng đắn thì sẽ trở thành một tai họa. Nguyên tắc quan trọng nhất là phải xem tài nguyên thiên nhiên là của chung của xã hội, và chính phủ phải công bằng trong việc phân phối tài nguyên chung cho toàn xã hội. Một khi những người có quyền lực cấu kết với những người có tiền bạc để khai thác tài nguyên quốc gia cho mục đích riêng tư thì thiệt hại sẽ xảy ra cho phần đông quần chúng.

Ở Trung Quốc, vấn đề ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng tai hại lên hệ sinh thái vì phát triển kinh tế không phải là vấn đề mới lạ gì. Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu nhận thức được là họ không thể phát triển kinh tế vô tội vạ như trước đây mà trái lại họ phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Câu hỏi ở đây là : làm sao Trung Quốc có thể cân bằng giữa phát triển kinh tế để giữ sự ổn định xã hội và cứu nguy môi trường càng ngày càng suy thoái trầm trọng.

RFI : Xin anh so sánh với chính sách Thủy điện của Canada để thính giả có thể mường tượng được sự khác biệt giữa "giấc mơ của Mao" bất chấp tốn kém với nhu cầu lợi ích thực tế ?

Kỹ sư Đỗ Văn Tùng : Canada cũng như Mỹ có nền kinh tế phát triển cao nên mức độ tăng trưởng hàng năm khá nhỏ. Chính sách tiết kiệm năng lượng cộng thêm việc tăng hiệu suất sử dụng làm cho nhu cầu năng lượng không tăng nhiều mỗi năm.Trong mấy chục năm gần đây Mỹ và Canada hầu như không xây dựng thêm một nhà máy thủy điện cỡ vừa hay cỡ lớn nào. Ngoài 2 lý do kể trên cần phải kể thêm là tiêu chuẩn về môi trường rất khắt khe nên khó mà vượt qua được cửa ải này.

Thật ra Trung Quốc cũng có những quy định về môi trường trong việc phát triển thủy điện, kể cả yêu cầu phải có ý kiến của dân chúng.Về mặt lý thuyết và bài bản thì không khác mấy với các nước Tây phương. Nhưng trên thực tế việc thi hành những quy định này rất lỏng lẻo hoặc hoàn toàn không xảy ra. Lý do là khi chính quyền và doanh nghiệp đã muốn xây dựng một nhà máy thủy điện thì họ sẽ tìm mọi cach để tiến hành cho dù có phản đối từ dân chúng hay những người chuyên môn.

Một điểm đáng chú ý là các nước như Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô trước đây có khuynh hướng thích xây dựng những công trình to lớn mặc dù hiệu quả kinh tế rất đáng nghi ngờ. Không hiểu họ thích danh hiệu “nhất thế giới” hay là vì mục đích chính trị quan trọng hơn những tiêu chuẩn khác.


Đập Tam Hiệp: những sai lầm khó sửa
 - Trong bối cảnh hạn hán tồi tệ nhất tại miền nam Trung Quốc trong 50 năm qua, lần đầu tiên Bắc Kinh chính thức thừa nhận đập Tam Hiệp – công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới có “vấn đề khẩn cấp” về xây dựng, môi trường.
Đập Tam Hiệp còn xả nước cho đến ngày 10.6 khi mùa nước lên bắt đầu. Ảnh: TL internet

Với mức đầu tư 28 tỉ USD, đập Tam Hiệp từng là niềm tự hào của Chính phủ Trung Quốc. Cuộc họp “Công tác quy hoạch hậu Tam Hiệp” của Quốc vụ viện kết thúc tuần qua đã nhắc đến sự cấp thiết phải quan tâm đến những vấn đề môi trường và dân sinh trong khu vực đập Tam Hiệp.
Các chuyên gia thuỷ văn và môi trường của Trung Quốc cáo buộc hồ chứa nước dài 600km và chứa đến 40 tỉ mét khối của Tam Hiệp đã làm trầm trọng thêm đợt hạn hán lịch sử trong năm nay tại tám tỉnh thành ở miền trung và miền đông. Khu vực ảnh hưởng bao trùm Trùng Khánh, Tứ Xuyên và Thượng Hải, những tỉnh thành có mật độ dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế sầm uất nhất của Trung Quốc. Ngoài ra còn có các tỉnh Giang Tô, Hồ Bắc, An Huy, những vùng đóng góp đến 47% sản lượng nông nghiệp quốc gia.
Theo Tân Hoa xã, từ tháng 1 đến tháng 4, mưa ít và khí hậu khô nóng đã khiến mực nước trên lưu vực Dương Tử xuống thấp hơn trung bình đến 40%. Đợt hạn hán này được coi là tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, tàn phá 3 triệu hecta đất nông nghiệp, hàng triệu người và gia súc thiếu nước uống, khiến tàu bè khó khăn khi di chuyển, đe doạ đến các hệ sinh thái sông – hồ trong lưu vực. Hồ Bắc, tỉnh được mệnh danh là “vùng đất ngàn hồ”, nhưng danh xưng này tỏ ra không phù hợp do khô hạn. Ngày 25.5, Tân Hoa xã đưa tin nước mặn đã xâm nhập vào thành phố Thượng Hải vì hạn hán.
Chính phủ đã ra lệnh xả 5 tỉ mét khối nước từ đập Tam Hiệp trong 20 ngày tới để giảm bớt căng thẳng của hạn hán. Nhưng trước đó, 1,8 tỉ mét khối nước được xả trong nửa đầu tháng 5.2011 không thật sự hiệu quả. “Gần như lượng nước xả từ đập chỉ có thể tiếp cận khu vực Tĩnh Giang. Tình hình hạn hán ở trung tâm Hồ Bắc chỉ giảm một phần. Các khu vực còn lại gần như không thay đổi được tình trạng hạn hán”, ông Wang Jingquan, viên chức uỷ ban Tài nguyên nước sông Dương Tử, cho biết.
Được khởi công xây dựng vào năm 1992, hơn 1,9 triệu cư dân dọc theo sông Dương Tử đã phải di cư khi mọc lên một hàng rào bêtông khổng lồ từ 16 triệu tấn bêtông. Hơn 1.000 khu phố và làng mạc bị ngập lụt trong quá trình xây dựng. Nạn sạt lở đất và ô nhiễm xảy ra liên miên trong các khu vực gần đập.
Học giả Lô Diệu Như thuộc viện Nghiên cứu địa chất Trung Hoa khi trả lời phỏng vấn tờ Đông Phương cho rằng không thể đổ mọi trách nhiệm cho Tam Hiệp. Ông nói: “Vùng Dương Tử đã rất dễ xảy ra thiên tai. Nếu không có Tam Hiệp, lở đất do lũ lụt sẽ diễn ra ở nhiều nơi”.
Tuy vậy, việc ngăn dòng xây những con đập khổng lồ không thể chối cãi là sẽ gây ra sự thay đổi xấu đối với nguồn nước. 12 đập thuỷ điện khác đang được lên kế hoạch xây dựng trên sông Kim Sa, một nhánh của Dương Tử. Ông Mã Quân, giám đốc viện Nghiên cứu công chúng và môi trường Trung Quốc, nhận định nếu chuỗi đập này hoạt động cùng lúc, ngay cả Tam Hiệp còn không trữ đủ nước để phát điện, nữa là xả nước cho hạ nguồn.
Một rủi ro tiềm ẩn được các nhà khoa học lưu ý là đập Tam Hiệp nằm trên đứt gãy địa chấn.
Bá Nha – Quỳnh Như (Xinhua, China Daily)


Has the Three Gorges Dam created Chinese drought zone?

By Jo Ling Kent, CNN
June 3, 2011 11:56 a.m. EDT
Farmers and fishermen say the Three Gorges Dam has affected water levels in Dongting Lake in recent years.
Farmers and fishermen say the Three Gorges Dam has affected water levels in Dongting Lake in recent years.
STORY HIGHLIGHTS
  • Millions in China have been affected by the worst drought to hit China since 1961
  • Farmers and environmentalists say the Three Gorges Dam has exacerbated the drought
  • A government official denied that the drought was aggravated by the dam
Dongting Lake, China (CNN) -- Hong Yulan has fished the shallow waters of Dongting Lake for nearly 30 years, but this summer she is doing something she never fathomed possible: walking across the bottom of her lake.
"I've never seen the bottom of Dongting before," Hong said as she anxiously wrung her hands. "It is unreal."
Wearing stiff rubber boots encrusted with last season's mud, Hong traipses across the dried up lakebed in central China's Hunan Province, navigating the deeply cracked earth. The ground is littered with overturned boats and dead mussel and clam shells, which once called this now-dry basin home.
Young grasslands have recently sprung up in the very same place that just last year was teeming with fish, tortoises and -- most importantly -- water as far as the eye could see. Dongting Lake usually serves as the main flood-basin of the Yangtze River.
Map: Three Gorges Dam
"Usually at this time we are fishing or getting ready to fish, but this year we can't even put out a boat to fish," Hong told CNN. "Without fishing, I have no income."
Hong is one of millions in China affected by the worst drought to hit China since 1961. As of the end of May, Dongting Lake had already shrunk to less than 45 percent of its usual surface area, according to state-run media. Local conservationists estimate more than one thousand hectares of wetlands located on the east side of Dongting Lake have dried up entirely.
Situated downstream from the dam, Dongting Lake is the second largest fresh water lake in China. But record low rainfall this year has caused sharp drops in water levels in the middle and lower reaches of the Yangtze River, causing the drought to spread throughout Hunan, Hubei, Jiangxi, Anhui, Jiangsu and Zhejiang provinces. The region has suffered from 40 to 60 percent less rainfall than usual. Millions lack adequate drinking water.
However, for Hong, the dry spell is not the only culprit to blame for her fish-less lake. Along with other farmers and environmentalists, she points to the Three Gorges Dam, the world's largest hydro-power project as a resource nightmare that has exacerbated the drought.
"The Three Gorges Dam has definitely influenced things here," she told CNN. "The impact is clear."
Farmer He Shishun agrees. Usually the 49-year-old slowly works his modest plot of land with his aging water buffalo to reap two rice harvests per year along with a variety of fruits and vegetables. This year, due to the water shortage, he will ration his resources and plant just enough for one rice harvest. Unable to grow fresh produce at home, He has been forced to purchase fresh produce for his family at a local market, for high prices that stretch his meager income.
"The Three Gorges Dam helped with water irrigation when it first opened but more recently it has not been helpful. The water is scarce and it is too dry here," he said.
But He says he is better off than most farmers as his land shares its western edge with Dongting Lake. When the water returns, He says he will be one of the geographically lucky ones as the water will replenish his farm first.
"I keep on doing what I can. I grow what I can. But most people have left the farms to look for other jobs," farmer He said as he coaxed his water buffalo forward.
In a rare admission, China's central government has ordered the dam to release more water after conceding that the project had caused "urgent" environmental, migration and energy problems.
Officials are also concerned the declining water levels at the dam's reservoir could cause power shortages and affect shipping lanes. The Chinese Office of StateFlood Control and Drought Relief has dispatched technical support teams and relief equipment like water pumps and diesel-fueled power generators to ease the pain of the drought.
However, Li Ganjie, Vice Minister of Environmental Protection, denied that the drought was aggravated by the river's Three Gorges Dam. He did acknowledge the government will pay greater attention to the environmental impact of large scale projects like the dam.
"In the future, we will be listening to a variety of viewpoints in the assessment and approval process of controversial projects," Li said in a news conference on Fridayin Beijing.
Back at Dongting Lake, fisherwoman Hong and farmer He have checked the weather forecast which predicts rainfall in the coming weeks. But ironically heavy rain may worsen their situation before improving it. Officials say the hardened cracked earth may be unable to absorb heavy rains quickly, potentially causing floods during the summer rainy season.
Until then, Hong will tend to a small temporary fishing farm the government has allotted to her family, while farmer He conserves the little water that remains - as they both hope for rain.


  

No comments:

Post a Comment