Pages/ Tác giả

Tuesday, October 4, 2011

WikiLeak





Nigerian cardinal Arinze retires from top Vatican post













Một Thánh lễ chia tay cộng đoàn dân Chúa của Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ diễn ra tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội, có thể đây là Thánh lễ cuối cùng của Ngài trên cương vị Tổng Giám mục Hà Nội, dự kiến vào ngày 4/5. Thánh lễ này cũng là Thánh lễ cuối cùng Ngài ban cho đàn chiên mà Ngài đã chăn dắt bấy lâu nay, vì đàn chiên này mà Ngài đã phải chịu "những cuộc khổ nạn" như hiện tại.
 


Vatican Chỉ Trích TGM Kiệt Cứng Rắn
Đức TGM Kiệt lúc đó có tên sẽ về kế vị Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, nắm TGP Sài Gòn...
BANGKOK  -- Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt  đã bị các viên chức Tòa Thánh Vatican chỉ trích nặng nề vì cách xử lý trong việc tranh chấp đất với chính phủ, và các giaó dân Công Giáo đã bị ném xuống gầm xe của Đức Giáo Hoàng, theo những mô tả trên báo National Catholic Register hôm Thuư Hai 3-10-2011. Đặc biệt, lẽ ra Đức TGM Kiệt sẽ là người kế vị Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn để nắm Tổng Giáo Phận Sài Gòn, và bây giờ thì hỏng cả kế hoạch này.
Bài viết nhan đề Vietnamese Catholics' Plight (Hoàn Cảnh Bất Hạnh của Giáo Dân VN) do phóng viên Simon Roughneen, phụ trách vùng Đông Nam Á của báo Công Giáo này.
Bản tin phân tích sẽ dịch tóm lược như sau.
Vài tuần sau khi 12 giáo dân Cộng Giáo tại VN bị bắt giam vì bị cho là âm mưu lật đổ chính quyền, đã có các thông tin cho thấy các viên chức Mỹ tin rằng các giáo dân bất đồng chính kiến với CSVN đang bị ném xuống gầm xe của Đức Giáo Hoàng.
Hình ảnh này ghi trong bản điện văn bị tiết lộ từ Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội. Cùng bản văn, ghi ngày 25-11-2009, Thứ Trưởng Ngoại Giao Vatican là Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin (bây giờ là đaị diện Tòa Thánh ở Venezuela) đã chỉ trích nặng nề cựu Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt về cách xử lý tranh chấp đất với chính quyền thành phố -- nhận xét mà các viên chức Mỹ nêu giả thuyết là đã góp sức để buộc TGM Kiệt phải từ chức.
Năm 2008, Nhà thờ Giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội là nơi 15,000 người cầu nguyện để đòi giữ đất nhà thờ -- nơi trước kia là trụ sở tòa khâm sứ Vatican -- để khỏi bị chính phủ tịch thu. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình bị phá vỡ bởi công an và cac1 băng côn đồ do chính quyền bao bọc, rồi hầu hết đất nhà thờ biến thành công viên.
Cuối năm đó, các giám mục VN viếng thăm Vatican, và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chỉ thị các GM rằng phải có hy sinh cá nhân, phải kềm chế các bất đồng với chính phủ, và phải tuần hành luật pháp, theo cùng bản điện văn.
Luật pháp VN ngăn cấm chất vấn thẩm quyền độc đảng, cấm đòi bầu cử dân chủ và nhiều thứ khác, và việc chính phủ hứa cho tự do thờ phượng vẫn là điều khả vấn.
Trong điện văn đề ngày 12-12-2009, Đại Sứ Mỹ tại Vatican là Miguel Diaz đánh giá rằng, Ưu tiên Vatican tại VN là bảo vệ tự do tôn giáo và mởû rộng giaó hội, để giải quyết các tranh chấp đất còn tồn đọng giữa Nhà Thờ và Nhà Nước, và khi điều kiện cho phép, sẽ thiết lập quan hệ ngoaị giao để bảo vệ và mở rộng Giáo Hội Công Giáo tại VN với hiện diện ngoại giao chính thức. Bằng cách kình với chính phủ VN mạnh mẽ như thế về riêng tranh chấp đất, TGM Kiệt có thể làm hại các mục tiêu lâu dài của Vatican.
Sau khi điện văn đó gửi đi, trong một buổi họp lịch sử,  D0GH Benedict XVI tiếp Chủ Tịch Nước VN Nguyễn Minh Triết trong tháng 12-2009. Tuy chưa lập bang giao đầy đủ giữa VN-Vatican, một bản thông cáo báo chí sau đó của Vatican viết, hai phía đồng ý rằng, trong bước đầu, một đại diện không thường trú của Vatican tại VN sẽ được bổ nhiệm bởi ĐGH.
Trong điện văn khác của Mỹ trước khi ông triết gặp ĐGH, các viên chức Vatican lộ ra rằng đã nói với Tổng Giáo Phận Hà Nội rằng họ lạc quan về bình thường hóa bang giao .
Tuy nhiên, cùng bức điện văn dẫn lời Linh mục thomas Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng Phòng Tài Chánh và Tổng Quản Hành Chánh văn phòng TGM Hà Nội, người nói rằng nhiều giaó dân VN không tin nhà nước CSVN, ghi nhận rằng họ đã bị lừa gạt bởi chính phủ CSVN hơn 50 năm qua. Đặt trong một toàn cảnh rộng hơn, tranh chấp  đất như dường đã gây độc hại cho quan hệ giữa cán bộ CSVN ở Hà Nội và cựu TGM, Linh Mục Thủy nói ông tin rằng bang giao giữa Vatican và VN sẽ đẩy giaó dân vào im lặng trong cuộc tranh chấp đất đã kéo quá dài.
Tòa đaị sứ Mỹ ở Hà Nội tin rằng cựu TGM Kiệt là một người thực tế, người không muốn ngăn trở bang giao giữa Vatican và CSVN, và TGM Kiệt nói với Đaị Sứ Mỹ Michael Michalak hồi tháng 2-2009 rằng Tôi đã nói với chính phủ rằng tôi sẽ phục vụ bất cứ nơi nào Giáo Hội yêu cầu.
Tuy nhiên, như dường CSVN muốn cứng rắn đối với cựu TGM Kiệt. theo một điện văn khác, TGM Kiệt như dường là người sẽ kế vị cho Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn, người bấy giờ 76 tuổi, nếu TGM Kiệt vẫn giữ chức vụ ở Hà nội. theo điện văn, có quan ngại thực sự trong Hội Đồi Giám Mục VN rằng CSVN sẽ bác bỏ việc bổ nhiệm TGM Kiệt lên chức Hồng Y.
Nếu thực thế, sẽ trái nghịch quan điểm bày tỏ trong điện văn khác của Đức Tổng Giám Mục Etienne Nguyễn Như thể và Phó Giám MụcHuế, Francois Xavier Lê Văn Hồng, những người nói với Phó Đại Sứ Mỹ rằng tình hình VN khác TQ, vì chính phủ Hà Nội không can thiệp việc bổ nhiệm cấp cao trong Giáo Hội CG.
Tình hình Công Giáo tại VN thêm tệ hại, theo bản phúc trình Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 13-9-2011, tố cáo CSVN liên tục đàn áp tự do tôn giáo.
Vào tháng 7 và 8-2011, có 12 giáo dân bị bắt ở Giáo Phận Vinh vì cho là âm mưu lật đổ chính phủ, một cáo buộc quy chụp cho hàng trăm người dám chất vấn chế độ đôc đảng.
Trong cùng giáo phận, nửa triệu người đã biểu tình phản đôi việc công an đánh giaó dân hồi tháng 7-2009. Nhóm 12 giáo dân hiện bị giam ở 3 nơi tại VN, theo lời Lê Quốc Quân, một luật sư Công Giaó.


Nước Ý vô địch về nghe lén điện thoại

Hình ảnh được dán trên một bức tường ở Milan, với Thủ tướng Silvio Berlusconi trong trang phục của Napoléon điều khiển một cỗ xe ngựa chở các cô gái đẹp. Ảnh chụp ngày 29/9/11.
Hình ảnh được dán trên một bức tường ở Milan, với Thủ tướng Silvio Berlusconi trong trang phục của Napoléon điều khiển một cỗ xe ngựa chở các cô gái đẹp. Ảnh chụp ngày 29/9/11.

 Thứ bảy 01 Tháng Mười 2011 
REUTERS/Stefano Rellandini

RFI-
Lê Phước
Để phục vụ cho công tác điều tra, ngành tư pháp của Ý rất chú ý đến biện pháp nghe lén điện thoại. Đương kim Thủ tướng Silvio Berlusconi cũng đã từng bị nghe lén như thế. Phân tích hiện tượng này, nhật báo Le Figaro có bài viết chạy dòng tựa khá độc đáo : « Nước Ý vô địch nghe lén điện thoại ».

Tờ báo cho biết, tuần này Quốc hội Ý đã bắt đầu xem xét dự luật hạn chế phát tán và công khai các cuộc nghe lén điện thoại để phục vụ cho công tác điều tra tội phạm của ngành tư pháp. Dự luật này bị « treo » tại Quốc hội từ một năm nay. Việc Quốc hội quay lại thảo luận dự luật được giải thích là do tình trạng nghe lén điện thoại nói trên ngày càng bị lạm dụng.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Eurispes, một viện nghiên cứu xã hội độc lập có uy tín tại Ý, trong vòng 10 năm, đã có đến 30 triệu người Ý bị ngành tư pháp nghe lén điện thoại, một con số vượt xa các nước châu Âu khác.
Thủ tướng Berlusconi cũng khổ sở với hiện tượng này. Trong vụ án tuyển dụng và cung cấp gái gọi cho ông, đã có không dưới 10.000 cuộc nói chuyện điện thoại bị ghi âm, và sau đó nội dung được công bố trong hồ sơ công tố. Ông Berlusconi bức xúc cho rằng, ở các nước độc tài họ cũng chẳng làm đến mức đó.
Trong một hồ sơ có minh chứng khá đầy đủ, tuần san Panorama đã phác họa « những thủ thuật » mà ngành tư pháp sử dụng, theo đó có nhiều trường hợp vi phạm luật. Chẳng hạn như luật cấm nghe lén điện thoại các nghị sĩ nếu chưa có sự đồng ý trước của Quốc hội, thế nhưng thực tế, thường có nhiều trường hợp ngược lại. Đến mức mà năm 2003 một nghị sĩ đã đề nghị ra luật quy định việc này. Ông cũng đã thẳng thắng nhận định : «Hiến pháp và pháp luật đã bị vi phạm».
Theo Le Figaro, hiện tượng nghe lén điện thoại đang làm cho vụ án cung cấp gái gọi liên quan đến ông Berlusconi thêm phức tạp. Trong quá trình đều tra, 33 cuộc nói chuyện điện thoại di động của ông đã bị nghe lén, và đã được ghi vào trong hồ sơ thẩm tra. Tệ hại hơn là có bằng chứng cho thấy lời nói của ông trong các cuộc điện đàm nói trên đã bị thay đổi nội dung theo hướng bất lợi cho ông.
Le Figaro cho biết, ngoài ông Berlusconi, nhiều nhân vật khác cũng bị nghe lén, và đã có xảy ra những vụ sao chép sai nội dung các cuộc điện thoại một cách cố ý.
Trước tình hình đó, chuyên gia nghiên cứu Hiến pháp Angelo Bianco cảnh báo cần cấp thiết bảo vệ cuộc sống riêng tư.

No comments:

Post a Comment