Pages/ Tác giả

Monday, October 3, 2011

Đột Kích Sơn Tây( CSVN) Giải Cứu Tù Binh Mỹ Năm 1970


Đột Kích Sơn Tây( CSVN)  Giải Cứu Tù Binh Mỹ Năm 1970


Trại giam tù binh Mỹ Sơn Tây



Trại tù Sơn Tây là một trại tù tại ngoại ô thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cuối thập niên 1960 và thập niên 1970 (nay thuộc phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Đây đã từng là nơi giam giữ khoảng 65 tù binh Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Vị trí trại tù này nằm ở một địa danh gọi là xã Tắc, giáp bờ sông Tích, gần một cây cầu gọi là cầu Cộng bắc qua sông Tích trên đường đi vào đền Và. Trại tù này có tọa độ khoảng 21°08'40,21" Vĩ Bắc và 105°29'45,71" Kinh Đông. Ngày 21 tháng 11 năm 1970, một lực lượng gồm 56 lính đặc nhiệm của Hoa Kỳ do Đại tá Arthur Simons chỉ huy đã đổ bộ nhằm giải cứu khoảng 70 đến 80 tù nhân ở đây (Chiến dịch Bờ biển Ngà) với sự hỗ trợ của 29 máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ và 92 phi công và tổng cộng 105 máy bay kể cả máy bay yểm trợ. Tuy nhiên, khoảng 1 tháng trước khi xảy ra cuộc giải cứu này, tất cả 65 tù nhân đã được di dời đến một trại khác cách đó 24 km để tránh lũ (không phải do biết trước cuộc giải cứu).


Trúc Giang MN
Các chính khách Hoa Kỳ hiện nay, nhiều người đã tham dự cuộc chiến tranh bảo vệ miền Nam, chống lại sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản, cụ thể là bảo vệ tự do, dân chủ cho người dân của Việt Nam Công Hoà.
Trong số đó, nổi bật các Thượng Nghị Sĩ McCain, Jim Webb và cựu TNS, cựu Đại sứ Hoa Kỳ ở VN là ông Peter Peterson. Nhiều công dân ưu tú của Hoa Kỳ đã bị cầm tù, hành hại trong các trại tù Cộng Sản ở miền Bắc.
Đã có 58,000 công dân Hoa Kỳ đã hy sinh trên các chiến trường ở VN.
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh phát biểu “Chúng ta mắc nợ 58,000 quân nhân đó, mắc nợ nước Mỹ, tuy họ không đòi nhưng chúng ta nên nhớ và có bổn phận phải trả”.
Cuộc hành quân của Biệt kích Hải quân Hoa Kỳ vào Abbottabad, Pakistan để xử tội tên trùm khủng bố Bin Laden, là một cuộc hành quân táo bạo và phi thường, khiến cho người ta nhớ đến cuộc đột kích vào Sơn Tây, Bắc Việt Nam, để giải cứu tù binh Hoa Kỳ năm 1970.
Đột kích vào Sơn Tây là một kế hoạch đuợc tổ chức hết sức công phu và tốn kém, với sự tham gia của nhiều viên chức cao cấp trong bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, giám đốc CIA Richard Helms.
Đích thân Tổng thống Richard Nixon phê chuẩn kế hoạch nầy.

Đột kích Sơn Tây vô cùng táo bạo, liều lĩnh và nguy hiểm nhất, bởi vì địch đã cảnh giác cao độ trong tình trạng thường xuyên bị không tập từ năm 1965 đến 1968 và vì mạng lưới hỏa tiễn phòng không dày đặc của Hà Nội.

1* Cuộc đột kích
Vào lúc 2 giờ 18 phút rạng ngày 21-11-1970, lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ do Đại tá Arthur Simons chỉ huy, đã có mặt tại trại giam tù binh HK ở Sơn Tây.
Trước hết Trung tá phi công Herb Zehnder, chở toán xung kích do Đại úy Richard J. Dick Meadows chỉ huy, đã đáp xuống sân trại tù, nhưng chiếc trực thăng vướng vào sợi dây phơi quần áo, cánh quạt chặt đứt một thân cây rồi rớt mạnh xuống đất.
Đại úy Meadows cho biết, viên kỹ sư cơ khí Leroy Wright bị bình chữa lửa trên trực thăng đập vào chân làm bể mắt cá. Trung úy George Petrie, 31 tuổi thuộc Mủ nồi xanh, bị hất tung ra khỏi trực thăng. Ngoài ra, không có ai bị thương cả.
Lập tức, cả nhóm nhảy ra khỏi trực thăng và bắn hạ những tên lính gác. Đại úy Meadows chạy vào khu nhà, vừa nói qua loa phóng thanh cầm tay “Chúng tôi là quân nhân Mỹ đến cứu các bạn đây. Tất cả nằm xuống tránh đạn. Chúng tôi sẽ vào ngay”.
Thế nhưng không nghe được một tiếng trả lời nào cả. Trại vắng tanh.
Trong khi đó, Trung tá phi công John A. Allison cho trực thăng chở toán yểm trợ do Trung tá Elliott P. Sudnor chỉ huy, đáp xuống bên ngoài vòng tường, vỉ sân bên trong rất hẹp, không đủ chỗ cho hai chiếc trực thăng. Thượng sĩ Herman Spencer dùng chất nổ phá thủng bức tường, nhóm yểm trợ chạy vào tiếp tay với nhóm xung kích đang tiến vào lục soát các căn nhà.
Trung sĩ Tyrone J. Adderly dùng súng M-79 khoá miệng một ổ súng máy ở vị trí nguy hiểm nhất.
Cũng vào thời gian nầy, Trung tá phi công Warren A. Britton, chở toán quân do Đại tá Arthur Simons chỉ huy, cho trực thăng đáp xuống vị trí ấn định, rồi liền cất cánh lên cao. Thế nhưng cả toán bị thả lộn vào trường trung học được lấy làm bộ chỉ huy sư đoàn 12 với 12,000 quân trú đóng gần đó.
Thấy cảnh trí lạ hoắc, Đại tá Simons biết là đã sai địa điểm, nhưng trực thăng đã bay lên rồi, cho nên phải quyết tử chiến thôi.
Nghe tiếng động, bộ đội CS túa ra trong tình trạng hoảng hốt, đang mặc quần xà lỏn, áo thun và tay không.
Đại úy Wather bắn gục 3 tên. Đại tá Simons nhảy xuống giao thông hào, đụng phải một bộ đội đang ngơ ngác kinh ngạc, trong tíc tắc, tên nầy bị hạ tại chỗ. Trong khoảng 10 phút, cả toán hạ khoảng 100 bộ đội.
Phi công biết đổ quân sai vị trí, bèn trở lại đón và đưa cả toán về trại tù Sơn Tây.
Có khoảng 50 bộ đội bị hạ ở trại tù Sơn Tây. Toán đặc nhiệm lục soát, tìm các đường hầm, không thấy tù binh nào cả.
Toán quân cảm tử rút lui sau 29 phút đáp xuống mặt đất. Đại úy Meadows dùng chất nổ phá hủy chiếc trực thăng bị nạn rồi rút.
Sau cuộc hành quân, toán đặc nhiệm mới biết là tù binh đã được di chuyển ra khỏi Sơn Tây hồi đầu tháng 7 năm 1970 vì vùng nầy bị cơn ngập lụt đe dọa.
Tuy không cứu được tù binh, nhưng cuộc đột kích được đánh giá là không hoàn toàn vô ích. Vì Hà Nội biết được rằng HK rất quan tâm đến tù binh Mỹ, cho nên đã thay đổi cách đối xử, dùng tù binh làm lợi khí trên bàn hội nghị ở Paris. Và tù binh sau đó được dễ chịu hơn.
Khi được biết vụ đột kích Sơn Tây, tinh thần các tù binh phấn khởi hơn vì biết rằng đất nước HK không quên họ. Và họ an lòng, “học tập tốt,lao động tốt” với hy vọng là sẽ được sớm về đoàn tụ với gia đình.

2* Trại tù Sơn Tây
Năm 1967, Ủy Ban Tù Binh Liên Cơ Quan được thành lập, do cục Tình báo Bộ Quốc Phòng (DIA) quản lý. Đã tiến hành điều tra, thu thập tin tức về tù binh Mỹ ở Việt Nam.
Vào mùa Xuân năm 1970, được biết có khoảng 450 tù binh HK bị giam giữ ở miền Bắc VN và có 970 quân nhân bị mất tích trong các cuộc hành quân.
Tin tức tình báo cho biết, có khoảng 55 đến 70 tù binh Mỹ ở nhà tù Sơn Tây.
Trại giam Sơn Tây là một địa điểm rất nhỏ, nằm dưới những tàng cây cao 40 ft (12m), che khuất tầm nhìn. Chỉ có một trụ điển và đường dây điện thoại chạy vào trại giam. Những tù binh bị giữ trong 4 căn nhà. Có 3 vọng gác cao để quan sát. Bức tường bao bọc chung quanh cao 7 ft (2m).
Khu nhà rất hẹp, chỉ đủ chỗ cho một trực thăng đáp xuống mà thôi. Không ảnh cho thấy, có một trường huấn luyện pháo binh trong khu vực. Sư đòa 12 với trên 10,000 quân đồn trú ở đó. Một trường trung học được xử dụng làm bộ chỉ huy sư đoàn. Cách nhà tù Sơn Tây 32 km là một căn cứ không quân.
Trong tình trạng hỏa lực như thế, cuộc đột kích cứu tù binh phải được thực hiện chớp nhoáng.

3* Kế hoạch hành quân
3.1. Dự thảo kế hoạch
Năm 1970, Thiếu tướng Donald Blackburn, cựu Chỉ huy trưởng MACV-SOG (Military Assistance Command Vietnam – Studies Oservations Group), là người đưa ra ý kiến, tổ chức một cuộc đột kích để cứu tù binh bị giam ở nhà tù Sơn Tây. Kế hoạch tổng quát được trình lên Tổng Tham Trưởng Liên Quân là Đại tướng Earle Wheeler.
Tháng 6 năm 1970, kế hoạch được chấp thuận, và một toán gồm 15 chuyên viên tình báo được cử vào để soạn thảo chi tiết của kế hoạch. Ngày 8-8-1970, một lực lượng chính thức được thành lập, mang tên là Chiến dịch “Bờ biển Ngà (Operation Ivory Coast), dưới quyền chỉ huy của Tướng D. Blackburn.
Những không ảnh cho thấy một chữ “K” thật to được vẽ trên mặt đất của trại Sơn Tây. Có nghĩa là “Come get us”, hãy đến cứu chúng tôi. Ở trại tù Ấp Lỡ, cách Sơn Tây không xa, không ảnh chụp được chữ SAR (Search and Rescue), với mũi tên chỉ số 8, cho biết khoảng cách từ nhà tù đến chỗ “lao động”.
3.2. Tổ chức và huấn luyện
Thiếu tướng Donald D. Blackburn chọn Đại tá Arthur D. “Bull” Simons làm trưởng toán. Đại tá Simons đến căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Fort Brag để chọn 100 người trong số 500 tình nguyện. Đại úy Richard J. Dick Meadows được chọn chỉ huy toán tấn công vào trại tù Sơn Tây để cứu tù binh.
3.3. Giờ hành động
Đêm 18-11-1970, đội Đặc nhiệm được đưa lên phi cơ vận tải C-141. 56 cảm tử quân đã không còn mặc quân phục hay mang phù hiệu của đơn vị nữa. Họ được đưa đến phi trường Thakhi, Thái Lan. Trước khi xuất phát, họ mới được cho biết cuộc đột kích bí mật nầy là để giải cứu các tù binh Mỹ trong trại tù Sơn Tây.
Theo kế hoạch, nhóm biệt kích lên các trực thăng HH-53 tại căn cứ Không quân Udorn, Thái Lan, bay qua Lào rồi vào Sơn Tây.
3.4. Mở cuộc không tập đánh lạc hướng
Để đánh lạc hướng, một cuộc không tập vào cảng Hải Phòng miền Bắc VN được tổ chức đồng thời với cuộc đột kích.
10 chiếc F-4 Phantom ra nghênh chiến với mấy chiếc MiG đang bay tuần tiểu. Trong khi đó, một chiếc F-5 Wild Weasel tấn công các vị trí hỏa tiễn phòng không. 5 chiếc A-1 Skyraider tấn công các căn cứ quân sự.

4* Các chiến dịch không tập miền Bắc Việt Nam

Các tù binh binh Mỹ hầu hết là những sĩ quan, phi công của những chiến đấu cơ bị bắn hạ trong những cuộc không tập Bắc Việt trải qua 5 chiến dịch trong suốt cuộc chiến ở Việt Nam.
4.1. Chiến dịch Mũi tên xuyên (Operation Pierce Arrow)
Là chiến dịch không kích Bắc Việt, bắt đầu ngày 5-8-1964, mục đích trả đủa vụ “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Chiến dịch do KQ và HQ Hoa Kỳ thực hiện với những chiếc phi cơ F-8 Crusade, A-1 Skyraider, A-4 Skyhawk, từ 2 Hàng không mẫu hạm USS Ticonderoga và USS Constellation, từ biển Đông bay vào, thực hiện 64 lượt đánh phá Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Bình.
Phá hủy 25 tàu tuần tiểu, 7 hệ thống phòng không, tiêu hủy kho xăng dầu ở Vinh.
2 phi cơ Mỹ bị bắn rơi. 1 phi công thiệt mạng, 1 bị bắt là Trung úy HQ Everett Alvarez. Bị bắt ngày 5-8-1964, đã sống 2,120 ngày trong tù, tính đến ngày 20-5-1970.
4.2. Chiến dịch Flaming Dart
Bắt đầu ngày 7-12-1965. Mục đích trả đủa việc tấn công của VC vào căn cứ Không quân HK ở Pleiku. Các phi cơ oanh kích Đồng Hới (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Vinh)
4.3. Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder)
Chiến dịch kéo dài từ ngày 2-3-1965 đến 1-11-1968. Mục đích:
- Ép Hà Nội ngừng xâm nhập miền Nam VN
- Phá hủy hệ thống giao thông, các cơ sở công nghiệp, các lực lượng phòng không
- Ngăn chặn nguồn tiếp tế vũ khí của CSBV đưa vào miền Nam.

Kết quả
Tổn thất phía CSBV:
20,000 quân bị tiêu diệt
139 phi cơ
38 dàn hỏa tiễn
2,418 pháo phòng không
Tổn thất phía Hoa Kỳ:
835 quân nhân bị bắt, mất tích và chết. (222 bị bắt làm tù binh)
2,251 chiến đấu cơ bị bắn hạ
4.4. Chiến dịch Linebacker 1
Bắt đầu ngày 16-4-1972.
- Ném bom miền Bắc
- Thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng
- Ngăn chận sự “chi viện” từ Trung Cộng và Liên Xô.
Hà Nội bị tấn công bất ngờ. Hạ tầng cơ sở bị tàn phá nặng nề.
Hoa Kỳ có 34 chiếc B-52 và 4 chiếc F-111 bị bắn hạ.
Nhiều phi cơ các loại bị hạ. Nhiều phi công bị bắt làm tù binh.
Chiến dịch nổi bật nhất là chiến dịch Linebacker II.
4.5. Chiến dịch Linebacker II
Ngày 15-12-1972, đàm phán Paris bế tắc do Lê Đức Thọ rời bỏ phòng họp. Tổng thống Nixon buộc Bắc Việt phải trở lại bàn hội nghị và đàm phán nghiêm chỉnh, bằng chiến dịch ném bom 12 ngày đêm trong dịp Giáng Sinh năm 1972.
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 18-12-1972 đến 30-12-1972. Đó là chiến dịch mang tên
Linebacker II. Và sau đó, Lê Đức Thọ trở lại bàn hội nghị Paris.
4.5.1. Lực lượng Hoa Kỳ
- 197 B-52 trên tổng số 400 chiếc của HK
- 1,077 phi cơ chiến thuật, trên tổng số 3,041 chiếc
-6 Hàng không mẫu hạm, trên tổng số 24 chiếc.
741 phi vụ B-52 rải thảm
3,920 lượt ném bom chiến thuật.
Tổng cộng 15,000 tấn bom thả xuống 18 địa điểm, là các mục tiêu công nghệ, quân sự, các ổ phòng không, các dàn hỏa tiễn SAM, nhà ga, bến cảng, cầu cống, phi trường, trạm phát điện, đài phát thanh…
Thả bom liên tục suốt ngày đêm, trừ ngày Lễ Giáng Sinh năm 1972.
Mỗi chiếc B-52 trang bị 66 quả bom 750 pounds hoặc 108 quả 500 lbs, chủ yếu là tấn công Hà Nội, Hải Phòng.
Không Lực HK dùng phi cơ tác chiến điện tử, gây nhiễu để vô hiệu hoá Radar điều khiển là SAM SA-2 của Liên Xô. (SAM=Surface-to-Air-Missile)
Hoa Kỳ quyết đưa Hà Nội trở lại “Thời kỳ đồ đá”. HK tấn công vào các ga, bến cảng, đuờng sắt, đường bộ, kể cả việc thả mìn ở cảng Hải Phòng, mục đích ngăn chận việc tiếp tế vũ khí từ Trung Cộng và Liên Xô chuyển sang.
4.5.2. Lực lượng của Cộng Sản Bắc Việt
- 334 hỏa tiễn SA-2 được phóng đi.
- 2,036 đạn pháo 100 ly
- 15,669 viên đạn 57 ly
- 19,450 viên đạn 37 ly
- 1,147 viên đạn 14.5 ly.
Kết quả
• Cộng Sản tuyên bố:
Trong 12 ngày đêm đã bắn hạ:
34 chiếc B-52
47 phi cơ các loại.
49 quân nhân HK bị bắt làm tù binh.
• Hoa Kỳ tuyên bố:
20 chiếc B-52 bị bắn rơi ở VN, Lào.
5 chiếc B-52 bị hư hại trung bình
103 phi cơ chiến thuật bị bắn hạ
76 phi công bị bắt làm tù binh, trong đó có 59 phi công lái B-52.
4.5.3. Diễn tiến từng ngày đêm của cuộc không tập
Thông thường, Hoa Kỳ đánh bom 3 đợt trong 24 giờ.
Đêm 18 rạng 19-12-1972.
19 giờ 44 phút
Các tốp B-52 đầu tiên oanh kích các sân bay Nội Bài, Hoà Lạc và các nhà ga Yên Viên, Đông Anh, Cổ Loa. Sân bay Nội Bài bị phá hỏng đường băng, phi cơ không cất cánh được.
Lực lượng CSBV phóng 15 hoả tiển SAM, nhưng không hạ được chiếc B-52 nào cả.
20 giờ 13 phút
Tiểu đoàn Hỏa Tiễn 59, bắn hạ 1 B-52. 3 phi công nhảy dù ra bị bắt. 3 chết.
20 giờ 16 phút
Một B-52 bị trúng đạn ở Nghệ An. Phía HK xác nhận phi cơ nầy không bị bắn rơi.
Ngày 19-12-1972
Hoa Kỳ tấn công Hà Nội 3 đợt.
B-52 xuất kích bỏ bom 129 lần
Phi cơ chiến thuật xuất kích 163 lần, không kích Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây.
Phía CSBV tuyên bố bắn hạ:
- 3 chiếc B-52.
- 4 chiếc phi cơ chiến thuật các loại: A-7, F-111, F-4J
- 5 phi công nhảy dù ra bị bắt, trong đó có Đại úy James Carne, lái chiếc A-7C. Một số tử thương.
Ngày 20-12-1972
- 99 phi vụ B-52
- 100 phi vụ phi cơ cường kích (tấn công mặt đất) đánh vào Hà Nội, Hải Phòng tại các vị trí hỏa tiễn phòng không. Chỗ yếu của hỏa tiển SA-2 là phải có bệ phóng cố định, cho nên không chạy khỏi bị ăn bom.
23 giờ ngày 20-12-1972, HK hủy bỏ đánh Hà Nội.  9 chiếc B-52 từ phi trường U-Tapao, Thái Lan, chuyển hướng, oanh kích Bắc Giang. 6 B-52 từ căn cứ Anderson, Guam, được lịnh bay về căn cứ.
Hà Nội tuyên bố đã bắn hạ 1 B-52 và bắn trúng 2 B-52 khác.
Đến nửa đêm 20-12-1972, 9 tiểu đoàn tên lửa quanh Hà Nội chỉ còn có 12 quả SA-2. Nhiều nơi “trắng bệ”, tức là không còn trái hỏa tiễn nào cả.
Ngày 21-12-1972
HK vẫn tấn công 3 đợt.
- 36 phi vụ B-52
- 92 phi vụ cường kích yểm trợ cho B-52 đánh bom vào 9 mục tiêu ở HN, Bắc Giang, Yên Bái, Hà Tây, Vĩnh Phú.
Phía CSBV tuyên bố đã bắn rơi:
- 1 chiếc B-52
- 1 chiếc F-111
Đêm 22 rạng 23-12-1972
-24 phi vụ A-7
- 34 phi vụ F-4
- 65 phi vụ F-4, F-105
- 30 phi vụ B-52
Đánh vào nhà máy điện Việt Trì, ga Bắc Giang, ga Kép, không kích Hải Phòng.
Phía CSBV tuyên bố đã bắn trúng:
2 chiếc B-52.
Hoa Kỳ xác nhận chỉ có một B-52 bị thương, về đến phi trường U-Tapao với 19 lỗ thủng trên toàn thân. 70 giờ sửa chữa.
Đêm 23 rạng 24-12-1972
Sau 5 đêm liên tục oanh kích HN, HP và các vùng phụ cận, đêm nầy HK đổi hướng bay.
- 36 chiếc F-4
- 24 chiếc A-7
- 30 B-52
Các phi cơ nầy từ phi trường U-Tapao bay vòng ra biển, rồi bay sát biên giới VN-TQ, vào oanh kích các vị trí hoả tiễn phòng không SA-2 đặt ở HN.
Hoa Kỳ thừa nhận, mất 1 chiếc EB-66 do tai nạn và 1 chiếc F-4J bị cao xạ bắn rơi.
Ngày 24-12-1972
- 30 chiếc B-52
- 69 chiếc phi cơ cường kích và tiêm kích, cùng các phi cơ tác chiến điện tử (Tiêm kích: tấn công trên không, không chiến), vẫn dùng chiến thuật “vòng tránh” bay vào đánh phá các mục tiêu đã định.
Không có phi cơ nào bị bắn rơi cả. HK xác nhận, 1 B-52 hạ cánh xuống phi trường U-Tapao với 12 lỗ thủng trên thân. Mất 226 giờ sửa chữa.
Ngày 25-12-1972.
Tổng thống Nixon tuyên bố tạm ngừng ném bom một ngày nhân dịp lễ Giáng Sinh.
Ngày 26-12-1972
Là đột tấn công quy mô lớn nhất, cường độ mạnh nhất.
- 120 phi vụ B-52
- 32 phi vụ A-7
-  8 phi vụ F-4
Trước khi B-52 ném bom, 10 chiếc F-111A đánh phá các phi trường, nhà ga, đường sắt.
Để yểm trợ và bảo vệ B-52, 113 chiếc F-4, F-5 và phi cơ tác chiến điện tử, phá nhiễu Radar, để vô hiệu hoá hỏa tiển điều khiển bằng Radar.
Hướng bay cũng thay đổi, là từ 4 hướng đột nhập vào Hà Nội, làm rối loạn các hướng hỏa tiễn.
Tại Hà Nội, lúc 20 giờ 53 phút, 56 chiếc F-105, F-4 rải một bức tường nhiễu, dầy từ 5 đến 7 km, rộng hàng chục km, bao phủ cả bầu trời HN, làm vô hiệu Radar và hỏa tiễn điều khiển, đánh phá vào các mục tiêu đã định.
Kế đó, 27 tốp B-52 từ Lào, 13 tốp từ Biển Đông bay vào đánh phá Hà Nội.
Phía CSBV tuyên bố đã bắn rơi 8 chiếc B-52.
Phía HK xác nhận chỉ có 1 chiếc bị rơi.
Ngày và đêm 27-12-1972
- 26 phi vụ A-7
- 29 phi vụ F-4
Đánh phá ban ngày, dọn đường cho B-52 ném bom ban đêm. Trên đường bay ra, toán MiG-21 chận đánh, bắn rơi 2 chiếc F-4E và 1 chiếc F-4 trong trận không chiến.
Từ 22 giờ 59 phút, 60 chiếc B-52 được 101 chiếc phi cơ chiến thuật yểm trợ, đã oanh tạc tiêu diệt 3 trận địa hỏa tiễn SA-2.
Tiểu đoàn tên lửa 72 bắn rơi 1 chiếc B-52.
Lúc 23 giờ 05 phút, phi công Phạm Tuân điều khiển MiG-21 MF, bắn rơi 1 chiếc B-52 ở Sơn La. Phạm Tuân là Trung tướng CSBV từ năm 1999.
Hoa Kỳ xác nhận có 2 B-52 bị bắn hạ, 1 rơi tại chỗ, 1 rơi tại Lào.
Ngày và đêm 28-12-1972
- 32 chiếc A-37
- 8 chiếc F-4
- 60 chiếc B-52
Tấn công diệt cả tiểu đoàn tên lửa 94
2 tiểu đoàn tên lửa  57 và 77 bị phi cơ HK phá hỏng khí tài. Các phi cơ Mỹ oanh tạc ga Đồng Mỏ, Cổ Loa và các trận địa hỏa tiển SAM ở Phúc Yên.
Lúc 21 giờ 44 phút, phi công Vũ Xuân Thiều điều khiển MiG-21 bắn rơi chiếc B-52 trên bầu trời Sơn La. Liền ngay sau đó, Vũ Xuân Thiều bị tử thương vì chiếc MiG bị tiêu diệt.
Hoa Kỳ xác nhận không có chiếc B-52 nào bị bắn hạ, mà chỉ có chiếc trinh sát RA-5C do MiG bắn rơi.
Ngày và đêm 29-12-1972.
- 55 chiếc B-52.
- 102 phi cơ cường kích và tiêm kích, loại tấn công mặt đất và không chiến, A-7, F-4, F-111 ném bom hủy diệt ga Đồng Mỏ, cơ sở lắp ráp hỏa tiển SAM ở Phúc Yên, Trại Cá, sân bay Kép…
Phía CSBV tuyên bố đã bắn rơi:
- 1 chiếc B-52.
Nhưng phía Hoa Kỳ xác nhận là không có phi cơ nào bị rơi cả.
Ngày 30-12-1972
Lúc 7 giờ sáng ngày 30-12-1972 (tức 7 giờ tối ngày 29-12-1972 giờ Washington)
Tổng thống Richard Nixon tuyên bố ngưng ném bom phía Bắc vĩ tuyến 20.
Chiến dịch Linebacker II chấm dứt. Hai bên tuyên bố thiệt hại với những con số khác nhau,  khó kiểm chứng.
Phía CSBV tuyên bố đã bắn hạ:
-  61 chiếc B-52.
- 693 phi cơ các loại.
Phía Hoa Kỳ xác nhận con số phi cơ bị bắn rơi như sau:
- 19 chiếc B-52.
- 106 phi cơ chiến thuật các loại.
Trong chiến dịch nầy, CSBV tuyên bố rầm rộ là lần đầu tiên, phi cơ B-52 đã bị bắn rơi bởi MiG-21 do Phạm Tuân điều khiển.
HK tuyên bố đã đưa Hà Nội trở lại “Thời kỳ đồ đá”. Hà Nội tuyên bố chiến thắng vinh quang, lừng lẫy, là đã tạo ra một “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
Lê Đức Thọ phải trở lại bàn hộị nghị Paris.
Trong những tù binh HK do CSBV bắt giữ có 2 người nổi tiếng là Thiếu tá McCain, con trai của Đô đốc John S. “Jack” McCain, Jr. Tư lệnh Lực lượng HK ở Thái Bình Dương. Chiếc A-4E Skyhawk của ông, bị bắn rơi ngày 26-10-1967, ông rớt xuống hồ Trúc Bạch, HN. Bị giam ở Hanoi Hilton (Nhà tù Hỏa Lò) trong thời gian hơn 5 năm rưởi, được thả ngày 14-3-1073. Người thứ hai là ông Peter Peterson, cựu Thượng Nghị Sĩ HK, và là Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Hà Nội.
Người tù binh đầu tiên và bị tù lâu nhất là Trung úy Hải quân Everett Alvarez, bị bắn rơi ngày 5-8-1964 trong phi vụ ném bom cảng Hải Phòng. Đa số tù binh Mỹ bị giam ở nhà tù Hỏa Lò, mà các tù binh đặt cho cái tên là Hanoi Hilton. Hilton là tên một khách sạn sang trọng ở HN.

5* Sự “thành công” của cuộc đột kích Sơn Tây

Sau năm 1975, ông Ross Perot tổ chức một cuộc họp mặt các quân nhân đã tham dự cuộc đột kích Sơn Tây hồi năm 1970, tại San Francisco, các quân nhân cảm thấy buồn vì không cứu được ai cả, nhưng đối với các tù binh, thì họ được xem là những anh hùng.
Thành công về mặt tinh thần, là các tù binh trở nên tích cực hơn, hăng hái hơn, vì biết rằng họ không bị bỏ quên.
Sau vụ tấn công, việc cư xử đối với tù binh thay đổi, trước kia, họ bị xem là những tội phạm, bị tra tấn, hành hạ và khủng bố tinh thần.
Về chiến thuật, cuộc hành quân đột kích xem như đã thành công. Các quân nhân HK đã vượt một đoạn đường 400 dặm trên lãnh thổ địch, vào Sơn Tây để cứu khỏang 65 tù binh ở đó.
Đại tá Arthur D. Simons cho biết “Trên toàn miền Bắc lúc đó có khoảng 450 sĩ quan và binh sĩ bị cầm tù, chúng tôi dự định mang về một số, nhưng điều quan trọng là chúng tôi truyền đến họ một thông điệp là Tổ quốc không quên họ”.

6* Kết
Hoa kỳ rất quý trọng tính mạng của người dân, và chính quyền luôn có nhiệm vụ bảo vệ công dân của mình. Biết thế, các tổ chức khủng bố thường nhắm vào việc bắt cóc các thường dân mang quốc tịch HK.
Trái lại, đối với Cộng Sản Bắc Việt thì khác. Thái độ họ không nhận lại những cán binh miền Bắc của mình, mà Việt Nam Cộng Hòa trả tự do ở Sông Bến Hải hồi trước năm 1975. Họ đã lừa bịp thế giới, cho rằng chỉ có người dân miền Nam nổi dậy chống chế độ VNCH mà thôi. Sự trơ trẻn ngay giữa lúc, mà trên đường mòn HCM, hàng chục sư đoàn CSBV xâm nhập, để giết hại con em miền Nam đã tập họp trong những đơn vị quân đội hy sinh tánh mạng, bảo vệ tự do cho đồng bào.
Trúc Giang

Hội ngộ lần thứ 40, cuộc giải cứu “hụt” tù binh Mỹ ở Sơn Tây


Destin – Trong số những người tham dự buổi hội ngộ lần thứ 40 kỹ niệm ngày giải cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây, không những chỉ có những người lính thuộc lực lượng đặc biệt năm xưa, mà còn có sự tham dự của những cựu tù binh Mỹ.

Ngày 21 tháng Mười Một năm 1970, 59 lính thuộc Lực lượng Đặc biệt (trong đó có 3 người thuộc binh chủng Không Quân, phần còn lại là lính Green Berets) bay đêm trong một phi vụ giải cứu khoảng chừng 50-75 tù binh Mỹ đang bị giam giữ ở nhà tù Sơn Tây, Bắc Việt Nam.

Những gì họ tìm thấy sau khi đột kích là một nhà tù vắng toanh.

“Điều này ám ảnh những người lính tham dự cuộc giải cứu đó qua một thời gian rất lâu,” ông Gargas, tác giả cuốn “Cuộc tập kích Sơn Tây: Tù binh Mỹ ở Việt Nam không bị lãng quên” nói.

Tất cả lính biệt kích Mỹ tham dự lần đó đều bày tỏ sự thất vọng khi phát hiện trại tù không có tù binh nào. Nhưng ở thời điểm đó, họ không biết rằng, tuy không cứu được tù binh nào nhưng công tác này là một sự thành công về các phương diện khác.

Mô hình nhà tù Sơn Tây, bỗng "vắng như chùa bà Đanh!". Nguồn: Air and Space Power Journal

Theo tác giả Gargas, tù binh Mỹ ở Việt Nam ngay sau đó biết chuyện giải cứu này. Cho dẫu họ không được cứu trong lần đó, tin tức cuộc giải cứu này làm họ phấn chấn, phục hồi niềm hy vọng và điều kiện sống của họ được cải thiện.

Trước cuộc tập kích Sơn Tây này, tù binh Mỹ bị giam rải rác ở nhiều trại giam khác nhau trong những điều kiện sống khủng khiếp, rất nhiều người trong số họ bị biệt giam. Tất cả họ được dồn về một chỗ ngay trước khi cuộc tập kích xảy ra.

“Họ được đưa vào những phòng lớn chứa khoảng 40 đến 50 người. Cuối cùng họ thấy được những khuôn mặt người đồng đội Hoa Kỳ,” ông Gargas nói. “Họ ý thức là họ chưa bị lãng quên, đang có người tìm kiếm họ. Vì vậy họ biết là họ sẽ có ngày về.”

Cuộc giải cứu này được đánh gía như là một mẫu mực của một công tác liên quan đến nhiều ban ngành trong quân đội, được tiến hành chuẩn xác, theo Hội Biệt Kích Sơn Tây (STRA).

Theo tác giả Charles Tustin Kamps, không ảnh từ máy bay do thám Hoa Kỳ Blackbird SR-71 xác định là trại tù Sơn Tây, cách Hà Nội 20 cây số có thật và đang hoạt động. Tướng một sao Donald B. Blackburn dựa vào điều này để đề nghị kế hoạch giải cứu tù binh. Được chấp thuận bởi Tổng Tham mưu trưởng Liên quân tướng Earle Wheeler, Trung tá Elliott Sydnor và Đại tá Arthur Simons đích thân đứng ra tuyển chọn người, huấn luyện, thực tập ở một trại giam được xây dựng bởi Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) dựa trên hình không ảnh của trại tù Sơn Tây, xây ở Căn cứ Không quân Eglin, tiểu bang Florida.

Đại tá Simons trả lời báo chí ở Ngũ Giác Đài sau cuộc tập kích Sơn Tây. Nguồn: Air and Space Power Journal

Đêm 20 tháng Mười Một năm 1970, Không quân Hoa Kỳ cho vào trận với một chiếc EC-130, hai chiếc EC-130E, một chiếc 135M và một chiếc EC-121T để kiểm soát phần không gian, gây nhiễu sóng và theo dõi, điều hợp cuộc đột kích.

Về phía Hải quân, gồm mười chiếc F-4 bảo vệ vùng trời nếu MIG xuất hiện cùng với năm chiếc F-105 Wild Weasel để đánh hoả tiển nếu các dàn SAM trở nên hoạt động, cùng với mười chiếc KC-135 tiếp xăng trên không cho máy bay. Những chiến đấu cơ của hải quân Hoa Kỳ đã thành công trong việc làm hệ thống phòng không của Bắc Việt hoàn toàn để ý đến họ về phía Đông và sơ hở ở phía Tây là nơi lính biệt kích Mỹ đổ vào từ phía bắc Lào.

2:18 sáng ngày 21, lính biệt kích Mỹ đột kích trại tù Sơn Tây. Họ chỉ thấy trại vắng tanh, không một tù binh nào được tìm thấy ở đây. Tất cả lính biệt kích được di tản ra khỏi trại tù đúng 29 phút sau khi đáp, một phút trước kế hoạch.

Không có tử vong về phía Mỹ trong trận tập kích này. Tuy nhiên, có một số tử vong về phía Bắc Việt khi máy bay trực thăng do ông Đại tá Simons điều khiển đáp trật chỗ, lại nhằm ngay chỗ lính bảo vệ Bắc Việt đang trú và lính Bắc Việt bị tấn công bất ngờ.



Nguồn:
(1Raiders recall finding POW camp empty. Destinlog, 21 November 2010
(2Operation Kingpin: The Son Tay Raid. Air & Space Power Journal, by Charles Tustin Kamps, February 2006

Cuộc đột kích giải cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây

Tác giả/Nhân vật: Vương Hồng Anh |31-07-2010| 92 lần xem | 2 Phê Bình » |
Một số hoạt động trong vùng địch của các đơn vị đặc nhiệm Việt-Mỹ như NACV-SOG, Trung Tâm Huấn luyện và Hành Quân Delta (kế hoạch Delta, kế hoạch Omega của bộ phận B-50, và kế hoạch Sigma của bộ phận B-56 đã được thi hành trong thời gian từ năm 1964 đến giữa năm 1970. Sau thời gian này, Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB) Hoa Kỳ tại Việt Nam chấm dứt các hoạt động biệt kích trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động đặc nhiệm mang tính cách chiến lược và hành động khẩn cấp vẫn được Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thực hiện, và một trong những công tác ngoạn mục nhất và nguy hiểm nhất của binh chủng này là cuộc hành quân đột kích giải cứu tù binh Mỹ tại nhà tù Sơn Tây, cách Hà Nội 23 miles về hướng Tây Bắc Việt.
Công tác đặc biệt này được gọi là Cuộc Hành Quân Đặc Nhiệm Kingpin POW, và đã diễn ra ngày 21 tháng 11 năm 1970 do Đại Tá Arthur Simons với biệt danh “Bò Tót” chỉ huy. Lực Lượng Đặc Nhiệm gồm 56 quân nhân được chọn từ toán Lực Lượng Đặc Biệt số 6 và số 7 tại Trung Tâm Chiến Tranh Đặc Biệt Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Fort Brag, tiểu bang North Carolina. Và một số quân nhân khác cũng đã được chọn từ trường Biệt Động ở Fort Beening, tiểu bang Georgia.
Được chính thức hoạt động ngày 8 tháng 8 năm 1970 với danh xưng Lực Lượng Đặc Nhiệm Liên Quân Bờ Biển Ngà, kế hoạch này được Chuẩn Tướng Donald Blackburn, phụ tá đặc biệt về hoạt động cho Bộ Tham Mưu Liên Quân soạn thảo. năm 1965, khi còn mang cấp Đại Tá, ông được bổ nhiệm giữ chức chỉ huy trưởng MACV-SOG (Military Assistance Command Vietnam – Special Observation Group). Năm 1970, ông là người đưa ra ý kiến tổ chức cuộc đột kích và đệ trình kế hoạch tổng quát lên tổng tham mưu trưởng liên quân là đại tướng Earle Wheeler.
Tháng 6 năm 1970, Đại Tướng Lục Quân Aerle Wheeler chuẩn y kế hoạch tổng quát để giải cứu tù binh Mỹ do Chuẩn Tướng Blackburn đề xướng, đồng thời chỉ định một toán gồm 15 chuyên viên tình báo được đặt dưới quyền điều động của vị tướng này để bắt tay vào việc soạn thảo chi tiết kế hoạch. Kế hoạch này được phân chia thành 3 giai đoạn.
GIAI ĐOẠN 1: THU THẬP TIN TỨC TÌNH BÁO
Trại tù Sơn Tây không lớn, được xây dựng theo phối trí hình vuông, mỗi cạnh có chiều dài khoảng 45 mét, chung quanh có tường cao trên 2 mét. Trại nằm giữa một ruộng lúa, quanh trại có 3 vọng gác cao, tù binh Mỹ bị nhốt trong bốn cán láng.
Trại Sơn Tây và Ấp Lỡ, một trại tù binh khác, đã được toán Tình Báo Đặc Nhiệm Tù Binh Hoa Kỳ xác định vị trí vào tháng 5 năm 1970. Đây là toán đặc nhiệm được thành lập vào năm 1967 với nhiệm vụ là theo dõi hồ sơ các tù binh Mỹ, xác định vị trí của các trại tù, để thông báo cho Không Quân Hoa Kỳ tránh thả bom vào các khu vực đó. Riêng trại tù Sơn Tây, theo sự xác định của toán đặc nhiệm, trại này giam giữ khoảng 55 tù binh Hoa Kỳ.


Hình chụp trong cuộc họp báo tại Ngũ Giác Ðài (trái sang phải): Melvin Laird (bộ trưởng quốc phòng), đại tá Arthur Simons (chỉ huy một toán lính 22 người), đề đốc Thomas Moore (chủ tịch hội đồng liên-quân), và chuẩn tướng LeRoy Manor (tư lệnh lực lượng đặc nhiệm).
Sau khi đã xác định vị trí, Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành các chuyến bay thám sát. Không ảnh từ các chuyến bay tiết lộ những trở ngại quan trọng chung quanh trại tù. Đó là một bộ chỉ huy của Sư Đoàn 12 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), gồm 12 ngàn bộ đội đồn trú gần đó, và một trường huấn luyện Pháo Binh Bắc Việt. Cách trại Sơn Tây 500 mét là một trường trung học. Tại tỉnh Phúc Yên, miền Bắc, cách trại tù 32 km là một căn cứ Không Quân. Như thế có nghĩa là cuộc đột kích phải được thực hiện chớp nhoáng vì viện binh của địch quân có thể hiện diện mau lẹ tại trận địa.
GIAI ĐOẠN 2: TUYỂN MỘ VÀ HUẤN LUYỆN
Ở giai đoạn này, Lục Quân Hoa Kỳ tuyển mộ các binh sĩ tình nguyện và tổ chức cuộc huấn luyện cho các cảm tử quân này. Trong khi đó bộ phận tình báo tiếp tục thực hiện những phi vụ chụp không ảnh vùng Sơn Tây bằng phi cơ bay cao loại Lockheed SR-71 và phi cơ không người lái Buffalo Hunter. Các ảnh chụp được trong mùa hè cho thấy các hoạt động tại Sơn Tây giảm thiểu và đến mùa thu 1970 thì vắng vẻ. Trong khi đó, trại tù binh cách đó khoảng 26 km về phía Tây thì nhộn nhịp hơn.
GIAI ĐOẠN 3: HÀNH ĐỘNG
Lệnh thi hành được Bộ Tham Mưu Liên Quân chuẩn y và ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1970. Về các cảm tử quân, sau thời gian huấn luyện, vào đêm 18 tháng 11 năm 1970 tất cả đội đặc nhiệm này được đưa lên vận tải cơ C-141. Từ giờ phút đó, các cảm tử quân không được mặc quân phục hay mang huy hiệu của đơn vị nào. Sau nhiều giờ trên máy bay, họ được thả xuống phi trường Thakhi, Thái Lan.
Ngày N sắp bắt đầu sau sáu tháng hoạch định và ba tháng tập dượt kỹ càng. Trước giờ xuất phát, các cảm tử quân mới được thông báo là cuộc đột kích bí mật này có mục tiêu cứu tù binh Mỹ bị giam tại nhà tù Sơn Tây Bắc Việt. Do đó đội đặc nhiệm sẽ tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng và táo bạo.
Theo kế hoạch, Lực Lượng Đặc Nhiệm lên các trực thăng HH-53 tại căn cứ Không Quân Udom ở Thái Lan, bay qua đất Lào vào Sơn Tây. Trong khi đó các phi cơ chiến đấu Không Quân, Hải Quân Mỹ sẽ mở cuộc không tập đánh lạc hướng trên không phận Bắc Việt. Đúng 2 giờ 18 phút sáng ngày 21 tháng 11, Trung Tá Không Quân Hebert Zehnder đáp trực thăng chở toán xung kích của Đại Úy Richard J. Dick Meadows xuống ngay sân nhà tù Sơn Tây.
Mặc dù đã tập dượt kỹ càng, chiếc trực thăng chở toán quân này cũng bị vướng một dây phơi quần áo, cánh quạt đụng phải một thân cây làm máy bay rớt xuống đất trong sự va chạm dữ dội. Theo lời kể của Đại Úy Meadows thì chỉ có một trung sĩ bị bình chữa lửa đập vào chân làm bể mắt cá, còn Trung Úy George Petrie thì bị té văng ra khỏi trực thăng, ngoài ra không có ai bị thương.
Dưới quyền điều động của trưởng toán Meadows, tất cả nhảy ra khỏi trực thăng và tác xạ triệt hạ các lính canh Cộng Sản Bắc Việt. Đại Úy Meadows khom người phóng mình vào trại, vừa nói qua loa phóng thanh cầm tay: “Chúng tôi là quân nhân Mỹ đến cứu các anh, tất cả nằm xuống tránh đạn. Chúng tôi sẽ vào ngay.“  Thế nhưng không một ai trả lời.
Trong khi đó, Trung Tá Không Quân John A. Allison hạ trực thăng của ông chở toán an ninh và chỉ huy của Trung Tá Elliott P. Sudnor xuống bên ngoài tường nhà đúng kế hoạch. Thượng Sĩ Herman Spencer dùng chất nổ phá thủng bức tường. Họ tiếp tay với toán xung kích đang chiến đấu tiến vào nhà tù, lục soát các tòa nhà. Trung Sĩ Tyrone J. Adderly, thuộc toán chỉ huy dưới đất đã dùng súng phóng lựu M-79 để tiêu diệt một vị trí súng máy nguy hiểm nhất của địch.
Cùng vào thời gian này, Trung Tá Không Quân Warren A. Britton, chở toán binh sĩ do Đại Tá Arthur Simons chỉ huy, hạ cánh xuống tọa độ được ấn định. Thế nhưng cả toán lại bị thả lộn xuống một trường trung học cách trại tù chừng 500 mét. Trường học này đã được quân Bắc Việt sử dụng làm trại lính.

Nhận thấy cảnh trí lạ hoắc, toán của Đại Tá Simons biết là sai địa điểm, nhưng trực thăng đã bay lên cao nên cả toán phải quyết tử chiến. Quân Cộng Sản Bắc Việt túa ra và tất cả đã hoảng hốt trong quần xà lỏn cùng áo thun. Đại Úy Wather lập tức bắn gục 3 Cộng quân. Trong khi đó, Đại Tá Simons vừa nhảy xuống giao thông hào thì đã đụng một bộ đội Cộng Sản với vẻ mặt ngơ ngác kinh ngoài. Trong tích tắc, hắn bị bắn hạ tại chỗ. Trong vòng 5 đến 10 phút, cả toán của Đại Tá Simons đã tiêu diệt trên 100 bộ đội Bắc Việt. Ngay sau đó, phi công trực thăng biết là thả lầm nên đã hạ xuống đón và đổ toán này xuống trại tù Sơn Tây.
Bên trong nhà tù Sơn Tây, các binh sĩ thuộc quyền chỉ huy của Đại Úy Meadows và Trung Tá Sydnor đã tiêu diệt trên 50 lính gác Cộng quân trong khi lục soát nhà tù và tìm các đường hầm. Nhưng họ không tìm thấy một tù binh Hoa Kỳ nào. Cảm tử quân được rút lui sau 20 phút trên mặt đất. Và hành động cuối cùng của Đại Tá Medows là tiêu hủy chiếc trực thăng bị hư hại (lúc đầu khi đáp xuống) trước khi rút lui.
Sau khi cuộc hành quân kết thúc, bộ phận tình báo Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ mới biết rõ là toán tù binh Mỹ đã được di chuyển đi nơi khác khỏi Sơn Tây từ hồi tháng Bảy, vì miền này bị lụt. Một nghi vấn được nhiều nhà quân sự và quân sử Hoa Kỳ nêu lên là tại sao Đô Đốc Moorer (người thay thế Đại Tướng Wheeler trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân) là ngày 19 tháng 11 năm 1970 (ngày N-2) chính ông đã được báo là tù binh đã di chuyển trại mà vẫn ra lệnh xuất phát cuộc đột kích.
Về kết quả, theo nhận định của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, thì mặc dù tình báo cấp cao đã thiếu sót theo dõi và thu thập tin này, nhưng cuộc đột kích được coi là hoàn toàn không vô ích. Một sự kiện được các quan sát viên ghi nhận là sau trận đột kích bất thành, Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến an toàn của tù binh Mỹ nên buộc lòng đã phải thay đổi cách đối xử với các quân nhân Hoa Kỳ bị giam giữ tại miền Bắc để tìm sự thương thảo tại hội đàm Paris.
Vương Hồng Anh

CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG


CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG
Dick Meadows
by Maj. John L. Plaster, USAR (Ret.)

Lời giới thiệu: Dick Meadows là một huyền thoại trong đơn vị SOG. Ông ta đã tham dự nhiều chuyến “Hành Quân Đặc Biệt”, từ Chương Trình Sao Trắng (Project White Star) bên Lào, đơn vị SOG, trận đột kích cứu tù binh Sơn Tây, đơn vị Delta, v.v... Không cần nhắc đến cấp bậc của ông ta, thượng sĩ, đại úy, thiếu tá... tất cả mọi người trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt đều biết ông ta. Meadows là Meadows.

- Tôi có “vấn đề”. Dick Meadows nói với tôi qua điện thoại. “Tôi sắp chết, John” Như tiếng sét đánh, tôi sợ mình nghe không rõ. Trước đó mười ngày, Dick Meadows đang “công tác” ở trung Mỹ (chống lại bọn đầu não ma túy), rồi tự dưng cảm thấy mệt mỏi, phải trở về Hoa Kỳ. Bác sĩ cho biết ông ta bị chứng bệnh ung thư xương, ở thời kỳ chót. Mới 64 tuổi, Dick Meadows có bề ngoài khỏe mạnh, chắc chắn và rất tự tin.
-          Được (sống) bao lâu nữa?   
-          Một tuần lễ!
        Dick Meadows nói đúng, lúc nào cũng đúng... sáu ngày sau, ông ta từ giã bạn bè, cõi đời.

MỘT CHIẾN SĨ CAN ĐẢM.
        Không một ai như Dick Meadows, ông ta sinh năm 1947 trong một gia đình nghèo khó ở tiểu bang West Virginia. Dick khai gian tuổi để được vào lính nhẩy dù năm 15 tuổi, nổi tiếng trong trận chiến Hàn Quốc, đeo lon thượng sĩ năm 20 tuổi (Thượng sĩ trẻ nhất trong quân đội Hoa Kỳ). Sau đó ông ta xin chuyển qua Lực Lượng Đặc Biệt và học hỏi rất nhanh, làm nhiều cấp chỉ huy ngạc nhiên vì trình độ học vấn của Dick chỉ tới lớp chín.
        Sau đó Dick được chọn, gửi qua Anh học hỏi trong đơn vị biệt kích lừng danh của người Anh SAS hai năm. Kết qủa người vợ của Dick, Pamela là con gái của một ông trung sĩ trong đơn vị SAS.
        Trong những năm đầu thập niên 1960, Dick được tuyển mộ bí mật, đưa sang Lào, phục vụ trong chương trình White Star. Cấp chỉ huy tuyển mộ ông ta chính là đại tá Arthur “Bull” Simon (có một thời làm chỉ huy trưởng đơn vị SOG. Ông này làm chuyện gì cũng kéo theo Dick Meadows), và toán LLĐB/HK huấn luyện sắc dân thiểu số người Kha ở bên Lào chống lại quân cộng sản Pathet Lào. Chương trình White Star trở về Hoa Kỳ khi hiệp định Genève tuyên bố  “trung lập hóa” nước Lào.
        Trong cuộc chiến Việt Nam, đơn vị SOG với những hoạt động bí mật, có những trưởng toán biệt kích ngại hạng. Chính trong đơn vị này, ngôi sao Dick Meadows sáng chói. Ông ta phục vụ hai năm, làm trưởng toán biệt kích Iowa, chỉ huy những biệt kích quân người Nùng xâm nhập sâu vào hậu phương địch trên đất Lào và miền bắc Việt Nam. Trước mỗi chuyến xâm nhập, Dick Meadows lập sa bàn mục tiêu xâm nhập, để toán biệt kích nhớ điạ hình, điạ vật khu vực thám sát. Theo lời thiếu tá Scotty Crerar, Dick Meadows làm tất cả, mình có thể quay phim sự chuẩn bị cho toán biệt kích Iowa để huấn luyện các toán biệt kích khác.
        Toán biệt kích Iowa của Meadows nổi tiếng trong đơn vị SOG về số tù binh Bắc Việt bắt được. Đại tá Jack Singlaub (sau này lên tướng) cựu chỉ huy trưởng đơn vị SOG cho biết, toán biệt kích Iowa phá kỷ lục, đem về 13 tù binh Bắc Việt. Một lần, Meadows bố trí toán biệt kích dọc theo một đường mòn để bắt sống một lính Bắc Việt, không ngờ năm tên xuất hiện. Meadows nhẩy ra giữa đường hô to “Chào qúy vị! Các bạn bây giờ là tù binh.”. Ba trong số năm người lính Bắc Việt đưa súng AK-47 lên, Meadows nổ súng bắn chết cả ba rồi bắt sống hai người còn lại. Một người cũng nổi tiếng trong đơn vị SOG, đại úy Ed Lesesne nói về Meadows “Anh ta là một tay súng thượng hạng, rất trầm tĩnh!”
        Cựu chỉ huy trưởng đơn vị SOG, Donald “Head Hunter” Blackburn, rất nổi tiếng trong trận đệ nhị thế chiến về đánh du kích, rất quý mến Dick Meadows, coi như con. Chính quyền miền bắc vẫn chối cãi không hề đưa quân vào miền nam. Năm 1966, Dick Meadows cùng toán biệt kích Iowa đem về một số hình ảnh, quân đội Bắc Việt đang di chuyển trên đường mòn HCM vào miền nam Việt Nam.
        Một chuyến xâm nhập khác, toán biệt kích Iowa quan sát lính Bắc Việt cùng với dân công đang di chuyển trên đường 110 ở bên Lào, Dick Meadows bò lên chụp nguyên cuộn phim 35mm từ máy chụp ảnh Pentax. Nhờ cuộn phim này, tướng Westmoreland có thể chứng minh cho Quốc Hội Hoa Kỳ, những hoạt động của quân đội Bắc Việt trên đất Lào.
        Vài tháng sau, Toán biệt kích Iowa khám phá được một kho chứa dụng cụ, cơ phận cho súng đại bác của quân đội Bắc Việt trên đất Lào. Các cơ phận đại bác quá nặng, không thể đem về được, nên Dick Meadows, lại chụp ảnh đem về. Đích thân chỉ huy trưởng đơn vị SOG đưa Meadows vào thuyết trình cho tướng Westmoreland, ông ta hết lời khen ngợi Dick Meadows cùng toán biệt kích Iowa. Nhờ những tấm ảnh này, bộ Quốc Phòng, Ngoại Giao Hoa Kỳ cho phép quân đội Hoa Kỳ bắn pháo binh vào vùng phi quân sự.
        Tướng Westmoreland, tư lệnh quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam rất qúy mến viên “Thượng Sĩ Trẻ”, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng rất thành thực, thăng cấp cho Meadows một lúc ba bậc, từ thượng sĩ lên đại úy.
        Trong tháng Mười năm 1966, chỉ huy trưởng đơn vị SOG, Jack Singlaub chọn Meadows chỉ huy một toán biệt kích SOG xâm nhập miền bắc Việt Nam. Trước đó chỉ có những toán biệt kích người Việt Nam mới nhẩy dù xuống miền bắc (Oplan 34). Nhiệm vụ dành cho toán biệt kích SOG, ra miền bắc cứu phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi ngoài bắc. Hải Quân trung úy (Hải Quân Hoa Kỳ có phi cơ riêng) Deane Woods nhẩy dù xuống một vùng rừng núi khoảng giữa thành phố Vinh và Hà Nội. Sâu trong đất liền khoảng 30 dặm, và đã lẩn trốn được vài ngày.
        Toán biệt kích SOG gồm 13 người được trực thăng Hải Quân đưa từ hàng không mẫu hạm Intrepid vào khu vực tìm kiếm trung úy Woods. Toán biệt kích di chuyển đến vị trí Woods chỉ còn cách 500 thước, quân Bắc Việt đã tới trước bắt sống viên phi công Hải Quân.

CHUYẾN GIẢI CỨU TÙ BINH SƠN TÂY
        Meadows tham dự chuyến hành quân cứu tù binh Hoa Kỳ bị giam (tình nghi) ở Sơn Tây nơi miền bắc Việt Nam. Trong tháng Mười năm 1970, cả thế giới biết chuyện Hoa Kỳ tổ chức hành quân giải cứu tù binh ở Sơn Tây, cách Hà Nội 23 cây số về hướng tây, nhưng không thành công.
        Meadows không phải là cấp chỉ huy lực lượng tấn công trong trận đột kích Sơn Tây, nhưng ông ta là người huấn luyện cho đơn vị biệt kích làm nhiệm vụ này. Và khi toán quân biệt kích Hoa Kỳ được trực thăng đưa vào đến trại tù binh Sơn Tây, Dick Meadows là người nói qua loa phóng thanh “Chúng tôi là người Hoa Kỳ. Tất cả nằm xuống, không được ngóc đầu lên (để tránh đạn lạc). Chúng tôi đến cứu... Sẽ đến buồng giam các bạn trong vòng một phút”
        Nhưng trại tù binh Sơn Tây trống rỗng, các tù binh Hoa Kỳ đã được đưa đến nơi khác. Mặc dầu tin tình báo không chính xác, nhưng chuyện giải cứu làm các tù binh Hoa Kỳ lên tinh thần, biết mình không bị bỏ rơi trong quên lãng. Chuyến giải cứu tù binh Sơn Tây được người Do Thái áp dụng, sáu năm sau trong chuyến giải cứu con tin ở Entebbe, Uganda.

NGƯỜI CỦA TA Ở TEHRAN
        Dick Meadows giải ngũ năm 1977, sau 30 năm phục vụ trong quân đội. Nhưng cũng không được lâu, khi đại tá Charlie “Chargin” Beckwith mời Meadows tham gia như một thường dân, huấn luyện cho đơn vị Delta, mới thành lập của ông ta. Trong tình bạn, tình chiến hữu, Meadows chỉ dẫn cho các quân nhân Delta, trở thành một đơn vị chống khủng bố hữu hiệu.
        Hết nhiệm vụ huấn luyện, Meadows lại về hưu năm 1980, chỉ được vài tháng rồi quay trở lại tiếp tay với đơn vị Delta trong chuyến giải cứu con tin bị giam ở Tehran, nước Iran. Không được tin tức từ văn phòng cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA ở Tehran, đơn vị Delta không có đủ tin tức tình báo để soạn thảo chi tiết kế hoạch cứu con tin.
        Lúc ban đầu, cơ quan CIA không đồng ý để cho Meadows vào “nằm vùng” trước trong Tehran. Họ cho rằng ông ta “tài tử, không che dấu được, không có hậu thuẫn và không được huấn luyện về ngành tình báo”. Meadows trả lời CIA, sẽ vào Tehran một mình, không cần sự trợ giúp của cơ quan CIA. Trước sự cương quyết, giám đốc cơ quan CIA Stansfield Turner đồng ý, làm cho Meadows một giấy thông hành (passport) giả mang quốc tịch Ireland. Người Iran không phân biệt được giọng Ireland và West Virginia, để cho ông “Richard Keith” một giám đốc sản xuất xe Âu châu qua cửa khẩu dễ dàng.
        Meadows dò thám tòa đại sứ Hoa Kỳ, đường xâm nhập vào thành phố cho đơn vị Delta, để ý những chỗ “thù nghịch”. Đề phòng tai mắt của Iran nơi nhà kho, cơ quan CIA và nhóm “tiền phương” LLĐB đã thuê sẵn để chứa xe cộ di chuyển, “đồ nghề” cần thiết cho đơn vị Delta, khi đã lọt vào thành phố.
        Trong kế hoạch giải cứu con tin ở Iran, Meadows sẽ hướng dẫn và đi theo toán biệt kích Delta tấn công vào nơi giam giữ con tin... Nhưng đơn vị Delta sẽ không bao giờ đến được Tehran. Nằm sâu trong sa mạc Iran, kế hoạch giải cứu con tin phải hủy bỏ, khi hai trực thăng chở đơn vị Delta đụng vào nhau (chết thêm một mớ), phải bỏ lại xác một trực thăng, cùng xác chết phi hành đoàn, biệt kích Delta trong sa mạc. Trong lúc vội vã rút lui trở ra hàng không mẫu hạm, đơn vị Delta bỏ lại hồ sơ, tài liệu, lòi ra tung tích Dick Meadows và nhà kho nơi tập trung toán biệt kích Delta, nhưng may mắn, ông ta bay thoát qua Turkey rồi trở về Hoa Kỳ.
        Dick Meadows còn dính líu đến vụ giải cứu hai nhân viên làm việc cho tỷ phú H. Ross Perot (hãng EDS) bị giam trong nhà tù Iran năm 1979. Chuyến này do cựu “xếp” của Meadows Arthur “Bull” Simon chỉ huy, và đã được Ken Follett viết sách năm 1983 và đã được quay phim “On Wings of Eagles”. Nhiều người được biết đến Dick Meadows khi hình ảnh ông ta xuất hiện trên trang bìa tuần báo Newsweek đầu thập niên 1980.

CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG
        Mặc dầu thích câu loại cá bass, Dick Meadows vẫn không thể “về hưu”. Khoảng giữa năm 1980, ông ta tình nguyện trông coi một phi trường tiếp tế xăng trong vùng biển Caribbean nhằm mục đích tóm cổ những tay chuyển vận ma túy.
        Sau đó, Dick Meadows làm việc một thời gian ở Peru, giúp đỡ hững chủ đồn điền, nhà buôn chống lại sự khủng bố chống lại nhóm Sendero Luminosa. Nhóm này nhiều lần muốn thanh toán ông ta, nhưng không bao giờ thành công.
        Dick Meadows đã nói với tôi hai lần, rất tức tối vì không đủ khả năng, phương tiện trong trận “Chiến Chống Ma Túy” và nghi ngờ sự quyết tâm của chính quyền Hoa Kỳ. Mặc dầu không nằm trong danh sách trả lương của chính quyền Hoa Kỳ, ông vẫn làm việc hết khả năng, nhiều lần đứng làm trung gian, thương lượng để trả tự do cho công dân Hoa Kỳ bị bắt cóc ở nam Mỹ.

HUY CHƯƠNG DANH DỰ CHO CÔNG DÂN HOA KỲ  
        “Với lòng can đảm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, Thiếu Tá (giải ngũ) Richard Meadows đã đóng góp rất nhiều cho nền an ninh quốc gia. Sau khi tình nguyện vào quân đội ở tuổi 15, ông ta trở thành một Thượng Sĩ trẻ tuổi nhất trong quân đội Hoa Kỳ trong trận chiến Hàn Quốc. Sự phục vụ xuất sắc của ông ta trên cương vị một quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt, một công dân bao gồm những hoạt động đằng sau phòng tuyến địch trong trận chiến Việt Nam và đã được ân thưởng xứng đáng. Tham dự chuyến giải cứu tù binh Hoa Kỳ ở Sơn Tây, gần thủ đô Hà Nội. Xâm nhập vào Tehran trong hành quân Desert One giải cứu con tin bị bắt giữ ở Iran. Là một người quan trọng trong việc thành lập, xây dựng đơn vị Delta. Ông ta vẫn tiếp tục nghe theo tiếng gọi của quê hương, tham gia những hoạt động nguy hiểm, và rất ít người hy sinh như thế cho quốc gia, cho người dân trong nước.”
Tổng Thống William J. Clinton (26/7/1995)
        Trong cuộc đời binh nghiệp, Dick Meadows chỉ thiếu huy chương Danh Dự (Medal of Honor) cao qúy nhất dành cho người Hoa Kỳ. Đại tá Elliot “Bud” Sydnor, chỉ huy trận đột kích Sơn Tây phát biểu “Nếu những cuộc hành quân Dick Meadows tham dự không phải bảo mật, anh ta sẽ là người nhiều huy chương nhất trong quân đội Hoa Kỳ”.
        Khi tỷ phú H. Ross Perot được biết tin Dick Meadows sắp chết, ông ta gọi điện thoại cho Tổng Thống Clinton, nói rằng Dick Meadows xứng đáng được ân thưởng huy chương Công dân Danh Dự. Và chiếc huy chương đã được trao cho gia đình Dick Meadows, do tướng Wayne Downing, tư lệnh Hành Quân Đặc Biệt, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “Ông ta là một vị anh hùng thầm lặng của người Hoa Kỳ”.
 Dallas, TX.
Vđh


A SPECIAL WARRIOR'S LAST PATROL:
Dick Meadows
by Maj. John L. Plaster, USAR (Ret.) 

It was perfect timing. Dick Meadows phoned not a dozen days after I'd finished two year's work on a history of SOG. At last we could start his twice-postponed biography.
And what a tale to tell: Project White Star, SOG, the Son Tay Raid, Delta Force, the drug wars - - Meadows had lived one adventure after another, dodging bullets on three continents for 45 years. In our caricature world of hoo-yah Rambos, Dick was genuine and unassuming, the boy next door with a CAR-15, America's Otto Skorzeny or David Sterling. No matter his rank -- master sergeant, captain, major -- all of us in Special Forces knew him as Dick Meadows, a man who didn't need a rank to be who he was; Meadows was Meadows.
It would be a fabulous book.
"But I have a problem," Meadows announced, his soft voice hinting nothing special. "I'm dying, John."
A brick couldn't have hit so hard. Ten days earlier he'd been in Central America when fatigue so overwhelmed him that he came home. His doctor diagnosed leukemia, in its final, most virulent stage. That simply couldn't be. Though 64, Meadows looked two decades younger, fit, trim and vigorous.
"How long do you have?" I asked." 
"A week."
True to his word, six days later Dick Meadows died.
A Self-Made Soldier There was no one like Dick Meadows. He lived the life on which books are written -- in the plural. Born in a dirt-floor West Virginia moonshiner's cabin, in 1947 Meadows lied his age to become a 15-year-old paratrooper, then so distinguished himself in Korea that he was that war's youngest master sergeant, at age 20. The quick-learning but largely self-taught Green Beret acquired such a descriptive vocabulary and sophisticated style that it surprised people to learn he had only a ninth-grade education.
The British SAS, with whom Meadows served two years on exchange in the late fifties, thought so much of him that they entrusted him with serious responsibilities. In fact, an SAS sergeant major entrusted him with his daughter, Pamela, for a bride.
In the early sixties he deployed covertly with other Green Berets to Laos where, led by Colonel Arthur 'Bull' Simons, they trained KhaTribesmento fight the Pathet Lao and NVA. These Project White Star men were withdrawn when Laos was declared 'neutral' at a Geneva Conference.
SOG Team Leader Extraordinaire It was in SOG -- the top secret Studies and Observations Group, theVietnam War's covert special operations unit -- that Meadows really shined. He spent two years in SOG, all of it running missions deep behind enemy lines in Laos and North Vietnam while leading Chinese Nung mercenaries on Recon Team Iowa. Before each operation, Meadows built a terrain map in the dirt, then had his whole team memorize the prominent features. "Meadows did everything meticulously, everything was rehearsed," then-Major Scotty Crerar recalls. "You could have taken a film of [his] mission preparation and used it as a training film."
Like a martial arts master certain of his abilities, Meadows possessed an unegotistical confidence -- fearless but not oblivious to danger. He was a practitioner of the tactically sublime, able to assess a situation in a glance, weigh his alternatives and act in a flash.
"Just back from another successful covert mission along the Ho Chi Minh Trail in Laos, Meadows (back row, third from left), poses with Recon Team Iowa. Much of Meadows' reputation evolved from capturing prisoners, at which according to then- Colonel Jack Singlaub, Meadows proved SOG's most prolific prisoner snatcher, bringing back 13 NVA from Laos. He once arrayed Recon Team Iowa beside a trail when instead of the desired one man, five NVA strolled up and stopped right there for lunch. Meadows stepped out and announced, "Good morning, gentlemen. You are now POWs." Despite his warning, "No, no, no," three went for their AKs, so, 'yes, yes, yes,' Meadows shot them faster than you read this. The other two proved surprisingly compliant. "Meadows is cunning," thought one of SOG's most accomplished combat leaders, then-Captain Ed Lesesne, who adds with a touch of awe, "he's a killing machine, and I mean to tell you -- Meadows is a calculating, cool guy."
Chief SOG Donald 'Headhunter' Blackburn, a highly decorated WWII guerrilla leader, so admired Meadows that he thought of him as a son. Battlefield Commission Meadows had a knack for making history, as in 1966 when he proved North Vietnamese Prime Minister Pham Van Dong a liar. Pham had been insisting not a single North Vietnamese soldier had been sent to South Vietnam, telling U.S. anti-war activist Tom Hayden such allegations were, "a myth fabricated by the U.S. imperialists to justify their war of aggression." Pham's deceit seemed by its magnitude unbreachable. Was this a war of conquest from the North, or a popular revolt by South Vietnam's peasantry?
General William Westmoreland couldn't offer Congressional doubters a 'smoking gun.' Then Meadows helped out. Laying beside Laotian Highway 110, his RT Iowa was watching North Vietnamese soldiers and porters pass by. Meadows pulled from his pocket a Pen-EE camera, crawled forward and snapped a whole roll of photos.
Then he and his assistant team leader, Chuck Kearns, crawled back beyond enemy earshot and Meadows decided on an even more dangerous gambit; in Kearns' rucksack was an 8mm motion picture camera, which he'd brought along on a lark. Meadows took it, crept perilously close to the trail and began rolling, shooting a few frames of each NVA that came into his viewfinder, footage of such perfect exposure that it came out like mugshots. For an hour Meadows laid there and recorded nearly a whole battalion -- hundreds of heavily armed North Vietnamese -- marching alongside porters toting loads of military supplies.
Chief SOG had Meadows personally brief his findings to Gen. Westmoreland, who couldn't help but praise Meadows and SOG. Meadows' film was rushed to Washington and presented in a closed-door briefing of select Congressmen who nodded convinced that Hanoi was lying.
A few months later Meadows penetrated an NVA Laotian cache which contained Russian-made artillery pieces. The Howitzers were too big to carry back, even for Meadows, so he photographed them and brought out their sights.
Again Chief SOG had Meadows brief Westmoreland, who almost hugged the intense Green Beret master sergeant when he presented a souvenir: A Soviet-made artillery sight. Westmoreland noted, it was exactly such evidence "which finally prompted the State Department to relax its restrictions on firing into the DMZ."
"Shortly after receiving his battlefield direct commission from Gen. (Photo courtesy of Jim Storter) Deeply impressed by the sincere, quiet-spoken Green Beret, Westmoreland gave Meadows a direct commission to captain -- the Vietnam War's first battlefield commission -- and cited him by name in his memoires.
In October, 1966, Chief SOG Jack Singlaub chose Meadows to lead SOG's first American-led operation into the heartland of North Vietnam, to rescue a downed U.S. Navy fighter pilot. Lieutenant Deane Woods had parachuted onto a heavily jungled ridgeline halfway between Vinh and Hanoi, 30 miles inland, where for several days he'd been evading NVA searchers.
Launching by Navy helicopter off the carrier Intrepid, Meadows took in a 13-man team that made it within 500 yards of Lt. Woods when the NVA captured him.
"A cautious soldier would have taken his men to the nearest extraction point and departed enemy territory," Chief SOG Singlaub says. "But Meadows was not overly cautious." Coming upon a major trail, Meadows set up an ambush to capture a prisoner. Momentarily, an NVA officer and three soldiers walked up, alert, still searching for Woods, apparently unaware he'd been captured.
To the NVA soldiers' astonishment Meadows stepped from the dense foliage, leveled his AK-47, and called a friendly, "Good morning." As one,all four NVA went for their guns, but Meadows shot first, killing them all in blur. While his men searched the bodies, Meadows radioed for an exfil and soon they were on their way out.
After the war, Meadows met Lt. Woods, who'd spent six years as a POW, and presented him with the Tokarev pistol he'd taken off the dead NVA officer. 
POW Rescue at Son Tay
Meadows' best known mission had to be the Son Tay Raid, the November, 1970 attempted rescue of American POWs from a prison 23 miles west of Hanoi.
Meadows didn't merely lead the assault element, but served as the primary trainer of the entire raiding force, teaching them everything he'd learned about close quarters combat and small unit tactics. When the raiders landed at Son Tay, it was Meadows' voice on the megaphone that called, "We're Americans. Keep your heads down. This is a rescue.... We'll be in your cells in a minute."
But Son Tay was empty, its POWs moved while the camp was being refurbished. Though an intelligence failure, the raid boosted POW morale and compelled Hanoi, at last, to cease mistreating American prisoners. Son Tay inspired the Israeli rescue mission six years later at Entebbe, right down to the megaphone instructions to captives.
Our Man in Tehran
Dick Meadows retired with 30 years service in 1977, but he couldn't stay away long, especially when Colonel 'Chargin' Charlie' Beckwith asked him to be the civilian trainer of his newly formed counter-terrorist unit, Delta Force. The adaptable Meadows applied all he knew of long range raiding, recon and close combat, and modified it to fit the terrorism environment, resulting in the world's most respected counter- terrorist organization. 
Meadows, (left, with megaphone), trains at Eglin AFB, Fla., with the famous Son Tay Raiders for the 1970 attempt to rescue American POWs just 23 miles west of Hanoi.
He retired again in 1980, then a few months later came back to assist Delta's hostage rescue in Iran. The Carter Administration had gutted theCIA of operatives capable of reconning the U.S. Embassy in Tehran, leaving Delta Force planners without the tactical details they needed.
A CIA bureaucrat initially rejected Meadows as a covert advance man, calling him, "An amateur with poor cover, poor backup and poor training." Meadows told the CIA he'd go into Tehran with or without their assistance. Given those options, CIA Director Stansfield Turner approved Meadows and had him issued a false Irish passport. Apparently, Iranian immigration couldn't tell the difference between an Irish brogue and West Virginia twang, because they waved Meadows -- posing as 'Richard Keith,' a European auto executive -- right through customs. 
Meadows surveilled the U.S. Embassy, reconned Delta Force's planned route into the city and watched for any hint of hostile counter-surveillance at the warehouse in which the CIA and a Green Beret advance team had hidden Delta's trucks and gear.
Meadows would guide the Delta raiders then join them in the assault -- but they never got to him. Deep in the Iranian desert, Delta's mission was aborted, two aircraft collided and its helicopters had to be abandoned. But in their rush to escape, the chopper pilots haphazardly left behind documents that disclosed Meadows' warehouse location. Due to satellite communications problems, Meadows did not learn what had happened for 24 hours and barely escaped into Turkey.
Meadows also played a yet undisclosed role in the 1979 rescue of two H. Ross Perot employees from an Iranian prison, a mission led by his old boss, Colonel Arthur 'Bull' Simons, which was the basis of Ken Follett's 1983 bestseller, "On Wings of Eagles."
"Virtually no one outside the black ops and Special Forces community knew of Dick Meadows until he made the cover of Newsweek in the early 1980s."
Meadows Last Patrol Despite an affinity for bass fishing, Meadows still could not retire.
In the mid-1980s he volunteered to operate an aircraft refueling front in the Caribbean to ensnare Columbian drug cartel smugglers.
Then he operated for a decade in Peru, helping plantation owners and businesses defend themselves from Sendero Luminosa terrorists who'd have nothing more than put a bullet through him -- they never got close.
Twice he told me he'd become frustrated by inadequacies in the War on Drugs, and doubted U.S. sincerity. Though he was not on the U.S.government payroll, many times over the past decade he helped 'the community' in ways which must remain unsaid. Several times he negotiated the release of kidnap victims in South America.
Presidential Citizens Medal Citation "With courage, initiative and devotion to duty, Major Richard Meadows, USA (ret), has made extraordinary contributions to the security of this nation. After enlisting in the Army at the age of 15, he became the youngest Master Sergeant of the Korean War. His exceptional Special Forces and civilian career included operations behind enemy lines in Vietnam for which he received a rare battlefield commission, leadership in a daring rescue attempt of POWs at Son Tay Prison near Hanoi, infiltration into Tehran for the Desert One hostage rescue mission, and a key role in establishing the elite Delta Force. Repeatedly answering our country's call and taking on the most dangerous and sensitive missions, few have been as willing to put themselves in harm's way for their fellow countrymen." 
(s) William J. Clinton
[26 July 95]

Within weeks of his death, Meadows was still active in Central America.
During his career he'd been awarded every U.S. valor award except the Medal of Honor. "If he hadn't done so many things that are classified, he'd been the most decorated soldier in the Army," Colonel Elliot 'Bud' Sydnor, the ground force commander at Son Tay, told Newsweek magazine for a 1982 cover story.
When H. Ross Perot learned of Meadows' imminent death, he reportedly phoned President Clinton to see that he was awarded the Presidential Citizens Medal. It was presented posthumously to his family by the U.S. Special Operations Command commander, General Wayne Downing, who relayed the President's condolences and called Meadows, "one of America's finest unsung heroes."
Statement by President Clinton
'I mourn the passing today of Major Richard J. Meadows, USA (ret.), whose dedicated and exceptional service is cherished by everyone who knew of his extraordinary courage and selfless service.'
'I recently asked General Wayne Downing, the Commander-in-Chief of the U.S. Special Operations Command, to present the Presidential Citizens Medal to Major Meadows. I am gratified to know that Major Meadows' wife, Pamela, and son, Mark, a U.S. Army captain, and his daughter Michelle, will receive this award tonight at a gathering of those involved in the Son Tay raid at Hurlbert Field. Although this now will be a posthumous award, I am pleased that Major Meadows knew of this honor before he died. 
To Major Meadows's family and friends and to the Special Operations community, I extend my heartfelt condolences. We will all remember him as a soldier's soldier and one of America's finest unsung heroes. Facing the certainty of death in his last week, he told me, "It's like I'm preparing for one last patrol." In those final days, Gen. Downing assured Meadows there would be a SOCOM award for young special operators to commemorate his name. 
Having come so close at Son Tay and in Tehran, Dick once told me his only unfulfilled wish in life was, "To lead one that succeeded." That's the job now for younger men he and his record will inspire, perhaps a recipient of the award that bears his name.

 Toán OHIO FOB2 KONTUM 1966-1967
Hàng đứng (từ trái sang phài)
Văn Minh Huy, Wong A Cầu, MSG Richard J. "Dick" Meadows, 1st Lt. Lê Minh, SFC James A Simpsons, SFC N. "Chuck" Kerns, Trần Can và Trương Dậu
Hàng quỳ (từ trái sang phài)
Liêu A Sáng, Nguyễn Kim Trạch, Trương A Nhục và Lý A Dưỡng

Để tưởng nhớ đến:
• Trung Úy Phan Nhựt Văn (Sở Liên Lạc)
• Đại Úy Dick Meadows (MACVSOG)
• Trung Tá Nguyễn Văn Nghĩa (Phi Đoàn 219 KingBee)
• cùng các Chiến Hữu Nha Kỹ Thuật đã phục vụ và hy sinh trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Lê Minh

1 comment:

  1. xin lỗi, nhưng ông tác giả bài này là kể ngu ngốc nhất tôi từng thấy, ông ta cảm thấy nợ nước Mỹ =)) nợ những kẻ đã giết đồng bào mình

    ReplyDelete