Pages/ Tác giả

Friday, August 14, 2009

Nguyễn Chí Thiện Soán Đoạt Thi Phẩm Vô Đề-Lê Trung Nhân




Audio


http://www.vietamreview.net/images/writingtest.jpg


Nguyễn Chí Thiện Soán Đoạt Thi Phẩm Vô Đề

Lê Trung Nhân


Kính thưa các bậc Cao Minh Tiền Bối

Thưa quý độc giả trong nước cũng như hải ngoại.

Loạt bài viết này xác định về con người thật của thi sĩ Vô Danh người đã viết ra tập thơ Vô Đề. Trong gần 30 năm qua hàng trăm ngàn độc giả người Việt cũng như người ngoại quốc đã nêu ra nhiều nghi vấn chung quanh tập thơ Vô Đề để xác nhận tác giả Vô Danh. Hôm nay để giải đáp các câu hỏi đó trong loạt bài viết này Lê Trung Nhân xin đưa ra một cái nhìn rất mới để đọc giả khắp nơi hiểu thêm về con người thật của tác giả Vô Danh qua tập thơ Vô Đề. Những giải đáp này dựa trên các câu thơ trong tập thơ Vô Đề một thiên trường ca bất tử của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh tiêu diệt tập đoàn Việt Gian Hồ Chí Minh cũng như các thế lực gian ác đã và đang tiếp tay giúp đỡ bọn Việt Gian Cộng sản hiện nay.

Trong một dịp nào đó một người “Anh ?” đưa tập thơ này cho ông Châu Kim Nhân. Sau đó tập thơ này đã đến tay ông chủ nhiệm tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Ông chủ nhiệm VNTP đã cho in tập thơ này để phổ biến theo sự mong ước của tác giả, với tên tác giả là Khuyết Danh (Vô Danh), dưới tên đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam” do nhà sách Tú Quỳnh in ấn và phát hành vào năm 1980. Nhưng tập thơ đã bị một nhóm người vì mưu đồ bất chính họ đã phỏng tay trên cho in ra và đặt tên cho tập thơ Vô Đề là: “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, nhưng vẫn để là tác giả Khuyết Danh ...

Theo một nguồn tin “mật” đến nay đã được tiết lộ cho người viết thì chẳng có người Anh hay nhân viên sứ quán Anh nào từ Hà Nội đưa tập thơ ra hải ngoại cả . Nhắc lại: Không có người Anh hay nhân viên sứ quán Anh nào từ Hà Nội đưa tập thơ ra hải ngoại. Nhưng một điều chắc chắn người viết có thể tiết lộ là tập thơ Vô Đề được đưa ra hải ngoại do một Linh Mục từ Việt Nam đem ra nước ngoài . Thời gian này Đức Thánh Cha John Paul II vừa lên ngôi Giáo Hoàng. Ngài nhậm chức vào ngày 16 tháng 10 năm 1978. Tức khoảng một (1) năm trước khi tập thơ Vô Đề được một Linh Mục nói trên mang đi từ Việt Nam ra ngoại quốc để phổ biến. Thời gian tới đây sẽ tiết lộ thân thế vị linh mục khả kính này. Ngài đã không quản ngại và bất chấp đến cái chết có thể đe dọa tính mạng của ngài để mang tập thơ Vô Đề ra hải ngoại …. Đến nay tháng 8/2009 có lẽ Hà Nội khi đọc bài viết này mới biết rằng mình đã bị một quả lừa để đời. Nhưng đã muộn .

Sau đó Cộng sản Hà Nội vì nhìn thấy những nguy hiểm với những vần thơ trong tập thơ Vô Đề có sức thuyết phục quần chúng trong và ngoài nước rất cao, nên chúng vội vàng tung ra một nhân vật có xuất sứ rất mơ hồ tên là Nguyễn Chí Thiện. Vậy ai tạo dựng lên chuyện Nguyễn Chí Thiện là tác giả tập thơ Vô Đề từ năm 1980? Và với mục đích gì!. Phần dưới đây Lê Trung Nhân sẽ lần lượt phân tích từng bài thơ một để so sánh sự khác biệt giữa Nguyễn Chí Thiện người đã soán đoạt tập thơ Vô Đề, đồng thời để hàng triệu độc giả Việt cũng như ngoại quốc hiểu thêm sự thật và con người rất thật của Nguyễn Chí Thiện hiện đang sống tại Hoa Kỳ .

Tác giả Vô Danh là ai mà ông đã dâng hết trái tim yêu cho tổ quốc Việt Nam, ông là ai mà ông đã dâng hết cả cuộc đời của ông cho đất nước trong công cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù Cộng sản cũng như kẻ nội thù tay sai cho Cộng Sản. Tác giả Vô Danh không muốn ai tuyên dương ông, tác giả Vô Danh chỉ muốn mọi người Việt Nam phải hiểu thật rõ tội ác của bọn thực dân đỏ Cộng sản. Tập thơ Vô Đề đã trở thành bia miệng lịch sử cho nhiều thế kỷ nữa để cho ngàn đời sau hiểu rằng đã có một giai đoạn trong thế kỷ 20, dân tộc Việt đã bị chính những kẻ Nội Xâm, Nội Thù Cộng sản du nhập một chủ nghĩa và chính sách cai trị bóc lột nô lệ người Việt Nam kinh khiếp nhất gọi là Cộng sản Mác Xít, Lê Nin Nít do Hồ Chí Minh đem về để tàn phá đất nước và dân tộc Việt Nam tới mức kiệt quệ, diệt chủng như chúng ta đã nhìn thấy ngày hôm nay .

Trong đống bùn Cộng sản hôi thối nhơ nhớp đã nở ra một đóa “Hoa Vô Danh” chúng ta có thể gọi là đóa “Hoa Sen Vô Danh”. Hoa Sen Vô Danh đã sống và nở lên giữa lòng chế lao tù Cộng sản, dù đang sống trong cảnh đau khổ đày đọa nhưng ông vẫn nuôi một ý chí mãnh liệt là phải phanh phui, tố cáo, tội ác của bọn ác quỷ lưu manh, tàn bạo tàn ác, tự nhận là Cộng sản, chúng đã làm cho cả nước Việt đã trở thành một trại tù cung cấp lao động nô lệ. Ông phải tố giác tội ác của chúng cho cả thế giới này hiểu rằng: toàn dân Việt đã trở thành tù nhân nô lệ của chế độ sài lang Cộng sản. Con người Việt Nam từ trẻ con cho đến người già đều bị chúng bắt ở tù trong, tù ngoài, tù đủ cách, đủ kiểu, nhân dân Việt Nam đã bị một bọn quỷ mang mặt người cộng sản hành hạ bằng đủ loại cực hình, làm cho toàn thể dân tộc Việt đang sống dở, chết dở.

“Hoa Sen Vô Danh” ông đã kín đáo làm thơ diễn tả nỗi kinh hoàng của cả một dân tộc phải sống dưới ách tàn bạo nghiệt ngã của Cộng sản, cảnh tù tội khủng khiếp mà hàng nhiều triệu người dân Việt đã và đang phải gánh chịu. “Hoa Sen Vô Danh” (tác giả Vô Danh) muốn phổ biến tập thơ mang theo tất cả nỗi cơ hàn tủi nhục của cả dân tộc Việt phải được đem ra cho thế giới biết, cho nhân loại và cho hậu thế, mà không bao giờ nghĩ đến được vinh danh hay nổi danh và nhất là để lãnh giải thưởng dù là giải thưởng nào. Tác giả Vô Danh hiện nay đang sống đâu đó trên mảnh đất Việt Nam , có thể sau khi tiêu diệt Cộng sản xong thì người ta mới có thể công bố tông tích của ông ? Nhưng dù muốn hay không có lẽ sau này chúng ta phải đặt ra một Ủy Ban truy tầm tung tích thi sĩ Vô Danh để chúng ta có thể vinh danh ông trước lịch sử, trước dân tộc, trước Văn Học Quốc Gia và Thế Giới.

Tác giả Vô Danh có lẽ cũng không muốn đưa ra tên tuổi để ông được nổi danh, nổi tiếng, nguyện vọng duy nhất của ông là tập thơ làm bằng máu và nước mắt của cả một dân tộc cũng như của ông đã làm trong khoảng 20 năm dài phải được phổ biến với thế giời bên ngoài. Tập thơ đã thể hiện sự đau khổ thầm lặng và ghê rợn của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới bạo quyền Cộng sản công an trị! Hoa Sen Vô Danh là người duy nhất có đủ tài năng thực hiện những án văn thơ bất tử để thể hiện sự đọa đày của cả ột dân tộc trong ngục tù Cộng sản. Khi tập thơ được đưa ra hải ngoại thì tập thơ tồn tại với lịch sử văn học trong dân gian, và được phổ biến thành tài liệu chống Cộng, trở thành nhân chứng bia miệng về tội ác Cộng sản, và đó là điều quan trọng và cần thiết, nên thời đó Cộng sản Hà Nội vô cùng lo sợ. Vì vậy chúng phải lập ra cả một kế hoạch rộng lớn và tinh vi để đối phó tình hình cũng như chận đứng các cuộc cách mạng bạo lực có thể xảy ra trên cả nước .

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung tập thơ Vô Đề, thì Hà Nội đã tìm được một người tương đương về tuổi tác với ông Vô Danh, nhưng kiếm một người có trình độ Pháp văn khá như thi sĩ Vô Danh ở miền Bắc vào năm 1980 có lẽ không phải dễ! (đọc giả nên nhớ Nguyễn Chí Thiện không biết Pháp mà chỉ được cho học thuộc lòng vài đoạn văn Pháp và học thuộc lòng một số truyện Tây phương. Điều này đã được chứng minh tại khách sạn Ramada Inn qua sự “giảo nghiệm” đọc văn “chính tả” của bà chủ nhiệm chủ bút hệ thống báo Sài Gòn Nhỏ là bà Đào Nương - Hoàng Dược Thảo. Ban đọc cũng có thể xem buổi “giảo nghiệm” này qua hệ thống youtube - link dưới đây .

http://www.youtube. com/watch? v=9-egPeaV0DM&feature=related

Nguyễn Chí Thiện Họp Báo - phần 5/12
10:22

Dù sao thì người ta cũng chỉ biết đến Nguyễn Chí Thiện sau năm 1979, hay là sau khi tập thơ Vô Đề của thi sĩ Vô Danh đã được phổ biến tại hải ngoại. Sau khi đào tạo và huấn luyện Nguyễn Chí Thiện trở thành tác giả “tập thơ Vô Đề”, Cộng sản đã cho lệnh các báo chí ngoại vi của chúng ở hải ngoại phải gây ấn tượng với tên tuổi Nguyễn Chí Thiện chính là tác giả tập thơ Vô Đề, đến nỗi mỗi người Việt hải ngoại đều yên chí tác giả Vô Danh chính là Nguyễn Chí Thiện! Những người được Cộng sản cho xuất ngoại để phao tin và làm “nhân chứng” như: ông Trần Nhu và Minh Thi cũng được Cộng sản gài khéo cho ở cùng “tù” với Nguyễn Chí Thiện, để ông Thiện “đọc thơ” cho họ nghe và gây ấn tượng là họ đã gặp thi sĩ Nguyễn Chí Thiện!

Người viết bài này kính cẩn mong rằng thi sĩ Vô Danh dù tuổi đã cao nhưng cầu chúc cho ông có nhiều sức khỏe. Nếu ta hiểu Cộng sản thì chúng ta phải hiểu rằng chúng lợi dụng bất cứ một tình huống nào để đạt mục tiêu tuyên vận chính trị của chúng ở hải ngoại. Lê Trung Nhân cũng sẵn sàng đón nhận mọi sự đóng góp thêm, kể cả sự phê phán của quí độc giả để giúp cho vấn đề lịch sử, một nghi án thơ văn, được sáng tỏ, rõ ràng.

Tháng 11 năm 1995, một con bài rất đặc biệt và quan trọng của Cộng sản Hà Nội có tên là Nguyễn Chí Thiện đã được đưa sang Mỹ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, Nguyễn Chí Thiện có một lý lịch quá khứ rất mơ hồ và nhiều mâu thuẫn. Mặc dù Cộng sản Hà Nội đã nhiều năm khổ công đào tạo dàn dựng con bài Nguyễn Chí Thiện, nhưng sau một thời gian ngắn đến Mỹ nhiều người đã nhìn ra chân tướng Nguyễn ChíThiện một tên gián điệp văn hóa. Đặc biệt nhất là về lý lịch của Nguyễn Chí Thiện do chính Nguyễn Chí Thiện tự khai rất mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất. Ví dụ như về cuộc đời “tù” đến những 27 năm dài của Nguyễn Chí Thiện “bị” cùm kẹp, tra tấn, đói khát và nhất là Nguyễn Chí Thiện bị “bệnh” ho Lao đến thời kỳ thứ 3 (hết thuốc chửa trị). Nhưng hiện nay vào tháng 8 năm 2009 người ta vẫn còn thấy Nguyễn Chí Thiện khỏe mạnh dù tuổi đã 70 nhưng Nguyễn Chí Thiện hút thuốc lá liên miên và không có triệu chứng bệnh tật gì cả và theo lời của nhà văn Phan Nhật Nam cũng là “hiền huynh của Nguyễn Chí Thiện cho biết thì Nguyễn Chí Thiện đã hút hết 1 bao (gói) thuốc lá mỗi ngày. Mặc dù trước đây Nguyễn Chí Thiện có tiết lộ rằng Nguyễn Chí Thiện bị bệnh “Ho Lao” và “mỗi lần ho như vậy thì tôi (Thiện) khạc ra cả cốc máu” (sic) (xin đọc giả vào địa chỉ website dưới đây để nghe lại). Nay trong loạt bài: Nguyễn Chí Thiện Soán Đoạt Thi Phẩm Vô Đề. Lê Trung Nhân xin lần lượt nêu lên hàng trăm điểm mâu thuẫn vô lý chính cá nhân rất thật của Nguyễn Chí Thiện nói ra và tư tưởng của tác giả Vô Danh trong tập thơ Vô Đề (từ đây xin gọi là tác giả Vô Danh và thơ Vô Đề để dễ nhớ), mà từ nhiều năm qua ít có ai đọc và để ý từng bài từng câu thơ trong tác phẩm trường ca Vô Đề bất tử này .

Thường thì trong lãnh vực tình báo, gián điệp thì người ta có thể hóa trang, giả dạng, đánh cắp các tài liệu mật, đánh tráo các tin tức có tính cách bí mật quốc gia để làm “phản tin”. Người A có thể hóa trang thành ông B ..v.v.. điều này đối với các tay tổ gián điệp nhà nghề thì thật rất dễ dàng như họ lấy đồng trong túi . Nhưng riêng tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh thì thật là khó đánh tráo hay ăn cắp . Vì sao ? Vì Tư Tưởng thì không bao giờ có thể đánh cắp hay đánh tráo được . Quả thật trong tập thơ Vô Đề tác giả Vô Danh đã tiên đoán được điều này và ông đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tập thơ của ông , vì lẽ viết trước cho nên ông đã dùng những ngôn từ cũng như mốc thời gian và đặc biệt là tư tưởng của ông đã lồng trong nhiều bài thơ , khiến cho đối phương nếu có đánh tráo hay đánh cắp cũng trở nên phản tác dụng, vì không hiểu tư tưởng của tác giả trong tập thơ Vô Đề đã chuyên chở những gì và thơ (tôi) tâm sự hay nói với ai (“bạn hay Thù”). Vì vậy nhân vật Nguyễn Chí Thiện đã có một thời gian dài do nhiều tổ chức tình báo thượng thặng bao che, nhưng cuối cùng rồi thì cũng bị lật mặt và ngày nay rõ ràng Nguyễn Chí Thiện là tên tình báo gián điệp cho Cộng sản Hà Nội đang nấp dưới vỏ bọc người quốc gia để chống Cộng dùm cho đảng và để cứu đảng thoát khỏi tình hình bế tắc và đặc biệt là những bế tắc từ giữa năm 2008 cho đến nay .

Trong loạt này viết này Trung Nhân sẽ lần lượt nêu ra từng bài thơ một, từng điểm cũng như từng mốc thời gian trong tập thơ Vô Đề, để chứng minh Nguyễn Chí Thiện là người không có tư tưởng đấu tranh gì cả . Nguyễn Chí Thiện chỉ là người được Hà Nội và giới “tình báo” ... Tầu đào tạo để soán đoạt tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh với nhiều dụng ý ... (trong một bài khác sẽ viết ra . Loạt bài viết này Lê Trung Nhân chỉ chủ ý cho đọc giả khắp nơi hiểu rằng Nguyễn Chí Thiện chỉ là một tên tay sai được đưa sang Mỹ để đánh lừa người Việt tị nạn Cộng sản). Nhưng tựu chung lại thì vẫn là ngăn chận một cuộc cách mạng võ lực có thể xảy ra bởi những người Việt Quốc gia Chân chính trong nước cũng như hải ngoại .

Mời quý đọc giả đọc bài “Nếu Một Ngày Mai” là một trong 198 bài thơ trong tập thơ Vô Đề để thấy Nguyễn Chí Thiện không đủ tuổi đời và sự hiểu biết để viết ra bài thơ này, thì làm sao Nguyễn Chí Thiện có thể viết ra nhiều bài thơ khác trong tập thơ Vô Đề ?!

Bài 1:

“Nếu Một Ngày Mai ...”

1) Nếu một ngày mai tôi phải chết

2) Thời lòng tôi cũng chẳng tiếc đời xuân

3) Đời đáng yêu đáng quý vô ngần

4) Song đau khổ đã cướp phần hương sắc

5) Trong đêm vắng nhìn sao buồn xa lắc

6) Hồn chìm buông theo quá vãng thời gian

7) Trong phút giây quên thực tế bạo tàn

8) Quên tất cả nỗi cơ hàn cay đắng...

9) Giòng lịch sử đưa tôi về mấy chặng

10) Những lâu đài cung điện thuở vàng son

11) Cảnh hiển vinh kiệu võng với lọng tròn

12) Cảnh hàn sĩ canh tàn còn đọc sách

13) Tôi gặp lại những nhà nho thanh bạch

14) Sống an bần, xa cách bụi phồn hoa

15) Những gái quê trong trắng, hiền hòa

16) Ngồi giặt lụa bên bờ hồ nước tóe

17) Tôi mơ thấy những hội hè vui vẻ

18) Những đêm vàng đập lúa dưới trăng trong

19) Tôi vuốt ve bao hình ảnh trong lòng

20) Tim còn vọng tiếng hò ngân bát ngát

21) Tiếng nhịp nhàng thoi cửi lướt trên khung

22) Tôi mến yêu cảnh rừng núi mịt mùng

23) Đầy hiểm bí và tràn lan sức sống

24) Tôi thương nhớ cả tiếng cồng báo động

25) Cả những con đường, những hắc điếm âm u

26) Cảnh chiến chinh ngựa hí với quân hò

27) Tôi cũng thấy tâm hồn tôi đuối đắm!

28) Tại làm sao? Rõ ràng tôi biết lắm

29) Cuộc đời xưa còn có những vua quan

30) Bao bất công còn đầy rẫy lan tràn,

31) Sao tôi chỉ mơ toàn hương sắc thắm

32) Toàn sắc mầu lộng lẫy đượm hồn thơ

33) Mà lãng quên bao bóng dáng nhạt mờ?

34) Phải chăng vì cuộc sống bây giờ

36) Đầy ung độc tự buồng gan, lá phổi

36) Còn xưa là mụn lở ở da thôi!.

Thơ Vô Đề tác giả Vô Danh (1960)

Bài thơ trên tác giả Vô Danh viết vào năm 1960 được chia ra làm 7 đoạn. Trong đó có 5 đoạn ngắn mỗi đoạn 4 câu và 2 đoạn dài hơn 4 câu. Đoạn số 5 từ câu 17 đến câu 23 (7 câu). Đoạn 7 từ câu 28 đến câu 36 (9 câu). Người đọc thơ chỉ nhìn cách sắp câu thơ thì cũng đã hiểu tác giả viết bài thơ này phải có dụng ý rõ ràng.

1) Nếu một ngày mai tôi phải chết

2) Thời lòng tôi cũng chẳng tiếc đời xuân

3) Đời đáng yêu đáng quý vô ngần

4) Song đau khổ đã cướp phần hương sắc

Từ câu 1 đến câu 4 tác giả rất yêu mến cuộc đời nhưng hiện tại cuộc sống quá đau khổ khi nhìn chung quanh người người ai cũng than oán và nếu sống mà không làm gì được cho cuộc sống, cho xã hội (cuộc đời) này được hạnh phúc thì thà như chết đi để không nhìn thấy cảnh đau khổ nửa, cho nên khi ông đang sống hôm nay nhưng chỉ muốn mình được chết ngày mai thôi .

Câu 1 &2 Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 thì đến năm 1960 mới 21 tuổi thì làm sao có thể “chẳng tiếc đời xuân”. Câu 3&4 “song đau khổ đã cướp phần hương sắc”, “cướp phần hương sắc” câu này chúng ta phải hiểu rằng tác giả đã lớn hơn cái tuổi 21 và được nhiều người biết đến trong quá khứ nên mới có “hương” (có danh tiếng) và nay “hương” đã bị “cướp” (ám chỉ công sản) mất đi nên ông mới viết rằng “cướp phần hương sắc”. Hương và sắc đã mất cũng là thời của tuổi trai trẻ đã qua đi .Vì cuộc sống hiện tại dưới sự cai trị của tập đoàn sài lang Cộng sản, ông đã nhìn thấy thân ông cũng như những người chung quanh ông đã sống quá đau khổ.

5) Trong đêm vắng nhìn sao buồn xa lắc

6) Hồn chìm buông theo quá vãng thời gian

7) Trong phút giây quên thực tế bạo tàn

8) Quên tất cả nỗi cơ hàn cay đắng...


Từ câu 5 đến câu 8. Trong những đêm tối tác giả ngồi hồi tưởng lại thời gian quá khứ đã đi xa vào quên lãng, bỗng trong giây phút phải đối diện với thực thế quá tàn bạo của chế độ sài lang Cộng sản, trong lòng tác giả như bừng lên sức sống quên đi những nỗi cơ hàn, cay đắng, tàn bạo trước mắt. Trong những đêm vắng lặng ngồi nhìn các vì sao trên trời tác giả hồi tưởng lại cuộc đời đã qua. “Quá vãng thời gian” là cả một quá khứ xa xôi, chứ trong một thời gian ngắn 5 hay 7 năm thì không thể gọi là quá vãng thời gian được. Câu 6 “quá vãng thời gian” là cả một quá khứ xa xôi.Vậy Nguyễn Chí Thiện ở tuổi (21) của năm 1960 thì không thể gọi là “quá vãng thời gian”


9) Giòng lịch sử đưa tôi về mấy chặng

10) Những lâu đài cung điện thuở vàng son

11) Cảnh hiển vinh kiệu võng với lọng tròn

12) Cảnh hàn sĩ canh tàn còn đọc sách -

9) Giòng lịch sử đưa tôi về mấy chặng .

Tức là thời gian sinh hoạt của lịch sử dài đăng đẳng, lịch sử quá khứ cuộc đời của tác giả chia ra làm “mấy chặng”. Từ câu 9 đến câu 12 tác giả hồi tưởng lại thời gian của cuộc đời mình đã thấy đã sống qua nhiều chặng đường lịch sử của đất đất nước.

10) Những lâu đài cung điện thuở vàng son .

11) Cảnh hiển vinh kiệu võng với lọng tròn

Vậy “lâu đài cung điện thuở vàng son” là tuổi nào? Thuở nào. (lập lại) Chí Thiện sinh năm 1939 đến năm 1960 Nguyễn Chí Thiện được bao nhiêu tuổi để thừa hưởng “lâu đài cung điện” của “thuở vàng son”. Gia đình Nguyễn Chí Thiện thì nghèo hèn. Vì “Bố mẹ chỉ có cái nhà ở phố Lò Đúc phải bán đi (vào năm 1956) chữa bệnh “hết mẹ” nó cả tiền” (sic) (lời của Nguyễn Chí Thiện), thì làm sao Thiện có “cái “thuở vàng son”?!. Năm 1945 Cộng sản đã vào Hà Nội thì Nguyễn Chí Thiện chỉ mới được 6 tuổi làm sao Thiện có được cái “thuở vàng son”. Năm 1954 chia đôi đất nước thì Nguyễn Chí Thiện với 16 tuổi đầu (tuổi hỉ mủi chưa sạch) thì làm sao Thiện biết được “Cảnh hiển vinh kiệu võng với lọng tròn”.

Trong lứa tuổi nào trước năm 1945 (trước khi Cộng sản vào Hà Nội) thì mới còn thấy được cảnh ông Nghè vinh qui có kiệu võng có lọng tròn. Vậy xin lấy mốc thời gian vào năm 1945 thì tác giả bài thơ này đã ở tuổi 20 hay 25 tuổi có học, gia đình khá giả nên ông có đi thi, cho nên ông mới đủ hiểu biết để mơ cái cảnh vinh qui có võng, có lọng. Cảnh ông Nghè vinh qui bái tổ thì mới có cảnh: “ngựa anh đi trước võng nàng theo sau”. Vậy chắc rằng sinh năm 1939 thì không bao giờ được thấy để có thể mơ mộng cái “cảnh hiển vinh kiệu võng với lọng tròn”.

Người và cảnh phải sống cùng thời và xảy ra trong thời đại đang sống đó nên tác giả mới nối tiếc quá khứ để viết ra lời thơ trên.

12) Cảnh hàn sỉ canh tàn còn đọc sách. Khi Cộng sản vào chiếm Hà Nội vào năm 1945 thì chắc chắn không bao giờ còn nhìn thấy “cảnh hàn sỉ canh tàn còn đọc sách”. Năm này (1945) Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 mới lên 6 tuổi (lập lại). Và một điều chắc chắn là khi Cộng sản vào Hà Nội năm 1945 thì tất cả các sách vở xưa chúng thường gọi là sách vở “đồi trụy” của thời phong kiến phải bị “trưng thu” (tịch thu) và cấm đọc. Nên cảnh các “hàn sỉ canh tàn còn đọc sách” thì rõ ràng là cảnh các ông Đồ Nho xưa trên dưới 30 tuổi, nằm chong đèn đọc sách vào ban đêm. Thời Pháp đã Tây học rồi mà hàn sĩ vẫn còn nối tiếc thuở xa xưa Nho học, nên hàn sĩ vẫn sống cảnh thanh bần và vẫn còn đọc sách (Nho học). Vì sau năm 1945 miền Bắc là xã hội Cộng sản và dĩ nhiên là không bao giờ còn có Nho Học trong xã hội Cộng sản.

13) Tôi gặp lại những nhà nho thanh bạch

14) Sống an bần, xa cách bụi phồn hoa

15) Những gái quê trong trắng, hiền hòa

16) Ngồi giặt lụa bên bờ hồ nước tóe

13) Tôi gặp lại những nhà nho thanh bạch

14) Sống an bần, xa cách bụi phồn hoa

Khi người Pháp ký hiệp ước để vào lại Việt Nam thì đã không còn một xã hội Việt Nam với ông Nghè, ông Tú, ông Cử (tri huyện) có một đời sống thanh bạch hơn người, những thành phần Nho Học này đã không còn có địa vị trong xã hội như trước. Người Pháp họ loại bỏ các khoa thi Nho ông Nghè, ông Tú, ông Cử để trám vào đó bằng ông Huyện, ông phủ, ông thư ký lục hay ông Tham Tá . Nên thời đó có thơ rằng:

* Biết rày thuở trước đi làm quách

* Chẳng ký không thông cũng cậu bồi.

Tú Xương

Những người như ông Tú Xương, ông Cử đã thất thời lỡ vận, họ bị loại hẳn ra ngoài lề xã hội, họ sống nghèo nhưng thanh bạch, thì cảnh sống này phải là cảnh sống ở thôn quê chứ không thể là cảnh sống thành phố ở Hà Nội hay Hải Phòng nơi Nguyễn Chí Thiện sinh ra và lớn lên. Vì lỡ vận nên những lớp người này họ đã lui về quê ẩn thân, tránh xa nơi phồn hoa đô hội của thị tứ. Những nhà Nho này đã “sống an bần xa cách bụi phồn hoa” đây cũng là cảnh sinh thái của xã hội thôn quê miền Bắc, miền Trung Bắc thời đó.

Vậy chắc chắn tác giả tập thơ Vô Đề phải là người lớn tuổi sinh và lớn lên trước năm 1930 và chắc chắn cả miền Bắc sau năm 1945 thì không ai còn biết hay nghe nói đến “những nhà Nho thanh bạch” có lối sống thanh bần khép kín này nửa .

15) Những gái quê trong trắng, hiền hòa

16) Ngồi giặt lụa bên bờ hồ nước tóe

2 câu này diễn tả cảnh bình yên của một xã hội mà cảnh sống này chỉ có trước năm 1945 mà thôi. Thời đó mỗi tỉnh thì có 1 hay 2 xã ví dụ như Nam Định thì có xã phương Đễ Diệp, làng Hành Thiện hay làng Báo Đáp thì mỗi làng như vậy họ có hàng trăm khung cửi, khi các cô gái đã dệt xong vải thì đem đi giặt, nhưng vải thì vẫn còn sợi nên họ phải đem ra suối ngâm nước, ngâm nước xong rồi đập, đập xong thì ngâm với hồ. Sau đó lại đem phơi, vải ngâm hồ phơi khô thì lúc đó vải mới cứng lên để xếp thành xấp vải. Vậy thì năm 1945 trở đi thì tất cả đều phải trưng dụng vào hợp tác xã, trai gái thì xung vào các khu “hợp tác xã” hay đi vào “du kích” để khủng bố hay bắn giết đồng bào hoặc canh chừng lẫn nhau, thì làm sao còn có “những gái quê trong trắng, hiền hòa”, còn đâu cái cảnh “với em anh chăn tầm, với em anh dệt lụa, ta sẽ là vợ chồng !”. Cảnh ngâm vải để “giặt lụa bên bờ hồ nước toé” chắc chắn không thể xảy ra trong xã hội Cộng sản sau năm 1945. Một điều đọc giả và các thế hệ sinh sau năm 1945 hay sau này nên nhớ rằng: những cô gái dệt vải, dệt lụa không phải là những gia đình nghèo khó. Mà ngược lại những cô gái này là con cái của những gia đình khá giả vào thời trước năm 1945, nhà nào nuôi tằm dệt lụa, hoặc dệt vải phải là những gia đình giàu có, chỉ một khung cửi dệt vải thì xem như là một gia sản lớn của những gia đình nghèo khổ rồi. Vậy sinh vào năm 1939 thì Nguyễn Chí Thiện đã “thấy” cảnh dệt lụa này ở đâu ? hay Nguyễn Chí Thiện đã “sống” với cảnh này vào lúc nào để nhìn cảnh gái quê trong trắng ... ngồi dệt lụa? . Nếu thấy thì thấy khi nào với cái tuổi lên 6 này để viết thành thơ ?!

17) Tôi mơ thấy những hội hè vui vẻ

18) Những đêm vàng đập lúa dưới trăng trong

19) Tôi vuốt ve bao hình ảnh trong lòng

20) Tim còn vọng tiếng hò ngân bát ngát

21) Tiếng nhịp nhàng thoi cửi lướt trên khung

22) Tôi mến yêu cảnh rừng núi mịt mùng

23) Đầy hiểm bí và tràn lan sức sống

17) Tôi mơ thấy những hội hè vui vẻ

18) Những đêm vàng đập lúa dưới trăng trong

Câu 17 trên đây thiết nghĩ ở đây phải mở một dấu ngoặc để giải thích cho đọc giả khắp nơi hiểu rõ thế nào là “hội hè vui vẻ”.

Đối với phong tục tập quán của người Việt Nam tự xa xưa, đất nước Việt đã là một đất nước nông nghiệp, nên người Việt từ xưa chỉ có đi làm vào vụ mùa mà thôi. Tức là mùa lúa chín thì đi gặt lúa hoặc vào mùa đi cấy lúa. Lúa mùa chín vào tháng 5 thì đi gặt, khoảng tháng 6 thì hết việc. Ngày đi gặt đem lúa về, để đến đêm đêm mới đập lúa. Trăng tháng 5 thì sáng tỏ và trong vắt nên trai gái thức suốt đêm vừa hát, vừa hò, vừa đập lúa và những ngày mùa như vậy với “những đêm vàng đập lúa dưới trăng trong” thì đâu đâu cũng vui như ngày hội mở .

Trong một năm người dân sống trong cảnh thanh bình đó họ chỉ làm việc chừng độ 3 tháng rưởi thì xong việc. Sau đó rồi nghỉ ngơi vì nhà nông thì chỉ có bao nhiêu việc làm đó thôi. Vì là một nước văn minh nông nghiệp cho nên họ thảnh thơi, vì thảnh thơi mới có nhiều lễ hội đình đám. Vì vậy từ ngàn xưa trong dân gian ông cha ta đã có những câu ca dao như sau:

- Tháng giêng ăn Tết ở nhà

- Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè

- Tháng tư đong đậu nấu chè

- Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng 5

............ ......... ......... ......... ..

Ca Dao

“Tôi mơ thấy những hội hè vui vẻ”. Miền Hà Đông cách Hà Nội vài chục cây số, từ Bông Đỏ đi vào thì có “hội Chùa Hương”. Bài thơ “đi Chùa Hương” của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã nói lên cảm nghĩ của ông khi ông đi dự lễ “hội Chùa Hương” (* xin xem bài Đi Chùa Hương ở phần cuối). Lễ “hội Chùa Hương” được tổ chức gần một tháng chứ không phải vài ngày, nên lễ hội Chùa Hương này đã qui tụ rất đông người, có thể nói thời đó mà có khoảng 500 ngàn người từ khắp nơi xa xôi họ đổ về Hà Đông để dự buổi lễ hội này. Từ Thanh Hóa trở ra cách khoảng 160 cây số từ người giàu có đến kẻ trung lưu hay người nghèo, đâu đâu người ta cũng tấp nập đổ về đây xem lễ hội này. Người giàu có thì đi ngựa hay võng lộng. Người nghèo thì cơm nắm, gạo gói thì họ gánh hay quảy và đi bộ. Đây là hình ảnh rất thật của hội Chùa Hương trong những ngày lễ hội như bài thơ “đi Chùa Hương” thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã mô tả.

Lễ hội chùa Thầy ở Quảng Yên thì tổ chức khoảng 10 ngày. Chùa Vạn Kiếp thờ Đức Thánh Trần, chùa Linh Tự thờ Tướng quân Trần Khánh Dư. Nam Định thì có hội Đồng Phù. Lễ Hội đền Mẹ Liễu Hạnh tức Công Chúa Tiên Dung. Lễ hội từ đầu tháng 3 cho đến mồng 10 tháng 3. Lễ hội 2 vị Nữ Anh Hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị. Từ Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình hàng vạn bàng dân, người người chen nhau đi xem lễ hội như nước chảy, đường đi rợp người. Còn những lễ hội khác như: Bơi Đăm, Rước Giá, Hội Thầy, Bơi Thuyền, Hội Đánh Cờ Người (nữ sĩ Hồ Xuân Hương có mô tả qua bài thơ “Cờ Người”). Trai gái đứng xen lẫn vào nhau chen nhau để xem hội vô cùng vui nhộn . Tiếng cười tiếng nói không lúc nào dứt. Chứng tỏ những lễ hội và cảnh tả như trên không thể nào có được sau năm 1945 lúc đó Nguyễn Chí Thiện mới lên 6 tuổi. Vậy chắc chắn cảnh tượng này không bao giờ có trong tư tưởng của Nguyễn Chí Thiện để Thiện có thể “cảm hứng” và viết ra những vần thơ trên.

Ở đây chúng ta phải hiểu tác giả tập thơ Vô Đề chắc chắn phải sống và lớn lên trong những thập niên 30’s, 35’s và 40’s, nên ông mới có thể ngồi mơ tưởng nhớ lại thế nào là “thấy những hội hè vui vẻ” mà ông đã diễn tả những cảnh “hội hè” ở câu 17.

Từ sông Lục Đầu ngoài biển đi vào chừng 10 cây số nơi đó có đền thờ Đức Thánh Trần mà con dân Việt ai ai cũng biết đó là đền Vạn Kiếp, đi qua đền Vạn Kiếp chừng 10 cây số nửa thì đến đền thờ đức Trần Khánh Dư gọi là đền Linh Tự. Ngày xưa “hội hè” ở những khu đền này vô cùng đông đúc. Vào ngày lễ hội những ông Từ chăm sóc đền thờ tự thường để trước đền một cái Nông (nông lớn bằng 3 cái nia dùng để phơi thóc - lúa) để đựng tiền do khách thập phương khắp nơi tụ tập về lễ hội vui chơi ở đây họ tặng tiền (loại tiền kẽm ngày xưa) cho đền để hương khói quanh năm. Người cho 1 đồng, 5 đồng 10 đồng họ bỏ vào cái nông này. Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo thì chỉ có một nông đầy tiền, còn đền thờ Đức Trần Khánh Dư có đến 3 cái nông nhưng tiền đầy nông và còn chảy rớt ra bên ngoài đất. Nói như trên để thấy rằng văn hóa người Việt Nam chúng ta từ xưa cho đến nay không chuộng Vua nhưng chuộng những công thần và thờ người Anh Hùng. Vậy dịp đây xin viết lại những sự kiện lịch sử để các em, các cháu nhỏ ngày hôm nay hiểu được cũng như biết thêm về văn hóa của người Việt Nam chúng ta .

Trong thời nhà Trần 3 lần đánh đuổi quân Mông Cổ. Trận Vân Đồn (Vân Đồn tức vịnh Hạ Long bây giờ) là trận chiến quyết định chiến tình thuở đó. Tướng công Trần Khánh Dư đã thắng quân Nguyễn Hộ trong trận đánh quyết định này (Đức Thánh Trần đã biết trước quân tiếp viện cho nên Ngài đã sai tướng công Trần Khánh Dư nhận lãnh trách nhiệm quan trọng này). Nguyễn Hộ đã đưa khoảng 500 chiếc thuyền chở lương thực với 50 ngàn quân từ Quảng Đông tiếp viện cho mặt trận Bạch Đằng Giang đang bị quân đội của Đức Thánh Trần vây hảm. Quan quân nhà Nguyên chỉ có một độc đạo là phải đi qua vịnh Hạ Long để đến Bạch Đằng giang

Là một vị tướng tài ba và am hiểu địa hình (vì có một thời tướng Trần Khánh Dư đã sống và đi khắp vùng Lục Đầu để đốt than kiếm sống khi bị các tôn thất nhà Trần từ bỏ?!) nên Tướng Trần Khánh Dư đã dễ dàng bày binh bố trận để chiến thắng quân tiếp viện Nguyễn Hộ. Vừa tiêu hao quân viện trong trận Vân Đồn vừa thiếu lương thực để tiếp tế cho quân Nguyên trên sông Bạch Đằng cho nên quân Nguyên đã thua to trên cả hai mặt trận. Nếu tướng công Trần Khánh Dư không thể chiến thắng trận Vân Đồn thì Đức Thánh Trần cũng khó lòng có thể chiến thắng quân Nguyên tại khúc sông Bạch Đằng để chấm dứt nạn đao binh. Vì vậy ngay cửa đền của tướng công Trần Khánh Dư có hai câu đối rằng:

- Vân trận thắng ư đằng trận lược.

- Linh Từ so tự Kiếp Từ cao .

dịch nghĩa:

Nếu không thắng trận Vân Đồn thì làm sao có thể thắng được trận Bạch Đằng ?. Vậy nếu

đem ra để so sánh thì chiến công bên nào cao hơn.

Như trên có nói trong các ngày lễ hội, trước đền tướng công Trần Khánh Dư có đến 3 nông tiền nhưng đầy ấp rải ra ngoài đất. Như vậy chúng ta đủ thấy họ đi xem lễ hội bên khu đền thờ tướng công Trần Khánh Dư đông đúc đến mức nào. Đây cũng là một cách thầm kín ghi công những người công thần của đất nước. Nhưng tựu chung thì vẫn là Đức Thánh Trần đã toàn diện bày binh bố trận và cuộc chiến vẫn do Ngài điều khiển.

Với văn hóa của người Á Châu nói chung. Là người anh hùng thì ở đâu cũng giống nhau và chỉ có người anh hùng mới được kính mến mà thôi. Tướng Lý Long Tường có công giúp dân tộc Triều Tiên dẹp giặc Kim nay đã gần 1000 năm qua tên ông vẫn còn được người dân Triều Tiên thờ phụng gọi là “Bạch Mã Tướng Công” và người Triều Tiên cũng không phân biệt ông là người Việt hay người Đại Hàn.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi Nhật đảo chánh Pháp, một viên Tướng người Nhật có đi ngang qua sông Bạch Đằng nghe uy danh của Đức Thánh Trần nên ông xin được vào thăm đền Vạn Kiếp. Khi vào đền viên Tướng người Nhật này thấy 2 câu đối trước đền rằng:

- Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí

- Lục Đầu vô thủy bất thâu thanh

Khi đọc xong 2 câu đối trên dù là kẻ đang thắng trận nhưng viên Tướng người Nhật (tác giả quên tên) cũng phải quỳ xuống ngưỡng mộ người anh hùng (chứ không phải như tên Việt Gian Hồ Chí Minh để “Bác bác, tôi tôi” với Đức Thánh Trần, một hành động ngu xuẩn lại hổn láo với tiền nhân). Ông cuối đầu bước vào làm lễ bái. Lễ bái xong vì lòng cảm xúc nên ông làm lại bài thơ rằng:

- Thanh kỳ biệt hữu thử giang san

- Sản xuất anh hùng biểu thế gian

- Kiếm khí do kinh hồ lỗ phách

- Thu thanh túc sái thủy xàng xàng

nghĩa:

Đất nước non xanh này đẹp đẽ biết bao cho nên mới sinh ra người anh hùng làm tiêu biểu cho thế gian. Kiếm khí của Ngài đã làm thất vía kinh hồn quân thù Mông Cổ. Khi tôi đi qua đây nhìn sông Bạch Đằng nước chảy cuồn cuộn (thuỷ xàng xàng). Tôi nghe tiếng quân sĩ của Ngài hò reo khi xung chiến với quân Hồ (quân Nguyên - quân Hồ lỗ phách - dã man). Như trên đã nói các dân tộc Á Châu luôn quý người anh hùng bất kể chủng tộc hay màu da.

18) Những đêm vàng đập lúa dưới trăng trong

19) Tôi vuốt ve bao hình ảnh trong lòng

Sau năm 1945 cả miền Bắc đều vào “hợp tác xã” thì làm gì còn có cảnh “những đêm vàng đập lúa dưới trăng trong” nửa. Vậy chắc chắn cảnh sinh hoạt “đập lúa dưới trăng trong” phải là sinh hoạt của thời gian từ năm 1930 đến trước năm 1945. Đến đây tác giả Vô Danh đã chứng con người của ông với một kiến thức quảng bác già dặn trước khi Cộng sản vào chiếm Hà Nội năm 1945, (bạn đọc nên luôn nhớ Nguyễn Chí Thiện khai Thiện sinh năm 1939) năm này Nguyễn Chí Thiện mới lên 6 tuổi.

Ở miền Bắc thời xa xưa đó nơi nào cũng có hát Trống quân, hát Đúm, hát Hò, hát Quan Họ .v.v.. như ở vùng Bắc Ninh đâu đâu cũng có. Bởi vì tháng giêng, tháng hai, tháng ba làng nào cũng có “hội hè vui vẻ” thanh niên nam nữ già trẻ đều lễ hội vui chơi hát xướng như vậy và đó cũng là phong tục văn hóa của người Việt ta từ xưa đều như vậy. Nhưng sau năm 1945 thì làm sao còn có những cảnh như trên, và đến năm 1954 thì chia đôi đất nước cả miền Bắc đều bị kềm trong gọng kềm sắt nóng của Cộng sản, thì lại càng không bao giờ nghe tới những cảnh “hội hè vui vẻ” như câu thơ trên tác giả đã diễn tả.

Đến đây bạn đọc phải đọc lại câu số 9 (“giòng lịch sử đưa tôi về mấy chặng”) để thấy chặng đường lịch sử trước năm 1945 và sau năm 1945 khi Cộng sản đã làm chủ tình hình miền Bắc, những sinh hoạt xã hội hoàn toàn khác nhau mà tác giả Vô Danh đã sống qua. Nên khi so sánh hai chế độ tác giả Vô Danh vẫn mơ tưởng đến cái thời “phong kiến” dù sao thì nó vẫn còn đẹp đẽ và nhân bản gấp trăm ngàn lần xã hội Cộng sản sau năm 1945. Đó là lý do tại sao tác giả vẫn mơ tưởng về một quá khứ để có thể: (“tôi vuốt ve bao hình ảnh trong lòng”) nghĩa là phải có sống trong bối cảnh xã hội thời xa xưa đó, cho nên người ta mới lưu luyến mới “vuốt ve” để giữ “trong lòng” những “hình ảnh” đẹp đó. Người bình thường nếu chỉ nghe nói hay thuật lại thì làm sao có thể biết được những “hình ảnh” nào đó để có thể “vuốt ve” hay cảm xúc cảnh sống xã hội đó mà viết lên thành thơ?!. Để dẫn chứng; trong bài thơ “Trái Tim Tôi” được viết năm 1975, tác giả Vô Danh có nói thơ của ông là những sự thật, ông viết ra những gì ông đã nhìn thấy và chứng kiến tận mắt, những gì ông viết ra không hư cấu, không bịa đặt, không tưởng tượng (“thơ của tôi kém phần tưởng tượng” - Thơ của tôi - 1975).

20) Tim còn vọng tiếng hò ngân bát ngát

21) Tiếng nhịp nhàng thoi cửi lướt trên khung

Dù quá khứ đã qua đi nhưng khi hồi tưởng lại thì trong lòng tác giả Vô Danh vẫn còn tưởng nhớ. Nhớ những tiếng hò của các cô thôn nữ với những đêm trăng đập lúa, nhớ những tiếng hát của những cô “gái quê trong trắng hiền lành” trong khi “ngồi giặt lụa bền bờ hồ nước toé”. Nhớ những con đường dẫn ông vào nơi chiến khu, nhớ những chòi canh “hắc điếm”. Những tiếng hò, tiếng hát ngân ngân nga theo điệu hát Quan Họ, hát Trống quân, hát Đúm, hát Hò ..v.v.. . Ông cũng không thể nào quên “những tiếng nhịp nhàng thoi cửi lướt trên khung”, như trên đã nói tới. Những cảnh núi rừng đầy yêu thương và tràn lan sức sống.

22) Tôi mến yêu cảnh rừng núi mịt mùng

23) Đầy hiểm bí và tràn lan sức sống

“Cảnh rừng núi mịt mùng” âm u của những chiến khu xa xôi. Vậy tác giả phải là người ở tuổi sinh ra và lớn lên trước thập niên 40’s, phải sống ở tuổi nào trong thời kháng chiến chống Pháp mới được biết đến những chiến khu của thời buổi cách mạng đó! Những chiến khu của Cụ Phan Đình Phùng ở miền Trung. Cụ Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) ở Yên Thế. Cụ Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy và hàng trăm nơi hội tụ các nghĩa quân ở rải rác khắp vùng rừng núi Bắc Việt. Những nơi bí mật mộ quân khởi nghĩa, những chiến khu nằm trong rừng sâu bí hiểm không ai biết của các nghĩa quân nói trên. Những nơi đó chính là nơi tàng chứa sức sống của cả một dân tộc trong thời đất nước bị đô hộ. Và rõ ràng nhất là câu 24 và 25 dưới đây tác giả Vô Danh diễn tả đúng về những tổ chức kháng chiến vào thời đó.

24) Tôi thương nhớ cả tiếng cồng báo động

25) Cả những con đường, những hắc điếm âm u

Điểm độc đáo của tác giả Vô Danh là ông cho chúng ta biết rõ ràng ông đã “thương nhớ cả tiếng cồng báo động” và những “hắc điếm âm u”. Chỉ có những vùng núi rừng là nơi ẩn thân của các kháng chiến quân, những nơi được mệnh danh là “hoa địa cách mạng” người ta mới dùng tiếng “cồng” để báo động. Trong những vùng rừng núi âm u, đâu đâu cũng có những “hắc điếm” (hắc điếm ở đây là chòi canh hay là vọng gác của các nghĩa quân kháng chiến, những vọng gác này được ngụy trang và đặt trên các tàng cây cao trong rừng nên gọi là “hắc điếm”). Trên các “hắc điếm” người ta nổi lên những tràng “cồng” để “báo động” khi thấy địch quân xâm nhập vào các vùng kháng chiến này. Những “hắc điếm âm u” này nằm cách xa tổng hành dinh của chiến khu từ 5, 10, cho đến 15 cây số và tùy theo từng vùng và vọng gác này lại thông tin đến những vọng gác kia. Vì vậy địch quân muốn tấn công vào các tổng hành dinh trong chiến khu không phải là chuyện dễ làm.

Chỉ cần một câu thơ trên đây thôi cũng đủ xác định rất rõ ràng rằng tác giả Vô Danh đã có một quá khứ đi làm cách mạng chống Pháp vào những thập niên 30’s - 40’s, thập niên 30’s hay 40’s lúc đó có thể Nguyễn Chí Thiện chưa sinh ra hoặc mới chỉ lên 2 hay lên 3 tuổi, thì làm sao Nguyễn Chí Thiện có thể viết nổi những câu thơ như trên ?!. Dựa trên những câu thơ trong bài thơ này và chỉ một bài thơ này thôi cũng đủ cho chúng ta thấy tác giả Vô danh nhiều tuổi hơn Nguyễn Chí Thiện). “Cồng” là một dụng cụ ngày xưa người ta dùng để thông tin hay báo động từ những vùng chiến khu xa xôi hay các bản làng nằm sâu trong rừng núi, họ gọi nhau hay báo tin cho nhau bằng tiếng Cồng. Cồng được khoét một mặt nhưng khi đánh lên thì tiếng vang lại vọng đi rất xa. Tiếng Cồng có thể vang đi từ 4 đến 5 cây số đường chim bay trong rừng. Trong những chiến khu xa xôi thời đó người ta dùng Cồng đánh theo từng nhịp 1, 3, 5 hay đánh theo từng hồi liên tục hay đứt đoạn để làm mật hiệu liên lạc hay thông báo trong tình trạng khẩn cấp. Ví dụ: khi đánh 5 tiếng đứt đoạn nhau là mật hiệu cho biết có địch xâm nhập vào vùng kháng chiến hay đánh một hồi 9 tiếng là mật hiệu cho biết các kháng chiến quân phải sẳn sàn trong tư thế chiến đấu hay lẫn trốn. Tấn công bên phải sườn núi hay tấn công bên trái tất cả phải nhất nhất nghe theo tiếng Cồng mật hiệu. Những mật lệnh bằng tiếng Cồng này đều thay đổi hàng ngày để tránh tình trạng nhầm lẫn .v.v..



Cồng Chiêng

Lý do đó sau năm 1945 tác giả Vô Danh mới có thời gian ngồi tưởng nhớ lại những quá khứ đã qua. Ông thương nhớ kỷ niệm, thương nhớ các đồng chí ngày nào của ông trong thời gian kháng chiến. Vậy Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 đến năm 1945 Thiện mới tròn 6 tuổi thì làm sao Nguyễn Chí Thiện có thể hiểu được tiếng cồng trổi lên trên những hắc điếm kia để mà “thương nhớ cả tiếng cồng báo động”?. Nguyễn Chí Thiện mới tròn 6 tuổi thì làm sao Thiện nhớ “cả những con đường” dẫn đến “những hắc điếm âm u” trong rừng?. Và chúng ta cứ dễ dải, cứ cho đến năm 1954 Nguyễn Chí Thiện mới được 15 tuổi, thì Thiện đi “kháng chiến” ở đâu?!. Chiến khu nào còn mãi đến năm 1954 để Nguyễn Chí Thiện thốt lên “tôi thương nhớ cả tiếng cồng báo động” hoặc nhớ “những con đường” dẫn vào “những hắc điếm âm u” .

26) Cảnh chiến chinh ngựa hí với quân hò

27) Tôi cũng thấy tâm hồn tôi đuối đắm!

Ngày xưa và có thể cả đến ngày hôm nay người ta dùng ngựa để chuyển quân lương hoặc xung trận đánh nhau, cho nên khi tưởng nhớ lại những cảnh xung trận có tiếng ngựa hí có tiếng quân reo hò. Tác giả Vô Danh cảm thấy tâm hồn ông đắm đuối. Ông yêu nước say mê với tất cả bầu nhiệt huyết nên mới dám quyết tâm từ bỏ tất cả để đi làm cách mạng. Tưởng mong đất nước mình sẽ có ngày được giải phóng. Đến đây thì chúng ta có thể kết luận chắc chắn 100% rằng Nguyễn Chí Thiện không thể là tác giả tập thơ Vô Đề. Nguyễn Chí Thiện tuổi đời còn quá nhỏ để hiểu hay biết về những chiến khu chống Pháp và những năm 1935 hay 1940 hay trước năm 1945. Một điểm quan trọng nửa là Nguyễn Chí Thiện không thể là tác giả của bài thơ “Nếu Một Ngày Mai” này. Như vậy Nguyễn Chí Thiện nếu không là kẻ soán đoạt tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh, thì Nguyễn Chí Thiện là gì nhỉ ? Ai đã giúp Nguyễn Chí Thiện thực hiện được mưu đồ này ?!

28) Tại làm sao? Rõ ràng tôi biết lắm

29) Cuộc đời xưa còn có những vua quan

30) Bao bất công còn đầy rẫy lan tràn,

31) Sao tôi chỉ mơ toàn hương sắc thắm

32) Toàn sắc mầu lộng lẫy đượm hồn thơ

33) Mà lãng quên bao bóng dáng nhạt mờ?

34) Phải chăng vì cuộc sống bây giờ

36) Đầy ung độc tự buồng gan, lá phổi

36) Còn xưa là mụn lở ở da thôi!.

Và cuối cùng dưới đây tác giả Vô Danh so sánh 2 chế độ. Một là chế độ Vua, Quan trước năm 1945 và Hai là chế độ Cộng sản sau năm 1945 trở đi trên đất Bắc. Bọn cộng sản chỉ giỏi tuyên truyền bịp bợm rằng: “bọn phong kiến vua, quan tàn ác, cho nên người dân cần sự “giải phóng” khỏi ách nô lệ phong kiến.

Nếu hỏi “tại làm sao” tôi biết?. Vì tôi (Vô Danh) đã sống qua mấy chặng đường lịch sử này (lập lại câu 9 - “giòng lịch sử đưa tôi về mấy chặng”) nên tôi hiểu biết để so sánh giữa thời “phong kiến bạo tàn” và thời “cộng sản ấm no” (xem bài thơ Xưa Lý Bạch - 1967). Cộng sản thường rêu rao rằng những bất công của xã hội thời “phong kiến” thì đầy rẫy. Có!, nhưng khi đã sống dưới chế độ cộng sản cai trị, thì tác giả vẫn thấy “chế độ phong kiến vua, quan” vẫn còn thua xa bọn thực dân đỏ cộng sản về sự tàn ác và phong kiến. Cho nên ông vẫn xem quý xã hội vua, quan hay “phong kiến”, và những cái “bất công” của xã hội “phong kiến” kia xem ra cũng chẳng có gì so với tội ác, bất công của chế độ lang sói cộng sản. Những bất công xưa chẳng có gì đáng kể, mà ngược lại nó còn là “những sắc mầu lộng lẫy”. So với cuộc sống trong xã hội cộng sản thì những bất công khi “xưa là mụn lỡ ở da thôi!”. Còn bất công ở “cuộc sống bây giờ” trong xã hội cộng sản, đó là những “ung độc tự buồng gan, lá phổi”.

Chế độ vua, quan “phong kiến” như vậy, nhưng tác giả Vô Danh ông vẫn xem đó là một chế độ còn tươi đẹp hơn ngàn lần chế độ thực dân đỏ cộng sản hiện hành. Những “bất công” trong thời vua, quan “phong kiến” nếu có chăng cũng chỉ là trái táo, trái cam, ký gạo, ký nếp để đem đi biếu ông Xã, biếu ông Huyện. Chứ không có chuyện ức chế, cướp bóc trắng trợn hay hảm hiếp đê tiện cuộc sống của người dân đến tận cùng cảnh khổ như chế độ thực dân đỏ cộng sản ngày nay. Sau năm 1945 và 1954 người dân đất Bắc bị mất trắng tay từ ruộng vườn, tài sản, nhà cửa và cả vợ con đều mất trắng.

31) Sao tôi chỉ mơ toàn hương sắc thắm

32) Toàn sắc mầu lộng lẫy đượm hồn thơ

33) Mà lãng quên bao bóng dáng nhạt mờ?

Vua, quan xưa cũng có những bất công ở những nước Á hay Âu khác, nhưng ít xảy ra lộ liễu ở đất nước Việt Nam . Vì đặc biệt chỉ có Việt Nam mới có chế độ “triều đình hương đản”. Đây là một chế độ mà nhiều quốc gia ngày nay được xem là xứ “tự do” nhưng có thể nói chưa thực hiện được guồng máy “Triều Đình Hương Đản” như ở Việt Nam trong thời “phong kiến”. Trong một vài khác sẽ nói rõ như thế nào chế độ “triều đình hương đản” để các thế hệ bây giờ và mai sau hiểu rõ hơn. Trãi dài lịch sử Việt hầu như các triều đại Vua, Quan của Việt Nam không có chế độ “Phong Kiến” (phong tước và kiến ấp) như Trung Hoa.

Để kết thúc bài viết này qua bài thơ “Nếu Một Ngày Mai” trên đây. Chúng ta thấy tác giả Vô Danh đã dẫn chứng từng thời gian quá khứ của lịch sử, những chuỗi ngày mà ông đã sống qua trong bối cảnh đất nước “thanh bình” thời đó. Ông cũng chứng minh cho chúng ta thấy ông là người hiểu biết và đã đi qua mọi miền đất nước. Ngược lại Nguyễn Chí Thiện chưa đủ tuổi đời lịch lãm và chỉ được “đào tạo” để học để thuộc lòng tập thơ Vô Đề để Nguyễn Chí Thiện phải đóng kịch như một diễn viên. Chỉ cần đọc một bài thơ “Nếu Một Ngày Mai” trên đây thôi chúng ta cũng đủ thấy Nguyễn Chí Thiện với tuổi “con nít” của thời xa xưa đó, nên Nguyễn Chí Thiện không thể nào là tác giả của bài thơ “Nếu Một Ngày Mai” này. Đã gần 14 năm trôi qua đến nay chúng ta không phải nghi ngờ gì nửa khi đi đến kết luận: Nguyễn Chí Thiện đã soán đoạt tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh.

Xin quý đọc giả đón đọc bài số 2 vào lần tới. (Tập thơ Vô Đề tổng cộng 198 bài thơ và 188 đoản khúc được tác giả Vô Danh gọi là “Những Ghi Chép Vụn Vặt”). Xin quý vị đón xem.

Lê Trung Nhân

(*Đi Chùa Hương)



Nguyễn Nhược Pháp

Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậỵ
Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Lưng đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.

Me cười: "Thầy nó trông!
Chân đi đôi giép cong
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"

-- Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.

Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm,
Ý đợi người tài trai.

Em đi cùng với me,
Me em ngồi cáng tre.
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe

Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy,
Đưa cánh buồm lô nhô.

Mơ xa lại nghĩ gần.
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân...

Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?

Chàng ngồi bên me em
Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông, giời ôi chen!"

Chàng thưa vâng thuyền đông,
Rồi ngắm giời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.

Giòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ!
Thầy khen hay, hay quá!
Em nghe ngồi ngẩn ngơ.

Thuyền đi, bến Đục qua,
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
"Nam vô A-di-đà !"

Réo rắt suối đưa quanh.
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Dịp cầu xa nho nhỏ.
Cảnh đẹp gần như tranh.

Sau núi Oản, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồị
Tới núi con voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.

Chùa lấp sau rừng cây,
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.

Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.

Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói toả mờ
Hương như là sao lạc
Lớp sóng ngươì lô nhô.

Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong
Quay về nhà ngang bảo:
"Mai mới vào chùa trong"

Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
"Mai ta vào chùa trong"

Đêm hôm ấy em mừng!
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.

Em mơ, em yêu đời
Mơ nhiều ... viết thế thôi
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười.

Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.

Đường mây đá cheo veo,
Hoa đỏ, ti'm, vàng leo
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.

Mẹ bảo: "Đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
Quan-thế-âm Bồ-tát
Là tha hồ đi mau."

Em ư ? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu)

Khi qua chùa Giải Oan
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.

Tấm tắc thầy khen hay
Chữ đẹp như rồng bay.
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vào đây)

Ôi! Chùa trong đây rồi!
Động thẳm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.

Mẹ vui mừng hả hê:
"Tặc! Con đường mà ghê!"
Thầy kêu mau lên nhé,
Chiều hôm nay ta về.

Em nghe bỗng rụng rời!
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoáng ngày vui qua rồi!

Làn gió thổi hây hây.
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở!
Chàng ôi, chàng có hay?

Đường đây kia lên giời
Ta bước tựa vai cười,
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng.


Nguyễn Nhược Pháp



http://www.take2tango.com/MyFiles/image/News/06-2009/Tuan%2014/NguyenChiThien-01.jpg

No comments:

Post a Comment