MŨ BẢO-HIỂM
(TIỂU TỬ)
Mũ bảo hiểm – hồi thời trước gọi là ” Mũ An Toàn ” – là loại mũ dùng để bảo vệ cái đầu khi làm việc ở các công trường hay khi chạy xe mô-tô hay xe gắnmáy. Phải nói cho rõ để thấy vào thời nào người ta cũng … coi trọng cái đầu . Nhứt là sau nầy – nghĩa là sau 1975 – ở Việt Nam, mấy cha cách mạng càng coi cái đầu có ” ký lô ” hơn … những thứ gì khác trên cơ thể con người ! Bằng cớ là một hôm, thay vì … tập trung trí tụê để giải quyết vấn đề kẹt xe triền miên trong thành phố ( Bây giờ gọi là ” Ùn tắc giao thông ”nghe rất văn vẻ huê dạng ! ) chánh quyền bỗng … khạc ra sáng kiến bắt những người chay xe gắn máy hay xe mô-tô ( Bây giờ gọi là “Tham gia lưu thông” , nghe có … trình độ văn hóa hơn ! ) phải đội nón ” Bảo Hiểm ” ! Cái khó hiểu là không phải bị bắt buộc đội mũ bảo hỉêm khi anh trèo lên xe để … tham gia lưu thông ở bất cứ trên con đường nào, mà chỉ phải đội mũ trên những ” tuyến đường ” do nhà nước ấn định thôi ! Có nghĩa là ngoài những tuyến đường được ấn định, ở những con đường khác không có gì … nguy hiểm hết ! Có té cũng không sợ … bể đầu ! Xem tin dưới đây :
Thành ra , người dân đi đâu bằng xe gắn máy hay xe mô-tô phải … lận lưng bản danh sách những tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm để đi cho đúng, tránh bị phạt ! Và bởi vì không phải lúc nào cũng đi vào” tuyến đường đội mũ ”nên có nhiều người không mua mũ mà khi cần thì mượn đỡ của bạn bè ! Do đó mới có “dịch vụ” cho mướn mũ bảo hiểm ở mỗi đầu tuyến đường đội mũ !
Cho mướn là làm như sau :
- ở đầu đường “đội mũ “, những người làm dịch vụ nầy đặt cái bàn nhỏ để để mũ. Ở cuối con đường cũng có một cái bàn như vậy của đồng bọn .
- mình ghé vào muớn mũ , ngoài tiền mướn nộp ngay ở đó , mình phải đóng tiền … ” thế chưn ” cho cái nón. Khi chạy đến cuối đường , mình ghé vào bàn ” dịch vụ ” trả nón rồi lấy lại tiền thế chưn .
Mỗi tuyến đường chỉ có một ê-kíp dịch vụ nên chuyện mướn nón chẳng có gì rắc rối. Có lẽ bọn ” làm ăn dịch vụ” nầy đã … khoanh vùng chia nhau trước nên chuyện mướn nón đã trở thành chuyện … bình thường ! Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ như sau , do thằng con tôi kể lại :
Thằng con lớn của tôi về Việt Nam làm đám ma cho bà nội nó, sau đó, nó nhờ một thằng bạn nó chở Honda đi thăm bạn bè ở Sài Gòn . Ở một tuyến đường , thằng bạn nó ghé vào mướn nón . Tiền bạc xong , tụi nó đội nón, đi .Thằng con tôi để ý thấy có một thằng nhỏ cởi xe gắn máy cứ chạy kè kè theo hoài, sanh nghi nên nó bấm thằng bạn nó, nói nhỏ :” Ê ! Coi chừng thằng nhỏ ! Nó cứ kè theo tự nảy giờ ! “. Thằng bạn trả lời : ” Ờ ! Để coi nó muốn gì ? Mầy dòm chừng nghen ! “. Đến cuối đường, thằng nhỏ tấp vô, nói : ” Hai chú cho tui xin lại nón “. Vừa nói nó vừa đưa xấp tiền thế chân. Thì ra, nó là người của dịch vụ tuyến đường nầy ! Hỏi tại sao nó không đặt bàn dịch vụ như ở những nơi khác ? Thằng nhỏ chỉ cái bàn kê dưới gốc cây gần đó, nói : “Trước đây có chớ ! Nhưng tụi tui bị bọn đó chiếm chỗ làm ăn ! Họ là gia đình liệt sĩ nên tụi tôi coi như …thí cô hồn ! Bây giờ , thà tốn chút xăng chạy tới chạy lui mà có việc làm chớ bây giờ biết làm khỉ gì hả mấy chú ? “. Những trường hợp ngoại lệ như vậy ở Việt Nam thiếu gì ! Chuyện bình thường thôi !
Mũ bảo hiểm từ từ rồi cũng thành thông dụng ! Làm như cứ đội lên là …chuyện gì rồi cũng qua ! Đây, hãy xem vài trường hợp khá … “ấn tượng” :
Khoét lỗ cho mát
Đội nón bảo hiểm để đi khi nước lụt , sợ té xuống nước bị … bể đầu !
Đội nón bảo hiểm để vô chùa , tội lỗi … đầy đầu sợ Phật quở !
Đội nón bảo hiểm để chăn trâu, đúng là cha nầy muốn kêu ngạo Nhà Nước !
* * *
Những chuyện trên đây xảy ra cách nay cũng năm sáu năm. Bây giờ ở ViệtNam chắc khá hơn nhiều : ai ai cũng biết sử dụng mũ bảo hiểm , kể cả các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà Nước ! Đừng cười ! Không phải họ … chạy Honda nên cần đội nón, mà vì họ đang … ” đi dây chánh trị ” như trong gánh xiệc, mất thăng bằng đâm đầu té xuống lúc nào không biết, phải … nâng cao cảnh giác đội mũ bảo hiểm cho ăn chắc !
Xin kể sơ những nguy hiểm của họ bây giờ :
- bao lâu nay họ cứ … vắt vẻo một cách mù mờ trên cái “Đỉnh cao trí tuệ của loài người ” , bây giờ mới thấy cái đỉnh đó không có chân, nghĩa là nó sẽ ngả xuống bất cứ lúc nào ! Vậy là “ta” tuột xuống thôi, mà phải ” tuột nhanh cơ” để tránh … tai nạn lao động và phải đội mũ bảo hiểm nữa !
- bây giờ, ngoài miệng họ cứ nói oang oang ” phải chống những thế lực thù địch nước ngoài ” , chớ thật ra, cái sợ của các lãnh tụ là mấy thằng đồng chí ! Chúng nó luôn rình rập để đá mình ra khỏi chỗ mình ngồi để … cướp cái ghế về cho chúng ! Tiên sư chúng nó ! Mới hôm nào sau khi “nhất trí” ở đại hội và ôm hun thắm thiết khi chia tay, nay đã vội trở cờ ! Vì vậy, lãnh tụ nào cũng thủ một cái nón bảo hiểm ! Thì ra “ Cái nghề … lãnh tụ , thế mà nguy hiểm đấy! Vỡ đầu lúc nào chả biết ! “.
Nghe nói Tập Đoàn Doanh Thương gì đó của gia đình một lãnh tụ cao cấp củaViệt Nam đang nhập cảng mũ bảo hiểm loại… xịn, mắc tiền . Chắc không phải để bán cho nhân dân ! Thiên hạ đồn rằng cán bộ không thèm đội … nón cối nữa ( Bị chê là quê mùa, lạc hậu! ) từ khi có … phong trào đội mũ bảo hiểm trong giới cầm quyền!
Để quai bay phất phơ. |
Thả lòng thòng trước ngực. |
Người ngồi lái không cài, người được đèo cũng "quên luôn". |
Người lái cài lỏng lẻo, người ngồi giữa cầm tay, người ngồi sau đầu trần. |
Vắt dây lên đỉnh đầu. |
Đeo khẩu trang "khó" cài quai mũ. |
Để được “đẹp” quai mũ bảo hiểm phải kéo dài hết cỡ.
Chiếc mũ càng chênh vênh có nghĩa phụ nữ này có mái tóc “đẹp”.
Tất nhiên chiếc mũ chênh vênh cũng chứng minh “em đã có chồng”.
Với chiếc mũ ngất nghểu trên tóc cũng là
“minh chứng cho sự thủy chung”.
Và mũ bảo hiểm ngoài chức năng tránh bị phạt còn che được chiếc tằng cẩu.
Dù phải luôn tay chỉnh do chênh lệch kích cỡ giữa mũ và tằng cẩu.
Với phụ nữ Thái đã có chồng mũ bảo hiểm có kính chắn gió bụi
hay không cũng như nhau.
Chỉ có kính mắt là tác dụng thực.
Nếu xảy ra va chạm giao thông, chiếc mũ này
liệu có bảo vệ được đầu?
Nhiều kiểu đội mũ bảo hiểm độc đáo.
ReplyDelete