Pages/ Tác giả

Friday, June 15, 2012

Việt Thường: NHỮNG CHỦ NHÂN LẦU 3 (Về Hội Nhà văn Việt Nam)


http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/06/viet-thuong-nhung-chu-nhan-lau-3-ve-hoi.html

Việt Thường: NHỮNG CHỦ NHÂN LẦU 3 (Về Hội Nhà văn Việt Nam)






NHỮNG CHỦ NHÂN LẦU 3
(Về Hội Nhà văn Việt nam)
 tầng 4 (tức lầu 3) sẽ là nơi ở của những nhà văn nghệ sỹ rất Việt Nam.

Việt Thường


Khi những ngôi nhà cao tầng đầu tiên được xây dựng ở Hà-nội (từ trước 1975) thì cũng xuất hiện câu chuyện tiếu lâm “thời sự” về “nhà 5 tầng”(1). Chuyện kể rằng:
   “Ngôi nhà 5 tầng đầu tiên sau khi hoàn thành, bộ trưởng kiến trúc cùng giám đốc sở kiến trúc Hà-nội và kỹ sư trưởng của công trình tổ chức họp báo và giới thiệu về tòa nhà. Sau khi tham quan xong, chủ khách trà nước, thuốc lá, bánh kẹo lai rai, các nhà báo đều thắc mắc rằng: tòa nhà rất đẹp nhưng mọi người không hiểu sao cả 5 tầng đều không có nhà vệ sinh (nhà cầu). Viên kỹ sư trưởng đứng dậy trả lời đại ý: theo chủ trương của bộ và sở, tòa nhà này
-tầng một (tầng trệt) để làm nhà trẻ em nên không cần phải làm nhà cầu. Lý do: các cháu bị cột chặt vào ghế có lỗ, bên dưới có bô đựng cứt từ lúc đến cho đến lúc bố mẹ đón về. Mót ỉa thì đã có bô nên không cần nhà cầu. 
Tầng hai (lầu 1) giành cho sinh viên đại học ở. Nhưng sinh viên chỉ được ăn tiêu chuẩn nhà nước qui định là 15 đồng/tháng (tiền Hà-nội trước 1975) nên đói quá không có “cứt” mà ỉa, vì thế cũng không cần nhà cầu. 
Tầng ba (lầu 2) giành cho công nhân ở. Mà công nhân lương quá thấp nên luôn luôn lãn công, hết hút thuốc lại đái ỉa cho hết ngày giờ qui định ở nhà máy. Cho nên về đến nhà còn cứt đâu mà ỉa. Vì thế cũng không cần nhà cầu. 
Từng bốn (lầu 3) giành cho văn nghệ sỹ. Mà văn nghệ sỹ vốn từ khi có vụ đàn áp “bọn” Nhân văn – Giai phẩm, có thói quen “ỉa vào mồm nhau” nên cũng không cần nhà cầu. Và, 
tầng năm (lầu 4) là tầng tột đỉnh của tòa nhà, phải là nơi ngự tọa của lãnh đạo cao cấp. Là lãnh đạo đương nhiên được quyền “ỉa lên đầu lên cổ nhân dân”, có bao giờ ỉa nhà cầu đâu, nên cũng không cần đến nhà cầu. Cử tọa nghe xong, trên từ bộ trưởng, dưới đến mấy anh làm báo của các đảng Dân chủ và Xã hội đều tấm tắc khen nhà thiết kế quả đã thấm nhuần “tính đảng” trong công tác thiết kế xây dựng.”

   Bế mạc cuộc họp báo mọi người cùng hát lớn các bài “ca ngợi đảng Lao động Việt Nam”, “ca ngợi Hồ chủ tịch”; cùng hô to các khẩu hiệu: “đảng Lao động Việt Nam muôn năm”, “Hồ chủ tịch muôn năm”, “vinh quang thuộc về chủ tịch Hồ chí Minh vĩ đại” và khẩu hiệu cuối cùng là: “Nhất định không cần nhà cầu”, hội trường vang lên ba lần tiếng “nhất định”. Chủ, khách ra về hồ hởi phấn khởi trong tinh thần cách mạng “dám nghĩ, dám làm”.


   Truyện tiếu lâm là một loại hình văn học. Mà văn học bao giờ cũng phản ảnh hiện thực của xã hội. Cơ sở chuyện “nhà 5 tầng” trong đó có nói đến việc văn nghệ sỹ dưới chế độ cộng sản có thói quen “ỉa vào mồm nhau” là một sự thật, chỉ cần lôi các báo chí của Hà-nội từ năm 1959 sẽ thấy rõ ràng như vậy, nhất là tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam. Hầu hết các văn nghệ sỹ đều cố tình hoặc bị dồn ép vào cái trò “ỉa vào mồm nhau” này do các cấp lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam như Hồ chí Minh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Nguyễn chí Thanh và nhất là Tố Hữu, bày cách và cổ suý. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học cũng như những nhà lý luận “cóc cắn” ào ào lên tiếng sủa như chó làng ngày hội. Ai cũng nghiến răng trợn mắt, đao to búa lớn cố chứng minh cho “đảng” và “bác Hồ” thấy mình căm thù bè lũ Nhân văn – Giai phẩm nhất. Người bắn phát pháo hiệu cuộc thi “ỉa bậy” đó là “đại tướng Nguyễn chí Thanh”, ủy viên bộ chính trị, chủ nhiệm tổng cục chính trị của quân đội, phó bí thư quân ủy trung ương. Cái ông “đại tướng” này hay nói chuyện với văn nghệ sỹ và lúc nào cũng tự hào (thực ra là tự ti) là chỉ học đến lớp 4 nhưng có lập trường vô sản kiên định nên “vẫn làm được đại tướng và đánh thắng giặc Pháp”. Tiếp đến là Tố Hữu, người khai sinh ra phong cách “thơ cung đình” trong lịch sử văn học Việt Nam. Khác với Nguyễn chí Thanh, Tố Hữu hết sức né tránh nói đến trình độ văn hóa của mình. Là người đích thân ra đòn cũng như hoạch định cho các tay chân thân tín “chửi” những người trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Những gương mặt văn nô nổi bật nhất là Cù huy Cận, Xuân Diệu, Bảo định Giang, Nông quốc Chấn, Lưu trọng Lư, Phạm huy Thông, Xích Điểu, Hoàng trung Thông, Nguyễn đình Thi, Nguyễn Khải, Phạm Hổ, Đào Vũ, Nguyễn công Hoan v.v… về nhạc có Phạm Tuyên, Huy Du, Đỗ Nhuận, Trần Hoàn, Ngô sỹ Hiển v.v… Về điện ảnh và nhiếp ảnh có Nguyễn đức Hinh, Đinh đăng Định, Nguyễn Thụ. Giới phê bình có Hoài Thanh, Trường Chinh, Trường Lưu v.v… Các nhà lý luận có Năm Chuột (Trường Chinh, cái tên trong chuyện ngắn của cụ Phan Khôi) rồi đến Trần văn Giàu, Đào duy Tùng, Nguyễn khánh Toàn, Phạm như Cương, Hồng Chương, Nguyễn Chương, Lê đình Kỵ, Hà minh Đức, Hoàng xuân Nhị, Trần huy Liệu, Văn Tân, Trần Độ, Hà huy Giáp v.v… Loại đánh hôi chưa có chỗ đứng trong văn học nghệ thuật và phê bình, lý luận có Vũ đức Phúc (anh giáo viên trường phố huyện Gia-lâm), Phặm đình Sáu (giáo viên tỉnh lẻ Cao-bằng), Vũ Khiêu (giáo viên tỉnh biên giới Lạng-sơn) v.v… Trong giới báo chí có Hoàng Tùng, Thép Mới, Quang Đạm, Diệu Bình, Lưu quý Kỳ, Mạnh Hồng, Hoàng Tuấn, Lê bá Thuyên, Huỳnh văn Tiểng v.v… Để “nêu danh” những kẻ đê tiện nhất trong tay chân Tố Hữu, người dân đen ở Hà-nội có hai câu:

        “Xuân Diệu, Xuân Sanh như Xuân Tóc Đỏ”.

và:   “Mồm Phạm Hổ, cổ Hoài Thanh, nanh Đức Phúc” (tức Vũ đức Phúc).


   Có thể nói rằng trọn vẹn những kẻ tham gia “ỉa bậy” do lãnh đạo chóp bu của cộng sản Việt Nam động viên và chỉ đạo từ đó cho đến nay đều bước rất nhanh trên bậc thang “quan lại đỏ”. Tố Hữu từ một ủy viên dự khuyết trung ương leo vào bộ chính trị kiêm bí thư trung ương, phụ trách trưởng ban tuyên huấn trung ương, rồi giữ luôn ghế phó thủ tướng thứ nhất, thường trực thường vụ hội đồng chính phủ. Giá không xảy ra vụ “nhà thơ” Tố Hữu làm “kinh tế” về “giá, lương, tiền” thì chắc chắc anh chàng Lành (tức Tố Hữu) mà “độc” này đã thay thế Phạm văn Đồng rồi chứ có đâu đến lượt Phạm Hùng. Cù huy Cận, nhà thơ được thanh niên Hà-nội đổi tên thành Cù Hay Cắn (bậy), nay giữ ghế chủ tịch ủy ban liên hiệp văn học nghệ thuật; Trần Hoàn lên ghế bộ trưởng văn hóa; Nguyễn Khải, phó tổng thư ký hội nhà văn; Nguyễn Thụ, cục trưởng cục điện ảnh v.v… Một số khác tuy chết nhưng là chết trong “vinh quang” ở cái lúc đã có ngôi thứ trong bộ máy cai trị của cộng sản. Riêng ba chàng đánh hôi, từ cái chỗ đứng khiêm tốn ở nhà trường mái lá tỉnh lẻ, phố huyện đã leo tót về trung ương: Vũ Khiêu làm viện trưởng viện mỹ học Marx-Lénin. Phạm đình Sáu làm vụ trưởng vụ ca múa nhạc (trước Trung Kiên) và Vũ đức Phúc làm viện phó viện văn học. Còn Nguyễn đình Thi, con người có kiến thức đa dạng, cũng có tác phẩm văn học, cũng làm nhạc, cũng làm thơ, cả thơ tình nữa và cũng có nhiều mối tình “bẩn thỉu” không thua gì “mối tình bẩn” của Tố Hữu, liên tục giữ chức tổng thư ký hội nhà văn cho đến tận nhiệm kỳ vừa qua mới nghỉ… hưu, cái chức vụ mà người dân bình thường gọi là “chó giữ cửa”. Nhờ vào dịp thi “ỉa bậy” đó, một nhân vật có máu “chó săn nòi” đã xuất hiện và trở thành kẻ có uy quyền lừng lẫy và cũng lẫy lừng về các vụ làm tiền và bắt “bồ nhí”, đó là trung tướng công an Dương Thông, tổng cục phó tổng cục an ninh của ngụy quyền cộng sản Việt Nam. Và, cũng từ đó, Dương Thông cho đến nay vẫn đóng một vai trò quan trọng, đôi lúc còn là chính yếu trong các vụ thi “ỉa bậy”. Hầu như tất cả những đệ tử năng nổ của Tố Hữu đều trở thành kẻ công tác chặt chẽ với cơ quan an ninh của Dương Thông. Và, chính Tố Hữu, dù lúc nào cũng tự coi con người mình như gồm các tế bào “bằng thơ” cấu thành cũng thấy được quyền uy của công an trong chế độ độc tài, công an trị, nên có đứa con một tuy là gái nhưng không cho theo nghiệp thơ văn mà cho đi làm nghề “công an”.

   Tất cả những người kẹt trong vụ Nhân văn – Giai phẩm đều nằm tù hoặc bị cải tạo lao động ở các nông trường hoặc công trường, trừ Trần Duy (tức Trần quang Tăng). Bị tù như Nguyễn hữu Đang, Thụy An v.v…; đi chăn bò ở Ba-vì như giáo sư thạc sỹ triết học Trần đức Thảo v.v…; làm thơ đấu (đào đất) như Văn Cao, Lê Đạt, Hoàng Cầm v.v… Bị cắt hộ khẩu khỏi Hà-nội như Trần Dần… để đưa đi miền núi. Riêng Trần Duy, làm lao động phất phơ ở công trường Bảy mẫu (công viên Lê-nin hiện nay) độ một tháng thì được biên chế về hội Mỹ thuật để ăn lương nhưng nằm nhà vẽ tranh cho các sứ quán Đông-âu dưới cái tên Hồng Hà. Riêng cụ Phan Khôi, bản thân bị đày ải, bôi nhọ cho đến chết. Đau nhất là đứa con trai bất hiếu của cụ là Phan Thao, đã “đấu bố” đúng tinh thần “con người xã hội chủ nghĩa” nên vẫn là đảng viên cộng sản lại còn được Hồ chí Minh cho làm tổng biên tập báo Thống nhất. Nhưng một hôm Phan Thao đi làm về qua hồ Thuyền Cuông thì tự nhiên lè lưỡi, trợn mắt mà chết như bị ai bóp cổ. Dân Hà-nội thì kháo nhau đó là hồn cụ Phan Khôi bóp cổ chết đứa con bất hiếu. Tuy không viết một chữ nào về văn nghệ, nhưng cụ bà Phan Khôi cũng bị làm nhục bằng cách cho xếp ở một căn phòng nhỏ như cũi chó ở ngay cạnh chỗ ỉa đái của cơ quan Liên-hiệp văn học nghệ thuật (51 Trần hưng Đạo, Hà-nội) với con gái, và cụ bà làm việc hầu hạ nước nôi, quét dọn văn phòng cho các ông quan “văn nghệ đỏ” gồm: Nguyễn đình Thi, Bảo định Giang, Đỗ Nhuận, Mai văn Hiếu v.v…


   Văn nghệ sỹ, vốn làm chức năng “tải đạo” cho xã hội, thì nay trong sự nhào nặn của Hồ chí Minh và đảng của hắn, những ai muốn làm người, một người Việt bình thường cũng không thể được. Trong chế độ xã hội ở miền Bắc Việt Nam – sau 1954 – và ở cả nước Việt Nam – sau tháng 4-1975 – một chế độ, do sử gia cộng sản Việt Nam chính thống ca ngợi, mà cha đẻ là Hồ chí Minh, dù Bá Di và Thúc Tề có còn sống cũng bị khai báo hộ khẩu để công an quản lý. Văn nghệ sỹ chuyên nghiệp trở thành văn nô: viết gì, viết lúc nào v.v…đều có lãnh đạo của nhà cầm quyền cộng sản, do nhà cầm quyền cộng sản trả lương. Tất cả hội viên của hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật đều ăn lương của hội, cũng chịu sự xếp lương của cán bộ tổ chức như các ngành nghề khác như công nhân vệ sinh, thợ hớt tóc, lấy dáy tai thuộc công ty phục vụ v.v… Bậc lương của họ không tùy thuộc vào tác phẩm, vào tài năng mà căn cứ vào sự “tự nguyện thuần hóa thành văn nô của họ”. Thí dụ như nhà văn Quang Dũng, lương tương đương cán sự bậc 3 trong lúc anh chàng làm thơ “cóc cắn” Bảo Định Giang lương chuyên viên 5, nghĩa là hơn gấp hai lần tiền mặt danh nghĩa, còn giá trị thực thì chênh lệch một trời một vực. Bởi lẽ tất cả mọi nhu cầu ăn, mặc, ở của Quang Dũng đều trói tròn trong đồng lương bậc 3 (khoảng 64 đồng tiền Hà-nội trước 1975). Còn Bảo định Giang được ở nhà, điện, nước cho đến giường nằm, tủ quần áo, xe hơi, máy thu thanh… đều do “đảng” cung cấp. Đã thế còn có sự khác biệt về chế độ ốm đau, nơi khám bệnh, nơi mua hàng theo giá rẻ gấp nhiều lần so với thị trường tự do và tiêu chuẩn mua hàng thanh lý và hàng “viện trợ”, và cuối cùng lúc chết cũng khác biệt về vải liệm, áo quan, vòng hoa viếng (loại bao nhiêu tiền) và nơi chôn cũng như được đảng cáo phó hay không v.v… Trong sáng tác lại còn phân biệt hơn nữa. Trước hết, tác phẩm không cần phải thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc mà phải “thỏa mãn tính tự kiêu, tự mãn” của Hồ chí Minh và những người thừa kế (thường nhập nhằng trong khái niệm “đảng”); tác phẩm không được phản ảnh đúng hiện thực của xã hội mà phải “tô hồng” với ta, “bôi đen” với địch và “bóp méo” dữ kiện lịch sử. Văn nghệ sỹ không còn quyền sáng tác tự chủ mà trở thành người thợ thủ công “đẻ” tác phẩm theo mẫu mã, kích thước và thời gian giao hàng do Hồ chí Minh và những người thừa kế ra lệnh. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mà Hồ chí Minh là kẻ “phóng tác”, nếu như các tiểu chủ như đạp xích-lô, hớt tóc dạo v.v… phải gia nhập bắt buộc vào các hợp tác xã của nhà nước cộng sản để chịu sự quản lý mọi mặt từ con người, lao động, loại sản phẩm, giờ giấc sinh hoạt của cả cuộc đời cho đến tư tưởng, thì, văn nghệ sỹ cũng bị quản lý như vậy. Có chút khác biệt là cơ chế quản lý văn nghệ sỹ, về nội dung là một hợp tác xã, còn về hình thức thì được tô màu lòe loẹt là ”Hội”.Đương nhiên các chức sắc của “hội” được tuyển chọn theo tiêu chuẩn có “tai, mũi, mắt” của “chó giữ nhà”, và bọn họ đều chịu sự lãnh đạo hai chiều: phần “sáng tác” do ban tuyên huấn trung ương chỉ đạo (xưa là Tố Hữu, nay là Đào duy Tùng) và phần “an ninh chính trị” do Dương Thông trung tướng cộng an, tổng cục phó an ninh. Bản thân các chức sắc của “hội” lại bị giám sát bằng một mạng lưới “mũ” (tức công an chìm) của Dương Thông qua các lái xe, thợ in, chủ quán cà-phê, trà chén, và ngay chính một số hội viên của hội. Văn nghệ sỹ đúng là phải sống trong cảnh “thiên la, địa võng” ngoài sợi dây buộc chiếc bao tử như cái hàm thiếc ngoàm vào mồm con ngựa. Có điều trớ trêu là Hồ chí Minh rất “khoái” Tố Hữu và Dương Thông về cái sản phẩm “thiên la, địa võng” đó, cũng như Tồ Hữu và Dương Thông “khoái đàn chó giữ nhà” và bầy “gác-điêng” do mình tạo ra. Nhưng thực ra, nhiều văn nghệ sỹ vẫn làm được cái việc “thăng thiên, độn thổ”, trở về lòng Mẹ là nhân dân và Tổ quốc để phủ lên các đồi hoang văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa bằng rừng xanh văn học dân gian, bằng cách nói nước đôi, bằng mượn chuyện xưa răn đời nay v.v…

   Sau vụ đàn áp phong trào Nhân văn – Giai phẩm ít lâu, có những nhà văn “gọi là còn có lòng” cũng tự làm lấm cuộc đời sáng tác văn học của mình, như Nguyễn huy Tưởng, viết “Truyện anh Lục”, ca ngợi cố nông có tài “vu láo”. Một số tài năng xuất sắc bị “cất bút” không cho sáng tác, nhất là về thơ như Lê Đạt, Trần Dần, Hữu Loan, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm v.v… chủ yếu là sự đố kỵ về tài năng của nhóm Tố Hữu, Cù huy Cận, Xuân Diệu, Chế lan Viên; hoặc về văn như Phùng Quán, Vũ Cao, Bùi quang Đoài, Quang Dũng, Trần lê Văn; hoặc về nhạc như Văn Cao, Tử Phác; hoặc về họa bị chèn ép như Văn Cao, Nguyễn Sáng, Trọng Kiệm, Bùi xuân Phái v.v… về điện ảnh và sân khấu như Trần Công, Phan Tại (bị tù). Tuy không đủ gan nói trắng trợn như Mao trạch Đông rằng: “Trí thức không bằng cục phân”, nhưng trong sử dụng thì Hồ chí Minh và tay chân của hắn coi “trí thức và văn nghệ sỹ” như cục phân thực thụ. Tất cả đều bị bỏ vào ủ trong cái cơ chế “hố xí hai ngăn xã hội chủ nghĩa”(2). Bao tài năng bị hủy bỏ, bao tài năng bị ủ trong “hố xí hai ngăn xã hội chủ nghĩa” đã biến chất văn nghệ sỹ thành các thứ nô lệ tôi mọi, lo lắng và hành động theo bản năng thấp hèn. Xuân Diệu, Hoài Thanh… chỉ lo đi giới thiệu và bình thơ Tố Hữu. Còn Chế lan Viên thì bốc thơm thơ Sóng Hồng (tức Trường Chinh). Tất nhiên, cả bộ máy “hợp tác xã văn nô” được huy động vào việc “nịnh” Hồ chí Minh. Mỗi văn nghệ sỹ đều cố sáng tác thật nhiều tác phẩm ca ngợi Hồ chí Minh. Đó là công điểm, là lập trường cách mạng, là lá bùa hộ mạng mà cũng là cần câu cơm cùng bậc thang danh vọng của giới “hợp tác xã văn nghệ xã hội chủ nghĩa”. Tố Hữu, Trần Hoàn (hiện nay là bộ trưởng văn hóa, quan thầy của Trịnh công Sơn), Diệp minh Châu, Đinh đăng Định v.v… là điển hình của văn nô về cái bén nhạy trong “thi công” văn học, nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.

   Vườn hoa văn học nghệ thuật truyền thống của nước Việt Nam văn hiến đã bị các loại cỏ độc cộng sản do Hồ chí Minh gây giống làm thui chột. Với cách đào tạo, cải tạo, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng như vậy, lẽ đương nhiên phải nảy sinh những con người dạ thú. Ngay như Xuân Diệu, chỉ một “Phấn thông vàng” và các bài thơ làm trước 1945 cũng đưa hắn ta lên đỉnh cao, vậy mà được cải tạo trong “hố xí hai ngăn xã hội chủ nghĩa” của Hồ chí Minh, Xuân Diệu trắng trợn “ăn cướp” công trình sưu tầm thơ về Hồ chí Minh qua tập “Sáng tháng năm” của sinh viên đại học tổng hợp văn (Hà-nội) là Hạ bá Nền (lý do tiền là phụ mà lý do chính là muốn “lấy điểm” với Hồ chí Minh!). Chỉ cần một phần nhỏ gia sản sáng tác của mình trước 1945, Chế lan Viên cũng được mến mộ, vậy mà có thể uốn ngòi bút để ca ngợi thơ của Sóng Hồng (chỉ vì Sóng Hồng tức là Trường Chinh) với thơ kiểu “quan võ” trong truyện tiếu lâm Việt Nam. Thơ Sóng Hồng với những câu:
“Sắt chạm sắt, lóe lửa
Tiếng chạm tiếng đinh tai…”

Có khác gì thơ “quan võ”:
“Chẳng phải voi, chẳng phải trâu
Ấy là con chó cắn gâu gâu
Khi ngủ với nhau thì phải đứng
Trăm năm chẳng được hớp chè tàu”

   Có điều thơ “quan võ” do anh phó may nịnh, còn thơ Sóng Hồng do Chế lan Viên nịnh! Nhờ đó nên bước vào đại hội 4 cộng đảng, Chế lan Viên bị trượt phiếu ở đảng bộ cộng sản ở hội liên hiệp văn học nghệ thuật, lập tức được Trường Chinh (tức Sóng Hồng) hỏa tốc cho vào ứng cử ở đảng bộ tỉnh Lâm-đồng” (Thật kỳ quái!). Đặc biệt văn nô Hoài Thanh còn chấp nhận cả một thứ công việc vô sỉ nữa là vụ lấy vợ vào lúc mà cả hai hàm răng đã rụng không còn cái nào. Chẳng là một góa phụ của một cố bộ trưởng hồi xuân, ngụ tại đường Trần quốc Toản (Hà-nội) hay được mấy con bướm trong trung ương đảng (cộng sản) đến hút nhụy, để xảy ra ghen tuông làm ầm cả phố phường. Trùm lãnh đạo tư tưởng Tố Hữu có sáng kiến ghép đôi lứa bà quả phụ hồi xuân đó cho Hoài Thanh, nhỡ có gì thì làm nhiệm vụ “đổ vỏ” cho mấy ông trung ương “ăn ốc”. Đó là võ cũ của nhà thơ Tố Hữu, trước năm 1959, đã gạt cô “bồ nhí” sang cho một họa sỹ trẻ, em nuôi của cô ta. Rồi một nhà văn, tác phẩm thì tầm thường, nhưng có dáng người cao ráo, đã hãnh diện vì vợ được kèm đàn tại tư gia cho một ông đại tướng, nên đã leo rất nhanh thành “quan văn nghệ đỏ”. Cũng như một nhà thơ kỳ cựu đã giới thiệu cô “bồ nhí” đến an ủi cho vị nguyên thủ nên có nhiều bê bối mà vẫn “huề cả làng”. Nhiều lắm, có thể kể cả thế kỷ cũng không hết những thí dụ về “người thật việc thật”. Chính những “tấm gương” rất “cộng sản” đó đã làm tha hóa biết bao nhiêu văn nghệ sỹ. Và, cái hợp tác xã văn học nghệ thuật trở thành chốn dung thân cho những kẻ lấy “sáng tác” làm nghề phụ mà nghề chính là “thổi ống đu đủ”, là “lăn, lê, bò, toãi”, là “ỉa bậy”!

   Nhà nước của Hồ chí Minh và những người thừa kế ngày đêm lo hoàn chỉnh bộ máy đàn áp và thống trị các tầng lớp nhân dân thì ngược lại những người bị áp bức cũng hoàn chỉnh các cách chống lại tụi thống trị. Công nhân, xã viên nông nghiệp, xã viên thương nghiệp, cán bộ, nhân viên, bộ đội, trí thức, sinh viên v.v… luôn đẻ ra nhiều cách lãn công, hối lộ, vô hiệu hóa công cụ chuyên chính của chế độ. Còn văn nghệ sỹ? Họ dùng nghề nghiệp của mình là sáng tác, là phản ảnh hiện thực của xã hội, tìm cách “luồn lách” vào các sơ hở của ngụy quyền, thực sự “dựa vào dân” để nhớ, để lưu hành miệng, để hoàn chỉnh mọi tác phẩm tấn công vào nhà nước bạo quyền của Hồ chí Minh và chân tay thân tín. Ngoại trừ một số những sáng tác luồn lách để in được do các tác giả có dụng ý như truyện ngắn “Cây táo ông Lành” trên báo Văn nghệ; “Nhà Lý” trên báo Thống nhất; “Vào đời” của nhà xuất bản Văn học; cho đến các truyện ngắn “Cái gốc”, “Tờ hoa” v.v… thì ngay cả những nhà văn có một thời “lỡ sống hên”, về cuối đời đã liều mình chơi lại ngón “đà đao” như Nguyễn công Hoan với “Đống rác” và “Nhớ gì ghi nấy”; như Tú Mỡ nằm dưỡng bệnh “chờ chết” ở Quảng-bá (Hà-nội) khi nghe tin trên đài báo “Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng” đã nói với mọi người rằng “nhờ Nhất Linh và anh em trong Tự lưc Văn đoàn mà trở thành nhà thơ trào phúng” và thường buồn bã kể lại những kỷ niệm đẹp của thời sống với Tự lực Văn đoàn v.v… không thèm hé răng nói gì đến “bác Hồ” với “đảng của bác” hoặc cái hợp tác xã văn học do Nguyễn đình Thi làm chủ nhiệm!

   Cả bộ máy tuyên huấn trung ương do Tố Hữu chỉ đạo, phối hợp nhịp nhàng với cơ quan an ninh của Dương Thông và Quang Phòng luôn tìm cách trấn áp, bôi nhọ, vu cáo những văn nghệ sỹ chân chính, như viết bài tố cáo cụ Phan Khôi là mật thám của Pháp; giáo sư Trần đức Thảo là đạo văn; Trần Dần, Đặng đình Hưng là nòi phản động, trong nhóm với Đinh Hùng (ở miền Nam); Hoàng Cầm biến chất; Lê Đạt “bị mụ gián điệp” Thụy An mua chuộc; Vũ trọng Phụng (đã chết từ trước 1945) và Trương Tửu là phần tử Troskiste; Tử Phác là con quan lại phản động v.v… Thôi thì đúng như cụ Nguyễn Du đã “tiên đoán”:

          “… Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh”…

hay:   “… Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”…

   Bảo định Giang thôi làm thơ “con cóc” mà cả ngày viết báo cáo “đồng kính gửi” Tố Hữu và Dương Thông về thái độ của từng văn nghệ sỹ “khả nghi”. Hắn ta lưu ý cấp trên đến cả việc Nguyễn Tuân vắng mặt trong ngày “viếng” đại tướng Nguyễn chí Thanh là biểu hiện cụ thể của hành động “chống đảng”. Mai văn Hiến thì bò như rắn lên cầu thang ở nhà tập thể đường Nguyễn thái Học (Hà-nội), áp tai vào cửa phòng của họa sỹ Nguyễn Sáng xem “bàn luận” gì với Văn Cao. Xuân Diệu đi khắp các trường đại học nói chuyện “về tên Hoàng Cầm” đã dám chê thơ của “lãnh tụ Tố Hữu” là đục lờ lờ như nước vo gạo. Vũ đức Phúc thì gào lên rằng “văn học dân gian là phản động!” v.v… Còn Nguyễn đình Thi, hàng ngày đều đặn đi xe hơi đến nhà riêng Tố Hữu nhận kế hoạch “trấn áp tư tưởng” lũ “văn nghệ sỹ chống đảng”. Trong lúc đó Trần Duy suốt ngày “đeo cái mác thư ký tòa soạn báo Nhân văn” cưỡi mô-bi-lét đời mới do thân nhân ở Pháp gửi cho để “thăm dò tư tưởng” giới trẻ và giám sát những người qua lại với Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm v.v… lấy tài liệu viết báo cáo định kỳ nộp cho Dương Thông hoặc qua tay Quang Phòng chuyển tới Dương Thông. Nông quốc Chấn (thứ trưởng văn hóa) có vẻ thực dụng hơn nên “đánh bè lũ Nhân văn” bằng cách làm hại đời con gái của một nhà văn lão thành trong nhóm Nhân văn. Người Hà-nội chua chát nói đến chuyện này kết hợp với việc Nguyễn đình Thi dụ dỗ một ca sỹ trẻ, tên là Vi Oanh, ở đài phát thanh, khi “bể mánh” lại đến tận đài phát thanh gặp Trần Lâm, tổng biên tập của đài, đề nghị cho cô bé nhẹ dạ đó “nghỉ việc”. Cũng may, nhẹ dạ trong tình yêu nhưng cô ca sỹ có thần phù trợ nên còn lưu được lá thư bút tích của Nguyễn đình Thi xin lỗi lỡ hẹn vì “phải đi nghe cố đạo giảng kinh” (ý nói bị Tố Hữu gọi lên nghe lệnh). Lá thư được gửi đến tay Tố Hữu nên cô ca sỹ khỏi bị “đuổi việc”. Còn Nguyễn đình Thi, lưng còng hơn nữa trước Tố Hữu và bị cảnh cáo cho nghỉ “nhiệm vụ nghị gật” trong quốc hội bù nhìn! Câu nói đó là:
“Kinh tày đình, thằng Thổ hại cô Thái
Họa xiếc khỉ, tên Thi hiếp nàng ca.”

   Các báo Nhân văn, tạp chí Trăm hoa và Giai phẩm… bị đóng cửa vĩnh viễn, nhưng ngụy quyền của Hồ chí Minh không thể nào “đóng cửa” được “báo nói” của đích thực những “văn nghệ sỹ nhân dân”. Truyện tiếu lâm thời đại, thơ ghế đá được truyền miệng cả Hà-nội đến nông thôn, vừa sâu sắc vừa kịp thời. Đối tượng bị đả kích là ngay lãnh chúa Hồ chí Minh, thí dụ như:


“Việt Nam có một ông già
Râu dài, tóc bạc tên là Chí Minh
Ông hay uống rượu một mình
Hễ buồn lại rủ Trường Chinh uống cùng
Say sưa ông nói lung tung
Việt Nam mình sẽ sánh cùng năm châu
- Này ông, chuyện ấy còn lâu!”

   Ngày lăng Hồ chí Minh được khánh thành cũng có thơ ghế đá truyền khắp Hà-nội:




“… Cũng lăng, cũng lính, cũng kèn đồng
Xác chết da xương, tim óc không
Nằm quan tài kính cho người ngắm
Xác nhắm mắt nghiền chẳng dám trông
Sở thú kề gần dăm, bảy bước
Thú người, người thú, nực cười không!”



   Ngày tượng Lénine được dựng xong, ai đó đã khoác chiếc áo “đại cán” rách và cái nón cối rách lên tượng, cùng lúc bài thơ ghế đá ra đời:
“Lê-nin quê ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
- Tự do, hạnh phúc lũ mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra thế nào!”

   Nói về thành tích “bác, đảng” đem lại cho nhân dân:
“Tự do chết đói cả nhà
Hạnh phúc vợ góa, mẹ lòa, con côi
Độc lập kiểu ấy… thì thôi!!!”


   Giới lãnh đạo cộng sản điên cuồng, Trường Chinh đến trường đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc hằn học lên án “bè lũ ăn cơm xã hội chủ nghĩa mà chửi chủ nghĩa xã hội”. Tố Hữu cho tổ chức “ôn nghèo nhớ khổ” trong các ngành và cho in tập tài liệu “lưu hành nội bộ” có tựa đề: “Về bè lũ Nhân văn – Giai phẩm chống đảng”. Ban tổ chức trung ương ban hành lệnh thành lập bộ phận “bảo vệ đảng” ở tất cả các đảng bộ. Bộ công an tăng cường lập thêm màng lưới đặc tính trong “hợp tác xã văn nô”, nhằm vào “giới trẻ” và kẻ “có tội trong sinh hoạt”. Nhà văn quân đội, trung tá Nguyễn Khải được Tố Hữ ra lệnh viết một loạt 9 bài “hơi tiêu cực” để đăng trên báo… Nhân dân(!). Kết quả: chỉ có một thầy giáo trẻ “hưởng ứng” và bị quân của Dương Thông hỏi thăm sức khỏe. Tố Hữu bẻ mặt, Nguyễn Khải bị mọi người cầm bút xa lánh như tránh hủi (tất nhiên có cả văn nô làm ra vẻ ta “đàng hoàng”). Nhờ thành tích “cò mồi” đó mà văn nô Nguyễn Khải đã nhanh chóng qua mặt các đàn anh, đeo lon đại tá, giữ chức phó tổng thư ký hội nhà văn kiêm ủy viên đảng đoàn của hội liên hiệp văn học nghệ thuật. Trong số các “mú” mới của Dương Thông, phải kể đến hai “mú cái”: một là nhà văn Ngọc Tú, được tuyển chọn sau chuyện bị bắt quả tang “đ… bậy” (không phải ỉa bậy) với kịch tác gia kiêm ủy viên bộ biên tập báo Văn nghệ, Xuân Trình, ngay trên bàn làm việc ở tòa soạn; hai là cô giáo dạy tiếng Pháp Đỗ phương Quỳnh, sau khi đã “cắm sừng và bỏ chồng” nhưng vẫn “ham vui”, được về làm báo ở Nhà xuất bản ngoại văn. Còn “mú đực” cũng nên lưu ý là Nguyễn quang Sáng, một người ham “ăn nhậu” và thích kết bạn với các cai tù để được hành lạc với “tù hình sự nữ”. Hay đi theo Nguyễn quang Sáng đến “chơi” các trại cải tạo có Trịnh công Sơn và Miên đức Thắng, hai người đã được an ninh và trí vận miền (Nam) móc nối từ trước 1975 để làm “suy yếu sức mạnh chống cộng của miền Nam”.

   Ngày nay, sức mạnh chính nghĩa của thời đại cùng với hào khí của dân tộc Việt Nam vẫn đang lay tận gốc chế độ xã hội phi nhân do Hồ chí Minh và những người thừa kế thiết lập và củng cố. Những văn nghệ sỹ chân chính vẫn là một sức mạnh đáng kể. Lớp đàn anh trong phong trào Nhân văn – Giai phẩm đã có nhiều người chết, số còn lại quá già yếu hoặc bắt đầu… muốn nghỉ hưu. Nhưng lớp trẻ ở cả trong và ngoài nước ngày càng nhiều, rất sung sức trong việc dùng ngòi bút góp phần xóa bỏ chế độ xã hội phản dân hại nước hiện nay ở Việt Nam. Đương nhiên, để đối phó lại ngụy quyền cộng sản Việt Nam cũng tuyển chọn một đội ngũ “văn nô” và “mú văn học” ở cả trong và ngoài nước. Chỉ cần tỉnh táo đôi chút sẽ phân biệt được văn nghệ sỹ chân chính với văn nô. Bởi vì văn nô cũng giống như kẻ già vờ giết rắn: giơ tay cao đánh nhẹ vào khúc đuôi chứ không dám đánh vào cái đầu. Có điều, nhân dân Việt Nam đã ba đời bị “lừa bịp” nên mau chóng có kinh nghiệm phân biệt thực giả. Cho nên dù Đào duy Tùng và Dương Thông có cho lũ văn nô quốc nội sang tiếp sức cho văn nô hải ngoại như đoàn của Lê đình Kỵ và Ma văn Kháng vừa xong cũng chỉ là cảnh “chết đuối” vớ “bọt bèo”.

   Cái ngày tất cả các tầng của tòa nhà 5 tầng (tức 4 lầu) sẽ có nhà cầu đầy tiện nghi không còn bao xa. Và, tầng 4 (tức lầu 3) sẽ là nơi ở của những nhà văn nghệ sỹ rất Việt Nam.

Tháng 6-1992

Chú thích:

1- Ngoài Bắc gọi là 5 tầng, còn trong Nam gọi là 4 lầu 1 trệt.
2- Hố xí hai ngăn là phát minh của chế độ Hồ chí Minh để ở các cơ quan, trường học đi đại tiện. Hố xí có hai ngăn 2 thùng đựng phân khi đi đầy thùng phân thứ nhất thì được bịt kín lại bằng đất và người đại tiện phải đi vào thùng thứ hai. Khi thùng thứ hai đầy, cạy thùng thứ nhất ra lấy phân đó nói là đã được ủ lên men đi sử dụng cho nông nghiệp và cứ như thế.

No comments:

Post a Comment