Pages/ Tác giả

Wednesday, March 14, 2012

Kim dung Tư bản- 300 BANKS lợi nhuận từ lò nguyên tử.

LTS- Xin đón xem bài 2, Nguyên nhân Tập Đoàn Việt Gian CS vẫn muốn chi phí xây lò nguyên tử, bất chấp mọi hiểm họa.

300 ATOMIC BIG BANG BANKS





trích trong bài Dân Chủ, Huyết Hoa trg 87, 

dựa trong bản tin của HoaTuDo dưới đây:

300 Ngân Hàng Bơm 100 Tỉ Đô Làm Vũ Khí Nguyên Tử
Trong khi chánh quyền nhiều nước và Liên Hiệp Quốc ra sức tài giảm vũ khí nguyên tử, ngành làm vũ khí nguyên tử vẫn sống và làm giàu. Đó là nhờ trên 300 ngân hàng tài trợ cho các công ty làm vũ khí tại 30 quốc gia, sản xuất vũ khí nguyên tử giết người hàng lọat mà các siêu cường cấm hay tài giảm. 
Phát giác này của International Campaign to Abolish Nuclear Weapons (ICAN), được công bố trong một văn kiện dày 180 trang, cho biết số tiền đó lên tới 100 tỷ mỗi năm. Các ngân hàng tài trợ để những công ty làm vũ khí nguyên tử sản xuất ra từ đầu đạn nguyên tử, hỏa tiễn, bom và tàu lặn chạy bằng nguyên tử. 
Tổ chức khui vụ này nói những công ty làm những vũ khí giết người hàng lọat bị quốc tế cầm đó là công ty BAE Systems and Babcock International ở Anh, Lockheed Martin và Northrop Grumman ở Mỹ, Thales và Safran ở Pháp, và Larsen & Toubro ở Ấn. 
Có 322 định chế tài chánh bị vạch mặt đã tài trợ làm vũ khí nguyên tử lậu, hầu hết những định chế tài chánh này ở Mỹ và Ây châu. 
Tài trợ nhiều nhứt là Bank of America, BlackRock và JP Morgan Chase ở Mỹ; BNP Paribas ở Pháp; Allianz và Deutsche Bank ở Đức Germany; Mistubishi UJF Financial ở Nhựt Japan; BBVA và Banco Santander ở Tâyban Nha; Credit Suisse và UBS ở Thụy sĩ; và Barclays, HSBC, Lloyds và Royal Bank của Scotland ở Anh.



Xin đón xem bài tời : Nguyên Nhân Tập Đoàn Việt Gian CS muốn chi ... để cấp tốc xây lò nguyên tử bất chấp mọi nguy hiểm


-------------
** câu trả lời của  ông Greg Smith như sau:

Thứ Sáu, 16/03/2012 

Greg Smith:“Môi trường của Goldman Sachs đang trở nên độc hại và mang tính phá hoại



ơn chấn động mới cho Phố Wall:
Ngân hàng Goldman Sachs “vặt lông” khách hàng
Uy tín của ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Goldman Sachs đang bị suy sụp nặng nề khi một giám đốc của ngân hàng này từ chức và tố cáo gã khổng lồ Phố Wall là chỉ chăm chăm tìm cách “vặt lông” khách hàng.
Ngày 14/3, mục Ý kiến của báo New York Times đăng một bài viết với tựa đề “Vì sao tôi rời bỏ Goldman Sachs?” của Greg Smith, 33 tuổi, một cựu giám đốc và phó chủ tịch của ngân hàng này. Ông Smith đã làm việc ở Goldman Sachs từ năm 2000. Trong bài, ông Smith khẳng định: “Môi trường của Goldman Sachs đang trở nên độc hại và mang tính phá hoại hơn bao giờ hết”.

Văn hóa luôn là một yếu tố quan trọng đem lại thành công cho Goldman Sachs - ông Smith viết - Đó là tinh thần đồng đội, sự khiêm tốn, sự toàn tâm toàn ý phục vụ khách hàng... Văn hóa này là chất vôi vữa vô hình tạo nên sự cố kết của doanh nghiệp khổng lồ này, đảm bảo niềm tin của khách hàng suốt143 năm qua. Nếu chỉ vì mục tiêu duy nhất là kiếm tiền, nó đã không thể tồn tại lâu đến vậy... Nhưng hôm nay, tôi rất buồn khi nhìn quanh và không hề thấy bất cứ dấu vết nào của nền văn hóa đó... Tôi đã đánh mất niềm tự hào và cả niềm tin”.

Ông Smith cho biết trong hơn mười năm ông đã phỏng vấn và tuyển dụng các sinh viên xuất sắc cho Goldman Sachs. “Tôi hiểu rằng đã đến lúc phải ra đi khi nhận ra rằng mình không thể nào nhìn vào mắt các sinh viên và nói với họ rằng Goldman Sachs là một nơi tuyệt vời để làm việc”.

Bài viết của ông Smith lập tức đã gây ra một cơn địa chấn ở Phố Wall.

Coi khách hàng là con rối

Trong bài, ông Smith tố cáo ban lãnh đạo Goldman Sachs chỉ quan tâm đến việc bòn rút tiền càng nhiều càng tốt từ túi của khách hàng. “Tôi dự vô số cuộc họp bán chứng khoán phái sinh, và không ai dành dù chỉ một phút thảo luận về cách thức giúp khách hàng. Tất cả đơn giản chỉ là chúng ta làm cách nào kiếm được tiền từ họ càng nhiều càng tốt. Tôi cảm thấy phát bệnh khi nghe mọi người thản nhiên bàn cách làm thế nào cướp bóc được khách hàng một cách tàn nhẫn” - ông Smith viết.

Ông Smith cho biết trong vòng 12 tháng qua, ông nghe thấy năm giám đốc điều hành gọi khách hàng của họ là “con rối”. Ông Smith cho rằng Goldman Sachs thay đổi vì tầng lớp lãnh đạo đã thay đổi. Theo ông, trong quá khứ những người được đưa lên làm lãnh đạo phải có những ý tưởng lớn, trở thành tấm gương cho người khác noi theo và luôn hành xử đúng đắn. Còn nay, “chỉ cần kiếm được nhiều tiền cho hãng (và không phải là kẻ giết người với một cái rìu) là sẽ được thăng chức”.

New York Times cho biết trong vòng 24 giờ, bài viết của ông Smith đã thu hút khoảng 3 triệu lượt truy cập. Theo báo Wall Street Journal, lập tức giá cổ phiếu Goldman Sachs giảm 3,4%. Như vậy, giá trị thị trường của Goldman Sachs giảm tới 2,15 tỉ USD. Phản ứng lại, tổng giám đốc điều hành Goldman Sachs là Lloyd Blankfein tuyên bố bài viết của ông Smith chỉ phản ánh quan điểm của “thiểu số”. Ban lãnh đạo Goldman Sachs cũng bắn đi thông tin cho rằng ông Smith hành động như vậy vì cay cú do không được thăng chức.

Con mực ma cà rồng

Trên thực tế, chẳng phải đến bây giờ Goldman Sachs nói riêng và các ngân hàng Phố Wall nói chung mới bị chỉ trích là suy thoái đạo đức. Năm 2010, phóng viên kinh tế Matt Taibbi của báo Rolling Stone đã cáo buộc Goldman Sachs thao túng thị trường tài chính để kiếm lợi. Ông Taibbi mô tả Goldman Sachs là “con mực ma cà rồng điên cuồng ép chặt vòi vào bất cứ thứ gì có hơi tiền”.

Goldman Sachs từng dính vào hàng loạt vụ xìcăngđan. Hồi tháng 4-2010, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) cáo buộc Goldman Sachs lừa đảo khách hàng khi cố tình bán cho họ loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp, trong khi đặt cược rằng loại chứng khoán này sẽ rớt giá. Hậu quả là các khách hàng Goldman Sachs thiệt hại 1 tỉ USD. Sau đó Goldman Sachs đồng ý nộp phạt cho SEC hơn 300 triệu USD và bồi thường cho khách hàng 250 triệu USD.

Hồi tháng 2/2010, tạp chí Đức Der Spiegel tố cáo Goldman Sachs âm thầm giúp chính quyền Hi Lạp che giấu tình trạng nợ công nghiêm trọng, khiến cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thêm trầm trọng. Cựu giám đốc Ngân hàng Phố Wall William Cohan cho rằng trên thực tế Goldman Sachs đã chơi trò “ăn cướp” của khách hàng từ thời đại suy thoái thập niên 1930. “Nó không xảy ra trong 12 năm qua như Smith mô tả, mà đã đi vào máu của doanh nghiệp này” - chuyên gia Cohan khẳng định.

Nghị sĩ Mỹ Barney Frank, tác giả luật cải tổ tài chính Phố Wall Dodd-Frank năm 2010, nhận định bài viết của ông Smith sẽ có ảnh hưởng lớn tới nỗ lực kiểm soát Phố Wall của Chính phủ Mỹ. Đến nay, luật Dodd-Frank vẫn chưa được thực hiện đầy đủ do sự chống đối của các ngân hàng và các tổ chức vận động hành lang Phố Wall.

Trong bài, ông Smith nhắn nhủ ban giám đốc Goldman Sachs hãy thức tỉnh. “Hãy đưa khách hàng trở lại vị trí trung tâm. Không có khách hàng thì ngân hàng sẽ không tồn tại. Hãy loại bỏ những kẻ suy thoái đạo đức cho dù họ có đem về cho ngân hàng bao nhiêu tiền đi nữa. Hãy điều chỉnh lại văn hóa doanh nghiệp. Những kẻ chỉ quan tâm đến tiền sẽ không giúp Goldman Sachs tồn tại lâu”.

---------------


4 ngân hàng lớn của Mỹ "không đủ sức khỏe"
- Bốn tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, trong đó có Citigroup, đã không vượt qua được đợt "kiểm tra sức khỏe" trong trường hợp gặp cú sốc tài chính (stress test) mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra.
Trụ sở của Citigroup tại New York - Ảnh: Bloomberg

Fed cho biết đó là các ngân hàng Citigroup, SunTrust, Ally Financial và MetLife. Kết quả kiểm tra cho thấy các đơn vị này không đủ vốn để duy trì hoạt động nếu có đợt suy thoái nghiêm trọng mới.
Có 15 trong 19 ngân hàng tham gia đợt kiểm tra lần này của Fed thỏa mãn yêu cầu, tức có khả năng duy trì hoạt động ổn định nếu trong trường hợp xảy ra đợt suy thoái mới trong tương lai.
Trong hoạt cảnh mà Fed đưa ra, suy thoái kinh tế mới bao gồm19 ngân hàng bị mất 534 tỉ USD trong vòng hai năm, thất nghiệp Mỹ tăng lên 13%, cổ phiếu giảm giá 50% và giá nhà giảm 21%, cùng các đợt bất ổn tài chính ở châu Âu và châu Á.
Sau khi kết quả đợt kiểm tra được thông báo, cổ phiếu của JPMorgan đã tăng 7%. Cổ phiếu ở cả Bank of America và Goldman Sachs tăng 6%. 
---------------


Hiểm họa tiềm tàng từ các nhà máy hạt nhân cũ

CƠ QUAN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ QUỐC TẾ (IAEA) CẢNH BÁO 80% NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TRÊN THẾ GIỚI ĐÃ HOẠT ĐỘNG HƠN 20 NĂM, KHOẢNG THỜI GIAN KHIẾN GIỚI CHUYÊN GIA VỀ AN TOÀN CẢM THẤY LO NGẠI.
>

“Tuổi đời quá cao của các nhà máy điện hạt nhân có thể tác động tới khả năng đảm bảo an toàn và khả năng đáp ứng những yêu cầu về năng lượng của các quốc gia thành viên một cách tiết kiệm và hiệu quả. Những nước muốn duy trì hoạt động lâu dài của các nhà máy điện hạt nhân nên phân tích các khía cạnh an toàn của những bộ phận không thể thay thế trong nhà máy điện hạt nhân”, AFP dẫn một đoạn trong bản dự thảo báo cáo Đánh giá An toàn Hạt nhân của IAEA.
Một nhà máy điện hạt nhân tại Pháp. Ảnh: moreintelligentlife.com.
Một nhà máy điện hạt nhân tại Pháp. Ảnh: Moreintelligentlife
Nhiều chuyên gia của IAEA cho rằng tiêu chuẩn an toàn của các nhà máy điện hạt nhân cũ nên được nâng cấp để theo kịp các nhà máy điện hạt nhân mới ra đời hoặc sẽ được xây dựng trong tương lai.
Dự thảo báo cáo của IAEA cho biết, 5% trong tổng số 435 nhà máy điện hạt nhân trên thế giới đã hoạt động hơn 40 năm và 32% đã vận hành hơn 30 năm. 254 lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu - chỉ sản xuất các đồng vị hạt nhân để phục vụ điều trị y khoa và một số mục đích dân sự khác - đang được sử dụng trên thế giới và 70% số đó được khởi động từ hơn 30 năm trước. Thậm chí nhiều lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu đã hoạt động lâu hơn thời gian dự kiến.
“Những con số đó khiến những người vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, các nhà quản lý và công chúng cảm thấy lo ngại”, dự thảo kết luận.
--------------


Suy nghĩ về an toàn hạt nhân sau tai nạn Fukushima Nhật Bản
Khói bốc trên trung tâm điện hạt nhân Fukushima , ngày 14/03/2011.
Khói bốc trên trung tâm điện hạt nhân Fukushima , ngày 14/03/2011.
Reuters

ANH VŨ
ĐÚNG NGÀY NÀY CÁCH ĐÂY MỘT NĂM, 11/03/2011, TRẬN ĐỘNG ĐẤT SÓNG THẦN KINH HOÀNG ĐÃ ĐỔ VÀO NƯỚC NHẬT LÀM HƯ HẠI NGHIÊM TRỌNG NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ FUKUSHIMA VÀ GÂY RA MỘT TAI NẠN HẠT NHÂN VỚI HẬU QUẢ KHÔNG THỂ LƯỜNG HẾT ĐƯỢC.

Sau Fukushima, hàng lọat các cường quốc về công nghệ hạt nhân trên thế giới trong đó có Pháp, nước đứng hàng thứ hai trên thế giới về sản lượng điện hạt nhân và đứng đầu thế giới về tỷ trọng năng lượng hạt nhân, đã phải giật mình xem xét lại chiến lược phát triển nguồn năng lượng.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược của tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble, giáo sư trường Đại học Bách khoa Grenoble, trình bày viễn cảnh phát triển năng lượng hạt nhân của Pháp trước những thách thức an toàn hơn bao giờ hết đang được đặt lên hàng đầu và một số suy nghĩ về tham vọng phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.
***
RFI
: Xin giáo sư cho bíết qua tình hình điện hạt nhân của Pháp hiện nay ?

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn : Hiện nay Pháp có cả thảy 58 lò phản ứng nằm trong 19 nhà máy, phân bố trên toàn lãnh thổ. Những lò phản ứng thế hệ 2 PWR này có 3 mức công suất lắp đặt : 900 MW, 1300 MW và 1450 MW. Tuổi của các lò như sau : 11 lò hơn 30 năm, 27 lò giữa 25 và 30 năm, 13 lò giữa 20 và 24 năm, và 7 lò dưới 20 năm. Tuổi trung bình của các lò là 26 năm, và nhà máy Fessenheim, đưa vào hoạt động năm 1979, là lâu đời nhất.
Tổng công suất đặt là 63000 MW, đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ (104 lò - 99000 MW). Năm 2010, 19 nhà máy này đã sản xuất được 408 TWh, đứng nhất về tỷ lệ điện hạt nhân.
Sau đây là phần điện hạt nhân trong sản xuất điện ở Pháp và các nước có công nghiệp mạnh (Nguồn IEA 2010)
Hạt nhân Tái tạo Hóa thạch
Pháp 74,5% 14,2% 11,3%
Nhật 26,4% 8,8% 64,8%
Đức 22,9% 12,7% 64,4%
Tây Ban Nha 20,5% 32,7% 46,8%
Mỹ 19,4% 9,5% 71,1%
Anh 15,5% 4,6% 79,9%
Ý 24% 76%
Ngày 8-2 vừa qua, vì quá lạnh, tổng công suất đỉnh của Pháp lên đến 101700 MW vào lúc 19g. Ngoài 55 lò kể trên (3 lò đang được tu bổ), EDF phải huy động tất cả các nhà máy thủy điện, chạy than, khí, dầu. Nhiều nước lân cận đã bán điện giúp Pháp, trong đó có năng lượng tái tạo của Đức!
RFI : Theo giáo sư, các thách thức nào đang đặt ra cho điện hạt nhân Pháp sau tai nạn Fukushima ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Các nhà máy điện hạt nhân Pháp cũng không bảo đảm an toàn. Sau thảm họa Fukushima, ngày 17-11-2011, Cơ quan an toàn hạt nhân (ASN) và Viện bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân (IRSN) đã đưa ra một bản báo cáo dài 477 trang về việc đánh giá lại mức độ an toàn của các cơ sở hạt nhân Pháp. Nhiều nhà máy không đạt tiêu chuẩn.
Sự khác biệt so với các chuẩn có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu có tai nạn nghiêm trọng, mức độ an toàn sẽ chưa đủ. Fukushima khiến ta phải suy nghĩ đến những điều mà từ trước đến nay các chuyên gia không hề lưu ý ! Vỏ bọc lò, hệ thống làm lạnh, và việc làm chủ các phản ứng hạt nhân có thể không được đảm bảo. Nếu xảy ra vụ nổ công nghiệp ở khu vực lân cận, nhân viên vận hành nhà máy có thể gặp nhiều cản trở không cho phép tiếp tục khai thác. Các động cơ diesel, bơm, những thiết bị quan trọng sống còn, xét kĩ cũng không được bảo vệ chu đáo. Phòng điều khiển của phần lớn các nhà máy không chịu đựng được động đất.
Sau đây là những nhà máy điện hạt nhân đang chịu sự theo dõi và kiểm tra tỉ mỉ về các nguy cơ :
Nguy cơ động đất (Fessenheim, Civaux, Bugey)
Nguy cơ công nghiệp (Gravelines, Tricastin, St-Alban)
Nguy cơ lũ lụt (St-Laurent des Eaux, Chinon, Cruas, Tricastin, Fessenheim)
Nếu rủi ro có thảm họa xảy ra trong một nhà máy, gây hoang mang trong dân chúng, Pháp có thể bị tê liệt nhanh chóng vì tỷ số điện hạt nhân quá cao và cũng vì các lò đều cùng một kiểu.
Ngày 3-1-2012, Andre Lacoste, chủ tịch của ASN, đã trình báo cáo cho thủ tướng chính phủ. Sau đây là những kiến nghị quan trọng :
Để đề phòng những tình huống đặc biệt (biến cố thiên nhiên và mất nguồn cung cấp điện hay nước), EDF phải nhanh chóng tăng cường tính ổn định của hệ thống an toàn.
ASN bắt buộc những nhà khai thác phải có một bộ phận tổ chức và thiết bị riêng cho mỗi nhà máy (ví dụ một trung tâm quản lý sự cố boong-ke, một máy phát điện Diesel cho sự trợ giúp cuối cùng cho mỗi lò phản ứng và một nguồn cung cấp nước cho sự trợ giúp cuối cùng). ASN yêu cầu xây dựng một lực lượng phản ứng thật nhanh hạt nhân (FAR) vào cuối năm 2012. Lực lượng này (cũng được EDF đề nghị), bao gồm hàng trăm nhân viên chuyên môn và đầy đủ phương tiện, có thể can thiệp ở bất cứ nơi nào có sự cố, trong vòng dưới 24 tiếng đồng hồ.
Nhiều biện pháp cũng phải được tính đến để ngăn ngừa tình huống các thanh nhiên liệu, đã sử dụng, đặt trong các hồ cạn nước. EDF phải báo cáo nghiên cứu về tính khả thi của một thiết bị bổ sung, nhằm bảo vệ nước trên bề mặt và dưới đất, trong trường hợp chảy tâm lò (ví dụ một lớp bọc tiếp xúc với mặt đất).
Những biện pháp này cần một chi phí khổng lồ (theo EDF ít nhất là 10 tỷ euros) và một sự đầu tư lớn về nhân lực và năng lực. Trong khoảng thời gian mà những yêu cầu này chưa thể thực hiện kịp khắp nơi trước năm 2018, lẽ cố nhiên dân chúng vẫn còn lo sợ về những sự cố bất thường xẩy ra. Theo Andre Lacoste, dù tất cả các biện pháp phòng ngừa được thực hiện đi nữa, một tai biến hạt nhân ở Pháp không bao giờ có thể loại trừ được. Jacques Repussard, tổng giám đốc của IRSN đã tuyên bố vào ngày 1-1-2012 rằng không còn có thể tin rằng hạt nhân là một công nghệ hoàn hảo. Theo ông, chính phủ và EDF đã đánh giá thấp nguy cơ tai nạn, cũng như sự muốn từ bỏ điện hạt nhân của xã hội.
RFI : Liệu Pháp có từ bỏ điện hạt nhân không , thưa giáo sư ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Có lẽ Pháp sẽ theo đuổi, nhưng bớt dần tỷ lệ điện hạt nhân, vì từ bỏ ngay quá tốn kém.
Tôi xin phép vắn tắt nhắc lại đây các điểm chính của thỏa thuận giữa đảng Xã hội và đảng Xanh, liên quan đến vấn đề năng lượng trong dịp bầu cử tổng thống Pháp sắp đến :
Sự chuyển tiếp năng lượng phải được xem là vấn đề cấp bách. Để giảm phần năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện từ 75% xuống 50% vào năm 2025 (đề nghị của François Hollande, ứng cử viên tổng thống của đảng Xã hội), 24 lò phản ứng sẽ bị đóng cửa, nghĩa là công suất hạt nhân lắp đặt sẽ giảm 1/3, từ 63000 MW xuống 41500 MW.
Sẽ không xây dựng thêm bất kì lò phản ứng mới nào. Công trường lò phản ứng thế hệ 3 EPR (European Pressurized Reactor) 1600 MW ở Flamanville sẽ không bị dừng lại. Dự án lò EPR ở Penly sẽ được hủy bỏ. Nhà máy Fessenheim sẽ ngưng vận hành.
Sự tăng trưởng về công suất của năng lượng tái tạo phải được đảm bảo, mà không có ngoại lệ nào.Việc giảm tiêu thụ điện phải là ưu tiên quốc gia, ngang hàng với hiệu quả năng lượng. Việc khuếch trương mạng lưới thông minh (smart grid) sẽ được khuyến khích. Sẽ đẩy nhanh nghiên cứu về việc lưu trữ điện năng.
Theo Benjamin Dessus, chủ tịch của Global Chance, chi phí tiếp tục giữ điện hạt nhân sẽ là khoảng từ 457 đến 546 tỷ euros và chi phí cho việc từ bỏ toàn bộ từ đây đến 2031 lên khoảng giữa 451 và 503 tỷ euros, nghĩa là xấp xỉ cùng giá.
Việc tính chi phí từ bỏ điện hạt nhân không phải dễ vì cần phải dự đoán xu hướng của thị trường năng lượng thế giới trong vòng 20-30 năm tới. Không thể có dữ liệu đáng tin cậy : giá cả của các nguồn năng lượng khác (than, dầu, khí, tái tạo) sẽ như thế nào ?
Tháng 9 vừa qua, bộ công nghiệp Pháp cho biết con số là 750 tỷ euros. Nó cao hơn chi phí từ bỏ điện hạt nhân của Đức 3 lần : 250 tỷ euros cho 17 lò phản ứng. Chi phí này bao gồm cả đầu tư cần thiết cho việc lắp đặt các nhà máy thay thế (than, khí, tái tạo), nhập khẩu điện, và tháo gỡ các cơ sở hiện thời.
Sự tăng giá gấp đôi của lò EPR (từ 3 thành 6 tỷ euros) cũng phải tính đến. Về mặt kinh tế xã hội, từ bỏ điện hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm. Thực ra, ngành hạt nhân dân sự của Pháp liên quan đến 400 000 nhân công (trong đó có 120 000 trực tiếp) với 450 công ty chuyên ngành. Ngược lại, đảng Xanh cho rằng việc tăng trưởng xanh và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích việc sử dụng hiệu quả năng lượng, làm chủ sưởi điện, tiết kiệm năng lượng, sẽ gây ra sự thay đổi tích cực về thái độ tiêu thụ trong dân chúng và sẽ mang lại 600 000 đến một triệu việc làm.
Tại Pháp, hạt nhân trở thành một vấn đề lớn của chiến dịch tranh cử tổng thống. Ngày 14-2-2012 chính phủ Pháp đã công bố báo cáo của ủy ban Năng lượng 2050 do GS Jacques Percebois làm chủ tịch. Ủy ban đã phân tích 4 kịch bản : thay thế lò thế hệ 2 lúc được 40 tuổi bằng lò thế hệ 3 EPR, bớt dần tỷ lệ hạt nhân để sử dụng năng lượng tái tạo và các nhà máy chạy than khí, kịch bản thứ ba là từ bỏ hẳn hạt nhân và kịch bản thứ tư là kéo dài thời gian vận hành đến 60 năm (nếu cơ quan an toàn hạt nhân cho phép). Theo ủy ban, kịch bản thứ 4 (kéo dài 60 năm) là có lợi cho Pháp hơn cả về khía cạnh tài chính. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiều nhà máy đã được khấu hao (70%) và cũng vì không làng xã nào cấp đất để xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới.
Lẽ cố nhiên, cá nhân tôi không tán thành vì nhiều lý do. Đặc biệt là vì những lò phản ứng PWR của Pháp được thíết kế để vận hành 30 năm, tăng gấp đôi thời gian đến 60 năm, hết sức tốn kém và có thể gặp nguy biến. Theo EDF, kinh phí cần thiết để 58 lò có thể tiếp tục họat động đến 60 năm là 50 tỷ euros, chưa kể 10 tỷ euros phải bỏ ra để củng cố an toàn sau Fukushima.
Các tổ chức ONG (Greenpeace, France Nature Environnement, WWF) từ chối không chịu tham gia ủy ban năng lượng 2050, viện cớ rằng thành phần quá nặng số ủy viên ủng hộ hạt nhân. Theo Benjamin Dessus, báo cáo nghiên cứu không đúng phương pháp, không để ý đến hệ thống năng lượng tổng quát và xem nhẹ tiềm năng tiết kiệm điện.
Theo tôi, những lý do đưa ra để theo đuổi điện hạt nhân ở Pháp không đứng vững : không có độc lập vì phải nhập cảng uranium, giá điện không rẻ vì phải tăng mạnh mức an toàn và năng lượng tái tạo mỗi ngày càng kinh tế. Đó là chưa kể hàng chục tỷ euros phải bỏ ra để tháo gỡ các nhà máy và lưu trữ chất thải phóng xạ.
RFI : Trong khi các cường quốc trên thế giới đang phải xem lại chiến lược phát triển điện hạt nhân tiến tới thay thế nguồn năng lượng này trong tương lai thì Việt Nam lại chuẩn bị cho một tham vọng phát triển điện hạt nhân khá lớn, với việc xây cất nhà máy đầu tiên ở Ninh Thuận, giáo sư có suy nghĩ gì về thực tế này ?
GS Nguyễn Khắc Nhẫn : Việt Nam đi lùi 50 năm!
Pháp đang ớ trong một tình trạng chuyển tiếp năng lượng rất khó xử. Từ bỏ hay tiếp tục điện hạt nhân cũng phải trả giả hết sức cao, từ 500 đến 550 tỷ euros (so với 228 tỷ euros đã đầu tư trong chưong trình hạt nhân dân sự từ 40 năm nay). Đức can đảm hơn nước nào cả, biết để tính mạng dân chúng trên tiền bạc, đã quyết định rút lui điện hạt nhân, ngay sau thảm họa Fukushima, không do dự, không tính tóan. Ta cũng nên tìm hiểu lý do tại sao Đức đã ngưng 8 lò và Nhật Bản, chỉ còn 2 lò vận hành (52 lò kia đang bị kiểm tra và tu bổ) mà guồng máy hai nước vẫn chạy được.
Ta cứ thổi phồng nhu cầu (vì lãng phí quá mức) để kêu vang thiếu điện là thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bao giờ ta mới tỉnh giấc mơ ? Điện hạt nhân đã lỗi thời và không có triển vọng. Giải thưởng Nobel kinh tế Ấn độ, Amartya Sen, cũng đã tuyên bố rằng hạt nhân không phải là lời giải của bài toán năng lượng thế giới. Kenzaburô Ôé, Nobel văn chương của Nhật Bản cũng đã đi biểu tình chống đối ở Tokyo.
Đầu tư vào hạt nhân là đầu tư dài hạn, không phải muốn đi ra lúc nào cũng được. Ngày 2-7-2011, ở hội nghị đảng Xã hội Quốc tế tổ chức tại Athènes, bà Mizuho Fukushima, lãnh đạo đảng Xã hội Nhật Bản, đã lên tiếng kêu gọi thế giới từ bỏ điện hạt nhân. Bà đề nghị Nhật Bản rút khỏi điện hạt nhân năm vào 2020 và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Chính bà cũng đã yêu cầu chính phủ Việt Nam không nên mua lò phản ứng của nước bà vì thiếu an toàn. Dân chúng cũng đã biểu tình ở Tokyo phản đối việc bán lò cho nước ta. Chính phủ Nhật Bản đã có quyết định hủy bỏ dự án xây cất thêm 14 lò.
Có công nghiệp nào phí của như điện hạt nhân không ? Đập vỡ, tháo gỡ mà tốn kém hơn xây cất ! Tại nhà máy Superphenix 1250 MW của Pháp, từ lúc bị đóng cửa (1997), thường trực có 450 nhân công tiếp tục phá gỡ cho đến năm 2025 ! Chi phí có thể là hàng tỷ euros. Từ hơn 20 năm nay, chi phí tháo gỡ nhà máy Brennilis 70 MW của Pháp, đã lên quá 500% con số dự trù. Phải đợi 20 năm nữa may ra mới xong. Lúc sơ khởi, các nhà khoa học và kỹ sư không ngờ sẽ gặp bao nhiêu khó khăn, hao tốn và nguy hiểm ở hai khâu cuối : tháo gỡ và lưu trữ chất thải phóng xạ.
.Nếu ta cứ bịt tai che mắt, phung phí đồng tiền, không sợ mất thì giờ, không thấy nguy biến, coi nhẹ tính mạng đồng bào, cứ táo bạo làm điện hạt nhân thì đất nước ta có thể tiêu tàn khi phóng xạ bao trùm lãnh thổ ! Ai đứng ra chịu trách nhiệm với những thế hệ con cháu sau này ? Đúng ra , nếu Nga hay Nhật Bản cho không các lò phản ứng ta cũng nên từ chối chứ đừng nói rằng họ cho vay ít lãi . Vài cường quốc đã trót đầu tư hàng chục hàng trăm tỉ đôla để chế tạo lò .Sau Fukushima, gặp được khách hàng nhẹ dạ thì họ níu áo là phải. Không khéo họ lại bán một số máy móc tồn kho (solde). Về sau, khi công nghệ hạt nhân sụp đổ, làm sao tìm ra được những phụ tùng cần thiết ?
Ở Flamanville, công trường lò EPR bị trễ 4 năm, vừa mới bị ngưng một lần nữa, vì vấn đề bêtông. Ở ta, nếu thêm vào những khó khăn kĩ thuật lại có tham nhũng tung hoành thì làm sao dân chúng ngủ yên ?
Nhiều chuyên gia cũng thắc mắc về địa điểm Ninh Thuận, không xa các thành phố đông dân là bao như Phan Rang, Nha Trang, Đà lạt. Nếu có động đất lớn trên 8°5 Richter ở trong khu vực, sóng thần có thể lên rất cao. Dân chúng ít hiểu biết về phóng xạ vì thiếu thông tin, việc quản lý sơ tán hàng trăm ngàn người, tổ chức tái định cư, khi biến cố xẩy ra là cả một vấn đề nan giải. Ở một nước dân chủ, với chương trình vĩ đại như thế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của dân tộc, phải tổ chức cuộc trưng cầu dân ý mới đứng đắn.
Một ủy ban độc lập điều tra vừa cho biết rằng chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch đại quy mô để di tản Tokyo (13 triệu dân, chưa kể 22 triệu người vùng lân cận) vài ngày sau khi thảm họa bắt đầu, vì họ rất lo sợ không làm chủ được tình trạng hỗn loạn của nhà máy Fukushima.
Nói bảo đảm an toàn 100% là nói láo. Nếu động đất cao hơn 9° Richter thì Nga sẽ làm gì để tránh thảm họa cho Ninh Thuận và cho cả lãnh thổ Việt Nam ? Tạo hóa vô thường và sức mạnh thiên nhiên không thể nào lường trước được. Một báo cáo khoa học vừa cho biết rằng Tsunami ngày 11-3 -2011 đã làm nước biển lên cao 38,9 m và 21 m ở một nơi không xa nhà máy Fukushima là bao. Nếu có máy bay oanh tạc, hay quân cảm tử tấn công thì phòng thủ như thế nào ? Tai biến xảy ra không phải chỉ ở tâm lò bị nóng chảy (nguy hiểm nhất) mà có thể ở nhiều nơi khác, như hồ chứa nước, như lúc di chuyển chất thải phóng xạ...
Đó là lý do vì sao khó kiếm được công ty nhận bảo hiểm nhà máy điện hạt nhân. Càng tăng mức an toàn thì giá điện càng cao mà rút cuộc vẫn không có cách gì bảo đảm an toàn được.
Dù có an toàn đi nữa mà không kinh tế, thì tại sao ta cứ phiêu lưu, liều mạng, phải làm điện hạt nhân cho các công ty ngoại quốc thu lợi? Chương trình của ta quá tham vọng (theo báo New York Times 1-3-2012). Ta phải can đảm rút lui ngay trước khi quá muộn, càng do dự càng tốn kém và mất thì giờ vàng ngọc của đoàn sinh viên đang đi tu nghiệp ở ngoại quốc. Philippines đă hy sinh một nhà máy điện hạt nhân vừa xây xong, chứng tỏ một tinh thần trách nhiệm rất cao, đáng phục.
Lý luận rằng bắt buộc phải làm điện hạt nhân vì ta thiếu điện, không có phương án nào khác là hoàn toàn không đứng vững. Tại sao không cấp tốc đầu tư vào các nguồn thủy điện, khí, than, gió, mặt trời, sinh khối, ít tốn kém, xây cất nhanh và tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho đồng bào? Tại sao không triệt để tiết kiệm và tăng gia hiệu suất năng lượng? Vì nhiều trục trặc lúc mới khai thác, trung bình 2 lò 1000 MW của Ninh Thuận sẽ sản xuất mỗi năm tối đa là 8 hay10 TWh , con số xem như tương đương với lãng phí. Chẳng lẽ xây lò phản ứng để đáp ứng nhu cầu lãng phí?
Ta đừng tưởng rằng vài lò phản ứng của Việt Nam sẽ giúp ích cho việc thay đổi khí hậu. Đổi CO2 với chất thải phóng xạ, như tôi đã có dịp trình bày, thì chẳng khác nào như đổi sida với dịch tả!
Đừng quên rằng trên thế giới năng lượng tái tạo đang đươc bành trướng hết sức mạnh mẽ và giá thành kWh mỗi ngày một hạ thấp. Chúng ta phải có chiến lược với tầm nhìn thật xa, đến năm 2050 chẳng hạn. Năm 2020, lúc ta bắt đầu có điện hạt nhân thì năng lượng tái tạo đã kinh tế!
Vì cớ gì ta phải đi vay hàng chục tỷ đôla ( 10 tỷ cho 2 lò đầu tiên ở Ninh Thuận và vài chục tỷ khác cho 6 lò nối tiếp ) để vứt ra cửa sổ ? Không những ta sẽ để món nợ khổng lồ cho con cháu trả mà còn tặng thêm cho chúng chất thải phóng xạ ngàn đời nhiễm độc! Đó là chưa kể hàng trăm tỷ đôla phải xuất ra nếu có một thảm họa lớn xẩy ra trong nước.
Những đề nghị đầy tâm huyết, phát biểu từ gần 10 năm nay và nhiệt tình của tôi đối với quê hương xứ sở mến yêu, sẽ làm cho nước ta lợi hàng tỷ đô la (vì khỏi để dành tiền cho việc tháo gỡ các nhà máy và lưu trữ chất thải phóng xạ) đồng thời sẽ tránh cho Ninh Thuận trở thành Fukushima hay Tchernobyl. Kinh phí này đầu tư thêm vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và nâng cao hiệu suất năng lượng có phải hợp thời hợp lý không?
Về năng lượng mặt trời dự án khổng lồ của Đức, Fondation Desertec, thành lập năm 2009, đang xúc tiến mạnh với Tunisie, Maroc và Egypte. Một nhà máy điện mặt trời 2000 MW ( bằng 2 lò hạt nhân của Ninh Thuận ) trị giá 9,5 đến 12 tỷ đôla sẽ được xây dựng vào năm 2014. Một phần sản lương điện sẽ cung cấp nước Ý.
Trong chương trình tiết kiệm năng lượng của Âu Châu, nếu mục tiêu giảm 20% vào năm 2020 mức tiêu thụ được thực hiện thì Âu Châu sẽ khỏi phung phí 324 tỷ đôla.
Hiện nay giá đầu tư điện gió ở Pháp (1,45 triệu euros/ MWh) đã bắt đầu cạnh tranh được với điện hạt nhân (1,64 triệu euros/ MWh - nhà máy Civaux Đừng quên rằng từ 2006, Đan Mạch đã có kịch bản sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào chân trời 2050 (Viện FEMTO – ST).
Theo cá nhân tôi, Điện Hạt Nhân là Điện Hại Nước, Điện Hại Nhân! Việt Nam đi lùi 50 năm (vì điện hạt nhân bắt đầu vào những năm 1950 và cất cánh vào năm 1960), sẽ kẹt một thế kỷ mà không biết (50 năm vận hành, 50 năm tháo gỡ) và sẽ bị chậm trễ, không đuổi kịp chiếc tàu năng lượng tái tạo thế giới mà kinh phi đầu tư đã lên đến 200 tỷ euros trong năm 2010.
RFI: Xin cảm ơn giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn.



Biểu tình đòi chấm dứt năng lượng hạt nhân
TTO - Hàng chục nghìn người trên khắp thế giới đã đổ xuống đường biểu tình nhằm kêu gọi chính phủ các nước chấm dứt việc sản xuất năng lượng hạt nhân.
Người dân thủ đô Budapest, Hungary thắp những ngọn nến thành hình biểu tượng bức xạ để phản đối việc sản xuất năng lượng hạt nhân - Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình diễn ra trong hai ngày 11 và 12-3 (theo giờ Việt Nam) nhân kỷ niệm một năm sau thảm họa động đất và sóng thần gây khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima, Nhật Bản.
Tại Nhật, khoảng 16.000 người dân đã tập trung tại sân vận động bóng chày ở Koriyama, cách Nhà máy Fukushima 60km. Những người biểu tình giơ cao khẩu hiệu đòi chính phủ kết thúc các chương trình năng lượng hạt nhân và yêu cầu Công ty điện lực Tokyo phải bồi thường cho nạn nhân của cuộc khủng khoảng hạt nhân năm ngoái.
Ở thung lũng Rhone, Pháp, khoảng 60.000 người diễu hành tạo thành dòng người dài tới 230km. Với 58 lò phản ứng hạt nhân, cung cấp 75% lượng điện cho cả nước, Pháp hiện đang là quốc gia có nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất châu Âu và là quốc gia bị phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng hạt nhân trên thế giới.
Những cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra trên khắp nước Đức. Sau sự cố Fukushima, Berlin dự định cho ngừng hoạt động 8 lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất và đóng cửa thêm 9 lò đến năm 2022. Nhưng 50.000 người biểu tình tại Đức hôm qua không thỏa mãn với tiến độ này và đang yêu cầu chính phủ phải thúc đẩy nhanh kế hoạch đóng cửa lò phản ứng.
Các nhà hoạt động thuộc Tổ chức Ngăn chặn năng lượng hạt nhân của Bỉ đã biểu tình ngày 11-3 - Ảnh: AP

Tại Úc, đoàn người biểu tình đã kéo đến trước trụ sở của hai tập đoàn khai thác khoáng sản uranium lớn là BHP Billiton và Rio Tinto. Đây chính là các nhà cung cấp uranium cho Fukushima.
Tuy không vận hành các nhà máy điện nguyên tử nhưng Úc là nước đứng thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất uranium, chỉ sau Kazakhstan và Canada. Hằng năm quốc gia này xuất khẩu tới 9600 tấn uranium với kim ngạch xuất khẩu lên tới 1,2 tỉ USD/năm.
Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra tại Đài Loan, Thụy Điển, Hungary, Bỉ và Tây Ban Nha. Đặc biệt, nhà máy hạt nhân lâu đời nhất Garona tại Tây Ban Nha, vận hành từ năm 1971, cũng có thiết kế giống như Fukushima khiến người dân vô cùng lo ngại.
-------------
15/03/2012


            Người Mỹ thận trọng hơn với điện hạt nhân sau Fukushima

Người Mỹ thận trọng hơn với điện hạt nhân sau thảm họa lò phản ứng hạt nhân tan chảy tại nhà máy điện Fukushima, Nhật Bản, theo một cuộc khảo sát vừa được công bố.Các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ người dân Mỹ ủng hộ việc phát triển điện hạt nhân, sau thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản tháng 3/2011, làm nổ lò phản ứng hạt nhân trong nhà máy điện Fukushima.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima chụp từ vệ tinh 3 ngày sau khi xảy ra thảm họa sóng thần



Kết quả của cuộc khảo sát mới nhất cho thấy người dân Mỹ đã trở nên thận trọng hơn với điện hạt nhân, so với những cuộc khảo sát được tiến hành trong năm 2005 và 2010 – thời điểm trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản.
“Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã tác động đến nhận thức của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng”, tiến sĩ Anthony Leiserowitz, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên LiveScience.
Cụ thể, tỷ lệ người dân Mỹ nói không với điện hạt nhân là 29% sau thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cao hơn so với tỷ 21% trong cuộc khảo sát được tiến hành năm 2005. Tỷ lệ người dân Mỹ được hỏi cho rằng điện hạt nhân rất nguy hiểm đã tăng từ 13% năm 2005 lên 24% trong năm 2011.
Chỉ khoảng 12% người dân Mỹ ủng hộ phát triển năng lượng hạt nhân, giảm so với 16% trong cuộc khảo sát được tiến hành năm 2005. Tỷ lệ người Mỹ tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra cũng giảm xuống 3% trong năm 2011 so với 15% trong năm 2005.
Sau thảm họa hạt nhân Fukushima, có 47% người dân Mỹ ủng hộ việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân mới và chỉ có 33% cho biết họ cảm thấy an toàn khi sống ở khu vực có nhà máy điện hạt nhân.-





  • Giải pháp ngăn thảm họa hạt nhân

    KHẢ NĂNG NGĂN CHẶN NGUY CƠ PHÁT TÁN CHẤT PHÓNG XẠ DIỆN RỘNG TẠI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN CỦA NHẬT BẢN PHỤ THUỘC RẤT NHIỀU VÀO MAY MẮN VÀ MỨC ĐỘ KỊP THỜI CỦA CÁC HÀNH ĐỘNG CAN THIỆP.

    Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi trước khi vụ nổ xảy ra hôm 14/3. Ảnh: AP.
    Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi trước khi vụ nổ xảy ra hôm 14/3. Ảnh: AP.
    Giải pháp nhanh nhất đối với các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (còn gọi là Fukushima I) là cấp điện cho hệ thống làm lạnh của chúng, Time cho biết. Điều này dẫn tới một thực tế buồn cười là nhà máy điện lại không thể tự cấp điện cho chính nó.
    Thế khó của nhà máy bắt đầu khi trận động đất khủng khiếp hôm 11/3 làm mất điện tại nhà máy, còn các máy phát điện dự phòng lại hỏng vì sóng thần nhấn chìm. Kenneth Bergeron, một nhà vật lý của Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia của Mỹ, nói rằng xác suất để cả hệ thống phát điện chính và phụ của một nhà máy điện hạt nhân cùng bị phá hủy thấp đến nỗi chỉ có vài nhà thống kê nghĩ nó có thể xảy ra. Ấy thế mà nó đã xảy ra tại nhà máy Fukushima Daiichi.
    Điện mất nên lò phản ứng số 1, 2 và 3 không thể bơm đủ nước để làm lạnh các thanh nhiên liệu ở lõi. Vì thế mà ban quản trị nhà máy buộc phải bơm nước biển vào lò, bất chấp nguy cơ nước biển sẽ ăn mòn các bộ phận và khiến cho các lò phản ứng không còn sử dụng được nữa. Giải pháp hiệu quả nhất vẫn là phục hồi các máy phát điện tại nhà máy hoặc đưa máy phát điện tới nhà máy. Các máy phát điện từ bên ngoài phải đủ mạnh để có thể bơm nước vào lò với tốc độ cao và khối lượng lớn để làm nguội lò.
    Khó khăn của con người nằm ở chỗ khả năng tránh được thảm họa hay không phụ thuộc vào may mắn và mức độ kịp thời của các hành động can thiệp. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thông báo họ phát hiện chất phóng xạ Cesium 127 bên ngoài nhà máy. Sự hiện diện của Cesium 127 là bằng chứng cho thấy lõi lò phản ứng đã ở trong tình trạng quá nóng, dù tình trạng đó chỉ diễn ra trong vài giây. Chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài khi lõi nhô lên phía trên bề mặt nước và trở nên quá nóng. Quá trình đó phải diễn ra từ 20 tới 50 phút thì Cesium 127 mới có thể phát tán.
    Các nhân viên y tế kiểm tra nồng độ chất phóng xạ trong cơ thể một người dân tại
    Các nhân viên y tế kiểm tra phóng xạ trong cơ thể một người dân tại thành phố Koriyama, tỉnh Fukushima hôm 13/3. Ảnh: AP.
    Khi lõi lò phản ứng trở nên quá nóng, nó sẽ sinh ra nhiều sản phẩm phụ, trong đó có khí hydro. Khí này được tạo ra khi chất ziriconi (được dùng để bọc bên ngoài các thanh nhiên liệu) gây nên một phản ứng hóa học với hơi nước dưới sự xúc tác của nhiệt. Các chuyên gia cho rằng sự kết hợp giữa khí hydro bên trong lò với khí oxy bên ngoài gây nên vụ nổ của lò phản ứng số 1 và 3.
    Những diễn biến tiếp theo phụ thuộc vào việc lò phản ứng được cung cấp đủ nước làm lạnh hay không và tốc độ giảm nhiệt của các thanh nhiên liệu. Sau khi động đất xảy ra, lò phản ứng ngừng hoạt động và do đó các thành nhiên liệu cũng bắt đầu nguội dần. Nhưng phải sau vài ngày chúng mới nguội tới mức an toàn. Những thanh nhiên liệu mới mất nhiệt nhanh hơn so với những thanh cũ. Tin xấu là các lò phản ứng của nhà máy Fukushima Daiichi đã hoạt động vài thập kỷ và lò phản ứng số 1 “già cỗi” đến nỗi nó sẽ ngừng hoạt động trong tháng 3.
    Trong trường hợp độ nóng của các thanh nhiên liệu vẫn duy trì ở mức cao và chúng tiếp tục nhô lên cao hơn so với mặt nước thì chúng sẽ tan chảy. Nếu hiện tượng tan chảy không được phát hiện kịp thời, nhiên liệu hạt nhân sẽ tràn xuống và phá hủy sàn của bể chứa lò. Sau đó chất phóng xạ phát tán ra môi trường bên ngoài.
    Ngay cả khi lò phản ứng nhận đủ nước khi các thanh nhiên liệu nóng chảy, khả năng làm nguội các thanh nhiên liệu của nước cũng giảm đáng kể. Vì thế nhiên liệu vẫn tiếp tục chảy xuống, phá hủy sàn của bể chứa rồi phát tán ra môi trường.
  • No comments:

    Post a Comment