Pages/ Tác giả

Friday, December 23, 2011

Kim Ân- Kí Ức Về Một Lễ Giáng Sinh (Giáo xứ Miền Bắc)


LTS- Đây là câu chuyện mùa NOEL của một giáo xứ Miền Bắc trong thiên đàng XHCS mà tên Việt Gian CS  đội lớp tôn giáo GM Nguyễn Văn Khảm gọi là Thiên Đường tại thế của Mác. VN thoát cảnh làm nô lệ cho thực dân Pháp, Nhật tưởng là êm ả, không ngờ bọn thiến heo, hoạn lợn , cai đồn điền, bồi bếp cho Tây: Đỗ Mười, Hồ Chí Minh mượn chủ nghĩa Mác, thiên đường Mác lê biến cả dân tộc trở thành nộ lệ "đỏ" cho  Mẫu Quốc CS Nga, CS Tàu xâm lược dưới cái mỹ từ " cách mạng tháng 8". Càng ngày các bằng chứng bán nước của chúng càng lộ rõ 
Từ Hang Bắc Pó, Thác Bản Giốc, Hoàng Sa Trường sa, Bauxit... đều nằm trong tay Tàu, Tháng 12, 2011 Tập Đoàn VIệt Gian CS đón rước tên chó Tàu xâm lược Tập Cận Bình bằng cách cho trẻ em cầm phất phơ lá cờ Tàu thêm 1 ngôi sao mới. Có nghĩa là cả nước VN thành "tỉnh lỵ, ngôi sao nhỏ", thế hệ trẻ VN là nô lệ của Tập Cận Bình. 
Hãy xem các nạn nhân của Tàu tại Tân Cương, tại Tây Tạng, Mông Cổ dưới ách đô hộ của Tàu, dân số biến mất, và bọn Hán tràn lấn chiếm toàn bộ tài sản, đất đai, văn hóa, tôn giáo ..Từ đó , viễn ảnh tương lai của dân tộc và đất nước VN , nếu không đập tan bọn Việt Gian CS và bọn Tàu xâm lược thì cái ách đô hộ, diệt chủng 1000 năm sẽ không còn là lịch sử của quá khứ, mà chính là lịch sử của hiện tại và tương lai. 

Kí Ức Về Một Lễ Giáng Sinh
KIM ÂN
Trong kí ức tuổi ấu thơ, tôi vẫn nhớ mãi về một lễ Giáng Sinh cách đây khá lâu. Đã 30 năm trôi qua, nhưng những hình ảnh ngày nào như vẫn còn tươi mới. Tôi nghĩ rằng việc ghi lại những kỉ niệm riêng tư này có thể giúp những ai không từng trải nghiệm những thời khắc đó hiểu được phần nào một giai đoạn trong đời sống người công giáo tại miền Bắc Việt Nam.
Giữa miền Bắc XHCN

Lúc đó, vào đầu những năm 80 của thế kỉ 20, sau một thời hùng hổ tiến lên CNXH với kết quả là miền Bắc Việt Nam sống trong cảnh đói nghèo đồng bộ và toàn diện, người ta đã buộc phải thay đổi chính sách, chương trình khoán 10 đã được phổ biến rộng rãi thay thế cho cơ chế HTX (hợp tác xã). Việc đó thực ra là chia ruộng đất lại cho các hộ gia đình xã viên tuỳ theo số nhân khẩu để họ chủ động lo việc canh tác rồi nộp thuế cho nhà nước. Chương trình này cũng còn mang một tên khác là khoán sản phẩm.

Kể ra thì đơn giản như thế, nhưng chỉ những ai đã từng trải qua cảnh đói khát triền miên ở nông thôn miền Bắc mới cảm nhận được phần nào luồng gió mới mà chương trình này mang lại cho bộ mặt thôn quê. Khi ruộng đất được chia lại cho từng hộ xã viên, tình trạng ruộng bị bỏ hoang đột nhiên biến mất và chỉ sau một mùa thu hoạch, tình trạng đói khát triền miên cũng nhanh chóng giũ áo ra đi. Tuy nhiên, cũng không ít cán bộ trung kiên đã tỏ ra đau đớn ra mặt, vì như thế cũng có nghĩa là giấc mộng thiên đường HTX, với phương châm làm chủ tập thể đã bị phá sản hoàn toàn.

Tôi phải dài dòng như thế để độc giả hiểu được khung cảnh thôn quê vào lễ Giáng Sinh năm đó, cái ăn đã tạm đủ, nhưng chuyện nhà ở, chuyện áo quần còn rất khó khăn. Gương mặt làng quê miền Bắc lúc đó còn xác xơ và thảm thương lắm.

Tin vui ấm lòng

Cũng năm đó, giáo xứ quê tôi đón nhận một tin vui: sẽ có cha về dâng thánh lễ đêm Giáng Sinh. Giờ đây chuyện này đã trở nên hết sức bình thường, nhưng cách nay gần 30 năm, với giáo xứ quê tôi, đó là tin vui vĩ đại lắm, vì hẳn là kể từ năm 1954 cho tới năm đó, tại giáo xứ quê tôi không có thánh lễ vào đêm Giáng Sinh. Khi trong cả giáo phận chỉ còn khoảng chín hay mười linh mục, một giáo xứ ở mức trung bình làm sao dám mong có được một thánh lễ vào đêm Chúa giáng trần!

Tin vui này khiến ai trong giáo xứ cũng muốn làm một cái gì đó cho sự kiện trọng đại này.

Phải nói thêm rằng ngôi thánh đường giáo xứ năm đó cũng cùng chịu cảng tang thương của miền quê nghèo. Chiến tranh triền miên đã khiến cho trần nhà thờ sụp từng mảng lớn, phần gỗ của gác đàn (nơi dành cho ca đoàn hát lễ) cũng như phần gỗ của tháp chuông đã bị mục nát, các bậc thang của chiếc cầu thang gỗ dẫn lên gác đàn rơi rụng gần hết, chiếc đàn phong cầm rệu rã không còn có thể dùng được. 

Gia đình tôi vốn nhiều đời tham gia ca đoàn giáo xứ nên dĩ nhiên mọi người trong gia đình lo tập hát. Lúc đó ngay chuyện đơn giản ấy cũng thật nan giải, vì người ta có thể bị bắt giam chỉ vì dám họp nhau tập hát hay học kinh bổn tại tư gia. Các cậu tôi dùng vỏ các bao đựng xi măng vuốt lại phẳng phiu rồi đóng thành tập và dùng bút tre ghi nhạc cùng lời hát trên đó. Có lần một trong các cậu đã bị công an bắt cùng với thứ sách hát này. Cậu đã bị thẩm tra và đương nhiên sách hát bị tịch thu! Năm ấy ca đoàn chúng tôi chia thành từng nhóm nhỏ để tập hát theo từng bè, mỗi lần tập hát luôn phải có người canh chừng để báo động nếu công an xã ập tới. Sau khi đã tập các bè nhuần nhuyễn, mọi người mới tụ tập lại một nơi để hợp các bè lại với nhau. Ai cũng nhắc nhau phải cố ghìm giọng, nhưng chỉ một lát là tiếng hát cứ lớn dần lớn dần!

Trong khi tập hát, mọi người lại bàn bạc và thấy rằng đã tập hát công phu như vậy mà không có đàn phong cầm đệm thì thật là một thiết sót trầm trọng, không xứng với biến cố trọng đại nhường ấy tại giáo xứ. Nhưng biết tìm đàn phong cầm ở đâu? Các cậu tôi đã trình bày băn khoăn này với cha phụ trách và ngài mách nước là giáo xứ Phúc Nhạc hiện có cây đàn phong cầm có thể dùng được. Thế là mọi người gom góp một số tiền rồi xin thư giới thiệu của cha phụ trách. Sau nhiều lần thương lượng, ông trương xứ Phúc Nhạc đã chấp thuận nhường lại cây đàn phong cầm. Một nhóm người từ giáo xứ tôi đi xe đạp vượt chặng đường 8 km đầy ổ gà ổ vịt và ổ voi, dùng hai xe đạp nối với nhau bằng một cây luồng với một chiếc võng đay đung đưa ở giữa để cáng cây đàn phong cầm về giáo xứ. Việc này phải làm bí mật vào ban đêm để tránh những phiền hà nếu bị nhà chức trách phát hiện. Hình thức vận chuyển này giờ đây đã thành xa lạ, nhưng thời đó, đây là cách vận chuyển khá phổ thông, như hình minh hoạ dưới đây. 
Được voi lại đòi tiên, đã có đàn, mọi người lại muốn được hát ở đúng nơi dành cho ca đoàn, tức là tại gác đàn mục nát. Thế là mọi người lại họp nhau, dùng bất cứ thứ vật liệu gì có trong tầm tay: tre, luồng, gỗ, ghế quì dài v.v... để băng bó lại gác đàn.

Và “Đêm thánh vô cùng”

Ngày 24-12 năm đó, mọi người trong làng dọn dẹp đoạn đường gần nhà mình. Không ai bảo ai, mọi người đều muốn mọi sự đều tươm tất cho biến cố trọng đại này. Ở thôn quê, tháng 12 là thời điểm sau vụ gặt, đường làng là nơi người ta thường phơi rạ để làm chất đốt dự trữ. Khi trời mưa nhiều, thứ rạ còn dính bùn đất trở nên mềm nhũn và bốc ra mùi khăn khẳn rất đặc trưng. Năm đó trời cũng mưa nhiều, việc quét dọn đường làng vốn rải gạch đá lổn nhổn thành ra khó khăn hơn rất nhiều.

Buổi tối hôm đó, tôi gắng tìm một bộ quần áo tươm tất nhất, rộng thùng thình. Lúc đó, thường trong các gia đình đông con cái, đám em thường phải mặc lại áo quần của các anh chị.

Đi tới nhà thờ xứ, ngay giữa ao hồ là chữ NOËL thật lớn, có đèn sáng bên trong. Đỉnh tháp và xung quanh nhà thờ kết đầy đèn sao lấp lánh. Một anh thanh niên đang buộc những chiếc đèn dầu tự chế từ các lọ mực thuỷ tinh vào những mảng thân cây chuối bổ dọc và dùng dây ràng lại với nhau để xếp thành chữ thả nổi trên mặt ao hồ. Trong nhà thờ chăng đầy đèn ông sao và giấy mầu đủ loại. Phía phải gian cung thánh, một hang đá giả vừa được dựng lên với cây cỏ và đèn sao. 

Vậy là trong khi ca đoàn gắng lo hát lễ, mọi người trong giáo xứ cũng đã âm thầm gắng sức góp phần mình để lễ đêm Giáng Sinh thật huy hoàng.

Tôi theo chiếc cầu thang vừa được chắp ghép lại để lên gác đàn. Một cậu tôi đang dạo nhạc, gác đàn tạm bợ rung lên kẽo kẹt theo mỗi nhịp đạp gió. Nhìn từ gác đàn, cung thánh thật rực rỡ với đèn sao đủ mầu, dưới chân thánh giá ở bàn thờ chính là hàng chữ EMMANUEL. Thánh lễ đêm Giáng Sinh năm đó được cử hành đúng nửa đêm. Giữa vùng quê nghèo, lời ca trầm bổng cất lên và ánh nến xua tan cái lạnh giá của mùa đông trong lòng người.

Đã gần 30 năm trôi qua, tôi vẫn hay nhớ về lễ đêm Giáng Sinh năm đó. Những hình ảnh, mầu sắc, âm thanh vẫn chầm chậm hiện về trong miền kí ức.

Lúc này đây, khi Mùa Giáng Sinh lại về, ở vài nơi nào đó trên đất Việt thân yêu, tôi biết vẫn còn có những cô bé cậu bé như tôi ngày nào ôm trong niềm ước mong giản dị là được dự lễ đêm Giáng Sinh trên mảnh đất quê hương của chúng. Nhưng rất nhiều khi, ước vọng nhỏ bé và chính đáng này vẫn còn bị ngăn chặn với đủ thứ lời lẽ và lí luận hùng hồn nhưng luẩn quẩn! Dù sao, tôi tin rằng Mùa Giáng Sinh luôn mang tới sự an lành trong tâm hồn người lớn cũng như trẻ nhỏ khi họ là những người thiện tâm. 

KIM ÂN

No comments:

Post a Comment