Pages/ Tác giả

Tuesday, October 11, 2011

Triệu chứng Tàu khống chế toàn bộ Cam bốt- TQ thăm dò dầu ngoài khơi Campuchia


 Triệu chứng Tàu khống chế toàn bộ Cam bốt

TQ thăm dò dầu ngoài khơi Campuchia 

tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC sẽ bắt đầu tiến hành thăm dò ngoài khơi tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia trong tháng 10 này.
Báo Campuchia loan báo việc thăm dò dầu khí "sẽ được thực hiện tại Lô F, nằm cách tỉnh Preah Sihanouk gần 40km về phía Nam".
Nếu nhìn trên bản đồ của cơ quan dầu khí Campuchia, người ta sẽ thấy Lô F (Bloc F) nằm trong Vịnh Thái Lan, ngay bên cạnh đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Khoảng thời gian để tập đoàn CNOOC làm công việc thăm dò là từ tháng 10-tháng 12 năm nay.
Ông Mam Sambat, Giám đốc điều hành một tổ chức NGO chuyên về phát triển ở Campuchia, nói với báo Reaksmei Kampuchea rằng CNOOC là công ty nước ngoài đầu tiên đã thực hiện khảo sát ảnh hưởng tới môi trường trước khi đào dầu ở Campuchia, tuy các tổ chức về môi trường không đủ thời gian để xem xét khảo sát này.
Campuchia đã cấp giấy phép thăm dò dầu khí cho khoảng 100 công ty cả trong nước lẫn nước ngoài, bao gồm Mỹ, Pháp, Nhật, Singapore, Trung Quốc và Thái Lan.
Chính phủ Phnom Penh hy vọng sẽ tìm thấy nguồn dầu thô đầu tiên vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, tại các lô thăm dò, có một số khu vực chồng lấn giữa Campuchia và các nước.
Việc Trung Quốc vào thăm dò dầu khí ở Campuchia đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ kinh tế giữa hai bên, điều chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh hoan hỷ, nhất là khi hoạt động dầu khí giữa Trung Quốc và Miến Điện đang gặp một số trục trặc.
Các nhà vận động Miến Điện đang kêu gọi chính phủ dừng dự án đường ống dẫn khí từ bờ Tây nước này sang Trung Quốc trong một loạt các sự kiện được đánh giá là Naypidaw quay lưng lại với Bắc Kinh để làm thân với phương Tây.

Tăng cường quan hệ

Trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh trở nên nồng ấm rõ rệt, trong khi quan hệ của Campuchia và các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam nảy sinh một số vấn đề.
Cuối năm ngoái Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh.
Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, vốn do Trung Quốc khởi xướng.
Campuchia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1958.
Trong những năm 1970,Trung Quốc ủng hộ chính thể Khmer Đỏ và đã tiến quân "trừng phạt Việt Nam" sau khi Hà Nội can thiệp lật đổ Pol Pot, giúp lập nên chính quyền của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Đảng này nay vẫn cầm quyền ở Campuchia.
Hoàng gia Campuchia có quan hệ thân chặt với Bắc Kinh, Quốc vương Norodom Sihamoni mới hôm 08/10 vừa lên đường sang Trung Quốc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Campuchia vay tiền TQ mua trực thăng

thứ tư, 24 tháng 8, 2011
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết Trung Quốc đã đồng ý cho Campuchia vay 195 triệu đôla Mỹ để mua trực thăng từ nước này nhằm nâng cấp quân đội.
Hãng tin Nhật Bản Kyodo dẫn lời ông Tea Banh nói thỏa thuận cho vay đã được ký kết hồi tuần trước và số tiền vay của Bắc Kinh sẽ được sử dụng để mua trực thăng vận tải Zhi-9 (Z9).
Ông bộ trưởng không tiết lộ số trực thăng sẽ được mua trong hợp đồng, nhưng theo giá thị trường thì một chiếc trực thăng vận tải thông thường có giá khoảng 2,4-2,5 triệu đôla Mỹ.
Hợp đồng cho vay đã được Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Kiến và Bộ trưởng Tài chính Campuchia Keat Chhon ký tại Phnom Penh hôm thứ Bảy 20/08.
Một quan chức cao cấp trong chính quyền Campuchia được trích lời nói Phnom Penh sẽ mua "trên 10 trực thăng". Không rõ số tiền còn lại, nếu có, sẽ dùng để mua thêm trang thiết bị gì.
Z9 là trực thăng do Trung Quốc sản xuất theo bản quyền của hãng Eurocopter. Mẫu nguyên thủy là loại Dauphin AS 365 N2 lắp ráp ở châu Âu.
Tại Trung Quốc, nhà sản xuất Z9 là Công ty Máy bay Cáp Nhĩ Tân bắt đầu lắp ráp loại trực thăng này từ những năm đầu thập niên 1980.
Đây là loại trực thăng thông dụng nhất ở Trung Quốc, trong quân đội có ba phiên bản: vận tải, hải quân và tấn công.

Nâng cấp quân đội

Mới đây, hồi cuối tháng Sáu, ông Tea Banh đã có chuyến công du Trung Quốc. Đây là lần thứ hai trong chưa đầy một năm bộ trưởng quốc phòng Campuchia sang Bắc Kinh.
Không rõ hợp đồng vay tiền mới ký có liên quan tới chuyến đi của ông Tea Banh hay không.
Trung Quốc đang tham gia tích cực vào tiến trình hiện đại hóa quân đội Campuchia với nhiều hợp đồng viện trợ và cho vay vốn.
Mới đây, Trung Quốc đã cấp hai đợt viện trợ quân sự trị giá nhiều triệu đôla cho Campuchia. Đợt thứ hai hồi đầu tháng Sáu bao gồm 17 container quân trang quân dụng.
Đợt một trước đó, Trung Quốc đã cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia.
Các bình luận gia nói Campuchia đang muốn bồi đắp quan hệ với Trung Quốc, vốn không giống các quốc gia phương Tây ở chỗ không hề chỉ trích Campuchia về tệ tham nhũng, thiếu dân chủ hay yếu kém về nhân quyền.
Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, vốn do Trung Quốc khởi xướng.
Tuy nhiên các động thái xích lại gần Bắc Kinh của Phnom Penh có thể khiến Campuchia ngày càng xa rời Việt Nam, vốn đã can thiệp quân sự lật đổ chính quyền Pol Pot năm 1978, lập nên chính phủ do đảng Nhân dân Campuchia cầm đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia thăm TQ

Hai ông Tea Banh và Tập Cận Bình
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thăm Trung Quốc lần thứ hai trong chưa đầy một năm để thúc đẩy quan hệ hợp tác.
thứ năm, 23 tháng 6, 2011
Ông Tea Banh, người cũng giữ chức phó thủ tướng, hôm 21/06 đã hội kiến với Phó Chủ tịch nước kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Phó Chủ tịch Trung Quốc phát biểu trong buổi gặp, rằng hai nước nay đã bước vào giai đoạn mới của quan hệ đối tác chiến lược, với "sự tin cậy to lớn về chính trị".
Ông Tập, người được cho sẽ là nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc nay mai, nhấn mạnh cam kết của Bắc Kinh trong việc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng giữa hai bên.
Mới đây, Trung Quốc đã cấp hai đợt viện trợ quân sự trị giá nhiều triệu đôla cho Campuchia.
Đáp lễ, Tướng Tea Banh tỏ lòng biết ơn rằng trong nhiều năm, Trung Quốc đã trợ giúp Campuchia một cách "bất vụ lợi".
Ông nói chuyến thăm này của ông là nhằm "phát triển sâu hơn" quan hệ chiến lược giữa đôi bên.
Các bình luận gia nói Campuchia đang muốn bồi đắp quan hệ với Trung Quốc, vốn không giống các quốc gia phương Tây ở chỗ không hề chỉ trích Campuchia về tệ tham nhũng, thiếu dân chủ hay yếu kém về nhân quyền.
Tuy nhiên các động thái xích lại gần Bắc Kinh của Phnom Penh có thể khiến Campuchia ngày càng xa rời Việt Nam, vốn đã can thiệp quân sự lật đổ chính quyền Pol Pot năm 1978, lập nên chính phủ do đảng Nhân dân Campuchia cầm đầu.
Sau đó Trung Quốc, nước ủng hộ Khmer Đỏ, đã tuyên chiến với Việt Nam vào tháng 2/1979.

TQ tiếp tục viện trợ quân sự cho Campuchia

Binh lính Campuchia
Quân đội Campuchia đang cần nâng cao năng lực
Trung Quốc tiếp tục viện trợ cho Campuchia 17 container trang thiết bị quân sự nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng.
Hãng thông tấn nhà nước Campuchia AKP đưa tin loạt hàng viện trợ này đã được trao cho Không lực Hoàng gia Campuchia (RCAF) trong một buổi lễ tại căn cứ không quân Pochentong ở Phnom Penh vào cuối tháng năm.
Buổi lễ do Tướng Moeung Samphan, Quốc vụ khanh, Bộ Quốc phòng Campuchia, chủ trì.
Được biết lô hàng này bao gồm 50.000 bộ quân phục và giày dép cho quân nhân.
Tướng Moeung Samphan được dẫn lời đã cảm ơn 'sâu sắc' chính phủ và quân đội Campuchia về sự giúp đỡ lâu nay của Trung Quốc.
Loạt hàng viện trợ mới trao nằm trong thỏa thuận giữa hai lãnh đạo Hồ Cẩm Đào và Hun Sen đưa ra trong chuyến thăm của ông thủ tướng Campuchia sang Thượng Hải hồi tháng Năm năm ngoái.
Cũng theo thỏa thuận đó, Trung Quốc đã cấp 257 xe tải quân dụng cho Campuchia.

Tăng cường quan hệ

Trong những năm gần đây, quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh trở nên nồng ấm rõ rệt.
Mới đây, vào cuối năm ngoái Trung Quốc và Campuchia ký các hợp đồng hợp tác tổng trị giá 6,4 tỷ đôla nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc tới Phnom Penh.
Phnom Penh công khai tuyên bố ủng hộ chính sách của Trung Quốc trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, thí dụ chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, vốn do Trung Quốc khởi xướng.
Campuchia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1958.
Trong những năm 1970,Trung Quốc ủng hộ chính thể Khmer Đỏ và đã tiến quân "trừng phạt Việt Nam" sau khi Hà Nội can thiệp lật đổ Pol Pot, giúp lập nên chính quyền của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia.
Đảng này nay vẫn cầm quyền ở Campuchia.

CamBốt: Bài Học về Chủ Nghĩa Tài Phiệt Tầu
• Dịch & nhận định: Hùng Nguyễn
Một vùng thuộc tỉnh Mondolkiri ng: maf.org – Đời sống dân làng vẫn ... không khá. ng: bayonpearnik – Vị trí tỉnh Mondolkiri. ng: canbypublications.com
Trong bài Hãy làm cho Tầu “Te Tua”, tác giả Peter Morici đã đưa ra khái niệm mà ta tạm gọi là Chủ Nghĩa Tài Phiệt Tầu, mà ta có thể hình dung như một thứ chủ nghĩa tân tài phiệt, chứ không thuần túy là chủ nghĩa tài phiệt trong thế kỷ 16-18 tại Âu châu.
Trong bài tường thuật mang tên “Cambốt đã cảm được bề trái của Tầu - Cambodia feels China's hard edge” đăng trên mạng atimes.com ngày 8-12-2006 vừa qua, ông Yin Soeum, đã tường thuật cho thế giới thấy những đắng cay, oan khuất mà nhiều người Cambốt phải chịu do chủ nghĩa tài phiệt Tầu liên minh mật với chế độ ngụy dân chủ Husen.
Đây có thể coi là một bài học cho những bọn Việt gian muốn làm tay sai Tầu Cộng., cũng là một lần rút kinh nghiệm về chủ nghĩa tân tài phiệt Tầu mà mọi người trong chúng ta nên suy gẫm. Xin mời quý bạn cùng theo dõi bài viết này.
Mondolkiri, Cambốt – Đầu tư Tầu và phản kháng chống lại việc chiếm đất trong các tỉnh tại Cambốt đang khuấy động sự bất mãn và trong một số trường hợp đã tạo ra một loạt bắt bớ, cho thấy mặt trái ít được nhìn nhận trong chính sách kinh tế “mềm” Bắc Kinh muốn đẩy vào vùng Đông Nam Á.
Thủ tướng Cambốt Hun Sen đã ưu tiên cho việc kéo đầu tư Tầu vào đất nước tanh banh vì chiến tranh này để đối trọng lại với sự lệ thuộc lịch sử vào Việt Nam và sự độc lập vào viện trợ Tây Phương.
Để giữ cho nền kinh tế thả nổi, Các tài phiệt Tầu gần đây đã lấp đầy khoảng trống của hệ thống tư nhân Cambốt qua việc xây dựng hạ tầng cơ sở, lập nhà máy, và điều khiển việc xây dựng một trụ sở mới cho chính quyền tại thủ đô Phnom Penh.
Trợ giúp kinh tế Tầu cho Cambốt đã trở thành nổi bật như một thí dụ “sáng giá” của sự bành trướng Bắc Kinh trong vùng. Nhưng các quan hệ phát triển này trở nên phức tạp hơn, khi kinh tế Tầu Cộng thẩm thấu vào từng góc của đất nước và bắt đầu khơi mào những tranh chấp đầy bức xúc giữa đất đai và đầu tư nước ngoài. Những pháp chế bất minh liên quan đến sở hữu và quyền dùng đất tại Cambốt kết hợp với sự khó khăn và chao đảo trong việc thi hành chính sách của tài phiệt Tầu đã tạo ra một cảm giác bất ổn trong tỉnh Nondolkiri nằm ở vùng đông-bắc Cambốt.
Năm 2004, chính quyền Cambốt đã đồng ý trên căn bản là cho công ty quốc doanh Tầu, Wuzhishan LS Group, được đặc quyền khai thác 199,999 hécta đất (cỡ 2,000 km vuông) trong thời gian 99 năm, trong đó có cả việc lập tức phân chia 10,000 hécta nhằm phát triển thành một nông trại trồng thông trong cái tỉnh nghèo khó và xa xôi này. Vấn đề: 10 ngàn hécta đầu tiên này dùng cho một chặng thí nghiệm của kế hoạch khai thác đã dần dà lan rộng chiếm luôn cả đất đai của dân chúng trong vùng, vốn là những người không hề được chính quyền cho biết gì về điều kiện cũng như hạn kỳ của đặc quyền này.
Các nhóm phản kháng địa phương khiếu nại rằng chính quyền đã thất bại trong việc thực hiện một cuộc khảo sát về các tác động xã hội và môi sinh trước khi chấp nhận kế hoạch khai thác của Tầu. Dân và giới chức địa phương đã không hề được hội ý gì về kế hoạch của chính quyền, cũng như giới chức địa phương đã không đưa ra một bản đồ vạch lằn ranh những khu vực công ty Tầu chính thức được quyền khai thác.
Phong trào Mưa Thế Giới – World Rain Movement, một nhóm chuyên về môi sinh quốc tế, đã trưng ra chứng cớ cho thấy chính quyền đã dành cho công ty Wuzhishan một diện tích đất lên đến 20 lần rộng hơn so với luật đất đai Cambốt năm 2001. Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền và môi sinh khác phản kháng rằng đặc quyền này đã vi phạm cùng một luật lệ cho phép sở hữu chung cho các nhóm dân địa phương đã thừa kế vùng này nhiều thế hệ. Vào khoảng một nửa dân số tỉnh Mondolkiri là dân thuộc bộ lạc Phnong, đã tuyên bố vùng đất này là của họ.
Trong khi đó, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Cambốt bắt đầu tham gia vòng tranh chấp, quả quyết rằng thương thảo đầy vấn đề này đã được thực hiện không công khai. Đại diện Wuzhishan đã từ chối mấy lời yêu cầu được phỏng vấn về vấn đề này.
Đất này là của tôi
Một tháng sau khi đặc quyền được đưa ra, Wuzhishan bắt đầu xịt một lượng lớn thuốc trừ sâu rầy để khai quang vùng đất trước khi trồng trọt, làm dân địa phương lo ngại hơi thuốc có thể làm độc các dòng sông, hoa mầu và thú vật trong vùng. Dân làng tiếp xúc với báo mạng cho Asia Times tố cáo hãng đã mau chóng vượt quá giới hạn 10 ngàn hécta và tại một số nơi đã bắt đầu tiến xa hơn, hủy diệt đền miếu, mồ mả ở các nghĩa trang chôn cất tổ tiên họ.
Ngày 4-4-2005, 70 dân làng từ phụ cận vùng Sen Monorom biểu tình phản đối tại Khu 1 của công ty này, là nơi Nga Narim, một dân làng 26 tuổi, tố cáo công ty đã vi phạm vào nghĩa trang truyền thống hàng nhiều thế kỷ, rừng và đất canh tác của dân làng. Tuy nhiên, giới cầm quyền Cambốt cho đến nay vẫn đứng về phe Tầu, và cảnh sát đã dùng vòi rồng để giải tán đoàn biểu tình.Theo Nga Narim, thì một đại diện chính quyền sau cùng đã can thiệp, hứa hẹn sẽ có đáp án cho nguyện vọng của dân, nhưng lại chẳng làm gì hết.
Tháng 7-2005, một nhóm lên đến 650 dân làng biểu tình ngoài trụ sở của đám chuyên viên và cai thầu của công ty Tầu. Theo lời dân làng, đại diện công ty trong kỳ đó đã nhìn nhận lỗi lầm, hứa sẽ ngưng nhiều hoạt động và trả đất lại cho dân làng. Nhưng hơn một năm sau, các hứa hẹn đó đã không hề được thực hiện, và công ty lại cố tình tiếp tục khai thác đất.
Theo thời gian, giới chức Cambốt đã về phe Tầu chống lại dân địa phương. Theo một người thông thạo, khi cuộc biểu tình đầu tiên bùng nổ vào tháng Giêng, 2005, giới chức tỉnh đã triệu tập các đại diện cố vấn địa phương buộc họ phải ký nhận bản đồ của khu đặc nhượng gồm hơn 86,894 hécta đất mà từ trước đến nay không ai được quyền khai thác. Ông cho biết khi hai vị cố vấn Sen Monorom và Phoeul Tret từ chối ký nhận, họ đe dọa sẽ cách chức hai ông này.
Ủy Ban Hoạt Động Nhân Quyền Cambốt đã ra một kháng thư trong tháng 6-2006 vừa qua kêu gọi chính quyền can thiệp và bảo đảm rằng Wuzhishan tôn trọng luật lệ địa phương cũng như kêu gọi Wuzhishan phải ngưng mọi khai thác cho đến khi một đại diện độc lập của ủy ban đặc trách vấn đề thuộc chính quyền, vào ngày 8-7-2006 họp với các đại diện cộng đồng và hứa rằng công ty Tầu Cộng sẽ ngưng mọi hoạt động trong thời gian chờ đợi chính quyền giải quyết vấn đề. Đại diện này cũng hứa sẽ triệu hồi đám cảnh sát từ khu vực mà họ đã làm việc như bọn bảo an cho công ty.
Đến tháng 10, dân làng vẫn than phiều rằng Wuzhishan đang hoạt động trong khu đặc lợi.
Dân làng, tên Dos Prek, 37 tuổi, phát biểu: “Chúng tôi không có ai bênh vực hết. Công ty và giới cầm quyền đã dùng đe dọa và khủng bố. Giờ chúng tôi sợ bị bắt về tội xâm phạm vào vùng đất bị cướp khỏi tay chúng tôi. Ngay cả khi chúng tôi phản đối, họ tiếp tục xâm phạm vào vùng đất chăn nuôi, rừng và nơi mồ mả thiêng liêng.”
Lập lại quá khứ
Sau mấy thập niên chiến tranh và nhiều năm vô luật pháp, việc sở hữu và dùng đất đai tại Cambốt thường được áp dụng một cách tùy tiện. Việc chuyển mình sang tư bản của Cambốt đã bị lũng đoạn bằng số trường hợp tham nhũng ngày càng gia tăng của các giới cầm quyền và chính trị gia muốn thu đoạt đất đai từ tay dân làng cho tư lợi của họ. Còn tệ hơn thế, các công ty Tầu đã thấy rằng họ đang ở trong các thương thảo đất đai đầy nghi vấn.
Khi tranh chấp trở nên căng thẳng trong tỉnh Mondolkiri, Hun Sen công bố trong một bài diễn văn hồi năm ngoái về ý định của ông ta muốn tu chính luật đất nhằm giới hạn kích thước của các khu được đặc quyền dành cho phát triển. Wuzhishan, là công ty chuyên môn trồng thông trên đải Hải Nam, đã mau chóng trở thành một tay chơi chính trong kỹ nghệ khai thác gỗ, trái cây và giấy Cambốt.
Công ty Tầu khổng lồ này có quan hệ mật thiết với Pheapimex, một hãng chuyên về khai thác nguyên liệu và nông nghiệp có liên quan với giới cầm quyền, cũng là hãng đã giúp “bôi trơn bánh xe” cho Wuzhishan thắng được 315,000 hécta đất trong hai tỉnh Pursat và Kampong Chhnang để dùng làm nơi trồng cây dầu đông y. Các nhóm môi sinh tố cáo rằng đã có hơn 100 ngàn người phải mất nhà cửa cho kế hoạch này.
Vấn đề nay đã trở thành một “củ khoai chính trị nóng” và đe dọa tái lập lại khuynh hướng chống Tầu đang ngấm ngầm gia tăng tại Cambốt. Sun Chhay, một chính trị gia đối lập với đảng Sam Rainsy, cho rằng giới đầu tư Tầu đồng ý trả trên giá nội địa là việc làm khích động hiện tượng chiếm đất toàn quốc, là nơi giới chức địa phương nói là lấy đất công dùng cho kế hoạch phát triển nhưng thật ra là để bán cho bọn tài phiệt Tầu vì tư lợi của họ.
Nếu đúng như vậy, thì Cambốt đang theo khuôn mẫu tư bản kiểu Tầu, trong đó giới cầm quyền tham nhũng thường xuyên tự cho mình là chủ những vùng đất mà hệ thống CS cho rằng do nhà nước làm chủ nhưng với sự sát nhập của tư bản chủ nghĩa thì nay đang trở thành tự nhiên hợp pháp là của họ. Theo các nhà phân tích, thì việc tịch thu đất đai là lý do chính khiến cho các vụ bắt bớ gia tăng đều đặn tại các cùng quê Tầu, và nay các nhà đầu tư Tầu ngấm ngầm thông đồng với bọn cầm quyền lũng đoạn của Cambốt đã đe dọa làm khơi mào cho một hiện tượng phản kháng tương tự, làm cản trở sự chuyển tiếp của Cambốt vào một thị trường tự do.
Đây là một quá trình đầy bất ổn cho giới đầu tư Tầu, đặc biệt nếu người ta theo dõi lịch sử chính trị cận đại giữa hai nước. Sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho chế độ diệt chủng Khmer Đỏ từ thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990, trong đó có cả việc viện trợ võ khí, quân nhu, nhiên liệu và duy trì cuộc nội chiến hủy diệt đất nước chống lại sự cai trị của chế độ CS bù nhìn của VC.
Nhiều người Cambốt hiện vẫn cảm thấy đắng cay về việc Tầu hết lòng ủng hộ chế độ diệt chủng Maoist, đã bị lên án là tàn sát đến 1.7 triệu người. Gần hơn nữa, Tầu thường bành trướng cái lịch sử thường là bất hạnh của họ trong vùng bằng cách nhấn mạnh đến các thỏa hiệp kinh tế song phương nhằm che lấp các quan ngại về chiến lược và chính trị. Tuy nhiên, tại Cambốt, chiến lược ngoại giao này đã gặp trở ngại vì một số đầu tư nhằm vào lợi nhuận hơn là dân địa phương mà lẽ ra Tầu phải cố lấy cảm tình của họ.
Ghi chú:
Yin Soeum là một phóng viên tự do có văn phòng tại Phnom Penh, có bài viết trên một số hãng thông tấn lớn như Reuters, phnompenhpost.com, ..., và đặc biệt là atimes.com.
Nhận định của người dịch:
1. Chủ nghĩa tài phiệt Tầu có một điểm căn bản khác xa so với chủ nghĩa tài phiệt Ấu châu trong thế kỷ 16-18: tài phiệt Âu châu dùng vàng khối làm bản vị trong khi tân tài phiệt Tầu dùng “bí mật quốc gia” làm bản vị. Do vậy mà ta có thể để ý rằng bất kỳ nước nhược tiểu nào có dính líu với Tầu cũng đều có lấn cấn về vấn đề “bí mật quốc gia”, mà trên thực chất chỉ là sự bóc lột “hợp pháp” của đám cầm quyền, đối với dân đen trong nước và đối với của bọn Đại Hán đối với các nhược tiều khác, cũng có thể là các hợp đồng “mật” đổi nguyên liệu, đất đai lấy vũ khí & quyền lực với giá “phải chăng”.
Kinh nghiệm trên của dân Cambốt là một bài học lớn cho những ai giờ này còn tơ tưởng muốn ... theo Tầu!
2. Đọc bài này, ta có thề thấy không phải chỉ Nga mới có chế độ ngụy dân chủ mà ngay tại Cambốt cũng có chế độ ngụy dân chủ. Điều đáng nói là không phải chỉ tại Tầu mới có dân oan, mà tại bất kỳ nhược tiểu nào hoặc theo ngụy dân chủ hoặc theo CS đều có ... dân oan. Vậy dân oan có thể coi là hậu quả của chủ nghĩa tân tài phiệt Tầu!!!
3. Việc “...nhấn mạnh đến các thỏa hiệp kinh tế song phương nhằm che lấp các quan ngại về chiến lược và chính trị” phải coi là bản chất của mưu đồ Hán hóa toàn cầu của Tầu, mà bước chân đầu tiên - bất hạnh - lại là Đông Dương. Nếu nhìn thương ước này theo quan điểm chiến lược, ta nên để ý đến tỉnh Mondolkiri nằm ngay dưới vùng tam biên Việt-Miên-Lào. Vùng này hiện nay còn khá hoang sơ. Nếu thiết lập các cơ sở quân sự, hay các loại hãng quốc doanh trá hình thì Tầu tự nhiên có một vùng chiến lược có thể kiểm soát đường bộ vùng tam biên, tạo thế gọng kìm ép vào ngang hông VN trong trường hợp có chiến tranh xảy ra. Hoặc cũng có thể dùng vùng này làm hậu cần cho một cuộc chiến du kích lâu dài!
Do vậy, tuy Mỹ không lo ngại đe dọa Tầu, nhưng việc be bờ chống Tầu tưởng không thể xem nhẹ. Còn đối với mấy nước nhược tiểu Đông Dương, việc Tầu bành trướng là một đe dọa vừa trực tiếp vừa triền miên. Vụ tài phiệt Tầu tại Cambốt là một bài học cụ thể.
Xin đừng quên rằng biến chuyển kinh tế có nhiều phần trăm khơi mào diễn tiến quân sự và chính trị!

Yin Soeum is a Cambodian journalist who joined Indohine productions company in 1994. He is currently working as a freelance journalist, fixer and translator for television and print media. Soeum is a member of The Southeast Asian Press Alliance and has worked with the Cambodian Centre for Human Rights. He currently works part-time for the Voice of American and, as a translator and fixer, for international television networks and channels including the ABC, CNN, BBC, ZDF and DPA.

Cambodia feels China's hard edge
written by: Yin Soeum, 08-Dec-06

MONDOLKIRI, Cambodia - Chinese investments and contested land acquisitions in provincial Cambodia are stirring resentment and in some instances full-blown unrest, revealing a seldom-seen hard edge to Beijing's soft-power economic push into Southeast Asia.

Cambodian Prime Minister Hun Sen has prioritized luring Chinese investment into his war-torn country to mitigate its historic reliance on Vietnam and more recent dependence on Western aid to keep the economy afloat. Chinese investors have recently filled large sections of Cambodia's private-sector gap through building infrastructure, establishing factories, and overseeing the construction of a new government Council of Ministers building in the capital Phnom Penh.

China's economic assistance to Cambodia has stood out as a showcase example of Beijing's growing clout in the region. But those growing ties are now becoming more complicated, as China's economic penetration into more remote corners of the country starts to spark emotionally charged foreign-versus-local land conflicts. Legal uncertainty concerning Cambodian land ownership and usage rights combined with China's sometimes rough-and-tumble business practices have resulted in a volatile mix in the northeastern province of Mondolkiri.

In August 2004, the Cambodian government agreed in principle to grant China's Wuzhishan LS Group a 199,999-hectare land concession for a period of 99 years, including an immediate allocation of 10,000 hectares to develop into a commercial pine-tree plantation in this remote, impoverished province. The problem: the original 10,000 hectares earmarked for an experimental phase of the project has gradually widened to encompass lands settled by villagers, who were not consulted by government officials about the terms and conditions of the land concession.

Local protest groups contend that the government failed to undertake an environmental or social impact assessment before approving the Chinese development project, and the local population and authorities were not consulted about the state-backed plan. Nor did local authorities make publicly available maps delineating the areas where the Chinese company was officially permitted to operate.

The World Rain Movement, an international environmental group, contends in a report that the government awarded Wuzhishan a land area 20 times as large as is permitted by Cambodia's 2001 Land Law. Other environmental and human-rights groups contend that the controversial concession overlooks provisions in the same law that grant collective ownership title to indigenous groups that have inhabited lands for generations. About half of Mondolkiri province's population consists of the animistic Phnong tribe, which claims the lands Wuzhishan aims to develop.

The United Nations High Commissioner for Human Rights in Cambodia, meanwhile, has gently waded into the controversy, confirming the details of the controversial deal without publicly passing judgment. Wuzhishan declined several interview requests for this article.

This land is my land
The month after the concession was granted, Wuzhishan began spraying large amounts of noxious herbicides to clear the land for planting, prompting local concerns that the chemical runoff might contaminate rivers, flora and fauna. Villagers who spoke with Asia Times Online claimed that the company quickly transcended the ill-defined 10,000 hectares and began to encroach on and in certain instances destroy shrines and graves on ancestral burial sites.

On April 4, 2005, 70 villagers from the nearby Sen Monorom commune protested against the company's activities at its designated Site 1, which Nga Narim, a 26-year-old villager, claims impinges on the commune's centuries-old traditional burial grounds, forests and communal grazing areas. Cambodian authorities, however, have so far sided with the Chinese investor, and police dispersed that particular protest with fire hoses. A deputy governor finally intervened, promising to respond to the people's demands, but failed to follow up, Nga Narim contends.

In June 2005, a larger group of 650 villagers demonstrated outside of the house of the Chinese company's technicians and supervisors. According to local villagers, the company representatives that day acknowledged their mistakes, promised to cease many of their operations and return contested land to villagers. Yet more than a year later, those pledges still had not been honored as the company continued to develop the land, they allege.

In a sign of the times, Cambodian officials have consistently sided with the Chinese over the local population. When the first local protests kicked up in January 2005, provincial authorities summoned the relevant commune councilors and pressured them to sign and approve a map of the concession area that encompassed more than 86,894 hectares of land and was often illegible, according to a person familiar with the meeting. When councilors Sen Monorom and Phoeul Tret refused to sign, the officials threatened to remove them from their official positions, he said.

The Cambodia Human Rights Action Committee issued a statement this June calling on the government to intervene and ensure that Wuzhishan respected local laws and called on Wuzhishan to stop all activities on the land until an independent environmental and social impact assessment was undertaken.
Reacting to international pressure groups, Nout Sa An, a representative of the government's inter-ministerial committee, on July 8 met with community representatives and promised that the Chinese company would stop its activities while the government solved the problem. He also promised to move police officials from the area who had served as the company's security guards.

As of October, villagers still complained that Wuzhishan was actively working the contested land.

"We have no recourse," said villager Dos Prek, 37. "The company and government officials use threats and intimidation. Now we fear arrest for trespassing on land that was taken from us. Even when we complain, they continue to encroach on our grazing land, spiritual forests and burial areas."

Resurrecting the past
After decades of war and years of lawlessness, Cambodia's land ownership and usage laws are often arbitrarily enforced. The country's transition toward more capitalism has been marred by a growing number of cases of corrupt government officials and politicians grabbing land for personal gain from villagers. And increasingly, Chinese companies find themselves in the middle of controversial land deals.

As the controversy mounted in Mondolkiri province, Hun Sen announced in a speech last year his intention to amend land laws that limited the size of land concessions for development purposes. Wuzhishan, which manages a massive pine plantation on China's Hainan island, has quickly emerged as a major player in Cambodia's timber, pulp and paper industry.

The Chinese plantation giant has close ties with Cambodia's politically connected agri-industrial conglomerate Pheapimex, which helped to grease the wheels for Wuzhishan to win a 315,000-hectare plot in Pursat and Kampong Chhnang provinces for a eucalyptus-tree plantation. Environmental groups claim more than 100,000 people could lose their homes to make way for that project.

The issue has become a political hot potato and threatens to resurrect Cambodia's now latent anti-Chinese sentiments. Sun Chhay, an opposition politician with the Sam Rainsy Party, contends that Chinese investors' willingness to pay above local market prices for Cambodian land is fueling a nationwide land-grabbing phenomenon where local officials claim to appropriate public lands for development projects but in reality sell to Chinese investors for personal gain.

If that is so, it tracks a similar pattern to China's capitalist development model, where corrupt officials frequently lay claim to land that under the communist system was owned by the state but with the infusion of more capitalism is often in legal limbo. Land grabs have contributed heavily to the growing rural unrest in China, and now Chinese investors in cahoots with unscrupulous Cambodian officials threaten to unleash a similar restive phenomenon that could undermine Cambodia's transition toward a market economy, some analysts say.

That's a particularly risky course for Chinese investors, particularly considering the two countries' recent political history. Beijing's support in the 1980s through the early 1990s for the murderous Khmer Rouge regime, including supplies of weapons and ammunition, fueled and sustained the country's damaging civil war against the ruling communist regime implanted by Vietnam.

Many Cambodians still harbor bitter feelings toward China for its strong support of the genocidal Maoist regime, which stands accused of killing more than 1.7 million people. More recently, China has transcended its often unfortunate history in the region by placing emphasis on bilateral economic relations over political and strategic concerns. Yet in Cambodia, that diplomatic strategy is being undermined by certain investments that put profits before the local people Beijing is supposedly trying to win over.

Yin Soeum is a freelance journalist based in Phnom Penh. 

No comments:

Post a Comment