Trần Khải Thanh Thủy mắc bệnh tự cao tự đại
Nam Nhân (Quân Nhân QLVNCH)
Lần đầu tiên tôi được đọc bài viết của Trần Khải Thanh Thủy, khi còn dùng bút hiệu Nguyễn Thái Hoàng và gửi bài cho Đàn Chim Việt của nhóm đặc công đỏ Vũ Thư Hiên, Bùi Tín và cả anh chàng nâng bi các cuội dân chủ khá vững chắc: Đó là Tưởng Năng Tiến.
Những bài viết tiếp theo dưới ngòi bút Nguyễn Thái Hoàng như những quả thôi sơn đấm thẳng vào mặt những tên chóp bu của đảng việt-gian cộng-sản, kể cả từ tên đại việt-gian Hồ chí Minh, Trần Đức Lương… Tôi còn nhớ, khi được tôi chuyển những bài của Nguyễn Thái Hoàng, ông Việt Thường đã có những nhận xét rằng: “Đây mới là nhà đấu tranh cho dân chủ thực sự. Dám đụng vào chỗ hiểm của việt-gian cộng-sản. Nhìn đúng vai trò của dân oan trong công cuộc chống tập đoàn việt-gian cộng-sản”. Nhưng rồi ông ấy thở dài và nói: “Nguyễn Thái Hoàng trước sau cũng bị lộ, vì đã trao trứng cho ác. Nguyễn Thái Hoàng không biết web Đàn Chim Việt là công cụ của ai sao? Không biết Vũ Thư Hiên và Bùi Tín là ai sao? Không biết có qua được âm mưu của việt-gian cộng-sản không?”
Đó là lý do nhân một cuộc trả lời phỏng vấn với Tường Thắng của Vietnam-exodus, ông Việt Thường đã khẳng định Trần Khải Thanh Thủy là một cây bút chống việt-gian thực thụ. Việc Nguyễn Thái Hoàng bị việt-gian cộng-sản phát hiện tên thật là Trần Khải Thanh Thủy, theo sự trao đổi giữa chúng tôi, thì không phải do dân oan nào, hay do ni sư Đàm Thoa nào đó… mà chính ở chỗ Trần Khải Thanh Thủy đã gửi những bài viết nẩy lửa dưới bút danh Nguyễn Thái Hoàng vào công cụ của tập đoàn việt-gian cộng-sản.
Trong số những người gọi là “đấu tranh cho dân chủ” ngoại trừ Trần Khải Thanh Thủy, thì còn một người nữa là Luật sư trẻ tuổi Lê Chí Quang, người đầu tiên viết bài cảnh giác trước những âm mưu của Tàu cộng. Lê Chí Quang sớm nhận ra mặt thật của bọn dân chủ cuội, nên đã lui về ở ẩn. Nhất là sau khi bị việt-gian cộng-sản bắt giam, Lê Chí Quang đã nhận ra thằng ăn cắp xe đạp của bạn gái là Nguyễn Khắc Toàn hiện nguyên hình. Vì vào đến tù rồi, hắn vẫn chứng nào tật nấy, ăn cắp đồ của những người đồng tù, thì thử hỏi hắn đấu tranh “cho dân chủ” vì cái gì?
Giờ đây, sự việc ở Biển Đông đã lòi ra bao ngòi bút, thầy bàn, nhưng người ta đã không nghe nhắc tới cái tên Lê Chí Quang. Chỉ riêng việc đám thổi kèn bỏ quên không nhắc tới Lê Chí Quang, thì chỉ nội việc này, đã cầu chứng rằng Lê Chí Quang là nhà đấu tranh cho dân chủ thứ thiệt, ít nhất là cho tới hiện nay. Còn Trần Khải Thanh Thủy bị việt-gian cộng-sản hành hạ đủ kiều và cuối cùng là cái án “tù hình sự” trong bản án 3 năm rưỡi (tức 42 tháng)! Nhưng mới 21 tháng thì được trả tự do, tức là chỉ chịu án một nửa và lại được đi máy bay miễn phí sang đất Cờ Hoa đoàn tụ với con gái. Khi tới Mỹ, trả lời phỏng vấn của Việt Hà (đài RFA) rằng: “Cảm giác đầu tiên của tôi là đi từ địa ngục đến thiên đường, và thậm chí vẫn không tin đó là sự thật.”, Rồi Trần Khải Thanh Thủy than là ở trong tù “… nóng tới 37, 38 độ (C) mà không có điện có quạt gì cả, …”. Và Trần Khải Thanh Thủy khi trả lời về việc đi qua Mỹ đã nói như sau: (trích nguyên văn):
Việt Hà: Chị có thể cho biết hoàn cảnh khi nhận được tin dược trả tự do là hoàn cảnh như thế nào, và lúc nhận được tin đó thì chị có cảm nghĩ ra sao?
Trần Khải Thanh Thủy: Tin này là tin được giữ bí mật cho đến phút chót. Mãi cho đến 3 giờ rưỡi chiều ngày 23/6 ở Việt Nam, tôi vẫn đang ở trong buồng giam, vẫn đang quần cộc, áo ba lỗ đánh vật với cái nóng gió Lam Sơn, nóng tới 37, 38 độ mà không có điện có quạt gì cả, thì cán bộ trại giam vào nói với tôi là chị mặc quần áo trại vào để ra gặp cán bộ.
Tôi cứ nghĩ là lại ra gặp cán bộ trại bình thường thôi, tôi cũng vội vàng mặc bộ quần áo của trại dầy, nặng, cũ kỹ, đội cái nón mê, đi theo cán bộ trại ra ngoài thì mới thấy lố nhố bóng dáng công an, an ninh mặc thường phục. Tôi đoán là sẽ có một biến cố gì đó đến với mình. Họ chỉ cho phép tôi được chuẩn bị có 5 phút, bảo rằng phía Mỹ đã bố trí vé máy bay cho tôi và bay ngay trong đêm nay, bây giờ vào lôi đồ đạc ra để họ đưa tôi đi.
Lúc ấy tôi vui mừng như là hai đầu gối reo hát trên nền gạch, run hết cả tay chân, cuống hết cả lên, không ngờ là sau 21 tháng trời chịu đựng, đến giờ phút ấy tự do đã lạc bước đến với mình.
Ngay lập tức tôi vào chuẩn bị các thứ, nhưng cũng không được phép chuẩn bị gì nhiều vì họ đi theo, nên tôi chỉ xách có cái túi. Lúc đó tôi vẫn còn đội cái nón mê ở trên đầu, họ bảo là bỏ cái nón lại chứ.
Việt Hà: Như vậy chị không kịp gặp anh Tân chồng chị ạ?
Trần Khải Thanh Thủy: Cả nhà tôi đợi ở sân bay Nội Bài, họ ấn định cho phép gặp nhau từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ. Nhưng thực tế là khi tôi đến sân bay thì gia đình tôi vẫn chưa được vào, sau đó thì họ có bố trí cho gặp trong khoảng nửa tiếng dưới sự giám sát của họ, nhưng thực tế thì tôi nghĩ chỉ khoảng 15 phút, gồm có cả mẹ, em trai, em dâu và 2 cháu, đồng thời có cả chồng tôi.
(ngưng trích).
Như thế, chúng ta biết rằng Trần Khải Thanh Thủy hoàn toàn bất ngờ trong việc được trả “tự do”, và cũng chỉ được phép thu dọn đồ đạc trong vòng vài phút để ra thẳng phi trường. Nhưng có một điều lạ, là trong khi trả lời phỏng vấn với đài VOA, thì Trần Khải Thanh Thủy cho biết sự việc hoàn toàn mâu thuẫn với lần trả lời với RFA.
Trích nguyên văn:
Trà Mi- VOA: Chính quyền Việt Nam có những yêu cầu hay điều kiện gì với chị trước khi trả tự do và cho chị ra nước ngoài tị nạn hay không?
Trần Khải Thanh Thủy: Đầu tiên, họ bắt tôi viết bản cảm tưởng về những ngày trong tù như thế nào và bắt tôi cam đoan rằng khi ra nước ngoài không được chống đối lại chính quyền. Tôi vẫn giữ vững quan điểm và lập trường của mình. Tôi nói chế độ nhà tù tại Việt Nam phải thay đổi tận gốc rễ, như việc giam 70, 80 người trong một phòng chật hẹp, mỗi phạm nhân chỉ được 60 cm, cả 70 người mới có được một hố xí chung, điều kiện ăn ở hết sức mất vệ sinh. Còn chuyện cấm tôi không được chống đối, tôi trả lời rằng bản chất tôi bộc trực, thẳng thắn. Tôi luôn coi mình là một nhà bất đồng chính kiến, nên những việc không hợp lý, không hợp tình thì tôi phải phản đối.
VOA: Chính quyền Việt Nam hồi đáp thế nào trước những phản hồi chị ghi lại như vậy?
Trần Khải Thanh Thủy: Có những lần họ bắt tôi phải viết đi viết lại. Thế nhưng cũng có những cái họ bảo thôi coi như cho qua.
(ngưng trích).
Đọc hai cách trả lời phỏng vấn của Trần Khải Thanh Thủy khiến tôi ngạc nhiên, và tự trong tôi đã thấy rằng Trần Khải Thanh Thủy không còn là hình ảnh của một Nguyễn Thái Hoàng nào đó, mà nó đã có những nét giông giống như Nguyễn Thanh Giang, Hà sỹ Phu, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn văn Lý, Lê thị Công Nhân và… vì thế, tôi đã quyết định phải đọc thật kỹ một lần nữa những điều Trần Khải Thanh Thủy đã trả lời phỏng vấn, để có thể hiểu được một cách rõ ràng cái lý do đích thực là: Trần Khải Thanh Thủy đã được việt-gian cộng-sản trả tự do trước án tù một nửa thời gian, mà lại còn được cho sang Mỹ đoàn tụ với con gái (trong khi chờ đợi tìm cách bảo lãnh cho mẹ và chồng qua sau, như đã trả lời trong phỏng vấn).
Sau khi đọc đi, đọc lại hai bài phỏng vấn Trần Khải Thanh Thủy của Trà My, VOA và của Việt Hà, RFA, tôi đã nhận ra cái lý do Trần Khải Thanh Thủy được thả sớm và được sang Mỹ “tị nạn”:
1- Với Trần Khải Thanh Thủy, thì cái lý do lập lại gần giống hệt 100% lý do của Hoàng Duy Hùng đã đưa ra cách nay hai chục năm. Đó là vì việt-gian cộng-sản phải lấy lòng Mỹ cho nên mới trả tự do cho Trần Khải Thanh Thủy.2- Với cái bút hiệu Nguyễn Thái Hoàng trước đây, Trần Khải Thanh Thủy đã lật mặt Hồ Chí Minh, thì lần này, khi nói đến Hồ chí Minh thì Trần Khải Thanh Thủy đã có một chút suy tư; hay nói một cách khác, cái quan điểm gần như là trùng lặp với Dương Thu Hương. Đó là chửi hết, trừ Hồ chí Minh.
Xin quý bạn đọc theo dõi đoạn Trần Khải Thanh Thủy trả lời Trà My, VOA sau đây:
Trích:
VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tị nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?
Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.
Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta nhận ra rằng Trần Khải Thanh Thủy có thể gọi là Hồ chí Minh được, hay gọi là ông Hồ chí Minh trong khi trả lời phỏng vấn. Thì câu văn sẽ là: Phạm văn Đồng theo lệnh của Hồ chí Minh, hay ông Phạm văn Đồng theo lệnh của ông Hồ chí Minh thì hay hơn câu trả lời: ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Tại sao phải gọi là Hồ chủ tịch? Điều này chứng tỏ Trần Khải Thanh Thủy muốn nói lên rằng Trần Khải Thanh Thủy đã thừa nhận Hồ chí Minh là chủ tịch của Trần Khải Thanh Thủy. Khi gọi, hoặc nói ra Hồ chủ tịch, nó biểu hiện lòng tôn kính.
Sự thay đổi ngôn từ, mà ngôn từ là sự biểu hiện của tư duy. Cho nên ngôn từ của Trần Khải Thanh Thủy đã thay đổi, thì chúng ta phải hiểu rằng tư duy của Trần Khải Thanh Thủy đã thay đổi cũng giống như Dương Thu Hương mà thôi. Chửi tất cả từ trên xuống dưới. Thậm chí còn đòi ỉa vào mặt mọi tên trong tầng lớp quan lại đỏ. Nhưng Dương Thu Hương đã có thể viết cả một quyển “Đỉnh cao chói lọi” với toàn tư liệu bịa 100%, để chạy tội và ca ngợi tên đại việt gian Hồ chí Minh. Đó là quyển “Đỉnh cao chói lọi”.
Một điểm nữa, trong đoạn trả lời phỏng vấn trên, chúng ta thấy con người của Trần Khải Thanh Thủy đã bắt đầu có một giọng tự phụ không khác gì kiểu của Nguyễn Thanh Giang là thần tượng của Trần Khải Thanh Thủy, cũng đã tự đánh giá mình như Cụ Phan Bội Châu. Vì Trần Khải Thanh Thủy dám nói rằng mình là người đi tiên phong và cũng dám khoe rằng, kiếp nạn mình gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam, chư ai bị khủng bố như Trần Khải Thanh Thủy. Nam Nhân tôi sẽ phân tích điểm này sau. Nhưng chỉ hỏi Trần Khải Thanh Thủy một chi tiết nhỏ này: Đã biết bao nhiêu người vì chống việt-gian cộng-sản mà bị chúng tử hình, bị chúng giam cầm, tù đày trên ba chục năm trời. Chỉ nêu vài thí dụ điển hình, ngay trong cái tổ chức mà Trần Khải Thanh Thủy tham gia, là khối 8406, thì với những Nguyễn Bình Thanh, những Nguyên Phong, thì họ đứng ở tầm cỡ nào so với Trần Khải Thanh Thủy? Trần Khải Thanh Thủy đi tiên phong là tiên phong với ai? Chỉ nêu ra rằng, kể từ khi có tập đoàn việt-gian cộng-sản thì chắc chắn Trần Khải Thanh Thủy chưa ra đời. Thử hỏi lúc bấy giờ, những người được gọi là những người quốc-gia, được gọi là chiến sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, được gọi là những người khai sáng ra chính thể Việt Nam Cộng-Hòa và nước Việt Nam Cộng Hòa thì họ đã làm gì, đã hy sinh là bao nhiêu, họ đã bị tù đày bao nhiêu năm trời, bao nhiêu người đã bỏ mạng chứ không được sống còn. Cái số bị tù 21 tháng như Trần Khải Thanh Thủy chẳng ăn nhằm vào đâu cả. Và họ tiếp tục chiến đấu cho đến ngày nay, đã hình thành ra cái cộng đồng người Việt tỵ nạn việt-gian cộng-sản, thì trong số đó đã có trên nửa triệu người nằm lại tại Biển Đông, đã tạo ra sự phẫn nộ làm thức tỉnh lương tâm của cả thế giới, những người yêu chuộng tự do và hòa bình. Chính từ đó, quốc tế mới chú ý tới bộ mặt tàn bạo của tập đoàn việt-gian cộng-sản. Trần Khải Thanh Thủy là kẻ nối gót theo hàng hàng lớp lớp người đi trước, mà không phải chỉ một vài người, mà cả hàng chục triệu người trong cuộc đấu tranh để bảo vệ dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam, tức là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của non sông nước Việt. Và, ngày nay, cái tên Trần Khải Thanh Thủy được biết tới, cũng do sự tiếp nối của bao nhiêu người đi trước Trần Khải Thanh Thủy hơn nửa thế kỷ qua, hoặc ít nhất, cũng là 36 năm. Cho nên, Trần Khải Thanh Thủy mới được tới nước Mỹ để hưởng sự tự do và lòng nhân đạo của tập thể đó. Vậy mà Trần Khải Thanh Thủy đã dám vỗ ngực mình là người đi tiên phong! Đã dám vỗ ngực mình là người duy nhất ở Việt Nam… Thật đáng tiếc cho ngòi bút của Nguyễn Thái Hoàng và cũng thật cần cảnh giác hơn nữa thủ đoạn tẩy não của tập đoàn việt-gian cộng-sản trong các trại giam, nhà tù của chúng. Nếu không có một ý chí thép, nếu không phải là thép thật, thì dưới ngọn lửa trong ngục tù của việt-gian cộng-sản sẽ bị chảy thôi.
Trần Khải Thanh Thủy chưa đến nỗi đã bị cháy thành tro, nhưng đã không còn nguyên vẹn hình hài như trước đây, mà nó đã chảy thành một đống sắt rỉ!
Chúng tôi còn muốn viết nhiều hơn nữa, nhưng nghĩ rằng tại hải ngoài với đầy đủ mọi phương tiện, có đầy đủ quyền tự do tìm hiểu tất cả các tài liệu, kể ngay cả chính những bài viết của Trần Khải Thanh Thủy. Hãy so sánh, đọc lại rồi đối chiếu, để hy vọng rằng sẽ tự giữ mình như đã từng là một Nguyễn Thái Hoàng.
Chúng tôi chưa vội kết luận, nhưng chúng tôi cũng nghĩ rằng, nếu những ai thực lòng muốn giúp đỡ Trần Khải Thanh Thủy, thì hãy nói cho Trần Khải Thanh Thủy biết một sự thật: Đấu tranh với tập đoàn việt-gian cộng-sản trong nước là một sự thử thách đầy cam go, vượt khổ, vượt khó. Nhưng đấu tranh với lũ tay sai việt-gian cộng-sản tại hải ngoại, thì phải đấu tranh bằng trí tuệ. Phải có nhãn lực để nhìn ra được ma và người. Phải có lòng khiêm tốn mà học hỏi. Và, đặc biệt, phải nhớ rằng những hào quang của mình có, là những ánh mặt trời của ngàn vạn thế hệ Cha Ông ta. Của những lớp người gần nhất là Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã chiếu tỏ cho Trần Khải Thanh Thủy. Còn nếu quên điều đó, thì Trần Khải Thanh Thủy sẽ chỉ là một bóng đen âm thầm của một lũ ma trơi, đảng phái cuội ở hải ngoại. Nói một cách khác, là việt-gian cộng-sản để cho Trần Khải Thanh Thủy bị khô ở trong tù, rồi thảy ra hải ngoại để cho Việt Tân quẳng vào vũng nước cho nhũn thành bùn.
Nếu lấy những lời thẳng mà làm mất lòng của Nam Nhân tôi, để cảnh giác với mình, cảnh giác với mọi quan hệ xung quanh, thì Trần Khải Thanh Thủy sẽ có những bài viết nẩy lửa như thời Nguyễn Thái Hoàng mà không cần phải đội cái lốt Nguyễn Thái Hoàng nữa.
Anh quốc, ngày 1 tháng 7 năm 2011
Nam Nhân (Quân Nhân QLVNCH)
---------------------------------------------------------
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trả lời RFA ngay khi đến Mỹ
Việt Hà, phóng viên RFA
2011-06-24
Ngay sau khi được Việt Nam trả tự do và trục xuất sang Hoa Kỳ, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt.
Nhà văn, nhân vật bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy vừa được chính phủ Việt Nam trả tự do nhờ sự can thiệp của chính phủ Hòa Kỳ và dân biểu Loretta Sanchez.
Dưới đây là nội dung cuộc trả lời phóng vân của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy với phóng viên Việt Hà, sau khi bà đặt chân đến thành phố San Francisco, tiểu bang California.
Vẫn đam mê cầm bút
Việt Hà: Trước hết xin cám ơn Chị đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn và chúc mừng Chị được trả tự do, sang đến Mỹ an toàn. Muốn hỏi chị là khi đặt chân đến Hoa Kỳ, cảm giác đầu tiên của Chị là gì?
Trần Khải Thanh Thủy: Cảm giác đầu tiên của tôi là đi từ địa ngục đến thiên đường, và thậm chí vẫn không tin đó là sự thật.
Việt Hà: Chị có thể cho biết hoàn cảnh khi nhận được tin dược trả tự do là hoàn cảnh như thế nào, và lúc nhận được tin đó thì chị có cảm nghĩ ra sao?
Trần Khải Thanh Thủy: Tin này là tin được giữ bí mật cho đến phút chót. Mãi cho đến 3 giờ rưỡi chiều ngày 23/6 ở Việt Nam, tôi vẫn đang ở trong buồng giam, vẫn đang quần cộc, áo ba lỗ đánh vật với cái nóng gió Lam Sơn, nóng tới 37, 38 độ mà không có điện có quạt gì cả, thì cán bộ trại giam vào nói với tôi là chị mặc quần áo trại vào để ra gặp cán bộ.
Tôi cứ nghĩ là lại ra gặp cán bộ trại bình thường thôi, tôi cũng vội vàng mặc bộ quần áo của trại dầy, nặng, cũ kỹ, đội cái nón mê, đi theo cán bộ trại ra ngoài thì mới thấy lố nhố bóng dáng công an, an ninh mặc thường phục. Tôi đoán là sẽ có một biến cố gì đó đến với mình. Họ chỉ cho phép tôi được chuẩn bị có 5 phút, bảo rằng phía Mỹ đã bố trí vé máy bay cho tôi và bay ngay trong đêm nay, bây giờ vào lôi đồ đạc ra để họ đưa tôi đi.
Lúc ấy tôi vui mừng như là hai đầu gối reo hát trên nền gạch, run hết cả tay chân, cuống hết cả lên, không ngờ là sau 21 tháng trời chịu đựng, đến giờ phút ấy tự do đã lạc bước đến với mình.
Ngay lập tức tôi vào chuẩn bị các thứ, nhưng cũng không được phép chuẩn bị gì nhiều vì họ đi theo, nên tôi chỉ xách có cái túi. Lúc đó tôi vẫn còn đội cái nón mê ở trên đầu, họ bảo là bỏ cái nón lại chứ.
Việt Hà: Như vậy chị không kịp gặp anh Tân chồng chị ạ?
Trần Khải Thanh Thủy: Cả nhà tôi đợi ở sân bay Nội Bài, họ ấn định cho phép gặp nhau từ khoảng 8 giờ đến 9 giờ. Nhưng thực tế là khi tôi đến sân bay thì gia đình tôi vẫn chưa được vào, sau đó thì họ có bố trí cho gặp trong khoảng nửa tiếng dưới sự giám sát của họ, nhưng thực tế thì tôi nghĩ chỉ khoảng 15 phút, gồm có cả mẹ, em trai, em dâu và 2 cháu, đồng thời có cả chồng tôi.
Việt Hà: Từ lúc nhận được tin được trả tự do và phải đi ngay lập tức, đến bây giờ chị có nghĩ lại những hoạt động của mình ở Việt Nam, có tiếc là mình chưa làm được gì và nếu được làm lại, chị có mong muốn làm gì không?
Trần Khải Thanh Thủy: Nói chung đam mê của tôi là đam mê cầm bút và tính tôi là tính bộc trực thẳng thắn, từ bé đã ăn sâu trong máu rồi, nên tôi nghĩ là cứ phải sống thật với lòng mình, phải trung thực, vì trung thực là động lực để xã hội phát triển. Vì thế tôi hoàn toàn không tiếc nuối gì cả, nếu sau này có sống lại kiếp sau thì tôi cũng vẫn như thế thôi.
Sẽ tiếp tục đấu tranh
Việt Hà: Mọi người đều biết chị là người đấu tranh cho dân chủ, đấu tranh cho những người dân bị thiệt thòi, thế thì khi sang đến đất Mỹ xa xôi như thế này làm sao chị có thể tiếp tục con đường đó? Chị có nghĩ sẽ tiếp tục con đường đấu tranh đó không và chị sẽ làm gì?
Trần Khải Thanh Thủy: Nói thật ra, nếu như ở Việt Nam tôi không phải ở trong tù, nếu tôi được phép viết bài, được phép cầm bút, sử dụng ngòi bút dù chỉ là viết những bài bình thường thôi, thì có lẽ tôi cũng chẳng nghĩ đến chuyện phải chuyển bàn viết từ Hà Nội sang Mỹ. Tôi vẫn muốn ở lại để tiếp tục tranh đấu.
Như lần trước khi tôi ra khỏi tù, rất nhiều người bảo rằng chị đi sang Mỹ luôn đi, nhưng tôi nghĩ rằng khi con chim bị nhốt trong lồng, tiếng kêu của nó càng tha thiết, càng gợi cảm, càng thương tâm bấy nhiêu. Còn nếu con chim hòa giữa trời xanh thì nó sẽ bị lẫn với muôn vàn con chim khác. Vì thế cho nên tôi chấp nhận ở lại Việt Nam sau thời điểm ra tù lần trước, nhưng đến lần này vào trong tù thì kinh khủng quá, nó tước đoạt hết mọi quyền tự do của mình, cô lập mình.
Việt Hà: Bây giờ sang Mỹ, trước mắt chị có kế hoạch sẽ làm gì không?
Trần Khải Thanh Thủy: Tất nhiên kế hoạch thì rất nhiều, nhưng kế hoạch đầu tiên vẫn là được sống theo đúng ý mình, vì nước Mỹ vẫn là nước có nền tự do sớm nhất thế giới. Sang đây tôi sẽ tiếp tục cầm bút để giáng thẳng vào đầu Cộng Sản, những cái mà nó làm cho đời tôi điêu đứng, cũng như là những cái mà tước đoạt vận mạng dân tộc mình.
Phương châm sống của tôi là dùng tình thương để đưa hận thù, nhưng với Cộng Sản thì không thể nào dùng tình thương, không thể nào quên được những mối hận mà Cộng Sản đã gây cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi cũng như cho cả đất nước Việt Nam.
Việt Hà: Nếu có một lời nhắn nhủ cho những người còn ở lại Việt Nam, những người đã cùng chị tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, thì chị muốn nhắn gửi gì ạ?
Trần Khải Thanh Thủy: Nếu được phép thì tôi sẽ nói nói là xin mọi người hãy tiếp tục đứng lên, hãy tiếp tục tranh đấu cho một nước Việt Nam thật sự tự do, dân chủ, độc lập và hạnh phúc, chứ không phải là thứ tự do giả hiệu.
Đường đi của những nhà tranh đấu, những nhà dân chủ là đường đi muôn vàn khó khăn, bởi vì những người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn. Người ta gặp kiếp nạn vì những cái xấu, cái ác của xã hội do cái đảng này lãnh đạo vẫn còn quá là nhiều, quá là mạnh.
Nhưng sự hy sinh của cái mới non trẻ không bao giờ là vô ích, cụ thể như là cá nhân tôi. Sự hy sinh của cái mới nó sẽ thổi bùng lên ngọn lửa khát khao về tự do, về độc lập, về nhân quyền, và đấy chính là khúc ca bi trang mà bây giờ tôi được hưởng. Cho nên mọi người hãy nhìn vào tấm gương tôi và hãy mạnh dạn đứng lên để đấu tranh với độc tài. Việt Nam bây giờ không còn là ốc đảo nữa, Việt Nam bây giờ đã hội nhập toàn cầu, sự tàn khốc của Cộng Sản đối với những người đấu tranh nhân quyền thì cả thế giới sẽ biết tới và sẽ có cả một hàng rào nhân ái của bà con vây bọc, để cho đảng Cộng Sản phải biết dừng lại và phải biết xấu hổ về việc làm của họ. Không việc gì phải sợ hãi cả.
Việt Hà: Cám ơn Chị rất nhiều và hy vọng sớm gặp Chị ở Washington D.C.
Trần Khải Thanh Thủy: Vâng ạ. Nếu được thế thì tốt quá.
Việt Hà: Vâng, xin cám ơn Chị.
---------------------------------------
Thứ Hai, 27 tháng 6 2011
Phỏng vấn nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy
Việt Nam vừa phóng thích và trục xuất nhà văn bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’, theo giải thích của chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi Ban Việt Ngữ đài VOA sau khi đặt chân tới Mỹ, nhà văn Thanh Thủy khẳng định bà qua Mỹ 'tị nạn chính trị', chứ không phải ‘tị nạn nhân đạo’ như tuyên bố của Việt Nam.
Trà Mi-VOA | Washington DC
Trần Khải Thanh Thủy: "Người cầm bút mà không được viết thì không khác gì bị bức tử cả. Chính vì lý do đó mà tôi mới chọn cách đi tị nạn như thế này để được tiếp tục cầm bút."
VOA: Chính quyền Việt Nam có những yêu cầu hay điều kiện gì với chị trước khi trả tự do và cho chị ra nước ngoài tị nạn hay không?
Trần Khải Thanh Thủy: Đầu tiên, họ bắt tôi viết bản cảm tưởng về những ngày trong tù như thế nào và bắt tôi cam đoan rằng khi ra nước ngoài không được chống đối lại chính quyền. Tôi vẫn giữ vững quan điểm và lập trường của mình. Tôi nói chế độ nhà tù tại Việt Nam phải thay đổi tận gốc rễ, như việc giam 70, 80 người trong một phòng chật hẹp, mỗi phạm nhân chỉ được 60 cm, cả 70 người mới có được một hố xí chung, điều kiện ăn ở hết sức mất vệ sinh. Còn chuyện cấm tôi không được chống đối, tôi trả lời rằng bản chất tôi bộc trực, thẳng thắn. Tôi luôn coi mình là một nhà bất đồng chính kiến, nên những việc không hợp lý, không hợp tình thì tôi phải phản đối.
VOA: Chính quyền Việt Nam hồi đáp thế nào trước những phản hồi chị ghi lại như vậy?
Trần Khải Thanh Thủy: Có những lần họ bắt tôi phải viết đi viết lại. Thế nhưng cũng có những cái họ bảo thôi coi như cho qua.
VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tị nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?
Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.
VOA: Phía Việt Nam nói chị sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’. Là người trong cuộc, ý kiến của chị như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Việt Nam chẳng có nhân đạo gì đâu. Nếu họ có nhân đạo, họ phải thả hết tù nhân ra. Bao nhiêu anh chị em đồng chí hướng với tôi, bao nhiêu nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến, nhà cải cách chính trị-xã hội như anh Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, những người đó xứng đáng được thả lắm. Thế nhưng họ đâu có thả. Những người bị bắt toàn là những người học thức đầy mình. Họ đã nhìn thấy cái sai, cái trái của lãnh đạo Việt Nam vì sự độc tài mà nuốt chửng tương lai dân tộc. Cho nên, họ đứng lên phản kháng. Nhưng trong cơn sợ hãi, chính quyền Việt Nam đã tung đòn đánh trước.
VOA: Chị không đồng ý với ý kiến cho rằng những trường hợp như chị là đi ‘tị nạn nhân đạo’. Theo chị, nói như thế nào mới đúng?
Trần Khải Thanh Thủy: Phải nói là ‘tị nạn chính trị’, chứ còn ‘tị nạn nhân đạo’ thì Việt Nam chả có tí nhân quyền hay nhân đạo nào đâu.
VOA: Trường hợp của chị không phải là đầu tiên mà cũng không phải là duy nhất. Chính quyền Việt Nam đồng ý trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến với điều kiện phải ra nước ngoài sống lưu vong. Theo chị, nên hiểu việc này như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Họ muốn tước đi trước mắt họ những gai nhọn. Ngoài trường hợp của chị Bùi Kim Thành, tôi là trường hợp thứ hai, nhưng tôi hy vọng sau tôi sẽ còn một số trường hợp khác.
VOA: Chị cho rằng đây là cách chính quyền Việt Nam ‘nhổ những cái gai nhọn’. Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam không dung chấp những thành phần chống đối ‘có hại cho an ninh quốc gia’. Chị nghĩ sao?
Trần Khải Thanh Thủy: Chúng tôi là những người đấu tranh hợp pháp bất bạo động chỉ có lợi cho an ninh quốc gia thôi. Lãnh đạo Việt Nam bây giờ mới là thế lực phản động, làm phản lại quá trình tiến hóa của dân tộc.
VOA: Thực tế cho thấy những nhà bất đồng chính kiến từng tích cực cổ súy cho dân chủ khi ở trong nước, đến khi ra nước ngoài tị nạn thì hầu như mờ nhạt, không có đóng góp nào nổi bật hay hiệu quả. Ý kiến của chị về nhận xét này thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Đó cũng là một thực tế, nhưng tôi hy vọng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Tôi là người cầm bút. Trong tôi không chỉ là một ngọn lửa nhỏ mà là cả một hỏa diệm sơn. Sự hiểu biết của tôi về mặt trái trong xã hội Việt Nam cũng rất nhiều. Với nỗi bức xúc của tôi trước những cái khổ của bản thân cũng như của dân tộc Việt Nam, tôi nghĩ tôi sẽ làm được nhiều hơn những gì những người đi trước không làm được. Trọng tài công minh nhất là thời gian.
VOA: Nếu hệ quả con đường tranh đấu là đi tị nạn ở nước ngoài trở thành một xu hướng, một tiền lệ, chị mường tượng mọi việc sẽ như thế nào? Tác động của nó đối với chính những nhà tranh đấu dân chủ và với công cuộc đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam?
Trần Khải Thanh Thủy: Theo tôi, không nên cứ đấu tranh là phải đi tị nạn ở nước ngoài vì khi ra nước ngoài sẽ tắt lửa lòng rất nhanh, sẽ không có lợi cho phong trào. Phải đấu tranh trực tiếp, trực diện ngay trên mảnh đất đầy chông gai, khói lửa đấy thì tiếng nói mới vang cao hơn. Nhưng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Nếu họ không bức tử tôi bằng cách cấm tôi cầm bút trong trại suốt thời gian giam cầm, thì tôi đã chọn con đường ở lại Việt Nam. Họ tước đoạt mọi quyền tự do, mọi niềm tin lẽ sống của tôi. Hễ tôi cầm cây bút lên là y như rằng tất cả kéo đến giằng bút, thu giấy của tôi. Đối với người cầm bút mà không được viết thì không khác gì bị bức tử cả. Chính vì lý do đó mà tôi mới chọn cách đi tị nạn như thế này để được tiếp tục cầm bút.
VOA: Những người tranh đấu trong nước bị trở ngại, nhưng những người tranh đấu bên ngoài Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. Theo chị, làm thế nào có thể vượt qua những hạn chế khi là một nhà tranh đấu bên ngoài Việt Nam?
Trần Khải Thanh Thủy: Tôi vẫn tiếp tục giữ ngọn lửa tranh đấu, niềm đam mê viết, và tôi sẽ viết như khi còn ở trong nước.
VOA: Khi đặt chân tới Mỹ, những lý tưởng và những mục tiêu chị xác định cho mình là gì?
Trần Khải Thanh Thủy: Mục tiêu của tôi là được sống thật với mình và sống tự do, được cầm bút trở lại. Tôi sẽ viết cuốn ‘Hỏa Lò: Cửa sinh tử của những kiếp buồn’. Tập thứ hai tôi sẽ viết về chính bản thân tôi là ‘Đời tù’và một cuốn nữa mang tính chính luận cao, phần hai của ‘Đêm giữa ban ngày ở Việt Nam’ nói lên mặt trái của xã hội Việt Nam khi cả nước có 372 trường học, nhưng có tới gần 900 nhà tù.
VOA: Theo chị, vai trò đóng góp của những tác phẩm chị dự định đó trong công cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Chắc chắn chúng sẽ như những tiếng bom nổ giữa thời bình.
VOA: Ngoài những gì chị vừa chia sẻ, chị có những dự định nào khác để không bị ‘tắt lửa lòng’ và để cho dòng mực trong ngòi bút của mình không bị phai nhạt?
Trần Khải Thanh Thủy: Đam mê của tôi từ bé là cầm bút. Nhà văn muốn được tỏa sáng phải sống hết mình, phải mài mòn mình ra mà viết. Tôi hy vọng những tháng ngày ở Mỹ, cùng với lòng biết ơn đối với nước Mỹ không những đã cứu thoát tôi ra khỏi tù mà còn cưu mang hai mẹ con tôi nữa, tôi sẽ có sự cộng hưởng sức mạnh tinh thần để thể hiện tác phẩm đầy đặn hơn. Điều tôi lo ngại nhất bây giờ là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ coi ông xã tôi như một cái chuôi để nắm. Chính thể Việt Nam không từ bất cứ một thủ đoạn bỉ ổi nào để bắt cái thiện phải im mồm.
VOA: Ngoài những trăn trở cho người thân của mình, chị có những suy tư, trăn trở gì cho công cuộc chung mà chị muốn nhắn gửi đến những người trong nước, những người quan tâm tới chị, quan tâm đến nền dân chủ của Việt Nam?
Trần Khải Thanh Thủy: Trăn trở thì nhiều lắm. Tôi thấy bão động đầy trời rồi mà tư tưởng của người dân Việt Nam còn chưa rung rinh. Tính đấu tranh đòi quyền lợi và tự do dân chủ trong thanh niên, lực lượng chính, cũng không được trang bị đến nơi đến chốn. Trong xã hội Việt Nam cũng có một cuộc vận động nội tại nhưng chỉ âm ỉ và chậm chạp thôi, tuy người dân Việt Nam đã mất niềm tin rất nhiều. Vẫn thiếu một ngọn lửa để thổi bùng lên. Đám đông không nhận thức được là họ có được những quyền như thế, mà thế nào cũng chịu vậy thôi. Tri thức của người Việt Nam về việc này nói chung rất kém.
VOA: Xin chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trần Khải Thanh Thủy: Tôi phải cảm ơn vì mọi người đã quan tâm tới tôi.
VOA: Vừa rồi là nhà hoạt động dân chủ Trần Khải Thanh Thủy, từng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội tham gia khối dân chủ 8406 và là Hội viên Danh dự của Hội Văn bút Quốc tế Anh. Nhà văn Thanh Thủy cũng được nhận Giải Hellman/Hammet, tức giải thưởng vinh danh các ngòi bút can đảm bị đàn áp chính trị trên thế giới, do tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch trao tặng.
Trần Khải Thanh Thủy: Đầu tiên, họ bắt tôi viết bản cảm tưởng về những ngày trong tù như thế nào và bắt tôi cam đoan rằng khi ra nước ngoài không được chống đối lại chính quyền. Tôi vẫn giữ vững quan điểm và lập trường của mình. Tôi nói chế độ nhà tù tại Việt Nam phải thay đổi tận gốc rễ, như việc giam 70, 80 người trong một phòng chật hẹp, mỗi phạm nhân chỉ được 60 cm, cả 70 người mới có được một hố xí chung, điều kiện ăn ở hết sức mất vệ sinh. Còn chuyện cấm tôi không được chống đối, tôi trả lời rằng bản chất tôi bộc trực, thẳng thắn. Tôi luôn coi mình là một nhà bất đồng chính kiến, nên những việc không hợp lý, không hợp tình thì tôi phải phản đối.
VOA: Chính quyền Việt Nam hồi đáp thế nào trước những phản hồi chị ghi lại như vậy?
Trần Khải Thanh Thủy: Có những lần họ bắt tôi phải viết đi viết lại. Thế nhưng cũng có những cái họ bảo thôi coi như cho qua.
VOA: Ngoài sự ủng hộ từ hải ngoại, theo chị, còn những yếu tố nào khác nữa giúp chị được phóng thích trước thời hạn và được sang Mỹ tị nạn trong số rất nhiều các trường hợp bất đồng chính kiến khác có hoàn cảnh tương tự như chị?
Trần Khải Thanh Thủy: Ngoài vấn đề sức khỏe của tôi, còn nhân vấn đề Biển Đông. Việt Nam bây giờ bị Trung Quốc nắm đằng chuôi vì công hàm bán nước năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng theo lệnh của Hồ Chủ tịch. Cho nên Việt Nam cần tìm kiếm đồng minh, chính là Mỹ. Tháng 7 này giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bàn về vấn đề Biển Đông và Việt Nam rất hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này. Còn nhiều lý do lắm, nhưng lý do lớn nhất là tội ác quá trắng trợn của nhà nước Việt Nam đối với tôi. Tất nhiên, người đi tiên phong bao giờ cũng gặp kiếp nạn, nhưng kiếp nạn tôi gặp phải có lẽ là duy nhất ở Việt Nam. Chưa ai bị khủng bố như tôi. Họ ném bom phân 14 lần vào nhà tôi, rồi dựng chuyện đánh vỡ đầu tôi mà không có một chút sơ cứu nào. Suốt mấy tháng trời họ cắt thuốc của tôi trong trại giam Hỏa Lò đến mức tôi bị ngất lên ngất xuống 8 lần vì tiểu đường lên cao. Tôi còn bị đánh đập trong tù. Không những quản giáo sai phạm nhân đánh tôi, mà chính bản thân điều tra viên Nguyễn Hùng Tuấn cũng đánh tôi.
VOA: Phía Việt Nam nói chị sang Mỹ ‘tị nạn nhân đạo’. Là người trong cuộc, ý kiến của chị như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Việt Nam chẳng có nhân đạo gì đâu. Nếu họ có nhân đạo, họ phải thả hết tù nhân ra. Bao nhiêu anh chị em đồng chí hướng với tôi, bao nhiêu nhà dân chủ, nhà bất đồng chính kiến, nhà cải cách chính trị-xã hội như anh Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, những người đó xứng đáng được thả lắm. Thế nhưng họ đâu có thả. Những người bị bắt toàn là những người học thức đầy mình. Họ đã nhìn thấy cái sai, cái trái của lãnh đạo Việt Nam vì sự độc tài mà nuốt chửng tương lai dân tộc. Cho nên, họ đứng lên phản kháng. Nhưng trong cơn sợ hãi, chính quyền Việt Nam đã tung đòn đánh trước.
VOA: Chị không đồng ý với ý kiến cho rằng những trường hợp như chị là đi ‘tị nạn nhân đạo’. Theo chị, nói như thế nào mới đúng?
Trần Khải Thanh Thủy: Phải nói là ‘tị nạn chính trị’, chứ còn ‘tị nạn nhân đạo’ thì Việt Nam chả có tí nhân quyền hay nhân đạo nào đâu.
VOA: Trường hợp của chị không phải là đầu tiên mà cũng không phải là duy nhất. Chính quyền Việt Nam đồng ý trả tự do cho một nhân vật bất đồng chính kiến với điều kiện phải ra nước ngoài sống lưu vong. Theo chị, nên hiểu việc này như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Họ muốn tước đi trước mắt họ những gai nhọn. Ngoài trường hợp của chị Bùi Kim Thành, tôi là trường hợp thứ hai, nhưng tôi hy vọng sau tôi sẽ còn một số trường hợp khác.
VOA: Chị cho rằng đây là cách chính quyền Việt Nam ‘nhổ những cái gai nhọn’. Cũng có ý kiến cho rằng chính quyền Việt Nam không dung chấp những thành phần chống đối ‘có hại cho an ninh quốc gia’. Chị nghĩ sao?
Trần Khải Thanh Thủy: Chúng tôi là những người đấu tranh hợp pháp bất bạo động chỉ có lợi cho an ninh quốc gia thôi. Lãnh đạo Việt Nam bây giờ mới là thế lực phản động, làm phản lại quá trình tiến hóa của dân tộc.
VOA: Thực tế cho thấy những nhà bất đồng chính kiến từng tích cực cổ súy cho dân chủ khi ở trong nước, đến khi ra nước ngoài tị nạn thì hầu như mờ nhạt, không có đóng góp nào nổi bật hay hiệu quả. Ý kiến của chị về nhận xét này thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Đó cũng là một thực tế, nhưng tôi hy vọng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Tôi là người cầm bút. Trong tôi không chỉ là một ngọn lửa nhỏ mà là cả một hỏa diệm sơn. Sự hiểu biết của tôi về mặt trái trong xã hội Việt Nam cũng rất nhiều. Với nỗi bức xúc của tôi trước những cái khổ của bản thân cũng như của dân tộc Việt Nam, tôi nghĩ tôi sẽ làm được nhiều hơn những gì những người đi trước không làm được. Trọng tài công minh nhất là thời gian.
VOA: Nếu hệ quả con đường tranh đấu là đi tị nạn ở nước ngoài trở thành một xu hướng, một tiền lệ, chị mường tượng mọi việc sẽ như thế nào? Tác động của nó đối với chính những nhà tranh đấu dân chủ và với công cuộc đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam?
Trần Khải Thanh Thủy: Theo tôi, không nên cứ đấu tranh là phải đi tị nạn ở nước ngoài vì khi ra nước ngoài sẽ tắt lửa lòng rất nhanh, sẽ không có lợi cho phong trào. Phải đấu tranh trực tiếp, trực diện ngay trên mảnh đất đầy chông gai, khói lửa đấy thì tiếng nói mới vang cao hơn. Nhưng trường hợp của tôi là ngoại lệ. Nếu họ không bức tử tôi bằng cách cấm tôi cầm bút trong trại suốt thời gian giam cầm, thì tôi đã chọn con đường ở lại Việt Nam. Họ tước đoạt mọi quyền tự do, mọi niềm tin lẽ sống của tôi. Hễ tôi cầm cây bút lên là y như rằng tất cả kéo đến giằng bút, thu giấy của tôi. Đối với người cầm bút mà không được viết thì không khác gì bị bức tử cả. Chính vì lý do đó mà tôi mới chọn cách đi tị nạn như thế này để được tiếp tục cầm bút.
VOA: Những người tranh đấu trong nước bị trở ngại, nhưng những người tranh đấu bên ngoài Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. Theo chị, làm thế nào có thể vượt qua những hạn chế khi là một nhà tranh đấu bên ngoài Việt Nam?
Trần Khải Thanh Thủy: Tôi vẫn tiếp tục giữ ngọn lửa tranh đấu, niềm đam mê viết, và tôi sẽ viết như khi còn ở trong nước.
VOA: Khi đặt chân tới Mỹ, những lý tưởng và những mục tiêu chị xác định cho mình là gì?
Trần Khải Thanh Thủy: Mục tiêu của tôi là được sống thật với mình và sống tự do, được cầm bút trở lại. Tôi sẽ viết cuốn ‘Hỏa Lò: Cửa sinh tử của những kiếp buồn’. Tập thứ hai tôi sẽ viết về chính bản thân tôi là ‘Đời tù’và một cuốn nữa mang tính chính luận cao, phần hai của ‘Đêm giữa ban ngày ở Việt Nam’ nói lên mặt trái của xã hội Việt Nam khi cả nước có 372 trường học, nhưng có tới gần 900 nhà tù.
VOA: Theo chị, vai trò đóng góp của những tác phẩm chị dự định đó trong công cuộc vận động dân chủ cho Việt Nam như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Chắc chắn chúng sẽ như những tiếng bom nổ giữa thời bình.
VOA: Ngoài những gì chị vừa chia sẻ, chị có những dự định nào khác để không bị ‘tắt lửa lòng’ và để cho dòng mực trong ngòi bút của mình không bị phai nhạt?
Trần Khải Thanh Thủy: Đam mê của tôi từ bé là cầm bút. Nhà văn muốn được tỏa sáng phải sống hết mình, phải mài mòn mình ra mà viết. Tôi hy vọng những tháng ngày ở Mỹ, cùng với lòng biết ơn đối với nước Mỹ không những đã cứu thoát tôi ra khỏi tù mà còn cưu mang hai mẹ con tôi nữa, tôi sẽ có sự cộng hưởng sức mạnh tinh thần để thể hiện tác phẩm đầy đặn hơn. Điều tôi lo ngại nhất bây giờ là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ coi ông xã tôi như một cái chuôi để nắm. Chính thể Việt Nam không từ bất cứ một thủ đoạn bỉ ổi nào để bắt cái thiện phải im mồm.
VOA: Ngoài những trăn trở cho người thân của mình, chị có những suy tư, trăn trở gì cho công cuộc chung mà chị muốn nhắn gửi đến những người trong nước, những người quan tâm tới chị, quan tâm đến nền dân chủ của Việt Nam?
Trần Khải Thanh Thủy: Trăn trở thì nhiều lắm. Tôi thấy bão động đầy trời rồi mà tư tưởng của người dân Việt Nam còn chưa rung rinh. Tính đấu tranh đòi quyền lợi và tự do dân chủ trong thanh niên, lực lượng chính, cũng không được trang bị đến nơi đến chốn. Trong xã hội Việt Nam cũng có một cuộc vận động nội tại nhưng chỉ âm ỉ và chậm chạp thôi, tuy người dân Việt Nam đã mất niềm tin rất nhiều. Vẫn thiếu một ngọn lửa để thổi bùng lên. Đám đông không nhận thức được là họ có được những quyền như thế, mà thế nào cũng chịu vậy thôi. Tri thức của người Việt Nam về việc này nói chung rất kém.
VOA: Xin chân thành cảm ơn chị đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Trần Khải Thanh Thủy: Tôi phải cảm ơn vì mọi người đã quan tâm tới tôi.
VOA: Vừa rồi là nhà hoạt động dân chủ Trần Khải Thanh Thủy, từng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội tham gia khối dân chủ 8406 và là Hội viên Danh dự của Hội Văn bút Quốc tế Anh. Nhà văn Thanh Thủy cũng được nhận Giải Hellman/Hammet, tức giải thưởng vinh danh các ngòi bút can đảm bị đàn áp chính trị trên thế giới, do tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch trao tặng.
Đáng ngạc nhiên tinparis.net chưa có một dòng khen hay chê Trần Khải Thanh Thủy.
ReplyDeleteBài mới nhất "Xưởng chuyên sản xuất hàng chống cọng giả" đã liệt kê nhiều thứ chống cọng giả, đặc biệt là mặt trận Hoàng Cơ Minh và hậu thân của nó là Việt Tân.
Bà Thanh Thủy tại Bắc Cali đã xác nhận rằng qua trung gian của Nguyện Thanh Giang bà đã tuyện thệ vô Việt Tân.
Cũng như trường hợp Nguyễn Chí Thiện, bởi Việt Tân và tại báo Người Việt của Đỗ Ngọc Yên, bà Thủy đã gấp rút xuất hiện cùng ngày (tại San Jose và tại Westminster).
Độc giả trên internet đang chuyền tay bài viết của Ngô Kỷ về chuyện bà Thủy và Việt Tân với nhiều câu hỏi rất thú vị.
tinparis.net, là một cơ quan thông tin, không ít thì nhiều phải nói tới vì chuyện bà Thủy không lẽ là tin chó cán xe xe cán chó. Người ty nạn đang bị tài xế Thanh Thủy muốn cán chết.
Nếu tôi nói sai xin chư vị chỉ bảo để tôi sửa tội nôn nóng nầy.
tên ăn cắp thơ Nguyễn Chí Thiện được bọn MTHCM yểm trợ đem qua Hoa kỳ để đoàn ngũ hóa người tỵ nạn và dẫn đạo người Việt Tỵ nạn đứng dưới sự lãnh đạo củaVG Hoàng Minh Chính, VG Bùi Tín qua buổi họp trong núi goi là "Tiểu Diên Hồng"v...v..
ReplyDeletexin cám ơn lời góp ý của đọc giả