Pages/ Tác giả

Wednesday, March 16, 2011

Ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật

Nghe “Be strong, Japan” và cầu nguyện cho nước Nhật
 Cư dân mạng thế giới lặng đi trước nỗi đau của người Nhật. Nhiều ca khúc đã được sáng tác và lưu truyền trên khắp các diễn đàn âm nhạc, trong đó ca khúc Be strong, Japan gây xúc động mạnh mẽ… Cả thế giới đang cầu nguyện cho nước Nhật.
Trên khắp các diễn đàn âm nhạc, nhiều người đang lắng nghe và lặng đi trước ca khúc Be strong, Japan. Be strong, Japan được lưu truyền nhanh chóng trên khắp các diễn đàn âm nhạc thế giới với ca từ và hình ảnh gây xúc động mạnh mẽ tới tâm can mỗi người… Có thể thấy những dòng như, Pray for Japan (cầu nguyện cho Nhật Bản) đầy chia sẻ.
Một năm trước, thế giới từng rung chuyển trước trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Haiti. Số người chết lên đến 500.000 ngàn người. Một năm sau thảm họa, những gì thế giới biết đến Haiti vẫn là những thành phố hoang tàn, hỗn loạn… Giữa những tang thương của Haiti, nhiều nghệ sỹ nổi tiếng của nước Mỹ đã chung tay thu âm lại ca khúc We are the world với lời cầu nguyện hướng về Haiti. Ca khúc với bản phối lại có sự tham gia của hàng loạt những ca sỹ trẻ như Miley Cyrus, Kate Hudson, Justin Bieber… đã khiến cả thế giới xúc động.
Một năm sau, nước Nhật chìm đắm trong tang tóc. Những ngày này, thông tin về nước Nhật tràn ngập trên khắp các phương tiện truyền thông thế giới. Trên nhiều diễn đàn mạng, những người yêu nhạc đã cùng nghe lại We are the world, Heal the world… để cầu nguyện cho nước Nhật.
Mời độc giả Dân trí xem lại những hình ảnh tang thương của Haiti trong clip We are the world, ca khúc được thu âm lại năm 2010.


Tuyết phủ trắng vùng sóng thần, Nhật hoàng cầu nguyện cho cả nước
(Dân trí) - Nhật hoàng Akihito hôm nay đã lên truyền hình cho biết ông đang cầu nguyện cho người dân sau thảm họa động đất/sóng thần, và bày tỏ lo ngại trước cuộc khủng hoảng hạt nhân đang leo thang. Trong khi đó tuyết rơi dày phủ trắng các vùng hứng chịu sóng thần.
 
Đây là lần đầu tiên Nhật hoàng lên truyền hình phát biểu sau một thảm họa tự nhiên.

Trong bài phát biểu hiếm có trên truyền hình cả nước, Nhật hoàng 77 tuổi, người được người dân kính trọng, thừa nhận đất nước hiện vẫn chưa biết có bao nhiêu người thiệt mạng trong thảm họa kép hôm 11/3. “Số người thiệt mạng đang tăng lên mỗi ngày và chúng ta không biết có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân”, Nhật hoàng Akihito cho hay. “Tôi cầu nguyện cho càng nhiều người được an toàn càng tốt”.

“Người dân đang được sơ tán ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt, như trời lạnh buốt, thiếu nước, thiếu nhiên liệu...Tôi không thể không cầu nguyện cho công tác cứu hộ được tiến hành nhanh chóng và cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn, dù chỉ là đôi chút”.

Cơ quan cảnh sát quốc gia hôm nay cho hay, số người thiệt mạng và mất tích trong thảm họa động đất/sóng thần ở Nhật hiện đã lên tới hơn 11.000, với 3.676 người được xác nhận đã chết và 7.558 người mất tích.

Nhật hoàng cũng bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về tình hình “không thể dự đoán được” ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nơi hệ thống làm lạnh của các lò phản ứng đã bị trận động đất 9,0 richter hôm thứ sáu vừa qua làm hư hại. Hàng loạt vụ cháy nổ đã xảy ra sau đó, mà mới nhất là một vụ nổ và cháy ở các lò phản ứng sáng nay, khiến mức phóng xạ tăng cao, buộc các nhân viên tại nhà máy phải ngừng làm việc.

Tuy nhiên cho đến nay, công tác ứng cứu các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima đã được nối lại.

Nhật hoàng Akihito lên ngôi vào năm 1989, sau khi cha ngài Nhật hoàng Hirohito qua đời. Là người đứng đầu nhà nước Nhật, nhưng trên thực tế vai trò của Nhật hoàng phần lớn chỉ mang tính nghi thức.

Một người phát ngôn của Hoàng gia Nhật cho hay đây là “lần đầu tiên” Nhật hoàng phát biểu trên truyền hình cả nước sau một thảm họa tự nhiên. Năm 1995, sau thảm họa động đất ở Kobe, khiến 6.400 người thiệt mạng, Nhật hoàng chỉ ra tuyên bố bằng văn bản.

Tuyết phủ trắng vùng đất hứng chịu sóng thần
 
Tuyết rơi dày tại vùng hứng chịu sóng thần vào ngày hôm nay, 16/3.
Trong khi đó tuyết trắng bao phủ các vùng đất hứng chịu thảm họa động đất/sóng thần ở đông bắc Nhật vào ngày hôm nay. Người sống sót và nhân viên cứu hộ, vốn đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, thực phẩm, nhiên liệu trầm trọng, cùng mất điện và liên lạc chập chờn, giờ đây lại càng trở nên khốn khổ hơn khi tuyết lạnh lặng lẽ che phủ các con đường, đống đổ nát.

Nhiệt độ ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất như Iwate, Miyagi và Fukushima xuống gần 0 độ và cơ quan khí tượng cho hay nhiệt độ có thể giảm xuống -5 độ vào ngày mai.

Ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi, nơi bị sóng thần tàn phá, Hideo Chiba đang vật lộn tìm đường qua đống đổ nát của nơi trước kia là nhà mình đã bị tuyết phủ trắng. “Tôi đã cầu trời cứu mình”, Chiba cho hay khi anh gạt mẩu ván và đống đổ nát sang một bên. “Gia đình tôi cũng bình an. Tôi biết ơn vì tôi có một công việc để làm”.

Ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật
 -Thảm họa siêu động đất, kéo theo cơn sóng thần và sự phun trào của núi lửa, rò rỉ điện hạt nhân mấy ngày qua… thiết nghĩ chỉ là một sự cố chạm vào "lòng tự ái" chứ không hề làm nản lòng ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật.
Thiệt hại do thảm họa động đất và sóng thần là vô cùng lớn.
Cách đây không lâu, tôi có gặp các bạn Nhật trong chuyến nghiên cứu & khảo sát về vấn đề bản quyền tác giả tại Tokyo. Điều mà tôi nể phục nhất là ý chí trách nhiệm, tính trân trọng và sự cẩn thận của họ.
Trong một lần trao đổi với họ về công việc, một kỹ sư trẻ nói rằng sản phẩm có chất lượng 99% là không đạt yêu cầu vì chỉ đơn giản là họ chưa hoàn thành trách nhiệm với 1% còn lại! Nhìn người Nhật làm việc cũng đủ biết họ không hề phân biệt nghề sang hay hèn, phân biệt lính và sếp. Với họ nghề gì cũng được trân trọng, miễn là phải hoàn thành đúng trách nhiệm, họ thực sự xấu hổ khi có lỗi không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong hội thảo, khi người quản lý giải trình chưa đầy đủ thì nhân viên cấp dưới có quyền tranh cãi với cấp trên trước đám đông, tranh cãi đến khi rõ vấn đề thì cả hai đều cười vui vẻ… Ta cũng dễ nhận thấy câu trả lời cho câu hỏi tại sao các quan chức Nhật thường hay từ chức ngay sau khi họ bị coi là người không xứng đáng…
Khi sơ ý một điều gì đó, họ thể hiện lời xin lỗi một cách trịnh trọng. Ví dụ như một lần tại sân bay Narita, có một bà cụ cặm cụi với vali hành lý. Vô tình vấp vào chân tôi bà vội đứng dậy, thể hiện lời xin lỗi bằng cách duỗi thẳng hai tay, cúi gập người xuống hai lần.
Hoặc như trước khi chào tạm biệt một quan chức Bộ Văn hóa Nhật Bản, tôi đưa hai tay ra bắt tay anh. Lúc đó anh đang hút thuốc, bất ngờ anh phải bắt tay tôi bằng một tay. Tôi nói lời tạm biệt và ra đến cầu thang máy, anh vội đi dập điếu thuốc lá và chạy lại nói rằng xin lỗi cho được bắt tay lại...vì vừa rồi bận hút thuốc nên chỉ bắt được một tay!
Người Nhật không những áp dụng các công cụ máy móc để cân đo đong đếm, mà họ còn áp dụng một công cụ khá phức tạp đó là “lòng tin”. Trong lúc trao đổi vấn đề chi trả tiền nhuận bút hay khoản phân chia ủy thác số lần sử dụng tác quyền cho các tác giả, chủ sở hữu, tôi hỏi họ dựa vào cơ sở nào để xác thực số lần đã sử dụng và được nghe câu trả lời rằng người Nhật dựa vào “lòng tin”.
Vậy người Nhật không hoàn toàn máy móc trong cách làm, tuy về luật họ có đầy đủ thậm chí tách riêng cả luật bản quyền tác giả, chứ không hề gộp chung trong một luật sở hữu trí tuệ như ở ta. Khi có tranh chấp họ cố dàn xếp hòa giải, nên nghề luật sư cũng chẳng thịnh ở đất nước mặt trời mọc này.
Ý chí trách nhiệm, tính trân trọng và sự cần mẫn không chỉ thể hiện ở trong mỗi con người Nhật, mà họ đã cho chúng ta thấy những cách làm, từng sản phẩm, mỗi công trình đã vun vút dựng lên sau thảm bại thế chiến thứ II... Mặt trời vẫn mọc trên xứ sở hoa anh đào này.
Vậy, thảm họa siêu động đất 8,9 độ richter kéo theo cơn sóng thần cao hơn 10m và sự phun trào của núi lửa, rò rỉ điện hạt nhân mấy ngày qua… thiết nghĩ chỉ là một sự cố chạm vào "lòng tự ái" chứ không thể làm nản lòng ý chí quật cường, khát vọng vươn lên của người Nhật.

Hoàng đế Nhật Bản: 'Tôi cầu nguyện cho đất nước'

Trong bài phát biểu hiếm hoi phát trực tiếp trên truyền hình, hoàng đế Nhật Bản Akihito cho biết ông vô cùng lo ngại về cuộc khủng hoảng mà đất nước đang phải đối mặt, sau trận động đất và sóng thần cuối tuần trước.

Tờ báo in hình hoàng đế Nhật Akihito cùng phu nhân nằm vương trên đống gạch vỡ sau trận động đất ở Ofunato, tỉnh Iwate. Ảnh: AFP.
Đây lần đầu tiên hoàng đế Nhật Bản phát biểu trước công chúng về thảm họa này và cho biết ông đang cầu nguyện cho mọi người. Việc Nhật hoàng phát biểu là một sự kiện hiếm hoi chỉ xảy ra khi đất nước lâm vào chiến tranh hoặc khủng hoảng nghiêm trọng.
Vị vua 77 tuổi - được người dân Nhật rất kính trọng - thừa nhận cả nước vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu người thiệt mạng trong thảm họa kép xảy ra hôm 11/3.
"Số người chết tăng lên mỗi ngày và chúng tôi không biết bao nhiêu người đã ngã xuống", Akihito nói. "Tôi cầu mong bình an cho nhiều người nhất có thể".
Akihito cũng bày tỏ ông vô cùng lo ngại về "tình hình không thể lường trước được" tại nhà máy hạt nhân Fukushima, sau khi trận động đất làm hỏng hệ thống làm lạnh lò phản ứng. Một loạt vụ nổ và cháy đã xảy ra sau đó.
"Tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ giữ cho tình hình không bị xấu đi", AFP dẫn lời Akihito nói.
Akihito lên ngôi hoàng đế năm 1989 sau khi vua cha Hirohito băng hà.
Phát ngôn viên của hoàng cung Nhật cho biết đây là lần đầu tiên hoàng đế phát biểu trước công chúng trước bối cảnh một thảm họa thiên nhiên.
Sau trận động đất tại Kobe năm 1995 khiến 6.400 người chết, hoàng đế Akihito đã gửi thông điệp bằng văn bản.
Trận động đất mạnh 9,0 độ Richter kéo theo sóng thần hôm 11/3 đã khiến hàng nghìn người chết, trăm nghìn người mất nhà cửa và nhiều thị trấn bị xóa sổ

\

Thứ tư, 16/3/2011, 17:22 GMT+7

Tại sao không có cướp bóc, hỗn loạn ở Nhật Bản

Mọi người trên khắp toàn cầu đều nhận thấy một điều lạ thường trong thảm họa đang diễn ra tại Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần - không hề có người hôi của, mà ngược lại họ tỏ ra đoàn kết và rất có trật tự.

Người dân Nhật sống sót sau thảm họa tụ tập quanh đống lửa. Ảnh: AP.
Sự hỗn loạn, trộm cắp luôn tiếp diễn sau các thiên tại như động đất, bão lũ và sóng thần. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn vắng mặt sau trận động đất mạnh 9 độ Richter tại Nhật Bản. Thay vào đó, mọi người xếp hàng dài, trật tự bên ngoài các quầy hàng thực phẩm, trong khi nhân viên cố gắng phân phát đều lượng thức ăn và nước uống có hạn.
"Sự hôi của không xảy ra tại Nhật Bản", CNN dẫn lời Gregory Pflugfelder - một chuyên gia văn hóa Nhật Bản tại Đại học Columbia nói. "Tôi không chắc có từ ngữ đó có xuất hiện trong đầu người Nhật không nữa".
Trong khi đó, trong những thảm họa gần đây như động đất năm ngoái ở Chile, lũ lụt năm 2007 ở Anh, hay cơn bão Katrina ở Mỹ, tình trạng phạm tội và cướp bóc diễn ra táo tợn.
"Có vẻ như điều ấn tượng hơn cả sức mạnh công nghệ của Nhật Bản là sức mạnh xã hội của quốc gia này, khi các siêu thị giảm giá và chủ cửa hàng mời mọi người nước uống khi tất cả cùng đoàn kết với nhau để sống sót. Và ấn tượng hơn cả, không hề có chuyện hôi của", Ed West của Daily Telegraph viết.
West cho biết việc sự vắng mặt hành vi xấu xa này là hoàn toàn lạ lẫm trong xã hội loài người. Tình trạng hôi của tại Chile sau trận động đất năm ngoái tồi tệ đến nỗi quân đội phải nhập cuộc. Ở New Orleans, Mỹ, cơn bão Katrina cũng gây nên tình trạng cướp bóc đến mức kinh hoàng.
Vậy đâu là lý do khiến Nhật Bản có được sức mạnh này? Các tờ báo lý giải điều này.

Kỷ luật, kỷ luật, và kỷ luật

"Người Nhật Bản đang thể hiện điều mà họ đã được dạy dỗ và tập huấn ngay từ khi còn bé - trật tự và kiên cường", Federico D. Pasqual tại The Philippine Star nói. "Tại trường học, các bữa trưa miễn phí, nhưng thường "đạm bạc", và trẻ con học cách đón nhận và xử lý những thời điểm khó khăn. Thảm họa này là một trong những thời điểm đó, và việc định hình thái độ đó để nó ăn vào trong máu bây giờ đã có hiệu quả".

Người Nhật không lạ gì trước khó khăn

Câu trả lời đơn giản chính là "sự lịch thiệp muôn đời của người Nhật đang tỏa sáng", Thomas Lifson viết trên The American Thinker nói. Nhưng đó chỉ là một phần của điều đang diễn ra. Xã hội Nhật Bản đã được rèn giũa qua nhiều thế hệ để mọi thứ đi vào nề nếp - duy trì trật tự và cư xử chuẩn mực. Sức mạnh xã hội to lớn của quốc gia này đã giúp Nhật Bản vượt qua sự tàn phá của Thế chiến II, và so với nó thì những vấn đề đang diễn ra cũng chỉ là tương đối nhỏ.

Người Nhật không cao siêu, chỉ là khác biệt

"Người Nhật được giáo dục rằng sự quy củ và đồng thuận là giá trị cốt lõi", James Picht, The Washington Times, cho biết. Với người Mỹ, luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, thì những giá trị đó nghe có vẻ khó chịu. Những lúc bình thường, việc chú ý tới vẻ bề ngoài và các quy tắc có vẻ cứng nhắc, nhưng vào thời điểm khó khăn, những đức tính này sẽ đánh bại nhu cầu "cướp giật". Nền văn hóa Nhật Bản không cao siêu, nó chỉ đơn giản được cấu tạo để phù hợp với việc duy trì trật tự xã hội ngay sau một thảm họa lớn.

Thảm họa tại Nhật qua những con số

Trận động đất và sóng thần chưa từng có ngày 11/3 gây ra tổn thất kinh hoàng và cuộc khủng hoảng hạt nhân. Dưới đây là những ảnh hưởng của sự kiện lịch sử này qua những con số thống kế.
> Khủng hoảng hạt nhân xảy ra như thế nào / Toàn cảnh thảm hoạ

Ảnh: Kyodo News
Cảnh hoang tàn sau động đất và sóng thần ở Otsuchi, quận Iwate. Ảnh: Kyodo News

Mức độ động đất

9,0 - Cường độ trận động đất ngày 11/3, mạnh nhất từng được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản
10 mét - Độ cao của cơn sóng thần quất vào các vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản
4 mét - Độ xa mà nhiều khu vực bờ biển Nhật Bản bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu sau trận động đất
16,5 cm - Độ xa mà trục trái đất bị dịch chuyển sau trận động đất Nhật Bản, khiến trái đất quay nhanh hơn và ngày ngắn hơn 1,8 phần triệu giây so với trước
1.000 lần - Mức độ mạnh hơn của trận động đất tại Nhật Bản so với trận động đất mới đây ở thành phố Christchurch, New Zealand

Tổn thất về người và của

2.414 - Số người được xác nhận thiệt mạng tính đến ngày 15/3
10.000 - Số người chết cuối cùng vì thảm hoạ tại Nhật được dự doán sẽ vượt qua cột mốc này
15.000 - Số người mất tích hoặc chưa thể xác định tung tích
550.000 - Số người được sơ tán khỏi nhà kể từ trận động đất hôm 11/3
215.000 - Số người đang tập trung tại các trung tâm trú ẩn rải rác ở khu vực xảy ra động đất phía đông bắc Nhật
2.050 - Số trung tâm sơ tán được lập tại vùng đông bắc Nhật
621 tỷ USD - Số tiền tương đương mức sụt giảm của chỉ số chức khoán Nikkei 225 trong hai ngày sau động đất
160 tỷ USD - Tổng chi phí ước tính cho tái thiết sau thảm hoạ
100.000 - Số binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản được huy động tới khu vực động đất sóng thần để tham gia chiến dịch nhân đạo
76.000 - Số nhà bị hư hại trong động đất và sóng thần
6.300 - Số nhà bị phá huỷ hoàn toàn trong thảm hoạ
5 triệu - Số hộ dân bị cắt điện sau động đất
1,5 triệu - Số người không được tiếp cận với nước sạch sau thảm hoạ
102 - Số quốc gia trên thế giới đề nghị hỗ trợ Nhật khắc phục hậu quả thảm họa

Khủng hoảng hạt nhân

8,2 - Cường độ động đất mà nhà máy Fukushima I được thiết kế có thể đứng vững, trong khi trận động đất ngày 11/3 mạnh 9,0 độ Richter
4 - Số lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushia I gặp sự cố nổ hoặc cháy sau động đất. Nhà máy này có tổng cộng 6 lò phản ứng.
20 km - Bán kính vùng sơ tán khẩn cấp xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I
200.000 - Số người phải sơ tán khỏi vùng nguy hiểm quanh nhà máy Fukushima I đang gặp sự cố
140.000 - Số người sống ngoài vùng sơ tán quanh nhà máy Fukushima I nhưng được cảnh báo ở yên trong nhà đề phòng phơi nhiễm phóng xạ
750 - Số công nhân được sơ tán khỏi các nhà máy điện hạt nhân sau động đất
1.650 - Số người được xét nghiệm nồng độ ô nhiễm phóng xạ
30 km - Bán kính khu vực cấm bay được thiết lập xung quanh các lò phản ứng đang gặp sự cố
250 km - Độ xa tính từ nhà máy Fukushima mà mức độ phóng xạ được phát hiện ở Tokyo
10 lần - Mức độ phóng xạ tại Tokyo vượt quá mức bình thường sau sự cố Fukushima I 


Những gương mặt trẻ thơ trong thảm họa ở Nhật
- Thay vì có một tuổi thơ yên bình, nhiều em nhỏ trong vùng thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật đã sớm phải di tản tới các trung tâm tạm trú, sống trong cảnh thiếu thốn đủ thứ.

Ba mẹ con tại một trung tâm tạm trú sau động đất.

Một bé trai đọc tin về động đất tại trung tâm tạm trú ở Minamisoma, tỉnh Fukushima.

Bé Yuki Yamazaki, 3 tuổi, được đoàn tụ với mẹ lần đầu tiên sau 4 ngày tại một trung tâm tạm trú.
Hai bé trai vui mừng gặp lại nhau sau khi nhận ra mình vẫn an toàn sau động đất tại một ngôi trường ở phía đông bắc Nhật Bản.

Em bé 4 tháng tuổi nằm trong vòng tay cha sau khi được cứu sống khỏi đống đổ nát 3 ngày sau động đất.


Bà mẹ trẻ nằm bên đứa con mới chào đời hôm 2/3 tại một trung tâm tạm trú ở Iwaki, tỉnh Fukushima.


Nụ cười trong veo của một em bé khi đang tú tại một trung tâm tạm trú.



Các em nhỏ được bố mẹ đưa đi sơ tán.



Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy sôi để ăn mỳ.

Bé gái đeo khẩu trang tại một nhà ga ở Tokyo.

Em bé nằm ngoan trên lưng mẹ để mẹ nấu thức ăn cho gia đình tại Ishinomaki, tỉnh Miyagi.


Cô bé 5 tuổi Neena Sasaki mang các đồ đạc còn lại của gia đình sau khi ngôi nhà của em bị phá hủy bởi động đất.

Các em nhỏ được kiểm tra mức độ nhiễm xạ sau các vụ nổ tại nhà máy hạt nhân Fukushima 1.






No comments:

Post a Comment