Pages/ Tác giả

Sunday, March 6, 2011

Dân oan Vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn-Đà Nẵng

Dân Đà Nẵng còn khổ đến bao giờ

2011-03-04

Vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn trước Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng để phản đối trước những oan trái, “phẫn uất” khi diện tích nhà ở bị nằm trong diện giải tỏa, hiện vẫn được sự quan tâm của đông đảo cư dân tại Đà Nẵng, cho dù các cấp chính quyền và công an luôn “kèm tỏa” người dân khi nói về việc này.

Source Danlambao

Trưa ngày 17/02, trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng) bất ngờ xuất hiện một chiếc xe máy bốc cháy dữ dội, bên cạnh là thi thể nạn nhân đã cháy đen.


Do đâu mà các cấp chính quyền quan ngại? Phải chăng việc anh Phạm Thành Sơn tự thiêu phản đối vào hôm (17-02-2011) vừa qua là lời cảnh báo về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong khi “đảng phải là đầy tớ của nhân dân”. Việt Hùng của Ban Việt Ngữ có bài ghi nhận.
Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự “khiếp sợ” với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn

Đảng viện liệt sĩ cũng chẳng tha

Ông Đỗ Xuân Hiền: Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì…
Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu “ kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…”.
Trường hợp đất mất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như
Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
Sau này được biết nạn nhân tự thiêu là anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi.
thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…
Gia đình anh Phạm Thành Sơn là gia đình có công với cách mạng, mẹ anh ấy là bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong gia đình có mấy liệt sĩ. Bản thân anh Sơn là kỹ sư. Gia đình cách mạng đóng góp rất nhiều công lao nhưng cuối cùng chính quyền đối xử với gia đình anh ấy không ra gì
Khi được hỏi, bằng sự trải nghiệm trong thời gian còn là huyện ủy viên, Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, ghi nhận phản ứng của những cán bộ lão thành, ông Đỗ Xuân Hiền cho biết.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Mấy ngày nay các cụ lão thành đến nhà tôi rất nhiều, các cụ phản ứng và bức xúc chuyện đó. Phản ứng thì có, nhưng ở đây họ sợ không dám nói ra. Nói thẳng ra thì bị chụp mũ, họ cho là nói không đúng sự thật, họ chụp là vu khống rồi gây chuyện.
Các cụ đến nhà tôi trao đổi việc đó rất nhiều. Nhưng khó ở đây là bản thân gia đình họ không chịu làm đơn tố cáo. Lúc đầu khi chuyện xảy ra, gia đình anh Sơn phản ứng rất mạnh, họ lên án là chính quyền ăn cướp đất của gia đình họ, khiến con họ phải làm như thế. Họ không chịu chôn anh Sơn, họ để trước sân nhà, nhưng sau đó, chính quyền và công an dùng biện pháp không cho ai liên hệ với gia đình và họ dàn xếp với gia đình bằng cách bồi thường tiền (?) nên gia đình im lặng rồi tổ chức chôn anh Sơn.
Dân kéo đến đông, nhưng công an đến đàn áp, bao vây không cho dân tiếp cận. Nói chung việc đã rõ như ban ngày rồi, nhưng giờ thì có ai là người đứng ra tố cáo việc này, hoặc là có ai đến để mà điều tra? Chuyện này giờ chúng tôi đang định ra Hà Nội để…
Điển hình là trường hợp nguyên GĐ công an Đà Nẵng, nguyên CVP Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm.... Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng VP đại diện báo CA thành phố Sài gòn tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước
Chuyện khiếu kiện của người dân vì mất nhà, mất đất ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”, nhưng với Đà Nẵng thì chuyện giải tỏa, thu hồi đất của người dân luôn là điểm nóng cho dù trong quá khứ báo chí trong nước đã viết nhiều đến những vụ tham nhũng đất đai ở Đà Nẵng.
Điển hình là trường hợp nguyên giám đốc công an Đà Nẵng, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An, tướng công an Trần Văn Thanh khi còn ở Đà Nẵng đã cho điều tra, phát giác những sai phạm có hệ thống về tham nhũng đất đai, liên quan đến việt gian Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng. Kết quả là tướng công an Trần Văn Thanh và nhà báo, trung tá Dương Tiến, trưởng Văn phòng đại diện báo Công An thành phố Sài gòn tại Hà Nội bị khởi tố, khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước”.
Câu hỏi đặt ra, nguyên do nào mà Đà Nẵng luôn là điểm nóng về những vụ thu hồi, giải tỏa và khiếu kiện của người dân. Ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng ban Kinh tế Đà Nẵng nhận định.

Ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ

Ông Đỗ Xuân Hiền: Chính bản thân tôi đây cũng bị trù dập, bị công an triệu tập đến cả gần 70 lần. Họ đến nhà tra hỏi tôi,
Tướng công an Trần Văn Thanh nằm bệnh viện còn thở oxy vẫn bị khiêng ra tòa.
Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress.(Tướng công an Trần Văn Thanh nằm bệnh viện còn thở oxy vẫn bị khiêng ra tòa.)
hạch sách đủ mọi đường, tịch thu điện thoại di động. Họ đến nhà tôi họ khám, tất cả mọi giấy tờ khiếu nại họ lập biên bản tịch thu hết.
Đến hiện nay có ý kiến từ Quốc Hội yêu cầu họ trả nhưng họ không trả. Ý kiến của Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Công An, đề nghị Chánh án Tòa án Tối cao phải đền bù danh dự cho tôi, trả lại hết những gì đã tịch thu của tôi, nhưng họ vẫn làm ngơ. Văn bản của bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội ký gởi về cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, gởi về cho Bộ trưởng Bộ Công an, gởi cho Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị giải quyết vụ khiếu nại của tôi nhưng họ vẫn làm ngơ.
Ý kiến chỉ đạo của Trung ương về nhưng họ không giải quyết.
Liên quan từ Trung ương và thành phố Đà Nẵng, theo ghi nhận, trước Đại hội XI đảng Cộng sản Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao là ông Trần Quốc Vượng đề nghị vô tội, miễn truy tố với tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An bị khép vào tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm hại đến lợi ích quốc gia”.
tôi chỉ có quen biết ông Trần Văn Thanh thế mà họ đến nhà tôi họ lục soát, họ quy chụp tôi liên quan đến vụ án đó. Họ xét nhà tôi, nói xin lỗi, họ lục không còn mảnh rẻ rách, họ lục nát nhà tôi hết. Họ bắt gia đình tôi đứng im hết, lục đã đời rồi họ chở hết đồ của tôi về công an thành phố.
Điều gì khiến “động thái” này được đưa ra vào thời điểm trước khi Đại hội XI đảng CSVN (tháng Giêng 2011) diễn ra. Phải chăng, vào thời điểm đó vấn đề nhân sự được dư luận biết đến khi ông Nguyễn Bá Thanh không có tên trong danh sách Bộ Chính trị? Nói về cách hành xử của các cấp chính quyền Đà Nẵng trong vụ án tướng công an Trần Văn Thanh, ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên huyện uỷ viên Đà Nẵng kể lại.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Về vụ án đó tôi rất khổ sở, tôi chỉ có quen biết ông Trần Văn Thanh thế mà họ đến nhà tôi họ lục soát, họ quy chụp tôi liên quan đến vụ án đó. Họ xét nhà tôi, nói xin lỗi, họ lục không còn mảnh rẻ rách, họ lục nát nhà tôi hết. Họ bắt gia đình tôi đứng im hết, lục đã đời rồi họ chở hết đồ của tôi về công an thành phố. Tôi đến đó tôi viết đơn gởi cho Quốc Hội, gởi cho Bộ Công An.
sự bức xúc của người dân Đà Nẵng rất đông, có những người bây giờ đang ngậm bồ hòn làm ngọt, có người phải chịu đói, chịu khát vì nhà cửa của họ bị tịch thu hết, nhưng họ sợ bị trù dập nên không dám đi khiếu nại. Họ sợ đi khiếu nại rồi bị chính quyền đối xử như tôi thì người dân sợ lắm.
Phiên tòa xử Trần Văn Thanh, họ không cho tôi nói một tiếng. Họ đem xe đến tịch thu đồ của tôi, tôi yêu cầu họ trả, nhưng đến nay họ vẫn chưa trả cho tôi, họ làm ngơ đi, vậy ông nghĩ giờ thì làm sao bây giờ. Người dân kêu tới ai bây giờ? Kêu đến Quốc Hội rồi, kêu đến Bộ Công an rồi, kêu đến Viện Kiểm sát Tối cao rồi, đến Chủ tịch nước rồi. Ở trên bảo họ giải quyết nhưng Đà Nẵng họ không giải quyết.
Trở lại vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn, câu hỏi mà dư luận tại Đà Nẵng đặt ra, không biết do đâu mà dưới thời của ông
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa tái đắc cử chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Ông Nguyễn Bá Thanh vừa tái đắc cử chức vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trong phiên đại hội bầu trực tiếp bí thư, nhiệm kỳ 2010-2015 với số phiếu bầu 298/299, tức chỉ thiếu một phiếu là 100%
Bí thư thành uỷ Đà Nẵng bây giờ lại xảy ra nhiều chuyện khiến người dân ở đây bức xúc, ông Đỗ Xuân Hiền cho rằng.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Nói chung sự bức xúc của người dân Đà Nẵng rất đông, có những người bây giờ đang ngậm bồ hòn làm ngọt, có người phải chịu đói, chịu khát vì nhà cửa của họ bị tịch thu hết, nhưng họ sợ bị trù dập nên không dám đi khiếu nại. Họ sợ đi khiếu nại rồi bị chính quyền đối xử như tôi thì người dân sợ lắm. Những người dám ra khiếu nại tố cáo thì bị trù dập đến cùng, họ dùng công an đến nhà bao vây, bắt đi, nên dân người ta sợ. Người dân bị oan ức lắm nhưng họ không dám nói. Biết bao người mất đất, mất nhà, nên họ đâu có dám nói đâu. Chính quyền Đà Nẵng hành xử rất mạnh tay.
nói thật với ông hơn 30 năm đi theo cuộc kháng chiến này, nhưng do đi khiếu nại tố cáo nên họ cắt sạch không cho hưởng cái gì hết. Phải xin bạn bè mà sống, đất đai họ cũng tịch thu, tài sản cũng tịch thu, quyền lợi cũng tịch thu
Nếu nhìn vào những gì hiện đang diễn ra Đà Nẵng mà người dân đang phải gánh chịu từ những người đầy tớ của nhân dân thì thật là luật vua thua lệ làng. Ông Đỗ Xuân Hiền đưa ra lời kết.
Ông Đỗ Xuân Hiền: Đúng rồi, “trên bảo dưới không nghe” như việc của tôi đó. Trung ương nói, Uỷ ban Tư Pháp Quốc Hội nói mà họ có nghe đâu? Như tôi, nói thật với ông hơn 30 năm đi theo cuộc kháng chiến này, nhưng do đi khiếu nại tố cáo nên họ cắt sạch không cho hưởng cái gì hết. Phải xin bạn bè mà sống, đất đai họ cũng tịch thu, tài sản cũng tịch thu, quyền lợi cũng tịch thu. Bản thân gia đình tôi, mẹ tôi là Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có 4 người tham gia cuộc kháng chiến.
Nhưng do đấu tranh đi tố cáo tham nhũng nên họ cắt hết. Tôi bị chính quyền gạt hết, ăn cướp hết, ăn cháo đá bát, vắt chanh bỏ vỏ. Nhiều văn bản họ nói nghe ngon lành lắm, họ bảo tôi muốn giải quyết thì đừng khiếu nại tố cáo nữa thì họ giải quyết cho. Nhưng tôi không thể ngồi yên được, có gì nói đấy, nói trung thực, nói cho lẽ phải, nói vì mục đích bảo vệ dân, bảo vệ cho lẽ phải.

SELF IMMOLATION - Engineer Pham Thanh Son - VIETNAM

March 4, 2011 | da nang, Vietnam
iReport —

Mohammed Bouazizi : Tunisian - Pham Thanh Son : Vietnam

http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/875/875

Vietnam: Self - immolation to protest corruption

A Vietnamese engineer named Pham Thanh Son apparently set himself afire to protest the confiscation of his family's property by local authorities.

According to the blog Danlambao (which means citizen journalists), Son's self-immolation occurred on February 17 at 12:30pm outside the municipal offices of Vietnam's fifth largest city. Son visited the People's Committee of Da Nang earlier in the day to petition his case. When authorities refused to hear his appeal, the young engineer set fire to himself and his motorcycle on the sidewalk outside.Police initially indicated that Son's death was a routine traffic accident. Authorities also described Son as a person with "mental problems."

Meanwhile, authorities reportedly posted plainclothes police outside Son's family residence and limited the family's ability to receive visitors.

Danlambao reports:

The underlying cause for this sad incident was the corruption surrounding the Cau Rong (Dragon Bridge) project. It is known that the family of Pham Thanh Son repeatedly petitioned for adequate compensation for their property. Their appeals went nowhere as authorities went ahead with the project.

Da Nang, located along Vietnam's central coast, is in the midst of a major construction boom. Initiated in 2009, Cau Rong is a 667-meter long bridge currently being built over the Han river. Municipal authorities claimed to have adequately compensated and resettled local residents.

In recent years, many farmers and urban residents in Da Nang and throughout Vietnam have complained about land seizures and organized small protest movements.

http://globalvoicesonline.org/2011/02/20/vietnam-self-immolation-to-protest-corruption/

Audio RFA Radio interview witness Mr Do Xuan Hien

(*) RFA - Radio Free Asia - Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về vụ tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-Da-Nang-authorities-deals-with-unhappy-citizens-03042011120551.html


Thực hư vụ tự thiêu trước UBND TP Đà Nẵng

2011-03-01

Hồi 12 giờ 30 trưa ngày 17 tháng Hai vừa rồi, ngay trước toà nhà 3 tầng màu vàng của trụ sở Uỷ ban Nhân dân TP Đà Nẵng đã xảy ra một vụ chết cháy.

Photo courtesy of Danlambao

Trưa ngày 17/02, trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng) bất ngờ xuất hiện một chiếc xe máy bốc cháy dữ dội, bên cạnh là thi thể nạn nhân đã cháy đen.

Vụ sự gây nhiều bức xúc giữa lúc giới hữu trách xem chừng như ra sức làm giảm tầm quan trọng của tin này. Thanh Quang tìm hiểu vấn đề này.


Giới cầm quyền bịt đầu mối?


Trong mấy ngày nay, công luận xôn xao về một vụ mà nhiều người cho là tự thiêu trước trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng, qua đó, nạn nhân là kỹ sư Phạm Thành Sơn, 31 tuổi, bày tỏ sự phẫn uất khi mọi khiếu nại về tình trạng cưỡng chiếm đất đai, nạn tham nhũng không được giới hữu trách giải quyết.

Tôi có một người bà con ở đó chỉ cách 50 mét, biết vụ sự rất rành nhưng không dám nói. Bây giờ tôi muốn tới đó chụp một tấm hình nhưng tôi cũng không dám nữa.

Cư dân địa phương

Khi chúng tôi tìm hiểu về vụ này, một cư dân tại địa phương chỉ có thể nói vắn tắt như sau:

“Tôi có một người bà con ở đó chỉ cách 50 mét, biết vụ sự rất rành nhưng không dám nói. Bây giờ tôi muốn tới đó chụp một tấm hình nhưng tôi cũng không dám nữa. Cái tin này bây giờ khó moi lắm. Oan hồn của anh Sơn có thể khiến ai đó tự thú thế nào chứ còn giới cầm quyền bịt đầu mối mà. Vấn đề này nó gây khó chịu lắm. Người dân ở đây người ta sợ lắm. Khổ lắm.”

Chúng tôi liên lạc với Công an TP Đà Nẵng để tìm hiểu sự việc, như qúy vị nghe sau đây:

Công An: “Tôi đang nghe.”

Thanh Quang: Đây có phải Công an TP đà Nẵng không, thưa ông?

Công An: “Đúng rồi đó anh.”

Thanh Quang: Tôi là Thanh Quang của Đài ACTD bên Mỹ. Thưa ông chúng tôi có nghe về việc kỹ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu ở đó. Vấn đề này ra sao ?

Công An: “Tôi không nắm được anh à.”

Thanh Quang: Thế có vụ tự thiêu nào trước UBND TP Đà Nẵng không?

Công An: “Không có đâu. Không có. Tôi không biết được. Tôi không nắm được tình hình như vậy đâu.”

Nhưng mạng tin chính thức Vietnam+ hôm 17 tháng 2 vừa rồi phổ biến tin tựa đề “Xác định danh tính nạn nhân vụ tai nạn ở Đà Nẵng”, cho biết công an Quận Hải Châu, Đà Nẵng xác nhận anh Phạm Thành Sơn, 31 tuổi, chết cháy cùng với chiếc xe máy trên đường Bạch Đằng “do anh Sơn điều khiển đang đi trên đường thì tự nhiên xe bốc cháy dữ dội khiến anh Sơn chết tại chỗ”. Vẫn theo tin này thì lực lượng hữu trách “sử dụng ngay bình xịt chữa cháy nhưng vẫn không dập tắt được đám cháy”.

Cũng ngày 17 tháng 2 ấy, báo mạng Lao Động đưa tin cho biết công an “xác định nạn nhân bị chết cháy”, nhưng bài báo chỉ dùng ảnh minh hoạ.

21-250.jpg
Chiếc xe máy bốc cháy dữ dội, bên cạnh là thi thể nạn nhân đã cháy đen, trưa ngày 17/02, trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng). Photo courtesy of Danlambao.
Cùng ngày, báo mạng Đất Việt khẳng định là “Xe nổ bình xăng, chủ xe chết tại chỗ”, qua đó trích dẫn lời Đại tá Nguyễn Viết Lợi, Chánh Văn phòng Công an TP Đà Nẵng cho rằng “sự việc diễn ra vào thời điểm đường rất vắng người, nên có rất ít người chứng kiến sự việc trên”.

Ngày hôm sau – 18 tháng 2, báo Thanh Niên online trích dẫn lời Đại tá Nguyễn Viết Lợi lại nói rằng “Đám cháy rất dữ dội, một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông”.

Và 2 ngày sau đó, tức 20 tháng 2, báo Công An Thành phố Đà Nẵng đưa tin này, cho đó là “vụ tự gây tai nạn giao thông” và “Sau khi được đưa vào bệnh viện cứu cấp, nạn nhân đã tử vong”.

Dư luận phản ứng


Tình trạng đưa tin bất nhất và mập mờ như vậy đã gây nhiều phản ứng trong công luận, nhất là giới bloggers.

Blog Dân Làm Báo trước hết lưu ý rằng các bài báo đều hoàn toàn không nhắc gì tới nơi xảy ra vụ việc là ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng. Bài blog nêu sự khác biệt giữa các nguồn tin, “từ chuyện anh Sơn chết liền tại chỗ, xác nạn nhân nằm cạnh xe máy” chuyển sang ông đại tá Chánh văn phòng công an cho rằng “một số người dân tri hô anh Sơn nhảy xuống sông’, rồi lại ‘tự gây tai nạn giao thông làm xe bốc cháy”, “chết ngay tại chỗ”, rồi “chết tại bệnh viện”…

Theo những nguồn tin từ trong nước, anh Phạm Thành Sơn là một nạn nhân của sự chiếm đoạt đất đai từ phía nhà cầm quyền.

Blog Thằng Nông Dân

Theo blog Dân Làm Báo thì “ cả guồng máy công an, mật vụ, truyền thông của đảng đang ra sức bưng bít, bóp méo thông tin nhằm ngăn chận ngọn lửa Phạm Thành Sơn.

Blog Thằng Nông Dân than phiền rằng “thay vì điều tra ngọn ngành để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân, nhà cầm quyền địa phương đã vội đưa ra kết luận nạn nhân là người mắc bệnh tâm thần!”. Và blog này nêu lên một số nghi điểm:

1. Nếu cho rằng anh Phạm Thành Sơn mắc bệnh tâm thần, tại sao anh ta còn đủ sáng suốt để lái xe ra ngoài?

2. Tại sao anh ta không chọn bất cứ địa điểm nào, mà lại chọn điểm dừng trước trụ sở của ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là nơi mà có lẽ anh đã gửi đơn khiếu nại về việc tranh chấp đền bù đất đai?

3. Căn cứ theo xác định của CA Đà Nẵng thì nguyên nhân khiến chiếc xe bốc cháy là do nổ bình xăng! Đây là điều hoàn toàn khó có thể xãy ra vì nếu nổ bình xăng, thì nạn nhân sẽ bị sức nổ đẩy văng đi nơi khác, vì vậy, khả năng chết về bị bỏng hoàn toàn không thuyết phục, ngoại trừ nạn nhân đã có chủ định tẩm đầy xăng vào người trước.

4. Theo lời đại tá việt gian cộng sản Nguyễn Viết Lợi, chánh Văn phòng CA Đà Nẵng thì sự việc diễn ra vào thời điểm đường vắng người, chỉ nghe một tiếng rầm và nhìn thấy đám cháy, nhưng những đơn vị cứu hỏa vẫn không dập tắt được đám cháy. Căn cứ theo hình ảnh thu nhận được, thì từ khi đám cháy bắt đầu, không hề có hình ảnh bất cứ đơn vị cứu hỏa nào làm công việc cứu hộ.

Blog Thằng Nông Dân khẳng định rằng “theo những nguồn tin từ trong nước, anh Phạm Thành Sơn là một nạn nhân của sự chiếm đoạt đất đai từ phía nhà cầm quyền và anh đã nhiều lần nộp đơn khiếu nại, nhưng hoàn toàn không nhận được kết quả thỏa đáng”.

Bài blog nhận xét “Việc một công dân tự thiêu trước công sở của một cơ quan nhà nước đã nói lên sự phẫn uất tột độ của người dân.

Theo blog Dân Làm Báo thì trong khi giới cầm quyền VN ra sức ngăn chận để ngọn lửa Phạm Thành Sơn không thể trở thành ngọn lửa Mohammed Bouazizi vốn làm bùng phát Cách Mạng Hoa Lài, chỉ có toàn dân Việt Nam mới có thể quyết định số phận của ngọn lửa Phạm Thành Sơn.

tên việt gian Nguyễn Ba thanh và bọn sư tăng biến đảng thành đạo

WDN (7).jpg

WDN (5).jpg


việt gian Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP. Đà Nẵng, việt gian Trần Văn Minh - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; việt gian Văn Hữu Chiến - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng; việt gian Nguyễn Đăng Hải - Phó Chủ tịch UBMTTQ Thành phố,việt gian Ngô Khôi - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP; việt gian Lê Văn Tam - Phó Giám đốc Công an TP; việt gian Thân Đức Nam - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5; lãnh đạo chính quyền quận Ngũ Hành Sơn và địa phương, chư Tăng Ni việt gian trụ trì các tự viện cùng gần 7000 đồng bào Phật tử đến dự và chúc mừng.


Sòng bài dậy sóng: Tranh nhau kiếm chác và đập nhau trong việc phục vụ các đại gia phương Bắc
29.06.2010 | In ra | Đóng cửa sổ này

Sòng bài dậy sóng: Tranh nhau kiếm chác và đập nhau trong việc phục vụ các đại gia phương Bắc
Ngày 26 tháng 1 năm 2010, sòng bạc lớn nhất của Việt Nam tưng bừng khai trương và được xem là một dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn lớn nhất của Đà Nẳng: 160 triệu USD giữa công ty Silvershores của Mỹ và công ty Hoàng Đạt ở Hà Nội.

Ngay từ ngày khai trương, sòng bài đã được giới thiệu trên khắp các trang mạng Việt Nam: “Riêng khu casino được xây dựng trên diện tích 15.000m2 chỉ phục vụ người nước ngoài với nhiều loại hình giải trí như baccarat, blackjack, tài xỉu...“. (1)

Tức là ngay từ ngày đầu, nó đã được xác định là một sòng bài, một casino và ai ai, từ UBND Tp Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, cho đến Thủ tướng chính phủ, cũng đều biết rõ đây là một Casino. Thế nhưng trong văn bản đề ngày 17/05/2010 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư gửi UBND Đà Nẵng thì một trong những vi phạm là sử dụng chữ casino trong quảng cáo!(2).

Thế là trò hề thứ nhất trong màn đấm đá tranh ăn đã được diễn ra: chữ “casino” trên bảng hiệu “Crowne International Casino” ở Khu vui chơi giải trí có thưởngdành cho khách nước ngoài thuộc Khu du lịch quốc tế Silver Shores đã được tháo dỡ, thay vào đó là chữ “Crowne International Club” (3). Cũng nhờ sự cố này dân ta mới biết là baccarat, blackjack, tài xỉu… được đảng và nhà nước ta đặt cho một cái tên mĩ miều là “Khu vui chơi giải trí có thưởng”.

Cũng theo những lời giới thiệu từ ngày khai trương này, khách hàng chủ yếu là “du khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay, mỗi tuần có 2 chuyến bay trực tiếp Quảng Châu (Trung Quốc) – Đà Nẵng và dự kiến trong tháng 3 tới, Công ty liên doanh Silver Shores sẽ mở thêm đường bay trực tiếp từ Thượng Hải (Trung Quốc) – Đà Nẵng để đưa khách đến với khu vui chơi này” (1). Nói chung (và nói cho ngắn gọn) khách là các đại gia Tàu Khựa.

Để đáp ứng với nhu cầu phục vụ những đại gia phương Bắc này, công ty TNHH Silver Shores Hoàng Đạt đã đăng thông cáo tuyển mộ người, nguyên văn như sau (4):

Silver Shores Hoàng Đạt cần tuyển 10 người.

Yêu cầu:

  • Sinh viên đã hoặc đang sắp tốt nghiệp
  • Tiếng Trung giao tiếp, ưu tiên cho sinh viên có học lực khá , giỏi; biết Tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác
  • Giới tính : nữ
  • Tuổi từ 20 – 25, ngoại hình khá, dể nhìn
  • Mức lương theo thoả thuận
  • Có hộ khẩu ở Quảng Nam hoặc Đà Nẵng
  • Hồ sơ dự tuyển : đơn xin việc bằng Tiếng Trung, sơ yếu lý lịch có chứng thực của địa phương, giấy khám sức khoẻ trong thời gian 6 tháng trở lại, chứng thực các giấy tờ văn bằng khác có liên quan.
  • Nộp hồ sơ dự tuyển tại Phòng 1120 Văn phòng dự án Silver Shores Hoàng Đạt Lô 8 đường Sơn Trà Điện Ngọc, Quận Ngũ hành Sơn, Đà Nẵng (nộp hồ sơ trước ngày 10/10/2009)

Đây là quảng cáo tuyển người … cho vui vì thực sự nhân viên sẽ mướn là người Trung Quốc (141 người TQ trong số 147 lao động … nước ngoài!!!). Tuy nhiên, điều này cũng không có gì mới lạ khi chính ông Trần Ngọc Hùng – chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN đã lên tiếng xác nhận là các nhà thầu Trung Quốc đã đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang Việt Nam (5). Số lao động Trung Quốc có mặt tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn thì vào khoảng 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang và những công nhân TQ này đã “quậy” và gây náo loạn nhà dân ở Nghi Sơn, Thanh Hóa (6).

Tuy nhiên khi canh lành cơm ngọt thì cả ngàn công nhân nước lạ làm mưa làm gió cũng không sao. Đến khi chia chác không đều thì chỉ cần “147 lao động nước ngoài (trong đó có 141 người Trung Quốc) không có giấy phép lao động đang làm việc tại Silver Shores Hoàng Đạt là ngay lập tức đóng cửa vì đã “thuê lao động nước ngoài trái phép, trong đó nhiều người Trung Quốc (1). Các quan lớn của đảng ta đã tận tình vạch lá tìm sâu lẫn nhau, móc ra cái quy định đóng bụi bao năm của Điều 132 Bộ luật Lao động và chơi nhau sát ván trong trò hề thứ 2 này.

Nhưng sang đến trò hề thứ 3 thì mới … cực hài. Một dự án kinh doanh to lớn cả trăm triệu, đùng một cái đóng cửa với thêm một lý do: tại khu vui chơi có thưởngcủa Silver Shores Hoàng Đạt trên 10 bàn chia bài, trong khi đó, theo giấy phép, đơn vị này chỉ được phép đặt không quá … 8 bàn chia bài.!!! Khu vui chơi có thưởng mà sao lại có 8 bàn chia bài theo luật quy định!!!??? Đánh bài chơi để rồi lãnh thưởng !!!?? Và thế thì tại sao không ra lệnh đóng bớt 2 bàn … có thưởng cho đúng luật để tiếp tục phục vụ các đại gia. Câu trả lời đơn giản thôi: chia chác không đều thì 8 bàn … rưỡi cũng phải đóng cửa chứ đừng nói tới 9, 10 bàn!.

Cuối cùng, để đấm đá nhau tới nơi tới chốn, một “vi phạm” cực hài khác được đưa ra là “vẫn còn 400 phòng khách sạn chưa được hoàn thiện và còn khu biệt thự, khu trung tâm hội nghị quốc tế chưa hề được triển khai. Và vì thế, đã không đáp ứng đúng yêu cầu “đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động kinh doanh ổn định” như trong giấy phép” (1). Nếu mà cái chiêu này được sử dụng cho mọi công trình, cơ sở cả nước thì chắc chắn sẽ có hàng vạn kinh doanh sẽ đóng cửa. Nhưng không, chúng đã được chia chác sòng phẳng giữa các quan to với nhau. Từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 24 tháng 6 tức là 5 tháng các đại gia Tàu Khựa vui chơi giải trí … có thưởng an toàn, tiện nghi, cớ gì bây giờ lại đóng cửa vì chưa hoàn thành và hoạt động kinh doanh ổn định?! Thiết nghĩ không cần lập lại câu trả lời.

Thế là với một công văn ngắn ngủi chẳng ra gì cả của Thủ tướng chính phủ “nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với những sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershores – Hoàng Đạt“, với sự nhảy vào đánh hội đồng kiếm chác của các phe gồm có: Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính, Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ngoại giao (7) (xin đừng thắc mắc tại sao có ông thương binh xã hội và bà ngoại giao vào đây!), bảng Casino được hạ xuống, sòng bài / khu vui chơi giải trí có thưởng tạm đóng cửa.

Các phe đang khởi sự ngồi vào bàn thương lượng. Chủ tọa tại chỗ là quan to Nguyễn Bá Thanh. Vài tuần hay vài tháng sau, tùy theo thời gian điều đình và lợi nhuận sòng phẳng, đảm bảo mọi sự đâu sẽ vào đó. Dù gì dẹp tiệm thì cũng lỗ cả đám. Vả lại, các đại gia phương Bắc đâu thể ngồi yên để đám đàn em Nam triều phá vỡ cuộc vui!!!

Cuộc vui và màn hài kịch này chỉ có ở nước CHXHCNVN trong đó diễn viên chính lại là đại gia việt gian Nguyễn Tấn Dũng và gả côn đồ lên làm UVTƯĐ việt gian Nguyễn Bá Thanh.





Crowne Plaza Danang

Casino đầu tiên ở Đà Nẵng bắt đầu mở cửa

Dự án Crowne International Casino nằm trong khu nghỉ dưỡng Silver Shores International Resort trên đường Sơn Trà Điện Ngọc, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng sẽ bắt đầu mở cửa đón khách từ ngày 23-12 sau khoảng hai năm xây dựng.

Chủ đầu tư dự án, Công ty Hoang Dat Silver Shores Exceptional International Entertainment, cho biết đã đầu tư 1,6 tỉ đô la Mỹ để xây dựng khu phức hợp gồm khu vực casino và khu nghỉ dưỡng chuẩn năm sao Silver Shores International Resort với 584 phòng, 52 biệt thự hướng biển và các dịch vụ tiện ích khác.

Casino có sức chứa hàng trăm người chơi cùng một lúc và gồm các dịch vụ như Baccarat, Blackjack, Sic bo, Roulette và Caribbean Stud Pokers. Đây được xem là casino đầu tiên có quy mô lớn ở thành phố này.

Chủ đầu tư cho biết sẽ nhắm đến người chơi là du khách đến từ Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Giai đoạn đầu, mỗi tuần sẽ có hai chuyến bay từ Quảng Châu, Trung Quốc đưa khách đến casino này, bắt đầu từ 15-1-2010, và một đường bay khác cũng xuất phát từ Trung Quốc đang được cân nhắc tiếp theo.

Hiện nay, quy định của Việt Nam chỉ cho phép người có hộ chiếu nước ngoài (người nước ngoài và Việt kiều) được chơi tại các casino.

Ông Felix Zhang, Tổng giám đốc khu nghỉ dưỡng Silver Shores International Resort, cho biết khu nghỉ dưỡng này cũng sẽ mở cửa giai đoạn một vào tháng tới, đưa khoảng 270 phòng khách sạn vào phục vụ nhu cầu của du khách.

Ông Felix cho biết khu nghỉ dưỡng không chỉ tập trung vào du khách đến từ các nước khác mà cũng sẽ tập trung khai thác thị trường du khách trong nước. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2010.

Thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cho thấy thành phố này đã đón khoảng 1,3 triệu du khách trong năm 2009, trong đó hai phần ba là du khách trong nước.

Nhờ vào vị trí thuận tiện đi đến các điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Mỹ Sơn và Huế, nên Đà Nẵng đang thu hút khá nhiều thương hiệu, công ty quản lý khách sạn nổi tiếng trên thế giới như InterContinental Hotels Group, Accor, Life Resorts và Hyatt.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Savills Vietnam, Đà Nẵng hiện có 23 khách sạn và khu nghỉ mát từ ba sao trở lên, cung cấp khoảng 1,700 phòng cho khu vực này. Dự kiến trong 5 năm tới sẽ có khoảng 42 dự án khách sạn tham gia vào thị trường khách sạn Đà Nẵng, cung cấp khoảng 7.000 phòng từ 3 đến 5 sao cho thị trường này
.


Sòng bạc “Crowne International Casino”
trong khu nghỉ dưỡng Silver Shores International Resort, Đà Nẵng

Công an Đà Nẵng đánh chết giáo dân Cồn Dầu

Theo tin mới ghi nhận, từ Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, một giáo dân tên Nguyễn Thanh Năm khoảng trên 40 tuổi, bị công an kêu lên làm việc, bị đánh đập tra tấn rất tàn nhẫn rồi thả về trở lại nhà. Đến tối, khoảng 10 giờ đêm, công an lại tiếp tục đến nhà anh. Thấy công an vào nhà, anh đâm chạy ra ngoài đường, công an đuổi theo anh, bắt được, và bắt buộc anh phải qùy xuống, không cho đứng dậy. Vợ con anh Năm thấy thế cũng cùng qùy gối xuống để xin tha mạng sống cho anh Năm, nhưng bọn công an này vẫn tiếp tục đánh đập anh. Sau cùng họ thả anh ra, và bảo rằng ngày mai phải lên sở công an làm việc tiếp. Đến khuya, anh Năm đau đớn cả đêm, đến sáng thì tử vong. Anh Năm chính là người đã từng bị đánh đập trọng thương vào ngày 4 tháng 5, trong đám tang của cụ bà Đặng Thị Tân.



Hiện tại tên Bí thư thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh này rất gian manh, chúng không cần giam giữ ai trong tù. Bất cứ ai, chúng nghi ngờ thì bắt lên đồn công an, đánh đập tra tấn, bắt buộc phải lăn tay nhận tội rồi thả cho về nhà. Những hành động này cứ tiếp diễn, và nhiều giáo dân Cồn Dầu hiện tại đã ra khỏi giáo xứ để lánh nạn. Công an cũng đang buộc tội ông Nguyễn Phu và ông Nguyễn Hữu Danh là người đứng ra tổ chức đám tang của bà cụ.
Ngày 3 tháng 7 năm 2010


Mấy tuần nay, công an liên tục bắt bớ, khủng bố tinh thần những giáo dân đã tham dự tang lễ của cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Tân. Những người nay đã bị khảo cung rất tàn nhẫn, bị đánh đập, bị hăm dọa, có người bị lột hết quần áo, bị làm nhục một cách đê hèn. Những người này đang bị trả thù một cách dã man và anh Năm là một trong những người bị lực lượng này đánh chết.

Theo tin từ giáo xứ Cồn Dầu, anh Nguyễn Năm, một thành viên trong đội trợ tang của giáo xứ đã bị công an Đà Nẵng đánh chết vào lúc 1 giờ trưa ngày 3 tháng 7 năm 2010.

Mấy tuần nay, công an liên tục bắt bớ,khủng bố tinh thần những giáo dân đã tham dự tang lễ của cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Tân. Những người nay đã bị khảo cung rất tàn nhẫn, bị đánh đập, bị hăm dọa, có người bị lột hết quần áo, bị làm nhục một cách đê hèn. Những người này đang bị trả thù một cách dã man và anh Năm là một trong những người bị lực lượng này đánh chết.

Cách đây hai ngày,công an đã mời anh Năm cùng với anh Đào và một người phụ nữ lên làm việc.Trong lúc làm việc ,anh Đào và anh Năm bị đánh đập thâm tím mình mẩy. Trưa nay, lúc 11 giờ,công an đến nhà anh Năm bắt anh. Anh sợ quá, bỏ chạy. Chúng đuổi bắt, còng tay, đánh đập rất dã man trước sự chứng kiến của nhiều người. Vợ anh Năm là chị Hồng Anh đã quỳ lạy, xin tha nhưng chúng vẫn tiếp tục đánh một hồi lâu rồi mới tha. Sau khi đưa anh Năm về nhà, anh trối trăng với vợ là cố gắng nuôi mấy đứa con và anh sùi bọp mép, ngã ra chết tức khắc. Lúc đó là 1 giờ trưa ngày 3/7/2010.

Anh Đào -người anh em họ đã che một cái rạp nhỏ, xin giáo dân đến cầu nguyện cho anh Năm đã bị công an hạch hỏi. Anh sợ quá ngã ra ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu. Hiện tình như thế nào thì chưa rõ.Giáo dân Cồn Dầu rất đỗi hoảng sợ trước sự trấn áp dã man, tàn bạo như vậy.Không ai dám lên tiếng chống đối vì sợ trả thù, sợ chung số phận như anh Nguyễn Năm.

Xin mọi người cầu nguyện cho giáo dân Cồn Dầu đang bị nhà càm quyền Đà Nẵng trả thù một cách man rợ và xin gióng lên tiếng chuông đòi công lý cho những kẻ thấp cổ, bé miệng.


No comments:

Post a Comment