Pages/ Tác giả

Tuesday, February 22, 2011

cách mạng tiến đến Libya

Libya tiếp tục đàn áp người biểu tình, các giới chức từ nhiệm

Quân đội Libya tiếp tục đàn áp những người biểu tình chống chính phủ, khiến quốc tế phẫn nộ. Thông tín viên Elizabeth Arrott tường trình từ văn phòng của đài VOA ở Trung Đông rằng một số giới chức Libya đang kêu gọi chấm dứt bạo lực.

Những người biểu tình muốn chấm dứt 41 năm cầm quyền của ông Gadhafi
Hình: AP

Những người biểu tình muốn chấm dứt 41 năm cầm quyền của ông Gadhafi


Những người được chứng kiến ở thủ đô Tripoli và các thành phố khác thuật lại rằng các lực lượng trung thành với lãnh đạo Moammar Gadhafi đã thực hiện thêm nhiều cuộc tấn công. Một số người cho hay những người mà họ mô tả là những kẻ đánh thuê dư như từ tiểu vùng Sahara của Châu Phi đã thực hiện những vụ bạo lực này. Ngày hôm trước, những người mục kích cho biết trực thăng vũ trang đã bắn vào người biểu tình.

Đêm hôm qua truyền hình nhà nước chiếu hình ông Gadhafi, người đã không xuất hiện trước công chúng trong vài ngày, mà tin nói là có mặt tại Quảng trường Xanh ở Tripoli, nơi người biểu tình đã bị lực lượng truy quét. Ông nói rằng ông muốn chào hỏi và ở lại đó với những người ủng hộ ông.

Khi ông nhìn ra ngoài từ trong xe hơi, ông thấy rằng trời đang mưa. Trước khi nói lời tạm biệt ông nói ông muốn bảo đảm với người dân rằng ông vẫn còn ở Tripoli chứ không phải đang trên đường tới Venezuela như các hãng thông tấn trước đó đã loan tin.

Phần lớn các thông tin xuất phát từ Libya mà không phải do chính phủ đưa ra đều là do những người quay phim nghiệp dư hoặc những người mục kích tường trình. Chính phủ đã tìm cách ngăn chặn luồn thông tin bằng cách đóng cửa Internet và gây gián đoạn dịch vụ điện thoại.

Bất chấp các hạn chế trao đổi thông tin lẫn nhau và với bên ngoài, dường như lực lượng chống chính phủ đã kiểm soát được một số nơi, trong đó có cả thành phố Banghazi, là thành phố lớn thứ nhì của Libya.

Ông Gadhafi cũng đã để mất sự ủng hộ của một số nhà ngoại giao Libya và các giới chức chính phủ khác trên khắp thế giới, những người đang bất đồng với nhà lãnh đạo này vì vụ đàn áp. Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, Ibrahim Dabbashi đã lên tiếng tối ngày hôm qua.

Ông Dabbashi nói: "Chúng tôi đề nghị cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp cần thiết để giúp đỡ người dân Libya và bảo vệ người dân khỏi vụ diệt chủng mà họ đang phải đối mặt.”

Tin cho hay một số giới chức trong nước cũng đã đào tị. Đây là một hành động nghiêm trọng ở nước này, nơi mà hầu như không có ý kiến bất đồng nào được ông Gadhafi dung chấp.

Những người biểu tình muốn chấm dứt 41 năm cầm quyền của ông. Trong thời gian cầm quyền nhà lãnh đạo nước này đã tìm cách cung cấp một mức độ ổn định kinh tế thông qua nguồn lợi nhuận to lớn từ dầu mỏ của nước này, nhưng ông lại áp đặt một sự sùng bái cá nhân nghiêm ngặt. Sự lo sợ đối vời chính phủ dường như đã biến mất hồi tuần trước khi các cuộc biểu tình bùng ra trên khắp cả nước.

Trong một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ trên khắp thế giới Ả Rập, cuộc biểu tình ở Libya dường như là cuộc biểu tình đẫm máu nhất. Các tổ chức nhân quyền và Liên Hiệp Quốc đang lên án cuộc bạo động và đề nghị mở cuộc điều tra về khả năng xảy ra các tội ác chống nhân loại.


Đại sứ Libya mới từ nhiệm kêu gọi LHQ có biện pháp chống lại nước ông

Đại sứ Libya vừa từ nhiệm để phản đối cách thức chính phủ ông đối phó với người biểu tình kêu gọi Liên Hiệp Quốc có biện pháp chống lại Libya. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Kurt Achin ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Ông Gadhafi bị tố cáo tuyển mộ những lính đánh thuê ở các quốc gia Phi châu để trấn áp cuộc nổi dậy của dân chúng
Hình: ASSOCIATED PRESS

Ông Gadhafi bị tố cáo tuyển mộ những lính đánh thuê ở các quốc gia Phi châu để trấn áp cuộc nổi dậy của dân chúng


Ông Ali El-Assawi, người cho đến tuần này còn giữ chức đại sứ Libya tại Ấn Độ, đã bầy tỏ sự bất mãn trước việc nước ông sử dụng máy bay chiến đấu để oanh kích thường dân tại thủ phủ nước ông là Tripoli.

Ông El-Assawi nói: “Sự kiện này sẽ làm tăng thêm số nạn nhân. Đây là điều không thể chấp nhận được và chúng tôi không thể tưởng tượng được.”

Ông Al-Assawi đã từ nhiệm hôm qua để phản đối vụ đàn áp và nói ông đã nhận được tin tức cập nhật từ các nguồn bên trong Libya.

Ông nói với một người phỏng vấn ông rằng nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi đã tuyển mộ những lính đánh thuê ở các quốc gia Phi châu để trấn áp cuộc nổi dậy của dân chúng. Tổ chức Human Rights Watch cho hay hơn 200 người đã bị thiệt mạng trong những vụ đụng độ.

Ông El-Assawi cho rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải có biện pháp cấp thời.

Ông El-Assawi nói tiếp: “Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải công bố một sắc lệnh ngăn chặn không phận của Libya để bảo vệ dân chúng, ngăn việc sử dụng máy bay chống lại người Libya.”

Việc ông El-Assawi từ nhiệm nằm trong một khuôn thức rộng lớn hơn của các nhà ngoại giao cấp cao trong chính phủ Gadhafi bỏ nhiệm sở tại châu Á. Các nhà ngoại giao Libya ở Trung Quốc, Malaysia và Australia cũng đã cắt đứt lên hệ với nhà lãnh đạo Libya.

Ông El-Assawi nói thêm: “Chúng tôi muốn chấm dứt cuộc đổ máu.”

Ấn Độ nằm trong số ngày càng nhiều các quốc gia kêu gọi công dân mình tránh việc đi lại không cấp thiết tới Libya và đã lập một đường dây điện thoại nóng để thông tin về 18.000 người Ấn Độ làm việc ở đó.


Lãnh tụ Libya mất hậu thuẫn của các giới chức chính phủ

Lãnh tụ Libya Gadhafi nói ông đang ở thủ đô của Libya chứ không phải ở Venezuela
Hình: Reuters

Lãnh tụ Libya Gadhafi nói ông đang ở thủ đô của Libya chứ không phải ở Venezuela

Lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi đang mất đi sự hậu thuẫn của các nhân vật then chốt trong chính phủ, giữa lúc các giới chức ở trong nước và nước ngoài từ chức hoặc đào tị để phản đối vụ trấn áp đẫm máu nhắm vào người biểu tình đòi ông từ chức.

Ông Gadhafi hôm qua đưa ra một tuyên bố ngắn trên truyền hình.

Trong lúc cầm một chiếc dù lớn và nhoài người ra ngoài từ hàng ghế trước của một chiếc xe van, ông Gadhafi nói rằng ông đang ở thủ đô của Libya chứ không phải ở Venezuela. Đó là lần đầu tiên ông phát biểu công khai kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu ở miền đông Libya hôm thứ hai tuần trước và sau đó đã lan tới thủ đô Tripoli.

Những cuộc biểu tình này là thách thức lớn nhất đối với quyền cai trị của ông trong 42 năm qua.

Các nhà ngoại giao Libya ở một số quốc gia đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với ông Gadhafi để phản đối những vụ tấn công của các lực lượng của ông nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ.

Đại sứ Libya tại Liên hiệp quốc Ali Aujali nói với hãng thông tấn AP rằng ông tin là ông Gadhafi nên từ chức. Các đại sứ quán Libya ở Malaysia và Australia nói rằng họ không đại diện cho ông Gadhafi nữa.

Ông Ali El Assawi, Đại sứ Libya ở Ấn Ðộ, yêu cầu Liên hiệp quốc hành động ngay để bảo vệ người dân Libya. Hôm qua, ông El Assawi đã từ chức để phản đối điều mà ông gọi là “bạo lực không thể chấp nhận”, kể cả những vụ oanh kích vào thường dân.

Một nhà ngoại giao cao cấp của Libya ở Bắc Kinh nói rằng ông đã từ chức và ông hối thúc các đồng sự của ông cũng làm như vậy.

Những người mục kích ở Tripoli cho biết máy bay trực thăng và chiến đấu cơ đã tấn công các khu vực của thường dân trong ngày hôm qua, trong lúc những tay đánh thuê người Phi châu và những tay súng ủng hộ ông Gadhafi nổ súng bừa bãi để gieo rắc kinh hoàng trong dân chúng.

Đài truyền hình nhà nước Libya hôm nay nói rằng những tin tức của các cơ quan truyền thông ngoại quốc về những vụ thảm sát ở Libya là “những lời nói dối” để công chúng mất tinh thần.

Trước đó, đài truyền hình Libya nói rằng các lực lượng an ninh trung thành với ông Gadhafi đang tấn công “những nơi ẩn náu” của “những kẻ phá hoại”. Đài này không cho biết thêm chi tiết. Họ cũng trích lời con trai của ông Gadhafi, là ông Saif al-Islam Gadhafi, nói rằng chiến đấu cơ của Libya chỉ bắn phá những kho đạn mà thôi.

Tổ chức Human Rights Watch cho biết 233 người bị sát hại trong cuộc nổi dậy, phần lớn là ở các tỉnh miền đông, nơi dường như đã lọt vào tay các lực lượng chống Gadhafi.

Số tử vong vừa kể không bao gồm số người chết trong vụ bạo động ở Tripoli hôm thứ Hai.


Tàu bỏ của chạy lấy người ở Libya

Trung Quốc đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình bất ổn ở Libya, nhất là đối với những vụ tấn công vào công nhân và tài sản của Trung Quốc ở đó. Theo tường trình của thông tín viên VOA Peter Simpson tại Bắc Kinh, một nhà ngoại giao Libya làm việc ở Bắc Kinh đã từ nhiệm để phản đối việc chính phủ Libya trấn áp tàn bạo người biểu tình.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc bày tỏ sự quan ngại về tình hình bất ổn ở Libya, nhất là đối với những vụ tấn công vào công nhân và tài sản của Trung Quốc ở đó
Hình: AP

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc bày tỏ sự quan ngại về tình hình bất ổn ở Libya, nhất là đối với những vụ tấn công vào công nhân và tài sản của Trung Quốc ở đó

Trung Quốc đã theo dõi các diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi và đáp ứng một cách thận trọng trước vụ nổi dậy mới nhất tại Libya.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc tuyên bố Trung Quốc hy vọng Libya có thể phục hồi ổn định xã hội và sinh hoạt bình thường.

Ông Mã nói Trung Quốc lo ngại về những tin tức nói rằng các quyền lợi kinh doanh của Trung Quốc tại Libya đã bị tấn công bởi những kẻ dùng súng ống để hôi của và rằng 1.000 công nhân Trung Quốc đã buộc phải chạy trốn khỏi một công trường xây dựng.

Ông Mã cũng kêu gọi mở cuộc điều tra về những vụ tấn công vào các cơ sở kinh doanh và công dân Trung Quốc và trừng phạt những người có liên can.

Các nhận định của người phát ngôn Trung Quốc được đưa ra vào lúc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chuẩn bị họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng.

Một nhà ngoại giao Libya tại Trung Quốc, ông Hussein el-Sadek el-Mesrati, nằm trong số nhiều nhà ngoại giao trên khắp thế giới đã từ nhiệm để phản đối các biện pháp tàn bạo của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gadhafi nhằm duy trì quyền lực.

Trước đó, nhà ngoại giao vừa kể đã tham gia một cuộc biểu tình nhỏ do những người Libya sống ở Bắc Kinh tổ chức bên ngoài đại sứ quán Libya, lên án việc ông Gadhafi nắm giữ quyền bính trong 40 năm đưa đến vụ đổ máu.

Ông Joseph Cheng là một giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Thành phố ở Hong Kong. Ông nói các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thoe một chính sách gây tranh cãi là không can thiệp vào điều mà Trung Quốc gọi là nội bộ của các nước khác.

Ông Cheng nói Trung Quốc không muốn công khai lên án những vụ bạo động như thế bởi vì họ đã quảng bá mình là người bảo vệ và là bạn của thế giới đang phát triển và các quốc gia Ả Rập.

Ông Cheng nói: “Do đó họ không muốn chỉ trích các chính phủ thuộc thế giới Ả Rập, vì họ không muốn xa lánh các chính phủ này.”

Giáo sư Cheng nói Trung Quốc lo ngại làn sóng biểu tình ở Trung Quốc sẽ lan qua nước họ.

Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt và theo dõi thông tin trên mạng Internet về tình hình bất ổn ở Trung Đông và đã ra lệnh cho các cơ quan truyền áp dụng các đường hướng chỉ đạo khắt khe về việc tường thuật tình hình.

No comments:

Post a Comment