phần ghi âm audio đặc công đỏ Bùi Tín trả lời báo chí ngoại quốc năm 1981
Đặng phúc chuyển ngữ Bài phỏng vấn của tên đặc công đỏ Bùi Tín đạo quân Bắc việt, xâm lược tiến chiến Miền Nam VNCH năm 1981- Đặc công đỏ Bùi tín nói lại hai lần với mục đích xác định sự thật, bổ túc đầy đủ về vai trò quan trọng, chủ động của Bùi tín vào Dinh Độc Lập để cướp chính quyền VNCH ngày 30-04-1975.
Đặc công đỏ Bùi Tín:
Tôi (bùi tín) đi cùng với một đơn vị xe tăng đi trên giờ tiến công, lúc bấy giờ cảm tưởng rất là mừng. bởi vì xuất phát từ đơn vị xe tăng chiều ngày 29-3-1975, đến tờ mờ sáng ngày 30 /4 thì tháy cuộc chiên tranh này đã sắp sửa kết thúc đến nơi. Thế thì chúng tôi tấn công như thế đi thẳng vào Dinh Độc Lập. Trên nóc dinh vẫn còn cái lá cờ của của "bọn ngụy". Tôi (bùi tín) lên trong gát hai thì thấy trong phòng đó cả cái chính phủ ngụy Dương Văn Minh nó ngồi đầy đủ hết cả. Lúc bấy giờ có một đồng chí sĩ quan đến giới thiệu rằng:
“có một sĩ quan cao cấp sẽ đến gặp các ông”
Tôi (bùi tín) vào thì tất cả đều đứng dậy, và Dương Văn Minh, Vũ Văn Thuyền là phó thủ tướng, Vũ Văn Mẫu, thủ tướng. Tất cả đứng dậy, Dương văn Minh nói:
-“Tôi chờ quý ông từ lúc sáng để mà chuyển giao chính quyền”
Vẻ mặt rất là lo sợ, lúc đó tôi (bùi tín) nói ngay rằng:
-“không có vấn đề bàn giao chính quyền, bởi vì tất cả chính quyền của ông đã xụp đổ rồi. Chỉ có đầu hàng thôi! Người ta không thể đưa cái gì mà không còn có ở trong tay.”
Lúc bấy giờ tất cả nét mặt của những người trông buồn, cúi xuống rất là buồn. Sau đó tôi tháy họ lo sợ như thế , thỉnh thoảng có những đợt bắn làm kính run lên dữ dội. Có nhiều người nép vào tưởng. Tôi bảo là
-“ không có lo gì cả! đấy là anh em bộ đội vui mừng bắn lên như thế đó. Còn các ông ở đây là an toàn.”
Tôi (bùi tín) tháy nét mặt họ lo lắng, tôi cũng tìm cách làm cho họ yên tâm, và tôi nói rằng :
-“ngày hôm nay, tuy là ngày kết thúc chiến tranh nhưng tất cả người Việt Nam là chiến thắng, chỉ có “đế quốc Mỹ “ là thua thôi. Ngay cả các ông ở đây, nếu các ông có cái tinh thần nhân dân, còn có tinh thần dân tộc thì các ông cũng có thể coi ngày hôm nay là ngày vui, ngày chiến thắng của mình”.
Sau khi tôi (bùi tín) như thế thì Vũ Văn Mẫu, Dương Văn Minh cười, nét mặt có vẻ vui vẻ. Đấy là một vài kỷ niêm ngày 30/4 đó.
Ngày 30/4 là ngày có thể nói là ngày mà trong cà cuộc đời hoạt động làm bao của tôi là tôi thấy chưa bao giờ vui như thế. Sau đó thì tôi ngồi ngay bàn giấy của Nguyễn Văn Thiệu để mà viết.
Về cuộc tổng tấn công năm 1975, sau khi Đà Nẳng mất, lúc bấy giờ chúng tôi biết tình hình phát triển rất là nhanh. Do đó chúng tôi vào khu địch vận, đên Ban Mê Thuộc thì chúng tôi đi đến Dầu Tiến ở sở chỉ huy, bộ chỉ huy quân giải phóng. Do đó chúng tôi biết rằng cuộc tổng tấn công sắp sửa bắt đầu.
Đêm ngày 29/3 chúng tôi đến Biên Hòa, cuộc tấn công từ Biên Hòa đến TP Hồ Chí Minh ( Sài gòn ) tiến hành rất là nhanh. Lúc ấy chúng tôi cảm thấy là chiến tranh sắp sửa kết thúc đến nơi. Chiến sĩ ( bon cộng phỉ) rất mệt nhưng ai cũng vui được tham gia cuộc tấn công cùng với xe tăng. Đến cầu Sài gòn thì có cuộc chiến đấu tại đó, trên trời có máy bay F-5, bên kia nó bắn sang rất là dữ. Anh em (bọn công phỉ) tấn công sang, cùng một lúc nhiều chiếc xe tăng tấn công lên. Qua cầu Sài gòn rồi, đi thẳng con đường Hồng Thập Tự, từ Hồng Thập Tự đi vào đường Thống Nhất, đường covason(?) đi thằng vào Dinh Độc Lập. Khi vào Dinh Độc Lập rôi tôi (bùi tín) lên ngay tầng số hai. Khi lên tầng số 2 tôi gặp một số ngụy quyền (VNCH) đã có mặt tại đó. Có Dương Văn Minh là tổng thống, Vũ Văn Mẫu là thủ tướng, Nguyễn văn Huyền là phó tổng thống và rất nhiều bộ trưởng, thứ trưởng và nhân sĩ. Tất cả ở trong phòng. Một lực lượng sĩ quan quân giải phóng vào giới thiệu là:
-“có một sĩ quan cao cấp của quân giải phóng sẽ gặp các ngài.”
Họ giới thiệu tôi vào, và tất cả đểu đứng cả dậy. Riêng Dương Văn Minh đứng ra, ông ta chấp tay nói ngay:
-“tôi chờ quí ông vào đây từ sáng để chuyển giao lại chính quyền cho quý ông.”
Thế thì, tôi trả lời ngay lập tức;tôi bảo rằng là:
-“không có vấn đề bàn giao chính quyền, tất cả chính quyền của các ông từ trung ương đến cơ sở đẻu xụp đổ hết rồi. Người ta không thể giao cái gì mà người ta không còn cầm ở trong tay. Chỉ có đầu hàng!!!.”
Thế là tất cả mọi người trong phòng đèu cúi xuống, rất là buồn, rất là lo. Lúc sau đó thì có loạt đai bác bắn ở xung quanh. Cửa của Dinh Độc Lập bị run tất cả lên. Họ sợ quá, có nhiều người nép xuống ở bên dưới tường. Tôi bảo rằng :
-“các ông yên chí, các ông an toàn, không có lo gì cả. Đây là anh em người ta mừng, người ta bắn lên trời để mừng chiến thắng ngày hôm nay.”
Sau đó họ bình tỉnh lại, tôi thấy họ còn lo. Tôi dặn Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và các bộ trưởng của họ. Tôi nói rằng:
-“các ông có thể coi ngày hôm nay cũng là ngày vui của các ông, miễn là các ông còn có tinh thần dân tộc, thì các ông có thể coi ngày hôm nay là ngày kết thúc chiến tranh, ngày chiến thắng, là ngày vui. Trong cuộc chiến tranh này thì người Việt Nam chúng ta thắng. Còn thua là “đế quốc Mỹ” thua. Nếu các ông còn có tinh thần dân tộc thì các ông có thể coi ngày hôm nay cũng là ngày vui của các ông.”
Lúc ấy Dương văn Minh, Vũ Văn Mẫu đều vui vẻ lên, không có lo nghĩ gì cả.
Ngoài ra, tôi (bùi tín) xin nói thêm là trong khi tiến công, lúc bấy giờ chúng tôi được phổ biến là năm(5) mục tiêu chính của Sài gòn:
-Mục tiêu thứ nhất là Dinh Độc Lập.
-Mục tiêu thứ hai là sân bay Tân Sơn Nhất.
-Mục tiêu thứ ba là Bộ Tổng Tham Mưu.
-Mục tiêu thứ tư là Bộ Chỉ Huy của TP Sài gòn.
-Mục tiêu thứ năm là Sở Cảnh Sát Quốc Gia.
Đối với Sứ Quán Mỹ thì có chỉ thị là: nếu bắt sống được thì càng tốt. Không cần phá hủy. Biết rằng là làm thế nào để cho người Mỹ rút và có thể chiến thắng được. Thế nhưng mà Sứ Quán Mỹ không phải là mục tiêu, bỏi vì chúng tôi cũng biết là Sứ Quán Mỹ cũng đã bỏ chạy, không có bảo vệ. nếu họ chống cự thì chúng tôi sẽ tấn công. Nếu không chống cự, nếu mà người Mỹ thì làm thế nào buộc họ phải đầu hàng. Vấn đề quan trọng là buộc cả Mỹ đầu hàng! Buộc chính quyền Ngụy (VNCH) phải đầu hàng.
Tôi (bùi tín) rất là phấn khởi, tuy là ngày hôm ấy rất mệt, ngồi trên xe không ăn, không uống gì. Thỉnh thoảng chỉ uống bi-đông nước lã. Nhưng mà rất mừng là sắp sửa chiến thắng, sắp sửa toàn thắng đến nơi rồi. Mà mình là người được dự trận chiến đấu lịch sử. Mình là được chứng kiến đến TP Hồ Chí Minh nhất là để làm tròn ý đinh của mình: nghĩa là có mặt để tham dự sự kiện lịch sử. Hôm ấy tôi ngồi với anh em thông tin trong vườn của Dinh Độc Lập, tối hôm đó nằm ngả lưng xuống dưới cỏ và nói với nhau:
-“ngày hôm nay là ngày sướng nhất ở trên đời, bởi vì chiến tranh đã kết thúc bằng toàn thắng của dân tộc”
The 1975 General Offensive
SR 2005
COL. BUT TIN
Beep tone
Roll 5, Vietnam Project 7860, 2nd of 2nd, 1981.
24, Take 1
COL. BUT TIN
Beep tone
Roll 5, Vietnam Project 7860, 2nd of 2nd, 1981.
24, Take 1
Bui Tin: I went along with a tank unit in the offensive. On the night of the 29th and the early morning of the 30th I was overjoyed because I felt that the war was coming to an end soon. We drove our tanks directly to the Independence Palace in Saigon. On the roof top of the Palace the flag of the Saigon puppet regime was still flying. When I ran up to the second floor I saw all the members of the Duong Van Minh administration sitting there.
By that time one of our officers told them that a high officer in the Liberation Forces would come to meet with them. So when they saw me walking into the room, they all stood up. Next to Duong Van Minh I recognized Vu Van Mau, prime minister, and Vu Van Huyen, deputy prime minister.Duong Van Minh then said to me: "I've been waiting for you since early this morning in order to turn the government over to you."
Fear appeared on all of their faces. I then said to them: "There is no need to go over the business of transferring the administration to us, because your entire administration has collapsed. Your only choice is to surrender because you just cannot turn over that which you don't have in your hand." Seeing that they all bowed their heads in total dejection and that some cowered in fear along the walls when they heard gunfire on the outside, I said to them gently: "There is no need to fear. You are perfectly safe here. The soldiers are only celebrating outside."
Seeing that fear and worry persisted on their faces, I tried to calm them down by adding: "Although the war is ended today, all Vietnamese are victors. Only the American imperialists are the vanquished. If you still have any feeling for the nation and the people, then you can consider this day your own happy day, your day of victory." Duong Van Minh and Vu Van Mau smiled after I finished saying this. Their faces brightened up. These are just a few sketches of April 30th, the happiest day of my entire career up to that time. After that, I sat down at Nguyen Van Thieu's desk to do some writing.
25, Take l
Clapstick
Clapstick
Bui Tin: Regarding the 1975 Offensive, we knew after the fall of Da Nang things would progress very quickly. We therefore headed for Ban Me Thuot. When we arrived in Ban Me Thuot we went to the Command Headquarters of the Liberation Army at Dau Tieng. We learned then that the General Offensive was about to begin; and so we headed for Bien Hoa, arriving on the night of the 29th.
The advance from Bien Hoa to Saigon was very speedy, making everyone feel that the war was soon coming to an end. The soldiers were all very tired, but they were all happy to take part in an historic day. As we advanced with our tanks to the Saigon Bridge, a battle took place. Their F-5s attacked us from the air and their artillery shells came from the other side of the river. We had to charge across the river with many of our tanks.
After we reached the other side of the Saigon ridge we went straight down Hong Thap Tu Avenue turned to Thong Nhat, or Norodom, Avenue, and then headed straight for theIndependence Palace. When we arrived at the Palace, I walked up to the second floor where members of the puppet administration were already gathering there. There were PresidentDuong Van Minh, Prime Minister Vu Van Mau, Deputy Prime Minister Vu Van Huyen, and many ministers sitting in a large room there.
One of our officers went into the room and declared that a high officer of the Liberation Armywas about to meet with them. I was then introduced into the room. As I entered, everybody stood up. Duong Van Minh then stepped out of the crowd and said: "I've been waiting for you since early this morning in order to turn over the government to you." To which I replied at once: "There is no need to talk of transferring the government to us. Your entire administration has collapsed. People cannot turn over what they don't have in their own hands.
Your only choice is to surrender." At that time all the people in the room bowed their heads in total dejection. Immediately after that there were artillery fires outside the Palace, causing all its windows and door to vibrate violently. The people in the room were frightened, and some cowered along the walls. I told them not to worry, saying that it was only the soldiers celebrating outside and that they were all safe where they were. When I saw that fear persisted on their faces, I said to Duong Van Minh, Vu Van Mau and their ministers who were sitting there that, "Although the war ends today, all Vietnamese are victors.
Only the American imperialists are the vanquished. If you still have any feeling for the nation and the people, you can consider today your happy day." Their faces brightened up at this. I would like to add that, as far as the advance on Saigon was concerned, we had five main targets. The first main target was the Independence Palace, the second was the Tan Son Nhut airport, the third was the ARVN Command Headquarters, the fourth was the Command Headquarters forSaigon, and the fifth was the National Police Headquarters.
As far as the American Embassy was concerned, we had orders that we should not attack and destroy it. It was alright to capture Americans. But the main thing was to allow the Americans to flee, thereby securing our victory. The American Embassy was never a target because we knew that the Americans had been fleeing from there and that the Embassy was not defended. If they had resisted us with arms, then we would have had to attack the place. But the important thing was to get them to surrender or to flee.
26 Take 1
Clapstick
Clapstick
Bui Tin: I felt very happy although I was very tired that day, having had to sit in the tank all day without eating anything. I had only gulped down some water now and then from my canteen. But I felt very happy because I knew complete victory was at hand and that I was one of the participants of the historic event, an eyewitness as well as a person who helped in that historic event. That night, when I sprawled on the lawn of the Independence Palace with members of a communication unit, we all agreed that it was the happiest day of our lives because it was a day of complete victory for nation, because the war ended.
Traffic noise
Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/bui-tin-30-thang-4-2010-924...
Bùi Tín Blog
Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010
Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Năm, 29 tháng 4 2010
Bùi Tín Blog
Tuyên bố của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010
Bùi Tín viết riêng cho VOA Thứ Năm, 29 tháng 4 2010
Tuyên bố (tráo trở bịp bợm) của nhà báo Bùi Tín nhân ngày 30-4-2010
Saturday, 1. May 2010, 17:45
Bùi Tín viết riêng cho VOAThứ Năm, 29 tháng 4 2010
Ngay 30/4/1975: Nhà báo Bùi Tín gặp Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các Sài Gòn
Gần đây Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân ở Hà Nội đã mở hội nghị để viết lại tài liệu lịch sử về ngày 30-4-1975, với ý định được tuyên bố là «thuật lại thật chính xác những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy tại Dinh Độc lập giữa Sài Gòn»’.
Thật đáng tiếc là tài liệu được tạo nên có một số điều sai sự thật.
Là một người chứng kiến tại chỗ, tôi buộc lòng phải lên tiếng, không hề vì động cơ cá nhân.
Tôi giữ thái độ trung thực, tôn trọng sự thật đúng như nó có, không tô vẽ gì thêm - không tự vẽ thêm râu ria - cũng không để ai khác nhận vơ những điều chính tôi đã phát biểu.
Trong tài liệu nói trên của Bộ Tổng tham mưu, không hề nói gì đến chuyện tôi, Bùi Tín, lúc ấy là Thượng tá QĐND, cũng là cán bộ cao cấp duy nhất chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh vào buổi trưa và xế chiều ngày 30-4-1975 tại «Dinh Độc Lập».
Tôi không hề mảy may có ý tranh dành tiếng tăm hay vinh dự gì trong thời điểm lịch sử này.
Biết bao liệt sỹ của 2 bên đã nằm xuống, trong đó có nhiều bạn thân, đồng đội, anh em, con cháu trong dòng họ của tôi. Việc tranh dành công trạng là điều tôi coi là xấu xa đáng sỉ nhục.
Nhưng lịch sử là lịch sử. Sự thật lịch sử cần tôn trọng tuyệt đối. Nói sai lịch sử về một số chi tiết có thể gây nghi ngờ về nhiều điều lớn hơn.
Do có những nhận định mang tính chất bôi xấu, vu cáo là tôi đã tự nhận là người nhận đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, thậm chí cho là tôi không hề có mặt ngày 30-4 ở Dinh Độc Lập, nên tôi thấy cần nói rõ sự thật chân thực là như sau:
-Tôi đến Dinh Độc lập cùng Trung tá Nguyễn Trần Thiết - phóng viên ban biên tập quân sự của báo QĐND - lúc 12 giờ rưỡi trưa ngày 30-4-1975, sau khi đoàn cơ giới của Lữ đoàn xe tăng 202 của Quân đoàn 2 đột nhập vào trong sân;
-Tôi và Trung tá Thiết ra ngoài cổng Dinh hỏi chuyện vài thanh niên cưỡi xe gắn máy đang tò mò xúm quanh mấy xe tăng, rồi vội vào cùng đi khắp các tầng, các phòng của dinh Độc Lập. Xong chúng tôi tìm ngay chỗ ngồi viết bài tường thuật để gửi gấp về Hà Nội, vì biết rằng ngoài tòa soạn đang mong chờ cho số báo in ngay tối nay.
-Tôi đang viết bài thì Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 202 và Trung tá Nguyễn Văn Hân, trưởng Ban Bảo vệ của Quân đoàn 2, cùng đến yêu cầu tôi vào gặp nội các Dương Văn Minh. Tôi từ chối việc này, vì tôi không được giao trách nhiệm, lại đang chăm chú lo viết bài báo. Tôi trả lời 2 trung tá: «Các anh nên đưa 1, 2 người ra đài phát thanh để công bố tin toàn thắng đi, nên làm gấp để cả nước và thế giới biết». Sau này gặp lại anh Tùng, tôi mới biết 2 anh trung tá ấy cùng nghĩ rằng cấp trung tá chỉ là cán bộ trung cấp, nên việc làm không đủ giá trị theo quân phong quân kỷ. Họ cần ý kiến một cán bộ cao cấp, mà lúc ấy không có một ai khác là tôi, họ biết tôi là cấp thượng tá, là phó tổng biên tập báo QĐND.
[Cần nói rõ thêm để các bạn ở ngoài quân đội biết là giữa Trung tá và Thượng tá là khác không chỉ một cấp, mà khác hẳn một bậc. Cán bộ sơ cấp từ Thiếu uý lên Đại úy là bậc Sơ cấp, từ Thiếu tá và Trung tá là bậc Trung cấp, từ Thượng tá lên cấp Tướng là bậc Cao cấp. Phân biệt 3 cấp ấy rất rõ, khác hẳn nhau, từ bếp ăn, phòng ngủ, nhà ở, quân phục, tiền lương, sổ mua hàng, lớp học, trường học, hội nghị, tài liệu đều phân biệt rõ.]
Ngay sau đó, Trung tá Bùi Văn Tùng đưa ông Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn để loan tin đầu hàng trong vòng nửa tiếng rồi cùng trở về dinh Độc Lập, chờ cấp trên vào; họ chờ nhất là Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn II. Tôi cũng đã viết gần xong bài báo. Tôi còn nhớ Trung tá Thiết mở hộc bàn giấy của tổng thống lấy ra tờ giấy cứng in Thực đơn của Tổng thống trưa 30-4-1975, trên đó có 2 món chính là: «gân bò hầm sâm» và «cá thu kho mía», đưa cho tôi xem để ghi thêm trong bài báo cho sinh động.
Hai Trung tá Tùng và Hân lại khẩn khoản nói với tôi: họ đang ngồi chờ trong kia, chừng 30 người, các ông tướng chưa ai vô, anh vào gặp họ đi, để họ chờ lâu không tiện.
Anh Thiết bàn với tôi: «Anh vào gặp họ đi, ta cùng vào rồi sẽ viết thêm vài chi tiết, sau ta sẽ vào trại Davis – Tân Sơn Nhất, nhờ tổ thông tin đánh bài báo ra Tổng cục chính trị».
Trung tá Hân dẫn 2 chúng tôi vào phòng họp lớn. Anh Hân, trên cương vị trưởng ban bảo vệ Quân đoàn hiện là người sắp xếp trật tự của dinh Độc Lập. Anh vào trước, báo tin: «Tất cả đứng dậy! Sắp có một cán bộ cao cấp QĐND vào gặp các ông!»
Tôi và anh Thiết bước vào. Phòng khách rộng lớn, ghế ngồi lót dạ đỏ, trên bàn có những cốc nước và mấy hộp hạt đào lộn hột. Anh Thiết ghi tên suốt lượt cả 28 người có mặt, từ các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền đến các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Bùi Tường Chiểu, Nguyễn Hữu Hạnh, Bùi Hòe Thực, ông Diệp, ông Trường v...v...
Vừa lúc ấy, Trung tá Hân đón tổ quay phim Quân giải phóng (có 2 người) vào. Ông Minh bước tới trước, nói chậm rải:-«Thưa quý ông! Chúng tôi chờ quý ông từ buổi sáng đặng chuyển giao chính quyền».
Tôi đáp ngay: «Các ông còn có gì mà bàn giao; không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!»
Tôi không nói gì đến chuyện đầu hàng vì 2 Trung tá Tùng và Hân đã cho tôi biết ông Minh vừa tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Ý tôi muốn nói là không thể có chuyện bàn giao chính quyền, vì tình hình đã ngả ngũ xong xuôi.
Tôi thấy các ông Minh, Mẫu, Huyền, Hảo, Có …đều buồn. Ông Minh cúi hẳn đầu, tôi thấy cằm ông lún phún râu, đường gân 2 bên má co giật nhẹ. Tôi liền an ủi: «Hôm nay là ngày vui. Hòa bình đã đến. Cuộc chiến tranh đã kết thúc. Chỉ có người Mỹ là thua. Tất cả người Việt nam ta là người chiến thắng».
Tôi thấy một số vị gật gật đầu, ông Mẫu nở nụ cười vui vẻ, tán đồng. Tôi liền thêm: «Bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều có thể coi ngày hôm nay là ngày vui lớn của mình».
Sau đó tôi mời mọi người ngồi, uống nước, trò chuyện thân mật. Tôi hỏi chuyện ông Minh, sức khỏe ra sao, ngày ông chơi mấy «sét» tennis ? Collection phong lan của ông có bao nhiêu giò rồi? có những loại hiếm quý nào? Ông trả lời hết, vui vẻ, tự nhiên …
Tôi quay sang ông Mẫu hỏi ông từ giã miền Bắc từ hồi nào? Ông còn nhớ gì về vùng quê Chèm Vẽ…nay Cầu lớn Thăng Long qua gần đấy; tôi hỏi về trường Luật ông đang dạy, tôi cũng hỏi ông: Sao tóc ông đẹp, dài vậy, tôi nghe có hồi ông cắt tó phản đối chính quyền ? ông cười, đó là chuyện 2 năm trước, ông luôn mê say với sinh viên trẻ ngành Luật…
Một lát sau, ông Nguyễn Văn Hảo yêu cầu gặp riêng tôi. Tôi cùng ông ngồi cạnh chiếc bàn con bên cửa sổ lớn nhìn xuống sân trước, ông nói: «Tôi là Nguyễn Văn Hảo, giáo sư, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, xin báo với riêng ông một tin quan trọng: bọn này đã giữ lại trong kho Ngân khố quốc gia hơn 16 tấn vàng, không cho họ mang ra khỏi nước, mong quý ông báo ra Hà Nội cho người vô nhận…»
Tôi hỏi kỹ lại và tối đó tôi điện ngay cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Ngày 2-5 Hà Nội cho chuyên cơ IL 18 vào Sàigòn nhận đủ hơn 16 tấn vàng ấy.
Đêm ấy, tôi gửi bài báo «Sài Gòn 30-4: Trong ánh chớp của lịch sử» in trên số báo QĐND ra sáng 1-5-1975, do tổ thông tin của Đoàn đại biểu Mặt trận Giải phóng trong Ban Liên hợp 2 bên trong trại Davis – Tân Sơn Nhất chuyển bằng tín hiệu morse. Đây là bài báo duy nhất gửi được từ Sài Gòn, vì bưu điện bị đóng cửa liền 2 ngày. Fax, điện thoại viễn liên, điện báo đều tắc. Do chuyển bằng morse, tên 2 món trong thực đơn của tổng thống bị sai, «cá thu kho mía» thành «cá thu kho giá» và «gân bò hầm sâm» thành «gan bò hầm sâm»!
Sáng 1-5 tôi gặp các phóng viên Boris Galash (Tây Đức) và Tiziano Terzani (Ý) và nhận chuyển giúp 2 bài báo ngày 30-4 của họ qua con đường Thông tấn xã Viêt Nam ở Hà Nội. Họ mừng rỡ vô cùng vì đó là điều họ lo, sốt ruột nhất. Bài báo đến được Berlin, Bonn và Roma.
Những sự việc trên đây tôi ghi lại thật đúng với thực tế lịch sử.
Trong tài liệu chính thức của bộ Tổng tham mưu, các câu nói của tôi trên đây được đặt trong miệngTrung tá Bùi Văn Tùng (!). Tôi khá thân với anh Tùng, từng ghé thăm 2 vợ chồng anh. Tôi tin là anh Tùng sẽ có thể đến lúc không ngại gì nói rõ sự thật đầy đủ.
Có những nhân chứng còn sống, về những lời nói của tôi trưa hôm ấy, như các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, các ông Diệp, Trường (tôi không nhớ họ)… cũng như tổ phim Giải phóng hay nhà báo Nguyễn Trần Thiết rất ngay thật thẳng tính.
Sự thật là hoàn cảnh ngẫu nhiên đưa đẩy để tôi là cán bộ cấp cao duy nhất của QĐND có mặt tại dinh Độc Lập trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ chiều 30-4-1975 để chứng kiến và chút ít tham gia sự kiện lịch sử này.
Vị tướng đầu tiên tôi gặp lúc đã xế chiều ở Dinh Độc lập là Thiếu tướng Nam Long, phái viên của bộ Tổng tham mưu, tôi cùng tướng Nam Long chụp chung ảnh kỷ niệm. Tối mịt Thiếu tướng Nguyễn Hữu An mới đến, khi quanh sân anh em nổi lửa nấu cơm, mỳ ăn liền.
Sở dĩ một số báo nước ngoài cứ nói phóng lên là tôi là người nhận đầu hàng của tướng Minh là vì tướng Trần Văn Trà chủ tịch ủy ban Quân quản Sài Gòn hồi tháng 9-1975 có lần giới thiệu tôi với các nhà báo Nhật, Pháp, Thái lan, Hoa Kỳ … rằng : đây là nhà báo, sỹ quan cao cấp nhất chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn. Rõ ràng «chứng kiến » và «nhận» là 2 điều khác nhau.
Hồi 1989, khi tôi đưa nhà báo Mỹ Stanley Karnow đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà khách chính phủ (đường Ngô Quyền), ông Giáp giới thiệu với S. Karnow: Đại tá Bùi Tín là sỹ quan cao cấp nhất có mặt ở Dinh Độc Lập khi chính quyền của tướng Minh đầu hàng.
Từ đó, có thể có người hiểu sai, hiểu lầm cho rằng tôi là người nhận đầu hàng. Cũng có thể có người hiểu sai, cho rằng khi tôi nói «không còn gì để bàn giao» thì cũng có nghĩa là tôi đòi họ phải đầu hàng tôi!
Đã có bài báo tiếng Việt ở Pháp bịa ra rằng: Bùi Tín rút súng chĩa vào nội các Dương Văn Minh, hét mọi người phải giơ tay đầu hàng, rồi bắn loạn xạ lên trời để thị uy, làm phách…!
Tôi không bao giờ nhận một điều gì không phải của mình, không do mình làm.
Hơn nữa, sự có mặt của tôi ngày 30-4 -1975 ở Sài Gòn với hy vọng hòa giải và hòa hợp dân tộc trọn vẹn đã sớm tan thành mây khỏi, với chính sách thực tế của lãnh đạo CS là chiếm đóng, trả thù, đày đọa các viên chức, binh sỹ, đồng bào ruột thịt ở miền Nam, tịch thu quyền sống tự do, có nhân phẩm, nhân quyền của nhân dân cả nước suốt 35 năm nay. Gần 20 năm nay họ để cho bọn bành trướng uy hiếp, mua chuộc, để chúng lấn đất, lấn biển, lấn đảo, giết hại ngư dân ta…
Do tình hình đất nước nguy kịch như thế, đã 20 năm nay, tôi chỉ một điều tâm niệm là góp hết sức thực hiện đoàn kết thống nhất dân tộc, cùng toàn dân đấu tranh dành lại các quyền tự do dân chủ bị một chế độ độc đảng toàn trị tước đoạt hơn nửa thế kỷ nay.
Ngay 30/4/1975: Nhà báo Bùi Tín gặp Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các Sài Gòn
Gần đây Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân ở Hà Nội đã mở hội nghị để viết lại tài liệu lịch sử về ngày 30-4-1975, với ý định được tuyên bố là «thuật lại thật chính xác những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy tại Dinh Độc lập giữa Sài Gòn»’.
Thật đáng tiếc là tài liệu được tạo nên có một số điều sai sự thật.
Là một người chứng kiến tại chỗ, tôi buộc lòng phải lên tiếng, không hề vì động cơ cá nhân.
Tôi giữ thái độ trung thực, tôn trọng sự thật đúng như nó có, không tô vẽ gì thêm - không tự vẽ thêm râu ria - cũng không để ai khác nhận vơ những điều chính tôi đã phát biểu.
Trong tài liệu nói trên của Bộ Tổng tham mưu, không hề nói gì đến chuyện tôi, Bùi Tín, lúc ấy là Thượng tá QĐND, cũng là cán bộ cao cấp duy nhất chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh vào buổi trưa và xế chiều ngày 30-4-1975 tại «Dinh Độc Lập».
Tôi không hề mảy may có ý tranh dành tiếng tăm hay vinh dự gì trong thời điểm lịch sử này.
Biết bao liệt sỹ của 2 bên đã nằm xuống, trong đó có nhiều bạn thân, đồng đội, anh em, con cháu trong dòng họ của tôi. Việc tranh dành công trạng là điều tôi coi là xấu xa đáng sỉ nhục.
Nhưng lịch sử là lịch sử. Sự thật lịch sử cần tôn trọng tuyệt đối. Nói sai lịch sử về một số chi tiết có thể gây nghi ngờ về nhiều điều lớn hơn.
Do có những nhận định mang tính chất bôi xấu, vu cáo là tôi đã tự nhận là người nhận đầu hàng của tướng Dương Văn Minh, thậm chí cho là tôi không hề có mặt ngày 30-4 ở Dinh Độc Lập, nên tôi thấy cần nói rõ sự thật chân thực là như sau:
-Tôi đến Dinh Độc lập cùng Trung tá Nguyễn Trần Thiết - phóng viên ban biên tập quân sự của báo QĐND - lúc 12 giờ rưỡi trưa ngày 30-4-1975, sau khi đoàn cơ giới của Lữ đoàn xe tăng 202 của Quân đoàn 2 đột nhập vào trong sân;
-Tôi và Trung tá Thiết ra ngoài cổng Dinh hỏi chuyện vài thanh niên cưỡi xe gắn máy đang tò mò xúm quanh mấy xe tăng, rồi vội vào cùng đi khắp các tầng, các phòng của dinh Độc Lập. Xong chúng tôi tìm ngay chỗ ngồi viết bài tường thuật để gửi gấp về Hà Nội, vì biết rằng ngoài tòa soạn đang mong chờ cho số báo in ngay tối nay.
-Tôi đang viết bài thì Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 202 và Trung tá Nguyễn Văn Hân, trưởng Ban Bảo vệ của Quân đoàn 2, cùng đến yêu cầu tôi vào gặp nội các Dương Văn Minh. Tôi từ chối việc này, vì tôi không được giao trách nhiệm, lại đang chăm chú lo viết bài báo. Tôi trả lời 2 trung tá: «Các anh nên đưa 1, 2 người ra đài phát thanh để công bố tin toàn thắng đi, nên làm gấp để cả nước và thế giới biết». Sau này gặp lại anh Tùng, tôi mới biết 2 anh trung tá ấy cùng nghĩ rằng cấp trung tá chỉ là cán bộ trung cấp, nên việc làm không đủ giá trị theo quân phong quân kỷ. Họ cần ý kiến một cán bộ cao cấp, mà lúc ấy không có một ai khác là tôi, họ biết tôi là cấp thượng tá, là phó tổng biên tập báo QĐND.
[Cần nói rõ thêm để các bạn ở ngoài quân đội biết là giữa Trung tá và Thượng tá là khác không chỉ một cấp, mà khác hẳn một bậc. Cán bộ sơ cấp từ Thiếu uý lên Đại úy là bậc Sơ cấp, từ Thiếu tá và Trung tá là bậc Trung cấp, từ Thượng tá lên cấp Tướng là bậc Cao cấp. Phân biệt 3 cấp ấy rất rõ, khác hẳn nhau, từ bếp ăn, phòng ngủ, nhà ở, quân phục, tiền lương, sổ mua hàng, lớp học, trường học, hội nghị, tài liệu đều phân biệt rõ.]
Ngay sau đó, Trung tá Bùi Văn Tùng đưa ông Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn để loan tin đầu hàng trong vòng nửa tiếng rồi cùng trở về dinh Độc Lập, chờ cấp trên vào; họ chờ nhất là Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn II. Tôi cũng đã viết gần xong bài báo. Tôi còn nhớ Trung tá Thiết mở hộc bàn giấy của tổng thống lấy ra tờ giấy cứng in Thực đơn của Tổng thống trưa 30-4-1975, trên đó có 2 món chính là: «gân bò hầm sâm» và «cá thu kho mía», đưa cho tôi xem để ghi thêm trong bài báo cho sinh động.
Hai Trung tá Tùng và Hân lại khẩn khoản nói với tôi: họ đang ngồi chờ trong kia, chừng 30 người, các ông tướng chưa ai vô, anh vào gặp họ đi, để họ chờ lâu không tiện.
Anh Thiết bàn với tôi: «Anh vào gặp họ đi, ta cùng vào rồi sẽ viết thêm vài chi tiết, sau ta sẽ vào trại Davis – Tân Sơn Nhất, nhờ tổ thông tin đánh bài báo ra Tổng cục chính trị».
Trung tá Hân dẫn 2 chúng tôi vào phòng họp lớn. Anh Hân, trên cương vị trưởng ban bảo vệ Quân đoàn hiện là người sắp xếp trật tự của dinh Độc Lập. Anh vào trước, báo tin: «Tất cả đứng dậy! Sắp có một cán bộ cao cấp QĐND vào gặp các ông!»
Tôi và anh Thiết bước vào. Phòng khách rộng lớn, ghế ngồi lót dạ đỏ, trên bàn có những cốc nước và mấy hộp hạt đào lộn hột. Anh Thiết ghi tên suốt lượt cả 28 người có mặt, từ các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền đến các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Bùi Tường Chiểu, Nguyễn Hữu Hạnh, Bùi Hòe Thực, ông Diệp, ông Trường v...v...
Vừa lúc ấy, Trung tá Hân đón tổ quay phim Quân giải phóng (có 2 người) vào. Ông Minh bước tới trước, nói chậm rải:-«Thưa quý ông! Chúng tôi chờ quý ông từ buổi sáng đặng chuyển giao chính quyền».
Tôi đáp ngay: «Các ông còn có gì mà bàn giao; không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!»
Tôi không nói gì đến chuyện đầu hàng vì 2 Trung tá Tùng và Hân đã cho tôi biết ông Minh vừa tuyên bố đầu hàng ở đài phát thanh. Ý tôi muốn nói là không thể có chuyện bàn giao chính quyền, vì tình hình đã ngả ngũ xong xuôi.
Tôi thấy các ông Minh, Mẫu, Huyền, Hảo, Có …đều buồn. Ông Minh cúi hẳn đầu, tôi thấy cằm ông lún phún râu, đường gân 2 bên má co giật nhẹ. Tôi liền an ủi: «Hôm nay là ngày vui. Hòa bình đã đến. Cuộc chiến tranh đã kết thúc. Chỉ có người Mỹ là thua. Tất cả người Việt nam ta là người chiến thắng».
Tôi thấy một số vị gật gật đầu, ông Mẫu nở nụ cười vui vẻ, tán đồng. Tôi liền thêm: «Bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều có thể coi ngày hôm nay là ngày vui lớn của mình».
Sau đó tôi mời mọi người ngồi, uống nước, trò chuyện thân mật. Tôi hỏi chuyện ông Minh, sức khỏe ra sao, ngày ông chơi mấy «sét» tennis ? Collection phong lan của ông có bao nhiêu giò rồi? có những loại hiếm quý nào? Ông trả lời hết, vui vẻ, tự nhiên …
Tôi quay sang ông Mẫu hỏi ông từ giã miền Bắc từ hồi nào? Ông còn nhớ gì về vùng quê Chèm Vẽ…nay Cầu lớn Thăng Long qua gần đấy; tôi hỏi về trường Luật ông đang dạy, tôi cũng hỏi ông: Sao tóc ông đẹp, dài vậy, tôi nghe có hồi ông cắt tó phản đối chính quyền ? ông cười, đó là chuyện 2 năm trước, ông luôn mê say với sinh viên trẻ ngành Luật…
Một lát sau, ông Nguyễn Văn Hảo yêu cầu gặp riêng tôi. Tôi cùng ông ngồi cạnh chiếc bàn con bên cửa sổ lớn nhìn xuống sân trước, ông nói: «Tôi là Nguyễn Văn Hảo, giáo sư, phó thủ tướng đặc trách kinh tế, xin báo với riêng ông một tin quan trọng: bọn này đã giữ lại trong kho Ngân khố quốc gia hơn 16 tấn vàng, không cho họ mang ra khỏi nước, mong quý ông báo ra Hà Nội cho người vô nhận…»
Tôi hỏi kỹ lại và tối đó tôi điện ngay cho Thiếu tướng Lê Quang Đạo phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị. Ngày 2-5 Hà Nội cho chuyên cơ IL 18 vào Sàigòn nhận đủ hơn 16 tấn vàng ấy.
Đêm ấy, tôi gửi bài báo «Sài Gòn 30-4: Trong ánh chớp của lịch sử» in trên số báo QĐND ra sáng 1-5-1975, do tổ thông tin của Đoàn đại biểu Mặt trận Giải phóng trong Ban Liên hợp 2 bên trong trại Davis – Tân Sơn Nhất chuyển bằng tín hiệu morse. Đây là bài báo duy nhất gửi được từ Sài Gòn, vì bưu điện bị đóng cửa liền 2 ngày. Fax, điện thoại viễn liên, điện báo đều tắc. Do chuyển bằng morse, tên 2 món trong thực đơn của tổng thống bị sai, «cá thu kho mía» thành «cá thu kho giá» và «gân bò hầm sâm» thành «gan bò hầm sâm»!
Sáng 1-5 tôi gặp các phóng viên Boris Galash (Tây Đức) và Tiziano Terzani (Ý) và nhận chuyển giúp 2 bài báo ngày 30-4 của họ qua con đường Thông tấn xã Viêt Nam ở Hà Nội. Họ mừng rỡ vô cùng vì đó là điều họ lo, sốt ruột nhất. Bài báo đến được Berlin, Bonn và Roma.
Những sự việc trên đây tôi ghi lại thật đúng với thực tế lịch sử.
Trong tài liệu chính thức của bộ Tổng tham mưu, các câu nói của tôi trên đây được đặt trong miệngTrung tá Bùi Văn Tùng (!). Tôi khá thân với anh Tùng, từng ghé thăm 2 vợ chồng anh. Tôi tin là anh Tùng sẽ có thể đến lúc không ngại gì nói rõ sự thật đầy đủ.
Có những nhân chứng còn sống, về những lời nói của tôi trưa hôm ấy, như các ông Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Hữu Hạnh, các ông Diệp, Trường (tôi không nhớ họ)… cũng như tổ phim Giải phóng hay nhà báo Nguyễn Trần Thiết rất ngay thật thẳng tính.
Sự thật là hoàn cảnh ngẫu nhiên đưa đẩy để tôi là cán bộ cấp cao duy nhất của QĐND có mặt tại dinh Độc Lập trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ chiều 30-4-1975 để chứng kiến và chút ít tham gia sự kiện lịch sử này.
Vị tướng đầu tiên tôi gặp lúc đã xế chiều ở Dinh Độc lập là Thiếu tướng Nam Long, phái viên của bộ Tổng tham mưu, tôi cùng tướng Nam Long chụp chung ảnh kỷ niệm. Tối mịt Thiếu tướng Nguyễn Hữu An mới đến, khi quanh sân anh em nổi lửa nấu cơm, mỳ ăn liền.
Sở dĩ một số báo nước ngoài cứ nói phóng lên là tôi là người nhận đầu hàng của tướng Minh là vì tướng Trần Văn Trà chủ tịch ủy ban Quân quản Sài Gòn hồi tháng 9-1975 có lần giới thiệu tôi với các nhà báo Nhật, Pháp, Thái lan, Hoa Kỳ … rằng : đây là nhà báo, sỹ quan cao cấp nhất chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn. Rõ ràng «chứng kiến » và «nhận» là 2 điều khác nhau.
Hồi 1989, khi tôi đưa nhà báo Mỹ Stanley Karnow đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà khách chính phủ (đường Ngô Quyền), ông Giáp giới thiệu với S. Karnow: Đại tá Bùi Tín là sỹ quan cao cấp nhất có mặt ở Dinh Độc Lập khi chính quyền của tướng Minh đầu hàng.
Từ đó, có thể có người hiểu sai, hiểu lầm cho rằng tôi là người nhận đầu hàng. Cũng có thể có người hiểu sai, cho rằng khi tôi nói «không còn gì để bàn giao» thì cũng có nghĩa là tôi đòi họ phải đầu hàng tôi!
Đã có bài báo tiếng Việt ở Pháp bịa ra rằng: Bùi Tín rút súng chĩa vào nội các Dương Văn Minh, hét mọi người phải giơ tay đầu hàng, rồi bắn loạn xạ lên trời để thị uy, làm phách…!
Tôi không bao giờ nhận một điều gì không phải của mình, không do mình làm.
Hơn nữa, sự có mặt của tôi ngày 30-4 -1975 ở Sài Gòn với hy vọng hòa giải và hòa hợp dân tộc trọn vẹn đã sớm tan thành mây khỏi, với chính sách thực tế của lãnh đạo CS là chiếm đóng, trả thù, đày đọa các viên chức, binh sỹ, đồng bào ruột thịt ở miền Nam, tịch thu quyền sống tự do, có nhân phẩm, nhân quyền của nhân dân cả nước suốt 35 năm nay. Gần 20 năm nay họ để cho bọn bành trướng uy hiếp, mua chuộc, để chúng lấn đất, lấn biển, lấn đảo, giết hại ngư dân ta…
Do tình hình đất nước nguy kịch như thế, đã 20 năm nay, tôi chỉ một điều tâm niệm là góp hết sức thực hiện đoàn kết thống nhất dân tộc, cùng toàn dân đấu tranh dành lại các quyền tự do dân chủ bị một chế độ độc đảng toàn trị tước đoạt hơn nửa thế kỷ nay.
Ghi chú của Nguyễn An: Xin lưu ý đến những điểm sau đây (ở trong bài ) bởi chúng được trình bày khác, bởi những nguồn thông tin khác cũng rất có thẩm quyền:
1. Nhà báo Bùi Tín lúc đó mang cấp bậc Thượng tá và là sĩ quan có cấp bậc cao nhất tại dinh Độc lập lúc bấy giờ. Nhà báo cũng nói ông vào gặp toàn bộ nội các của chính phủ Dương Văn Minh sau khi ông Minh đã đến đài phát thanh Sài gòn đọc tuyên bố đầu hàng, trở về lại dinh Độc lập để …chờ.
Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Bùi Tín ghi nguyên văn như sau:
1. Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín (với bút danh Thành Tín) nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận sĩ một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông. [6] Cũng thông tin này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 1978[7]
2. Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Đại tá Công Trang đón tiếp.[8] Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.[9]
3. Trong hồi ký của mình[5], Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về.
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_T%C3%ADn
1. Nhà báo Bùi Tín lúc đó mang cấp bậc Thượng tá và là sĩ quan có cấp bậc cao nhất tại dinh Độc lập lúc bấy giờ. Nhà báo cũng nói ông vào gặp toàn bộ nội các của chính phủ Dương Văn Minh sau khi ông Minh đã đến đài phát thanh Sài gòn đọc tuyên bố đầu hàng, trở về lại dinh Độc lập để …chờ.
Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Bùi Tín ghi nguyên văn như sau:
1. Trong bài ghi nhanh của Bùi Tín (với bút danh Thành Tín) nhan đề Sài Gòn trong những giờ phút Lịch sử đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 2 tháng 5 năm 1975, ông thừa nhận sĩ một sĩ quan cao cấp hơn mình là Phó Chính ủy Quân đoàn 2, Đại tá Nguyễn Công Trang, đã có mặt tại dinh Độc Lập trước ông. [6] Cũng thông tin này được Bùi Tín viết trong ký sự Sài Gòn trong ánh chớp chói lọi của lịch sử xuất bản năm 1978[7]
2. Theo bài viết xuất bản năm 1985 của nhà báo Nguyễn Trần Thiết, người đi cùng Bùi Tín trên suốt chặng đường vào dinh Độc Lập, khi ông cùng Bùi Tín vào dinh thì được Thiếu tướng Nam Long, phái viên Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, và Đại tá Công Trang đón tiếp.[8] Còn khi Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh thì đoàn nhà báo còn đang ở sở chỉ huy quân đoàn 3 đóng tại Củ Chi.[9]
3. Trong hồi ký của mình[5], Thiếu tướng Nguyễn Công Trang của quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định Bùi Tín chỉ tới Dinh Độc Lập sau khi Tổng thống Dương Văn Minh từ đài phát thanh trở về.
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_T%C3%ADn
2. Ông Tín không hề nói gì đến đại úy Phạm Xuân Thệ mà các tài liệu khác đều nói cũng có mặt tại dinh Độc lập vào cùng thời điểm.
3. Về câu nói của ông Dương Văn Minh rằng “chúng tôi chờ quý ông từ buổi sang đặng chuyển giao chính quyền,” theo nhà báo Bùi Tín, thì được nói với ông, và chính ông là người trả lời, “Các ông còn có gì mà bàn giao; không thể bàn giao khi trong tay không còn có gì!» Nhiều tài liệu khác kể lại rằng ông Minh câu đó trứơc khi ra đài phát thanh để đọc lời đầu hàng, và nói với trung tá Bùi Văn Tùng, hoặc đại uý Phạm Xuân Thệ. Cả hai chi tiết này đều đựơc nói đến trong các cuộc phỏng vấn của báo chí trong nứơc với các ông Tùng (đã về hưu với cấp bậc đại tá) và Thệ (sau là trung tướng tư lệnh quân khu 1). Tác giả Lê Xuân Sơn trong một bài viết dựa theo tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam kể lại:
…“Tổ công tác của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Viện LSQS VN) đã tập hợp được 24 bài báo viết về trung tá Bùi Văn Tùng ở Dinh Độc lập và Đài Phát thanh Sài Gòn. Trong đó hầu hết các tác giả ghi lời kể trực tiếp của Trung tá Tùng rằng khi ông cùng bộ đội tiến vào Dinh Độc Lập, nhìn biết ông là chỉ huy, Dương Văn Minh đã nói với ông: “Thưa ông, chúng tôi đang chờ các ông đến để bàn giao”.
Trung tá Tùng đã nói: “Các ông chẳng còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện. Ông phải ra ngay Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng”.
…
Dương Văn Minh bước tới nói thận trọng: “Chúng tôi biết quân giải phóng tiến vào nội đô. Chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao”. Đại úy Thệ nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ không có gì để bàn giao”.”
Độc giả có thể xem toàn bài trong đừơng link sau đây:
http://lichsuvietnam.info/index.php?option=com_content&task=view&id=5&It...
Cũng trong bài này, có những chi tiết đáng lưu ý về bản thảo viết tay tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh và tuyên bố chấp nhận lời đầu hàng ấy của ông Bùi Văn Tùng. Những chi tiết này cho thấy ngay chính những khẳng định của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cũng không hẳn là đáng tin!!!
Trung tá Tùng đã nói: “Các ông chẳng còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng không điều kiện. Ông phải ra ngay Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng”.
…
Dương Văn Minh bước tới nói thận trọng: “Chúng tôi biết quân giải phóng tiến vào nội đô. Chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao”. Đại úy Thệ nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ không có gì để bàn giao”.”
Độc giả có thể xem toàn bài trong đừơng link sau đây:
http://lichsuvietnam.info/index.php?option=com_content&task=view&id=5&It...
Cũng trong bài này, có những chi tiết đáng lưu ý về bản thảo viết tay tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh và tuyên bố chấp nhận lời đầu hàng ấy của ông Bùi Văn Tùng. Những chi tiết này cho thấy ngay chính những khẳng định của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cũng không hẳn là đáng tin!!!
-----------------------------
Chuyện Gì Xảy Ra Ở Dinh Độc Lập Ngày 30/4/1975
# Tác giả: Luân Hoán
Tôi gặp Vũ Văn Giáo, ở tuổi 34 vào năm 1987, trong khi làm việc ở trại tị nạn Hồng Kông. Anh trước kia là bộ đội, được đưa vào nam chiến đấu và đã có mặt trên những chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4, 1975. Gặp được một người bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn tôi rất muốn nghe câu chuyện của anh về ngày 30 tháng 4 đó.
Giáo nói khi Chiến dịch Hồ Chí Minh với mục tiêu giải phóng toàn thể miền Nam được phát động, lệnh do cấp trên đưa xuống vang vang trên máy truyền tin suốt hai tháng trời: “thần tốc thần tốc, tiến mạnh tiến mạnh, thọc sâu thọc sâu.” Anh kể chuyện theo đoàn quân vào giải phóng Sài Gòn với nhiều chi tiết xem như sự việc còn đang xảy ra trước mắt.
Lúc gần vào đến thủ đô miền Nam, khúc chỗ cầu xa một Biên Hòa, Giáo chứng kiến vài xe tăng đi trước bị trúng đạn phóng ra từ phía những đơn vị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Giáo nói xe tăng của anh là chiếc thứ tư tiến vào Dinh độc Lập. Vào sân cỏ rồi, bộ đội ngồi chờ trong xe, ở thế sẵn sàng chiến đấu, trong khi mấy sĩ quan và bảo vệ đi vào trong dinh. Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mọi người trong đơn vị reo mừng.
Khi anh và đồng đi được vào trong dinh, thấy mấy lon bia Budweiser mà cứ tưởng là lựu đạn do Mỹ bỏ lại để gài bẫy. Món quà kỷ niệm duy nhất anh lượm trong dinh là một hộp quẹt Zippo có khắc hàng chữ: “Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu thân tặng.”
Sau đó một tuần ở Sài Gòn, đơn vị của Giáo được lệnh rút về đóng tại vùng biên giới Việt Nam-Kampuchia. Khi mẹ anh lâm bệnh và qua đời ngoài bắc, cấp chỉ huy đơn vị không báo tin cho anh biết. Uất ức vì đất nước đã thống nhất, hòa bình mà anh không được thăm mẹ khi ốm đau, nhìn mẹ lần cuối trước khi bà qua đời, anh quyết định bỏ ngũ. Năm 1981 Giáo vượt biển và đến được Hồng Kông.
Đó là câu chuyện về ngày 30 tháng 4, 1975 của Vũ Văn Giáo, một anh bộ đội bình thường. Trong khi Giáo và đồng đội ở ngoài sân cỏ, thì bên trong Dinh độc Lập xảy ra cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Dương Văn Minh, một số thành viên nội các của ông và những sĩ quan Quân Đội Bắc Việt. Những sĩ quan bộ đội nào đã có mặt, chuyện gì xảy lúc đó thì lại có những ghi nhận khác nhau.
Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon, viết vào cuối năm 1984, ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe (ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào trong dinh, leo lên ban công kéo cờ Mặt Trận.
Sau đó cán binh Nghe vào trong tìm Tổng Thống Dương Văn Minh, trong khi cán binh Do đi tìm Chính Ủy. Trong dinh lúc đó có mặt Tổng Thống Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo, Bộ Trưởng Lý Quí Chung.
Xe tăng Bắc Việt trong khuôn viên Dinh Ðộc Lập, 30 tháng 4/1975
(HÌNH ẢNH: sưu tầm)
Anh bộ đội Nghe quát to:
“Ai là Dương Văn Minh? Dương Văn Minh hãy bước ra và quì xuống.”
Ông Minh không làm theo lời Nghe. Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Tùng (các tài liệu từ Việt Nam ghi là Bùi Văn Tùng). Tùng ra lệnh cho Nghe cất súng đi. Tổng Thống Dương Văn Minh đứng dậy nói:
“Chúng tôi đang chờ đợi các ông đến để bàn giao chính quyền.”
Chính Ủy Tùng trả lời:
“Ông không còn gì để bàn giao. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện. Tôi mời ông lên đài để công bố lệnh đầu hàng vô điều kiện.”
Trong cuốn Tears Before the Rain, xuất bản năm 1990, tác giả Larry Engelman đã phỏng vấn Đại Tá Bùi Tín, lúc đó còn ở Việt Nam. Ông Tín nói ông là người đã gặp Tổng Thống Dương Văn Minh và khi ông Minh nói đang chờ để bàn giao, ông Tín đáp lại:
Trong cuốn Tears Before the Rain, xuất bản năm 1990, tác giả Larry Engelman đã phỏng vấn Đại Tá Bùi Tín, lúc đó còn ở Việt Nam. Ông Tín nói ông là người đã gặp Tổng Thống Dương Văn Minh và khi ông Minh nói đang chờ để bàn giao, ông Tín đáp lại:
“Không có vấn đề bàn giao quyền hành. Quyền hành của ông đã sụp đổ. Ông không còn gì trong tay để bàn giao, ông không thể chuyển giao những gì mà ông không có.”
Lúc đó ông Tín là Phó Tổng Biên Tập Báo Quân Đội Nhân Dân, đi theo đoàn quân để viết phóng sự, không phải là sĩ quan chiến đấu, tuy lúc đó ông Tín là người mang quân hàm cao nhất có mặt lúc bấy giờ. Về sau này, vào đầu thập niên 90, ông Tín nhân một chuyến đi dự hội nghị ở Pháp đã quyết định không trở về Việt Nam nữa.
Theo quyển sách Vietnam: a History của Stanley Karnow thì câu chuyện về ngày 30 tháng 4, 1975 ở Dinh độc Lập cũng giống như trong Tears Before the Rain. Còn ký giả Olivier Todd viết trong quyển Cruel April, bản tiếng Pháp ấn hành năm 1987, bản Anh ngữ năm 1990, thì cả Bùi Tín và Bùi Văn Tùng đã có mặt lúc ông Minh nói chuyện bàn giao. Ông Bùi Văn Tùng, lúc đó mang quân hàm thiếu úy hay trung úy, là người đã nói ông Minh không còn quyền hành gì cả để mà bàn giao mà chỉ có đầu hàng.
Nhiều sự thật, chi tiết về ngày 30 tháng 4 ở Dinh độc Lập vẫn còn những nghi vấn. Ngoài những sự việc trên còn chuyện chiếc xe tăng nào đã vào dinh đầu tiên. Báo chí trong nước ghi chiếc xe tăng mang số 843, với Thủ Trưởng Bùi Quang Thận, là xe đầu tiên. Xe này bây giờ còn được để trong sân cỏ của Dinh Thống Nhất, tức Dinh độc Lập cũ. Theo Neil Davis thì xe tăng đầu tiên vào dinh mang số 844. Còn Olivier Todd ghi xe tăng số 879 do Bùi Đức Mai lái đã ủi sập cổng dinh và vào trong sân cỏ trước nhất.
Chuyện ai đã leo lên sân thượng hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa và kéo cờ của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam lên cũng đuợc bàn cãi trong nước. Alan Dawson, tác giả quyển 55 Days: The Fall of South Vietnam xuất bản năm 1977, ghi rằng một nữ du kích thuộc Quân Ðội Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tên Nguyễn Trung Kiên, 20 tuổi đã làm việc đó. Người du kích này chỉ đường cho xe tăng bộ đội tiến vào Sài Gòn từ hướng Thị Nghè. Cô có mặt trên xe tăng đầu tiên tiến vào ủi sập cổng Dinh độc Lập.
Khi vào trong dinh, Nguyễn Trung Kiên tìm đường lên cột cờ nhưng không có ai trong dinh chỉ lối. Sau đó, cô cùng cựu Tổng Thống Dương Văn Minh lên được cột cờ trước tiền đình bằng một cầu thang phía sau, có bộ đội theo sau. Một bộ đội kéo cờ Việt Nam Cộng Hòa xuống rồi móc cờ Mặt Trận Giải Phóng vào. Lúc 12 giờ 45 trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, cô Võ Trung Kiên, trong bộ đồ bà ba đen, kéo lá cờ nền xanh-đỏ với ngôi sao vàng lên, ghi dấu giờ phút cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đã ở lại Việt Nam nhiều tháng sau ngày 30/4, Alan Dawson viết rằng câu chuyện của chị Kiên là chuyện của một đứa trẻ mồ côi vì biến cố Mậu Thân, sau theo cách mạng, đã trở thành một đề tài được nhiều người biết đến qua một bộ phim được chiếu trên truyền hình ở Sài Gòn vào cuối năm 1975.
Theo báo Tuổi Trẻ xuất bản vào cuối tháng 4, 1995 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam thì người sĩ quan Bắc-Việt Bùi Quang Thận đã dùng dao để cắt giây và treo cờ Mặt Trận Giải Phóng lên chứ không phải như có tài liệu đã ghi một bộ đội đã dùng răng cắn đứt giây cờ to bằng ngón tay út. Còn những nhân vật như Nguyễn Trung Kiên và Bùi Tín có mặt trong dinh sau này không còn được những tài liệu trong nước nhắc đến nữa.
Tiziano Terzani, ký giả người Ý có mặt tại Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4/1975, ghi lại trong quyển Giai Phong! The Fall and Liberation of Saigon, xuất bản năm 1976, lời bộ đội Nguyễn Trung Tánh kể lại về cuộc tiến quân vào Sài Gòn như sau:
Toán quân của Tánh khởi sự vào lúc 5 giờ sáng từ phía trường Bộ Binh Thủ Đức sau một đêm nhiều giao tranh ở quanh Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, nhà máy xi măng Hà Tiên. Ðến 6 giờ thì đến cầu Long Bình, 11 giờ đến cầu Thị Nghè vì trên đường có những cây cầu bị sập và gặp kháng cự của thiết giáp cũng như binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Khi xe đến đường Hồng Thập Tự thì gặp 2 xe tăng M-41 chặn đường, nhưng rồi hai xe tăng đó bị tiêu diệt bởi xe tăng số 390 và tăng số 843 do Bùi Quang Thận chỉ huy.
Vì bị chắn lối bởi hai tăng M-41 đã hư, chiếc xe tăng số 843 quẹo vào đường Mạc Đĩnh Chi, coi như bị lạc. Thận thấy 2 người lính Việt Nam Cộng Hòa trong quân phục hoá trang đứng bên lề đường bèn hỏi
Theo quyển sách Vietnam: a History của Stanley Karnow thì câu chuyện về ngày 30 tháng 4, 1975 ở Dinh độc Lập cũng giống như trong Tears Before the Rain. Còn ký giả Olivier Todd viết trong quyển Cruel April, bản tiếng Pháp ấn hành năm 1987, bản Anh ngữ năm 1990, thì cả Bùi Tín và Bùi Văn Tùng đã có mặt lúc ông Minh nói chuyện bàn giao. Ông Bùi Văn Tùng, lúc đó mang quân hàm thiếu úy hay trung úy, là người đã nói ông Minh không còn quyền hành gì cả để mà bàn giao mà chỉ có đầu hàng.
Nhiều sự thật, chi tiết về ngày 30 tháng 4 ở Dinh độc Lập vẫn còn những nghi vấn. Ngoài những sự việc trên còn chuyện chiếc xe tăng nào đã vào dinh đầu tiên. Báo chí trong nước ghi chiếc xe tăng mang số 843, với Thủ Trưởng Bùi Quang Thận, là xe đầu tiên. Xe này bây giờ còn được để trong sân cỏ của Dinh Thống Nhất, tức Dinh độc Lập cũ. Theo Neil Davis thì xe tăng đầu tiên vào dinh mang số 844. Còn Olivier Todd ghi xe tăng số 879 do Bùi Đức Mai lái đã ủi sập cổng dinh và vào trong sân cỏ trước nhất.
Chuyện ai đã leo lên sân thượng hạ cờ Việt Nam Cộng Hòa và kéo cờ của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam lên cũng đuợc bàn cãi trong nước. Alan Dawson, tác giả quyển 55 Days: The Fall of South Vietnam xuất bản năm 1977, ghi rằng một nữ du kích thuộc Quân Ðội Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tên Nguyễn Trung Kiên, 20 tuổi đã làm việc đó. Người du kích này chỉ đường cho xe tăng bộ đội tiến vào Sài Gòn từ hướng Thị Nghè. Cô có mặt trên xe tăng đầu tiên tiến vào ủi sập cổng Dinh độc Lập.
Khi vào trong dinh, Nguyễn Trung Kiên tìm đường lên cột cờ nhưng không có ai trong dinh chỉ lối. Sau đó, cô cùng cựu Tổng Thống Dương Văn Minh lên được cột cờ trước tiền đình bằng một cầu thang phía sau, có bộ đội theo sau. Một bộ đội kéo cờ Việt Nam Cộng Hòa xuống rồi móc cờ Mặt Trận Giải Phóng vào. Lúc 12 giờ 45 trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, cô Võ Trung Kiên, trong bộ đồ bà ba đen, kéo lá cờ nền xanh-đỏ với ngôi sao vàng lên, ghi dấu giờ phút cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Đã ở lại Việt Nam nhiều tháng sau ngày 30/4, Alan Dawson viết rằng câu chuyện của chị Kiên là chuyện của một đứa trẻ mồ côi vì biến cố Mậu Thân, sau theo cách mạng, đã trở thành một đề tài được nhiều người biết đến qua một bộ phim được chiếu trên truyền hình ở Sài Gòn vào cuối năm 1975.
Theo báo Tuổi Trẻ xuất bản vào cuối tháng 4, 1995 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam thì người sĩ quan Bắc-Việt Bùi Quang Thận đã dùng dao để cắt giây và treo cờ Mặt Trận Giải Phóng lên chứ không phải như có tài liệu đã ghi một bộ đội đã dùng răng cắn đứt giây cờ to bằng ngón tay út. Còn những nhân vật như Nguyễn Trung Kiên và Bùi Tín có mặt trong dinh sau này không còn được những tài liệu trong nước nhắc đến nữa.
Tiziano Terzani, ký giả người Ý có mặt tại Sài Gòn trong ngày 30 tháng 4/1975, ghi lại trong quyển Giai Phong! The Fall and Liberation of Saigon, xuất bản năm 1976, lời bộ đội Nguyễn Trung Tánh kể lại về cuộc tiến quân vào Sài Gòn như sau:
Toán quân của Tánh khởi sự vào lúc 5 giờ sáng từ phía trường Bộ Binh Thủ Đức sau một đêm nhiều giao tranh ở quanh Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, nhà máy xi măng Hà Tiên. Ðến 6 giờ thì đến cầu Long Bình, 11 giờ đến cầu Thị Nghè vì trên đường có những cây cầu bị sập và gặp kháng cự của thiết giáp cũng như binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Khi xe đến đường Hồng Thập Tự thì gặp 2 xe tăng M-41 chặn đường, nhưng rồi hai xe tăng đó bị tiêu diệt bởi xe tăng số 390 và tăng số 843 do Bùi Quang Thận chỉ huy.
Vì bị chắn lối bởi hai tăng M-41 đã hư, chiếc xe tăng số 843 quẹo vào đường Mạc Đĩnh Chi, coi như bị lạc. Thận thấy 2 người lính Việt Nam Cộng Hòa trong quân phục hoá trang đứng bên lề đường bèn hỏi
“Dinh độc Lập ở đâu?”
Một người không trả lời, còn người kia nói:
“Tôi biết.”
Thận lột bỏ áo trận của 2 người lính, đưa họ lên xe rồi cho quẹo phải. Nhưng Thận không tin họ.
Thấy một cô gái cỡi Honda, Thận đứng thẳng người trên tháp chỉ huy la lớn:
Thấy một cô gái cỡi Honda, Thận đứng thẳng người trên tháp chỉ huy la lớn:
“Vui lòng chỉ cho chúng tôi đường đến Dinh độc Lập.”
Người con gái nhìn chúng tôi với ánh mắt kinh ngạc. Chắc đây là lần đầu tiên trong đời cô ấy thấy những bộ đội của lực lượng Giải Phóng.
“Mấy anh đang trên Đại Lộ Thống Nhất. Dinh kia kìa, ngay trước mặt.”
Xe tăng 843 tiến tới Dinh độc Lập. Lúc bấy giờ là trưa.
Thận một tay cầm súng máy, một tay ôm lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vừa gỡ xuống từ ăng ten xe tăng, tiến vào trong dinh thì gặp tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phía sau có Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Lý Quí Chung, Nguyễn Văn Ba, và những thành viên khác của nội các. Thận lớn tiếng:
Thận một tay cầm súng máy, một tay ôm lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vừa gỡ xuống từ ăng ten xe tăng, tiến vào trong dinh thì gặp tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phía sau có Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Lý Quí Chung, Nguyễn Văn Ba, và những thành viên khác của nội các. Thận lớn tiếng:
“Dương Văn Minh đâu?”
“Hãy bình tĩnh. Chúng tôi đã đầu hàng."
Tổng thống trả lời và bước tới phía trước. Khi Thận hỏi đường lên sân thượng thì Nguyễn Hữu Thái, một sinh viên, chỉ đường cho Thận đi lên. Lá cờ Mặt Trận được Thận kéo lên lúc 12 giờ 15 phút.
Chính Ủy Bùi Văn Tùng vào đến dinh trễ hơn và đưa Tổng Thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh để đọc lệnh đầu hàng. Theo Terzani, lệnh đó do Chính Ủy Bùi Văn Tùng viết trên một tờ giấy màu vàng.
Tại hải ngoại, một người thân với Tổng Thống Dương Văn Minh nói lệnh đầu hàng do người Mỹ viết sẵn cho ông Minh đọc là nói đến lệnh đầu hàng ông Minh đã đọc vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, chứ không phải lệnh đầu hàng đọc vào buổi chiều sau khi xe tăng và bộ đội đã vào Dinh độc Lập và áp tải ông Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh.
Những phim tài liệu trong nước ghi cảnh xe tăng ủi sập cổng Dinh độc Lập, cảnh kéo cờ trên nóc dinh là những cảnh được dàn dựng lại vì khi sự việc xảy ra không có phóng viên từ Hà Nội vào kịp để quay phim.
Chuyện ở Dinh độc Lập trưa ngày 30 tháng 4, 1975 còn nhiều chứng nhân nữa nhưng chưa được kể lại. Cựu Tổng Thống Dương Văn Minh, cựu Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã qua đời, giờ còn cựu phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo và cựu bộ trưởng thông tin Lý Quí Chung trong nội các cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa cũng có mặt trong giờ phút lịch sử đó.
Luân Hoán
Chính Ủy Bùi Văn Tùng vào đến dinh trễ hơn và đưa Tổng Thống Dương Văn Minh đến đài phát thanh để đọc lệnh đầu hàng. Theo Terzani, lệnh đó do Chính Ủy Bùi Văn Tùng viết trên một tờ giấy màu vàng.
Tại hải ngoại, một người thân với Tổng Thống Dương Văn Minh nói lệnh đầu hàng do người Mỹ viết sẵn cho ông Minh đọc là nói đến lệnh đầu hàng ông Minh đã đọc vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, chứ không phải lệnh đầu hàng đọc vào buổi chiều sau khi xe tăng và bộ đội đã vào Dinh độc Lập và áp tải ông Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh.
Những phim tài liệu trong nước ghi cảnh xe tăng ủi sập cổng Dinh độc Lập, cảnh kéo cờ trên nóc dinh là những cảnh được dàn dựng lại vì khi sự việc xảy ra không có phóng viên từ Hà Nội vào kịp để quay phim.
Chuyện ở Dinh độc Lập trưa ngày 30 tháng 4, 1975 còn nhiều chứng nhân nữa nhưng chưa được kể lại. Cựu Tổng Thống Dương Văn Minh, cựu Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã qua đời, giờ còn cựu phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo và cựu bộ trưởng thông tin Lý Quí Chung trong nội các cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa cũng có mặt trong giờ phút lịch sử đó.
Luân Hoán
--------------------
+Yêu là bình minh của đám cưới +
Bùi Tín, Dương Thu Hương chỉ bịp được những cái đầu óc còn đang nuối tiếc thân cộng sản, đang mê muội vì chưa tự cắt bỏ được khối u ác tính CS trong đầu(Cộng sản Việt nam bản chất là Việt gian bán nước!). Tự cắt bỏ khối u thì đau đớn lắm, nên không tự làm được, người khác giúp mổ xẻ cho thì mắng họ sao mà "mạnh tay thế". Những hạng như Bùi Tín và Dương Thu Hương không được gọi là "trí thức" mà là "trí ngủ", đang ngủ mà không tự biết thì phải gọi là mê. Mê thì làm "trí nô" vẫn vênh váo tự hào thì chỉ còn chết, vì hết thuốc chữa!
ReplyDelete