Pages/ Tác giả

Tuesday, January 25, 2011

Sự khác biệt giữa dân và "dân chủ cuội" khi Công An " làm việc"















































So sánh "thánh nữ" "dân chủ cuội" Lê Thị Công Nhân được sung sướng dư thừa để mở tiệc khui rượu Pháp, gây quỷ hải ngoại để mua nhà, mua xe . Còn các trường hợp người dân bình thường, phạm những tội bình thường như quên đem theo giấy tờ, quên đội mũ an toàn bị công an làm việc như ' hình phạt treo cổ tự tử" hay bị đánh chết tại đồn công an. Trường hợp Nguyễn Văn Lý , được nuôi ăn ở no béo, sưởi ấm, sống nơi an toà, bên sau cổng rào kín đáo để bảo vệ khỏi mắt nhòm ngó của người thường dân. Nguyễn Văn Lý được công an bảo vệ an ninh để tự do "biểu tình bất bạo động" ( Ác Tăng Quảng Độ kêu gọi biểu tình tại gia). Nguyễn văn Lý ngày ngẩy sân đi bộ thể dục sức khỏe 1 giờ, dán trên mình khẩu hiệu "phản động" nhưng không bị công an dẫn về đồn thi hành " hình phạt treo cổ tự tử". Nguyễn Văn Lý không hề hấn gì. Sự tự do biêu tình, tự do "phản động" của Nguyễn Văn Lý là miếng phó mát cài trên cải bẫy chuột thơm phức. Chỉ tội nghiệp cho những người nhẹ dạ bị Lý bịp ủng hộ tài lực, niềm tin. hãy vạch cho thế giới và những cơ quan Nhân quyền thế giới đừng tiếp tục bịp mọi người về trò ủng hộ "dân chủ vẹm" . Hãy tẩy chay bọn VIỆT GIAN sẳn sàng làm những việc đê tiện , vô liêm sĩ có lợi cho việt gian Cộng Sản. Chúng nó đều được no đủ. mập béo, an ninh an toàn chụp hình gửi hải ngoại, điện thoại ra hải ngoại trả lời báo chí v..v...
Đặng Phúc

dưới đây là câu chuyên nạn nhân đích thực của việt gian Cộng Sản.

Cái chết đầy uẩn khúc tại đồn công an
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-01-24
Năm 2010 là năm xảy ra ít nhất sáu vụ chết người trong quá trình bị hỏi cung hay bị làm việc tại đồn công an.

Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube
Hàng ngàn người dân đưa xe đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người.

Một trong những trường hợp điển hình là cư dân Võ Văn Khánh ở huyện Đại Lộc, thiệt mạng trong khi đang làm việc với công an nhưng được cho là tự sát bằng cách treo cổ.
Tháng Năm 2010, gia đình anh Võ Văn Khánh ở xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam hay tin anh đã chết tại đồn công an huyện Điện Bàn sau khi tự thắt cổ bằng một sợi dây giày. Lúc đó anh mới 29 tuổi.
Tối ngày 8 tháng Năm, thân phụ anh Võ Văn Khánh, ông Võ Văn Thành, đưa thi thể con trai về nhà. Theo gia đình thuật lại thì cách đó ít hôm, trên đường chạy xe mô tô xuống Điện Bàn, anh Khánh vì không mang theo giấy tờ nên bị cảnh sát giao thông giữ xe, hẹn đến thứ Sáu trở lại để giải quyết.
Đi sống, về chết

Sáng ngày 7 tháng Năm, anh Khánh trở lại đồn công an huyện Điện Bàn cùng với giấy tờ chiếc xe mô tô đang bị tạm giữ. Đến chín giờ tối cùng ngày, hai công an đến nhà mời ông Võ Văn Thành, cha ruột của anh Võ Văn Khánh, đến trụ sở công an Điện Bàn để giải quyết vụ chiếc xe. Tới nơi thì ông mới được báo con trai ông đã tự vẫn chết bằng một sợi dây giày. Khi đưa xác về nhà, công an còn đưa cho ông Võ Văn Thành một bao thơ trong đó có mười triệu đồng.
Vì trên mặt người chết có vết trầy xước, rồi lúc khâm liệm lại thấy sườn trái bị gãy, phía dưới vai trái có vết bầm tím, gia đình nghi ngờ Khánh đã bị công an đánh trong lúc điều tra. Từ xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, ông Võ Văn Thành kể lại:
"Trên ngực nó bầm đen, có dấu vết bầm, coi như gãy trên cái ba sườn. Cái hồi tôi xuống dưới nớ là tôi khủng hoảng rồi. Tự nhiên nghe một đứa con mất là tôi không còn tinh thần, tôi chết lên chết xuống, khám nghiệm tử thi lần thứ nhất là như thế nào tôi cũng không biết được."
Khi đó công an huyện Điện Bàn giải thích những vết bầm dập trên cơ thể người chết là do anh Khánh tự tử. Ông Thành bức xúc nói:
Họ nói là cháu Khánh tự tử rồi bốn người công an khiêng ra thì bị té cho nên hắn bầm. Mấy cái đó tôi thấy vô lý quá, không hiểu được. Cái chuyện họ nói tự tử như vậy thì tôi không đồng tình.
Ô. Võ Văn Thành, cha anh Khánh
"Họ nói là cháu Khánh tự tử rồi bốn người công an khiêng ra thì bị té cho nên hắn bầm. Mấy cái đó tôi thấy vô lý quá, không hiểu được. Cái chuyện họ nói tự tử như vậy thì tôi không đồng tình. Vì răng? Vì tôi thấy không có cái lý do gì mà tự tử. Cái dây giày chỉ có ba mươi phân đó không thể tự tử được, mà cái lam cửa nhà tạm giam thì đã hai mươi - ba mươi, cái dây chỉ có ba mươi làm răng mà đủ?
Mà trọng lượng thằng nhỏ là trên năm mươi kg, thì không đủ cái lực để tự tử chỗ nớ. Hai dây cũng không đủ chứ đừng nói một dây!
Cho nên hoàn toàn là tôi không thống nhất cái chuyện nớ rồi. Nhưng mà bây giờ nói chung luật pháp mình nắm được, cho nên có nhiều cái là phóng viên nơi này nơi kia, những người quan tâm ni kia, giúp đỡ được chừng nào đó chứ tôi không biết làm sao hết trơn."
Khi đó tin tức về cái chết đáng ngờ của anh Võ Văn Khánh tại đồn công an Điện Bàn đã được báo Lao Động trong nước đăng tải. Kết quả khám nghiệm lần thứ nhất cũng phát hiện những vết thâm tím trên thi thể người chết.
Đến ngày 10 tháng Năm, thể theo yêu cầu của gia đình, tổ pháp y thuộc Sở Y Tế Đà Nẵng đã cùng với đại diện thanh tra công an tỉnh Quảng Nam tiến hành khám nghiệm tử thi lần thứ nhì. Vẫn lời ông Võ Văn Thành:
"Khám nghiệm lần thứ hai mà họ nói tui chờ ba mươi ngày là tui thấy đó là điều vô lý rồi. Tui nói bây giờ cho tui xin lại cái giấy bảo trì để nhận lại cái số tiền của hắn, tui hỏi thì họ nói “anh phải viết giấy coi như là nó tự tử”. Thì tui nói lại tui không đồng tình nếu nói là con tôi tự tử, cho nên tui không làm chuyện nớ, tui vẫn để im rứa."
Ông Võ Văn Thành gởi đơn kêu oan, khiếu nại và đòi làm rõ vụ việc nhưng đến giờ vẫn không có kết quả. Gia cảnh người chết thuộc diện nghèo khó ở địa phương, thân nhân phải đi vay mượn để làm đám tang cho con trai:

Một người dân tham dự đám tang ở Cồn Dầu bị công an đánh bất tỉnh. RFA files
"Đơn thì gởi vô trong kia mà không nghe cái gì hết. Nếu ra ngoài nớ thì chỉ có đi trực tiếp, mà điều kiện thì khó khăn, mẹ hắn bị tai biến nằm một chỗ, con cái thì ni kia, cho nên tôi không đủ điều kiện. Cả mấy tháng nay cũng không nghe nói chi hết trơn. Mà công an của tỉnh Quảng Nam khám nghiệm lần thứ hai cũng không trả lời chi cho tôi hết."
Báo chí trong nước cũng đưa tin là nhiều người dân ở xã Đại An huyện Đại Lộc, hàng xóm của ông Võ Văn Thành, bày tỏ sự bức xúc trước cái chết oan uổng mang nhiều nghi vấn của Võ Văn Khánh, một thanh niên mà họ mô tả là hiền lành chứ không quậy phá. Một số người kéo đến nghe ngóng tin tức về cuộc giải phẫu khám nghiệm tử thi. Thân phụ người chết, ông Võ Văn Thành, tâm sự:
"Tôi không cần một cái gì, chỉ cần trả lại sự công bằng cho nó thôi. Chết một đứa con vô lý quá, tức quá tôi chịu không nổi, phải như mà hồi mô chừ nó quậy nó phá hay làm cái gì… Riêng cái ngày hôm đó, coi như là sáng hôm đó, công an tới nhà tui rất đông, từ công an huyện tới công an xã, giống như là bao vây rứa. Họ rải công an từ dưới Điện Bàn lên tới trên ni. Sau thì tui mới hiểu chắc họ sợ tôi đem con tui xuống dưới nớ."
Ông còn tiết lộ một chi tiết đáng ngờ là ngay hôm Võ Văn Khánh chết tại đồn công an Điện Bàn, thì cậu ruột của anh, chánh thanh tra huyện Đại Lộc, tới nhà để đi cùng với ông Võ Văn Thành xuống đồn công an mà không hề báo cho anh rể biết Võ Văn Khánh đã chết. Ông cho "đó lại là cái điều vô lý nhất. Bởi vậy tôi nói cái sự việc ni toàn là dàn xếp hết trơn rồi."
Đó là uẩn khúc của những cái chết bỗng dưng trong lúc đang làm việc tại đồn công an.
Vì sao chết?

Luật pháp Việt Nam không cho phép hành hạ tra tấn nghi phạm trong quá trình điều tra, thế nhưng một vài trường hợp chết người một cách bất thường đã xảy ra khiến dư luận nghi ngờ công an có thể quá tay trong lúc đánh người để khai thác hoặc muốn ép cung.
Lược qua năm 2010, những vụ thẩm cung mà có người bị công an đánh chết được báo chí trong nước đề cập đến, là:
Tháng Sáu 2010, Vũ Văn Hiền ở Thái Nguyên, bị bắt vì xô xát với mẹ, sau đó tử vong do xuất huyết trong não, vỡ xương hàm và gãy xương sườn.
Tui nói bây giờ cho tui xin lại cái giấy bảo trì để nhận lại cái số tiền của hắn, tui hỏi thì họ nói “anh phải viết giấy coi như là nó tự tử”.
Ô. Võ Văn Thành, cha anh Khánh
Tháng Bảy 2010, một giáo dân Cồn Dầu tên Nguyễn Thành Nam, bị dân phòng tạm giữ, chết tại nhà ngày hôm sau do chấn thương với những dấu tích bị đánh đập trên người.
Tháng Tám 2010, một người tên Trần Duy Hải bị công an bắt vì tình nghi giật dây chuyền của một phụ nữ, đã chết sau đó và được công an báo là treo cổ tự tử.
Tháng Mười 2010, ông Trần Ngọc Đường, bị bắt vì tranh cãi với hàng xóm, đột nhiên qua đời vài tiếng sau đó khi còn đang bị tạm giam tại trụ sở ủy ban nhân dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trong tất cả những vụ việc đáng tiếc, gọi là công an đánh chết người này, chưa trường hợp nào được giải thích thỏa đáng.


Khi người dân Bắc Giang đồng lòng đòi công lý (phần 1)

2010-07-28

Trong những ngày qua, người dân tỉnh Bắc Giang đã dấy lên cơn sốc khi anh Nguyễn Văn Khương bị công an huyện Tân Yên đánh chết và loan tin cái chết của anh do sử dụng ma túy.

Photo courtesy of TTXVA.com

Cả thành phố Bắc Giang náo loạn hôm 25/7/2010 do người dân kéo đến UBND tỉnh Bắc Giang biểu tình đòi làm rõ cái chết của anh Khương

Liệu có chìm xuồng?

Việc làm này khiến gia đình nạn nhân cùng hàng ngàn người kéo nhau phản đối tại trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang. Trường hợp của anh Khương không phải là trường hợp duy nhất. Hàng loạt vụ công an đánh hoặc bắn chết người liên tiếp xảy ra trong nhiều năm qua đã khiến lòng dân đang tiến dần đến chỗ bất mãn nặng nề và họ đã tự phát nổi lên chống lại.

Hãng thông tấn AFP ngày 27 tháng 7 loan tin dựa theo các báo trong nước về vụ anh Nguyễn Văn Khương bị công an huyện đánh chết đang là đề tài của người dân tỉnh Bắc Giang.

AFP cũng tường thuật lại việc hàng ngàn người dân kéo nhau đến Ủy Ban Nhân Dân tỉnh để phản đối nhà cầm quyền và đòi trừng trị kẻ giết người.

Ở cuối bản tin, AFP cho rằng đây là một điều hiếm thấy tại Việt Nam, khi người dân tự phát tập trung hàng ngàn người một lúc lên tiếng tranh đấu cho công lý và đòi phải trừng phạt kẻ thủ ác.

Trong tố tụng hình sự người ta cũng quy định nếu cần thiết sẽ khai quật tử thi để xét nghiệm pháp y. Có những trường hợp chôn lâu rồi vẫn tìm ra nguyên nhân vì sao chết.

LS. Phạm Hồng Hải

Vụ công an giết người tại Bắc Giang có những diễn tiến khá bất thường so với những vụ trước đó. Người dân đã không còn tâm lý “đèn nhà ai nấy sáng” như bao năm qua.

Khi nghe tin thân nhân của nạn nhân mang xác con lên Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Giang thì hàng ngàn người đã tháp tùng theo một cách rất ý thức. Người dân dọc đường cũng tự ý theo đoàn biểu tình mà không do bất cứ sự vận động nào.


Những diễn tiến này nói lên hai điều, thứ nhất người dân không còn sợ công an như cách đây vài năm, thứ hai cái chết của một người dân bị công an đánh đã gây công phẫn cho dân chúng và vì vậy họ không ngại thời gian, công sức và kể cả có thể liên lụy khi dấn thân vào cuộc biểu tình.

Đây không phải là lần đầu tiên công an tự ý bắt người vào đồn rồi đánh chết nạn nhân sau đó trả xác về cho gia đình với một lý do nào đó. Kịch bản này đã lập đi lập lại nhiều lần trên nhiều tỉnh thành miền Bắc.

Vụ mới nhất chưa được xét xử, nạn nhân là anh Nguyễn Quốc Bảo, 33 tuổi, trú tại tổ 5 phường Mai Ðộng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, khi được công an quận Hai Bà Trưng “mời” lên làm việc vào chiều ngày 21 tháng 1, 2010, đến rạng sáng ngày 22 tháng 1 đã bị tử vong trên đường tới BV Thanh Nhàn với rất nhiều dấu vết trên thân thể chứng tỏ đã bị nhục hình.

Cha của anh Bảo là ông Nguyễn Quang Phục đã theo tới cùng và nhờ một đơn vị quân đội xét nghiệm pháp y. Bản xét nghiệm đã được Viện Kiểm Sát Nhân dân Hà Nội xác nhận rằng anh Bảo bị tra tấn đến chết.

bg250.jpg
Thân nhân của anh Khương bên quan tài anh trước cửa UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25/7/2010. Photo courtesy of TTXVA.com
Trong diễn tiến mới nhất của vụ án Bắc Giang, ông Phục cho chúng tôi biết theo kinh nghiệm của gia đình mình:

"Theo tôi hiểu thì vụ Bắc Giang sẽ bị chìm xuồng vì qua vụ việc nhà tôi tôi mới thấy khám nghiệm tử thi là quan trọng nhất mà đem đi chôn là vứt đi rồi.

Chẳng hạn như vụ Hà Đông của ông Nguyễn Mạnh Hùng đấy. Trước con tôi 2 tháng ở công an quận Hà Đông nó đánh chết cháu Hùng, ông bố cũng nghe công an đem đi thiêu cháu.

Công an sau này bảo con ông bị chết do nhồi máu cơ tim mà chết. Chết do thiếu oxy, thiếu máu. Mà trong khi chết thì người khô đét không lấy đươc máu đi xét nghiệm nữa cơ mà."

Luật sư Phạm Hồng Hải, chủ tịch đoàn luật sư Hà Nội cho biết kinh nghiệm của ông nếu gia đình muốn khởi kiện cơ quan gây ra cái chết cho anh Khương:

"Nói chung gia đình muốn khởi kiện thì phải có bằng chứng để khẳng định rằng vi phạm đó từ phía công an. Bằng chứng thì tôi nghĩ chắc chắn cơ quan có thẩm quyền người ta vào cuộc thì người ta sẽ xác định nguyên nhân do ai thì lúc đó mới xử lý được.

Trong tố tụng hình sự người ta cũng quy định nếu cần thiết sẽ khai quật tử thi để xét nghiệm pháp y. Có những trường hợp chôn lâu rồi vẫn tìm ra nguyên nhân vì sao chết."

Với kinh nghiệm của một thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, luật sư Trần Lâm cũng đồng tình với luật sư Phạm Hồng Hải, ông nói:

"Dù cho có năm bảy ngày hay bao lâu chăng nữa vẫn có thể làm xét nghiệm pháp y được. Vẫn còn tìm được nguyên nhân cái chết. Pháp y vẫn làm được chứ không phải cứ xác chết phải còn mới nguyên."

Không phải lần đầu

Từ đầu năm đến nay, ít nhất đã xảy ra 4 vụ công an CSVN tra tấn người dân đến chết khi giam giữ và 2 người đã bị công an bắn chết.

Ngày 3 tháng 7 năm 2010 anh Nguyễn Năm, giáo dân thuộc ban tang lễ giáo xứ Cồn Dầu, Ðà Nẵng khi được công an thả ra, về đến nhà thì chết, khi tẩm liệm thân nhân phát hiện miệng và tai nạn nhân còn trào máu tươi ra chứng tỏ đã bị đánh đập chấn thương sọ não.

Ông Năm là một trong số những người bị công an thành phố Đà Nẵng điều tra liên quan đến sự chống đối của người dân trong đám ma của một bà cụ hồi đầu tháng 5.

Ngày 8 tháng 6 năm 2010, người ta phát hiện xác một người dân nằm ở ven quốc lộ 6A huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cuộc điều tra cho thấy anh Nguyễn Phú Trung, 41 tuổi, đã bị một nhóm công an đánh gẫy xương sườn, vỡ nội tạng mà chết.

Ngày 25 tháng 5 năm 2010 công an ở Nghi Sơn, khi đàn áp dân biểu tình chống cưỡng chế đất đai đền bù bất công, đã bắn chết một học sinh 12 tuổi. Một nạn nhân khác bị bắn trúng đầu đã chết ở bệnh viện ngày 30 tháng 5, 2010.

Ông Nguyễn Quang Phục cha của nạn nhân Phạm Quốc bảo cho biết sau khi con ông chết oan ông bắt đầu để ý các vụ án khác và ông phát hiện ra rất nhiều điều, ông nói:

ongphuc-laodong.com.vn.jpg
Ông Phục đau đớn nhận xác con trai tại nhà tang lễ BV Thanh Nhàn. Photo courtesy of laodong.com.vn
"Tìm ở trên mạng thì tôi thấy từ năm 2008 tới nay đã có hàng chục vụ người bị chết, bị bắt tại cơ quan công an hay nhà tạm giam, các huyện trên khắp miền Bắc này.

Kỳ này nếu có dịp ra trước tòa tôi sẽ kiến nghị không những gia đình tôi mà tôi còn đưa những vụ án này ra trước tòa cũng như những bằng chứng công an trên toàn lãnh thổ này vi phạm pháp luật."

Sau vụ anh Nguyễn Văn Khương tại Bắc Giang xảy ra ông Phục chia sẻ:

"Tôi biết do thông tin từ ngày hôm qua. Qua vụ này tôi yêu cầu cơ quan chính quyền địa phương phải xem xét lại tư cách đạo đức của một số cán bộ chiến sĩ công an hiện nay. Ngành công an nhân dân hiện nay đã làm mất phẩm chất đạo đức, mất lòng tin của nhân dân."

Tìm ở trên mạng thì tôi thấy từ năm 2008 tới nay đã có hàng chục vụ người bị chết, bị bắt tại cơ quan công an hay nhà tạm giam, các huyện trên khắp miền Bắc này.

Ông Nguyễn Quang Phục

Luật sư Trần Lâm nhận xét việc người dân hồi gần đây tỏ ra bức xúc và có những hành động phản kháng đối với công an lý do từ những sức ép mà chính quyền tạo ra cho người dân qua nhiều sự việc không giải tỏa sự bất mãn của họ, ông nói:

"Hiện nay có vấn đề giữa người dân và cơ quan công quyền. Thế thì nếu mà mình nói rằng công an đánh người theo chỉ thị của cấp trên để đánh chết đứa bé con thì chắc là không có. Nhưng vì họ bức xúc quá, hiện nay bức xúc lắm giữa tình hình người dân và nhà nước và công an luôn luôn bức xúc."

Liệu những bức xúc này của người dân khi nào sẽ được giải tỏa. Phải chăng họ chờ đợi từ công lý phân minh hay một sự đền bù thỏa đáng? Người dân có kỳ vọng hay tin tưởng vào cán cân luật pháp Việt Nam nữa hay không và ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước các vụ sát nhân này? Mời quý vị đón theo dõi tiếp bài tới.


Khi người dân Bắc Giang đồng lòng đòi công lý - phần 2

2010-07-28

Sau những cái chết liên tiếp của người dân do công an gây nên, gia đình nạn nhân cũng như cả xã hội đã phản ứng mạnh mẽ. Vụ biểu tình vừa diễn ra tại Bắc Giang là một hình thái ban đầu của sự tức nước vỡ bờ.

Photo courtesy of TTXVA.com

Quá bất bình về cái chết của anh Khương, gia đình và người dân đem quan tài anh lên UBND tỉnh Bắc Giang đòi công lý. Lực lượng CSCĐ dàn hàng ngang bắn hơi cay thẳng vào dân chúng để giải tán biểu tình

Chính quyền xem thường luật pháp ...

Liệu hành động xem thường luật pháp của một số phần tử xấu có phát xuất từ chính sách bao che mà lâu nay người dân đã quá chán chường hay không?

Sau khi hàng ngàn người dân tập trung trước trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang phản ứng mạnh mẽ trước cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Văn Khương bị công an đánh chết, báo chí nhà nước đồng loạt loan một tin được phát ra từ TTXVN cho biết việc anh Khương chết do sức khỏe không bình thường, trong bản tin có đoạn:

"Vụ việc được xác định như sau: khoảng 18 giờ ngày 23/7, lực lượng tuần tra cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê xã Hồng Thái, huyện Việt Yên đi xe máy biển kiểm soát 98M9-3894 chở chị Phạm Thị Ngoãn, 20 tuổi, quê xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (cùng tỉnh Bắc Giang ), có lỗi vi phạm an toàn giao thông trên đường 398 thuộc địa phận thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên.

Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì.

TS Luật Cù Huy Hà Vũ


Công an đã đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường và công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến bệnh viện thì anh Khương chết.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và tử thi. Đến 2 giờ 30 ngày 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng."

Bản tin này rõ ràng là cách tránh né dư luận, hay nói khác đi cố ý bóp méo sự thật như những gì mà báo chí truyền thông được gọi là lề phải từng làm trong nhiều năm qua trước những vụ có tính chất nghiêm trọng.

Không những bóp méo sự thật, bản tin còn cho thấy công an huyện Tân Yên đã cố tình xóa dấu vết tội phạm khi ngang nhiên mổ tử thi xét nghiệm mà không có mặt thân nhân người bị nạn. Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích hành vi phạm pháp này như sau:

bg8-250.jpg
Bảng hiệu trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang bị đập phá ngay trong chiều 25/7 do dân chúng quá bất bình về cái chết của anh Khương. Photo courtesy of TTXVA.com
Phải khẳng định ngay cái việc một thanh niên chết trong trụ sở công an Bắc Giang là một vụ mang tính hình sự đã. Mà đã là một vụ hình sự thì dù ốm đau thậm chí là chết rồi thì phải được giải quyết theo phương thức hình sự, đó là phải mời thân nhân của nạn nhân trước khi làm bất kỳ hình thức gì. Kể cả trong tình trạng tắt thở rồi, thì gia đình cũng cần phải có mặt. (Chỉ có) xóa dấu vết tội phạm thì mới giải phẫu mà không có mặt gia đình nạn nhân!

Dưới cái nhìn của một nhà xã hội học, giáo sư Tương Lai nhận định về bài báo đăng trên các báo lề phải trong vụ này:

Những thông tin về Bắc Giang mà báo chí trong nước cũng chỉ đưa một cách khiêm tốn. Tôi đọc trên VietnamNet thì thấy cái cách chính quyền trả lời đối với báo chí xem ra không ổn. Cách đây hai hôm tôi đọc trên BBC và tôi thấy những hình ảnh đó (người dân biểu tình ở Bắc Giang) bản thân tôi cũng đặt ra những câu hỏi.

Với tư cách là một người nghiên cứu xã hội tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được đặt ra một cách nghiêm túc với bộ máy lãnh đạo. Khi tôi nói bộ máy lãnh đạo tức là tôi muốn nói đảng và nhà nước. Cả cái hệ thống chính trị mà lâu nay người ta vẫn nói: đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

... nên người dân phẫn uất

Với số dân chúng tập trung một cách bất thường trước cổng UBND tỉnh Bắc Giang xưa nay chưa từng xảy ra, báo chí loan tin này cho rằng người dân bị các thành phần quá khích xúi dục, Luật sư Trần Lâm nhận định:

Hiện nay tình hình bức xúc với công an, nhà nước bởi vì người ta bị mất nhà mất cửa người ta kêu cứu không tới. Thế nhưng công an cứ nghĩ rằng có một kẻ nào đó xúi giục để làm cho nó to chuyện lên, làm cho trật tự nó xấu đi, làm cho chế độ xấu đi.

Đối với Giáo sư Tương Lai, ông kể lại kinh nghiệm bản thân ông về việc này:

...nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.

Giáo sư Tương Lai


Những người dân không phải là ngẫu nhiên hay như những ngôn từ trong các bài báo nói là do những phần tử cực đoan xúi giục và họ đi biểu tình. Quá khích vì họ đập phá. Chuyện này tôi có một thực tế, cách đây đã lâu hơn 10 năm rồi khi mà tôi với tư cách là một nhà khoa học, xã hội học theo yêu cầu của thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi về nghiên cứu các vụ bạo động ở Thái Bình, Quỳnh Phụ thì tôi hiểu rõ người dân họ hiền hòa và không bao giờ họ muốn nổi loạn, gây chuyện với chính quyền cả. Chỉ có khi tức nước thì mới vỡ bờ mà thôi.

Bạo động do tức nước vỡ bờ cũng được Luật sư Trần Lâm kể lại từ những vụ khác xảy ra tại Thanh Hóa và Hà Đông, ông nói:

Mình phải hiểu tình hình hiện nay nó khẩn trương lắm rồi ông ạ. Ở Thanh Hóa vừa bắn chết một thằng bé. Bắn chết thằng bé con xong người ta vào phá nhà thằng chủ tịch.

Thí dụ nhiều chuyện trong nước như thế này, người ta mang cả ô tô công an người ta đập! Người ta đẩy ô tô xuống sông. Ở Hà Đông cách đây ít tháng có chuyện một thằng bé con nó hơi quá đáng nên công an giải tỏa đất đai bắt thằng bé lên ô tô. Thế là mấy chục bà cởi truồng ra họ bao vây cái ô tô đó. Họ bảo nếu các anh không thả thằng bé con chúng tôi sẽ lật đổ ô tô. Thế là công an phải thả ngay.

bg250.jpg
Một dãy rào sắt dài khoảng 5m phía ngoài cổng UBND tỉnh Bắc Giang bị kéo đổ trong cuộc biểu tình chiều 25/7/2010. Photo courtesy of TTXVA.com
Các cơ quan hữu trách Việt Nam chưa có thói quen trả lời báo chí một cách thẳng thắng để đưa tin nhanh chóng và trung thực một vụ việc xảy ra. Vụ Bắc Giang cũng không ngoại lệ, khi chúng tôi cố gắng liên lạc với công an tỉnh Bắc Giang để tìm thêm thông tin về vụ này thì được ông Nguyễn Thanh Nghi, phó công an tỉnh Bắc Giang trả lời:

Tôi không trả lời qua điện thoại, vụ đó tôi không xử lý…

Cách giải quyết này không làm cho vấn đề được sáng tỏ hơn mà càng làm cho người dân thấy công an và các cơ quan công quyền đang cố tình bao che cho những kẻ phạm tội. Giáo sư Tương Lai, nhận định việc giải quyết tận gốc rễ những bức xúc của người dân là trách nhiệm của nhà nước và tùy thuộc cách giải quyết ấy người ta có thể biết những người lãnh đạo của nhà nước ấy như thế nào, ông nói:

Thái độ của một nhà nước có trách nhiệm là một nhà nước phải nghiêm túc xử lý. Cái chuyện cá biệt công an dùng bạo lực đánh đập người dân đến tử vong, chuyện ấy dễ hiểu. Nhưng cái không dễ hiểu nếu như nhà nước không trừng trị, và xem đó chỉ là một hoạt động bình thường thì đấy là một nguy cơ, và nếu không xử lý thì nhất định nó sẽ dẫn tới những bất ổn trong xã hội.

Người dân đang chờ đợi nhà nước chính thức có câu trả lời về vụ giết người này. Trả lời đúng tinh thần luật pháp và trách nhiệm, lúc ấy mới mong người dân tin tưởng trở lại vào hệ thống luật pháp Việt nam hiện nay.

Dư luận phía sau những bài báo vừa được nhắc tới trông đợi báo chí viết và đưa tin trung thực, nhanh chóng và khách quan hơn trước bất cứ vụ án có nhân vật tai to mặt lớn nào đứng phía sau. Có như thế báo chí mới đáng hãnh diện là phát huy quyền tự do ngôn luận, một quyền quan trọng được hiến pháp Việt Nam bảo vệ.


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/The-significance-of-strong-resistance-in-Bac-Giang-upheaval-part2-MLam-07282010140517.html


Vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang theo lời kể của người dân địa phương

2010-07-26

Chiều Chủ nhật 25 tháng 7, rất nhiều người dân tại Bắc Giang đã kéo nhau đến trụ sở UBND tỉnh để đòi hỏi chính quyền điạ phương làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương, mà dân chúng cho là đã bị công an đánh đến chết.

Screen capture from youtube

Hơi cay được công an bắn vào hàng ngàn người dân đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người. Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube

Sau đây là phần trình bày của chính người dân tại thôn Nghi Thiết về vụ việc vừa diễn ra, cũng như ý kiến từ phía chính quyền cấp xã cho đến công an thành phố Bắc Giang.

Chết trong đồn công an

Một số báo chính thống của Nhà nước trên mạng như tờ Nông thôn, Giadinh.net… từ hôm qua đến hôm nay đều loan tin về vụ việc thanh niên Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó đã chết và gia đình cùng nhiều bà con điạ phương không đồng ý với giải thích của phía cảnh sát giao thông.

Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đến trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.

Thanh niên Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó đã chết và... Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đết trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc

Tình hình đó được một người dân điạ phương trình bày lại vào sáng ngày 26 tháng 7 với Đài Á Châu Tự do như sau:

"Phía công an ký kết rồi, nói sẽ tìm ra nguyên nhân; còn người dân nói nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ kiện lên trung ương.

Về vụ việc xin kể lại là hai người chở nhau đi, mà có đoạn đường không đội mũ (bảo hiểm) nên bị cảnh sát giao thông bắt

Công an cơ động trấn áp bắt người biểu tình tại Bắc Giang ngày 25 tháng 7, 2010
Công an cơ động trấn áp bắt người biểu tình tại Bắc Giang ngày 25 tháng 7, 2010. Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube
vào đồn. Cô bạn gái đứng ngoài chờ, sau đó nạn nhân ra nói với bạn gái đến 6:30 ra đón không sao đâu. Nhưng khi ra đón không thấy, gọi điện cũng không thấy nên cô bạn gái vào trong đồn thấy xe mà không còn người.

Cô bạn gái về vì vội đi làm ca đêm, không nghĩ sự việc có thể xảy ra như thế. Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.

Chiều chủ nhật mọi người mang quan tài lên uỷ ban tỉnh để đòi công lý, công bằng cho người bị chết oan uổng, không giải quyết gì cho người ta.

Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.

Người đi dài mấy cây số, đông lắm, không có chổ chen chân. Ký kết xong thì công an cho xe chở thi hài về để mai táng.

Dân thì bảo đi về họ cũng nói việc xong thì đi về nhưng chẳng biết giải quyết xong thế nào.

Khi giải tán có bắn súng hơi cay bao lần, có người bị đánh chảy máu ở trong cơ quan. Gần nhà đây có anh bị đánh tên Hồng ( không biết họ), hôm qua phải xin ký kết mới được cho về."

Cần sáng tỏ vấn đề

Ông Phan Văn Sơn, một cán bộ tại thôn Nghi Quyết,xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, nơi có nạn nhân qua đời cho biết những thống nhất có được tính đến sáng ngày 26 tháng 7:

"Đã làm văn bản ký kết sẽ xét nghiệm do đánh chết hay bị cảm gió. Phía cảnh sát vẫn bảo lưu ý kiến, cho rằng chết vì cảm gió. Cô bạn gái kể là nóng ruột gọi vẫn không thấy; nhưng sau được biết cảnh sát đưa đi bằng cửa sau đến bệnh viện cấp

Đoàn người biểu tình dài cả cây số, đưa quan tài lên UBND đòi giải thích sự việc công an đánh chêt người
Đoàn người biểu tình dài cả cây số, đưa quan tài lên UBND đòi giải thích sự việc công an đánh chêt người
cứu, đến đó đã chết rồi.

Dân bức xúc lắm, đem xác lên ủy ban nhân dân tỉnh rồi đập phá lung tung. Đại diện tuyên huấn tỉnh có ra gặp dân. Công an có dùng lựu đạn cay, có bắt tám người tất cả. Hôm qua thả một số, chưa về hết còn nằm ở viện.

Tình hình hôm qua dân bức xúc lắm, đem xác lên ủy ban nhân dân tỉnh rồi đập phá lung tung. Đại diện tuyên huấn tỉnh có ra gặp dân. Công an có dùng lựu đạn cay, có bắt tám người tất cả. Hôm qua thả một số, chưa về hết còn nằm ở viện."

Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Dương Thanh Nghị, phó trưởng Công an thành phố Bắc Giang để hỏi về thông tin tại đó vào chiều ngày 25 tháng 7; nhưng ông này từ chối nói chuyện qua điện thoại:

"Không làm việc qua điện thoại, thông cảm nhé."

Trưởng phòng tiếp dân của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, ông Trương Văn Nam, khi đuợc chúng tôi gọi điện đến để hỏi về ý kiến người dân trong nghi án cảnh sát giao thông huyện Tân Yên đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, thì cũng bị từ chối yêu cầu vì bận việc:

"Tôi đang bận, sẽ gọi lại sau."

Vụ việc vưà diễn ra tại Bắc Giang không phải là lần đầu tiên mà tại một số điạ phương lâu nay đã xảy ra một số trường hợp công an khi giam giữ người đã ra tay làm thiệt mạng người dân. Dân chúng bất bình phản đối, nhưng rồi một số vụ việc vẫn bị trấn áp như ở Phú Yên trước đây.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/follow-up-the-bac-giang-protest-07262010095746.html


Hoang mang quanh cái chết của một giáo dân Cồn Dầu

2010-07-06

Vụ việc một giáo dân trong đội trợ tang của giáo xứ Cồn Dầu, trung tâm của một vụ bất đồng giữa người dân với kế hoạch giải toả trắng để thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái ven sông, đang gây hoang mang và sợ sệt trong giáo dân khi mà nguyên nhân cái chết chưa được minh xác.

Photo courtesy of camle.danang.gov.vn

Giải phóng mặt bằng quận Cẩm Lệ - Đà nẵng. Ảnh chụp năm 2009.

Người dân e dè

Sau khi thông tin về cái chết của ông Nguyễn Năm hôm 3 tháng 7 vừa qua, nghi ngờ vì do công an địa phuơng gây nên, được loan tải trên mạng Internet toàn cầu, Thông tấn xã Việt Nam hôm ngày 5 tháng 7 cho đăng ý kiến của Ban Tôn giáo thành phố Đà Nẵng giải thích ông Nguyễn Năm, tên đầy đủ là Nguyễn Thành Năm, chết vì đột quỵ.

Đối với người dân tại giáo xứ Cồn Dầu, ngay cả những người trước đây từng mạnh mẽ lên tiếng phản đối kế hoạch giải toả và di dời của chính quyền thành phố Đà Nẵng, nay cũng tỏ ra e dè khi phát biểu về tình hình tại địa phương của họ lúc này. Sau đây là trình bày của một phụ nữ thuộc giáo xứ Cồn Dầu vào sáng ngày 6 tháng 7 khi được hỏi thông tin về người mới qua đời đầy nghi vấn ở giáo xứ của bà:

Đi chôn xong rồi và về rồi. Tôi không biết gì nữa hết, anh đừng hỏi nữa, tôi cúp máy đây.

Trong khi đó thì một nhân viên trạm y tế phuờng Hòa Xuân lại nói về tình hình của giáo xứ Cồn Dầu như sau:

Đi chôn xong rồi và về rồi. Tôi không biết gì nữa hết, anh đừng hỏi nữa, tôi cúp máy đây.

Một người dân Cồn Dầu


Kiểm định hết rồi, mả (mồ) cũng đang kiểm định để di dời.

Vấn đề kiểm định mà người nhân viên y tế này nhắc đến là việc mà lâu nay nhiều người dân tại giáo xứ Cồn Dầu không chịu để nhà nước thực hiện, vì họ cho chưa đồng thuận với dự án giải toả trắng hơn 400 héc ta nơi họ sinh sống từ bao đời nay, đưa họ đi nơi khác để thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái ven sông. Nhiều người dân cho rằng việc bồi thường không thoả đáng, tương lai sinh kế của họ không được bảo đảm.

Trở lại vụ việc giáo dân chết hôm 3 tháng 7, khi chúng tôi hỏi nhân viên trạm y tế phường, thì cô này trả lời:

Tôi có nghe mấy anh bên ủy ban nói người này chết vì đột quỵ.

Chính quyền tránh né

Condau-camle-danang.gov.vn-250.jpg
Người dân tổ 20, thôn Cồn Dầu xem bản vẽ sơ đồ dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Photo courtesy of camle.danang.gov.vn
Trong sáng ngày 6 tháng 7, chúng tôi liên lạc đến quận Cẩm Lệ để tìm hiểu sự việc thì nhân viên của chánh văn phòng quận cho biết tất cả cán bộ đều đi họp, còn lịch họp cũng không nắm:

Anh Quốc, chánh văn phòng đi họp rồi. Chủ tịch, phó chủ tịch có… mà cũng đi họp bên đảng ủy hết rồi.

Xuống đến cấp phường, chúng tôi điện thoại đến công an phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ nhiều lần trong cùng buổi sáng nhưng máy reo mà không ai bắt.

Chúng tôi liên lạc được với ông Nguyễn Văn Toàn, chủ tịch phường Hoà Xuân, nơi giáo xứ Cồn Dầu trực thuộc, ông này cũng nói "bận họp" sau khi chúng tôi cho biết mục đích cuộc gọi.

Vào giờ trưa chúng tôi gọi lại nhưng ông Toàn không trả lời máy.

Ban Tôn giáo thành phố Đà Nẵng là nơi trả lời Thông tấn xã Việt Nam cho rằng ông Nguyễn Năm, tức Nguyễn Thành Năm, chết do đột quỵ chứ không phải do công an đánh như nghi vấn mà nhiều ngươì dân điạ phương cho hay. Chúng tôi liên lạc đuợc ông Nguyễn Bảy, phó ban, vào đầu giờ sáng và được ông hẹn nửa giờ nữa gọi lại. Tuy nhiên đúng hẹn chúng tôi gọi lại thì người trực máy cho biết ông Nguyễn Bảy đã đi khỏi văn phòng.

Anh Quốc, chánh văn phòng đi họp rồi. Chủ tịch, phó chủ tịch có… mà cũng đi họp bên đảng ủy hết rồi.

NV quận Cẩm Lệ


Vì người chết là giáo dân Xứ Cồn Dầu, chúng tôi cũng gọi điện thoại đến linh mục chính xứ để tìm hiểu thêm thông tin, nhưng máy reo nhiều lần rồi bị ngắt.

Dân gian Việt Nam có câu ‘Chết là hết chuyện’; tuy nhiên đối với cái chết của ông Nguyễn Năm, hay Nguyễn Thành Năm, một thành viên đội trợ tang, từng có mặt trong đám tang cụ bà Hồ Nhu bị công an địa phuơng trấn áp hồi đầu tháng năm vừa qua, vẫn chưa có kết luận chính xác như qua cách hành xử tránh né của chính quyền địa phương và của giáo quyền.








































Trò đấu tranh dân chủ "bịp" được 'tô hồng" cho Đại hội VGCS thứ XI





No comments:

Post a Comment