Pages/ Tác giả

Thursday, December 16, 2010

TV Đại Hàn quay phim mua mật gấu công khai tại Hạ Long Việt Nam.



LTS - Cộng Sản Việt Nam vi phạm luật quốc tế khi giam bắt Gấu -Hổ- Voi- Bò Tót v..v... được xếp vào động vật quý hiếm cần bảo tồn của thế giới. Tour du lịch Việt Nam bán mật gấu, những trang trại to lớn giam giữ, hành hạ gấu trái phép để bán mât công khai cho du khách đều do tập đoàn việt gian Cộng Sản làm chủ. Không một tư nhân hay nhân dân nào được quyền có đất đai rộng lớn, hầu hết họ bị cướp đất. Họ trở thành dân oan mất đất đi khiếu kiện năm này qua tháng nọ mà không có kết quả nào.Chỉ có bọn Việt gian Cộng Sản làm chủ các trang trại trái phép , điều hành các tour du lịch hành hạ động vật hiếm quý ( trái phép) mà không bị một hình phạt của quốc gia, của quốc tế.

TV Đại Hàn quay phim mua mật gấu công khai tại Hạ Long Việt Nam.


- Hàng trăm khách du lịch Hàn Quốc và các nước châu Á khác thăm các trang trại gấu và mua mật mỗi tuần tại Quảng Ninh, đó là nội dung đoạn phim điều tra mà Hãng KBS Hàn Quốc vừa quay được và gửi cho Trung tâm giáo dục thiên nhiên VN (ENV).


Ảnh và video được ghi lại từ Youtube


Họ được dẫn tới một căn phòng có một người quản lý Hàn Quốc quảng cáo về mật gấu. Một con gấu đã gây mê bị lôi ra khỏi chuồng và đẩy vào phòng, khách vây quanh để xem. Con gấu bị lật ngửa ra, các nhân viên trại gấu dùng máy siêu âm định vị trước khi chọc kim tiêm. Họ rút ra được một chai mật gấu lỏng, chia vào từng túi nhỏ 1cc và bán 30USD/1 túi. Có những trại rút mật gấu không cần gây mê mặc cho gấu kêu khóc thảm thiết.

Thuyết minh trong phim cho biết một khách bỏ 500USD mua mật gấu. Còn ở một trại khác, khách mua mật gấu 1000USD thì 600USD được trả cho công ty du lịch, còn lại cho chủ trại gấu...( tour du lịch do đội băo vệ công an điều khiển)

Đoạn phim này được quay vào tháng 10-2010, đã được phát trên truyền hình tại Hàn Quốc. Ngày 15-12-10 ENV đã biên tập, dịch và phát lên youtube.

- Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.


Các cơ quan chức năng phát hiện vượn đen má trắng nuôi nhốt trái phép tại Công ty Trà King Lộ, Lâm Đồng đầu tháng 6-2010 (ảnh do Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cung cấp)

Nhóm quay phim đó là những người cứu hộ động vật hoang dã. Đoạn phim chỉ 40 giây nhưng để lại trong người xem những cảm xúc ngổn ngang và trên hết là sự xấu hổ. Đoạn phim sau đó được bình luận trên một đài truyền hình nước ngoài. Và chắc chắn người xem trên toàn thế giới có thể biết câu chuyện diễn ra ở Việt Nam, về cách hành xử kém văn hóa, không chỉ với những người cứu hộ mà với cả các loài động vật hoang dã.

Bất cứ người Việt nào ban đầu xem đoạn phim này cũng sẽ bật cười. Có lẽ vì nó quá hài hước. Nhưng sau đó sẽ phải thấy xấu hổ, xấu hổ tận cùng: người nước ngoài muốn cứu những con gấu tội nghiệp, còn người mình xông ra hùng hổ như những con gấu hung tợn để cố che giấu việc làm đáng xấu hổ của mình!

Sừng tê giác,sừng voi, cao hổ cốt, cao khỉ, mật gấu hoặc heo rừng, chồn hương, cheo, nai, mễn, nhím… luôn là những món quà quý để tặng nhau hoặc đãi đằng nhau của không ít người. Người chức to hoặc người nhiều tiền lại càng có cơ hội sở hữu các món “quà quý” đó và có nhiều “bữa ăn hoang dã” hơn. [Nhà của Lê khả Phiêu và các cán bộ cao cấp đều trang trí bằng cặp ngà voi ( của động vật hiếm quý bị cấm săn để lấy sừng) là điển hình. Đối với Cộng Sản không có luật quốc tế, luật quốc gia chỉ có" miệng tao là luật".]

Mấy năm trước, Việt Nam thu hút sự chú ý của thế giới bởi một phát hiện chấn động: có một quần thể tê giác cư ngụ tại rừng Nam Cát Tiên. Nhưng cách đây vài tháng, con tê giác - có thể là cuối cùng - đã bị bắn hạ.

Cũng trong thời gian này, liên tục bảy con voi rừng ngã lăn ra chết bí hiểm ở khu vực tỉnh Đồng Nai mà nhiều khả năng do bị đánh thuốc độc. Rồi hàng chục con voọc chà vá chân đen bị bắn và phanh thây ở Khánh Hòa. Nhiều con voọc ngũ sắc khác bị bắt, giết ở các tỉnh miền Trung. Ở Bắc Trung bộ, cháo khỉ, óc khỉ sống là món được coi là đặc sản (!). Ở TP.Sài gòn , giới đại gia kháo nhau có thể mở tiệc bằng một con bò rừng thui tươi roi rói mà dứt khoát khi cần là có! ( việt gian Nông đức Tuấn, Bí thư Bắc Giang, con của đại việt gian Nông Đức Mạnh đãi tiệc bạn bè món nhậu bò tót không đội công an nào dám đem luật đến điều tra )

Ai cũng muốn sống nhưng ít ai quan tâm đến sinh mạng của các loài khác. Ai cũng sợ một ngày trái đất không còn sự sống nhưng mạnh ai nấy tàn sát sự sống trên Trái đất này. Rừng bị tận diệt, thú bị tận diệt và thiên tai trên Trái đất cũng ngày càng dữ dội, nghiệt ngã. Chưa nói trên thế giới nhiều nước vừa qua chịu cái nắng nóng lên đến 50OC, ngay tại nước ta năm nay hạn hán nghiêm trọng và kéo dài đến khắc nghiệt.

Sông Hồng trơ đáy, mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long hàng chục kilômet, lũ lụt dữ dội ở miền Trung và Tây nguyên… Những chỉ dấu đó là hệ quả của lối sống vô độ của chính con người, vốn được xem là loài động vật tiên tiến nhất trên hành tinh này.

Ngày nào đó chúng ta sẽ thức tỉnh, khi bên bờ vực của sự hủy diệt. Nhưng sao không phải là hôm nay? Hãy biết xấu hổ hoặc giận dữ, hoặc đơn giản là biết từ chối một món thịt rừng, một lạng cao hổ cốt là chúng ta đã bắt đầu có một ứng xử văn hóa, công bằng và có trách nhiệm với hành tinh này.

Hết thời hoàng kim, gấu bị “trảm” không thương tiếc
(Dân trí) - Khi mật gấu đang ở “đỉnh cao” về giá, những chú gấu được nâng niu, chăm bẵm như ông hoàng. Thời hoàng kim qua đi, mật gấu rớt giá, cũng là lúc gấu bị đày đọa, xẻ thịt không thương tiếc..
>> Nuôi gấu lấy mật - Những sự thật “lạnh người”
Vì gấu được nuôi lén lút nên không thể thống kê chính xác ở Nghệ An có bao nhiêu con gấu bị nuôi nhốt, nhưng chắc chắn con số không dưới 200, khiến Nghệ An trở thành một trong những địa phương có lượng gấu bị nuôi nhốt trái phép nhiều nhất trong cả nước.
Thời hoàng kim...
Không rõ công dụng thật của mật gấu như­ thế nào, như­ng vào những năm 2002, trong một cuộc nhậu mà có ly rư­ợu ngâm mật gấu thì sang và quý lắm. Những ông bà già bong gân, nhức xương cốt mà được biếu vài ml mật gấu thì sư­ớng biết nhường nào.

Cũng không rõ cái thú xài mật gấu xuất xứ từ đâu như­ng sức lan toả của nó phải nói là chóng mặt. Xứ Nghệ thời đó được mệnh danh là xứ sở của gấu. Những năm 1995, Nghệ An cũng từng được mệnh danh là xứ sở của hươu. Lúc đó, một con hươu cái có giá từ 60-80 triệu đồng, thậm chí lên đến 100 triệu đồng; nhưng không lâu sau đó, hươu nhanh chóng mất giá, trở thành những miếng mồi ngon tại các nhà hàng, quán nhậu.

Số phận loài gấu ở Nghệ An cũng vậy!

Ông K ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) vốn được mệnh danh là “cha của các đại gia”. Ông từng sang tận Lào mua chú gấu ngựa con nặng 30kg về nuôi tại nhà, chỉ để hút mật tẩm bổ. Không chỉ ông K, nhiều đại gia đất Nghệ khác cũng thi nhau nuôi nhốt gấu trong nhà, có nhà nuôi hẳn 3, 4 con, như­ vư­ờn bách thú.

Khi gấu được khoảng 100kg là thời điểm có thể hút mật. Con gấu sẽ bị đánh thuốc mê, dùng máy siêu âm để xác định vị trí túi mật rồi dùng kim tiêm dài khoảng 10cm hút mật ra. Mỗi lần hút đư­ợc vài chục ml mật, tuỳ thuộc vào trọng lư­ợng của gấu.

Thời gian đó, mật gấu được coi là “hàng chất lượng cao”, 1ml đã có giá 250 - 300 ngàn đồng. Theo đó, mỗi lần hút mật, một chú gấu sẽ cho chủ nuôi khoảng 5 - 6 triệu đồng. Lợi nhuận quá cao nên người ta đổ xô nuôi gấu lấy mật. Cũng vì khả năng “in tiền” đó mà gấu được “nâng nh­ư nâng trứng”, được chăm sóc, bảo vệ như ông hoàng, được tính toán chu kỳ hút mật để đảm bảo sức khỏe.

Một chú gấu đang bị gây mê để hút mật. Bên cạnh là chiếc máy siêu âm để dò vị trí túi mật (Ảnh tư liệu)
Hai chủng loại gấu đư­ợc nuôi ở Việt Nam là gấu chó và gấu ngựa đều thuộc loại 1B (cực kỳ quý hiếm), cần đư­ợc bảo tồn, cấm nuôi nhốt, trừ vư­ờn bách thú và đoàn xiếc. Như­ng với khoản siêu lợi nhuận từ gấu mang lại, gấu vẫn bị săn lùng ráo riết.

Để cứu loài gấu, Bộ NN&PTNT đã quy định gấu nuôi nhốt từ tr­ước tháng 3/2005 phải đư­ợc gắn chíp điện tử và kể từ sau 3/2005, hộ nào nuôi gấu sẽ bị tịch thu và truy cứu trách nhiệm hình sự. Như­ng xem ra quy định này không có tác dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc nuôi nhốt gấu trái phép, không gắn chíp vẫn diễn ra công khai. Và khi mật gấu đã bão hoà, kém chất lư­ợng, gấu bị giết thịt một cách thảm hại.

“Trảm” gấu vô tội vạ

Việc nuôi gấu đơn giản, chi phí thấp, lợi nhuận cao nên người dân Nghệ An ồ ạt nuôi gấu. Nghệ An cũng là tỉnh có diện tích rừng lớn giáp Lào nên nguồn gấu con không thiếu. Tuy nhiên khi gấu nuôi ngày càng nhiều, mật gấu ngày càng rẻ, thì các chủ nuôi bắt đầu “phá rào” về chu kỳ và quy trình lấy mật.

Nếu như tr­ước đây gấu nuôi sau 3 tháng lấy mật một lần với số lư­ợng nhất định thì nay các chủ gấu lấy vô tội vạ, có khi 2 tháng hoặc hơn 1 tháng lại hút mật gấu một lần; thậm chí có chủ gấu còn bơm n­ước vào mật gấu rồi rút ra. Tr­ước đây họ dùng máy siêu âm dò tìm vị trí túi mật rồi mới chọc kim hút thì nay để giảm trừ chi phí, chủ gấu gây mê gấu rồi dùng kim dài khoảng 10cm không khử trùng chọc tứ phía để tìm mật. Chính vì thế không ít ngư­ời dùng mua phải mật gấu nhiễm khuẩn mà không biết. Đã không ít lượng mật gấu bán ra thị trư­ờng bị cơ quan chức năng phát hiện thiếu vệ sinh như­ nhiễm mủ, phân, máu...
Gấu bị giết thịt, tay chân gấu được bán để ngâm rượu.

Tr­ước đây, gấu đư­ợc chăm sóc chu đáo nh­ư ăn t­ươi, tắm rửa hàng ngày, vệ sinh chuồng trại… Nhưng khi mật rớt giá, gấu bị đày đoạ, tàn sát không thương tiếc. Phần lớn những con gấu bị nuôi nhốt trong lồng chật chội, ăn uống nghèo nàn, không được tiếp cận nguồn nư­ớc nên ảnh h­ưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ dẫn tới suy dinh dư­ỡng; khớp, cơ bị teo; thị lực giảm; răng nanh bị bẻ gãy để không cắn phá…

Như­ng thảm nhất vẫn là những con gấu già không còn khả năng cho mật hay mật kém bị giết thịt. Lư­ợng gấu nuôi bị bán để giết thịt nhiều tới mức có những nhà hàng chuyên kinh doanh thịt gấu phục vụ khách.

Ở huyện miền núi Con Cuông, không mấy ai không biết đến nhà hàng T.L chuyên kinh doanh các sản phẩm từ gấu. Một đĩa thịt gấu hấp, xào, nấu giả cầy… có giá khoảng 50.000 đồng, còn rẻ hơn thịt dê; hay một bộ tay gấu đư­ợc bán giá 1 - 1,5 triệu đồng cho người mua về ngâm rượu… Mỗi tháng nhà hàng này tiêu diệt gọn từ 5 đến 7 con gấu, chủ yếu là gấu nuôi.

Trong vài năm gần đây, l­ượng gấu nuôi ở Nghệ An giảm nhanh. Với tình trạng này chỉ một hai năm nữa lượng gấu nuôi sẽ không còn. Thời hoàng kim của gấu, gấu con bị bắt triệt để; giờ gấu nuôi trư­ởng thành cũng bị giết dần. Chẳng mấy chốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ không còn một cá thể gấu.

Nuôi gấu lấy mật - Những sự thật “lạnh người”
(Dân trí) - Gấu bị nhốt trong những chiếc lồng chật chội khiến khớp, cơ bị teo; bị bẻ răng nanh; ăn uống nghèo nàn; sức khỏe suy kiệt; các túi mật bị phá hủy nặng nề do nhiều năm bị hành hạ trong các trại gấu....
“Nhân chứng” cho sự dã man
Trong thung lũng xinh đẹp tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo cách Hà Nội 70km về phía Bắc ngày 14/5 đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Công bố ra mắt khu bán hoang dã đầu tiên dành cho gấu tại Việt Nam và chính thức khởi động giai đoạn II của dự án Trung tâm cứu hộ gấu.

24 cá thể gấu đã được cứu hộ về trung tâm là bước khởi đầu cho thoả thuận của Tổ chức Động vật châu Á với Chính phủ Việt Nam trong việc cứu hộ 200 cá thể gấu, chấm dứt những đau đớn của chúng trong nhiều năm trong tay các chủ trại nuôi gấu lấy mật.

Chị Leanne Clark - bác sỹ thú y, người trực tiếp chăm sóc những con gấu từ những ngày đầu về trung tâm - kể: Chúng bị nhốt trong những cái lồng chật chội, chế độ ăn uống nghèo nàn, ngay cả việc tiếp cận đến những nguồn nước cũng không có, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của các con gấu.

Khi bị nhốt trong những chuồng nhỏ như vậy, gấu không có chỗ để duỗi chân. Tình trạng này kéo dài dẫn tới các khớp, cơ của gấu bị cứng, teo đi và các bác sỹ ở đây phải sử dụng rất nhiều thời gian để phục hồi các cơ xương cho chúng được vận động bình thường. Chế độ ăn uống nghèo nàn còn làm cho thị lực bị suy giảm rất nhiều do tác hại của việc suy dinh dưỡng kéo dài…

Dã man hơn, người ta còn cắt răng nanh của gấu để hạn chế việc gấu cắn chuồng. “Vì vậy, khi chúng tôi tiếp nhận gấu về thì thấy chúng thường có vấn đề về răng. Điều này không chỉ khiến gấu gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống mà còn tạo ra kẽ hở cho vi rút, vi khuẩn thâm nhập vào máu và lan ra khắp cơ thể” - bác sỹ Leanne Clark nói.

Hầu hết các cá thể gấu được cứu hộ đều bị mất chân do chúng bị đánh bẫy. Phần lớn các túi mật của các cá thể gấu đều bị huỷ hoại nặng nề do nhiều năm bị hành hạ trong các trại gấu.


Tiến sỹ Tuấn Bendixsen - trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam còn cho biết: Gấu con khi được phát hiện hầu hết đều trong tình trạng rất nguy kịch do bị tách mẹ từ quá sớm. Thường những người đi săn gấu chọn giải pháp giết gấu mẹ rồi bắt gấu con vì gấu mẹ có thể tấn công lại. Nhưng khi bắt gấu con, họ lại không biết cách chăm nom, thậm chí chẳng cho ăn uống gì cả.

Theo thông tin từ trung tâm cứu hộ gấu, hầu hết các cá thể gấu được cứu hộ đều bị mất chân do chúng bị đánh bẫy. Phần lớn các túi mật của các cá thể gấu đều bị huỷ hoại nặng nề do nhiều năm bị hành hạ trong các trại gấu.

“Chúng tôi lo sợ một số cá thể gấu bị chứng viêm màng bụng do các phương pháp hút mật thô sơ sử dụng những chiếc kim dài không vệ sinh chọc liên tiếp vào bụng chúng trước khi hút mật”, bà Angela Leary - quản lý truyền thông nói.
Chú gấu này đã được chấm dứt những chuỗi ngày đau đớn kéo dài nhiều năm trong trại gấu

Nguy cơ sử dụng mật “nhiễm bẩn”

Nhiều người dùng mật gấu vẫn không biết những nguy cơ của việc sử dụng các sản phẩm từ mật gấu. Người ta phát hiện mật gấu ở Trung Quốc có dính nước tiểu, phân, máu và mủ đang được xuất khẩu trái phép sang Việt Nam.


Tại Việt Nam, các chủ trại gấu hút mật với sự hỗ trợ của máy siêu âm, ống thông và bơm y tế. Các cá thể gấu bị gây mê, bị trói vào dây thừng và bị đâm liên tiếp vào bụng bằng kim dài 10cm không được tiệt trùng cho đến khi túi mật được tìm thấy. Mật được hút ra bằng ống thông và bơm. Quá trình thực hiện nay hoàn toàn mất vệ sinh và gây đau đớn cho các cá thể gấu.

Tuy nhiên, điều khiến người ta lo ngại hơn là chính vịêc làm này còn gây nguy hiểm cho chủ trại gấu và chính những người sử dụng mật gấu. Theo ông Tuấn, nhiều người dùng mật gấu vẫn không biết những nguy cơ của việc sử dụng các sản phẩm từ mật gấu. Người ta phát hiện mật gấu ở Trung Quốc có dính nước tiểu, phân, máu và mủ đang được xuất khẩu trái phép sang Việt Nam.

“Việc sử dụng con gấu không được khỏe mạnh sẽ có tác động tới sức khỏe của con người. Mật gấu cũng không phải là bài thuốc duy nhất bởi theo nghiên cứu thì có tới 54 loại thuốc đông y khác hoàn toàn có thể thay thế được” - bác sỹ Leanne Clark cho biết thêm.

Mặc dù nuôi gấu trang trại đã bị cấm từ năm 1992 tại Việt Nam, nhưng ngành công nghiệp này vẫn đang phổ biến và có khoảng 4 nghìn cá thể gấu vẫn đang bị nhốt trong các trang trại.

3 comments:

  1. Đọc mà thấy bực bội quá đi mất. Đúng là lũ giòi bọ, cả con vật mà còn không sống nổi dưới tay của chúng nữa. Cột đèn vô tri mà còn không nữa là.

    ReplyDelete
  2. Thằng Hồ nó sẵn sàng đốt hết cả dãy Trường Sơn cũng phải cướp cho được Miền Nam để... bán cho Ngoại bang thì cứ theo đó suy ra là biết.
    Đến người còn bắt, cướp, giết, bán, nhốt, tra tấn...ăn thịt..phá...phá hết thảy, hết sạch sành sanh...ăn được tiết canh, uống được máu thì còn gì mà nó lại không làm ? thì đất nước làm gì mà không tan không nát hết cho được, là gì mà người không ra đi hết cho được!...huống gì là muông thú thiên nhiên?

    Không!!!

    Nếu con Người còn còn ngồi nhìn Việt gian bán nước, thì muông thú chim ngàn há lại cưú được người chăng?

    Không!!!
    Việt Nam ơi nghiệp chướng sâu dầy!

    ReplyDelete
  3. Xin được đóng góp thêm vài dòng:

    Hãy đọc kinh Phật giáo Thiền tông để biết Quả báo Hiện tiền và Cận tử nghiệp cũng như Mười loại Nghiệp báo của những kẻ sát sinh hại mạng sinh linh, mãnh thú ra sao !!!

    Nhân nào quả nấy ! Nghiệp quả báo chưa hề mảy may sai chạy bao giờ!

    Giờ nghiệp quả đến, thôi chớ trách Trời gần xa!!!

    Phật tử Hà nội.

    ReplyDelete